Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hoạt động nhượng quyền thương mại theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.38 MB, 142 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ

ĐỖ NGUYỄN HỮU TẤN

NGHĨA VỤ CUNG CẤP THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ LUẬT

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ
----------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

NGHĨA VỤ CUNG CẤP THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

SINH VIÊN THỰC HIỆN: ĐỖ NGUYỄN HỮU TẤN
Khóa: 39 – MSSV: 1451101030106
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN TUẤN VŨ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan rằng: Khóa luận tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi,


được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sĩ Nguyễn Tuấn Vũ. Cơng trình
đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham
khảo. Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.

Đỗ Nguyễn Hữu Tấn


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT
BDKNQ

Bên dự kiến nhận quyền

BLDS 2015

Bộ luật Dân sự (Luật số 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015

BNhQ

Bên nhượng quyền

BNQ

Bên nhận quyền

HTNQ

Hệ thống nhượng quyền


LCT Australia

Competition and Consumer (Industry Codes – Franchising)
Regulation 2014 tạm dịch là Luật Cạnh tranh và Người tiêu dùng
2014

LTM 2005

Luật Thương mại (Luật số 36/2005/QH11) ngày 14/6/2005

Nghị định 35

Nghị định số 35/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/3/2006 quy
định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương
mại, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 120/2011/NĐ-CP của
Chính phủ ngày 16/12/2011 sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính
tại một số nghị định của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương
mại và Nghị định 08/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày
15/01/2018 sửa đổi, bổ sung một số nghị định liên quan đến điều
kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
Công Thương

NQTM

Nhượng quyền thương mại

NVCCTT

Nghĩa vụ cung cấp thông tin


Phụ lục III

Phụ lục III, Thông tư số 09/2006/TT-BCT của Bộ Công Thương
ngày 25/5/2006 hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền
thương mại, được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 04/2016/TTBCT của Bộ Công Thương ngày 06/6/2016

Thông tư 09

Thông tư số 09/2006/TT-BCT của Bộ Công Thương ngày
25/5/2006 hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương
mại được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 04/2016/TT-BCT của
Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số thông tư của Bộ trưởng
Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại
điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương
mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, năng
lượng, an tồn thực phẩm và điện lực


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHĨA VỤ CUNG CẤP
THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI .......... 6
1.1 Các khái niệm ......................................................................................................... 6
1.1.1 Nhượng quyền thương mại ............................................................................... 6
1.1.2 Thông tin trong hoạt động nhượng quyền thương mại .................................... 8
1.1.3 Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hoạt động nhượng quyền thương mại .... 10
1.2 Vai trị của thơng tin trong hoạt động nhượng quyền thương mại ....................... 12
1.3 Cơ sở hình thành nghĩa vụ cung cấp thơng tin của các bên trong hoạt động nhượng
quyền thương mại ....................................................................................................... 14

1.4 Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với nghĩa vụ cung cấp thông tin
của các bên trong hoạt động nhượng quyền thương mại ............................................ 15
1.5 Khuynh hướng điều chỉnh bằng pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin trong
hoạt động nhượng quyền thương mại ......................................................................... 16
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................... 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ NGHĨA VỤ
CUNG CẤP THÔNG TIN TRONG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN
THƯƠNG MẠI............................................................................................................. 19
2.1 Nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên nhượng quyền ........................................... 19
2.1.1 Loại thơng tin cần phải cung cấp ................................................................... 19
2.1.2 Hình thức và thời điểm thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin ..................... 26
2.1.3 Các biện pháp xử lý hậu quả của hành vi vi phạm nghĩa vụ cung cấp thơng tin
của bên nhượng quyền............................................................................................. 28
2.1.4 Kiến nghị hồn thiện pháp luật ...................................................................... 29
2.2 Nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên dự kiến nhận quyền ................................... 31
2.2.1 Loại thông tin cần phải cung cấp ................................................................... 31
2.2.2 Các biện pháp xử lý hậu quả của hành vi vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin
của bên nhận quyền ................................................................................................. 34


2.2.3 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật ...................................................................... 35
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................... 35
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ NGHĨA VỤ
CUNG CẤP THÔNG TIN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI .......................................................................... 36
3.1 Nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên nhượng quyền ........................................... 36
3.1.1 Loại thông tin cần phải cung cấp ................................................................... 36
3.1.2 Hình thức và thời điểm thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin ..................... 38
3.1.3 Chế tài khi vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin ........................................... 40
3.1.4 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật ...................................................................... 42

3.2 Nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên nhận quyền ................................................ 43
3.2.1 Loại thông tin cần phải cung cấp ................................................................... 43
3.2.2 Chế tài khi vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin ........................................... 47
3.2.3 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật ...................................................................... 48
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................... 49
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
PHỤ LỤC 2: BẢN GIỚI THIỆU VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
PHỤ LỤC 3: LỊCH SỬ TRAO ĐỔI VỚI THƯƠNG HIỆU NHƯỢNG QUYỀN


PHẦN MỞ ĐẦU
1) Lý do chọn đề tài
Trước xu thế phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu và sự cạnh tranh gay
gắt giữa các doanh nghiệp, việc lựa chọn một hình thức kinh doanh phù hợp là điều rất
được các nhà đầu tư quan tâm. Hình thức kinh doanh hiệu quả không chỉ mang lại lợi
nhuận mà cịn đảm bảo cho nhà đầu tư có được hiệu quả tốt nhất về sử dụng vốn, phát
triển thị trường, mở rộng nhanh thị phần và kiểm soát được hệ thống. Hiện nay, một
trong những mơ hình kinh doanh được lựa chọn phổ biến cũng như đáp ứng được các
yêu cầu tiên quyết trên là nhượng quyền thương mại (NQTM). Điểm cốt yếu tạo nên sự
thành cơng của mơ hình kinh doanh này chính là mối quan hệ mật thiết giữa bên nhượng
quyền (BNhQ) và bên nhận quyền (BNQ) 1 nhằm đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống
nhượng quyền (HTNQ). Chất lượng của mối quan hệ này được hình thành thông qua
việc chia sẻ thông tin, cùng nhau giải quyết các vấn đề phát sinh và sẵn sàng thích nghi
với những thay đổi nếu có 2. Do đó, việc trao đổi thơng tin giữa các bên đóng vai trị tối
quan trọng quyết định đến sự thành công của mô hình kinh doanh NQTM. Điều này có
thể lý giải được lý do vì sao nhiều quốc gia trên thế giới quy định cụ thể về việc cung
cấp thông tin của các bên thông qua chế định nghĩa vụ cung cấp thông tin (NVCCTT).
Thực tế, trong quan hệ kinh doanh hiện nay, các bên thường có xu hướng bảo vệ

tuyệt đối lợi ích của mình cũng như tối đa hóa lợi nhuận bằng nhiều cách khác nhau
trong đó có cả việc xâm phạm đến lợi ích của bên cịn lại trong hợp đồng. Vậy nên,
không phải tổ chức, cá nhân nào cũng thiện chí và trung thực trong việc cung cấp thơng
tin, đặc biệt khi các thơng tin này có ảnh hưởng lớn đến quyết định hợp tác kinh doanh
của phía đối tác. Điều này dẫn đến tình trạng các bên cố ý không cung cấp hoặc cung
cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên kia.
Chính vì thế, chế định về NVCCTT góp phần đảm bảo thơng tin xun suốt giữa BNhQ
và BNQ từ giai đoạn đàm phán, giao kết cho đến khi thực hiện hợp đồng góp phần bảo
vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên tạo nên tính bền vững cho mơ hình kinh
doanh này.
Khi tìm hiểu các quy định về NVCCTT trong pháp luật hợp đồng nói chung và
pháp luật NQTM nói riêng, tác giả nhận thấy có sự thiếu vắng về mặt lý luận dẫn đến
những khó khăn khi xây dựng những quy phạm điều chỉnh, dự liệu phạm vi thực hiện
nghĩa vụ để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong hợp đồng 3, nhất là khi
quan hệ NQTM đang trở nên vơ cùng phức tạp và địi hỏi những quy định cụ thể. Pháp
luật Việt Nam đã có những quy định về NVCCTT trong hoạt động NQTM được đánh
giá là khá khái quát, quy định rõ các loại thông tin cần cung cấp, nội dung, thời hạn cung
Nguyễn Khánh Trung, Trần Thị Kim Phương (2014), Cân bằng lợi ích giữa các bên trong hợp đồng
nhượng quyền thương mại – Lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, TP. Hồ Chí Minh, tr.
36 – 37.
2
Beatson, A., Lings, I. and Gudergan, S. (2008), “Employee behavior and relationship quality: Impact
on customers”, Service Industry Journal, 28(2), p. 211 – 223.
3
Nguyễn Thị Minh Trang (2017), Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong pháp luật hợp đồng Việt Nam,
Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr. 24.
1

1



cấp thông tin cũng như hậu quả pháp lý trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ này. Thế
nhưng, nhiều vấn đề, khía cạnh liên quan đến NVCCTT trong hoạt động NQTM vẫn còn
bị bỏ ngỏ, chưa được quy định hay các quy định chưa hồn chỉnh gây ra những khó khăn,
bất cập trong quá trình áp dụng. Hơn thế nữa, nhiều quy định của pháp luật rất thiết thực
nhưng lại thiếu cơ chế đảm bảo thực hiện khiến những quy định này chỉ tồn tại về mặt
hình thức mà khơng phát huy được tác dụng bảo vệ các bên trong quan hệ NQTM. Trong
bối cảnh hoạt động NQTM đang bùng nổ như hiện nay, sự kém an toàn của hành lang
pháp lý có thể dẫn đến việc các tổ chức, cá nhân tham gia vào quan hệ này gặp phải các
rủi ro khơng chỉ về mặt pháp lý mà cịn về mặt kinh tế.
Như vậy, tác giả nhận thấy còn nhiều vấn đề liên quan đến NVCCTT trong hoạt
động NQTM cần phải tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện nên việc nghiên cứu
NVCCTT trong hoạt động NQTM vẫn có ý nghĩa về mặt khoa học, thực tiễn và ứng
dụng. Do đó, người viết lựa chọn đề tài “Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hoạt động
nhượng quyền thương mại theo pháp luật Việt Nam” để tiến hành nghiên cứu.
2) Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1 Nhóm các cơng trình nghiên cứu bình luận về nghĩa vụ cung cấp thơng tin trong
hoạt động nhượng quyền thương mại
a) Tài liệu trong nước
Tác giả Ngơ Quốc Chiến có bài viết “Đề xuất sửa đổi một số quy định liên quan
đến nhượng quyền thương mại” được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp. Trong
bài viết tác giả đã chỉ ra tính tùy nghi của quy phạm về NVCCTT cũng như sự không
đồng nhất trong cách quy định giữa Luật Thương mại (Luật số 36/2005/QH11) ngày
14/6/2005 (LTM 2005) và Nghị định số 35/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/3/2006
quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại (Nghị định
35). Tác giả lý giải tại sao phải quy định NVCCTT là nghĩa vụ bắt buộc mà không phải
là nghĩa vụ tùy nghi và đề xuất hướng thay đổi quy định trong LTM 2005. Tuy nhiên,
bài viết chỉ dừng lại ở việc phân tích một cách sơ lược về NVCCTT và đề xuất hướng
giải quyết sự mâu thuẫn trong cách thức quy định của LTM 2005 và Nghị định 35.
Bài viết “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng nhượng quyền

thương mại trong lĩnh vực thực phẩm ở Việt Nam” của tác giả Trần Minh Trang được
đăng trên Tạp chí Khoa học của Trường Đại học Hồng Đức. Trong bài viết, tác giả đã
chỉ ra cách quy định “lỏng lẽo” về NVCCTT của BNQ khi chỉ quy định nghĩa vụ này
tồn tại trước khi giao kết hợp đồng, những nguyên nhân của hạn chế và đề xuất giải pháp
hoàn thiện quy định này. Thế nhưng bài viết chỉ khai thác một khía cạnh nhỏ trong vấn
đề NVCCTT trong hoạt động NQTM.
Bài viết “Franchise và quy định của pháp luật các nước về nghĩa vụ cung cấp
thông tin cho người mua Franchise” trên tạp chí Sinh viên và Khoa học pháp lý số
02/2012, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh của nhóm tác giả Lâm Hồ Ngọc Khánh,
Nguyễn Nhật Khanh. Trong bài viết này, trên cơ sở tập trung làm rõ khái niệm và lịch
sử hình thành của hoạt động NQTM, nhóm tác giả lý giải tại sao pháp luật phải quy định
về NVCCTT và trình bày cách thức quy định của pháp luật các nước về NVCCTT cho
2


BDKNQ. Tuy nhiên, bài viết này chỉ dừng lại ở việc giới thiệu về NQTM và cách thức
quy định của pháp luật các nước mà chưa phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam
trong mối quan hệ tương quan với pháp luật các quốc gia khác trong cùng lĩnh vực.
Trần Khánh Trung, Trần Kim Phương là đồng tác giả của cuốn sách chuyên khảo
“Cân bằng lợi ích giữa các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại – Lý luận và
thực tiễn” đã có những nhìn nhận và đánh giá khá cụ thể, chi tiết và sâu sắc về NVCCTT
trong hoạt động NQTM. Cụ thể, nhóm tác giả đã nêu lên tầm quan trọng của NVCCTT
trong hoạt động NQTM cũng như thực trạng bất cân xứng trong việc cung cấp thông tin
giữa các bên trong quan hệ này. Đồng thời, nhóm tác giả cũng chỉ ra những hạn chế,
khiếm khuyết của pháp luật. Tuy nhiên, ấn phẩm này chỉ dừng lại ở việc đề cập đến
những hạn chế và đề xuất một số giải pháp chung chứ chưa đi đến các giải pháp cụ thể
và triệt để nhằm giải quyết những bất cập trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
b) Tài liệu ngoài nước
Tác giả Yung Zang với đề tài “Imbalance in the franchising relationship: A best
practice model for prior disclosure and an evaluation of China’s regulatory regime” đã

trình bày tương đối đầy đủ các vấn đề về NVCCTT. Trên cơ sở đối chiếu với các quy
định về tài liệu công bố thông tin của nhiều quốc gia, tác giả hồn thiện và đưa ra một
tài liệu cơng bố thơng tin mẫu của riêng mình. Tài liệu này mang tính tham khảo về mặt
lý luận phục vụ cho việc đối chiếu với các quy định của pháp luật nước ngồi.
Amy Cheng có bài viết “Know the laws before you go to global” đăng tải trên
website của Hiệp hội Nhượng quốc tế (IFA) trong đó đề cập đến các cách thức quy định
về NVCCTT của các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, tài liệu này chỉ nêu lên cách thức
quy định của các quốc gia về NVCCTT mà khơng phân tích để làm rõ nội dung.
2.2 Nhóm các cơng trình nghiên cứu bình luận về nghĩa vụ cung cấp thơng tin nói
chung trong pháp luật Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Minh Trang với đề tài“Nghĩa vụ cung cấp thơng tin trong
pháp luật hợp đồng Việt Nam” đã trình bày các cơ sở lý luận về NVCCTT cũng như
thực trạng của pháp luật Việt Nam liên quan đến NVCCTT trong giao kết và thực hiện
hợp đồng. Thơng qua đó, tác giả giúp người đọc nhìn nhận và đánh giá một cách tổng
quan về các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến nghĩa vụ trên. Thế nhưng do
đây là cơng trình nghiên cứu chung nên chưa đi sâu nghiên cứu quan hệ NQTM.
Nhóm tác giả Nguyễn Bình Minh và Hà Cơng Anh Bảo có bài viết đăng trên Tạp
chí Kinh tế Đối ngoại phân tích về “Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền
hợp đồng – pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới”. Trong bài viết này, nhóm
tác giả tập trung làm rõ sự tiến bộ của Bộ luật Dân sự (Luật số 91/2015/QH13) ngày
24/11/2015 (BLDS 2015) so với Bộ luật Dân sự (Luật số 33/2005/QH11) ngày 14/6/2005
liên quan đến cách thức quy định về NVCCTT trong giai đoạn tiền hợp đồng. Bên cạnh
đó, bài viết cịn chỉ ra những hạn chế của BLDS 2015 về cách thức quy định nghĩa vụ
này và đối chiếu với pháp luật các nước trên thế giới. Tài liệu mang tính chất tham khảo
và định hướng chung, chứ không khai thác hoạt động thương mại cụ thể.
3


Nhìn chung, nguồn tài liệu về NVCCTT trong hợp đồng NQTM còn khá hạn chế,
chủ yếu các bài viết chỉ nêu qua và phân tích vấn đề này một cách khái quát. Có thể thấy,

chưa có một tài liệu nghiên cứu một cách độc lập và chuyên sâu về NVCCTT trong hoạt
động NQTM. Kết quả khảo sát cũng cho thấy người viết sẽ gặp nhiều khó khăn trong
việc tìm kiếm các tư liệu về NVCCTT trong hoạt động NQTM, nhất là khi viết về khái
niệm NVCCTT, cơ sở hình thành NVCCTT, thực tiễn áp dụng các quy định của pháp
luật về NVCCTT, các tranh chấp liên quan đến điều khoản này trên thực tiễn.
Do đó trên cơ sở kế thừa và học hỏi giá trị nghiên cứu từ những tác giả đi trước,
người viết định hướng khóa luận tốt nghiệp sẽ theo hướng nghiên cứu chi tiết những khía
cạnh cịn bị bỏ ngỏ và những khía cạnh pháp luật quy định có những khiếm khuyết ở cả
giai đoạn giao kết và thực hiện hợp đồng NQTM thông qua những quy định của LTM
2005, BLDS 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài “Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hoạt động nhượng quyền thương mại
trong pháp luật Việt Nam” nhằm hoàn thiện cơ sở lý luận về NVCCTT trong hoạt động
NQTM. Nghiên cứu này sẽ hệ thống và làm rõ những vấn đề pháp lý quan trọng liên
quan đến NVCCTT trong hoạt động NQTM ở giai đoạn giao kết và thực hiện hợp đồng.
Thông qua đó, tác giả khẳng định giá trị của thơng tin và NVCCTT trong hoạt động
NQTM giúp cho các chủ thể khi tham gia vào quan hệ này có quyết định đúng đắn, bảo
vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đề tài góp phần hạn chế được vấn đề “bất
cân xứng thông tin” giữa các bên trong quan hệ pháp luật này bằng việc đưa ra những đề
xuất, giải pháp để hoàn thiện pháp luật một cách có cơ sở khoa học và thực tiễn.
4) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu
Thứ nhất, những vấn đề lý luận chung về thông tin và NVCCTT của BNhQ và
BNQ trong hoạt động NQTM. Trong đó, tác giả đặc biệt lưu ý đến việc tìm hiểu và xây
dựng khái niệm, cơ sở hình thành, vai trị và sự cần thiết phải điều chỉnh NVCCTT trong
hoạt động NQTM.
Thứ hai, thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về NVCCTT của BNhQ và
BNQ trong hoạt động NQTM, bao gồm nghiên cứu các quy định của pháp luật dân sự,
pháp luật thương mại hiện hành và kinh nghiệm của pháp luật nước ngồi có liên quan.
Thứ ba, thực tiễn áp dụng pháp luật về NVCCTT của BNhQ và BNQ trong hoạt

động NQTM và sự hội nhập của pháp luật NQTM của Việt Nam theo xu hướng phát
triển của thế giới.
Về phạm vi nghiên cứu
Thứ nhất, về phạm vi không gian, tác giả tiếp cận và sử dụng các nguồn tài liệu
trong nước bao gồm văn bản quy phạm pháp luật, các khóa luận, luận văn, bài báo khoa
học, tạp chí, sách chun khảo. Trong đó, đề tài chủ yếu tập trung khai thác các quy định
nền tảng của LTM 2005, BLDS 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Ngoài ra, đề
4


tài cịn sử dụng những nguồn tài liệu nước ngồi của một số tác giả, quốc gia và tổ chức
quốc tế. Bên cạnh đó, tác giả cũng tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật
trong hoạt động NQTM thông qua các hợp đồng NQTM, bản giới thiệu về NQTM và
các tài liệu khác của các doanh nghiệp đang kinh doanh nhượng quyền hiện nay.
Thứ hai, về phạm vi thời gian, LTM 2005, BLDS 2015 và các văn bản hướng dẫn
thi hành còn hiệu lực được xác định là trọng tâm. Người viết tìm hiểu các quy định của
pháp luật Việt Nam về NVCCTT của BNhQ và BNQ trong hoạt động NQTM ở cả giai
đoạn giao kết và thực hiện hợp đồng để phân tích, so sánh, đánh giá và bình luận về vấn
đề nghiên cứu. Các tài liệu có liên quan và các văn bản khơng còn hiệu lực thi hành mang
giá trị đối chiếu, so sánh để làm nổi bật những quy định trong pháp luật hiện hành về
NVCCTT của BNhQ và BNQ trong hoạt động NQTM.
5) Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài: “Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hoạt động nhượng quyền
thương mại theo pháp luật Việt Nam”, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp phân
tích vụ việc, phương pháp phân tích kinh tế trong pháp luật.
Thứ nhất, tác giả chủ yếu sử dụng kết hợp hai phương pháp phân tích và phương
pháp tổng hợp trong xuyên suốt đề tài. Hai phương pháp này được sử dụng để phân tích,
đánh giá một cách tổng quan và chuyên sâu các vấn đề lý luận, các quy định của pháp
luật hiện hành và thực tiễn pháp luật về NVCCTT trong hoạt động NQTM.

Thứ hai, phương pháp so sánh được sử dụng để tìm ra những điểm tương đồng,
khác biệt và lý giải nguyên nhân của những điểm tương đồng, khác biệt trong các quy
định của pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định về NVCCTT, từ đó rút ra những
kết luận hữu ích và tìm ra những giải pháp pháp lý phù hợp cho vấn đề nghiên cứu.
Thứ ba, phương pháp phân tích vụ việc cũng được sử dụng để phân tích những
vụ việc trên thực tế liên quan đến NVCCTT trong hoạt động NQTM để làm sáng tỏ
những vấn đề, kết luận và kết quả nghiên cứu.
Thứ tư, phương pháp phân tích kinh tế trong pháp luật được sử dụng để chứng
minh, làm sáng tỏ sự phức tạp của quan hệ NQTM, sự cần thiết phải tạo sự cân bằng về
lợi ích giữa các bên cũng như các lý do phải quy định một số vấn đề trong quan hệ này.
6) Bố cục của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
bao gồm 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hoạt
động nhượng quyền thương mại.
Chương 2: Thực trạng của pháp luật Việt Nam về nghĩa vụ cung cấp thông tin
trong giao kết hợp đồng nhượng quyền thương mại.
Chương 3: Thực trạng của pháp luật Việt Nam về nghĩa vụ cung cấp thông tin
trong quá trình thực hiện hợp đồng nhượng quyền thương mại.
5


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHĨA VỤ CUNG CẤP
THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
1.1 Các khái niệm
1.1.1 Nhượng quyền thương mại
NQTM là hoạt động thương mại có nguồn gốc lâu đời được chính thức thừa nhận
khởi nguồn và phát triển tại Mỹ4. Với sự bùng nổ của mơ hình kinh doanh nhượng quyền,
nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã ban hành các quy định để điều chỉnh
hoạt động này bên cạnh những quy định của các tổ chức, hiệp hội trong lĩnh vực NQTM.

Trong đó, Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành các quy định điều
chỉnh hoạt động NQTM cũng như có các chính sách để khuyến khích sự phát triển của
hoạt động này. Theo Công báo Liên bang, ngày 30/03/2007 của Ủy ban Thương mại
Liên bang Hoa Kỳ thì NQTM được định nghĩa như sau: “Nhượng quyền thương mại là
hợp đồng và sự thỏa thuận của các bên trong đó bên nhượng quyền cho phép bên nhận
quyền sử dụng tên thương mại của mình và bên nhượng quyền được quyền kiểm sốt q
trình vận hành cũng như cung cấp sự hỗ trợ cho bên nhận quyền để được nhận một
khoản tiền từ bên nhận quyền” 5. Như vậy, khái niệm này đã chỉ rõ mối quan hệ mật thiết
của BNhQ và BNQ trên cơ sở hợp đồng NQTM cũng như các đặc trưng cơ bản của hoạt
động này.
Competition and Consumer (Industry Codes – Franchising) Regulation 2014 tạm
dịch là Luật cạnh tranh và người tiêu dùng 2014 (LCT Australia) đã định nghĩa NTQM
gián tiếp thơng qua khái niệm hợp đồng NQTM, theo đó “Hợp đồng nhượng quyền
thương mại là một thỏa thuận mà trong đó bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền
được quyền thực hiện hoạt động đề nghị giao kết, cung cấp và phân phối hàng hóa hoặc
dịch vụ tại Australia dưới một hệ thống hoặc một kế hoạch quảng bá được xác định,
kiểm soát và được đề nghị bởi bên nhượng quyền hoặc một đại diện của bên nhượng
quyền và việc kinh doanh này được thực hiện với tên thương mại, sự quảng bá hoặc biểu
tượng thương mại của bên nhượng quyền và bên nhận quyền phải thanh toán hoặc đồng
ý thanh toán cho bên nhượng quyền hoặc một bên đại diện của bên nhượng quyền” 6.
Khái niệm này có phần cụ thể và chi tiết hơn về các dấu hiệu của NQTM so với khái
niệm mà Hoa Kỳ đưa ra. Trong đó, khái niệm này nêu lên việc BNhQ có quyền ủy quyền
cho bên thứ ba để bên này trở thành đại diện của mình tham gia giao dịch với BNQ. Đặc
biệt, khái niệm này nhấn mạnh vai trò của BNhQ trong hoạt động kinh doanh nhượng
quyền khi toàn bộ hoạt động của BNQ phải thực hiện dưới các yếu tố gắn liền với hình
ảnh của BNhQ.
Lâm Hồ Ngọc Khánh và Nguyễn Nhật Khanh (2012), “Franchise và quy định của pháp luật các nước
về nghĩa vụ cung cấp thông tin cho người mua franchise”, Tạp chí Sinh viên và Khoa học pháp lý, số
2/2012, tr. 7.
5

Federal Trade Commission (2007), Disclosure requirements and prohibitions concerning franchising
and business opportunities; final rule, Federal Register, p. 15459.
6
Competition and Consumer (Industry Codes-Franchising) Regulation 2014, division 2.
4

6


Trong khi đó, theo chỉ thị số 2954 năm 1997 của Anh thì “Nhượng quyền thương
mại là một quan hệ kinh doanh trong đó bên nhượng quyền – là chủ sở hữu của mơ hình
kinh doanh cung ứng sản phẩm hoặc dịch vụ hợp tác với những cá nhân độc lập còn
được gọi là BNQ cho họ các quyền để kinh doanh và phân phối hàng hóa và dịch vụ của
BNhQ và sử dụng tên thương mại cho một giai đoạn cụ thể”. Như vậy, cách định nghĩa
này tuy có tập trung vào mối quan hệ hữu cơ giữa BNhQ và BNQ, nhưng lại không chú
trọng đến quyền và nghĩa vụ của các bên trước và trong khi thực hiện hợp đồng. Tuy
nhiên, chỉ thị này có một điểm tiến bộ khi định nghĩa rằng quyền thương mại là một
nhóm quyền bao gồm nhiều quyền liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà khơng thể tách
rời các quyền đó với nhau nếu không muốn làm mất bản chất của hoạt động NQTM.
Việt Nam đã có một khái niệm về hoạt động NQTM tương đối tiệm cận với cách
thức quy định của các nước trên thế giới. Theo quy định tại Điều 287 LTM 2005 thì:
“Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho
phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng
dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh
doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hố, tên thương
mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của
bên nhượng quyền;
2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều
hành công việc kinh doanh.”

Theo LTM 2005, NQTM là một hoạt động thương mại nên các bên tham gia quan
hệ này đều phải là thương nhân. Theo đó, BNhQ cho phép BNQ sử dụng quyền thương
mại được chuyển giao để tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
theo cách thức tổ chức kinh doanh do BNhQ quy định và BNQ phải trả phí nhượng quyền
cho BNhQ. Ngồi ra, mặc dù luật khơng quy định rõ nhưng BNQ có quyền sử dụng một
cách hợp pháp tất cả các dấu hiệu nhận biết hoặc sản phẩm của BNhQ, chủ yếu là các
quyền liên quan đến đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, cách thức quy định
của pháp luật Việt Nam khá tương đồng với các quốc gia khác khi cho BNhQ quyền hỗ
trợ BNQ trong việc điều hành công việc kinh doanh đồng thời ràng buộc bên này bởi các
thỏa thuận nhằm duy trì tính hệ thống của mình hoặc để kiểm sốt hoạt động của BNQ.
Tuy nhiên, tác giả nhận thấy khái niệm này vẫn tồn tại một số điểm chưa hợp lý
làm ảnh hưởng đến tính chính xác của khái niệm. Thứ nhất, khái niệm này chưa nhấn
mạnh đến tính độc lập của các chủ thể tham gia quan hệ NQTM. Đây là một đặc điểm
rất quan trọng để xác định tư cách chủ thể của các bên cũng như lý giải tại sao cần phải
có những quy định chặt chẽ để điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể này. Thứ hai,
mặc dù cách thức diễn đạt tại Điều 284 LTM 2005 cơ bản đã khái quát được yêu cầu
rằng việc sử dụng tên thương mại của BNQ phải đảm bảo tính thống nhất, tuy nhiên, tác
giả cho rằng LTM 2005 nên sử dụng một khái niệm cụ thể và bao quát hơn là “tính hệ
thống” để diễn đạt cho yêu cầu này. Thứ ba, việc liệt kê các yếu tố liên quan đến tính hệ
thống có thể làm cho người đọc hiểu lầm rằng các yếu tố này có thể tách rời và phạm vi
7


có thể khác nhau theo từng hợp đồng NQTM với từng đối tác khác nhau. Điều này hồn
tồn khơng đúng với bản chất của hoạt động NQTM, vì vậy, pháp luật nên quy định đây
là một gói quyền như cách thức pháp luật Anh quy định. Chính vì thế, tác giả đề xuất
khái niệm NQTM trên cơ sở đã hoàn thiện những điểm chưa hợp lý để làm cơ sở cho
việc đánh giá và phân tích các khía cạnh có liên quan đến hoạt động này như sau:
“NQTM là hoạt động thương mại giữa các thương nhân độc lập, theo đó BNhQ
cho phép và yêu cầu bên nhận quyền được tự mình tiến hành việc mua bán hàng hố

cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
1. Việc mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ được tiến hành một cách đồng bộ và đảm
bảo tính hệ thống theo cách thức tổ chức kinh doanh do BNhQ quy định và được gắn với
việc sử dụng toàn bộ các yếu tố liên quan đến thương hiệu của BNhQ.
2. BNhQ có quyền kiểm sốt và trợ giúp cho BNQ trong việc điều hành công việc kinh
doanh.”
1.1.2 Thông tin trong hoạt động nhượng quyền thương mại
Thông tin là một khái niệm khá gần gũi với đời sống của con người và đóng vai
trị vơ cùng quan trọng, đặc biệt là quan hệ kinh tế. Có thể khẳng định rằng, khái niệm
thơng tin rất đa dạng tùy thuộc vào cách tiếp cận và quan điểm của mỗi học giả. Theo
Khoản 1 Điều 2 Luật Tiếp cận Thông tin (Luật số 104/2016/QH13) ngày 06/4/2016 thì:
“Thơng tin là tin, dữ liệu được chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn, tồn tại
dưới dạng bản viết, bản in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẽ, băng, đĩa, bản ghi hình, ghi
âm hoặc các dạng khác do cơ quan nhà nước tạo ra”. Khái niệm thông tin mà Luật này
đưa ra rất rộng bao gồm tin và dữ liệu được thể hiện dưới mọi hình thức và cách thức
quy định này cũng khá phù hợp với quy định của LTM 2005 về thông điệp dữ liệu cũng
như các hình thức có giá trị tương đương với văn bản (Khoản 5 và 15 Điều 3 LTM 2005).
Có học giả cho rằng:“Thơng tin được hiểu khơng phải là chính các vật thể, các
q trình mà chỉ là các đặc tính tồn tại của vật thể, được phản ánh thông qua hệ thống
các dấu hiệu và được tiếp thu, sử dụng cho các mục đích khác nhau” 7. Theo nghĩa thơng
thường thì khái niệm thơng tin được hiểu như sau: “Thông tin là tất cả các sự việc, sự
kiện, ý tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người” 8. Như vậy, khái
niệm thông tin rất đa dạng, phong phú tùy thuộc vào mục tiêu và phạm vi nghiên cứu.
Trong phạm vi đề tài này, khái niệm thông tin trong hoạt động NQTM sẽ được hiểu là
tất cả các sự việc, sự kiện, ý tưởng, phán đốn tồn tại ở bất kì hình thức biểu thị nào góp
phần làm tăng thêm sự hiểu biết của các bên khi xác lập và thực hiện hợp đồng NQTM.
Ngồi ra, tác giả nhận thấy việc tìm hiểu những thuộc tính tạo nên giá trị của
thơng tin cũng rất cần thiết để có thể xác định những thông tin nào trong hoạt động
Nguyễn Hữu Hùng (2004), “Từ thơng tin tới thơng tin học”, Tạp chí Nghiên cứu – Trao đổi, số 4/2004,
tr. 1-2.

8
Đoàn Phan Tân (2006), “Về khái niệm thơng tin, các thuộc tính làm nên giá trị của thơng tin và mơi
trường thơng tin số tồn cầu”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học ngành thông tin – thư viện trong xã hội thông
tin , tr. 192.
7

8


NQTM là cần thiết và có giá trị. Theo đó, giá trị của thông tin sẽ được tạo nên bởi sáu
yếu tố bao gồm: Tính chính xác, phạm vi bao quát của nội dung, tính cập nhật, tần số sử
dụng, tính riêng biệt và tính dự báo 9. Như vậy, các thuộc tính của một thơng tin có giá
trị là một cơ sở quan trọng trong việc đánh giá các thông tin mà các bên cung cấp cho
nhau trong xuyên suốt quá trình từ giao kết đến thực hiện hợp đồng.
Qua những phân tích trên, tác giả phân loại thơng tin trong hoạt động NQTM
thành hai nhóm tương ứng với hai giai đoạn giao kết và thực hiện hợp đồng NQTM. Đầu
tiên, ở giai đoạn giao kết hợp đồng, theo tác giả nhận định đây là giai đoạn quan trọng
quyết định sự thành công của hoạt động kinh doanh này vì các quyết định hợp tác đều sẽ
dựa trên những thông tin mà các bên thu thập được trước khi giao kết hợp đồng. Dựa
vào nội dung cung cấp của các thông tin, tác giả phân chia các thông tin trong giai đoạn
này thành các nhóm sau:
Nhóm 1: Các thơng tin khái quát về BNhQ và bên dự kiến nhận quyền (BDKNQ)
bao gồm: Tên thương mại, địa chỉ kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh, thơng tin liên hệ,
tình hình tài chính… Ngồi ra, do NQTM là một hoạt động đặc thù địi hỏi thơng tin
minh bạch nên BNhQ cịn phải cung cấp một số thơng tin khác ngồi các thơng tin kể
trên bao gồm: Bộ máy, bộ phận phụ trách, kinh nghiệm, các tranh chấp phát sinh trong
hoạt động kinh doanh NQTM. Các thơng tin này mang tính chất định danh là chủ yếu và
có vai trị rất quan trọng trong việc đánh giá năng lực và uy tín của BNhQ trên thị trường.
Nhóm 2: Các thơng tin chi tiết liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ và quyền
sở hữu trí tuệ của nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ mà các bên dự kiến giao kết hợp đồng.

Mặc dù đối tượng của hợp đồng NQTM không phải là hàng hóa, dịch vụ mà là quyền
thương mại tuy nhiên quyền thương mại khơng thể tách rời với hàng hóa, dịch vụ. Mơ
hình kinh doanh này cho phép BNQ được gắn nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí
quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của BNhQ.
Vì thế, các thơng tin về quyền sở hữu trí tuệ rất quan trọng đảm bảo quyền được sử dụng
và không bị tranh chấp bởi bất kỳ chủ thể nào khác của BNQ.
Nhóm 3: Các thơng tin về HTNQ giúp BDKNQ có thể đánh giá tổng quan về hiệu
quả hoạt động của HTNQ. Các thông tin này bao gồm: Số lượng cơ sở kinh doanh đang
hoạt động, đã ngừng hoạt động; các hợp đồng nhượng quyền đã ký, đã được BNQ đã
chuyển giao cho bên thứ ba, bị chấm dứt bởi BNhQ, các hợp đồng nhượng quyền vị
chấm dứt bởi BNQ... Ngồi ra, để có thể đánh giá một cách khách quan về HTNQ, tác
giả nhận thấy sự cần thiết phải đa dạng hóa nguồn thơng tin có thể tiếp cận. Thông tin
phải được kiểm chứng bằng những thông tin thu thập từ nhiều chủ thể khác nhau trong
đó chú trọng thơng tin phản hồi của những chủ thể đã và đang tham gia HTNQ.
Nhóm 4: Các thơng tin liên quan đến các nghĩa vụ tài chính mà BDKNQ phải
thực hiện đối với BNhQ để được cấp quyền thương mại là nhóm thơng tin khơng kém
phần quan trọng. Các thơng tin nhóm này thường bao gồm chi phí ban đầu mà BDKNQ
phải trả, chi phí đầu tư ban đầu cho cửa hàng nhượng quyền, các nghĩa vụ tài chính khác.
9

Đồn Phan Tân, tlđd (8), tr. 193-195.

9


Đây là một khía cạnh quan trọng để đánh giá việc tham gia HTNQ và năng lực tài chính
của BDKNQ có đảm bảo hay khơng.
Nhóm 5: Các thơng tin liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên nếu tham gia
ký kết hợp đồng. Các thông tin này sẽ giúp các bên xác định mức độ gắn bó, hợp tác khi
thực hiện hợp đồng. Đây là một cơ sở quan trọng cần phải cân nhắc khi ký kết hợp đồng

để giảm thiểu những rủi ro pháp lý và kinh tế giữa các bên.
Nhóm 6: Các thơng tin liên quan đến những điều khoản của hợp đồng NQTM mà
hai bên sẽ ký kết để góp phần hỗ trợ cho BDKNQ tìm hiểu những điều khoản cơ bản của
hợp đồng. Thơng thường, nội dung hợp đồng sẽ phản ánh đầy đủ và tổng quan nhất
quyền và nghĩa vụ của các bên qua đó quyết định mục đích giao kết hợp đồng của các
bên có đạt được hay khơng. Vì vậy, BDKNQ phải có thơng tin về các điều khoản chủ
yếu của hợp đồng qua đó đánh giá được rủi ro mình phải gánh chịu khi gia nhập HTNQ.
Nhóm 7: Các thơng tin về thị trường nhượng quyền nói chung và lĩnh vực nhượng
quyền nói riêng, cảnh báo, thơng tin về các rủi ro, lời khuyên khi tham gia vào HTNQ.
Đây là các thông tin rất cần thiết đặc biệt là đối với BDKNQ bởi vì những kinh nghiệm
của họ có so với BNhQ là rất ít nên việc được cung cấp những đánh giá xác thực sẽ giúp
họ nhận diện rủi ro và có những quyết định đúng đắn khi tham gia HTNQ.
Thứ hai, giai đoạn thực hiện hợp đồng là giai đoạn quan trọng không kém để tạo
nên những giá trị mà các bên hướng đến. Các bên thường sẽ cần nhiều thông tin ở giai
đoạn giao kết hợp đồng để quyết định việc có giao kết hợp đồng hay khơng. Cịn ở giai
đoạn thực hiện, các thơng tin này chỉ tập trung ở một số nhóm liên quan đến việc tạo cơ
sở để đảm bảo thực hiện hợp đồng. Thơng tin ở giai đoạn này có thể phân chia thành hai
nhóm bao gồm các thơng tin phải cung cấp theo hợp đồng và ngồi hợp đồng.
Nhóm 1: Các thơng tin được cung cấp theo những điều khoản đã được thỏa thuận
trong hợp đồng. Thơng tin ở nhóm này rất đa dạng và tùy thuộc vào từng hợp đồng cũng
như yêu cầu của các bên nhưng ở lĩnh vực NQTM thường tập trung ở các thông tin liên
quan đến các yêu cầu, tiêu chuẩn của BNhQ để đảm bảo tính hệ thống; sự chấp nhận hay
không chấp nhận hành vi nào đó của BNhQ; chính sách của BNhQ; tình hình kinh doanh
của BNQ; những thay đổi các yếu tố của HTNQ; các thơng tin đặc thù của BNQ sơ cấp.
Nhóm 2: Các thơng tin được cung cấp ngồi các điều khoản được quy định trong
hợp đồng, bản giới thiệu nhượng quyền như các quy định nội bộ của BNhQ nhằm quản
lý HTNQ, các chương trình xúc tiến, sản phẩm hay dịch vụ mới…Tác giả nhận thấy đây
là các thông tin mang tính chất điều hành, quản lý hoạt động của cả HTNQ.
Như đã trình bày ở trên, các thơng tin được phân nhóm ở đây mang ý nghĩa là các
thơng tin chủ yếu và quan trọng để đảm bảo hoạt động NQTM diễn ra bình thường và

hạn chế những rủi ro cho các bên. Tuy nhiên, các thông tin này chỉ có ý nghĩa khi được
cung cấp đảm bảo các thuộc tính của thơng tin.
1.1.3 Nghĩa vụ cung cấp thơng tin trong hoạt động nhượng quyền thương mại
Về khái niệm cung cấp thông tin, Khoản 4 Điều 2 Luật Tiếp cận Thơng tin (Luật số
104/2016/QH13) ngày 06/4/2016 có quy định như sau: “Cung cấp thông tin bao gồm
10


việc cơ quan nhà nước công khai thông tin và cung cấp thông tin theo yêu cầu của công
dân”. Luật này chủ yếu điều chỉnh các quan hệ hành chính cơng nên có thể cách thức
quy định này khơng tương đồng với nghĩa vụ dân sự, tuy nhiên khái niệm này đã chỉ ra
được một số hành vi được xem là cung cấp thông tin như công khai và cung cấp thơng
tin theo u cầu. Ngồi ra, mặc dù khơng định nghĩa thế nào là hành vi cung cấp thông
tin, BLDS 2015 vẫn đưa ra một khái niệm có liên quan đến cung cấp đó chính là thơng
báo (Khoản 1 Điều 387). Từ các phân tích trên, có thể hiểu cung cấp thông tin là hành
vi công khai, thông báo và cung cấp thơng tin cho chủ thể có nhu cầu. Đặt trong quan hệ
NQTM, cung cấp thơng tin chính là hành vi công khai, thông báo và cung cấp thông tin
theo yêu cầu đến từ BNhQ hoặc BDKNQ/BNQ.
Khái niệm nghĩa vụ được quy định tại Điều 274 BLDS 2015 như sau: “Nghĩa vụ là
việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải
chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện cơng việc
hoặc khơng được thực hiện cơng việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể
khác (sau đây gọi chung là bên có quyền)”. Về mặt lý luận, một quan hệ pháp luật sẽ
bao gồm chủ thể, khách thể và nội dung hay chính là quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể
trong quan hệ đó. Như vậy, nghĩa vụ chính là một thành phần trong nội dung của quan
hệ pháp luật dân sự bao gồm những hành vi (hành động hoặc khơng hành động) mà
người có nghĩa vụ phải thực hiện hoặc khơng được thực hiện vì quyền và lợi ích hợp
pháp của bên kia trong quan hệ đó 10. Xét trong quan hệ pháp luật NQTM, NVCCTT
chính là một phần của quan hệ pháp luật này, trong đó yêu cầu các bên phải thực hiện
hoặc không thực hiện việc cung cấp thơng tin của mình đang nắm giữ vì lợi ích của các

bên tham gia (nghĩa hẹp). Tuy nhiên, trong thực tế, bất kì một nghĩa vụ nào cũng phát
sinh và gắn liền với một sự kiện pháp lý làm phát sinh mối quan hệ giữa các bên. Trong
hoạt động NQTM, việc kí kết hợp đồng NQTM chính là một sự kiện pháp lý làm phát
sinh quan hệ này, khi đó sẽ làm phát sinh mối quan hệ giữa BNhQ và BNQ. Mối quan
hệ giữa các bên này được pháp luật về NQTM điều chỉnh và bảo vệ. Chính vì thế, tác
giả cho rằng NVCCTT cũng có thể được hiểu là mối quan hệ giữa các bên trong quan hệ
NQTM trong đó bất kì bên nào cũng có quyền yêu cầu và bên còn lại phải thực hiện hành
vi cung cấp thông tin cho bên yêu cầu (nghĩa rộng). NVCCTT trong trường hợp này cũng
thỏa mãn đầy đủ các yếu tố cấu thành như bất kì quan hệ dân sự nào khác, bao gồm: Chủ
thể, khách thể và nội dung 11.
Về các bên tham gia quan hệ NQTM, theo định nghĩa về NQTM tại LTM 2005,
trong quan hệ này tồn tại của hai nhóm chủ thể là BNhQ và BDKNQ/BNQ. Theo Khoản
1 Điều 3 Nghị định 35, BNhQ là thương nhân cấp quyền thương mại, bao gồm cả BNhQ
thứ cấp trong mối quan hệ với BNQ thứ cấp. BNhQ thứ cấp là thương nhân có quyền
cấp lại quyền thương mại mà mình đã nhận từ BNhQ ban đầu cho BNQ thứ cấp. BNQ
là thương nhân được nhận quyền thương mại, bao gồm cả BNQ thứ cấp trong mối quan
hệ với BNhQ thứ cấp. BNQ thứ cấp là thương nhân nhận lại quyền thương mại từ BNhQ
Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng, Nhà xuất bản Hồng Đức, tr. 16.
11
Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tlđd (10), tr. 17.
10

11


thứ cấp. Ngồi ra, để có thể tham gia vào hoạt động NQTM, các chủ thể phải đáp ứng
các điều kiện do pháp luật quy định. Trước đây, BNQ được quyền tham gia vào hoạt
động NQTM khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền
thương mại. Tuy nhiên, khi Nghị định số 08/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày

15/01/2018 có hiệu lực, quy định về điều kiện này đã bị bãi bỏ tức là BNQ không còn bị
ràng buộc bởi điều kiện này nữa. So với BNQ, BNhQ được pháp luật quy định những
điều kiện chặt chẽ hơn và có phần khắc khe hơn với các yêu cầu về thời gian hoạt động
của HTNQ, việc đăng ký hoạt động nhượng quyền, yêu cầu với hàng hóa, dịch vụ thuộc
đối tượng của quyền thương mại (Điều 5 Nghị định 35).
Từ các phân tích trên, khái niệm NVCCTT của các bên trong hoạt động NQTM
được hiểu là nghĩa vụ mà theo đó BNhQ và BDKNQ/BNQ theo các quy định của pháp
luật, phải tiến hành việc công khai, thông báo và cung cấp theo yêu cầu của một bên một
cách chính xác, đầy đủ, trung thực về các thơng tin có ảnh hưởng đến q trình giao kết
và thực hiện hợp đồng NQTM, trừ những thơng tin bí mật được pháp luật bảo vệ. Do
bản chất NVCCTT trong hoạt động NQTM cũng là một loại nghĩa vụ dân sự theo nghĩa
rộng nên sẽ có những đặc điểm của nghĩa vụ dân sự như: Đây là một sự ràng buộc pháp
lý, bắt buộc phải thực hiện, phát sinh trên cơ sở quy định của pháp luật và lợi ích chỉ đạt
được khi các bên tuân thủ và thực hiện hành vi cung cấp thơng tin.
1.2 Vai trị của thơng tin trong hoạt động nhượng quyền thương mại
Thơng tin ln đóng vai trò quan trọng trong tất cả các quan hệ trong xã hội đặc
biệt là quan hệ hợp đồng. NQTM là một quan hệ vô cùng đặc biệt với đặc trưng về mối
quan hệ gắn bó mật thiết giữa BNhQ với BNQ và mơ hình kinh doanh này chỉ thành
cơng khi có sự thơng suốt về thơng tin. Mối quan hệ “cộng sinh” này thể hiện qua sự
giám sát chặt chẽ, thường xuyên và sự hỗ trợ của BNhQ đối với hoạt động kinh doanh
của BNQ bởi vì bất cứ BNhQ nào cũng có nhu cầu bảo vệ và nâng cao hình ảnh thương
hiệu của mình 12. Trong khi đó, BNQ ln cần có sự hỗ trợ, tư vấn, đào tạo từ phía BNhQ
để có thể đảm bảo tính hệ thống và tính đồng bộ cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh. Vì vậy, thơng tin trong hoạt động NQTM khơng những góp phần tạo ra hành
lang pháp lý an tồn mà cịn gia tăng hiệu quả của mơ hình kinh doanh này.
Xét ở góc độ pháp lý, theo Viện sĩ A.I. Berg và giáo sư Tcherniak, thông tin không
phải là vật chất mà được xem là một phạm trù của nhận thức 13. Thơng tin đóng vai trò
quan trọng, tác động mạnh mẽ đến nhận thức giúp con người đưa ra những quyết định,
hành động trong cuộc sống. Vì vậy, thơng tin ln tồn tại và có ý nghĩa với mọi mặt của
đời sống, đặc biệt trong các quan hệ kinh tế. Điều này càng có ý nghĩa khi quan hệ

NQTM vơ cùng phức tạp, địi hỏi sự thống nhất về hành động, lợi ích của các bên 14. Ở
giai đoạn giao kết hợp đồng, thông tin giúp các bên đưa ra những quyết định hợp tác
kinh doanh. BNhQ căn cứ vào những thông tin được BDKNQ cung cấp sẽ đánh giá và
Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch
vụ, Nhà xuất bản Hồng Đức, tr. 339.
13
Nguyễn Hữu Hùng, tlđd (7), tr. 2.
14
Bùi Huyền (2013), “Nhượng quyền thương mại và lợi ích đối với doanh nghiệp”, Tạp chí Dân chủ và
Pháp luật, số 3 (252)-2013, tr. 28 – 33.
12

12


quyết định việc có giao uy tín thương hiệu của mình cho đối tác hay khơng. Ngược lại,
BDKNQ sẽ căn cứ vào các thông tin mà BNhQ cung cấp để đánh giá sức mạnh, hiệu quả
hoạt động của HTNQ qua đó quyết định hợp tác. Trong q trình này, bất kỳ thông tin
sai lệch, không đúng sự thật hoặc thông tin khơng đầy đủ đều có thể dẫn đến những quyết
định sai lầm gây thiệt hại to lớn cho các bên. Ở giai đoạn thực hiện hợp đồng, thông tin
cũng có vai trị quan trọng khơng kém khi nhiều hoạt động của BNQ phụ thuộc vào sự
hỗ trợ, đào tạo của BNhQ. Nếu thông tin không xuyên suốt, rõ ràng và chính xác có thể
dẫn đến rủi ro cho cả hai bên, do BNQ có khả năng cao sẽ khơng đảm bảo tính hệ thống
của thương hiệu nhượng quyền. Tính hệ thống yêu cầu sự phát triển đồng bộ của thương
hiệu nhằm tạo ra một hình ảnh thống nhất của các cửa hàng nhượng quyền làm cho khách
hàng vào bất cứ cửa hàng nào trong hệ thống đều cảm thấy thoải mái và hài lòng như
nhau 15. Đây là “điểm nhạy cảm” của hoạt động NQTM vì nó có thể nâng cao danh tiếng
của HTNQ nhanh chóng nhưng cũng có thể làm cho danh tiếng được xây dựng trong
thời gian dài biến mất trong vài giờ. Bởi vì khi bất kỳ cửa hàng nào trong HTNQ không
đảm bảo chất lượng, khách hàng sẽ ngay lập tức có những suy nghĩ tiêu cực cho toàn bộ

HTNQ. Thương hiệu bị khủng hoảng là rủi ro to lớn và khó phục hồi của doanh nghiệp
nhượng quyền. Hơn thế nữa, sự không hợp tác cung cấp thơng tin của BNQ có thể vơ
hiệu hóa quyền giám sát, kiểm soát HTNQ và hỗ trợ của BNhQ. Ngược lại với BNQ,
những tổn thất về chi phí đầu tư ban đầu, các khoản chi phí khác cho việc gia nhập và
vận hành hệ thống là điều mà BNQ phải đối mặt nếu khơng đảm bảo đặc tính này của
HTNQ. Như vậy, rủi ro là điều tất yếu trong hoạt động thương mại này tuy nhiên rủi ro
ít hay nhiều sẽ phụ thuộc lớn vào chất và lượng thơng tin nhận được.
Xét ở góc độ kinh tế, liên quan đến thông tin trong kinh doanh, các nhà kinh tế
học đã đưa ra “Thuyết thông tin bất cân xứng” phản ánh thực trạng về cung cấp thông
tin trong môi trường kinh doanh hiện nay. Theo lý thuyết này, thông tin bất cân xứng
trên thị trường là tình trạng trong một giao dịch, một chủ thể có thơng tin đầy đủ hơn và
tốt hơn so với các chủ thể còn lại 16. Tình trạng này khá phổ biến trên thị trường gây nên
những tiêu cực trong các quan hệ giữa các bên trong các quan hệ kinh tế. Lý thuyết này
nêu lên hệ quả phổ biến nhất do thông tin bất cân xứng gây ra chính là “sự lựa chọn bất
lợi” và “tâm lý ỷ lại” hay rủi ro đạo đức. Theo đó, lựa chọn bất lợi thường xảy ra trước
khi thực hiện giao dịch trong đó do kết quả của thông tin bị che đậy hoặc cung cấp không
trung thực mà một bên có thể đưa ra những sự lựa chọn bất lợi cho bản thân mình 17.
Hành vi này được đánh giá là một loại thất bại của thị trường bởi vì đáng lẽ người mua
đã có thể có lựa chọn tốt hơn. Ví dụ: BNhQ cố tình không thông tin một cách đầy đủ về
những rủi ro khi tham gia vào hệ thống của mình với mục tiêu thuyết phục BDKNQ gia
nhập vào HTNQ của mình vì nếu cung cấp đầy đủ BDKNQ có thể lựa chọn hợp tác với
đối tác khác. Thứ hai, tâm lý ỷ lại là việc bên có nhiều thơng tin có động cơ hành động
Nguyễn Khánh Trung và Trần Thị Kim Phương (2012), “Khái niệm và đặc trưng của nhượng quyền
thương mại tại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở TP. HCM, số 4 (27)/2012, tr. 61.
16
Lê Hoàng Phong và Ngô Huỳnh Giang (2018), “Thuyết thông tin bất cân xứng và các giải pháp hạn
chế thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng ngân hàng tại Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa
Quản trị, tr. 308.
17
Lê Hoàng Phong và Ngô Huỳnh Giang, tlđd (16), tr. 309.

15

13


theo hướng làm lợi cho bản thân và có thể làm tổn hại cho bên kém thông tin hơn 18. Điều
này cũng dễ dàng nhận thấy khi mà BNQ hoàn tồn phụ thuộc vào những thơng tin mà
BNhQ cung cấp đặc biệt liên quan đến bí quyết kinh doanh. Phải nói rằng, sự lệ thuộc là
điều mà BNQ phải đối mặt nên BNhQ có thể tận dụng lợi thế của mình để áp đặt những
chính sách bất lợi cho BNQ. Qua phân tích trên, tác giả nhận thấy thơng tin bất cân xứng
là một loại “khuyết tật” của thị trường, đặc biệt trong quan hệ NQTM khi mà BNhQ
hoàn toàn nắm giữ và kiểm sốt các nguồn thơng tin liên quan đến HTNQ.
Nhìn chung, từ góc độ pháp lý và kinh tế học, tác giả nhận thấy rằng thông tin
trong hoạt động NQTM đóng vai trị đặc biệt quan trọng vì nó là cơ sở nền tảng để các
bên lựa chọn đối tác, ký kết và thực hiện hợp đồng, đảm bảo khả năng thực thi và hiệu
quả của hợp đồng. Cơ chế thơng tin hiệu quả góp phần tạo nên sự cân bằng lợi ích của
BNhQ và BNQ góp phần phát huy ưu điểm của mơ hình kinh doanh mới này.
1.3 Cơ sở hình thành nghĩa vụ cung cấp thông tin của các bên trong hoạt động
nhượng quyền thương mại
Mặc dù pháp luật đã ghi nhận NVCCTT trong một số hợp đồng như hợp đồng bảo
hiểm, hợp đồng lao động, hợp đồng tín dụng, … nhưng cơ sở hình thành nên NVCCTT
vẫn chưa có sự ghi nhận chính thống từ nguồn của văn bản pháp luật 19. Trong bài viết
“Quan hệ giữa pháp luật với cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng và với các lĩnh vực xã
hội Việt Nam”, tác giả đã cho rằng nguyên tắc thiện chí trung thực chính là nguồn hình
thành NVCCTT trong hệ thống Civial Law 20. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực
hiện, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực 21. Mặc
dù nguyên tắc thiện chí, trung thực được ghi nhận là một trong những nguyên tắc cơ bản
của pháp luật Việt Nam, nhưng BLDS 2015 khơng có định nghĩa cụ thể về thiện chí và
trung thực. Hai thuật ngữ “thiện chí” và “trung thực” có nội hàm khác nhau cho nên
nguyên tắc thiện chí, trung thực thực chất là hai nguyên tắc và có mối liên hệ mật thiết

với nhau 22. Thứ nhất, ngun tắc “thiện chí” có ý nghĩa là khi tham gia vào các quan hệ
hợp đồng, các bên khơng chỉ chú trọng, quan tâm đến lợi ích của mình mà cịn phải quan
tâm đến quyền lợi của bên còn lại 23. Thứ hai, nguyên tắc “trung thực” tức là sự ngay
thẳng, thật thà, đúng sự thật và không làm cho sự việc lệch lạc đi qua đó ảnh hưởng đến
quan hệ hợp đồng giữa các bên 24. Như vậy, nguyên tắc thiện chí, trung thực trong BLDS
2015 yêu cầu các chủ thể khi tham gia quan hệ hợp đồng phải ngay thẳng, thành thật và
Lê Hoàng Phong và Ngô Huỳnh Giang, tlđd (16), tr. 309.
Nguyễn Thị Minh Trang, tlđd (3), tr. 22.
20
Nguyễn Quốc Vinh, “Quan hệ giữa pháp luật với cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng và với các lĩnh
vực xã hội Việt Nam”,
http://101.53.8.174/hcmulaw/index.php?option=com_content&view=article&id=10356:s-kcbnckh&catid=309:s-kcb-nckh&Itemid=357, truy cập ngày 19/03/2019.
21
Khoản 3 Điều 3 BLDS 2015.
22
Đào Thị Thu Hằng (2008), Nguyên tắc thiện chí, trung thực trong pháp luật hợp đồng Việt Nam, Luận
văn thạc sĩ, Trường Đại học Tp. Hồ Chí Minh, tr. 14.
23
Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình những quy định chung về luật Dân sự, Nhà
xuất bản Hồng Đức, tr. 16.
24
Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tlđd (23), tr. 16.
18
19

14


vì lợi ích của cả hai bên. Trên cơ sở đó, tác giả nhận thấy rằng, ngun tắc thiện chí trung
thực chính là một cơ sở làm phát sinh NVCCTT trong quan hệ hợp đồng nói chung và

quan hệ hợp đồng NQTM nói riêng. Đây là một cơ sở lý luận quan trọng cho việc giải
thích và lý giải các vấn đề xoay quanh đến NVCCTT giữa BNhQ và BDKND/BNQ trong
hoạt động NQTM.
Bên cạnh đó, tác giả cho rằng cơ sở của NVCCTT trong hoạt động NQTM không
chỉ xuất phát từ nguyên tắc thiện chí, trung thực trong pháp luật dân sự mà cịn có nguồn
gốc từ bản chất và đặc trưng của hoạt động thương mại này. Phải nói rằng, mối quan hệ
giữa BNhQ và BDKNQ/BNQ trong quan hệ NQTM khơng giống hồn tồn với các hoạt
động thương mại khác. Đây là mối quan hệ luôn chứa đựng nhiều căng thẳng và mâu
thuẫn tiềm ẩn 25. Đối tượng của NQTM khơng phải là hàng hóa, dịch vụ mà chính là
quyền thương mại mà BNhQ cấp cho BNQ. Trong đó, BNhQ cho phép BNQ sử dụng
quyền thương mại của mình bao gồm rất nhiều quyền tài sản khác nhau như quyền sử
dụng các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, quyền kinh doanh dưới sự quản lý,
đào tạo của BNhQ. Đặc trưng này tạo nên tính rủi ro cho BNhQ khi cho phép BNQ sử
dụng thương hiệu của mình. Rủi ro này đe dọa gây thiệt hại vô cùng to lớn bởi giá trị
thương hiệu của một doanh nghiệp là tài sản vô cùng quý giá và gắn liền với sự sống cịn
của doanh nghiệp. Ngược lại, BNQ có thể gánh chịu những thiệt hại về tài chính vơ cùng
nặng nề liên quan đến rủi ro thương hiệu của BNhQ hay việc đơn phương chấm dứt hợp
đồng của BNhQ khi mà BNQ chưa thể thu hồi lại vốn đầu tư ban đầu cũng đạt được lợi
nhuận mong muốn. Mâu thuẫn về mặt lợi ích giữa các bên phát sinh khi các bên mong
muốn bảo vệ quyền lợi của mình và nó càng trầm trọng do hai bên này là các thương
nhân độc lập với nhau, không phụ thuộc vào nhau cả về mặt pháp lý cũng như về mặt tài
chính 26. Điều này làm giảm đi khả năng thực thi hợp đồng và các ưu điểm mà loại hình
kinh doanh này mang lại. Qua phân tích trên, tác giả muốn nhấn mạnh vai trị của sự cân
bằng lợi ích giữa các bên trong NQTM sẽ giảm thiểu tính xung đột và nâng cao khả năng
thực hiện của hợp đồng 27. Để có được sự cân bằng này đặt ra vấn đề pháp luật phải có
những quy định làm hài hịa lợi ích của các bên, tạo ra cơ chế để hạn chế việc một bên
có lợi thế hơn bên cịn lại khi tham gia quan hệ này. NVCCTT chính là một loại quy định
cần thiết đáp ứng yêu cầu trên góp phần làm cho hoạt động NQTM tồn tại đúng bản chất
của nó và phát huy ưu điểm của mơ hình kinh doanh được đánh giá là ưu việt này.
1.4 Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với nghĩa vụ cung cấp thông tin

của các bên trong hoạt động nhượng quyền thương mại
Thứ nhất, thông qua nội dung về vai trị của thơng tin trong hoạt động NQTM,
tác giả nhận thấy thông tin là điểm mấu chốt quyết định sự thành cơng của mơ hình kinh
doanh nhượng quyền. Tuy nhiên, lý thuyết về bất cân xứng thông tin chỉ ra thực trạng
rằng trong môi trường kinh doanh việc các bên cung cấp thông tin cho nhau một cách
trung thực và thiện chí là điều rất khó xảy ra do bất kỳ chủ thể nào cũng theo đuổi những
lợi ích của mình. Thực tiễn cho thấy rằng, trong quan hệ NQTM, BDKNQ/BNQ thường
Nguyễn Khánh Trung và Trần Thị Kim Phương, tlđd (1), tr. 56.
Nguyễn Khánh Trung và Trần Thị Kim Phương, tlđd (1), tr. 60.
27
Nguyễn Khánh Trung và Trần Thị Kim Phương, tlđd (1), tr. 57.
25
26

15


có vị trí yếu thế hơn do BNhQ là chủ sở hữu thương hiệu, có kinh nghiệm và nguồn lực
lớn hơn nhiều. BDKNQ/BNQ thường là thương nhân “ít tuổi”, chưa xây dựng được hình
ảnh của riêng mình hoặc hồn tồn mới gia nhập thị trường. Do đó, họ phải tìm hiểu rất
kỹ những thông tin về BNhQ cũng như HTNQ. Nhưng việc này hồn tồn khó khăn vì
nhiều thơng tin quan trọng chỉ có thể được BNhQ cung cấp một cách tự nguyện 28. Bên
cạnh đó, BNhQ trên thực tế thường chuẩn bị các mẫu hợp đồng NQTM với lý do đảm
bảo tính đồng bộ của HTNQ dẫn đến khả năng đàm phán, thương lượng của BDKNQ bị
hạn chế. Ngoài ra, trong quá trình đàm phán gia nhập, BNhQ thường đưa ra các yêu cầu
mà BNQ bắt buộc phải đồng ý nếu như muốn gia nhập vào HTNQ. Điều này gây ảnh
hưởng vô cùng to lớn đối với sự lành mạnh của hoạt động NQTM nói riêng và thị trường
nói chung. Từ những phân tích trên, sự cần thiết ra đời một quy định về NVCCTT một
cách thiện chí và trung thực của các bên trong hoạt động này là vấn đề cấp bách.
Thứ hai, NQTM mặc dù chỉ mới xuất hiện vào giữa thập niên 90 29 nhưng mô hình

kinh doanh này thực sự đang phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ với 213 30 doanh nghiệp
đang kinh doanh hình thức NQTM vào Việt Nam. Với đặc trưng là một mơ hình kinh
doanh tương đối mới mẻ và phức tạp, đặt trong bối cảnh vấn đề bất cân xứng thông tin
trên thị trường ngày càng diễn biến phức tạp, việc quy định một hành lang pháp lý an
toàn là vấn đề tối quan trọng để bảo vệ các chủ thể tham gia hoạt động NQTM.
Thứ ba, Việt Nam đang trên con đường hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế, vì thế
đặt ra u cầu về sự hài hịa hóa trong cơ chế, chính sách và pháp luật với các quốc gia
trên thế giới. So với các quốc gia khác, Việt Nam đã có những quy định khá cụ thể và
tiệm cận với pháp luật các nước về hoạt động NQTM nói chung và NVCCTT nói riêng.
Tuy nhiên, trong q trình tìm hiểu tác giả nhận thấy rằng có nhiều quy định của pháp
luật Việt Nam về nghĩa vụ này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và tạo nên
những rủi ro cho các chủ thể tham gia vào quan hệ này. Chính vì thế, để góp phần nâng
cao tính an tồn cho hoạt động này cũng như tạo sự hài hịa hóa pháp luật giữa Việt Nam
và các quốc gia khác, tác giả cho rằng cần phải tiếp tục nghiên cứu và quy định những
khía cạnh cịn khiếm khuyết, thiếu sót trong chế định NVCCTT trong hoạt động NQTM.
1.5 Khuynh hướng điều chỉnh bằng pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin trong
hoạt động nhượng quyền thương mại
Trong những năm qua, việc “luật hóa” các quy định liên quan đến hoạt động
NQTM diễn ra một cách mạnh mẽ trên khắp thế giới. Trong đó, NVCCTT là một trong
những yếu tố quan trọng trong nội dung pháp luật điều chỉnh về NQTM của các quốc
gia. Việc quy định về NVCCTT trong hoạt động NQTM diễn ra ở cả các quốc gia phát
triển như Mỹ, Pháp, Australia, Canada… và cả các các quốc gia đang phát triển như
Trung Quốc, Brazil, Indonesia, Malaysia, Việt Nam,... Trong tiến trình này, pháp luật
các nước trên thế giới chia thành hai trường phái trong cách thức quy định về NVCCTT
bao gồm trường phái cơng bố thơng tin tồn diện (comprehensive disclosure regime) và
Nguyễn Khánh Trung và Trần Thị Kim Phương, tlđd (1), tr. 69.
Nguyễn Khánh Trung và Trần Thị Kim Phương, tlđd (1), tr. 56.
30
Bộ Công Thương (2019), Nhượng quyền thương mại,
truy cập ngày 19/3/2019.

28
29

16


trường phái công bố thông tin tối thiểu (minimalist disclosure regime). Trong đó, Việt
Nam cùng với các quốc gia khác như Hoa Kỳ, Australia, Canada, Trung Quốc, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Malaysia theo trường phái cơng bố thơng tin tồn diện, được hiểu là
pháp luật sẽ quy định nhiều nội dung và mang tính tồn diện và chi tiết về hoạt động
NQTM 31. Ngược lại, với trường phái quy định thông tin tối thiểu, nhiều quốc gia như
Bỉ, Brazil, Indonesia, Ý, Pháp, Đài Loan,… theo xu hướng không quy định quá nhiều
hoặc quá chi tiết những trách nhiệm mà các bên phải thực hiện để tuân thủ nghĩa vụ này
mà chỉ yêu cầu một số nghĩa vụ tối thiếu còn các vấn đề khác do các bên thỏa thuận 32.
Trên thế giới đã tồn tại rất nhiều các văn bản điều chỉnh về NVCCTT được đánh
giá là tiến bộ và phù hợp với tình hình phát triển của mơ hình kinh doanh này. Nổi bật là
các văn bản như: Luật mẫu về nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hoạt động nhượng
quyền thương mại (The Unidroit Model Franchise Disclosure Law), Luật nhượng quyền
thương mại của Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ (The US FTC Franchise Rule), Bộ luật
hướng dẫn nhượng quyền thương mại Australia (The Australia Franchising Code of
Conduct). Ba văn bản này được đánh giá là hoàn thiện và tiến bộ hơn cả trong hoạt động
NQTM trên thế giới đặc biệt là việc quy định rất chi tiết về NVCCTT.
Thứ nhất, Luật mẫu về nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hoạt động nhượng quyền
thương mại (The Unidroit Model Franchise Disclosure Law) sau đây viết tắt là
UNIDROIT của Viện Quốc tế về nhất thể hố pháp luật tư (UNIDROIT) có trụ sở tại Ý
phát hành. Đây đơn thuần là một văn bản mẫu “luật hóa” NVCCTT trong hoạt động
NQTM cho các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới tham khảo và áp dụng. Luật mẫu
này có nhiều quy định khá tương đồng với các quy định về NVCCTT trong pháp luật
Việt Nam. Cụ thể, Luật mẫu này yêu cầu BNhQ phải cung cấp cho BNQ một bản giới
thiệu về HTNQ ít nhất là 14 ngày trước khi kí kết bất kì thỏa thuận hoặc thanh tốn các

loại phí liên quan đến hợp đồng NQTM. Ngoài ra, Luật này cũng quy định 16 nhóm vấn
đề cần phải được ghi nhận trong văn bản này. Đặc biệt, văn bản này chỉ quy định
NVCCTT của BNhQ mà không yêu cầu BNQ thực hiện nghĩa vụ này.
Thứ hai, Luật nhượng quyền thương mại (The US FTC Franchise Rule) do Ủy
ban Thương mại Hoa Kỳ ban hành. Luật này yêu cầu BNhQ phải cung cấp cho BNQ
tiềm năng một văn bản được gọi là tài liệu công bố thông tin nhượng quyền (FDD –
Franchise Disclosure Document) với hình thức chung được quy định bao gồm 23 nội
dung liên quan đến hoạt động NQTM. Ngoài ra, Luật này cũng yêu cầu BNhQ phải cung
cấp cho BNQ tiềm năng một bản sao của hợp đồng nhượng quyền và tất cả văn bản thỏa
thuận có liên quan ít nhất 5 ngày kinh doanh trước khi đến hạn giao kết hợp đồng. Bên
cạnh đó, văn bản này cũng yêu cầu BNhQ cung cấp những giải pháp thực tế đối với
những vấn đề lâu dài và các mâu thuẩn tồn tại trong những quy định nhượng quyền gốc.
Thứ ba, Bộ luật hướng dẫn nhượng quyền thương mại Australia (The Australia
Franchising Code of Conduct) do Chính phủ Australia ban hành. Đây là quốc gia hàng
31

Yun Zhang (2011), The Information Imbalance in the Franchising Relationship: a Best Practice Model
for Prior Disclosure and an Evaluation of China’s Regulatory Regime, dissertation for doctoral degree,
University of New South Wales, p. 119.
32
Yun Zhang, tlđd (31), tr. 121.

17


đầu trong lĩnh vực NQTM với các quy định hoàn thiện và chi tiết nhất trên thế giới về
NQTM. Đặc biệt, khác với các quốc gia theo trường phái quy định toàn diện NVCCTT,
Australia minh thị ban hành lệnh cấm liên quan đến NVCCTT như: Cấm cung cấp thông
tin không đầy đủ, dối trá và không hợp lẽ phải. Bên cạnh đó, nước này cũng đưa ra các
yêu cầu rất chi tiết liên quan đến tài liệu NQTM do BNhQ cung cấp và tài liệu này phải

được cung cấp trước 14 ngày tính từ ngày các bên tham gia thỏa thuận hoặc thanh tốn
bất kì loại phí nào. Hơn thế nữa, các tài liệu khác có liên quan mà khơng được quy định
trong tài liệu nhượng quyền cũng phải được cung cấp trong thời gian hợp lý. Mọi tài liệu
phải được cập nhật thường xuyên theo từng năm. Và BNhQ phải giữ văn bản xác nhận
của BNQ rằng họ đã được đưa ra lời khuyên về thỏa thuận nhượng quyền này từ một
nhà tư vấn pháp lý hoặc kinh doanh độc lập.
Qua những phân tích trên, tác giả nhận thấy các quốc gia trên thế giới đặc biệt là
các quốc gia có lĩnh vực NQTM phát triển đã có những quy định chặt chẽ và tiến bộ để
đảm bảo an toàn cho hành lang pháp lý trong lĩnh vực này. Các quy định này khơng
những bảo vệ lợi ích của các bên mà cịn bảo vệ lợi ích chung của xã hội. Chính vì thế,
trong phần tiếp theo của khóa luận này, tác giả sẽ có những đối chiếu cụ thể hơn về
những điểm tiến bộ này cũng như phân tích, so sánh điều kiện áp dụng để xem xét mức
độ phù hợp khi áp dụng vào Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
NQTM là mơ hình kinh doanh với đối tượng đặc trưng khơng phải là hàng hóa,
dịch vụ như các hoạt động thương mại khác mà là quyền thương mại do BNhQ cấp cho
BNQ. Với yêu cầu khắt khe về sự gắn bó mật thiết giữa các bên, tính đồng bộ và tính hệ
thống mà hoạt động này địi hỏi sự thông suốt trong thông tin giữa các bên tham gia.
Xuất phát từ tầm quan trọng của thông tin trong hoạt động NQTM ở cả góc độ pháp lý
và góc độ kinh tế mà đặt ra yêu cầu về việc điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên việc
cung cấp thơng tin hay nói cách khác đặt ra NVCCTT trong hoạt động NQTM. Việc quy
định nghĩa vụ này là hoàn tồn phù hợp với thực tiễn cũng như có thể lý giải trên cơ sở
lý luận thông qua nguyên tắc thiện chí, trung thực khi tham gia các quan hệ dân sự. So
với các quốc gia trên thế giới, các quy định về NVCCTT trong hoạt động NQTM của
Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đang dần tiệm cận với các quy định
của các quốc gia và khu vực có hoạt động này phát triển. Tuy nhiên, chế định NVCCTT
trong hoạt động NQTM cần phải tiếp tục được nghiên cứu, đánh giá và hoàn thiện để có
thể giúp hoạt động thương mại này thực sự phát triển đúng bản chất, phát huy được
những ưu điểm của mình nhằm đảm bảo lợi ích của các bên và hài hòa với pháp luật của
các quốc gia khác trên thế giới.


18


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ NGHĨA VỤ
CUNG CẤP THÔNG TIN TRONG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN
THƯƠNG MẠI
2.1 Nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên nhượng quyền
2.1.1 Loại thông tin cần phải cung cấp
BNhQ là người sở hữu thương hiệu nhượng quyền, có vị thế nhất định trên thị
trường với quy mô và tiềm lực kinh tế lớn hơn khá nhiều so với các BDKNQ. Điều này
đã tạo nên việc bất cân bằng trong việc đàm phán và trao đổi thông tin giữa BNhQ và
BDKNQ. Vì vậy, pháp luật các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam quy định rất cụ
thể, chi tiết về NVCCTT của BNhQ cho BDKNQ trong giai đoạn giao kết hợp đồng.
Đây là giai đoạn được đánh giá là rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến quyền và lợi ích
các bên cũng như khả năng thực thi của hợp đồng trên thực tế. Theo quy định của pháp
luật Việt Nam, BNhQ phải cung cấp các loại thông tin cho BDKNQ, cụ thể như sau:
Thứ nhất, căn cứ vào phụ lục III của Thông tư 09/2006/TT-BTM của Bộ Thương
mại ngày 25/5/2006 hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại, được sửa
đổi, bổ sung bởi Thông tư 04/2016/TT-BCT của Bộ Công Thương ngày 06/6/2016 (Phụ
lục III), BNhQ phải cung cấp các thông tin cơ bản bao gồm: Tên thương mại, địa chỉ trụ
sở chính, điện thoại, fax, ngày thành lập, thông tin về việc BNhQ là BNhQ ban đầu hay
thứ cấp, loại hình kinh doanh, lĩnh vực nhượng quyền và thông tin về đăng ký nhượng
quyền. Ý nghĩa của những thơng tin này giúp cho BDKNQ có thể đánh giá được năng
lực pháp lý của BNhQ 33. Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới đều có
những quy định về nhóm thơng tin này (duy nhất Romania là khơng u cầu) 34. Nhìn
chung, pháp luật NQTM đã yêu cầu khá đầy đủ các loại thông tin góp phần định danh
BNhQ qua đó hạn chế những rủi ro tiềm ẩn của hoạt động NQTM. Tuy nhiên, pháp luật
Việt Nam vẫn chưa lưu tâm đến loại thông tin về các đối tượng liên quan đến BNhQ có
ảnh hưởng lớn đến hoạt động của BNhQ cũng như HTNQ bao gồm: Những cá nhân và

tổ chức có khả năng chi phối đến hoạt động kinh doanh của BNhQ, chủ thể có liên quan
đến HTNQ. Các chủ thể này hồn tồn có khả năng chi phối đến hoạt động của BNhQ
và HTNQ qua đó gián tiếp ảnh hưởng đến các cơ sở nhượng quyền trong hệ thống.
Thứ hai, bên cạnh các thơng tin cơ bản, Phụ lục III cịn u cầu BNhQ cung cấp
các thơng tin mang tính chất mơ tả chi tiết về cách thức tổ chức và hoạt động của mình,
bao gồm: Sơ đồ tổ chức; tên, nhiệm vụ, kinh nghiệm công tác của các thành viên ban
giám đốc; thông tin về bộ phận phụ trách lĩnh vực; kinh nghiệm của BNhQ trong lĩnh
vực NQTM; thông tin về việc kiện tụng liên quan đến hoạt động NQTM trong vịng một
năm gần nhất. Ở ba loại thơng tin đầu tiên, pháp luật quy định khá chi tiết và cụ thể về
loại thông tin phải cung cấp cho từng đối tượng cụ thể. Tuy nhiên, hai nhóm thơng tin
cịn lại pháp luật chỉ nêu tên mà không chỉ ra loại thông tin cụ thể phải cung cấp. Về kinh
nghiệm của BNhQ, việc Thông tư 09 không giới hạn về khoảng thời gian mà BNhQ có
33
34

Nguyễn Khánh Trung và Trần Thị Kim Phương, tlđd (1), tr. 100.
Yun Zhang, tlđd (31), tr. 160.

19


×