Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Lương tối thiểu theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 98 trang )

NGUYỄN THỊ XUÂN MAI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
-----------***------------

BAN ĐIỀU HÀNH
CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGUYỄN THỊ XUÂN MAI

LƯƠNG TỐI THIỂU
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Khoa: Luật Dân sự
Niên khóa: 2013 - 2017
NĂM 2017

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
-----------***-----------BAN ĐIỀU HÀNH
CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

NGUYỄN THỊ XUÂN MAI



LƯƠNG TỐI THIỂU
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Khoa: Luật Dân sự
Niên khóa: 2013 - 2017

Người hướng dẫn khoa học: Th.S Hoàng Thị Minh Tâm
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuân Mai
MSSV: 1353801014111
Lớp: CLC38D
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của Th.S Hồng Thị Minh Tâm. Khóa luận này có sự kế thừa
các tư tưởng, kết quả nghiên cứu của những người đi trước. Khóa luận đảm bảo
tính trung thực, tn thủ các quy định về hình thức. Những số liệu phục vụ cho việc
phân tích, nhận xét, đánh giá được tác giả thu thập từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau
có ghi rõ trong phần tài liệu kham thảo. Những thơng tin, số liệu mang tính chất cá
nhân nếu được trích dẫn, sử dụng chỉ nhằm mục đích nghiên cứu và học tập, ngồi
ra khơng sử dụng vào mục đích khác.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về những nội dung cam đoan trên đây.
TP.HCM, ngày 18 tháng 07 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Thị Xuân Mai



LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước hết tác giả xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến Quý Thầy Cô Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền
đạt và giảng dạy những kiến thức bổ ích trong suốt q trình tác giả học tại trường.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cơ Th.S Hồng Thị Minh Tâm,
người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả hồn thành khóa luận của mình.
Cuối cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn gia đình, bạn bè đã ln động viên, giúp đỡ tác
giả trong thời gian tác giả viết khóa luận.
Trong q trình thực hiện đề tài khơng tránh được những sai sót và khiếm khuyết,
rất mong nhận được sự góp ý của bạn bè và thầy cơ.
Sinh viên thực hiện đề tài

Nguyễn Thị Xuân Mai


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Bộ luật Lao động

BLLĐ

Doanh nghiệp

DN

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi

FDI

Hội đồng tiền lương quốc gia


HĐTLQG

Mức lương cơ sở

MLCS

Mức lương tối thiểu

MLTT

Ngân sách nhà nước

NSNN

Người lao động

NLĐ

Người sử dụng lao động

NSDLĐ

Nhu cầu tối thiểu

NCTT

Tiền lương tối thiểu

TLTT


Lương tối thiểu

LTT

Tổ chức Lao động Quốc tế

ILO

Khu công nghiệp

KCN

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Bộ LĐTBXH

Thỏa ước lao động tập thể

TƯLĐTT

Công nhân

CN

Ủy ban năng suất lao động

UBNSLĐ

Hội đồng lương quốc gia


HĐLQG


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LƯƠNG TỐI THIỂU ............................................. 7
1.1. Khái niệm, đặc điểm, lịch sử hình thành lương tối thiểu ................................. 7
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của lương tối thiểu ........................................................ 7
1.1.2. Lịch sử hình thành lương tối thiểu ................................................................ 10
1.2. Tác động của lương tối thiểu đối với quan hệ lao động ................................. 16
1.2.1. Lương tối thiểu đối với người lao động ........................................................ 17
1.2.2. Lương tối thiểu đối với người sử dụng lao động........................................... 18
1.2.3. Lương tối thiểu đối với sự phát triển kinh tế-xã hội thông qua quan hệ lao
động ......................................................................................................................... 19
1.3. Quy định lương tối thiểu theo pháp luật của Tổ chức Lao động Quốc tế
và pháp luật một số quốc gia trên thế giới ............................................................. 21
1.3.1. Quy định lương tối thiểu theo pháp luật của Tổ chức Lao động Quốc tế ..... 21
1.3.2. Quy định lương tối thiểu theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới......... 23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................. 29
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ .............................. 30
LƯƠNG TỐI THIỂU, THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ....................... 30
2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về lương tối thiểu..................................... 30
2.1.1. Cơ sở xác định lương tối thiểu ...................................................................... 30
2.1.2. Phân loại lương tối thiểu ............................................................................... 32
2.1.3. Thẩm quyền xác định lương tối thiểu............................................................ 34
2.1.4. Xử lý vi phạm pháp luật về lương tối thiểu................................................... 36
2.1.5. Vai trò của Hội đồng tiền lương quốc gia ..................................................... 37
2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật Việt Nam về lương tối thiểu và một số
kiến nghị..................................................................................................................... 40

2.2.1. Lương tối thiểu vùng ..................................................................................... 40
2.2.2. Lương tối thiểu ngành ................................................................................... 50
2.2.3. Xử lý vi phạm pháp luật về lương tối thiểu................................................... 53
2.2.4. Hội đồng tiền lương quốc gia ........................................................................ 57
2.2.5. Một số kiến nghị khác nhằm hoàn thiện chế định lương tối thiểu ............... 62


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................. 64
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 65
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU KHAM THẢO


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mọi cá nhân sống trong xã hội đều phải lao động, lao động là điều kiện thiết
yếu cho sự tồn tại của con người. Bởi lẽ lao động không chỉ tạo ra của cải vật chất
mà còn mang lại giá trị tinh thần cho cá nhân và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế,
đảm bảo an sinh xã hội. Để đảm bảo quyền lợi cơ bản của người lao động thông qua
việc nhận tiền lương, Nhà nước ta đã đưa ra những chính sách phù hợp cho từng
thời kỳ, đảm bảo chế độ tiền lương cho người lao động theo kịp với nền kinh tế thị
trường đang phát triển tại nước ta. Đặc biệt khi việc cam kết gia nhập Tổ chức
Thương mại Thế Giới (WTO), cam kết thực hiện các quy định của Tổ chức Lao
động Quốc tế (ILO) về lương tối thiểu hay tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái
Bình Dương (TPP). Với vai trò là nội dung cơ bản để cấu thành nên chế độ tiền
lương, đảm bảo sự phát triển của nền kinh tế, ổn định các mối quan hệ chính trị-xã
hội, lương tối thiểu được xem là yếu tố quan trọng trong việc ban hành và điều
chỉnh trong chính sách pháp luật lao động của nước ta.

Tuy nhiên, trước sự biến động của thị trường giá cả cũng như tình hình lạm
phát khó đạt được mục tiêu sẽ giảm1. Thực trạng này đã ảnh hưởng đến chính sách
tiền lương tạo ra những lỗ hỏng thực tế gây khó khăn trong việc áp dụng đối với vấn
đề tiền lương. Hàng năm, Nhà nước luôn ban hành các nghị định để điều chỉnh mức
lương tối thiểu, như việc tăng lương, song vẫn chưa thực sự phù hợp với thực tế khi
những khó khăn về các chi phí để trang trải cuộc sống cứ xuất hiện với người lao
động. Hơn nữa việc tăng lương tối thiểu vẫn còn chưa tương thích so với hiệu quả
lao động thực tế dẫn đến tình trạng lương tối thiểu khó đáp ứng được nhu cầu tối
thiểu của người lao động2. Bên cạnh đó, việc xây dựng chính sách về lương tối thiểu
với các tiêu chí vẫn chưa cụ thể, thiếu rõ ràng, gây nhầm lẫn, khó hiểu và thiếu tính
mệnh lệnh. Các thỏa ước tập thể ngành hiện nay vẫn chưa được thực hiện như luật
1
2

Nguyễn Đức Độ (2017), “Xu hướng lạm phát năm 2017”, Tạp chí Tài chính (số 648+649 (1/2017), tr.63.
Quế Chi (2016), “Lương tối thiểu vùng năm 2017: Tổng LĐLĐVN đề xuất tăng 11,11%, VCCI chỉ muốn

tăng tối đa 5,1%”, Báo điện tử Lao động (cập nhật ngày 14/06/2017).


2

định dẫn đến quyền lợi của người lao động về vấn đề tiền lương vẫn chưa được đáp
ứng hiệu quả mà nguyên nhân chủ chốt cũng từ lương tối thiểu chưa đáp ứng một
cách hồn thiện.
Vì những lý do nêu trên, , tác giả đã chọn đề tài “Lương tối thiểu theo pháp
luật Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp. Nghiên cứu đề
tài này, tác giả mong muốn đóng góp một phần suy nghĩ, quan điểm của mình trước
thực trạng áp dụng pháp luật về lương tối thiểu hiện nay sau khi phân tích, so sánh
từ lý luận đến thực tiễn, từ đó kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt

Nam nhằm hướng việc đảm bảo tiền lương tối thiểu được áp dụng hiệu quả trên
thực tế.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua quá trình nghiên cứu, tác giả đã tìm hiểu một số cơng trình liên quan đến
lương tối thiểu như sau:
Đoàn Thị Phương Diệp (2000), Tiền lương tối thiểu- Những vấn đề lý luận và
thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp. Với cách lập luận chi tiết, đề tài vẫn giữ nguyên
được những giá trị về ý nghĩa cũng như một số nội dung về lý luận chung của tiền
lương tối thiểu, từ đó có những kiến nghị về tiền lương tối thiểu phù hợp với thực
tiễn. Tuy nhiên, do khóa luận được làm trong thời kỳ đất nước bước đầu xây dựng
nền kinh tế thị trường, vừa mới tái gia nhập ILO không lâu (1993) cũng như vẫn
chưa ký kết nhiều Cơng ước quốc tế về lao động. Vì thế mà vấn đề về tiền lương tối
thiểu chưa được khai thác sâu, vẫn còn sự phân định giữa doanh nghiệp trong nước
và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong việc áp dụng tiền lương tối thiểu
nên dẫn đến một số đề xuất về pháp luật khơng cịn phù hợp.
Trần Thị Mộng Hiền (2004), Tiền lương tối thiểu-Những vấn đề lý luận và
thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp. Trên cơ sở kế thừa những lý luận chung của những
tác giả đi trước, đề tài đã chỉ ra được cụ thể tình hình áp dụng pháp luật về tiền
lương tối thiểu trong thực tiễn để định ra những hướng giải quyết các vấn đề còn
tồn tại. Do các đề xuất, kiến nghị có sự liệt kê nhưng thiếu sự phân tích kỹ lưỡng,
cịn mang tính chung chung nên các vấn đề về tiền lương tối thiểu chưa được giải
quyết ổn thỏa.
Huỳnh Văn Dân (2008), Pháp luật về tiền lương trong các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngồi: Thực trạng và hướng hồn thiện (từ thực tiễn Bình Dương),
Luận văn Thạc sĩ. Sau khi nước ta chính thức gia nhập WTO (2007) thì vấn đề về
thương mại, lao động trong và ngoài nước càng được quan tâm. Tiền lương trở


3


thành lĩnh vực chủ chốt trong các mối quan hệ lao động, trong đó có các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đề tài trên của tác giả đã khai khác cụ thể về pháp
luật tiền lương, vấn đề được mọi người lao động rất quan tâm, phù hợp với nền kinh
tế hội nhập quốc tế vào giai đoạn những năm 2000. Đặc biệt đề tài nghiên cứu tình
hình thực tiễn tại một địa bàn cụ thể là Bình Dương, với nhiều doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngồi nên cách khai thác rất sâu, chặt chẽ và tính thuyết phục cao. Tuy
nhiên, đề tài chỉ tập trung vào lĩnh vực tiền lương nói chung và hướng vào các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi nên tiền lương tối thiểu chỉ được hiểu “sơ
nét” và gián tiếp thông qua chế định tiền lương. Vì thế mà vai trị của tiền lương tối
thiểu vẫn còn “mờ nhạt” chưa được cụ thể hóa.
Vũ Thị Là (2009), Chế độ tiền lương tối thiểu ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ.
Đây là đề tài của tác giả ngoài trường Đại học Luật TP.HCM với những lý luận và
nghiên cứu thực tiễn, tác giả đã có những kiến nghị về chế độ tiền lương tối thiểu
theo nguyên tắc của nền kinh tế thị trường, góp phần thực hiện tốt mục tiêu khi
nước ta khi vừa gia nhập WTO. Tuy nhiên việc khai khác đề tài vẫn chưa sâu, cịn
mang tính chung chung, tìm hiểu pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia chưa thể
hiện tính kỹ lưỡng.
Nguyễn Hải Phượng (2011), Tiền lương tối thiểu đối với hoạt động của các
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Luận văn Thạc sĩ. Đề tài trên đã
có những hướng nghiên cứu, đề cập đến vấn đề tiền lương nói chung và tiền lương
tối thiểu nói riêng trong một đối tượng cụ thể đó là các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngồi. Nội dung đề tài vẫn mang giá trị lý luận cao, thể hiện sự đánh giá hiệu
quả pháp luật sát thực với thực tiễn, có những kiến nghị, đề xuất áp dụng cho hợp lý
trong nền kinh tế thị trường. Đề tài chủ yếu tập trung vào đối tượng là các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi nên vấn đề về tiền lương tối thiểu vẫn chưa thật sự
khai thác sâu, dẫn đến các đề xuất cũng chỉ mang tính tập trung vào một khía cạnh
nhất định.
Hồ Thị Diễm Phúc (2015), Mức lương tối thiểu vùng theo quy định pháp luật
Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp. Đề tài nghiên cứu các vấn đề xung quanh mức
lương tối thiểu vùng, cụ thể ở một loại tiền lương tối thiểu nên vấn đề được tác giả

khai thác đầy đủ. Những vấn đề lý luận chung mang giá trị lâu dài, tác giả cũng đã
có lập luận hợp lý đề đề xuất nhằm xây dựng các quy định pháp luật về mức lương
tối thiểu vùng cho phù hợp. Vì đề tài chỉ tập trung ở lĩnh vực là mức lương tối thiểu
vùng nên vẫn chưa bao quát hết các vấn đề chung về lương tối thiểu.


4

Nguyễn Hương Giang (2016), Tiền lương tối thiểu theo pháp luật Việt Nam,
Khóa luận tốt nghiệp. Đây là đề tài có sự nghiên cứu sâu rộng các vấn đề về chính
sách lương tối thiểu. Từ các luận cứ tác giả đã đưa ra những luận điểm trên các cơ
sở, nền tảng vững chắc của lý luận chung về tiền lương tối thiểu. Từ thực trạng qua
sự tìm hiểu trong thực tiễn áp dụng, tác giả đã đề ra các kiến nghị nhằm hồn thiện
chính sách pháp luật rất cụ thể. Tuy nhiên, pháp luật về lương tối thiểu vốn linh
hoạt thay đổi, đặc biệt là trong giai đoạn từ 2016-2020 với nhiều đề xuất nhằm thúc
đẩy sự phát triển của đất nước. Do đó, các kiến nghị nhằm hồn thiện pháp luật của
đề tài chưa mang tính bao quát, chưa phân tích kỹ lưỡng nên cần có sự sửa đổi, bổ
sung thích hợp.
Tóm lại, các cơng trình nghiên cứu trên tập trung vào những vấn đề, khía cạnh
nhất định mà chưa toàn diện chuyên sâu vào tiền lương tối thiểu. Tuy cũng có cơng
trình phân tích cụ thể, bao qt về tiền lương tối thiểu nhưng dưới sự biến động liên
tục của nền kinh tế thị trường cũng như sự thay đổi linh hoạt của các chế định pháp
luật về tiền lương tối thiểu trong giai đoạn hiện nay, rất cần có một cơng trình
nghiên cứu thể hiện sự đầy đủ các lĩnh vực về tiền lương tối thiểu trong hiện tại và
cả tương lai sau này. Do đó tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài “Lương tối thiểu theo
pháp luật Việt Nam” với mục đích và phương pháp nghiên cứu riêng của tác giả,
cơng trình sẽ chỉ ra những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật, từ đó có
những đề xuất, kiến nghị phù hợp để điều chỉnh các vấn đề liên liên quan đến tiền
lương tối thiểu hiện nay ở Việt Nam. Đề tài này có sự kế thừa từ những cơng trình
nghiên cứu trước đó nhưng sẽ khơng trùng lặp mà mang những nội dung mới, phù

hợp với giai đoạn, thực tiễn lao động hiện nay.
3. Mục đích, đối tượng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nghiên cứu vấn đề tiền lương tối thiểu nhằm làm sáng tỏ
các khái niệm lý luận cơ bản đến thực tiễn áp dụng pháp luật, từ đó đưa ra các nhận
xét, quan điểm cá nhân cũng như hướng hoàn thiện pháp luật.
Các đối tượng được tác giả nghiên cứu là các lý luận liên quan đến tiền lương
tối thiểu, các quy định của pháp luật Việt Nam về lương tối thiểu, thực trạng pháp
luật về mức lương tối thiểu và hệ quả. Tất cả nhằm hướng đến bảo đảm lương tối
thiểu cho việc trang trải cuộc sống, đáp ứng nhu cầu tối thiểu của người làm công
ăn lương.
Phạm vi cơng trình tập trung chun sâu vào việc nghiên cứu các quy định về
lương tối thiểu trong: Bộ luật Lao động đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội


5

chủ nghĩa Việt Nam khóa 13, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18/6/2012 (sau đây gọi
tắt là Bộ Luật Lao động năm 2012), văn bản hướng dẫn Bộ Luật Lao động 2012 và
các văn bản do Chính phủ ban hành; Pháp luật Tổ chức Lao động Quốc tế; Pháp
luật của Trung Quốc và Hàn Quốc. Từ đó tác giả sẽ nêu ra những kiến nghị để hoàn
thiện pháp luật Việt Nam về lương tối thiểu.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở áp dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác – Lênin kết hợp với các
phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê, lịch sử để nghiên cứu mối quan
hệ giữa thực tiễn và quy định pháp luật về vấn đề lương tối thiểu ở Việt Nam. Cụ
thể:
Chương 1: Tác giả sử dụng kết hợp giữa các phương pháp so sánh, phân tích,
tổng hợp, lịch sử để làm bật lên tổng quan các vấn đề về lương tối thiểu
Chương 2: Phương pháp phân tích các quy định của pháp luật kết hợp phương

pháp tổng hợp nhằm làm rõ các vấn đề về lương tối thiểu theo pháp luật Việt Nam.
Phương pháp so sánh, thống kê kết hợp cùng phân tích, tổng hợp để làm bật lên
thực trạng áp dụng pháp luật, từ đó nêu ra quan điểm của tác giả và đề xuất kiến
nghị hoàn thiện.
Đồng thời, tác giả kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết với nghiên cứu thực tiễn
để có được những kiến thức vững vàng và thơng tin thực tế hữu ích. Trên cơ sở này
để nêu ra được định hướng hoàn thiện về vấn đề lương tối thiểu khi áp dụng pháp
luật trên thực tế.
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Công trình nghiên cứu này sẽ mang lại một cách nhận thức đầy đủ, toàn diện
hơn về các quy định của pháp luật hiện hành và những bất cập thực tế, đồng thời
cung cấp cho các nhà làm luật một nguồn kham thảo với những giải pháp trong việc
công cuộc xây dựng chính sách lương tối thiểu trong tương lai. Bên cạnh đó, tác giả
mong rằng đây sẽ là nguồn tài liệu kham thảo, là cơ sở tìm hiểu cho sinh viên, giảng
viên và tất cả những ai quan tâm đến nội dung có liên quan đến đề tài.
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần lời cam đoan, lời cảm ơn, mục lục, phần mở đầu, kết luận, danh
mục tài liệu kham thảo, phụ lục, nội dung của khóa luận này được kết cấu thành 2
chương:
Chương 1: Tổng quan về lương tối thiểu


6

Chương 2: Quy định pháp luật Việt Nam về lương tối thiểu, thực trạng và một
số kiến nghị


7


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LƯƠNG TỐI THIỂU
1.1. Khái niệm, đặc điểm, lịch sử hình thành lương tối thiểu
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của lương tối thiểu
“Lương tối thiểu” là thuật ngữ hiện nay vẫn được sử dụng phổ biến trong các
lĩnh vực đời sống xã hội, đặc biệt là trong quan hệ lao động. Vai trò của lương tối
thiểu hiện nay rất được quan tâm, thể hiện qua các quy định pháp luật của Tổ chức
Lao động Quốc tế và các quốc gia khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đóng
vai trị là cơ chế nhằm bảo vệ quyền lợi của những người lao động yếu thế, lương
tối thiểu như “lưới an toàn”, là số tiền ở mức thấp nhất dành cho người lao động
làm công ăn lương để duy trì, tái tạo sức lao động của họ và gia đình.
Để hiểu hơn về khái niệm lương tối thiểu, trong khoa học pháp lý có một số
quan điểm về lương tối thiểu như sau:
Với hai thành tố “lương” và “tối thiểu” cấu thành nên thuật ngữ “lương tối
thiểu” thì xuất phát một cách rõ ràng nhất sẽ làm rõ hai thành tố này bắt đầu từ Từ
điển Tiếng Việt, ta xét: “lương” là tiền công phải trả3; “tối thiểu” là ít nhất, khơng
thể ít hơn được nữa4. Vậy có thể hiểu lương tối thiểu là tiền cơng ít nhất phải trả cho
người lao động. Tuy nhiên, nếu chỉ hiểu đơn giản như vậy tức là đã bỏ qua và thiếu
sót về hàm ý mục đích, ý nghĩa của lương tối thiểu. Đã có quan điểm cụ thể về định
nghĩa này sau đây: “Lương tối thiểu là số tiền nhất định trả cho NLĐ tương ứng với
trình độ lao động giản đơn nhất, cường độ lao động nhẹ nhàng nhất diễn ra trong
điều kiện lao động bình thường nhằm đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cần thiết ở mức
tối thiểu cho bản thân và gia đình NLĐ”5.
Trong pháp luật quốc tế, cụ thể là tại Công ước số 26 về Cơ chế ấn định tiền
lương tối thiểu ngày 30/5/1928 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho rằng:
“Tiền lương tối thiểu là mức trả công lao động thấp nhất trả cho người lao động
làm các công việc đơn giản nhất đủ đảm bảo cho họ một mức sống tối thiểu với tư
cách là người chủ gia đình, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội”. Công ước số 131
năm 1970, ấn định lương tối thiểu của ILO cũng quy định: “Lương tối thiểu có hiệu
Nguyễn Văn Xô (2008), Từ điển Tiếng Việt 2008, Nxb Thanh Niên, TP.HCM, tr.424. (truy cập ngày
19/06/2017)

4
Nguyễn Văn Xô (2008), Từ điển Tiếng Việt 2008, Nxb Thanh Niên, TP.HCM, tr.755. (truy cập ngày
19/06/2017)
5
Nguyễn Hải Phượng (2011), Tiền lương tối thiểu đối với hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài, Luận văn Thạc sĩ Luật học, tr.6.
3


8

lực pháp luật không thể bị hạ thấp, nếu không áp dụng sẽ bị chế tài thích đáng, bao
gồm cả những chế tài lịch sử hoặc những chế tài khác với những người chịu trách
nhiệm”.
Về pháp luật quốc gia, ở Nhật Bản, “Tiền lương tối thiểu theo quy định của
luật này là tiền lương dành cho người lao động có trình độ kém cỏi nhất; nhằm mục
đích đảm bảo nhu cầu sống của người lao động, đảm bảo đủ để cải thiện điều kiện
làm việc để tăng chất lượng của năng suất lao động và tạo nên sự cạnh tranh cơng
bằng trong kinh doanh; góp phần bảo vệ sự bền vững của nền kinh tế quốc
gia”6. Pháp luật Việt Nam hiện nay tại Bộ Luật Lao động năm 2012 có đề cập các
vấn đề liên quan đến tiền lương, cụ thể là khái niệm “tiền lương” và “mức lương tối
thiểu”. Theo đó, “Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho
người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương bao gồm mức
lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác”7.
Còn “Mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc
giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống
tối thiểu của người lao động và gia đình họ”8.
Từ khái niệm tiền lương và mức lương tối thiểu thì các thuật ngữ “lương tối
thiểu” (LTT), “tiền lương tối thiểu” (TLTT) hay “mức lương tối thiểu” (MLTT) đều
mang ý nghĩa là số tiền thấp nhất trả cho người lao động làm công ăn lương nhằm

đảm bảo mức sống tối thiểu, bất kỳ chủ thể nào cũng không được trả lương thấp
hơn mức lương tối thiểu mà pháp luật đã quy định.
Từ khái niệm mức lương tối thiểu và sự phân tích nêu trên thì lương tối thiểu
sẽ có những đặc điểm sau đây:
Một là, LTT được trả tương ứng với trình độ, cơng việc đơn giản nhất.
Công việc đơn giản nhất là công việc mà người lao động (NLĐ) dù có trình
độ như thế nào, thậm chí chưa từng qua trường lớp đào tạo mà chỉ cần lao động
chân tay đơn giản với sức lao động vốn có, khơng địi hỏi kinh nghiệm từ công việc
của người sử dụng lao động (NSDLĐ). Như thế việc NLĐ có qua đào tạo nghề hay
khơng qua đào tạo khi đã làm cơng việc giản đơn nhất thì tiền lương họ nhận sẽ
không thấp hơn LTT mà Nhà nước đã ấn định. Điều này thể hiện quy tắc ngang giá
giữa LTT và sức lao động bỏ ra. Sự chi trả một cách tương ứng này đã cho thấy việc
Nguyễn Hương Giang (2016), Tiền lương tối thiểu theo pháp luật Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, tr.7.
Khoản 1 Điều 90 BLLĐ năm 2012.
8
Khoản 1 Điều 91 BLLĐ 2012.
6
7


9

nghiên cứu kỹ để điều chỉnh cho phù hợp với từng thời kỳ của các nhà lập pháp
trước sự thay đổi linh hoạt của giá cả thị trường và nhu cầu cơ bản của NLĐ.
Hai là, LTT được trả cho NLĐ trong điều kiện lao động bình thường.
Sự bình thường của điều kiện lao động tức là môi trường làm việc khơng có
các yếu tố độc hại, sự ơ nhiễm về tiếng ồn, vệ sinh, khí hậu, áp lực,... với cường độ
lao động nhẹ nhất, mức tiêu hao năng lượng thấp nhất. Sức lao động là một loại
hàng hóa đặc biệt nên khi áp dụng tiền lương ở mức tối thiểu thì giá trị sức lao động
phải được thực hiện trong điều kiện thấp nhất, điều kiện bình thường nhất. Nếu

những cơng việc địi hỏi cường độ lao động cao hơn bình thường, mơi trường có
yếu tố nguy hiểm độc hại thì điều kiện lao động sẽ khơng cịn là bình thường nên
mức tiền lương sẽ được trả cao hơn mức LTT.
Ba là, LTT được trả cho NLĐ hướng đến việc đáp ứng nhu cầu tối thiểu nhằm
duy trì cuộc sống của bản thân và gia đình.
Mục đích của mọi con người khi tham gia lao động là tìm kiếm thu nhập để
ni sống bản thân và gia đình cũng như thỏa mãn các nhu cầu cơ bản-nhu cầu đảm
bảo cho sự tồn tại của mỗi cá nhân. Những nhu cầu tối thiểu chính là sự địi hỏi của
NLĐ về mặt vật chất và tinh thần cơ bản nhất để có thể tái tạo sức lao động và duy
trì cuộc sống, như nhu cầu đi lại, ăn, mặc,vở, học tập, văn hóa, y tế, ni con….Các
nhu cầu trên được cấu thành trong giá trị của các tư liệu sản xuất và dịch vụ sinh
hoạt thay đổi theo từng thời kỳ. Do đó LTT có ảnh hưởng lớn đến việc đảm bảo các
nhu cầu tối thiểu (NCTT) của NLĐ. Tuy nhiên khơng phải LTT có thể đảm bảo hết
được nhu cầu sinh học và xã hội của con người, bởi vì bản chất thực tế của việc chi
trả tiền lương ở mức tối thiểu chỉ đáp ứng một số nhu cầu cần thiết nhất để con
người có thể tồn tại và sống được9.
Bốn là, LTT phải phù hợp với giá tư liệu sinh hoạt chủ yếu của vùng có mức
giá trung bình
Trong khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì giá tư liệu sinh hoạt
cũng dần biến đổi cho phù hợp. Tư liệu sinh hoạt chủ yếu đó là những tư liệu phục
vụ cho nhu cầu thiết yếu nhất của con người mà không thể thiếu được như: lương
thực, thực phẩm, nhà ở10…LTT phải phù hợp với giá của các tư liệu sinh hoạt chủ
Trần Thị Mộng Hiền (2004), Tiền lương tối thiểu-Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp,
tr.20.
9

Trần Thị Mộng Hiền (2004), Tiền lương tối thiểu-Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp,
tr.21.
10



10

yếu này để đảm bảo cuộc sống tối thiểu cần thiết khi NLĐ phải trả để duy trì cuộc
sống. Sự xác định giá trị tư liệu sinh hoạt sản xuất của từng vùng rất quan trọng, cần
được nghiên cứu tỉ mỉ, kỹ càng bởi vì sự phát triển kinh tế-xã hội của mỗi vùng là
khác nhau. Ở những thành phố lớn có mật độ dân cư cũng như mức sống cao nên
không thể xác định giá cả cho cả nước mà chỉ dựa vào những nơi này. Với những
nơi người dân có mức sống quá thấp, nghèo nàn như ở vùng sâu, vùng xa, đồi núi,
hải đảo thì việc xác định mức giá cả thấp do giá tư liệu thấp cũng khơng phù hợp.
Do đó việc xác định mức giá tư liệu sinh hoạt chủ yếu một cách hợp lý sẽ dễ dàng
cho Nhà nước ta đưa ra mức LTT cho từng vùng thỏa đáng.
1.1.2. Lịch sử hình thành lương tối thiểu
Sự phát triển của đất nước thay đổi qua từng giai đoạn thông qua sự đổi mới
của nền kinh tế theo hướng thị trường, hệ thống quản lý Nhà nước cũng thay đổi
theo cho phù hợp. Chính sách pháp luật về LTT cũng linh hoạt được điều chỉnh
nhằm đảm bảo thực thi hiệu quả trên thực tế. Vì thế nghiên cứu sự hình thành và
thay đổi về hệ thống pháp luật LTT sẽ giúp các nhà làm luật có nền tảng, căn cứ
tiếp tục xây dựng chính sách về LTT một cách hợp lý.
Từ thế kỷ XIX vấn đề về LTT đã được quan tâm, đơn cử quốc gia ban hành
quy định về tiền lương tối thiểu đầu tiên là NewZealand vào 189411. Mục đích là
nhằm đảm bảo quyền lợi về mức lương tối thiểu cho những NLĐ có tay nghề thấp
và không được sự hỗ trợ của công đoàn. Về sau các nước khác lần lượt tiến hành
ban hành và áp dụng các quy định của pháp luật về tiền lương tối thiểu. Theo nhà
nghiên cứu Richart Anker, chuyên gia kinh tế cao cấp tại ILO, nước Úc là nước có
thu nhập cao đầu tiên ban hành Luật tiền lương tối thiểu .
Ở nước ta, sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập
(02/09/1945), Nhà nước ta đã ban hành các chính sách quy định về tiền lương tối
thiểu và thay đổi qua từng thời kỳ nhằm đảm bảo phù hợp cuộc sống. Nhưng có thể
nói đến 3 cột mốc quan trọng để phân chia các giai đoạn cho thấy sự điều chỉnh rõ

rệt cũng như sự quan tâm của pháp luật nước ta về tiền lương tối thiểu. Đó là: Giai
đoạn trước khi Bộ Luật Lao động năm 1994 có hiệu lực; Giai đoạn Bộ luật Lao
động năm 1994 có hiệu lực; Giai đoạn Bộ luật Lao động 2012 có hiệu lực.
Giai đoạn trước khi Bộ Luật Lao động năm 1994 có hiệu lực (trước 01/01/1995)

Trần Hồng Hải (2011), Giáo trình Luật Lao động, Nxb Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh, Tp.HCM,
tr.263.
11


11

Trước khi BLLĐ 1994 được thực thi, đặc biệt là giai đoạn sau khi nước Việt
Nam dân chủ cơng hịa tuyên bố độc lập, nhận thức được tầm quan trọng của việc
hoàn chỉnh hệ thống pháp luật và các vấn đề xã hội thì Chính phủ nước ta đã có sự
ấn định về tiền lương tối thiểu thông qua các văn bản pháp luật sau đây:
Ngày 12/03/1947 Sắc lệnh số 29-SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh quy định chế
độ lao động trong tồn cõi Việt Nam, trong đó có quy định khái niệm về “tiền công
tối thiểu”: “Tiền công tối thiểu là số tiền cơng do Chính phủ ấn định theo giá sinh
hoạt để một công nhân không chuyên nghiệp sinh sống một mình trong một ngày ở
một khu vực nhất định”12. Như vậy khái niệm về số tiền thấp nhất được trả cho
NLĐ đã được nêu ra trong Sắc lệnh đã cho thấy nhận thức đúng đắn, bước đầu tiến
bộ trong việc xây dựng hệ thống pháp luật về LTT. Năm 1960, Nghị quyết 115NQTW về cải cách chế độ tiền lương và tăng lương 1960 được ban hành. Nội dung
Nghị quyết đề ra hướng mọi cá nhân, tổ chức thực hiện theo mệnh lệnh hành chính
mà Nhà nước đã quy định. Chính sách về tiền lương tối thiểu chỉ thể hiện gián tiếp
qua mức lương thấp nhất của mỗi ngành tương ứng công việc mà NLĐ phải làm với
trình độ lao động và cường độ lao động nhẹ nhất.
Ngày 18/9/1985, Nghị định số 235/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về cải cách
tiền lương của công nhân, viên chức và lực lượng vũ trang với mức lương tối thiểu
là 220 đồng trên một tháng. Đây là giai đoạn quan trọng khi yêu cầu được đặt ra đối

với nền kinh tế của đất nước chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị
trường. Vì thế mà Nghị định số 235/HĐBT đã thể hiện sự tiến bộ, phù hợp với tư
tưởng nhiều nước trên thế giới. Cụ thể tại Điều 3 của Nghị định quy định “Lương
tối thiểu dùng để trả công cho những người làm công việc lao động giản đơn nhất
với điều kiện lao động bình thường. Mức lương tối thiểu là cơ sở để xác định các
mức lương cấp bậc hoặc lương chức vụ”.
Ngày 28/12/1988, Quyết định số 202/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về tiền
lương công nhân, viên chức sản xuất kinh doanh khu vực quốc doanh và công ty
hợp doanh và Quyết định số 203/HĐBT về tiền lương công nhân, viên chức hành
chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang và các đối tượng hưởng chính sách xã hội được
ban hành. Các Quyết định này cho thấy sự điều chỉnh của Nhà nước ta về chế độ
tiền lương phù hợp với nền kinh tế đang dần phục hồi, trong quá trình đổi mới.
Nhiều doanh nghiệp mới xuất hiện tạo ra nhiều nhu cầu lao động trong các ngành
12

Sắc lệnh 29-SL ngày 12/3/1947 quy định chế độ lao động trong toàn cõi Việt Nam.


12

nghề khác nhau của NLĐ để thu về mức lương cho việc trang trải cuộc sống. Vì thế
giai đoạn này đã có sự phân tách giữa khu vực doanh nghiệp sản xuất và khu vực
hành chính với mức lương tối thiểu nhận được như nhau. Ngày 23/5/1993, Nghị
định số 25-CP của Chính phủ được ban hành quy định tạm thời chế độ tiền lương
mới của công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp và lực lượng vũ trang và Nghị
định số 26-CP quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong doanh nghiệp với mức
lương thống nhất cho các đối tượng trên là 120.000 đồng/tháng.
Ngày 23/6/1994, Bộ luật Lao động 1994 được ban hành, đánh dấu một bước
ngoặt tiến bộ trong pháp luật về chế độ tiền lương, đặc biệt là các vấn đề liên quan
tiền lương tối thiểu. Đồng thời để hiểu rõ các quy định của BLLĐ, ngày 31/12/1994

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 197/CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của BLLĐ về tiền lương.
Như vậy, bước đầu Nhà nước ta đã có những quy định cơ bản về LTT, theo đó
khái niệm về lương tối thiểu tuy khơng tồn tại nhưng đã được luật hóa. Được hiểu
như một khoản tiền được trả cho NLĐ nhằm đáp ứng cuộc sống tối thiểu khi làm
cơng việc giản đơn, trình độ lao động thấp nhất do Chính phủ ấn định. Nhà nước
cũng linh hoạt điều chỉnh các chính sách về LTT cho phù hợp với từng thời kỳ. Tuy
nhiên việc xác định LTT chỉ giao cho Chính phủ quyết định mà khơng có sự tham
gia của đại diện NSDLĐ và đại diện NLĐ. Chưa có định hướng lâu dài trong việc
xử lý, giải quyết các vấn đề vi phạm liên quan đến LTT.
Giai đoạn Bộ luật Lao động năm 1994 có hiệu lực (01/01/1995) đến trước khi Bộ
luật Lao động năm 2012 có hiệu lực ( trước 01/05/2013)
BLLĐ năm 1994 được ban hành ngày 23/6/1994, đến 01/01/1995 có hiệu lực,
kể từ ngày BLLĐ đầu tiên của nước ta được thực thi trên thực tế thì đây chính là
thời điểm quan trọng đánh dấu các quy định về LTT được ấn định trong luật và
chính thức triển khai điều chỉnh các mối quan hệ lao động liên quan đến LTT.
Ngày 03/05/1995 Bộ LĐTBXH đã ra Thông tư số 11/LĐTBXH-TT hướng dẫn
Nghị định số 197/CP. Từ năm 1994 đến năm 2012 (trước khi BLLĐ 2012 có hiệu
lực chính thức-ngày 01 tháng 5 năm 2013), Nhà nước ta đã có những lần điều chỉnh
quy định về mức tiền lương tối thiểu chung thể hiện qua các văn bản pháp luật điển
hình sau đây:
Ngày 21/01/1997 Chính phủ ban hành Nghị định số 06/CP về việc giải quyết
tiền lương và trợ cấp năm 1997 đối với cơng chức, viên chức hành chính-sự nghiệp,
người nghỉ hưu, nghỉ mất sức, lực lượng vũ trang cán bộ xã, phường và một số đối


13

tượng hưởng chính sách xã hội. Nghị định 06 đã nâng mức lương tối thiểu từ
120.000 đồng/tháng lên 144.000 đồng/tháng. Ngày 15/12/1999, Nghị định số

175/1999/NĐ-CP do Chính phủ ban hành về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu,
trợ cấp sinh hoạt phí từ nguồn kinh phí đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp,
trợ cấp và sinh hoạt phí từ nguồn kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước, MLTT là
180.000 đồng/ tháng. Giai đoạn này cũng đã thể hiện sự tiến bộ, có giá trị lâu dài
thơng qua việc xác định LTT đã dựa vào căn cứ tính chất của từng ngành nghề và
đặc trưng của các khu vực kinh tế. Sự tiến bộ thể hiện trong Quyết định số
708/1999/QĐ-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và xã hội quy
định mức lương tối thiểu áp dụng trong khu vực có vốn đầu tư nước ngồi với
MLTT từ 417.000 đồng đến 626.000 đồng/tháng. Ngày 27/3/2000, Nghị định số
10/2000/NĐ-CP được Chính phủ ban hành quy định về LTT trong các doanh
nghiệp là 180.000 đồng/tháng. Quy định này nhằm mục đích bảo vệ cho những
NLĐ không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
Ngày 02/04/2002, BLLĐ năm 1994 được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng phù
hợp với sự thay đổi của nền kinh tế, trong đó có chế định tiền lương. Nghị định số
114/2002/NĐ-CP ban hành hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về tiền
lương thay cho Nghị định số 197/CP. Với những chính sách pháp luật cũng như các
quy định về dự toán ngân sách nhà nước được thể hiện trong kỳ họp thứ 2 Quốc hội
khóa XI vào tháng 12/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 03/2003/NĐ-CP
về việc điều chỉnh tiền lương, trợ cấp xã hội và đổi mới một bước cơ chế quản lý
tiền lương với MLTT nâng lên là 290.000 đồng/tháng.
Sự hội nhập khi nước ta tham gia WTO đã thúc đẩy nền kinh tế dần tăng
trưởng, vì thế chính sách tiền lương cũng được kéo theo với sự điều chỉnh của Nhà
nước nhằm đảm bảo quyền lợi của NLĐ. Để thực hiện yêu cầu này của xã hội, ngày
06/01/2006 Chính phủ ra Nghị định số 03/2006/NĐ-CP quy định mức lương tối
thiểu đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngồi tại Việt Nam. Từ thời điểm này đến trước khi BLLĐ 2012 có hiệu lực, Nhà
nước đã có sự điều chỉnh tăng dần MLTT cho phù hợp với từng năm13. Mức lương
tối thiểu vùng được chính thức ghi nhận cụ thể trong Nghị định 167/2007/NĐ-CP
của Chính phủ được ban hành năm 2007 đã áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp
(DN) trong nước bên cạnh việc trước đó chỉ ban hành các văn bản pháp luật về

13

Xem Bảng 1 Phụ lục 1.


14

MLTT vùng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), cơ
quan nước ngoài và các tổ chức quốc tế ở Việt Nam. Cứ mỗi năm sau đó Chính phủ
đều xem xét điều chỉnh MLTT vùng cho DN trong nước và DN FDI14.
Năm 2011, thời điểm đặc biệt trong sự điều chỉnh MLTT vùng, vì đã đánh dấu
sự xóa bỏ phân biệt, đi đến thống nhất MLTT vùng của DN trong nước và DN có
vốn đầu tư nước ngồi, nhằm từng bước tạo bình đẳng giữa các loại hình doanh
nghiệp, các chủ thể tham gia quan hệ kinh tế, đặc biệt tạo công bằng trong việc trả
lương cho NLĐ khi làm việc tại các doanh nghiệp. Đó là việc Chính phủ ban hành
Nghị định số 70/2011/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với NLĐ làm
việc ở công ty, doanh nghiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân
và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động. Sau đó mỗi năm Chính
phủ đều có sự điều chỉnh MLTT vùng cho hợp lý để đáp ứng nhu cầu NLĐ15.
Từ khi BLLĐ năm 1994 có hiệu lực đến trước khi BLLĐ năm 2012 được thực
thi đã cho thấy sự quan tâm hơn về chính sách LTT của Nhà nước ta qua việc ban
hành các văn bản pháp luật phù hợp với thực tiễn, đáp ứng nhu cầu trang trải cuộc
sống của những NLĐ yếu thế.Căn cứ xây dựng các loại LTT có sự xác định rõ hơn
qua việc MLTT vùng khơng cịn được xác lập trên cơ sở MLTT chung mà dựa vào
các yếu tố về điều kiện kinh tế, đặc điểm vùng miền. Tuy nhiên, việc xác định LTT
vẫn chỉ giao cho Chính phủ đảm nhận, chưa có sự tham gia của các chủ thể khác
nên tính khách quan vẫn chưa đảm bảo tối đa.
Giai đoạn Bộ luật Lao động năm 2012 có hiệu lực (01/05/2013) đến nay
BLLĐ 2012 được thơng qua ngày 18/06/2012, chính thức có hiệu lực ngày
01/05/2012, đánh dấu sự đổi mới và đi vào áp dụng trên thực tế của luật pháp, nhằm

điều chỉnh các quan hệ lao động trong xã hội khi các điều luật của BLLĐ 1994
khơng cịn phù hợp. Cơ chế tiền lương nói chung và tiền lương tối thiểu nói riêng
cũng được quan tâm hơn so với trước đây. Giai đoạn này có sự điều chỉnh thường
xuyên và linh hoạt chính sách tiền lương tối thiểu. Cụ thể:
Ngày 27/06/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 66/2013/NĐ-CP quy định
mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang với mức
lương là 1.150.000 đồng/tháng. Vậy kể từ Nghị định 66 thì thuật ngữ mức lương cơ
sở (MLCS) sẽ thay thế cho thuật ngữ mức lương tối thiểu chung mà BLLĐ 1994
trước đây có quy định. Vì theo BLLĐ năm 2012, tại các đơn vị sử dụng lao động
14
15

Xem Bảng 2 Phụ lục 1.
Xem Bảng 4 Phụ lục 1.


15

theo hợp đồng chỉ áp dụng MLTT vùng và MLTT ngành. Do đó việc khơng quy
định MLTT chung trong văn bản pháp luật là nhằm thống nhất theo BLLĐ năm
2012. Sự thay đổi từ mức lương tối thiểu chung thành mức lương cơ sở không chỉ
khác nhau về mặt thuật ngữ mà còn thể hiện sự khác nhau về mặt bản chất, ý nghĩa.
Vì theo tinh thần của Nghị định 66/2013/NĐ-CP và Nghị định số 47/2016/NĐ-CP
thì lương cơ sở là mức lương được dùng làm căn cứ để tính mức lương trong các
bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác nhau theo quy định của pháp
luật đối với đối tượng theo quy định. Còn MLTT theo quy định của BLLĐ 2012 là
mức lương thấp nhất dành cho NLĐ làm công ăn lương, trong điều kiện lao động
bình thường nhằm đáp ứng nhu cầu tối thiểu của họ và gia đình. Do đó theo tinh
thần của BLLĐ 2012 cũng như từ sự thay đổi thuật ngữ của Nghị định 66/2013/NĐCP thì MLCS khơng được xếp thành một loại lương tối thiểu. Pháp luật quy định
đối tượng được áp dụng mức lương cơ sở là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước

và lực lượng vũ trang nhân dân. Đến ngày 01/05/2015 mức lương cơ sở nâng lên
thành 1.210.000 đồng/tháng bởi Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 99/2015/QH13 của
Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 và Nghị định số 47/2016/NĐCP do Chính phủ ban hành quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức,
viên chức và lực lượng vũ trang có hiệu lực từ ngày 15/7/2016. Mức lương cơ sở
đến ngày 01/07/2017 sẽ tăng thành 1.300.000 đồng/tháng quy định bởi Nghị quyết
số 27/2016/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm 201716.
Mức lương tối thiểu vùng kể từ khi được thống nhất áp dụng cho tất cả các DN
trong Nghị định 70/2011/NĐ-CP thì sau đó mỗi năm Nhà nước ta đều có sự điều
chỉnh. Đặc biệt, sự điều chỉnh có tính thực thi hơn khi Thủ tướng Chính phủ quyết
định thành lập Hội đồng tiền lương quốc gia vào ngày 03/07/2013 để thực hiện
cơng việc tư vấn cho Chính phủ trong việc tạo lập MLTT vùng. Ngày 14/11/2015,
Nghị định số 122/2015/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành, có hiệu lực
01/01/2016, quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở
doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá
nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động. Địa bàn
áp dụng MLTT có sự phân chia khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm, khả năng phát
triển kinh tế-xã hội mà phân ra 4 vùng17. Do đó mà MLTT cũng có sự chênh lệch,
cụ thể MLTT vùng I, II, III, IV năm 2016 lần lượt là: 3.500.000, 3.100.000,
16
17

Xem Bảng 3 Phụ lục 1.
Xem Phụ lục 2.


16

2.700.000, 2.400.000 đồng/tháng. Hiện nay, MLTT vùng đã được tăng lên quy định
trong Nghị định 153/2016/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 14/11/2016 có hiệu
lực ngày 01/01/2017 quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm

việc theo hợp đồng lao động. Mức tăng tiền lương của 4 vùng lần lượt thành:
3.750.000, 3.320.000, 2.900.000, 2.580.000 đồng/tháng.
Mức lương tối thiểu ngành trong giai đoạn này cũng dần được quan tâm, pháp
luật Việt Nam đã có quy định về MLTT ngành trong BLLĐ 201218. Theo đó mức
lương tối thiểu sẽ được xác định trong thỏa ước lao động tập thể ngành và khơng
thấp hơn MLTT vùng do Chính phủ quy định. Thỏa ước lao động tập ngành hiện
nay chỉ mang tính khuyến khích, tức khơng có tính mệnh lệnh bắt buộc như luật.
Nhà nước ln khuyến khích các doanh nghiệp trong ngành ký kết thỏa ước lao
động tập thể ngành19. Giai đoạn này có hai ngành đi đầu trong việc ký thỏa ước lao
động tập thể ngành vào năm 2014 là dệt may và công nghiệp cao su, đánh dấu sự
quan tâm của các doanh nghiệp đối với MLTT của NLĐ.
Chính sách về tiền lương tối thiểu đã có sự thay đổi linh hoạt kể từ khi BLLĐ
2012 có hiệu lực. Các văn bản pháp luật quy định về việc điều chỉnh MLTT có
chiều hướng ban hành kịp thời, thường xuyên hơn. Sự tham gia của Hội đồng tiền
lương quốc gia (HĐTLQG) bên cạnh Chính phủ như đánh dấu đổi mới trong cơng
cuộc xây dựng chính sách LTT. Tuy nhiên LTT ngành vẫn chưa được quan tâm
đúng nghĩa, văn bản pháp luật điều chỉnh về LTT ngành vẫn còn ít, nên chưa mang
tính bắt buộc các doanh nghiệp trong ngành phải tham gia ký kết.
1.2. Tác động của lương tối thiểu đối với quan hệ lao động
Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2012 thì quan hệ lao
động được hiểu: “Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê
mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao
động”. Quan hệ lao động (QHLĐ) là quan hệ đặc trưng nhất của pháp luật lao động,
là quan hệ “gốc”, quan trọng nhất và là đối tượng điều chỉnh của pháp luật lao động,
trong đó đối tượng của QHLĐ là việc làm có trả lương20. Như vậy giữa QHLĐ và
việc chi trả tiền lương, trong đó có LTT có mối quan hệ tác động lẫn nhau. Qua khái
niệm và nghiên cứu tìm hiểu đã cho thấy QHLĐ được hình thành bởi người lao
động, người sử dụng lao động và là tiền đề cho sự phát triển kinh tế-xã hội.Vậy
Khoản 3 Điều 91 Bộ luật Lao động năm 2012.
Khoản 3 Điều 88 Bộ luật Lao động năm 2012.

20
Lưu Bình Nhưỡng (2015), Bình luận khoa học Bộ luật Lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, Nxb Lao Động, Hà Nội, tr.15.
18
19


17

chính sách LTT đóng vai trị chủ chốt, là đối tượng quan trọng ảnh hưởng đến các
yếu tố bên trong QHLĐ.
1.2.1. Lương tối thiểu đối với người lao động
Trong quan hệ lao động thì NLĐ ln phải phụ thuộc vào NSDLĐ, sự phụ
thuộc này vừa mang tính mâu thuẫn nhưng cũng thống nhất với nhau về mặt lợi ích,
cụ thể là lợi ích về làm cơng-hưởng lương. Quyền lợi của NLĐ là quyền được trả
lương, thưởng nhưng lại mang tính mâu thuẫn với lợi nhuận của NSDLĐ. Bởi vì lợi
nhuận là tất cả những gì cịn lại của chủ sử dụng lao động sau khi đã trừ chi phí,
trong đó có tiền lương21. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, sức cạnh tranh giữa
các DN với nhau là rất lớn, tình trạng lạm dụng bóc lột sức lao động nhằm tăng lợi
nhuận, giảm chi phí sản xuất cho nên kéo theo việc giảm tiền lương của NLĐ để
bớt các chi phí cũng rất có thể trở thành phương án để thực hiện mục đích của
NSDLĐ. Vì thế quy định về LTT sẽ là căn cứ pháp lý quan trọng bảo vệ NLĐ,
tránh được sự lạm dụng của NSDLĐ. Đặc biệt là những người lao động yếu thế như
người nghèo, tay nghề trình độ thấp, phụ nữ, người trẻ khơng nhiều kinh nghiệm
làm việc và những NLĐ yếu thế khác, buộc NSDLĐ phải trả tiền lương không được
thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định22.
Tiền lương tối thiểu là yếu tố cơ bản trong việc tái tạo sức lao động, duy trì
cuộc sống của người lao động làm cơng ăn lương trong doanh nghiệp. Có thể nói
hạch tốn chính xác đúng đắn về chính sách LTT, tạo sự an tâm cho NLĐ, có “lưới
an tồn” để đảm bảo đáp ứng nhu cầu tối thiểu. Từ đó sẽ là một địn bẩy kinh tế

quan trọng để kích thích các nhân tố tích cực trong mỗi con người, nêu cao tinh thần
trách nhiệm, hăng say với công việc, từ đó sẽ tạo nhiều lợi nhuận cho NSDLĐ, tạo
yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế.
Với nguồn lực cung lao động nhiều hơn cầu lao động hiện nay thì sự cạnh
tranh việc làm giữa những người lao động với nhau cũng không hề nhỏ. Những
NLĐ làm công việc giản đơn thì khả năng nhận mức lương có thể khơng cao bằng
những NLĐ đã qua đào tạo nhưng nhu cầu tối thiểu cần được đáp ứng để tái tạo sức
lao động thì tất cả những NLĐ đều đương nhiên có. Do đó, quy định về LTT hợp lý
góp phần đảm bảo chi phí để trang trải cuộc sống của NLĐ, đảm bảo sự chi trả
lương cơng bằng tương xứng với trình độ, cơng việc cũng như giúp điều tiết sự cạnh
Đồn Thị Phương Diệp (2016), Giáo trình Luật Lao động, Nxb Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh,
Tp.HCM, tr.11.
22
Khoản 1 Điều 90 BLLĐ 2012.
21


18

tranh luôn diễn ra công bằng trong khuôn khổ của pháp luật. Để NLĐ nhận lương
được công bằng, sự cạnh tranh diễn ra lành mạnh trước sự gia tăng không ngừng
của lạm phát. LTT như một giải pháp, khi được điều chỉnh phù hợp sẽ là cơ sở để
tính mức lương cho NLĐ trong hệ thống thang bảng lương, đảm bảo cho những
người lao động làm cơng việc có tính chất giống nhau sẽ được trả mức lương tương
đương nhau. Hơn nữa, quy định LTT hợp lý là cơ sở để giải quyết xung đột giữa
NSDLĐ và NLĐ trong mối quan hệ lao động, đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên,
đặc biệt là những người lao động vốn dĩ “ít tiếng nói” trên thị trường nhân lực lao
động.
1.2.2. Lương tối thiểu đối với người sử dụng lao động
Trong tất cả các khu vực làm việc thì NSDLĐ đều phải xây dựng thang lương,

bảng lương theo quy định của pháp luật. Để làm được điều này thì phải có căn cứ để
xây dựng, LTT đóng một vai trị là nền tảng, căn cứ để doanh nghiệp có thể lập kế
hoạch, thực hiện các nghĩa vụ mà pháp luật đã trao cho. LTT giúp NSDLĐ có cơ sở
để thỏa thuận với NLĐ về việc ngừng việc, bồi thường thiệt hại,…
Nhu cầu tuyển dụng lao động của NSDLĐ qua các thời kỳ đều có sự thay đổi
theo sự điều chỉnh linh hoạt của nền kinh tế thị trường. Điều này được thể hiện qua
số lượng lao động khác nhau trong các ngành nghề. Đặc biệt nước ta là một nước có
nền nơng nghiệp phát triển với những ngành nghề cần lực lượng lao động đơng,
trình độ ở mức giản đơn như dệt may, gia dầy,…, thì vấn đề tuyển dụng gắn liền với
việc chi trả tiền lương được đặt ra như thách thức đối với các doanh nghiệp. Do đó,
việc xây dựng chính sách LTT hợp lý, phù hợp với nguồn vốn của các doanh nghiệp
không chỉ thu hút đầu tư mà cịn đảm bảo khả năng chi trả tiền lương khơng dưới
mức quy định của pháp luật cho NLĐ. NLĐ cũng có động lực tham gia sản xuất,
khơng lo mất việc, nguồn lao động tăng lên, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng về số
lượng của NSDLĐ.
NLĐ vốn yếu thế trong mối QHLĐ nên LTT được quy định trước hết là “hàng
rào” bảo vệ quyền lợi cho họ. Tuy nhiên, khi xây dựng chính sách LTT cũng phải
quan tâm đến lợi ích của NSDLĐ, vì đây là chủ thể đóng vai trị là chi trả tiền lương
trong phần lợi nhuận cho NLĐ. Thu nhập của NSDLĐ bị giảm sút do chi phí chi trả
cao thì rất có thể sẽ dẫn đến tâm lý dè dặt, e chừng, ngại đầu tư và đặc biệt là quy
trình tuyển chọn địi hỏi khắt khe trình độ NLĐ hơn. Do đó, khi điều chỉnh chính


×