Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Pháp luật về giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (755.03 KB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
---------

LÊ THỊ THU SANG

PHÁP LUẬT VỀ GIẢM TRỪ GIA CẢNH
TRONG THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Chuyên ngành Luật Thương Mại

TPHCM – 2009


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan: Khóa luận “Pháp luật về giảm trừ gia cảnh
trong thuế thu nhập cá nhân” là cơng trình nghiên cứu khoa học do
chính tơi thực hiện. Các trích dẫn và số liệu nêu trong khóa luận là
trung thực, chính xác.
Tơi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả
LÊ THỊ THU SANG


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG
TRONG KHÓA LUẬN


ĐTNT


GDP
GTGC
KTTT
MST
NSNN
TNCN
TNDN
TNĐVNCTNC
UBND
XHCN

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

đối tượng nộp thuế
tổng sản phẩm quốc nội
giảm trừ gia cảnh
kinh tế thị trường
mã số thuế
ngân sách nhà nước
thu nhập cá nhân

thu nhập doanh nghiệp
thu nhập đối với người có thu nhập cao
ủy ban nhân dân
xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC
--------Trang
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIẢM TRỪ GIA CẢNH VÀ QUI
ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VỀ GIẢM TRỪ
GIA CẢNH.
1.1.

Lý luận chung về giảm trừ gia cảnh ........................................................ 4

1.1.1. Khái niệm giảm trừ gia cảnh.................................................................. 4
1.1.2. Đặc điểm của giảm trừ gia cảnh ............................................................ 6
1.1.2.1. GTGC là một chính sách nhằm xem xét đến hoàn cảnh của từng
đối tượng nộp thuế TNCN, đảm bảo thu thuế hợp lý .................. 6
1.1.2.2. GTGC chỉ áp dụng đối với cá nhân cư trú .................................. 7
1.1.2.3. GTGC chỉ áp dụng đối với thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ
tiền lương, tiền công .................................................................. 9
1.1.3. Cơ sở ban hành chế định giảm trừ gia cảnh .........................................10
1.1.3.1. Dựa trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc công bằng trong việc ban
hành và thực thi thuế TNCN .....................................................10
1.1.3.2. Dựa trên mục tiêu đảm bảo thu thuế TNCN hợp lý, phù hợp với
gia cảnh của từng đối tượng nộp thuế ........................................11
1.1.3.3. Dựa trên cơ sở đảm bảo phù hợp với điều kiện chính trị - kinh tế
- xã hội của đất nước .................................................................11

1.1.4. Ý nghĩa của giảm trừ gia cảnh ..............................................................14
1.1.4.1. Chế định GTGC góp phần đảm bảo cơng bằng xã hội ...............14
1.1.4.2. Ý nghĩa về mặt đạo đức xã hội ..................................................15
1.1.4.3. Ý nghĩa về kinh tế .....................................................................15
1.2.

Qui định của pháp luật thuế TNCN về giảm trừ gia cảnh ....................16

1.2.1. Đối tượng được giảm trừ gia cảnh và mức giảm trừ gia cảnh..............16
1.2.1.1. Đối tượng được giảm trừ gia cảnh .............................................16
1.2.1.2. Mức giảm trừ gia cảnh ..............................................................19
1.2.2. Nguyên tắc thực hiện giảm trừ gia cảnh ...............................................20
1.2.3. Quản lý nhà nước về giảm trừ gia cảnh................................................21
1.2.3.1. Đăng kí thuế và cấp mã số thuế cho đối tượng được giảm trừ gia
cảnh ..........................................................................................21


1.2.3.2. Kê khai giảm trừ gia cảnh .........................................................22
Kết luận chương 1 ........................................................................................27

CHƯƠNG 2: NHỮNG VƯỚNG MẮC, BẤT CẬP PHÁT SINH KHI ÁP
DỤNG CHẾ ĐỊNH GIẢM TRỪ GIA CẢNH VÀO THỰC TIỄN VÀ MỘT
SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
2.1 .

Những vướng mắc phát sinh từ đặc thù nền kinh tế - xã hội nước ta
và kiến nghị hoàn thiện...........................................................................28

2.1.1. Những vướng mắc phát sinh do nhận thức của người dân về thuế
TNCN nói chung, về giảm trừ gia cảnh nói riêng cịn nhiều hạn chế và

kiến nghị................................................................................................28
2.1.1.1. Vướng mắc ...............................................................................28
2.1.1.2. Kiến nghị ..................................................................................30
2.1.2. Những vướng mắc phát sinh từ đặc thù nền kinh tế nước ta và kiến
nghị .......................................................................................................32
2.1.2.1. Vướng mắc ...............................................................................32
2.1.2.2. Kiến nghị ..................................................................................33
2.2.

Những vướng mắc gắn liền với hoạt động quản lý thuế TNCN nói
chung, GTGC nói riêng và kiến nghị hoàn thiện ...................................34

2.2.1. Những vướng mắc về việc cấp MST cho người dân và kiến nghị.........34
2.2.1.1. Vướng mắc ..............................................................................34
2.2.1.2. Kiến nghị ..................................................................................35
2.2.2. Những vướng mắc trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu về ĐTNT và
người phụ thuộc của ĐTNT và kiến nghị ............................................35
2.2.2.1. Vướng mắc ...............................................................................35
2.2.2.2. Kiến nghị ..................................................................................36
2.2.3. Những vướng mắc từ đội ngũ cán bộ ngành thuế và kiến nghị ...........37
2.2.3.1. Vướng mắc ..............................................................................37
2.2.3.2. Kiến nghị ..................................................................................38
2.3.

Những bất cập trong các qui định của pháp luật thuế TNCN về
GTGC và kiến nghị hoàn thiện ..............................................................39

2.3.1. Bất cập trong việc xác định chủ thể được tính giảm trừ gia cảnh
và kiến nghị ..........................................................................................39
2.3.1.1. Bất cập ......................................................................................39

2.3.1.2. Kiến nghị ..................................................................................40


2.3.2. Bất cập trong việc GTGC cho đối tượng nộp thuế là cá nhân kinh
doanh và kiến nghị ...............................................................................40
2.3.2.1. Bất cập ......................................................................................40
2.3.2.2. Kiến nghị ..................................................................................41
2.3.3. Sự bất cập trong việc xác định mức GTGC và kiến nghị ......................42
2.3.3.1. Bất cập .....................................................................................42
2.3.3.2. Kiến nghị ..................................................................................45
2.3.4. Bất cập trong việc xác định nội hàm khái niệm “người phụ thuộc”
của “đối tượng nộp thuế” và kiến nghị ................................................46
2.3.4.1. Bất cập ......................................................................................46
2.3.4.2. Kiến nghị ..................................................................................47
2.3.5. Bất cập trong việc xây dựng diện những người phụ thuộc được tính
giảm trừ gia cảnh và kiến nghị ............................................................48
2.3.5.1. Bất cập ......................................................................................48
2.3.5.2. Kiến nghị ..................................................................................49
2.3.6. Những bất cập liên quan đến thủ tục kê khai, xác nhận người phụ
thuộc của đối tượng nộp thuế và kiến nghị ..........................................50
2.3.6.1. Bất cập ......................................................................................50
2.3.6.2. Kiến nghị ..................................................................................51
Kết luận chương 2 ..............................................................................................52
KẾT LUẬN ...................................................................................................53
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục


LỜI NĨI ĐẦU
1.


Tính cấp thiết của đề tài

Ở các quốc gia có nền kinh tế thị trường (KTTT) phát triển, thuế thu nhập cá
nhân (TNCN) được coi là sắc thuế cơ bản và giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong
việc huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN), thực hiện phân phối thu
nhập, đảm bảo công bằng xã hội và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Đây là loại thuế trực
thu, trực tiếp điều tiết vào thu nhập của cá nhân và được áp dụng rất sớm trong lịch
sử thuế khóa. Một trong những đặc điểm quan trọng của thuế TNCN là phải tính tới
hồn cảnh của từng cá nhân khi đánh thuế vào thu nhập mà họ có được. Vì vậy, có
một số khoản chi được giảm trừ của cá nhân cần phải được xem xét khi xác định thu
nhập chịu thuế TNCN(1). Đặc điểm này cũng đã được qui định trong pháp luật thuế
TNCN nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia....
Tại Việt Nam, trước ngày thuế TNCN có hiệu lực pháp luật (01/01/2009),
Pháp lệnh thuế TNĐVNCTNC (gọi tắt là: Pháp lệnh thuế TNC) chưa chú ý đến hoàn
cảnh của từng cá nhân nộp thuế khi tính thuế. Theo đó, Nhà nước chỉ mới quan tâm
đến việc cá nhân có thu nhập là bao nhiêu mà chưa quan tâm đến việc các cá nhân
này sẽ sử dụng những khoản thu nhập này như thế nào, họ đã phải bỏ ra những khoản
chi phí gì để có được mức thu nhập chịu thuế, có nghĩa vụ cấp dưỡng hay ni dưỡng
cho ai khơng? Chính điều này đã tạo nên sự bất hợp lý rất lớn khi xác định thu nhập
tính thuế đối với đối tượng nộp thuế (ĐTNT).
Trong Luật thuế TNCN 2007, Nhà nước đã cho phép các cá nhân nộp thuế
được giảm trừ gia cảnh (GTGC) trước khi tính thuế. Đây là một điểm rất mới, và là
một nội dung quan trọng trong Luật thuế TNCN. Theo đó, chế định GTGC thể hiện
tính xã hội, tính nhân văn sâu sắc của pháp luật. Bên cạnh đó, thơng qua chế định
này, Nhà nước phần nào đem lại sự công bằng và bình đẳng về nghĩa vụ thuế giữa
các đối tượng nộp thuế TNCN, khắc phục những điểm bất hợp lý trong việc điều tiết
thu nhập cao trước đây. Vì thế, khi các nhà làm luật đưa chế định GTGC vào Luật
thuế TNCN đã nhận được sự đồng tình, và sự ủng hộ của mọi tầng lớp, mọi giới
trong xã hội.

Mặc dù, quy định về GTGC trước khi tính thuế TNCN của các nước trên thế
giới đã được áp dụng từ lâu. Tuy nhiên, đây lại là vấn đề lần đầu tiên được qui định
và thực hiện tại Việt Nam, nên khơng tránh khỏi những bất cập dưới cả hai khía cạnh
lý luận và thực tiễn. Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy, xoay quanh vấn đề GTGC đã
có khơng ít những ý kiến đóng góp nhận được từ các đại biểu Quốc hội, các chuyên
gia, nhà báo và nhân dân… Có thể nói trong thời gian qua, đây là một vấn đề nóng
bỏng và mang tính thời sự, đã nhận được sự quan tâm của đông đảo mọi tầng lớp
nhân dân. Vì vậy, để đảm bảo tính hiệu quả của quy định về GTGC (công bằng xã
hội, điều tiết thu nhập…) nói riêng, cũng như tính khả thi của thuế TNCN nói chung,
việc nghiên cứu làm rõ những qui định liên quan đến vấn đề GTGC là yêu cầu vô
cùng quan trọng mang tính thực tiễn rất cao trong thời điểm hiện nay. Trong khi đó,
1

PGS.TS. Lê Văn Ái, TS. Đỗ Đức Minh (2002), Thuế thu nhập cá nhân trên thế giới và định hướng vận dụng
ở Việt Nam, NXB tài chính, Hà Nội, tr.29.

1


theo tìm hiểu của tác giả, cho tới thời điểm hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu
khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện các qui định về GTGC dưới
góc độ pháp lý, có chăng chỉ là những nghiên cứu, những bài viết liên quan đến một
số qui định về GTGC như về mức giảm trừ, về đối tượng được giảm trừ, về kê khai
GTGC…
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài “Pháp
luật về giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân” để nghiên cứu và viết khóa
luận tốt nghiệp của mình. Thơng qua một cơng trình nghiên cứu khoa học nghiêm
túc, cẩn trọng và hệ thống, tác giả mong muốn góp một phần vào việc làm sáng tỏ
những vấn đề vướng mắc liên quan đến các qui định về GTGC. Từ đó, đề xuất một
số kiến nghị nhằm khắc phục những vướng mắc phát sinh trong quá trình vận dụng

các qui định GTGC vào thực tiễn.
2.

Mục đích nghiên cứu

Tác giả chọn đề tài: “Pháp luật về giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá
nhân” để nghiên cứu làm khóa luận tốt nghiệp của mình với mục đích sau:
Thứ nhất, làm rõ nội dung của chế định về GTGC, phát hiện bất cập, kiến nghị
giải pháp khắc phục nhằm đảm bảo hiệu quả áp dụng của các quy định này nói riêng
và hiệu quả áp dụng thuế TNCN nói chung.
Thứ hai, tác giả mong muốn khóa luận tốt nghiệp trở thành tài liệu tham khảo
có giá trị đối với sinh viên Luật nói chung, đối với những ai quan tâm và muốn tìm
hiểu về thuế TNCN, đặc biệt là tìm hiểu về vấn đề GTGC nói riêng.
Thứ ba, tác giả hy vọng rằng những ý kiến cá nhân về việc hoàn thiện chế định
GTGC, sẽ có giá trị tham khảo nhất định đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
trong việc hồn thiện và áp dụng Luật thuế TNCN vào thực tiễn.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luật thuế TNCN 2007 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2009, là một đạo
luật mới với những nội dung mới như chế định GTGC là sự quan tâm của nhiều
người, và cũng là sự quan tâm của tác giả. Vì thế, tác giả chọn chế định GTGC làm
đối tượng nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
Trên cơ sở nghiên cứu Luật thuế TNCN và các văn bản hướng dẫn thi hành
Luật thuế TNCN; các tài liệu chuyên môn về thuế TNCN của các học giả trong nước,
tác giả tập trung làm rõ các nội dung sau:
Thứ nhất, những vấn đề lý luận chung của chế định giảm trừ gia cảnh.
Thứ hai, tiến hành phân tích, đánh giá các qui định về GTGC, chỉ ra những bất
cập, những vướng mắc phát sinh khi áp dụng chế định GTGC vào thực tiễn.

Thứ ba, đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần đảm bảo hiệu quả thực thi của
chế định GTGC trên thực tế.
2


4.

Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận được nghiên cứu và thực hiện dựa trên cơ sở lý luận chung của chủ
nghĩa Mác – Lênin về Nhà nước và pháp luật. Đồng thời, tác giả sử dụng các phương
pháp nghiên cứu: phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích, đối chiếu và thống kê để
làm sáng tỏ những vấn đề cần nghiên cứu. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những kết
luận mang tính khách quan và khoa học, có cơ sở cho những kiến nghị của khóa luận.
5.

Bố cục của Khóa luận
Khóa luận gồm các phần sau:
o

Lời nói đầu

o

Chương 1: Lý luận chung về giảm trừ gia cảnh và các qui định của
pháp luật thuế thu nhập cá nhân về giảm trừ gia cảnh.

o

Chương 2: Những vướng mắc, bất cập phát sinh khi áp dụng chế

định giảm trừ gia cảnh vào thực tiễn và một số kiến nghị hoàn thiện

o

Kết luận

o

Danh mục tài liệu tham khảo

o

Phụ lục

3


CHƯƠNG 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIẢM TRỪ GIA CẢNH VÀ
QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
VỀ GIẢM TRỪ GIA CẢNH
1.1.

Lý luận chung về giảm trừ gia cảnh

1.1.1. Khái niệm giảm trừ gia cảnh
Một trong những đặc điểm quan trọng của Luật thuế TNCN là có tính tới hồn
cảnh của từng cá nhân khi điều tiết thuế. Vì vậy, có một số khoản chi của cá nhân cần
phải được xem xét giảm trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN. Các khoản giảm
trừ có thể được thực hiện dưới hai dạng: miễn trừ cá nhân và miễn trừ tiêu chuẩn.

Miễn trừ cá nhân được thực hiện theo phương pháp kê khai chi phí thực tế
phát sinh đối với các khoản được phép giảm trừ. Đối với phương pháp này, một số
khoản chi phí kê khai sẽ địi hỏi phải có chứng từ chứng minh, một số khoản được
thực hiện theo phương pháp định mức và một số khoản có thể được thực hiện theo
phương pháp “giới hạn tối đa”. Thơng thường, có hai loại giảm trừ cá nhân là: giảm
trừ có tính chất kinh tế và giảm trừ có tính chất xã hội. Giảm trừ có tính chất kinh tế
là các khoản giảm trừ mang tính chất chi phí liên quan trực tiếp đến việc tạo ra thu
nhập như chi phí đi lại, ăn, ở,... kể cả các khoản đóng bảo hiểm. Giảm trừ có tính chất
xã hội là các khoản giảm trừ mang tính chất chi trợ cấp có tính xã hội như giúp đỡ
người có hồn cảnh khó khăn, chi ni dưỡng, bảo trợ người già, tàn tật...
Phương pháp miễn trừ cá nhân đảm bảo sự công bằng và thường được áp dụng
ở những nước có trình độ phát triển kinh tế và dân trí cao, hệ thống lưu trữ và kiểm
sốt thơng tin tốt. Đối với các nước chậm phát triển thường không đủ điều kiện để áp
dụng phương pháp này mà chủ yếu áp dụng phương pháp giảm trừ tiêu chuẩn.
Phương pháp này được thực hiện thông qua việc xác định mức khởi điểm chịu thuế.
Về nguyên tắc, mức khởi điểm chịu thuế là mức thu nhập trung bình xã hội đảm bảo
trang trải đủ những chi phí cần thiết cả về mặt kinh tế và xã hội theo quan niệm và
tập quán của từng nước. Phương pháp giảm trừ tiêu chuẩn không cơng bằng vì mức
chi phí cần thiết được cào bằng giữa các ĐTNT nhưng lại đảm bảo cho thuế TNCN
dễ tính tốn, đơn giản hơn, trên cơ sở đó tiết kiệm chi phí hành thu và chi phí chấp
hành, tuân thủ luật thuế(2).
Ở nước ta, xuất phát từ những đặc thù về kinh tế, xã hội (nền kinh tế đang
trong quá trình phát triển, thu nhập bình quân đầu người cịn thấp, trình độ quản lý
cịn hạn chế...). Cho nên, trong một thời gian dài Pháp lệnh thuế TNC áp dụng
phương pháp giảm trừ tiêu chuẩn(3), tức xác định mức khởi điểm chịu thuế. Nhưng
hiện nay, trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, để phù hợp với thông lệ quốc tế,
đảm bảo ngun tắc cơng bằng, và trình độ quản lý thuế đã nâng cao, ngày
21/11/2007, Quốc Hội đã thơng qua Luật thuế TNCN, chính thức có hiệu lực từ ngày
2


PGS.TS. Lê Văn Ái, TS. Đỗ Đức Minh, tlđd, tr.30.
ThS. Lê Xuân Trường (2006), “Hai phương pháp xác định mức miễn trừ thuế TNCN”, Thuế Nhà nước, (25),
tr.8.

3

4


01/01/2009. Trong Luật thuế TNCN, Nhà nước ta đã có tính đến gia cảnh của đối
tượng nộp thuế khi tính thuế TNCN.
Nghiên cứu chế định pháp lý về GTGC, trước hết cần phải hiểu GTGC là gì?
Để có khái niệm đầy đủ về GTGC, cần xem xét chế định này dưới các góc độ sau:
Dưới góc độ ngơn ngữ: Theo từ điển Tiếng Việt phổ thơng, thì “gia cảnh” là
hồn cảnh gia đình, cảnh nhà(4). Cịn “giảm trừ” là làm cho hoặc trở nên ít đi về số
lượng, mức độ, bớt đi một phần khỏi tổng số(5). Như vậy, theo như cách giải thích
trên thì cụm từ “giảm trừ gia cảnh” rất tối nghĩa. Vì “gia cảnh” là “hồn cảnh gia
đình”, thế sao lại giảm trừ “hồn cảnh gia đình”? Căn cứ theo nội dung pháp luật qui
định thì do hoàn cảnh của mỗi cá nhân nộp thuế khác nhau nên nhà nước cho phép họ
được giảm trừ vào thu nhập chịu thuế một khoản tiền trước khi tính thuế tùy theo gia
cảnh của mỗi người,... chứ bản thân cụm từ “giảm trừ gia cảnh” khơng nói lên được
nội dung trên. Có thể nhà làm luật muốn giản lược cho từ ngữ ngắn gọn, dễ nhớ?
Nhưng như vậy rõ ràng thiếu sự trong sáng của Tiếng Việt. Theo tác giả, nên qui
định trong luật thuật ngữ là “giảm trừ theo gia cảnh”, hoặc một thuật ngữ nào khác
trên cơ sở đảm bảo sự trong sáng của Tiếng Việt. Một số nước trên thế giới sử dụng
các thuật ngữ để thể hiện nội dung này như “suất miễn thu cá nhân” (Thái Lan)(6),
hoặc “khấu trừ chi phí cá nhân” (Malaysia)(7)...
Dưới góc độ kinh tế: GTGC là các khoản giảm trừ mang tính chất chi phí liên
quan trực tiếp đến việc tạo ra thu nhập của ĐTNT như chi phí đi lại, ăn, ở,... Tức
trong chừng mực nào đó, GTGC trong Luật thuế TNCN được coi là việc loại khỏi thu

nhập tính thuế giá trị sức lao động của người chịu thuế, góp phần tái tạo sức lao động
và tạo động lực làm việc cho người lao động(8).
Cịn dưới góc độ xã hội: GTGC là các khoản giảm trừ mang tính chất chi trợ
cấp có tính xã hội như giúp đỡ người có hồn cảnh khó khăn, chi ni dưỡng, bảo trợ
người già, tàn tật..., nhằm tạo điều kiện cho người chịu thuế thực hiện các nghĩa vụ
vật chất mang tính đạo đức đối với người thân thuộc. Qua đó góp phần củng cố tình
đồn kết, tương trợ giữa các thành viên trong gia đình, giảm bớt gánh nặng xã hội
cho nhà nước(9).
Dưới góc độ pháp lý: Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu
thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công của
ĐTNT là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần:
Phần cho đối tượng nộp thuế: Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 4
triệu đồng/tháng, 48 triệu đồng/năm. Mức 4 triệu đồng/tháng là mức tính bình qn
4

Nhóm tác giả:TS. Chu Bích Thu, PGS.TS. Nguyyễn Ngọc Trâm, TS. Nguyễn Thị Thanh Nga, TS. Nguyễn
Thúy Khanh, TS. Nguyễn Việt Hùng (2002), Từ điển Tiếng Việt phổ thơng, Viện ngơn ngữ học, TP.HCM,
tr.338.
5
Nhóm tác giả:TS. Chu Bích Thu, PGS.TS. Nguyyễn Ngọc Trâm, TS. Nguyễn Thị Thanh Nga, TS. Nguyễn
Thúy Khanh, TS. Nguyễn Việt Hùng, tlđd, tr.440.
6
PGS.TS. Lê Văn Ái, TS. Đỗ Đức Minh, tlđd, tr.76.
7
PGS.TS. Lê Văn Ái, TS. Đỗ Đức Minh, tlđd, tr.83.
8
/>9
/>
5



cho cả năm, không phân biệt một số tháng trong năm tính thuế khơng có thu nhập
hoặc thu nhập dưới 4 triệu đồng/tháng.
Phần cho người phụ thuộc của đối tượng nộp thuế: Mức giảm trừ đối với mỗi
người phụ thuộc mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm ni dưỡng là 1,6 triệu
đồng/tháng kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng10.
Từ việc xem xét chế định GTGC dưới các góc độ nói trên, chúng ta thấy rằng
GTGC là một nội dung quan trọng và hết sức ý nghĩa trong Luật thuế TNCN vì nó
thể hiện việc nhà nước khi thu thuế có tính tới gia cảnh của từng ĐTNT. Nhằm làm
rõ hơn khái niệm GTCG, tác giả đi vào phân tích các đặc điểm cơ bản của GTGC.
1.1.2. Đặc điểm của giảm trừ gia cảnh
1.1.2.1.

GTGC là một chính sách nhằm xem xét đến hoàn cảnh của từng
đối tượng nộp thuế TNCN, đảm bảo thu thuế hợp lý

Thuế thu nhập cá nhân là sắc thuế có đối tượng chịu thuế(11) là thu nhập của cá
nhân, sắc thuế chỉ đánh vào thu nhập mới sáng tạo ra trong quá trình vận động của cá
nhân. Vì vậy, thu nhập chịu thuế phải được tìm kiếm trong tất cả các nguồn thu nhập
phát sinh của một cá nhân. Tuy nhiên, để xác định thu nhập tính thuế với từng cá
nhân, người ta đều phải tính đến việc loại trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế những khoản
tiền hoặc giá trị mà cá nhân đã bỏ ra khi xúc tiến hoạt động tìm kiếm thu nhập với tư
cách là một chủ thể tiến hành các hoạt động tạo ra thu nhập, và với tư cách là một
cơng dân có trách nhiệm, nghĩa vụ pháp lý và đạo đức. Như vậy, khi xét khoản
GTGC cho cá nhân, cần xét đến hồn cảnh gia đình, tình huống, vị trí của cá nhân đó
để trừ vào thu nhập chịu thuế những khoản giảm trừ trước khi tính thu nhập tính thuế.
Khi trao đổi kinh nghiệm về việc điều tiết thuế TNCN ở Nhật Bản, Tiến sĩ
Hiromitsu Ishi - Chủ tịch Uỷ ban Tư vấn thuế Chính phủ Nhật Bản cho rằng, mục
tiêu của việc thu thuế là phải xác định được khoản thu nhập tính thuế. Thu nhập tính
thuế được tính bằng cách lấy thu nhập chịu thuế trừ đi chiết trừ gia cảnh. Thu nhập

tính thuế chính là cơ sở giúp cơ quan thuế xác định được số thuế phải nộp. Điều tiết
thuế sẽ được thực hiện hợp lý nhất ở bước này bằng cách điều chỉnh mức chiết trừ
gia cảnh. Chiết trừ gia cảnh để đảm bảo mức sống tối thiểu cho ĐTNT, cơ sở tính
thuế là phần thặng dư của thu nhập chịu thuế so với mức sống tối thiểu, người có thu
nhập dưới mức sống tối thiểu sẽ không phải nộp thuế(12). Như vậy, GTGC là một
chính sách nhằm xem xét đến hồn cảnh của từng đối tượng nộp thuế TNCN, đảm
bảo thu thuế hợp lý.
Thuế TNCN ở các nước trên thế giới áp dụng hai cách giảm trừ: thứ nhất, là
giảm trừ trước khi tính thuế và thứ hai là giảm trừ số thuế phải nộp. Giảm trừ vào thu
nhập chịu thuế trước khi tính thuế được nhiều nước áp dụng hơn(13). Thuế TNCN ở
10

Theo qui định tại Khoản 1 Điều 19 Luật thuế TNCN 2007; Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 100/2008/NĐ-CP
của Chính phủ; và điểm 3.1.2 Mục I phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thi hành Luật thuế TNCN.
11
Đối tượng chịu thuế là hàng hóa, dịch vụ, tài sản, thu nhập hoặc những lợi ích vật chất khác mà sắc thuế tác
động đến để phát sinh nghĩa vụ nộp thuế của đối tượng nộp thuế. (Trường đại học Luật TP.HCM (2008), Tập
bài giảng luật Thuế , TP.HCM, tr.31.)
12
/>13
TS. Đỗ Thị Thìn (2006), “Chuyên gia liên minh Châu Âu nói về thuế TNCN”, Thuế Nhà nước, (23), tr.7.

6


Việt Nam áp dụng cách giảm trừ thứ nhất đó là trừ vào thu nhập chịu thuế một khoản
tiền trước khi tính thuế.
1.1.2.2.


GTGC chỉ áp dụng đối với cá nhân cư trú

Mặc dù với tên gọi là Luật thuế TNCN nhưng khơng phải tất cả các nước có
Luật thuế TNCN đều sử dụng đơn vị tính thuế là cá nhân, mà mỗi nước sử dụng đơn
vị tính thuế khác nhau. Tuy nhiên, dù với việc sử dụng đơn vị tính thuế khác nhau
như vậy nhưng chủ yếu chỉ bao hàm: cá nhân, vợ chồng, hay gia đình.
Nếu áp dụng đơn vị tính thuế là hộ gia đình (như ở Pháp) thì đối tượng cư trú
được kê khai nộp thuế theo hộ gia đình, bao gồm ĐTNT và người ni dưỡng. ĐTNT
là cá nhân độc thân, vợ chồng chưa có con hay đã có con, người ni dưỡng là các
con chưa đến tuổi thành niên, người tàn tật,... khi tính thuế theo hộ gia đình cịn phải
qui đổi từng thành viên trong hộ gia đình thành các suất thuế. Nhìn bề ngồi, thu thuế
theo hộ gia đình có vẻ hợp lý. Tuy nhiên, muốn thực hiện được chế độ đó phải có
điều kiện là gia đình ổn định và phải đưa ra được định nghĩa cụ thể về gia đình.
Phương pháp thu thuế theo cá nhân trước hết cũng cho phép được trừ các chi
phí cho bản thân, chi phí ni con, ni bố mẹ già, chi phí ni người tàn tật. Như
vậy, mỗi cách thức điều tiết thuế nêu trên đều có ưu, nhược điểm riêng. Mặc dù đơn
vị tính thuế là cá nhân khó đạt được sự cơng bằng so với đơn vị tính thuế hộ gia đình
song lại nhận được sự ủng hộ rộng rãi nhất, vì nó thích hợp với hệ thống thuế thu
nhập chuẩn. Ở nước ta áp dụng đơn vị tính thuế là cá nhân là phù hợp, vì hệ thống
này vừa đảm bảo tính hiệu quả, vừa đơn giản lại dễ thực hiện(14).
Việc xác định ĐTNT luôn là một trong những nội dung quan trọng của một
sắc thuế. Bởi vì có xác định được ĐTNT, nhà nước mới có thể vận dụng cách thức
tính thuế, đưa ra được mức điều tiết hợp lý. Thông thường, khi tiến hành xác định
ĐTNT của sắc thuế thu vào thu nhập nói chung và thuế TNCN nói riêng, các quốc
gia thường dựa vào hai tiêu chí là “nơi cư trú” và “địa điểm phát sinh thu nhập”.
Theo phương thức đánh thuế trên cơ sở “địa điểm phát sinh thu nhập”, đối
tượng nộp thuế TNCN là mọi cá nhân có thu nhập chịu thuế phát sinh trên lãnh thổ
của một quốc gia. Ở đó, cá nhân chỉ phải nộp thuế TNCN đối với khoản thu nhập
phát sinh tại nước sở tại, còn đối với những khoản thu nhập phát sinh ở nước ngồi
thì khơng phải nộp thuế thu nhập.

Phương thức đánh thuế dựa vào tình trạng “cư trú” lại được sử dụng rộng rãi ở
hầu hết các quốc gia trên thế giới. Theo phương thức này, các cá nhân cư trú ở một
nước phải nộp thuế tại nước sở tại đối với thu nhập phát sinh “trong” và “ngoài lãnh
thổ” quốc gia đó; cá nhân khơng cư trú chỉ bị đánh thuế đối với phần thu nhập phát
sinh tại nước đó. Như vậy cá nhân là đối tượng cư trú hay khơng cư trú nhưng có thu
nhập trong năm tính thuế đều là đối tượng phải nộp thuế TNCN(15).
Tuy nhiên, khái niệm thế nào là một đối tượng cư trú tại một nước lại được
định nghĩa không giống nhau trong Luật thuế TNCN của các nước. Chẳng hạn, đa số
các nước qui định, đối tượng cư trú là những người có thời gian sinh sống ở nước sở
tại trên 182 hoặc trên 183 ngày trong một năm tính thuế (có thể là năm dương lịch
14
15

PGS.TS. Lê Văn Ái, TS. Đỗ Đức Minh, tlđd, tr.102-103.
PGS.TS. Lê Văn Ái, TS. Đỗ Đức Minh, tlđd, tr. 27.

7


hoặc năm tài chính), hoặc trong khoảng thời gian 12 tháng liên tục. Nếu khơng thỏa
mãn điều kiện trên thì được coi là đối tượng khơng cư trú.
Tuy nhiên, ngồi tiêu thức về thời gian như trên, một số nước lại bổ sung thêm
một số tiêu thức khác để xác định cá nhân là cư trú hay không cư trú. Ví dụ, Pháp qui
định đối tượng cư trú là người quốc tịch Pháp hoặc người nước ngồi có nhà, có nơi
ở chính, cư trú khơng thường xun hay khơng cư trú. Cịn các cá nhân nước ngồi
đến Nhật Bản sẽ được coi là cá nhân cư trú tại Nhật trừ khi các hợp đồng lao động
hoặc các giấy tờ khác chỉ rõ rằng họ sẽ ở lại Nhật Bản dưới 1 năm. Hàn Quốc qui
định người cư trú là cá nhân có nhà ở hoặc nơi cư trú tại Hàn Quốc từ 1 năm trở lên,
kể cả các quan chức, giám đốc, cá nhân cơng tác ở nước ngồi nhân danh cá nhân,
công ty trong nước. Mỹ qui định người nước ngoài được coi là cư trú tại Mỹ nếu họ

cư trú thường xuyên hợp pháp tại Mỹ (được cấp thẻ xanh), hoặc nếu họ có mặt tại
Mỹ trong một khoảng thời gian dài đủ để được cấp một thẻ lưu trú. Như vậy, định
nghĩa “đối tượng cư trú” hay “đối tượng không cư trú” của từng nước khác nhau và
phụ thuộc vào tình hình kinh tế xã hội, chính sách và trình độ quản lý của từng quốc
gia. Nghĩa vụ thuế của cá nhân phụ thuộc rất lớn vào sự phân biệt này(16).
Như vậy, mỗi quốc gia tùy theo điều kiện kinh tế xã hội, chính sách và trình
độ quản lý của mình mà có thể lựa chọn ngun tắc đánh thuế phù hợp. Ở Việt Nam,
pháp luật thuế TNCN từ khi ban hành đến nay vẫn áp dụng đồng thời hai tiêu chí khi
xác định ĐTNT. Nhưng Luật thuế TNCN đã được điều chỉnh theo hướng phù hợp
với thông lệ quốc tế khi qui định đối ĐTNT dựa vào tiêu chí “nơi cư trú”.
Mặc dù, đối tượng nộp thuế TNCN phong phú nhưng ĐTNT nào được tính
GTGC phụ thuộc vào qui định pháp luật của mỗi nước. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy
đa số các nước đều áp dụng GTGC cho ĐTNT là cá nhân cư trú. Ví dụ như Luật thuế
TNCN Malaysia qui định chỉ có cá nhân cư trú tại Malaysia mới có thể được khấu trừ
một số chi phí cá nhân(17). Cách điều tiết như vậy khơng phải là phân biệt đối xử, bất
bình đẳng mà nó rất hợp lý, cơng bằng giữa cá nhân cư trú và không cư trú, nhà nước
dễ quản lý, pháp luật đạt được tính hiệu quả và tính thực thi. Bởi vì, pháp luật thuế
TNCN quan tâm đến thời gian người nước ngoài ở tại nước sở tại là bao lâu, cá nhân
này có gắn bó lâu dài với nước sở tại hay không, hay chỉ ở một thời gian ngắn, thực
hiện một vài công việc rồi ra đi. Với những cá nhân cư trú, thu nhập chính của họ ở
tại nước sở tại, họ làm ăn, sinh sống lâu dài tại nước sở tại, vậy nhà nước phải loại trừ
khỏi thu nhập đó những khoản giảm trừ nhất định đảm bảo cho cuộc sống của họ và
những người thân của họ.
Với đặc điểm như trên, như vậy có phải mọi cá nhân cư trú có thu nhập đều
được tính GTGC, hay khi cá nhân cư trú có thu nhập từ một nguồn nhất định nào đó
thì mới được tính GTGC? Tác giả tiếp tục phân tích đặc điểm thứ ba của khái niệm
này theo cách hiểu ở Việt Nam.

16
17


PGS.TS. Lê Văn Ái, TS. Đỗ Đức Minh, tlđd, tr.100-101.
PGS.TS. Lê Văn Ái, TS. Đỗ Đức Minh, tlđd, tr.83.

8


1.1.2.3.

GTGC chỉ áp dụng đối với thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ
tiền lương, tiền công

Thuế TNCN là loại thuế điều tiết vào thu nhập của các cá nhân. Do vậy, theo
qui định của đa số các nước trên thế giới, đối tượng chịu thuế của thuế TNCN là thu
nhập của cá nhân. Thu nhập của cá nhân có được từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy
nhiên, không phải bất kỳ nguồn thu nhập nào mà cá nhân có được cũng được GTGC
mà tùy theo từng quốc gia, tùy theo từng giai đoạn, thời kỳ cụ thể, mà Luật thuế
TNCN các nước qui định rõ ràng những khoản thu nhập nào của cá nhân sẽ được tính
GTGC. Đơn cử như Hàn Quốc, “suất miễn thu” được áp dụng đối với thu nhập toàn
cầu(18), tuy nhiên, do đặc thù của từng loại thu nhập nên đối với mỗi loại thu nhập,
cách giảm trừ cũng khác nhau chứ khơng có áp dụng thống nhất một cách giảm
trừ(19). Hoặc, đối với Thái Lan “suất miễn thu” áp dụng đối với các khoản thu nhập
như: thu nhập từ dịch vụ, thu nhập từ bản quyền, thu nhập từ quyền khách hàng và
quyền sở hữu trí tuệ khác, thu nhập từ cổ tức, thu nhập từ cho thuê tài sản, thu nhập
từ hành nghề tự do, thu nhập từ các hợp đồng lao động, thu nhập từ các hoạt động
kinh doanh, công nông, thương mại, vận tải(20). Cịn thuế TNCN ở Việt Nam chỉ tính
GTGC đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công.
Thu nhập từ kinh doanh: là những khoản thu nhập mà cá nhân nhận được
trong quá trình thực hiện việc kinh doanh(21). Do đặc thù trong hoạt động kinh doanh,
thuế TNCN chỉ đánh trên phần thu nhập có được sau khi đã trừ các chi phí hợp lý để

tạo ra thu nhập. Bởi vì thuế TNCN chỉ điều tiết vào phần thu nhập nên không thể
điều tiết vào phần vốn. Đây là yếu tố hợp lý đã có từ trong pháp luật thuế thu nhập
doanh nghiệp (TNDN) khi điều tiết vào thu nhập của các cá nhân kinh doanh. Do
vậy, pháp luật thuế TNCN khi đưa thu nhập của các cá nhân từ hoạt động kinh doanh
sang làm đối tượng chịu thuế đã kế thừa qui định tiến bộ này.
Thu nhập từ tiền lương(22), tiền cơng: Thu nhập có nguồn gốc từ lao động giữ
vị trí rất quan trọng và chiếm tỷ trọng khá lớn trong thu nhập chịu thuế ở các nước
phát triển. Thu nhập từ lao động bao gồm bất kỳ khoản bù đắp nào trực tiếp hay gián
tiếp liên quan đến hoạt động lao động. Đó là khoản thu nhập của cá nhân nhận được
dưới hình thức tiền lương hoặc tiền công do người chủ sử dụng lao động chi trả(23).
Không giống như thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, thu nhập từ tiền lương,
tiền cơng có được là do các cá nhân bỏ cơng sức lao động của mình để nhận được
tiền thù lao từ đối tượng sử dụng lao động. Chính vì lẽ này mà khoản thu nhập trên
không cần phải trừ ra các chi phí để tạo ra thu nhập.

18

Thu nhập toàn cầu là toàn bộ thu nhập từ các nguồn (các nguồn thu nhập thuộc diện chịu thuế lũy tiến bao
gồm thu nhập từ lao động, thu nhập từ kinh doanh và từ hành nghề tự do, thu nhập từ đầu tư…)
19
PGS.TS. Lê Văn Ái, TS. Đỗ Đức Minh, tlđd, tr.60.
20
PGS.TS. Lê Văn Ái, TS. Đỗ Đức Minh, tlđd, tr.75-76.
21
Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các cơng đoạn của q trình đầu tư, từ sản xuất
đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi (Khoản 2 Điều 4 Luật
doanh nghiệp 2005).
22
Tiền lương của người lao động do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất
lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương

tối thiểu do nhà nước qui định (Điều 55 Bộ Luật Lao Động năm 1994 (đã sửa đổi bổ sung năm 2007))
23
PGS.TS. Lê Văn Ái, TS. Đỗ Đức Minh (2002), tlđd, Hà Nội, tr.23.

9


Do hai khoản thu nhập trên là hai khoản thu nhập nhận được thường xuyên và
là những nguồn thu nhập chính của các cá nhân để ni sống bản thân và thực hiện
các nghĩa vụ tài chính của mình với gia đình. Vì vậy, khi tính thu nhập chịu thuế,
pháp luật thuế TNCN đã điều tiết hai loại thu nhập này với cách thức như nhau là
hợp lý, bằng cách chỉ qui định GTCG cho hai loại thu nhập này.
1.1.3. Cơ sở ban hành chế định giảm trừ gia cảnh
Để quy định nội dung cụ thể của chế định giảm trừ gia cảnh trong Luật Thuế
TNCN, nhà làm luật phải dựa trên một số cơ sở nhất định để đảm bảo rằng nội dung
của các qui định này là phù hợp với thực tiễn cuộc sống, và tăng tính hiệu quả, tính
khả thi của pháp luật.
1.1.3.1.

Dựa trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc công bằng trong việc ban
hành và thực thi thuế TNCN

Trong bất kỳ xã hội nào cũng có sự phân hóa giàu nghèo, sự phân hóa này
càng rõ nét hơn trong nền KTTT với những qui luật vận động vốn dĩ của nó: qui luật
cạnh tranh, qui luật cung cầu, qui luật giá cả,... Kinh tế thị trường càng phát triển thì
khoảng cách giàu nghèo càng có xu hướng gia tăng, kéo theo sự chênh lệch ngày
càng lớn về mức sống, về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư. Thuế TNCN trở thành
một biện pháp tái lập sự cân bằng về phân phối của cải xã hội bị mất do sự can thiệp
của nhiều yếu tố vào quá trình tạo ra thu nhập của con người: tài năng, sự may mắn,
môi trường sống, quan hệ xã hội thuận lợi,… Có thể nói, thuế TNCN ra đời bắt

nguồn từ yêu cầu đảm bảo sự công bằng trong phân phối thu nhập.
Nguyên tắc công bằng trong Luật thuế TNCN là các định hướng về việc xác
định những nội dung, yêu cầu trong các qui định của pháp luật thuế nhằm bảo đảm
việc thu thuế là hợp lý dựa trên khả năng chi trả của ĐTNT, trên cơ sở có xem xét,
cân nhắc đến các yếu tố hoàn cảnh, điều kiện sống nhằm bảo đảm những người có
thu nhập khác nhau sẽ có nghĩa vụ nộp thuế khác nhau, người có thu nhập cao hơn sẽ
phải nộp thuế cao hơn và những người có điều kiện, hồn cảnh như nhau, có thu nhập
ngang nhau sẽ phải nộp thuế bằng nhau(24).
Như vậy, để đảm bảo nguyên tắc công bằng trong việc ban hành và thực thi
thuế TNCN, yêu cầu đặt ra cho các nhà làm luật là phải quán triệt nguyên tắc công
bằng khi xây dựng Luật thuế TNCN(25). Những quy định về GTGC cũng không phải
là ngoại lệ. Việc xây dựng nội dung của chế định GTGC, giảm trừ cho những đối
tượng nào, mức giảm trừ bao nhiêu,... phải trên cơ sở đảm bảo tính cơng bằng. Thơng
qua việc biết được nhân thân, hoàn cảnh, điều kiện sống của ĐTNT, Nhà nước có thể
GTGC cho ĐTNT trước khi tính thuế, để đảm bảo cho quá trình tồn tại và tái sản
xuất sức lao động của các ĐTNT, tạo điều kiện cho ĐTNT thực hiện nghĩa vụ tài
chính của mình đối với các đối tượng phụ thuộc.
Trên thế giới hầu hết các nước đều qui định chế định GTGC vào trong Luật
thuế TNCN. Tuy nhiên, dựa vào đặc điểm nền kinh tế, xã hội, trình độ quản lý của
mỗi nước mà Luật thuế TNCN có cách qui định khác nhau. Có nước qui định các chế
24

/>25
Xem thêm: Phan Phương Nam (2005), Nguyên tắc công bằng trong pháp luật thuế thu nhập cá nhân, Luận
văn thạc sỹ Luật học, Đại học Luật TP.HCM.

10


độ miễn trừ cho bản thân ĐTNT (vợ hoặc chồng, bố mẹ, con cái phải ni dưỡng),

nhưng có nước lại áp dụng biểu thuế tính từ đồng thu nhập đầu tiên để ĐTNT thấy rõ
nghĩa vụ và trách nhiệm công dân của mình. Ở nhiều nước trong biểu thuế lại qui
định miễn trừ cho một mức thu nhập coi như mức khởi điểm tính thuế. Có thể thấy
rằng, cách tính thuế có đề cập rõ ràng gánh nặng gia cảnh thường đảm bảo công bằng
hơn giữa những ĐTNT độc thân hay phải nuôi người phụ thuộc, dễ tranh thủ được sự
đồng tình ủng hộ của các tầng lớp dân cư(26). Luật thuế TNCN ở nước ta áp dụng
cách tính thuế có đề cập rõ ràng gánh nặng gia cảnh. Chính nhờ điều này mà thuế
TNCN có điều kiện để điều tiết một cách hợp lý và công bằng hơn, quản lý nhà nước
về thuế TNCN đạt hiệu quả và tính khả thi cao hơn.
1.1.3.2.

Dựa trên mục tiêu đảm bảo thu thuế TNCN hợp lý, phù hợp với
gia cảnh của từng đối tượng nộp thuế

Để đảm bảo thu thuế TNCN hợp lý, phù hợp với gia cảnh của từng ĐTNT,
thuế TNCN cần phải qui định chế định GTGC vào trong luật. Có thể nói, mục đích
đầu tiên mà nhà nước mong muốn đạt được khi ban hành một đạo luật thuế là thu
ngân sách. Tuy nhiên, bên cạnh đảm bảo nguyên tắc tính đúng, tính đủ khi thu thuế
thì nhà nước cịn phải xem xét tới tính hợp lý. Tức khi thu thuế, nhà nước không chỉ
dựa trên khả năng chi trả của ĐTNT như Pháp lệnh thuế TNC trước đây, là những
người có thu nhập khác nhau sẽ có nghĩa vụ nộp thuế khác nhau, người có thu nhập
cao hơn sẽ phải nộp thuế cao hơn, những người có thu nhập thấp sẽ nộp thuế ít hơn
và những người có thu nhập dưới mức phải chịu thuế thì khơng phải nộp thuế. Mà
thuế TNCN hiện nay, bên cạnh việc thu thuế dựa trên khả năng chi trả của ĐTNT còn
xem xét, cân nhắc tới gia cảnh cụ thể của từng cá nhân. Điều đó là hợp lý, vì như thế
thể hiện quan điểm của nhà nước khi ban hành sắc thuế TNCN là không “tận thu”,
mà chỉ động viên thu nhập dân cư khi họ đã đảm bảo được cuộc sống cho bản thân và
cho những người thân thuộc của họ ở một mức độ nhất định. Có như thế mới nhận
được sự đồng thuận của nhân dân, tạo tâm lý thoải mái cho người dân khi nộp thuế.
Đó chính là một trong những lý do mà nhà làm luật đưa ra qui định về giảm trừ gia

cảnh.
1.1.3.3.

Dựa trên cơ sở đảm bảo phù hợp với điều kiện chính trị - kinh tế xã hội của đất nước

Bất kỳ qui định nào của pháp luật khi được ban hành cũng phải đảm bảo phù
hợp với điều kiện chính trị - kinh tế - xã hội của đất nước. Các qui định về GTGC
cũng không phải là ngoại lệ.
Thứ nhất, chế định GTGC phải đảm bảo phù hợp với điều kiện chính trị của
đất nước.
Thuế và pháp luật thuế ra đời song song với sự ra đời của nhà nước. Nhà
nước, pháp luật và thuế là ba hiện tượng cùng xuất hiện, chi phối, tác động lẫn nhau.
Sự xuất hiện và phát triển của thuế gắn liền với mỗi giai đoạn lịch sử và lợi ích của
nhà nước mà giai cấp thống trị đang cầm quyền. Bản chất của nhà nước quyết định
bản chất của thuế và pháp luật thuế, quyết định đến cách thức, phạm vi điều tiết của
thuế đến xã hội và cơng dân, tức là khơng có một hệ thống thuế nhân đạo trong một
26

PGS.TS. Lê Văn Ái, TS. Đỗ Đức Minh, tlđd, tr.106.

11


nhà nước phản động(27). Thật vậy, dưới chế độ thực dân phong kiến, với sưu cao thuế
nặng, đủ loại thuế được đặt ra trong đó có thuế thân, khiến cho nhân dân ta rất hãi
hùng trước địn roi và vó ngựa thúc thuế của bọn quan lại. Ở đó, giai cấp thống trị
không quan tâm đến đời sống của nhân dân, mặc cho họ có thu nhập hay khơng, giàu
hay nghèo đều phải đóng thuế, tính giai cấp của nhà nước được đề cao hơn tính xã
hội. Trong một nhà nước phản động như vậy thì một sắc thuế nhân đạo hầu như
không bao giờ tồn tại.

Nhà nước ta hiện nay là nhà nước xã hội chủ nghĩa (XHCN), là nhà nước “của
dân, do dân và vì dân”. Vì vậy, bản chất của thuế ln mang tính nhân văn cao, động
viên thu nhập dân cư vào ngân sách dựa trên bản chất của nhà nước. Khi ban hành
Luật thuế TNCN, bên cạnh việc tiến tới phù hợp với thông lệ quốc tế, nó cịn mang
đặc điểm của nhà nước XHCN. Vì thế cho nên, yêu cầu đặt ra cho các nhà làm luật là
phải động viên thu nhập của dân cư như thế nào cho phù hợp với bản chất chính trị
của nhà nước. Khơng thể thu thuế theo kiểu bình qn chủ nghĩa như trước đây, cứ
có thu nhập đến một ngưỡng nào đó là thu thuế (cách hành thu của pháp luật thuế
TNC), mà phải tính đến gia cảnh của từng người. Như vậy, việc qui định vấn đề
GTGC trong thuế TNCN là hết sức cần thiết, thể hiện tính nhân đạo của một sắc thuế
trong một nhà nước luôn lấy dân làm gốc như nước ta.
Thứ hai, chế định GTGC phải đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế của đất
nước.
Có thể nói thuế TNCN ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người dân. Người
dân có nghĩa vụ đóng thuế, tuy nhiên việc Nhà nước quy định phải đóng thuế như thế
nào sẽ có ảnh hưởng tới ý thức và hành vi thực hiện nghĩa vụ thuế của họ. Nói cách
khác, Luật thuế TNCN có tác động hai chiều, việc điều tiết thuế thu nhập của cá nhân
sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế và ngược lại. Nếu như mục tiêu của
Luật thuế TNCN là chỉ điều tiết thu nhập, điều đó sẽ rất dễ dẫn đến việc khơng tính
tới ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của nền kinh tế. Cần có sự hài hịa giữa điều
tiết thu nhập và phát triển kinh tế.
Hiện nay nhà nước có chính sách khuyến khích mọi người dân tích cực lao
động tạo thu nhập, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Căn cứ trên sự khuyến khích
của nhà nước, nhà làm luật đã cụ thể hóa trong qui định pháp luật, cho phép khấu trừ
chi phí trong thuế TNCN một số khoản chi phí của người dân, loại khỏi thu nhập chịu
thuế giá trị sức lao động của người dân và nghĩa vụ tài chính của họ đối với một số
chủ thể nhất định. Điều đó có mục đích là tái tạo lại sức sản xuất của người lao động,
sức tiêu dùng của người dân, kích cầu, tạo q trình lưu thơng hàng hóa tốt, từ đó
kích thích sự tăng trưởng của nền kinh tế. Đó là một trong những cơ sở cho sự ra đời
của chế định GTGC.

Thứ ba, chế định GTGC phải đảm bảo phù hợp với điều kiện xã hội của đất
nước.
Điều kiện xã hội mà nhà làm luật dựa vào để đưa ra những con số, những qui
định liên quan đến vấn đề GTGC trong thuế TNCN bao gồm nhiều vấn đề xã hội như
chính sách dân số, đời sống dân cư, đạo đức xã hội… Tuy nhiên, trong phạm vi khóa
27

Trường đại học Luật TP.HCM (2008), Tập bài giảng luật Thuế , TP.HCM, tr.11.

12


luận của mình, tác giả chỉ đề cập đến điều kiện xã hội ở đây là phong tục tập quán và
chính sách xã hội của đất nước, mà dựa trên cơ sở đó nhà làm luật xây dựng nội dung
cụ thể của chế định GTGC.
Một là, dựa trên phong tục tập quán của đất nước
Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội, cho nên họ lao động tạo
thu nhập không chỉ để phục vụ cho sự tồn tại của chính bản thân họ mà cịn phục vụ
cho sự tồn tại của những người phụ thuộc. Những quan hệ này gắn liền với sự tồn tại
và phát triển của bản thân họ, bao gồm quan hệ huyết thống, quan hệ vợ - chồng, con
cái, quan hệ nuôi dưỡng… Vì vậy, với con người, để đảm bảo bù đắp lại sức lao động
cho quá trình sản xuất tiếp theo cần phải đảm bảo nhu cầu thiết yếu không chỉ cho họ
mà còn cho cả những người phụ thuộc vào họ.
Không riêng với Việt Nam, hầu như tất cả các quốc gia trên thế giới khi áp
dụng thuế TNCN cũng phải xem xét để khấu trừ các khoản chi phí nhất định liên
quan đến gia cảnh của ĐTNT. Tuy nhiên, do những khác biệt về phong tục tập quán,
trình độ quản lý, tình hình kinh tế,... của mỗi nước nên việc khấu trừ cũng khác nhau.
Đặc biệt là với Việt Nam, một đất nước nhiều truyền thống, phong tục tập quán tốt
đẹp như nghĩa vụ của con cháu phụng dưỡng ơng bà, cha mẹ; cha mẹ có trách nhiệm
ni dạy con cái nên người; truyền thống yêu thương, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau, “lá

lành đùm lá rách”, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”,… Nói cách khác, về
mặt đạo lý và pháp lý, công dân Việt Nam trước khi làm nhiệm vụ với xã hội phải có
trách nhiệm với gia đình. Vì vậy, khơng lý do gì trước khi nộp tiền thuế cho Nhà
nước, họ khơng có quyền dùng thu nhập chính đáng của mình để chu cấp cho những
người trong cùng mối quan hệ gia đình với mình, và chu cấp cho những nhu cầu thiết
yếu của chính bản thân mình. Tách rời gia đình với cá nhân ra khỏi mối quan hệ xác
định thuế thu nhập cá nhân là không thỏa đáng.
Trước đây chúng ta vẫn quan niệm, trong nền kinh tế tập thể XHCN, mọi sản
phẩm đều là của chung và các cá nhân khơng phân biệt thuộc gia đình nào đều được
sự quan tâm của tập thể như nhau theo quan điểm phân phối bình đẳng. Nhưng khi
chuyển sang nền KTTT theo định hướng XHCN, thì tính chất tư hữu về của cải trong
xã hội ngày càng gia tăng theo thành quả lao động khác nhau của từng cá nhân công
dân. Và việc san sẻ những thành quả lao động đó là việc làm đầu tiên giữa những
thành viên trong một gia đình. Chính vì những lẽ đó, nhà làm luật đã thể chế hóa vào
pháp luật các qui định về GTGC, tức là động viên một phần thu nhập của dân cư vào
NSNN có xét đến gia cảnh cụ thể của từng người, phù hợp với phong tục, tập quán,
truyền thống đạo đức của nhân dân ta, có như thế mới hợp lịng dân, và pháp luật
được đảm bảo tính thực thi và mang hơi thở của cuộc sống nhiều hơn, dễ đi vào thực
tiễn hơn.
Hai là, dựa trên việc đảm bảo thực hiện chính sách xã hội của đất nước
Hầu hết các quốc gia trên thế giới khi tính thuế TNCN có xem xét đến hồn
cảnh cá nhân của ĐTNT bằng việc quy định một số khoản được khấu trừ có tính chất
xã hội trước khi tính thuế. Do đó thuế TNCN ln gắn với chính sách xã hội của mỗi
quốc gia. Mặc dù về quan điểm là phải xây dựng một chính sách thuế có tính trung
lập, khơng nhằm thực hiện nhiều mục tiêu khác nhau, nhưng trong thực tế chưa có
quốc gia nào tách rời hẳn chính sách thuế TNCN với các chính sách xã hội khác, có
13


chăng chỉ là ở chỗ mức độ đưa ra nhiều hay ít các chính sách xã hội vào chính sách

thuế(28).
Các chính sách xã hội của nước ta hiện nay có hai nhiệm vụ chính đó là thực
hiện cơng bằng xã hội, xóa dần khoảng cách giàu nghèo; và đảm bảo nâng dần mức
sống của mọi người dân. Hai nhiệm vụ chính này có tác động nhất định đến các qui
định của pháp luật thuế TNCN.
Thứ nhất, thực hiện công bằng xã hội đặt ra yêu cầu ở thuế TNCN là phải làm
sao thu thuế một cách hợp lý, đảm bảo sự đóng góp phù hợp với khả năng của
ĐTNT. Khả năng nộp thuế của ĐTNT thể hiện ở chỗ người có thu nhập cao hơn thì
nộp thuế nhiều hơn, người có thu nhập như nhau nhưng có hồn cảnh khó khăn hơn
thì nộp thuế ít hơn, người có thu nhập thấp chưa phải nộp thuế. Như vậy, ở khía cạnh
này, đối với chế định GTGC, đảm bảo công bằng xã hội đồng nghĩa với chính sách
thu hợp lý có xét tới gia cảnh cụ thể của ĐTNT, có như vậy mới đảm bảo được tính
thực thi của pháp luật – thu thuế theo khả năng của ĐTNT.
Thứ hai, đảm bảo mức sống của nhân dân: định hướng chính sách xã hội của
mỗi quốc gia không chỉ nhằm tới phân phối thu nhập hợp lý giữa người giàu và
người nghèo mà cịn đặt ra nhiệm vụ quan trọng hơn, đó là đảm bảo những nhu cầu
thiết yếu của người dân , nâng cao mức sống của tồn xã hội. Có nghĩa là nhà nước
chỉ thu thuế khi người dân đã đảm bảo được cuộc sống của họ và gia đình họ ở một
mức độ nhất định. Vì gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có bền vững thì đất nước
mới giàu mạnh, cho nên nhà nước đã không “tận thu” mà “khoan sức dân” bằng cách
qui định chế định GTGC trong thuế TNCN.
1.1.4. Ý nghĩa của giảm trừ gia cảnh
Qui định chế định GTGC trong Luật thuế TNCN không phải là ý tưởng mới
của nhà làm luật nước ta, mà nó đã hình thành và được qui định trong pháp luật thuế
TNCN của rất nhiều nước phát triển và các nước trong khu vực như Thái Lan,
Malaysia, Hàn Quốc,... Tuy nhiên, đây là một trong những nội dung mới của Luật
thuế TNCN ở nước ta. Chế định GTGC có nhiều ý nghĩa dưới góc độ đạo đức xã hội,
góc độ kinh tế và góp phần đảm bảo cơng bằng xã hội, chính những điều đó đã tạo
nên tính ưu việt của Luật thuế TNCN.
1.1.4.1.


Chế định GTGC góp phần đảm bảo công bằng xã hội

Đảm bảo công bằng xã hội là một trong những cơ sở, mục tiêu mà nhà nước
dựa vào đó để xây dựng Luật thuế TNCN. Nội dung của nguyên tắc này thể hiện ở
chế định GTGC là, nhà nước động viên một phần thu nhập của nhân dân vào NSNN
có tính đến gia cảnh cụ thể của từng người. Trước đây thuế TNC chỉ có qui định khởi
điểm tính thuế, tức cá nhân có thu nhập đến một ngưỡng nhất định mà luật qui định
thì phải nộp thuế, đánh thuế theo kiểu bình quân chủ nghĩa, khơng có tính đến điều
kiện, hồn cảnh cụ thể của từng người, khơng có xem xét đến việc là người ta đã sử
dụng thu nhập đó như thế nào, người độc thân chi tiêu có khác với người có gia đình
khơng? ĐTNT có nhiều người phụ thuộc có khác với ĐTNT có ít người phụ thuộc
hơn khơng? Cách tính thuế này có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện, nhưng chưa
thực sự đảm bảo công bằng xã hội giữa cá nhân có cùng thu nhập nhưng có hồn
28

/>
14


cảnh gia đình khác nhau. Bằng cách qui định chế định GTGC trong luật, thuế TNCN
đã thể hiện được tính ưu việt của mình, khắc phục những điểm hạn chế trước đây của
thuế TNC. Vì vậy, mục tiêu cơng bằng xã hội và khả năng đóng góp của người dân
đã được nhà nước quan tâm rõ ràng.
1.1.4.2.

Ý nghĩa về mặt đạo đức xã hội

Việc GTGC trong trường hợp có người sống phụ thuộc nhằm tạo điều kiện
cho người chịu thuế thực hiện các nghĩa vụ vật chất mang tính đạo đức đối với người

thân thuộc, qua đó góp phần củng cố tình đồn kết, tương trợ giữa các thành viên
trong cùng một gia đình. Trong điều kiện gia đình là một tế bào xã hội được trân
trọng, gìn giữ và bảo vệ một cách đặc biệt ưu tiên tại các nước phương Đơng, trong
đó có Việt Nam, GTGC trong Luật thuế TNCN trở thành một trong những biện pháp
quan trọng để nhà nước thực hiện các mục tiêu xã hội này. Bởi vì, chính sách an sinh
xã hội, phúc lợi xã hội ở Việt Nam còn quá thấp, sức ép dân số đông, người già neo
đơn, trẻ em tàn tật, cơ nhỡ cịn nhiều. Nhà nước khơng thể giải quyết triệt để gánh
nặng này được, mà thông qua sắc thuế nhà nước muốn san sẻ gánh nặng của mình
với người dân. Thay vì nhà nước thu thuế xong, rồi dùng tiền thuế đó để thực hiện
các mục tiêu xã hội, thì nhà nước cho phép các cá nhân GTGC trong thu nhập chịu
thuế của mình để thực hiện các nghĩa vụ vật chất với người thân thuộc. Mục tiêu xã
hội của nhà nước thông qua thuế TNCN là điều tiết, phân phối lại thu nhập của dân
cư, đảm bảo mức sống tối thiểu cho người dân và từng bước cải thiện đời sống nhân
dân, đảm bảo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.
1.1.4.3.

Ý nghĩa về kinh tế

Giảm trừ gia cảnh đối với cá nhân, trong chừng mực nào đó, được coi là việc
loại khỏi thu nhập tính thuế giá trị sức lao động của người chịu thuế. Điều này cần
thiết để loại bỏ nguy cơ đánh thuế vào sinh lực của con người, biến thuế TNCN thành
một thứ thuế thân. Giảm trừ gia cảnh đối với cá nhân thực sự là biện pháp góp phần
tái tạo sức lao động của người chịu thuế và tạo điều kiện để người lao động có thể
tiếp tục lao động với năng suất lao động nếu không cao hơn, thì cũng khơng thấp hơn
mức trước đó.
Các nhà làm luật tại Anh cho rằng, việc cho phép khấu trừ chi phí trong thuế
TNCN cần được căn cứ trên sự khuyến khích của nhà nước vào một số khoản chi phí
của người dân(29). Nhà nước ta ln khuyến khích mọi người dân tích cực ra sức lao
động, sản xuất kinh doanh, gia tăng thu nhập làm giàu chính đáng nhằm đảm bảo
động viên một cách hợp lý thu nhập dân cư, dân có giàu thì nước mới mạnh được.

Cho nên, GTGC đối với cá nhân nộp thuế là cần thiết. Vì trong quá trình lao động tạo
thu nhập của mình, các cá nhân phải bỏ ra giá trị sức lao động và những khoản chi
phí nhất định, vì thế mà nhà nước không thể “tận thu”, mà chỉ động viên khi họ đã
đảm bảo được cuộc sống của mình ở một mức nhất định, đủ để họ tái tạo lại giá trị
sức lao động đã bỏ ra của mình, tiếp tục lao động tạo năng suất, làm giàu chính đáng
cho bản thân và cho xã hội.

29

Thuế thu nhập cá nhân nên thu như thế nào – TS. Lê Nết. Bài viết đăng tải trên
/>
15


1.2.

Qui định của pháp luật thuế thu nhập cá nhân về giảm trừ gia cảnh.

Luật thuế TNCN 2007 gồm 4 chương 35 điều đã được Quốc hội khóa XII, kỳ
họp thứ hai thông qua ngày 21/11/2007 và Chủ tịch nước ký Lệnh công bố số
13/2007/L-CTN ngày 5/12/2007. Luật thuế TNCN 2007 có nhiều nội dung mới so
với Pháp lệnh thuế TNC trước đây. Một trong những nội dung mới đó là các qui định
về GTGC. Chế định GTGC gồm có các nội dung cơ bản sau:
1.2.1. Đối tượng được giảm trừ gia cảnh và mức giảm trừ gia cảnh
1.2.1.1.

Đối tượng được giảm trừ gia cảnh

Theo qui định của Luật thuế TNCN, đối tượng được GTGC bao gồm bản thân
ĐTNT và các đối tượng phụ thuộc của ĐTNT.

a. Đối tượng nộp thuế có thể được áp dụng thực hiện GTGC phải là cá nhân
cư trú, có thu nhập chịu thuế từ hoạt động kinh doanh, từ tiền lương, tiền công(30).
Như vậy, theo qui định tại khoản 1 Điều 19 Luật thuế TNCN thì ĐTNT để có thể
được áp dụng thực hiện GTGC phải đáp ứng hai điều kiện, đó là:
Thứ nhất, ĐTNT phải là cá nhân cư trú: Để xác định một người là cá nhân
cư trú hay cá nhân không cư trú, đảm bảo quyền đánh thuế, các nước thường áp dụng
các tiêu chí “hiện diện” (183 ngày trong năm) hoặc “nơi ở thường xuyên” trên lãnh
thổ của quốc gia mình. Trong đó, tiêu chí “hiện diện” để điều chỉnh đối với những
người do tính chất cơng việc thường xun di chuyển qua nhiều nước mà nếu căn cứ
vào tiêu chí “nơi ở thường xun" thì sẽ khơng thuộc đối tượng cư trú của bất cứ
quốc gia nào. Luật thuế TNCN 2007 cũng căn cứ vào hai tiêu chí “hiện diện” và “nơi
ở thường xuyên” để xác định cá nhân có là đối tượng cư trú hay khơng cư trú tại Việt
Nam. Cụ thể:
Cá nhân cư trú tại Việt Nam khi đáp ứng một trong hai điều kiện sau(31):
Một là, cá nhân được coi là hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam khi có mặt tại
Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên
tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó, ngày đến được tính là một
ngày và ngày đi cũng được tính là một ngày. Ngày đến và ngày đi được xác định căn
cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy
thơng hành) của cá nhân đó khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và
xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.
Hai là, cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường
hợp sau: trường hợp thứ nhất là có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp
luật về cư trú, đối với cơng dân Việt Nam thì nơi ở đăng ký thường trú là nơi công
dân sinh sống thường xun, ổn định khơng có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã
đăng ký cư trú theo quy định của Luật cư trú. Còn đối với người nước ngồi thì nơi ở
thường xun của người nước ngoài là nơi đăng ký và được ghi trong Thẻ thường trú
hoặc Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp; trường hợp thứ
hai là có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời
hạn của hợp đồng thuê từ 90 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể như sau: Cá

30

Khoản 1 Điều 19 Luật thuế TNCN 2007; Khoản 2 Điều 2 Nghị Định 100/2007/NĐ-CP của Chính phủ; điểm
1 Mục I, Phần A Thơng tư số 84/2008/TT-BTC.
31
Khoản 2 Điều 2 Luật thuế TNCN 2007

16


nhân chưa hoặc khơng có nơi ở được đăng ký thường trú, hoặc không được cấp Thẻ
thường trú, Thẻ tạm trú theo hướng dẫn nêu trên, nhưng có tổng số ngày thuê nhà
theo hợp đồng thuê từ 90 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng thuộc đối tượng là cá
nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê ở nhiều nơi. Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp
ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan,...
không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao
động.
Ngược lại, cá nhân không cư trú tại Việt Nam(32) là những cá nhân khơng có
các điều kiện (tức không thỏa mãn các điều kiện tại khoản 2 Điều 2 Luật thuế TNCN)
để có thể trở thành cá nhân cư trú tại Việt Nam. Như vậy, Luật thuế TNCN chỉ qui
định những cá nhân nào đáp ứng được các điều kiện qui định tại khoản 2 Điều 2 Luật
thuế TNCN mới có thể được hưởng GTGC, chứ khơng phân biệt đó là người Việt
Nam hay người nước ngồi. Cho nên, nếu cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh,
từ tiền lương, tiền công mà phát sinh tại nước ngồi thì vẫn được GTGC; hoặc, người
nước ngồi cư trú tại Việt Nam thì việc giảm trừ cho vợ, con của họ ở nước ngồi
vẫn có thể được thực hiện.
Thứ hai, đối tượng nộp thuế phải có thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ
tiền lương, tiền công. Như vậy, không phải mọi khoản thu nhập của ĐTNT phát sinh
trong khoảng thời gian nhất định đều được tính GTGC, mà chỉ có khoản thu nhập có
được từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của ĐTNT mới được tính GTGC. Cụ thể

như sau:
Một là, thu nhập chịu thuế từ kinh doanh(33) được xác định bằng doanh thu
trừ các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế từ kinh
doanh trong kỳ tính thuế(34). Trong đó, doanh thu là tồn bộ tiền bán hàng, tiền gia
công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ
các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Thời điểm xác định doanh thu
là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, hồn thành dịch vụ hoặc thời điểm
lập hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ(35).
Hai là, Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công(36) được xác định bằng
tổng số thu nhập quy định tại khoản 2 Điều 3 của Luật thuế TNCN mà ĐTNT nhận
được trong kỳ tính thuế. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền
công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho ĐTNT hoặc thời điểm ĐTNT
nhận được thu nhập(37). Các khoản thu nhập qui định tại khoản 2 Điều 3 Luật thuế
TNCN không chỉ bao gồm tiền lương do nhà nước tính theo hệ số, thang bậc bảng
lương do Nhà nước qui định, mà nó bao gồm tồn bộ tiền lương, tiền cơng và các
khoản có tính chất tiền lương, tiền cơng nhận được dưới các hình thức bằng tiền hoặc
khơng bằng tiền, các khoản trợ cấp, phụ cấp, tiền thù lao, tiền thưởng, và các khoản
lợi ích khác theo qui định pháp luật.
32

Khoản 3 Điều 2 Luật thuế TNCN; Khoản 3 Điều 2 Nghị Định 100/2007/NĐ-CP của Chính phủ; điểm 1 Mục
I, Phần A Thông tư số 84/2008/TT-BTC
33
Khoản 3 Điều 3 Luật thuế TNCN.
34
Các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế từ kinh doanh trong kỳ tính thuế được
xác định tại khoản 3 Điều 10 Luật thuế TNCN.
35
Điều 10 Luật thuế TNCN
36

Khoản 2 điều 3 Luật thuế TNCN
37
Điều 11 Luật thuế TNCN

17


b. Người phụ thuộc được tính để GTGC cho đối tượng nộp thuế là người mà
đối tượng nộp thuế có trách nhiệm ni dưỡng(38).
Đối tượng được tính là người phụ thuộc được chia làm 4 nhóm bao gồm (1)
con; (2) vợ (chồng); (3) cha, mẹ; (4) anh, chị, em ruột, ông, bà nội, ông, bà ngoại, cô,
dì, cậu, chú, bác, cháu ruột của ĐTNT và người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác.
Trong đó ngoại trừ nhóm đầu tiên gồm con đẻ, con ni, con ngồi giá thú chưa
thành niên (dưới 18 tuổi, tính đủ theo tháng, ví dụ như một người con được sinh vào
tháng 7 năm 1992. Trường hợp này người con được tính là người phụ thuộc đến hết
tháng 6 năm 2010) thì khơng có bất cứ qui định nào ràng buộc, còn lại các đối tượng
khác đều gắn với những điều kiện nhất định(39). Cụ thể là: nếu con trên 18 tuổi, điều
kiện để được giảm trừ là bị tàn tật, khơng có khả năng lao động; hoặc con đang theo
học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chun nghiệp, dạy nghề, khơng có
thu nhập hoặc có thu nhập nhưng khơng vượt q mức qui định (mức thu nhập bình
quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập khơng vượt q 500.000 đồng).
Ví dụ, nếu một người con đang học đại học, trong năm người con đó có tham gia
mua bán chứng khốn có khoản thu nhập từ đầu tư này là 12 triệu đồng (bình quân
1triệu đồng/tháng). Trong trường hợp này, người sinh viên trên khơng được tính là
người phụ thuộc của cha, mẹ anh ta.
Đối với vợ hoặc chồng của ĐTNT, nếu người này cịn trong độ tuổi lao
động
thì phải thỏa mãn hai điều kiện là (1) bị tàn tật không có khả năng lao
động(41) và (2) khơng có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng khơng vượt q mức qui
định (mức thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không

vượt quá 500 ngàn đồng). Vậy với những trường hợp mà người chồng hoặc người vợ
trong độ tuổi lao động, không đi làm mà ở nhà chăm sóc con cái, làm việc nội trợ
trong gia đình, tuy khơng có thu nhập nhưng khơng được tính giảm trừ nếu họ không
bị tàn tật, mất khả năng lao động. Điều này là hợp lý, vì lao động của vợ, chồng trong
gia đình được coi như lao động có thu nhập(42). Mà một người lao động có thu nhập,
không bị tàn tật hay mất khả năng lao động thì khơng thể là người phụ thuộc được;
cịn nếu ngồi độ tuổi lao động(43) thì chỉ gắn với duy nhất điều kiện là khơng có thu
(40)

38

Trách nhiệm ni dưỡng là việc nuôi dưỡng được giao cho hoặc coi như được giao cho đối tượng nộp thuế,
phải đảm bảo làm tròn, nếu kết quả khơng tốt thì phải gánh chịu hậu quả hoặc một phần hậu quả. (Nhóm tác
giả:TS. Chu Bích Thu, PGS.TS. Nguyyễn Ngọc Trâm, TS. Nguyễn Thị Thanh Nga, TS. Nguyễn Thúy Khanh,
TS. Nguyễn Việt Hùng, tlđd, tr.938.)
39
Khoản 3 Điều 19 Luật thuế TNCN, khoản 3 Điều 12 Nghị định số 100/NĐ-CP của chính phủ, điểm 3.1.4
Mục I, Phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC, Điều 2 Thông tư 62/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính.
40
Theo Điều 6 Bộ Luật Lao động năm 1994 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2007), thì người lao động là người ít
nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động (người lao động, dưới 18 tuổi là người
lao động chưa thành niên, trên 18 tuổi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì là người lao động đã thành niên).
Như vậy người trong độ tuổi lao động là người từ đủ 15 tuổi cho đến đủ 60 tuổi đối với nam, còn nữ là cho đến
đủ 55 tuổi.
41
Người tàn tật, khơng có khả năng lao động nêu trên là những người thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật
về người tàn tật, cụ thể: người tàn tật khơng có khả năng lao động là người bị tàn tật, giảm thiểu chức năng
không thể trực tiếp sản xuất, kinh doanh hoặc người bị khuyết tật, dị tật bẩm sinh khơng có khả năng tự phục
vụ cho bản thân được cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên xác nhận hoặc bản tự kê khai có xác nhận của Ủy ban
nhân dân cấp xã về mức độ tàn tật khơng có khả năng lao động. (Theo Điểm 3.1.6 Mục I, Phần B Thông tư số

84/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính).
42
Điểm a khoản 2 Điều 95 Luật hơn nhân và gia đình năm 2000.
43
Theo Điều 123 Bộ Luật lao động năm 1994 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2007) qui định: Người ngoài độ tuổi
lao động là người trên 55 tuổi đối với nữ và trên 60 tuổi đối với nam.

18


nhập hoặc có thu nhập nhưng khơng vượt q mức qui định (mức thu nhập bình quân
tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 500.000 đồng) là đã
được tính giảm trừ.
Qui định đối với vợ hoặc chồng của ĐTNT cũng được áp dụng tương tự đối
với đối tượng giảm trừ là cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng),
bố dượng, mẹ kế của ĐTNT. Riêng đối với nhóm người phụ thuộc là anh, chị, em
ruột, ông, bà nội, ông, bà ngoại, cơ, dì, cậu, chú, bác, cháu ruột của ĐTNT và người
phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo qui định của pháp luật nếu ngoài độ tuổi lao
động phải thỏa mãn ba điều kiện là (1) khơng có thu nhập hoặc có thu nhập thấp hơn
mức qui định của Chính phủ (mức thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các
nguồn thu nhập không vượt quá 500 ngàn đồng), (2) không nơi nương tựa và (3)
được ĐTNT đang trực tiếp nuôi dưỡng; nếu trong độ tuổi lao động phải đáp ứng
đồng thời bốn điều kiện: (1) bị tàn tật, (2) khơng có khả năng lao động, (3) khơng có
thu nhập hoặc có thu nhập nhưng khơng vượt q mức qui định, (4) không nơi nương
tựa và được ĐTNT đang trực tiếp ni dưỡng(44) thì mới được tính GTGC.
1.2.1.2.

Mức giảm trừ gia cảnh

Một trong các nội dung thu hút sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội khi thuế

TNCN chính thức áp dụng vào thực tiễn chính là mức GTGC, bởi nó là một trong
những yếu tố có vai trò quyết định số thuế TNCN mà đối tượng nộp thuế phải nộp
cho nhà nước.
Đa số các quốc gia trên thế giới đều GTGC trước khi tính thuế cho ĐTNT.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc điểm nền kinh tế - chính trị - xã hội mà mỗi quốc gia có
khoản khấu trừ khác nhau. Đơn cử như, theo qui định của pháp luật thuế TNCN các
nước như Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia về GTGC, có ba cách qui định:
thứ nhất, qui định giảm trừ chung là bao nhiêu trên thu nhập mà không xác định cụ
thể là các cá nhân này phải có nghĩa vụ ni con cái hay không (Nhật Bản). Thứ hai,
qui định mức chước giảm cụ thể cho từng nghĩa vụ của ĐTNT (Malaysia). Thứ ba,
qui định kết hợp hai qui định trên vừa cho chước giảm chung vừa xác định giảm trừ
thêm theo từng nghĩa vụ (Hàn Quốc, Thái Lan)(45).
Ở nước ta, cơ sở để nhà làm luật đưa ra mức GTGC là dựa trên những căn cứ
về lộ trình cải cách tiền lương, tổng sản phẩm quốc nội và thu nhập của dân cư dự
kiến đến năm 2009(46). Cụ thể như sau:
Một là, với mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm soạn thảo
Luật thuế TNCN là 450.000 đồng/tháng, giả thiết mỗi năm Nhà nước tăng thêm
khoảng 20%, thì đến năm 2009 mức lương tối thiểu khoảng 650.000đ/tháng. Như
vậy, với một người có trình độ đại học sau 8 đến 10 năm làm việc ở vào thời điểm đó
mới có mức lương tháng khoảng 2 triệu đồng (hệ số lương trung bình theo thang
bảng lương vào thời điểm đó là 2,34 lần so với lương tối thiểu và mức tiền lương
trung bình là 1,25 triệu đồng/tháng).
44

Theo qui định của Luật và các văn bản hướng dẫn Luật thuế TNCN (Thơng tư 62/2009/TT-BTC) thì ni
dưỡng trực tiếp có nghĩa là cùng chung sống trong một nhà, cùng chung sổ hộ khẩu hoặc khơng bắt buộc phải
sống chung, có cùng hộ khẩu mà chỉ cần chứng minh là có ni dưỡng trực tiếp là được.
45
Xem Phụ lục 1
46

Báo cáo tiếp thu, chỉnh lý và giải trình ý kiến nhân dân về dự án luật thuế TNCN số 53/BC-UBTVQH12

19


×