Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Pháp luật về bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở việt nam (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (982.83 KB, 61 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI

LÊ THỊ LAN ANH

PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG
THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƢƠNG MẠI

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG
THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

SINH VIÊN THỰC HIỆN: LÊ THỊ LAN ANH
Khóa: 41
MSSV: 1653801011008
GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN: ThS. TĂNG THỊ BÍCH DIỄM

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của Thạc sĩ Tăng Thị Bích Diễm đảm


bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham
khảo. Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 6 năm 2020
Sinh viên thực hiện
(Ký tên)

LÊ THỊ LAN ANH


DANH MỤC VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐƢỢC VIẾT TẮT

BKS

Ban kiểm sốt

CTCP

Cơng ty cổ phần

CĐTS

Cổ đơng thiểu số

CĐPT

Cổ đơng phổ thông


CPPT

Cổ phần phổ thông

ĐHĐCĐ

Đại hội đồng cổ đông



Giám đốc

GCNĐKDN

Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp

HĐQT

Hội đồng quản trị

LDN 2014

Luật Doanh nghiệp 2014

TGĐ

Tổng giám đốc

WB


World Bank


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG
THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM ................................. 6
1.1.
1.1.1.
1.1.2.

Khái niệm và đặc điểm của công ty cổ phần ............................................. 6
Khái niệm của công ty cổ phần ...................................................................... 6
Đặc điểm của công ty cổ phần ....................................................................... 7

1.2.
1.2.1.
1.2.2.

Khái niệm và đặc điểm của cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần....... 9
Khái niệm cổ đông thiểu số ........................................................................... 9
Đặc điểm của cổ đông thiểu số .................................................................... 11

1.3.

Sự cần thiết bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần .................. 12

1.4.

Cơ chế bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ........................... 16
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................ 21
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG THIỂU
SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ22
2.1.
2.1.1.
2.1.2.
2.1.3.

Bảo vệ nhóm quyền về tài sản của cổ đông thiểu số ............................... 22
Quyền ƣu tiên mua cổ phần mới chào bán ................................................... 22
Quyền đƣợc chi trả cổ tức ............................................................................ 23
Quyền định đoạt cổ phần ............................................................................. 27

2.2.
Bảo vệ nhóm quyền về quản trị cơng ty của cổ đông thiểu số ............... 28
2.2.1. Quyền đề cử ngƣời vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát ...................... 28
2.2.2. Quyền yêu cầu triệu tập Đại hội đồng cổ đông ............................................. 30
2.2.3. Quyền tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đơng ................................................... 31
2.3.
2.3.1.
đơng
2.3.2.

Bảo vệ nhóm quyền mang tính chất khắc phục của cổ đông thiểu số ... 34
Quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài hủy nghị quyết của Đại hội đồng cổ
34
Quyền khởi kiện ngƣời quản lý công ty....................................................... 35

2.4.

Bảo vệ nhóm quyền về tiếp cận thơng tin của cổ đông thiểu số ............. 38
2.5.
Bảo vệ cổ đông thiểu số thơng qua việc kiểm sốt các giao dịch có khả
năng tƣ lợi trong công ty cổ phần .......................................................................... 41
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................ 45
KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................................. 46


PHẦN MỞ ĐẦU
1.
Lý do chọn đề tài
Công ty cổ phần (CTCP) ra đời muộn hơn so với các loại công ty đối nhân
nhƣng là hình thức đầu tiên của loại hình cơng ty đối vốn. CTCP xuất hiện đầu tiên
trên thế giới là công ty Đông Ấn (East India Company) của Anh (1600-1874), sau
đó phổ biến ở hầu hết các quốc gia với những tên gọi khác nhau nhƣ ở Pháp là công
ty vô danh (Anonymous Company), ở Mỹ là công ty kinh doanh (Commercial
Corporation), ở Nhật Bản gọi là cơng ty chung cổ phần (Kabushiki Kaisha),…và
chính thức xuất hiện ở Việt Nam vào năm 1990 với tên gọi là CTCP. 1 Trải qua
nhiều thập kỷ, thực tiễn đã chứng minh rằng việc thành lập và phát triển không
ngừng CTCP là một tất yếu khách quan, nhất là trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện
nay, CTCP ln đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế. Bằng phƣơng thức huy
động vốn linh hoạt, loại hình doanh nghiệp này đã và đang thu hút nhiều nhà đầu tƣ
từ cá nhân đến tổ chức trong và ngồi nƣớc. Theo đó, nhà đầu tƣ có nguồn vốn nhỏ,
khơng có khả năng tham gia vào các hoạt động kiểm sốt của cơng ty sẽ trở thành
những cổ đông thiểu số (CĐTS) trong CTCP.
Do bản chất CTCP là công ty đối vốn nên CĐTS dễ bị các cổ đông lớn và
ngƣời quản lý chèn ép, nói theo kiểu ví von của các nhà nghiên cứu đi trƣớc, CĐTS
là những ông chủ “thấp cổ bé họng” ngay trong chính doanh nghiệp của mình. Tuy
vậy, CĐTS vẫn đóng một vai trị nhất định đối với sự phát triển của cơng ty nói
riêng và sự tăng trƣởng của nền kinh tế nói chung. Do đó, khơng sai khi khẳng định

rằng, bảo vệ quyền lợi CĐTS chính là bảo vệ sự sống cịn của CTCP, đồng thời tạo
ra mơi trƣờng kinh doanh an toàn, thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển. Nhận
biết đƣợc điều đó, nhà nƣớc đã và đang không ngừng xây dựng, sửa đổi, bổ sung
các quy định pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi CĐTS, tuy nhiên xét dƣới góc độ lý
luận và thực tiễn, vẫn còn tồn tại một số hạn chế gây trở ngại đáng kể cho sự phát
triển của CTCP và ảnh hƣởng đến môi trƣờng kinh doanh.
Hiện nay, mặc dù đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về đề tài này với những
hƣớng tiếp cận khác nhau nhằm hƣớng đến sự hoàn thiện hệ thống pháp luật và đảm
bảo quyền lợi của CĐTS trên thực tiễn, nhƣng đứng trƣớc sự thay đổi của bối cảnh
mới, tác giả nhận thấy việc khai thác vấn đề sâu hơn nữa là điều thiết yếu. Chính vì
vậy mà tác giả đã chọn đề tài “Pháp luật về bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số
trong công ty cổ phần ở Việt Nam” để nghiên cứu. Cùng với việc tiếp thu có chọn
lọc từ các cơng trình đi trƣớc, tác giả kết hợp nghiên cứu pháp luật hiện hành và
thực tiễn áp dụng, từ đó đƣa ra một số kiến nghị nhằm đảm bảo tốt hơn quyền lợi
1

Từ Thào, “Lịch sử hình thành và phát triển công ty cổ phần trên thế giới và ở Việt Nam”,
truy cập ngày 14/02/2020

1


của CĐTS đồng thời góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc gia trong thời kỳ hội nhập.
2.
Tình hình nghiên cứu
Sau khi tiến hành khảo sát tình hình nghiên cứu trong và ngoài trƣờng học,
tác giả nhận thấy vấn đề pháp luật về bảo vệ quyền lợi của CĐTS trong CTCP ở
Việt Nam đã thu hút đƣợc nhiều học giả nghiên cứu và cho ra đời nhiều cơng trình
khác nhau nhƣ: Sách, luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp, bài viết, tạp chí khoa
học,…Trong đó, có thể kể đến các cơng trình nghiên cứu sau:

Bùi Xn Hải (2011), Luật Doanh nghiệp – bảo vệ cổ đông – Pháp luật và
thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội là sách chuyên khảo có giá trị,
nghiên cứu về vấn đề bảo vệ cổ đơng trong CTCP nói chung. Tuy nhiên, sách
chuyên khảo mới chỉ đề cập đến việc bảo vệ cổ đông mà chƣa khai thác sâu về bảo
vệ CĐTS trong CTCP.
Nguyễn Hoàng Thùy Trang (2009), Bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ
phần – so sánh giữa pháp luật Việt Nam và Vương quốc Anh, Luận văn thạc sĩ luật
học, Trƣờng Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh là cơng trình nghiên cứu, so sánh về
vấn đề bảo vệ CĐTS ở Việt Nam với Vƣơng quốc Anh. Đây là cơng trình nghiên
cứu có sự so sánh song song với pháp luật nƣớc ngồi nên có giá trị tham khảo rộng
rãi trong giới nghiên cứu. Tuy nhiên, vì cơng trình đƣợc ra đời vào năm 2009 nên
vấn đề bảo vệ CĐTS trong CTCP mới chỉ đƣợc khai thác dựa trên Luật Doanh
nghiệp 2005. Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2014 (LDN 2014) đã ra đời và có thời
gian áp dụng trên thực tiễn nên cơng trình cũng bộ lộ một số bất cập nhất định,
không thực sự phù hợp với tình hình mới.
Tác giả Danh Phạm Mỹ Dun (2018) với cơng trình: Pháp luật về bảo vệ cổ
đông thiểu số trong công ty niêm yết, Luận văn thạc sĩ luật học, Trƣờng Đại học
Luật Tp. Hồ Chí Minh đã nghiên cứu các cơ sở lý luận về bảo vệ CĐTS trong công
ty niêm yết và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về bảo vệ CĐTS trong cơng
ty niêm yết, từ đó đƣa ra kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong
quy định pháp luật. Mặc dù cơng trình đạt đƣợc một số thành tựu nhất định song tác
giả chƣa khai thác sâu về vấn đề bảo vệ CĐTS trong CTCP nói chung mà chỉ
nghiên cứu về vấn đề bảo vệ CĐTS trong cơng ty niêm yết.
Ngồi ra, một số cơng trình nghiên cứu cịn có giá trị tham khảo điển hình là:
Đỗ Thái Hán (2012), Bảo vệ cổ đơng thiểu số trong công ty cổ phần ở Việt Nam,
Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học quốc gia Hà Nội – Khoa Luật; Trịnh Thị Lành
(2016), Sự phát triển của pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ
phần ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội –
Khoa Luật; Bùi Mai Quỳnh (2018), Pháp luật về bảo vệ quyền lợi của cổ đông
2



thiểu số trong công ty cổ phần ở Việt Nam, Khóa luận cử nhân luật, Trƣờng Đại học
Luật Tp. Hồ Chí Minh; Qch Thúy Quỳnh (2010), “Quyền của cổ đơng thiểu số
theo pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, số
4/2010, tr. 18-24; Nguyễn Thị Thu Hƣơng (2014), “Nhận diện cổ đông thiểu số
trong cơng ty cổ phần ở Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tƣ pháp, số
7 (268)/2014, tr. 29-31,…
Nhìn chung, hầu hết tác giả có xu hƣớng chỉ rõ những bất cập trong quy định
của pháp luật và thực tiễn áp dụng về bảo vệ CĐTS trong CTCP, từ đó đƣa ra một
số kiến nghị khắc phục. Tuy nhiên, trong bối cảnh LDN 2014 mới ra đời và sự thay
đổi không ngừng của thực tiễn, tác giả nhận thấy cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu
hơn vấn đề để tăng cƣờng bảo vệ quyền lợi của CĐTS ở Việt Nam. Các cơng trình
nghiên cứu trƣớc đó sẽ là nền tảng giúp khóa luận của tác giả thêm hồn thiện hơn.
3.
Mục đích nghiên cứu đề tài
Tác giả thực hiện đề tài này với mục đích nghiên cứu các quy định pháp luật
về bảo vệ CĐTS trong CTCP ở Việt Nam, phân tích thực trạng áp dụng và đề xuất
một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ CĐTS trong
CTCP, gồm có các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
(i)
Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về bảo vệ CĐTS trong CTCP
ở Việt Nam
(ii)
Phân tích thực trạng bảo vệ CĐTS và đƣa ra một số kiến nghị nhằm
đảm bảo tốt hơn quyền lợi của CĐTS trên thực tiễn.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài cịn nhằm mục đích trở thành nguồn tài
liệu có giá trị tham khảo đối với các học giả thực hiện cơng trình nghiên cứu về sau
đồng thời giúp CĐTS hiểu rõ hơn và thực hiện tốt hơn việc bảo vệ quyền lợi của
mình.

4.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tƣợng nghiên cứu: Với phạm vi của luận văn này, tác giả tìm hiểu pháp
luật về bảo vệ quyền lợi của CĐTS trong CTCP, gồm có 02 vấn đề chính sau:
(i)
Thứ nhất, nghiên cứu các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi
của CĐTS trong CTCP dƣới góc độ các văn bản pháp lý hiện hành.
(ii)
Thứ hai, nghiên cứu thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền lợi của
CĐTS trong CTCP.
Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả không nghiên
cứu tất cả các vấn đề liên quan đến bảo vệ CĐTS trong CTCP mà tác giả chỉ tập
trung nghiên cứu trong phạm vi nhƣ sau:

3


(i)

Thứ nhất, nghiên cứu các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi của

CĐTS trong CTCP.
(ii)

Thứ hai, ngoài LDN 2014, vấn đề bảo vệ quyền lợi của CĐTS trong

CTCP còn đƣợc nghiên cứu dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan,
điển hình là: Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Chứng khốn nhƣng trọng tâm là
LDN 2014.
5.

Phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu
Để làm sáng tỏ các quy định pháp luật và thực trạng về bảo vệ CĐTS trong
CTCP từ đó đƣa ra một số kiến nghị hƣớng đến hoàn thiện quy định pháp luật, tác
giả đã sử dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau trong khóa luận, cụ thể
nhƣ sau:
Phƣơng pháp lịch sử: Phƣơng pháp lịch sử đƣợc tác giả sử dụng chủ yếu ở
Chƣơng 1 khi trình bày về khái niệm CTCP và khái niệm CĐTS trong CTCP.
Phƣơng pháp liệt kê: Phƣơng pháp này đƣợc tác giả sử dụng khi trình bày
các vấn đề lý luận chung ở Chƣơng 1 nhƣ khái niệm và đặc điểm của CTCP, khái
niệm và đặc điểm của CĐTS, sự cần thiết bảo vệ CĐTS trong CTCP, cơ chế bảo vệ
CĐTS và những quyền CĐTS đƣợc hƣởng cũng nhƣ một số kiến nghị hoàn thiện
quy định pháp luật ở Chƣơng 2.
Phƣơng pháp so sánh: Tác giả sử dụng phƣơng pháp này trong q trình
phân tích và đƣa ra khái niệm CĐTS trong CTCP. Cụ thể tác giả tiến hành so sánh
các quy định pháp luật có liên quan đến CĐTS trong các văn bản pháp luật (Luật
Các tổ chức tín dụng, Luật Chứng khốn) từ đó rút ra khái niệm của CĐTS trong
CTCP.
Phƣơng pháp phân tích, bình luận: Phƣơng pháp này đƣợc tác giả sử dụng
xuyên suốt trong Chƣơng 1 và Chƣơng 2. Trên cơ sở phân tích các quy định pháp
luật và thực trạng áp dụng bảo vệ CĐTS trong CTCP ở 02 chƣơng, tác giả đã sử
dụng phƣơng pháp bình luận để nhận xét về tính hợp lý, sự bất cập của các định
pháp luật về bảo vệ CĐTS đồng thời đánh giá về mức độ bảo vệ CĐTS trên thực
tiễn.
Phƣơng pháp quy nạp, tổng hợp: Sau khi tiến hành phân tích và bình luận
các vấn đề ở Chƣơng 1 và Chƣơng 2, tác giả tiến hành tổng hợp lại nội dung của
mỗi mục đồng thời đƣa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật và
khắc phục những hạn chế trên thực tiễn về việc bảo vệ CĐTS trong CTCP. Bên
cạnh đó, tác giả cũng sử dụng phƣơng pháp này trong phần kết luận mỗi chƣơng và
kết luận chung, giúp ngƣời đọc dễ dàng nắm bắt đƣợc nội dung mà tác giả đúc kết
đƣợc.

4


6.
Bố cục tổng quát của khóa luận
Bố cục tổng quát của khóa luận gồm 2 chƣơng:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận chung về bảo vệ cổ đông thiểu số trong
công ty cổ phần ở Việt Nam.
Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ
phần ở Việt Nam và một số kiến nghị.

5


CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG
THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM
1.1. Khái niệm và đặc điểm của công ty cổ phần
1.1.1. Khái niệm của công ty cổ phần
Công ty cổ phần (CTCP) là loại hình đặc trƣng của cơng ty đối vốn. Với ƣu
điểm của mình, CTCP trở nên phổ biến ở hầu hết các nƣớc, trong đó có Việt Nam.
CTCP thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ tham gia góp vốn và đóng vai trị quan trọng
đối với nền kinh tế đất nƣớc. Do ảnh hƣởng từ nhiều yếu tố nhƣ: tình hình chính trị,
kinh tế, xã hội,… chính sách quốc gia và lối tƣ duy của nhà làm luật mà định nghĩa
về CTCP ở các nƣớc có sự khác nhau. Ở Việt Nam, “cho đến khi Luật cơng ty đƣợc
ban hành ngày 21/12/1990, hình thức CTCP mới chính thức đƣợc quy định cụ thể” 2,
trải qua các thời kỳ chỉnh sửa, bổ sung, khái niệm CTCP từng bƣớc đƣợc hoàn thiện
và phù hợp với thực tiễn. Hiện nay, khái niệm CTCP đƣợc ghi nhận trong LDN
2014.
Khái niệm CTCP đƣợc quy định bằng phƣơng pháp liệt kê, thể hiện đầy đủ
các khía cạnh cốt lõi của loại hình công ty này. Theo luật định, CTCP đƣợc định

nghĩa dựa trên 03 đặc điểm ngắn gọn nhƣ sau:
Thứ nhất, CTCP là doanh nghiệp, trong đó:
(i)
“Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ
3
phẩn.” Các nhà đầu tƣ góp phần tăng vốn điều lệ thơng qua việc mua cổ phần, tạo
ra nguồn vốn dồi dào để CTCP chủ động trong q trình sản xuất kinh doanh.
(ii)
“Cổ đơng có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03
và không hạn chế số lượng tối đa.”4 Với quy định này có thể thấy pháp luật khơng
hạn chế đối tƣợng tham gia góp vốn vào cơng ty, từ tổ chức đến cá nhân trong và
ngồi nƣớc đều có thể trở thành cổ đơng tìm kiếm lợi nhuận trên phần vốn góp của
mình. Việc pháp luật khơng giới hạn số lƣợng tối đa cổ đơng góp vốn tạo điều kiện
cho CTCP có thêm nguồn vốn dồi dào phục vụ cho mục đích phát triển kinh doanh.
(iii)
“Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.”5 CTCP là
một loại hình doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm tài sản hữu hạn nên các cổ đông
chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong khuôn khổ cổ
phần mà họ sở hữu trong công ty. Các tài sản khác thuộc quyền sở hữu của cổ đơng
khơng góp vốn vào cơng ty sẽ khơng đƣa vào để chịu trách nhiệm.
2

Từ Thảo, tlđd (1), truy cập ngày 14/02/2020
Điểm a Khoản 1 Điều 110 LDN 2014
4
Điểm b Khoản 1 Điều 110 LDN 2014
5
Điểm c Khoản 1 Điều 110 LDN 2014
3


6


(iv)

“Cổ đơng có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người

khác, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 119 và Khoản 1 Điều 126 của LDN
2014.”6 Theo luật định, các cổ đơng trong CTCP có thể chuyển nhƣợng cổ phần mà
mình sở hữu vào bất cứ lúc nào và cho bất cứ ai. Tuy nhiên, cần phải lƣu ý trƣờng
hợp hạn chế chuyển nhƣợng đối với các cổ đông sáng lập trong thời hạn 03 năm kể
từ ngày công ty đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (GCNĐKDN) và
khi Điều lệ có quy định.
Thứ hai, “CTCP có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp GCNĐKDN.”7
Sau khi đáp ứng các điều kiện luật định, CTCP sẽ có tƣ cách pháp nhân kể từ thời
điểm đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cấp GCNĐKDN.
Thứ ba, “CTCP có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.”8
Theo đó, CTCP có quyền phát hành cổ phần các loại nhƣ cổ phiếu, trái phiếu,… để
huy động vốn. Đây là một trong những nét đặc trƣng cho thấy khả năng huy động
vốn đa dạng chỉ xuất hiện ở CTCP.
Hiện nay, các chuyên gia cũng nhƣ nhà nghiên cứu luật học đã và đang đƣa
ra nhiều khái niệm khác nhau về CTCP dựa trên nền tảng quy định của LDN 2014.
Tuy nhiên, những khái niệm đƣợc tổng hợp chỉ mang tính chất tƣơng đối, bởi lẽ
muốn xây dựng một khái niệm có cái nhìn tổng quan về CTCP là điều không dễ
dàng. Trải qua các thời kỳ lịch sử, tuy khái niệm CTCP đƣợc ghi nhận thông qua
phƣơng pháp liệt kê thành các khoản, các điểm nhƣng đã phản ánh đƣợc đầy đủ
những khía cạnh về loại hình doanh nghiệp này. Việc quy định nhƣ vậy khơng chỉ
phù hợp với tình hình thức tiễn mà cịn có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà
nghiên cứu, các độc giả trong việc hình dung và tìm hiểu về loại hình CTCP.

1.1.2. Đặc điểm của cơng ty cổ phần
Do đƣợc thành lập theo quy định của pháp luật quốc gia nên các loại hình
cơng ty ở Việt Nam nhìn chung đều mang những đặc điểm của một doanh nghiệp
điển hình nhƣ “có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập
theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.”9 Bên cạnh đặc điểm
chung, mỗi loại hình doanh nghiệp cịn có đặc điểm riêng. Tƣơng tự, CTCP ở nƣớc
ta cũng có những nét đặc trƣng so với các loại hình công ty khác và đƣợc điều chỉnh
bởi các quy định pháp luật riêng biệt. Cụ thể nhƣ sau:
Về cổ đông của công ty: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 LDN 2014: “Cổ
đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của CTCP.” Nói một cách
6

Điểm d Khoản 1 Điều 110 LDN 2014
Khoản 2 Điều 110 LDN 2014
8
Khoản 3 Điều 110 LDN 2014
9
Khoản 7 Điều 4 LDN 2014
7

7


khác, cá nhân, tổ chức sẽ trở thành cổ đông khi góp vốn vào CTCP dƣới hình thức
mua cổ phần. Khi góp vốn vào cơng ty, quyền sở hữu của cổ đơng sẽ đƣợc chuyển
sang cho cơng ty cịn các cổ đông sẽ trở thành đồng chủ sở hữu của cơng ty. Quyền
và lợi ích của các cổ đơng tƣơng ứng với phần vốn góp của mình. Số lƣợng cổ đông
trong CTCP tối thiểu là 03 và không hạn chế số lƣợng tối đa thành viên tham gia
góp vốn nên có thể mở rộng quy mơ sản xuất kinh doanh tùy theo nhu cầu của công
ty. Tuy nhiên, số lƣợng cổ đông lớn sẽ khiến cho công tác quản lý cơng ty có phần

phức tạp. Khả năng bảo mật kinh doanh khơng cao, tình hình tài chính khó đƣợc
đảm bảo do thiếu tính kiểm sốt và minh bạch.
Về vốn điều lệ của công ty: Theo Khoản 1 Điều 111 LDN 2014 quy định:
“Vốn điều lệ CTCP là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ
của CTCP tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ
phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.” Vốn điều
lệ của công ty đƣợc chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Nhà đầu tƣ góp
phần tăng vốn điều lệ cơng ty thơng qua hình thức mua cổ phần. Trong quá trình
hoạt động, mức vốn điều lệ của cơng ty có thể thay đổi tùy vào tình hình kinh doanh
và quyết định của các nhà đầu tƣ.
Về chuyển nhượng cổ phần của cổ đông: Điểm d Khoản 1 Điều 110 LDN
2014 quy định: “Cổ đơng có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho
người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của
Luật này.” Theo luật định, ngoài trƣờng hợp hạn chế chuyển nhƣợng cổ phần đối
với cổ đông sáng lập trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty đƣợc cấp
GCNĐKDN và khi Điều lệ có quy định thì cổ đơng đƣợc quyền tự do chuyển
nhƣợng cổ phần của mình vào bất cứ lúc nào và không bị giới hạn về đối tƣợng
nhận chuyển nhƣợng cũng nhƣ số lƣợng cổ phần chuyển nhƣợng. Với quy định này,
cổ đơng có quyền tự do định đoạt cổ phần sở hữu và chủ động trong việc đầu tƣ,
bảo tồn đƣợc đồng vốn khi mơi trƣờng kinh doanh khơng cịn phù hợp với nhu cầu
lợi ích của họ.
Về chế độ trách nhiệm tài sản của cơng ty: CTCP là loại hình doanh nghiệp
có chế độ trách nhiệm tài sản hữu hạn. Cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ
bằng số vốn đã góp vào cơng ty. Nói một cách khác, các cổ đơng chỉ phải chịu trách
nhiệm về tài sản trong khuôn khổ giá trị cổ phần mà họ sở hữu. Do đó, so với các
doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm tài sản vơ hạn, mức độ rủi ro của cổ đơng góp
vốn vào CTCP là không cao. Việc quy định nhƣ vậy đã tạo nên sức “hấp dẫn” của
CTCP, thu hút đƣợc các nhà nhà đầu tƣ từ tổ chức đến cá nhân trong và ngoài nƣớc,
đồng thời cũng “là cách pháp luật khuyến khích ngƣời dân tham gia kinh doanh để
8



phát triển kinh tế.”10
Về khả năng huy động vốn của cơng ty: So với các loại hình doanh nghiệp
khác, CTCP có khả năng huy động vốn linh hoạt. Theo quy định tại Khoản 3 Điều
110 LDN 2014: “CTCP có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.”
Việc phát hành cổ phần các loại ra công chúng để huy động vốn là nét đặc trƣng chỉ
có ở CTCP. Qua đó, CTCP thu hút đƣợc nguồn vốn dồi dào từ nhiều nhà đầu tƣ
khác nhau, thúc đẩy sự phát triển của công ty.
Về tư cách pháp nhân của công ty: Khoản 1 Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 có
quy định một tổ chức đƣợc cơng nhận là pháp nhân khi thỏa mãn đầy đủ 04 điều
kiện: “Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; Có cơ
cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này; Có tài sản độc lập với cá
nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; Nhân danh
mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.” Nhƣ vậy, khi CTCP đáp ứng
đƣợc các điều kiện trên sẽ có tƣ cách pháp nhân, mà cụ thể theo Khoản 2 Điều 110
LDN 2014, thời điểm “CTCP có tư cách pháp nhân là kể từ ngày được cấp
GCNĐKDN” của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.
Tóm lại, bên cạnh những đặc điểm chung vốn có của một doanh nghiệp,
CTCP cịn có những đặc điểm riêng, tạo nên điểm khác biệt giữa loại hình doanh
nghiệp này với các loại hình doanh nghiệp khác. Thơng qua các đặc điểm đó, các
chun gia dễ dàng nghiên cứu sâu hơn về bản chất của cơng ty đối vốn điển hình
cịn các nhà sáng lập, các nhà đầu tƣ có thể nhận thức đƣợc ƣu và nhƣợc điểm của
CTCP trƣớc khi đƣa ra quyết định thành lập doanh nghiệp cũng nhƣ tham gia góp
vốn.
1.2. Khái niệm và đặc điểm của cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần
1.2.1. Khái niệm cổ đông thiểu số
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của CĐTS đối với sự phát triển của CTCP
nói riêng và đối với sự thúc đẩy nền kinh tế quốc gia nói chung, nhiều quốc gia trên
thế giới, trong đó có Việt Nam đều quan tâm đến nhóm cổ đơng này. Tuy nhiên, do

xuất phát từ nhiều yếu tố khách quan: tình hình kinh tế, chính trị, xã hội,… và yếu
tố chủ quan mà khái niệm về CĐTS ở các quốc gia cũng có sự khác nhau. Sẽ khơng
có một định nghĩa chung nào về CĐTS thực sự phù hợp và đƣợc thừa nhận rộng rãi
ở tất cả các quốc gia và nếu có ai đó cố gắng đƣa ra định nghĩa về CĐTS thì chỉ là
định nghĩa về một phạm trù mang tính tƣơng đối.11 Cụ thể, theo Uỷ ban Luật pháp
10

Đỗ Thái Hán (2012), Bảo vệ Cổ đông thiểu số trong Công ty Cổ phần ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật
học, Đại học Quốc gia Hà Nội – Khoa Luật, tr. 3
11
Bùi Xuân Hải (2011), Luật Doanh nghiệp – bảo vệ cổ đông – Pháp luật và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính
trị quốc gia, Hà Nội, tr. 30

9


của Anh (Law commission) CĐTS đƣợc hiểu một cách đơn thuần là một hay nhiều
cổ đông không sở hữu đa số cổ phiếu có quyền biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông
(ĐHĐCĐ).12 Ở Pháp, CĐTS đƣợc coi là cổ đông sở hữu nhỏ hơn một phần ba số
vốn và số cổ phiếu biểu quyết so với cổ đông đa số, khơng có khả năng tác động
hay chi phối đến các quyết định của cơng ty, nhƣng cũng có quan điểm nhận định
rằng cổ đông sở hữu nhỏ hơn 50% số phiếu có quyền biểu quyết của cơng ty là
CĐTS.13
Ở Việt Nam, chƣa có một văn bản pháp lý nào ghi nhận khái niệm về CĐTS.
Khái niệm CĐTS chủ yếu đƣợc xây dựng dựa trên quan điểm của mỗi tác giả
nghiên cứu và vì dựa trên quan điểm của mỗi ngƣời nên khái niệm về CĐTS cịn
mang tính chủ quan. “Trong suốt nhiều năm qua mặc dù đã cố gắng xây dựng một
khung pháp lý hoàn thiện để bảo vệ CĐTS nhƣng cho đến nay pháp luật Việt Nam
vẫn chƣa có một khái niệm chung thống nhất về CĐTS.”14
Hiện nay, LDN 2014 chƣa đƣa ra một khái niệm cụ thể, rõ ràng nào về

CĐTS. Nhƣng, Luật Chứng khốn có đƣa ra định nghĩa về cổ đông lớn nhƣ sau:
“Cổ đông lớn là cổ đông sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của
một tổ chức phát hành.”15 Tƣơng tự, Luật Các tổ chức tín dụng 2010 cũng quy
định: “Cổ đơng lớn của tổ chức tín dụng cổ phần là cổ đông sở hữu trực tiếp, gián
tiếp từ 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của tổ chức tín dụng cổ phần
đó.”16 Từ các định nghĩa này, có thể suy luận đƣợc cổ đơng nắm giữ dƣới 5% tổng
số cổ phần có quyền biểu quyết hiển nhiên là CĐTS. Tuy vậy đối với CTCP, nhất là
CTCP có số lƣợng cổ đơng lớn thì việc đƣa ra một định lƣợng cụ thể để nhận diện
CĐTS sẽ tạo nên sự bất cập. Bởi lẽ, cổ đơng sở hữu dƣới 5% tổng số cổ phần có
quyền biểu quyết tại CTCP có nhiều cổ đơng cùng góp vốn thì tỷ lệ này chƣa hẳn là
nhỏ nên việc xem họ là CĐTS mà không phải là cổ đông lớn là chƣa thực sự hợp lý.
Thiết nghĩ để hạn chế sự bất cập này, pháp luật nên để mỗi doanh nghiệp tự quyết
định tỷ lệ sở hữu vốn góp của CĐTS thay vì áp đặt một tỷ lệ chung cho tất cả các
doanh nghiệp.
Thậm chí khi nhà làm luật cố gắng đƣa ra một tỷ lệ cụ thể thì cũng khơng có
đầy đủ tiêu chí để kết luận rằng một cổ đơng có là CĐTS hay khơng, bởi lẽ “thuật

12

Nguyễn Hồng Thùy Trang (2009), Bảo vệ cổ đơng thiểu số trong công ty cổ phần – so sánh giữa pháp
luật Việt Nam và Vương quốc Anh, Luận văn thạc sĩ luật Học, Trƣờng Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr. 6
13
Nguyễn Thị Thu Hƣơng (2014), “Nhận diện cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở Việt Nam”, Tạp chí
Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tƣ pháp, số 7 (268)/2014, tr. 29
14
Nguyễn Thị Thúy Hằng (2009), Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần, Khóa luận cử
nhân luật, Trƣờng Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr. 6-7
15
Khoản 18 Điều 4 Luật Chứng Khoán 2019
16

Khoản 26 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010

10


ngữ “Thiểu số” không nhằm ám chỉ số lƣợng cổ đơng.” 17 Và “nếu khơng tính đến
khả năng kiểm sốt cơng ty thì bản thân số lƣợng cổ phần khơng thể xác định đƣợc
vị trí của cổ đơng là CĐTS hay cổ đơng đa số.”18 Tƣơng tự, có ý kiến cho rằng việc
xác định CĐTS phải đồng thời dựa trên tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đơng đó trong
vốn điều lệ và sức ảnh hƣởng của họ khi biểu quyết thơng qua các quyết định hay
chính sách của công ty.19
Theo quan điểm của hầu hết các tác giả nghiên cứu đều cho thấy để kết luận
một cổ đông là CĐTS mà chỉ dựa vào yếu tố số lƣợng cổ phần họ sở hữu là không
đủ mà cần phải xét trên cả hai khía cạnh: Thứ nhất, số lƣợng cổ phần sở hữu của cổ
đông trong CTCP; Thứ hai, khả năng kiểm sốt của cổ đơng trong CTCP. Việc xét
một trong hai yếu tố sẽ tạo ra một số bất cập và không phản ánh đƣợc đầy đủ bản
chất của CĐTS.
Từ quan điểm trên, tác giả nhận thấy việc xác định CĐTS dựa vào hai yếu tố
là đúng đắn và phù hợp. Trong khuôn khổ hạn chế của luận văn, tác giả xin đƣa ra
khái niệm CĐTS dựa trên nền tảng phân tích của nhà nghiên cứu đi trƣớc nhƣ sau:
“CĐTS trong CTCP là cổ đông sở hữu một tỷ lệ nhỏ cổ phần và khơng có khả năng
tham gia vào các hoạt động kiểm sốt cơng ty.”
1.2.2. Đặc điểm của cổ đông thiểu số
Nhà đầu tƣ sẽ trở thành một cổ đơng của CTCP khi sở hữu ít nhất một cổ
phần của cơng ty. Ngồi những đặc điểm chung vốn có của cổ đơng phổ thơng
(CĐPT) thì CĐTS cịn có những đặc điểm riêng:
Thứ nhất, CĐTS trong CTCP có số lượng lớn. Là một loại hình đặc trƣng
của cơng ty đối vốn nên CTCP có khả năng huy vốn đa dạng hơn so với các loại
hình cơng ty khác. Theo đó, CTCP đƣợc quyền phát hành cổ phần các loại: cổ
phiếu, trái phiếu,… để huy động vốn rộng rãi từ công chúng. Đồng thời, điều kiện

về sở hữu vốn góp đối với cổ đơng là ít nhất một cổ phần đã tạo điều kiện cho nhiều
nhà đầu tƣ rót vốn vào cơng ty, đặc biệt là các nhà đầu sở hữu ít vốn mong muốn có
mơi trƣờng kinh doanh năng động để tìm kiếm lợi nhuận. Vì vậy, khơng khó hiểu
CĐTS lại chiếm số lƣợng lớn trong CTCP.
Thứ hai, CĐTS trong CTCP thường là nhà đầu tư nhỏ lẻ, cá nhân có nguồn
vốn nhàn rỗi. CTCP là loại hình kinh doanh điển hình nhất của cơng ty đối vốn, ở
đó, để trở thành đồng chủ sở hữu, các cổ đơng sẽ góp vốn thơng qua việc sở hữu ít
nhất một cổ phần của công ty. Nhƣ vậy, việc nhà đầu muốn trở thành một cổ đơng
17

Nguyễn Ngọc Bích (2004), Luật Doanh nghiệp – Vốn và quản lý trong cơng ty cổ phần, Nhà xuất bản Trẻ,
tr. 251
18
Nguyễn Hồng Thuỳ Trang (2009), tlđd (12), tr. 12
19
Bùi Xuân Hải (2011), tlđd (11), tr. 129

11


trong CTCP khơng phải là vấn đề khó khăn. Chính điều này đã tạo nên “sức hút”
của CTCP đối với các nhà đầu tƣ. Ngồi các nhà đầu tƣ có nguồn vốn dồi dào hay
có trình độ học thức, hiểu biết cao thì nhiều nhà đầu tƣ nhỏ lẻ, cá nhân có nguồn
vốn nhàn rỗi đều có cơ hội đầu tƣ đồng vốn của mình vào CTCP để thu lợi nhuận.
Thay vì để tiền “đóng băng”, các nhà đầu tƣ nhỏ lẻ, cá nhân có nguồn vốn nhàn rỗi
đều có ý định đầu tƣ để sinh lời, mà sự lựa chọn phổ biến là góp vốn vào CTCP.
Thứ ba, CĐTS trong CTCP có tỷ lệ sở hữu cổ phần nhỏ. Nhƣ đã phân tích ở
trên, CĐTS đa phần là những nhà đầu tƣ nhỏ lẻ, những cá nhân có nguồn vốn nhàn
rỗi. Những nhà đầu tƣ này góp vốn vào CTCP với mục tiêu lớn nhất là tìm kiếm lợi
nhuận, trong khi đó, CTCP lại mang bản chất của loại hình cơng ty đối vốn, CĐTS

khơng có nguồn vốn dồi dào nên phần vốn góp vào CTCP chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ.
Thứ tư, CĐTS trong CTCP thường thiếu sự liên kết chặt chẽ. CĐTS đa số là
những nhà đầu nhỏ lẻ, họ chỉ quan tâm đến giá trị tăng giảm của cổ phiếu, đến khả
năng bảo toàn của đồng vốn và sinh lời của nó.20 CĐTS đều đầu tƣ vốn vì lợi ích
riêng của bản thân nên khó có thể kết nối họ lại với nhau. Tiếp đó, CĐTS trong
CTCP rất nhiều, có CTCP lên đến hàng nghìn, hàng vạn cổ đơng, việc liên kết các
CĐTS thành các nhóm cổ đông không phải là vấn đề dễ dàng. Hơn nữa, CĐTS tuy
chiếm đa phần trong CTCP nhƣng hầu nhƣ đều là nhà đầu tƣ nhỏ lẻ, trình độ hiểu
biết giữa họ sẽ có sự chênh lệch nhất định và có nhiều mặt hạn chế hơn so với các
cổ đông lớn. Do vậy không phải tất cả các CĐTS đều ý thức đƣợc tầm quan trọng
của việc liên kết lại với nhau.
Bên cạnh những đặc điểm chung của CĐPT, CĐTS còn có những đặc điểm
riêng làm nên nét đặc trƣng cho CĐTS. Họ là thành phần chiếm số lƣợng lớn trong
CTCP, xuất phát điểm chủ yếu là những nhà đầu tƣ nhỏ lẻ hay các cá nhân có
nguồn vốn nhàn rỗi, chiếm tỷ lệ cổ phần nhỏ trong vốn điều lệ và giữa họ thƣờng
thiếu sự liên kết với nhau. Từ phân tích trên có thể thấy đƣợc sự hạn chế nhất định
của CĐTS tuy nhiên không thể phủ nhận đƣợc tầm quan trọng của nhóm cổ đơng
này đối với sự phát triển của CTCP cũng nhƣ nền kinh tế quốc gia.
1.3. Sự cần thiết bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần
Vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đơng trong CTCP, đặc biệt
là CĐTS đƣợc các nƣớc ngày càng chú trọng. Các quốc gia nói chung, Việt Nam
nói riêng đã và đang khơng ngừng thay đổi chính sách nhằm đảm bảo đầy đủ quyền
lợi hợp pháp và nâng cao vai trò của CĐTS trong CTCP. “Theo ghi nhận của Ngân
hàng Thế giới (WB) tại Báo cáo Doing Business 2017, kể từ năm 2005, đã có 166
hành động cải cách của 100 nền kinh tế thế giới liên quan đến quản trị doanh
20

Trịnh Thị Lành (2016), Sự phát triển của Pháp luật về Bảo vệ cổ đông thiểu số trong Công ty cổ phần ở
Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội – Khoa Luật, tr. 14


12


nghiệp; kể từ năm 2013, có 54 nền kinh tế thực hiện 63 thay đổi về pháp lý để nâng
cao sự bảo vệ đối với CĐTS.”21 Bên cạnh đó, việc bảo vệ CĐTS không chỉ đƣợc
ghi nhận trong các văn bản pháp luật quốc gia mà còn đƣợc thể hiện thông qua các
quy định hay Điều lệ công ty.
Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là bảo vệ CĐTS trong CTCP đƣợc hiểu nhƣ thế
nào để công việc bảo vệ CĐTS đƣợc thực hiện một cách đúng đắn, hợp lý. Hiện
nay, chƣa có văn bản quy phạm pháp luật nào ở Việt Nam đƣa ra một khái niệm
khái quát về bảo vệ CĐTS trong CTCP. Khái niệm này chủ yếu mới chỉ đƣợc xây
dựng dựa trên sự suy luận, đúc kết của mỗi nhà nghiên cứu. Song nhìn chung, quan
điểm của các tác giả đều chú trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của CĐTS, bảo
vệ họ trƣớc sự lạm quyền của ngƣời quản lý công ty và sự áp đảo của các cổ đơng
kiểm sốt. Điển hình là quan điểm “bảo vệ CĐTS là bảo vệ đầy đủ các quyền và lợi
ích hợp pháp của họ; hạn chế và ngăn chặn cổ đông lớn, ngƣời quản lý chiếm đoạt
lợi ích hợp pháp của CĐTS.”22 Trên nền tảng nghiên cứu trƣớc đó, tác giả xin đƣa
ra quan điểm cá nhân về bảo vệ CĐTS trong CTCP nhƣ sau: “Bảo vệ CĐTS là sự
hạn chế việc lạm quyền của người quản lý công ty, sự áp đảo của các cổ đơng lớn
nhằm mục đích bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của CĐTS trong CTCP.”
Từ quan điểm trên, tác giả nhận thấy cần phải bảo vệ CĐTS bởi vì:
Thứ nhất, sự cần thiết bảo vệ CĐTS xuất phát từ nguy cơ bị xâm hại về
quyền và lợi ích hợp pháp của CĐTS trong CTCP. CĐTS là những nhà đầu tƣ có
phần vốn góp nhỏ và khơng có khả năng tham gia kiểm soát các hoạt động của cơng
ty. Chính vì lẽ đó, CĐTS có nguy cơ bị xâm hại về quyền và lợi ích hợp pháp từ
ngƣời quản lý công ty và các cổ đông đa số.
“Theo tinh thần của pháp luật mọi cổ đơng đều có quyền đƣợc đối xử công
bằng do vậy khi đặt ra vấn đề bảo vệ cổ đơng thì cần phải bảo vệ cổ đông lớn và
CĐTS.”23 Tuy nhiên, xét trong mối quan hệ giữa cổ đơng lớn và CĐTS thì CĐTS
lại là thành phần “thấp cổ bé họng” cần đƣợc bảo vệ. Với ƣu thế về vốn góp, các cổ

đơng lớn khơng chỉ tự bảo vệ đƣợc quyền lợi của mình mà cịn thực hiện nhiều hoạt
động vì lợi ích cá nhân, gây ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của CĐTS
bằng các thủ đoạn tinh vi, điển hình nhƣ: lạm dụng quyền lực đƣa ra những quyết
định, chính sách có lợi cho mình thơng qua Hội đồng quản trị (HĐQT); sử dụng
nhiều cách khác nhau nhằm hạn chế và tƣớc đoạt quyền của CĐTS, lạm dụng thông
21

Lê Thị Xuân Huế, “Bảo vệ cổ đông thiểu số trong quản trị doanh nghiệp – Kinh nghiệm Quốc tế và khuyến
nghị đối với Việt Nam”, truy cập ngày
10/3/2020
22
Trịnh Thị Lành (2016), tlđd (20), tr. 13
23
Trịnh Thị Lành (2016), tlđd (20), tr. 13

13


tin để thực hiện các giao dịch tƣ lợi,…24 Trƣớc tình hình đó, vấn đề đặt ra là cần
phải bảo vệ quyền và lợi ích của CĐTS một cách triệt để, tránh sự bành trƣớng
quyền lực của các cổ đa số áp đặt lên công ty mà ngƣời bị thiệt hại trực tiếp chính là
các CĐTS hiện hữu.
CTCP là hình thức kinh doanh điển hình nhất về loại cơng ty đối vốn, các cổ
đơng góp vốn vào cơng ty bằng cách mua cổ phần để trở thành đồng chủ sở hữu của
công ty. Tuy nhiên, đặc trƣng của CTCP là có sự tách bạch giữa quyền sở hữu và
chức năng quản lý điều hành. Chính sự tách bạch đó đã dẫn đến sự lạm quyền của
ngƣời quản lý công ty (bao gồm HĐQT, Ban giám đốc và các chức danh khác), dễ
dàng xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông, nhất là các CĐTS.
Bởi lẽ, không phải trong mọi trƣờng hợp ngƣời quản lý công ty đều hành động vì
quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đơng nói chung, CĐTS nói riêng. Mặt khác,

khi những ngƣời quản lý công ty bị chi phối bởi các cổ đông lớn, chẳng hạn nhƣ
phê duyệt các chính sách, báo cáo có lợi cho cổ đơng lớn,… thì quyền lợi của
CĐTS càng khó đảm bảo. Vì vậy mà pháp luật cần phải chú trọng đến quyền và lợi
ích của CĐTS, hạn chế tối đa sự lạm quyền từ ngƣời quản lý đến các CĐTS.
Hiện nay, vấn đề bảo vệ CĐTS trong CTCP ngày càng đƣợc quan tâm đúng
mực, kết quả bảo vệ cũng đạt đƣợc hiệu quả nhất định. Mặc dù, trong q trình thực
hiện vẫn cịn hạn chế nhƣng đây đƣợc coi là bƣớc tiến bộ của quốc gia trong việc
bảo vệ CĐTS. “Tại Báo cáo Doing Business 2018, Việt Nam đứng thứ 81/190 nền
kinh tế về Chỉ số Bảo vệ CĐTS, tăng 06 bậc so với thứ hạng tại Báo cáo Doing
Business 2017.”25
Thứ hai, sự cần thiết bảo vệ CĐTS xuất phát từ vai trò của CĐTS đối với
cơng ty, nhà đầu tư nói riêng và đối với nền kinh tế nói chung. “Khi WB thực hiện
báo cáo về môi trƣờng kinh doanh của các quốc gia trên thế giới trong nhiều năm
gần đây, mức độ bảo vệ CĐTS luôn đƣợc tổ chức này xem là một trong mƣời tiêu
chí để đánh giá.”26 Mặc dù là những nhà đầu tƣ nhỏ lẻ nhƣng CĐTS lại chiếm đa số
trong CTCP, CTCP khó có thể đứng vững và phát triển nếu chỉ dựa vào những cổ
đông đa số. Một khi chăm lo tốt quyền lợi cho CĐTS, tạo đƣợc sự tin tƣởng cho
CĐTS thì mới thúc đẩy đƣợc sự phát triển của CTCP. Vì vậy, có thể nói, bảo vệ
quyền và lợi ích chính đáng của các cổ đơng nói chung, CĐTS nói riêng chính là
bảo vệ CTCP.
Bên cạnh đó, khi quyền và lợi ích của CĐTS đƣợc đảm bảo sẽ tạo điều kiện
24

Trịnh Thị Lành (2016), tlđd (20), tr. 14
Lê Thị Xuân Huế, tlđd (21), truy cập ngày 10/3/2020
26
Đỗ Tuấn Hùng (2010), Bảo vệ cổ đông thiểu số trong cơng ty cổ phần, Khóa luận cử nhân luật, Trƣờng
Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr. 12
25


14


cho họ thực hiện đầy đủ các quyền tƣơng ứng với phần vốn góp của mình, hạn chế
tối đa sự chèn ép từ ngƣời quản lý và cổ đông lớn. Điều này có ý nghĩa vơ cùng
quan trọng bởi nhà đầu tƣ có nhiều động lực bỏ vốn vào cơng ty thu lợi nhuận cịn
cơng ty lại thu hút đƣợc nguồn vốn dồi dào để phát triển mạnh mẽ.
“Có lẽ với lƣợng vốn ít ỏi dƣờng nhƣ chẳng có một ý nghĩa gì đối với nền
kinh tế khi nhà đầu tƣ mang tính chất đơn lẻ. Tuy nhiên, “góp gió thành bão”,
chính số đơng các nhà đầu tƣ thiểu số đã tạo nên tầm quan trọng của họ.” 27 Tuy là
những thành phần nắm giữ lƣợng cổ phần nhỏ trong công ty nhƣng nếu đảm bảo
đƣợc quyền lợi của CĐTS sẽ tạo ra môi trƣờng kinh doanh lành mạnh, thúc đẩy tốc
độ tăng trƣởng kinh tế.
Thứ ba, sự cần thiết bảo vệ CĐTS xuất phát từ ý thức tự bảo vệ mình của
phần lớn CĐTS cịn hạn chế. CĐTS trong CTCP đa số là những nhà đầu tƣ nhỏ lẻ,
những cá nhân có nguồn vốn nhàn rỗi thuộc các thành phần khác nhau trong xã hội.
Họ rót vốn và cơng ty với mục đích chủ yếu là tìm kiếm lợi nhuận. Chính vì lẽ đó
mà sự hiểu biết về pháp luật bảo vệ CĐTS của họ cũng khác nhau. 28 Các CĐTS mãi
tập trung vào đồng vốn đầu tƣ và khả năng sinh lời của nó mà khơng hề hay biết
rằng chính các quy định pháp luật đã và đang mang đến cho họ nhiều lợi ích. Thật
khó để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân khi chính CĐTS cịn khơng
hiểu hoặc hiểu khơng rõ về quyền và lợi ích chính đáng mà họ đƣợc hƣởng.
Mặt khác, mặc dù chiếm số lƣợng lớn trong hầu hết CTCP nhƣng CĐTS
thƣờng thiếu sự liên kết chặt chẽ. Trong khi đó, các cổ đơng đa số tuy khơng chiếm
số lƣợng lớn nhƣng họ biết cách thiết lập mối quan hệ với nhau, thực hiện các hoạt
động có nguy cơ xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của CĐTS. Sức ép đến từ sự
lạm quyền của ngƣời quản lý công ty cũng khơng phải là ngoại lệ. Chính sự thiếu
liên kết giữa các CĐTS trong cơng ty vơ hình tạo điều kiện cho những ngƣời quản
lý, các cổ đông lớn dễ dàng “bóc lột” họ.
Bảo vệ CĐTS trong CTCP là vấn đề quan trọng không chỉ đối với Việt Nam

mà còn đối với các quốc gia khác. Tuy nhiên, “đối xử công bằng giữa cổ đông đa số
và CĐTS, phù hợp với tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty”29 cũng là vấn đề
cần phải chú trọng và cần phải xác định rõ bảo vệ CĐTS là “bảo đảm cho họ không
mất đi quyền của cổ đông, chứ khơng thể địi hỏi quyền cao hơn so với số vốn mà
họ sở hữu.”30 Bởi lẽ, ranh giới giữa việc bảo vệ CĐTS và sự lạm dụng quy định rất
27

Bùi Mai Quỳnh (2018), Pháp luật về bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần, Khóa luận
cử nhân luật, Trƣờng Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr. 11
28
Trịnh Thị Lành (2016), tlđd (20), tr. 14
29
Trịnh Thị Lành (2016), tlđd (20), tr. 13
30
Trƣơng Thành Đức (2016), Luận giải về Luật Doanh nghiệp 2014 (36 Kế sách Pháp lý của Doanh
nghiệp), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, tr. 332

15


mong manh. Nếu việc bảo vệ CĐTS không đƣợc thực hiện theo đúng tinh thần mà
pháp luật mang lại thì không chỉ ảnh hƣởng đến quyền lợi của các cổ đơng khác mà
cịn ảnh hƣởng đến sự phát triển của CTCP.
1.4. Cơ chế bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần
Các quốc gia ngày càng chú trọng vấn đề bảo vệ CĐTS trong CTCP. Tuy
nhiên, bảo vệ CĐTS không thể đạt đƣợc hiệu quả nếu không thiết lập đƣợc cơ chế
bảo vệ. Mặc dù, ở mỗi quốc gia đều có nét đặc trƣng riêng song nhìn chung đều thể
hiện đƣợc sự tƣơng đồng về phƣơng thức trong cơ chế bảo vệ, cụ thể có 03 phƣơng
thức chính: (i) Cơ chế tự vệ - thông qua quyền của cổ đơng: CĐTS cũng là CĐPT,
có đầy đủ các quyền của CĐPT, ngồi ra, CĐTS cịn có những quyền rất đặc thù để

có thể tự bảo vệ mình trƣớc các cổ đơng lớn; (ii) Cơ chế kiểm sốt bên trong – cơ
chế tổ chức nội bộ: CĐTS đƣợc bảo vệ bởi các chủ thể bên trong CTCP nhƣ thành
viên HĐQT, thành viên Ban kiểm soát (BKS), Giám đốc (GĐ)/ Tổng giám đốc
(TGĐ), kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ (nếu có); (iii) Cơ chế kiểm sốt bên
ngồi: CĐTS đƣợc các chủ thể bên ngoài CTCP bảo vệ. Cơ chế bảo vệ bên ngồi
bao gồm: cơ chế hành chính, cơ chế khởi kiện và các thiết chế thực thi khác.
Trên nền tảng cơ chế bảo vệ CĐTS trong CTCP gồm 03 phƣơng thức trên,
tác giả xin đƣa ra quan điểm của mình về việc thiết lập cơ chế bảo vệ CĐTS theo
những khía cạnh sau: (i) Bảo vệ CĐTS trong CTCP bằng công cụ pháp luật; (ii)
Bảo vệ CĐTS trong CTCP thông qua cơ chế tự điều chỉnh – Điều lệ công ty; (iii)
Bảo vệ CĐTS thông qua quy tắc “mềm”; (iv) Bảo vệ CĐTS trong CTCP thông qua
cơ chế tự vệ. Sở dĩ tác giả nghiên cứu cơ chế bảo vệ CĐTS dựa vào những khía
cạnh này nhằm mục đích giúp độc giả hiểu chi tiết hơn về cơ chế bảo vệ CĐTS
trong CTCP ở Việt Nam.
Thứ nhất, bảo vệ CĐTS trong CTCP bằng công cụ pháp luật. Pháp luật là
công cụ quản lý hữu hiệu nhất của nhà nƣớc, quyền lực tối cao của nhà nƣớc đƣợc
thể hiện qua các quy định của pháp luật. Vì vậy, có thể nói “cơng cụ pháp luật đƣợc
xem là cách thức đầu tiên trong việc bảo vệ quyền lợi của cổ đông, đặc biệt là các
CĐTS.”31 Một khi quyền và lợi ích của CĐTS đƣợc ghi nhận trong các văn bản quy
phạm pháp luật thì các quyền và lợi ích đó đƣợc nhà nƣớc bảo vệ dƣới mọi hình
thức. Nếu quyền và lợi ích khơng đƣợc nhà nƣớc ghi nhận và đảm bảo thì khả năng
bị xâm phạm là rất lớn, nhất là sức ép đến từ các cổ đông lớn và những ngƣời quản
lý công ty. Hiện nay, trải qua các giai đoạn soạn thảo, sửa đổi bổ sung, quyền lợi
của CĐTS đƣợc ghi nhận trong LDN 2014. Theo đó, ngoài quyền ƣu tiên mua cổ
phần mới chào bán, quyền đƣợc chi trả cổ tức, quyền định đoạt cổ phần thì CĐTS
31

Danh Phạm Mỹ Duyên (2018), Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty niêm yết, Luận văn thạc
sĩ luật học, Trƣờng Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr. 27


16


còn đƣợc thực hiện nhiều quyền khác kèm theo một số điều kiện nhất định. Tuy
nhiên khi xét dƣới góc độ lý luận và thực tiễn, quy định của LDN 2014 vẫn khơng
tránh khỏi sự bất cập.
Điển hình, cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng phải sở hữu từ 10% tổng số cổ phần
phổ thông (CPPT) trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ
khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ mới có quyền đề cử ngƣời vào HĐQT và BKS,
quyền yêu cầu triệu tập ĐHĐCĐ, quyền tiếp cận thông tin32 và quyền yêu cầu Tòa
án hoặc Trọng tài hủy nghị quyết của ĐHĐCĐ.33 Việc phải sở hữu ít nhất 10% tổng
số CPPT đã gây khơng ít khó khăn cho các cổ đơng sở hữu phần vốn góp nhỏ.
Trong khi đó, CTCP mang bản chất loại hình cơng ty đối vốn, có rất nhiều nhà đầu
tƣ nhỏ lẻ thuộc các thành phần kinh tế khác nhau cùng tham gia góp vốn với mục
đích chủ yếu là tìm kiếm lợi nhuận nên việc liên kết họ thành các nhóm cổ đơng để
thực hiện quyền là không dễ dàng. Thời hạn sở hữu cổ phần liên tục ít nhất 06 tháng
cũng khơng cần thiết, làm cản trở CĐTS thực hiện quyền của mình. Tƣơng tự, để
khởi kiện ngƣời quản lý, cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng phải sở hữu ít nhất 1% số
CPPT liên tục trong thời hạn 06 tháng theo Khoản 1 Điều 161 LDN 2014 là chƣa
thực sự phù hợp. Mặc dù vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định, song LDN 2014 đã
cho thấy nhiều mặt tiến bộ của pháp luật Việt Nam trong vấn đề bảo vệ CĐTS trong
CTCP.
Tuy nhiên, pháp luật chỉ trao cho CĐTS các quyền và lợi ích hợp pháp thì
chƣa đủ mà đi kèm với đó là việc thực thi pháp luật nghiêm minh. Lý luận phải đi
đơi với áp dụng trên thực tiễn thì mới mang lại hiệu quả cao, đồng thời phản ánh
đƣợc tính tƣ duy của nhà làm luật trong đƣờng lối xây dựng chính sách bảo vệ
CĐTS. PGS.TS Bùi Xuân Hải đã đƣa ra quan điểm rõ ràng về vấn đề này qua cơng
trình nghiên cứu trƣớc đây rằng bên cạnh ban hành các quy định pháp luật trao cho
CĐTS các quyền năng cơ bản cũng nhƣ thiết lập các nguyên tắc trong quản trị nội
bộ doanh nghiệp thì việc tổ chức thực thi pháp luật cũng là cách thức vô cùng quan

trọng có thể bảo vệ đƣợc các CĐTS. Pháp luật chỉ tồn tại trên giấy và coi nhƣ ko
tồn tại nếu nó khơng đƣợc thực hiện trên thực tiễn.34
Việc pháp luật quy định các điều khoản bảo vệ quyền lợi của CĐTS trong
CTCP và thực thi pháp luật nghiêm minh trên thực tiễn khơng chỉ có vai trị quan
trọng đối với việc phát triển loại hình CTCP, thu hút các nhà đầu tƣ lớn nhỏ trong
và ngồi nƣớc mà cịn có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế quốc gia.
Thứ hai, bảo vệ CĐTS trong CTCP thông qua cơ chế tự điều chỉnh – Điều lệ
32

Khoản 2 Điều 114 LDN 2014
Điều 147 LDN 2014
34
Bùi Xuân Hải (2011), tlđd (11), tr. 175
33

17


công ty. Bên cạnh cơ chế bảo vệ CĐTS trong CTCP thông qua công cụ pháp luật và
thực thi pháp luật nghiêm minh trên thực tiễn, bảo vệ CĐTS thông qua Điều lệ cơng
ty cũng đóng vai trị quan trọng. “Điều lệ là khung pháp lý ghi nhận nội dung cơ
bản nhất, cần thiết nhất về cơ cấu tổ chức, quản trị, kiểm soát, điều hành cho đến
việc cải tổ và chấm dứt hoạt động của công ty.”35 Việc xây dựng Điều lệ có chứa
đựng nội dung về quyền và lợi ích của CĐTS, khơng trái điều cấm của luật sẽ tạo
điều kiện thuận lợi trong việc bảo vệ CĐTS trong CTCP. Khi những quyền và lợi
ích hợp pháp của CĐTS đƣợc ghi nhận trong Điều lệ, chứng tỏ quyền và lợi ích đó
đƣợc các chủ thể trong cơng ty nghiêm chỉnh tuân theo đồng thời đƣợc pháp luật
gián tiếp bảo vệ.
Tuy nhiên, trên thực tế, các CTCP hầu nhƣ không coi Điều lệ là một bản khế
ƣớc giữa các chủ thể và đảm bảo thực hiện, mà chỉ coi đó là một trong những điều

kiện để thành lập cơng ty.36 Do đó, CTCP khơng chú trọng đến các nội dung cần
đƣợc ghi nhận trong Điều lệ. Bên cạnh đó, các cổ đông lớn và những ngƣời quản lý
công ty không muốn ghi nhận quyền lợi của CĐTS trong Điều lệ, nên trên thực tiễn
rất khó để thiết lập. Bởi lẽ, việc thiết lập nội dung này sẽ trở thành sợi dây vơ hình
ràng buộc các cổ đơng lớn và ngƣời quản lý cơng ty, khiến họ phải có trách nhiệm
hơn đối với các CĐTS. Mặt khác, các CĐTS góp vốn vào CTCP với mục đích chủ
yếu là tìm kiếm lợi nhuận nên không nhận thấy đƣợc tầm quan trọng của việc ghi
nhận quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình trong Điều lệ cơng ty.
“Nếu nhƣ pháp luật xây dựng chuẩn chung cho tất cả các doanh nghiệp thì
Điều lệ chính là luật của cơng ty.”37 Do đó khi đặt trong mỗi môi trƣờng doanh
nghiệp, Điều lệ sẽ phát huy đƣợc quyền năng nhất định của nó. Việc xây dựng một
Điều lệ có chứa đựng nội dung về bảo vệ quyền lợi của các CĐTS sẽ giúp họ hạn
chế đƣợc sự chèn ép từ các cổ đông lớn và những ngƣời quản lý ngay trong chính
cơng ty mà mình làm chủ. Tuy nhiên, việc bảo vệ CĐTS có đạt đƣợc hiệu quả hay
khơng cịn phụ thuộc vào cách nhìn nhận vị trí của Điều lệ trong cơng ty bởi lẽ “chỉ
khi Điều lệ đƣợc quan tâm đúng mức thì đây mới có thể trở thành cách thức bảo vệ
CĐTS một cách hiệu quả.”38
Thứ ba, bảo vệ CĐTS thông qua quy tắc “mềm”. Cụ thể, đó là các quy tắc về
quản trị công ty, các quy tắc về đạo đức kinh doanh và các quy tắc về đạo đức nghề
nghiệp mà các chủ thể hoạt động trong công ty phải tuân thủ. 39 Hiện nay, Việt Nam
35

Trƣờng Thành Đức (2017), Luận giải về Luật Doanh nghiệp năm 2014 (36 Kế sách Pháp lý của Doanh
nghiệp – Tái bản có chỉnh sửa), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, tr. 160
36
Danh Phạm Mỹ Duyên (2018), tlđd (31), tr. 30
37
Danh Phạm Mỹ Duyên (2018), tlđd (31), tr. 29
38
Danh Phạm Mỹ Duyên (2018), tlđd (31), tr. 30

39
Bùi Xuân Hải (2011), tlđd (11), tr. 179

18


chƣa thiết lập đƣợc các quy tắc “mềm” để bảo vệ CĐTS trong CTCP mà chỉ ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật có chứa đựng các điều khoản bảo vệ CĐTS,
cụ thể là thơng qua LDN 2014.
Vì vậy mà Bộ Nguyên tắc OECD ra đời có ý nghĩa to lớn đối với các quốc
gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Bộ ngun tắc OECD khơng phải là khung
pháp lý xây dựng mang tính chất bắt buộc mà tồn tại dƣới hình thức các ngun tắc
mang tính khuyến nghị. Do đó, các nƣớc thành viên và khơng là thành viên đều có
thể tham khảo và chọn lọc áp dụng. Nội dung về bảo vệ cổ đông của Bộ nguyên tắc
OECD đƣợc thể hiện qua 4 nguyên tắc cụ thể nhƣ sau: (i) Quyền của cổ đông và các
chức năng sở hữu chính; (ii) Đối xử cơng bằng giữa các cổ đông; (iii) Công khai và
minh bạch; (iv) Trách nhiệm của HĐQT.40 Mặc dù nội dung đề cập đến các quyền
của cổ đông song từ bộ nguyên tắc này, các nhà hoạch định chính sách, các cơng ty
hay đồn thể đều có thể học hỏi, xây dựng quy tắc “mềm” để bảo vệ CĐTS trong
CTCP phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và hoạt động quản trị
của mỗi công ty.
Quy tắc “mềm” là một trong các cơ chế đóng vai trị quan trọng trong việc
bảo vệ CĐTS trong CTCP. Bảo vệ CĐTS dựa trên những quy định của pháp luật,
Điều lệ công ty là chƣa đủ mà phải kết hợp với các quy tắc “mềm”. Chính sự kết
hợp đó sẽ tạo ra một thể chế vừa cứng rắn vừa linh hoạt mềm dẻo giúp cho việc bảo
vệ CĐTS đạt hiệu quả cao hơn, đặc biệt là trƣớc nguy cơ các cổ đông lớn, ngƣời
quản lý công ty xâm phạm đến quyền lợi của CĐTS ngày càng nhiều. Việt Nam có
thể học hỏi kinh nghiệm xây dựng quy tắc “mềm” từ các công trình của nhiều quốc
gia, tổ chức tiến bộ đi trƣớc, mà điển hình là bộ nguyên tắc OECD để bảo vệ tốt
nhất quyền lợi của CĐTS trong CTCP.

Thứ tư, bảo vệ CĐTS trong CTCP thông qua cơ chế tự bảo vệ mình. Quyền
của cổ đơng là điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất để bảo vệ cổ đông, là phƣơng
tiện để cổ đơng có thể sử dụng để bảo vệ mình. Những yếu tố khác nhƣ cơ chế kiểm
sốt bên trong thông qua cấu trúc quản trị nội bộ hay cơ chế kiểm sốt bên ngồi và
thiết chế đảm bảo thực thi pháp luật là những yếu tố bổ trợ, là điều kiện cho các
quyền của cổ đông đƣợc thực thi nhằm bảo vệ cổ đông.41 CĐTS cũng là CĐPT nên
ngồi các quyền của CĐPT, CĐTS cịn có những quyền đặc thù để bảo vệ quyền và
lợi của mình trƣớc sự chèn ép của cổ đông lớn và sự lạm quyền của ngƣời quản lý
cơng ty. Các CĐTS có thể tận dụng tối đa các quy định pháp luật để tự bảo vệ mình.
Để làm đƣợc điều đó, mỗi CĐTS đòi hỏi phải hiểu rõ về các quyền mà mình đƣợc
40

Bộ Nguyên tắc OECD 2004
Quách Thúy Quỳnh (2010), “Quyền của cổ đông thiểu số theo pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Luật học,
Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, số 4/2010, tr. 19
41

19


pháp luật trao cho. Ví dụ, muốn thực hiện quyền đề cử ngƣời vào HĐQT và BKS,
CĐTS cần phải hiểu rõ quyền này quy định tại Điều 114 LDN 2014; hay để đảm
bảo quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài hủy nghị quyết của ĐHĐCĐ, CĐTS cần
tiếp cận và nghiên cứu kỹ Điều 147 LND 2014; tƣơng tự, khi CĐTS hiểu rõ Điều
161 LDN 2014, quyền khởi kiện ngƣời quản lý công ty của họ sẽ đƣợc đảm bảo
hơn. Đồng thời, việc nghiên cứu kỹ Điều lệ của công ty mà CĐTS góp vốn cũng
đóng vai trị quan trọng trong việc bảo vệ chính mình. Trong trƣờng hợp, CĐTS
khơng thể hiểu đƣợc quyền của mình ghi nhận trong văn bản pháp luật và Điều lệ
công ty do nhiều yếu tố khác nhau thì có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các chuyên gia
có kinh nghiệm để đảm bảo tốt nhất quyền lợi của mình.

Song mỗi CĐTS chỉ hiểu rõ về quyền và lợi ích hợp pháp của mình đƣợc
hƣởng thơi là chƣa đủ mà cần phải có sự liên kết giữa các CĐTS lại với nhau.
CĐTS là nhóm có quyền lợi nhỏ trong CTCP nên khả năng bị các cổ đông lớn và
ngƣời quản lý xâm phạm quyền lợi là rất lớn, vì vậy mà việc kết nối giữa các CĐTS
có chung quyền lợi nhằm thực hiện tốt nhất việc tự bảo vệ là điều cần thiết. Ví dụ,
để thực hiện quyền đề cử ngƣời vào HĐQT và BKS, quyền tiếp cận thông tin và
quyền yêu cầu triệu tập họp ĐHĐCĐ tại Khoản 2 Điều 114 LDN 2014, cổ đơng
hoặc nhóm cổ đơng phải sở hữu từ 10% tổng số CPPT trở lên trong thời hạn liên tục
ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ cơng ty. Có thể
thấy điều kiện về sở hữu vốn từ 10% tổng số CPPT trở lên hoặc một tỷ lệ nhỏ hơn
quy định tại điều lệ công ty để thực hiện quyền đối với mỗi cổ đơng riêng lẻ rất khó.
Nếu các cổ đơng sở hữu tỷ lệ vốn ít liên kết lại với nhau thì có thể thực hiện quyền
của mình.
Vấn đề bảo vệ CĐTS trong CTCP ngày càng đƣợc quốc gia quan tâm, nên
việc xây dựng cơ chế nhằm bảo vệ CĐTS cũng là một điều tất yếu. Bên cạnh bảo vệ
CĐTS bằng công cụ pháp luật đồng thời thực thi pháp luật nghiêm minh, thông qua
Điều lệ công ty và các quy tắc “mềm” cịn có cơ chế tự bảo vệ mình. Phƣơng thức
nào cũng đóng vai trị quan trọng trong việc bảo vệ CĐTS trong CTCP. Tuy nhiên,
cần phải có sự kết hợp giữa các phƣơng thức với nhau thì việc bảo vệ CĐTS mới
đạt đƣợc hiệu quả.

20


×