Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (761.77 KB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

HỒNG THỊ VUI

PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
THÔNG THƯỜNG Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH- 2008


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

HỒNG THỊ VUI

PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
THÔNG THƯỜNG Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số
: 60.38.50

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS PHẠM HỮU NGHỊ


TP. HỒ CHÍ MINH - 2008


3

LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nêu trong Luận văn này là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.
Những quan điểm trong Luận văn là ý kiến của tôi, không thể hiện hay
truyền tải ý kiến của bất cứ ai. Tác giả xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về
những ý kiến, đề xuất khoa học của mình.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Hồng Thị Vui


4

LỜI CẢM ƠN

Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS. Phạm
Hữu Nghị - Nghiên cứu viên Viện Nhà nước và Pháp luật, người đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ để tơi hồn thành Luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ, giúp đỡ của các thầy cô
giáo Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh và bạn bè đồng nghiệp.
Cám ơn những ý kiến đóng góp quý báu của các chuyên gia, sự cổ vũ khuyến
khích của đồng nghiệp và bạn bè!



5

QUY ƯỚC VIẾT TẮT

- Chất thải rắn

: CTR

- Chất thải rắn thông thường

: CTRTT

- Đánh giá tác động môi trường

: ĐTM

- Luật Bảo vệ Môi trường năm 1993

: Luật BVMT 1993

- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005

: Luật BVMT 2005

- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2007 của Chính
phủ
Về quản lý chất thải rắn


: Nghị định số 59/2007/NĐ-CP


6

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài………………………………………………………
2.Tình hình nghiên cứu của đề tài………………………………………………
3.Phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu …………………………………
4.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu…………………………………...
5.Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài………………………………………………..
6. Kết cấu của luận văn…………………………………………………………
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT THẢI RẮN
THÔNG THƯỜNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
THÔNG THƯỜNG ………………………………………………………..
1.1 Các khái niệm: Chất thải, chất thải rắn thông thường ………………..
1.1.1 Khái niệm chất thải………………………………………………………
1.1.2 Khái niệm chất thải rắn thơng thường……………………………………
1.2 Tình hình chất thải rắn thông thường; thực trạng quản lý chất thải
rắn thông thường và nhu cầu tăng cường quản lý chất thải rắn thơng
thường ………………………………………………………………………
1.2.1 Tình hình chất thải rắn thơng thường……………………………………
1.2.2 Thực trạng quản lý chất thải rắn thông thường…………………………..
1.2.3 Nhu cầu tăng cường quản lý chất thải rắn thông thường………………
1.3 Quan niệm pháp luật về quản lý chất thải và về quản lý chất thải rắn
thông thường ………………………………………………………………….
1.3.1 Quan niệm pháp luật về quản lý chất thải ………………………………..
1.3.2 Quan niệm pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường……………..
1.3.3 Mô hình pháp luật về quản lý chất thải rắn thơng thường…………….

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TRẠNG THỰC
HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN THÔNG
THƯỜNG ……….............................................................................................
2.1 Thực trạng pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường …………
2.1.l Các quy định về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực
quản lý chất thải rắn thông thường …………………………………………….
2.1.2 Các quy định về đánh giá tác động môi trường liên quan đến chất thải
rắn thông thường ………………………………………………………………
2.1.3 Các quy định về kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật liên quan
đến quản lý chất thải rắn thông thường………………………………………..
2.1.4 Các quy định về trách nhiệm pháp lý của chủ thể vi phạm pháp luật
quản lý chất thải ……………………………………………………………….
2.2 Thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường
2.2.1 Những kết quả đạt được ………………………………………………….
2.2.2 Những thiếu sót, hạn chế và bất cập ……………………………………..

1
1
2
2
3
3
3

5
5
5
9

11

11
19
23
26
26
27
28

34
34
34
45
46
48
49
49
59


7

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN CƠ CHẾ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN THƠNG THƯỜNG ......... ……………………………..
3.1 Giải pháp hồn thiện pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường
3.1.1 Cần có quy định xác định thứ tự ưu tiên của hoạt động quản lý chất thải..
3.1.2 Cần chuẩn hóa một số khái niệm (định nghĩa)…………………………...
3.1.3 Sửa đổi khoản 1 Điều 20 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP…………………
3.1.4 Xác lập hệ thống quy chuẩn quản lý chất thải rắn thông thường………...
3.1.5 Ban hành Luật Tái chế chất thải…………………………………………

3.1.6 Ban hành Luật Thuế bảo vệ mơi trường………………………………….
3.1.7 Hồn thiện các quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường và quản lý chất thải rắn thông thường………………………….
3.2 Giải pháp hoàn thiện cơ chế thực hiện pháp luật về quản lý chất thải
rắn thông thường ……………………………………………………………
3.2.1 Tăng cường các biện pháp phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn thông
thường ………………………………………………………………………….
3.2.2 Tăng cường đầu tư cho hoạt động quản lý chất thải rắn thông thường ….
3.2.3 Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về chất thải rắn thơng thường……..
3.2.4 Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải
rắn thông thường …………………………………………………………….
3.2.5 Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong quản lý chất thải….
KẾT LUẬN …………………………………………………………………..
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

69
69
69
69
70
70
70
71
72
72
72
74
75
76
77

79


8

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Mơi trường hiện đang là vấn đề nóng bỏng của mọi quốc gia trên thế
giới, dù đó là quốc gia phát triển hay quốc gia đang phát triển. Sự ơ nhiễm,
suy thối và sự cố môi trường diễn ra ngày càng ở mức độ cao đang đặt con
người trước những sự trả thù ghê gớm của thiên nhiên. Nguy cơ môi trường
đặc biệt nóng bỏng ở các quốc gia đang phát triển, nơi nhu cầu cuộc sống của
con người và nhu cầu phát triển của xã hội xung đột mạnh mẽ với sự cần thiết
phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Vì thế, nhiều hội nghị trên
thế giới bàn thảo về bảo vệ môi trường, nhiều công ước quốc tế về bảo vệ môi
trường đã ra đời đưa ra yêu cầu bảo vệ môi trường, coi việc bảo vệ môi
trường là một trong điều kiện nền tảng của sự phát triển bền vững.
Việt Nam đứng trong hàng ngũ của các quốc gia đang phát triển và
cũng phải đối đầu với các vấn đề về môi trường. Bảo vệ môi trường để phát
triển bền vững là yêu cầu mang tính bức thiết ở nước ta. Nhận thức đúng về
vấn đề này, Đảng và Nhà nước ta đã coi bảo vệ môi trường là một trong
những chính sách quan trọng.
Đảng và Nhà nước ta xác định, đến 2020, phấn đấu đưa Việt Nam trở
thành nước cơng nghiệp. Từ những định hướng đó, dự kiến kế hoạch trong
những năm tới, tăng trưởng kinh tế phải duy trì ở mức cao làm cho đất nước
chủ động hội nhập mạnh mẽ với kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên nhịp
độ phát triển cao, dân số tăng nhanh sẽ kéo theo một lượng lớn tài nguyên
thiên nhiên được khai thác và chất thải từ sản xuất, sinh hoạt ngày càng tăng.

Điều đó cho thấy, muốn phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân
phải có khoa học và cơng nghệ tiên tiến. Song cũng phải đặc biệt quan tâm
công tác kế hoạch hóa dân số và bảo vệ mơi trường. Sự kết hợp hai mục tiêu
này là đòi hỏi tất yếu khách quan của sự phát triển đất nước.
Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây, chất thải phát sinh ngày càng
nhiều, trong đó lượng chất thải rắn thơng thường chiếm một tỷ lệ lớn, dẫn đến
ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhân dân. Có nhiều nguyên
nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng có ngun nhân rất quan trọng là các văn


9

bản về quản lý chất thải nói chung và về chất thải rắn thơng thường nói riêng
cịn bất cập, chưa đầy đủ, chưa sát với điều kiện thực tế; việc áp dụng hiệu
quả các công cụ kinh tế trong quản lý chất thải chưa được quan tâm đúng
mức. Bên cạnh đó, việc thực hiện, giám sát thực hiện các quy định về quản lý
chất thải và chất thải rắn thông thường cịn hạn chế; đầu tư cho cơng tác quản
lý cịn chưa đáp ứng với nhiệm vụ đặt ra. Vì vậy, hoàn thiện pháp luật về
quản lý chất thải rắn thơng thường ở Việt Nam hiện nay là địi hỏi cấp thiết
góp phần bảo đảm phát triển bền vững. Đây chính là lý do để tơi chọn đề tài:
“Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường ở Việt Nam” làm luận văn
thạc sĩ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài

Chất thải tồn tại tất yếu trong q trình tồn tại, phát triển của xã hội lồi
người, trong đó chất thải rắn thơng thường chiếm một khối lượng khá lớn
trong tổng hợp khối lượng về chất thải. Vì thế, quản lý chất thải rắn thơng
thường trở thành yêu cầu tất yếu đối với mọi quốc gia. Để quản lý chất thải,
các quốc gia trên thế giới đã sử dụng nhiều cơng cụ quản lý khác nhau, trong
đó pháp luật là công cụ quản lý hữu hiệu nhất mà mọi quốc gia cũng như Việt

Nam phải sử dụng.
Đã có nhiều bài viết, đề tài về quản lý chất thải, chất thải rắn, hoặc đề
cập đến những vấn đề liên quan đến quản lý chất thải, chất thải rắn. Nhưng
chưa có bài viết nào đề cập riêng biệt, chuyên sâu đến việc quản lý chất thải
rắn thơng thường. Vì vậy, qua đề tài “Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông
thường ở Việt Nam”, tôi muốn đưa ra một vài kiến nghị góp phần nhỏ bé của
mình vào việc hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải ở Việt Nam.
3. Phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu:
Chất thải là một khái niệm rộng, vì vậy pháp luật về quản lý chất thải là
lĩnh vực quản lý rất phức tạp, trong Luận văn này không thể nghiên cứu tất cả
các loại chất thải; cũng khơng thể nghiên cứu các vấn đề có tính chất chun
sâu nghiệp vụ như cơng nghệ, thiết bị quản lý đối với từng loại chất thải, mà
nội dung của Luận văn chỉ đi vào nghiên cứu khía cạnh pháp lý trong hoạt
động quản lý chất thải rắn thông thường ở Việt Nam.


10

- Mục đích nghiên cứu:
Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về quản lý
chất thải rắn thơng thường. Từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật
về quản lý chất thải rắn thông thường ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu khái niệm chất thải, chất thải rắn, và
chất thải rắn thơng thường; Tình hình chất thải rắn thơng thường ở nước ta;
nhu cầu quản lý, mơ hình pháp luật về quản lý chất thải rắn thơng thường;
Phân tích những quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn thơng thường,
trên cơ sở đó chỉ ra những ưu, nhược điểm của việc quản lý chất thải rắn

thông thường hiện hành, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật
và hoàn thiện cơ chế thực hiện pháp luật về quản lý chất thải rắn thông
thường ở nước ta.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Đề tài được viết trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lê
Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và dựa trên quan điểm của Đảng, Nhà nước là bảo
vệ môi trường bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững;
- Để giải quyết các vấn đề do đề tài đặt ra, người viết luận văn sử dụng
phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương
pháp so sánh…
5. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài

Các kết quả nghiên cứu của Luận văn này có thể được sử dụng làm tài
liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về Luật học; Một số kiến
nghị của đề tài có giá trị tham khảo đối với các cơ quan xây dựng và tổ chức
thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về quản lý chất thải nói
chung và pháp luật về quản lý chất thải rắn thơng thường nói riêng.
6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo,
Luận văn gồm 3 chương:


11

Chương 1: Những vấn đề chung về chất thải rắn thông thường và pháp luật
về quản lý chất thải rắn thông thường.
Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực trạng thực hiện pháp luật về quản
lý chất thải rắn thông thường.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và giải pháp hoàn thiện cơ chế
thực hiện pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường .


12

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG
VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG
1.1.

Các khái niệm: Chất thải, chất thải rắn thông thường

1.1.1. Khái niệm chất thải

Trong giai đoạn hiện nay, phát triển kinh tế phải đi đơi với giữ gìn sự
lành mạnh về xã hội và sự trong sạch về môi trường. Bảo vệ môi trường đã
trở thành một vấn đề trọng yếu của toàn cầu và đang được nhiều quốc gia trên
thế giới đặt thành quốc sách. Bảo vệ môi trường gắn liền với phát triển bền
vững trở thành một nội dung quan trọng của các chiến lược và kế hoạch phát
triển nền kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nếu khơng đặt trúng vị trí của bảo
vệ mơi trường thì khơng thể đạt được mục tiêu phát triển và từng bước nâng
cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, nhất là đối với những nước đang tiến
hành công nghiệp hố hiện đại hóa như nước ta1.
Theo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đến năm 2020, Việt Nam
trở thành một nước công nghiệp. Do vậy, chúng ta đang ở thời kỳ đẩy mạnh
cơng nghiệp hố - hiện đại hoá, với tốc độ phát triển kinh tế tương đối nhanh;
đời sống xã hội ngày càng nâng cao, chất thải, trong đó có chất thải rắn thơng
thường ngày càng gia tăng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và
sức khoẻ con người. Vì vậy việc quản lý chất thải nói chung và quản lý chất

thải rắn thơng thường nói riêng ln là u cầu cấp bách.
Vậy chất thải, chất thải rắn và chất thải rắn thông thường là gì, đó là nội
dung cần phải xác định rõ. Bởi việc xác định một vật chất có phải là chất thải
hay không, và thuộc loại chất thải nào là cơ sở quan trọng để xác định biện
pháp, trách nhiệm quản lý và hậu quả pháp lý của các chủ thể khi khơng tn
thủ trách nhiệm của mình.
Dưới giác độ ngữ nghĩa, chất thải được hiểu là những “chất” không còn
sử dụng được nữa, bị con người “thải” ra trong các hoạt động khác nhau. Chất
thải được sản sinh trong các hoạt động khác nhau của con người thì được gọi
1
Nguyễn Phú Trọng, Bảo vệ môi trường gắn với phát triển bền vững là một trong các nhiệm vụ trọng tâm
của thời kỳ cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Hội nghị Mơi trường tịan quốc năm 1998, Tài liệu Hội
nghị.


13

với những thuật ngữ khác nhau như: chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt và
sản xuất được gọi là rác thải; chất thải phát sinh sau khi sử dụng nguyên liệu
trong quá trình sản xuất được gọi là phế liệu; Chất thải phát sinh sau quá trình
sử dụng nước được gọi là nước thải…2.
Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học định nghĩa “chất thải là rác
và những đồ vật bị bỏ đi nói chung”. Theo cách hiểu của khái niệm này, chất
thải bao gồm rác là những thứ vụn vặt bị vất bỏ vương vãi, làm bẩn và đồ vật
khơng có giá, khơng có tác dụng nên không được giữ lại3.
Từ điển môi trường Anh-Việt và Việt-Anh định nghĩa “chất thải
(waste) là bất kỳ chất gì, rắn, lỏng hoặc khí mà cơ thể hoặc hệ thống sinh ra
nó khơng cịn sử dụng được nữa và cần có biện pháp thải bỏ”4.
Khái niệm chất thải trong pháp luật quốc tế về môi trường, được Công
ước Basel 1989 về kiểm soát, vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy

hiểm và xử lý chúng, Điều 2 khoản 1: Chất thải là các chất hoặc các đồ vật mà
người ta tiêu hủy, có ý định tiêu hủy hoặc phải tiêu hủy theo quy định của
pháp luật quốc gia. Theo đó, yếu tố quyết định để xác định một vật chất hoặc
đồ vật có phải là chất thải hay khơng phụ thuộc vào việc vật chất hoặc đồ vật
đó có bị chủ sở hữu “tiêu huỷ, có ý định tiêu huỷ” hay không5.
Theo Cục Bảo vệ môi trường Thụy Điển, chất thải là các nguyên liệu,
vật liệu thô, thành phẩm, bán thành phẩm, sản phẩm phụ và các chất xúc tác
hoặc các chất hóa học bổ sung khác đã bị bẩn hoặc đã bị phân hủy hoặc
không thể sử dụng được theo mục đích ban đầu hay một mục đích tương tự
nữa, hoặc người sử dụng vì một lý do nào đó muốn loại bỏ6.
Điều 2 khoản 2 của Luật BVMT 1993 định nghĩa: Chất thải là chất
được loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hoặc trong các hoạt động
khác - chất thải có thể ở dạng khí, lỏng, rắn hoặc các dạng khác.

2

Nguyễn Văn Phương (2006), Một số vấn đề về khái niệm chất thải, tạp chí Luật học số 10/2006.
Nguyễn Văn Phương, tlđd 2.
4
Nguyễn Văn Phương, tlđd 2.
5
Nguyễn Văn Phương, 2007, Pháp luật môi trường về hoạt động nhập khẩu phế liệu ở Việt Nam, Luận văn
Tiến sĩ Luật học.
6
PGS.TS. Nguyễn Đức Khiển (2003), Quản lý chất thải nguy hại, Nxb Xây dựng.
3


14


Theo Điều 3 khoản 10 Luật BVMT 2005, thì “chất thải là vật chất ở thể
rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc
hoạt động khác”.
Từ những định nghĩa nêu trên, cho thấy:
- Trước hết, chất thải là vật chất, có thể tồn tại dưới những dạng rắn,
lỏng, khí hoặc các dạng khác. Các yếu tố phi vật chất không thể là chất thải;
- Thứ hai, chất thải được hiểu là các vật chất mà con người thải ra từ
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
Quan niệm về chất thải cịn được xem xét trên khía cạnh kinh tế. Theo
quan điểm chung thì chất thải có thể hiểu là chất có thể gây ơ nhiễm mơi
trường; làm cho mơi trường suy thối, hoặc gây ra sự cố mơi trường. Nguồn
gốc phát sinh ra chất thải là những gì mà chủ sở hữu chúng hiện tại không sử
dụng và thải bỏ. Tuy nhiên, việc chủ sở hữu hiện tại khơng muốn sử dụng và
thải bỏ có thể vì nhiều lý do khác nhau như cơng nghệ, sở thích, nhu cầu.v.v..
Việc thải bỏ bao gồm từ thu gom, xử lý cho đến chơn lấp an tồn chất thải đều
có ý nghĩa là cá nhân hay xã hội phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định. Việc
ít thải bỏ chất thải cũng có nghĩa là nguyên vật liệu, năng lượng … được sử
dụng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trong điều kiện ngày càng khan hiếm tài
nguyên thiên nhiên, giá cả ngun nhiên vật liệu ngày càng cao thì lợi ích
kinh tế của việc phòng ngừa, giảm thiểu chất thải lại càng quan trọng. Điều đó
cũng có nghĩa đối với chất thải, để quản lý tốt không chỉ là thu gom, xử lý và
chơn lấp an tồn mà cần xem xét cả đến lợi ích của nó, và tuỳ từng loại chất
thải có thể tái sử dụng, tái chế hoặc thu hồi cho mục đích khác mà khơng phải
tốn kinh phí cho việc thải bỏ7.
Phân loại chất thải: Chất thải tồn tại trong thực tế rất đa dạng và phong
phú, phân loại chất thải có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định các phương
pháp, biện pháp quản lý cũng như trách nhiệm của các chủ thể quản lý chất
thải. Tùy thuộc vào tiêu chí khác nhau mà chất thải được phân loại khác nhau.
- Nếu căn cứ vào nguồn phát sinh, chất thải được phân thành:


7

TS. Nguyễn Danh Sơn (2005), Sử dụng chất thải trong quá tình phát triển kinh tế ở Việt Nam, Hội nghị
Mơi trường tồn quốc 2005, Tài liệu tại Hội nghị.


15

+ Chất thải sinh hoạt: là chất thải phát sinh hàng ngày ở các đô thị, làng
mạc, khu dân cư, các trung tâm dịch vụ, công viên…
+ Chất thải công nghiệp: là chất thải phát sinh từ trong quá trình sản
xuất công nghiệp và thủ công nghiệp (gồm nhiều thành phần phức tạp, đa
dạng, trong đó chủ yếu là các dạng rắn, dạng lỏng, dạng khí)
+ Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất đá, gạch ngói, bê tông vỡ,
vôi vữa, đồ gỗ, nhựa, kim loại do các hoạt động xây dựng tạo ra.
+ Chất thải nông nghiệp: là chất thải sinh ra do các hoạt động nông
nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản trước và sau thu hoạch.
+ Chất thải y tế: là chất thải phát sinh từ các hoạt động khám chữa
bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, nghiên cứu, đào tạo… của các cơ sở y tế.
- Tùy vào mức độ nguy hại, chất thải được phân thành:
+ Chất thải nguy hại: là chất thải dễ gây phản ứng, dễ cháy nổ, ăn mòn,
nhiễm khuẩn độc hại, chứa chất phóng xạ, các kim loại nặng. Các chất thải
này tiềm ẩn nhiều khả năng gây sự cố rủi ro, nhiễm độc, đe doạ sức khoẻ con
người và sự phát triển của động thực vật, đồng thời là nguồn lan truyền gây ô
nhiễm môi trường đất, nước và khơng khí.
+ Chất thải khơng nguy hại: là các chất thải không chứa các chất hoặc
các hợp chất có các tính chất nguy hại. Thường là các chất thải phát sinh
trong sinh hoạt gia đình, đơ thị….
- Dựa vào thành phần, chất thải được gọi là:
+ Chất thải vơ cơ: là các chất thải có nguồn gốc vơ cơ như tro, bụi, xỉ,

vật liệu xây dựng như gạch, vữa, thuỷ tinh, gồm sứ, một số loại phân bón, đồ
dùng thải bỏ gia đình.
+ Chất thải hữu cơ: là các chất thải có nguồn gốc hữu cơ như thực
phẩm thừa, các loại cây, lá cây, rau, xác động vật, chất thải từ lị giết mổ, chăn
ni...
- Dựa vào trạng thái tồn tại của chất thải có:


16

+ Chất thải trạng thái rắn: gồm chất thải sinh hoạt, chất thải từ các cơ
sở chế tạo máy, xây dựng (kim loại, da, hoá chất sơn , nhựa, thuỷ tinh, vật liệu
xây dựng…)
+ Chất thải ở trạng thái lỏng: phân bùn từ cống rãnh, bể phốt; nước thải
từ nhà máy lọc dầu, rượu bia, nước từ nhà máy sản xuất giấy, dệt nhuộm …
+ Chất thải ở trạng thái khí: bao gồm các khí thải các động cơ đốt trong
của các máy động lực, phương tiện giao thông (ô tô, máy kéo, tàu hoả) nhà
máy nhiệt điện, sản xuất vật liệu8.
1.1.2. Khái niệm chất thải rắn thông thường

Thuật ngữ chất thải rắn thông thường được sử dụng nhiều trên thực tế
và tại một số văn bản quy phạm pháp luật. Chương VIII, mục 3 Luật BVMT
2005 và Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính
phủ Về quản lý chất thải rắn (Nghị định số 59/2007/NĐ-CP) có nhiều điều,
khoản đề cập đến đến thuật ngữ chất thải rắn thơng thường (CTRTT), nhưng
chưa có văn bản nào trực tiếp định nghĩa CTRTT . Vậy CTRTT là gì, theo tôi:
Thứ nhất, chất thải rắn thông thường trước hết phải là chất thải rắn.
Điều 3 khoản 2- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP định nghĩa: Chất thải
rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn gồm chất thải rắn nguy

hại và chất thải rắn thông thường.
Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy,
dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác, đó
là quy định được Điều 3 khoản 11 Luật BVMT 2005 ghi nhận. Theo Điều 3
khoản 3 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP thì “Chất thải rắn nguy hại là chất thải
rắn chứa các chất hoặc hợp chất có một trong những đặc tính: phóng xạ, dễ
cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm gây độc hoặc các đặc tính nguy hại
khác”. Tại Quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Danh mục chất thải rắn

8

ThS. Trần Quang Ninh (2004) Tổng luận về Công nghệ Xử lý Chất thải rắn của một số nước và ở Việt
Nam, Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia.


17

nguy hại, theo đó để nhận biết và phân loại chất thải rắn nào là chất thải rắn
nguy hại.
Thứ hai, chất thải rắn thông thường không phải là chất thải nguy hại.
Theo Điểm b mục 1 Thông tư số 39/2008/TT-BTC ngày 19/5/2008 của
Bộ Tài chính v/v hướng dẫn thi hành Nghị định số 174/2007/NĐ-CP Về phí
bảo vệ mơi trường đối với chất thải rắn, thì “Chất thải rắn khơng có tên trong
Danh mục các chất thải rắn nguy hại do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban
hành là chất thải rắn thông thường”.
Mặt khác Mục 2.3 Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 6705: 2000) Về chất
thải rắn khơng nguy hại, thì chất thải rắn không nguy hại là “Chất thải rắn
sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, không chứa hoặc chứa lượng rất nhỏ các
chất hoặc hợp chất gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người”.

Từ những viện dẫn trên ta có thể định nghĩa: Chất thải rắn thông
thường là vật chất ở thể rắn, được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác và không phải là chất thải rắn
nguy hại.
Như vậy, một chất được coi là chất thải rắn thông thường khi:
+ Là vật chất ở thể rắn;
+ Là chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc
hoạt động khác;
+ Là chất không thuộc chất thải rắn nguy hại.
Phân loại chất thải rắn thông thường:
Theo Điều 77 khoản 1 Luật BVMT 2005, chất thải rắn thơng thường
được phân thành hai nhóm chính:
+ Chất thải có thể dùng để tái chế, tái sử dụng;
+ Chất thải phải tiêu hủy hoặc chôn lấp.
Điều 20 khoản 1 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP: Chất thải rắn thông
thường từ tất cả các nguồn thải khác nhau được phân loại theo hai nhóm
chính:


18

- Nhóm các chất có thể thu hồi để tái sử dụng, tái chế: phế liệu thải ra
từ quá trình sản xuất; các thiết bị điện, điện tử dân dụng và công nghiệp; các
phương tiện giao thông; các sản phẩm phục vụ sản xuất và tiêu dùng đã hết
hạn sử dụng; bao bì bằng giấy, kim loại, thuỷ tinh, hoặc chất dẻo khác...;
- Nhóm các chất thải cần xử lý, chôn lấp: các chất thải hữu cơ (các loại
cây, lá cây, rau, thực phẩm, xác động vật,...); các sản phẩm tiêu dùng chứa các
hoá chất độc hại (pin, ắc quy, dầu mỡ bôi trơn,...); các loại chất thải rắn khác
không thể tái sử dụng.
Theo mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 6705:2000) về Chất thải rắn

không nguy hại: Dựa theo nguồn phát sinh, chất thải rắn không nguy hại được
phân thành các loại: Chất thải rắn sinh hoạt, dịch vụ; chất thải rắn xây dựng
và chất thải rắn công nghiệp.
Từ những phân tích trên có thể nhận thấy: CTRTT là chất thải ở thể
rắn, không chứa các chất hoặc hợp chất gây nguy hại nhưng nếu khơng có
biện pháp quản lý thích hợp nó sẽ gây nguy hại cho mơi trường và sức khỏe
con người; CTRTT được hình thành từ nhiều hoạt động khác nhau, nhưng chủ
yếu phát sinh từ sinh hoạt của các hộ gia đình, các khu kinh doanh dịch vụ và
những hoạt động công nghiệp. Để thấy rõ điều này chúng ta cùng tìm hiểu
tình hình CTRTT và thực trạng quản lý chúng ở nước ta hiện nay.
1.2. Tình hình chất thải rắn thơng thường; thực trạng quản lý chất thải rắn
thông thường và nhu cầu tăng cường quản lý chất thải rắn thơng thường
1.2.1. Tình hình chất thải rắn thông thường

Theo số liệu tổng hợp từ Báo cáo Diễn biến Môi trường Việt Nam năm
2004 (mỗi năm Báo cáo Diễn biến Môi trường Việt Nam tập trung mô tả các
xu thế, các thách thức và ưu tiên…về một vấn đề lớn trong lĩnh vực Môi
trường, như Báo cáo Diễn biến Môi trường Việt Nam lần thứ nhất mô tả các
xu thế môi trường chung; Báo cáo Diễn biến Môi trường Việt Nam lần thứ hai
tập trung vào các vấn đề quản lý Tài nguyên nước; Báo cáo Diễn biến Môi
trường Việt Nam năm 2004 tập trung vào vấn đề quản lý Chất thải rắn) cho
thấy thực trạng Chất thải rắn ở nước ta được thể hiện trong bảng sau đây:


19

Phát sinh chất thải sinh hoạt (tấn/năm)
+ Toàn quốc
+ Các vùng đô thị
+ Các vùng nông thôn

Chất thải nguy hại phát sinh từ các cơ sở công nghiệp
(tấn/năm)
Chất thải không nguy hại từ các cơ sở công nghiệp
(tấn/năm)
Chất thải y tế nguy hại (tấn/năm)
Chất thải nguy hại phát sinh từ nơng nghiệp (tấn/năm)
Lượng hố chất cơng nghiệp tồn lưu (tấn)
Lượng phát sinh chất thải sinh hoạt (kg/người/ngày)
+ Toàn quốc
+ Các vùng đô thị
+ Các vùng nông thôn
Thu gom chất thải (% trong tổng lượng phát sinh)
+ Các vùng đô thị
+ Các vùng nông thôn
+ Các vùng đô thị nghèo
Số lượng các cơ sở tiêu huỷ chất thải rắn
+ Bãi rác và bãi chôn lấp không hợp vệ sinh
+ Bãi chôn lấp hợp vệ sinh
Năng lực xử lý chất thải y tế nguy hại (% tổng hợp)

12.800.000
6.400.000
6.400.000
128.400
2.510.000
21.000
8.600
37.000
0,4
0,7

0,3
71%
< 20%
10-20%
74
17
50%

Từ những thông tin trên chúng ta thấy, CTR phát sinh từ nhiều nguồn
khác nhau, mỗi năm có hơn 15 triệu tấn, khoảng hơn 90% số này là chất thải
rắn khơng nguy hại cịn gọi là CTRTT. Trong đó CTRTT phát sinh từ sinh
hoạt trên tồn quốc là 12.800.000 tấn/năm (trong đó các vùng đô thị
6.400.000 tấn/năm; các vùng nông thôn 6.400.000 tấn/năm); Phát sinh từ các
cơ sở công nghiệp: 2.510.000 tấn/năm; Lượng phát sinh chất thải sinh hoạt
tính trung bình theo đầu người trên tồn quốc: 0,4kg/người/ngày; ở các vùng
đơ thị: 0,7 kg/người/ngày; Các vùng nông thôn: 0,3kg/người/ngày.
Qua những số liệu trên cũng thấy được, các đơ thị là nguồn phát sinh
chính của chất thải sinh hoạt. Các đô thị ở nước ta tuy chỉ chiếm 24% dân số
của cả nước nhưng lại phát sinh đến 6,4 triệu tấn chất thải sinh hoạt mỗi năm
(tương ứng với 50% tổng lượng chất thải sinh hoạt của cả nước). Do người


20

dân ở đơ thị có đời sống khá giả hơn, có nhiều hoạt động thương mại hơn và
đơ thị hố diễn ra với tốc độ nhanh nên lượng chất thải ở các vùng đô thị
nhiều hơn so với lượng chất thải sinh hoạt ở các vùng nông thôn, mức phát
thải của người dân nông thôn chưa bằng một nửa mức phát thải của người
dân vùng đô thị (0,3kg/người/ngày so với 0,7kg/người/ngày)9.
Thành phần của chất thải sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình, các khu

kinh doanh ở các vùng đô thị và nông thôn cũng khác nhau. Chất thải sinh
hoạt của các hộ gia đình, khu kinh doanh ở nông thôn chứa một tỷ lệ lớn các
chất hữu cơ dễ phân huỷ (chiếm 60-65%), trong khi đó, ở các vùng đơ thị,
chất thải có thành phần hữu cơ dễ phân huỷ thấp hơn chỉ chiếm khoảng 55%
trong tổng chất thải sinh hoạt, Cụ thể thành phần chất thải ở một số địa bàn:

Địa bàn

Lượng chất thải
theo đầu người
(kg/người/ngày)

% so với tổng
lượng thải

Đơ thị (tồn quốc)
TP HCM
Hà Nội
Đà Nẵng
Nơng thơn (tồn quốc)

0,7
1,3
1,0
0,9
0,3

50
9
6

2
50

% thành
phần
hữu cơ
55

60-65

(Báo cáo diễn biến mơi trường Việt Nam năm 2004 - Chất thải rắn)

Và thành phần chất thải ở Hà Nội năm 1995 và 2003 như sau :
Thành phần chất thải
Hữu cơ
Giấy, vải
Nhựa, cao su, da, gỗ, lơng(tóc),
lơng (gia cầm)
Kim loại
Thuỷ tinh
Chất trơ
Khác

Tỷ lệ % với trọng lượng chất thải rắn
năm
Năm 1995
Năm 2003
51,9
49,1
4,2

1,9
4,3
16,5
(Nhựa 15,6%)
0,9
6,0
0,5
7,2
38,0
18,4
0,2
0,4

(Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2004 - Chất thải rắn)
9

Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2004 - Chất thải rắn.


21

Qua xem xét thành phần chất thải của Hà Nội, có thể thấy cùng với sự
phát triển của nền kinh tế, sự đi lên của đời sống xã hội tất yếu dẫn đến làm
tăng tỷ lệ phát sinh chất thải và chất thải không phân huỷ được như thuỷ tinh,
kim loại, nhựa…Trong thành phần chất thải sinh hoạt khó phân hủy ở đơ thị,
thì thành phần chất nhựa chiếm một tỷ lệ lớn, do thói quen sinh hoạt của
người dân đô thị quy định10.
Người tiêu dùng Việt Nam đã quen sử dụng túi nylon để gói hàng, và
nay thì túi nylon đã trở thành nguồn gây ô nhiễm rất lớn. “Người Việt nam
đang tiêu dùng khoảng 25-35kg nhựa/người/năm và dự báo trong hai năm

nữa, khi đời sống kinh tế ngày càng khá hơn thì mức tiêu dùng sẽ đạt đến
40kg nhựa/người/năm”11. “Một chuyên gia về môi trường cho biết, mỗi ngày
Việt Nam có khoảng 800 tấn rác nhựa thải ra môi trường (số liệu được công
bố từ đầu những năm 2004). Nếu tính theo tốc độ tăng trưởng sản xuất và
thương mại hiện nay mỗi ngày có khoảng 2.500 tấn rác nhựa hoặc hơn nữa”12.
Lượng rác thải sinh hoạt tại các đô thị không ngừng tăng lên, từ số liệu
thống kê năm 2002 cho thấy lượng chất thải rắn sinh hoạt bình qn khoảng
từ 0,6- 0,9 kg/người/ngày ở các đơ thị lớn và dao động từ 0,4 - 0,5 kg/người/
ngày ở các đô thị nhỏ. Đến năm 2004, tỷ lệ đó tăng lên tới 0,9 - 1,2 kg/người/
ngày ở các thành phố lớn và 0,5- 0,65 kg/người/ ngày ở các đô thị nhỏ. Tổng
lượng rác thải phát sinh ở các đơ thị có xu hướng tăng đều, trung bình khoảng
10-16% mỗi năm13.
Ở các đơ thị lớn (Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phịng) trong
những năm qua có tốc độ gia tăng phát thải đáng kể, tới 8 - 10%/năm do
những biến động về di dân (tăng cơ học), về tốc độ đơ thị hố, cơng nghiệp
hố nhanh (mở rộng quy mô đô thị và về mức sống, mức tiêu thụ tăng đáng
kể). Nếu chú ý rằng trong nhiều năm tới (đến năm 2020), Việt Nam đẩy mạnh
công nghiệp hố hiện đại hố, sản xuất cơng nghiệp được dự tính duy trì ở
mức tăng trưởng bình qn hàng năm 12-15% và đi liền tất yếu với nó là quy
mơ và tốc độ đơ thị hố cao tương ứng thì mặc dù có những cố gắng về cải

10

Bộ Tài nguyên và Mơi trường, tlđd 9.
H.C, sẽ phải trả giá vì dùng túi nylon. />12
Tlđd 11.
13
Bộ Tài nguyên và môi trường (2006)Báo cáo hiện trạng mơi trường tồn quốc năm 2005: Phần tổng quan.
11



22

thiện về cách thức tiêu thụ có thể ước đốn rằng mức phát thải tính trên đầu
người ở Việt Nam vẫn gia tăng trên 10%/năm14.
Hiện nay, “rác vẫn là một trong những bài tốn hóc búa nhất đối với
nhà quản lý tại thành phố Hồ Chí Minh. Giám đốc sở Khoa học cơng nghệ
TP.Hồ Chí Minh, Phan Minh Tâm thừa nhận tại Hội thảo về Môi trường và
Tài nguyên diễn ra sáng 17/3/2008 tại TP.Hồ Chí Minh”15. “Bình qn mỗi
ngày thành phố Hồ Chí Minh phải tiếp nhận khoảng 6.200 tấn rác thải. Theo
tính tốn của Sở Tài ngun và Mơi trường, lượng rác tăng bình qn 10%
năm”. Lượng rác thải bình qn có thể tăng từ 0,61kg/người/ngày năm 1996
lên hơn 1kg/người/ngày năm 2010, nghĩa là tăng thêm khoảng 40% trong
vịng 15 năm, lượng rác thải đơ thị có thể lên đến 9.000 tấn/ngày16.
Tại Hà Nội, cùng với sự phát triển rất nhanh cả về số lượng và chất
lượng các đô thị, rác thải đang trở thành thách thức lớn cho mục tiêu phát
triển bền vững. Lượng rác thải sinh hoạt trên toàn thành phố Hà Nội lên đến
trên 2.000 tấn/ngày, nhưng tỷ lệ thu gom chỉ đạt 70% và tỷ lệ tái chế đạt
20%17. Theo tính tốn của các nhà chuyên môn, đến năm 2020, tổng lượng
rác thải mà 3 thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng sẽ thải ra vào khoảng
3.318.823 tấn/năm18.
- Về chất thải rắn y tế: Tính đến nay, cả nước có 1.087 bệnh viện (với
tổng số hơn 140.000 giường bệnh) và hơn 10.000 trạm y tế xã, hàng chục
ngàn phòng khám tư nhân, cơ sở nghiên cứu, đào tạo, sản xuất dược phẩm,
sinh phẩm y tế. Tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở y tế năm 2005
khoảng 300 tấn/ngày, trong đó có khoảng 250 tấn /ngày là chất thải rắn thải y
tế không nguy hại (40-50 tấn/ngày chất rắn y tế nguy hại). Ước tính đến 2010,
tổng lượng chất thải rắn y tế phát sinh là hơn 500 tấn ngày, trong đó có
khoảng 60-70 tấn/ngày chất thải rắn y tế nguy hại19.


14
15

Nguyễn Danh Sơn (2005), kinh tế và quản lý chất thải ở Việt nam, Nxb Khoa học Kỹ thuật - tr 187.
Thiên Chương, xử lý rác là bài tốn khó ởTPHCM, />
16
Ngọc Hậu, xử lý rác ở TPHCM: hồi hộp từng ngà, />17
/>18
Biến chất thải thành tiền, />19
Quỳnh Anh (2008), Xử lý rác thải bằng công nghệ vi sinh: Giải pháp tối ưu cho môi trường. Hà Nội mới
số tháng 3/2008.


23

Ơng Phạm Đức Mục - Phó vụ trưởng vụ Điều trị Bộ Y tế cho biết, 85%
rác thải y tế là chất thải sinh hoạt, tương tự như chất thải sinh hoạt của hộ gia
đình, khơng cần phải xử lý đặc biệt, trong đó có khoảng 20% chất thải có thể
tái chế được 20.
- Về chất thải công nghiệp: Theo số liệu trong Báo cáo diễn biến môi
trường năm 2004 về chất thải rắn thì chất thải cơng nghiệp bằng khoảng 2025% trong tổng thải sinh hoạt tuỳ theo quy mô và cơ cấu từng tỉnh, thành phố.
Khoảng 80% trong số 2,6 triệu tấn chất thải công nghiệp phát sinh mỗi năm từ
các trung tâm công nghiệp lớn ở miền Bắc và miền Nam. Gần một nửa lượng
chất thải công nghiệp phát sinh ở khu vực Đông Nam Bộ, trong đó thành phố
Hồ Chí Minh, thành phố chính của khu vực này phát sinh 31% tổng lượng
chất thải của cả nước, tiếp theo sau là vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng đồng
bằng Sông Cửu Long, đồng bằng Bắc trung bộ 21.
Hiện tại có khoảng gần 1500 làng nghề phân bố trên các vùng nông
thôn thuộc 56 tỉnh, thành phố của cả nước, phát thải mỗi năm khoảng gần
800.000 tấn chất thải công nghiệp không nguy hại 22.

Tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, theo điều tra của Viện cơ học ứng dụng
thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh thực hiện năm 2005, thì ở Tỉnh này,
CTRTT phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó tập trung nhiều nhất là
chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp.
- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn Tỉnh, chủ yếu là rác thải
sinh hoạt và tập trung tại các khu vực đô thị và các địa bàn đông dân cư. Theo
kết quả điều tra, khảo sát thực tế và làm việc trực tiếp với các công ty Môi
trường đô thị của thành phố Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa và 06 huyện. CTRTT
trên các địa bàn Tỉnh hiện nay như sau:

20
21
22

+

Tổng khối lượng phát sinh 535,6 tấn/ngày;

+

Khối lượng được thu gom 396,8 tấn/ngày ;

+

Khối lượng chưa được thu gom 138,8 tấn/ngày.

Lan Hương, vẫn nhức nhối chất thải y tế />
Bộ Tài nguyên và Môi trường, tlđd 9.
Nguyễn Danh Sơn (2006), Kinh tế và quản lý chất thải ở Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật, tr 188.



24

- Về rác thải y tế tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: là một trong những tỉnh,
thành có mạng lưới y tế tương đối hồn chỉnh, tồn Tỉnh có 02 bệnh viện lớn
là bệnh viện Lê Lợi và bệnh viện Bà Rịa được đầu tư đầy đủ các trang thiết bị
hiện đại, tuyến tỉnh cịn có 03 trung tâm lớn: Trung tâm Chẩn đoán y khoa,
Trung tâm Y tế dự phòng và Trung tâm bệnh xã hội. Tại tuyến huyện, các
huyện, thành phố và thị xã đều có các Trung tâm y tế. Ngoài ra các phường
hoặc liên phường, liên xã có phịng khám khu vực. Đồng thời, trên mỗi địa
bàn có rất nhiều phịng khám tư nhân, đáp ứng nhu cầu phục vụ cho người
dân địa phương.
Rác thải y tế của tỉnh được chia làm 02 loại, không nguy hại và nguy
hại. Rác thải không nguy hại là rác thải sinh hoạt của cán bộ ngành y tế đang
làm việc tại các Bệnh viện, các Trung tâm y tế và rác thải của bệnh nhân, gia
đình bệnh nhân khơng chứa thành phần nguy hại. Tồn bộ rác thải này được
xem như là rác thải sinh hoạt và được thống kê chung với rác thải đô thị. Rác
thải nguy hại ngành y tế của tỉnh khơng nhiều, ước tính khoảng 600 kg/ngày.
- Rác thải công nghiệp thông thường của Tỉnh phát sinh khoảng 276,4
tấn/ngày, trong đó :
+ Ngành cơng nghiệp cơ khí:

236,1 tấn/ngày ;

+ Ngành cơng nghiệp may mặc:

37,8 tấn/ngày ;

+ Ngành công nghiệp sản xuất gạch men:


1,45 tấn/ngày ;

+ Ngành công nghiệp sản xuất cao su:

0,62 tấn/ngày ;

+ Ngành cơng nghiệp sản xuất phân bón:

0,2 tấn/ngày ;

+ Ngành sản xuất thực phẩm:

0,16 tấn/ngày ;

+ Ngành công nghiệp sản xuất nhựa:

0,07 tấn/ngày .

Như vậy, lượng CTRTT (bao gồm rác thải sinh hoạt, rác thải công
nghiệp thông thường) phát sinh trên địa bàn tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu năm 2005
khoảng 812 tấn/ngày. Dự báo đến năm 2010, CTR phát sinh khoảng
1.358,537 tấn/ngày, trong đó chất thải rắn sinh hoạt 812 tấn/ngày (chiếm
59,79 %), chất thải nguy hại 46,2 tấn/ngày (chiếm 3,13 % ), chất thải y tế


25

0,492 tấn/ngày (chiếm 0,01%) và chất thải công nghiệp thông thường 500
tấn/ngày (chiếm 36,81 % )23.
Về thành phần rác thải đô thị tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, theo kết quả

lấy mẫu rác thải tại 05 địa phương thuộc địa bàn TP.Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa
và 03 huyện: Tân Thành, Long Điền và Đất Đỏ, thành phần rác thải đô thị của
tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu chứa thành phần hữu cơ cao hơn so với thành phần rác
thải ở phần lớn các thành phố khác, các thành phần khác chiếm tỷ lệ thấp.
Cụ thể :
ST
T

Thành phần
(%)

01 Chất thải thực
phẩm
02 Hữu cơ sinh học
03 Xác động vật
04 Nilon
05 Thủy tinh
06 Kim loại
07 Gạch đá
08 Cao su
09 Nhựa
10 Giấy
11 Vải vụn
12 Thành phần khác

Vũng
Tàu
1,8
60,5
0

12,5
0,3
0,2
0,8
0,4
1,4
1,4
2,3
19,0

Địa điểm

Tân
Long
Rịa Thành Điền
2,10
0,5
0
63,00
0
11,20
0,76
0,40
0,40
0
0,82
0,76
2,34
18,70


60,00
0
7,50
0,50
0,15
0,50
1,60
0,51
1,30
1,50
26,50

70,0
0,1
6,0
0,5
0,4
1,0
0,07
0,4
2,0
2,0
16,8

Đất
Đỏ
0,8
73,0
0
4,7

0
0
1,0
0,2
0,6
0,7
0,4
18,6

Trung
bình
1,04
65,30
0,02
8,38
0,40
0,21
0,74
0,45
3,73
1,23
1,70
19,56

(Báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu - 2005)

Qua nghiên cứu thực trạng về CTRTT ở nước ta, thấy được CTRTT
ngày càng gia tăng đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khoẻ
con người. Như bất cứ quốc gia nào trên thế giới, việc quản lý CTRTT đã và
đang được Nhà nước quan tâm và coi đó là một trong những chính sách lớn

trong kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội của đất nước. Vì vậy, cơng tác quản
lý chất thải rắn thời gian gần đây đã có được những kết quả đáng khích lệ, tuy
nhiên cơng tác này cịn thể hiện nhiều hạn chế, cụ thể được phản ánh qua thực
trạng về quản lý chất thải rắn thông thường sau đây.
23

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu(2005), Báo cáo về chất tải rắn trên địa bàn tỉnh Bà
Rịa -Vũng Tàu năm 2005 và dự báo đến năm 2010.


×