Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nhiệm vụ, quyền hạn của tòa án trong thi hành án hình sự ở việt nampháp luật cạnh tranh trong kiểm soát mua lại và sáp nhập (ma) – so sánh pháp luật hoa kỳ và việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ

LÊ HỒNG THANH TRƯỜNG

PHÁP LUẬT CẠNH TRANH TRONG KIỂM SOÁT
MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP (M&A)
SO SÁNH PHÁP LUẬT HOA KỲ VÀ VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHĨA: 2011 – 2015

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA: 2011 - 2015

PHÁP LUẬT CẠNH TRANH TRONG KIỂM SOÁT
MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP (M&A)
SO SÁNH PHÁP LUẬT HOA KỲ VÀ VIỆT NAM

SINH VIÊN THỰC HIỆN: LÊ HOÀNG THANH TRƯỜNG
KHÓA 36

MSSV: 1155050356



GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. PHAN NGỌC TÂM

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015


Tơi xin cam đoan tồn bộ luận văn này là thành quả tự nghiên cứu bằng chính
cơng sức và tâm huyết của riêng tôi. Đối với những nội dung được thể hiện hoặc trích
dẫn trong bài mà khơng phải là kết quả nghiên cứu của chính tơi sẽ được chú thích phía
bên dưới cùng mỗi trang có tài liệu cần chú thích và được liệt kê đầy đủ trong Danh mục
tài liệu tham khảo. Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.
TP. HCM, ngày 18 tháng 07 năm 2015,
Lê Hoàng Thanh Trường


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DOJ

Department of Justice

FTC

Federal Trade Commission

HSR Act

Hart-Scott-Rodino Antitrust Improvements Act

LCT


Luật Cạnh tranh

U.S.

The United States of America


MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................
MỤC LỤC .........................................................................................................................
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP DƯỚI GÓC ĐỘ
PHÁP LUẬT CẠNH TRANH....................................................................................... 6
1.1.

Khái niệm mua lại và sáp nhập (M&A) ............................................................. 6

1.1.1 Định nghĩa mua lại và sáp nhập dưới góc độ kinh tế học .................................. 6
1.1.2 Mua lại và sáp nhập theo pháp luật Hoa Kỳ ....................................................... 7
1.1.3 Mua lại và sáp nhập theo pháp luật Việt Nam .................................................. 10
1.2.

Khái quát về pháp luật cạnh tranh trong việc kiểm soát mua lại và sáp nhập

tại Hoa Kỳ và Việt Nam ............................................................................................... 13
1.3.

Ý nghĩa của pháp luật cạnh tranh trong việc kiểm soát mua lại và sáp nhập .

.............................................................................................................................. 16

CHƯƠNG 2: LUẬT CẠNH TRANH TRONG KIỂM SOÁT MUA LẠI VÀ SÁP
NHẬP TẠI HOA KỲ ................................................................................................... 19
2.1.

Loại hình sáp nhập được kiểm sốt bởi pháp luật cạnh tranh Hoa Kỳ ....... 19

2.2.

Quy định về ngưỡng thơng báo trước sáp nhập và quy trình xem xét sáp

nhập .............................................................................................................................. 25
2.3.

Đánh giá tác động cạnh tranh từ một vụ sáp nhập......................................... 30

CHƯƠNG 3: HẠN CHẾ CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM TRONG
KIỂM SOÁT MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT HOA KỲ
VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 39


3.1.

Hạn chế của Luật Cạnh tranh Việt Nam trong kiểm soát mua lại và sáp

nhập khi so sánh với pháp luật Hoa Kỳ ..................................................................... 39
3.2.

Kiến nghị sửa đổi Luật Cạnh tranh Việt Nam trong kiểm soát mua lại và


sáp nhập ........................................................................................................................ 49
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................
PHỤ LỤC ..........................................................................................................................


LỜI NÓI ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Mua lại và sáp nhập (M&A) hiện nay đã, đang và sẽ trở thành một xu hướng kinh

tế phát triển mạnh mẽ trên phạm vi khu vực cũng như quốc tế. Theo nhận định của
chuyên gia M&A Andrew J. Sherman và Milledge A. Hart, M&A sẽ vẫn tiếp tục gia
tăng nhanh về số lượng và chất lượng trong tương lai bất chấp tình hình kinh tế thế giới
có sự biến chuyển phức tạp như thế nào. Thật vậy, năm 2014 vừa qua, trên thế giới đã
chứng kiến hơn 40.000 thương vụ M&A được thông báo, tăng hơn 6% so với năm ngoái,
tổng giá trị các thương vụ chiếm khoảng 3.600 tỷ USD1. Trong đó, 10 trong số 15 vụ sáp
nhập lớn nhất trong năm vừa qua đến từ các giao dịch của những công ty tại Hoa Kỳ với
tổng giá trị lên đến 1.530 tỷ USD2. Điều này rõ ràng cho thấy Hoa Kỳ vẫn là thị trường
M&A sôi động nhất trên thế giới với lịch sử hình thành và phát triển M&A khá lâu đời.
Xuất hiện đầu tiên vào những năm đầu thế kỷ XX, M&A tại Hoa Kỳ đã dần trở thành
một phương thức, chiến lược kinh tế của các doanh nghiệp với mong muốn mở rộng quy
mơ, tìm kiếm lợi nhuận tối ưu trước những biến động bất ổn cũng như tính cạnh tranh,
sự “đào thải” khốc liệt của nền kinh tế thị trường, trước xu thế tồn cầu hóa mạnh mẽ
khi mà các doanh nghiệp khắp nơi vừa có thể là bạn, là thù. M&A tại Hoa Kỳ đã mở
đường cho xu thế M&A quốc tế, và Việt Nam cũng là quốc gia bị ảnh hưởng mạnh mẽ
bởi xu thế này khi theo đuổi nền kinh tế thị trường mang định hướng xã hội chủ nghĩa.
Không phủ nhận M&A tại Việt Nam còn khá mới mẻ với những bước đầu tiên vào đầu

những năm 2000; tuy nhiên, Việt Nam là một thị trường cạnh tranh tiềm năng với những
điểm thu hút mạnh mẽ, trong đó có thể kể đến những yếu tố về dân số trẻ, nguồn lao
động rẻ dồi dào, nguồn tiêu thụ lớn, mơi trường chính trị ổn định, vv. Vì thế, Việt Nam
ln là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài như Hoa Kỳ, Nhật Bản,
Singapore, vv muốn tìm cơ hội phát triển ở vùng đất tiềm năng này. Năm 2014, Việt

1

Brendan McDermid, 2014, Mergers & Acquisitions Review Full Year 2014, Financial Advisors, Thomson
Reuteurs, tr.1.
2
truy cập vào 10:44, ngày
19/07/2015.
1


Nam đã có khoảng 313 thương vụ M&A với giá trị đến hơn 2.5 tỷ USD3. Dự đoán từ
thời điểm hiện tại đến năm 2020, Việt Nam sẽ chứng kiến “làn sóng thứ hai” của M&A
với quy mơ ước tính đạt 20 tỷ USD vào năm 20204. Trước sự bùng nổ trở lại này, thiết
nghĩ, Việt Nam cần có những bước chuyển mới trong việc ghi nhận và hoàn thiện chính
sách và pháp luật nhằm điều chỉnh hiệu quả xu thế này trong thời gian tới; bởi lẽ, bên
cạnh tác động tích cực, M&A cịn tiềm ẩn những ảnh hưởng tiêu cực đến cạnh tranh, thị
trường và các lợi ích công cần được bảo vệ. Hơn nữa, sự tự thay đổi và hồn thiện trong
chính sách, pháp luật kiểm sốt mua lại và sáp nhập hay được gọi là kiểm soát tập trung
kinh tế tại Việt Nam được xem là vô cùng cần thiết khi sự ra đời lần đầu tiên của LCT
2004, văn bản luật đầu tiên điều chỉnh các vấn đề cạnh tranh trong giai đoạn Việt Nam
đang chuẩn bị gia nhập WTO5, đã trở nên lạc hậu sau 10 năm áp dụng. Điều này thể hiện
qua sự kém hiệu quả trong việc thực thi pháp luật trong việc ngăn chặn các vụ tập trung
kinh tế có khả năng tác động xấu đến tính cạnh tranh với số lượng ít ỏi các vụ sáp nhập
được thơng báo đến Cơ quan thực thi trong những năm qua hoặc việc tiến hành điều tra,

xem xét tính cạnh tranh của một vụ tập trung cịn gặp nhiều khó khăn mà chủ yếu xuất
phát từ quy định cứng nhắc của pháp luật.
Trước tình hình ấy, pháp luật cạnh tranh Việt Nam trong kiểm soát mua lại và sáp
nhập cần học hỏi kinh nghiệm từ tinh thần và quy định của pháp luật cạnh tranh Hoa Kỳ,
quốc gia được xem là có pháp luật cạnh tranh phát triển mạnh mẽ nhất trên thế giới khi
pháp luật liên quan đến việc kiểm soát các tác động phản cạnh tranh đã ra đời từ rất sớm.
Do vậy, việc nghiên cứu phân tích, tổng hợp và so sánh giữa pháp luật Hoa Kỳ và Việt
Nam nhằm giúp hoàn thiện pháp luật Việt Nam theo hướng gần hơn với các quy chuẩn
chung của pháp luật quốc tế là một quá trình cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hội
nhập toàn diện nền kinh tế thế giới, đặc biệt là trong thời gian tới khi Việt Nam sẽ thông
qua việc đàm phán ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP),

3

/>mof.gov.vn%2Fportal%2Fpage%2Fportal%2Fnif%2FNewdetail&p_itemid=166546984&p_siteid=293&p_persid
=44421752&p_language=vi, truy cập vào 11:26, ngày 19/07/2015.
4
Tài liệu của Diễn Đàn M&A 2014, Làn Sóng Thứ Hai, diễn ra vào 07/08/2014.
5
World Trade Organization.
2


Hiệp định FTA với EU, Hàn Quốc, Hiệp định mậu dịch tự do với liên minh hải quan
Nga, Balarus, Kazakhstan và trước sự kiện đánh dấu thành lập Cộng đồng Kinh tế
ASEAN (AEC)6 vào cuối năm nay.
Với cơ sở lý luận và thực tiễn như trên, tác giả xin được chọn đề tài “Pháp luật
cạnh tranh trong kiểm soát mua lại và sáp nhập (M&A) – So sánh pháp luật Hoa Kỳ và
Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp trong năm nay.
2.


Tình hình nghiên cứu đề tài
Theo tìm hiểu và nghiên cứu của tác giả, từ khi xuất hiện và trở thành một làn

sóng kinh tế mới tại Việt Nam, M&A đã thực sự trở thành đề tài thu hút nhiều chuyên
gia trên nhiều lĩnh vực, trong đó có những cơng trình nghiên cứu đa dạng của giảng viên,
sinh viên và nghiên cứu sinh dưới cả góc độ kinh tế và luật học. Chỉ riêng trường ĐH.
Luật TP. HCM, có khoảng trên dưới 30 tài liệu nghiên cứu, bài viết từ sách, báo, tạp chí
liên quan đến M&A. Tuy nhiên, những tài liệu này chủ yếu nghiên cứu tổng quan các
vấn đề chung của M&A, chẳng hạn như việc nghiên cứu về khung pháp lý hay vấn đề
thực trạng M&A tại Việt Nam mà vẫn chưa có tài liệu nào nghiên cứu chuyên biệt về
M&A dưới góc độ pháp luật cạnh tranh và so sánh luật. Về vấn đề này, Báo cáo Tổng
kết Đề tài Khoa học và Công nghệ Cấp Bộ “Pháp luật điều chỉnh sáp nhập, mua lại
doanh nghiệp ở Việt Nam” năm 2012 do TS. Phạm Trí Hùng làm chủ nhiệm đã có điểm
qua một số kinh nghiệm của các nước trong điều chỉnh sáp nhập, mua lại, trong đó có
phần nghiên cứu về kinh nghiệm pháp luật cạnh tranh Hoa Kỳ trong kiểm soát mua lại,
sáp nhập nhưng nội dung này chỉ chiếm phần nhỏ trong Báo cáo trên và vẫn chưa được
nghiên cứu một cách cụ thể, toàn diện. Riêng đối với vấn đề tập trung kinh tế tại Việt
Nam và pháp luật cạnh tranh kiểm soát tập trung kinh tế, trường ĐH. Luật TP.HCM có
khoảng gần 10 đề tài luận văn cấp độ cử nhân, cao học nghiên cứu chủ yếu về lý luận
luận và thực tiễn. Nổi bật trong số này có đề tài luận văn cử nhân “Kiểm sốt tập trung
kinh tế theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam và Hoa Kỳ” năm 2012 của Cao Thị Hoàng
Oanh khi đề tài này có nghiên cứu pháp luật cạnh tranh Hoa Kỳ và có phần so sánh với
6

truy cập vào 13:15, ngày 19/07/2015.
3


pháp luật Việt Nam trong việc kiểm soát tập trung kinh tế. Tuy vậy, đề tài này tập trung

khai thác và phân tích ở các loại hình sáp nhập tại Hoa Kỳ và những quy định tổng quát
về thông báo sáp nhập, miễn thông báo sáp nhập. Trong khi ở đề tài này, tác giả trọng
yếu phân tích và bình luận pháp luật cạnh tranh Hoa Kỳ liên quan những nội dung như:
khái niệm về mua lại và sáp nhập, các loại hình cơ bản sáp nhập, ngưỡng thơng báo sáp
nhập, quy trình thơng báo, đánh giá tác động cạnh tranh với tiêu chí về thị phần, mức độ
tập trung thị trường và hiệu quả kinh tế. Như vậy, đề tài khóa luận tốt nghiệp lần này sẽ
mang hướng nghiên cứu các vấn đề mới trong pháp luật cạnh tranh Hoa Kỳ liên quan
đến kiểm soát sáp nhập. Hơn nữa, hướng nghiên cứu đề tài là “hoạt động mua lại và sáp
nhập (M&A) tại Hoa Kỳ và Việt Nam dưới góc độ pháp luật cạnh tranh” chứ khơng nhìn
nhận M&A dưới góc độ là hoạt động “tập trung kinh tế” cần kiểm sốt nên sẽ có những
bình luận mới mẻ về vấn đề này nhưng vẫn đảm bảo tính mới và có giá trị tham khảo.
3.

Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là việc đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật

cạnh tranh Việt Nam trong kiểm soát mua lại và sáp nhập từ những so sánh cụ thể và học
hỏi kinh nghiệm từ chính sách, luật cạnh tranh Hoa Kỳ. Để thực hiện được mục đích
này, tác giả đã phải tập trung nghiên cứu, phân tích và đánh giá các nội dung chính yếu
sau trong kiểm sốt mua lại và sáp nhập của cả Hoa Kỳ và Việt Nam: Một là, các loại
hình sáp nhập được kiểm sốt bởi luật cạnh tranh; Hai là, quy định về ngưỡng thông báo
trước sáp nhập; Ba là, đánh giá tác động cạnh tranh từ một vụ sáp nhập. Ngoài ra, để tạo
tiền đề cho việc đi sâu phân tích các quy định trong chính sách, luật mỗi nước, tác giả
cũng đã bước đầu nghiên cứu về khái niệm mua lại và sáp nhập theo cách hiểu khác nhau
của Hoa Kỳ và Việt Nam cũng như lịch sử và những văn bản pháp luật trọng yếu điều
chỉnh các vấn đề này. Tuy vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ bó hẹp một số nội
dung cơ bản nhất trong quy định của pháp luật cạnh tranh về kiểm soát mua lại và sáp
nhập. Do tính chất của đề tài ở cấp độ khóa luận tốt nghiệp cử nhân và giới hạn về thời
gian nên đề tài vẫn chưa thể nghiên cứu một cách sâu sát, toàn diện mọi vấn đề. Đây
cũng là hạn chế chính của bài luận tốt nghiệp này.


4


4.

Phương pháp nghiên cứu
Tác giả kết hợp với nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để đạt được hiệu

quả cao nhất cho đề tài luận văn bao gồm:
Phương pháp phân tích, tổng hợp: đây là phương pháp được sử dụng xuyên suốt
nhằm phân tích, tổng hợp các vấn đề lý luận, thực tiễn, pháp lý.
Phương pháp logic: đây là phương pháp quan trọng nhất và được sử dụng để giải
thích, suy luận nhằm rút ra kết luận từ những cơ sở lý luận, thực tiễn đã phân tích, tổng
hợp. Qua đó, tác giả mạnh dạn đưa ra những quan điểm riêng, ý kiến cá nhân.
Phương pháp so sánh: được sử dụng để so sánh giữa quy định pháp luật cạnh
tranh giữa Hoa Kỳ và Việt Nam nhằm đánh giá những tiến bộ và hạn chế. Từ đó, tác giả
mạnh dạn đề xuất những kiến nghị có giá trị tham khảo.
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: tác giả thu thập nhiều tài liệu trong và ngoài
nước từ sách tham khảo, mạng điện tử, tạp chí, vv để khái quát được các vấn đề một cách
tổng quan và tồn diện nhất có thể.
5.

Bố cục luận văn
Bằng mục đích và phương pháp nghiên cứu như trên, tác giả đã thực hiện đề tài

luận văn theo bố cục như sau:
Chương 1 trình bày khái quát hoạt động mua lại và sáp nhập dưới góc độ pháp
luật cạnh tranh.
Chương 2 trình bày nội dung về luật cạnh tranh trong kiểm soát hoạt động mua

lại và sáp nhập tại Hoa Kỳ.
Chương 3 trình bày hạn chế của luật cạnh tranh Việt Nam trong kiểm soát hoạt
động mua lại và sáp nhập khi so sánh với pháp luật Hoa Kỳ và một số kiến nghị.

5


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP DƯỚI GÓC ĐỘ
PHÁP LUẬT CẠNH TRANH
Hoạt động mua lại và sáp nhập dưới góc độ pháp luật cạnh tranh tại Hoa Kỳ và
Việt Nam là nội dung nghiên cứu trọng tâm của đề tài này. Do đó, việc hiểu đúng, đầy
đủ và toàn diện các khái niệm về mua lại, sáp nhập, pháp luật cạnh tranh của mỗi nước
trong việc kiểm soát các hoạt động này cũng như ý nghĩa, mối tương quan giữa pháp luật
cạnh tranh và hoạt động mua lại, sáp nhập đóng vai trị rất quan trọng cho việc nghiên
cứu nội dung các chương tiếp theo. Chương 1 sẽ trình bày lần lượt các nội dung trên
trong sự trình bày và so sánh giữa những ghi nhận từ Hoa Kỳ và Việt Nam.
1.1.

Khái niệm mua lại và sáp nhập (M&A)

1.1.1 Định nghĩa mua lại và sáp nhập dưới góc độ kinh tế học
Hoạt động sáp nhập (Mergers) và mua lại (Acquisitions) thường được hiểu như
một vấn đề của quản trị chiến lược, tài chính doanh nghiệp được thỏa thuận giữa bên bán
với bên mua, thỏa thuận chia tách hoặc kết hợp giữa các công ty khác nhau hay các doanh
nghiệp cùng loại nhằm giúp các doanh nghiệp tham gia phát triển nhanh chóng quy mơ
của mình7. Ở góc độ kinh tế như trên, thuật ngữ mua lại và sáp nhập được hiểu theo một
cách chung và đơn giản là hoạt động cơ cấu và tổ chức lại một hay nhiều thực thể tham
gia vào hoạt động này với mục đích khơng gì khác hơn là sự phát triển về quy mơ của
chính nó và tìm kiếm lợi nhuận. Trong các tài liệu về tài chính hay trong công tác thực
tiễn tại Hoa Kỳ, để diễn đạt hoạt động mua lại và sáp nhập doanh nghiệp, người ta sử

dụng đa dạng các thuật ngữ khác nhau. Các thuật ngữ này bao gồm: kiểm soát (takeover),
giao dịch (transaction), hợp nhất (consolidation), tập trung (concentration), liên hiệp
(fusion), sự pha trộn (amalgamation), hợp tác kinh doanh (business combination), đề
nghị mua (tender offer), bán ra (sell-off)8. Như vậy, sự phân biệt giữa mua lại và sáp
nhập theo góc độ kinh tế tại Hoa Kỳ không thật sự rõ ràng khi các thuật ngữ này được
sử dụng nhằm diễn đạt các hoạt động được xem là khác nhau khi hệ quả cuối cùng của
7

Theo truy cập 23:30, ngày 12/05/2015.
Bernd Wübben, 2006, German Mergers & Acquisitions in the USA: Transaction Management and Success,
Gabler Edition Wissenschaft, Springer Science & Business Media, tr. 5.
8

6


các hoạt động kinh tế này là có sự khác biệt. Hay nói cách khác, xét theo góc độ kinh tế,
mua lại và sáp nhập thường khơng có sự phân biệt rõ ràng về nội hàm và thường được
sử dụng thay thế lẫn nhau9. Do đó, khi nghiên cứu về M&A và chính sách, luật trong
việc điều chỉnh các hoạt động này thì cần nhận diện được cơ bản sự khác biệt giữa chúng.
1.1.2 Mua lại và sáp nhập theo pháp luật Hoa Kỳ
Ở góc độ pháp lý, mua lại và sáp nhập được điều chỉnh bởi cơ chế kiểm soát hai
chiều tại Hoa Kỳ10, bao gồm: (1) Pháp luật Doanh nghiệp cấp độ Bang, ví dụ như Luật
chung về Doanh nghiệp của tiểu bang Delaware (the Delaware General Corporation
Law); (2) Pháp luật về Chứng khoán cấp Liên bang bao gồm Đạo luật về Chứng khoán
1933 (the Securities Act of 1933) và Đạo luật giao dịch Chứng khoán 1934 (the
Securities Exchange Act of 1934). Dưới cấp độ pháp luật Liên bang, pháp luật về Chứng
khốn cấp Liên bang đã có quy định về những yêu cầu gây tác động đến cấu trúc và tiến
trình của giao dịch mua lại, chẳng hạn như: khi một công ty đại chúng hoặc công ty nội
bộ đề nghị sử dụng cổ phiếu hoặc các loại chứng khoán khác như một loại giá trị tiền tệ

cho việc thực hiện giao dịch mua lại thì Đạo luật về Chứng khoán sẽ được áp dụng nhằm
yêu cầu cơng ty phát hành các loại chứng khốn đó phải tiến hành đăng ký với Ủy ban
Giao dịch và Chứng khốn Hoa Kỳ (SEC11) nếu khơng có ngoại lệ nào khác12. Mục đích
cơ bản của Đạo luật về Chứng khốn 1933 là để đảm bảo bên mua chứng khoán trong
các giao dịch mua lại từ các công ty mục tiêu khác sẽ nhận được đầy đủ thông tin đúng
đắn, minh bạch của cơng ty rao bán loại chứng khốn đó. Điều này sẽ đảm bảo tiến trình
giao dịch diễn ra hiệu quả, minh bạch, tạo độ tin cậy cao trong thị trường mua bán chứng
khoán phát triển mạnh mẽ tại Hoa Kỳ. Không chỉ dừng lại trong hoạt động kiểm soát
giao dịch mua lại liên quan đến chứng khoán mà chính sách của Chính phủ Liên bang
cịn tập trung quan tâm đến các hoạt động mua lại giữa các công ty trong những thị
trường cụ thể với mối đe dọa sẽ tạo nên sức mạnh thơn tính thị trường bằng việc tăng giá
Phạm Trí Hùng (Chủ nhiệm đề tài), 2012, Pháp luật điều chỉnh sáp nhập, mua lại doanh nghiệp ở Việt Nam, Báo
cáo Tổng kết Đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Bộ, tr.23.
10
Simon Robison Editor, 2012, The Mergers and Acquisitions Review, 6th Edition, Law Business Research, tr.702.
11
U.S. Securities and Exchange Commission.
12
Donald E. Batterson, 2014, United States Negotiated M&A Guide, Corporate and M&A Law Committee, Jenner
& Block LLP, tr.1.
9

7


sản phẩm, dịch vụ hay làm giảm sức sản xuất sản phẩm nhằm làm hạn chế cạnh tranh,
loại trừ các đối thủ cạnh tranh tiềm năng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi
người tiêu dùng. Từ đó, pháp luật về cạnh tranh liên bang hay còn gọi là pháp luật chống
độc quyền liên bang (federal antitrust laws)13 đã ra đời nhằm ngăn cấm bất kỳ hoạt động
mua lại cổ phần hay tài sản nào có khuynh hướng làm giảm sự cạnh tranh sau khi giao

dịch hoàn thành14.
Theo nghiên cứu của tác giả, mặc dù hoạt động mua lại và sáp nhập được quy
định và kiểm soát chặt chẽ bởi cả cấp độ luật tiểu bang và liên bang, nhưng định nghĩa
của thuật ngữ mua lại (Acquisitions) và sáp nhập (Mergers) vẫn chưa được quy định cụ
thể trong các luật, đạo luật liên quan ở Hoa Kỳ. Mua lại và sáp nhập được hiểu, thừa
nhận và vận dụng từ những quy định chi tiết trong các quy định, đạo luật của Hoa Kỳ
như một hoạt động liên kết giữa hai doanh nghiệp mà trong đó có một doanh nghiệp bị
“thấm hút” hồn tồn vào doanh nghiệp cịn lại. Theo đó, sáp nhập được hiểu đơn giản
là sự hợp nhất hợp pháp của hai công ty thành một thực thể duy nhất, trong khi đó mua
lại xảy ra khi một cơng ty giành quyền kiểm sốt một cơng ty khác và hồn tồn trở
thành chủ sở hữu cơng ty bị nó thơn tính (trong trường hợp này cơng ty bị thơn tính vẫn
tồn tại như một thực thể có tư cách pháp lý độc lập và bị kiểm soát bởi bên công ty mua).
Như vậy, theo quan điểm pháp luật Hoa Kỳ, hợp nhất được xem là hoạt động của
sáp nhập khi có sự liên hiệp giữa các doanh nghiệp trong việc hình thành một doanh
nghiệp duy nhất hay muốn sáp nhập thì cần phải hợp nhất. Cách hiểu này cho thấy hợp
nhất và sáp nhập khơng có sự phân biệt rạch rịi vì chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ cũng cho thấy sự khác biệt giữa sáp nhập và hợp nhất về hệ quả pháp
lý, ví dụ như quy định tại Luật chung về Doanh nghiệp bang Delaware: “Bất kỳ hai hay
nhiều doanh nghiệp đang tồn tại dưới pháp luật của Bang này có thể sáp nhập vào một
doanh nghiệp đơn lẻ mà nó chính là một trong những doanh nghiệp cấu thành, hoặc có
thể hình thành một doanh nghiệp mới bằng sự hợp nhất15”. Luật này cho thấy sáp nhập
13

truy cập vào 20:26, ngày 15/05/2015.
Andrew J. Sherman and Milledge A. Hart, 2006, Mergers and Acquisitions From A to Z, 2th Edition, Amacom,
tr.93.
15
Điều 251 (a), Delaware General Corporation Law.
14


8


không giống như hợp nhất khi mà hoạt động sáp nhập hai hay nhiều doanh nghiệp sẽ giữ
lại tư cách pháp lý của một bên tham gia, trong khi đó hợp nhất sẽ làm mất tư cách pháp
lý của các doanh nghiệp tham gia hợp nhất để hình thành một doanh nghiệp mới.
Mua lại theo pháp luật Hoa Kỳ đơn giản là hoạt hoạt động mua bán toàn bộ hoặc
một phần tài sản (asset purchase) hay cổ phần (stock purchase) giữa công ty mua lại
(acquirer) và công ty mục tiêu (target company)16. Thực tế, mua lại và sáp nhập có thể
phân biệt được như sau: trong giao dịch mua lại cổ phiếu, cổ phiếu của cơng ty mục tiêu
vẫn có thể được duy trì độc lập và giao dịch bình thường, điều này có nghĩa là cơng ty
mục tiêu sau giao dịch mua lại vẫn có thể tồn tại và độc lập về mặt pháp lý như một chi
nhánh của công ty đi mua lại; hay trong giao dịch mua lại tài sản, tài sản được chuyển
giao từ bên bán sang bên mua sẽ trở thành phần trong tổng tài sản của công ty đi mua
lại, việc chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản này không làm ảnh hưởng đến địa vị pháp
lý của hai công ty. Trong trường hợp khác, mua lại sẽ trở thành sáp nhập khi công ty
mua lại tiến hành mua 100% tài sản, cổ phần của công ty mục tiêu để giành quyền trực
tiếp kiểm sốt việc điều hành và quản trị thì cơng ty mục tiêu có thể bị chấm dứt tư cách
pháp lý và sáp nhập toàn bộ quyền tài sản và nghĩa vụ vào cơng ty mua lại.
Ngồi mua lại, sáp nhập và hợp nhất, pháp luật Hoa Kỳ còn đề cập đến một hình
thức khác của hoạt động mua lại là hình thức liên doanh (joint-venture). Chẳng hạn như,
theo Đạo luật FTC 1914, liên doanh được đề cập bên cạnh mua lại và sáp nhập như một
giao dịch vi phạm pháp luật cạnh tranh khi việc hoàn thành giao dịch này dẫn đến cách
thức cạnh tranh không công bằng trên thực tế17. Liên doanh được hiểu đơn giản hình
thức thỏa thuận thương mại giữa hai hay nhiều bên trong việc hình thành một công ty
mới và thường công ty liên doanh này sẽ được duy trì trong một thời gian nhất định và
có phạm vi cơng việc nhất định. Hai hay nhiều cơng ty mẹ sẽ thỏa thuận góp vốn, cơng

Điều 7 (7), The Clayton Antitrust Act 1914, U.S. có quy định liên quan đến mua lại, trong đó mua lại được xem
là hoạt động mà một công ty thương mại sẽ mua trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần nào đó cổ phiếu

hoặc vốn cổ phần khác của một công ty thương mại khác.
17
Phần 20, FTC Act 1914 [15 U.S.C §§ 57b-1.8.A (sec.20)].
16

9


nghệ, nhân lực thậm chí cả rủi ro của mình vào cơng ty liên doanh mới nhằm tìm kiếm
lợi nhuận cho nhau.
Tóm lại, pháp luật Hoa Kỳ ghi nhận bốn hình thức cơ bản liên quan đến hoạt
động mua lại và sáp nhập, đó là: sáp nhập (mergers); mua lại (acquisitions) gồm mua lại
tài sản (asset purchase) và mua lại cổ phần (stock purchase), hợp nhất (consolidations)
và hình thức liên doanh (joint ventures)18.
1.1.3 Mua lại và sáp nhập theo pháp luật Việt Nam
Khác với ghi nhận của pháp luật Hoa Kỳ, hợp nhất và sáp nhập được định nghĩa
tương đối cụ thể trong một số văn bản pháp luật khác nhau tại Việt Nam, điển hình là
LCT 200419 và Luật Doanh nghiệp 201420. Nhìn chung, hợp nhất và sáp nhập theo LCT
và Luật Doanh nghiệp khơng có sự khác biệt, cụ thể theo Điều 17, LCT 2004, định nghĩa
về sáp nhập và hợp nhất được quy định như sau:
Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển tồn bộ tài
sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng
thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.
Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài
sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới,
đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.
Ngoài hợp nhất và sáp nhập, LCT của Việt Nam cịn ghi nhận hai hình thức khác
cũng có khả năng gây hạn chế cạnh tranh nếu thực tế các giao dịch này được tiến hành
và hoàn thành, đó là trường hợp mua lại và liên doanh:


18

Pillsbury Winthrop Shaw Pittman LLP, Outline of Legal Aspects of Mergers and Acquisitions in the United
States, 2003, 15th Edition, tr.1.
19
Luật Cạnh tranh 2004 được Quốc Hội Việt Nam thông qua ngày 03/12/2004 và có hiệu lực ngày 01/07/2005.
20
Luật Doanh nghiệp 2014 được Quốc Hội Việt Nam thông qua ngày 26/11/2014 và có hiệu lực ngày 01/07/2015.
Hợp nhất và sáp nhập lần lượt được giải thích tại Điều 194, Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2014.
10


Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài
sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm sốt, chi phối tồn bộ hoặc một ngành nghề của
doanh nghiệp bị mua lại.
Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng
nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành
một doanh nghiệp mới.
Khái niệm “tài sản” là đối tượng trong các hoạt động hợp nhất, sáp nhập, mua lại,
liên doanh như trên có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản21. Do vậy, các
loại tài sản thông thường (vật, tiền) hay các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, quyền
mua cổ phần…) có thể được xem là trị giá trong các giao dịch này. Như vậy, mua lại và
sáp nhập nói chung22 theo cách hiểu của pháp luật Hoa Kỳ và Việt Nam có sự thống nhất
về mặt cách thức tiến hành và hệ quả pháp lý. Tuy nhiên, theo định nghĩa của LCT 2004,
chỉ được xem là mua lại trong trường hợp một doanh nghiệp tiến hành mua lại tài sản
của doanh nghiệp khác khi doanh nghiệp mua lại có thể đủ khả năng để kiểm sốt, chi
phối tồn bộ ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại. Việc quy định này xuất phát từ
đặc thù của LCT 2004 trong việc chỉ đề cập đến những giao dịch mua lại nào mà có thể
gây ra hạn chế cạnh tranh trên thị trường trong một số trường hợp bởi vì khơng phải giao
dịch mua lại nào cũng có khả năng làm hạn chế cạnh tranh. Việc mua lại khơng phải là

q trình thống nhất các bên tham gia giao dịch để trở thành một doanh nghiệp duy nhất
như sáp nhập. Thay vào đó, doanh nghiệp mua lại khi nắm giữ quyền sở hữu của doanh
nghiệp khác có quyền quyết định vận mệnh của doanh nghiệp này bằng việc cho phép
thực hiện giao dịch sáp nhập trên thực tế. Muốn được như thế, doanh nghiệp mua lại
phải đủ quyền kiểm soát, chi phối về mặt tổ chức, quyền điều hành của công ty bị mua
lại. Việc pháp luật cạnh tranh Việt Nam quy định thêm về quyền kiểm soát trong hoạt
động mua lại mang ý nghĩa riêng của nó. Ngược lại, như đã đề cập ở phần trên, đối với

Điều 163, Bộ Luật Dân sự 2005.
Mua lại và sáp nhập nói chung có ý nghĩa bao gồm bốn loại hình thức cơ bản: mua lại, sáp nhập, hợp nhất và
liên doanh với sự phân biệt giữa các hình thức này theo đặc điểm riêng biệt về cách thức tiến hành và hệ quả pháp
lý.
21
22

11


pháp luật Hoa Kỳ, mua lại được hiểu theo nghĩa chung nhất như một giao dịch mua bán
thương mại thông thường.
Như vậy, so với pháp luật Hoa Kỳ, LCT Việt Nam 2004 đã định nghĩa riêng biệt
và cụ thể về các hình thức khác nhau trong hoạt động mua lại và sáp nhập, cụ thể là hình
thức hợp nhất, sáp nhập, mua lại và liên doanh. Ngoài ra, LCT Việt Nam cịn gọi tên
nhóm các hình thức mua lại và sáp nhập là một hình thức tập trung kinh tế23. Đây được
xem là một dạng hành vi làm hạn chế cạnh tranh của doanh nghiệp, làm giảm, sai lệch
và cản trở cạnh tranh trên thị trường24. Cách tiếp cận này đã cho thấy LCT Việt Nam
luôn đặt hành vi mua lại và sáp nhập vào nhóm hành vi có khả năng gây ra các tác động
cạnh tranh đáng kể và cần phải có sự kiểm sốt chặt chẽ trong tiến trình thực hiện các
hoạt động này25. Khác với pháp luật Việt Nam, pháp luật cạnh tranh Hoa Kỳ không xem
xét tập trung kinh tế (economic concentration/market concentration) dưới hình thức hoạt

động hay các dạng giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau (sáp nhập, hợp nhất, mua
lại, liên doanh) mà thuật ngữ “tập trung kinh tế” tại Hoa Kỳ được dùng để diễn tả những
tác động đến tính cạnh tranh có thể xảy ra từ một vụ sáp nhập. Những tác động này được
đánh giá qua số lượng thực các đối thủ cạnh tranh lớn cùng tồn tại trên thị trường và dựa
trên thị phần kết hợp của các doanh nghiệp thực hiện vụ sáp nhập26. Do đó, các hành vi
sáp nhập và mua lại nói chung khơng được pháp luật Hoa Kỳ ghi nhận là hành vi tập
trung kinh tế và những hành vi này được quy định riêng rẽ như các dạng hành vi có thể
gây ra sự vi phạm về chống độc quyền (antitrust violation), chẳng hạn Đạo luật FTC
1914 đã định nghĩa “sự vi phạm về chống độc quyền” như sau: “Sự vi phạm về chống
độc quyền (antitrust violation) có nghĩa là bất kỳ hành vi nào nhằm chuẩn bị cho một vụ
sáp nhập, mua lại, liên doanh, hay bất cứ một giao dịch nào được xác lập tương tự mà

Điều 16, Luật Cạnh tranh 2004.
Khoản 3, Điều 3, Luật Cạnh tranh 2004.
25
Trần Thị Thu Phương, 2014, Một số vấn đề về kiểm soát tập trung kinh tế của pháp luật Việt Nam và kinh nghiệm
chung từ một số quốc gia, Tạp chí Nhà Nước và Pháp luật, Số 4 (312), tr.46.
26
Xem thêm U.S. Federal Trade Commission and Department of Justice, 2010, Horizontal Merger Guidelines,
tr.9.
23
24

12


trong trường hợp được thực hiện thì nó có thể dẫn tới cách thức cạnh tranh khơng cơng
bằng nào đó hoặc dẫn đến bất kỳ sự vi phạm nào27”.
Thuật ngữ “tập trung kinh tế” không được ghi nhận tại pháp luật Hoa Kỳ để chỉ
các hành vi mua lại và sáp nhập cần phải bị kiểm soát bởi pháp luật cạnh tranh như quy

định trong LCT Việt Nam. Do đó, trong cơng trình này, tác giả xin được sử dụng thuật
ngữ “mua lại và sáp nhập” hay “sáp nhập” (M&A) để chỉ các hình thức mua lại, sáp
nhập, hợp nhất, liên doanh và các hành vi khác có ảnh hưởng đến cơ cấu, tổ chức của
các doanh nghiệp trong mối quan hệ với pháp luật cạnh tranh tại Hoa Kỳ và cả Việt Nam
thay vì thuật ngữ “tập trung kinh tế” chỉ được sử dụng trong LCT Việt Nam.
1.2.

Khái quát về pháp luật cạnh tranh trong việc kiểm soát mua lại và sáp nhập

tại Hoa Kỳ và Việt Nam
Trên thế giới, pháp luật và chính sách về cạnh tranh là một công cụ cần thiết trong
việc ngăn chặn và tố cáo các hành vi kinh doanh bất hợp pháp, đồng thời loại trừ các rào
cản của cạnh tranh, những rào cản gây ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại nội địa hoặc
quốc tế và ngăn cản sự phát triển kinh tế28. Trong đó, mua lại và sáp nhập giữa các doanh
nghiệp có thể hình thành sức mạnh thị trường mạnh mẽ khi sự tập trung kinh tế giữa các
doanh nghiệp đủ sức làm suy giảm tính cạnh tranh của thị trường, gây ra các hệ quả tiêu
cực đối với sự phát triển chung của nền kinh tế, ảnh hưởng đến tính cạnh tranh cơng
bằng của các đối thủ trên cùng thị trường cũng như làm suy giảm quyền lợi của người
tiêu dùng. Chính vì thế, trọng tâm lớn nhất của nhà nước đối với M&A là bảo vệ tính
cạnh tranh của thị trường, nhà nước cần chống lại nguy cơ dẫn tới độc quyền mà một vụ
M&A có thể mang lại29. Pháp luật cạnh tranh của các quốc gia trên thế giới đã ra đời
khơng ngồi mục đích này.
Pháp luật cạnh tranh Hoa Kỳ còn gọi là pháp luật chống độc quyền (Antitrust
Laws) ra đời vào thế kỷ XIX trong giai đoạn nền công nghiệp Hoa Kỳ xuất hiện liên
minh của những cơng ty “khổng lồ” được biết dưới hình thức “trusts” khi các công ty
27

Tạm dịch từ Phần 20, FTC Act 1914 [15 U.S.C §§ 57b-1.8.D (sec.20)].
ASEAN Secretariat, Jakarta, 2013, Handbook on Competition Policy and Law in ASEAN for Business 2013, tr.4.
29

Phạm Trí Hùng (Chủ nhiệm đề tài), tlđd (9), tr.86.
28

13


này với tiềm lực kinh tế mạnh mẽ trên các lĩnh vực trọng yếu như đường sắt, dầu, đường
và thép đã độc quyền kiểm soát nguồn cung của sản phẩm cũng như giá cả, gây ảnh
hưởng nghiêm trọng tính cạnh tranh, lợi ích cơng và đe dọa đến sự phát triển nền kinh tế
Hoa Kỳ. Vào năm 1890, Đạo luật Chống độc quyền Sherman (The Sherman Antitrust
Act) ra đời và được xem là đạo luật về chống độc quyền đầu tiên của đất nước này khi
nó chính thức ghi nhận sự bất hợp pháp trong việc thỏa thuận giữa các đối thủ trong nền
kinh tế dẫn đến làm hạn chế cạnh tranh hay kiềm chế hoạt động giao dịch, thương mại30.
Đạo luật Sherman còn ghi nhận sự độc quyền trong kinh tế bằng hành vi gian dối trong
kinh doanh hoặc cạnh tranh không công bằng31. Đạo luật Sherman cũng đưa ra các biện
pháp chế tài vô cùng nghiêm khắc đối với các vi phạm trên bằng mức tiền phạt rất cao
và thậm chí sẽ phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự dưới phán quyết của tịa. Tuy nhiên,
đạo luật này khơng có hướng dẫn cụ thể để điều chỉnh các hành vi ảnh hưởng đến tính
cạnh tranh của thị trường. Cho đến giai đoạn khi mà các thế lực kinh tế được biết dưới
hình thức “trusts” bị tan rã, kinh tế Hoa Kỳ bắt đầu xuất hiện các hình thức liên kết kinh
doanh mới giữa các công ty đối thủ trên thị trường nhằm hình thành nên một cơng ty duy
nhất có đủ khả năng kiểm sốt giá cả và sản xuất thì vào năm 1914 Quốc Hội Hoa Kỳ đã
nhanh chóng bắt kịp xu hướng mới của nền kinh tế để cho ra đời hai văn bản về luật
chống độc quyền nữa, đó là: Đạo luật Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC Act) và Đạo
luật Clayton (The Clayton Antitrust Act). FTC Act đã ghi nhận sự ra đời của một cơ
quan cấp liên bang mới có chức năng giám sát các giao dịch kinh doanh và thẩm quyền
trong việc điều tra cũng như ngăn chặn các hành vi làm hạn chế cạnh tranh hay hành vi
lừa dối trong thương mại32. Trong khi đó, Đạo luật Clayton đã cấm các hoạt động hợp
nhất và sáp nhập mà có thể làm hạn chế cạnh tranh hoặc dẫn đến sự độc quyền33. Có thể
nói, Đạo luật Sherman 1890, Đạo luật FTC và Clayton 1914 là ba đạo luật liên bang

trọng yếu về chống độc quyền vẫn còn hiệu lực áp dụng cho đến ngày nay34. Ngồi ra,
Đạo luật Clayton cịn được sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất bởi Đạo luật Robinson – Patman
Tham khảo Điều 1, The Sherman Antitrust Act 1890.
Tham khảo Điều 2, The Sherman Antitrust Act 1890.
32
Tham khảo Phần 1, FTC Act 1914 [15 U.S.C §§ 41 (sec.1)].
33
Thao khảo Phần 7, Clayton Act 1919.
34
U.S. Federal Trade Commission, An FTC Guide to The Antitrust Laws, The Three Core Federal Antitrust Laws.
30
31

14


1936. Theo đó, Đạo luật Clayton sẽ có hiệu lực điều chỉnh việc ngăn cấm các trường hợp
phân biệt về giá, dịch vụ và thỏa thuận trong hạn chế cạnh tranh giữa các thương nhân.
Năm 1976, Đạo luật Hart-Scott-Rodino đã tiếp tục cải tiến Đạo luật Clayton bằng việc
quy định các công ty muốn tiến hành mua lại và sáp nhập trên thực tế phải thực hiện việc
thông báo giao dịch cho cơ quan có thẩm quyền của nước này nhằm điều tra và kiểm
soát trong trường hợp các giao dịch có dấu hiệu làm hạn chế cạnh tranh nếu được tiến
hành. Như vậy, pháp luật cạnh tranh liên bang Hoa Kỳ đã đặt ra khung giới hạn kiểm
soát chặt chẽ cũng như ngăn cấm các hành vi mua lại và sáp nhập có khả năng làm hạn
chế cạnh tranh. Pháp luật cạnh tranh liên bang cũng là nền tảng để pháp luật cạnh tranh
các bang được ghi nhận nhằm cưỡng chế thi hành các quy định này ở cấp độ tiểu bang.
Về góc độ pháp luật cạnh tranh Việt Nam, hoạt động mua lại sáp nhập (hay còn
gọi là tập trung kinh tế) được điều chỉnh và kiểm soát chính bởi LCT 2004. Khác với
pháp luật cạnh tranh Hoa Kỳ, khi mua lại sáp nhập và vấn đề kiểm soát mua lại sáp nhập
được đặt ra từ rất sớm (vào thế kỷ XIX - XX), các quy định liên quan cũng được bổ sung,

cập nhật qua từng thời kỳ biến động của nền kinh tế Hoa Kỳ; hơn nữa, nếu những quy
định này cho đến ngày nay vẫn còn giữ nguyên giá trị áp dụng thì LCT 2004 của Việt
Nam được xem là văn bản đầu tiên điều chỉnh hầu hết các vấn đề cơ bản tác động đến
môi trường cạnh tranh trong giai đoạn đổi mới nền kinh tế đất nước và chuẩn bị hành
lang pháp lý để Việt Nam gia nhập WTO. Trong đó, tập trung kinh tế là một vấn đề khá
mới và lần đầu tiên được ghi nhận khá cụ thể trong LCT. Các vấn đề cơ bản nhất trong
kiểm soát tập trung kinh tế đã được ghi nhận cụ thể trong văn bản luật như: cấm tập trung
kinh tế và các định nghĩa về hành vi tập trung kinh tế, ngưỡng cấm, ngưỡng thông báo,
trường hợp miễn trừ, thủ tục thông báo tập trung kinh tế và miễn trừ, vv. Ngoài ra, Nghị
định 116/2005/NĐ-CP hướng dẫn LCT đã làm rõ một số quy định về tập trung kinh tế,
đặc biệt Nghị định này đã giải thích một số tiêu chí trong việc đánh giá tác động tập
trung kinh tế tại Việt Nam. Vấn đề xử lý vi phạm trong pháp luật cạnh tranh còn được
ghi nhận tại Nghị định 71/2014/NĐ-CP. Dù được điều chỉnh chủ yếu bởi LCT 2004
nhưng vấn đề kiểm soát tập trung kinh tế khơng nằm ngồi phạm vi tác động của Luật

15


Doanh nghiệp35 vì tập trung kinh tế là một hoạt động cơ cấu, tổ chức lại doanh nghiệp.
Do đó, pháp luật doanh nghiệp và cạnh tranh có mối quan hệ mật thiết qua lại và tương
hỗ với nhau trong việc điều chỉnh mua lại và sáp nhập tại Việt Nam. Tuy nhiên, quy định
cụ thể trong hai hệ thống pháp luật này cũng có nhiều mâu thuẫn, khác biệt làm giảm
hiệu quả thực thi trong việc kiểm soát tập trung kinh tế trên thực tế36.
1.3.

Ý nghĩa của pháp luật cạnh tranh trong việc kiểm soát mua lại và sáp nhập
M&A luôn là một xu hướng đầy triển vọng để các doanh nghiệp nâng cao năng

lực cạnh tranh trên thị trường và tìm kiếm lợi nhuận vì yếu tố thị trường luôn là chất xúc
tác làm M&A không bao giờ lỗi thời trong giai đoạn cạnh tranh kinh tế khốc liệt như

hiện nay. Tại Hoa Kỳ, hoạt động M&A đã bắt đầu có dấu hiệu phục hồi từ năm 2013 sau
thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới và năm 2014 đánh dấu sự tăng trưởng mạnh các
thương vụ M&A tại nước này. Xu thế này được đánh giá là sẽ tiếp tục phát triển trong
nhiều lĩnh vực thương mại giữa đa dạng các loại hình doanh nghiệp khác nhau tại Hoa
Kỳ37. M&A tại Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu thế phát triển đó bất chấp những bất
ổn kinh tế trong nước và trên thế giới38. Có thể thấy, M&A thật sự đã mang lại ý nghĩa
tích cực cho chính các bên tham gia và cho sự phát triển chung của nền kinh tế. Các
doanh nghiệp thông qua các thương vụ đã cải thiện cho mình những khó khăn về đồng
vốn, cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật hay đặc biệt tìm kiếm giải pháp nhằm cơ cấu lại
hoạt động kinh doanh vốn dĩ trì trệ, kém hiệu quả để thay vào đó là một cấu trúc hoạt
động mang lại sức cạnh tranh cao trên thị trường so với thời điểm trước khi thực hiện
giao dịch; điều này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với những doanh nghiệp đang lâm
vào tình trạng phá sản hoặc có những bất ổn tài chính mong muốn được tồn tại và phục
hồi trên thị trường. Đối với góc độ ảnh hưởng chung đến kinh tế, M&A có thể làm tăng

Luật Doanh nghiệp ở đây đề cập đến Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Doanh nghiệp 2014 (có hiệu lực ngày
01/07/2015).
36
Cục Quản lý Cạnh tranh, 2014, Báo cáo Rà soát pháp luật cạnh tranh với pháp luật chuyên ngành, Bộ Công
thương, tr.29-30.
37
Member of Deloitte Touche Tohmatsu Limited, 2014, M&A trend report 2014 – A comprehensive look at the
M&A market, tr2-3.
38
KPMG, 2013, Mua bán và Sáp nhập (M&A) tại Việt Nam – Từ góc nhìn của bên thực hiện giao dịch, KPMG
Việt Nam, tr.17.
35

16



hiệu quả kinh tế theo quy mô và phạm vi, làm giảm chi phí, nâng cao chất lượng và thúc
đẩy sản lượng39. Ngoài ra, đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, M&A sẽ
là phương thức hữu hiệu giúp các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp
vừa và nhỏ có nhiều cơ hội để liên kết, phối hợp tạo nên sức mạnh đủ sức cạnh tranh
khơng chỉ trên thị trường trong nước mà cịn nước ngồi. Như vậy, có thể nói, M&A
khơng những mang lại lợi ích kinh tế lớn mà cịn thể hiện quyền tự do kinh doanh40,
được tạo điều kiện đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp41, đây được xem là
những quyền Hiến định cần được tôn trọng và bảo vệ tại Việt Nam.
Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, chính sách kiểm soát hoạt động M&A được xem là
một bộ phận trong tổng thể chính sách của chính phủ, bao gồm chính sách cơng, chính
sách kinh tế và cạnh tranh, có tác động tiền kiểm trong việc ngăn chặn các vụ việc sáp
nhập có khả năng làm phương hại đến cạnh tranh42. Vậy liệu pháp luật kiểm soát hoạt
động M&A có đi trái lại với quyền tự do kinh doanh, quyền tự chủ trong tổ chức, cơ cấu
kinh doanh của các doanh nghiệp? Trên thực tế, hoạt động mua lại và sáp nhập ngồi
những tác động tích cực thì đây cũng là hoạt động gây ảnh hưởng tiêu cực đến cấu trúc
thị trường và tính cạnh tranh, cái được xem như “linh hồn” của thị trường cần được bảo
vệ. Bởi lẽ, các thương vụ M&A bằng việc liên kết giữa các doanh nghiệp sẽ làm giảm
đối thủ cạnh tranh trên thị trường, từ đó tính cạnh tranh sẽ suy giảm theo. Hơn nữa, M&A
sẽ rất dễ dẫn đến sự độc quyền hay thống lĩnh trên thị trường (market power) nào đó
trong trường hợp những doanh nghiệp lớn trên thị trường là đối thủ cạnh tranh của nhau,
cùng liên kết tạo nên sức mạnh kiểm soát giá cả hay nguồn cung ứng sản lượng trên thị
trường, giảm chất lượng sản phẩm hoặc chậm cải tiến sản phẩm, từ đó ngăn cản các
doanh nghiệp khác tham gia vào thị trường, làm suy giảm sức cạnh tranh của các đối thủ
còn lại và làm ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng. Chính vì thế, nói theo lý luận
về nhà nước và xã hội thì pháp luật cạnh tranh nói chung hay cụ thể là chính sách kiểm

39

Ernest Gellhorn, William E. Kovacic, Stephen Calkins, 2004, Antitrust law and economics in a nutshell,

Thomson/West, U.S., tr. 403.
40
Điều 33, Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 2013.
41
Khoản 3, Điều 51, Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 2013.
42
Cục quản lý cạnh tranh, 2012, Báo cáo Tập trung kinh tế Việt Nam, Bộ Công thương, tr.38.
17


soát hoạt động mua lại và sáp nhập đã trở thành công cụ hiệu quả để Nhà nước bảo vệ
các lợi ích chung nhất của xã hội, của giai cấp và của mỗi người dân.
Tóm lại, các hành vi làm suy giảm tính cạnh tranh, tác động tiêu cực đến động
lực thúc đẩy kinh tế và ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng là những vấn đề chung
của mỗi quốc gia, là vấn đề thuộc “lợi ích cơng” cần phải được đặt trong vịng kiểm sốt
và bài trừ bởi sức mạnh của pháp luật. Tuy nhiên, mua lại và sáp nhập như đã phân tích
là hoạt động vừa mang giá trị tích cực lẫn tiêu cực. Do đó, pháp luật cạnh tranh của mỗi
quốc gia có tỏ ra hiệu quả trong việc phát huy yếu tố tích cực của M&A đồng thời kìm
hãm các yếu tố tiêu cực trong điều kiện kinh tế hoàn toàn riêng biệt của mỗi nước hay
khơng, đó mới là điều quan trọng.
Kết luận Chương 1
Nội dung Chương 1 đã cho thấy cách hiểu và ghi nhận về các hoạt động mua lại
và sáp nhập tại Hoa Kỳ và Việt Nam khơng hồn tồn đồng nhất. Tùy theo quan điểm
lập pháp và cách đánh giá tác động từ hoạt động mua lại và sáp nhập mà pháp luật của
mỗi quốc gia sẽ có những quy định khác nhau để kiểm sốt các hoạt động đó. Sự khác
biệt trong quy định pháp luật của mỗi nước cũng xuất phát từ thực tiễn kinh tế, ảnh hưởng
xã hội và kinh nghiệm lập pháp liên quan đến vấn đề này. Tuy nhiên, cả Hoa Kỳ và Việt
Nam đều khơng phủ nhận những ảnh hưởng tích cực mà một thương vụ mua lại, sáp
nhập có thể đem đến bên cạnh khả năng gây tác động tiêu cực đến các lợi ích chung cần
được bảo vệ. Chính vì thế, quy định của pháp luật về vấn đề kiểm soát mua lại và sáp

nhập luôn đề ra những nội dung vừa có thể ngăn chặn hệ quả tiêu cực của nó nhưng cũng
vừa khuyến khích các thương vụ mang lại hiệu quả tích cực đến lợi ích chung được quan
tâm. Các quy định này sẽ được lần lượt tìm hiểu ở các chương tiếp sau đây.

18


CHƯƠNG 2: LUẬT CẠNH TRANH TRONG KIỂM SOÁT MUA LẠI VÀ SÁP
NHẬP TẠI HOA KỲ
Để kiểm soát hoạt động mua lại và sáp nhập có nguy cơ dẫn đến hạn chế cạnh
tranh, pháp luật chống độc quyền Hoa Kỳ (Antitrust Laws) đã điều chỉnh và hướng dẫn
các nội dung cơ bản về loại hình sáp nhập cần kiểm sốt, ngưỡng thơng báo trước sáp
nhập, quy trình xem xét một vụ sáp nhập và cách thức đánh giá tác động cạnh tranh. Các
vấn đề này được đặt dưới sự kiểm soát và thực thi pháp luật của hai cơ quan cấp liên
bang là FTC và DOJ (còn gọi là “Cơ quan thực thi”) trong phạm vi điều chỉnh của
“Antitrust Laws” ở cấp độ liên bang. Mặc dù có sự chồng chéo về thẩm quyền thực thi
pháp luật nhưng trên thực tế hai cơ quan này đã có sự hỗ trợ rất tốt công việc của nhau
và đặc biệt là trong vấn đề điều tra cạnh tranh (antitrust investigation) đối với các thương
vụ M&A.
2.1.

Loại hình sáp nhập được kiểm sốt bởi pháp luật cạnh tranh Hoa Kỳ
Trên thực tế, các doanh nghiệp có thể thực hiện hoạt động M&A với các doanh

nghiệp mục tiêu nào đó tồn tại ở bất kỳ loại hình nào và ở bất kỳ thị trường nào nhằm
“âm mưu” làm tăng sức mạnh thị trường, tạo sự thống lĩnh hoặc hình thành đối thủ cạnh
tranh tiềm năng trong tương lai, gây hạn chế cạnh tranh. Để giảm tác động tiêu cực từ
các thương vụ M&A đến thị trường, pháp luật Hoa Kỳ, cụ thể tại Phần 7, Đạo luật Chống
độc quyền Clayton đã cấm các vụ việc mua lại có khả năng làm giảm tính cạnh tranh
hoặc tạo ra thế độc quyền. Theo hướng dẫn về luật cạnh tranh của FTC U.S., có ba loại

hình sáp nhập cơ bản có thể tác động đến cạnh tranh cần phải được kiểm sốt bởi pháp
luật cạnh tranh, đó là: sáp nhập theo chiều ngang (horizontal mergers), sáp nhập theo
chiều dọc (vertical mergers) và sáp nhập cạnh tranh tiềm năng (potential competition
mergers)43. Cần lưu ý rằng thuật ngữ “sáp nhập” ở đây được dùng để diễn tả các hoạt
động mua lại và sáp nhập nói chung chứ khơng chỉ hiểu theo nghĩa là một hoạt động sáp
nhập đơn thuần44.

43
44

U.S. Federal Trade Commission, Guide to Antitrust Laws, An FTC Guide to Mergers, Competitive Effects.
Xem thêm định nghĩa về mua lại và sáp nhập theo pháp luật Hoa Kỳ tại Mục 1.1.2, Chương 1.
19


×