Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Mối quan hệ giữa luật giá 2012 và các quy định liên quan đến việc sử dụng giá để cạnh tranh theo luật cạnh tranh 2004

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1005.07 KB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
BAN ĐIỀU HÀNH
CÁC CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƢƠNG MẠI
ĐỀ TÀI

MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT GIÁ 2012 VÀ CÁC QUY
ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG GIÁ ĐỂ CẠNH
TRANH TRONG LUẬT CẠNH TRANH 2004

Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ MỸ THUẬN
Mã số sinh viên

: 0955010235

Lớp

: CLC34

Giáo viên hướng dẫn : TS. TRẦN HOÀNG NGA

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
BAN ĐIỀU HÀNH
CÁC CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT


KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
HỆ CHÍNH QUY
KHỐ 34 (KHỐ HỌC 2009-2013)

ĐỀ TÀI

MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT GIÁ 2012 VÀ CÁC QUY
ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG GIÁ ĐỂ CẠNH
TRANH TRONG LUẬT CẠNH TRANH 2004

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Mỹ Thuận
Mã số sinh viên

: 0955010235

Lớp

: Chất lượng cao khóa 34

Giáo viên hướng dẫn : TS. Trần Hồng Nga

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các thông tin được
sử dụng nghiên cứu trong khố luận là trung thực.
Tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

Tác giả khoá luận
Nguyễn Thị Mỹ Thuận


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................................................1
CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁ VÀ CÁC HÀNH VI VI PHẠM LUẬT CẠNH
TRANH 2004 BẰNG CÔNG CỤ GIÁ .....................................................................................5
1.1

Lý luận về giá...............................................................................................................................5

1.1.1

Khái niệm về giá ..........................................................................................................................5

1.1.2

Tác động của giá đối với nền kinh tế ...........................................................................................7

1.2

Các hành vi sử dụng giá vi phạm Luật cạnh tranh 2004 ..............................................................8

1.2.1

Các hành vi vi phạm Luật cạnh tranh 2004..................................................................................8

1.2.2


Các hành vi sử dụng giá vi phạm Luật cạnh tranh 2004 ............................................................12

CHƢƠNG II: SỰ TƢƠNG TÁC GIỮA LUẬT GIÁ 2012 VÀ LUẬT CẠNH TRANH 2004 ........30
2.1

Luật Giá 2012 và mối quan hệ với Luật cạnh tranh ...................................................................30

2.1.1

Tổng quan về Luật giá 2012 ......................................................................................................30

2.1.2

Mối quan hệ của Luật giá 2012 và Luật cạnh tranh 2004 ..........................................................31

2.2

Tác động của Luật Giá 2012 đến các quy định sử dụng giá để cạnh tranh trong Luật cạnh tranh
2004............................................................................................................................................33

2.2.1

Tác động của Hoạt động điều tiết giá theo Luật giá đến môi trường cạnh tranh .......................33

2.2.2

Các quy định của Luật Giá 2012 liên quan đên hành vi sử dụng giá để cạnh tranh không lành
mạnh trong Luật cạnh tranh 2004 ..............................................................................................41

2.2.3


Các quy định của Luật Giá 2012 liên quan đến hành vi sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh trong
Luật cạnh tranh 2004.................................................................. Error! Bookmark not defined.

2.3

Kiến nghị:...................................................................................................................................53

KẾT LUẬN:...........................................................................................................................................55


PHẦN MỞ ĐẦU
I.

Lý do chọn đề tài

Chất lượng và giá cả luôn song hành trong sự tồn tại của một sản phẩm hàng
hoá, dịch vụ trên thị trường. Nếu như chất lượng hàng hố được đánh giá bởi tính chất
vật lý, thành phần hoá học của các đơn vị cấu thành sản phẩm, chất lượng dịch vụ được
đánh giá dựa vào phong cách phục vụ và chủ yếu dựa vào cảm giác của khách hàng thì
giả cả của hàng hố hay dịch vụ được nhận biết bằng một con số đi kèm với đơn vị tiền
tệ. Nếu như chất lượng của hàng hố được xác định một cách khó khăn bởi phải được
thực hiện bởi người có chun mơn với các thiết bị phục vụ hiện đại, chất lượng của
dịch vụ được xác định mang tính chủ quan và trừu tượng thì giá cả hàng hố lại xác
định rõ ràng bằng một con số mà không phải qua một giai đoạn kiểm tra nào. Vì vậy, ở
vị trí của người tiêu dùng, cùng một loại hàng hoá dịch vụ giá cả trở thành mối quan
tâm hàng đầu và là yếu tố quyết định cho sự lựa chọn hàng hoá, dịch vụ đối với các sản
phẩm tương tự nhau. Và vì là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng, nên giá cả cũng
trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất, kinh doanh hàng hoá và cung
ứng dịch vụ đồng thời nó trở thành phương thức cạnh tranh phổ biến của họ.

Cạnh tranh nói chung và cạnh tranh về giá nói riêng là vấn đề tất yếu của nền
kinh tế thị trường vì nó là sản phẩm của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh được định
nghĩa theo nhiều cách, cạnh tranh theo K.Marx là "sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa
các nhà tư bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng
hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch"1, theo từ điển kinh doanh (xuất bản năm
1992 ở Anh) thì cạnh tranh trong cơ chế thị trường là "sự ganh đua, sự kình địch giữa
các nhà kinh doanh nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hố về phía
mình”2. Dù được định nghĩa theo cách nào thì bản chất cạnh tranh vẫn là sự ganh đua
giữa các nhà kinh doanh, theo cơ chế đó người tiêu dùng hay khách hàng trở thành yếu
tố quyết định cho hiệu suất kinh doanh, lợi nhuận của các nhà kinh doanh. Với bản chất
1

“Khái niệm cạnh tranh và các loại hình cạnh tranh”, Báo điện tử Doanh nhân,

kiểm tra lần cuối
ngày 14/7/2013.
2

“Khái niệm cạnh tranh và các loại hình cạnh tranh”, Báo điện tử Doanh nhân,
kiểm tra lần cuối
ngày 14/7/2013.

-1-


này, cạnh tranh có những tác động tích cực đến nền kinh tế thị trường như cạnh tranh
buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, nắm bắt tốt hơn nhu cầu của người tiêu
dùng, tích cực nâng cao tay nghề, thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng những tiến
bộ, các nghiên cứu thành công mới nhất vào trong sản xuất, hoàn thiện cách thức tổ
chức trong sản xuất, trong quản lý sản xuất để nâng cao năng xuất, chất lượng và hiệu

quả kinh tế. Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào cạnh tranh cũng tác động theo
hướng tích cực như vậy, trên thị trường vẫn tồn tại nhiều hành vi cạnh tranh không
lành mạnh, hạn chế cạnh tranh, điển hình như liên kết bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh hay các doanh nghiệp thoả
thuận bán hàng hố, sử dụng vị trí độc quyền để nâng giá, ép giá …Vì vậy Luật cạnh
tranh ra đời nhằm điều tiết cạnh tranh, hướng đến môi trường kinh doanh và cạnh tranh
bình đẳng, tự do; bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi của người
tiêu dùng bằng cách loại trừ các hành vi cạnh tranh bất chính hoặc hành vi hạn chế
cạnh tranh. Theo đó các hành vi cạnh tranh về giá cũng được Luật cạnh tranh điều
chỉnh theo hướng này.
Mặc dù đã có Luật cạnh tranh điều chỉnh các hành vi cạnh tranh về giá tuy nhiên
vẫn chưa đủ để chúng ta yên tâm về vấn đề giá cả có thể ổn định góp phần xây dựng
một nền kinh tế thị trường bền vững. Bởi nhiều hành vi cạnh tranh về giá gây ra hậu
quả rất lớn nhất là trong lĩnh vực các mặt hàng tiêu dùng cần thiết như xăng, điện,
lương thực, thực phẩm, thuốc men…hành vi cạnh tranh về giá có thể gây ra sự dư thừa
ở các chủ thể này nhưng có thể gây ra sự thiếu hụt trầm trọng ở các chủ thể khác. Với
các mặt hàng quan trọng cần thiết, sự thiếu hụt đó gây ra những bất ổn xã hội, nguy hại
đến đời sống nhân dân mà bản thân Luật cạnh tranh không thể cứu vãn nổi. Để hạn chế
vấn đề này, vai trò quản lý kinh tế, quản lý xã hội được đặt ra cho Nhà nước. Với vai
trị này, Nhà nước phải có cơ chế đề phịng, hạn chế các trường hợp đó xảy ra và hạn
chế thấp nhất các hậu quả các trường hợp đó. Vì vậy, mọi Nhà nước của nền kinh tế thị
trường đều xây dựng cho mình cơng cụ điều tiết giá nhất định, với Việt Nam trong
nhiều năm qua công cụ đó được thể hiện chủ yếu qua Pháp lệnh về giá 2002, nhưng
nay xét thấy tầm quan trọng của vấn đề điều tiết giá, pháp lệnh được nâng lên thành
Luật.
Luật Giá 2012 ra đời đóng vai trị là cơng cụ vững chắc để nhà nước thực hiện
việc quản lý, điều hành giá khắc phục các khuyết tật về giá trong nền kinh tế thị
trường và giữ đúng hướng “xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
-2-



chủ nghĩa” như Đảng đã đề ra trong Đại hội IX. Tuy vậy, Luật mới ra đời mặc dù có
trải qua quy trình soạn thảo chặt chẽ vẫn rất khó khăn trong q trình áp dụng. Một
trong những khó khăn là sự hoà hợp với các văn bản pháp luật liên quan để đảm bảo
hệ thống pháp luật thống nhất và đảm bảo được tính hiệu quả của việc thực thi Luật
mới. Vì vậy, tìm hiểu các mối quan hệ giữa các quy định pháp lý có liên quan với
nhau của các Luật đang áp dụng và Luật mới là cần thiết.
Vì lý do trên, tác giả chọn đề tài “Mối quan hệ giữa Luật Giá 2012 và các quy
định liên quan đến việc sử dụng giá để cạnh tranh theo Luật cạnh tranh 2004” làm đề
tài nghiên cứu cho khố luận tốt nghiệp cử nhân của mình.
II.

Phạm vi và mục đích nghiên cứu đề tài

Phạm vi nghiên cứu đề tài: đề tài nghiên cứu trong phạm vi mối quan hệ giữa
Luật Giá 2012 và các quy định liên quan đến sử dụng giá trong Luật cạnh tranh. Trong
phạm vi đó, bài nghiên cứu sẽ phân tích và một số hành vi sử dụng giá để cạnh tranh
trong Luật cạnh tranh để làm rõ cách thức các nhà kinh doanh sử dụng giá để cạnh
tranh, hậu quả của các hành vi cạnh tranh về giá và chính sách cạnh tranh mà Luật cạnh
tranh đặt ra. Dựa trên nền tảng đó, bài nghiên cứu đi tìm các mối liên hệ trong Luật Giá
2012 đến vấn đề cạnh tranh về giá, những biểu hiện trong Luật Giá có liên quan đến
các quy định sử dụng giá để cạnh tranh trong Luật cạnh tranh.
Mục đích nghiên cứu đề tài: tác giả nghiên cứu đề tài nhằm mục đích tìm hiểu
về các mối liên quan giữa các luật trong hệ thống pháp luật, cách thức quy định pháp
luật ở hai khía cạnh khác nhau của cùng một vấn đề về giá, hiểu được mối quan hệ bổ
trợ cũng như khả năng gây mâu thuẫn, chồng chéo của văn bản quy phạm pháp luật sau
đối với văn bản quy phạm pháp luật trước. Ngoài ra, thơng qua khố luận, tác giả mong
muốn rèn luyện các kỹ năng của công việc nghiên cứu, tạo ra được sản phẩm đủ điều
kiện tốt nghiệp đại học và mong trở thành nguồn tài liệu tham khảo được cho các bạn
sinh viên khoá sau cũng như các học giả nghiên cứu khác.

III.

Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài

Luật cạnh tranh Việt Nam ra đời vào năm 2004 và đã được áp dụng trong gần
chín năm nhưng Luật Giá 2012 mới chỉ được thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012 , và
mặc dù có sự kế thừa nhất định đối với pháp lệnh giá 2002 nhưng Luật Giá cũng bổ

-3-


sung khá nhiều các quy định mới. Dựa trên tình hình đó, để nghiên cứu đề tài , tác giả
sử dụng các phương pháp sau đây:
- Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu để có cái nhìn chung nhất về vấn đề.
- Phương pháp phân tích để tìm hiểu rõ các vấn đề về giá trong Luật cạnh tranh,
và các quy định có mối liên quan đến cạnh tranh về giá trong Luật giá.
- Phương pháp so sánh kết hợp với phân tích và tư duy biện chứng để hiểu ý
nghĩa các quy định pháp luật ở mỗi phương diện pháp luật và sự liên hệ, tương tác giữa
chúng.
IV.

Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong phạm vi tìm kiếm tại thư viện Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh,
nguồn tài liệu do giáo viên hướng dẫn cung cấp và các trang thơng tin điện tử, thì đề tài
chưa được nghiên cứu bởi tác giả nào khác tuy nhiên có hai tài liệu có liên quan đến
mối quan hệ giữa Luật giá 2012 và cạnh tranh về giá, bao gồm bài viết “Dự thảo Luật
giá dưới góc độ cạnh tranh” của TS Nguyễn Ngọc Sơn đăng trên tạp chí Nghiên cứu
lập pháp số 03 (212) tháng 2/2012 và bài viết “Vấn đề kiểm soát việc sử dụng giá để
hạn chế cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng trong luật giá 2012” của TS Trần Hồng

Nga được trình bày trong hội thảo khoa học “Về những điểm mới trong các đạo luật về
kinh tế ban hành năm 2012” tổ chức ngày 5/4/2013 của khoa Luật Thương mại Trường
Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù ít nhưng đây là những nguồn tài liệu
tham khảo quý giá để tác giả hoàn thành bài nghiên cứu này.
V.

Bố cục nghiên cứu đề tài: Bố cục đề tài được sắp xếp theo trình tự

Phần mở đầu
Chƣơng I: Lý luận chung về giá và các hành vi vi phạm Luật cạnh tranh 2004
bằng công cụ giá
Chƣơng II: Sự tương tác giữa luật giá 2012 và Luật cạnh tranh 2004
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo

-4-


CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁ VÀ CÁC HÀNH VI VI
PHẠM LUẬT CẠNH TRANH 2004 BẰNG CÔNG CỤ GIÁ
1.1

Lý luận về giá

1.1.1 Khái niệm về giá
Giá cả cùng với tiền tệ đóng vai trị trụ cột trong hệ thống trao đổi, lưu thơng
hàng hố trong nền kinh tế thị trường. Theo kinh tế học Mác-Lênin, giá cả là hình thức
tiền hay biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hố, cịn giá trị hàng hố là hao phí lao
động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó3. Sự lên xuống của giá cả trên thị
trường là điều tất yếu vì nó hình thành và vận động dựa trên các quy luật vận động của

thị thị trường: quy luật giá trị, cạnh tranh và cung cầu.
Quy luật giá trị, theo quy luật này, giá cả có thể lên xuống nhưng phải xoay
quanh yếu tố cốt lõi của nó là “giá trị”. Khi giá trị sản phẩm tăng thì giá cả sản phẩm
đó cũng phải tăng theo, ngược lại khi giá trị sản phẩm đó giảm thì giá cả hàng hố đó
giảm. Giá trị xã hội của một sản phẩm trên thị trường được căn cứ vào hao phí lao
động trung bình của xã hội tạo ra nó, ví dụ để sản xuất một đơi giày giống nhau nhưng
ba nhà sản xuất A, B, C với điều kiện khác nhau về lao động, máy móc… nên thời gian
sản xuất khác nhau và lần lượt theo thứ tự 3 giờ, 4 giờ, 5 giờ và các khoản chi phí tính
theo tiền khác nhau theo thứ tự 300.000 đồng, 400.000 đồng, 500.000 đồng, khi đó hao
phí trung bình của xã hội tạo ra đơi giày tính theo thời gian là 4 giờ, tính theo tiền là
400.000 đồng.Trong khi giá trị cá biệt của một sản phẩm do hao phí lao động cá biệt
hay các chi phí cá biệt tạo ra, theo ví dụ trên, hao phí lao động cá biệt tính theo thời
gian của A là 3 giờ, của B là 4 giờ, của C là 5 giờ; tính theo tiền thì chi phí cá biệt của
A là 300.000 đồng, của B là 400.000 đồng, của C là 500.000 đồng 4. Yếu tố quyết định
giá cả thị trường là giá trị xã hội, không phải giá trị cá biệt của nó5. Do đó, điều các nhà
kinh tế cần làm khơng phải là tăng giá trị cá biệt của sản phẩm để tăng giá cả mà là
giảm giá cá biệt để tạo ra khoản chênh lệch với giá trị xã hội để kiếm được lợi nhuận.

3

Giáo trình kinh tế chính trị Mác- Lenin (2005), NXB Chính Trị quốc gia năm , tr 70-72

4

Ngô Đạt (2008), Tài liệu tham khảo chuyên đề Kinh tế chính trị Mác- Lênin, NXB Lao động , tr 19 -21

5

Ngô Đạt, tlđd, tr 19 - 21


-5-


Quy luật cạnh tranh, là quy luật tất yếu và là tạo nên động lực phát triển của nền
kinh tế thị trường đồng thời quy luật này cũng tác động mạnh mẽ đến giá cả. Cạnh
tranh được hiểu là ganh đua về kinh tế giữa các chủ thể nhằm giành giật những điều
kiện thuận lợi trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ, nhằm thu
được lợi ích nhiều nhất6. Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế, có hai loại cạnh tranh7.
Thứ nhất, cạnh tranh trong nội bộ ngành hàng là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
cùng sản xuất hoặc tiêu thụ một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó. Kết quả của sự
cạnh tranh này là các doanh nghiệp cải tiến khoa học, kỹ thuật quản lý… để tạo ra các
sản phẩm có chi phí thấp nhất, theo đó giá cả thị trường của sản phẩm đó sẽ giảm. Thứ
hai, cạnh tranh giữa các ngành là sự cạnh tranh giữa các chủ doanh nghiệp trong các
ngành kinh tế khác nhau, nhằm giành lấy lợi nhuận lớn nhất. Trong quá trình cạnh
tranh, các doanh nghiệp thường chuyển vốn từ ngành ít lợi nhuận sang ngành nhiều lợi
nhuận. Giá cả các mặt hàng hoá trong từng ngành hàng cũng thay đổi theo sự đầu tư
của doanh nghiệp. Vì thơng thường, các ngành nào được các nhà đầu tư chuyển hướng
sang đầu tư nhiều sẽ tạo ra nhiều sản phẩm, tạo ra sự dư thừa về sản phẩm, do đó giá
thị trường giảm và ngược lại.
Quy luật cung cầu, trong nền kinh tế thị trường, cung được hiểu là số lượng một
hàng hoá hay dịch vụ nguời sản xuất sẽ cung ứng ở các mức giá khác nhau trong một
thời gian cụ thể, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, cầu được hiểu là số lượng
mà người tiêu dùng muốn mua và có thể mua ở các mức giá khác nhau8. Sự tương quan
giữa cung và cầu luôn ảnh hưởng đến giá cả trên thị trường. Nếu lượng cung càng lớn
so với cầu thì giá cả càng thấp trong khi nếu lượng cầu càng lớn so với lượng cung, thì
giá cả càng cao9.
Ở nền kinh tế thị trường, các chủ thể hoạt động kinh tế hay chủ thể quản lý kinh
tế khi muốn tác động đến giá vì bất cứ lý do gì cũng phải có sự nghiên cứu, cân nhắc
kỹ lưỡng đối với các quy luật trên vì nếu khơng hiểu rõ các quy luật này, chủ thể không
6


Ngô Đạt (2009), Tài liệu tham khảo Kinh tế chính trị Mác –Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ,
NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, tr21.
7

Hồng Trung (2010), “Các loại hình cạnh tranh”, Báo điện tử Doanh nhân, kiểm tra lần cuôi vào ngày 12/7/2013.
8

Lê Bảo Lâm (Chủ biên), Nguyễn Như Ý, Trần Thị Bích Dung, Trần Bá Thọ (2007), Kinh tế vĩ mô , NXB Lao
động – xã hội, tr 28 – 34.
9

Lê Bảo Lâm (Chủ biên), Nguyễn Như Ý, Trần Thị Bích Dung, Trần Bá Thọ, tlđd, tr 38 – 41.

-6-


thể dự đoán được đường đi của giá trên thị trường, do đó sẽ khơng có cách thức tác
động thích hợp để đạt được mục đích của mình.
1.1.2 Tác động của giá đối với nền kinh tế
Giá cả đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế, nó thúc đẩy các mối quan hệ
giao thương được diễn ra dễ dàng, là căn cử để xác định lợi ích kinh tế nhưng nó cũng
thể hiện các mâu thuẫn khơng ngừng diễn ra giữa các chủ thể trong nền kinh tế thị
trường. Người bán ln ln mong muốn hàng hố, dịch vụ bán ra nhiều nhất với giá
cao nhất, người mua muốn mua hàng hoá, dịch vụ rẻ nhất trong cùng một chất lượng
hàng hoá, dịch vụ. Từ những mong muốn này tạo ra những xung đột giữa người bán người bán, người bán - người mua, người mua - người mua. Những lý do trên khiến giá
cả tác động không ngừng đến thị trường theo hai hướng tích cực và tiêu cực.
Ở mặt tích cực: Giá cả là “địn bẩy” kinh tế trong cơ chế thị trường, được coi là
một hệ thống tín hiệu khách quan trên thị trường10. Giá cả tạo ra nguồn thông tin đáng
tin cậy trên thị trường. Từ những nguồn thơng tin này, những chủ thể có chiến lược

thích hợp cho các hoạt động của mình. Doanh nghiệp dựa vào nguồn thông tin này để
định hướng được đầu vào, đầu ra từ đó đưa đến các quyết định đầu tư, sản xuất cũng
như việc giám sát được tình hình sản xuất, kinh doanh của mình, tích cực thay đổi cơ
cấu đầu tư, sản xuất để phù hợp với từng giai đoạn của thị trường. Giá cả cũng là căn
cứ để người tiêu dùng đưa ra sự lựa chọn của mình, từ đó tạo ra những xu hướng hàng
hoá, dịch vụ trên thị trường, ảnh hướng đến hoạt động sản xuất. Đồng thời, giá cả cũng
là lợi ích kinh tế11, và trong cuộc chạy đua để tìm kiếm lợi nhuận, các nhà kinh doanh
không ngừng thúc đẩy sự tăng tiến trong sản xuất kinh doanh bằng nhiều cách đổi mới
công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, tạo ra những phương thức quản lý mới, hiệu quả; như vậy
giá cả cũng góp phần đến sự phát triển chung của kinh tế - xã hội.
Ở mặt tiêu cực: Đặc trưng của giá cả là tính tự phát điều tiết của nó, chính tính
tự điều tiết này đã làm cho các nhà kinh doanh ln tích cực chạy theo lợi nhuận,
10

Ngơ Trí Long (2013), “Chính sách giá cả trong tái cơ cấu nền kinh tế”, Báo điện tử Thời báo kinh tế Việt Nam,
Kiểm tra
lại lần cuối ngày 12/7/2013.
11

Ngơ Trí Long, “Chính sách giá cả trong tái cơ cấu nền kinh tế”, Báo điện tử Thời báo kinh tế Việt Nam,
Kiểm tra
lại lần cuối ngày 12/7/2013.

-7-


khuyến khích sản xuất, kinh doanh như đã nói trên. Nhưng tính này cũng có khả năng
gây ra những tác động tiêu cực. Do giá cả quyết định lợi nhuận, vì lợi nhuận các nhà
sản xuất kinh doanh chạy theo sản xuất các hàng hóa, dịch vụ người tiêu dùng cần
nhiều hơn và giá cao. Một mặt các nhà sản xuất kinh doanh bỏ qua những vấn đề về

lợi ích công cộng của xã hội, gây thiếu hụt ở các nhu cầu xã hội cơ bản, mặt khác đến
một lúc nào đó, tình trạng này dẫn đến dư thừa ở một lĩnh vực hàng hố, dịch vụ, làm
lãng phí lao động xã hội. Cũng vì lý do này, các nhà đầu tư dễ thay đổi cơ cấu sản
xuất, gây bất ổn trong nền kinh tế. Hơn nữa, các cuộc chạy đua giá cả tìm kiếm lợi
nhuận cũng thường gây ra tình trạng chất lượng hàng hố kém, tình trạng độc quyền,
cạnh tranh không lành mạnh…
Đảm bảo cho nền kinh tế phát triển, cần phải hạn chế tối đa mặt tiêu cực của
giá cả và hỗ trợ mặt tích cực của nó phát huy tốt nhất. Vì vậy câu chuyện để giá cả tự
do vận động theo thị trường và sự kiểm tra, kiểm sốt giá cả ln gắn liền và trở
thành hai khía cạnh trong pháp luật điều chỉnh các vấn đề liên quan đến giá trong nền
kinh tế thị trường.
1.2

Các hành vi sử dụng giá vi phạm Luật cạnh tranh

1.2.1 Các hành vi vi phạm Luật cạnh tranh
Cạnh tranh là yếu tố cần thiết và tự nảy sinh trong nền kinh tế thị trường. Cạnh
tranh đóng vai trị là động lực phát triển của nền kinh tế song nó chỉ làm đúng vai trị
của nó khi nó diễn ra một cách lành mạnh nghĩa là diễn ra một cách sịng phẳng, cơng
bằng và cơng khai.
Nhưng thị trường với sự cuốn hút ghê gớm của lợi nhuận thì mong mơi trường
cạnh tranh tồn tại một cách lành mạnh theo cơ chế như nó tự sinh ra là điều khơng
tưởng. Các hình thức khác của cạnh tranh xuất hiện trên thị trường theo những toan
tính thủ đoạn của các nhà kinh doanh phá vỡ môi trường cạnh tranh lành mạnh. Pháp
luật cạnh tranh ra đời nhằm bảo vệ môi trường cạnh tranh thơng qua việc kiểm sốt,
loại bỏ các hành vi cạnh tranh sai trái trên thị trường. Pháp luật cạnh tranh chia các
hành vi cạnh tranh sai trái theo hai hình thức: cạnh tranh khơng lành mạnh và thoả
thuận hạn chế cạnh tranh.

-8-



1.2.1.1 Cạnh tranh không lành mạnh
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh

12

.

Khái niệm trên nêu ra bốn tiêu chí để xác định hành vi cạnh tranh không lành
mạnh:
Thứ nhất, chủ thể hành vi là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế,
hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, các hiệp hội ngành nghề, cá nhân có đăng ký kinh
doanh13.
Thứ hai, hành vi đó là hành vi cạnh tranh: hành vi đó phải nhằm mục đích cạnh
tranh, nghĩa là phải đem lại những lợi ích nhất định cho doanh nghiệp thực hiện hành
vi, nếu khơng nhằm mục đích chính là cạnh tranh, hành vi đó khơng thuộc phạm vi
điều chỉnh của luật này.
Thứ ba, hành vi đó trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh:
các chuẩn mực về đạo đức kinh doanh là một vấn đề trừu tượng, khó giải thích và thật
sự nó cũng khơng được giải thích theo Luật cạnh tranh. Tuy nhiên, một cách chung
nhất chúng ta có thể hiểu những các chuẩn mực đạo đức, kinh doanh là những quy tắc
xử sự chung đã được chấp nhận rộng rãi và lâu dài trong hoạt động kinh doanh trên thị
trường. Đặc điểm này đòi hỏi cơ quan xử lý về hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh
phải có những hiểu biết và đánh giá sâu sắc về thực tiễn thị trường để phân định một
hành vi có đi ngược lại những quy tắc xử sự chung trong kinh doanh tại một thời điểm
nhất định hay khơng vì các quy tắc này có thể thay đổi theo thời gian tuỳ tình hình phát
triển thị trường.
Thứ tư, hậu quả củ
Như thế nào là thiệt hại và mức độ thiệt hại như thế nào thì bị xử lý, vấn đề này Luật

cạnh tranh không đưa ra. Dựa trên cách xây dựng luật và cách giải quyết hành vi cạnh
12

Khoản 4, Điều 3, Luật Cạnh tranh 2004

13

Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, Nguyễn Ngọc Sơn (2010), Giáo trình Luật cạnh tranh , NXB Đại học Quốc
gia Tp. Hồ Chí Minh, tr169.

-9-


tranh không lành mạnh, thiệt hại không phải nhất thiết đã xảy ra trên thực tế mà có thể
được tính ở dạng tiềm năng của hành vi14.
Luật cạnh tranh 2004 liệt kê một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh sau
đây: (1) Chỉ dẫn gây nhầm lẫn; (2) Xâm phạm bí mật kinh doanh; (3) Ép buộc trong
kinh doanh; (4) Gièm pha doanh nghiệp khác; (5) Gây rối hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp khác; (6) Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh; (7) Khuyến mại
nhằm cạnh tranh không lành mạnh; (8) Phân biệt đối xử của hiệp hội; (9) Bán hàng đa
cấp bất chính15. Các hành vi khác nếu không thuộc các trường hợp được liệt kê thì
khoản 4, Điều 3, Luật Cạnh tranh 2004 trở thành cơ sở để xác định liệu hành vi đó có
phải là hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không. Định nghĩa cạnh tranh khơng
lành mạnh cịn nhiều điều trừu tượng vì vậy, liệt kê các hành vi cạnh tranh không lành
mạnh là điều hợp lý để nhận diện, quản lý và kiểm soát các hành vi này trong thực tế,
đồng thời không bỏ qua định nghĩa chung để chúng ta có cơ sở giải quyết những hành
vi mới phát sinh trong thực tế.
1.2.1.2 Hạn chế cạnh tranh
Theo khoản 3 Điểu 3 Luật cạnh tranh 2004, Hành vi hạn chế cạnh tranh, là
hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao

gồm thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị
trí độc quyền và tập trung kinh tế.
Khái niệm trên đưa ra hai đặc điểm của hành vi hạn chế cạnh tranh:
Thứ nhất, chủ thể của hành vi là các doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp này đã có một sức mạnh thị trường nhất định (nhờ vị trí thống lĩnh
hoặc độc quyền trên thị trường) hoặc hướng đến việc hình thành sức mạnh trên thị
trường bằng các thoả thuận hoặc tập trung kinh tế16.
Thứ hai, mục đích là làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường. Nhờ
sức mạnh thị trường của mình hoặc do liên kết tạo thành, doanh nghiệp hoặc nhóm
14

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Pháp luật cạnh tranh và giải quyết tranh chấp
thương mại (2012), , NXB Hồng Đức, Hội Luật gia Việt Nam, tr73.
15

Điều 39 Luật cạnh tranh 2004.

16

Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, Nguyễn Ngọc Sơn, tlđd, tr25.

-10-


doanh nghiệp hướng đến việc loại bỏ đối thủ cạnh tranh, ngăn cản các đối thủ tiềm
năng gia nhập thị trường, làm giảm đi sức ép cạnh tranh và sau cùng hướng đến việc
bóc lột khách hàng17.
Pháp luật cạnh tranh Việt Nam điều chỉnh ba loại hành vi hạn chế cạnh tranh: (i)
thoả thuận hạn chế cạnh tranh; (ii) lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí
độc quyền; và (iii) tập trung kinh tế

Qua đó, ta có thể nhận thấy hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh khơng
lành mạnh có những khác biệt như sau:
Mục đích của hành vi: Hành vi hạn chế cạnh tranh nhằm mục đích làm
giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường trong khi đó hành vi cạnh tranh
khơng lành mạnh chỉ nhằm mục đích cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh với nhau,
khơng nhằm mục đích làm ảnh hưởng đến tiến trình cạnh tranh trên thị trường như
hành vi hạn chế cạnh tranh.
Cách xác định hành vi: đối với hành vi hạn chế cạnh tranh, cách xác định
và chứng minh để xác định một hành vi là hành vi hạn chế cạnh tranh hay khơng, có
phần phức tạp và khó xác định, do phải chứng minh thị phần, thị phần kết hợp, thị
trường liên quan, khả năng gây hạn chế cạnh tranh hoặc phải chứng minh thỏa thuận
ngầm của các doanh nghiệp. Đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, không cần
chứng minh các căn cứ trên như hành vi hạn chế cạnh tranh, chỉ cần chứng minh hành
vi có các dấu hiệu luật định.
-

Bản chất tác động của hành vi: hành vi hạn chế cạnh tranh có tác động

đến mơi trường cạnh tranh nói chung, ảnh hưởng tới nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh trên cùng thị trường, lĩnh vực. Hành vi hạn chế cạnh tranh có tác động lớn và
rộng trong nền kinh tế. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh thường chỉ có tác động
đến một hoặc một nhóm doanh nghiệp cụ thể nhằm giành một lợi ích nhất định.
Như vậy, xét về tính nguy hiểm thì hành vi hạn chế cạnh tranh nguy hiểm hơn
hẳn hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Do đó, luật cạnh tranh có sự điều chỉnh khác
nhau đối với hai loại hành vi này như xác định cơ quan quản lý, thời hạn điều tra, biện
pháp xử lý khác nhau. Các hành vi cạnh tranh sai trái dù có thể sử dụng nhiều cơng cụ
17

Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, Nguyễn Ngọc Sơn, tlđd, tr25.


-11-


khác nhau như giá, chất lượng, thông tin…. nhưng xét dưới góc độ pháp luật cạnh
tranh thì chỉ được phân loại theo hai hình thức này.
1.2.2 Các hành vi sử dụng giá vi phạm Luật cạnh tranh
Để tồn tại và phát triển, các nhà kinh doanh thường sử dụng nhiều chiến lược để
cạnh tranh. Chiến lược đó có thể dựa trên nhu cầu tiêu dùng, sự khác biệt hoá và về sản
phẩm… và đặc biệt là sử dụng giá để cạnh tranh. Có thể hiểu cạnh tranh về giá như
sau: các nhà kinh doanh có những lợi ích giống nhau trên cùng thị trường sử dụng yếu
tố giá cả là phương thức để ganh đua với nhau nhằm giành được lợi ích nhiều nhất về
phía mình.
Các hành vi sử dụng giá vi phạm Luật cạnh tranh không được quy định tập
trung trong Luật cạnh tranh 2004. Nghiên cứu các hành vi chịu sự điều chỉnh của Luật
cạnh tranh có trực tiếp sử dụng cơng cụ giá chỉ có thể thơng qua từng hành vi cụ thể
trong các hình thức vi phạm Luật cạnh tranh đã quy định. Các xác định hành vi theo
các hình thức cạnh tranh này cũng giúp chúng ta dễ dàng đánh giá được tính chất của
hành vi, cách thức chứng minh xử lý hành vi theo các lý luận chung đã tìm hiểu.
1.2.2.1 Các hành vi sử dụng giá để cạnh tranh không lành mạnh
Theo các hành vi cạnh tranh không lành mạnh được liệt kê theo Luật cạnh tranh
2004, các hành vi sau đây có thể sử dụng yếu tố giá:
-

Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh: Theo điểm a khoản 3

Điều 45 Luật cạnh tranh 2004, cấm doanh nghiệp đưa thông tin gian dối hoặc gây
nhầm lẫn cho khách hàng về giá. Đây là hành vi cố ý tạo ra những sản phẩm quảng cáo
chứa đựng thông tin không đúng hoặc mập mờ về yếu tố giá cả. Giá cả là một phần
thông tin để khách hàng phân biệt, lựa chọn các loại hàng hoá, dịch vụ cùng loại trên
thị trường. Trong trường hợp này, do bị nhầm lẫn về thông tin, người tiêu dùng khơng

có cơ hội đánh giá đúng đối tượng quảng cáo, các quyết định của người tiêu dùng sẽ
trở nên bất hợp lý, thậm chí sai lầm dẫn đến lãng phí. Hành vi này trực tiếp xâm phạm
đến quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng. Một ví dụ cụ thể cho hành vi này là
trường hợp của siêu thị điện máy MediaMart đăng quảng cáo bán sản phẩm máy xay
sinh tố Coex với giá 199.000 đồng vào giờ vàng (từ 10h đến 11h trong 3 ngày từ 10 12/9/2011) tại các hệ thống của MediaMart. Nhưng nhiều khách hàng đến vào giờ vàng
thì nhân viên hệ thống bắt buộc phải đợi đến 11h mới bán, chỉ bán với số lượng 10 cái
-12-


và chỉ khách hàng nào bốc thăm trúng thưởng mới được mua với giá đó, nếu bốc thăm
trúng thưởng thì phải mua với giá niêm yết. Hậu quả là nhiều khách hàng hiểu nhầm,
đến sớm chờ đợi hoặc mua hàng quá số lượng khuyến mãi và phải chịu giá cao18.
Trong trường hợp này, quảng cáo của MediaMart về chương trình bán giá thấp không
nêu đầy đủ thông tin, rất mập mờ vì theo cách hiểu thơng thường đối với nội dung đăng
quảng cáo đó, các khách hàng sẽ nghĩ chỉ cần đến vào thời gian quy định sẽ được mua
hàng với giá rẻ. Quảng cáo của MediaMart rõ ràng đã giấu đi thông tin cần thiết là cách
thức mua được giá rẻ phải qua bốc thăm. Hậu quả, của hành vi này có thể khơng đến
mức buộc khách hàng mua hàng hoá nhưng rõ ràng cũng đã làm cho khách hàng thiệt
hại về thời gian, công sức khi đánh giá khơng đúng thơng tin để suy đốn cơ hội mua
hàng của mình.
Khuyến mại nhằm cạnh tranh khơng lành mạnh: Theo khoản 2 Điều
46 Luật cạnh tranh 2004, cấm doanh nghiệp khuyến mại không trung thực hoặc gây
nhầm lẫn về hàng hố, dịch vụ để lừa dối khách hàng. Mục đích của hành vi này là
khiến khách hàng nhầm lẫn, tin theo thông tin khuyến mại sai lệch mà mua hàng hóa
hay sử dụng dịch vụ đó. Việc khuyến mại khơng trung thực này tác động đến tâm lý
“hám lợi” của người tiêu dùng, hay khách hàng mà khiến họ tiêu thụ nhiều hơn hàng
hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Đồng thời, việc khuyến mại sai lệch này cũng làm tác
động xấu đến đối thủ cạnh tranh, làm giảm mức tiêu thụ hàng hóa của đối thủ cạnh
tranh. Phương thức khuyến mại khơng trung thực về giá của hàng hóa sản phẩm, dịch
vụ phổ biến nhất là nâng giá hàng hóa, dịch vụ lên thật cao rồi đưa ra chiêu thức

khuyến mại giảm giá thật lớn như “giảm giá 50 – 70%” hay “đại hạ giá” hoặc giảm giá
lớn nhưng kèm theo là hàng hoá, dịch vụ chất lượng rất kém. Cụ thể như trường hợp
siêu thị điện máy Pico (Hà Nội) vào tháng 11/2012 trong dịp khai trương siêu thị thứ
năm, đã đưa ra chiêu khuyến mãi cực sốc "Giảm giá gần 50% sản phẩm tivi LCD
Sharp 32 inch" khiến hàng nghìn khách hàng tới mua sắm, chen lấn, xơ đẩy nhau để
nhanh chân vào được mua hàng tuy nhiên Pico không giảm 50% như quảng cáo mà chỉ
giảm khoảng 20% . Vì cách thời điểm khuyến mãi hai tuần, giá Pico niêm yết đối với

18

P.Thuý, “Mập mờ khuyến mại giờ vàng, MediaMart bị khách tố lừa đảo”, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam,

kiểm tra lần cuối vào ngày 12/7/2013.

-13-


mặt hàng này là 4.990.000 đồng/chiếc, nhưng đến khi khuyến mãi thì doanh nghiệp
nâng giá mặt hàng này với giá 6.990.000 đồng và thơng báo khuyến mãi 50%19.
Chính sách xử lý các hành vi này theo pháp luật cạnh tranh là phạt tiền và có thể
bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục sau đây:
tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả
tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm; buộc cải
chính cơng khai. Đặc biệt, trong các quy định của pháp luật cạnh tranh, mức xử phạt
nặng hơn được áp dụng khi các hành vi cạnh tranh này được áp dụng đối với các mặt
hàng lương thực, thực phẩm, trang thiết bị y tế, thuốc phòng và chữa bệnh cho người,
thuốc thú y chăn bón, thức ăn chăn ni, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật
nuôi và các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ20.
Ngồi các hành vi kể trên, với sức sáng tạo vô bờ bến của các nhà kinh doanh
phục vụ cho cuộc chiến tranh giành khách hàng, thu lợi nhuận trên thị trường thì khả

năng sẽ còn nhiều dạng hành vi sử dụng giá để cạnh tranh không lành mạnh. Lúc này
dù không được liệt kê trong luật cạnh tranh, khoản 4 điều 3 sẽ là cơ sở cho việc xác
định hành vi đó có phải là hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh hay không. Nhưng dễ
thấy một điều rằng, áp dụng khoản 4 Điều 3 là một điều vơ cùng khó khăn vì các dấu
hiệu xác định nên hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh đều rất trừu tượng và rất khó
xác định được mức độ rõ ràng.
1.2.2.2 Các hành vi sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh
Khác với quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh, việc sử dụng giá để
thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh quy định khá nhiều gồm có: (1) Thoả thuận ấn
định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; (2) Thoả thuận mua bán
hàng hoá, dịch vụ với mức giá đủ để doanh nghiệp không thể mở rộng thêm quy mô kinh
doanh; (3) Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán
lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng; (4) Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá

19

Lực Hoàng, “Pico giỡn mặt khách hàng với "chiêu" nâng cao giá rồi đại khuyến mãi”, Báo điện tử Giáo dục
Việt Nam, kiểm tra lần cuối vào ngày 12/7/2013.
20

Theo Điều 35, 36 Nghị định 120/2005/NĐ-CP.

-14-


thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh; (5) Định giá ngăn chặn sự gia nhập thị
trường của các đối thủ cạnh tranh mới.
(1) Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp
(khoản 1 Điều 8 Luật cạnh tranh2004)
Theo quy luật cạnh tranh, các doanh nghiệp trong cùng một ngành hàng sẽ cạnh

tranh với nhau vì mục đích tranh giành khách hàng cho mục tiêu cuối cùng là lợi
nhuận. Sử dụng công cụ là giá cả, sự cạnh tranh thường diễn ra theo hướng hạ giá bán
hoặc tăng cao giá mua và quyền lựa chọn của khách hàng sẽ tự nhiên được sinh ra.
Nhưng cũng vì mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận, các doanh nghiệp loại bỏ sức ép của
cạnh tranh bằng cách liên kết các đối thủ cạnh tranh với một chiến lược kinh doanh
thống nhất để cùng bóc lột khách hàng. Hành vi thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch
vụ nằm trong các hành vi liên kết loại bỏ cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ là việc các doanh nghiệp thống nhất
áp dụng một mức giá hoặc một cách thức tính giá chung khi mua, bán hàng hố, dịch
vụ với các khách hàng hoặc trao đổi thông tin về giá để tạo nên những phản ứng thống
nhất về giá hàng hoá, dịch vụ khi đàm phán với khách hàng 21. Các doanh nghiệp tham
gia thoả thuận là các đối thủ cạnh tranh với nhau trong cùng một ngành hàng, các sản
phẩm thường ở một cấp độ. Các thoả thuận về giá bán hàng hoá, dịch vụ, các doanh
nghiệp thường áp dụng mức giá cao hơn so với giá được hình thành trong mơi trường
có cạnh tranh, và ngược lại trong các thoả thuận về giá mua bán hàng hoá, dịch vụ, giá
mua hàng hoá, dịch vụ sẽ là thấp hơn giá cạnh tranh. Bản chất thoả thuận là làm cho
các đối thủ khơng cịn cạnh tranh về giá và dẫn đến việc khách hàng khơng cịn cơ hội
để lựa chọn mức giá tối ưu nữa mà theo sự sắp đặt của các doanh nghiệp.
Dấu hiệu đầu tiên để biết hành vi này đó là có sự thoả thuận hay nói cách khác
là có sự thống nhất về mặt ý chí của các doanh nghiệp về vấn đề ấn định giá. Sự thống
nhất ở đây thể hiện ở việc các doanh nghiệp cùng thực hiện hoặc hỗ trợ cho nhau cùng
thực hiện sự thoả thuận đó, và sẽ khơng có sự loại trừ cho trường hợp một doanh
nghiệp buộc phải làm theo các doanh nghiệp khác vì một sức ép nào đó. Vì khơng bao
giờ chứng minh được cho sự bị ép buộc nào mà nó đem lại lợi ích cho doanh nghiệp và
doanh nghiệp thực hiện hành vi có lợi cho mình mà chỉ vì sự ép buộc.
21

Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, Nguyễn Ngọc Sơn, tlđd, tr78.

-15-



Dấu hiệu thứ hai là mục đích của ấn định giá phải nhằm xoá bỏ cạnh tranh về
giá. Sự thoả thuận có liên quan đến giá nhưng khơng nhằm mục đích này thì sẽ khơng
được coi là thoả thuận hạn chế cạnh tranh. Các doanh nghiệp có thể bằng cách thoả
thuận trực tiếp hoặc gián tiếp thì kết quả cuối cùng của thoả thuận ấn định giá sẽ dẫn
đến không còn sự cạnh tranh về giá giữa các doanh nghiệp tham gia thoả thuận với
nhau. Cịn mức giá vơ lý đến thế nào để chứng minh cho mục đích xố bỏ cạnh tranh
thì Luật cạnh tranh khơng đề cập tới, vì vậy khơng cần phải chứng minh tính vơ lý của
mức giá.
Thoả thuận ấn định giá gây ra nhiều thiệt hại. Ngoài việc loại bỏ sự cạnh tranh
về giá, tước đoạt cơ hội của khách hàng được lựa chọn các mức giá cạnh tranh trên thị
trường; sâu xa hơn là nó xố bỏ đi động lực phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên,
không phải thoả thuận ấn định giá nào cũng bị cấm, Pháp luật cạnh tranh chỉ cấm các
thoả thuận hạn chế cạnh tranh khi các bên tham gia thoả thuận có thị phần kết hợp trên
thị trường liên quan từ 30% trở lên hoặc nằm trong các điều kiện sau đây: a) Hợp lý
hoá cơ cấu tổ chức, mơ hình kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh; b) Thúc đẩy
tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ; c) Thúc đẩy việc
áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản
phẩm; d) Thống nhất các điều kiện kinh doanh, giao hàng, thanh toán nhưng không liên
quan đến giá và các yếu tố của giá; đ) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp
nhỏ và vừa; e) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường
quốc tế.
Hành vi thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián
tiếp có những biểu hiện cụ thể được quy định tại Điều 14 nghị định 116/2005/NĐ-CP
như sau:
Thống nhất áp dụng giá đối với một số hoặc tất cả khách hàng: nghĩa
là các doanh nghiệp cùng áp dụng một mức giá cố định đối với một hoặc tất cả khách
hàng để khách hàng khơng có sự lựa chọn về giá. Thoả thuận này thường được áp dụng
đối với các sản phẩm đồng nhất về chất lượng. Mức giá được áp dụng đối với các

khách hàng là người tiêu thụ thường là mức giá cao hơn so với giá trị thực của sản
phẩm có khả năng đem lại siêu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Khi xảy ra trường hợp
thống nhất áp dụng giá đối với một khách khàng là người bán, đối tác kinh doanh, các

-16-


doanh nghiệp thường ấn định mức giá thấp nhất để các đối tác khơng có sự lựa chọn và
chịu lỗ.
-

Tăng giá hoặc giảm giá ở mức độ cụ thể: là việc doanh nghiệp cung

cộng thêm hoặc trừ đi một mức giá cả trên nền tảng giá cả sẵn có trước đó của hàng
hố, dịch vụ. Tăng giá thường được các doanh nghiệp thống nhât áp dụng để bóc lột
người tiêu dùng, và giảm giá thường được các doanh nghiệp thống nhất áp dụng để gây
khó khăn cho các đối thủ không cạnh tranh. Tăng giá hoặc giảm giá ở mức độ cụ thể
tuy không tạo một mặt bằng chung về giá như thoả thuận ấn định giá nhưng nó cũng
làm sai lệch đi các quy luật hình thành giá trên thị trường vì giá khơng cịn hình thành
theo quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu nữa, giá hình thành theo ý
chí của các nhà doanh nghiệp. Và như vậy, người tiêu thụ bỗng dưng bị bóc lột khi các
doanh nghiệp tăng giá; khi giảm giá người tiêu dùng được lợi nhất thời nhưng khiến
các doanh nghiệp không tham gia thoả thuận chơi vơi trong mớ hỗn độn của thị trường
không quy luật.
-

Áp dụng công thức tính giá chung:

Trong mỗi cơng thức tính giá, mỗi nhà sản xuất, kinh doanh tự tính chi phí
nguyên vật liệu, chi phí lưu thơng, chi phí quảng bá…và lợi nhuận thích hợp để tạo ra

mức giá cả phù hợp với thị trường. Mỗi cấu thành của giá cả của từng doanh nghiệp
khác nhau do khả năng quản lý, hoạt động của doanh nghiệp đó, vì vậy nó tạo nên
những màu sắc khác nhau về giá cả cho mỗi doanh nghiệp, và cũng tạo ra sự cạnh
tranh về giá của các doanh nghiệp. Đối với hành vi thoả thuận cùng áp dụng cơng thức
tính giá chung, các doanh nghiệp khơng dựa trên q trình sản xuất kinh doanh của
mình để tính giá mà hình thành mức giá chung đối với hàng hố, dịch vụ trong đó các
chi phí đã đẩy lên cao hoặc được cộng thêm để bóc lột khách hàng.
Khơng chiết khấu giá hoặc áp dụng mức chiết khấu thống nhất: chiết
khấu được hiểu là giảm một số phần trăm nhất định22, chiết khấu giá có thể được thực
hiện theo hai cách chiết khấu thương mại hoặc chiết khấu thanh toán. Chiết khấu
thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng
với khối lượng lớn, chiết khấu thanh toán là khoản tiền người bán giảm tiền cho người
22

Từ điển Tiếng Việt điện tử, tra
lần cuối ngày 12/7/2013.

-17-


mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng23. Chiết
khấu, thực chất là một hình thức khuyến mại với mục đích xúc tiến, tăng doanh thu, xả
hàng tồn, thu tiền nhanh… tại những thời điểm nhất định. Việc chiết khấu giá hay
không là quyền của doanh nghiệp, tuy nhiên tính chất hạn chế cạnh tranh của hành vi
này thể hiện ở việc các doanh nghiệp “thống nhất không chiết khấu giá” hoặc “cùng áp
dụng mức chiết khấu thống nhất”. Cả hai hành vi này thứ nhất loại trừ sự khác biết
trong việc xây dựng chính sách kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, từ đó hạn chế đi sự
cạnh tranh của các doanh nghiệp vì cạnh tranh được xây dựng trên sự khác biệt của
mỗi doanh nghiệp, thứ hai các hành vi này buộc khách hàng phải chịu mức giá cao,
khơng được hưởng lợi ích từ việc chiết khấu giá. Mặt khác khi số lượng doanh nghiệp

tham gia thoả thuận này lớn thì tạo ra sự nhầm lẫn về giá cả, vì khách hàng cho rằng đó
đã là mức giá hợp lý trên thị trường, khi đó các doanh nghiệp khơng tham gia thoả
thuận có áp dụng mức giá chiết khấu nhiều hơn thì cũng dễ gây nghi ngờ cho khách
hàng về sự gian lận nào đó đối với sản phẩm ví dụ như hàng giả, hàng kém chất
lượng…Điều này rõ ràng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.
- Duy trì tỷ lệ cố định về giá của các sản phẩm liên quan:
Trong hoạt động cạnh tranh lành mạnh, giá của các sản phẩm liên quan sẽ thay
đổi lên xuống trong mối tương quan với nhau nhờ vào những nỗ lực kinh doanh của
từng doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó. Tuy nhiên với việc áp dụng hành
vi thoả thuận duy trì tỷ lệ cố định về giá, các doanh nghiệp khơng cịn thiết tha với các
nổ lực kinh doanh để thay đổi giá cả sản phẩm theo hướng tích cực nhằm thu hút khách
hàng nữa. Thay vào đó, các doanh nghiệp đặt ra mức giá cao hơn thực tế và chấp nhận
tỉ lệ về giá hiện tại vì nó đã đủ để đem lại một khoản lợi nhuận cao cho họ rồi. Hành vi
này hướng đến việc bóc lột khách hàng. Tính chất hạn chế cạnh tranh được thể hiện ở
chỗ này và vì vậy đây là một hành vi bị cấm theo Luật cạnh tranh 2004.
- Dành hạn mức tín dụng cho khách hàng
Khái niệm hạn mức tín dụng được sử dụng trong lĩnh vực ngân hàng với ý nghĩa
“là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời hạn nhất định mà tổ chức tín
dụng và khách hàng đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng” 24. Tương tự, trong hoạt
23

Theo mục 2.2 Thông tư 89/2002/TT-BTC.

24

Khoản 7 Điều 3 Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN.

-18-



động kinh doanh thương mại thông thường, dành hạn mức tín dụng cho khách hàng
được hiểu là người bán dành cho người mua tối đa một khoản dư nợ trong một khoảng
thời hạn nhất định. Tuy không trực tiếp liên quan đến giá nhưng hành vi này góp phần
hỗ trợ cho sự so sánh về ưu thế giá cả của mỗi doanh nghiệp vì vậy đây được xem là
một trong những hình thức của thoả thuận giá. Mục đích của hành vi này là để thu hút
khách hàng và giữ chân khách hàng. Đương nhiên nếu từng doanh nghiệp đưa ra chiến
lược này thì khơng bị pháp luật cấm, nhưng với một số lượng doanh nghiệp nhất định
trong ngành thống nhất cùng dành hạn mức tín dụng cho khách hàng, sẽ gây khó khăn
cho các doanh nghiệp khác, đặc biệt các doanh nghiệp tiềm lực cịn yếu khơng đủ tài
chính để có thể dành một hạn mức tín dụng cho khách hàng. Hơn nữa, sự thoả thuận
của các doanh nghiệp cho thấy ý đồ đẩy các doanh nghiệp còn yếu ra khỏi thị trường,
vì mỗi doanh nghiệp có thể dựa vào nguồn lực tài chính, chiến lược để đề ra chính sách
này để thu lợi về phía mình, cùng nhau hoặc có khả năng hỗ trợ cho nhau cùng thực
hiện hành vi này cho thấy mục đích khơng trong sáng của các doanh nghiệp. Vì khả
năng gây thiệt hại, làm mất cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp khác, hành vi này
bị pháp luật cạnh tranh cấm.
- Không giảm giá nếu không thông báo cho cho các thành viên khác của thoả
thuận
Hành vi này chứng tỏ một doanh nghiệp chỉ giảm giá khi có sự thơng báo đến
các thành viên khác. Giảm giá là chiến lược thu hút khách hàng của doanh nghiệp.
Trên thương trường, các chiến lược và thơng tin là vũ khí đem lại những lợi thế cạnh
tranh nhất định cho mỗi doanh nghiệp vì vậy các doanh nghiệp thường giữ kín các
chíến lược của mình cũng như các thơng tin về thị trường có liên quan cho đến khi thực
hiện . Tuy nhiên, hành vi này lại xố đi cái lẽ thơng thường đó, các doanh nghiệp thông
báo cho nhau các thông tin chiến lược của mình, điều đó chứng tỏ cho cái bắt tay của
doanh nghiệp nhằm xoá bỏ cạnh tranh trên thị trường, cùng hướng đến việc bóc lột
khách hàng. Vì tính chất hạn chế cạnh tranh đó, Luật cạnh tranh cấm hành vi này.
- Sử dụng mức giá thống nhất tại thời điểm các cuộc đàm phán về giá bắt đầu
Trong mỗi cuộc đàm phán về giá, giá cả ban đầu được các bên đưa ra có vai trị
quan trọng trong việc đánh giá về khả năng, nhu cầu của đối tác. Và thơng qua giá cả

ban đầu, các bên có thể đánh giá được thơng tin giá cả ngành hàng đó của thị trường.
Khi các doanh nghiệp nếu thoả thuận sử dụng mức giá thống nhất tại thời điểm các
-19-


cuộc đàm phán về giá bắt đầu, thì mức giá thống nhất đưa ra thường có lợi cho các
doanh nghiệp (giá cao nếu các doanh nghiệp tham gia thoả thuận đóng vai trị người
bán, và giá thấp nếu các doanh nghiệp này đóng vai trị người mua). Với mức giá đưa
ra đàm phán chung, nó gây nhiễu thơng tin cho khách hàng, làm họ lầm tưởng rằng đó
là mức giá chung của thị trường. Đánh giá sai thơng tin có thể đem lại cho họ những
thiệt hại nhất định trong cuộc đàm phán về giá.
(2)

Thoả thuận mua bán hàng hoá, dịch vụ với mức giá đủ để doanh

nghiệp không tham gia thoả thuận không thể mở rộng thêm quy mô kinh doanh
(điểm b, khoản 2 Điều 19 Nghị định 116/2005/NĐ-CP)
Đây cũng là hành vi thể hiện sự liên kết của doanh nghiệp dưới hình thức thoả
thuận, nhưng đối tượng tác động được xác định rõ ràng là doanh nghiệp khác. Tính
chất hạn chế cạnh tranh thể hiện ở chỗ ngăn không cho các doanh nghiệp khác mở rộng
thêm quy mô nghĩa rằng bằng công cụ giá các doanh nghiệp đã tạo ra những rào cản
ngăn việc gia nhập thị trường liên quan của một doanh nghiệp khác.
Dấu hiệu nhận biết của hành vi trên:
Thứ nhất, có sự thoả thuận ngăn cản một doanh nghiệp mở rộng kinh doanh.
Giống như thoả thuận ấn định giá, thoả thuận này cũng là sự thống nhất cùng hành
động của các doanh nghiệp tham gia.
Thứ hai, phương thức thực hiện là thống nhất mua, bán hàng hố với giá đủ để
doanh nghiệp khơng tham gia thoả thuận không thể tham gia thị trường liên quan. Trên
thực tế, các doanh nghiệp tham gia thoả thuận sẽ thống nhất tăng giá mua tăng và giảm
giá bán, chấp nhận giảm lợi nhuận mục đích để các doanh nghiệp khác cảm thấy khó

khăn và thị trường khơng cịn hấp dẫn nữa trong việc đầu tư và kiếm lợi nhuận trong
lĩnh vực kinh doanh này, nhờ vậy mà bảo toàn vị thế của các doanh nghiệp thoả thuận
trong hiện tại. Còn vấn đề về cơ chế xác định mức giá mua, bán hàng hố, dịch vụ đủ
để doanh nghiệp khơng thể tham gia thị trường liên quan thì chưa được pháp luật cạnh
tranh giải quyết. Nhưng có thể thấy sự thoả thuận về giá ở đây khác với sự thoả thuận
ấn định giá ở trên. Vì sự thoả thuận giá ở đây không phải là một mức giá nhất định,
hoặc khơng phải duy trì một tỷ lê chung giữa các giá của doanh nghiệp, mà tuỳ từng
trường hợp mỗi doanh nghiệp trong nhóm tham gia thoả thuận áp dụng một mức giá
mua, bán đủ để các doanh nghiệp không thể mở rộng thêm quy mơ kinh doanh.giảm
tính hấp dẫn của thị trường.
-20-


Thứ ba, đối tượng của hành vi là ngăn cản là các doanh nghiệp có nhu cầu mở
rộng thị trường liên quan nhưng khơng tham gia thoả thuận. Đây có thể là doanh
nghiệp đã tham gia kinh doanh trong cùng một ngành hàng với các doanh nghiệp tham
gia thoả thuận và bây giờ muốn mở rộng kinh doanh. Trong trường hợp này, sẽ có chút
mâu thuẫn bởi hậu quả mà các doanh nghiệp thoả thuận đem lại chỉ là làm cho doanh
nghiệp khác không thể mở rộng được kinh doanh trong khi doanh nghiệp đó vẫn tồn tại
và các doanh nghiệp tham gia thoả thuận vẫn chấp nhận giảm lợi nhuận, vậy thì thời
gian thực hiện thoả thuận sẽ là bao lâu? Ở đây có thể giải thích sự thoả thuận ở đây là
ngăn chặn doanh nghiệp đó mở rộng kinh doanh trong một cơ hội thuận lợi. Sau đó,
cho dù thoả thuận đã bị xố bỏ thì cơ hội đã qua, có thể ý định mở rộng kinh doanh của
doanh nghiệp khác cũng chấm dứt. Đối tượng tác động thứ hai là doanh nghiệp chưa
kinh doanh trong lĩnh vực này nhưng muốn mở rộng sang hướng kinh doanh này.
Trường hợp này, hành vi trên đã tạo ra những thông tin giá cả khơng chính xác, khiến
cho nhà doanh nghiệp khơng cịn mở rộng kinh doanh nữa.
(3)
Bán hàng hố, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ
đối thủ cạnh tranh

Khác với các hành vi (1) và (2) là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, hành vi này là
một dạng hành vi lạm dụng vị tri thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền được
quy định tại Điều 13 Luật cạnh tranh 2004.
Theo lý thuyết kinh tế thơng thường, nhà kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận thông
qua sự chênh lệch của đầu ra và đầu vào, nghĩa rằng giá bán ra phải cao hơn các nguồn
chi phí đầu tư vào hàng hố, dịch vụ. Tuy nhiên, vì mục đích cạnh tranh, doanh nghiệp
hoặc nhóm doanh nghiệp có thể bán hàng hố, cung ứng dịch vụ với giá bán ra cịn
thấp hơn cả chi phí đầu tư trong một thời gian dài nhất định trong điều kiện kinh doanh
bình thường. Việc này dẫn đến các đối thủ cạnh tranh khác phải chịu tình trạng so sánh
giá trong một thời gian dài, nếu đối thủ cạnh tranh đó giữ ngun giá thì sẽ khơng tiêu
thụ được sản phẩm nhưng muốn sản phẩm của mình tiêu thụ được thì phải hạ giá bán
theo các doanh nghiệp khác và chấp nhận chịu lỗ. Trong tiềm lực kinh tế không đủ
mạnh, sự nghiệp kinh doanh của đối thủ cạnh tranh sẽ phải bị tiêu diệt. Sau khi hồn tất
mục đích ngăn cản hoặc loại bỏ, doanh nghiệp sẽ tăng giá một cách đáng kể nhằm bù
đắp lại các khoản lỗ và các khoản lợi nhuận đã bỏ qua bởi mức độ cạnh tranh trên thị
trường đã bị giảm.
-21-


×