Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

PHÁP LUẬT CHỐNG lạm DỤNG vị TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG về GIÁ QUY ĐỊNH tại KHOẢN 1 và KHOẢN 6 điều 13 LUẬT CẠNH TRANH (luận văn thạc sỹ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HCM
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI

NGUYỄN TRẦN THUỶ NGÂN

PHÁP LUẬT CHỐNG LẠM DỤNG
VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƢỜNG VỀ GIÁ
QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 1 VÀ KHOẢN 6
ĐIỀU 13 LUẬT CẠNH TRANH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Chuyên ngành Luật Thƣơng mại

TP Hồ Chí Minh – 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HCM
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

PHÁP LUẬT CHỐNG LẠM DỤNG
VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƢỜNG VỀ GIÁ
QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 1 VÀ KHOẢN 6
ĐIỀU 13 LUẬT CẠNH TRANH

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN TRẦN THUỶ NGÂN
KHOÁ: 35

MSSV: 1055010169



GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. PHẠM HỒI HUẤN

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tơi, có sự hỗ trợ từ
Giảng viên hướng dẫn là ThS. Phạm Hoài Huấn. Các nội dung nghiên cứu và kết
quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ cơng
trình nghiên cứu nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu, thông tin về các
vụ việc phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập
từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngồi ra, đề tài còn sử
dụng một số nhận xét, đánh giá của các tác giả, cơ quan tổ chức khác, và cũng được
thể hiện trong phần tài liệu tham khảo.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình.

TPHồ Chí Minh, ngày 18 tháng 07 năm 2014
Tác giả


LỜI CẢM ƠN
hố lu


Lu t TP.Hồ Chí Minh
Tơi xin gửi lời c
viên Khoa Lu
om


y cô khoa Lu

ền d y cho tơi những ki n thức, kinh nghi
ứu t
ờng.
n Th

ĩP

m Hồi Huấn, gi ng

i,

ều ki n thu n l

ử ờ
viên,





Xin chân thành cảm ơn
Tác giả


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AEC


Cộng đồng Kinh tế ASEAN

AFC
APEC
ATC

Chi phí cố định bình quân
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
Chi phí bình qn

AVC
ECJ

Chi phí biến đổi bình qn
Tồ án Cơng lý Châu Âu

EU
FC

Liên minh Châu Âu
Chi phí cố định

TC
TPP
UNCTAD

Tổng chi phí
Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương
Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển


VC
WTO

Chi phí biến đổi
Tổ chức Thương mại Thế giới


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Chương 1:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬNVỀ LẠM DỤNG VỊ TRÍ
THỐNG LĨNH THỊ TRƢỜNG VỀ GIÁ
1.1. Khái niệm và cơ sở lý luận để xác định vị trí thống lĩnh
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Cơ sở lý luận để xác định vị trí thống lĩnh thị trường
1.1.2.1. Th
ờng liên quan
* Th
ờng s n phẩm liên quan
* Th

a lý liên quan
1.1.2.2. Th ph n
1.1.3. Vai trị của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh đối với cạnh tranh
1.2. Lạm dụng vị trí thống lĩnh để hạn chế cạnh tranh về giá
1.2.1. Cơ chế định giá của doanh nghiệp
1.2.1.1. Quy lu t cung c u
*C u
*
co giãn c a c u
* Cung

* Cân bằng cung – c u
1212 C
nh giá c a doanh nghi
ều ki n c nh
ờng
* Các nhân t bên trong doanh nghi p
* Các nhân t bên ngoài doanh nghi p
1.2.2. Bản chất lạm dụng trong hành vi định giá của các doanh nghiệp
có vị trí thống lĩnh
1.2.3. Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường về giá
1.3. Pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị
trƣờng về giá
KẾT LUẬN CHƢƠNG I
Chương 2: PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG LẠM DỤNGVỊ TRÍ THỐNG
LĨNH THỊ TRƢỜNG VỀ GIÁ - THỰC TRẠNG VÀ HƢỚNG
HOÀN THIỆN
2.1. Thực trạng pháp luật chống lạm dụng vị trí thống lĩnh thị
trƣờng về giá tại Việt Nam
2.1.1. Cơ sở để xác định vị trí thống lĩnh thị trường
2.1.1.1. Th
ờng liên quan
2.1.1.2. Th ph n
2.1.1.3. Kh
n ch c nh tranh m

2.1.2. Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh về giá
2.1.2.1. Hành vi bán hàng hoá, cung ứng d ch vụ
i giá thành
toàn b nhằm lo i b
i th c

( nh giá huỷ di t)
* Bán hàng hoá v i mức giá thấ
n xuất c a hàng
hoá, d ch vụ
ch vụ
* Hành vi này nhằm lo i b
i th c nh tranh
2.1.2.2. Hành vi bán hàng hoá v i mức
ể i th c nh tranh

Trang
1
4
4
4
5
5
6
7
7
8
8
9
9
9
10
10
11
11
12

13
15
18
22
23
24
24
24
24
26
27
29
29
30
31
32


m i không thể gia nh p th

ờng h
nh
giá huỷ di (
n)
2.2. Những vấn đề đặt ra khi áp dụng pháp luật chống lạm dụng vị
trí thống lĩnh về giá tại Việt Nam
2.2.1. Cơ sở để xác định vị trí thống lĩnh thị trường
2.2.1.1. Th
ờng liên quan
2.2.1.2. Th ph n

2.2.1.3. Kh
n ch c nh tranh m

2.2.2. Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh về giá
2.2.2.1. Hành vi bán hàng hố, cung ứng d ch vụ
i giá thành
tồn b nhằm lo i b
i th c
( nh giá huỷ di t)
2.2.2.2. Hành vi bán hàng hoá v i mứ
ể i th c nh tranh
m i không thể gia nh p th

ờng h
nh
giá huỷ di (
n)
2.3. Một số đề xuất nhằm hồn thiện pháp luật chống lạm dụng vị trí
thống lĩnh về giá tại Việt Nam
2.3.1. Đối với quy định trong pháp luật cạnh tranh về hành vi lạm dụng
vị trí thống lĩnh để hạn chế cạnh tranh về giá
2.3.2. Đối với cơ chế thực thi pháp luật cạnh tranh
KẾT LUẬN CHƢƠNG II
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

34
34
34

35
36
36
36
39
40
40
41
43
44


PHẦN MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Nghị quyết Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 12 năm 1986
đã thừa nhận sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần và đánh dấu bước chuyển
đổi từ cơ chế Kế hoạch tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng Xã hội
chủ nghĩa. Bước sang nền kinh tế thị trường, Việt Nam phải đối mặt với một thách
thức khơng nhỏ, đó là sự xuất hiện và phát triển của cạnh tranh. Từ thời điểm đó
cho đến nay, Việt Nam đã khơng ngừng tiến hành các cuộc cải cách nhằm thành lập
và phát triển một mơi trường cạnh tranh lành mạnh, để có thể vừa bảo vệ được các
doanh nghiệp trong nước, vừa thu hút được vốn đầu tư nước ngoài. Hiến pháp nước
Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã thừa nhận quyền tự do kinh
doanh và tạo cơ sở pháp lý cho sự cạnh tranh giữa các chủ thể thuộc các thành phần
kinh tế khác nhau. Tuy nhiên, vì tiền thân là nền kinh tế bao cấp nên sau khi “mở
cửa”, đặc biệt là khi gia nhập vào “sân chơi” kinh tế của các nước trên thế giới như
APEC, WTO, sắp tới là TPP, AEC… doanh nghiệp Việt phải đối mặt với nguy cơ
không thể cạnh tranh được với những doanh nghiệp nước ngoài. Đồng thời, cạnh
tranh cũng là động lực cho sự phát triển của nền kinh tế, doanh nghiệp khơng thể
tiếp tục dựa vào Chính phủ, chính những doanh nghiệp nhà nước cũng phải từng

bước tư nhân hoá, cổ phần hố… . Vì vậy, việc tìm ra cơ chế quản lý kinh tế thích
hợp và đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như yêu cầu thực hiện
hiệu quả, minh bạch chính sách cạnh tranh và xây dựng khung pháp lý nhằm đảm
bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước là
yêu cầu cấp thiết. Mặt khác, trên thị trường xuất hiện các doanh nghiệp có vị trí
thống lĩnh, các doanh nghiệp này chiếm đa số thị phần trên thị trường liên quan và
nắm giữ quyền lực thị trường, lạm dụng quyền lực này để hạn chế sự cạnh tranh.
Giá là một trong những công cụ hữu hiệu được các doanh nghiệp sử dụng, đặc biệt
là các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh mẽ sử dụng để củng cố vị trí hiện
có, bằng cách loại bỏ các đối thủ cạnh tranh hiện hữu, ngăn cản sự gia nhập thị
trường của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng và bóc lột khách hàng. Trong bối cảnh
đó, Luật Cạnh tranh đầu tiên của Việt Nam đã được ban hành năm 2004, có hiệu lực
vào 01/07/2005. Từ khi Luật Cạnh tranh có hiệu lực cho đến nay chưa thể hiện
được nhiều hiệu quả trên thực tế. Mặc dù Luật Cạnh tranh Việt Nam đã học hỏi rất
nhiều từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới nhưng khi áp dụng những quy định
này vào thực tiễn vẫn vấp phải nhiều khó khăn. Do đó, tác giả chọn để tài “Pháp
lu

ĩ


1
6 ề 13
C
” để nghiên cứu với mong muốn rằng có thể góp
một phần nhỏ vào việc hồn thiện pháp luật cạnh tranh của Việt Nam.
Mục tiêu của đề tài
Thông qua việc phân tích cơ chế định giá của doanh nghiệp, so sánh với cơ
chế định giá của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh để tìm ra bản chất của sự lạm
dụng trong việc định giá, tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới về việc

xác định hành vi định giá huỷ diệt và định giá ngăn cản, phân tích các quy định của
pháp luật Việt Nam để tìm ra những hạn chế và đề xuất hướng hồn thiện. Qua đó,
góp phần trong việc xây dựng một mơi trường cạnh tranh lành mạnh.
1


Đối tƣợng nghiên cứu
Những vấn đề pháp lý và thực tiễn liên quan đến hành vi định giá huỷ diệt
được quy định tại khoản 1 và hành vi định giá ngăn cản được quy định tại khoản 6
điều 13 Luật Cạnh tranh 2004.
Phạm vi nghiên cứu
Về mặt nội dung, luận văn sẽ tìm hiểu về hành vi định giá huỷ diệt, định giá
ngăn cản theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam và một số nước trên thế giới, từ đó so
sánh, rút ra những điểm hạn chế trong quy định của Việt Nam và đề ra một số ý
kiến về hướng hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh về vấn đề này.
Về mặt không gian, ở phần lý luận chung, đề tài sẽnghiên cứu trên phạm vi thế
giới, nhưng chủ yếu sẽ được tập trung vào pháp luật của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
và Liên minh Châu Âu (EU). Về mặt pháp lý, đề tài sẽ dựa trên những quy phạm
pháp luật quốc gia điều chỉnh vấn đề này.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở vận dụng quan điểm của Chủ nghĩa MácLênin và tư tưởng, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong xây dựng
nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa.
Phương pháp nghiên cứu là phương pháp chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử, phương pháp tổng hợp logic, phương pháp liệt kê, phương pháp phân
tích, đánh giá, so sánh,…
Tình hình nghiên cứu
Kể từ khi Luật Cạnh tranh được ban hành năm 2004, đã có rất nhiều cơng
trình nghiên cứu liên quan đến đề tài như: ThS. Nguyễn Ngọc Sơn (2006), “Xác
nh th
ờng liên quan theo Lu t C nh tranh 2004”, Tạp chí Nghiên cứu lập

pháp; PGS.TS Nguyễn Như Phát, ThS. Nguyễn Ngọc Sơn (2006), “Phân tích và
lu n gi
nh c a Lu t c nh tranh về hành vi l m dụng v trí th
ĩ
ờng, v
c quyề ể h n ch c nh tranh”; ThS. Phạm Hoài Huấn, ThS. Nhữ
Ngọc Tiến (2013), “Pháp lu t ch ng l m dụng v trí th
ĩ
c quyề ể
h n ch c nh tranh về giá”; LATS. Trần Hoàng Nga (2011), “Pháp lu t ch
nh
giá l m dụng c a EU, Hoa Kỳ, Vi t Nam – So sánh và kinh nghi m áp dụng cho
Vi t Nam”,…cùng rất nhiều luận văn, bài viết trên tạp chí trong trường và ngồi
trường đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, những cơng trình nghiên cứu cũng như
những luận văn này có phạm vi nghiên cứu rất rộng, khơng đi sâu vào phân tích hai
hành vi định giá huỷ diệt và định giá ngăn cản một cách cụ thể, chi tiết. Trong khi
đó, luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu hai hành vi định giá được quy định tại
khoản 1 và khoản 6 điều 13 Luật Cạnh tranh 2004, khơng phân tích các trường hợp
định giá lạm dụng cịn lại nên phân tích khá chun sâu, tỉ mỉ.
Tính ứng dụng của đề tài
Đây có thể là nguồn tư liệu có giá trị đối với các đối tượng muốn tìm hiểu, học
hỏi và nghiên cứu về hành vi định giá huỷ diệt và định giá ngăn cản nói riêng và
pháp luật hạn chế cạnh tranh nói chung. Luận văn cịn có thể được sử dụng làm
nguồn tham khảo để đánh giá thực trạng của pháp luật cạnh tranh hiện hành. Những
ý kiến đóng góp trong luận văn có thể là tư liệu hữu ích để góp phần hoàn thiện hệ
thống pháp luật cạnh tranh Việt Nam.

2



Bố cục của luận văn
Luận văn được chia làm hai chương. Chương thứ nhất nghiên cứu về hành vi
lạm dụng vị trí thống lĩnh về giá dưới góc độ lý luận. Chương này tập trung nghiên
cứu về cách xác định doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh của các quốc gia trên thế
giới, phân tích cơ chế định giá sản phẩm của doanh nghiệp trong điều kiện cạnh
tranh bình thường, sau đó so sánh với cơ chế định giá của doanh nghiệp có vị trí
thống lĩnh để tìm ra bản chất của sự lạm dụng vị trí thống lĩnh về giá. Chương thứ
hai tập trung nghiên cứu về những quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam hiện
hành, so sánh với các nước trên thế giới, rút ra những khó khăn khi thực thi pháp
luật và đề xuất hướng hồn thiện.
Nhìn chung, bố cục của luận văn được sắp xếp như sau:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
về giá.
1.1 Khái niệm và cơ sở lý luận để xác định vị trí thống lĩnh
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Cơ sở lý luận để xác định vị trí thống lĩnh thị trường
1.1.3. Vai trị của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh đối với cạnh tranh
1.2 Lạm dụng vị trí thống lĩnh để hạn chế cạnh tranh về giá
1.2.1 Cơ chế định giá của doanh nghiệp
1.2.2 Bản chất lạm dụng trong hành vi định giá của các doanh nghiệp có vị
trí thống lĩnh
1.2.3 Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường về giá
1.3 Pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường về giá
Chương 2. Pháp luật về chống lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường về giá
– Thực trạng và hướng hoàn thiện
2.1 Thực trạng pháp luật chống lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường về giá tại Việt
Nam
2.2.1 Cơ sở để xác định vị trí thống lĩnh thị trường
2.2.2 Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh về giá
2.2 Những vấn đề đặt ra khi áp dụng pháp luật chống lạm dụng vị trí thống lĩnh về

giá tại Việt Nam
2.3 Một số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật chống lạm dụng vị trí thống lĩnh về
giá tại Việt Nam

3


Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƢỜNG
VỀ GIÁ
1.1. Khái niệm và cơ sở lý luận để xác định vị trí thống lĩnh
1.1.1. Khái niệm
Đối với các nước trên thế giới như Ấn Độ định nghĩa: “ trí th
ĩ
t
v trí có sức m nh, do m t doanh nghi p n m giữ cho phép doanh nghi
H t
c l p v i các l
ng c
o khác trên th
ờng; Gây nh

iv
i th c
ời tiêu dùng hoặc th
ờng có liên
quan c a doanh nghi p theo mong mu n c a doanh nghi
”1. Theo EU và Hoa

Kỳ, một doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh khi có “quyền lực thị trường đáng kể” và
trong một “khoảng thời gian đáng kể”2. Định nghĩa về vị trí thống lĩnh được đưa ra
bởi Tồ án Cơng lý của Cộng đồng Châu Âu (ECJ): “S sở hữu quyền l c c a th
ờng mà m t cơng ty có thể ho
c l p v i nhà cung cấ
i th c nh
tranh, và khách hành c
”. Ở Pháp, “vị trí thống lĩnh” cũng không được
định nghĩa cụ thể trong luật nhưng từ các án lệ cho thấy Nhà nước và Toà án định
nghĩa “ trí th
ĩ
kh
i mặt v
i th c nh tranh th c t ”, và

c coi là chi
ĩ
tv
trên th
ờng khi n m giữ
th ph
trên th
ờng so v i các doanh nghi
i th c nh tranh
3
” . Vị trí thống lĩnh thị trường được Hội nghị Liên hiệp quốc về thương mại và
phát triển (United Nations Conference on Trade And Development – UNCTAD)
định nghĩa: “V trí th
ĩ
ờng là v trí mà t

p có thể m t
mình hoặc cùng v i cácdoanh nghi p khác kh ng ch hàng hoá, d ch vụ hay nhóm
hàng hố, d ch vụ trên th
ờng liên quan”4.
Từ các định nghĩa trên có thể thấy được điểm chung khi nhìn nhận “v trí
th
ĩ
ờng”: khả năng khống chế thị trường của doanh nghiệp trong một
khoảng thời gian.Khả năng khống chế thị trường có thể được xác định bằng nhiều
cách như xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan hay đánh giá
khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của doanh nghiệp đó… Tuy
nhiên có một điều chắc chắn rằng chỉ doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí
thống lĩnh trên thị trường mới có thể khống chế thị trường bằng việc tác động đến
các yếu tố của thị trường như giá, số lượng hàng hoá… để tăng lợi nhuận cho mình
hoặc gây khó khăn cho các đối thủ cạnh tranh. Ngược lại, thị trường liên quan chỉ
1

PGS. TS Nguyễn Như Phát, Th.S Nguyễn Ngọc Sơn (2006), Phân tích và lu n gi i các
nh c a Lu t c nh tranh về hành vi l m dụng v trí th
ĩ
c quyền, Nxb.
Tư Pháp, Hà Nội, tr.44.
2
Trần Hoàng Nga (2011), Luận án Tiến sĩ: "Pháp lu t ch
nh giá l m dụng c a EU,
Hoa Kỳ, Vi t Nam – So sánh và kinh nghi m áp dụng cho Vi t Nam”,tr.60-61.
3
Nguyễn Hữu Huyên (2004), Lu t c nh tranh c a pháp và Liên minh Châu Âu, Nxb. Tư
Pháp, Hà Nội, tr.71.
4

UNCTAD (2010), Model Law on Competition, chapter II, p.g02.

4


có thể bị khống chế bởi những doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp đang ở vị trí
thống lĩnh thị trường. Hành động của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp ở vị trí
thống lĩnh được tiến hành độc lập mà không cần quan tâm đến phản ứng của khách
hàng của mình hay người tiêu dùng.
1.1.2. Cơ sở lý luận để xác định vị trí thống lĩnh thị trường
1.1.2.1. Th
ờng liên quan
Từ khái niệm về vị trí thống lĩnh thị trường có thể thấy được để xác định “vị
trí thống lĩnh” của một doanh nghiệp hay nhóm doanh nghiệp phải ln gắn với “thị
trường”. Nói cách khác, doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có phải đang nắm giữ vị
trí thống lĩnh hay khơng tuỳ thuộc vào việc xác định khu vực thị trường, hay th
ờng liên quan theo luật cạnh tranh. Khi xem xét các hành vi hạn chế cạnh tranh,
điều quan trọng đầu tiên là phải xác định được thị trường liên quan. Bởi cạnh tranh
được diễn ra trên thị trường liên quan, xác định được thị trường liên quan thì mới có
thể xác định được thị phần, nếu không xác định được yếu tố này, thì sẽ khơng thể
tiến hành điều tra các hành vi hạn chế cạnh tranh. Xác định được tầm quan trọng
này, Cục Thương mại công bằng Anh đã nhận định: “
ĩ
ờng là m t
n rất quan tr ng trong bất cứ cu
ều tra về hành vi nào là hành vi l m
dụng. Bởi lẽ, th ph n chỉ
c tính toán sau khi những ranh gi i c a th

c xác

D
u th

nh sai thì tất c những phân tích
ti p theo d a trên th ph n hoặc cấu trúc th

ều khơng hồn thi n”5. Chính
vì thế, pháp luật của các nước trên thế giới đều cố gắng đưa ra định nghĩa và
phương pháp xác định thị trường liên quan.
Theo Luật mẫu về cạnh tranh của UNCTAD: Thuật ngữ “th
ờng liên
quan” chỉ những điều kiện chung trong đó người bán và người mua trao đổi lợi ích,
những điều kiện này có thể ngầm hiểu là những giới hạn mà bên trong đó sự cạnh
tranh giữa những nhóm người bán và những nhóm người mua có thể bị hạn chế. Nó
đưa ra định nghĩa những hàng hoá và khu vực địa lý mà trong đó những nhóm lợi
ích riêng biệt, những nhóm khách hàng riêng biệt, những nhóm người bán riêng biệt
tương tác để xác định giá và sản lượng. Nó bao gồm tất cả những sản phẩm hay
dịch vụ có thể thay thế cho nhau, cũng như những đối thủ cạnh tranh mà người
dùng có thể thay đổi sự lựa chọn nếu sự hạn chế hoặc lạm dụng kéo theo việc tăng
giá không thể chấp nhận được6.
Theo thông báo của Uỷ ban Châu Âu về định nghĩa của thị trường liên quan
trong Luật Cạnh tranh của Cộng đồng ngày 09/9/1997 thì: “
ờng liên quan
bao gồm th
ờng s n phẩm liên quan và th

ờng s n phẩm liên quan bao gồm tất c những s n phẩm và (hoặc) d ch vụ
c
xem là có thể
ổi hoặc thay th bở


ù
ặc tính, giá c và mục
ử dụng. Th

a lý liên quan bao gồm khu v
ễn ra các
giao d ch về cung và c u các s n phẩm hoặc những d ch vụ

ều
ki n c
ồng nhất và có thể phân bi
c từ những khu v c lân c n
vì nhữ
ều ki n c
i các khu v
” 7.
5

Nguyễn Ngọc Sơn (2005), “Xác định thị trường liên quan theo Luật Cạnh tranh 2004”,
T p chí Nghiên cứu l p pháp, (11(63)), tr.27.
6
UNCTAD (2010), Model Law on Competition, chapter II, pg.2.
7
Đặng Thị Ngọc Hưởng (2008), Khoá luận tốt nghiệp:
nh th
ờng liên quan và ý
ĩ
i v i vi c th c thi Lu t C nh tranh, tr.9.


5


Như vậy, thị trường liên quan bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị
trường địa lý liên quan.
* Th
ờng s n phẩm liên quan
Tại Nhật Bản, thị trường sản phẩm liên quan được định nghĩa là: “Ph m vi s n
phẩ
nh bằng vi c xem xét kh
giữa các s n phẩm từ
ời tiêu dùng. Mứ
thay th s n phẩm rất phù h p v i mứ
ồng về mụ
ử dụng c a các s n phẩm. Vì th , tiêu chí mụ
ch sử dụng có
8
thể
c sử dụ

thay th s n phẩm” .
Theo điểm t, điều 2 Luật Cạnh tranh 2002 của Ấn Độ: “Thu t ngữ “
ờng
l

ĩ
t th
ờng bao gồm tất c các hàng hoá hoặc d ch vụ
ời tiêu dùng có thể
ổi cho nhau hoặ

c thay th v i nhau, do có
ù
ặc tính, giá c và mụ
ời tiêu dùng d
nh”.
Theo Luật mẫu về cạnh tranh của UNCTAD: “Trên th c tiễn, hai tiêu chí phụ
thu c l
c áp dụ
ểấ
nh ranh gi i th
ờng s n phẩm liên
quan: kh
c và s co giãn chéo c a c u. Khi áp dụ
u
tiên, c
nh mụ
ử dụng c a s n phẩm và s n phẩm thay th về b n
chất là m t, hay những tính chất v
( ặc tính kỹ thu )

ể khách
hàng có thể chuyển từ s n phẩm này sang s n phẩm khác. Khi áp dụng tiêu chí s
co giãn chéo, y u t trung tâm là giá. Khi nghiên cứu s
ỉl c uc am ts n
9
phẩ
t tỷ l
a s n phẩm khác” .
Các nước trên thế giới đều có các định nghĩa riêng về thị trường sản phẩm liên
quan. Nhưng, nhìn chung, theo quy định của các nước, thị trường sản phẩm liên

quan là một thuật ngữ dùng để diễn tả một thị trường mà ở đó các hàng hố có thể
thay thế cho nhau nếu chúng có cùng mục đích sử dụng, tính chất vật lý (đặc tính kỹ
thuật) và giá cả.
Như vậy, để được coi là có khả năng thay thế cho nhau, các hàng hoá phải đáp
ứng được yêu cầu đầu tiên là có cùng mục đích sử dụng. Mục đích sử dụng là yếu tố
cơ bản được nhìn nhận dưới “con mắt” của người tiêu dùng. Các sản phẩm có thể
khác nhau nhưng nếu người tiêu dùng nhận định rằng chúng có mục đích sử dụng
giống nhau thì có thể thay thế cho nhau. Yêu cầu thứ hai là phải có sự tương đồng
về đặc tính của sản phẩm. Để xác định yếu tố này, cần phải phân tích các yếu tố vật
lý, hố học và đặc tính kỹ thuật của sản phẩm. Bởi lẽ, nếu các yếu tố này khác nhau
thì khơng thể có sự tương đồng về đặc tính của sản phẩm. Có thể thấy rằng, mục
đích sử dụng của sản phẩm có thể liên quan đến đặc tính của sản phẩm. Tuy nhiên,
một hàng hố có đặc tính giống nhau khơng có nghĩa là mục đích sử dụng giống
nhau.
Một trong những yêu cầu quan trọng nhất để xác định được khả năng thay thế
của hàng hố chính là giá cả. Các sản phẩm có thể tương đồng về đặc tính và mục
đích sử dụng nhưng nếu có sự khác biệt về giá cả thì cũng khơng được xem là có
thể thay thế cho nhau. Bởi lẽ, nhu cầu sử dụng xuất phát từ người tiêu dùng, nếu
người tiêu dùng sẵn sàng thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm này và chuyển sang
sử dụng sản phẩm khác thì có thể nói sản phẩm có khả năng thay thế cho nhau. Khi
giá cả của hàng hố tăng lên có thể xui khiến người tiêu dùng quay sang sử dụng
sản phẩm khác. Chính vì vậy, yếu tố giá cả cũng có vai trò rất lớn trong việc quyết
8

Cục Quản lý cạnh tranh, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (2012), Báo cáo rà soát các
nh c a Lu t C nh tranh Vi t Nam, tr.52.
9
UNCTAD, Model Law on Competition, chapter 2, pg.9.

6



định sự lựa chọn của người tiêu dùng. Nếu đáp ứng cả ba yêu cầu trên thì sản phẩm
được xem là có khả năng thay thế cho nhau.
Một doanh nghiệp nếu xác định được khả năng thay thế giữa các sản phẩm sẽ
có thể hoạch định được chiến lược kinh doanh phù hợp. Cụ thể, nếu trên thị trường,
khả năng thay thế của một sản phẩm thấp có nghĩa là sản phẩm đó khơng thể hoặc
khơng có khả năng bị thay thế bởi một sản phẩm khác, như vậy, các doanh nghiệp
có thể thực hiện các chiến lược về giá mà không phải chịu sức ép cạnh tranh trên thị
trường. Ngược lại, nếu khả năng thay thế của sản phẩm cao, khi đưa ra mức giá, các
doanh nghiệp cần phải thận trọng để người tiêu dùng không quay sang sử dụng các
sản phẩm thay thế của doanh nghiệp khác.
* Th

a lý liên quan
Thị trường địa lý liên quan là yếu tố thứ hai phải xét đến để xác định thị
trường liên quan. Có thể miêu tả nó giống như một khu vực mà trong đó người bán
cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ. Nó có thể hiểu giống như một thị trường nơi mà
người bán hàng hay cung cấp dịch vụ có thể hoạt động mà khơng gặp trở ngại nào
nghiêm trọng10. Thị trường địa lý liên quan có thể là một khu vực hay một quốc gia.
Ở mức độ khu vực, nó có thể chỉ là một thành phố, thậm chí là một phần của thành
phố, cũng như một tỉnh hay một vùng bao gồm nhiều tỉnh.
Việc xác định thị trường địa lý liên quan được thực hiện dựa trên quan điểm
của người tiêu dùng về khả năng thay thế cho nhau của những sản phẩm được sản
xuất hoặc bán tại những địa điểm khác nhau. Hay nói cách khác, để xác định phạm
vi của thị trường địa lý liên quan, cần trả lời câu hỏi: Người tiêu dùng có sẵn sàng
sang một khu vực khác mua hàng hố nếu giá hàng hố ở khu vực hiện tại có xu
hướng tăng lên? Nếu người tiêu dùng đang sử dụng sản phẩm tại địa điểm này
chuyển sang mua sản phẩm tại một địa điểm khác khi giá tăng thì khi đó, hai địa
điểm được xem là nằm trong khu vực địa lý mà các sản phẩm có khả năng thay thế

cho nhau, tức là chúng có cùng thị trường địa lý liên quan.
Như vậy, để xác định được thị trường địa lý liên quan, cần xác định được các
sản phẩm có khả năng thay thế cho nhau và khả năng người tiêu dùng chuyển sang
sử dụng sản phẩm ở khu vực khác thay thế cho sản phẩm họ đang sử dụng. Một số
yếu tố tác động đến việc xác định thị trường địa lý liên quan như chi phí vận
chuyển, thời gian vận chuyển, khoảng cách địa lý,…
1.1.2.2. Th ph n
Một trong những căn cứ quan trọng để xác định doanh nghiệp có vị trí thống
lĩnh thị trường là “thị phần”. Thị phần được xem là căn cứ quan trọng để xác định vị
trí thống lĩnh của doanh nghiệp hay nhóm doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có
thị phần lớn trên thị trường liên quan sẽ mặc nhiên được coi là có vị trí thống lĩnh
thị trường. Ở các nước trên thế giới, thị phần cũng là một trong những yếu tố xác
định vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp, nhưng mức thị phần được quy định trong
pháp luật từng nước là khơng giống nhau. Ví dụ, ở Anh, doanh nghiệp phải đạt mức
thị phần tối thiểu là 25% mới được xem là có vị trí thống lĩnh, ở Liên Bang Nga là
65%11. Tại Balan, một doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường khi thị phần trên
40%, tại Cộng Hoà Séc và Bồ Đào Nha, mức thị phần quy định là trên 30%12. Pháp
10

UNCTAD (2010), Model Law on Competition, chapter 2, pg.10.
PGS.TS Nguyễn Như Phát, ThS. Nguyễn Ngọc Sơn (2006), tlđd , tr.42-43.
12
Hồng Xn Bắc dịch (2002), Bình lu n lu t m u về c nh tranh, Bộ Thương Mại.
11

7


luật Mỹ, Châu Âu và một số nước trên thế giới như Thuỵ Điển cũng sử dụng thị
phần để xác định vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp13. Sở dĩ “thị phần” được đặc

biệt coi trọng bởi việc nắm thị phần lớn cho thấy khả năng chi phối cung - cầu trên
thị trường của các doanh nghiệp nên pháp luật cạnh tranh của các nước cũng sử
dụng thị phần làm căn cứ cơ bản để xác định quyền lực thị trường của doanh
nghiệp.
Trong pháp luật cạnh tranh của các nước như Hoa Kỳ hay Liên minh Châu
Âu, yếu tố thị phần không phải là căn cứ duy nhất để xác định một doanh nghiệp có
vị trí thống lĩnh thị trường. Có trường hợp doanh nghiệp chiếm 80%-90% nhưng Uỷ
ban Châu Âu vẫn lưu ý rằng, bản thân chủ thể có thị trường lớn vẫn chưa đủ để kết
luận chủ thể đó nắm giữ vị trí thống lĩnh mà phải tiến hành những nghiên cứu toàn
diện và phức tạp dựa trên việc phân tích rất nhiều yếu tố như cấu trúc thị trường, tỷ
lệ tập trung, chỉ số HHI, rào cản gia nhập thị trường, rào cản mở rộng thị trường,
sức mạnh của người mua,…14.
1.1.3. Vai trị của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh đối với cạnh tranh
Vị trí thống lĩnh góp phần đẩy nhanh q trình tập trung các nguồn lực để phát
triển, nhất là trong những ngành kinh tế mũi nhọn15. Thể hiện ở chỗ để có được vị
trí này, các doanh nghiệp phải cải tiến kỹ thuật, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao quản lý và tổ chức doanh nghiệp,
nâng cao chất lượng sản phẩm… nhằm tạo cho mình lợi thế hơn các đối thủ cạnh
tranh, từ đó chiếm được thị phần nhiều hơn trên thị trường liên quan. Hơn nữa, các
doanh nghiệp không cần phải chi trả thêm các chi phí cho việc quảng cáo, tiếp thị
sản phẩm, xây dựng thương hiệu với khách hàng… khi ở vị trí độc quyền, hoặc chỉ
phải trả rất ít khi bản thân đang “thống lĩnh” thị trường. Thay vào đó, các chi phí
“lãng phí” này sẽ được doanh nghiệp đầu tư để cải tiến nhằm tối ưu quy trình sản
xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm…từ đó giúp doanh nghiệp thu được nhiều lợi
nhuận hơn, còn người tiêu dùng được hưởng những sản phẩm chất lượng hơn, giá
cả hợp lý hơn16.
Lạm dụng vị trí thống lĩnh để hạn chế cạnh tranh về giá
Pháp luật của các quốc gia trên thế giới hầu hết đều chấp nhận cho một doanh
nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Xuất phát từ những tác động tích cực của vị
trí thống lĩnh đối với sự phát triển của nền kinh tế, vị trí thống lĩnh khơng phải là

đối tượng bị cấm của pháp luật cạnh tranh các nước. Tuy nhiên, nếu các doanh
nghiệp này lạm dụng vị trí thống lĩnh đó để thao túng thị trường, hạn chế cạnh tranh
thì sẽ trở thành đối tượng bị cấm bởi pháp luật.
1.2.

13

Bùi Thy Xuân Thảo (2005), Luận văn cử nhân: M t s vấ ề lý lu n về l m dụng v trí
th
ĩ
ờng và v
c quyền nhằm h n ch c nh tranh trong pháp lu t Vi t
Nam, tr.16.
14
Lưu Hương Ly (2012), “Đánh giá sức mạnh thị trường trong Luật Cạnh tranh 2004”, T p
chí Nghiên cứu l p pháp, (6(214)), tr.55.
15
Tham khảo: Bùi Thy Xuân Thảo (2005), tlđd.
16
Tham khảo: Nguyễn Thị Bảo Nga (2012), Luận văn thạc sĩ: Kiểm soát hành vi l m dụng
c a doanh nghi p có v trí th
ĩ
ờng theo pháp lu t c nh tranh Vi t Nam hi n
nay.

8


Mục tiêu mà các doanh nghiệp hướng tới thường là lợi nhuận. Phương trình
lợi nhuận có ba biến số: giá, sản lượng, chi phí. Trong ba yếu tố này, giá là ứng viên

thường được chọn để điều chỉnh vì đây là yếu tố mang lại lợi nhuận cho tất cả mọi
người mà không cần phải thay đổi thêm bất cứ thứ nào khác17. Do đó, khi thực hiện
hành vi hạn chế cạnh tranh, công cụ giá thường được các doanh nghiệp sử dụng.
1.2.1. Cơ chế định giá của doanh nghiệp
1.2.1.1. Quy lu t cung c u
*C u
Cầu là một biểu liệt kê giá và số lượng mà các cá nhân sẵn lòng và đủ khả
năng mua với mỗi giá18. Như vậy, cầu bao gồm hai yếu tố hợp thành đó là ý muốn
mua và khả năng mua. Nếu người tiêu dùng muốn mua một chiếc xe Vision nhưng
lại không đủ tiền thì lúc này cầu bằng khơng. Tương tự, nếu người tiêu dùng có đủ
tiền mua Vision nhưng lại khơng muốn mua chiếc xe Vision mà muốn mua chiếc xe
Lead, khi đó, cầu đối với chiếc xe Vision cũng bằng khơng. Từ đây có thể suy ra,
cầu đối với hàng hoá chỉ tồn tại khi người tiêu dùng vừa muốn mua hàng hố đó
vừa sẵn sàng chi tiền để mua hàng hố đó.
Lượng cầu là số lượng hàng hố, dịch vụ cụ thể mà người tiêu dùng sẵn lòng
mua tại một mức giá cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định, với các yếu tố
khác không đổi19. Lượng cầu đối với một loại hàng hố có thể lớn hơn, bằng hoặc
nhỏ hơn lượng hàng hoá thực tế bán ra. Tại một mức giá cụ thể, ta có một lượng cầu
xác định. Do đó, khi giá cả thay đổi, lượng cầu sẽ thay đổi theo.
Như vậy, cầu và lượng cầu là hai khái niệm khác nhau. Cầu mô tả hành vi của
người mua tại mọi mức giá. Còn lượng cầu chỉ có ý nghĩa đối với một mức giá cụ
thể. Ví dụ: trong cuộc sống hằng ngày, người ta thường nói khi cầu về vé xem bóng
đá vượt quá cung thì nhiều người khơng thể vào sân vận động xem bóng đá được.
Tuy nhiên, nếu nghiên cứu kỹ, sẽ nhận ra rằng chỉ tại một mức giá cụ thể của vé
xem bóng đá, lượng cầu vượt quá lượng cung. Ở một mức giá cao hơn, lượng cầu
giảm, do đó trong sân vận động có nhiều ghế trống. Nhưng cầu vẫn khơng thay đổi,
số lượng người muốn có vé tại mỗi mức giá vẫn là thế.
Qua ví dụ trên, có thể thấy rằng khi mức giá của hàng hoá thay đổi thì lượng
cầu về hàng hố đó sẽ thay đổi theo. Tuy nhiên, sự thay đổi này luôn tuân theo một
quy luật nhất định, đó là quy luật cầu: N

ều ki
c giữ nguyên,

ng c u về m t lo
ển hình sẽ
ức giá
20
c a chính hàng hố này h xu
c l i . Những điều kiện khác ảnh hưởng
đến quy luật cầu thường được nhóm thành 3 loại: giá cả hàng hố liên quan, thu
nhập của người tiêu dùng và thị hiếu của người tiêu dùng21.

17

Bruce D.Henderson (2013), “Nghịch lý định giá”, BCG bàn về chi
c, Nxb. Thời
đại, Hà Nội, tr.53.
18
E. Thomas Sullivan, biên dịch: Nguyễn Anh Tuấn (2003), “Antitrust Economics”
UNDERSTANDING ANTITITRUST AND ITS ECONOMIC IMPLICATION”, Chapter
2, p.g.01.
19
Đại học Tài chính – Marketing (2011), Kinh t vi mơ, Tp.Hồ Chí Minh, tr.23.
20
Đại học Quốc gia Hà Nội (2009), Giáo trình Kinh t vi mô, Nxb. Đại học Quốc gia Hà
Nội, tr.54.
21
David Begg (2010), Kinh t h c vi mô, Nxb. Thống kê, Hà Nội, tr.34-35.

9



- Giá cả hàng hoá liên quan:
Sự thay đổi của giá hàng hố có liên quan sẽ làm thay đổi vị trí của đường cầu
đối với một loại hàng hố nào đó22. Có hai loại hàng hố có liên quan, đó là hàng
hố thay thế và hàng hố bổ sung.
Hàng hoá thay thế là những hàng hoá thoả mãn cùng một nhu cầu (theo nhận
định của người tiêu dùng) nên người tiêu dùng có thể chọn hàng hố này thay cho
hàng hố kia khi giá của chúng có sự thay đổi. Ví dụ, khi giá Coca Cola tăng lên
trong khi giá Pepsi giữ ngun thì người tiêu dùng có thể chuyển sang sử dụng
Pepsi. Khi đó, Pepsi là hàng hố thay thế của Coca Cola.
Hàng hoá bổ sung là những loại hàng hoá được sử dụng đồng thời với nhau để
bổ sung cho nhau nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Ví dụ, xăng là hàng hố
bổ sung cho xe máy vì khơng thể sử dụng xe máy mà khơng có xăng23. Như vậy,
cầu đối với một loại hàng hoá sẽ giảm nếu như giá của hàng hoá bổ sung tăng.
- Thu nhập của người tiêu dùng:
Là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng mua hàng hoá
của người tiêu dùng. Nhu cầu đối với một số loại hàng hoá sẽ tăng khi thu nhập của
người tiêu dùng tăng và ngược lại24.
- Thị hiếu của người tiêu dùng: Thị hiếu phụ thuộc vào các nhân tố như tập
quán tiêu dùng, tâm lý, lứa tuổi, giới tính,…
*
co giãn c a c u
Độ co giãn của cầu là một chỉ số rất quan trọng giúp chỉ ra sự ảnh hưởng của
giá hay các yếu tố khác đến cầu của một loại hàng hoá. Hệ số co giãn rất hữu ích
trong việc hoạch định chính sách, đặc biệt là chính sách giá của các doanh nghiệp.
Một hàng hố có hệ số co giãn càng cao tức là càng dễ bị thay thế bởi hàng hoá
khác. Khi giá của hàng hoá này tăng sẽ khiến người tiêu dùng sẵn sàng thay thế
hàng hoá này bằng các hàng hoá khác, làm cho cầu đối với nó giảm đáng kể. Ngược
lại, những hàng hố có hệ số co giãn thấp tức là những hàng hố khó bị thay thế.

Bên cạnh đó, hệ số co giãn chéo cho thấy mức độ nhạy cảm của cầu đối với một
loại hàng hố nào đó đối với chiến lược giá của một doanh nghiệp sản xuất hàng
hố có liên quan. Vì thế, hệ số co giãn chéo đóng một vai trị quan trọng trong việc
hoạch định chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp trong mơi trường kinh
doanh cạnh tranh.
* Cung
Cung thì ngược lại với cầu. Nó là biểu liệt kê giá cả và số lượng mà người bán
sẵn lòng cung cấp cho khách hàng với mỗi giá25.

22

TS. Lê Khương Ninh (2008), Kinh t h c vi mô – Lý thuy t và th c tiễn kinh doanh, Nxb.
Giáo dục, tr.28.
23
Xe máy có thể sử dụng các loại nhiên liệu khác. Trong trường hợp này, các loại nhiên
liệu đó được xem là hàng hố bổ sung cho xe máy.
24
Tuy nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ. Ví dụ khi thu nhập của người tiêu dùng tăng,
người tiêu dùng có xu hướng muốn sử dụng các loại hàng hoá phù hợp với thu nhập hiện
tại, nhu cầu mua tivi trắng đen giảm. Khi đó, cầu đối với tivi trắng đen giảm khi thu nhập
của người tiêu dùng tăng lên.
25
E. Thomas Sullivan, biên dịch Nguyễn Anh Tuấn (2003), tlđd, p.g.2.

10


Lượng cung là số lượng hàng hoá, dịch vụ cụ thể mà nhà sản xuất sẵn lòng
cung ứng tại một mức giá cụ thể trong một khoảng thời gian nhất đinh, với các yếu
tố khác không đổi.

Cũng giống như cầu, cung và lượng cung là hai khái niệm khác nhau. Cung
hàng hoá và dịch vụ phản ánh tương quan giữa lượng bán và giá bán, trong đó
lượng bán hàng hố phụ thuộc vào giá bán. Giá bán càng cao, lượng cung ứng càng
nhiều và ngược lại.
Quy luật cung có thể được phát biểu như sau: N
ều ki
c giữ
ng cung về m t lo
ển hình sẽ
ức giá c a
c l i26. Các điều kiện khác là: công nghệ phù
hợp với nhà sản xuất, chi phí các yếu tố đầu vào và quy định của Chính phủ27.
Kinh doanh là q trình tìm kiếm lợi nhuận. Do đó, khi giá cả của một loại
hàng hố tăng cao thì các doanh nghiệp sẽ có xu hướng tăng sản xuất hàng hố đó
và các doanh nghiệp khác sẽ tăng tham gia vào thị trường để cung ứng hàng hố đó.
Ngược lại, nếu giá thành thấp, tức là lợi nhuận tìm kiếm được ít hơn, các doanh
nghiệp sẽ có xu hướng giảm sản lượng sản xuất của mặt hàng đó và thị trường hiện
tại sẽ kém hấp dẫn đối với các doanh nghiệp khác có ý định tham gia thị trường.
* Cân bằng cung – c u
Trên đồ thị, điểm giao nhau giữa đường cung và đường cầu được gọi là điểm
cân bằng thị trường. Cân bằng thị trường là một trạng thái trong đó giá cả và sản
lượng trên thị trường có khả năng tự ổn định, không chịu những áp lực buộc phải
thay đổi28. Nói cách khác, tại thời điểm đó, lượng cung và lượng cầu bằng nhau.
Khi đó, sẽ hình thành nên mức giá cân bằng – là mức giá nằm tại giao điểm của hai
đường cung và cầu29.
Giá cả của thị trường ln theo xu hướng tìm về điểm cân bằng30. Cụ thể là,
nếu tại một thời điểm, cung lớn hơn cầu, khi đó, lượng hàng hố trên thị trường
nhiều, gây nên tình trạng dơi dư, tạo nên sức ép buộc nhà sản xuất phải giảm giá để
bán được hàng hoá, mức giá cao sẽ dần trở về mức giá cân bằng. Hoặc trong trường
hợp ngược lại, khi cầu lớn hơn cung, sẽ tạo nên tình trạng thiếu hụt sản phẩm, để

thu được lợi nhuận cao, các nhà sản xuất sẽ nâng giá thành sản phẩm, khi đó, mức
giá sẽ dần tiến về mức giá cân bằng. Tại trạng thái cân bằng, người bán và người
mua có thể trao đổi với nhau bao nhiêu họ muốn tại mức giá cân bằng, không có
động cơ nào cho việc thay đổi giá cả31.
1.2.1.2. C
nh giá c a doanh nghi
ều ki n c nh tranh bình
ờng
Giá là yếu tố rất nhạy cảm trong kinh doanh bởi nó khơng chỉ ảnh hưởng trực
tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp mà còn gây ra những tác động
26

Đại học Quốc gia Hà Nội, tlđd, tr.57.
David Begg, tlđd, tr.37.
28
Đại học Quốc gia Hà Nội, tlđd, tr.59.
29
PGS.TS. Ngơ Trí Long, PGS.TS Nguyễn Văn Dần (2007), G
C ở hình thành
giá c , Nxb. Tài chính, Hà Nội, tr.29.
30
ThS. Phạm Hoài Huấn, ThS. Nhữ Ngọc Tiến (2013), Pháp lu t ch ng l m dụng v trí
th
ĩ
c quyề ể h n ch c nh tranh về giá, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
tr.29.
31
David Begg, tlđd, tr. 34.
27


11


trực tiếp đến khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các nhà phân phối. Do đó, khi cung
ứng một sản phẩm trên thị trường, mỗi doanh nghiệp đều suy xét rất kĩ và có một
chiến lược định giá phù hợp.
Để có những quyết định về giá đúng đắn địi hỏi những doanh nghiệp phải
hiểu biết sâu sắc về các yếu tố ảnh hưởng đến cấu thành và động thái của giá, bao
gồm: các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài32.
Các nhân tố bên ngoài:
1. Đặc điểm của thị trường và
cầu
2. Bản chất và cơ cấu cạnh
tranh
3. Các nhân tố khác

Các nhân tố bên trong:
1. Các mục tiêu marketing
2. Chiến lược marketing
3. Chi phí
4. Các nhân tố khác

Chiến lược
định giá
* Các nhân t bên trong doanh nghi p
- Các mục tiêu marketing:
Người làm marketing luôn nhận thấy sức ép giữa chiến lược về giá để tối ưu
hoá lợi nhuận hiện tại và chiến lược về giá để tối ưu hố lợi nhuận dài hạn. Vì vậy,
người làm marketing phải hiểu rõ mục tiêu kinh doanh để đưa ra mục tiêu định giá
phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp33.

Các mục tiêu marketing đóng vai trị định hướng trong việc hoạch định chiến
lược về giá của doanh nghiệp. Mỗi mục tiêu đòi hỏi các chiến lược về giá khác
nhau. Các mục tiêu marketing của doanh nghiệp thường là: mục tiêu “
i
nhu n hi
” (mức giá thường được ấn định cao để đem lại doanh thu và lợi
nhuận tối đa); mục tiêu “
u th ph ” (để thực hiện mục tiêu này, các doanh
nghiệp thường định giá theo xu hướng đặt mức giá thấp để thu hút khách hàng, bán
được nhiều sản phẩm để đạt mức thị phần cao); mục tiêu “
u về chấ

(mức giá thường cao nhằm trang trải cho những chi phí tạo ra những sản phẩm chất
lượng cao, mặt khác sử dụng cặp quan hệ chất lượng – giá cả để gây ảnh hưởng đến
tâm lý khách hàng); mục tiêu “ m b o s
” (trong trường hợp này, doanh
nghiệp sẽ đặt một mức giá đủ để trang trải phần chi phí biến đổi để chờ cơ hội phát
triển). Ngoài ra, giá bán của sản phẩm còn chịu sự chi phối của một số mục tiêu
khác của doanh nghiệp, như: định giá thấp để ngăn cản không cho đối thủ cạnh

32

Đại học Kinh tế Quốc dân (2010), G
M
n, Nxb. Đại học Kinh tế
Quốc dân, Hà Nội, tr.266-267.
33
Philip Kotler, Dipak C.Jain, Suvit Maesincee (2011),
c chuyển Marketing – cách ti p
c nm

ể tìm ki m l i nhu n, phát triể
ổi m i, Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, tr.206.

12


tranh tham gia thị trường, định giá ngang bằng đối thủ cạnh tranh để ổn định thị
trường,…
- Chiến lược marketing:
Giá chỉ là một công cụ của marketing – mix mà doanh nghiệp sử dụng để đạt
được mục tiêu của mình34. Do đó, khi đưa ra những quyết định về giá, cần phải đặt
nó trong một chính sách tổng thể và chịu sự chi phối của chiến lược định vị mà
doanh nghiệp lựa chọn.
- Chi phí:
Chi phí là yếu tố căn bản và quan trọng, là một bộ phận tất yếu trong cấu
thành mức giá. Trong điều kiện cạnh tranh bình thường, giá của sản phẩm bán trên
thị trường phải cao hơn tổng chi phí sản xuất ra sản phẩm đó. Bởi vì, mục tiêu của
hoạt động kinh doanh là lợi nhuận, khoảng cách giữa chi phi sản xuất và giá thành
sản phẩm chính là lợi nhuận mà các doanh nghiệp hướng đến.
Để xác định một doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường có thực hiện
hành vi lạm dụng về giá hay không phải bắt buộc nghiên cứu về chi phí và giá cả.
Tổng chi phí (Total Cost – TC) là tổng chi phí bằng tiền cần thiết mà các hãng
kinh doanh trong một ngành hàng phải chi ra để có được tổng lượng hàng hố tại
nơi tiêu thụ cuối cùng tương ứng với tổng nhu cầu của thị trường trong một thời
gian nhất định35. Chi phí sản xuất ra sản phẩm bao gồm chi phí cố định (định phí)
và chi phí biến đổi (biến phí). Chi phí cố định (Fixed Cost – FC) là chi phí chi cho
các đầu vào cố định, ví dụ như: chi phí nhà xưởng, máy móc thiết bị,… . Nó khơng
thay đổi theo mức độ sản xuất hay doanh số bán. Còn chi phí biến đổi (Variable
Cost – VC) là các loại chi phí chi cho các đầu vào biến đổi. Nó tỷ lệ thuận với sản
lượng sản xuất, ví dụ như: chi phí ngun, vật liệu, tiền lương cho cơng nhân sản

xuất,… . Như vậy, tổng chi phí sản xuất được xác định bằng chi phí biến đổi cộng
chi phí cố định.
TC = VC + FC
Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn khác nhau, thời điểm khác nhau, tổng chi phí sẽ
khác nhau. Do vậy, người ta sử dụng khái niệm chi phí bình qn (Average Total
Cost – ATC) bằng chi phí cố định bình qn (AFC) cộng với chi phí biến đổi bình
qn (AVC) để biểu thị mức chi phí sản xuất trung bình cho mỗi đơn vị sản
lượng36.
ATC = AFC + AVC
* Các nhân t bên ngoài doanh nghi p
- Đặc điểm của thị trường và cầu:
Như đã phân tích ở trên, quy luật cung cầu có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình
thành giá cả của sản phẩm. Mỗi mức giá mà doanh nghiệp đưa ra sẽ dẫn đến một

34

Marketing – mix là sự phối hợp giữa các thành tố có thể kiểm sốt được mà doanh
nghiệp sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Các thành tố đó là: Sản phẩm (Product), Giá cả (Price), Phân phối (Place), Thông tin
marketing (Promotion). Marketing – mix cịn được gọi là chính sách 4Ps (kết hợp 4 chữ
đầu của các thành tố) – do Giáo sư Jerome McCarthy đưa ra vào những năm 60. (Đại học
Tài chính – Marketing, M
C
n, Nxb. Lao động – Xã hội, 2011, Hà Nội, tr.30).
35
PGS.TS. Ngơ Trí Long, PGS.TS Nguyễn Văn Dần, tlđd, tr.75.
36
ThS. Phạm Hoài Huấn, ThS. Nhữ Ngọc Tiến, tldđ, tr.34.

13



mức cầu khác nhau37. Ảnh hưởng của thị trường và cầu đến giá chủ yếu tập trung
vào 3 vấn đề sau:
+ Thứ nhất, cầu và giá sẽ tỷ lệ nghịch với nhau, nghĩa là giá càng thấp, cầu
càng cao và ngược lại, giá tăng thì cầu giảm. Hiện tượng này làm cho đường cầu có
độ dốc âm.

Mối quan hệ giữa cầu và giá
0.5

0.4

0.3

0.2

0.1

0
80

120

160

200

Biểu đồ 1: Mối quan hệ giữa cầu và giá
Song, trên thực tế, cũng tồn tại trường hợp ngoại lệ, đó là một loại hàng hố

đang được u thích đặc biệt, hoặc ở một số sản phẩm đặc thù, cung không co giãn,
giá bán sản phẩm càng cao, cầu về sản phẩm càng bị kích thích và tăng mạnh.
+ Thứ hai, khi nghiên cứu về quy luật cung cầu, cần nghiên cứu về độ co giãn
của cầu đối với giá, nếu biết được độ co giãn này, doanh nghiệp sẽ có thể lường
trước được những rủi ro có thể xảy ra khi thay đổi giá bán. Bởi vì, không phải trong
trường hợp nào giảm giá cũng lôi kéo thêm được khách hàng và tăng khả năng cạnh
tranh.
+ Thứ ba, yếu tố tâm lý của khách hàng khi chấp nhận mức giá. Nhận thức
của khách hàng về giá trong nhiều trường hợp chịu sự ảnh hưởng của yếu tố tâm lý.
Khi sự hiểu biết của khách hàng về sản phẩm, về nhãn hiệu, về giá của đối thủ cạnh
tranh cịn hạn chế thì họ sẽ dễ dàng chấp nhận mức giá mà các doanh nghiệp đưa ra.
- Bản chất và cơ cấu cạnh tranh:
Khi định mức giá, điều chỉnh và thay đổi giá, doanh nghiệp không thể không
chú ý đến các thông tin liên quan đế giá thành và chính sách về giá của đối thủ cạnh
tranh. Bởi vì, đối với người mua, giá mà đối thủ cạnh tranh đưa ra là “giá tham
kh o” quan trọng nhất. Một doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc mua bán sản
phẩm nếu khách hàng biết giá mà doanh nghiệp đó đưa ra cao hơn mức giá của các
đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.
37

Lê Thế Giới, Nguyễn Xuân Lan (2012), Qu n tr Marketing –
Lao động-Xã hội, Hà Nội, tr.348.

14

ng giá tr , Nxb.


Đây được xem là yếu tố quan trọng trong việc hình thành chiến lược định giá
sản phẩm của doanh nghiệp. Theo một cách thông thường nhất, giá thành sản phẩm

là tổng chi phí sản xuất ra sản phẩm và lợi nhuận mà doanh nghiệp mong muốn đạt
được. Trong điều kiện cạnh tranh bình thường, các doanh nghiệp muốn bán được
hàng hố thì phải giảm giá thành sản phẩm bằng cách đầu tư vào việc giảm chi phí
sản xuất ra sản phẩm (cụ thể là chi phí biến đổi) hoặc chấp nhận giảm lợi nhuận thu
được. Khi sử dụng công cụ giá để cạnh tranh, các doanh nghiệp có thể nhắm đến
mục tiêu gây khó khăn cho đối thủ cạnh tranh hoặc loại bỏ đối thủ cạnh tranh ra
khỏi thị trường. Nếu doanh nghiệp đó đang có vị trí thống lĩnh thị trường thì mục
tiêu loại bỏ đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường là một trong những yếu tố cấu
thành vi phạm của doanh nghiệp. Để xác định yếu tố này, cần phải đặt nó trong mối
tương quan chặt chẽ với giá cả và chiến lược định giá của doanh nghiệp.
Trong điều kiện cạnh tranh bình thường, khi xác định mức giá hiện hành, các
doanh nghiệp thường lấy giá của đối thủ cạnh tranh làm cơ sở. Giá bán sản phẩm có
thể cao hơn, thấp hơn hoặc bằng với giá của đối thủ cạnh tranh.
+ Định giá ngang bằng với giá sản phẩm cạnh tranh:
Trường hợp này xảy ra khi doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường với
năng lực cạnh tranh nhỏ bé hoặc sản phẩm của doanh nghiệp về cơ bản là tương tự
sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
+ Định giá cao hơn giá của sản phẩm cạnh tranh:
Cách định giá này có thể áp dụng khi sản phẩm của doanh nghiệp có những sự
khác biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và được người tiêu dùng chấp nhận.
Tuy nhiên, khoảng chênh lệch này là khơng q lớn để tránh tình trạng người tiêu
dùng chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế khác.
+ Định giá thấp hơn giá của sản phẩm cạnh tranh:
Trường hợp này được áp dụng cho những sản phẩm mà người tiêu dùng khá
nhạy cảm về giá. Việc định mức giá thấp hơn giá của đối thủ cạnh tranh đưa ra sẽ
giúp các doanh nghiệp tăng mức cầu về sản phẩm đó. Tuy nhiên, chênh lệch giữa
hai mức giá khơng q lớn để tránh tạo ra khuynh hướng cạnh tranh quyết liệt về
giá và tránh vi phạm pháp luật cạnh tranh.
1.2.2. Bản chất lạm dụng trong hành vi định giá của các doanh nghiệp có vị trí
thống lĩnh

Để biết được bản chất lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh cần phải
đặt trong sự so sánh tương quan với việc định giá trong thị trường cạnh tranh hoàn
hảo. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là dạng thị trường mà ở đó mỗi người bán hay
mỗi doanh nghiệp riêng biệt khơng có khả năng kiểm sốt, chi phối giá cả hàng hoá.
Tại thị trường này, doanh nghiệp chỉ là “
ời chấp nh
”. Mức giá trên thị
trường được hình thành như là kết quả tương tác chung của tất cả những người bán
và người mua. Mỗi doanh nghiệp cụ thể, bằng hành vi riêng biệt cuả mình, khơng
có khả năng tác động đến mức giá này. Là người chấp nhận giá, doanh nghiệp trên
thực tế khơng có quyền lực thị trường38. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo,
đường cầu là một đường nằm ngang ở mức giá cân bằng của thị trường, nghĩa là bất
kể số cung là bao nhiêu thì doanh nghiệp cũng sẽ bán sản phẩm theo giá thị trường.
Một doanh nghiệp có thể bán được hàng hố nếu giá bằng với mức giá này.
38

Đại học Quốc gia Hà Nội, tldđ, tr.168.

15


P

P
S

d

PE


D
O

Q
(a) Thị trường

q
O

(b) Doanh nghiệp

Biểu đồ 2: Chấp nhận giá của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
Phần a của đồ thị minh hoạ quan hệ cung cầu hình thành nên giá thị trường PE.
Do doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo chấp nhận giá nên sẽ bán sản phẩm của mình
ra với mức giá PE. Vì vậy, đường cầu đối với sản phẩm của doanh nghiệp cạnh
tranh hoàn hảo sẽ là đường thẳng nằm ngang ở mức giá PE. Đó là đường cầu d ở
phần b của đồ thị.
Đường cầu nằm ngang cũng biểu thị mức doanh thu được gọi là “
”. Doanh thu biên là số lượng gia tăng trong tổng doanh thu của doanh nghiệp
thu được từ việc bán thêm một đơn vị hàng hoá39. Trong trường hợp đường cầu nằm
ngang, giá cả và doanh thu biên là như nhau. Điều này hồn tồn khác so với thị
trường có tồn tại doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh (thị trường cạnh tranh khơng
hồn hảo). Ở thị trường này, đường cầu là một đường dốc xuống, giá cả sẽ giảm khi
lượng cầu tăng. Do đó, đường doanh thu biên cũng là đường dốc xuống, nhưng nó
khơng trùng với đường cầu. Giả sử trên đường cầu mà nhà độc quyền gặp phải, 20
đơn vị hàng hoá sẽ được yêu cầu với giá là 8 đồng. Nếu nhà độc quyền muốn bán
thêm một đơn vị hàng hố, có thể hạ giá xuống còn 7,9 đồng. Trước khi giá thay
đổi, tổng doanh thu là 160 đồng (8 đồng x 20). Sau khi giá cả thay đổi và bán được
21 đơn vị, tổng doanh thu sẽ là 165,9 đồng (7,9 đồng x 21). Gia tăng trong tổng
doanh thu từ việc bán thêm một đơn vị hàng hoá, doanh thu biên là 5,9 đồng bởi vì

để gia tăng lượng hàng hố bán được lên 21 đơn vị, nhà độc quyền phải hạ thấp giá
đối với các đơn vị sản phẩm trước từ 8 đồng xuống cịn 7,9 đồng40.
Tương tự như doanh thu biên, chi phí biên là mức thay đổi trong tổng chi phí
khi tăng sản lượng thêm một đơn vị. Trong thị trường cạnh tranh hồn hảo, đường
chi phí biên sẽ trùng với đường cung, cịn trong thị trường cạnh tranh khơng hồn
hảo, đường chi phí biên là một đường đi lên, khơng trùng với đường cung. Các
doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thường áp dụng quy tắc doanh thu biên bằng chi
phí biên để tối đa hố lợi nhuận của mình. Tức là, doanh nghiệp sẽ chọn sản lượng
tại điểm mà đường chi phí biên cắt đường doanh thu biên. Đây chính là mức sản
39
40

E. Thomas Sullivan, biên dịch: Nguyễn Anh Tuấn, tldđ, Chapter 2, pg.8.
ThS. Phạm Hoài Huấn, ThS. Nhữ Ngọc Tiến (2013), tldđ, tr.38.

16


lượng tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp41. Khi doanh thu biên nhỏ hơn chi phí
biên, việc sản xuất và bán ra thêm một đơn vị sản phẩm sẽ làm giảm lợi nhuận. Khi
doanh thu biên lớn hơn chi phí biên, nếu sản xuất và bán ra thêm một đơn vị sản
phẩm, lợi nhuận sẽ tăng. Tuy nhiên, lợi nhuận sẽ tăng đến khi doanh thu biên bằng
chi phí biên, sau đó sẽ giảm. Bởi lẽ, khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm, để bán
được số hàng hố hiện tại, doanh nghiệp phải giảm giá để kích cầu. Do đó, việc sản
xuất ra q nhiều hàng hố không mang lại cho doanh nghiệp lợi nhuận tối đa mà
chỉ tại mức sản lượng mà doanh thu biên bằng chi phí biên thì lợi nhuận mới là tối
đa.
Trong mơi trường cạnh tranh, người tiêu dùng là chủ thể tuỳ thuộc vào khả
năng tài chính và nhu cầu của chính mình quyết định sử dụng sản phẩm của doanh
nghiệp, tức là, quyền lựa chọn thuộc về người tiêu dùng. Như vậy, để lơi kéo khách

hàng về phía mình, các doanh nghiệp ln tìm mọi cách để sản phẩm của mình có
thể thu hút khách hàng như hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm. Do đó,
trong điều kiện cạnh tranh bình thường, sự tương tác giữa khả năng đáp ứng của
doanh nghiệp và nhu cầu của người tiêu dùng đã giúp người tiêu dùng nhận được
nhiều lợi ích,nếu doanh nghiệp tăng giá quá cao, người tiêu dùng có thể lựa chọn
việc chuyển sang sử dụng hàng hoá của một doanh nghiệp khác với mức giá phù
hợp hơn. Tuy nhiên, khi một doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc
quyền thực hiện hành vi lạm dụng vị trí này, quyền lựa chọn của người tiêu dùng
chắc chắn bị xâm phạm. Khi doanh nghiệp có hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh của
mình để tác động vào các thành phần cơ bản của thị trường như điều chỉnh giá,
kiểm sốt sản lượng cung cầu,…. Khi đó doanh nghiệp đã đặt người tiêu dùng vào
vị thế chỉ có một sự lựa chọn duy nhất là sử dụng sản phẩm của chính doanh nghiệp
đó. Bởi lẽ, một doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh phải chiếm phần lớn thị phần trên
thị trường liên quan, như vậy, trong trường hợp cầu vượt q cung, các doanh
nghiệp cịn lại khơng đủ sản phẩm để cung ứng thì người tiêu dùng bắt buộc phải
mua sản phẩm của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh với mức giá cao do doanh
nghiệp này đặt ra.
Như vậy, mức giá mà doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh đặt ra trong trường
hợp trên là khơng hợp lý, điều này đã thể hiện rõ bản chất lạm dụng của hành vi
định giá. Nếu không phải là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thì việc định giá này
không thể thực hiện được.
Khi thực hiện hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường về giá, đối tượng
mà các doanh nghiệp này hướng tới thường là khách hàng và đối thủ cạnh tranh.
Thông qua công cụ giá, các doanh nghiệp có cơ hội bóc lột người tiêu dùng để thu
được lợi nhuận cao hơn. Còn đối với các đối thủ cạnh tranh, tuỳ vào mục đích mà
các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh nhắm tới, chiến lược định giá sẽ khác nhau.
Nếu các doanh nghiệp này muốn thực hiện mục tiêu “
” sự tham gia thị
trường của các đối thủ tiềm năng hoặc “ i b ”, “
” những đối thủ cạnh

tranh hiện tại thì thông thường, mức giá mà các doanh nghiệp này đặt ra thấp hơn
mức giá trong trường hợp cạnh tranh hoàn hảo, thậm chí thấp hơn tổng chi phí sản
xuất ra sản phẩm. Hành vi định giá này khác với chiến lược định giá thấp để cạnh
tranh của các doanh nghiệp, cụ thể mức giá của hành vi định giá nhằm thực hiện
mục tiêu “
”, “ i b ” thấp hơn giá thị trường, thậm chí thấp hơn tổng chi
41

E. Thomas Sullivan, biên dịch: Nguyễn Anh Tuấn, tldđ, Chapter 2, pg.9.

17


phí sản xuất ra sản phẩm. Cịn hành vi định giá thấp để cạnh tranh không nhằm mục
tiêu “
”, “ i b ” đối thủ cạnh tranh nên mức chênh lệch giữa giá sản
phẩm với giá thị trường là không lớn.
Việc định giá quá thấp là một biểu hiện rõ nét của sự lạm dụng. Bởi lẽ, kinh
doanh là quá trình tìm kiếm lợi nhuận. Nhưng các doanh nghiệp này đã chấp nhận
một mức giá thấp, không mang lại lợi nhuận cho mình.
Để ngăn cản sự gia nhập thị trường của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng, các
doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh có thể tạo ra những rào cản thị trường. Rào cản gia
nhập thị trường là những nhân tố ngăn cản hoặc kìm hãm các doanh nghiệp tham
gia vào một thị trường riêng biệt42.
Như vậy, mục tiêu trước mắt của các doanh nghiệp có thể khác nhau nhưng
mục tiêu lâu dài vẫn là tối đa hoá lợi nhuận. Những hành vi phi kinh tế được thực
hiện bởi các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường là một trong những biểu
hiện rõ nét của hành vi lạm dụng. Xét cho cùng, quá trình cạnh tranh cũng có sự đào
thải các doanh nghiệp khơng đủ mạnh, thế nhưng, pháp luật cạnh tranh của các
quốc gia không chấp nhận việc một doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thao túng thị

trường, thực hiện các hành vi để loại bỏ đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường. Đây
được xem là một trong những hành vi bị cấm bởi pháp luật.
1.2.3. Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường về giá
Một doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thường có xu hướng mong
muốn thu được lợi nhuận tối đa và cố gắng củng cố vị trí thống lĩnh của mình. Do
đó, chiến lược về giá của doanh nghiệp này thường nhằm vào hai đối tượng, đó là
người tiêu dùng và các đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan.
Theo Luật mẫu về cạnh tranh của UNCTAD, các hành vi lạm dụng vị trí thống
lĩnh thị trường về giá bao gồm: định giá huỷ diệt, phân biệt đối xử về giá, ấn định
giá bán lại, áp đặt giá bất hợp lý43. Trong phạm vi nghiên cứu của khoá luận này,
chỉ tập trung nghiên cứu hành vi định giá huỷ diệt được quy định tại khoản 1 và
định giá ngăn chặn đối thủ cạnh tranh mới gia nhập thị trường được quy định tại
khoản 6 điều 13 Luật Cạnh tranh 2004. Do đó, trong phần lý luận này chỉ nghiên
cứu về hành vi định giá huỷ diệt.
* nh giá huỷ di t
Khi một doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh trên thị trường, các doanh nghiệp
thường có xu hướng củng cố vị trí thống lĩnh của mình. Để thực hiện mục đích này,
các doanh nghiệp sẽ thực hiện chiến lược loại bỏ các đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị
trường. Có nhiều cách thức để thực hiện chiến lược này, trong đó có định giá huỷ
diệt. Định giá huỷ diệt là hành vi của một doanh nghiệp có khả năng chi phối thị
trường bán sản phẩm với giá quá thấp để loại bỏ đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị
trường, ngăn chặn đối thủ cạnh tranh mới và thành cơng độc chiếm thị trường44.
Mục đích mà các doanh nghiệp hướng đến khi thực hiện hành vi này là loại bỏ đối
thủ cạnh tranh khỏi thị trường liên quan, do đó, mức giá mà doanh nghiệp ấn định
sẽ thấp và có lợi cho người tiêu dùng. Như vậy, hành vi định giá huỷ diệt bị cấm
42

Đại học Kinh tế - Luật (2010), Giáo trình Lu t C nh tranh, Nxb. Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh, TP.HCM, tr.70.
43

UNCTAD (2010), Model Law on Competition, chapter 4, pg.2.
44
World Bank, A framework for the design and implementation of competition law and
policy, pg.77.

18


×