Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Một số biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật việt nam và pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ

NGUYỄN THẾ HÀ

MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÝ VIỆC KHÔNG THỰC HIỆN ĐÚNG
HỢP ĐỒNG. SO SÁNH GIỮA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
CHUYÊN NGÀNH LUẬT QUỐC TẾ

TP.HCM, 2012


TRƢỜNG ĐẠI HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÝ VIỆC KHÔNG THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNG.
SO SÁNH GIỮA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THẾ HÀ
KHÓA: 2008 - 2012
MSSV: 0855050048
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. ĐỖ THỊ MAI HẠNH

TP.HỒ CHÍ MINH, 2012



LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, do chính trí tuệ và sự nỗ lực
của bản thân. Kết quả nghiên cứu chưa được ai cơng bố trong bất cứ cơng trình nào khác.

TP.Hồ Chí Minh, ngày ... tháng ... năm 2012
Sinh viên thực hiện

NGUYỄN THẾ HÀ


LỜI CÁM ƠN
Trong q trình hồn thành khóa luận, tơi đã nhận được sự giúp đỡ từ nhiều người, và
khóa luận khơng thể hồn thành nếu thiếu những sự đóng góp này. Tơi xin bày tỏ lịng
biết ơn sâu sắc đối với những người đã dành cho tôi sự giúp đỡ quý báu.
Tôi biết ơn sâu sắc Tiến sỹ Đỗ Thị Mai Hạnh - Tổ trưởng bộ môn tư pháp quốc tế, Khoa
Quốc tế, Đại học luật TP.HCM. Cô đã tận tình hướng dẫn tơi ngay từ những bước đầu khi
tiến hành nghiên cứu, chọn lọc, phát triển ý tưởng và đưa ra những nhận xét, phản hồi
cho khóa luận.
Tơi chân thành cám ơn PGS.TS Đỗ Văn Đại, Quyền Trưởng khoa Dân sự, Đại học luật
TP.HCM. Những cơng trình nghiên cứu, sách chuyên khảo của Thầy là niềm cảm hứng
cho tôi đi sâu vào nghiên cứu, so sánh với pháp luật Pháp. Thầy cũng hướng dẫn tôi lựa
chọn phạm vi nghiên cứu phù hợp với yêu cầu của khóa luận.
Cám ơn rất nhiều Thầy, Cô khác của trường Đại học luật TP.HCM đã động viên, khuyến
khích, giúp đỡ trong thời gian hồn thành khóa luận, đặc biệt là ThS.Vũ Duy Cương,
Giáo viên Chủ nhiệm lớp QT33A.
Ngồi ra, tơi cịn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ TS.LS Nguyễn Mạnh Bách,
LS.Nguyễn Ngọc Bích (Master of Harvard), LS.Trần Minh Phương. Nhờ sự tận tình chỉ
bảo và cho phép tơi tiếp xúc với những hồ sơ vụ việc đã giúp cho khóa luận rút ra những
bài học từ thực tiễn.Tôi không thể khơng cám ơn sự hỗ trợ rất lớn từ phía gia đình và bạn

bè.
Do hạn chế kinh nghiệm trong cơng tác nghiên cứu khoa học nên khóa luận khơng tránh
khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của mọi người để khóa
luận được hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.

NGUYỄN THẾ HÀ


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trong bài nghiên cứu này, một số từ viết tắt dùng trong nhiều phần được ghi dưới đây.
Ngồi ra trong mỗi phần có một vài chữ tắt nhất định và chỉ ghi trong các chương ấy.

BLDS 2005

Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam

LTM 2005

Luật thương mại số 36/2005/QH11 của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam

BLDS Pháp

Bộ luật dân sự của Cộng hòa Pháp phiên bản năm 2005


MỤC LỤC
Trang

PHẦN MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG........................................................................................................5
DẪN NHẬP ................................................................................................................... 5
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÝ VIỆC KHÔNG THỰC HIỆN ĐÚNG
HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT PHÁP ...................................9
1.1 Khái quát về hệ thống pháp luật Pháp ......................................................................9
1.2 Một số biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng .............................. 12
1.2.1 Biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng ........................................................... 12
1.2.1.1 Khái quát về biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng ...................................13
1.2.1.2 Điều kiện áp dụng biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng .......................... 14
1.2.1.3 Ngoại lệ của biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng ...................................16
1.2.1.4 Nâng cao tính khả thi của biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng bằng chế tài
......................................................................................................................................18
1.2.2 Yêu cầu bồi thường thiệt hại ............................................................................... 19
1.2.2.1 Khái quát về biện pháp yêu cầu bồi thường thiệt hại .......................................19
1.2.2.2 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại...........................................21
1.2.2.3 Những loại thiệt hại được bồi thường .............................................................. 26
1.2.2.4 Xác định giá trị bồi thường thiệt hại.................................................................28
1.2.2.5 Phân biệt bồi thường thiệt hại với phạt vi phạm .............................................. 32
1.2.3.Hủy bỏ hợp đồng .................................................................................................34
1.2.3.1.Khái quát về biện pháp hủy bỏ hợp đồng ......................................................... 34
1.2.3.2 Điều kiện áp dụng biện pháp hủy bỏ hợp đồng ................................................ 35
1.2.3.3 Hệ quả của việc áp dụng biện pháp hủy bỏ hợp đồng ......................................40
1.3 Mối quan hệ giữa buộc thực hiện đúng hợp đồng, yêu cầu bồi thường thiệt hại và hủy
bỏ hợp đồng ................................................................................................................. 41


CHƢƠNG 2. SO SÁNH, ĐÁNH GIÁ VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆC HỒN
THIỆN CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ VIỆC KHƠNG THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP
ĐỒNG TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM ............................................................. 44

2.1 Kiến nghị về kỹ thuật lập pháp ............................................................................... 44
2.1.1 Lựa chọn thuật ngữ "biện pháp xử lý" thay cho thuật ngữ "trách nhiệm dân sự" và
"chế tài" ........................................................................................................................ 44
2.1.2 Thống nhất văn bản pháp luật quy định các biện pháp xử lý việc không thực hiện
đúng hợp đồng .............................................................................................................. 46
2.1.3 Tập trung đầy đủ các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong
một mục ........................................................................................................................ 47
2.2.So sánh, kiến nghị về một số biện pháp biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng
hợp đồng cụ thể ............................................................................................................49
2.2.1 Biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng ........................................................... 49
2.2.1.1 Bổ sung khái niệm về "buộc thực hiện hợp đồng" ...........................................49
2.2.1.2 Sự cần thiết của quy định về "Thư hối thúc" .................................................... 50
2.2.1.3 Phân biệt nghĩa vụ thành "nghĩa vụ theo kết quả" và "nghĩa vụ theo nỗ lực và khả
năng cao nhất" .............................................................................................................. 52
2.2.1.4 Xây dựng nguyên tắc ưu tiên áp dụng và ngoại lệ đối với biện pháp buộc thực
hiện đúng hợp đồng ......................................................................................................53
2.2.1.5 Bổ sung chế tài kèm theo nhằm nâng cao tính khả thi của biện pháp buộc thực
hiện đúng hợp đồng ......................................................................................................55
2.2.2 Yêu cầu bồi thường thiệt hại ............................................................................... 57
2.2.2.1 "Lỗi" là yếu tố không thể thiếu trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm
hợp đồng ....................................................................................................................... 57
2.2.2.2.Bổ sung quy định về khoản lợi trực tiếp bị mất ............................................... 60
2.2.2.3 Yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm là hai biện pháp khác nhau ......62
2.2.3 Quy định rõ ràng điều kiện áp dụng biện pháp hủy bỏ hợp đồng ....................... 65


2.3 Mối quan hệ giữa buộc thực hiện đúng hợp đồng, yêu cầu bồi thường thiệt hại và hủy
bỏ hợp đồng .................................................................................................................. 68
PHẦN KẾT LUẬN .....................................................................................................71



PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Hợp đồng là một chế định quan trọng trong hệ thống pháp luật, được nhiều văn bản pháp
lý điều chỉnh. Chế định này bao gồm những quy định về khái niệm, hiệu lực bắt buộc của
hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên, vấn đề vi phạm hợp đồng và những biện pháp
xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng. Đây là một chủ đề đã được nghiên cứu từ lâu,
toàn diện trên tất cả khía cạnh, được thể hiện qua rất nhiều cơng trình khoa học, bài báo,
sách chun khảo viết về lĩnh vực hợp đồng.
Nội dung của hợp đồng theo pháp luật Việt Nam, các biện pháp xử lý việc không thực
hiện đúng hợp đồng được điều chỉnh bởi hai văn bản pháp lý chủ yếu là Bộ luật Dân sự
2005 (BLDS 2005) và Luật Thương mại 2005 (LTM 2005). Theo đánh giá của nhiều luật
gia, quy định về vấn đề này cịn tồn tại nhiều điểm thiếu sót, hạn chế, vì vậy ảnh hưởng
khơng nhỏ đến q trình nghiên cứu và áp dụng trên thực tiễn. Trong bối cảnh Nhà nước
thúc đẩy cải cách tư pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, việc hoàn thiện những quy định của pháp luật về vấn đề này
được đặt ra một cách cấp thiết.
Tại Việt Nam, phần lớn các cơng trình nghiên cứu chỉ tập trung trong một vài biện pháp
xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng như buộc bồi thường thiệt hại, hủy bỏ hợp
đồng..., và thiếu hẳn những cơng trình nghiên cứu mang tính khái qt và tồn diện. Năm
2010, PGS.TS Đỗ Văn Đại có một cơng trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ được in thành
sách mang tên “Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật
Việt Nam”. Cơng trình nghiên cứu này có nội dung nghiên cứu khá tồn diện, đầy đủ cho
người đọc có thể khái quát được các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật. Bên
cạnh đó, tác giả cịn đưa ra vài so sánh với pháp luật các nước, đặc biệt là Pháp nhằm
khuyến nghị, góp ý hồn thiện hơn hệ thống pháp luật Việt Nam.
Tác giả đã nhận thấy được việc nghiên cứu, so sánh pháp luật các nước trên thế giới đóng
vai trị rất quan trọng, là "con đường" nhanh chóng và hiệu quả nhằm hoàn thiện pháp
1



luật Việt Nam, tránh được rủi ro và hạn chế việc ban hành những quy định không phù
hợp với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, để có thể đóng góp cho lĩnh vực lập pháp rất cần
có những cơng trình nghiên cứu, so sánh, kế thừa các cơng trình nghiên cứu của các nhà
luật học trên thế giới. Những kiến thức về pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngồi,
kết hợp với trình độ ngoại ngữ nhất định mới có thể đem lại những kinh nghiệm giá trị
góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam.
Do vậy, kế thừa và tiếp tục phát huy tinh thần và giá trị của cơng trình “Các biện pháp xử
lý việc khơng thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam” của PGS.TS Đỗ Văn
Đại, tác giả mở rộng việc nghiên cứu và so sánh quy định giữa hai quốc gia Pháp và Việt
Nam về biện pháp xử lý nhằm tìm ra những điểm tiến bộ có thể được nhà làm luật Việt
Nam tham khảo, phục vụ cho việc hoàn thiện pháp luật.
2.Mục tiêu và đối tƣợng nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu đề tài trước hết nghiên cứu pháp luật của Pháp về các biện pháp xử
lý việc không thực hiện đúng hợp đồng, sau đó so sánh, đánh giá những ưu và nhược
điểm với pháp luật của Việt Nam về vấn đề này. Trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị
nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong
pháp luật Việt Nam và Pháp.
3.Tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu chuyên sâu về các biện pháp xử lý việc không thực hiện
hợp đồng còn khá hạn chế, thể hiện qua số lượng các bài nghiên cứu rất ít. Ngồi ra, đa
số những cơng trình này chỉ tập trung vào từng mảng rời rạc của vấn đề, thiếu tính khái
quát và thống nhất. Điển hình như bài viết của hai luật gia Đỗ Văn Đại và Đỗ Văn Hữu
về biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam; trong đó phân tích
quy định hiện hành của pháp luật, đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao tính khả thi của

2



biện pháp trên.1 Hoặc nghiên cứu về biện pháp bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
của TS.Dương Anh Sơn, chỉ tập trung phân tích yếu tố lỗi và mức bồi thường thiệt hại. 2
Hơn nữa, việc so sánh chế định này giữa pháp luật Việt Nam và các nước chưa được
quan tâm đúng mức, hầu như chưa có cơng trình nào viết về vấn đề này.
4.Phạm vi nghiên cứu
Đối với quy định trong pháp luật Việt Nam, tác giả chỉ tập trung vào một số biện pháp xử
lý áp dụng đối với hợp đồng dân sự và thương mại, được quy định trong Bộ luật Dân sự
2005 và Luật thương mại 2005, bao gồm buộc thực hiện đúng hợp đồng, buộc bồi thường
thiệt hại, đơn phương chấm dứt và hủy bỏ hợp đồng.
Đối với quy định của Pháp, tác giả tập trung nghiên cứu về những biện pháp tương đồng
quy định trong Bộ luật dân sự Pháp phiên bản 2005 theo bản dịch của Nhà Pháp luật Việt
- Pháp và một số bản án của tòa án Pháp.
5.Phƣơng pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Marx-Lenin, tiếp cận trên phương diện lí
luận và thực tiễn quy định của pháp luật về vấn đề nghiên cứu, đề tài được nghiên cứu
trên cơ sở tài liệu tham khảo được thu thập, tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau như giáo
trình, tạp chí chun ngành, cơng trình nghiên cứu, bình luận khoa học... Đề tài kết hợp
phương pháp phân tích và tổng hợp, so sánh, đánh giá nhằm đưa ra những kiến nghị cụ
thể.
6.Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Không thể phủ nhận rằng so sánh pháp luật nước ngoài về vấn đề được nghiên cứu mang
lại những kinh nghiệm to lớn trong cơng tác hồn thiện pháp luật. Khi nghiên cứu và so
sánh pháp luật của Pháp với Việt Nam, tác giả đã rút ra một số điểm tiến bộ và hạn chế
trong quy định của BLDS Pháp lẫn BLDS 2005, LTM 2005. Trên cơ sở nghiên cứu đó
1

Đỗ Văn Đại - Đỗ Văn Hữu, Buộc thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam, Hội thảo "Không thực hiện
đúng hợp đồng trong pháp luật thực định Việt Nam" (2010)
2
TS.Dương Anh Sơn, Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, Hội thảo "Không thực hiện đúng hợp đồng trong

pháp luật thực định Việt Nam" (2010)

3


đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định "biện pháp xử lý việc không thực hiện
đúng hợp đồng" trong pháp luật Việt Nam.

4


PHẦN NỘI DUNG
DẪN NHẬP
Quan hệ hợp đồng là quan hệ phổ biến trong đời sống xã hội được hình thành từ rất sớm.
Do đó, cổ luật Việt Nam từ thời phong kiến đã có những quy định điều chỉnh quan hệ
hợp đồng. Điển hình như "Quốc triều Hình luật" (thường được gọi là Bộ luật Hồng Đức)
được ban hành vào khoảng giữa thế kỷ XV đã có những quy định về hợp đồng mua bán,
cầm cố và thuê mướn ruộng đất.3 Hợp đồng đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh
tế của cá nhân lẫn xã hội vì nó là hình thức pháp lý cơ bản của việc trao đổi hàng hóa, là
một trong những phương tiện pháp lý chủ yếu để cá nhân, tổ chức trao đổi lợi ích nhằm
thỏa mãn các nhu cầu nhân sinh.4
Vì vậy, hợp đồng được xem là một công cụ hữu hiệu mang lại lợi ích hợp pháp mà các
bên mong muốn (Điều 123 BLDS 2005) bằng việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền
và nghĩa vụ giữa các bên (Điều 388 BLDS 2005). Do đó, để có thể đạt được mục đích
của mình thì các bên phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình phát sinh từ hợp đồng.
Để bảo vệ ý chí của các bên giao kết, pháp luật các nước đều quy định hợp đồng có hiệu
lực bắt buộc, chẳng hạn luật Việt Nam quy định “cam kết, thỏa thuận hợp pháp có hiệu
lực bắt buộc thực hiện đối với các bên và phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác
tôn trọng” (Đoạn 3 điều 4 BLDS 2005) hay pháp luật Pháp cũng quy định tương tự “hợp
đồng được giao kết hợp pháp có giá trị là luật đối với các bên giao kết” (Đoạn 1 điều

1134 BLDS Pháp). Như vậy, hiệu lực của hợp đồng được pháp luật tôn trọng và bảo vệ,
các bên phải tuân thủ và thực hiện hợp đồng một cách nghiêm chỉnh và thiện chí.
Tuân thủ hiệu lực của hợp đồng, người có nghĩa vụ “phải thực hiện nghĩa vụ của mình
đúng cam kết” (Điều 283 BLDS 2005), nghĩa là các bên phải thực hiện “đúng thời hạn”
(Điều 285 BLDS 2005), đối với nghĩa vụ giao vật đặc định phải giao “đúng vật đó và

3

/>BB.AFu_v.C3.A0_h.E1.BB.A3p_.C4.91.E1.BB.93ng (truy cập ngày 15/05/2012)
4
Nguyễn Minh Hùng, Luận án Tiến sỹ Luật học: Hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam
(2010), tr.1

5


đúng tình trạng như đã cam kết” (Điều 289 BLDS 2005), “đúng địa điểm và phương thức
đã thỏa thuận” (Điều 290 BLDS 2005) và đối với nghĩa vụ thực hiện cơng việc phải
“thực hiện đúng cơng việc đó” (Điều 291 BLDS 2005).
Luật của Pháp cũng quy định người có nghĩa vụ phải giao đúng vật đã cam kết (Điều
1243 BLDS Pháp), giao vật đúng địa điểm đã thỏa thuận (Điều 1247 BLDS Pháp) và
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ (Điều 1244 BLDS Pháp). Tuy nhiên, luật của Pháp đã mở rộng
việc thực hiện nghĩa vụ của các bên phải “theo yêu cầu của nguyên tắc công bằng, theo
tập quán hay theo quy định của pháp luật” (Điều 1135 BLDS Pháp) như nghĩa vụ cung
cấp thông tin, chỉ dẫn, cảnh báo cho khách hàng về hàng hóa... Điều này có thể được lý
giải theo học thuyết của phái xã hội, tiêu biểu là Luật gia Duguit vào thế kỷ XIX như sau:
“tơn trọng ý chí của các bên giao kết, nhưng cũng cần chú trọng vào quyền lợi chung của
xã hội bởi vì nếu các cá nhân được hồn tồn tự do, tình trạng này sẽ đưa đến kết quả bất
cơng cho những người yếu thế”.5
Việc quy định chặt chẽ quyền và nghĩa vụ của các bên vẫn chưa đủ để điều chỉnh quan hệ

hợp đồng một cách hiệu quả vì vẫn có những trường hợp khơng mong đợi có thể xảy ra
như không thực hiện, chậm thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trong hợp
đồng. Do vậy, pháp luật các nước đã dự đoán trước vấn đề “vi phạm hợp đồng”. Pháp
luật Việt Nam quy định là "việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật
này” (khoản 12 Điều 3 LTM 2005). Tuy nhiên, thuật ngữ “vi phạm hợp đồng” chưa bao
quát hết các tình huống xảy ra trong thực tế6, chẳng hạn một bên thực hiện hợp đồng sau
thời điểm thỏa thuận, đây là trường hợp chậm thực hiện, khơng được đề cập trong quy
định trên. Ngồi ra, sử dụng thuật ngữ “vi phạm hợp đồng” không phù hợp trong trường
hợp một bên không thực hiện được hợp đồng do lỗi của đối phương hoặc do nguyên nhân
bất khả kháng.
5

Vũ Văn Mẫu, Việt Nam Dân luật lược khảo - quyển 2: Nghĩa vụ và khế ước, Bộ quốc gia giáo dục xuất bản
(1963), tr.84
6
TS.Đỗ Văn Đại, Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng, Nhà xuất bản chính trị quốc gia (2010),
tr.26

6


BLDS Pháp sử dụng thuật ngữ “không thực hiện nghĩa vụ”, điển hình như quy định tại
Điều 1142 “nếu người có nghĩa vụ khơng thực hiện nghĩa vụ”, Điều 1144 “người có
nghĩa vụ khơng thực hiện cơng việc đã thỏa thuận” và Điều 1146 “người có nghĩa vụ chỉ
phải bồi thường thiệt hại nếu đã được yêu cầu mà vẫn không thực hiện nghĩa vụ”. Khái
niệm “không thực hiện nghĩa vụ” không chỉ bao gồm hành vi không thực hiện mà cịn
hành vi thực hiện trễ hạn hoặc khơng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ phát sinh từ hợp
đồng.7
Để tìm ra một thuật ngữ chính xác nhất, việc tham khảo các văn bản pháp lý quốc tế về

hợp đồng hiện nay là một việc làm cần thiết. Bộ nguyên tắc Unidroit và Bộ nguyên tắc
châu Âu về hợp đồng không sử dụng thuật ngữ “vi phạm hợp đồng” (breach of contract),
mà thay vào đó là thuật ngữ khác mang tính trung lập “khơng thực hiện đúng hợp đồng"
(non-performance of contract).8
Như vậy, thuật ngữ “không thực hiện đúng hợp đồng” sẽ được định nghĩa như sự thiếu
sót của một trong các bên trong khi thực hiện nghĩa vụ, và các trường hợp không thực
hiện đúng hợp đồng phổ biến như chậm thực hiện hợp đồng so với thời hạn đã ấn định;
thực hiện không đúng hợp đồng về số lượng, chất lượng hay địa điểm; chỉ thực hiện một
phần nghĩa vụ; hoặc khơng thực hiện tồn bộ nghĩa vụ. Ngồi ra, trước khi thời hạn thực
hiện nghĩa vụ đến, người có nghĩa vụ tun bố bằng lời nói hoặc thơng qua hành động thể
hiện rằng họ sẽ không thực hiện hợp đồng, trường hợp này được xem là "vi phạm trước
thời hạn thực hiện nghĩa vụ" (anticipatory breaches of contract).9
Khi bên có nghĩa vụ khơng thực hiện đúng hợp đồng, lợi ích của người có quyền đã bị
xâm hại, Nhà nước phải ban hành những biện pháp xử lý người có nghĩa vụ. Bởi vì niềm
tin bắt đầu từ pháp luật, người có quyền tin người có nghĩa vụ giữ cam kết thực hiện hợp
7

Viện khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp, Từ điển luật học, Nhà xuất bản từ điển bách khoa – Nhà xuất bản Tư pháp
(2006), tr.852
8
Nhà Pháp luật Việt – Pháp, Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế 2004, Nhà xuất bản từ
điển bách khoa (2010), tr.308
9
Simon Whittaker, How does French law deal with Anticipatory Breaches of contract? (Pháp luật Pháp xử lý vi
phạm trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ như thế nào?), The International and Comparative law Quarterly, Vol 45,
No 3 (July. 1996), p 662-667, Published by Cambridge University Press on behalf of the British Institute of
International and Comparative law

7



đồng, nếu khơng thì đã có biện pháp chế tài. Luật pháp đem lại cho mỗi người tham gia
hợp đồng một kỳ vọng là nếu mình khơng vi phạm thì quyền lợi của bản thân sẽ được
đảm bảo.10
Pháp luật Việt Nam đã quy định khá đa dạng các biện pháp xử lý việc không thực hiện
đúng hợp đồng như buộc thực hiện đúng hợp đồng, yêu cầu bồi thường thiệt hại, yêu cầu
trả lãi chậm thanh toán, yêu cầu giảm giá, hoãn thực hiện hợp đồng, cầm giữ tài sản, đơn
phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng, thay thế việc thực hiện của bên có nghĩa vụ. Ngồi
những biện pháp trên, với tinh thần tôn trọng tự do thỏa thuận (Điều 4 BLDS 2005), các
bên được lựa chọn những biện pháp xử lý khác không trái quy định của pháp luật (phạt vi
phạm, thỏa thuận tăng miễn, giảm trách nhiệm của bên có nghĩa vụ...).
Tuy nhiên, những quy định trên vẫn còn nhiều bất cập trong việc nghiên cứu và áp dụng
trên thực tế, đặc biệt trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay. Thay vì phải dự đốn và
có nguy cơ tạo ra những giải pháp khơng thích hợp, nhà làm luật có thể khai thác, tham
khảo kinh nghiệm phong phú của các nước thông qua con đường nghiên cứu, so sánh
pháp luật nước ngoài.11 Do vậy, so sánh các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng
hợp đồng trong luật Việt Nam và pháp luật Pháp có thể mang lại nhiều kinh nghiệm cho
nhà lập pháp Việt Nam tìm ra những thiếu sót và hồn thiện chế định này.
Các biện pháp xử lý được luật quy định rất đa dạng, nhưng đề tài chỉ tập trung nghiên
cứu, so sánh ba biện pháp quan trọng nhất, được áp dụng phổ biến trên thực tế và có mối
quan hệ mật thiết với nhau. Đó là biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng, yêu cầu bồi
thường thiệt hại và hủy bỏ hợp đồng.

10
11

Nguyễn Chính Tâm, Hợp đồng của niềm tin, Báo Sài Gòn Tiếp thị số Tết (2012), tr.21
Michael Bogdan, Comparative law, Kluwer Norstedts Juridik Tano (1994), tr.22

8



CHƢƠNG 1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÝ VIỆC KHÔNG THỰC HIỆN ĐÚNG
HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT PHÁP
1.1 Khái quát về hệ thống pháp luật Pháp
Trên thế giới có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ12 và vì vậy, tương ứng có nhiều hệ
thống pháp luật khác nhau. Dựa trên một số tiêu chí nhất định hoặc sự tương đồng trong
hệ thống pháp luật của các quốc gia, các hệ thống pháp luật thường được phân nhóm
thành những hệ thống chính như: hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa, hệ thống pháp luật
Anh - Mỹ, hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa và một số hệ thống pháp luật nhỏ khác
(luật Hồi giáo, luật Hindu...).13
Trong đó, hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa (hay còn gọi là hệ thống pháp luật Dân luật
- Civil Law) là hệ thống pháp luật lớn nhất trên thế giới, bao gồm các nước như Pháp,
Italy, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Áo, Bỉ, Luxembourg, Hà Lan, Thụy Sĩ, Scotland.
Bên cạnh đó, nhiều nước ở Châu Phi, Đông Á và một số khu vực Bắc Mỹ như vùng
Quebec và bang Louisiana cũng kế thừa truyền thống pháp luật này.14
Xét về tổng quan, hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa có một số đặc trưng chính. Thứ
nhất, luật La mã ảnh hưởng sâu sắc đến pháp luật các nước, thể hiện qua ba khía cạnh:
Corpus juris civilis được tiếp nhận rộng rãi và được nghiên cứu tại các trường Đại học từ
thế kỷ XIII; luật La mã được xem như nguồn luật bổ sung, được áp dụng trực tiếp nếu
luật thành văn và tập quán chưa điều chỉnh; các Bộ luật dân sự lớn của lục địa Châu Âu
được hình thành trên cơ sở kết hợp tập quán và luật La mã.15
Thứ hai, hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa có trình độ hệ thống hóa, pháp điển cao,
được chứng minh qua việc những bộ luật thành văn đồ sộ ra đời từ rất sớm, điển hình như
Bộ luật Dân sự 1804, Bộ luật tố tụng dân sự 1806, Bộ luật thương mại 1807 của Pháp và
Bộ luật Dân sự 1896 của Đức. Do hoạt động lập pháp phát triển đến trình độ cao nên việc
12

252 quốc gia & vùng lãnh thổ trên thế giới, Nhà xuất bản thế giới (2010)
Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật so sánh, Nhà xuất bản Cơng an nhân dân (2010), tr.88

14
Đại học Luật Hà Nội, chú thích số 13, tr.99
15
Đại học Luật Hà Nội, chú thích số 13, tr.100
13

9


nghiên cứu, thực hiện và áp dụng pháp luật trở nên dễ dàng. Các quy phạm pháp luật rất
cụ thể, chế tài rõ ràng nên có thể áp dụng trực tiếp vào các quan hệ xã hội mà không cần
thông qua văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành.
Thứ ba, các quốc gia Châu Âu lục địa chịu ảnh hưởng của học thuyết phân chia quyền
lực nên lập pháp là hoạt động của Nghị viện, Tòa án chỉ là cơ quan xét xử, không được
tạo ra luật. Tuy nhiên, các phán quyết của Tịa án vẫn có giá trị tham khảo, được áp dụng
hạn chế như là hình thức khắc phục khiếm khuyết của luật thành văn.16
Khi nghiên cứu hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa, không thể không nhắc đến pháp luật
Pháp, một hệ thống pháp luật mang tính điển hình được hình thành từ rất sớm. Tương tự
hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa, pháp luật Pháp được phân chia thành luật công (điều
chỉnh quan hệ xã hội giữa cơ quan nhà nước với nhau, giữa cơ quan nhà nước với tư
nhân) và luật tư (điều chỉnh quan hệ giữa tư nhân với tư nhân). Sự phân chia này xuất
phát từ quan điểm "lợi ích cơng và lợi ích tư khơng thể cùng đặt lên một bàn cân" 17 và
phương pháp điều chỉnh khác biệt trong từng mối quan hệ.
Lĩnh vực luật tư bao gồm những ngành luật như luật dân sự, luật hôn nhân và gia đình,
luật thương mại, luật lao động... Trong đó, luật dân sự nắm giữ vai trò đặc biệt quan
trọng, được xem như "luật chung", quy định những nguyên tắc cơ bản để các "luật
chuyên ngành" dựa vào đó phát triển. Nếu luật chuyên ngành không quy định một trường
hợp cụ thể thì các luật gia sẽ quay lại những quy định chung trong luật dân sự nhằm tìm
ra cách thức giải quyết.18
Trong thế kỷ XIX, luật dân sự nói riêng và lĩnh vực tư pháp của Pháp nói chung đã phát

triển đến một trình độ cao, đó là khi Bộ luật dân sự - được xem là "Hiến pháp dân sự"
được công bố vào ngày 21 tháng 3 năm 1804. Bộ luật được soạn thảo với những quy định
khái quát, toàn diện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực tư pháp. Văn bản
pháp lý này bao gồm 2283 điều, chia thành Thiên mở đầu chứa đựng một số nguyên tắc
16

Đại học Luật Hà Nội, chú thích số 13, tr.103
Đại học Luật Hà Nội, chú thích số 13, tr.101
18
Nguyễn Ngọc Bích, Tài ba của luật sư, Nhà xuất bản Trẻ (2010), tr.43 - 46
17

10


cơ bản về luật và ba quyển, cụ thể Quyền 1 (từ Điều 7 đến Điều 515) quy định về người;
Quyền 2 (từ Điều 516 đến Điều 710) quy định về tài sản và những thay đổi về sở hữu và
Quyền 3 (từ Điều 711 đến Điều 2281) quy định các phương thức xác lập quyền sở hữu.
Bộ luật Dân sự đã trải qua hơn 200 năm tồn tại, không ngừng được hoàn thiện bằng nhiều
quy định sửa đổi, bổ sung những điều khoản khơng cịn phù hợp với xã hội. Những đạo
luật này được Nghị viện ban hành, có giá trị thay thế, bổ sung hoặc hủy bỏ những điều
khoản trong BLDS đã lỗi thời, những quy định nào trước đây trái với luật mới được ban
hành sẽ không còn giá trị. Chẳng hạn Điều 84 Luật số 91-650 ngày 09-07-1991 bổ sung
quy định của Điều 1139 BLDS Pháp người có quyền có thể gửi "một bức thư có nội dung
thúc giục thực hiện nghĩa vụ". Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự vẫn chứng tỏ được giá trị về kỹ
thuật và tư duy lập pháp khi rất nhiều quy định vẫn còn hiệu lực đến ngày nay.
Nguồn của luật dân sự còn bao gồm những phán quyết của Tòa án mặc dù pháp luật
nghiêm cấm thẩm phán khi giải quyết những vụ việc đặt ra những quy định chung và có
tính chất quy phạm (Điều 5 BLDS Pháp). Vì quan niệm Bộ luật Dân sự là một văn bản
pháp lý hồn thiện, khơng cịn thiếu sót là một ý tưởng viễn vong, cơng tác hồn thiện

các kẽ hở của pháp luật được giao cho Tịa án. Do đó, Điều 4 BLDS Pháp quy định:
"Thẩm phán nào từ chối xét xử, với lý do luật không quy định, quy định khơng rõ ràng
hoặc khơng đầy đủ, thì có thể bị truy tố về tội từ chối xét xử". Từ đó, bản án của Tòa Phá
án và Tòa phúc thẩm được xuất bản, nghiên cứu và được áp dụng trong thực tiễn xét xử
cho dù các phán quyết đó khơng chính thức ràng buộc các Thẩm phán. Ngoài ra, các
Thẩm phán không áp dụng Bộ luật Dân sự một cách cứng nhắc mà áp dụng nó một cách
sáng tạo, giải thích luật phù hợp với hoàn cảnh của xã hội.19
Khi nghiên cứu chi tiết, có một điều dễ dàng nhận thấy rằng quyển thứ ba của BLDS
Pháp "Các phương thức xác lập quyền sở hữu" (từ Điều 711 đến Điều 2281) chứa đựng
số lượng điều khoản lớn nhất, trong đó quy định một chế định rất quan trọng - nghĩa vụ
dân sự, được định nghĩa là mối quan hệ pháp lý giữa hai người, nhờ đó người có quyền

19

Michael Bogdan, chú thích số 11, tr.135

11


được yêu cầu người có nghĩa vụ chuyển giao một vật, làm một công việc hoặc không
được làm một công việc nhất định. Từ đó, nghĩa vụ dân sự là một trong những căn cứ để
một người xác lập quyền sở hữu đối với tài sản cụ thể. Theo quan điểm của Dân luật
Pháp, tồn tại 5 nguồn gốc của nghĩa vụ dân sự, bao gồm: hợp đồng, sự cam kết đơn
phương, tự nguyện cam kết như hợp đồng, trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng và nghĩa
vụ do luật định.20
Trong các nguồn gốc phát sinh nghĩa vụ dân sự, quy định về hợp đồng chiếm số lượng
khá lớn: trên 650 Điều rải rác trong quyển thứ ba. Những điều khoản trên quy định đầy
đủ các vấn đề như khái niệm về hợp đồng, giao kết hợp đồng, hiệu lực thúc buộc của hợp
đồng, việc thực hiện và chấm dứt hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên, đặc biệt là
quy định các biện pháp xử lý khi hợp đồng không được thi hành đúng.

Do vậy, các biện pháp xử lý theo luật của Pháp sẽ được nghiên cứu thông qua quy định
của Bộ luật Dân sự Pháp, những đạo luật sửa đổi, bổ sung và một số bản án điển hình
trong lĩnh vực hợp đồng nhằm trang bị kiến thức khái quát về nội dung này trước khi so
sánh với quy định theo luật Việt Nam.
1.2 Một số biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng
1.2.1 Biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng
"Buộc thực hiện đúng hợp đồng" được pháp luật quy định như một biện pháp được ưu
tiên áp dụng. Nguyên tắc này được quy định cụ thể tại đoạn 2 Điều 1184 "Bên nào mà
cam kết đối với họ không được thực hiện, thì có quyền u cầu bên vi phạm phải thực
hiện hợp đồng nếu có thể được, hoặc yêu cầu hủy bỏ hợp đồng và bồi thường thiệt hại”.
Quy định trên được hiểu là “buộc thực hiện hợp đồng” phải được người có quyền lựa
chọn trước, nếu cảm thấy biện pháp này không thực hiện được hoặc không thỏa mãn u
cầu của mình thì mới có thể chuyển sang biện pháp yêu cầu bồi thường thiệt hại và hủy
bỏ hợp đồng.21

20
21

Vũ Văn Mẫu, chú thích số 5, tr.54
Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp, chú thích số 7, tr.851

12


Quan điểm "ưu tiên áp dụng" tồn tại ở các nước theo hệ thống dân luật (Civil Law), nghĩa
là hợp đồng có giá trị bắt buộc đối với các bên, vì thế nếu một bên khơng thực hiện đúng
hợp đồng, bên kia có quyền yêu cầu thực hiện đúng hợp đồng đối với hầu hết trường hợp
vi phạm. Điều này ngược lại với hệ thống Thông Luật (Common Law), khi hậu quả pháp
lý duy nhất và bao quát cho mọi trường hợp nghĩa vụ không được thực hiện là bắt buộc
người có nghĩa vụ phải trả tiền bồi thường thiệt hại.22

1.2.1.1 Khái quát về biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng
BLDS Pháp không đưa ra khái niệm cụ thể về biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng
mà chỉ đề cập biện pháp này trong một số điều khoản. Điển hình như Điều 1139 “Người
có nghĩa vụ được u cầu thực hiện nghĩa vụ bằng giấy đòi nợ hoặc một văn bản khác có
giá trị tương đương”; Điều 1143 “Người có quyền có thể yêu cầu phá bỏ những gì mà
người có nghĩa vụ đã làm trái với cam kết” hoặc Điều 1144 "Trong trường hợp người có
nghĩa vụ khơng thực hiện cơng việc đã thỏa thuận, thì người có quyền cũng có thể được
Tịa án cho phép u cầu người khác thực hiện cơng việc đó, mọi chi phí cho người có
nghĩa vụ chịu".
Những quy định trên khơng thể hiện rõ ràng về cách thức áp dụng biện pháp. Nhằm khắc
phục thiếu sót trên, Luật số 91-650 được ban hành ngày 9-7-1991, trong đó, Điều 85 bổ
sung cho Điều 1139 BLDS quy định: "Người có nghĩa vụ được yêu cầu bằng một bức thư
có nội dung thúc giục thực hiện nghĩa vụ". Như vậy, luật đã quy định cụ thể người có
quyền được yêu cầu người có nghĩa vụ thi hành đúng hợp đồng thông qua một thư hối
thúc. Quy định này giúp người có quyền chủ động bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.
Xét về bản chất, thư hối thúc là một văn bản của người có quyền xác định sự chậm trễ
của người có nghĩa vụ, đồng thời yêu cầu họ phải thi hành nghĩa vụ. Mặc dù thời hạn của
hợp đồng đã trôi qua rất lâu mà nghĩa vụ vẫn chưa được thi hành nhưng việc này khơng
có nghĩa là người có quyền đã hối thúc (nguyên tắc Dies non interpellat pro homine: việc
22

Oliver Wendell Holmes.Jr, The Common law (Thông luật), University of Toronto Law school - Typographical
Society (2011), tr.266 (the only universal consequence of a legally binding promise is, that the law makes the
promisor pay damages if the promised event does not come to pass)

13


hối thúc không được coi là đương nhiên khi nghĩa vụ đến hạn). Bởi vì người có quyền
thơng qua thư hối thúc chứng minh rằng người có nghĩa vụ đã không tự giác thi hành hợp

đồng, họ phải chịu trách nhiệm về việc này. Nếu không hối thúc, pháp luật suy đốn rằng
người có nghĩa vụ chưa gây thiệt hại cho người có quyền và pháp luật suy đốn rằng họ
đã mặc nhiên cho phép người có nghĩa vụ được thi hành chậm trễ.23
BLDS Pháp không đưa ra khái niệm về biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng nhưng
thông qua quy định về "thư hối thúc" tại Điều 1139 BLDS Pháp và Điều 85 Luật số 91650 ngày 9-7-1991 có thể hiểu được nội dung của biện pháp này. Đó là người có quyền
được yêu cầu người có nghĩa vụ thi hành đúng hợp đồng bằng một văn bản hoặc một hỉnh
thức khác có giá trị tương đương. Theo Điều 25-1 Luật số 2004-575 ngày 21-06-2004,
hình thức khác có giá trị tương đương được hiểu là văn bản đó có thể được lập và lưu giữ
dưới hình thức điện tử.
1.2.1.2 Điều kiện áp dụng biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng
Điều kiện áp dụng "buộc thực hiện đúng hợp đồng" khá đơn giản, vì đây chỉ là hệ quả
đương nhiên của thỏa thuận hợp pháp, gồm ba điều kiện sau đây:
Thứ nhất, cam kết, thỏa thuận hợp pháp mới có thể thúc buộc các bên tơn trọng và thực
hiện, trên cơ sở đó, biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng chỉ áp dụng đối với hợp
đồng có hiệu lực pháp luật. Điều đó nghĩa là các bên phải thỏa mãn được các yếu tố chủ
yếu sau đây: "Các bên giao kết hồn tồn tự nguyện và có năng lực giao kết hợp đồng và
đối tượng của hợp đồng phải xác định; căn cứ của hợp đồng phải hợp pháp" (Điều 1108
BLDS Pháp). Nếu khiếm khuyết một trong những yếu tố trên, hợp đồng bị coi là vô hiệu,
khơng cịn hiệu lực ràng buộc các bên phải tn thủ, các bên phải hoàn lại nguyên trạng,
nghĩa là hoàn trả lại cho nhau tài sản đã nhận bằng hiện vật hoặc bằng tiền (Restitution in
integrum).24 Người có quyền khơng thể buộc người có nghĩa vụ thi hành nghĩa vụ trong

23

Nguyễn Mạnh Bách, Nghĩa vụ dân sự trong luật Dân sự Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (1998), tr.105
- 107
24
Nhà pháp luật Việt - Pháp, Từ điển thuật ngữ pháp luật Pháp - Việt, Nhà xuất bản từ điển bách khoa (2009),
tr.797


14


một hợp đồng vơ hiệu. Vì vậy, điều kiện đầu tiên để áp dụng biện pháp là tồn tại hợp
đồng có hiệu lực pháp lý giữa các bên.
Thứ hai, nếu người có nghĩa vụ khơng thực hiện đúng hợp đồng thì người có quyền được
u cầu thi hành những nghĩa vụ đã cam kết. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc người có
nghĩa vụ thực hiện đúng nghĩa vụ và người có quyền nhận được lợi ích mong đợi là hoàn
toàn khác nhau.
Vào những năm 30 của thế kỷ XX, Luật gia Demogue phân biệt 2 loại: nghĩa vụ theo kết
quả và nghĩa vụ theo nỗ lực và khả năng cao nhất. Đối với nghĩa vụ theo kết quả, người
có nghĩa vụ phải thi hành một nghĩa vụ rõ rệt, đảm bảo mang lại kết quả mà các bên dự
kiến, ví dụ trả một món nợ đến hạn. Ngược lại, đối với nghĩa vụ theo nỗ lực và khả năng
cao nhất, người có nghĩa vụ khơng cam kết mang lại một kết quả nhất định mà chỉ cam
kết sử dụng mọi khả năng, mọi phương tiện và phương thức có thể và hợp lý để hướng
tới việc đạt được kết quả. Ví dụ Bác sĩ chữa trị cho bệnh nhân dựa trên kiến thức, kinh
nghiệm của mình, trong điều kiện tốt nhất có thể. Ơng khơng thể cam kết là sẽ chữa khỏi
hoặc chữa khỏi trong thời hạn nào.25
Do vậy mà đơi khi người có quyền khơng nhận được kết quả mỹ mãn như mong muốn,
mặc dù người có nghĩa vụ đã thi hành đúng hợp đồng. Vì vậy, tùy theo loại nghĩa vụ mà
người có quyền có cách xác định người có nghĩa vụ đã khơng thực hiện đúng hợp đồng
khác nhau. Đối với nghĩa vụ theo kết quả, chỉ cần chứng minh bản thân không nhận được
kết quả mong đợi, nhưng với nghĩa vụ theo nỗ lực và khả năng cao nhất thì phải chứng
minh người có nghĩa vụ đã không cẩn trọng khi thi hành nghĩa vụ.
Thứ ba, Dân luật Pháp quy định chỉ áp dụng biện pháp đối với việc chậm thực hiện nghĩa
vụ, nghĩa là nghĩa vụ không được thực hiện đúng thời hạn đã thỏa thuận, một thời gian
sau nó mới được thi hành nhưng vẫn mang lại cho người có quyền kết quả như mong
muốn. Điều này khác với trường hợp nghĩa vụ chỉ có thể được thực hiện trong một thời

25


Vũ Văn Mẫu, chú thích số 5, tr.28

15


hạn nhất định nhưng thời hạn đó đã hết, việc thi hành nghĩa vụ sau thời hạn khơng cịn
giá trị đối với người có quyền (Điều 1146 BLDS Pháp).
Điều kiện thứ ba được thể hiện rõ nét trong Bản án phòng dân sự ngày 5.1.1938 (D. H.
1938.97) Vợ chồng Morin k/ góa phụ Faisant. Vợ chồng Morin kiện chủ nhà là Faisant
bồi thường vì cầu thang trong nhà bị hư, gây tai nạn cho bà Morin. Theo nhận định của
Tòa án, chủ nhà phải bồi thường vì khơng thi hành nghĩa vụ mà không cần bị hối thúc
theo điều 1146 BLDS, trừ khi người thuê sơ suất không báo cho chủ nhà cần phải sửa
chữa chỗ mà chỉ riêng người thuê mới thấy rõ.26 Người thuê - vợ chồng Morin không cần
hối thúc mà vẫn được bồi thường thiệt hại vì đây là trường hợp chủ nhà khơng thi hành
chứ khơng phải chậm thi hành nghĩa vụ.
Tóm lại, có ba điều kiện chủ yếu phải thỏa mãn để người có quyền áp dụng biện pháp
buộc thực hiện đúng hợp đồng: (1) tồn tại hợp đồng có hiệu lực pháp luật giữa các bên;
(2) người có nghĩa vụ khơng thi hành nghĩa vụ đã cam kết và (3) việc thực hiện sau khi bị
hối thúc vẫn mang lại cho người có quyền lợi ích như mong đợi khi giao kết hợp đồng.
Những trường hợp không thỏa những điều kiện này, người có quyền được áp dụng những
biện pháp khác như bồi thường thiệt hại, hủy bỏ hợp đồng nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp
của mình.
1.2.1.3 Ngoại lệ của biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng
Tuy nhiên, ưu tiên "buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng" là một nguyên tắc không tuyệt đối.
Đầu tiên, theo lẽ thông thường, không thể buộc người có nghĩa vụ thi hành hợp đồng nếu
việc này là không thể trên thực tế hoặc pháp luật không cho phép.27 Chẳng hạn Điều 1722
BLDS Pháp quy định trường hợp toàn bộ tài sản thuê bị phá hủy do yếu tố ngẫu nhiên thì
hợp đồng thuê đương nhiên bị hủy bỏ, các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của
mình.


26
27

Trần Thúc Linh - Nguyễn Văn Thọ, Những án lệ quan trọng, Viện Đại học huế xuất bản (1962), tr.54 - 57
TS.Đỗ Văn Đại, chú thích số 6, tr.60

16


Thứ hai, trong nhiều trường hợp, yêu cầu tiếp tục thực hiện nghĩa vụ thường không đem
lại kết quả nếu như việc thực hiện hợp đồng trực tiếp gắn với nhân thân của người có
nghĩa vụ. Ở Pháp gọi là “hợp đồng nhân vì” (contrat conclu intuitu personae), nghĩa là
“hợp đồng được giao kết vì khơng thể được giao cho cá nhân khác thực hiện vì nó địi hỏi
những khả năng cá biệt mang tính nghệ thuật hay khoa học, hoặc có liên quan đến một
quan hệ mật thiết và riêng tư”.28 Nếu bản thân người giao kết khơng cịn khả năng hoặc
khơng có ý định thực hiện thì biện pháp buộc thực hiện hợp đồng khơng có tác dụng, hợp
đồng phải chấm dứt. Điển hình như trường hợp “Hợp đồng xây dựng cơng trình chấm dứt
khi cơng nhân, kiến trúc sư hoặc nhà thầu chết” (Điều 1795 BLDS Pháp).
Thứ ba, trong một số hoàn cảnh, việc thực hiện hợp đồng trở nên quá tốn kém đối với
người có nghĩa vụ. Ví dụ A là người vận chuyển một số hàng cho B (trị giá 50 triệu
đồng). Do sự cố, tàu của A bị đắm, phải trục vớt tàu (chi phí 500 triệu đồng), A mới có
thể giao số hàng trên cho B. Chi phí trục vớt tàu phát sinh sẽ rất lớn so với giá trị món
hàng của B. Trong trường hợp này, B khăng khăng buộc A phải bỏ một số tiền 500 triệu
trục vớt tàu và giao món hàng trên so với thiệt hại của mình khơng quá 50 triệu đồng là
một điều vô lý, thay vào đó, B có thể yêu cầu A bồi thường thiệt hại cho mình.
Cuối cùng, như đã phân tích trong mục "Điều kiện áp dụng biện pháp", tòa án và nhiều
luật gia Pháp đã phân biệt trường hợp chậm trễ và trường hợp không thi hành nghĩa vụ.
Họ quan niệm việc hối thúc khơng cần thiết khi nghĩa vụ chỉ có thể thi hành trong thời
gian mà người có nghĩa vụ đã để trơi qua hoặc khi có một điều khoản của hợp đồng ấn

định rõ một thời hạn nhất định, trong đó nghĩa vụ bắt buộc phải được thi hành mà không
cần bất kỳ yêu cầu nào (Điều 1139 BLDS Pháp). Ví dụ, bánh ga-tơ phải được hồn thành
trước lễ cưới hoặc khi chiếc váy phải được may trước cuộc thi hoa hậu.
Như vậy, một số ngoại lệ thường xuyên xảy ra trong thực tế bao gồm: (1) người có nghĩa
vụ không thể thi hành hợp đồng trên thực tế vì lý do khách quan hay chủ quan; (2) pháp
luật không thừa nhận việc cưỡng chế thi hành nghĩa vụ bằng mọi giá đối với những nghĩa

28

Trần Thúc Linh, Danh từ pháp luật lược giải, Nhà sách Khai Trí (1965), tr.614

17


×