Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Pháp luật về kiểm soát khí thải công nghiệp (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN KỲ NGUN TRÃI

PHÁP LUẬT VỀ
KIỂM SỐT KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 6 - NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHÁP LUẬT VỀ
KIỂM SỐT KHÍ THẢI CƠNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60380107

Người hướng dẫn khoa học: TS. LƯU QUỐC THÁI
Học viên: NGUYỄN KỲ NGUYÊN TRÃI
Lớp : Cao học Luật Kinh tế khóa 23

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do chính tơi thực hiện dưới sự


hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Lưu Quốc Thái. Luận văn có tiếp thu và kế thừa
các ý tưởng, kết quả nghiên cứu của một số tác giả trước đó. Mọi thông tin, số liệu
được sử dụng trong Luận văn là trung thực và có trích dẫn nguồn đầy đủ theo quy
định của nhà trường. Tơi xin chịu hồn tồn mọi trách nhiệm trước nhà trường về lời
cam đoan này.

Tác giả luận văn

Nguyễn Kỳ Nguyên Trãi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BVMT

Bảo vệ môi trường

ĐMC

Đánh giá môi trường chiến lược

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

EU

Liên minh châu Âu

KCN


Khu cơng nghiệp

KCX

Khu chế xuất

KKT

Khu kinh tế

KTCN

Khí thải cơng nghiệp

VOC

Nhóm hợp chất hữu cơ dễ bay hơi


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM SỐT KHÍ THẢI CƠNG
NGHIỆP.............................................................................................................................10
1.1. Tổng quan về khí thải cơng nghiệp .....................................................................10
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của khí thải cơng nghiệp ..............................................10
1.1.2. Tác hại của khí thải cơng nghiệp.........................................................................15
1.2. Tổng quan về kiểm sốt khí thải cơng nghiệp ..................................................17
1.2.1. Khái niệm kiểm sốt khí thải cơng nghiệp..........................................................17
1.2.2. Đặc điểm của kiểm sốt khí thải cơng nghiệp ...................................................18

1.2.3. Vai trị của kiểm sốt khí thải cơng nghiệp ........................................................19
1.3. Khái quát quá trình phát tri ển của pháp luật về kiểm sốt khí thải cơng
nghiệp .................................................................................................................................21
1.3.1. Pháp luật về kiểm sốt khí thải cơng nghiệp tại một số quốc gia điển hình ..21
1.3.2. Pháp luật quốc tế về kiểm sốt khí thải cơng nghiệp ........................................23
1.3.3. Pháp luật về kiểm sốt khí thải cơng nghiệp tại Việt Nam...............................24
1.4. Kinh nghiệm pháp luật của Liên minh châu Âu và Nhật Bản trong việc kiểm
sốt khí thải cơng nghiệp ...............................................................................................27
1.4.1. Liên minh châu Âu .................................................................................................27
1.4.2. Nhật Bản .................................................................................................................33
Kết luận Chương 1 ..........................................................................................................36
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SỐT KHÍ THẢI
CƠNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN ..................37
2.1. Về quy chuẩn kỹ thuật khí thải cơng nghiệp ....................................................37
2.2. Về vấn đề phòng ngừa, dự báo nguy cơ ô nhiễm từ khí thải công nghiệp .45
2.2.1. Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường liên quan đến
khí thải cơng nghiệp ..........................................................................................................45
2.2.2. Đăng ký, kiểm kê nguồn khí thải cơng nghiệp ...................................................49
2.2.3. Cấp phép xả thải khí thải cơng nghiệp ...............................................................52
2.3. Về vấn đề giám sát, phát hiện vi phạm pháp luật về kiểm soát khí thải cơng
nghiệp .................................................................................................................................55
2.3.1. Hoạt động quan trắc khí thải công nghiệp.........................................................55
2.3.2. Thanh tra, kiểm tra cơ sở phát tán khí thải cơng nghiệp..................................58


2.3.3. Vai trò của cộng đồng dân cư trong việc giám sát các cơ sở phát tán khí thải
cơng nghiệp ........................................................................................................................61
Kết luận Chương 2 ..........................................................................................................66
KẾT LUẬN .......................................................................................................................67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ trước đến nay, có thể nói cơng nghiệp vẫn là một trong những trụ cột vô
cùng quan trọng của nền kinh tế tồn cầu, có tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực
khác nhau trong đời sống kinh tế - xã hội của nhân loại. Tuy nhiên, cùng với những
đóng góp to lớn về mặt kinh tế, hoạt động công nghiệp cũng gây ra ô nhiễm môi
trường một cách nghiêm trọng, đặc biệt là ơ nhiễm khơng khí. Trong lịch sử đã xảy
ra những vụ ơ nhiễm khơng khí do khí thải công nghiệp gây ra mà thiệt hại để lại rất
nặng nề. Có thể kể đến thảm họa xảy ra trong thế kỷ 20 do khí thải cơng nghiệp thải
ra gây nên hiện tượng “nghịch đảo nhiệt” kìm hãm khơng cho khí thải phát tán lên
cao, gây ra hiện tượng đầu độc ở thành phố thuộc thung lũng Manse của Bỉ vào năm
1930 và cũng tương tự như vậy ở dọc thung lũng Monongahela vào năm 1948 làm
cho hàng trăm người chết và rất nhiều người bị ảnh hưởng đến sức khỏe1. Thảm họa
lớn nhất do khí thải cơng nghiệp gây ra “là vụ rị rỉ khí MIC (khí Metyl–iso–cyanate)
của liên hiệp sản xuất phân bón ở Bhopal thuộc Ấn Độ vào năm 1984. Khoảng trên
2 triệu người đã bị nhiễm độc, trong đó có 5 ngàn người chết và 50 ngàn người bị
nhiễm độc trầm trọng, rất nhiều người bị mù”2.
Tại Việt Nam, kể từ khi tiến hành công cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, ngành cơng nghiệp đã đóng góp nhiều thành tựu cho q trình phát triển kinh
tế. Đặc biệt trong hơn 10 năm qua, giá trị sản xuất công nghiệp đã “tăng cao gần 3,5
lần, từ 0,34 triệu tỷ đồng lên 1,17 triệu tỷ đồng với tỉ trọng đóng góp vào GDP duy
trì ổn định khoảng 31 - 32% và trở thành ngành đóng góp nhiều nhất cho ngân sách
nhà nước”3. Tuy vậy, hoạt động công nghiệp tại Việt Nam cũng không tránh khỏi
việc gây ra những tác động tiêu cực đối với môi trường, trong đó có mơi trường khơng
khí. Mặc dù cho đến nay tại Việt Nam chưa xảy ra vụ ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng
nào do khí thải cơng nghiệp gây ra, tuy nhiên theo Báo cáo hiện trạng môi trường

quốc gia giai đoạn 2011 – 2015, hoạt động sản xuất cơng nghiệp vẫn là một trong
những nguồn chính gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí nước ta4, đặc biệt là khí thải
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh – Viện Mơi trường và Tài Ngun (2007), Giáo trình ơ nhiễm
khơng khí, Đinh Xn Thắng, Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr.11.
2 Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh – Viện Mơi trường và Tài Ngun, tlđd (1), tr.12.
3 Hồng Hạnh, “Cơ cấu lại ngành công nghiệp VN 2017-2020 hướng tới tăng trưởng nhanh và bền
vững”, />n-vung/c/22424293.epi, truy cập ngày 04/6/2018.
4 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011 2015, Hà Nội, tr.111.
1


2

từ các ngành công nghiệp đặc thù như khai thác chế biến than, sản xuất thép, sản xuất
vật liệu xây dựng và nhiệt điện5 .
“Gần đây, ơ nhiễm khơng khí tại Việt Nam trở thành một vấn đề môi trường
và xã hội vơ cùng quan trọng. Ơ nhiễm khơng khí hiện đang là một trong những tác
nhân môi trường lớn nhất gây ra những nguy cơ tới sức khỏe con người. Tình trạng
ơ nhiễm khơng khí nghiêm trọng đã dấy lên mối quan tâm từ cả Chính phủ và người
dân”6 . Để ứng phó với những nguy cơ do ơ nhiễm khơng khí gây ra, trong Quyết định
số 985a/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế
hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng khơng khí đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2025. Trong kế hoạch này, nhiều mục tiêu đã được đề ra, trong đó việc tập
trung kiểm sốt tốt nguồn khí thải cơng nghiệp được xác định là một trong những
trọng tâm ưu tiên hàng đầu trong chiến lược chất lượng khơng khí trong thời gian tới.
Nhưng để thực hiện được mục tiêu kiểm sốt tốt nguồn khí thải cơng nghiệp, còn rất
nhiều vấn đề chúng ta cần phải giải quyết, đặc biệt là việc xây dựng một cơ sở pháp
lý hoàn thiện để điều chỉnh hoạt động này.
Thực tế cho thấy, việc kiểm sốt khí thải cơng nghiệp hồn tồn khác biệt và
phức tạp hơn so với kiểm sốt nước thải hay chất thải rắn. Song hiện nay nước ta vẫn

chưa có nhiều văn bản quy phạm pháp luật đặc thù, chun biệt điều chỉnh vấn đề
kiểm sốt khí thải công nghiệp. Điều này dẫn đến hoạt động kiểm sốt khí thải cơng
nghiệp ở nước ta vẫn chưa đem lại kết quả khả quan. Trong khi đó, tại Việt Nam, có
khá ít những cơng trình nghiên cứu chun sâu về khía cạnh pháp lý trong kiểm sốt
khí thải cơng nghiệp để làm cơ sở xây dựng hệ thống pháp luật Việt Nam trong lĩnh
vực này. Vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn pháp luật
về kiểm sốt khí thải cơng nghiệp để từ đó đưa ra giải pháp hồn thiện pháp luật Việt
Nam là hồn tồn thiết thực, có giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn. Đó cũng chính
là lý do tác giả quyết định chọn đề tài “Pháp luật về kiểm sốt khí thải cơng nghiệp”
làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Ở nước ngồi
Vấn đề kiểm sốt khí thải cơng nghiệp đã được đề cập đến từ lâu tại các quốc
gia có ngành cơng nghiệp phát triển sớm. Qua q trình khảo sát và tìm hiểu, tác giả
5 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013), Báo cáo môi trường quốc gia 2013 – Mơi trường khơng khí,
Hà Nội, tr.29.
6 Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) (2016), Chất lượng khơng khí Việt Nam - 2016, tr.3.


3

xin nêu ra đây ba cơng trình nghiên cứu tiêu biểu có liên quan đến vấn đề kiểm sốt
khí thải cơng nghiệp dưới góc độ pháp lý:
- Báo cáo dự án “Đánh giá hiệu quả của các chính sách và biện pháp về chất
lượng khơng khí của châu Âu” (Assessment of the effectiveness of European air
quality policies and measures) thuộc chương trình CAFE (Clean Air For Europe) của
Ủy ban châu Âu do Viện Nghiên cứu môi trường quốc gia Đan Mạch (Danish
National Environmental Research Institute) và Trung tâm Chính sách khơng khí sạch
Hoa Kỳ (The Center for Clean Air Policy) thực hiện. Báo cáo cuối cùng đã được đệ
trình lên Ủy ban Châu Âu vào tháng 12 năm 2004. Trong dự án này, bốn nghiên cứu

điển hình đã được tiếp cận và trình bày dưới dạng những báo cáo cụ thể bao gồm: (1)
Các phương hướng tiếp cận của Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ đối với vấn đề Axit
hóa, suy giảm ơxy và tầng ơ-dơn; (2) Các u cầu về tiêu chuẩn và kế hoạch chất
lượng khơng khí của Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ; (3) Cách tiếp cận của Liên minh
châu Âu và Hoa Kỳ trong vấn đề kiểm soát phát thải từ các phương tiện giao thông;
(4) Hướng tiếp cận của Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ đối với vấn đề hạt. Báo cáo đã
sử dụng những cơ sở dữ liệu thực tế thu thập được để minh chứng cho những thành
công hay thất bại trong các chính sách chất lượng khơng khí được thực hiện tại Liên
minh châu Âu qua các thời kỳ. Nhìn chung, báo cáo đã đưa ra cái nhìn tổng quát quá
trình hình thành và phát triển các nội dung trong chính sách quản lý chất lượng khơng
khí nói chung và chính sách kiểm sốt khí thải cơng nghiệp nói riêng của Liên minh
châu Âu. Bên cạnh đó báo cáo cũng đã phân tích, so sánh các hướng tiếp cận của Liên
minh châu Âu với các quốc gia khác như Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản để làm rõ những
điểm khác biệt trong các khía cạnh chính sách giữa các quốc gia. Ngồi ra, để cho
thấy những mặt thành cơng cũng như hạn chế trong chính sách về khơng khí của Liên
minh châu Âu, báo cáo đã đánh giá những chính sách này dựa trên những khía cạnh
về mặt lợi ích kinh tế so với chi phí bỏ ra, sự hài lịng của cơng chúng, mức độ bảo
vệ mơi trường và khả năng thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật để từ đó rút ra những
kinh nghiệm hữu ích. Tuy nhiên, báo cáo chỉ mới dừng lại ở việc giới thiệu, phân tích
chính sách mà ít chú trọng đi sâu vào phân tích các quy định pháp luật là cơ sở để
thực hiện các chính sách này. Chẳng hạn như báo cáo có giới thiệu q trình hình
thành các tiêu chuẩn chất lượng khơng khí làm nền tảng cho chính sách kiểm sốt ơ
nhiễm khơng khí nhưng lại khơng làm rõ ý nghĩa những giá trị giới hạn trong các tiêu
chuẩn, cơ sở khoa học để xây dựng và cách áp dụng những tiêu chuẩn này để thực thi
chính sách hiệu quả. Hoặc là báo cáo có giới thiệu chính sách liên quan đến quản lý


4

nguồn khí thải nhưng vẫn chưa phân tích cụ thể các quy định pháp luật cho các cơ

chế đăng ký, giám sát quá trình phát thải các nguồn này. Vì vậy, theo đánh giá của
tác giả, báo cáo này là một nghiên cứu về mặt chính sách chất lượng khơng khí nói
chung chứ chưa phân tích, đánh giá một cách chi tiết về mặt pháp lý các quy định về
kiểm sốt khí thải cơng nghiệp.
- Ấn phẩm “Cẩm nang về khơng khí sạch – Hướng dẫn thực tiễn về pháp luật
chất lượng khơng khí của EU” (The clean air handbook - A practical guide to EU air
quality law) là một phần của dự án "Clean Air Europe" do Life + tài trợ và là công cụ
của Liên minh châu Âu hỗ trợ các dự án môi trường. Ấn phẩm được nhóm luật mơi
trường ClientEarth thực hiện với mục đích cung cấp cho các cá nhân, nhóm hoặc các
luật sư những hướng dẫn về cách thức thực hiện quyền được làm sạch khơng khí.
Hướng dẫn này đã đưa ra một cái nhìn tổng quan về quy định pháp luật của Liên minh
châu Âu về chất lượng khơng khí và cung cấp những lời khuyên thiết thực về những
khía cạnh pháp lý của Liên minh châu Âu để những người quan tâm đến chất lượng
khơng khí có thể sử dụng thực hiện quyền của mình trong hoạt động bảo vệ chất
lượng khơng khí. Nhiều nội dung được đề cập trong ấn phẩm này như quyền tiếp cận
thông tin, quyền tham gia vào kế hoạch quản lý chất lượng khơng khí, quyền tham
gia vào hoạt động cấp giấy phép là những thông tin có giá trị để tác giả tham khảo và
thực hiện luận văn của mình. Mặc dù vậy, đa phần những nội dung trong hướng dẫn
này chỉ đề cập đến kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí nói chung chứ chưa thật sự chú trọng
đến những nội dung cụ thể về kiểm sốt khí thải cơng nghiệp.
- Nghiên cứu “Kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí Hoa Kỳ, Pháp và Ý: Mối quan hệ
giữa Trung ương và Địa phương như một yếu tố cấu trúc của chính sách” (United
States, French and Italian Air Pollution Control: Central and Local Relations as a
Structural Determinant of Policy) của tiến sĩ Patrick Del Duca công bố trên tạp chí
Loyola of Los Angeles International and Comparative Law Journal năm 1988.
Nghiên cứu này so sánh những chính sách, quy định pháp luật của Hoa Kỳ, Pháp và
Ý trong nỗ lực kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí. Nghiên cứu đã tập trung phân tích vấn
đề phân chia trách nhiệm giữa cấp trung ương và địa phương trong việc ban hành và
thực thi các chính sách kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí của từng hệ thống pháp luật.
Những nguyên nhân về chính trị, lợi ích kinh tế và xã hội được đề cập nhằm lý giải

cho quyết định thực thi các chính sách kiểm sốt ơ nhiễm. Mặc dù có đề cập đến một
số vấn đề pháp lý về kiểm soát khí thải cơng nghiệp của các nước nói trên như tiêu
chuẩn phát thải công nghiệp, giấy phép xả thải, tuy nhiên nghiên cứu này vẫn chỉ


5

phân tích dưới góc độ chung về kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí, nhiều khía cạnh pháp
lý cụ thể về kiểm sốt khí thải cơng nghiệp vẫn chưa được làm rõ.
2.2. Trong nước
Ở Việt Nam, hiện tại có khá ít cơng trình nghiên cứu chun sâu trong lĩnh
vực pháp lý về vấn đề kiểm sốt khí thải cơng nghiệp. Đa phần các nghiên cứu hiện
tại chủ yếu vẫn là trình bày những vấn đề chung về kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí hay
bảo vệ mơi trường khơng khí. Qua khảo sát, hai cơng trình nghiên cứu sau đây theo
tác giả đánh giá là có hàm lượng nội dung liên quan nhiều đến pháp luật về kiểm sốt
khí thải cơng nghiệp chính là :
- Báo cáo tổng kết “Dự án tăng cường thể chế quản lý chất lượng khơng khí
tại Việt Nam” do Bộ Tài Nguyên và Môi trường Việt Nam cùng với Cơ quan hợp tác
quốc tế Nhật Bản (JICA) thực hiện năm 2015. Trong báo cáo này, nhiều nội dung
liên quan đến pháp luật về kiểm sốt khí thải công nghiệp đã được đề cập đến. Báo
cáo đã phân tích một số bất cập về quy chuẩn kỹ thuật khí thải cơng nghiệp, đăng ký
nguồn khí thải, kiểm kê khí thải và quan trắc tự động liên tục khí thải cơng nghiệp từ
đó đưa ra những kiến nghị sửa đổi dựa trên kinh nghiệm của Nhật Bản. Có thể nói,
đây là những nội dung khá có ích cho tác giả trong việc thực hiện đề tài. Tuy nhiên,
báo cáo vẫn chưa đề cập tới nhiều nội dung trong pháp luật về kiểm sốt khí thải cơng
nghiệp như vấn đề về tổng lượng khí thải, sức chịu tải của mơi trường khơng khí,
thanh tra, giám sát hoạt động xả thải của các nguồn khí thải cơng nghiệp.
- Sách chun khảo “Pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường khơng khí”
và Luận án tiến sĩ Luật học “Pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường khơng khí ở
Việt Nam” của cùng tác giả Bùi Đức Hiển. Hai cơng trình nghiên cứu này thực chất

có nội dung gần như nhau, trong đó có phần nào đề cập đến một số vấn đề về kiểm
sốt khí thải cơng nghiệp. Tuy nhiên, tác giả Bùi Đức Hiển vẫn chỉ tiếp cận ở góc độ
pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường khơng khí, nhiều nội dung liên quan đến
các vấn đề lý luận cũng như thực trạng pháp luật về kiểm sốt khí thải cơng nghiệp
vẫn chưa được tác giả phân tích, đánh giá một cách rõ ràng.
Ngồi ra, liên quan đến vấn đề kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí và khí thải cơng
nghiệp, có một số bài viết đăng trên các tạp chí khoa học như bài viết Mấy vấn đề lý
luận về pháp luật kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường khơng khí hiện nay, Tạp chí Nhà
nước và Pháp luật số 4/2015 và bài viết Một số bất cập của Luật Bảo vệ mơi trường
về kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí ở Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số 2 (299)
– 2017 của cùng tác giả Bùi Đức Hiển. Hay bài viết Kinh nghiệm của một số nước


6

trên thế giới về kiểm sốt ơ nhiễm khí thải của các tác giả Nguyễn Thị Ngọc Ánh,
Lưu Thị Hương, Nguyễn Hải Yến đăng trên Tạp chí Mơi trường số 3/2014. Nhìn
chung, các bài viết này cũng khơng hề đi sâu phân tích những vấn đề pháp lý có liên
quan đến kiểm sốt khí thải cơng nghiệp tại Việt Nam.
Tóm lại, các cơng trình nghiên cứu hiện nay vẫn chỉ đề cập đến những vấn đề
chung về kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí mà chưa đi sâu nghiên cứu những khía cạnh
cụ thể về kiểm sốt khí thải cơng nghiệp. Vì vậy, luận văn này của tác giả có thể coi
là cơng trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam đề cập một cách có hệ thống và chuyên
sâu những nội dung về kiểm sốt khí thải cơng nghiệp dưới góc độ khoa học pháp lý.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích chính của luận văn là nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận
về kiểm sốt khí thải cơng nghiệp. Trên cơ sở lý luận này, luận văn đi đến phân tích,
đánh giá thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về kiểm sốt khí thải cơng nghiệp,
đề ra những giải pháp nhằm hồn thiện pháp luật Việt Nam về kiểm sốt khí thải cơng
nghiệp nhằm đáp ứng u cầu vừa phát triển nền công nghiệp quốc gia, vừa đảm bảo

môi trường khơng bị ơ nhiễm.
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn đặt ra những nhiệm vụ cụ thể sau:
Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận về khí thải cơng nghiệp và hoạt
động kiểm sốt khí thải cơng nghiệp để từ đó làm rõ khái niệm, đặc điểm, tác hại của
khí thải cơng nghiệp; khái niệm, đặc điểm, vai trị của hoạt động kiểm sốt khí thải
cơng nghiệp.
Thứ hai, nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển pháp luật về kiểm sốt
khí thải cơng nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam; nghiên cứu kinh nghiệm pháp luật
của một số quốc gia điển hình về kiểm sốt khí thải cơng nghiệp.
Thứ ba, phân tích thực trạng quy định pháp luật của Việt Nam về kiểm sốt
khí thải công nghiệp nhằm chỉ ra những điểm bất cập, thiếu sót để từ đó đưa ra những
kiến nghị phù hợp nhằm xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam về
kiểm sốt khí thải cơng nghiệp.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn bao gồm:
- Các quy định pháp luật về kiểm sốt khí thải cơng nghiệp trong các văn bản
pháp luật của Việt Nam và của một số quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Liên bang
Đức, Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu.


7

- Các cơng trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến kiểm sốt khí thải cơng
nghiệp về khía cạnh kỹ thuật và pháp lý trên thế giới và tại Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Với tên đề tài là “Pháp luật về kiểm sốt khí thải cơng nghiệp”, luận văn sẽ có
phạm vi nghiên cứu giới hạn ở những vấn đề sau: (1) Quy chuẩn kỹ thuật về khí thải
cơng nghiệp; (2) Phịng ngừa, dự báo nguy cơ ơ nhiễm từ khí thải cơng nghiệp; (3)
Giám sát, phát hiện vi phạm pháp luật về kiểm sốt khí thải cơng nghiệp.

Do giới hạn về dung lượng số trang nên trong phạm vi nghiên cứu của luận
văn, tác giả sẽ không đề cập đến những nội dung sau: xử lý các chủ thể vi phạm pháp
luật về kiểm sốt khí thải cơng nghiệp; kiểm sốt khí thải từ các lị đốt chất thải, từ
hoạt động giao thông vận tải và hoạt động của các làng nghề.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp khác nhau bao
gồm phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh để làm rõ
đối tượng nghiên cứu cũng như đạt được mục đích, nhiệm vụ của đề tài đã đặt ra. Tùy
từng chương và từng vấn đề mà các phương pháp được sử dụng khác nhau, cụ thể
như sau:
(1) Phương pháp phân tích
Tác giả sử dụng phương pháp này ở Chương 1 để đi sâu vào làm rõ từng khía
cạnh trong các nội dung về khái niệm, đặc điểm, tác hại của khí thải cơng nghiệp và
các nội dung về khái niệm, đặc điểm, vai trò của kiểm sốt khí thải cơng nghiệp. Bên
cạnh đó trong Chương 1, phương pháp phân tích cũng được sử dụng để làm rõ những
vấn đề pháp lý trọng tâm trong các quy định pháp luật về kiểm sốt khí thải công
nghiệp của Nhật Bản và Liên minh châu Âu.
Ở Chương 2, tác giả sử dụng phương pháp phân tích để mổ xẻ, đánh giá những
quy định pháp luật của Việt Nam về kiểm sốt khí thải cơng nghiệp theo từng vấn đề
cụ thể để từ đó chỉ ra những bất cập, thiếu soát cần phải khắc phục.
(2) Phương pháp so sánh
Phương pháp này được sử dụng ở Chương 1 để đối chiếu, chỉ ra những điểm
giống nhau và khác nhau giữa các khái niệm về khí thải cơng nghiệp và khái niệm về
kiểm sốt khí thải cơng nghiệp. Sau đó, tác giả đánh giá những điểm giống và khác
nhau này để rút ra những yếu tố hợp lý nhằm đưa tới việc đề xuất một khái niệm
chính xác và hợp lý hơn.


8


Tác giả cũng sử dụng phương pháp này ở Chương 2 để chỉ ra những điểm
tương đồng và khác biệt trong các quy định pháp luật Việt Nam khi đối chiếu với các
quy định pháp luật các nước cùng điều chỉnh vấn đề tương tự, thơng qua đó đánh giá
những điểm hạn chế của pháp luật Việt Nam so với pháp luật các nước và từ đó đưa
ra kiến nghị sửa đổi thích hợp.
(3) Phương pháp tổng hợp
Ở Chương 1, trên cơ sở sử dụng phương pháp phân tích và so sánh để làm rõ
các vấn đề trong khái niệm về khí thải cơng nghiệp và kiểm sốt khí thải công nghiệp,
tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp để đúc kết lại những khía cạnh trọng tâm và
những yếu tố hợp lý nhằm đưa ra khái niệm chính xác hơn về khí thải cơng nghiệp
và kiểm sốt khí thải cơng nghiệp.
Trong Chương 2, từ những kết quả có được khi sử dụng phương pháp phân
tích và so sánh những quy định pháp luật về kiểm sốt khí thải cơng nghiệp, tác giả
sử dụng phương pháp tổng hợp nhằm có được một cái nhìn bao quát về khung pháp
lý điều chỉnh hoạt động kiểm sốt khí thải cơng nghiệp để từ đó đưa ra những giải
pháp phù hợp nhằm hồn thiện pháp luật Việt Nam.
6. Các điểm mới, các đóng góp mới về mặt lý luận
Luận văn có những đóng góp mới cho khoa học pháp lý như sau:
Thứ nhất, luận văn phân tích, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về khí thải
cơng nghiệp và kiểm sốt khí thải công nghiệp như: khái niệm, đặc điểm, tác hại của
khí thải cơng nghiệp; khái niệm, đặc điểm, vai trị của hoạt động kiểm sốt khí thải
cơng nghiệp. Đây là những nội dung lý luận cơ bản để làm rõ những tính chất của khí
thải cơng nghiệp cũng như cho thấy được sự cần thiết của việc kiểm sốt khí thải
cơng nghiệp.
Thứ hai, luận văn đưa ra cái nhìn tổng quát quá trình hình thành và phát triển
pháp luật về kiểm sốt khí thải cơng nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam để từ đó cho
thấy được những nguyên nhân cũng như nhu cầu từ thực tiễn dẫn đến việc xây dựng
các quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề này.
Thứ ba, luận văn nghiên cứu, phân tích những quy định pháp luật về kiểm sốt
khí thải cơng nghiệp của một số quốc gia có kinh nghiệm trên thế giới về vấn đề này

để làm cơ sở cho đánh giá thực trạng quy định pháp luật Việt Nam và từ đó có những
kiến nghị giúp hồn thiện quy định pháp luật Việt Nam về kiểm sốt khí thải cơng
nghiệp.


9

Thứ tư, trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và tiếp thu những kinh
nghiệm trong pháp luật của một số quốc gia phát triển trên thế giới, luận văn đưa ra
những đánh giá về thực trạng pháp luật, đề ra những giải pháp hoàn thiện quy định
pháp luật Việt Nam về kiểm sốt khí thải cơng nghiệp một cách phù hợp nhất với tình
hình hiện tại của nước ta.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn được trình bày thành 2 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về kiểm sốt khí thải cơng nghiệp
Chương 2: Thực trạng pháp luật về kiểm sốt khí thải cơng nghiệp tại Việt
Nam và giải pháp hồn thiện


10

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM SỐT KHÍ THẢI CƠNG NGHIỆP
1.1. Tổng quan về khí thải cơng nghiệp
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của khí thải cơng nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm khí thải cơng nghiệp
Hiện nay, trên thế giới và tại Việt Nam, có khá nhiều quan điểm và cách tiếp
cận khác nhau khi đưa ra khái niệm về khí thải và khí thải cơng nghiệp (KTCN). Theo
Từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2017, “khí thải là khí độc hại

sinh ra trong q trình sản xuất và sinh hoạt”7. Theo khái niệm này, khí thải được
xác định với tính chất là chất khí, độc hại và hình thành từ hoạt động sản xuất, sinh
hoạt. Nhìn từ góc độ chung nhất, khí thải trước tiên là một chất thải. Theo Khoản 12
Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm
2014 của Quốc hội, “chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”. Như vậy, KTCN cũng có thể hiểu là vật chất
được thải ra từ hoạt động công nghiệp. Tuy nhiên, so với các chất thải khác, KTCN
có những tính chất riêng biệt.
Đã có khá nhiều khái niệm về khí thải và KTCN được nêu ra dựa trên các tính
chất vật lý của chúng. Chẳng hạn, theo PGS.TS. Đinh Xn Thắng: “Khí thải là một
hệ hai pha có chứa các hạt rắn hay lỏng lơ lửng (còn gọi là sol khí) được chia làm
ba nhóm: bụi (với các hạt rắn từ 5 - 50µm), khói (với các hạt rắn từ 0.1 - 5 µm) và
sương mù (có chứa các hạt lỏng – giọt lỏng từ 0.3 - 5µm)”8 . Ta có thể thấy rằng, khái
niệm này đã xác định khí thải chủ yếu dựa trên các loại hạt có chứa trong khí thải và
kích thước của chúng. Hoặc tại khoản 2, Điều 2 Chỉ thị số 2001/80/EC của Nghị viện
và Hội đồng châu Âu ngày 23 tháng 10 năm 2001 về việc hạn chế phát thải các chất
ô nhiễm nhất định vào khơng khí từ các nhà máy đốt lớn9, khái niệm về khí thải cũng
được tiếp cận dưới góc độ tính chất vật lý. Theo đó, “khí thải nghĩa là những dịng
khí phát thải ra ngồi có chứa chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí; lưu lượng thể tích
sẽ được thể hiện bằng mét khối trên giờ ở nhiệt độ chuẩn (273 K) và áp suất (101,3
kPa) sau khi hiệu chỉnh hàm lượng hơi nước, sau đây gọi là (Nm3/h)”. Mặc dù sử
dụng thuật ngữ “khí thải”, nhưng theo phạm vi điều chỉnh quy định tại Điều 1, chỉ thị
Hoàng Phê chủ biên (2017), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, tr.659.
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh – Viện Môi trường và Tài Nguyên (2014), Giáo trình Kỹ thuật
xử lý ơ nhiễm khơng khí, Đinh Xn Thắng, Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr.95.
9 Directive 2001/80/EC of the European Parliament and of the Council of 23 October 2001 on the
limitation of emissions of certain pollutants into the air from large combustion plants .
7
8



11

này áp dụng cho các nhà máy đốt có cơng suất nhiệt trên 50 MW, nên thuật ngữ “khí
thải” sử dụng trong văn bản này cũng tương đồng với thuật ngữ “khí thải cơng
nghiệp”.
Mặc dù hai khái niệm trên đây đã phần nào phản ánh được tính chất lý học của
KTCN, tuy nhiên chúng vẫn chưa thể hiện mối quan hệ giữa KTCN với nguồn phát
thải công nghiệp. Theo tác giả, việc xác định mối quan hệ này rất quan trọng vì đó là
cơ sở để xác định chủ thể nào có nghĩa vụ pháp lý trong việc quản lý, giảm thiểu và
xử lý KTCN. Một số khái niệm gắn liền khí thải với vị trí nơi khí thải được thải ra
mơi trường khơng khí. Như khái niệm về khí thải trong Luật Phịng ngừa và kiểm
sốt ơ nhiễm khơng khí năm 1981 của Ấn Độ10, tại Điểm j Điều 2 có nêu ra: “khí thải
có nghĩa là chất rắn, chất lỏng hay chất khí thốt ra từ bất kỳ ống khói, ống dẫn, ống
thơng hơi hoặc bất kỳ lối ra nào khác”.
Trong Luật Kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí của Nhật Bản năm 1968 sửa đổi năm
1996 11 , khi tiếp cận vấn đề này, các nhà làm luật đã sử dụng thuật ngữ “muội và
khói”. Theo Điều 2 luật này, “muội và khói là các chất được liệt kê dưới đây:
- Oxit lưu huỳnh được tạo ra do đốt nhiên liệu và các chất tương tự;
- Muội và bụi tạo ra do đốt nhiên liệu và các chất tương tự, hoặc sử dụng điện
làm nguồn phát nhiệt lượng;
- Cadmium, Clo, Hydrogen fluoride, chì cùng các chất khác được tạo ra do
đốt, tổng hợp, phân giải và các biện pháp xử lý khác (trừ các biện pháp xử lý cơ học)
và được chỉ định bởi Nội các là những chất có thể gây ảnh hưởng bất lợi đến sức
khoẻ con người hoặc mơi trường sống”.
Có thể thấy rằng, khái niệm trên của Nhật Bản đề cập đến nhiều thuộc tính của
muội và khói bao gồm: (1) Các thành phần vật chất trong muội và khói như: Oxit lưu
huỳnh, bụi, Cadmium, Clo, Hydrogen fluoride, chì…; (2) Nguồn gốc tạo ra các chất
này như: đốt nhiên liệu, tổng hợp hay phân giải các chất; (3) Tính chất gây ảnh hưởng
bất lợi đến sức khỏe và môi trường sống. Mặc dù về mặt thuật ngữ, các nhà làm luật

Nhật Bản sử dụng thuật ngữ “muội và khói” chứ khơng phải là “khí thải” hay “khí
thải cơng nghiệp”. Nhưng căn cứ vào nội dung trong Điều 1 về mục đích của đạo
luật, theo đó “một là để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và bảo vệ mơi trường sống trước
tình trạng ơ nhiễm khơng khí, bằng cách kiểm sốt lượng phát thải của muội, khói và

10
11

Parliament of India, The Air (prevention and control of pollution) act, No. 14 of 1981.
Air Pollution Control Law, Law No. 97 of 1968 as amended by Law No. 32 of 1996.


12

hạt từ hoạt động của các nhà máy và cơ sở kinh doanh…”, ta có thể hiểu rằng thuật
ngữ “muội và khói” gần như tương đồng với thuật ngữ “khí thải công nghiệp”, đều
dùng để chỉ các chất thải phát sinh từ hoạt động của các cơ sở công nghiệp thải ra
mơi trường khơng khí.
Đối với khái niệm trên của Nhật Bản, tác giả cho rằng việc đưa tính chất “gây
ảnh hưởng bất lợi đến sức khoẻ con người hoặc mơi trường sống” làm căn cứ xác
định một chất có thuộc phạm vi của khái niệm hay không là một định hướng hợp lý.
Trong khí thải phát sinh từ hoạt động cơng nghiệp có rất nhiều chất, trong đó có cả
những thành phần vô hại và những thành phần nguy hiểm cần được kiểm soát. Theo
xu thế chung trên thế giới và cả tại Việt Nam, việc kiểm soát KTCN thực chất là kiểm
sốt các thành phần có hại trong khí thải. Luật khơng khí sạch của Hoa Kỳ12 khi xem
xét các chất gây ơ nhiễm khơng khí độc hại (bao gồm cả KTCN) cũng dựa trên yếu
tố này. Đạo luật này không hề đưa ra khái niệm bao quát nào về chất gây ơ nhiễm
khơng khí độc hại mà tiếp cận trực tiếp thông qua danh sách các chất trong mục
7412(b). Tuy nhiên, theo phân đoạn (B), tiểu mục 7412(b)(3), một chất có thể được
thêm vào danh sách nếu có cơ sở hợp lý cho thấy chất đó có thể gây ra những ảnh

hưởng bất lợi cho sức khoẻ con người hoặc các tác động bất lợi đến môi trường13 .
Tại Việt Nam, một số văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường cũng
đưa ra khái niệm về KTCN. Theo QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về KTCN đối với bụi và các chất vơ cơ, “khí thải cơng nghiệp là hỗn hợp
các thành phần vật chất phát thải ra mơi trường khơng khí từ ống khói, ống thải của
các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp”. Khái niệm này có
điểm gần giống với khái niệm khí thải trong Luật phịng ngừa và kiểm sốt ơ nhiễm
khơng khí của Ấn Độ khi xác định KTCN gắn với vị trí nơi khí thải phát tán ra ngồi
đó là “từ ống khói, ống thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ
công nghiệp”.
Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về
quản lý chất thải và phế liệu đã đưa ra khái niệm KTCN mới và có phần khác hơn so
với QCVN 19:2009/BTNMT. Theo Khoản 8 Điều 3 của Nghị định số 38/2015/NĐCP, “khí thải cơng nghiệp là chất thải tồn tại ở trạng thái khí hoặc hơi phát sinh từ
hoạt động sản xuất, dịch vụ công nghiệp”. Như vậy so với khái niệm trong QCVN
12

Clean Air Act, Latest amendment by the Clean Air Act Amendments of 1990.
.gov/ fdsys/p kg/ USCODE-2 013-t it le42/ht ml/ USCODE-201 3-t it le42-chap 85
-subchapI-partA-sec7 412.ht m, truy cập ngày 04/6/2018.
13


13

19:2009/BTNMT, khái niệm trong Nghị định số 38/2015/NĐ-CP không giới hạn
KTCN phải thốt ra ngồi mơi trường khơng khí từ ống khói, ống thải. Tác giả cho
rằng việc khơng giới hạn như vậy là thích hợp vì trên thực tế khí thải phát sinh từ
hoạt động của các cơ sở công nghiệp không phải lúc nào cũng thải ra từ ống khói,
ống thải của nhà máy. KTCN có thể phát sinh từ các vị trí khác như lỗ thơng gió, bồn
chứa hóa chất, bãi chứa nguyên liệu, phế phẩm của các cơ sở công nghiệp. Việc quy

định KTCN chỉ giới hạn phát thải tại nơi ống khói, ống thải đã hạn chế việc kiểm sốt
một cách tồn diện lượng khí thải không nhỏ của nhà máy phát tán ra môi trường
khơng khí mà khơng phải từ ống khói, ống thải. Bên cạnh đó, khái niệm của Nghị
định số 38/2015/NĐ-CP cịn quy định về trạng thái “khí hoặc hơi” của KTCN. Tác
giả cho rằng, quy định về trạng thái “khí hoặc hơi” của KTCN là cần thiết, vì hoạt
động cơng nghiệp khơng chỉ thải ra mơi trường khơng khí KTCN mà cịn có thể phát
tán ra các dạng vật chất khác như nhiệt lượng, tiếng ồn, ánh sáng và phóng xạ. Yếu
tố về trạng thái khí hoặc hơi này có vai trò giúp chúng ta phân biệt được KTCN với
các thành phần khác cũng được phát thải từ cơ sở công nghiệp ra mơi trường khơng
khí. Tuy nhiên, quy định rằng “khí thải cơng nghiệp là chất thải tồn tại ở trạng thái
khí hoặc hơi” là chưa rõ ràng và đầy đủ. Trong Nghị định số 38/2015/NĐ-CP và các
văn bản pháp luật khác không đưa ra khái niệm cụ thể như thế nào là “trạng thái khí”
hoặc như thế nào là “trạng thái hơi”. Xét trên phương diện lý luận logic, điều này có
thể dẫn đến sự thiếu thống nhất khi xét đến trạng thái một số thành phần có trong
KTCN có phải là “trạng thái khí hoặc hơi” hay khơng?
Chẳng hạng như trạng thái của bụi. Theo Giáo trình kỹ thuật xử lý ơ nhiễm
khơng khí: “Bụi là các phần tử chất rắn thể rời rạc được tạo thành trong các quá
trình nghiền, ngưng kết và các phản ứng khác nhau. Dưới tác dụng của các dịng khí
hoặc khơng khí, chúng chuyển thành trạng thái lơ lửng và trong những điều kiện nhất
định, chúng tạo thành thứ vật chất mà người ta gọi là bụi”14. Còn trong QCVN
19:2009/BTNMT, “bụi là những hạt chất rắn nhỏ, thông thường là những hạt có
đường kính nhỏ hơn 75 m, tự lắng xuống do trọng lượng của chúng nhưng vẫn có
thể lơ lửng một thời gian [theo TCVN 5966:2009 (ISO 4225-1994)]”. Theo hai khái
niệm trên thì bụi trong khí thải tồn tại ở thể rắn nhưng bay lơ lửng trong khơng khí.
Ngồi bụi, nhiều kim loại như đồng, chì cũng tồn tại dưới dạng các hạt rắn bay lơ
lửng trong KTCN. Vậy trạng thái này có coi là “trạng thái khí hoặc hơi” hay khơng?
14

Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh – Viện Môi trường và Tài Nguyên, tlđd (8), tr.3.



14

Tác giả cho rằng, nên điều chỉnh lại phần nội dung “tồn tại ở trạng thái khí hoặc hơi”
trong khái niệm này thành “tồn tại ở trạng thái khí, hơi hoặc là những hạt rắn nhỏ
bay lơ lửng” nhằm đảm bảo khái quát được các trạng thái của KTCN và khơng gây
ra mâu thuẫn giữa các thuật ngữ. Ngồi ra, tác giả cho rằng cần bổ sung thêm thuộc
tính gây ảnh hưởng bất lợi đến sức khoẻ con người hoặc mơi trường sống như khái
niệm trong Luật Kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí của Nhật Bản.
Với các nhận định như trên, tác giả xin đưa ra khái niệm KTCN như sau:
KTCN là chất thải tồn tại dưới trạng thái khí, hơi hoặc những hạt rắn nhỏ bay lơ
lửng phát sinh từ hoạt động sản xuất, dịch vụ công nghiệp phát tán ra mơi trường
khơng khí và có thể gây ảnh hưởng bất lợi đến sức khoẻ con người hoặc môi trường
sống.
1.1.1.2. Đặc điểm của khí thải cơng nghiệp
KTCN là chất thải hình thành từ các hoạt động cơng nghiệp phát tán ra mơi
trường khơng khí, so với các chất thải công nghiệp khác như nước thải hay chất thải
rắn, KTCN có một vài đặc điểm đặc trưng sau đây:
- Thứ nhất, KTCN là sự pha trộn của rất nhiều chất ô nhiễm với các thành
phần, tính chất khác nhau tùy theo cơng nghệ sản xuất, các hóa chất sử dụng, thiết bị
máy móc và trình độ tay nghề của cơng nhân15 . Ngồi các chất ơ nhiễm do các q
trình đốt nhiên liệu được thải qua ống khói, mỗi ngành cơng nghiệp cịn sinh ra những
chất ơ nhiễm đặc trưng trong khí thải mà khơng thể có ngun tắc xác định chung16.
- Thứ hai, KTCN với các thành phần vật chất ở thể rắn, lỏng, khí có thể được
phân tán rất nhanh nhờ các điều kiện về khí hậu17 . Khi khí thải được thải ra mơi
trường khơng khí, dưới tác dụng của các yếu tố tại nguồn ô nhiễm (tải lượng ơ nhiễm,
nhiệt độ của khí thải, chiều cao của nguồn, đường kính của ống khói…), các yếu tố
về khí tượng thủy văn (tốc độ gió, nhiệt độ, độ ẩm khơng khí, bức xạ mặt trời…), các
yếu tố về địa hình (kích thước của các cơng trình lân cận), các chất ô nhiễm bắt đầu
chuyển động, phát tán, pha lỗng và có thể bị biến đổi về mặt hóa học18.

- Thứ ba, KTCN khi được phát tán ra môi trường khơng khí sẽ rất khó xác
định giới hạn phạm vi cũng như ranh giới vì mơi trường khơng khí không thể phân

Đại
Đại
17 Đại
18 Đại
15
16

học Quốc gia TP.
học Quốc gia TP.
học Quốc gia TP.
học Quốc gia TP.

Hồ Chí
Hồ Chí
Hồ Chí
Hồ Chí

Minh – Viện
Minh – Viện
Minh – Viện
Minh – Viện

Mơi trường và Tài Nguyên, tlđd (1),
Môi trường và Tài Nguyên, tlđd (1),
Môi trường và Tài Nguyên, tlđd (1),
Môi trường và Tài Nguyên, tlđd (1),


tr.47.
tr.44.
tr.11.
tr.30.


15

chia được ranh giới19 . Khí thải các nguồn khác nhau, các khu vực địa lý khác nhau có
thể hịa quyện lại với nhau nhờ các yếu tố khí tượng thủy văn như gió, chênh lệch áp
suất trong khơng khí và di chuyển khá xa so với vị trí ban đầu của nguồn thải. Điều
này khiến cho việc xác định nguồn đã thải ra KTCN trở nên khó khăn hơn, đặc biệt
là trong trường hợp khí thải được thải ra từ khu vực có nhiều nhà máy cơng nghiệp.
- Thứ tư, tác hại của KTCN đối với sức khỏe con người và mơi trường thường
khó nhận diện một cách rõ ràng. Mặc dù có một số chất trong khí thải nếu ở nồng độ
cao có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng rõ rệt như HF với hàm lượng 1,5 g có thể
gây tử vong trong vịng 30 phút. Tuy nhiên, bên cạnh đó có những chất khác lại ảnh
hưởng đến sức khỏe con người một cách chậm rãi, không rõ rệt. Ví dụ như tác hại
của NO2 ở nồng độ thấp thường gặp trong môi trường lao động là tương đối chậm và
khó nhận biết. Theo tài liệu nghiên cứu của Liên Xơ (cũ) ở một số vị trí thao tác nghề
nghiệp của cơng nhân nơi có nồng độ ô nhiễm NO2 nhỏ hơn 3ppm, tác hại của NO2
xảy ra sau một thời gian dài từ 3 đến 5 năm, gây bệnh mãn tính đối với hệ hơ hấp20.
1.1.2. Tác hại của khí thải cơng nghiệp
1.1.2.1. Tác hại đối với sức khỏe con người
Các thành phần trong KTCN có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người,
không chỉ đến cơ quan hơ hấp mà cịn tác động trực tiếp đến hệ thần kinh, cơ quan
tuần hồn, tiêu hóa và các giác quan của con người gây nên những tác hại không
lường trước được. Các chất phổ biến trong KTCN như SO2 , NO2, CO, bụi có thể gây
nên những tác động ở hệ thống cơ quan hô hấp như tăng tiết, gây phản ứng co thắt cơ
trơn, thủng phế nang hay viêm phế quản. Đặc biệt, một số chất còn là nguyên nhân

gây ra ung thư phổi. Các chất khác như benzen, cacbuahydro ảnh hưởng đến cơ quan
thần kinh và gây nhiễm độc thần kinh cấp tính21. CO2 có thể gây ra các triệu chứng
rối loạn thần kinh như: tai biến mạch máu, chứng mất ngôn ngữ, dễ mất thăng bằng 22.
Đối với hệ tuần hoàn, một số chất như CO, NO gây rối loạn chuyển hóa trao đổi chất
của tế bào máu, làm rối loạn quá trình trao đổi và vận chuyển chất khí, gián tiếp gây
thiểu dưỡng các tế bào, trong đó có tế bào của hệ tuần hồn23. Những người hít phải
Bùi Đức Hiển (2017), Pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường khơng khí ở Việt Nam hiện nay,
Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, tr.8.
20 Trần Ngọc Chấn (1999), Ô nhiễm khơng khí và xử lý khí thải - Tập 1 - Ơ nhiễm khơng khí và tính
tốn khuếch tán chất ô nhiễm, Nxb. Khoa học và kỹ thuật, tr.24.
21 Nguyễn Thế Chinh chủ biên (2013), Lượng giá thiệt hại kinh tế do ơ nhiễm, suy thối mơi trường,
Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, tr.42.
22 Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh – Viện Mơi trường và Tài Nguyên, tlđd (1), tr.159.
23 Nguyễn Thế Chinh, tlđd (21), tr.43.
19


16

các chất như benzen, asen, chì, bụi có thể gây rối loạn tiêu hóa, nặng hơn có thể gây
viêm ống thận cấp24. Ngồi ra, các khí trong KTCN như Clo, NH3, H2S có thể gây
viêm mắt, mũi, tai và họng một cách nghiêm trọng25 .
1.1.2.2. Tác hại đối với môi trường
Hoạt động cơng nghiệp thải ra mơi trường khơng khí nhiều chất gây ra hiệu
ứng nhà kính như: CO2, CH4, N2O, cloroflorocacbon - CFC, ô-dôn. Những chất này
làm gia tăng lượng bức xạ từ năng lượng Mặt Trời hấp thụ vào bầu khí quyển, gây
mất cân bằng và dẫn đến sự tăng cao nhiệt độ khí quyển Trái Đất gọi là “hiệu ứng
nhà kính” (greenhouse efect) 26. Nhiệt độ bề mặt Trái Đất nóng dần lên là một trong
những nguyên nhân sâu xa của vấn đề biến đổi khí hậu và dẫn đến việc biến đổi nhiệt
độ bề mặt Trái Đất, nước biển dâng, các hiện tượng khí hậu cực đoan và thiên tai sẽ

tăng lên đáng kể về số lượng và cường độ. Việt Nam được đánh giá là một trong
những quốc gia chịu tác động nhiều nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng27 .
Bên cạnh đó, các khí oxit của sulfua và nitơ trong KTCN có thể gây ra hiện
tượng mưa axit làm cây bị cháy, mầm khô chết, khả năng quang hợp của cây giảm28.
Các chất trong KTCN cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của
các loài thực vật, giảm quá trình sinh trưởng của cây, phá hoại tế bào lá và gây tổn
thương nhiều loại cây29. Từ đó ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng.
1.1.2.3. Tác hại đối với nền kinh tế
Những chất gây ô nhiễm trong KTCN như SO2, HF, các hơi, bụi từ công
nghiệp luyện đồng, chì, kẽm, nhơm, v.v. ngay cả khi nồng độ của chúng cịn thấp
cũng làm chậm q trình sinh trưởng của thực vật, nồng độ cao làm vàng lá, làm hoa
quả bị lép, bị nứt và mức độ cao hơn thì lá cây cũng như hoa quả đều bị rụng, bị
chết30 . KTCN cũng gây ra tác hại đối với cơ thể vật ni một cách nghiêm trọng,
thậm chí ở mức độ cao hơn so với con người vì vật ni nhạy cảm hơn với các chất
độc31 . Với những tác động tiêu cực đó, KTCN trực tiếp làm giảm năng suất hoạt động
nông nghiệp.

Nguyễn Thế Chinh, tlđd (21), tr.43.
Nguyễn Thế Chinh, tlđd (21), tr.44.
26 Trần Ngọc Chấn, tlđd (20), tr.37.
27 Bộ Tài nguyên và Môi trường, tlđd (5), tr.87.
28 Nguyễn Trung Thành, Phan Phước Tồn (2015), Hóa mơi trường đại cương, Nxb. Chính trị quốc
gia, tr.44.
29 Bộ Tài nguyên và Môi trường, tlđd (5), tr.86.
30 Nguyễn Thế Chinh, tlđd (21), tr.47.
31 Nguyễn Thế Chinh, tlđd (21), tr.47.
24
25



17

Khơng chỉ có thế, một số chất trong KTCN làm vật liệu, kết cấu cũng như đồ
dùng và các thiết bị chính bị hư hỏng. Ngồi ra, ơ nhiễm KTCN cũng làm tổn hại nền
kinh tế vì các chi phí rất lớn hằng năm cần bỏ ra để xử lý ô nhiễm và chữa trị bệnh
tật. Nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy tính đến năm 2010, châu
Âu đã thiệt hại 1.600 tỷ USD mỗi năm vì ơ nhiễm khơng khí. Tại Mỹ, Washington
Post trích một nghiên cứu của Paulina Jaramillo – Giáo sư Đại học Carnegie Mellon
cho thấy ơ nhiễm khơng khí gây ra bởi các hoạt động sản xuất năng lượng tại Mỹ gây
thiệt hại ít nhất 131 tỷ USD năm 2011. Con số này tương đương 10% GDP Liên minh
châu Âu (EU) năm 2013 32.
1.2. Tổng quan về kiểm sốt khí thải cơng nghiệp
1.2.1. Khái niệm kiểm sốt khí thải cơng nghiệp
Có khá nhiều khái niệm về kiểm soát từ nhiều quan điểm khác nhau. Theo Từ
điển Tiếng Việt, nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2017, kiểm soát được định nghĩa là “xem
xét để phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định”33. Theo quan điểm này, kiểm
soát là hoạt động nhằm phát hiện và ngăn ngừa sự sai phạm dựa trên các quy định.
Còn theo GS.TS. Nguyễn Quang Quynh, “kiểm soát được hiểu là tổng hợp những
phương sách để nắm lấy và điều hành đối tượng hoặc khách thể quản lý”34.
Henry Fayol là một trong những người đầu tiên đề cập đến khái niệm kiểm
sốt trong quản trị. Theo ơng “kiểm sốt được hiểu là một q trình theo dõi các hoạt
động được thực hiện để so sánh với các tiêu chuẩn, kế hoạch đã đề ra, từ đó tìm ra
những sai sót để điều chỉnh và ngăn ngừa việc lặp lại những sai sót này”35 . Theo
cách hiểu của khái niệm này, kiểm soát dựa trên các tiêu chuẩn, kế hoạch đã được đề
ra để xem xét các hoạt động có sai sót khơng nhằm điều chỉnh kịp thời và hạn chế lặp
lại sai phạm.
Trong luận án tiến sĩ của mình, tác giả Bùi Đức Hiển cho rằng, “kiểm soát là
việc theo dõi, kiểm tra, giám sát nhằm nắm được sự việc đang diễn tiến thế nào, dự
báo diễn tiến đến đâu, có đi đúng hướng khơng để phịng ngừa, ngăn chặn, xử lý, uốn


Hà Thu, “Các nước thiệt hại hàng trăm tỷ USD vì ơ nhiễm mơi trường”, xpress
.net/tin-tuc/quoc-te/cac-nuoc-thiet-hai-hang-tram-ty-usd-vi-o-nhiem-moi-truong-3393425.ht ml, truy cập ngày
04/6/2018.
33 Hoàng Phê, tlđd (7), tr.689.
34 Nguyễn Quang Quynh (2005), Lý thuyết kiểm toán, Nxb. Tài chính, tr.12.
35 Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh (2016), Giáo trình quản trị học căn bản, Trần
Đăng Thịnh, Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr.131.
32


18

nắn, điều chỉnh đưa vào trật tự, làm đúng, tốt và có hiệu quả hơn”36. Theo khái niệm
này, kiểm sốt không chỉ là theo dõi, kiểm tra, phát hiện, xử lý sai phạm mà còn cả
hoạt động dự báo. Khái niệm này phù hợp với các khái niệm hiện đại về kiểm soát.
Các khái niệm cũ trước kia cho rằng kiểm soát chỉ được sử dụng khi phát hiện ra lỗi
cịn các khái niệm hiện đại thì cho rằng kiểm sốt cịn là một hành động dự báo 37. Tác
giả hoàn toàn đồng ý với quan điểm hiện đại này.
Từ những khái niệm về kiểm soát nêu trên, tác giả cho rằng kiểm sốt là một
q trình gồm nhiều hoạt động trong các giai đoạn khác nhau. Trước khi bắt đầu thực
hiện cơng việc, kiểm sốt là việc dự báo, phịng ngừa những sai sót có thể xảy ra. Khi
đã bắt tay vào thực hiện, kiểm sốt chính là theo dõi, kiểm tra, giám sát các hoạt động
đang diễn ra nhằm phát hiện ra sai sót. Khi có sai phạm, hoạt động kiểm soát sẽ đề ra
biện pháp ngặn chặn, xử lý sai phạm và có thể kèm theo giải pháp khắc phục sự cố
do sai phạm gây ra. Để đạt được hiệu quả cao trong kiểm sốt, q trình này phải dựa
trên cơ sở định hướng nhất định, đó là các kế hoạch, tiêu chuẩn đã được xây dựng
trước đó.
Với nhận định trên, tác giả cho rằng khái niệm kiểm sốt có thể hiểu như sau:
Kiểm sốt là q trình phịng ngừa, dự báo, theo dõi, kiểm tra, giám sát các hoạt
động đang diễn ra có đúng với những kế hoạch, tiêu chuẩn đã đề ra hay không để từ

đó kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các sai phạm đồng thời khắc phục các sự
cố xảy ra nhằm đem lại kết quả tốt nhất.
Dựa trên những trình bày khái niệm về KTCN và khái niệm về kiểm soát trên
đây, tác giả xin được đưa ra khái niệm về kiểm soát KTCN như sau: Kiểm soát KTCN
là q trình bao gồm việc phịng ngừa, dự báo nguy cơ ô nhiễm từ KTCN; kiểm tra,
giám sát việc phát thải KTCN từ các cơ sở công nghiệp ra môi trường khơng khí có
đúng với các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về KTCN hay không; kịp thời phát hiện, xử
lý các chủ thể vi phạm đồng thời đề ra giải pháp cần thiết để khắc phục ô nhiễm do
KTCN gây ra.
1.2.2. Đặc điểm của kiểm sốt khí thải cơng nghiệp
KTCN có thể gây ra ơ nhiễm mơi trường khơng khí, vì vậy hoạt động kiểm
sốt KTCN cũng là một phần của việc kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí. Tuy nhiên, với

36 Bùi Đức Hiển (2016), Pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường khơng khí ở Việt Nam, Luận án
tiến sĩ Luật học, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam - Học viện khoa học xã hội, tr.36.
37 “Control (management)”, truy cập ngày 04/6
/2018.


19

những đặc tính riêng biệt của KTCN, hoạt động kiểm sốt KTCN cũng có những đặc
điểm đặc trưng sau đây:
- Thứ nhất, kiểm sốt KTCN là một q trình bao gồm nhiều hoạt động trong
các giai đoạn khác nhau với sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau. Các hoạt động
đó bao gồm việc dự báo, phịng ngừa những nguy cơ do lượng khí thải phát tán quá
mức gây ô nhiễm khi chưa đi vào hoạt động; việc kiểm tra, giám sát khi đã bắt đầu
vận hành các cơ sở công nghiệp; việc phát hiện và xử lý các cơ sở vi phạm và đưa ra
biện pháp khắc phục tình trạng ơ nhiễm do KTCN gây ra. Ngồi ra, việc kiểm sốt
KTCN cần có sự tham gia của nhiều chủ thể bao gồm chủ nguồn thải, cơ quan quản

lý nhà nước có thẩm quyền và cả cộng đồng dân cư có lợi ích bị ảnh hưởng từ KTCN.
- Thứ hai, cũng như kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường khơng khí38, q trình kiểm
sốt KTCN ln chú trọng vào việc kiểm sốt tại nguồn thải. Vì KTCN có tính khếch
tán rộng nếu gặp điều kiện khí hậu thích hợp nên rất khó xác định được nguồn phát
tán khí thải, phạm vi phát tán của khí thải. Do đó, kiểm sốt tại nguồn thải là giải
pháp hiệu quả nhất.
- Thứ ba, kiểm sốt KTCN cần có sự hỗ trợ của cơng nghệ, kỹ thuật hiện đại
để mang lại hiệu quả. Như đã biết, KTCN đi vào bầu khơng khí với nhiều thành phần
vật chất có hại mà mắt thường con người khơng thể tự nhận biết được39. Vì vậy, để
kiểm sốt hiệu quả KTCN, nhiều quốc gia trên thế giới luôn coi trọng ứng dụng thiết
bị công nghệ hiện đại.
1.2.3. Vai trị của kiểm sốt khí thải cơng nghiệp
Với mục đích hạn chế tác hại mà KTCN có thể gây ra cho đời sống con người
và môi trường, hoạt động kiểm sốt KTCN có những vai trị chính sau:
- Thứ nhất, kiểm sốt KTCN là một trong những chính sách góp phần quan
trọng trong hoạt động kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường khơng khí và bảo vệ sức khỏe
con người trước tác hại của ơ nhiễm khơng khí
Theo cơng bố năm 2016 của WHO, hơn 80% dân số thành thị trên tồn cầu
đang hít thở bầu khơng khí kém trong lành và điều này đang làm gia tăng nguy cơ
mắc các loại bệnh ở người dân (tỷ lệ này là 98% các thành phố có mức thu nhập thấp
và trung bình, trong khi đó, tại các thành phố có mức thu nhập cao, tỷ lệ này là 56%)40.

Bùi Đức Hiển, tlđd (19), tr.21.
Bùi Đức Hiển, tlđd (36), tr.39.
40 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2016 – Môi trường
đô thị, Hà Nội, tr. 107.
38
39



×