Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Pháp luật về chuyển nhượng khoản phải thu từ hoạt động cho thuê tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

BÙI DUY HẢI TRÂN

PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN NHƢỢNG KHOẢN PHẢI
THU TỪ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH-04-2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN NHƢỢNG KHOẢN PHẢI
THU TỪ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 8380107

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN VÂN
Học viên: BÙI DUY HẢI TRÂN
Lớp: Cao học Luật Kinh tế, Khóa 25

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sỹ “Pháp luật về chuyển nhượng khoản phải thu từ


hoạt động cho th tài chính” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn khoa học của PGS. TS. Nguyễn Văn Vân. Nội dung Luận văn do tôi nghiên cứu
và soạn thảo một cách độc lập, không sao chép bất kỳ Luận án, Luận văn hay các
loại văn bản tương tự khác. Tất cả những nội dung tham khảo, kế thừa đều được
trích dẫn và tham chiếu đầy đủ. Các dữ liệu và thơng tin trong Luận văn hồn tồn
trung thực.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về các cam đoan nêu trên của mình.
Tác giả

Bùi Duy Hải Trân


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNNHNN

:

Chi nhánh Ngân hàng nước ngồi

CNKPT

:

Chuyển nhượng khoản phải thu

CTCTTC

:

Cơng ty cho th tài chính


CTTC

:

Cơng ty tài chính

HĐCTTC

:

Hợp đồng cho thuê tài chính

TCTD

:

Tổ chức tín dụng

GTGT

:

Giá trị gia tăng


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CHUYỂN NHƢỢNG KHOẢN PHẢI THU VÀ
PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CHUYỂN NHƢỢNG KHOẢN

PHẢI THU TỪ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH ...................................6
1.1 Khái quát về chuyển nhƣợng khoản phải thu từ hoạt động cho thuê tài
chính .......................................................................................................................6
1.1.1

Bối cảnh ra đời của hoạt động chuyển nhượng khoản phải thu.............6

1.1.2 Khái niệm, phân loại khoản phải thu, chuyển nhượng khoản phải thu từ
hoạt động cho thuê tài chính ...............................................................................7
1.1.3 Bản chất pháp lý của chuyển nhượng khoản phải thu từ hoạt động cho
thuê tài chính .....................................................................................................13
1.2 Khái quát pháp luật về chuyển nhƣợng khoản phải thu từ hoạt động
cho thuê tài chính tại Việt Nam .........................................................................18
1.2.1

Q trình hình thành và hồn thiện các quy định pháp luật về chuyển

nhượng khoản phải thu từ hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam ...............18
1.2.2 Khái niệm pháp luật về chuyển nhượng khoản phải thu từ hoạt động
cho thuê tài chính ở Việt Nam ...........................................................................20
1.2.3 So sánh quy định pháp luật về chuyển nhượng khoản phải thu từ hoạt
động cho thuê tài chính với bao thanh toán và mua, bán nợ của các tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi............................................................20
1.2.4 Nội dung cơ bản của pháp luật về chuyển nhượng khoản phải thu từ
hoạt động cho thuê tài chính .............................................................................23
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................27
CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NGUYÊN TẮC VÀ ĐIỀU KIỆN
CHUYỂN NHƢỢNG KHOẢN PHẢI THU TỪ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ
TÀI CHÍNH .............................................................................................................28
2.1 Nguyên tắc chuyển nhƣợng khoản phải thu từ hoạt động cho thuê tài

chính .....................................................................................................................28


2.1.1

Bên bán chỉ chuyển giao quyền đòi nợ tại hợp đồng cho thuê tài chính

cho bên mua ......................................................................................................28
2.1.2

Bên bán được chuyển giao quyền sở hữu tài sản, quyền đòi nợ và các

quyền, nghĩa vụ khác tại hợp đồng cho thuê tài chính cho bên mua được phép
thực hiện hoạt động cho thuê tài chính .............................................................33
2.1.3

Chuyển giao biện pháp bảo đảm khi chuyển giao quyền đòi nợ từ bên

bán sang bên mua..............................................................................................37
2.1.4

Quyền truy đòi trong chuyển nhượng khoản phải thu từ hợp đồng cho

thuê tài chính .....................................................................................................39
2.2 Điều kiện để khoản phải thu từ hoạt động cho thuê tài chính đƣợc
chuyển nhƣợng ....................................................................................................41
2.2.1

Điều kiện về khoản phải thu được chuyển nhượng...............................41


2.2.2

Điều kiện về điều khoản không được chuyển nhượng khoản phải thu .43

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................46
CHƢƠNG 3. CÁC NỘI DUNG PHÁP LÝ CƠ BẢN TRONG HỢP ĐỒNG
CHUYỂN NHƢỢNG KHOẢN PHẢI THU TỪ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ
TÀI CHÍNH .............................................................................................................47
3.1 Chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng chuyển nhƣợng khoản phải thu từ
hoạt động cho thuê tài chính ..............................................................................47
3.2 Đối tƣợng giao dịch của hợp đồng chuyển nhƣợng khoản phải thu từ
hoạt động cho thuê tài chính ..............................................................................52
3.3 Quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý trong trƣờng hợp vi
phạm hợp đồng chuyển nhƣợng khoản phải thu từ hoạt động cho thuê tài
chính .....................................................................................................................53
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................60
KẾT LUẬN ..............................................................................................................61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của ngành tài chính ngân hàng thế giới, chính sách mở
cửa và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta đã góp phần thúc đẩy ngành tài chính
1.


ngân hàng Việt Nam có những bước thay đổi lớn lao về tư duy lập pháp cũng như
thực tiễn áp dụng. Một trong các nội dung nổi bật nhất của ngành tài chính ngân
hàng nhận được sự quan tâm phổ biến của các thành phần trong xã hội chính là nhu
cầu tìm kiếm và tài trợ nguồn vốn. Thị trường cấp vốn cho nền kinh tế đang ngày
càng trở nên đa dạng với nhiều hình thức sản phẩm từ các tổ chức cung ứng khác
nhau. Bên cạnh vai trị cấp tín dụng truyền thống của các tổ chức tín dụng ngân
hàng thì các tổ chức tín dụng phi ngân hàng như cơng ty tài chính hay cơng ty cho
th tài chính đang thực hiện hoạt động này vô cùng hiệu quả thơng qua hình thức
cho th tài chính. Xuất hiện từ những năm cuối thế kỷ XX, hoạt động cấp tín dụng
này đã giúp các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ giải quyết được nhu
cầu tìm kiếm nguồn vốn tài trợ cho các dự án mua sắm máy móc, trang thiết bị. Từ
đó, cho th tài chính trở thành một kênh cấp tín dụng hữu hiệu, giúp các doanh
nghiệp giải quyết được khó khăn về nhu cầu vốn mà không phải đáp ứng những yêu
cầu quá khắt khe của các ngân hàng.
Thế nhưng, hoạt động cho thuê tài chính càng lớn mạnh và phát triển thì áp
lực về vốn của chính các cơng ty tài chính và cơng ty cho thuê tài chính lại ngày
càng nặng nề. Việc bên th tài chính khơng thể thanh tốn tiền th đúng hạn hoặc
nhu cầu về vốn của bên cho thuê tài chính phát sinh trước khi đến hạn thanh tốn
hợp đồng cho th tài chính đều là những bài tốn khó cần được giải quyết. Để đáp
ứng được nhu cầu cấp bách về vốn của các doanh nghiệp, hoạt động chuyển nhượng
khoản phải thu đã ra đời như một cứu cánh đắc lực cho ngành tài chính ngân hàng.
Hiện nay, chuyển nhượng khoản phải thu là một trong những phương thức hiệu quả
nhằm giải quyết được nhu cầu vốn của các tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt là trong
lĩnh vực ngân hàng, khi mà các hoạt động như cho vay, bảo lãnh hoặc cho thuê tài
chính khiến các tổ chức tín dụng không thể thu hồi vốn sớm hoặc đúng hạn, gây ảnh
hưởng đến hoạt động ngân hàng nói riêng cũng như nền kinh tế nói chung. Chuyển
nhượng khoản phải thu hiện nay được thể hiện thông qua nhiều hoạt động khác
nhau như mua bán nợ hay bao thanh toán và đặc biệt là mua bán khoản phải thu từ
hoạt động cho th tài chính. Tuy nhiên, chính vì bản chất của hoạt động này liên
quan đến quyền và nghĩa vụ của ba chủ thể khác nhau nên đồng thời tiềm ẩn rất



2

nhiều rủi ro. Do đó, cơng cụ pháp luật khơng chỉ là nền tảng, cơ sở để thực hiện mà
còn là biện pháp giúp bảo vệ các bên tham gia giao dịch khỏi những thiệt hại nặng
nề. Pháp luật ngân hàng đã có rất nhiều văn bản quy định về hoạt động mua bán nợ
cũng như về nghiệp vụ bao thanh toán. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật về mua bán
khoản phải thu từ hoạt động cho thuê tài chính lại khơng nhiều và chưa phản ánh
đầy đủ các khía cạnh pháp lý trong quan hệ giữa các bên tham gia giao dịch chuyển
nhượng khoản phải thu. Trên thực tế, hoạt động mua bán khoản phải thu của các
công ty tài chính, cơng ty cho th tài chính cũng rất hạn chế hoặc hầu như chưa
được thực hiện vì khó khăn về mặt áp dụng pháp luật cũng như e ngại về những rủi
ro tiềm ẩn.
Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về mua bán khoản phải thu từ hoạt
động cho thuê tài chính hầu như chưa được thực hiện. Chính vì vậy, một nghiên cứu
cụ thể để trình bày được các nội dung quan trọng như bối cảnh ra đời; khái niệm,
phân loại, đặc điểm; bản chất pháp lý; khái quát pháp luật; nguyên tắc thực hiện;
điều kiện thực hiện; chủ thể hợp đồng; đối tượng hợp đồng; quyền và nghĩa vụ của
các bên trong hợp đồng chuyển nhượng khoản phải thu từ cho thuê tài chính là một
đóng góp cần thiết trong việc xây dựng và hồn thiện pháp luật về mua bán khoản
phải thu từ cho th tài chính. Đó chính là lý do mà tác giả lựa chọn đề tài: “Pháp
luật về chuyển nhượng khoản phải thu từ hoạt động cho thuê tài chính” làm đề tài
luận văn thạc sỹ.
Tình hình nghiên cứu đề tài
Hoạt động chuyển nhượng khoản phải thu từ cho thuê tài chính là một nội
dung nghiên cứu mới mẻ. Hiện nay, vẫn chưa có một cơng trình nghiên cứu cụ thể
hoạt động này tại Việt Nam. Tuy có những đặc trưng riêng nhất định nhưng mua
bán khoản phải thu từ hoạt động cho th tài chính vẫn có những điểm tương đồng
với hoạt động mua bán nợ. Chính vì vậy, các cơng trình nghiên cứu về hoạt động

mua bán nợ cũng góp phần phản ánh được tình hình nghiên cứu của đề tài này, thể
2.

hiện thơng qua các cơng trình sau đây:
Luận văn Thạc sỹ Luật học “Pháp luật về hoạt động mua bán nợ của các
ngân hàng thương mại Việt Nam và thực tiễn áp dụng” của Nguyễn Thị Bích
Mai – Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2010. Đây là
một trong những cơng trình đầu tiên nghiên cứu pháp luật mua bán nợ của
ngân hàng thương mại. Chính vì vậy, cơng trình này đã đóng góp những nội
dung quan trọng về lý luận chung của hoạt động mua bán nợ cũng như hoạt


3

động mua bán khoản phải thu từ cho thuê tài chính. Từ việc kế thừa các nội
dung về lịch sử hình thành, bản chất pháp lý và khái niệm pháp luật mua bán
nợ được phân tích trong cơng trình này, tác giả nghiên cứu và phát triển
những nội dung tương tự đối với hoạt động mua bán khoản phải thu từ cho
th tài chính. Tuy nhiên, cơng trình này được nghiên cứu trước khi ban
hành Thông tư 09/2015/TT-NHNN ngày 17 tháng 07 năm 2015 của NHNN
quy định về hoạt động mua, bán nợ của TCTD, CNNHNN nên tác giả chưa
thể tiếp cận được các nội dung pháp lý hiện hành của hoạt động mua bán nợ.
Bên cạnh đó cịn có một số cơng trình nghiên cứu về mua bán nợ là các bài
viết đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành như:
“Hoạt động mua bán nợ của tổ chức tín dụng theo pháp luật Việt Nam hiện
hành – Một số vướng mắc, bất cập và đề xuất, kiến nghị” của Khúc Thị
Phương Nhung đăng trên tạp chí Khoa học Kiểm sát, số 03, năm 2018.
“Mua bán nợ và xử lý nợ xấu tại một số quốc gia – bài học kinh nghiệm đối
với Việt Nam” của Nguyễn Thị Loan đăng trên tạp chí Cơng nghệ Ngân
hàng, số 147, năm 2018.

“Luận bàn về các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh nghiệp vụ mua bán
nợ của các tổ chức tín dụng Việt Nam” của Nguyễn Thị Bích Ngân đăng trên
-

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, số 20, năm 2016.
“Khoảng trống pháp luật về mua bán nợ” của Lê Trọng Dũng đăng trên tạp
chí Nhà nước và Pháp luật, số 15, năm 2015.

“Hồn thiện khn khổ pháp lý cho thị trường mua bán nợ” của Lê Trọng
Dũng đăng trên tạp chí Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, số 15, năm 2015.
Các bài báo nói trên cung cấp những thơng tin kinh tế và pháp lý liên quan
đến hoạt động mua bán nợ trong suốt quá trình hình thành và phát triển pháp luật về
mua bán nợ. Nghiên cứu các cơng trình này giúp tác giả có được góc nhìn tồn diện
về hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán nợ nói chung cũng như phần
-

nào nhìn nhận được các đặc điểm pháp lý đặc trưng của hoạt động mua bán khoản
phải thu từ cho th tài chính.
Có thể thấy, trong các tài liệu khoa học pháp lý, tác giả nhận thấy vẫn chưa
có cơng trình nghiên cứu khoa học nào ở cấp độ cấp nhà nước, cấp Bộ hoặc luận án
tiến sỹ, thạc sỹ nghiên cứu về pháp luật chuyển nhượng khoản phải thu từ hoạt động
cho thuê tài chính. Do đó, đề tài này sẽ tiếp thu, kế thừa những nội dung tương đồng
với hoạt động mua bán nợ thể hiện ở các tài liệu nêu trên. Đồng thời, đề tài sẽ tìm


4

kiếm, nghiên cứu và phân tích một cách độc lập những nội dung riêng biệt chỉ có tại
pháp luật về mua bán khoản phải thu từ cho thuê tài chính.
3.


Mục đích nghiên cứu
Mục đích thứ nhất của đề tài là cung cấp những kiến thức về mặt cơ sở lý

luận cũng như nền tảng pháp lý để hiểu rõ được nguồn gốc hình thành, quy luật vận
hành, phát triển, đặc điểm về bản chất pháp lý cũng như khái niệm, đặc điểm hệ
thống pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán khoản phải thu từ hoạt động cho thuê
tài chính.
Mục đích thứ hai của đề tài là đánh giá, bình luận, phân tích và đưa ra giải
pháp, kiến nghị cần thiết về (i) nguyên tắc và điều kiện chuyển nhượng khoản phải
thu từ hoạt động cho thuê tài chính và (ii) các nội dung pháp lý cơ bản trong hợp
đồng chuyển nhượng khoản phải thu từ hoạt động cho thuê tài chính. Từ đó, nhìn
nhận được những ưu, khuyết điểm, tác động tích cực, tiêu cực của các quy định hiện
hành đối với hoạt động mua bán khoản phải thu từ cho thuê tài chính trên thực tế.
Đồng thời, tiếp thu kinh nghiệm pháp luật quốc tế để có những đóng góp nhằm điều
chỉnh và hồn thiện pháp luật Việt Nam về hoạt động tài chính sơi động này.
4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là pháp luật về chuyển nhượng khoản phải

thu từ hoạt động cho th tài chính, trong đó tập trung nghiên cứu đến ba vấn đề
chủ yếu bao gồm: (i) cơ sở lý luận và pháp lý của chuyển nhượng khoản phải thu từ
cho thuê tài chính, (ii) pháp luật về nguyên tắc và điều kiện chuyển nhượng khoản
phải thu từ cho thuê tài chính và (iii) các nội dung pháp lý cơ bản trong hợp đồng
chuyển nhượng khoản phải thu từ cho th tài chính.
Khơng đặt trọng tâm vào thực tiễn áp dụng hiện còn chưa phổ biến của mua
bán khoản phải thu từ cho thuê tài chính, phạm vi nghiên cứu của đề tài là những
nội dung lý luận, pháp lý xoay quanh đối tượng nghiên cứu nêu trên. Đề tài không
chỉ thực hiện việc nghiên cứu pháp luật trong nước mà còn mở rộng phạm vi nghiên

cứu ở cả pháp luật nước ngoài. Từ tương quan so sánh giữa pháp luật nước ngoài và
pháp luật Việt Nam, đề tài cung cấp những giải pháp phù hợp để cải thiện nội dung
pháp luật nước nhà. Không chỉ vậy, đề tài cũng tập trung đánh giá, bình luận, phân
tích để thấy được những ưu điểm, khuyết điểm của chính hệ thống pháp luật nước
nhà từ khi mới được xây dựng cho đến khi được điều chỉnh, thay thế bằng những
quy định có hiệu lực hiện hành.
5.

Phƣơng pháp nghiên cứu


5

Tác giả đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp
lịch sử, phương pháp đối chiếu, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích kết
hợp giải thích, phương pháp quy nạp và phương pháp chuyên gia.
Phương pháp lịch sử được sử dụng để nghiên cứu về bối cảnh hình thành và
phát triển của hoạt động chuyển nhượng khoản phải thu. Phương pháp này cũng
được tác giả sử dụng hiệu quả để khái quát hóa hệ thống pháp luật về mua bán
khoản phải thu từ cho thuê tài chính từ giai đoạn hình thành cho đến hiện nay.
Phương pháp đối chiếu, so sánh, phân tích kết hợp giải thích được áp dụng
phổ biến ở tất cả các chương, đặc biệt là khi nghiên cứu pháp luật nước ngoài và
pháp luật trong nước, nghiên cứu các quy định đã hết hiệu lực và các quy định hiện
hành. Phương pháp này giúp tác giả đánh giá, bình luận và phát hiện được những
nội dung tiến bộ của hệ thống pháp luật nước ngoài cũng như những thay đổi đáng
hoan nghênh của hệ thống pháp luật quốc gia. Đồng thời, tác giả cũng nhìn nhận
được những khiếm khuyết, thiếu sót, các nội dung không phù hợp cần được thay đổi
để đóng góp kiến nghị tương ứng.
Phương pháp quy nạp và phương pháp chuyên gia được thể hiện qua từng
nội dung nghiên cứu. Theo đó, từ những phân tích, lập luận, giải thích, tác giả sẽ

tổng kết các vấn đề lý luận, pháp lý theo quan điểm của mình. Sau đó, nghiên cứu
các nhận xét, bình luận của các chuyên gia có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm và
am hiểu sâu vấn đề nghiên cứu để bổ sung, củng cố cho các đề xuất của bản thân.
Các kết quả nghiên cứu chính của Luận văn
Luận văn này đã nhận diện và giải quyết các vấn đề sau:
Một là, nghiên cứu được bản chất và đặc điểm pháp lý của hoạt động chuyển
nhượng khoản phải thu từ cho thuê tài chính dựa trên tương quan so sánh với các
hoạt động ngân hàng khác.
Hai là, đánh giá, kiến nghị bổ sung, hoàn thiện các nội dung về nguyên tắc
và điều kiện chuyển nhượng khoản phải thu từ cho thuê tài chính.
6.

Ba là, phân tích, đề xuất những giải pháp để các vấn đề về chủ thể, đối
tượng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng chuyển nhượng khoản phải
thu từ hợp đồng cho th tài chính được giải quyết tồn diện và hiệu quả hơn.


6

CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ CHUYỂN NHƢỢNG KHOẢN PHẢI THU VÀ PHÁP LUẬT
ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CHUYỂN NHƢỢNG KHOẢN PHẢI THU TỪ
HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH
1.1
Khái quát về chuyển nhƣợng khoản phải thu từ hoạt động cho thuê tài
chính
1.1.1 Bối cảnh ra đời của hoạt động chuyển nhượng khoản phải thu
Hoạt động CNKPT đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử nhân loại, phát triển
được khoảng hơn 4000 năm, kể từ khi các hoạt động thương mại ra đời. Cụ thể hơn,
hoạt động này đã xuất hiện vào thời vua Hammurabi ở vùng Mesopotamia, nơi

được xem như là “cái nôi của nền văn minh”1. Theo lịch sử, người Mesopotamia lần
đầu tiên phát triển các quy định về mua bán khoản phải thu trong đạo luật
Hammurabi, đồng thời, họ còn xây dựng các luật lệ về kinh doanh và việc cai trị.
Bằng chứng đầu tiên của việc mua bán các khoản phải thu có thể tìm thấy trên
những tấm bảng đá cổ đại tại đây. Tuy nhiên, người La Mã mới chính là những
người đầu tiên mua bán các giấy tờ hứa thanh toán tiền và đồng ý chiết khấu một
phần trên số tiền đó2.
CNKPT xuất hiện thơng qua một trong những hoạt động tài trợ tài chính lâu
đời nhất là bao thanh toán. Bao thanh toán phát triển mạnh mẽ tại Anh vào thế kỷ
thứ 14, cùng với sự tiến bộ của ngành cơng nghiệp sợi len. Khi đó, người đại diện
(“Factor”3) có chức năng như những đại lý thương mại hoặc người buôn bán hưởng
hoa hồng cho các xưởng dệt may. Do trở ngại thương mại về mặt khoảng cách giữa
nhà sản xuất và khách hàng, người đại diện lúc này đóng vai trị như một lực lượng
bán hàng cho các xưởng dệt. Họ khơng chỉ có chức năng tiếp thị, phân phối mà còn
đưa ra lời khuyên về thị hiếu, nhu cầu của khách hàng và hỗ trợ các dịch vụ kho bãi
khác, nhờ đó mà các xưởng dệt có thể cung cấp hàng hóa cho khách hàng thông qua
trung gian là những người đại diện. Người đại diện cịn có chức năng tài chính quan
trọng thay mặt cho các xưởng dệt. Họ đưa ra tư vấn về giá bán chịu cho các khách
hàng tiềm năng. Đồng thời, họ cũng đảm bảo việc thanh toán tiền cho các xưởng
1

Oana-Carmen Răvaş, Adrian David (2010), “Factoring Agreement – Financing method for the companies in
lack of cash-flow”, Annals of the University of Petroșani, Economics, 10 (4), tr.291.
2
Lê Thị Hòa (2005), Pháp luật về bao thanh toán và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập
khẩu, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại học Luật TP.HCM, tr.1.
3
Thuật ngữ “Factor” bắt nguồn từ một động từ Latin là “facio”, có nghĩa là “người làm hoặc người thực
hiện”. Và theo nghĩa của động từ này, lịch sử của ngành bao thanh tốn cũng chính là lịch sử của người đại lý
làm việc cho người khác.



7

dệt, chịu đầy đủ trách nhiệm về uy tín của các khách hàng bằng việc thanh toán
trước cho các xưởng dệt dựa trên giá cả sản phẩm đã bán ra, sau đó thu tiền từ các
khách hàng. Để bảo vệ chính họ, người đại diện vẫn thiết lập các khoản tiền giữ lại
nhằm chi trả cho các sản phẩm bị lỗi và những tranh chấp phát sinh4. Như vậy, do
nhu cầu của các xưởng dệt trong việc bán đi các khoản phải thu từ khách hàng để có
vốn, nhằm duy trì liền mạch hoạt động sản xuất và hạn chế tình trạng bị thiếu hụt
vốn của họ mà hoạt động bao thanh tốn của những người đại diện hình thành.
Từ khía cạnh lịch sử, hoạt động CNKPT đã ra đời nhằm giải quyết nhu cầu
về dòng vốn của các doanh nghiệp. Do đó, CNKPT là cách để được tài trợ vốn
nhanh nhất theo hướng “làm sạch bảng cân đối kế tốn”, vì khoản phải thu là tài sản
và việc chuyển nhượng chúng giúp doanh nghiệp có vốn ngay lập tức mà không
phải chịu thêm gánh nặng vay tiền5.
1.1.2 Khái niệm, phân loại khoản phải thu, chuyển nhượng khoản phải thu
từ hoạt động cho thuê tài chính

Khái niệm khoản phải thu từ hoạt động cho thuê tài chính
Theo từ điển kinh tế học6, khoản phải thu (tiếng Anh là “Accounts
Receivable” hoặc “Receivables”) là một phần tài sản của doanh nghiệp, được thể
hiện trên bảng cân đối kế toán, bao gồm các hóa đơn chưa được thanh tốn được gửi
đến cho khách hàng của họ. Theo từ điển luật học7, khoản phải thu là một khoản
tiền nợ bởi khách hàng.
Ở phương diện quốc tế, theo giải thích của hội đồng thư ký UNCITRAL đối
với Công ước của Liên Hợp Quốc về Chuyển Nhượng Khoản Phải Thu Trong Giao
Dịch Quốc Tế8 (United Nations Convention on the Assignment of Receivables in
International Trade) (“Công ƣớc của LHQ về CNKPT”) tại mục II.A.9 có phân
tích rõ, khoản phải thu là “một quyền hợp đồng để được thanh toán một khoản

tiền”. Định nghĩa này bao gồm các phần hoặc những quyền lợi không thể phân chia
được trong khoản phải thu. Khoản phải thu có thể đến từ bất kỳ loại hợp đồng nào,
từ các hợp đồng cung ứng hàng hóa, xây dựng và dịch vụ, bất kể các hợp đồng đó
4

Marie H.R.Bakker, Leora Klapper, Gregory F.Udell (2004), Financing small and medium – size enterprises
with factoring: Global growth and its potential in Eastern Europe, NXB Rewasz Publishing House, tr.5.
5
Oana-Carmen Răvaş, Adrian David, tlđd (1), tr.292.
6
John Black (1997), A Dictionary of Economics, Nhà xuất bản Oxford University Press, tr.3.
7
Daniel Oran, Mark Tosti (2000), Oran’s Dictionary of the law (3rd Edition), NXB West Legal Studies,
Thomson Learning, tr.9.
8
United Nations (2004), Explanatory note by the UNCITRAL secretariat on the United Nations Convention
on the Assignment of Receivables in International Trade.


8

mang tính thương mại hoặc là hợp đồng giữa thương nhân và khách hàng của họ.
Khoản phải thu theo định nghĩa của Công ước này cũng bao gồm khoản phải thu từ
cho vay, phí khai thác bản quyền sở hữu trí tuệ, khoản tiền nhận được khi sử dụng
đường ưu tiên và quyền yêu cầu về thiệt hại bằng tiền do vi phạm hợp đồng, cũng
như tiền lãi và các yêu cầu phi tiền tệ có thể chuyển đổi thành tiền. Tuy nhiên, định
nghĩa này không bao gồm quyền được thanh tốn phát sinh ngồi hợp đồng, chẳng
hạn như u cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hoặc yêu cầu hoàn thuế.
Theo điểm (2) khoản (a) của Điều 9-102 Bộ luật Thương mại Thống nhất
(Uniform Commercial Code) của Hoa Kỳ, khoản phải thu có nghĩa là quyền được

thanh tốn cho một nghĩa vụ bằng tiền, bất kể là có hay không, thu được từ việc (i)
bán, cho thuê, trao quyền, chuyển nhượng tài sản hoặc từ bỏ một thứ gì khác, (ii) đã
hoặc sẽ cung cấp dịch vụ, (iii) đã hoặc sẽ ban hành một chính sách bảo hiểm, (iv) đã
hoặc sẽ gánh chịu một nghĩa vụ thứ cấp, (v) đã hoặc sẽ cung cấp công sức, (vi) sử
dụng hoặc thuê tàu theo hợp đồng thuê tàu hoặc hợp đồng khác, (vii) phát sinh từ
việc sử dụng thẻ tín dụng hoặc thẻ thu phí hoặc thơng tin chứa đựng trong hoặc cho
việc sử dụng thẻ, hoặc (vii) trúng thưởng xổ số hoặc các trị chơi có thưởng khác
được tiến hành và tài trợ bởi Chính phủ, cơ quan Chính phủ hoặc người được cho
phép hoặc được ủy quyền bởi Chính phủ hoặc cơ quan Chính phủ để tiến hành cuộc
thi có thưởng9. Thuật ngữ này cũng bao gồm các khoản phải thu từ bảo hiểm sức
khỏe. Như vậy, pháp luật nước ngồi có những cách quy định khác nhau về khoản
phải thu, nhưng nhìn chung đều được hiểu rằng, khoản phải thu là quyền được
thanh toán cho một nghĩa vụ bằng tiền, với một trong những mục đích quan trọng là
cung cấp tài chính. Trong thực tế, khoản phải thu có thể được chuyển nhượng trực
tiếp hoặc sử dụng như một tài sản bảo đảm10.
Theo pháp luật Việt Nam, khoản phải thu được định nghĩa lần đầu tiên tại
Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06 tháng 09 năm 2004 của Thống đốc
NHNN ban hành quy chế hoạt động bao thanh tốn của các TCTD (“Quyết định
1096/2004/QĐ-NHNN”), theo đó, khoản phải thu là khoản tiền bên bán hàng phải
thu từ bên mua hàng theo hợp đồng mua, bán hàng tại Khoản 10 Điều 4. Sau đó, tại
Khoản 7 Điều 3 Thơng tư 02/2017/TT-NHNN ngày 17 tháng 05 năm 2017 của
NHNN Việt Nam quy định về hoạt động bao thanh toán của TCTD, CNNHNN
9

Bản tiếng Anh: Truy cập vào ngày 01/08/2018.
Lingyun Gao (2015), “Flexibility in Assignment of Contractual Rights: Assignment of Account
Receivables”, Lapland Law Review, Issue 2, tr.230.
10



9

(“Thơng tƣ 02/2017/TT-NHNN”), có quy định rõ khoản phải thu là số tiền mà bên
bán hàng có quyền nhận được từ bên mua hàng theo hợp đồng mua, bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ. Về mặt kế tốn, Thơng tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12
năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế tốn doanh nghiệp có phân loại
các khoản phải thu khác nhau, trong đó định nghĩa rõ khoản phải thu từ khách hàng
gồm các khoản phải thu mang tính chất thương mại, phát sinh từ giao dịch có tính
chất mua bán, cung cấp dịch vụ, thanh lý, nhượng bán tài sản giữa doanh nghiệp và
người mua. Có thể thấy, cách định nghĩa khoản phải thu theo pháp luật Việt Nam
khác biệt so với pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, xét về bản chất, khoản phải thu cũng
phản ánh quyền được thanh toán một khoản tiền của chủ thể sở hữu khoản phải thu
này. Pháp luật về CNKPT từ hoạt động cho thuê tài chính quy định khoản phải thu
tại Khoản 1.1, Điều 1 Thông tư 09/2006/TT-NHNN ngày 23 tháng 10 năm 2006
của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn hoạt động bán khoản phải thu từ HĐCTTC
quy định tại Nghị định số 65/2005/NĐ-CP (“Thông tƣ 09/2006/TT-NHNN”) và
sau đó được thay thế bởi định nghĩa tại Khoản 1, Điều 3 Thông tư 20/2017/TTNHNN ngày 29 tháng 12 năm 2017 của NHNN quy định về bán khoản phải thu từ
HĐCTTC (“Thơng tƣ 20/2017/TT-NHNN”). Theo đó, khoản phải thu từ hoạt động
cho thuê tài chính chính là số tiền mà bên th tài chính phải thanh tốn cho bên
cho th tài chính theo HĐCTTC.
Tóm lại, khoản phải thu là một khoản tiền hoặc một quyền được thanh toán
tiền mà doanh nghiệp nhận được do đã cung cấp hàng hóa và/hoặc dịch vụ cho
khách hàng của họ. Khoản phải thu tồn tại như một khoản nợ của khách hàng đối
với doanh nghiệp và được thể hiện là một tài sản trên bảng cân đối kế toán của
doanh nghiệp. Tương tự, trong hoạt động cho thuê tài chính, khoản phải thu xuất
hiện do bên cho thuê tài chính đã thực hiện nghĩa vụ cho th tài chính của mình,
dẫn đến nghĩa vụ thanh tốn tiền theo HĐCTTC của bên th hình thành. Theo định
hướng nghiên cứu của luận văn này, khoản tiền này được hiểu là khoản phải thu
xuất phát từ hoạt động cho thuê tài chính.


Phân loại khoản phải thu từ hoạt động cho thuê tài chính
Các hoạt động tài chính từ khoản phải thu thường mang lại nhiều lợi ích
trong việc cải thiện dòng vốn của doanh nghiệp, thúc đẩy các hoạt động kinh tế phát
triển. Do đó, những hoạt động tài trợ tài chính dựa trên khoản phải thu khơng chỉ
xuất hiện ở phạm vi quốc gia mà cịn trở nên ngày càng phổ biến ở phương diện
quốc tế. Chính vì thế, Điều 3 Cơng ước của LHQ về CNKPT có định nghĩa những


10

khoản phải thu được xem là có tính quốc tế khi vào thời điểm ký kết hoàn tất hợp
đồng gốc (được hiểu là hợp đồng giữa bên chuyển nhượng và bên nợ, làm phát sinh
khoản phải thu), bên chuyển nhượng và bên nợ hiện diện ở các quốc gia khác nhau.
Ngoài ra, điều khoản này cũng quy định thêm “chuyển nhượng quốc tế” là chuyển
nhượng mà vào thời điểm ký kết hoàn tất hợp đồng chuyển nhượng, bên chuyển
nhượng và bên nhận chuyển nhượng hiện diện tại các quốc gia khác nhau.
Ngồi ra, tại khoản b Điều 5 Cơng ước này cũng phân biệt hai loại khoản
phải thu khác nhau gồm khoản phải thu hiện tại (nghĩa là khoản phải thu phát sinh
vào hoặc trước thời điểm ký kết hoàn tất hợp đồng chuyển nhượng) và khoản phải
thu trong tương lai (nghĩa là khoản phải thu phát sinh sau khi ký kết hồn tất hợp
đồng chuyển nhượng). Cơng ước UNIDROIT Về Bao Thanh Toán Quốc Tế ký tại
Ottawa ngày 25 tháng 05 năm 1988, được điều chỉnh gần nhất vào ngày 25 tháng 09
năm 2013 (UNIDROIT Convention on International Factoring, 1988, Ottawa)
(“Cơng ƣớc UNIDROIT về Bao thanh tốn”) cũng đề cập đến các nội dung quan
trọng về khoản phải thu trong tương lai tại Điều 5 rằng, một điều khoản trong hợp
đồng bao thanh toán về việc chuyển nhượng các khoản phải thu hiện tại hoặc trong
tương lai đều không bị xem là vô hiệu cho dù hợp đồng không quy định rõ chúng
một cách độc lập, miễn là các khoản phải thu này có thể xác định được theo hợp
đồng kể cả vào thời điểm ký kết hoàn tất hợp đồng hoặc đến khi chúng hiện diện
trên thực tế. Cùng với thông lệ này, Điều 8 Công ước của LHQ về CNKPT, Điều 9110 và Điều 9-204 của Bộ luật Thương mại Thống nhất Hoa Kỳ cũng cho phép

chuyển nhượng các khoản phải thu trong tương lai miễn là khoản phải thu này có
thể xác định11.

Khái niệm chuyển nhượng khoản phải thu từ hoạt động cho thuê tài
chính
Về mặt kinh tế, CNKPT (tiếng Anh là “Assignment of Accounts
Receivable”) được hiểu là một thỏa thuận cấp tín dụng mà bên được cấp tín dụng sử
dụng khoản phải thu như một tài sản thế chấp. Theo đó, bên được cấp tín dụng sẽ
vay một khoản tiền ít hơn hoặc thậm chí là bằng với giá trị khoản phải thu. Bên vay
sẽ trả lãi và một khoản phí dịch vụ dựa trên khoản vay và khoản phải thu trở thành
một tài sản bảo đảm cho hợp đồng vay này. Như vậy, trong trường hợp bên vay
khơng có khả năng thanh tốn khoản nợ, bên cho vay có quyền xử lý khoản phải
11

Nguyễn Thanh Tú (2004), “Một số vấn đề pháp lý về hoạt động bao thanh tốn của các tổ chức tín dụng”,
Tạp chí Khoa học pháp lý, số 6, tr.13.


11

thu. Trong giao dịch CNKPT, bên vay vẫn giữ quyền sở hữu đối với khoản phải thu
và như vậy vẫn phải gánh chịu rủi ro đối với những khoản tiền không thể thu hồi từ
khoản phải thu. Ngược lại, bên cho vay có thể u cầu thanh tốn trực tiếp từ bên
vay, thậm chí khi họ khơng thể được bên nợ thanh tốn (hình thức này gọi là
CNKPT có truy đòi)12.
Mặt khác, một khái niệm liên quan đến khoản phải thu cũng được đặt ra là
“tài trợ tài chính dựa trên khoản phải thu” (tiếng Anh là “Accounts Receivable
Financing”), thể hiện rõ nét thơng qua hoạt động bao thanh tốn. Khái niệm này
được hiểu là một hình thức sắp xếp tài sản tài chính mà ở đó, doanh nghiệp sử dụng
khoản phải thu của họ (là các hóa đơn chưa thanh toán hoặc tiền nợ bởi khách hàng)

để nhận tài trợ tài chính. Doanh nghiệp sẽ nhận được một khoản tiền bằng với hoặc
ít hơn giá trị thực tế của khoản phải thu. Hoạt động này giúp các doanh nghiệp giải
phóng nguồn vốn bị mắc kẹt trong những khoản tiền chưa thể thu hồi được. Tài trợ
tài chính dựa trên khoản phải thu đồng thời chuyển rủi ro vỡ nợ gắn liền với khoản
phải thu sang các doanh nghiệp tài trợ. Doanh nghiệp tài trợ tài chính thường mua
lại khoản phải thu với giá từ 70% đến 90% giá trị của chúng13.
Từ đó, có thể hiểu rằng, dưới góc độ kinh tế, tài trợ tài chính dựa trên khoản
phải thu khác với CNKPT. Thứ nhất, trong tài trợ tài chính dựa trên khoản phải thu
tồn tại một hợp đồng mua bán khoản phải thu, dẫn đến việc bên mua có quyền sở
hữu khoản phải thu và gánh chịu những rủi ro đi kèm với chúng (trường hợp khơng
có quyền truy đòi). Trái lại, CNKPT phát sinh nhằm đảm bảo quan hệ giữa bên vay
và bên cho vay trong hợp đồng vay tiền, mà ở đó, bên cho vay khơng có quyền sở
hữu hay phải gánh chịu những rủi ro kèm theo khoản phải thu khi chưa đến hạn
thanh toán tiền vay như thỏa thuận trong hợp đồng. Thứ hai, trong tài trợ tài chính
dựa trên khoản phải thu, khoản phải thu là đối tượng của hợp đồng mua bán giữa
bên mua và bên bán. Do đó, bên mua sẽ xem xét, đánh giá, phân tích khả năng thu
hồi khoản phải thu một cách toàn diện hơn dựa trên những tiêu chí mà bên mua đặt
ra (chẳng hạn như khoản phải thu mới hay cũ, bên nợ các khoản phải thu này là
những doanh nghiệp lớn hay bé,…), nhằm đề xuất mức giá phù hợp cho việc mua
lại khoản phải thu này. Nhưng trong hợp đồng vay, khoản phải thu đóng vai trò là

12

“Assignment of Accounts Receivable”, truy cập vào ngày 01/08/2018.
13
“Accounts
Receivable
Financing”,
truy cập vào ngày 01/08/2018.



12

một tài sản bảo đảm cho việc thanh toán khoản vay của bên vay, vì vậy bên vay
khơng đặt nặng trách nhiệm trong việc rà soát các rủi ro từ khoản phải thu.
Theo Điều 2 Công ước của LHQ về CNKPT có quy định rõ, chuyển nhượng
có nghĩa là sự chuyển giao bằng hợp đồng từ một người (gọi là bên chuyển nhượng)
sang một người khác (gọi là bên nhận chuyển nhượng) đối với tất cả hoặc một phần
của hoặc quyền lợi không thể phân chia được trong quyền hợp đồng của bên chuyển
nhượng để được thanh toán một khoản tiền (gọi là khoản phải thu) từ một bên thứ
ba (gọi là bên nợ tiền). Việc phát sinh các quyền từ khoản phải thu như là sự bảo
đảm cho số tiền nợ hoặc các nghĩa vụ khác đều có thể được đem đi chuyển giao. Để
hiểu rõ hơn về quy định này, theo giải thích của hội đồng thư ký UNCITRAL đối
với Công ước của LHQ về CNKPT tại mục II.A.7 có nêu rõ, chuyển nhượng được
định nghĩa tại Cơng ước này có thể bao gồm cả trường hợp làm phát sinh các quyền
bảo đảm từ khoản phải thu và chuyển giao toàn bộ quyền sở hữu đối với khoản phải
thu, bất kể có vì mục đích bảo đảm hay khơng. Một CNKPT có thể là việc bán nợ
theo thỏa thuận hoặc chỉ đơn giản là giao dịch mang tính thế chấp. Như vậy, thuật
ngữ “chuyển nhượng” theo định nghĩa tại Cơng ước này vẫn có thể được dùng để
mơ tả hoạt động CNKPT hay tài trợ tài chính dựa trên khoản phải thu như đã phân
tích ở trên, miễn đây là một hoạt động mang tính thỏa thuận theo hợp đồng, không
phải là một chuyển nhượng theo luật định hoặc một chuyển nhượng phi hợp đồng.
Công ước của LHQ về CNKPT trao việc quy định khái niệm về CNKPT cho
pháp luật các quốc gia. Theo pháp luật Việt Nam, khái niệm CNKPT không được
quy định minh thị trong bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào. Để hiểu được
phạm trù khái niệm này, có thể tham khảo khái niệm của hoạt động có một số đặc
điểm giống với CNKPT như hoạt động mua, bán nợ được quy định tại Khoản 1
Điều 314 Thông tư 09/2015/TT-NHNN ngày 17 tháng 07 năm 2015 của NHNN quy
định về hoạt động mua, bán nợ của TCTD, CNNHNN (“Thông tƣ 09/2015/TTNHNN”). Như vậy, theo tư duy lập pháp tại Việt Nam và theo định hướng nghiên
cứu của luận văn này, CNKPT được hiểu là việc bán khoản phải thu (có truy địi

hoặc khơng có truy địi) và chuyển giao quyền địi nợ đối với khoản phải thu cho
bên mua, đồng thời nhận tiền thanh tốn từ bên mua. Từ đó, CNKPT từ HĐCTTC
14

Thơng tƣ 09/2015/TT-NHNN
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Mua, bán nợ là thỏa thuận bằng văn bản về việc chuyển giao quyền đòi nợ đối với khoản nợ phát sinh từ
nghiệp vụ cho vay, khoản trả thay trong nghiệp vụ bảo lãnh, theo đó bên bán nợ chuyển giao quyền sở hữu
khoản nợ cho bên mua nợ và nhận tiền thanh toán từ bên mua nợ.”


13

chính là việc bán khoản phải thu từ HĐCTTC, trong đó, bên bán chuyển giao quyền
sở hữu khoản phải thu, chuyển giao quyền đòi nợ đối với khoản phải thu cho bên
mua và nhận tiền thanh toán từ bên mua.
1.1.3 Bản chất pháp lý của chuyển nhượng khoản phải thu từ hoạt động cho


thuê tài chính
Chuyển nhượng khoản phải thu từ hợp đồng cho th tài chính có bản
chất là một hợp đồng song vụ

Giao dịch CNKPT từ HĐCTTC mang bản chất của một hợp đồng song vụ,
tương tự hợp đồng mua bán, thể hiện qua những nội dung sau đây:
Thứ nhất, giao dịch CNKPT từ HĐCTTC là một hợp đồng song vụ. Bên
chuyển nhượng (bên bán) và bên nhận chuyển nhượng (bên mua) có quyền và nghĩa
vụ đối nhau: bên bán có quyền u cầu bên mua thanh tốn tiền và có nghĩa vụ
chuyển giao quyền địi nợ đối với khoản phải thu cho bên mua; đồng thời, bên mua
có quyền yêu cầu bên bán chuyển quyền tài sản trong hợp đồng CNKPT cho mình

và có nghĩa vụ thanh toán tiền.
Thứ hai, đối tượng trong hợp đồng mua bán khoản phải thu là quyền địi nợ,
một hình thức của quyền tài sản và được xem là tài sản theo quy định tại Điều 105
Bộ luật Dân sự 2015. Do đó, đây là đối tượng hợp pháp được phép giao dịch. Chính
vì đối tượng đặc thù này mà hợp đồng mua bán khoản phải thu, mặt khác cũng có
thể được xem là hợp đồng chuyển giao quyền đòi nợ và có thể được đăng ký tại
Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản như được đề cập điểm c, Khoản 2, Điều 5
Thông tư 08/2018/TT-BTP ngày 20 tháng 06 năm 2018 của Bộ Tư pháp hướng dẫn
một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, hợp đồng và
trao đổi thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm tại các Trung tâm Đăng ký giao
dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp
(“Thông tƣ 08/2018/TT-BTP”). Việc đăng ký này có giá trị bảo vệ thứ tự ưu tiên
của bên nhận chuyển nhượng với các bên thứ ba khác.
Thứ ba, giao dịch CNKPT từ HĐCTTC mang tính đền bù khi mà bên mua,
để có được quyền đòi nợ đối với khoản phải thu, phải trả cho bên bán một khoản
tiền – được xem như khoản đền bù cho việc mua bán quyền tài sản.
Thứ tư, giao dịch CNKPT từ HĐCTTC được thực hiện thông qua hợp đồng,
dựa trên sự tự nguyện thỏa thuận, thống nhất ý chí giữa các bên, nhằm xác lập việc
chuyển giao quyền đòi nợ từ bên bán sang bên mua, là căn cứ để kế tục việc sở hữu
quyền đòi nợ, là yếu tố phân biệt giữa hợp đồng mua bán tài sản với hợp đồng cho


14

mượn hay cho thuê tài sản15.


Chuyển nhượng khoản phải thu từ hợp đồng cho th tài chính có bản
chất của chuyển giao quyền yêu cầu
Chuyển giao quyền yêu cầu là sự thỏa thuận giữa người có quyền trong quan

hệ nghĩa vụ dân sự với người thứ ba nhằm chuyển giao quyền yêu cầu cho người
đó. Người thứ ba gọi là người thế quyền trở thành người có quyền mới có quyền
yêu cầu người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ cho mình16. Trong HĐCTTC,
khi bên cho th tài chính giao tài sản th cho bên th tài chính thì quyền yêu cầu
thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền phát sinh. Thơng thường, bên cho th tài chính
sẽ trực tiếp thực hiện quyền này đối với bên thuê tài chính. Tuy nhiên, pháp luật dân
sự vẫn thừa nhận nguyên tắc là quyền yêu cầu trong quan hệ nghĩa vụ dân sự được
tự do chuyển giao từ người này sang người khác17. Do đó, trong một số trường hợp,
quyền yêu cầu thanh tốn này có thể được chuyển giao cho người khác (người thứ
ba) với điều kiện bên thuê tài chính đã xác nhận về nghĩa vụ thanh toán tiền theo
thỏa thuận tại HĐCTTC. Lúc đó, người nhận chuyển giao quyền u cầu thanh tốn
thế vào vị trí trước đó của người có quyền (tức bên cho th tài chính) để thực hiện
quyền yêu cầu. Cần lưu ý, người thứ ba thế quyền nhưng chỉ thế vào vị trí một bên
trong một quan hệ nghĩa vụ dân sự, chưa phải là thế vào vị trí của một bên trong
quan hệ hợp đồng (làm phát sinh không chỉ một nghĩa vụ dân sự mà một tập nghĩa
vụ và quyền dân sự)18.
Pháp luật Việt Nam cũng đề cập đến một khái niệm khác là quyền đòi nợ và
chuyển giao quyền đòi nợ. Quyền địi nợ (debt claim, money claim, debt) có tính
chất khá đặc biệt vì nó phản ánh một nghĩa vụ vừa là một mối quan hệ về mặt pháp
luật, đồng thời lại là một loại tài sản. Dưới góc độ của pháp luật về nghĩa vụ dân sự,
quyền đòi nợ (khoản nợ, quyền yêu cầu thanh toán) là quyền yêu cầu bên có nghĩa
vụ phải thực hiện một cơng việc, cụ thể là phải thanh toán một khoản tiền do các
bên thỏa thuận trong hợp đồng. Thời điểm này có thể là thời điểm nhất định trong
tương lai, nhưng quyền đòi nợ có thể được thanh tốn khi bên có quyền yêu cầu hay
khi phát sinh một sự kiện tương lai nhất định mà các bên đã thỏa thuận. Dưới góc
15

Trường Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (tập II), Đinh Văn Thanh, Nguyễn
Văn Tuấn, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, tr.142-143.
16

Trường Đại học Luật Hà Nội, tlđd (15), tr.26.
17
Đỗ Văn Đại (2014), “Chuyển giao quyền yêu cầu trong Bộ luật Dân sự”, Tạp chí Kiểm sát, số 3, tr. 41.
18
Đỗ Văn Đại (2012), Luật nghĩa vụ dân sự và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự - Bản án và bình luận bản
án, Tập 2, NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, tr. 827.


15

độ của pháp luật về tài sản, quyền đòi nợ là một loại quyền tài sản và quyền tài sản
lại là một trong bốn loại tài sản theo quy định hiện hành. Như vậy, có thể hiểu
quyền địi nợ tự thân nó là một tài sản. Đối tượng của quyền địi nợ chính là khoản
tiền sẽ được thanh tốn vào một thời điểm nhất định19. Trong hoạt động cho thuê tài
chính, CNKPT được hiểu là việc chuyển giao quyền địi nợ đối với khoản phải thu
cho bên mua khoản phải thu và mang bản chất của chuyển giao quyền yêu cầu.
Cũng cần lưu ý, trong hoạt động CNKPT, bên bán chỉ chuyển giao quyền đòi nợ và
các quyền đi cùng với quyền địi nợ cho bên mua mà khơng bao gồm việc chuyển
giao các quyền khác phát sinh tại HĐCTTC như quyền sở hữu tài sản cho thuê,
quyền gắn ký hiệu sở hữu của bên cho thuê trên tài sản thuê, quyền kiểm tra và
quản lý tài sản cho thuê, quyền thu hồi tài sản th,…
Chính vì bản chất nghĩa vụ vẫn được duy trì nên việc xác lập hợp đồng mua
bán khoản phải thu khơng cần có sự chấp thuận của bên có nghĩa vụ, nhưng vẫn cần
thơng báo cho bên có nghĩa vụ. Cơng ước của LHQ về CNKPT cũng đặt ra những
quy định liên quan đến việc thơng báo về giao dịch chuyển nhượng cho bên có
nghĩa vụ. Cụ thể tại Điều 2 Công ước này, trừ khi có thỏa thuận khác thì bên chuyển
nhượng hoặc bên nhận chuyển nhượng hoặc cả hai có thể gửi thơng báo về việc
chuyển nhượng và hướng dẫn thanh toán cho bên có nghĩa vụ. Bên có nghĩa vụ vẫn
sẽ tiếp tục thực hiện việc thanh toán theo hợp đồng gốc cho đến khi nhận được
thông báo về việc chuyển nhượng. Cơng ước này vẫn trao quyền từ chối thanh tốn

cho bên có nghĩa vụ nếu bên nhận chuyển nhượng khơng cung cấp được các bằng
chứng phù hợp trong một khoảng thời gian hợp lý, thể hiện việc chuyển nhượng từ
bên chuyển nhượng cho bên nhận chuyển nhượng đầu tiên và bất kỳ chuyển nhượng
trung gian được xác lập sau đó. Khoản 7 Điều 17 Công ước này cũng định nghĩa rõ,
bằng chứng phù hợp bao gồm nhưng không giới hạn, bất kỳ văn bản nào có chữ ký
của bên chuyển nhượng và thể hiện được sự tồn tại của giao dịch chuyển nhượng
trên thực tế, chẳng hạn như hợp đồng chuyển nhượng hoặc giấy ủy quyền cho bên
nhận chuyển nhượng nhằm thực hiện việc thông báo.
Tại Việt Nam, nghĩa vụ thông báo được quy định tại Khoản 2 Điều 365 Bộ
luật Dân sự 2015. Tuy nhiên, bên có nghĩa vụ vẫn có thể từ chối thực hiện nghĩa vụ
của mình trong trường hợp không được thông báo về việc chuyển giao quyền yêu
cầu và người thế quyền lại không thể chứng minh được tính xác thực của việc
19

Bùi Đức Giang (2013), “Giao dịch có đối tượng là quyền địi nợ”, Tạp chí Ngân hàng, số 19, tr. 35.


16

chuyển giao quyền yêu cầu (Điều 369 Bộ luật Dân sự 2015). Như vậy, khác với quy
định tại Khoản 1 Điều 314 Bộ luật Dân sự 2005, trong trường hợp bên có nghĩa vụ
khơng nhận được thơng báo từ người chuyển giao quyền yêu cầu nhưng người thế
quyền chứng minh được giao dịch chuyển giao quyền yêu cầu là có thực thơng qua
hợp đồng hoặc các giấy tờ có liên quan, thì bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện
nghĩa vụ của mình. Vì lẽ đó, trong giao dịch CNKPT, bên bán có nghĩa vụ cung cấp
thơng tin cũng như các giấy tờ có liên quan cho bên mua, tạo cơ sở cho việc yêu cầu
bên có nghĩa vụ thanh toán tiền cho bên mua.

Chuyển nhượng khoản phải thu từ hoạt động cho thuê tài chính mang
bản chất của chuyển nhượng hợp đồng

Chuyển nhượng hợp đồng theo Luật Anh và Mỹ thường được nhìn nhận dưới
hai thành tố riêng biệt là chuyển giao quyền và chuyển giao nghĩa vụ. Thông Luật
đã chấp nhận việc chuyển nhượng hợp đồng từ thế kỷ 19, dựa trên cơ sở rằng một
quyền có thể được chuyển nhượng, miễn là quyền này không bị cấm bởi quy định
pháp luật hoặc bởi một điều khoản trong hợp đồng, và chúng không làm “thay đổi
một cách trọng yếu nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ”. Phần lớn các quyền hợp đồng
đều có thể chuyển giao được và sự chuyển giao này đã trở nên phổ biến trong các
văn bản pháp lý, từ phá sản đến việc giải quyết tài sản20. Nhưng khi xét đến khía
cạnh chuyển giao nghĩa vụ, các học giả Luật Anh đều cho rằng Thông Luật không
công nhận việc chuyển giao nghĩa vụ theo phương thức là nghĩa vụ sẽ được chuyển
giao từ người này sang người khác. Tuy nhiên, về bản chất, điều kiện để được
hưởng các quyền trong một hợp đồng là phải gánh chịu các nghĩa vụ phát sinh từ
hợp đồng đó, vì vậy mà nghĩa vụ thường đi đơi với quyền và việc chuyển giao
quyền cũng sẽ gắn liền với chuyển giao nghĩa vụ. Lúc đó, khi chuyển giao các
quyền của một hợp đồng được xem như một lợi ích, thì người nhận chuyển giao
cũng sẽ gánh chịu việc thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng (burden of contract), và
nguyên tắc này còn được gọi là “Nguyên tắc về Lợi ích và Nghĩa vụ” (Pure
principle of Benefit and Burden) nhằm thể hiện mối quan hệ giữa quyền và nghĩa
vụ. Mỗi bên trong hợp đồng đều có quyền và nghĩa vụ của riêng họ và họ đều có thể
chuyển giao riêng biệt hoặc quyền hoặc nghĩa vụ của mình. Nhưng nếu một bên
chuyển giao tất cả quyền và nghĩa vụ của họ trong hợp đồng, thì chuyển nhượng
hợp đồng sẽ phát sinh. Nói cách khác, chuyển nhượng hợp đồng là hình thức
20

Tess Wilkinson-Ryan (2012), “Transferring Trust: Reciprocity Norms and Assignment of Contract”,
Journal of Empirical Legal Studies, Volume 9, Issue 3, tr.512.


17


chuyển nhượng tổng thể, còn chuyển giao quyền hoặc chuyển giao nghĩa vụ chỉ là
các trường hợp cụ thể riêng biệt. Như vậy, chuyển nhượng hợp đồng có nghĩa là
một người, sau khi đã ký kết một hợp đồng, chuyển nhượng vị trí của người đó với
tư cách là một bên trong hợp đồng cho một người khác. Do đó, chuyển nhượng hợp
đồng khơng thể được giải thích là việc chuyển nhượng một phần hay toàn bộ quyền
hoặc nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Trong chuyển nhượng hợp đồng, một bên của
hợp đồng sẽ bước khỏi quan hệ pháp lý, một người khác sẽ thay thế vị trí này và
được xem là một bên của hợp đồng từ thời điểm đó và có thể hưởng quyền cũng
như gánh chịu các nghĩa vụ pháp lý phát sinh từ hợp đồng21.
Theo quy định tại Điều 9.3.1 của Bộ Nguyên tắc UNIDROIT về Hợp Đồng
Thương Mại Quốc Tế (UNIDROIT Principles of International Commercial
Contracts), “chuyển nhượng một hợp đồng” có nghĩa là chuyển giao bằng hợp đồng
từ một người (gọi là bên chuyển nhượng) sang một người khác (gọi là bên nhận
chuyển nhượng) các quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng phát sinh từ một
hợp đồng giữa bên chuyển nhượng với một người khác (gọi là bên khác). Bộ
nguyên tắc này cũng giải thích thêm rằng, chuyển nhượng này được thực hiện thông
qua thỏa thuận của các bên trong hợp đồng, khác với việc chuyển nhượng do pháp
luật quy định hoặc theo phán quyết của cơ quan tài phán. Bộ luật Dân sự của Cộng
hòa Séc (Civil Code No. 89/2012 of Czech Republic) tại Điều 1895 cũng quy định
rằng, trừ khi không được hợp đồng cho phép, một bên, được xem là bên chuyển
nhượng, có thể chuyển nhượng các quyền và nghĩa vụ hoặc một phần của chúng cho
một người thứ ba nếu bên còn lại của hợp đồng đồng ý và nếu hợp đồng vẫn chưa
được thực hiện xong22. Bộ luật Dân sự của Ý (Italian Civil Code) cũng lần đầu tiên
quy định về chuyển nhượng hợp đồng tại Điều 1315 với nội dung: “Một bên có thể
cho phép bên khác thay thế mình trong quan hệ phát sinh từ hợp đồng chỉ khi nghĩa
vụ của các bên chưa thực hiện xong và bên còn lại trong hợp đồng chấp thuận”.
Như vậy, việc chuyển nhượng hợp đồng theo Bộ luật Dân sự của Ý chỉ có thể diễn
ra khi thỏa mãn cả hai điều kiện. Thứ nhất, việc chuyển nhượng cần nhận được sự
đồng ý của bên còn lại trong hợp đồng gốc. Bên cịn lại trong hợp đồng gốc có thể
thể hiện sự chấp thuận về việc chuyển nhượng ngay tại hợp đồng gốc hoặc bằng

21

Naser Alidousti, Ebrahim Taghizadeh, Mehdi Ashouri, Ali Khosravi Farsani (2016), “Comparing subject
of Assignment of Contract with similar concepts of other countries’ domestic laws and international
documents”, Journal of Politics and Law, Volume 9, No. 2, tr.176, 174, 179, 173.
22
Bohumil Dvorak (2014), “Assignment of a Contract in the New Czech Civil Code”, ELTE Law Journal,
tr.128.


18

việc tham gia ký kết vào hợp đồng chuyển nhượng hoặc thông qua một văn bản tách
biệt khác, vào trước hoặc sau thời điểm chuyển nhượng. Điều 1317 của Bộ luật này
cũng quy định rằng, hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực khi việc chuyển nhượng
được thông báo cho bên còn lại trong hợp đồng gốc hoặc khi bên này chấp thuận
việc chuyển nhượng, tùy từng trường hợp. Thứ hai, chuyển nhượng hợp đồng diễn
ra khi nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng gốc vẫn chưa thực hiện hoàn tất. Quy
định này giúp việc thực hiện hợp đồng được tiếp tục, khi mà một trong các bên
không thể hoặc không muốn tiếp tục chúng23.
Trong hoạt động cho thuê tài chính, CNKPT mang bản chất của chuyển
nhượng hợp đồng khi bên mua khoản phải thu là chủ thể được phép thực hiện cho
thuê tài chính như quy định tại Khoản 3 Điều 16 Nghị định 39/2014/NĐ-CP ngày
07 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoạt động của CTTC và
CTCTTC (“Nghị định 39/2014/NĐ-CP”). Lúc này, chính vì được quyền hoạt động
cho thuê tài chính mà bên mua được nhận chuyển giao quyền đòi nợ cũng như các
quyền và nghĩa vụ khác trong HĐCTTC từ bên bán. Từ đó, bên mua sẽ thay thế vị
trí pháp lý của bên bán trong HĐCTTC để tiếp tục thực hiện toàn bộ các quyền và
nghĩa vụ theo hợp đồng. Tuy nhiên, để thực hiện việc chuyển nhượng hợp đồng,
bên bán khoản phải thu cần nhận được sự chấp thuận của bên thuê trong HĐCTTC

ban đầu. Có thể thấy, CNKPT với bản chất là chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển
nhượng hợp đồng sẽ tồn tại những điểm khác biệt rõ rệt24. Tuy nhiên, hoạt động
mua bán nợ nói chung và mua bán khoản phải thu nói riêng chủ yếu mang bản chất
là chuyển giao quyền yêu cầu, chuyển giao quyền đòi nợ. Vì về cơ bản, đối tượng
nhận chuyển nhượng nợ hoặc khoản phải thu rất đa dạng nên chuyển nhượng hợp
đồng không thể xảy ra thường xuyên mà chỉ xuất hiện trong các trường hợp đặc
biệt.
Khái quát pháp luật về chuyển nhƣợng khoản phải thu từ hoạt động cho
thuê tài chính tại Việt Nam
1.2.1 Q trình hình thành và hồn thiện các quy định pháp luật về chuyển
nhượng khoản phải thu từ hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam
Chính vì hoạt động cho th tài chính ngày càng phát triển đã kéo theo sự
xuất hiện ngày càng rộng khắp của hoạt động CNKPT. Với đặc điểm này mà pháp
1.2

23

Bogdan Nazat (2016), “Contract Assignment – Theoretical Aspects”, Lex ET Scientia International
Journal, Volume 2, tr. 75, 79, 80.
24
Xem Phụ lục 1.


19

luật về CNKPT chỉ có thể ra đời sau khi và trong giai đoạn pháp luật về cho thuê tài
chính được hình thành và hồn thiện. Pháp luật về cho thuê tài chính ở Việt Nam ra
đời khá muộn, bắt đầu với Quyết định số 149/QĐ-NH ngày 27 tháng 05 năm 1995
quy định về hình thức “tín dụng th mua” (sau này được đổi tên thành “cho thuê
tài chính”) vào năm 1995. Sau đó Luật Các tổ chức tín dụng 1997 ra đời, các quy

định pháp luật về cho thuê tài chính mới được xây dựng đồng bộ thơng qua hàng
loạt các nghị định của Chính phủ25, mà cho đến nay, được điều chỉnh chủ yếu bởi
Luật Các tổ chức tín dụng 2010, Nghị định 39/2014/NĐ-CP và Thơng tư
30/2015/TT-NHNN ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Ngân hàng Nhà nước quy định
về việc cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng
(“Thơng tƣ 30/2015/TT-NHNN”).
Pháp luật về CNKPT bắt đầu manh nha từ Nghị định 65/2005/NĐ-CP ngày
19 tháng 05 năm 2005 của Chính phủ quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 05 năm 2001 của Chính phủ về tổ
chức và hoạt động của CTCTTC (“Nghị định 65/2005/NĐ-CP”), với quy định cho
phép các CTCTTC được thực hiện nghiệp vụ bán các khoản phải thu. Sau đó, tại
Thơng tư 09/2006/TT-NHNN, hoạt động CNKPT lần đầu tiên được hướng dẫn bởi
những nội dung cụ thể hơn như nguyên tắc bán khoản phải thu, điều kiện đối với
khoản phải thu được bán, quy trình bán khoản phải thu cũng như các vấn đề liên
quan đến hợp đồng bán khoản phải thu. Về mặt thực tiễn, việc áp dụng Thơng tư
09/2006/TT-NHNN mắc phải những khó khăn trong q trình thực hiện như việc
giới hạn về giá bán khoản phải thu, việc phân biệt nhóm nợ đối với khoản phải thu
được phép bán hoặc việc thiếu sót những quy định cần thiết khác.
Sau đó, Điều 108 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và Điều 13 Nghị định
39/2014/NĐ-CP cho phép CTTC cũng được thực hiện hoạt động cho thuê tài chính.
Do đó, dựa trên việc kế thừa có chọn lọc các nội dung tại Thông tư 09/2006/TTNHNN và bổ sung, chỉnh sửa trên nguyên tắc tham khảo Thông tư 09/2015/TTNHNN, Thông tư 20/2017/TT-NHNN được ban hành nhằm tạo cơ sở pháp lý để
các CTTC, CTCTTC dễ thực hiện, đảm bảo phù hợp với Luật Các tổ chức tín dụng
2010 và thực tiễn hoạt động26. Thông tư 20/2017/TT-NHNN đã chỉnh sửa các khái
niệm chủ yếu đã có từ trước như khoản phải thu từ HĐCTTC, bán khoản phải thu từ
25

Trường Đại học Luật Hà Nội, tlđd (15), tr.298.
Ngân hàng Nhà nước, Bản thuyết minh các nội dung Dự thảo Thông tư quy định về bán khoản phải thu từ
hợp đồng cho thuê tài chính, tr.1, 2.
26



×