Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo ngoài trời tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (604.43 KB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
------

VÕ THỊ THANH LINH

PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG
QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
------

VÕ THỊ THANH LINH

PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG
QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành Luật Kinh tế; Mã số: 60380107

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Nam Giang

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013



LỜI CAM ĐOAN
Luận văn tốt nghiệp được trình bày sau đây là kết quả của quá trình nghiên
cứu, học hỏi của chính tác giả dưới sự hướng dẫn tận tình của Giảng viên hướng
dẫn. Tác giả xin cam đoan, luận văn được trình bày sau đây hồn tồn do tác giả tự
viết dựa trên cơ sở tổng hợp, so sánh, phân tích các kiến thức mà tác giả tìm hiểu
được.
Tác giả luận văn

Võ Thị Thanh Linh


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nguyên văn

ASA

Cơ quan Tiêu chuẩn quốc gia của Anh

ACCC

Ủy ban cạnh tranh và người tiêu dùng Australia (Australia
Competition Commission and Consumer protection)

GTVT

Giao thông vận tải

DVQC


Dịch vụ quảng cáo

GPXD
HĐQCNT

Giấy phép xây dựng
Hoạt động quảng cáo ngồi trời

QHQC

Quy hoạch quảng cáo

VHTT và DL Văn hóa Thể thao và Du lịch
VAA
FDI

Hiệp hội quảng cáo Việt Nam (Viet nam Advertising Association)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)

FTC

Hội đồng thương mại Liên bang (Federal Trade Commission)

WTO

Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)


MỤC LỤC

Trang
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ........................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 3
4. Giới hạn đối tượng, phạm vi nghiên cứu ....................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 4
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị của đề tài ............................................................ 4
7. Bố cục đề tài .................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG
QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI TẠI VIỆT NAM................................................... 5
1.1. Khái niệm, đặc điểm của hoạt động quảng cáo ngoài trời ......................... 5
1.1.1. Khái niệm hoạt động quảng cáo ngoài trời.............................................. 5
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động quảng cáo ngồi trời ........................................ 8
1.2. Vai trị của hoạt động quảng cáo ngoài trời ............................................. 16
1.2.1. Hoạt động quảng cáo ngồi trời - kênh thơng tin truyền thơng hiệu quả.. 16
1.2.2. Hoạt động quảng cáo ngồi trời góp phần nâng cao hình ảnh cho
thương hiệu. ................................................................................................... 17
1.2.3. Hoạt động quảng cáo ngoài trời tác động đến kinh tế. .......................... 17
1.3. Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động quảng cáo ngoài trời tại Việt Nam 19
1.3.1. Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật về hoạt động quảng cáo ngoài trời tại
Việt Nam. ........................................................................................................ 19
1.3.2. Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động quảng cáo ngoài trời.................... 23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................. 27
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG
QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI ............................................................................. 28
2.1. Pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động quảng cáo ngoài trời ............. 28
2.1.1. Về sản phẩm quảng cáo thương mại ngoài trời. .................................... 28
2.1.2. Quy định về các hành vi quảng cáo thương mại bị cấm ......................... 34
2.1.3. Về điều kiện, hình thức phương tiện của hoạt động quảng cáo thương mại

ngoài trời ........................................................................................................ 36
2.1.4. Thẩm quyền và trình tự thủ tục cấp phép hoạt động quảng cáo ngoài trời. 43


2.2. Một số bất cập trong pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật đối với
hoạt động quảng cáo ngoài trời ....................................................................... 49
2.2.1. Về nghĩa vụ của các chủ thể tham gia hoạt động quảng cáo ngoài trời.... 50
2.2.2. Thiếu thống nhất trong các văn bản điều chỉnh hoạt động quảng cáo
ngồi trời ........................................................................................................ 51
2.2.3. Bất cập từ cơng tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động quảng cáo
ngoài trời. ....................................................................................................... 54
2.2.4. Về chế tài pháp lý đối với hành vi vi phạm trong hoạt động quảng cáo
ngoài trời. ....................................................................................................... 55
2.2.5. Bất cập trong quy hoạch quảng cáo. ..................................................... 57
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................. 59
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU
CHỈNH HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO NGỒI TRỜI TẠI VIỆT NAM.......... 61
3.1. Hồn thiện khung pháp lý điều chỉnh hoạt động quảng cáo ngoài trời .. 61
3.1.1. Ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quảng cáo năm 2012 61
3.1.2. Đảm bảo thống nhất Luật quảng cáo và các văn bản quy phạm pháp luật
điều chỉnh hoạt động quảng cáo ngoài trời ..................................................... 73
3.2. Các giải pháp hỗ trợ cho việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động
quảng cáo ngoài trời tại Việt Nam. .................................................................. 75
3.2.1. Giải pháp đối với cơ quan quản lý Nhà nước ........................................ 75
3.2.2. Giải pháp đối với địa phương................................................................ 76
3.2.3. Giải pháp đối với doanh nghiệp ............................................................ 77
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................. 79
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Luật Quảng cáo đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa
XIII vào ngày 21 tháng 6 năm 2012 thay thế Pháp lệnh quảng cáo và các văn bản có
liên quan. Trong tình hình bảng quảng cáo, băng rôn ngày một xuất hiện mọi lúc
mọi nơi, việc bãi bỏ khâu cấp phép trên bảng, biển quảng cáo, băng rôn theo hướng
quản lý dựa trên cơ sở quy hoạch quảng cáo của các địa phương đã được quy định
cụ thể tại Luật Quảng cáo. Liệu quy định này của Luật Quảng cáo năm 2012 cùng
một số quy định khác có liên quan đến biển hiệu quảng cáo và hoạt động kinh
doanh biển hiệu quảng cáo có tính khả thi hay không. Vấn đề bồi thường thiệt hại
cũng như chế tài đặt ra để bắt buộc các doanh nghiệp quảng cáo tiến hành hoạt động
quảng cáo theo đúng quy hoạch phải được giải quyết như thế nào... thực tế hiện nay
còn vướng mắc và cần hướng giải quyết đúng đắn.
Hoạt động quảng cáo ngoài trời bên cạnh những ưu điểm vốn có của nó, thì
những vấn đề “lợi bất cập hại” phát sinh từ thực tiễn áp dụng và cơ quan quản lý
Nhà nước về hoạt động này đang là vấn đề cần quan tâm. Biển hiệu quảng cáo,
băng rôn, pa-nô, quảng cáo trên phương tiện giao thông… là một trong những yếu
tố cấu thành không gian cảnh quan đơ thị. Thực tế khơng ít kiến trúc nhà mặt phố
tại nhiều tuyến đường đã bị vơ hiệu hóa bởi hoạt động quảng cáo ngoài trời, nhiều
tờ rơi, tờ quảng cáo rao vặt xuất hiện trên các tuyến phố ảnh hưởng đến mỹ quan đô
thị. Thời gian gần đây truyền thông quốc tế phản ánh nhiều bảng quảng cáo, biển
hiệu ở Việt Nam sai lỗi chính tả, tiếng Việt và tiếng nước ngồi lẫn lộn, điều đáng
nói là các tấm biển quảng cáo này được thiết kế trên các tuyến đường dẫn đến sân
bay, nhà ga, trung tâm thương mại, hội chợ... tác dụng phụ đối với du khách nước
ngoài nói riêng và người đi đường nói chung là điều không thể tránh khỏi. Đối với
biển hiệu kinh doanh của các tổ chức, cá nhân, thời gian vừa qua còn rất nhiều bất
cập hạn chế khi các doanh nghiệp cạnh tranh dành giật khách hàng bằng cách đặt

biển hiệu quảng cáo càng to, màu sắc thật rực rỡ, che mất tầm nhìn của các biển
hiệu cịn lại. Ngồi ra nhiều bảng quảng cáo, biển hiệu chứa đựng nội dung không
hợp văn hóa và đạo đức đã ảnh hưởng khơng ít đến nhận thức của trẻ em, ảnh
hưởng đến thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
Đã từ lâu, lĩnh vực quảng cáo thương mại ngồi trời có sự bng lỏng về mặt
quản lý nên hoạt động kinh doanh, hoạt động cấp phép đối với hình thức quảng cáo
này chưa hoàn toàn đúng quy định. Quy hoạch quảng cáo của các địa phương thiếu
tính minh bạch cơng khai. Bên cạnh đó, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế,


2
doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam đang đứng trước thực trạng cạnh tranh với các
doanh nghiệp nước ngoài về chất lượng, mẫu mã, thị trường... Hành lang pháp lý
của nước ta liệu có bảo vệ các doanh nghiệp quảng cáo lành mạnh ở Việt Nam cũng
như thúc đẩy quá trình đầu tư của các doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài. Xuất
phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn cũng như tính cấp thiết vừa nêu trên, tác giả lựa
chọn đề tài “Pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo ngồi trời tại Việt Nam” với
mong muốn góp phần hồn thiện quy định pháp luật liên quan đến hoạt động quảng
cáo ngồi trời hiện nay ở Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu thực tiễn pháp luật điều chỉnh về quảng cáo thương mại và
quảng cáo thương mại ngồi trời là một lĩnh vực cịn mới mẻ. Thực tế có rất ít các
cơng trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề quảng cáo nói chung. Qua tra cứu có
những đề tài đã được nghiên cứu như đề tài “Chế độ pháp lý về quảng cáo thương
mại, thực trạng và giải pháp”, Nguyễn Thị Kim Thoa (1999), luận văn Thạc sỹ
Luật học Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi đề tài này nghiên cứu thực
trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo thương mại theo quy định Luật
Thương mại năm 1997 và các văn bản pháp lý có liên quan, đánh giá thực trạng
pháp luật điều chỉnh và thực trạng áp dụng pháp luật về quảng cáo thương mại nói
chung. Đồng thời tác giả cũng đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật về quảng cáo

thương mại. Liên quan đến hoạt động quảng cáo và khuyến mãi, có đề tài “Pháp
luật thương mại về hoạt động quảng cáo và khuyến mại”, Luận văn Thạc sỹ Luật
học Đại học Luật Hà Nội năm 2004, tác giả Trần Dũng Hải. Đề tài đã đã phân tích
nguyên nhân những hạn chế, bất cập của pháp Luật Thương mại điều chỉnh hoạt
động quảng cáo và khuyến mãi, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về
các hoạt động này.
Thực tế cho thấy các đề tài đi sâu phân tích thực trạng và giải pháp của các
hình thức quảng cáo cụ thể cịn rất ít, đơn cử như đề tài “Pháp luật về quảng cáo
thương mại qua báo chí, thực trạng và hướng hồn thiện”, Luận văn Thạc sỹ của
tác giả Nguyễn Thị Tâm, (2010). Đề tài đã đi nghiên cứu sâu những quy định pháp
lý xuất phát từ thực tiễn và lý luận về hoạt động quảng cáo thương mại qua báo chí.
Tuy nhiên, nhìn chung các đề tài đã thực hiện mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu đánh
giá quy định của các văn bản điều chỉnh hoạt động quảng cáo có hiệu lực trước đây,
hiện nay có nhiều văn bản đã hết hiệu lực thi hành.
Luật Thương mại năm 2006 đã trải qua hơn 7 năm áp dụng và thực thi, có
nhiều vấn đề tiến bộ và bất cập liên quan đến hoạt động quảng cáo thương mại nói


3
riêng và hoạt động xúc tiến thương mại nói chung, đặc biệt là khi Luật Quảng cáo
năm 2012 được ban hành thay thế Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001, lĩnh vực quảng
cáo càng có nhiều vấn đề để nghiên cứu và đánh giá. Nhận thấy chưa có đề tài nào
nghiên cứu sâu về một trong những điểm nóng ở Việt Nam là lĩnh vực quảng cáo
ngoài trời, với nhiều quy định còn mới mẽ trong Luật Quảng cáo, và nhiều bất cập
trong hoạt động áp dụng pháp luật về quảng cáo ngồi trời, Nhà nước và chính các
doanh nghiệp sẽ áp dụng Luật Quảng cáo và Luật Thương mại như thế nào để phát
huy hiệu quảng cáo. Đề tài “Pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo ngoài trời
tại Việt Nam” nghiên cứu pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo ngoài trời,
những bất cập và hệ lụy liên quan từ những quy định của pháp luật, từ đó đề xuất
giải pháp giải quyết.

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Với việc lựa chọn đề tài “Pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo ngoài trời
tại Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Luật học, thông qua việc làm rõ các
vấn đề lý luận cơ bản về khái niệm, vai trò và chức năng của hoạt động quảng cáo
ngoài trời. Tác giả tập trung nghiên cứu và làm sáng tỏ các quy định pháp luật hoạt
động quảng cáo ngoài trời tại Việt Nam cũng như thực tiễn áp dụng các quy định đó
trên thực tế để tìm ra những ưu điểm cần tiếp tục phát huy, những bất cập, hạn chế
cần khắc phục, từ đó đề xuất kiến nghị nhằm góp phần củng cố, hồn thiện và nâng
cao khn khổ pháp lý, nâng cao vai trị hoạt động quảng cáo ngồi trời, góp phần
thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực này. Và hơn thế nữa, là xây dựng và bảo vệ
quyền lợi của người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp hoạt động quảng cáo ngoài
trời tại Việt Nam.
4. Giới hạn đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu hoạt động quảng cáo ngoài trời hiện nay trên cơ sở
pháp lý là Luật Thương mại năm 2005, Luật Quảng cáo năm 2012. Ngồi ra, vì hoạt
động quảng cáo ngồi trời hiện nay có liên quan đến các lĩnh vực như xây dựng
cơng trình, an tồn vệ sinh thực phẩm, lĩnh vực an tồn giao thơng đường bộ, lĩnh
vực cạnh tranh... nên luận văn còn nghiên cứu một số quy định tại Luật An toàn
thực phẩm, Luật An tồn giao thơng đường bộ, Luật Cạnh tranh... và một số văn
bản pháp lý có liên quan đến hoạt động này.
Đề tài được nghiên cứu và thực hiện từ thời điểm khi dự thảo Luật Quảng
cáo được Quốc hội lấy ý kiến thơng qua và có hiệu lực, đến cuối tháng 10 năm 2013
đề tài được hoàn thiện. Tại thời điểm này, Nghị định hướng dẫn thi hành Luật
Quảng cáo và các văn bản có liên quan vẫn chưa có hiệu lực pháp lý.


4
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử để giải quyết các nội dung khoa học và thực tiễn của

vấn đề một cách tồn diện. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã phân tích và làm sáng tỏ
các vấn đề trọng tâm trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc của phương pháp tổng hợp,
phương pháp so sánh, phương pháp thống kê để làm rõ những vấn đề được nêu ra
trong luận văn. Phương pháp phân tích được áp dụng trong suốt đề tài, qua đó phân
tích các quy định pháp luật điều chỉnh, các quan điểm có liên quan đến hoạt động
quảng cáo ngoài trời. Phương pháp so sánh được áp dụng để so sánh quy định pháp
luật về hoạt động quảng cáo ngoài trời trong Luật Quảng cáo năm 2012 với Luật
Thương mại năm 2005 và Pháp lệnh Quảng cáo (đã hết hiệu lực) trước đó để nhằm
tìm hiểu những điểm mới, tiến bộ trong các quy định hiện hành. Đối chiếu có ý
nghĩa tham khảo giữa pháp luật quảng cáo Việt Nam với một số nước như Trung
Quốc, Pháp, Nga, Singapo... về thực trạng pháp luật điều chỉnh và thực trạng áp
dụng pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo ngoài trời.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị của đề tài
Đề tài hồn thiện có giá trị tham khảo cho khoa học pháp lý chuyên ngành
trong lĩnh vực quảng cáo thương mại ngồi trời nói riêng và lĩnh vực quảng cáo nói
chung.
Bên cạnh đó, đề tài có tính ứng dụng về mặt lý luận và thực tiễn, là tài liệu
tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Đồng thời, đề tài cũng là tài liệu
tham khảo cho những người hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực quản lý, hoặc kinh
doanh dịch vụ quảng cáo ngoài trời. Tác giả hi vọng rằng, những giải pháp hoàn
thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo ngoài trời được đưa ra trong đề tài
sẽ góp phần khiêm tốn vào quá trình xây dựng và thơng qua Nghị định hướng dẫn
thi hành Luật Quảng cáo và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
7. Bố cục đề tài
Ngồi phần mở đầu, lời kết luận, luận văn được bố trí thành ba chương bao gồm:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động quảng cáo ngoài trời tại
Việt Nam
Chương 2. Thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo ngoài trời tại
Việt Nam
Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng

cáo ngoài trời tại Việt Nam.


5

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG
QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI TẠI VIỆT NAM
1.1. Khái niệm, đặc điểm của hoạt động quảng cáo ngoài trời
1.1.1. Khái niệm hoạt động quảng cáo ngoài trời
Điều 102 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định: “Quảng cáo là hoạt
động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động
kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ của mình”. Việc quảng cáo có thể do thương nhân thực
hiện hoặc do một cơ sở kinh doanh dịch vụ quảng cáo (DVQC) theo yêu cầu của
thương nhân. Thương nhân trong hoạt động quảng cáo ngoài trời bao gồm nhiều chủ
thể. Chủ thể đầu tiên phải kể đến chính là thương nhân quảng cáo, thương nhân này
có thể tự mình thực hiện hoạt động quảng cáo cho chính sản phẩm của mình mà
khơng cần phải thơng qua các doanh nghiệp chuyên kinh doanh DVQC. Chủ thể thứ
hai là thương nhân chuyên kinh doanh DVQC, thứ ba là doanh nghiệp cho th
DVQC ngồi trời, (ví dụ cho th địa điểm, cột mốc, mặt bằng... để doanh nghiệp có
sản phẩm quảng cáo thuê theo định kỳ, quý hoặc năm, hoặc vài năm). Nếu quảng cáo
nhằm mục đích tuyên truyền cổ động thì nội dung thể hiện trên bảng, biển quảng cáo
hoặc các phương tiện quảng cáo ngoài trời khác đều khơng mang mục đích sinh lời,
nội dung quảng cáo chỉ nhằm tuyên truyền, cổ động. Tuy nhiên, xét cho cùng thì đây
cũng là sản phẩm tạo ra từ doanh nghiệp kinh doanh DVQC, doanh nghiệp này nhận
hợp đồng kinh doanh DVQC từ các cơ quan, đơn vị có nội dung tuyên truyền cổ
động, từ đó doanh nghiệp thiết kế và nhận thù lao tương ứng với hợp đồng.
Hoạt động quảng cáo nói chung là hoạt động xúc tiến thương mại nhằm tuyên
truyền giới thiệu hàng hóa, dịch vụ, hay hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh
về hàng hóa dịch vụ đó, nhằm tạo sự quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm.

Hoạt động này kích thích sức mua của người tiêu dùng, đẩy mạnh hoạt động sản xuất,
bán hàng và cung ứng dịch vụ. Trong hoạt động quảng cáo thương mại, các nhà sản
xuất thường sử dụng ngôn từ phóng đại để kích thích thị hiếu của người tiêu dùng
như: đệ nhất, tuyệt vời,... cho các sản phẩm của mình. Nó tạo nên sự thay đổi nhanh
chóng các nhu cầu tiêu dùng, dẫn đến hình thành lối sống tiêu dùng.
Ngoài các phương tiện quảng cáo mà thương nhân lựa chọn để quảng bá cho
sản phẩm của mình thơng qua quảng cáo truyền hình, quảng cáo trên báo chí, quảng
cáo trên đài phát thanh thì một hình thức quảng cáo hiệu quả và tiết kiệm chi phí


6
chính là quảng cáo ngồi trời. Hoạt động quảng cáo ngồi trời (HĐQCNT) là một
phần khơng thể tách rời của hoạt động kinh doanh và tiếp thị, góp một phần khơng
nhỏ vào q trình hình thành và phát triển nền kinh tế quốc gia1.
Trước đây trong Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001, cũng như trong các văn bản
pháp luật có liên quan đến lĩnh vực này đều chưa có bất cứ khái niệm nào chính xác
thế nào là HĐQCNT. Hoạt động quảng cáo ngoài trời được hiểu là việc doanh nghiệp
kinh doanh quảng cáo thương mại sử dụng một trong những phương tiện quảng cáo
được quy định tại Điều 9 Pháp lệnh Quảng cáo 2001, theo đó các loại phương tiện
quảng cáo như bảng, biển, pa-nơ, băng rơn, màn hình đặt nơi công cộng, phương tiện
giao thông… là những phương tiện quảng cáo ngoài trời. Nhiều doanh nghiệp kinh
doanh DVQC cho rằng hoạt động tổ chức hội chợ, triển lãm hàng hóa… cũng là một
hình thức tiếp thị quảng cáo ngồi trời, tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện hành
khơng công nhận điều này. Hiện nay, trong Luật Quảng cáo năm 2012 khơng gọi rõ
tên các hình thức quảng cáo nào được gọi là quảng cáo ngoài trời. Tuy nhiên, Điều 17
Luật Quảng cáo năm 2012 có quy định các phương tiện quảng cáo bao gồm (i) Báo
chí, (ii) Trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn
thông khác, (iii) Các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ
khác, (iv) Bảng quảng cáo, băng rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo,
(v) Phương tiện giao thông, (vi) Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển

lãm, chương trình văn hố, thể thao, (vii) Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo; vật
thể quảng cáo, (viii) Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật2.
Tại mục 4, Luật Quảng cáo năm 2012 quy định nhóm các hình thức quảng cáo trên
bảng quảng cáo, băng rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chun quảng cáo và phương
tiện giao thơng. Cách quy định như trên vơ hình chung đã chia tách nhóm này thành
nhóm các phương tiện quảng cáo ngồi trời.
Vậy, hoạt động quảng cáo ngồi trời là gì, hiện nay chưa có khái niệm chính
thống về hoạt động này, mỗi ý kiến được trích dẫn hoặc mỗi văn bản pháp luật khác
nhau có nét tương đồng và khác biệt. Tìm hiểu quy định pháp luật quảng cáo ngoài
trời ở một số nước, hiện nhiều nước vẫn chưa có định nghĩa cụ thể về quảng cáo
ngoài trời, các quy định mới chỉ dừng lại ở việc đề cập đến các phương tiện quảng
cáo ở ngoài trời. Luật Quảng cáo Pháp nghiêm cấm việc đặt các yết thị, tờ rơi, áp phích, hay ghi chú trên các chỉ dẫn quy định và trên các thiết bị hỗ trợ liên quan đến
1
2

Craig J. Albert (2002), “Highway Beautifacation Act (1965)”, Outdoor Advertising of USA, tr 3.
Điều 1, Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 của Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012 (Nay gọi là
Luật Quảng cáo năm 2012).


7
giao thơng đường bộ, trên vỉa hè, lịng, lề đường nói chung, trên tất cả các cơng trình
thuộc giao thơng đường bộ và phần chìa ra của chúng3. Luật Quảng cáo nước Nga
quy định: “Việc phát hành các loại hình quảng cáo tại các khu vực đô thị, nông thôn
và vùng lãnh thổ khác có thể được thể hiện qua áp- phích, các giá đỡ, các bảng chiếu
sáng và các phương tiện kỹ thuật khác4. Quảng cáo ngoài trời bao gồm các loại khác
nhau của màn hình quảng cáo, từ biển đường cao tốc đến các áp phích quá cảnh và vị
trí đấu trường, tất cả hướng theo giao tiếp một thơng điệp tới cơng chúng. Các thơng
báo là có thể mua một sản phẩm, có một chuyến đi, bỏ phiếu cho một chính trị gia,
hoặc một tổ chức từ thiện.5

Nhìn chung, pháp luật về quảng cáo ở các nước có quy định khác nhau về tên
gọi của các phương tiện quảng cáo ngoài trời. Tuy nhiên, điểm chung cơ bản chính là
việc quy định các doanh nghiệp quảng cáo sử dụng các cách thức quảng cáo trên
phương tiện giao thơng, quảng cáo trên vỉa hè, lịng đường, các thiết bị chiếu sáng
ngoài trời. Hiện nay, theo một khái niệm mới nhất, quảng cáo ngồi trời cịn có tên
gọi là “Out of home” (viết tắt là OOH), tức là tất cả các loại hình quảng cáo tác động
đến người tiêu dùng khi họ bước ra khỏi ngôi nhà mà họ đang sống6. Theo khái niệm
này, nhiều loại hình quảng cáo dù là “indoor” nhưng vẫn xếp vào “outdoor”, ví dụ
quảng cáo trong thang máy, trong siêu thị, trong buồng điện thoại cơng cộng, rạp
chiếu phim, sảnh của các tịa nhà cho đến các trạm xăng.
Như vậy, qua tìm hiểu quy định về quảng cáo ngoài ở một số nước cũng như
khái niệm các phương tiện quảng cáo theo quy định Luật Quảng cáo năm 2012 của
Việt Nam, chúng ta thấy rằng pháp luật của các nước hiện nay không quy định rõ thế
nào là quảng cáo ngoài trời, mà chỉ quy định khái niệm quảng cáo ngồi trời thơng
qua việc quy định các phương tiện quảng cáo.
Tóm lại, hoạt động quảng cáo ngoài trời (Outdoor Advertising) là hoạt động
quảng cáo thương mại của thương nhân. Doanh nghiệp quảng cáo sử dụng các bảng
quảng cáo, băng rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chun quảng cáo, quảng cáo trên loa
phóng thanh và quảng cáo trên các phương tiện giao thông để quảng bá, giới thiệu đến
khách hàng sản phẩm, dịch vụ của mình. Theo tác giả, quy định trong Luật Quảng cáo
3

Nghiên cứu so sánh quy định về quảng cáo Việt Nam và một số nước trên Thế giới (2011), Luật Quảng cáo
Pháp, Điều (418–3), tài liệu từ Website:
/>truy cập ngày 5.5.2013.
4
Xem Điều 14, Luật quảng cáo Nga thông qua ngày 18 tháng 7 năm 1995.
5
Xem tại: truy cập
ngày 7.5.2013.

6
Xem tại: truy cập ngày 03.1.2013.


8
năm 2012 đã cụ thể hóa các phương tiện quảng cáo ngồi trời hiện nay. Tuy nhiên, có
một số hình thức quảng cáo mà theo tác giả nên bổ sung vào các phương tiện quảng cáo
ngồi trời vì tính chất và đặc điểm của nó (phần này tác giả đề cập ở chương 2).
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động quảng cáo ngồi trời
1.1.2.1. Hoạt động quảng cáo ngồi trời khơng phụ thuộc ý chí của người tiếp nhận,
khơng bị chi phối bởi khơng gian, thời gian
Quảng cáo ngồi trời cũng là một phương tiện truyền thơng hiệu quả, thói quen
mua sắm của khách hàng được ảnh hưởng rộng rãi bởi các phương tiện truyền thơng
ngồi trời. Mỗi khách hàng có mỗi lý do khác nhau để đi lại ngoài đường, có thể lý do cá
nhân hay lý do cơng việc mà họ có thể nhìn thấy một bảng biển quảng cáo hay một panơ, băng rơn quảng cáo, hình ảnh quảng cáo trên xe buýt trong vòng 30 giây hoặc hơn
thế. Do nằm tại những địa điểm công cộng, quảng cáo ngoài trời chắc chắn tiếp cận được
với khách hàng. Mọi người khơng thể dùng ý chí để “tắt quảng cáo đó đi” hoặc “ném
quảng cáo đó đi”, dù có thích hay khơng thì họ vẫn phải tiếp xúc với những mẫu quảng
cáo này. Quảng cáo ngoài trời thực sự có một “số lượng người xem bất đắc dĩ”. Thơng
điệp quảng cáo có thực sự phát huy hiệu quả hay không, một phần nhờ vào tần số xuất
hiện. Và tất nhiên, những mẫu quảng cáo ấn tượng sẽ khiến khách hàng chú ý và tìm đến
mua sản phẩm trong thời gian ngắn nhất. Sau đó, yếu tố chất lượng của hàng hóa sẽ là
yếu tố quyết định khách hàng có mua sản phẩm hay không.
Trước sự phát triển không ngừng của hoạt động xúc tiến thương mại, HĐQCNT
có nhiều hình tượng quảng cáo nổi bật, tiêu đề rõ ràng, thiết kế mới lạ. Ngồi ra, hình
thức quảng cáo này khơng bị chi phối về không gian và thời gian, ai cũng có thể thấy,
thời gian sử dụng lại lâu dài, tốn ít chi phí của doanh nghiệp có sản phẩm quảng cáo. Khi
sản phẩm chưa xuất hiện trên thị trường mọi người đã biết đến sản phẩm mặc dù chưa
được sử dụng sản phẩm. Điều này kích thích người tiêu dùng mua hàng để thỏa mãn khả
năng mua sắm của mình. Tuy nhiên, loại hình quảng cáo này lại khơng chi tiết, nên mọi

người thường khơng có được những chi tiết cụ thể về sản phẩm7. Đây cũng là đặc điểm
cho thấy sự khác biệt giữa quảng cáo ngoài trời so với quảng cáo trên các phương tiện
truyền thông khác.
1.1.2.2. Hoạt động quảng cáo phải tuân theo quy hoạch quảng cáo của địa phương
Sự đa dạng về ngành nghề kinh doanh, mở rộng phạm vi ảnh hưởng của
thương hiệu đến đời sống xã hội là mục tiêu mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải

7

Bảo Châu (2008), Lập chiến lược quảng cáo, Nxb Lao động Xã hội, tr.272-273.


9
hướng tới8. Chính vì vậy, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng trong quá trình
tiến hành hoạt động quảng cáo, quy hoạch quảng cáo (QHQC) ở các địa phương được
xúc tiến xây dựng.
Pháp lệnh Quảng cáo được Ủy Ban thường vụ thông qua từ cuối năm 2001.
Tuy nhiên, phải đến năm 2007, đề án chiến lược phát triển quảng cáo Việt Nam đến
năm 2015 mới được phê duyệt theo Quyết định số 1683/QĐ/BVHTTDL ngày
03/12/2007. Năm 2008, để triển khai nội dung đề án, tạo sự thống nhất cho cơng tác
xây dựng QHQC trong cả nước, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT và DL) ban
hành hướng dẫn số 3873 hướng dẫn chi tiết việc xây dựng QHQC cho các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương9. Trên cơ sở đó, một số địa phương đã xây dựng, bổ sung
và hồn thiện QHQC, có đính kèm theo phụ lục về các tuyến đường cho phép quảng
cáo.
Hoạt động quảng cáo ngồi trời cần tn thủ QHQC, vì QHQC có vai trò: (i)
tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động quảng cáo và công tác quản lý nhà nước trong lĩnh
vực này, góp phần đưa hoạt động quảng cáo vào nề nếp, đảm bảo trật tự đơ thị và an
tồn giao thông10. Xuất phát từ thực trạng nhiều tỉnh, thành phố ở Việt Nam tồn tại
nhiều bảng quảng cáo treo khơng đúng nơi quy định, sai kích thước, vi phạm nội

dung, hoặc biển quảng cáo đã hết thời hạn quảng cáo nhưng khơng được tháo dỡ, ảnh
hưởng đến an tồn giao thơng đường bộ. Bên cạnh đó, tờ rơi, quảng cáo rao vặt xuất
hiện mọi lúc mọi nơi gây mất mỹ quan đơ thị, quảng cáo bằng loa phóng thanh xuất
hiện nhiều nơi trên đường phố. Việc xây dựng QHQC góp phần chấn chỉnh thực
trạng trên, đây cũng là đặc điểm đặc trưng mà các loại hình quảng cáo khác khơng có.
(ii) QHQC sẽ là kênh thơng tin trực quan quan trọng, hữu hiệu, phản ánh đầy đủ, kịp
thời sinh động mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới các
tầng lớp nhân dân; phục vụ đắc lực công tác tuyên truyền các sự kiện văn hóa thương mại - du lịch của tỉnh và các địa phương, (iii) quy hoạch sẽ thúc đẩy ngành
công nghiệp quảng cáo thương mại phát triển, (iv) QHQC góp phần lập lại trật tự
cảnh quan đô thị, khu công nghiệp, các trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh
và các địa phương, các tuyến đường giao thông trọng yếu trên địa bàn tỉnh, từng bước
thúc đẩy hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan.
8

Đề án quy hoạch quảng cáo tấm lớn giai đoạn 2006-2010, Sở Văn hóa – Thơng tin (nay là sở Văn hóa Thể
thao và Du lịch Hà Nội).
9
Hướng dẫn số 3873/HD-BVHTTDL ngày 11/11/2008 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch hướng dẫn chi
tiết việc xây dựng quy hoạch quảng cáo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
10
Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quảng cáo, Ủy ban Văn hóa, giáo dục,
thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2011.


10
1.1.2.3. Đặc điểm về chủ thể của hoạt động quảng cáo ngồi trời
Quảng cáo ngồi trời với mục đích chung của quảng cáo là nhằm xúc tiến
thương mại. Theo cách nhận định của các nhà kinh tế Đông Âu, xúc tiến là cơng cụ,
một chính sách thương mại nhằm mục đích làm năng động và gây ảnh hưởng định
hướng giữa người bán và người mua, một hình thức hoạt động tuyên truyền để đạt

mục tiêu thu hút chú ý và chỉ ra những lợi ích của khách hàng tiềm năng về hàng hóa
và dịch vụ11.
Cách quy định về chủ thể của hoạt động quảng cáo thương mại trong Luật
Thương mại 2005 và Luật Quảng cáo 2012 có sự khác biệt. Trong khi Luật Thương
mại năm 2005 chỉ nêu ra quyền và nghĩa vụ đối với ba loại chủ thể là bên thuê quảng
cáo thương mại, bên cung ứng dịch vụ quảng cáo thương mại và người phát hành
quảng cáo thương mại thì Luật Quảng cáo lại tiếp cận khác đi và chi tiết hơn. Cụ thể,
Luật Quảng cáo phân loại các chủ thể gồm: người quảng cáo, người kinh doanh dịch
vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo, người cho thuê địa điểm, phương tiện
quảng cáo, người tiếp nhận quảng cáo. Có sự khác nhau như trên vì Luật Thương mại
khi hỗ trợ thương nhân tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại dưới hình thức
quảng cáo thương mại và nhằm điều chỉnh quan hệ hợp đồng cung ứng dịch vụ, Luật
Quảng cáo lại xây dựng theo hướng nhằm tạo hành lang pháp lý toàn diện cho hoạt
động quảng cáo có trật tự, ổn định và thúc đẩy hoạt động quảng cáo phát triển.
Có nhiều chủ thể tham gia vào hoạt động quảng cáo thương mại ngồi trời với
mục đích, cách thức và tính chất cơng việc khác nhau, cần phân biệt các nhóm chủ
thể này12. Chủ thể của HĐQCNT có thể là thương nhân quảng cáo (người quảng
cáo), thương nhân kinh doanh DVQC, người phát hành quảng cáo, người cho thuê
phương tiện quảng cáo. Tuy nhiên, chủ thể của hoạt động quảng cáo ngồi trời cịn
có nhóm chủ thể là người cho thuê dịch vụ quảng cáo không nhất thiết phải là
thương nhân, vì thực tế cá nhân có vị trí đất cho thuê hoặc cho thuê một số phương
11

Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại (2009), Trường Đại học kinh tế quốc dân, Nxb. Lao Động
Xã Hội, tr.216.
12
Cần phân biệt 2 nhóm chủ thể quảng cáo, thứ nhất, đối với quảng cáo hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ. Trường hợp này người quảng cáo thuê cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ quảng cáo giới thiệu về hoạt
động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của người quảng cáo, người quảng cáo phải có giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh. Tổ chức cá nhân kinh doanh DVQC không được phép thực hiện quảng cáo cho người quảng cáo

nếu người quảng cáo thiếu giấy này. Thứ hai, đối với quảng cáo các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
Trường hợp này cá nhân, tổ chức kinh doanh DVQC phải đảm bảo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà
mình đang thực hiện quảng cáo có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của hàng hóa, dịch vụ
theo quy định pháp luật hiện hành.


11
tiện phục vụ mục đích quảng cáo nhưng họ khơng phải là thương nhân. Ngồi ra,
cịn có những đơn vị không phải là doanh nghiệp chuyên kinh doanh DVQC, nhưng
lại làm những công việc như dựng bảng, biển, băng rôn quảng cáo hoặc dán quảng
cáo trên xe buýt. Nhóm chủ thể này làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp
đồng khốn cơng việc do doanh nghiệp kinh doanh DVQC thuê hoặc doanh nghiệp
có sản phẩm quảng cáo thuê.
Như vậy, với đặc điểm chủ thể của quảng cáo thương mại là thương nhân
cho phép phân biệt quảng cáo thương mại với các hoạt động thông tin, cổ động do
cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội thực hiện nhằm tuyên truyền
đường lối, chủ trương, chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Sau đây
là các đặc điểm về chủ thể tham gia hoạt động quảng cáo ngoài trời:
- Một là, người quảng cáo là tổ chức, cá nhân có nhu cầu quảng cáo về hoạt
động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ của mình. Theo quy định của Luật Quảng cáo
nước Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa năm 1994 (có hiệu lực ngày 01 tháng 02 năm
1995), Điều 2 quy định: “Người quảng cáo được hiểu là một tư cách pháp nhân, dù
là tổ chức kinh tế hay pháp nhân mà mục đích của họ là bán các mặt hàng, dịch vụ
thiết kế, sản xuất hay xuất bản thuộc lĩnh vực quảng cáo”. Tuy nhiên, theo quy định
pháp luật Việt Nam thì chủ thể của hoạt động quảng cáo thương mại phải là thương
nhân. Tùy theo mục đích và sản phẩm quảng cáo khác nhau, người quảng cáo ngồi
trời có thể là người tiến hành hoạt động kinh doanh hàng hóa thường xuyên và liên
tục, hoặc cũng có thể thỉnh thoảng họ mới tiến hành hoạt động này. Ví dụ, một
doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh mặt hàng thủ công mỹ nghệ, họ không chuyên
về quảng cáo, nhưng để khách hàng biết nhiều đến sản phẩm của mình, doanh

nghiệp tự mình thiết kế các mẫu quảng cáo thể hiện trên các bảng hiệu quảng cáo,
sau đó đặt bảng hiệu tại trụ sở doanh nghiệp mình. Riêng đối với tổ chức, cá nhân
nước ngồi muốn quảng cáo thương mại ngoài trời tại Việt Nam cần phải thuê
thương nhân kinh doanh DVQC thương mại Việt Nam thực hiện. Người quảng cáo
chỉ được phép quảng cáo và các tổ chức, cá nhân kinh doanh DVQC chỉ có thể tiến
hành quảng cáo khi đảm bảo các giấy phép, điều kiện thực hiện quảng cáo có liên
quan.
- Hai là, người kinh doanh DVQC ngoài trời là tổ chức, cá nhân thực hiện
một, một số hoặc tất cả các cơng đoạn của q trình hoạt động quảng cáo nhằm mục
đích sinh lời. Dịch vụ quảng cáo là một loại dịch vụ thương mại mà thương nhân
được khai thác để kinh doanh. Do đó thương nhân kinh doanh DVQC thương mại


12
phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu nội dung sản phẩm quảng cáo của
mình vi phạm các nội dung quảng cáo bị cấm tại Luật Thương mại năm 2005 và
Luật Quảng cáo năm 2012, người kinh doanh DVQC phải chấp hành đúng các quy
định về sử dụng phương tiện quảng cáo theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thương nhân hoặc tổ chức, cá nhân kinh doanh DVQC phải đáp ứng các điều kiện
sau:
+ Điều kiện một, doanh nghiệp kinh doanh DVQC nói chung phải có giấy
phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề,
chứng chỉ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc các
yêu cầu khác13. Luật Quảng cáo không đặt ra các yêu cầu về chứng chỉ hành nghề
và các quy định như trong Luật Doanh nghiệp, thay vào đó, Luật này quy định tổ
chức kinh doanh DVQC có nghĩa vụ “hoạt động theo đúng phạm vi, lĩnh vực đã
được quy định trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”. Điều kiện tiên quyết để
kinh doanh DVQC là phải đăng ký ngành nghề kinh doanh với cơ quan có thẩm
quyền và hoạt động trong phạm vi, lĩnh vực ngành nghề đã đăng ký. Điều này có
nghĩa là bất cứ cá nhân, tổ chức nào có “khả năng tiến hành quảng cáo” thì đều có

thể cung ứng DVQC sau khi hoàn tất các thủ tục đăng ký kinh doanh DVQC. Thực
tế cho thấy, hiện nay nhiều cơng ty kinh doanh DVQC ngồi trời cùng một lúc nhận
hợp đồng thực hiện nhiều hình thức quảng cáo, vừa quảng cáo trên bảng, biển, vừa
kinh doanh dịch vụ thiết kế biển hiệu cho tổ chức, cá nhân... Như vậy, nhiều trường
hợp chất lượng các bảng biển quảng cáo ngoài trời chưa đạt, các doanh nghiệp chỉ
chú ý đến số lượng trong khi yếu tố chất lượng bị hạn chế đáng kể.
+ Điều kiện hai, kinh doanh dịch vụ quảng cáo phải được thực hiện trên cơ
sở hợp đồng cung ứng dịch vụ quảng cáo. Kể từ thời điểm Luật Quảng cáo năm
2012 có hiệu lực thi hành, cá nhân và tổ chức kinh doanh quảng cáo tiến hành hoạt
động quảng cáo đều không phải xin cấp phép quảng cáo mà chỉ cần ký hợp đồng
dịch vụ với người quảng cáo, trừ một số trường hợp Luật Quảng cáo quy định, ví dụ
trường hợp xây dựng cơng trình quảng cáo ngồi trời thì phải xin cấp phép. Việc
th dịch vụ quảng cáo thương mại phải được xác lập trên cơ sở hợp đồng bằng văn
bản, đây là sự thỏa thuận giữa bên thuê quảng cáo ngoài trời và bên làm DVQC
thương mại ngoài trời làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ về
quảng cáo hoạt động sản xuất kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ thương mại. Tùy thuộc
vào nội dung, phạm vi sử dụng dịch vụ, hợp đồng quảng cáo thương mại ngoài trời
13

Khoản 2 Điều 7 Luật Doanh nghiệp năm 2005.


13
có thể là hợp đồng dịch vụ trọn gói (doanh nghiệp được thuê thực hiện tất cả công
đoạn, bao gồm thiết kế bảng, biển quảng cáo, cho thuê phương tiện quảng cáo, rồi
phát hành sản phẩm quảng cáo...), hoặc có thể là hợp đồng phát hành quảng cáo hay
hợp đồng cho thuê phương tiện quảng cáo. Qua tìm hiểu, các thương nhân kinh
doanh DVQC khi ký hợp đồng trọn gói có thể ký với một hoặc với một số hợp đồng
với người khác để thực hiện một số công đoạn của hoạt động quảng cáo.
- Ba là, người phát hành quảng cáo. Đây là tổ chức, cá nhân đưa sản phẩm

quảng cáo đến người tiêu dùng. Trong quảng cáo ngoài trời, người phát hành quảng
cáo chính là doanh nghiệp (bao gồm doanh nghiệp quảng cáo, doanh nghiệp kinh
doanh DVQC), cơ quan, tổ chức (khi quảng cáo trên biển hiệu của tổ chức, cá nhân)
sử dụng phương tiện quảng cáo ngoài trời. Để có thể kiểm sốt chặt chẽ quy trình
thực hiện quảng cáo, Luật Quảng cáo năm 2012 bổ sung quy định người kinh doanh
DVQC và người phát hành quảng cáo trước khi thực hiện hợp đồng phải kiểm tra
các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo mà người quảng cáo cung cấp.
- Bốn là, người cho thuê phương tiện quảng cáo. Đây là tổ chức, cá nhân sở
hữu phương tiện quảng cáo. Người cho thuê phương tiện quảng cáo có thể là
thương nhân hoặc khơng phải là thương nhân nhưng đều có quyền lựa chọn khách
hàng cho mình và thu phí từ việc cho th phương tiện quảng cáo theo thỏa thuận
trong hợp đồng. Các phương tiện quảng cáo cho thuê có thể là bảng, biển, mặt bằng
để đặt màn hình chuyên quảng cáo, cho thuê phương tiện vận tải... Hiện nay có
nhiều tranh chấp liên quan đến địa điểm quảng cáo, chất lượng và sự an tồn của
phương tiện quảng cáo chưa có căn cứ đảm bảo. Pháp luật hiện hành quy định rõ:
“Người cho thuê phương tiện quảng cáo phải chịu trách nhiệm về căn cứ pháp lý
của việc cho thuê địa điểm, phương tiện quảng cáo; về chất lượng và an toàn của
phương tiện quảng cáo; thực hiện đúng các nghĩa vụ trong hợp đồng cho thuê địa
điểm, phương tiện quảng cáo đã ký kết”14. Quy định này cụ thể hóa trách nhiệm của
người cho thuê phương tiện quảng cáo, đồng thời đảm bảo tính mạng của người đi
đường bởi những sự cố xảy ra từ phương tiện quảng cáo ngoài trời.
1.1.2.4. Ưu điểm của hoạt động quảng cáo ngoài trời so với các hoạt động
quảng cáo khác
Thông qua những đặc điểm của HĐQCNT (đã đề cập ở mục 1.1.2), và một
số ưu nhược điểm của các hoạt động quảng cáo khác đã cho thấy một số ưu điểm
của quảng cáo ngoài trời. Theo đó, đối với quảng cáo trên báo chí, ưu điểm nổi bật
14

Khoản 2 Điều 15 Luật Quảng cáo năm 2012.



14
quảng cáo trên báo nói chính là giúp doanh nghiệp tạo ra giá trị và ảnh hưởng lập
tức cho một sản phẩm hoặc dịch vụ, nhà quảng cáo sẽ dễ dàng tiếp cận với các khán
giả xem truyền hình. Tuy nhiên, hoạt động quảng cáo này có những điểm hạn chế
hơn so với hoạt động quảng cáo ngồi trời nói riêng và các phương tiện quảng cáo
khác nói chung về chi phí quảng cáo. Quảng cáo báo nói có chi phí cao hơn các loại
hình quảng cáo khác. Chi phí quảng cáo trên báo nói chủ yếu dựa vào 2 yếu tố cơ
bản là số lượng người xem và thời lượng phát sóng chương trình, chi phí dàn dựng
cho một đoạn phim quảng cáo. Doanh nghiệp quảng cáo làm sao để nắm bắt được
thị hiếu của khách hàng, làm sao để khách hàng đang xem một chương trình cố định
khơng phải chuyển kênh khi thấy quảng cáo, đây là câu hỏi mà bất kỳ nhà quảng
cáo nào cũng quan tâm. Một đoạn phim quảng cáo được dàn dựng sơ sài có thể làm
giảm nghiêm trọng thơng điệp quảng cáo, và thậm chí cịn tạo hình ảnh xấu trong
tâm trí khách hàng. Với thời lượng phát sóng trên báo nói ngắn, nhà quảng cáo phải
tính tốn để chuyển tải hết nội dung bức thông điệp đến khán giả. Quảng cáo trên
radio tác động đến thính giác của con người, vì thế để người nghe chú ý đến các
thông điệp quảng cáo trên đài, buộc các nhà quảng cáo phải đưa những mẫu quảng
cáo thực sự độc đáo và ấn tượng. Tuy nhiên, tính chuyên nghiệp trong hoạt động
quảng cáo Việt Nam chưa thể làm được những điều đó. Ngược lại, quảng cáo ngồi
trời có lợi thế là khơng phụ thuộc vào ý chí của người tiếp nhận, khơng bị giới hạn
thời gian xuất hiện nên người đi đường dù muốn hay khơng thì cũng nhìn thấy
chúng. Hơn nữa, chi phí dành cho quảng cáo ngoài trời thấp hơn so với quảng cáo
trên báo nói.
Quảng cáo trên báo in chỉ có thể tác động đến khách hàng qua hình ảnh và
chữ viết, tính năng sản phẩm sẽ được đưa một cách đầy đủ và cụ thể hơn đến người
tiêu dùng thông qua chữ viết và giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn về sản phẩm cũng
như thấy rõ nhu cầu của họ về sản phẩm. Bên cạnh đó, với mỗi tờ báo khác nhau sẽ
có đối tượng đọc báo riêng cho mình, ví dụ có nhiều tờ báo dành riêng cho giới
doanh nhân, báo về thời trang, báo dành riêng cho phụ nữ, báo dành cho người hâm

mộ bóng đá… Ngồi ra, ưu điểm nổi bật của hình thức quảng cáo này thể hiện ở
cách thức chọn báo chí để làm hình thức quảng cáo trong chiến lược và kế hoạch
quảng cáo của mình. Về nhược điểm, số lượng các mẫu quảng cáo quá nhiều làm
người đọc rối mắt. Thông thường đọc giả thường lướt qua để đọc tiêu đề bài báo,
nhiều người bỏ qua phần chữ bên dưới. Hiện nay trong quy định của pháp luật hiện
hành có nhiều quy định hạn chế về hình thức, số trang quảng cáo trên báo chí.


15
Như vậy, nhìn tổng thể các kênh quảng cáo ở Việt Nam đều có điểm mạnh,
điểm yếu riêng, có thể cùng nhau tồn tại chứ không cạnh tranh dẫn đến một trong số
các kênh quảng cáo này khơng có thị trường để tồn tại. Vấn đề là trong lúc các kênh
quảng cáo hiện đại đang dành từng bước, các kênh quảng cáo truyền thống phải biết
tự đổi mới và thích nghi với những thay đổi trong thói quen và thị hiếu người tiêu
dùng15. Quảng cáo ngoài trời cũng đang đứng trước những thách thức đó, dù kết quả
cuối cùng chưa có số liệu chính xác chứng minh tốc độ tăng trưởng kinh tế trong
ngành quảng cáo sau khi các nhà quảng cáo sử dụng các phương tiện quảng cáo
ngoài trời hiện đại như màn hình LCD, màn hình LED… Tuy nhiên, với góc nhìn
của người tiêu dùng, khơng thể phủ nhận tác dụng của phương tiện quảng cáo hiện
đại trong truyền thơng và trong q trình cạnh tranh giữa các thương hiệu. Cũng
phải thừa nhận rằng, các kênh quảng cáo hiện nay luôn bổ sung cho nhau trong một
phương thức mới, tạm dịch là các cổng truyền thơng tích hợp đa phương tiện.
Đặc điểm và tính năng của các loại hình quảng cáo cùng với tầm ảnh hưởng
khác nhau dẫn đến quy định của pháp luật điều chỉnh về hoạt động quảng cáo
thương mại ngồi trời có điểm khác biệt so với các hoạt động quảng cáo khác
(những quy định của pháp luật hiện hành đối với HĐQCNT sẽ được phân tích cụ
thể ở Chương 2). Sự khác biệt về pháp luật điều chỉnh giữa các hoạt động quảng
cáo thông qua các phương tiện quảng cáo khác nhau chủ yếu khác biệt về cơ quan
có thẩm quyền quản lý, trình tự thủ tục cấp phép, tính chất, đặc tính của các loại
hình quảng cáo. Theo đó, Luật Quảng cáo năm 2012 bên cạnh việc quy định quyền

và nghĩa vụ của chủ thể tham gia hoạt động quảng cáo, thì những vấn đề khác đã
được quy định cụ thể và rõ ràng: (i) về hình thức, thời lượng, ngơn ngữ, thẩm
quyền. Ví dụ, diện tích quảng cáo (quảng cáo trên báo in), thời lượng quảng cáo
(quảng cáo trên báo nói), thiết kế, bố trí quảng cáo (quảng cáo trên báo điện tử và
thông tin điện tử), đặt bảng quảng cáo, màn hình chun quảng cáo (quảng cáo
trên bảng, biển, băng rơn, màn hình chuyên quảng cáo)..., (ii) về thẩm quyền quản
lý, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo. Bộ VHTT và
DL chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về hoạt động
quảng cáo, (iii) về các điều kiện cơ bản liên quan đến từng phương tiện quảng cáo,
đối với quảng cáo ngoài trời. Nếu như điều kiện đối với hoạt động quảng cáo trên
bảng quảng cáo, băng rơn, màn hình chun quảng cáo, quảng cáo trên phương tiện
giao thông được quy định theo hướng tách quản lý trên bảng biển quảng cáo, băng
15

Bùi Văn Danh (2008), Tương lai các kênh quảng cáo ở Việt Nam, Tạp chí Nhà quản lý, (05), tr.25.


16
rơn thành 2 khâu (quản lý vị trí và quản lý nội dung quảng cáo) thì các hoạt động
quảng cáo khác phải thỏa mãn các quy định riêng biệt về Luật Báo chí (quảng cáo
trên báo nói, báo hình), về sự đồng ý của người nhận (đối với quảng cáo bằng thư
điện tử...), đảm bảo khả năng từ chối quảng cáo cho người tiếp nhận quảng cáo...
1.2. Vai trò của hoạt động quảng cáo ngoài trời
Tại một số quốc gia, có nhiều quan điểm cho rằng, từ chức năng kinh tế - xã
hội của quảng cáo có thể tìm thấy vai trị nhiều mặt của quảng cáo16.
Thứ nhất, đó là sự thơng tin về hàng hóa, dịch vụ và việc tiêu thụ chúng. Với
ý nghĩa này, quảng cáo mang hình thức của một chào hàng (offer).
Thứ hai, quảng cáo nhằm tâng bốc giá trị hàng hóa, dịch vụ và các điều kiện
nhằm tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.
Hoạt động quảng cáo thương mại ngoài trời ngoài những chức năng chung

của quảng cáo, hoạt động này còn thể hiện ý nghĩa tích cực nhất định đối với hoạt
động kinh doanh của chính doanh nghiệp hoặc đem lại hiệu quả kinh tế cho nhà
nước. Điều này được thể hiện thông qua các vai trị sau đây:
1.2.1. Hoạt động quảng cáo ngồi trời - kênh thông tin truyền thông hiệu quả
Trước đây, quảng cáo ngồi trời được coi là cơng cụ quảng bá chỉ dành riêng
nhắm đến thị trường nhỏ lẻ. Hiện nay, công cụ này được phổ biến khắp thế giới,
dùng chung cho mọi chủng loại sản phẩm tiêu dùng. Quảng cáo ngoài trời xuất hiện
từ thị trường của Mỹ, thị trường Nga, đến thị trường Trung quốc, Nhật, Hàn Quốc
hay Singapo. Đây là một trong những phương pháp quảng cáo hiệu quả và rẻ tiền,
phù hợp với tất cả các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với số lượng
người tiếp nhận quảng cáo tương đối lớn, quảng cáo ngồi trời đã và đang là hình
thức quảng cáo được các nhà kinh doanh nhắm đến.
Vai trị truyền thơng góp phần quan trọng trong việc tạo ra các điều kiện cần
thiết cho sự gặp gỡ giữa cung - cầu trong xã hội. Các phương tiện quảng cáo ngoài
trời ở Việt Nam hiện nay chủ yếu chứa đựng các mẫu quảng cáo cho sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Bảng quảng cáo ngồi trời cịn là một phương
tiện để thực hiện dịch vụ cơng, giúp ích cho cộng đồng. Ở những đất nước phát triển
như Anh, Mỹ và một số quốc gia đã tận dụng tối đa các bảng biển để thực hiện các
dịch vụ công, họ đầu tư không kém so với các khoản đầu tư để quảng cáo thương
mại. Ví dụ, Các nhân viên cảnh sát ở Mỹ - bao gồm FBI đang sử dụng các bảng số
16

A Mokrysz – Olszyn’ska (1984), Ochrona prawna przed nicueciwa reklamas w pan’s stwach
Kapitalistyeznych, RPEIS, nr 1.


17
được cống hiến để tăng thêm sức mạnh cộng đồng nhằm giúp đỡ các gia đình có
người thân mất tích hoặc kêu gọi cộng đồng ra tay giúp đỡ trẻ mồ côi. Hệ thống
cảnh báo dùng để thông báo trẻ em bị bắt cóc hoặc bị lạm dụng, hoặc bảng số hiển

thị lệnh truy nã khẩn cấp cũng xuất hiện nhiều trên các trục đường của Mỹ. Ở Việt
Nam, các bảng, biển thể hiện các nội dung trên hầu như chưa xuất hiện, có chăng
chỉ là các băng rơn tun truyền bảo vệ mơi trường, phịng chống HIV/AIDS, tun
truyền kế hoạch hóa gia đình,… Xét về hiệu quả, các bảng, biển quảng cáo lớn vẫn
phát huy hiệu quả cao độ trong việc truyền tải thông tin.
1.2.2. Hoạt động quảng cáo ngồi trời góp phần nâng cao hình ảnh cho thương hiệu
Thơng qua các phương tiện quảng cáo ngồi trời khác nhau, quảng cáo ngoài
trời giúp thương hiệu của doanh nghiệp đứng vững trên thị trường. Một thương hiệu
được quảng cáo đặc sắc về hình thức, ngắn gọn và cơ đọng về ngơn ngữ sẽ là yếu tố
giúp hình ảnh thương hiệu có chỗ đứng trong lịng khách hàng. Quảng cáo trên bãi
chờ sân bay, hoặc tại các trung tâm mua sắm… chính là những phương tiện truyền
thơng hiệu quả. Đặc biệt trong thời điểm hiện nay, nhiều thành phố lớn ở tất cả các
quốc gia và đang phát triển đều chứng kiến sự xuất hiện của nhiều khu trung tâm
mua sắm, nhiều trạm tàu điện ngầm, các sân bay ở các quốc gia. Điều đó cho thấy
trong tương lai các chủ đầu tư cũng như các nhà quảng cáo sẽ lựa chọn nhiều hơn
nữa hình thức quảng cáo ngồi trời để quảng bá hình ảnh cho sản phẩm, dịch vụ của
doanh nghiệp mình. Quảng cáo ngồi trời có chi phí tương đối rẻ tiền, nhưng hiệu
quả mang lại cho doanh nghiệp quảng cáo nói chung lại tương đối cao. Cùng với sự
tăng trưởng của cơng nghệ, các hình thức quảng cáo ngồi trời hiện nay khơng
giống nhau, các màn hình LED, hình chiếu 3D… tất cả đều được số hóa để làm
phong phú hơn cho hình ảnh của thương hiệu.
1.2.3. Hoạt động quảng cáo ngoài trời tác động đến kinh tế
Quảng cáo ngồi trời và HĐQCNT có tác động đến nền kinh tế Việt Nam
trong thời gian qua. Theo thống kê, năm 2005, doanh thu của ngành quảng cáo là
5.000 tỉ đồng, đến năm 2011 là 20.000 tỷ đồng, bao gồm các lĩnh vực quảng cáo
truyền hình, quảng cáo trực tuyến, báo chí, quảng cáo ngồi trời, tổ chức sự kiện
(event)…Trong đó, doanh thu từ quảng cáo ngồi trời chiếm 15 - 20%17. Điều này
cho thấy, quảng cáo ngoài trời ở Việt Nam đang là thị trường thu hút nhiều dự án
đầu tư của các cơng ty nước ngồi.
17


Xem tại />truy cập ngày 03.12.2012.


18
Tại cuộc hội thảo chuyên ngành quảng cáo do Hiệp hội quảng cáo Việt
Nam (VAA), Viện nghiên cứu đào tạo quảng cáo Việt Nam (ARTI), Báo
Diễn đàn Doanh nghiệp và Báo Tiền Phong phối hợp tổ chức ngày 10
tháng 5 tháng 2013. Công ty nghiên cứu thị trường cho biết, số liệu tăng
trưởng quảng cáo toàn cầu năm 2012 là 4,7% (riêng Châu Á - Thái Bình
Dương là 1,2%). Theo số liệu nghiên cứu của UNDP trong tài liệu thuyết
trình về Luật Quảng cáo tổ chức vào tháng 01/2012. Thị phần quảng cáo
theo các phương tiện năm 2011 của Châu Á - Thái Bình Dương là: TV
41%, internet 16%, ngồi trời 11%, tạp chí 5%, báo 23%, đài 4%. Con số
này ở Việt Nam là: TV 78%, báo 11%, tạp chí 7%, ngồi trời 4%, internet
0%, phim 0% (con số quảng cáo trên internet và phim dù có nhưng khơng
đáng kể). Như vậy, thị phần quảng cáo ngoài trời cũng chiếm tỷ lệ đáng
kể trong tổng số thị phần quảng cáo của Việt Nam nói riêng và Châu Á Thái Bình Dương nói chung. Điều này có tác động nhất định đến nền
kinh tế Việt Nam.
Hàng ngàn doanh nghiệp trong nước đang sử dụng bảng quảng cáo ngoài
trời, quảng cáo trên xe buýt và hưởng những lợi ích từ hoạt động quảng cáo ngoài
trời. Những doanh nghiệp này đang tạo cơng ăn việc làm cho cả triệu người. Thêm
vào đó hàng chục ngàn chủ đất cũng được hưởng các lợi ích kinh tế từ việc cho thuê
biển quảng cáo trên tài sản đất của họ, giúp họ chi trả các khoản thuế, thế chấp và
chi phí sinh hoạt. Có thể nói rằng, bảng, biển quảng cáo cịn có tác dụng làm tăng
giá trị cho đất.
Nếu Luật quy định cấm tất cả các biển quảng cáo, chắc chắn nền kinh tế của
các địa phương sẽ bị tổn thất rất lớn. Thực tế cho thấy, rất nhiều khách hàng tiềm
năng khơng có thời gian để đọc tạp chí, hoặc thậm chí xem các chương trình truyền
hình, các doanh nghiệp tận dụng điểm này để xây dựng biển quảng cáo để gửi thông

điệp quảng cáo đến những người đi đường.
Theo kết luận của một cuộc điều tra về tác dụng của quảng cáo ngồi trời ở
Mỹ, hoạt động quảng cáo ngồi trời cịn có tác dụng phân khúc địa phương. Theo
đó, những phân khúc quan trọng của nền kinh tế địa phương sử dụng biển quảng
cáo, bao gồm các đại lý bảo hiểm, môi giới bất động sản, nhà hàng, ngân hàng, nhà
nghỉ, tiệm xe và các cửa hàng bán lẻ. Trong đó có 1/3 quảng cáo ngồi trời khuyến
khích nền cơng nghiệp du lịch, là ngành công nghiệp hàng đầu của Mỹ. Tương tự
như vậy, đất nước Hawaii mặc dù khơng có bảng quảng cáo, nhưng du lịch ở


19
Hawaii chủ yếu dựa vào bảng quảng cáo ngoài trời. Trong năm 2010, du lịch
Hawaii đã chi hơn 1 triệu USD vào quảng cáo ngoài trời tại Mỹ, chỉ đứng sau
Mexico trong việc quảng bá du lịch. Điều này cho thấy tầm quan trọng của quảng
cáo ngoài trời ở một số nước18. Việt Nam mặc dù điều kiện kinh tế có khác so với
những nước phát triển, tuy vậy chúng ta cũng có nhiều tiềm năng và thế mạnh, điển
hình là du lịch Việt Nam được các nước trong khu vực và trên thế giới quan tâm,
phát triển du lịch thông qua các bảng, biển quảng cáo độc đáo, tinh xảo thì chắc
chắn sẽ góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển mạnh, đồng thời góp phần làm
đẹp mỹ quan đơ thị nếu quảng cáo ngồi trời được quy hoạch hợp lý.
1.3. Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động quảng cáo ngoài trời tại Việt Nam
1.3.1. Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật về hoạt động quảng cáo ngoài trời tại
Việt Nam
Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật về HĐQCNT xuất phát từ sự phát triển kinh
tế, sự hạn chế pháp luật điều chỉnh, đồng thời để phù hợp với cam kết mà Việt nam
cam kết với WTO, phù hợp chủ trương đường lối của Đảng về phát triển nền văn
hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
- Một là, sự phát triển kinh tế và thực trạng hoạt động quảng cáo ngồi trời
địi hỏi phải điều chỉnh pháp luật về HĐQCNT. Trong bối cảnh kinh tế thị trường
hiện nay hoạt động sản xuất hàng hóa dịch vụ ngày càng gia tăng, sản phẩm làm ra

ngày càng nhiều dẫn đến sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất gay gắt về mẫu mã,
chất lượng hàng hóa dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm. Trong đó vấn đề tiêu thụ sản
phẩm rất quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Hiện
nay, mặc dù các doanh nghiệp đang gặp phải tình hình khó khăn chung về kinh tế.
Tuy nhiên, hoạt động quảng cáo nói chung và quảng cáo ngồi trời nói riêng đang
có những bước tiến mới khi các doanh nghiệp trong nước học hỏi kinh nghiệm
nước ngoài và tiếp thu khoa học kỹ thuật tiến bộ. Hoạt động quảng cáo cùng với
sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế thị trường trong xu thế hội nhập quốc tế
đã đánh dấu sự tiến bộ của ngành quảng cáo Việt Nam. Sự phát triển của hoạt
động quảng cáo đã làm thúc đẩy sự gia tăng số lượng doanh nghiệp có chức năng
kinh doanh DVQC tại Việt Nam. Theo thống kê của Bộ VHTT và DL, năm 2010
cả nước đã có gần 7.000 doanh nghiệp. Doanh thu toàn ngành quảng cáo năm 2010

18

Quảng cáo ngoài trời từ A đến Z, OAAA (03/2011), (Tài liệu của Mỹ, do Cục Văn hóa thơng tin cơ sở biên
dịch 2011).


×