Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Những quy định của pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản vướng mắc và hướng hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.38 KB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HCM
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI
--------

NGUYỄN THỊ THU DUNG

PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TÀI SẢN
NHỮNG VƢỚNG MẮC VÀ HƢỚNG HOÀN THIỆN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Chuyên ngành Luật Thƣơng mại
Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thủy

TP HCM – 2010


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HCM
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI
-------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TÀI SẢN
NHỮNG VƢỚNG MẮC VÀ HƢỚNG HỒN THIỆN

SVTH
MSSV
Khóa
GVHD


: NGUYỄN THỊ THU DUNG
: 3120031
: 2006 -2010
: TS NGUYỄN THỊ THỦY

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2010


LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ
Tôi xin cam kết: Tất cả cơng trình ở trên là do chính tác giả qua q trình tìm
hiểu, nghiên cứu tạo ra, chứ khơng phải sao chép của ngƣời khác.

NGUYỄN THỊ THU DUNG


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1:
KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM TÀI SẢN VÀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TÀI
SẢN
1.1. Giới thiệu chung về bảo hiểm tài sản ..................................................................... 6
1.2. Hợp đồng bảo hiểm tài sản ..................................................................................... 12
CHƢƠNG 2:
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TÀI SẢN
2.1. Chủ thể tham gia .................................................................................................... 20
2.2. Nội dung của hợp đồng bảo hiểm tài sản ............................................................... 22
2.3. Thời điểm phát sinh hiệu lực, chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tài sản ..................... 27
2.4. Thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm, trách nhiệm trả tiền bồi thường của
doanh nghiệp bảo hiểm ................................................................................................. 30
2.5. Mối quan hệ giữa hợp đồng bảo hiểm tài sản và Quy tắc bảo hiểm ...................... 34

2.6. Phân biệt hợp đồng bảo hiểm tài sản với hợp đồng bảo hiểm con người .............. 38
CHƢƠNG 3:
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG VÀ HƢỚNG HOÀN THIỆN
3.1. Thực trạng áp dụng ................................................................................................ 41
3.2. Hướng hoàn thiện ................................................................................................... 48
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 55


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1:
KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM TÀI SẢN VÀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TÀI
SẢN
1.1. Giới thiệu chung về bảo hiểm tài sản ..................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm bảo hiểm tài sản ......................................................................... 6
1.1.2. Các nguyên tắc bảo hiểm tài sản.................................................................. 8
1.1.2.1. Bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi được bảo hiểm ..................... 8
1.1.2.2. Nguyên tắc giới hạn trách nhiệm theo giá trị tài sản ....................... 11
1.2. Hợp đồng bảo hiểm tài sản ..................................................................................... 12
1.2.1. Khái niệm hợp đồng bảo hiểm tài sản ......................................................... 12
1.2.2. Các đặc trưng của hợp đồng bảo hiểm tài sản ............................................. 13
1.2.2.1. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản là tài sản........................ 13
1.2.2.2. Hợp đồng bảo hiểm tài sản là hợp đồng bồi thường ngang giá ....... 14
1.2.2.3. Hợp đồng bảo hiểm tài sản là hợp đồng song vụ ............................ 16
1.2.2.4. Hợp đồng bảo hiểm tài sản là hợp đồng theo mẫu .......................... 17
1.2.3. Trình tự giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản ............................................... 18
1.2.3.1. Khái niệm ........................................................................................ 18
1.2.3.2. Trình tự giao kết .............................................................................. 18
CHƢƠNG 2:
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TÀI SẢN

2.1. Chủ thể tham gia .................................................................................................... 20
2.1.1. Doanh nghiệp bảo hiểm ............................................................................... 20
2.1.2. Người mua bảo hiểm ................................................................................... 21
2.2. Nội dung của hợp đồng bảo hiểm tài sản ............................................................... 22
2.3. Thời điểm phát sinh hiệu lực, chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tài sản ..................... 27
2.3.1. Thời điểm phát sinh hiệu lực hợp đồng bảo hiểm tài sản ............................ 27
2.3.2. Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tài sản .......................................................... 28
2.4. Thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm, trách nhiệm trả tiền bồi thường của
doanh nghiệp bảo hiểm ................................................................................................. 30


2.4.1. Thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm ................................................. 31
2.4.2. Trách nhiệm trả tiền bồi thường bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm ..... 32
2.5. Mối quan hệ giữa hợp đồng bảo hiểm tài sản và Quy tắc bảo hiểm ...................... 34
2.5.1. Sự cần thiết phải có quy tắc bảo hiểm ......................................................... 34
2.5.2. Mối quan hệ giữa hợp đồng bảo hiểm tài sản với quy tắc bảo hiểm ........... 36
2.6. Phân biệt hợp đồng bảo hiểm tài sản với hợp đồng bảo hiểm con người .............. 38
CHƢƠNG 3:
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG VÀ HƢỚNG HOÀN THIỆN
3.1. Thực trạng áp dụng ................................................................................................ 41
3.2. Hướng hoàn thiện ................................................................................................... 48
3.2.1. Yêu cầu hoàn thiện ...................................................................................... 48
- Việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản phải mang tính
thực thi trên thực tế
- Phù hợp với kinh tế xã hội
- Đảm bảo quyền và lợi ích của doanh nghiệp bảo hiểm và người mua bảo
hiểm là ngang nhau
- Tạo được tính trong thống nhất trong cách hiểu các thuật ngữ pháp lý
3.2.2. Hướng hồn thiện ........................................................................................ 49
- Về phía Nhà nước

- Về phía doanh nghiệp bảo hiểm
- Về phía các tổ chức các nhân khác
- Một vài kiến nghị của tác giả
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 55


Luận Văn Tốt Nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Thu Dung
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Xã hội ngày càng phát triển, và xã hội sau sẽ phát triển hơn xã hội trước, đó
là quy luật phát triển của xã hội mà theo học thuyết Mac – Lenin đã khẳng định. Và
khi xã hội phát triển, những nhu cầu của con người cũng theo đó phát triển lên.
Trước kia, nếu con người chỉ có nhu cầu: ăn chắc mặc bền, rồi sau đó là ăn no mặc
ấm và cao hơn nữa là ăn ngon mặc đẹp. So sánh thế hệ trước với thế hệ trẻ bây giờ,
chúng ta sẽ thấy điều này rất rõ. Có thể nói rằng: chưa bao giờ việc tiếp xúc với
khoa học công nghệ, với thông tin được dễ dàng như hiện nay.
Cùng với những nhu cầu thiết yếu để đảm bảo về mặt sinh học con người
tồn tại và phát triển, nhu cầu bảo hiểm của con người đặc biệt là bảo hiểm tài sản
được đặt ra cấp thiết cũng là tất yếu và khách quan. Bởi lẽ, khi đã thỏa mãn những
nhu cầu về vật chất: ăn, mặc, đi lại, nhà ở…, người ta nghĩ đến sự đảm bảo, sự an
tồn cho những gì mình tạo ra được là điều hợp lý. Tuy nhiên, con người khơng thể
tự mình thực hiện đảm bảo an tồn một cách hiệu quả cho tài sản của mình được.
Bởi lẽ, trong cuộc sống thường ngày, ta luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro, đơn giản
là vì rủi ro tồn tại song song và khách quan với con người. Chúng ta không thể biết
lúc nào rủi ro xảy ra để mà tránh. Cho nên, cách hiệu quả nhất chính là sự hoán
chuyển rủi ro cho một cá nhân, tổ chức khác. Vậy có ai chấp nhận gánh chịu rủi ro
thay cho người khác?. Nếu bình thường thì sẽ khơng một tổ chức, cá nhân nào chịu

làm như vậy. Nhưng đến với dịch vụ kinh doanh bảo hiểm thì khác, đây sẽ là nơi
gánh chịu rủi ro thay cho người có nhu cầu bảo hiểm tài sản thơng qua hợp đồng
bảo hiểm. Với dịch vụ kinh doanh bảo hiểm, nó khơng đảm bảo sự an tồn, khơng
đảm bảo khơng xảy ra rủi ro cho tài sản của người mua, mà nó chỉ giúp người mua
khơi phục lại khả năng tài chính ban đầu trước khi xảy ra rủi ro với quy tắc: “lấy số
đơng bù số ít”.
Tuy nhiên, bất kỳ một nền pháp luật nào cũng có những bất cập, vướng mắc
của riêng nó, dù đó là nền pháp luật của các nước phát triển cũng không ngoại lệ.
Bởi lẽ, suy cho cùng pháp luật cũng là ý chí chủ quan của con người, của giai cấp
thống trị tạo ra, nên không thể tránh được chuyện: nhu cầu xã hội đi trước, pháp luật
mới đuợc sửa đổi, bổ sung theo sau. Đó cũng là nguyên lý phát triển khách quan của
xã hội theo học thuyết Mac – Lenin: “cơ sở hạ tầng thay đổi kéo theo kiến trúc
thượng tầng thay đổi”. Và với một “tuổi đời còn quá non trẻ”, pháp luật kinh doanh
bảo hiểm nói chung và hợp đồng bảo hiểm tài sản nói riêng vẫn cịn nhiều vướng
mắc, đặt ra yêu cầu hoàn thiện là điều tất yếu. Cụ thể, trên thực tế, việc áp dụng các

-1-


Luận Văn Tốt Nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Thu Dung

quy định về bảo hiểm tài sản vẫn còn nhiều khiếm khuyết, quá trình áp dụng chưa
nghiêm, cịn thiếu sự thống nhất giữa các cơ quan Nhà nước. Đặc biệt, việc giải
thích các điều khoản của hợp đồng bảo hiểm tài sản vẫn cịn trường hợp: mỗi doanh
nghiệp giải thích theo một hướng, chưa đạt được sự nhất qn hồn tồn. Thêm vào
đó, các thiết chế về hợp đồng nói chung cũng chưa được pháp luật quy định một
cách thống nhất trong một văn bản, mà được quy định trong nhiều văn bản khác
nhau, cũng gây ra khó khăn cho người áp dụng pháp luật, và cả những chủ thể tham

gia vào quan hệ hợp đồng. Điều này cũng gián tiếp làm ảnh hưởng rất nhiều đến
hợp đồng bảo hiểm tài sản. Chẳng những vậy, hiện nay tình trạng trục lợi bảo hiểm
tài sản ngày càng phổ biến trên diện rộng hơn, nó gây ảnh hưởng xấu, thiệt hại cho
doanh nghiệp bảo hiểm và cả người tham gia bảo hiểm. Điều này cũng xuất phát
một phần chủ yếu từ các quy định của pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản chưa
hoàn thiện.
Tất cả những bất cập, vướng mắc của pháp luật bảo hiểm tài sản nói chung
và hợp đồng bảo hiểm tài sản nói riêng, dẫn đến hệ lụy: người dân chưa thật sự tin
tưởng vào bảo hiểm tài sản, các doanh nghiệp bảo hiểm chưa thật sự quảng bá được
sản phẩm bảo hiểm của mình đến người dân. Đây sẽ là một tổn thất rất lớn đối với
mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp và tồn thể xã hội nói chung. Vì bảo hiểm tài sản
đóng vai trị quan trọng trong việc giảm thiểu những tổn thất cho các chủ thể trong
xã hội, thúc đẩy và điều tiết sự phát triển kinh tế của quốc gia. Hơn nữa, nhằm bảo
vệ quyền lợi hợp pháp cho các chủ thể tham gia vào quan hệ bảo hiểm tài sản thì
việc nghiên cứu những quy định pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản để tìm ra
những bất cập nhằm hồn thiện các quy định pháp luật về bảo hiểm tài sản là cần
thiết, đóng vai trị quan trọng trong việc giúp người mua bảo hiểm hạn chế đến mức
tối đa nhất những tổn thất do rủi ro gây ra.
Chính từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Những quy định của
pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản – vướng mắc và hướng hoàn thiện” để
làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
Kết cấu luận văn ngồi lời nói đầu và phần kết luận bao gồm 3 chƣơng:
- Chương 1:Khái quát chung về bảo hiểm tài sản và hợp đồng bảo hiểm tài
sản.
- Chương 2: Những quy định của pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản
- Chương 3: Thực trạng áp dụng và hướng hoàn thiện.

-2-



Luận Văn Tốt Nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Thu Dung

2. Đối tƣợng nghiên cứu:
Theo như tinh thần của đề tài: “quy định của pháp luật về hợp đồng bảo
hiểm tài sản – vướng mắc và hướng hoàn thiện”. Đối tượng mà tác giả tập trung
nghiên cứu trong đề tài chính là các vấn đề pháp lý xung quanh hợp đồng bảo hiểm
tài sản, cụ thể như: nghiên cứu các thiết chế về hiệu lực hợp đồng, chủ thể của hợp
đồng, nội dung của hợp đồng…, và qua đó sẽ làm bật lên hợp đồng bảo hiểm tài sản
có những đặc trưng gì để phân biệt với các loại hợp đồng bảo hiểm và hợp đồng dân
sự thông thường khác.
Và cũng từ các quy định pháp lý này, tác giả sẽ nghiên cứu tìm hiểu các
vướng mắc cịn bất cập trong hợp đồng bảo hiểm tài sản, cũng như đưa ra các giải
pháp – đây cũng là một trong những vấn đề thuộc đối tượng nghiên cứu mà tác giả
rất quan tâm.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Bảo hiểm tài sản nói chung và hợp đồng bảo hiểm tài sản nói riêng khơng
chỉ là vấn đề mang tính mới trong nghiên cứu khoa học, mà nó cịn là vấn đề rộng
và nhiều phức tạp trên thực tiễn. Do vậy, trong giới hạn của một sinh viên năm cuối,
của một khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật; tác giả khơng nghiên cứu hết tồn bộ về
hợp đồng bảo hiểm tài sản theo nghĩa rộng, mà chỉ dừng lại nghiên cứu ở nghĩa hep:
bảo hiểm tài sản là tổng thể các quy định pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa
người mua bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm.
Song song đó, tác giả cũng chỉ giới hạn: nghiên cứu hợp đồng bảo hiểm tài
sản trên cơ sở các quy định của pháp luật Việt Nam, mà cụ thể là Luật kinh doanh
bảo hiểm 2000, và sẽ đưa ra các ý kiến để góp phần hồn thiện pháp luật hợp đồng
bảo hiểm tài sản trong điều kiện kinh tế xã hội tại Việt Nam. Nói cách khác, trong
cơng trình nghiên cứu này, tác giả chủ yếu nghiên cứu hợp đồng bảo hiểm tài sản
trên cơ sở luận, lý thuyết từ các quy định của pháp luật, chứ không xoáy sâu vào các

tranh chấp hợp đồng bảo hiểm trên thực tế hay bình luận các bản án của tịa.
4. Mục đích nghiên cứu:
Với đề tài này, mục đích mà tác giả đặt ra là: có thể hiểu hơn các quy định
của pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản, thơng qua đó có thể tìm thấy những
vướng mắc của quy định pháp luật, và cũng từ đó có thể đưa ra một vài ý kiến kiến
nghị để pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản ngày càng hồn thiện hơn. Như
vậy, nó sẽ góp phần vào việc đảm bảo quyền và lợi ích của bên doanh nghiệp bảo
hiểm cũng như người mua bảo hiểm.

-3-


Luận Văn Tốt Nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Thu Dung

5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng phương pháp so sánh: so sánh
những quy định chung của pháp luật về hợp đồng dân sự nói chung với những quy
định về hợp đồng bảo hiểm tài sản nói riêng. Cùng với đó, cịn so sánh những quy
định cụ thể trong pháp luật bảo hiểm: bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người; để qua
đó có thể làm bật lên những nét đặc trưng của hợp đồng bảo hiểm tài sản.
- Song song đó, tác giả cịn sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp các
quy định của pháp luật
- Trong một số trường hợp cần thiết, tác giả cũng sử dụng cả phương pháp
liệt kê, trích dẫn. Ví dụ như: liệt kê ra một vài quy định cụ thể của pháp luật, viện
dẫn ý kiến của một tác giả hay một nhà nghiên cứu nào trước đó.
- Và một phương pháp khơng thể thiếu khi tiến hành một cơng trình nghiên
cứu mà cũng được tác giả sử dụng: là phương pháp duy vật biện chứng. Các sự vật
luôn tồn tại trong mối quan hệ với những sự vật khác, và pháp luật cũng không

ngoại lệ. Khi nghiên cứu về pháp luật bảo hiểm nói riêng, hay bất kỳ một lĩnh vực
pháp luật nào khác, ta cũng khơng thể đặt lĩnh vực pháp luật đó đứng một mình để
nghiên cứu, làm như thế việc nghiên cứu sẽ khơng đạt được kết quả. Do đó, sử dụng
phương pháp này để giúp cho việc nghiên cứu được đặt trong thể thống nhất, tồn
diện.
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài:
Đề tài bảo hiểm là một trong những đề tài vẫn cịn mang tính mới. Tuy
cũng có một số tác giả làm đề tài nghiên cứu về bảo hiểm, nhưng về vấn đề bảo
hiểm tài sản, đặc biệt là về hợp đồng bảo hiểm tài sản thì rất ít tác giả làm đề tài
nghiên cứu. Có chăng cũng là đề tài về: hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hoặc hợp đồng
bảo hiểm thương mại nói chung: “pháp luật về hợp đồng bảo hiểm thương mại”,
luận văn cử nhân luật – Nguyễn Thị Thùy Minh, năm 2000, “pháp luật về ký kết và
thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam” – luận văn thạc sĩ luật hoc –
Nguyễn Thị Thanh Ngọc, năm 2005… Về bảo hiểm tài sản có: “pháp luật về bảo
hiểm tài sản – thực trạng áp dụng và hướng hoàn thiện” của Lý Minh Triết, luận
văn thạc sĩ, năm 2006, hoặc “Xây dựng và phát triển pháp luật bảo hiểm tài sản tại
Việt Nam” luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Thủy, năm 2009. Nhưng dường như chưa
có ai nghiên cứu chuyên về hợp đồng bảo hiểm tài sản một cách chuyên sâu, mà
thường lồng ghép vấn đề hợp đồng bảo hiểm tài sản vào trong một phần nội dung
của đề tài.

-4-


Luận Văn Tốt Nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Thu Dung

7. Ý nghĩa của việc nghiên cứu:
Cơng trình nghiên cứu này là tâm huyết của tác giả. Nó khơng đơn thuần là

đề tài luận văn tốt nghiệp, mà qua quá trình nghiên cứu đã giúp tác giả có thêm
nhiều hiểu biết mới về hợp đồng bảo hiểm tài sản nói riêng và pháp luật bảo hiểm
tài sản nói chung.
Cùng với đó, viêc nghiên cứu đề tài này cịn có những ý nghĩa khoa học
nhất định:
- Thứ nhất: góp phần làm phong phú thêm vào tổng quan tình tình
nghiên cứu các vấn đề về “bảo hiểm tài sản”, để từ đó mọi người có thể hiểu
nhiều hơn về bảo hiểm nói chung và bảo hiểm tài sản nói riêng.
- Thứ hai: có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu cũng như
giảng dạy tại trường cho sinh viên về những “quy định của pháp luật bảo hiểm
tài sản”
- Thứ ba: cơng trình nghiên cứu này trong một phạm vi giới hạn, nó có
thể là nguồn tham khảo cho các cơ quan chức năng cũng như doanh nghiệp bảo
hiểm về các bất cập cũng như kiến nghị hoàn thiện pháp luật hợp đồng bảo
hiểm tài sản.

-5-


Luận Văn Tốt Nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Thu Dung

CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM TÀI SẢN VÀ HỢP ĐỒNG
BẢO HIỂM TÀI SẢN
1.1. Giới thiệu chung về bảo hiểm tài sản:
1.1.1. Khái niệm bảo hiểm tài sản:
Từ thuở xưa, khi loài người vừa xuất hiện, đã phải luôn đấu tranh với
thiên nhiên để tồn tại. Và khi nhân loại tiến vào kỷ nguyên văn minh, sự đấu tranh
ấy càng mạnh hơn. Con người không chỉ đấu tranh để sinh tồn mà còn đấu tranh để

vươn tới những tầm cao hơn, phục vụ cho những nhu cầu cao cấp hơn cho đời sống
của mình. Bởi lẽ, khi cuộc sống ngày càng phát triển, con người được tiếp cận với
những kỹ thuật cao, những sự tiến bộ về khoa học, cũng đồng nghĩa với việc: con
người hàng ngày phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn. Ví dụ: khoa học phát triển, y
học có nhiều tiến bộ, nhưng sức khỏe con người cũng đang mỗi ngày phải đối diện
với rất nhiều nguy hiểm, vì dường như ở đâu cũng thấy hóa chất, thấy độc hại thực
phẩm….
Như một nhu cầu tất yếu, khi có rủi ro thì con người phải có biện pháp
khắc phục những rủi ro đó. Ví như tổ tiên ta ngày xưa, để chống lũ, ngăn nước thì
đắp đê dựng bờ.. Hoặc con người ta có thể chọn cách khác, đó là lẩn tránh rủi ro,
cũng như một người sợ nước thì khơng bao giờ tới những nơi có nước…Nhưng dù
với biện pháp nào đi nữa, nó cũng khơng khắc phục được hậu quả của rủi ro ở mức
tốt nhất, không giúp được người bị thiệt hại có thể khơi phục lại những gì bị hư tổn
do rủi ro gây ra
Và khi bảo hiểm xuất hiện, nó như một cứu cánh thật hiệu quả, nó đã giải
quyết được vấn đề của các giải pháp kia, được thực hiện thông qua hoạt động lập và
sử dụng quỹ bảo hiểm nhằm bù đắp những thiệt hại, khắc phục hậu quả các rủi ro.
Đặc biệt, đối với tài sản bị thiệt hại do rủi ro thì bảo hiểm càng thể hiện được sự ưu
việt của mình hơn nữa
Bảo hiểm nói chung và bảo hiểm tài sản nói riêng có từ rất lâu đời. Ban
đầu, nó chỉ là việc các chủ tàu hoặc chủ hàng vay vốn để buôn bán bằng đường biển
với lãi suất rất cao. Nếu chuyến hàng hàng an toàn, chủ hàng hoặc chủ tàu phải trả
cả vốn lẫn lãi. Vào khoảng thế kỷ 17 TCN, ở Babylone, Hoàng đế Hammaourabi đã
ban hành một đạo luật nhằm bảo vệ quyền lợi của các nhà bn. Theo đó, sẽ khơng
phải trả các khoản vay nếu khơng may hàng hóa bị tổn thất. Đây là hình thức sơ
khai của bảo hiểm thương mại, được kết hợp giữa hoạt động cho vay và hoạt động
bảo hiểm. Dần dần các chủ nhà băng thấy hình thức này khá mạo hiểm vì tai nạn,
rủi ro trên biển là rất lớn: bão, sóng thần, hải tặc…Do đó, khoảng thế kỉ 13 TCN,

-6-



Luận Văn Tốt Nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Thu Dung

các lái buôn đã biết phân chia hàng hóa ra thành nhiều thuyền nhỏ, tránh bị tổn thất
toàn bộ khi chuyên chở tất cả trên một chiếc thuyền lớn. Đây là ý tưởng về sự:
“phân tán rủi ro”. Năm 916 TCN, hoàng đế xứ Rhodes đã ban hành các đạo luật bảo
vệ các thương gia: cho các chủ tàu được hưởng quyền lợi phải gánh chịu chung rủi
ro với chủ tàu bị thiệt hại.1
Từ lịch sử hình thành bảo hiểm, ngày nay người ta biết đến bảo hiểm như
là một biện pháp chia nhỏ, dàn trải rủi ro của một người hay một số ít người cho
nhiều người cùng có khả năng gánh vác.
Và cũng từ đó, bảo hiểm tài sản được hiểu: là loại hình bảo hiểm theo đó
doanh nghiệp bảo hiểm thu phí bảo hiểm của người mua bảo hiểm theo một tỷ lệ
phần trăm nhất định trên giá trị tài sản và cam kết bồi thường cho người được bảo
hiểm khi họ thuộc trường hợp bảo hiểm.
Như vậy, từ khái niệm trên, ta thấy rằng: bảo hiểm tài sản cũng là một loại
hình bảo hiểm thương mại. Nó khác với các loại hình bảo hiểm xã hội, hay bảo
hiểm y tế, một bên chủ thể trong quan hệ là nhà nước – và nó sẽ hỗ trợ, bù đắp cho
người lao động, người tham gia bảo hiểm khi họ ốm đau hay thai sản. Cịn bảo hiểm
tài sản thì chủ thể tham gia ở đây là doanh nghiệp bảo hiểm và người mua bảo hiểm.
Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ giới thiệu những sản phẩm bảo hiểm tài sản của
doanh nghiệp mình cho khách hàng, và nếu đồng ý, người mua bảo hiểm sẽ đóng
một mức phí nhất định trên giá trị tài sản mà mình muốn bảo hiểm để đổi lại sự cam
kết bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm khi tài sản của mình rơi vào trường hợp
bảo hiểm. Sản phẩm mà doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh là những rủi ro, và cái
mà người được bảo hiểm mua là lời hứa, sự cam kết bồi thường của doanh nghiệp
bảo hiểm.

Như bao loại hình bảo hiểm thương mại khác, mục đích của các doanh
nghiệp kinh doanh bảo hiểm tài sản là lợi nhuận, nên họ thiết lập quỹ bảo hiểm trên
cơ sở đóng phí của những người tham gia bảo hiểm. Hơn nữa, họ kinh doanh nên
cần phải có tài chính để duy trì hoạt động của doanh nghiệp, vì thế việc đóng phí là
một đặc trưng của hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và bảo hiểm tài sản
nói riêng. Nhưng khơng phải tất cả mọi người đều đóng mức phí cố định như nhau,
mà nó tùy thuộc vào giá trị tài sản người tham gia bảo hiểm muốn bảo hiểm, tỷ lệ
bảo hiểm mà người đó muốn bảo hiểm cho tài sản của mình. Và trách nhiệm của

1

NguyễnThiThùyMinh, (2000), pháp luật về hợp đồng bảo hiểm thương mại luận văn cử nhân luật, Trường
ĐH Luật TP.HCM, tr.13-15.

-7-


Luận Văn Tốt Nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Thu Dung

doanh nghiệp bảo hiểm là sẽ bồi thường cho người mua bảo hiểm khi tài sản của họ
gặp rủi ro nằm trong phạm vi bảo hiểm.
Với bất cứ một lĩnh vực kinh doanh nào cũng có những nguyên tắc riêng
của nó, và bảo hiểm tài sản cũng khơng ngoại lệ. Nó cũng có những nguyên tắc
riêng để đảm bảo quyền lợi cho các bên chủ thể tham gia vào quan hệ bảo hiểm tài
sản.
1.1.2. Các nguyên tắc của bảo hiểm tài sản:
1.1.2.1. Bên mua phải có quyền lợi đƣợc bảo hiểm:
Quyền lợi được bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản là quyền của chủ sở hữu

đối với tài sản. Hay nói rõ hơn, đó là quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối
với tài sản. Pháp luật không cho phép một người khơng có quyền lợi được bảo hiểm
gì đối với tài sản mà lại đi mua bảo hiểm cho tài sản đó.
Ngun tắc này xuất phát từ mục đích của bảo hiểm là: đảm bảo an tồn
quyền lợi tài chính của người được bảo hiểm khi có rủi ro xảy ra. Khi tham gia vào
quan hệ bảo hiểm tài sản, cả doanh nghiệp bảo hiểm và người mua bảo hiểm đều
không mong muốn rủi ro xảy ra. Nhưng khi tham gia mua bảo hiểm, tức người mua
bảo hiểm muốn chuyển giao một phần hoặc toàn bộ tổn thất sang cho bên doanh
nghiệp bảo hiểm, và với mong muốn: qua doanh nghiệp bảo hiểm, mình sẽ được
khơi phục lại những lợi ích tài chính ban đầu mình có trước khi rủi ro xảy ra. Bản
chất của bảo hiểm là thiết lập quỹ bảo hiểm trên cơ sở đóng phí của nhiều người, để
sử dụng quỹ đó chi trả cho người gặp rủi ro. Do đó, nếu người mua bảo hiểm mà
khơng có quyền lợi được bảo hiểm đối với tài sản, họ sẽ tự tạo ra rủi ro để được
hưởng bảo hiểm. Khi đó chẳng khác nào, doanh nghịệp bảo hiểm phải gánh chịu tổn
thất một cách “oan uổng”, và tiền đóng góp của nhiều người vào quỹ bảo hiểm cũng
bị sử dụng một cách khơng đúng với mục đích chia sẽ rủi ro.
Nguyên tắc này cũng là một trong những quy định để tránh hiện tượng trục
lợi bảo hiểm, gây thiệt hại cho doanh nghiệp bảo hiểm và cả những người tham gia
bảo hiểm khác. Bởi lẽ, nếu quỹ bảo hiểm khơng được chi trả cho người có lợi ích từ
tài sản bị rủi ro, nó sẽ làm cho tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm bị suy giảm,
nếu nặng hơn có thể dẫn tới mất khả năng thanh tốn, và khi đó những người bị rủi
ro thật sự sẽ khơng được sự bồi thường hay nói đúng hơn là: khơng được sự chia sẽ
từ cộng đồng. Từ đó sẽ dẫn tới nhiều vấn đề bất ổn của xã hội: hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp bị rủi ro sẽ ngưng trệ, hàng hóa khơng sản xuất được,
ảnh hưởng đến cán cân cung cầu của thị trường…người lao động sẽ mất việc.

-8-


Luận Văn Tốt Nghiệp


SVTH: Nguyễn Thị Thu Dung

Tuy nhiên, không phải bất cứ quyền lợi nào cũng là quyền lợi đƣợc
bảo hiểm, mà nó phải có các điều kiện kèm theo:
+ Thứ nhất: lợi ích được bảo hiểm phải là lợi ích hợp pháp:
 Lợi ích hợp pháp là những lợi ích được pháp luật thừa nhận. Lợi ích
được bảo hiểm là lợi ích hợp pháp, tức lợi ích được bảo hiểm phải là lợi ích được
pháp luật thừa nhận. Theo đó, lợi ích được bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản là lợi
ích hợp pháp, điều đó có nghĩa: chủ sở hữu của tài sản có được tài sản một cách hợp
pháp; thực hiện các quyền sử dụng, định đoạt theo đúng các quy định của pháp luật.
 Xuất phát từ nguyên tắc của bảo hiểm là: lấy số đơng bù số ít. Nó là
sự chia sẽ của cộng đồng đối với số ít người gặp phải cảnh khơng may, nhờ vào sức
của nhiều người mà giúp cho những người đó có thể khơi phục lại một phần hoặc
tồn bộ tổn thất do rủi ro gây ra. Hay nói cách khác, bảo hiểm tài sản là phương
tiện, cách thức để con người tự bảo vệ quyền, lợi ích của mình. Khi tham gia bảo
hiểm tài sản, người mua bảo hiểm khơng ngồi mục đích: thơng qua việc mua bảo
hiểm, người mua bảo hiểm sẽ nhận được sự chia sẽ rủi ro từ cộng đồng. Do đó,
khơng có lý do gì để bắt những người khác cùng tham gia đóng phí bảo hiểm để
chia sẽ cho một người – mà lợi ích được bảo hiểm của người đó khơng hợp pháp,
điều đó là bất hợp lý. Bởi lẽ, nếu chấp nhận bảo hiểm cho một lợi ích khơng được
pháp luật thừa nhận, tức ta đang tạo điều kiện cho cái xấu phát triển, chia sẽ với một
người không đáng được chia sẽ - kẻ vi phạm pháp luật, và gián tiếp xâm hại quyền,
lợi ích của người khác. Hơn nữa, nếu lợi ích được bảo hiểm khơng phải là lợi ích
hợp pháp, nó thường khơng do bản thân người mua bảo hiểm tạo ra, dễ sinh tâm lý:
“không phải của mình, khơng tiếc” nên dễ dàng từ bỏ tài sản khi bị rủi ro, hoặc cố
tình làm hư hỏng tài sản để được hưởng bồi thường bảo hiểm. Điều này sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm
 Bởi thế, nếu một lợi ích có được từ hành vi vi phạm pháp luật: trộm
cắp, chiếm đoạt, hay từ những hoạt động buôn bán bất hợp pháp sẽ khơng được bảo

hiểm.2
Ví dụ: A giết B cướp lấy xe, sau đó A mua bảo hiểm tài sản cho chiếc xe mình vừa
cướp được. Như vậy, trong trường hợp này, A có được chiếc xe bằng hành vi phạm
tội, tức A không sở hữu chiếc xe một cách hợp pháp. Hay nói đúng hơn, lợi ích

2

NguyễnThịThủy, (2009), xây dựng và phát triển pháp luật bảo hiểm tài sản tại Việt Nam luận án tiến sĩ,
Trường ĐH Luật TP.HCM, tr.45.

-9-


Luận Văn Tốt Nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Thu Dung

được bảo hiểm ở đây khơng phải là lợi ích hợp pháp, do đó nó sẽ khơng được bảo
hiểm.
 Đây là điều kiện tiên quyết để một lợi ích trở thành quyền lợi được
bảo hiểm, và thiết nghĩ điều kiện này là cần thiết. Nó tạo được sự nhất qn trong
mục đích pháp luật: bảo vệ lợi ích hợp pháp của người dân.
+ Thứ hai: lợi ích được bảo hiểm phải tồn tại tại thời điểm giao kết hợp
đồng:
 Khi tham gia vào bảo hiểm tài sản, mục đích của người mua bảo hiểm
là muốn chuyển giao rủi ro cho doanh nghiệp bảo hiểm, chứ khơng phải vì mục đích
lợi nhuận. Cịn doanh nghiệp bảo hiểm thì mong muốn thơng qua đó để tìm kiếm lợi
nhuận. Cho nên một trong những nguyên tắc chung của bảo hiểm: chỉ bảo hiểm cho
những đối tượng có khả năng xảy ra rủi ro, chứ khơng bảo hiểm cho những đối
tượng khơng có hoặc chắn chắn có rủi ro xảy ra.

 Rủi ro là những gì khách quan, xảy ra ngồi ý muốn mà con người
khơng lường trước được khi nào xảy ra, nên mới cần đến bảo hiểm, và nó là sản
phẩm vơ hình mà doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh. Vì vậy, để được bảo hiểm,
người mua bảo hiểm phải đang có quyền lợi đối với tài sản cần bảo hiểm. Nếu
quyền lợi đó có trong quá khứ, và tới hiện tại – thời điểm giao kết hợp đồng bảo
hiểm mà người mua khơng cịn quyền lợi đối với tài sản đó nữa, thì chẳng khác nào
người đó khơng có quyền lợi được bảo hiểm, như vậy là vi phạm nguyên tắc: người
mua phải có quyền lợi được bảo hiểm. Còn nếu, quyền lợi được bảo hiểm hình
thành trong tương lai, khi đó chẳng khác nào doanh nghiệp bảo hiểm tự nhận thua
thiệt về mình. Vì doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo hiểm cho một quyền lợi khơng
biết có hình thành được trong tương lai hay không. Hơn nữa, nếu chấp nhận bảo
hiểm, vậy khi xảy ra rủi ro, doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu trách nhiệm đồng thời
đối với cả hai bên người mua bảo hiểm cho một tài sản. Ví dụ: doanh nghiệp bảo
hiểm ký hợp đồng bảo hiểm xe ô tô cho một người A. Sau đó lại ký hợp đồng bảo
hiểm với người B- sẽ mua lại xe của A, cho chiếc xe ô tô mà B chuẩn bị mua
(quyền lợi hình thành trong tương lai). Khơng may, rủi ro xảy ra cho chiếc xe, trong
khi hợp đồng bảo hiểm vẫn cịn hiệu lực, và B vẫn chưa hồn thành việc mua xe.
Vậy doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu trách nhiệm bồi thường cho cả A và B?. Điều
này là hoàn tồn khơng thể và càng khơng hợp lý khi doanh nghiệp bảo hiểm là
những chủ thể kinh doanh – luôn có mục đích lợi nhuận.
 Do đó, tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản, người mua
bảo hiểm phải chứng minh được quyền lợi của mình đối với tài sản cần được bảo

- 10 -


Luận Văn Tốt Nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Thu Dung


hiểm. Có vậy doanh nghiệp bảo hiểm mới chấp nhận bảo hiểm. Với điều kiện này
nhằm để bảo vệ quyền và lợi ích của cả bên mua và phía doanh nghiệp.
+ Thứ ba: lợi ích được bảo hiểm phải định lượng được:
 Với điều kiện này, tài sản được bảo hiểm phải xác định được giá trị.
Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không bảo hiểm đối với những tài sản không xác định
được giá trị hoặc rất khó xác định được giá tri như: những cổ vật, đồ gia bảo 3…điều
này là xuất phát từ đối tượng của bảo hiểm tài sản là tài sản.
 Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ căn cứ vào giá trị của tài sản để yêu cầu
người mua bảo hiểm phải đóng mức phí bảo hiểm phù hợp. Đồng thời căn cứ vào
giá trị của tài sản bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả bồi thường khi sự kiện
bảo hiểm xảy ra. Nói đúng hơn, trong bảo hiểm tài sản, việc xác định giá trị của tài
sản là rất cần thiết và bắt buộc. Do vậy, lợi ích được bảo hiểm trong bảo hiểm tài
sản phải là lợi ích cụ thể, tính tốn được bằng tiền.
1.1.2.2. Ngun tắc giới hạn trách nhiệm theo giá trị tài sản:
Đây là một đặc thù của bảo hiểm tài sản. Khi tham gia quan hệ bảo hiểm tài
sản, cả bên mua và doanh nghiệp bảo hiểm phải xác định được giá trị của tài sản là
bao nhiêu. Một khi xác định được giá trị của tài sản cần bảo hiểm thì mới có thể xác
lập hợp đồng bảo hiểm tài sản.
Điều này hoàn toàn khác với bảo hiểm con người và bảo hiểm trách nhiệm
dân sự. Trong bảo hiểm con người, không đề cập đến vấn đề: giá trị của đối tượng
bảo hiểm là bao nhiêu. Vì đối tượng của nó là những yếu tố gắn liền với nhân thân
con người, và không thể nào đem ra cân đo đong đếm được. Do vậy, trong bảo hiểm
con người, không yêu cầu bên mua xác định giá trị, mà chỉ thỏa thuận mức tiền chi
trả bảo hiểm mà người mua mong muốn để lại cho người được thụ hưởng. Còn
trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự, đối tượng của nó là trách nhiệm bồi thường
giữa người được bảo hiểm và bên thứ ba. Tức là tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo
hiểm, trách nhiệm này hồn tồn chưa hề tồn tại, khơng ai xác định được nó sẽ như
thế nào. Hơn nữa, ở mỗi vụ việc, trách nhiệm nó lại khác nhau, mức độ thiệt hại
cũng khác nhau, cho nên cũng không thể đặt ra vấn đề xác định giá trị ở đây
Trong bảo hiểm tài sản, giá trị tài sản là một yếu tố rất quan trọng, nó quyết

định, chi phối nhiều vấn đề trong quan hệ bảo hiểm tài sản. Dựa vào giá trị tài sản,
doanh nghiệp bảo hiểm xác định mức phí mà người mua bảo hiểm phải đóng. Và
cũng dựa vào đó để doanh nghiệp bảo hiểm xác định mức bồi thường cho người
mua bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.
3

NguyễnThịThủy, tlđd, tr.46.

- 11 -


Luận Văn Tốt Nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Thu Dung

1.2. Hợp đồng bảo hiểm tài sản:
1.2.1. Khái niệm:
Khi thiết lập bất cứ một quan hệ pháp luật nào, các bên luôn hướng đến
việc đàm phán để ký kết hợp đồng. Hợp đồng là căn cứ pháp lý ràng buộc các bên
thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình. Trong bảo hiểm nói chung và bảo hiểm
tài sản nói riêng, hợp đồng đóng một vai trị rất quan trọng, nó là cốt lõi để hình
thành quan hệ bảo hiểm giữa người mua và doanh nghiệp bảo hiểm.
Theo Điều 571 Bộ Luật Dân Sự: “Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa
các bên , theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, cịn bên bảo hiểm phải
trả một khoản tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”.
Và theo điều 12 Luật kinh doanh bảo hiểm: “Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa
thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm
phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người
thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.”
Cũng từ đó, ta có khái niệm hợp đồng bảo hiểm tài sản: “Hợp đồng bảo

hiểm tài sản là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa bên mua bảo hiểm với doanh
nghiệp bảo hiểm nhằm xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên thông qua việc
doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm khi đối tượng
tài sản mà họ mua bảo hiểm gặp tổn thất do những rủi ro được bảo hiểm mang lại”.
Như vậy, cũng giống một hợp đồng dân sự nói chung, hợp đồng bảo hiểm
tài sản cũng là sự thỏa thuận của các bên chủ thể tham gia vào quan hệ. Sự thỏa
thuận này thể hiện qua việc: bên mua bảo hiểm có muốn giao kết hợp đồng bảo
hiểm hay không, và doanh nghiệp bảo hiểm có chấp nhận bảo hiểm hay khơng là ở
ý chí các bên, người thứ ba khơng can thiệp vào được. Bên cạnh đó, mức phí bảo
hiểm mà bên mua bảo hiểm phải đóng là bao nhiêu, phương thức đóng cũng như
thời hạn bảo hiểm, phương thức thanh tốn bảo hiểm thế nào…, tất cả đều do hai
bên thỏa thuận.
Từ định nghĩa trên ta biết rằng: hình thức của hợp đồng bảo hiểm tài sản
phải bằng văn bản. Đây là một điểm khác so với hợp đồng dân sự thông thường.
Bởi lẽ, theo quy định tại điều 401 Bộ Luật Dân Sự: “hợp đồng dân sự có thể được
giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc hành vi cụ thể”. Nhưng đối với hợp đồng
bảo hiểm tài sản, nếu hình hức của hợp đồng khơng là văn bản thì nó sẽ khơng được
chấp nhận. Và thơng qua hợp đồng, sẽ xác lập quyền và nghĩa vụ các bên. Theo đó,
khi tài sản được bảo hiểm gặp tổn thất thì bên bảo hiểm sẽ chi trả tiền bồi thường.

- 12 -


Luận Văn Tốt Nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Thu Dung

Như vậy, hợp đồng bảo hiểm tài sản là một công cụ để thể hiện ý chí của
các bên trong quan hệ bảo hiểm tài sản: doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia
bảo hiểm. Cơng cụ đó chính là sản phẩm của một ngành dịch vụ - kinh doanh bảo

hiểm. Sản phẩm của các công ty bảo hiểm là những sản phẩm mang tính chất “vơ
hình”.
Do đó, hợp đồng bảo hiểm tài sản có những đặc trưng riêng của nó.
1.2.2. Những đặc trƣng của hợp đồng bảo hiểm tài sản:
1.2.2.1. Đối tƣợng của hợp đồng bảo hiểm tài sản là tài sản:
Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa hợp đồng bảo hiểm tài sản với các loại
hợp đồng bảo hiểm khác. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản chính là tài sản,
bao gồm: vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản” 4. Rõ
ràng, đối tượng của bảo hiểm tài sản là hữu hình, tại thời điểm giao kết hợp đồng,
đối tượng của hợp đồng đã và đang tồn tại. Nó khác với đối tượng của hợp đồng
bảo hiểm trách nhiệm dân sự là: “trách nhiệm dân sự của người mua bảo hiểm đối
với người thứ ba theo quy định của pháp luật”5 – tại thời điểm giao kết hợp đồng
trách nhiệm dân sự của người mua bảo hiểm chưa xảy ra. Hay nói đúng hơn, đối
tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự chưa tồn tại tại thời điểm hợp
đồng được xác lập.
Tài sản là vật vô tri vô giác, và bất cứ một vật thể nào trong thế giới vật
chất đều có một giới hạn tuổi thọ nhất định, và theo thời gian những vật thể ấy sẽ có
sự hao mịn, giảm dần giá trị sử dụng là điều tất yếu. Cũng xuất phát từ đây, “doanh
nghiệp bảo hiểm không chịu trách nhiệm trong trường hợp tài sản được bảo hiểm bị
tổn thất do hao mòn tự nhiên hoặc do bản chất vốn có của tài sản” 6. Điều này càng
thể hiện nét đặc trưng riêng của bảo hiểm tài sản. Bởi lẽ, đối tượng của hợp đồng
bảo hiểm con người là: “tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe và tai nạn con người” 7. Hợp
đồng bảo hiểm con người là hướng đến con người – một thực thể đang sống, và đối
tượng của nó là những yếu tố gắn liền với mỗi người trong suốt cuộc đời từ lúc sinh
ra cho tới lúc mất đi. Nó là sự sống, cái chết của con người. Cho nên, trong bảo
hiểm con người khơng hề có trường hợp loại trừ trách nhiệm của doanh nghiệp bảo
hiểm đối với những “tổn thất từ bên trong con người” như bảo hiểm tài sản. Con
người sinh ra chắc chắn phải có bệnh, phải già đi, và phải chết. Đó là điều tất yếu,
4


Điều 40 Luật kinh doanh bảo hiểm
Điều 52 Luật kinh doanh bảo hiểm
6
Điều 45 Luật kinh doanh bảo hiểm
7
Điều 31 Luật kinh doanh bảo hiểm
5

- 13 -


Luận Văn Tốt Nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Thu Dung

nhưng bảo hiểm con người vẫn chịu trách nhiệm đối với những “tổn thất từ bên
trong do tự nhiên” như vậy.
Bên cạnh đó, vì đối tượng là tài sản nên dẫn tới khách thể của hợp đồng
bảo hiểm tài sản cũng khác so với các loại hợp đồng khác. Khách thể của hợp đồng
bảo hiểm tài sản là lợi ích bảo hiểm – đó là quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt
đối với tài sản của chủ tài sản hoặc của người được chủ tài sản ủy quyền quản lý tài
sản đó. Khác với một hợp đồng dân sự thông thường với khách thể là: quyền và lợi
ích mà các bên muốn hướng tới. Trong bảo hiểm tài sản, cái mà các bên hướng tới
không phải là khách thể của hợp đồng – là lợi ích bảo hiểm, mà mỗi bên hướng tới
mục đích khác nhau. Doanh nghiệp bảo hiểm hướng đến lợi nhuận từ hợp đồng bảo
hiểm, còn người mua bảo hiểm thì hướng đến lời cam kết của doanh nghiệp bảo
hiểm với mục đích chia sẽ rủi ro, nhằm khơi phục khả năng tài chính ban đầu khi sự
kiện bảo hiểm xảy ra.
1.2.2.2. Hợp đồng bảo hiểm tài sản là hợp đồng bồi thƣờng ngang giá:
Với đặc trưng này, số tiền bồi thường mà người mua bảo hiểm nhận được

trong mọi trường hợp sẽ không thể lớn hơn thiệt hại thực tế trong sự cố bảo hiểm.
Điều này có nghĩa: người mua bảo hiểm chỉ được bồi thường theo đúng như thiệt
hại thực tế. Nguyên tắc này nhằm để tránh trường hợp trục lợi từ bảo hiềm của các
chủ thể tham gia vào bảo hiểm tài sản: có thể vì mức bồi thường bảo hiểm quá hấp
dẫn mà sẽ tự hủy hoại tài sản…v.v.
Bồi thường ngang giá là đặc trưng của hợp đồng bảo hiểm tài sản, cũng là
nguyên tắc quán triệt trong bảo hiểm tài sản, và chỉ bảo hiểm tài sản mới có. Đối
với bảo hiểm con người, khơng đặt ra vấn đề bồi thường, vì nó vận hành theo
ngun tắc khốn. Và dù doanh nghiệp bảo hiểm có chi trả tiền bảo hiểm cho người
thụ hưởng bảo hiểm, nhưng đó là mức mà bên mua bảo hiểm tính tốn, mong muốn
người thụ hưởng được nhận. Vì đối tượng của bảo hiểm con người là tính mạng, sức
khỏe, tuổi thọ con người – những yếu tố này không thể tính tốn được, nên sẽ
khơng có giá trị nào để so sánh ngang giá hay khơng, và do đó khơng có vấn đề bồi
thường.
Cịn trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự, tuy mức chi trả của doanh
nghiệp bảo hiểm cũng căn cứ theo thiệt hại thực tế mà người mua bảo hiểm gây ra
cho người thứ ba, nhưng nó phải trong phạm vi bảo hiểm. Điều này có nghĩa: dù
thực tế thiệt hại lớn hơn rất nhiều nhưng doanh nghiệp bảo hiểm cũng chỉ chi trả
trong hạn mức bảo hiểm. Tức nó bị khống chế bởi khung nhất định do pháp luật quy
định. Ví dụ: một người mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho chủ xe cơ giới, nếu

- 14 -


Luận Văn Tốt Nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Thu Dung

không may gây ra thiệt hại cho người thứ ba, và mức thiệt hại về người lên tới 60
triệu, nhưng giới hạn bảo hiểm trách nhiệm dân sự trong trường hợp này chỉ 50

triệu, như vậy doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chi trả trong phạm vi 50 triệu còn mức
chênh lệch do người mua bảo hiểm chi trả. Nhưng với bảo hiểm tài sản thì lại khác:
nó bồi thường theo thiệt hại thực tế xảy ra và theo tỷ lệ mà người mua bảo hiểm
đăng ký mua lúc đầu. Ví dụ: một người A mua bảo hiểm tài sản tồn bộ cho ngơi
nhà của mình, và khơng may rủi ro xảy ra, tồn bộ ngơi nhà bị thiệt hại, thì doanh
nghiệp bảo hiểm sẽ phải bồi thường tồn bộ giá trị ngơi nhà cho A, chứ khơng hề có
một giới hạn khung nào quy định trước mức bồi thường như bảo hiểm trách nhiệm
dân sự.
Đây là đặc trưng càng thể hiện được mục đích của bảo hiểm: phân tán rủi
ro. Người mua bảo hiểm chân chính sẽ khơng muốn rủi ro xảy ra cho tài sản của
mình, mà chỉ mong muốn có sự chia sẽ, bù đắp tổn thất để tiếp tục hoạt động kinh
doanh nếu khơng may có rủi ro xảy ra. Do vậy, nếu tổn thất bao nhiêu được bồi
thường bấy nhiêu là hoàn toàn hợp lý. Nếu một người nào đó được bồi thường trên
mức tổn thất thực tế, tức là họ được hưởng lợi ích khơng hợp pháp, nó sẽ không hợp
lý và đi ngược lại với quy tắc của bảo hiểm
Ví dụ: A mua bảo hiểm tài sản cho chiếc xe ơ tơ của mình tại doanh
nghiệp bảo hiểm B với thời hạn một năm từ 01/01/2008 – 01/01/2009. Giá trị chiếc
xe là 1 tỷ. A mua bảo hiểm tồn bộ cho giá trị chiếc xe của mình. Nhưng không
may mắn, vào ngày 05/05/2008, xe ô tô của ông A xảy ra tai nạn và bị thiệt hại tới
40%. Ông A đã khai báo sự kiện xảy ra với doanh nghiệp bảo hiểm và làm thủ tục
hồ sơ yêu cầu doanh nghiệp B bồi thường bảo hiểm cho chiếc xe của mình. Trong
trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm B phải có trách nhiệm bồi thường cho A, vì
đã có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Tuy nhiên, dù ơng A mua bảo hiểm với tồn bộ giá
trị tài sản, nhưng A chỉ được hưởng mức bồi thường bảo hiểm không vượt quá mức
thiệt hại thực tế xảy ra cho ơ tơ của mình. Điều đó, có nghĩa doanh nghiệp bảo hiểm
B có thể sẽ trả bảo hiểm cho A theo 2 cách: trả tiền bồi thường hoặc sửa chữa lại
cho chiếc xe của A tùy vào việc thỏa thuận phương thức bồi thường của hai bên
trong hợp đồng. Nhưng dù với cách bồi thường nào, doanh nghiệp bảo hiểm B cũng
chỉ bồi thường ở mức tối đa là 40% giá trị của chiếc xe bị thiệt hại. Vì thiệt hại thực
tế chỉ 40%. 40% giá trị chiếc xe chính là sự tổn thất về tài chính so với lúc ban đầu

khi chưa xảy ra rủi ro, do đó A sẽ nhận được sự bồi thường tương ứng với tổn thất
đó để khơi phục lại khả năng tài chính của mình như lúc đầu. Chứ A khơng được
bồi thường hơn mức 40% giá trị chiếc xe, vì như thế chẳng khác nào doanh nghiệp

- 15 -


Luận Văn Tốt Nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Thu Dung

bảo hiểm dùng tiền đóng góp tạo quỹ của nhiều người để đem đi tặng cho A. Bởi lẽ,
phần vượt quá 40% mà A được hưởng là hồn tồn khơng có cơ sở, vì nó khơng bị
tổn thất, nên khơng đặt ra u cầu khơi phục khả năng tài chính. Chính vì thế, đó là
lợi ích bất hợp pháp.
1.2.2.3. Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng song vụ
Hợp đồng là căn cứ xác thực nhất thể hiện ý chí của các bên. Theo đó, dù
là doanh nghiệp bảo hiểm hay người mua bảo hiểm đều có quyền lợi cũng như
nghĩa vụ đối với bên kia. Không bên nào chỉ hưởng quyền lợi hoặc thực hiện nghĩa
vụ thôi, mà cả hai yếu tố này luôn đi chung với nhau: quyền lợi của bên này là
nghĩa vụ của bên kia.
Trong hợp đồng bảo hiểm tài sản, cả hai bên doanh nghiệp bảo hiểm và bên
mua bảo hiểm đều có nghĩa vụ riêng của mình. Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ đóng
phí bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm để nhận lại lời cam kết bồi thường từ
doanh nghiệp bảo hiểm trong trường hợp sự kiện bảo hiểm xảy ra. Ngược lại, doanh
nghiệp bảo hiểm sẽ nhận được phí bảo hiểm từ người mua bảo hiểm để tạo lập quỹ,
và có thể sử dụng quỹ đó kinh doanh, đầu tư tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, doanh
nghiệp bảo hiểm phải có nghĩa vụ thực hiện đúng cam kết của mình: khi tài sản của
người mua bảo hiểm bị tổn thất do rủi ro trong phạm vi sự kiện bảo hiểm gây ra,
doanh nghiệp bảo hiểm phải xuất từ quỹ bảo hiểm để bồi thường tổn thất cho người

mua bảo hiểm theo đúng tỷ lệ mà người mua bảo hiểm đã ký hợp đồng và đóng phí.
Tuy nhiên, khơng giống như những hợp đồng song vụ thông thường khác.
Nếu như trong một hợp đồng dân sự thông thường, các bên dường như thực hiện
nghĩa vụ và nhận quyền lợi cùng thời điểm như nhau. Ví dụ: trong hợp đồng mua
bán, khi bên mua thực hiện nghĩa vụ giao tiền thì bên bán cũng thực hiện nghĩa vụ
giao hàng. Nhưng trong bảo hiểm tài sản thì việc thực hiện nghĩa vụ của các bên
cách nhau một khoảng thời gian khá dài. Đôi khi, từ lúc ký kết hợp đồng bảo hiểm
cho tới khi hết hạn hợp đồng mà sự kiện bảo hiểm vẫn không xảy ra đối với tài sản
được bảo hiểm của người mua, điều đó có nghĩa doanh nghiệp bảo hiểm khơng cần
thực hiện nghĩa vụ: bồi thường theo lời cam kết của mình. Như vậy hợp đồng bảo
hiểm là hợp đồng song vụ, nhưng tính chất song vụ trong hợp đồng bảo hiểm tài sản
có nét riêng của nó. Nếu là hợp đồng thơng thường, khi một trong hai bên không
thực hiện nghĩa vụ hợp đồng tức vi phạm hợp đồng và phải chịu trách nhiệm về
hành vi vi phạm đó. Nhưng trong hợp đồng bảo hiểm tài sản, nếu doanh nghiệp bảo
hiểm không thực hiện nghĩa vụ bồi thường do sự kiện bảo hiểm khơng xảy ra thì
bên mua bảo hiểm khơng được kiện địi lại phí. Ngược lại, đối với bên mua bảo

- 16 -


Luận Văn Tốt Nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Thu Dung

hiểm khi ký hợp đồng bảo hiểm tài sản, dù doanh nghiệp bảo biểm chưa thực hiện
nghĩa vụ nhưng người mua vẫn phải đóng phí bảo hiểm. Nếu người mua bảo hiểm
khơng đóng phí theo đúng thời hạn hoặc theo mức phí thỏa thuận trong hợp đồng
thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ khởi kiện ra tòa án, và người mua bảo hiểm phải có
trách nhiệm trong hành vi này. Thoạt đầu nhìn vào ta như thấy: bên mua bảo hiểm
chịu thiệt thòi hơn. Sỡ dĩ, tính song vụ của hợp đồng bảo hiểm tài sản có sự đặc

trưng đó là do xuất phát từ sản phẩm của dịch vụ bảo hiểm là “sản phẩm vơ hình”
đó là sự rủi ro của tài sản. Mà rủi ro là những gì khơng chắc chắn, nó có thể xảy ra
hoặc khơng xảy ra mà khơng phụ thuộc vào ý chí của con người. Và mục đích của
người mua bảo hiểm là nhằm để bù đắp tổn thất tài sản từ rủi ro đó, doanh nghiệp
bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm bảo đảm bồi thường. Doanh nghiệp bảo hiểm không
đảm bảo cho rủi ro không xảy ra, mà chỉ hứa bồi thường, giúp khôi phục khả năng
tài chính ban đầu của chủ tài sản bị thiệt hại… Điều này tạo ra nét riêng cho hợp
đồng bảo hiểm tài sản.
1.2.2.4. Hợp đồng bảo hiểm tài sản là hợp đồng theo mẫu:
Cơ sở lý luận: Xuất phát từ vai trị của bảo hiểm nói chung và bảo hiểm tài
sản nói riêng: rất quan trọng đối với xã hội. Bảo hiểm khơng chỉ có vai trị giúp cho
người mua bảo hiểm phục hồi khả năng tài chính ban đầu trước khi rủi ro xảy ra.
Mà nó cịn là cơng cụ giúp điều tiết nền kinh tế, giúp duy trì các hoạt động của nền
kinh tế quốc gia. Bảo hiểm và ngân hàng là hai ngành kinh doanh dịch vụ có tầm
ảnh hưởng quyết định đến nền tài chính. Nếu ngân hàng đảm bảo cho các doanh
nghiệp nguồn tài chính để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua hoạt
động tín dụng, thì bảo hiểm lại giúp các doanh nghiệp khả năng tiếp tục kinh doanh,
để hoạt động sản xuất khơng bị ngưng trệ, trì hỗn khi bị tổn thất do rủi ro gây ra.
Thiết nghĩ: nếu như khi tài sản doanh nghiệp bị tổn thất nhưng lại không có tài
chính để khơi phục thì chắc chắn doanh nghiệp phải gián đoạn hoạt động một thời
gian, có khi lâm ln vào tình trạng phá sản. Và điều đó khơng chỉ ảnh hưởng riêng
doanh nghiệp bị tổn thất mà nó ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp đối tác khác,
thậm chí cịn kéo cả thị trường tài chính ảnh hưởng theo nếu doanh nghiệp đó có vị
trí nhất định trên thị trường. Do vậy, vai trò của bảo hiểm tài sản rất quan trọng.
Chính từ những điều đó, hợp đồng bảo hiểm tài sản không như những loại
hợp đồng dân sự thơng thường khác: các bên có thể đàm phán, thỏa thuận rồi đi đến
soạn thảo và ký kết hợp đồng theo những gì mà các bên thống nhất. Mà nó cần có
những người có kiến thức chun mơn về pháp luật kinh doanh bảo hiểm soạn thảo,
để đảm bảo tính “chuẩn”, vì nếu q trình soan thảo khơng tốt, thì sẽ ảnh hưởng rất


- 17 -


Luận Văn Tốt Nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Thu Dung

lớn. Chính vì vậy, hợp đồng bảo hiểm tài sản là hợp đồng theo mẫu: “là hợp đồng
gồm những điều khoản do một bên đưa ra theo mẫu để bên kia trả lời trong một thời
gian hợp lý; nếu bên được đề nghị trả lời chấp nhận thì coi như chấp nhận tồn bộ
nội dung hợp đồng theo mẫu mà bên đề nghị đã đưa ra” 8. Theo đó, doanh nghiệp
bảo hiểm là bên sẽ đưa ra những điều khoản hợp đồng, và bên mua bảo hiểm là bên
được đề nghị. Bởi doanh nghiệp bảo hiểm là người có những hiểu biết chuyên mơn
nhất định về bảo hiếm.
Nhìn vào đặc trưng này, ta dễ có suy nghĩ: bên mua bảo hiểm là bên yếu
thế hơn, vì chỉ có thể lựa chọn ký hoặc không ký hợp đồng, chứ không thể đưa ra
các điều khoản. Có thể, bên mua bảo hiểm là bên yếu hơn, nhưng pháp luật cũng có
những quy định để đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên chủ thể: “Trong trường hợp
hợp đồng theo mẫu có điều khoản khơng rõ ràng thì bên đưa ra hợp đồng theo mẫu
phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó”. Cả trong luật kinh doanh bảo hiểm
cũng quy định điều này: “Trong trường hợp đồng bảo hiểm có điều khoản khơng rõ
ràng thì điều khoản đó được giải thích theo hướng có lợi cho bên mua bảo hiểm”9.
Như vậy, tuy hợp đồng bảo hiểm tài sản là hợp đồng theo mẫu, nhưng đó là
để đảm bảo vai trị của bảo hiểm được thực thi tốt, và cũng chính sự theo mẫu này
càng thể hiện được đặc trưng của bảo hiểm tài sản.
1.2.3. Trình tự giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản:
1.2.3.1. Khái niệm:
Giao kết hợp đồng bảo hiểm là hành vi pháp lý giữa doanh nghiệp bảo
hiểm và bên mua bảo hiểm nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan
hệ bảo hiểm.

Như vậy, giao kết hợp đồng bảo hiểm là một khâu quan trọng để xác lập
quan hệ bảo hiểm tài sản giữa bên nhận bảo hiểm và bên mua bảo hiểm. Nếu các
bên không thực hiện hành vi pháp lý giao kết, hợp đồng sẽ không được giao kết,
điều đó đồng nghĩa: quan hệ bảo hiểm tài sản khơng được hình thành. Bởi lẽ, hợp
đồng là căn cứ để xác định một quan hệ bảo hiểm nói chung và quan hệ bảo hiểm
tài sản nói riêng được xác lập.
1.2.3.2. Trình tự giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản:
Khi có nhu cầu bảo hiểm, bên mua bảo hiểm trực tiếp yêu cầu doanh
nghiệp bảo hiểm cấp đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm.

8
9

Khoản 1Điều 407 Bộ luật dân sự 2005
Điều 21 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000

- 18 -


Luận Văn Tốt Nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Thu Dung

Khi tiếp nhận hồ sơ yêu cầu bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành
kiểm tra chứng từ thẩm định rủi ro. Nếu chấp nhận bảo hiểm, doanh nghiệp bảo
hiểm cấp đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm.
Bên mua bảo hiểm phải trực tiếp liên hệ và yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm
cấp đơn bảo hiểm, chứ khơng thể là người khơng có nhu cầu bảo hiểm cho tài sản.
Và sau đó, trách nhiệm thẩm định và có chấp nhận bảo hiểm hay khơng là phụ
thuộc vào doanh nghiệp bảo hiểm. Bởi lẽ, khi đưa ra các sản phẩm bảo hiểm của

doanh nghiệp mình, doanh nghiệp bảo hiểm là người biết rất rõ phạm vi bảo hiểm,
và những khả năng có thể xảy ra sự kiện bảo hiểm. Do đó, doanh nghiệp bảo hiểm
phải thẩm định những rủi ro có thể xuất hiện từ tài sản được bảo hiểm. Và sau khi
thẩm định, doanh nghiệp sẽ quyết định có chấp nhận bảo hiểm cho tài sản đó hay
khơng. Đây là trình tự hồn tồn hợp lý, vì mục đích của doanh nghiệp bảo hiểm
chính là tìm kiếm lợi nhuận, do vậy doanh nghiệp cần phải thẩm định mức độ rủi ro,
phải cân nhắc xem có nên bảo hiểm hay khơng. Song song đó, doanh nghiệp cũng
phải kiểm tra các chứng từ, giấy tờ liên quan đến tài sản được bảo hiểm để kiểm
chứng xem người mua bảo hiểm có quyền lợi được bảo hiểm đối với tài sản được
bảo hiểm hay khơng
Trình tự này cũng một phần đảm bảo cho nguyên tắc: “người mua bảo
hiểm phải có quyền lợi được bảo hiểm” trong bảo hiểm tài sản được vận hành thật
tốt.
*Kết luận chương 1:
Những điều ở trên chỉ là cơ sở lý luận chung, khái quát về bảo hiểm tài sản
và hợp đồng bảo hiểm bảo hiểm tài sản.Từ những lý luận trên, chúng ta cũng thấy
được rằng: hợp đồng bảo hiểm tài sản có vai trò rất quan trọng trong quan hệ bảo
hiểm tài sản. Nó là cơ sở làm phát sinh quan hệ, là căn cứ để các bên xác lập quyền
và nghĩa vụ.
Xuất phát từ những nguyên tắc vận hành riêng biệt của bảo hiểm tài sản, đã làm cho
hợp đồng bảo hiểm tài sản có những đặc trưng riêng khác với hợp đồng dân sự nói
chung và hợp đồng bảo hiểm khác.Hợp đồng bảo hiểm tài sản vừa mang những đặc
điểm của hợp đồng dân sự, hợp đồng bảo hiểm nói chung, vừa mang những đặc
điểm riêng của mình. Do vậy, cần phải có những quy định pháp luật để điều chỉnh
về vấn đề hợp đồng bảo hiểm tài sản. Muốn ban hành những quy định pháp luật phù
hợp với thực tế, điều kiện kinh tế xã hội, nhà làm luật cần phải nắm được cơ sở luận
về hợp đồng cũng như những đặc trưng của hợp đồng bảo hiểm tài sản, có như vậy
mới ban hành những quy phạm mang tính dự báo và thưc tiễn cao.

- 19 -



×