Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Pháp luật về bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.86 KB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ
TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG
KHÓA : 30
MSSV: 3020046
GVHD: Ths. NGUYỄN THỊ THANH LÊ
Ths. NGUYỄN HOÀNG THÙY TRANG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2009


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Luật học
“Pháp luật về bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số trong
công ty cổ phần” là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Tồn
bộ nội dung cũng như kết quả đạt được của Khóa luận này do
chính tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Thị
Thanh Lê và Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Thùy Trang.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 08 năm 2009.
Tác giả

NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG



LỜI CẢM ƠN

Qua đây, người viết xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ths.
Nguyễn Thị Thanh Lê và Ths. Nguyễn Hồng Thùy Trang đã
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ người viết trong suốt q trình
nghiên cứu và hồn thành khóa luận. Do hạn chế về trình độ
nghiên cứu nên chắc chắn khóa luận sẽ cịn rất nhiều thiếu sót,
kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía thầy cơ và
các bạn. Người viết xin chân thành cảm ơn.


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU -------------------------------------------------------------5

--------------------------------------------------------------------------------Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công
ty cổ phần ----------------------------------------------------------------------------- 6
1.1 Khái niệm cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ------------------------- 6
1.2 Sự cần thiết phải bảo vệ cổ đông thiểu số ----------------------------------12
1.2.1 Cổ đơng thiểu số ln có khả năng bị chèn ép về quyền lợi từ
phía các cổ đơng lớn----------------------------------------------------------------12
1.2.2 Bảo vệ cổ đông thiểu số tốt sẽ thúc đẩy công ty cổ phần,
thị trường chứng khoán phát triển, tăng nguồn vốn cho nền kinh tế --------15
1.2.3 Thực trạng quyền lợi cổ đông thiểu số đang bị xâm phạm --------18

Chương 2: Thực trạng pháp luật bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty
cổ phần -------------------------------------------------------------------------------22
2.1 Cổ đông thiểu số với quyền tham gia quản lý công ty --------------------22
2.1.1 Quyền tham dự đại hội cổ đông --------------------------------------22
2.1.2 Quyền yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông ---------------27

2.1.3 Cơ chế bầu dồn phiếu --------------------------------------------------32
2.1.4 Quyền đưa nội dung vào các chương trình nghị sự ----------------38
2.1.5 Tỷ lệ biểu quyết thơng qua các quyết định của Đại hội đồng
cổ đông ------------------------------------------------------------------------------39
2.1.6 Quyền yêu cầu hủy các quyết định của Đại hội đồng cổ đông ---42


2.2 Cổ đông thiểu số với khả năng tiếp cận thông tin --------------------------43
2.2.1 Nghĩa vụ minh bạch thông tin của công ty cổ phần ---------------44
2.2.2 Quyền tiếp cận thông tin của cổ đông thiểu số --------------------47
2.3 Quyền của cổ đông thiểu số trong vấn đề sở hữu công ty -----------------49
2.3.1 Quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần ----------------------------49
2.3.2 Quyền kiểm soát các giao dịch tư lợi --------------------------------51
KẾT LUẬN ----------------------------------------------------------------- 55


PHẦN MỞ ĐẦU
 Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế phát triển kinh tế hiện đại, khi mà các công ty cổ phần đang ngày
càng phát triển mạnh mẽ thì vấn đề bảo vệ nhà đầu tư trong cơng ty đang là một trong
những vấn đề nóng bỏng, được đề cập nhiều nhất hiện nay. Là loại hình cơng ty đối
vốn, công ty cổ phần được thành lập dựa trên sự góp vốn của các cổ đơng. Vì thế, với
tư cách chủ sở hữu công ty, cổ đông giữ vai trị rất lớn trong cơng ty cổ phần- bởi họ
chính là những người đóng góp tài chính, đảm bảo sự tồn tại, phát triển của công ty
cổ phần. Vấn đề bảo vệ quyền lợi cổ đông, mà đặc biệt là cổ đông thiểu số là một vấn
đề rất quan trọng, cơ bản và chủ yếu trong quản trị công ty cổ phần hiện nay. Dưới
góc độ pháp lý, cổ đông thiểu số được hiểu một cách khái quát là những cổ đơng nắm
giữ số lượng cổ phần rất ít và khơng có khả năng quản lý, kiểm sốt các hoạt động
của công ty. Mặc dù pháp luật luôn cố gắng khẳng định sự bình đẳng giữa các cổ
đơng, đặc biệt là bình đẳng đối với cổ đơng thiểu số, nhưng chúng ta cũng cần thừa

nhận rằng: số lượng và loại cổ phần mà mỗi cổ đông nắm giữ sẽ tạo cho họ những vị
thế khác nhau trong công ty. Các cổ đơng có vốn lớn ln có được khả năng chi phối
đến các quyết định của công ty, đồng thời họ luôn “vận dụng một cách linh hoạt” các
quyết định của pháp luật để củng cố, bảo vệ quyền lợi của mình. Cịn các cổ đơng
thiểu số, do số lượng cổ phần ít và khơng có khả năng chi phối cơng ty nên quyền và
lợi ích của họ khơng được bảo vệ một cách chính đáng, ln bị các cổ đơng lớn chèn
ép, do đó, ở một chừng mực nhất định đã tạo nên sự bất bình đẳng về quyền lợi giữa
các cổ đông.
Nhận thức được rằng bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số là việc làm rất cần
thiết, là yếu tố rất quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp, tuy nhiên, hiện nay
vấn đề bảo vệ nhà đầu tư mà đặc biệt đối với nhà đầu tư là cổ đông thiểu số vẫn chưa
được quan tâm đúng mức ở nước ta. Báo cáo tổng quan của Ngân hàng thế giới đánh
giá về tình hình quản trị công ty ở Việt Nam cũng đã nhận xét Việt Nam “chưa có sự
bảo vệ đầy đủ cho nhà đầu tư 1”. Bên cạnh đó, theo Báo cáo Mơi trường kinh doanh
năm 2008 do tập đồn Tài chính quốc tế (IFC) và Ngân hàng thế giới (Worldbank)
tiến hành nghiên cứu thì về tiêu chí bảo vệ nhà đầu tư, Việt Nam vẫn còn nằm trong
1

Ngân hàng thế giới (2006), Đánh giá tình hình quản trị cơng ty của Việt Nam, tr iii
www.worldbank.org/ifa/rosc cg vietnam vnm.pdf

1


nhóm nước bảo vệ nhà đầu tư kém nhất, đặc biệt là việc bảo vệ cổ đông thiểu số khi
vẫn còn xếp thứ hạng thấp, chỉ đứng hạng 165 trên 178 nền kinh tế được nghiên cứu,
trong đó chỉ số bảo vệ nhà đầu tư chỉ đạt 2,7( thang điểm 10 là tối đa)2. Qua báo cáo
này, chúng ta nhận thức được rằng việc bảo vệ nhà đầu tư mà nhất là cổ đông thiểu
số là rất cần thiết bởi đây khơng chỉ là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc
đánh giá mức độ thuận lợi về môi trường kinh doanh của một nền kinh tế mà còn ảnh

hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế của nước ta, nhất là tác động đến khả năng
tiếp cận nguồn vốn nước ngồi. Khơng chỉ thế, với thực tế hiện nay số lượng vụ việc
xâm phạm quyền lợi cổ đông thiểu số ngày càng tăng với mức độ tinh vi hơn cũng
đang làm mất dần niềm tin của các nhà đầu tư, cản trở sự huy động vốn của các cơng
ty cổ phần, tạo ra khó khăn cho sự phát triển của thị trường chứng khốn- kênh hình
thành số lượng cổ đông thiểu số đông đảo nhất hiện nay.
Trên tinh thần quán triệt việc thực hiện mục tiêu xây dựng hệ thống pháp luật
hoàn thiện, Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 được Quốc Hội ban hành ngày
29/11/2005 (sau đây gọi là Luật Doanh nghiệp 2005) ra đời là một thành tựu lớn của
hoạt động lập pháp Việt Nam. Luật Doanh nghiệp 2005 luôn dành sự quan tâm nhất
định đối với cổ đông thiểu số khi quy định khá nhiều quyền lợi cho đối tượng cổ
đông này với mong muốn xây dựng một khung pháp lý hoàn thiện bảo đảm cổ đơng
thiểu số có thể bảo vệ quyền lợi của mình. Tuy nhiên, khi áp dụng trên thực tế thì các
quy định của pháp luật vẫn còn khá nhiều bất cập, chưa rõ ràng, giá trị thực tiễn
không cao nên vẫn chưa thực sự là công cụ hiệu quả bảo vệ cổ đơng thiểu số. Chính
vì vậy, việc nghiên cứu để hồn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi cổ đơng thiểu số
trong công ty cổ phần đang là một yêu cầu cấp thiết hiện nay.
Khi khảo sát tình hình nghiên cứu đề tài, người viết nhận thấy rằng: khóa luận
này không phải là đề tài đầu tiên nghiên cứu về vấn đề bảo vệ quyền lợi cổ đông
thiểu số trong cơng ty cổ phần. Trước đó, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về
vấn đề này:

2

Xem “Việt Nam thăng hạng môi trường kinh doanh”.

/>truy cập ngày 29/07/2007.
2



-

Lê Tài Triển (1973), Luật thương mại Việt Nam diễn giải;

-

Nguyễn Thiết Sơn (1991), Công ty cổ phần ở các nước phát triển- Quá
trình thành lập, tổ chức, quản lý, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội;

-

Nguyễn Ngọc Bích (2004), Luật doanh nghiệp- Vốn và quản lý trong công

-

ty cổ phần, Nhà Xuất Bản Hà Nội;
Châu Quốc An (2006), Chế độ pháp lý về quản trị công ty theo quy định

-

của Luật Doanh nghiệp, Luận văn thạc sỹ luật học;
Trần Quốc Hoài (2006), Pháp luật bảo vệ lợi ích nhà đầu tư trên thị

-

trường chứng khoán, Luận văn thạc sỹ luật học;
Trần Việt Khoa (2007), Luật Doanh nghiệp Việt Nam trong xu hướng hội

nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sỹ Luật học;
- Nguyễn Hoàng Thùy Trang (2008), Bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty

cổ phần- So sánh giữa pháp luật Anh và pháp luật Việt Nam, Luận văn
thạc sỹ luật học;
… cùng rất nhiều bài báo, bài viết đăng trên các website, tạp chí.
Các cơng trình nghiên cứu này đã mang lại những giá trị khoa học to lớn. Tuy
nhiên, một số cơng trình nghiên cứu được thực hiện trước khi Luật Doanh nghiệp
2005 có hiệu lực, những bài báo, tạp chí chỉ dừng lại ở việc liệt kê các quy định pháp
luật mà chưa thực sự chuyên sâu vào vấn đề... Do đó, người viết vẫn muốn tiếp tục
nghiên cứu về vấn đề bảo vệ cổ đông thiểu số, với mong muốn là bước đi tiếp các
cơng trình trước nhằm tạo ra một cơ chế pháp lý tốt nhất bảo vệ quyền lợi cổ đông
thiểu số.
Từ những lý do trên đây, người viết mạnh dạn chọn đề tài “Pháp luật về bảo
vệ quyền lợi cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp
cử nhân Luật học của mình.
 Ý nghĩa khoa học và giá trị khoa học của đề tài
- Trước hết, nội dung của khóa luận có ý nghĩa quan trọng trong việc cung
cấp các kiến thức pháp lí cũng như các quan điểm của bản thân người viết về các quy
định của pháp luật nhằm bảo đảm quyền lợi của cổ đông thiểu số được bảo vệ tốt hơn
trên thực tế.
- Khóa luận phân tích các quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 về một số
quyền lợi cơ bản của cổ đông thiểu số trên cơ sở so sánh với pháp luật một số nước,
3


đồng thời đối chiếu với thực tiễn áp dụng. Trên cơ sở tổng hợp các vấn đề nghiên cứu
để thấy được các ưu, nhược điểm, vướng mắc của các quy định hiện hành sẽ giúp các
nhà làm luật xem xét lại một số quy định chưa thực sự hợp lý của các quy phạm pháp
luật trong Luật Doanh nghiệp 2005.
- Khóa luận cũng có những giá trị nhất định, cung cấp những kiến thức pháp
lý để các doanh nghiệp có thể bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông của mình và tạo mơi
trường đầu tư cơng bằng cho các nhà đầu tư, nhằm thu hút nguồn vốn mạnh mẽ. Và

đồng thời, đây cũng là cơ sở cho các cổ đơng thiểu số có thể được trang bị kiến thức
nhất định để tự bảo vệ quyền lợi của chính bản thân mình một cách tốt nhất. Do đó,
đề tài này có giá trị ứng dụng cao trong thực tiễn, định hướng việc xây dựng các quy
định thực sự bảo vệ nhà đầu tư. Đây cũng là một tài liệu tham khảo giúp ích cho việc
tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề bảo vệ cổ đông thiểu số cho nhiều đối tượng khác nhau.
 Mục đích nghiên cứu
Đề tài có mục đích trước hết là giải quyết những vấn đề lý luận chung về bảo
vệ cổ đơng thiểu số, trong đó, xác định được khái niệm cổ đơng thiểu số là gì và vì
sao phải đặt ra vấn đề bảo vệ cổ đơng thiểu số. Trên cơ sở đó, cùng với những vấn đề
đặt ra trong thực tiễn áp dụng các quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 và các văn
bản liên quan, đề tài đi sâu vào phân tích một số quy định của pháp luật bảo vệ cổ
đông thiểu số, phân tích những ưu điểm, tiến bộ của các quy định này cùng những
thiếu sót, vướng mắc cịn tồn tại khiến quyền lợi cổ đông thiểu số hiện nay vẫn bị
xâm phạm. Trong quá trình nghiên cứu, người viết cố gắng so sánh, đối chiếu với
pháp luật một số nước để có được cái nhìn so sánh với pháp luật Việt Nam, tạo điều
kiện cho việc xây dựng những quy định thích hợp hơn ở nước ta trên cơ sở tiếp thu
các quy định tiến bộ của pháp luật các nước này.
 Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận sẽ khơng bao gồm tất cả các vấn đề liên quan đến bảo vệ cổ đông
thiểu số mà chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề dưới góc độ luật doanh nghiệp. Việc
nghiên cứu này chỉ tập trung vào một số quyền lợi tiêu biểu mà cổ đơng thiểu số có
thể vận dụng để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của mình. Đồng thời khóa luận tập trung
nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 và các văn bản có liên quan
đến vấn đề bảo vệ cổ đông thiểu số trong cơng ty cổ phần mà khơng nghiên cứu tồn
4


bộ Luật doanh nghiệp về công ty cổ phần. Trong q trình nghiên cứu, pháp luật
chứng khốn cùng những văn bản pháp lý liên quan khác cũng được đề cập nếu có
những quy định liên quan với Luật Doanh nghiệp 2005.

 Đối tượng nghiên cứu
Vì đây là đề tài nghiên cứu về pháp luật bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu số
trong công ty cổ phần nên đối tượng nghiên cứu sẽ là các quy định của Luật Doanh
nghiệp 2005 cùng những văn bản pháp lý liên quan điều chỉnh quyền lợi của cổ đông
thiểu số trong công ty cổ phần. Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật một số nước
có liên quan đến việc điều chỉnh quyền lợi của cổ đông thiểu số cũng là đối tượng
nghiên cứu của khóa luận này.
 Phương pháp nghiên cứu
Trong nội dung khóa luận này, người viết sử dụng các phương pháp chủ yếu là
phân tích, tổng hợp, so sánh dựa trên nền tảng tư duy của Chủ nghĩa duy vật biện
chứng, Chủ nghĩa duy vật lịch sử của khoa học Mac-Lênin. Theo đó:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng chủ yếu ở chương 1 trên
cơ sở tiếp cận nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm cổ đông thiểu số để đi đến
khái niệm cổ đông thiểu số chung nhất cũng như việc phân tích các lý do phải đặt ra
vấn đề bảo vệ cổ đông thiểu số .
- Phương pháp phân tích, so sánh: được sử dụng chủ yếu ở chương 2 khi
phân tích các quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu số trên cơ sở có
sự so sánh, đối chiếu với pháp luật một số nước.
 Bố cục của đề tài
Phần mở đầu
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu số trong
công ty cổ phần .
Chương 2: Thực trạng pháp luật bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu số trong công ty cổ
phần.
Kết luận.


5



CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG
THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
Với những ưu thế đặc trưng: khả năng huy động vốn lớn, nhanh chóng; khả
năng chuyển nhượng vốn linh hoạt; tạo điều kiện cho một số lượng lớn nhà đầu tư
hưởng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh mà khơng cần phải có kiến thức kinh
doanh cũng không cần trực tiếp tham gia quản lý, công ty cổ phần đang dần trở thành
loại hình doanh nghiệp có quy mơ rộng lớn nhất trên thế giới3. Với bản chất của một
công ty đối vốn, công ty cổ phần được thành lập từ sự liên kết của các thành viên dựa
trên quan hệ góp vốn. Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng
nhau, gọi là cổ phần. Từ việc đóng góp vốn bằng cách mua các cổ phần mà tối thiểu
là mua “ít nhất một cổ phần đã phát hành”4, người mua lúc này trở thành cổ đơng.
Cổ đơng có thể là tổ chức hoặc cá nhân trong và ngoài nước. Số cổ đông trong công
ty tối thiểu là ba (3) và không hạn chế số lượng tối đa. Xét về địa vị pháp lý, cổ đông
là các chủ sở hữu, có vai trị quan trọng trong việc thành lập và duy trì sự tồn tại, phát
triển của cơng ty. Trong q trình phát triển của mình, cơng ty cổ phần hiện nay luôn
tồn tại mâu thuẫn gay gắt giữa hai nhóm cổ đơng: cổ đơng đa số và cổ đơng thiểu số.
Trong đó, cổ đơng thiểu số dễ bị chèn ép, xâm phạm về quyền lợi từ phía các cổ đơng
đa số. Như một địi hỏi tất yếu, cổ đơng thiểu số cần được bảo vệ để công ty cổ phần
không chỉ là “sân chơi” của các cổ đông lớn. Nhưng, “cổ đơng thiểu số” hiểu như thế
nào cho chính xác khi xét theo góc độ pháp lý, hiểu thế nào cho đúng bản chất khi xét
theo thực tế trong cơng ty? Và vì sao phải đặt ra vấn đề bảo vệ cổ đông thiểu số?
Những vấn đề trên sẽ lần lượt được giải quyết trong Chương 1 của khóa luận này.
1.1 Khái niệm cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần:
Hiện nay việc xác định cổ đông thiểu số là điều khơng dễ dàng, bởi lẽ vẫn cịn
rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm cổ đông thiểu số. Chúng ta nhận thức
được rằng một khi vấn đề này chưa được xác định rõ thì rất khó có thể xây dựng cơ
chế pháp lý tốt để bảo vệ quyền lợi cho cổ đông thiểu số. Trong suốt nhiều năm qua,
3


Châu Quốc An (2006), Chế độ pháp lý về quản trị công ty theo Luật Doanh nghiệp, Luận văn Thạc
sỹ Luật học, ĐH Luật Tp.HCM.

4

Khoản 11, Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2005.

6


mặc dù đã cố gắng xây dựng một khung pháp lý hồn thiện để bảo vệ cổ đơng thiểu
số, nhưng cho đến nay pháp luật Việt Nam vẫn chưa có được một khái niệm chung,
thống nhất về cổ đông thiểu số.
Trước hết, Điều 2 Nghị định 48 – 1998/NĐ-CP ngày 11/07/1998 về Chứng
khoán và thị trường chứng khoán đã trực tiếp định nghĩa:
“Cổ đông thiểu số là người nắm giữ dưới 1% cổ phiếu có quyền biểu quyết
của tổ chức phát hành”
Quy định trên đã đề cập đến cổ đông thiểu số dựa trên tỷ lệ cổ phần mà các cổ
đông này nắm giữ. Đến Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 về Chứng
khốn và thị trường chứng khốn thì lại quy định:
“Cổ đông lớn là cổ đông nắm giữ 5% trở lên cổ phiếu có quyền biểu quyết
của tổ chức phát hành”.
Không trực tiếp nêu khái niệm cổ đông thiểu số, Nghị định 144/2003/NĐ-CP
chỉ nêu khái niệm cổ đông lớn nhưng qua đó ta có thể ngầm hiểu như thế nào là cổ
đông thiểu số bằng phương pháp loại trừ.
Luật Doanh nghiệp 1999 và Luật Doanh nghiệp 2005 cũng không hề có khái
niệm rõ ràng về cổ đơng thiểu số. Như Điều 79 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định:
“Cổ đông hoặc nhóm cổ đơng sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thơng
trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định
tại Điều lệ cơng ty có các quyền sau đây:

a)

Đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát (nếu có)

b) Xem xét và trích lục sổ biên bản và các Nghị quyết của Hội đồng
quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hàng năm theo mẫu của hệ thống kế
toán Việt Nam và báo cáo của Ban Kiểm soát;
c)

….”

7


Thông qua quy định này, Luật Doanh nghiệp 2005 chỉ đề cập đến một số
quyền của cổ đơng hoặc nhóm cổ đông tập hợp lại sở hữu trên 10% tổng số cổ phần
phổ thông. Liệu từ quy định trên chúng ta có thể suy ra cổ đơng thiểu số là cổ đông
chiếm giữ dưới 10% cổ phần phổ thông, và với tỷ lệ nhỏ cổ phần này họ cần tới
những quyền hạn như luật định để có thể tự bảo vệ mình? Rõ ràng đứng từ góc độ
pháp luật doanh nghiệp, chúng ta cũng không thể tiếp cận được một khái niệm cổ
đơng thiểu số cụ thể, chính xác.
Khơng chỉ có Luật Doanh nghiệp 2005 mà pháp luật Chứng khốn hiện nay
cũng chưa có một khái niệm nào về cổ đông thiểu số một cách cụ thể. Chẳng hạn,
Khoản 29 Điều 6 Luật Chứng khốn 2006 có quy định:
“Cổ đơng lớn là cổ đông sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp từ 5% số cổ phiếu có
quyền biểu quyết của tổ chức phát hành”.
Tương tự như vậy, Khoản 6 Điều 20 Luật các tổ chức tín dụng 1997 quy định
rằng:
“Cổ đông lớn là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trên 10% vốn cổ phần có quyền
biểu quyết của một tổ chức tín dụng”.

Hai quy định trên chỉ đề cập đến khái niệm cổ đơng lớn, đó là những cổ đông
nắm giữ tỷ lệ cổ phần tương đối lớn trong cơng ty, có khả năng chi phối mạnh mẽ
cơng ty.
Như vậy, qua các quy định trên có thể thấy cho đến nay việc xác định cổ đông
thiểu số là cổ đông như thế nào vẫn không được pháp luật quy định rõ ràng, cụ thể.
Hầu hết các quy định trên chỉ đề cập đến khái niệm cổ đông lớn. Tuy nhiên, mặc dù
pháp luật không đưa ra một khái niệm chính xác về cổ đơng thiểu số nhưng qua các
quy định trên vẫn cho thấy được cách tiếp cận của các nhà làm luật về vấn đề này.
Qua đó, thuật ngữ “thiểu số” hay “đa số” không ám chỉ số lượng cổ đơng ít hay nhiều
trong cơng ty. Trong cơng ty cổ phần, nơi mà “số cổ đơng có thể lên đến hàng chục

8


ngàn người ở rải rác khắp nơi trong nước và có thể ở nước ngồi”5, các cổ đơng
được tự do góp vốn, mối quan hệ giữa cổ đơng và cơng ty khá lỏng lẻo thì quyền lực
của cơng ty đơi khi chỉ tập trung trong tay một người hoặc một nhóm người. Số cổ
đơng cịn lại hồn tồn khơng có quyền hành gì. Thực tế này xuất phát từ giá trị phần
vốn góp, “người góp nhiều, kẻ góp ít” tạo nên sự khác nhau về quyền và lợi ích giữa
các cổ đơng trong cơng ty. Các cổ đơng có vốn lớn, các đại gia đầu tư “có khi chiếm
đến 40% số cổ phần đã phát hành, có người hơn 50%, họ có quyền quyết định và sẽ
thắng trong bất kì cuộc biểu quyết nào khi họp cổ đông”6. Do vậy, các cổ đông này
dễ trở thành cổ đông đa số, họ có quyền chi phối và quyết định hầu hết các vấn đề
của cơng ty. Cịn các cổ đơng có vốn ít dễ trở thành cổ đơng thiểu số, ln bị cổ đông
lớn chèn ép và xâm phạm về quyền lợi. Ở đây, thuật ngữ “thiểu số” được xác định
dựa trên tỷ lệ cổ phần, và cổ đông thiểu số được hiểu là những cổ đơng nắm giữ phần
vốn góp ít trong cơng ty.
Như vậy, nếu đứng dưới góc độ xem xét khái niệm cổ đông thiểu số dựa trên
tỷ lệ vốn góp của họ trong cơng ty thì cổ đơng thiểu số được xem là các cổ đơng có tỷ
lệ cổ phần rất nhỏ trong công ty, kéo theo đó là khả năng hạn chế trong việc quyết

định các vấn đề của công ty. Tuy nhiên hiện nay việc xác định cổ đông thiểu số
chiếm giữ tỷ lệ cổ phần nhỏ ấy là chiếm giữ bao nhiêu phần trăm, dưới 1%, 5% hay
10%, đều không được pháp luật quy định rõ ràng. “Tỷ lệ 1%, 5%, 10% không xác
định được đó có là tỷ lệ cổ phần nhỏ hay khơng, thực chất đó chỉ là những con số
ước lệ, nó khơng phản ánh được bản chất của cổ đơng lớn, cổ đông thiểu số là như
thế nào”7. Một cổ đông sở hữu 5% tổng số cổ phần phổ thông của cơng ty A có thể
được xem là cổ đơng thiểu số. Nhưng cổ đông khác sở hữu 5% tổng số cổ phần phổ
thông của công ty B – một cơng ty có số vốn rất lớn – 5% cổ phần này đã tương
đương với số lượng cổ phần rất lớn, thì cổ đơng này đâu thể được xem là cổ đơng

5

Nguyễn Ngọc Bích (2004), Luật Doanh nghiệp - Vốn và quản lý trong công ty cổ phần, NXB. Trẻ,
Tp HCM, tr 251.

6

Nguyễn Ngọc Bích (2004), Luật Doanh nghiệp - Vốn và quản lý trong công ty cổ phần, NXB. Trẻ,
Tp HCM, tr 228.
7
Lê Văn Qua (2008), Pháp luật về bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần, Khóa
luận tốt nghiệp cử nhân Luật học, ĐH Luật TP.HCM, tr 9.

9


thiểu số8. Do đó, nếu chỉ dựa vào tỷ lệ cổ phần mà cổ đơng chiếm giữ thì sẽ rất khó
có thể định nghĩa cổ đơng thiểu số một cách rõ ràng và đầy đủ. Chúng ta cần xem xét
cổ đơng thiểu số dưới góc độ tiếp cận khác, đó là khả năng quản lý và kiểm soát các
hoạt động của công ty.

Như vậy, xét đến khái niệm cổ đông thiểu số, chúng ta không chỉ đơn thuần
xét về giá trị phần vốn góp của họ trong cơng ty mà cịn xét đến khả năng quản lý và
kiểm sốt các hoạt động cơng ty của họ. Hay nói cách khác là cần phải dựa vào “tỷ lệ
cổ phần và các mối quan hệ quyền lực trong công ty”9. Bởi lẽ, “nếu khơng tính đến
khả năng kiểm sốt cơng ty thì bản thân số lượng cổ phần không thể xác định được vị
trí của cổ đơng là cổ đơng thiểu số hay cổ đơng đa số”10. Việc dựa vào tiêu chí khả
năng quản lý và kiểm sốt cơng ty được xem là tiêu chí rất quan trọng để xác định cổ
đơng thiểu số. Một cổ đông giữ tỷ lệ cổ phần rất nhỏ nhưng nếu có được khả năng
ảnh hưởng, chi phối đến các quyết định của cơng ty thì rõ ràng đây không phải là cổ
đông thiểu số.
Quyền tham gia, quản lý, kiểm sốt các hoạt động của cơng ty là quyền rất
quan trọng, thể hiện được tư cách chủ sở hữu của cổ đông tham gia công ty. Tuy vậy,
“một sự thật hiển nhiên là không phải tất cả các cổ đơng/thành viên trong cơng ty
đều có các quyền lợi ngang nhau, đều có khả năng chi phối, tham gia hoạt động
quản lý, kiểm sốt cơng ty giống nhau”11. Điều này bị ảnh hưởng bởi giá trị phần vốn
góp của mỗi cổ đông vào công ty. Trong công ty cổ phần hiện nay, quyền lực quản lý
công ty tập trung trong tay một hoặc một số cổ đơng có vốn lớn. Cổ đơng thiểu số với
phần vốn ít khơng thể có được tiếng nói trong cơng ty, họ ln bị hạn chế về quyền
quản lý, quyền kiểm soát các hoạt động công ty cũng như quyền biểu quyết quyết
định các vấn đề quan trọng của công ty.

8

Cổ đông nắm giữ 5% cổ phần của công ty cổ phần đầu tư và phát triển FPT tương đương với số
lượng cổ phần bằng 4.617.628 cổ phần. Nguồn: Báo cáo kinh doanh của FPT năm 2007.
9

Anupam Chander (2003), Minorities, Shareholder and otherwise, Yale Law Journal 113, tr.162.
Nguyễn Hoàng Thùy Trang (2008), Bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần – So sánh giữa
pháp luật Việt Nam và pháp luật Vương Quốc Anh, luận văn thạc sỹ Luận học, ĐH Luật TP.HCM, tr

12.
11
Bùi Xuân Hải (2009), “Bảo vệ cổ đông: Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn trong Luật Doanh nghiệp
2005”, Tạp chí Khoa học Pháp lý, (01), tr 27.
10

10


Mặt khác, pháp luật cũng cho phép công ty được quyền phát hành cổ phần ưu
đãi biểu quyết. Điều này càng tạo khoảng cách càng xa giữa cổ đông lớn và cổ đông
thiểu số. Theo quy định tại Điều 81 Luật doanh nghiệp 2005 thì cổ phần ưu đãi biểu
quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số
phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định.
Điều này cho phép một cổ đông có thể nắm giữ một số vốn nhỏ trong cơng ty lại
được quyền biểu quyết các quyết định tại Đại hội đồng cổ đông nhiều hơn so với các
cổ đông còn lại, tạo điều kiện cho họ dễ dàng tham gia quản lý các vấn đề của công
ty. Thực tế, theo điều lệ của một số công ty cổ phần thường quy định số phiếu biểu
quyết của cổ đông ưu đãi biểu quyết theo tỉ lệ từ 1 – 1,312. Người nắm giữ cổ phần ưu
đãi này bao gồm tổ chức được chính phủ ủy quyền và các cổ đơng sáng lập trong thời
gian ba năm đầu khi thành lập cơng ty. Vì thế, khi nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết
này, cổ đông ưu đãi biểu quyết sẽ có nhiều quyền quyết định các vấn đề của cơng ty
hơn so với các cổ đông không được ưu đãi. Cổ đơng thiểu số có biểu quyết cũng
khơng giải quyết được việc gì. Do đó, nếu theo quan điểm xem xét về khả năng quản
lý, kiểm sốt cơng ty thì cổ đông thiểu số được hiểu là cổ đông luôn bị “thiểu số” ý
kiến trong công ty, họ thực sự khơng có quyền hành gì trong cơng ty dù với tư cách
vẫn là chủ sở hữu cơng ty.
Vì thế, khi xác định khái niệm cổ đông thiểu số, chúng ta cần quan tâm đến
hai tiêu chí là khả năng ảnh hưởng, quản lý công ty và tỷ lệ cổ phần của một cổ đơng.
Theo đó, một người giữ cổ phần nhỏ nhưng chưa chắc họ đã là cổ đông thiểu số nếu

họ vẫn được quyền quản lý, kiểm sốt cơng ty. Lúc này, cổ đông thiểu số là những
người giữ cổ phần rất ít và quyền kiểm sốt cơng ty của họ luôn luôn ở mức thấp
nhất, mà theo cách gọi của tác giả Lê Minh Tồn thì đây là những “cổ đơng khơng
quyền hành”, cổ đơng “bên ngồi” cơng ty13. Họ thực chất là những ông chủ “thấp
cổ, bé họng” trong công ty, bị các cổ đông vốn lớn chèn ép. Mặt khác, công ty cổ
phần là công ty đối vốn, đóng góp quan trọng nhất của cổ đơng cho cơng ty là phần
vốn góp. Quyền lợi của cổ đơng ln tỷ lệ với giá trị phần vốn góp ấy. Do đó, “nếu
như cổ đơng nhỏ khơng bị chèn ép bởi những cổ đơng lớn thì bản thân phần vốn ít ỏi
12

Nguyễn Ngọc Bích (2000), “Con đường chơng gai của Luật doanh nghiệp” –Thời báo kinh tế Sài
Gòn ngày 27/04/2000, tr12.
13

Lê Minh Tồn (2001), Cơng ty cổ phần- quyền và nghĩa vụ của cổ đông, NXB CTQG Hà Nội,
tr126.

11


trong công ty cũng sẽ làm cho họ bị hạn chế về quyền lợi, đặc biệt là quyền quyết
định và quyền hưởng lợi tức”14. Vì thế cần đặt ra vấn đề phải bảo vệ các cổ đơng
“bên ngồi” này tránh khỏi sự chèn ép của “những người bên trong”, chính là các cổ
đơng đa số15.
Từ những phân tích trên đây, chúng ta thấy rằng: dưới những góc độ khác
nhau, chúng ta lại có cách tiếp cận về khái niệm cổ đông thiểu số khác nhau. Cổ đông
thiểu số được tiếp cận dưới hai góc độ: tỷ lệ cổ phần sở hữu và khả năng quản lý,
kiểm sốt cơng ty. Việc tìm ra khái niệm chung nhất, khái quát nhất về cổ đông thiểu
số là điều không dễ dàng. Tuy vậy, theo người viết, cổ đông thiểu số cần được hiểu là
những cổ đông chiếm giữ tỷ lệ cổ phần rất ít trong cơng ty và họ khơng có quyền

quyết định, kiếm sốt các hoạt động của cơng ty, và như trên đã phân tích, tiêu chí về
khả năng quản lý cơng ty được xem là tiêu chí quan trọng hơn. Chính vì khơng có
khả năng điều hành cơng ty này mà quyền lợi của cổ đông thiểu số luôn bị xâm
phạm. Xuất phát từ vị thế đó đặt ra vấn đề cổ đông thiểu số cần được bảo vệ đúng
mức hơn. Tuy nhiên, cũng cần thừa nhận rằng tỷ lệ sở hữu cổ phần trong công ty
thường tỷ lệ thuận với khả năng kiểm sốt, quản lý cơng ty. Điều này có nghĩa là tỷ lệ
sở hữu cổ phần trong cơng ty càng lớn thì khả năng quản lý, kiểm sốt cơng ty càng
cao và ngược lại. Chính vì vậy, dù có tiếp cận khái niệm cổ đơng thiểu số ở góc độ
nào đi nữa thì cũng cần xem xét kỹ lưỡng tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đơng trong
cơng ty và khả năng cổ đơng đó kiểm sốt, quản lý cơng ty vì hai vấn đề này có tính
chất tương hỗ nhau.
1.2 Sự cần thiết phải bảo vệ cổ đông thiểu số:
1.2.1 Cổ đông thiểu số luôn có khả năng bị chèn ép về quyền lợi từ phía
các cổ đơng lớn.
Sự ra đời của cơng ty cổ phần ln gắn liền với hành vi góp vốn của các thành
viên công ty. Bằng việc sở hữu các cổ phần đã phát hành, nhà đầu tư trở thành cổ
đông. Và ngược lại, với chính hành vi góp vốn mang lại cho các cổ đông quyền được
14

Lê Văn Qua (2008), Pháp luật về bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu số trong cơng ty cổ phần, Khóa
luận tốt nghiệp cử nhân Luật học, ĐH Luật TP.HCM, tr 9.

15

Lê Minh Toàn (2001), Công ty cổ phần- quyền và nghĩa vụ của cổ đông, NXB CTQG Hà Nội,
tr126.

12



hưởng các lợi ích từ phía cơng ty mà mình đầu tư, cơ bản nhất là được hưởng lợi tức
tương ứng với phần vốn góp của mình. Với tư cách là chủ sở hữu, cổ đơng có những
quyền năng rất lớn đối với các vấn đề quan trọng, trong đó có các vấn đề tổ chức
quản lý và quyết định sự tồn tại, phát triển của công ty. Dù sở hữu 1% hay 99% tỷ lệ
cổ phần có quyền biểu quyết, dù ở điạ vị cổ đông đa số hay cổ đơng thiểu số thì theo
quy định của pháp luật, mọi cổ đơng đều có quyền được tham gia và quyết định các
vấn đề công ty tại Đại hội đồng cổ đông, thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc
thông qua đại diện được ủy quyền, được đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban
kiểm sát, được nhận cổ tức với mức theo quy định của Đại hội đồng cổ đông, được
quyền ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phiếu phổ thông của
từng công ty, được tự do chuyển nhượng cổ phần, được xem xét, tra cứu, trích lục
các thơng tin liên quan đến cơng ty mình góp vốn theo đúng quy định pháp luật và
Điều lệ công ty.
Về mặt pháp lý, “mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó
các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau”16. Các cổ đông sở hữu cổ phần phổ
thông, cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hồn lại ln
có sự bình đẳng về quyền lợi so với các cổ đơng sở hữu cùng loại cổ phần với mình.
Cổ đơng thiểu số có số vốn góp khá ít ỏi trong cơng ty. Tuy nhiên, xét dưới góc độ
pháp lý thì dù tỉ lệ vốn góp ít thế nào đi nữa thì cổ đơng thiểu số cũng được quyền có
những quyền cơ bản của một cổ đông, như những cổ đông khác.
Tuy nhiên, như đã phân tích, cổ đơng thiểu số nắm giữ phần vốn góp nhỏ bé
và họ khó có khả năng thực hiện được việc kiểm soát hoạt động quản lý cơng ty.
Theo quan điểm của tác giả Đồn Văn Trường trong cuốn “Thành lập, tổ chức và
điều hành hoạt động cơng ty cổ phần” thì:
“Các cổ đơng được bình đẳng, khơng phải là bình đẳng theo cá nhân của mỗi
người, mà là theo sự quan trọng ở quyền lợi của họ trong cơng ty: ai có nhiều
cổ phần thì có nhiều quyền lợi hơn”.

16


Khoản 5, Điều 78, Luật Doanh Nghiệp 2005.

13


Cổ phần là “tượng trưng” cho quyền sở hữu17, nó tạo ra cho chủ sở hữu những
quyền năng nhất định tương ứng với tỉ lệ sở hữu nó. Trong cơng ty cổ phần, cổ đông
thiểu số nắm giữ phần vốn góp ít, có khi chỉ chiếm chưa đến 1% tổng số cổ phần của
cơng ty18. Yếu tố vốn góp lại đóng vai trị quan trọng nhất ảnh hưởng đến khả năng
kiểm sốt cơng ty, khả năng thu lợi của cổ đơng. Do đó cổ đơng thiểu số khơng có
được khả năng quản lý điều hành cơng ty, tiếng nói của họ “khơng có trọng lượng”
dẫn đến họ ln bị yếu thế trước các cổ đông vốn lớn.
Trong môi trường kinh doanh hiện đại hiện nay, các cổ đông thiểu số khơng
chỉ cịn là những nhà đầu tư lướt sóng tham gia mua cổ phần nhằm bán ra để hưởng
phần lợi nhuận chênh lệch từ các lần chuyển nhượng. Một số cổ đông thiểu số rất
quan tâm đến các vấn đề của công ty, muốn tham gia quyết định các vấn đề của công
ty nhằm đảm bảo đồng vốn họ bỏ ra được kinh doanh có hiệu quả. Và lúc này, quyền
biểu quyết dù là trực tiếp hay gián tiếp thông qua người đại diện cũng được xem là
quyền quan trọng của một cổ đơng. Nhưng với số vốn góp ít, đôi khi quyền biểu
quyết của cổ đông thiểu số không thực sự được sử dụng đến. Các công ty hiện nay
đều quy định một tỉ lệ nhất định nào đó mới được tham gia biểu quyết tại Đại hội
đồng cổ đơng . Với tỉ lệ vốn góp khơng đáng kể ấy, cổ đơng thiểu số là kẻ “đứng
ngồi cuộc”. Nếu họ có tập hợp lại cho đủ tỉ lệ 10% tổng số cổ phần phổ thông theo
Điều 79 của Luật Doanh nghiệp 2005 thì quyền biểu quyết của cổ đơng thiểu số cũng
khơng có ý nghĩa gì tại Đại hội đồng cổ đơng khi có sự góp mặt của các cổ đông lớn,
các “đại gia” trong công ty.
Với quy định “mỗi cổ đơng phổ thơng có một phiếu biểu quyết”19 của pháp
luật, về mặt lí luận đã tạo được sự bình đẳng giữa các cổ đơng nhưng trên thực tế chỉ
cần số phiếu biểu quyết của các cổ đông lớn cũng đủ để đáp ứng được tỷ lệ thơng qua
17


Đồn Văn Trường (1996), Thành lập, tổ chức và điều hành hoạt động công ty cổ phần, NXB Khoa
học và kỹ thuật, Hà Nội, tr108.
18

Theo báo cáo thường niên của Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển công nghệ FPT năm 2007,
thành phần HĐQT và BKS với số lượng là 15 cổ đông, nhưng chiếm giữ đến 33,54 % số cổ phần,
trong khi đó 13228 cổ đơng là cá nhân, tức chiếm tới 87,5% số lượng cổ đông trong công ty, nhưng
về tỷ lệ cổ phần chỉ chiếm giữ 17,6% số cổ phần của cơng ty .
Tính ra trung bình mỗi cổ đơng là cá nhân chỉ chiếm giữ một tỷ lệ cổ phần là : 0,0013% . Họ được
xem là các cổ đông thiểu số.

19

Khoản 1, Điều 79 Luật Doanh Nghiệp 2005.

14


quyết định tại Đại hội đồng cổ đông theo quy định của pháp luật và Điều lệ cơng ty.
Lúc đó số phiếu của hàng trăm, hàng ngàn cổ đông nhỏ lẻ cịn lại cũng khơng làm
được gì.
Các cổ đơng đa số với số vốn góp rất lớn có khi lên đến 50% - 60% số phiếu
biểu quyết của công ty thường tham gia quản lý điều hành. Trên lý thuyết, quyền
hành của công ty tập trung vào Đại hội đồng cổ đông, cơ quan quyết định cao nhất
của công ty cổ phần, nhưng trên thực tế không thể phủ nhận rằng Hội đồng quản trị
và giám đốc mới có quyền hành rất lớn. Hầu hết các cổ đông lớn đều là thành viên
của hội đồng quản trị. Trong mối quan hệ giữa “kẻ mạnh” - các cổ đông đa số và
“người yếu” - các cổ đông thiểu số mà theo Mongteskio thì nơi nào tập trung nhiều
quyền lực thì về khách quan đều dẫn đến nguy cơ có lạm dụng quyền lực nhằm

phương hại cho người yếu20. Rất nhiều trường hợp Hội đồng quản trị có những quyết
định làm phương hại đến cổ đông nhưng vẫn được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Bởi lẽ, với số cổ đông trong cơng ty cổ phần có khi lên đến hàng ngàn, hàng triệu cổ
đơng thì mọi việc quyết định tại Đại hội đồng cổ đông luôn được thông qua bởi quy
tắc đa số chi phối thiểu số. Các cổ đông (cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu
quyết) đều có quyền tham gia Đại hội đồng cổ đơng và bỏ phiếu nhưng dù có ý kiến
bất đồng vẫn phải phục tùng đa số. Khi các quyết định của đại hội đồng cổ đơng
được thơng qua thì các cổ đơng có ý kiến trái ngược lại cũng bị ràng buộc bởi quyết
định này21. Quy tắc đa số một mặt cần thiết cho việc điều hành công ty cổ phần,
nhưng mặt khác nó mang lại sự bất lợi cho các cổ đơng thiểu số. Một khi có sự mâu
thuẫn lợi ích giữa cổ đông đa số và cổ đông thiểu số thì cổ đơng thiểu số ln chịu
thiệt thịi, vì “lợi ích của cổ đơng thiểu số có thể bị phớt lờ bởi cổ đông lớn tại đại
hội cổ đông khi thông qua quyết định công ty”22. Mặt khác, do nắm tỷ lệ cổ phần lớn
hơn nên “các cổ đông lớn và thành viên lớn có quyền và khả năng áp đặt ý chí của
mình trong việc ra các quyết định của công ty, thiết lập bộ máy quản lý, điều hành
của cơng ty theo ý muốn của mình và từ đó, có thể gây phương hại trực hoặc gián

20

PGS.TS. Nguyễn Như Phát (2007), “Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp – Một số vấn đề lí
luận và thực tiễn”, tạp chí Dân chủ và pháp luật, (02).
21
Đồn Văn Trường (1996), Thành lập, tổ chức và điều hành hoạt động công ty cổ phần, NXB Khoa
học và kỹ thuật, Hà Nội, tr 69.
22

Bùi Xuân Hải (2007), Corporate Governance in Vietnammese Company law, tr27.

15



tiếp đến lợi ích của các cổ đơng nhỏ”23. Điều này luôn tạo ra mâu thuẫn giữa cổ đông
lớn và cổ đơng thiểu số, một vấn đề khó giải quyết trong quản trị cơng ty.
Qua những phân tích ở trên, chúng ta thấy rằng trong cơng ty cổ phần có sự
tập trung quyền lực vào tay một hoặc một nhóm cổ đơng có vốn lớn. Cịn cổ đơng
thiểu số sở hữu một tỉ lệ vốn khiêm tốn và khơng có quyền quản lý và điều hành công
ty nên quyền lợi của họ rất dễ bị xâm phạm. Hay nói cách khác, họ luôn “chịu sự
chèn ép kép bởi quyền quản lý và quy tắc đa số”24. Điều này đặt ra vấn đề các cổ

đông thiểu số cần được bảo vệ khỏi sự lạm dụng của các cổ đông nắm quyền kiểm
soát một cách gián tiếp hay trực tiếp, đồng thời cần có cơ chế đền bù thiệt hại có
hiệu quả. Đây là một trong các khuyến nghị của tổ chức hợp tác và phát triển kinh
tế (OECD) về quản trị cơng ty25.
Tóm lại, xuất phát từ địa vị yếu thế hơn về tỷ lệ vốn góp và khả năng điều
hành công ty mà cổ đông thiểu số luôn bị tước đi những quyền lợi chính đáng của
mình bởi các cổ đơng vốn lớn. Chính vì thế, việc bảo vệ cổ đông thiểu số được đặt ra
không phải để trao cho họ các quyền năng của cổ đông lớn mà cần tạo cho họ có
được một chỗ đứng nhất định trong cơng ty để trước hết, họ có thể tự bảo vệ lợi ích
của chính mình.
1.2.2 Bảo vệ cổ đơng thiểu số tốt sẽ thúc đẩy công ty cổ phần, thị trường
chứng khoán phát triển và tăng nguồn vốn cho nền kinh tế
Trước hết, cần khẳng định rằng không một công ty nào có thể hoạt động được
nếu thiếu nguồn tài chính. Ngay từ khi mới thành lập, cơng ty cổ phần đã thực hiện
một trong những hoạt động tài chính quan trọng nhất, là huy động vốn trong đó có
việc phát hành chứng khốn, tạo nguồn tài chính ban đầu để cơng ty được thành lập.
Trong q trình hoạt động của mình, cơng ty cổ phần ln cần thêm nguồn vốn lớn
23

Bùi Xuân Hải (2009), “Bảo vệ cổ đông: Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn trong Luật Doanh nghiệp
2005”, Tạp chí Khoa học Pháp lý, (01), tr 27.

24
Nguyễn Hồng Thùy Trang (2008), Bảo vệ cổ đơng thiểu số trong công ty cổ phần – So sánh giữa
pháp luật Việt Nam và pháp luật Vương Quốc Anh, Luận văn thạc sỹ Luật học, ĐH Luật TP.HCM, tr
13.
25

Xem thêm Châu Quốc An (2006), Chế độ pháp lý về quản trị công ty theo Luật Doanh nghiệp,
Luận văn thạc sỹ Luật học, ĐH Luật TP.HCM.

16


để sản xuất, kinh doanh. Lúc này, công ty sẽ phát hành cổ phiếu để huy động nguồn
vốn từ bên ngoài. Các nhà đầu tư bằng hành vi mua cổ phiếu sẽ đóng góp phần vốn
của mình cho cơng ty. Thời điểm này là lúc cổ đông thiểu số tham gia góp vốn đơng
đảo nhất với mục đích chủ yếu là được hưởng lợi nhuận từ cổ tức. Trong công ty cổ
phần, cổ đông thiểu số cũng như các cổ đơng khác có vai trị to lớn và quan trọng
nhất đối với cơng ty, đó là vai trị góp vốn. Phần vốn góp của cổ đơng thiểu số, tuy
khơng nhiều, có khi chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với tỷ lệ vốn của cổ đông đa số,
và không đem lại cho họ nhiều khả năng quản lý, điều hành cơng ty nhưng đã góp
phần tích cực vào việc làm phong phú thêm nguồn vốn cho công ty cổ phần. Từ đó
tạo cho cơng ty cổ phần khả năng tài chính mạnh hoạt động trong các dự án lớn, đáp
ứng nhu cầu của sự phát triển kinh tế. Do đó, cổ đơng thiểu số giữ vai trị quan trọng
trong việc tạo dựng nguồn vốn nhất định cho công ty cổ phần mà họ đầu tư.
Bên cạnh đó, chúng ta khơng thể phủ nhận sự ra đời của các công ty cổ phần
đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khốn. Sau một thời gian dài
“đóng băng”, hiện nay thị trường chứng khốn Việt Nam đã sơi động, nhộn nhịp trở
lại. Thị trường chứng khoán trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại là nơi diễn ra
các hoạt động giao dịch mua, bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này
được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ

những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các
chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. Trên sàn chứng khốn mỗi ngày
có hàng ngàn cổ phần được chào bán, chuyển nhượng. Đối tượng tham gia sàn ngồi
các “đại gia chứng khốn” thì cịn lại chủ yếu là các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Đây được
xem là kênh hình thành nên số lượng lớn các cổ đơng thiểu số. Tham gia thị trường
chứng khốn, phần lớn các nhà đầu tư thường không mua với số vốn lớn vì thị trường
chứng khốn bên cạnh lợi nhuận cịn có tính rủi ro cao. Mục đích của họ là kiếm lợi
nhuận qua những lần chuyển nhượng cổ phiếu khi giá cổ phiếu tăng cao. Vì thế, cổ
đơng thiểu số được xem là lực lượng khá lớn cho việc huy động vốn từ kênh chứng
khốn. Trong q trình giao dịch, mua bán, chuyển nhượng cổ phiếu của cổ đông
thiểu số sẽ góp phần tạo nên sự sơi động cho thị trường chứng khốn hiện nay. Do
đó, bảo vệ cổ đông thiểu số tốt sẽ tạo tiền đề cho thị trường chứng khoán phát triển
tốt bởi lẽ “một thị trường chứng khốn hoạt động có hiệu quả phụ thuộc rất lớn vào

17


mức độ tham gia trong quá trình đầu tư của tư nhân và sự phát triển của các thành
phần kinh tế tư nhân”26.
Đánh giá về mức độ thuận lợi môi trường kinh doanh 2008 do cơng ty tài
chính quốc tế IFC và Ngân hàng thế giới World Bank thực hiện thì Việt Nam chỉ xếp
hạng đứng thứ 91 trong số 178 quốc gia được nghiên cứu27. Điều này cho thấy Việt
Nam chưa có một cơ chế pháp lý tốt để bảo vệ cổ đông, mà đặc biệt là cổ đông thiểu
số. Trên cơ sở nhận thức muốn nền kinh tế phát triển thì phải nhanh chóng hồn thiện
thị trường chứng khốn, thúc đẩy sự phát triển của cơng ty cổ phần, chúng ta cần có
cách nhìn nhận đúng đắn hơn về việc bảo vệ quyền lợi của cổ đông nhỏ lẻ. Với xu
thế phát triển kinh tế hiện nay, các nhà đầu tư đã biết sử dụng nguồn vốn của mình
một cách hiệu quả hơn, sinh ra nhiều lợi nhuận hơn khi tham gia đầu tư vào chứng
khoán. Tuy nhiên, khi quyền lợi của cổ đông không được đảm bảo thì họ sẽ chuyển
sang đầu tư các lĩnh vực khác an toàn hơn như gửi tiết kiệm ngân hàng, thị trường bất

động sản… Lúc này, các doanh nghiệp sẽ lâm vào tình trạng khó khăn vì khơng huy
động được nguồn vốn, thị trường chứng khốn cũng vì thế mà khơng phát triển được.
Vì thế bảo vệ cổ đơng thiểu số còn là bảo vệ nguồn vốn và sự phát triển ổn định cho
nền kinh tế.
Mặt khác, trong thời kỳ “mở cửa” kinh tế hiện nay, một quốc gia muốn phát
triển nền kinh tế phải thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi trong nước,
đồng thời cần tranh thủ nguồn vốn bên ngồi. Vì thế, nguồn vốn từ nước ngoài rất
quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Với một chỉ số bảo vệ cổ
đông mà đặc biệt là cổ đông thiểu số quá thấp như ở nước ta hiện nay sẽ là rào cản
khá lớn, cản trở sự đầu tư vốn của các nhà đầu tư nước ngồi. Khơng nhà đầu tư nào
muốn góp vốn cho một doanh nghiệp mà họ khơng được sự bảo đảm về quyền lợi,
mà đặc biệt lại là doanh nghiệp nước ngồi. Việc này có thể khiến các doanh nghiệp
Việt Nam khó có thể tiếp cận nguồn vốn quốc tế, gây khó khăn cho q trình sản
26

Bùi Ngun Hồn (1998), Thị trường chứng khốn và cơng ty cổ phần, NXB Chính trị quốc gia, tr
45.
27
Xem Nhà đầu tư nhỏ chưa được bảo vệ,
truy cập 12/12/2008.

18


xuất, kinh doanh kéo theo việc giảm mức đầu tư cho nền kinh tế. Vì thế, việc bảo vệ
hữu hiệu quyền lợi cổ đông mà nhất là cổ đông thiểu số sẽ giúp cho quá trình thu hút
vốn đầu tư từ nước ngoài tốt hơn.
1.2.3 Thực trạng quyền lợi cổ đông thiểu số đang bị xâm phạm:
Trong những năm gần đây, mặc dù đã có khá nhiều quy định pháp luật bảo vệ
mình nhưng cổ đơng thiểu số với địa vị yếu thế vẫn luôn bị các doanh nghiệp “phớt

lờ” quyền lợi. Cùng là những người đóng góp tài chính cho công ty nhưng quyền lợi
của họ không được bảo vệ một cách chính đáng. Hàng loạt vụ việc xảy ra cho thấy sự
thiếu tôn trọng của các cổ đông lớn đối với cổ đông thiểu số.
Sở hữu số vốn lớn trong công ty, các cổ đông lớn nắm mọi quyền quản lý và
vì lợi ích của mình, họ sẵn sàng tạo nhiều bất lợi cho cổ đông thiểu số. Chẳng hạn
trường hợp các cổ đông lớn biểu quyết cho phép áp dụng giá ưu đãi cho cổ đông giữ
vốn lớn, trong khi đó các cổ đơng nhỏ phải mua giá cao hơn rất nhiều đối với cổ
phiếu phát hành thêm. Điển hình là vụ việc của Cơng ty cổ phần vận tải xăng dầu
VITACO. Trong cuộc họp Đại hội cổ đơng diễn ra vào ngày 30/03/2007, theo tờ
trình của Hội đồng quản trị, VITACO quyết định tăng vốn điều lệ từ 400 tỷ đồng lên
600 tỷ đồng, bán thêm cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu của công ty. Trong phần
giải trình giá cổ phiếu mới, tờ trình của Hội đồng quản trị nêu rõ giá mà Tổng công ty
xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) – cổ đông nắm giữ phần vốn nhà nước tại VITACO
được mua 51% phần vốn tăng thêm với giá 12.000 đồng/cổ phần, trong khi các cổ
đơng cịn lại phải mua với giá 30.000 đồng/cổ phần28. Như vậy, chúng ta thấy rằng
phương án mà VITACO cho các cổ đông trong công ty mua cổ phần mới với giá
30.000 đồng cao hơn gấp 2,5 lần so với giá mà Petrolimex được mua là bất công, là
không bình đẳng và vi phạm Khoản 5 Điều 78 và Điểm c Điều 79 Luật Doanh
Nghiệp 2005. Bởi lẽ, “mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó
các quyền và lợi ích ngang nhau”29, mặt khác “cổ đông phổ thông được ưu tiên mua
cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong

28

Xem Công ty VITACO: Cổ đông “lớn” ép cổ đông “nhỏ”
/>cập nhật ngày 31/03/2007.
29

Khoản 5 Điều 78 Luật Doanh Nghiệp 2005.


19


công ty”30. Với tỷ lệ cổ phần chiếm giữ 51% số cổ phần biểu quyết, Petrolimex được
xem là một cổ đơng lớn – cổ đơng có khả năng chi phối lớn đối với các quyết định
trong công ty. Tuy nhiên, vì cổ phần được chào bán cùng là cổ phần phổ thông nên
dù sở hữu 51% hay 1% cổ phần thì cũng đều tạo cho cổ đơng sở hữu nó những quyền
bình đẳng ngang nhau, trong đó có quyền mua cổ phiếu mới phát hành với giá bằng
nhau. Hay nói cách khác thì: “khi đã ra phương án phát hành cho cổ đơng hiện hữu
thì mọi cổ đơng , dù là cổ đơng nhỏ hay cổ đơng lớn đều có lợi ích ngang bằng tức là
giá mua như nhau và tỷ lệ mua căn cứ theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của từng nhà đầu
tư”31. Và trong chuyện này, phía các nhà quản lý của VITACO khơng thể lấy cớ
VITACO có được kết quả kinh doanh cao trong năm 2006 là nhờ Petrolimex không
thay đổi về cước vận tải đối với cơng ty mà có thể làm ngơ việc quyền lợi của các cổ
đơng cịn lại đang bị xâm phạm.
Không chỉ dừng lại ở VITACO, hàng loạt các doanh nghiệp khác cũng có
những hành vi tương tự. Cùng có cổ đông chiến lược là Petrolimex như VITACO,
Vietnam Petroleum Transport Join Stock Company (VIPCO) cũng tiến hành ưu đãi
quá mức cho cổ đông này mà quên đi quyền lợi của những cổ đông nhỏ khác. Ngày
26/03/2006, VIPCO thông qua Nghị quyết phát hành hơn 17.000 cổ phần để tăng vốn
điều lệ từ 421,2 tỷ đồng lên 600 tỷ đồng. Trong đó, Petrolimex (cổ đơng sở hữu 51%
cổ phần ) được mua 9.118.800 cổ phần mới với giá 15.000 đồng/cổ phần, trong khi
đó các cổ đơng cịn lại mua với giá 40.000 đồng/cổ phần nhưng phải theo tỷ lệ: cổ
đông sở hữu 50 cổ phần thì được mua 21 cổ phần32.
Tương tự hành vi này cịn kể đến Cơng ty cổ phần giao nhận vận tải và thương
mại (Vinalink). Khi tăng vốn điều lệ từ 36 tỷ đồng lên 90 tỷ đồng, công ty đã đề ra
phương án bán 162.000 cổ phần cho Công ty giao nhận kho vận ngoại thương TP. Hồ
Chí Minh (Vinatrans) - một cổ đơng giữ vốn lớn ở công ty - với giá 100.000 đồng.
Tại thời điểm này, giá thị trường của Vinalink là 1.500.000 đồng33. Việc bán cổ phần
30


Điểm c Điều 79 Luật Doanh Nghiệp 2005.

31

Theo văn bản của VAFI gửi Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), công ty VIPCO, công
ty VITACO về phương án phát hành cổ phiếu mới.
32
Xem truy
cập 04/04/2007.
33

Xem Ai bảo vệ cổ đông nhỏ ?

20


×