Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Pháp luật về quản lý nước thải trong khu công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI
---oOo---

NGUYỄN CHÍ NGUYÊN

PHÁP LUẬT VỀ
QUẢN LÝ NƢỚC THẢI
TRONG KHU CƠNG
NGHIỆP

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Chuyên ngành Luật Thƣơng Mại

TP. HCM – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI
---oOo---

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

PHÁP LUẬT VỀ
QUẢN LÝ NƢỚC THẢI
TRONG KHU CÔNG
NGHIỆP
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN CHÍ NGUN
KHĨA: 33 – MSSV: 0855010134


GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN: GV. PHAN THỊ KIM NGÂN

TP. HCM – 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tơi tên là Nguyễn Chí Ngun – sinh viên Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí
Minh, Khoa Luật Thương Mại, Khóa 33 (2008 – 2012), là tác giả của Khóa luận tốt
nghiệp Cử nhân Luật – Chuyên ngành Luật Thương Mại – Đề tài: “Pháp luật về
quản lý nước thải trong khu cơng nghiệp” được trình bày trong tài liệu này (sau đây
gọi là “Khóa luận”).
Tơi xin cam đoan tất cả nội dung trong Khóa luận này hồn tồn được hình
thành và phát triển từ những quan điểm cá nhân của tôi, dưới sự hướng dẫn khoa
học của Giảng viên Phan Thị Kim Ngân – Giảng viên Khoa Luật Thương Mại,
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
Trong Khóa luận có trích dẫn, sử dụng một số ý kiến, quan điểm khoa học của
một số tác giả. Sự trích dẫn này được thể hiện cụ thể trong Danh mục tài liệu tham
khảo và tuân thủ các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Các số liệu và kết quả có được trong Khóa luận này là hồn tồn trung thực.
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Chí Ngun


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Luật Chuyên ngành Luật
Thương Mại với đề tài Pháp luật về quản lý nƣớc thải trong khu công nghiệp
này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến các Thầy Cô giảng viên
Tổ bộ môn Luật Đất đai – Môi trường, Khoa Luật Thương Mại, Trường Đại học
Luật TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt cảm ơn Giảng viên Phan Thị Kim Ngân – Giảng

viên hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp tơi hồn thành khóa luận này.
Bên cạnh đó, tơi xin gửi lời cảm ơn đến Bộ phận Quản lý mơi trường –
Phịng Quản lý Hệ thống – Công ty Cổ phần Long Hậu (Chủ đầu tư xây dựng kinh
doanh hạ tầng Khu công nghiệp Long Hậu – xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh
Long An) đã giúp đỡ tôi về thông tin, số liệu để tơi có thể hồn thành khóa luận
này.
Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn.
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Chí Nguyên


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Viết đầy đủ

BQL

:

Ban Quản lý

BVMT

:

Bảo vệ môi trường

CCN


:

Cụm công nghiệp

CKBVMT

:

Cam kết bảo vệ môi trường

CSMT

:

Cảnh sát môi trường

ĐTM

:

Đánh giá tác động môi trường

KCN

:

Khu công nghiệp

KCNC


:

Khu công nghệ cao

KCX

:

Khu chế xuất

SXKD

:

Sản xuất kinh doanh

TNMT

:

Tài ngun - Mơi trường

UBND

:

Ủy ban nhân dân

VPHC


:

Vi phạm hành chính


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... i
1. .................................................................................................................. Tí
nh cấp thiết của đề tài ........................................................................................ i
2. .................................................................................................................. Ý
nghĩa khoa học và tính ứng dụng của đề tài ...................................................... ii
3. .................................................................................................................. Tì
nh hình nghiên cứu đề tài ................................................................................... ii
4. .................................................................................................................. M
ục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... iii
4.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................ iii
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ iii
5. .................................................................................................................. Đ
ối tượng và phạm vi nghiên cứu . ....................................................................... iv
6. .................................................................................................................. Ph
ương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ..................................................... iv
6.1. Phương pháp luận ................................................................................. iv
6.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... iv
7. .................................................................................................................. B
ố cục của khóa luận ........................................................................................... iv
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NƢỚC THẢI TRONG KHU
CÔNG NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NƢỚC THẢI TRONG
KHU CÔNG NGHIỆP ..............................................................................................1
1.1. Tổng quan về quản lý nƣớc thải trong KCN ...................................................1

1.1.1. ............................................................................................................... K
hái niệm nước thải trong KCN ........................................................................1
1.1.2 Tình hình nước thải trong KCN ........................................................................9
1.1.2.1. Tình hình phát triển KCN ở nước ta ..................................................9
1.1.2.2. Khảo sát tình hình nước thải trong KCN ...........................................9
1.1.3. Quản lý nước thải trong KCN ....................................................................... 10
1.1.3.1. Khái niệm quản lý nước thải trong KCN ........................................ 11
1.1.3.2. Mơ hình quản lý nước thải trong KCN ........................................... 12
1.1.3.3. Thực trạng quản lý nước thải trong KCN ....................................... 12
1.2. Tổng quan về pháp luật quản lý nƣớc thải trong KCN .............................. 14
1.2.1. Khái niệm pháp luật về quản lý nước thải trong KCN ................................. 14
1.2.2. Vai trò của pháp luật về quản lý nước thải trong KCN ................................ 16
1.2.3. Quá trình hình thành và phát triển pháp luật về quản lý nước thải trong KCN ...... 18
Tiểu kết Chƣơng 1 ................................................................................................. 12
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT QUẢN LÝ NƢỚC THẢI TRONG
KCN VÀ HƢỚNG HOÀN THIỆN . ..................................................................... 35


2.1. Vấn đề trách nhiệm quản lý nƣớc thải trong KCN ..................................... 35
2.1.1. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước .................................................. 35
2.1.1.1. Trách nhiệm của cơ quan TNMT .......................................................9
2.1.1.2. Trách nhiệm của cơ quan CSMT .......................................................9
2.1.2. Trách nhiệm của BQL KCN ......................................................................... 37
2.1.3. Trách nhiệm của chủ nguồn thải ................................................................... 38
2.1.4. Trách nhiệm của chủ thể cung cấp dịch vụ quản lý nước thải trong KCN .... 39
2.2. Vấn đề phân loại, thu gom nƣớc thải trong KCN ........................................ 43
2.2.1. Vấn đề phân loại, thu gom nước thải của cơ sở SXKD trong KCN ..................... 43
2.2.2 Vấn đề đấu nối giữa hệ thống quản lý nước thải của cơ sở SXKD và hệ thống thu
gom nước thải tập trung của KCN ............................................................................... 43


2.2.3. Vấn đề thu gom nước thải tập trung của KCN .................................................... 43
2.3. Vấn đề xử lý nƣớc thải trong KCN .................................................................... 49
2.3.1. Vấn đề xử lý nước thải sơ bộ tại cơ sở SXKD trong KCN ................................... 49
2.3.2. Vấn đề xử lý nước thải tập trung trong KCN ..................................................... 51
2.4. Vấn đề cấp phép xả nƣớc thải trong KCN vào nguồn nƣớc .............................. 55
2.4.1. Thẩm quyền cấp phép xả thải ............................................................................ 55
2.4.2. Điều kiện và hồ sơ xin cấp phép xả thải ............................................................ 56
2.4.3. Thu hồi giấy phép xả thải ................................................................................. 56
2.5. Vấn đề thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động quản lý nƣớc thải
trong KCN ............................................................................................................... 55
2.5.1. Vấn đề thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý nước thải trong KCN ..................... 55
2.5.1.1. Thẩm quyền thanh tra, kiểm tra .......................................................... 11
2.5.1.2. Trình tự, thủ tục thanh tra, kiểm tra .................................................... 12
2.5.2. Vấn đề xử lý vi phạm pháp luật về quản lý nước thải trong KCN ........................ 56
2.5.2.1. Các hình thức xử lý ........................................................................... 11
2.5.2.2. Việc áp dụng các hình thức xử lý ........................................................ 12
Tiểu kết Chƣơng 2 ................................................................................................. 12
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 12
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 12



1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Bảo vệ mơi trường hiện là mối quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế


giới, trong đó có Việt Nam. Trong những năm trở lại đây, tình trạng ơ nhiễm mơi
trường, suy thái môi trường, cạn kiệt tài nguyên đang diễn ra hết sức gay gắt và ảnh
hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội. Bên cạnh những sự cố môi trường có ngun
nhân từ thiên tai, bão lũ thì khơng thể không kể đến những sự cố môi trường, ô
nhiễm mơi trường có ngun nhân từ con người.
Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, nền kinh tế đang từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa với trình độ chun mơn hóa ngày càng cao. Các hoạt động sản xuất
kinh doanh đang chuyển dần theo hướng tập trung và chun mơn hóa dẫn đến hệ
quả là các KCN, KCX, KCNC, CCN (sau đây gọi chung là khu công nghiệp –
“KCN”) ngày một nhiều thêm. Các KCN đã và đang đóng vai trị lớn trong phát
triển kinh tế, giải quyết việc làm, … nhưng cũng là nơi tiêu thụ nguồn tài nguyên
đáng kể và là nguồn phát thải lớn.
Theo thống kê, cả nước có gần 300 KCN, KCX, KCNC, KKT được phân bố
tại 52/63 tỉnh thành phố1. Đa phần KCN hoạt động hiệu quả, là động lực phát triển
kinh tế địa phương, khu vực. Tuy nhiên không ít trong số đó chỉ mới chú tâm đến
việc khai thác lợi ích kinh tế, tìm kiếm lợi nhuận mà buông lỏng quản lý về môi
trường. Hiện tượng ô nhiễm mơi trường trong KCN đặc biệt là tình trạng xả nước
thải vượt mức cho phép đã và đang diễn ra tương đối phổ biến. Những năm gần đây,
số lượng các vụ xả nước thải vượt mức cho phép được phát hiện ngày một nhiều và
mức độ ngày càng trầm trọng hơn, có thể kể đến một số vụ điển hình như: Vedan
Việt Nam xả thải ra kênh Thị Vải, Công ty Dệt Thái Tuấn xả thải ra Kênh Ba Bò
hay gần đây nhất là vụ nhà máy xử lý nước thải thuộc KCN Sonadezi Long Thành –
Đồng Nai xả thải vượt mức cho phép ra Rạch Bà Chèo thông với Sơng Đồng Nai.
Trước tình trạng ơ nhiễm mơi trường phát sinh từ nước thải của KCN, nhà
nước đã ban hành nhiều văn bản về quản lý nước thải trong KCN, xử phạt hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường, …, cùng với đó là việc thành lập lực lượng
cảnh sát môi trường và tăng cường việc kiểm tra, giám sát, xử phạt các vi phạm.
Tuy nhiên, theo nhận định của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, số vụ
được phát hiện và xử phạt ít hơn rất nhiều so với thực tế, mức xử phạt còn bị giới

hạn nên chưa đủ tính răn đe đối với cơ sở vi phạm. Mặt khác, cơ chế phối hợp giữa
cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, ban quản lý KCN, chủ đầu tư dự án KCN
1

Số liệu được tổng hợp từ website Bộ Kế hoạch – Đầu tư tháng 5/2012


2
và các cơ sở sản xuất kinh doanh trong KCN trong lĩnh vực quản lý chất thải trong
KCN nói chung và quản lý nước thải trong KCN nói riêng hiện cịn gặp nhiều
vướng mắc mà phổ biến nhất là tình trang thờ ơ của chủ đầu tư dự án KCN đối với
công tác quản lý nước thải của cơ sở sản xuất kinh doanh trong KCN.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tình trạng trên, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất
là các văn bản về quản lý chất thải nói chung và về quản lý nước thải trong KCN
nói riêng cịn bất cập, chưa đầy đủ, chưa sát đúng với điều kiện thực tế, việc áp
dụng hiệu quả các công cụ kinh tế trong quản lý chất thải chưa được quan tâm đúng
mức. Bên cạnh đó, việc thực hiện, giám sát thực hiện các quy định về quản lý nước
thải còn hạn chế; đầu tư cho công tác quản lý nước thải ở nước ta hiện nay là địi
hỏi tính cấp thiết góp phần bảo đảm phát triển bền vững. Đây chính là lý do để tôi
chọn đề tài “Pháp luật về quản lý nước thải trong khu công nghiệp”.
Ý nghĩa khoa học và tính ứng dụng của đề tài
Vấn đề quản lý nước thải trong KCN có những đặc điểm riêng biệt so với
quản lý nước thải sinh hoạt, đô thị. KCN là nơi tập trung của nhiều cơ sở sản xuất
2.

công nghiệp và các dịch vụ phục vụ công nghiệp, khối lượng nước thải từ hoạt động
sản xuất thường rất lớn. Bên cạnh đó, các ngành nghề sản xuất trong KCN thường
đa dạng dẫn đến nước thải trong KCN cũng hàm chưa nhiều đặc điểm riêng biệt,
khác so với nước thải sinh hoạt. Vì vậy, quản lý nước thải trong KCN địi hỏi phải
có quy định, quy trình riêng biệt.

Mặt khác, nước thải KCN thường mang những yếu tố gây nguy hại cho môi
trường cao như hàm lượng kim loại nặng, vi khuẩn, vi sinh, các hợp chất khó phân
hủy, … Vì vậy, nghiên cứu về quản lý nước thải trong KCN và pháp luật về quản lý
nước thải trong KCN mang một ý nghĩa khoa học to lớn.
Hiện nay, cơng tác quản lý nước thải trong KCN cịn nhiều vướng mắc, bất
cập. Việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật về quản lý nước thải trong KCN” hứa hẹn có
tính ứng dụng cao đối với công tác lập pháp như: ban hành các quy phạm pháp luật
nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý nước thải trong KCN nói riêng và
chất thải trong KCN nói chung; trong cơng tác hành pháp như: điều chỉnh hợp lý cơ
chế thực thi các quy định của pháp luật về quản lý nước thải trong KCN, điều chỉnh
cơ chế phối hợp bốn bên: cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, ban quản lý
KCN, chủ đầu tư dự án KCN và các cơ sở sản xuất kinh doanh trong KCN trong
lĩnh vực quản lý nước thải trong KCN, …
Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề quản lý nước thải trong KCN đã được đề cập đến từ rất sớm, từ khi
nước ta có những KCN đầu tiên. Tuy nhiên, các nghiên cứu về quản lý nước thải
3.


3
trong KCN chủ yếu tập trung vào các giải pháp kỹ thuật mà chưa quan tâm đến các
nghiên cứu về hành lang pháp lý cho vấn đề này như: “Quản lý môi trường đô thị và
KCN” của tác giả Bùi Thị Nga, “Quản lý chất thải rắn và nước thải hướng tới phát
triển đô thị bền vững” ….
Nghiên cứu về pháp luật quản lý chất thải thì hiện nay đã có một số đề tài
nghiên cứu về “Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường” của tác giả Hoàng
Thị Vui, Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Luật, 2008, “Pháp luật về quản lý chất thải
nguy hại”, …
Về vấn đề quản lý nước thải nói chung, hiện đã có nhiều đề tài nghiên cứu về
các khía cạnh của cơng tác quản lý nước thải nói chung như: “Pháp luật về phí bảo

vệ mơi trường đối với nước thải ở Việt Nam hiện nay” của ThS. Nguyễn Ngọc Anh
Đào - Khoa Luật, Trường Đại học Đà Lạt2, …
Nghiên cứu về pháp luật quản lý chất thải trong cơng nghiệp có đề tài “Một số
vấn đề pháp lý về kiểm soát ô nhiễm đối với các cơ sở công nghiệp tại TP. Hồ Chí
Minh” của tác giả Nguyễn Thị Hương Giang, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật,
2005. Tuy nhiên, đề tài chỉ nghiên cứu vấn đề kiểm sốt ơ nhiễm của các cơ sở công
nghiệp riêng lẻ và chỉ dừng lại ở phạm vi TP. Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, đề tài
nghiên cứu dựa theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 1993 và các văn bản
hướng dẫn thi hành nên đến nay hầu như khơng cịn giá trị áp dụng.
Như vậy, các nghiên cứu từ trước đến nay chỉ mới xoay quanh các vẫn đề về
quản lý chất thải hoặc nước thải nói chung mà chưa có đề tài nào nghiên cứu
chuyên sâu về “Pháp luật quản lý nước thải trong KCN”.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, khóa luận này nhằm mục đích chỉ
ra một số bất cập, vướng mắc trong cơng tác quản lý nước thải trong KCN. Từ đó,
đề xuất một số giải pháp về hoàn thiện hành lang pháp lý cũng như cơ chế thực thi
nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất nước thải trong KCN.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để nghiên cứu thành công đề tài này phải thực hiện 03 nhiệm vụ, đó là:
(i) Nghiên cứu tổng quan về quản lý nước thải trong KCN và pháp
luật quản lý nước thải trong KCN.
(ii)
Nghiên cứu, phân tích thực trạng quản lý nước thải
trong KCN và đề xuất hướng hoàn thiện.
5.
2

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu


Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 167 – Tháng 03/2010 ra ngày 20/03/2010


4
Khóa luận này nghiên cứu về vấn đề quản lý nước thải trong KCN và pháp
luật quản lý nước thải trong KCN.
Nước thải là một khái niệm có nội hàm rất rộng, pháp luật về quản lý nước
thải cũng tương đối phức tạp. Khóa luận này khơng thể nghiên cứu tất cả các loại
nước thải, cũng như không thể nghiên cứu tất cả các vấn đề có tính chun sâu về
nước thải như cơng nghệ, quy trình xử lý nước thải, … Khóa luận này chỉ đi sâu
nghiên cứu các khía cạnh pháp lý trong hoạt động quản lý nước thải thông thường
trong KCN (không nghiên cứu đối với nước thải nguy hại).
6.

Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

6.1. Phƣơng pháp luận
Khóa luận được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng, duy
vật lịch sử của Chủ nghĩa mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của
Đảng, Nhà nước về vấn đề bảo vệ mơi trường nói chung và quản lý nước thải trong
KCN nói riêng.
6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp lịch
sử, phương pháp thống kê; phương pháp tổng hợp; phương pháp phân tích; phương
pháp tổng kết thực tiễn; phương pháp so sánh.
Bố cục của khóa luận
Ngồi phần Mở đầu, phần Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
được trình bày thành 02 chương, đó là:
7.


(i) Chương 1: Tổng quan về quản lý nước thải trong KCN và pháp
luật về quản lý nước thải trong KCN.
(ii) Chương 2: Thực trạng pháp luật quản lý nước thải trong KCN
và hướng hoàn thiện.


5
CHƢƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NƢỚC THẢI TRONG KCN
VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NƢỚC THẢI TRONG KCN
1.1.

Tổng quan về quản lý nƣớc thải trong KCN

1.1.1. Khái niệm nƣớc thải trong KCN
Hiện nay vấn đề bảo vệ môi trường đã trở thành vẫn đề trọng yếu của toàn cầu
và đang được nhiều quốc gia trên thế giới đặt thành quốc sách. Bảo vệ môi trường
gắn liền với phát triển bền vững trở thành một nội dung quan trọng của các chiến
lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Yêu cầu tiên quyết
của cơng tác bảo vệ mơi trường nói chung và quản lý chất thải, nước thải nói riêng
là phải hiểu được các khái niệm có liên quan, từ đó xác định đúng các yếu tố cần
quản lý, bảo vệ, loại trừ, … Vì vậy, trước khi nghiên cứu các khía cạnh pháp lý về
quản lý nước thải trong KCN, ta cần làm rõ khái niệm chất thải, nước thải, KCN, …
để từ đó hiểu rõ khái niệm nước thải trong KCN là gì?
Trước hết, ta đi vào tìm hiểu khái niệm chất thải. Dưới góc độ ngữ nghĩa, chất
thải được hiểu là những chất khơng cịn sử dụng được nữa, bị con người thải ra
trong các hoạt động khác nhau. Chất thải được sản sinh trong các hoạt động khác
nhau của con người thì được gọi với những thuật ngữ khác nhau như: chất thải rắn
phát sinh trong sinh hoạt và sản xuất được gọi là rác thải, chất thải phát sinh sau khi
sử dụng nguyên liệu trong quá trình sản xuất gọi là phế liệu, chất thải sau quá trình

sử dụng nước gọi là nước thải, …3.
Theo định nghĩa trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngơn ngữ học thì “Chất
thải là rác là những đồ vật bị bỏ đi nói chung”. Theo cách hiểu của khái niệm này,
chất thải bao gồm rác là những thức vụn vặt bị vứt bỏ vương vãi, làm bẩn và những
đồ đạc khơng có giá, khơng có tác dụng nên khơng được giữ lại4.
Từ điển Môi trường Anh – Việt và Việt – Anh định nghĩa: “Chất thải (waste)
là bất kỳ chất gì, rắn, lỏng hoặc khí mà cơ thể, hệ thống sản sinh ra nó khơng cịn
sử dụng được nữa và cần có biện pháp thải bỏ”5.
Cơng ước Basel về kiểm sốt vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm
và việc tiêu hủy chúng không định nghĩa chất thải mà thay vào đó là khái niệm phế
thải: “Phế thải là các chất hoặc các đồ vật mà người ta tiêu huỷ, có ý định tiêu huỷ
hoặc phải tiêu huỷ chiếu theo các điều khoản của luật lệ quốc gia” (khoản 1 Điều 2
Cơng ước Basel về kiểm sốt vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và
việc tiêu hủy chúng). Theo cách hiểu của Cơng ước này thì yếu tố quyết định để xác
3

Nguyễn Văn Phương (2006), Một số vấn đề về khái niệm chất thải, Tạp chí Luật học số 10/2006.
Nguyễn Văn Phương, tlđd 2.
5
Nguyễn Văn Phương, tlđd 2.
4


6
định một vật chất hoặc đồ vật có phải là chất thải hay khơng phụ thuộc vào ý chí
của chủ sở hữu chúng có muốn tiêu huỷ, có ý định tiêu huỷ hoặc phải tiêu huỷ
chúng hay không.
Theo Cục Bảo vệ mơi trường Thụy Điển thì “chất thải là những nguyên liệu,
vật liệu thô, thành phẩm. bán thành phẩm, sản phẩm phụ và các chất xúc tác, các
chất hóa học bổ sung khác đã bị bẩn hoặc đã bị phân hủy hoặc khơng thể sử dụng

được theo mục đích ban đầu hay một mục đích tương tự nữa, hoặc người sử dụng vì
một lý do nào đó muốn loại bỏ chúng”6.
Dưới góc độ pháp lý, Luật BVMT 1993, đạo luật đầu tiên về vấn đề bảo vệ
môi trường của nước ta, đã nêu khái niệm chất thải ở khoản 2 Điều 2 như sau:
“Chất thải là chất được loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hoặc trong
các hoạt động khác. Chất thải có thể ở dạng rắn, khí, lỏng hoặc các dạng khác”.
Tuy đây là lần đầu tiên một văn bản pháp luật nêu khái niệm về chát thải nhưng đây
là một khái niệm khá đầy đủ và tồn diện, nó nêu bật được tính chất và các dạng tồn
tại của chất thải.
Luật BVMT 2005 “Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”. Nhìn chung khái
niệm này có nội hàm không khác so với khái niệm được nêu trong Luật BVMT
1993 nhưng được diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu hơn.
Từ những định nghĩa trên, cho thấy:
(i) Trước hết, chất thải là vật chất có thể tồn tại dưới các dạng rắn, lỏng
hoặc khí. Như vậy, các yếu tố phi vật chất không thể là chất thải.
(ii) Thứ hai, chất thải được hiểu là các vật chất mà con người thải ra từ sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt và các hoạt động khác.
Chất thải tồn tại trong thực tế rất đa dạng và phong phú, phân loại chất thải có
ý nghĩa quan trọng trong việc xác định các phương pháp, biện pháp quản lý cũng
như trách nhiệm của các chủ thể quản lý chất thải. Tùy thuộc và căn cứ mà chất thải
được phân thành các loại khác nhau, cụ thể:
- Căn cứ vào nguồn phát sinh, chất thải được phân thành: chất thải sinh hoạt –
phát sinh từ các sinh hoạt hàng ngày của dân cư và các hoạt động phục
vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của họ; chất thải công nghiệp – phát
sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp; chất thải nông
nghiệp – phát sinh từ hoạt động nông nghiệp như phân gia súc, gia cầm,
xác thực vật, …; và chất thải y tế – phát sinh từ các hoạt động khám,
chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, … của các cơ sở y tế.


6

PGS.TS. Nguyễn Đức Khiển (2003), Quản lý chất chất thải nguy hại, NXB Xây dựng, Hà Nội.


7
- Căn cứ vào mức độ nguy hại, chất thải được phân thành 02 loại: chất thải
nguy hại – là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ
ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác7; và chất
thải khơng nguy hại – là những chất thải thông thường, không chứa
những yếu tố nguy hại kể trên.
- Căn cứ vào thành phần chất thải, chất thải được phân thành 02 loại: chất thải
vô cơ; và chất thải hữu cơ.
- Căn cứ vào trạng thái tồn tại, chất thải được phân thành 03 loại: chất thải rắn;
khí thải; và nước thải.
Như vậy, nước thải cũng là một loại chất thải và để tìm hiểu khái niệm về nước thải
trong KCN, ta đi vào tìm hiểu khái niệm nước thải. Theo đó, Tiêu chuẩn Việt Nam
TCVN 5980 : 1995 và ISO 6107/1 – 1980 định nghĩa: “nước thải là nước được thải
ra sau khi sử dụng hoặc được tạo ra trong một q trình cơng nghệ và khơng cịn
giá trị trực tiếp đối với q trình đó”8.
Theo một định nghĩa khác,“nước thải là nước được thải ra sau khi sử dụng
hoặc từ một q trình nào đó và khơng cịn giá trị sử dụng lại cho q trình đó nữa,
gồm nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp”9. Như vậy, hiện nay có nhiều
khái niệm về nước thải, tùy vào mục đích sử dụng mà các cơ quan, đơn vị, tổ chức
quan niệm nước thải dưới nhiều khía cạnh khác nhau.
Trong lĩnh vực pháp lý, khái niệm nước thải được nêu tại khoản 7 Điều 2 Nghị
định 88/2007/NĐ-CP quy định về cấp, thốt nước đơ thị và KCN, theo đó: “Nước
thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất do sử dụng hoặc do các hoạt động
của con người xả vào hệ thống thốt nước hoặc ra mơi trường”. Khái niệm này đã
nêu được các đặc điểm cơ bản của nước thải như bản chất, nguồn gốc, … Tuy

nhiên, khái niệm chưa nêu được tình trạng sử dụng của nước thải, đó là “khơng cịn
giá trị sử dụng và bị thải loại”.
Như vậy, qua các cách định nghĩa trên, ta có thể rút ra một số đặc điểm của
nước thải như sau: là chất thải; tồn tại ở thể lỏng; khơng cịn giá trị sử dụng và bị
thải loại; được tạo ra từ hoạt động SXKD, sinh hoạt hoặc hoạt động khác; và được
xả và hệ thống thát nước hoặc ra môi trường.
Trong thực tế, nước thải thường được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra
chúng, gồm: nước thải sinh hoạt – là nước thải từ các khu dân sư, khu vực công sở,
trường học hoặc các cơ sở tương tự khác; và nước thải công nghiệp – là nước thải
phát sinh từ q trình cơng nghệ của cơ sở sản xuất, dịch vụ công nghiệp (gọi

7

Khoản 11 Điều 3 Luật BVMT 2005
Hoàng Thị Vui (2008), Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường, Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ,
9
/>8


8
chung là cơ sở công nghiệp), từ nhà máy xử lý nước thải tập trung có đấu nối nước
thải của cơ sở công nghiệp”10
Đối với nước thải công nghiệp, hiện có nhiều cách phân loại nhưng thơng
thường phân loại theo 02 căn cứ, cụ thể:
- Căn cứ vào thành phần, nước thải công nghiệp được phân thành 02 loại:
nước thải sản xuất bẩn – là nước thải sinh ra từ q trình sản xuất sản
phẩm, xúc rửa máy móc thiết bị, từ q trình sinh hoạt của cơng nhân
viên, loại nước này chưa nhiều tạp chất, chất độc hại, vi khuẩn, ...; và
nước thải sản xuất không bẩn – là loại nước sinh ra chủ yếu khi làm
nguội thiết bị, giải nhiệt trong các trạm làm lạnh, ngưng tụ hơi nước cho

nên loại nước thải này thường được quy ước là nước sạch.
- Căn cứ nguồn gốc nước thải công nghiệp được phân thành nhiều loại như:
nước thải công nghiệp dệt may; nước thải công nghiệp chế biến thủy sản;
nước thải công nghiệp chế biến cao su tự nhiên; nước thải cơng nghiệp
sản xuất phân bón hóa học; nước thải công nghiệp nhiệt điện; …
Hiện nay, ngành công nghiệp với đa dạng các loại hình sản xuất kinh doanh,
đồng nghĩa với việc cũng có đa dạng các loại nước thải công nghiệp được thải ra
hàng ngày. Nước thải công nghiệp rất đa dạng về lượng cũng như tính chất, nó tùy
thuộc vào các yếu tố như: loại hình cơng nghiệp, loại hình cơng nghệ, cơng suất
hoạt động, … Các loại nước thải công nghiệp thường gặp: nước thải sản xuất bột
ngọt, cà-phê, bia, đường, giấy, cao su, nước thải ngành xi mạ, khống sản, dệt
nhuộm, …
Ngồi ra, để tìm hiểu khái niệm nước thải trong KCN, ta cần tìm hiểu như thế
nào là KCN. Theo đó, xét về mặt ngữ nghĩa, KCN bao gồm 02 thành tố là “khu” và
“công nghiệp”. “Khu” được hiểu là khu vực, là một khoảng không gian nhất định.
“Công nghiệp”, theo định nghĩa trong Từ điển tiếng Việt 11, “là ngành chủ đạo trong
nền kinh tế quốc dân hiện đại, bao gồm các xí nghiệp khai thác và chế biên nguyên
vật liệu và nhiên liệu, chế tạo công cụ lao động, khai thác rừng, sông, biển, chế
biển sản phẩm của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, …”. Từ định
nghĩa trên, ta có thể rút ra khái niệm chung nhất về KCN là một khu vực khơng gian
nhất định bao gồm các xí nghiệp khai thác và chế biên nguyên vật liệu và nhiên
liệu, chế tạo công cụ lao động, khai thác rừng, sông, biển, chế biển sản phẩm của
các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, …
Về mặt pháp lý, khái niệm KCN được lần đầu tiên đặt ra trong Quy chế KCN
ban hành theo Nghị định 192-CP ngày 28/12/1994 của Chính phủ. Theo đó, KCN
10

Điều 1.3.1 Quy chuẩn Việt Nam QCVN 40:2011/BTNMT về nước thải công nghiệp ban hành theo Thông tư
số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
11

Trung tâm Từ điển (1994), Từ điển tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.


9
được định nghĩa là “KCN tập trung do Chính phủ quyết định thành lập, có ranh giới
địa lý xác định, chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản
xuất cơng nghiệp, khơng có dân cư sinh sống”. Đây là khái niệm sơ khởi nhất về
KCN, khái niệm này đã được nhiều lần sửa đổi bổ sung.
Hiện nay, khái niệm thống nhất về KCN được nêu tại khoản 1 Điều 2 Nghị
định 29/2008/NĐ-CP quy định về KCN, khu chế xuất, khu kinh tế, cụ thể: “Khu
công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho
sản xuất cơng nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện,
trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này”. Như vậy, theo định nghĩa này, KCN
mang một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, KCN là khu vực địa lý, có ranh giới xác định: đặc điểm này thường
được thể hiện ở khái niệm “hàng rào KCN”, cụ thể mỗi KCN khi thành lập điều
được xác định chính xác địa điểm, diện tích, phạm vi, ranh giới, … và được ghi rõ
trong Quyết định thành lập.
Thứ hai, KCN được thành lập theo điều kiện, trình tự, thủ tục luật định: các
KCN đều được thành lập theo một quy trình nghiệp ngặt từ việc xin chủ trương
thành lập, đưa vào quy hoạch tổng thể đến việc chấp thuận chủ trương và cuối cùng
là ban hành Quyết định thành lập. Đặc điểm này nhằm phân biệt KCN với một khu
vực địa lý nhất định có các cơ sở cơng nghiệp tập trung một cách tự phát, ngẫu
nhiên. Những khu vực như vậy không được gọi là khu công nghiệp.
Thứ ban, KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch
vụ cho sản xuất công nghiệp: đây là 02 lĩnh vực hoạt động chủ yếu và duy nhất
được cơng nhận trong KCN. Điều này có nghĩa là trong KCN sẽ không tồn tại hoạt
động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp như trồng trọt, chăn
nuôi, làm muối, …
Theo Nghị định 29/2008/NĐ-CP, khái niệm KCN còn được hiểu theo nghĩa

rộng bao gồm KCN và KCX, cụ thể, khoản 2 Điều 2 quy định: “KCN, KCX được
gọi chung là KCN, trừ trường hợp quy định cụ thể”. Khái niệm KCX cũng được
quy định tại khoản 2 Điều 2 này, theo đó: “KCX là KCN chuyên sản xuất hàng xuất
khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có
ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng
đối với khu cơng nghiệp quy định tại Nghị định này”. Theo cách định nghĩa này,
KCX là một loại hình KCN với đặc điểm riêng có là “sản xuất hàng xuất khẩu, thực
hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu”. Như vậy, có
thể nói, khái niệm KCN mang một phần nội hàm của KCN.
Qua cách định nghĩa của Nghị định 29/2008/NĐ-CP thì KCN được phân thành
02 loại là KCN thơng thường và KCX.
Sau khi tìm hiểu các khái niệm chất thải, nước thải và KCN, ta có thể rút ra
khái niệm nước thải trong KCN như sau: “nước thải trong KCN là nước thải phát


10
sinh từ hoạt động sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất
công nghiệp và các hoạt động khác trong phạm vi KCN”. Định nghĩa này được hình
thành từ việc tổng hợp các khái niệm có liên quan. Theo đó, nước thải trong KCN
mang một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, nước thải trong KCN trước hết phải là nước thải, nước được thải ra
sau khi sử dụng hoặc từ một q trình nào đó và khơng cịn giá trị sử dụng lại cho
q trình đó nữa. Nước thải trong KCN có thành phần chủ yếu là nước thải cơng
nghiệp, phát sinh trong q trình sản xuất hàng công nghiệp và dịch vụ sản xuất
công nghiệp12.
Bên cạnh đó, phải thừa nhận rằng bên cạnh nước thải từ các hoạt động công
nghiệp và dịch vụ hỗ trợ còn phải kể đến nước thải từ nước mưa và nước thải từ
sinh hoạt của công nhân, cán bộ nhân lao động trong KCN. Tuy nhiên, lượng nước
thải từ nước mưa và sinh hoạt của con người chiếm tỷ trọng vô cùng nhỏ so với
lượng nước thải phát sinh từ hoạt động xuất hàng công nghiệp và dịch vụ sản xuất

công nghiệp. Như vậy, nước thải trong KCN bao gồm: nước thải công nghiệp (chủ
yếu), nước mưa và một phần nước thải sinh hoạt.
Thứ hai, nước thải trong KCN phải phát sinh trong phạm vi KCN. Điều này
được đề cập ngay trong tên gọi nước thải trong KCN. Kkhái niệm “trong phạm vi
KCN” được hiểu là trong hàng rào KCN, bởi vì khái niệm KCN tại khoản 1 Điều 2
Nghị định 29/2008/NĐ-CP đã khẳng định KCN là khu vực có ranh giới địa lý xác
định và ranh giới ấy chính là hàng rào KCN. Khái niệm hàng rào KCN cũng được
đề cập đến tại nhiều văn bản pháp luật về quản lý, BVMT trong KCN nói chúng và
quản lý nước thải trong KCN nói riêng như Thơng tư 08/2009/TT-BTNMT, Thơng
tư 48/2011/TT-BTNMT, … Như vậy, nước thải trong KCN là nước thải phát sinh
trong hàng rào KCN.
Hiện nay, nước thải trong KCN thường được phân loại theo nguồn gốc. Theo
đó, nước thải trong KCN được thành 03 loại, gồm: nước thải cơng nghiệp – hình
thành từ các hoạt động SXKD trong KCN; nước mưa chảy tràn; và nước thải sinh
hoạt từ sinh hoạt của cán bộ, nhân viên, người lao động trong KCN.
1.1.2. Tình hình nƣớc thải trong KCN
1.1.2.1Tình hình phát triển KCN ở nƣớc ta
Đầu thế kỷ XX, với 02 cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất và lần thứ hai,
thực dân Pháp đã mang nền sản xuất công nghiệp đến Việt Nam. Theo quá trình phá
triển cùng với hoạt động khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, phát xít Nhật và Đế
quốc Mỹ, các cơ sở sản xuất công nghiệp từ chỗ tập trung, manh múng đã dần được
quy hoạch tập trung. Năm 1963, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã cho thành lập
12

Lĩnh vực hoạt động chính của KCN theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 29/2008/NĐ-CP.


11
Khu Kỹ nghệ Biên Hòa, tiền thân của KCN Biên Hồ I ngày nay, do Cơng ty Quốc
gia khuếch trương các khu kỹ nghệ quản lý với khoảng 50 nhà máy.

Sau khi đất nước thống nhất, chúng ta trải qua thời kỳ kinh tế khó khăn, bao
cấp, các KCN do chính quyền Việt Nam Cộng hịa thành lập trước đây đều bị quốc
hữu hóa. Tuy nhiên, vì trình độ quản lý chưa cao nên các KCN này hầu như ngừng
hoạt động, giải thể hoặc hoạt động không hiệu quả.
Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ VI năm 1986 thơng qua chủ trương đổi mới,
mở cửa nền kinh tế, cùng với đó là một làn sóng đầu tư vào sản xuất, đặc biệt là sản
xuất cơng nghiệp. Trước tình hình đó, năm 1991, Chính phủ cho phép thành lập
KCX Tân Thuận, KCX và cũng là KCN đầu tiên trong cả nước được thành lập
trong thời kỳ đổi mới. Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, hiện nay (tính
đến tháng 11/2011) cả nước có 283 KCN được cấp phép hoạt động với tổng diện
tích hơn 76.000 hecta, trong đó tập trung nhiều nhất tại khu vực Miền Đông Nam
Bộ (chủ yếu là các tỉnh thuộc vùng KTTĐ phía Nam)13, chi tiết tại Bảng 1: Thống
kê số lƣợng KCN trên địa bàn các tỉnh thuộc 04 vùng Kinh tế trọng điểm đến
tháng 3/2012 (kể cả KCN mở rộng)14 (Phụ lục 1).
Như vậy, hiện nay các KCN đang phân bố trên 52/63 tỉnh thành phố, tập trung
tại những khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động dồi dào và thuận tiện
giao thông vận tải. Sự phân bố này được thể hiện ở Biểu đồ phân bố KCN theo
KCN theo khu vực địa lý.
Biểu đồ 1: Phân bố KCN theo khu vực địa lý

13

Báo cáo tại Hội nghị tổng kết 20 năm xây dựng và phát triển KCN, KCX, KKT ở Việt Nam, Hà Nội, tháng
2/2012.
14
/>

12

1.1.2.2Tình hình nƣớc thải trong KCN

Tính đến đầu năm 2012, có 283 KCN được cấp phép hoạt động, trong số 256
KCN đã đi vào hoạt động có 156 KCN đã vận hành hệ thống xử lý nước thải. Như
vậy, chỉ mới có khoảng 60% KCN, KCX trên cả nước có hệ thống xử lý nước thải.
Tổng lượng nước thải từ các KCN ước khoảng 1 triệu m3/ngày/đêm (chiếm khoảng
35% tổng lượng nước thải của cả nước)15.
Theo số liệu từ Trung tâm Công nghệ Môi trường – ENTEC, khối lượng mước
thải trong KCN phát sinh tỷ lệ thuận với số lượng, mật độ tập trung và quy mô
KCN, một số khu vực có lượng nước thải trong KCN lớn là vùng KTTĐ Bắc Bộ và
vùng KTTĐ phía Nam. Trong đó, các tỉnh, thành phố có số lượng KCN lớn đều có
lượng nước thải trong KCN phát sinh cao như: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa
Vũng Tàu, Bình Dương, Long An, cụ thể xem Bảng Ƣớc tính tổng lƣợng nƣớc
thải từ các KCN thuộc các tỉnh của 04 vùng Kinh tế trọng điểm (KTTĐ) năm
2009 (Nguồn: Trung tâm Công nghệ Mơi trường – ENTEC, tháng 5/2009)16 (Phụ
lục 2).
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, tốc độ gia tăng trung bình của nước
thải trong KCN thường cao hơn so với tốc độ gia tăng trung bình nước thải tồn
quốc, cụ thể được thể hiện tại Biểu đồ Tỷ lệ gia tăng nước thải từ các KCN và tỷ lệ
gia tăng tổng lượng nước thải từ các lĩnh vực trong toàn quốc (Nguồn: Tổng cục
Môi trường tổng hợp, 2009).
Biểu đồ 2: Tỷ lệ gia tăng nƣớc thải từ các KCN
và tỷ lệ gia tăng tổng lƣợng nƣớc thải từ các lĩnh vực trong tồn quốc
(Nguồn: Tổng cục Mơi trường tổng hợp, 2009)17

15

Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2009 – “Môi trường KCN Việt Nam”
Số liệu ước tính dựa trên hệ số phát thải theo diện tích đất đã sử dụng của các KCN.
17
Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2009 – “Môi trường KCN Việt Nam”, trang 24.
16



13

Qua biểu đồ trên, ta thấy tốc độ gia tăng trung bình của nước thải từ KCN
ngày càng cao hơn so với tốc độ gia tăng trung bình của tổng lượng nước thải tồn
quốc. Hiện tượng này có thể được lý giải bằng việc cấp phép đầu tư, xây dựng, mở
rộng hàng loạt KCN, KCX trong thời gian qua. Song hành cùng với số lượng KCN
được đưa vào hoạt động ngày càng nhiều là số lượng cơ sở sản xuất hoạt động trong
KCN cũng càng tăng. Chính những cơ sở sản xuất này góp phần đáng kể vào việc
gia tăng lượng nước thải trong KCN như tình hình được thể hiện trong biểu đồ trên.
Tình hình nước thải trong KCN hiện đang diễn biến ngày càng phức tạp. Số
lượng và quy mô KCN ngày một mở rộng kéo theo hệ quả là khối lượng nước thải
ngày càng lớn. Bên cạnh đó, sự chun mơn hóa ngành càng cao của các ngành
công nghiệp đồng nghĩa với việc xuất hiện ngày càng nhiều ngành công nghiệp. Với
đặc thù từng ngành công nghiệp khác nhau, tính chất nước thải mà ngành cơng
nghiệp ấy thải ra cũng khác nhau.
Mặt khác, các KCN hiện đang phát triển theo định hướng đa dạng hóa ngành
nghề, thu hút đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất khác nhau. Các cơ sở sản xuất trong
KCN cũng phát thải khối lượng nước thải khác nhau, đặc tính khác nhau trong khi
hệ thống thu gom xử lý nước thải của KCN thường được thiết kế từ khi triển khai
xây dựng KCN. Do đó, trong nhiều trường hợp, hệ thống xử lý nước thải tập trung
không đáp ứng kịp với yêu cầu xử lý nước thải trong KCN. Từ đó dấn đến việc hệ
thống xử lý nước thải tập trung trong KCN gặp khó khăn với những loại nước thải
có một hoặc một số chỉ tiêu chất ô nhiễm cao.
1.1.3.
Quản lý nƣớc thải trong KCN
1.1.3.1Khái niệm



14
Khái niệm quản lý chất thải được lần đầu tiên đề cập đến trong Thơng tư
1590/1997/TTLT-BKHCNMT-BXD, theo đó: “Quản lý chất thải là các hoạt động
nhằm kiểm sốt tồn bộ quá trình từ khâu sản sinh chất thải đến thu gom, vận
chuyển, xử lý (tái sử dụng, tái chế), tiêu huỷ (thiêu đốt, chôn lấp...) chất thải và
giám sát các địa điểm tiêu huỷ chất thải”18.
Khái niệm quản lý chất thải được một lần nữa định nghĩa tại khoản 12 Điều 3
Luật BVMT 2005, cụ thể: “Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận
chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải”.
Nước thải cũng là một loại chất thải, vì vậy, khái niệm quản lý nước thải cũng
có thể trình bày là: “Quản lý nước thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận
chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, thải loại”.
Tuy nhiên, khái niệm trên định nghĩa quản lý nước thải dưới góc độ các hoạt
động theo quy trình từ phân loại, thu gom đến xử lý, thải loại, thiên về mặt kỹ thuật
mà chưa đề cập đến khía cạnh quản lý hoạt động quản lý nước thải của các cơ quan
có thẩm quyền.
Hoạt động quản lý nước thải trong KCN thuộc nội hàm của hoạt động BVMT
trong KCN. Điều 4 Thông tư 08/2009/TT-BTNMT về quản lý và BVMT trong
KKT, KCN, KCNC, CCN được sửa đổi bổ sung bằng Thông tư 48/2011/TTBTNMT (sau đây gọi là “Thông tư 08”) quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ
chức trong công tác quản lý và BVMT trong KCN mà quản lý nước thải trong KCN
là một nội dung quan trọng trong trách nhiệm ấy, cụ thể:
Một là, Ban Quản lý các KCN (sau đây gọi là “BQL KCN”) là tổ chức chịu
trách nhiệm quản lý công tác bảo vệ môi trường KCN theo chức năng, nhiệm vụ
được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện;
Hai là, chủ đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN (sau
đây gọi là “chủ đầu tư”) phải có bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường theo
quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
Ba là, chủ các cơ sở SXKD trong KCN phải bố trí cán bộ theo dõi công tác
bảo vệ môi trường của cơ sở; chịu trách nhiệm quản lý môi trường trong phạm vi cơ
sở SXKD.

Ngoài ra, trong các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành quy định chức
năng, nhiệm vụ của Bộ TNMT và Cục Cảnh sát phịng chống tội phạm về mơi
trường (sau đây gọi là “CSMT”)cũng quy định trách nhiệm quản lý và BVMT nói
chung và quản lý nước thải trong KCN nói riêng của cơ quan quản lý nhà nước về
TNMT và cơ quan CSMT.
Như vậy, khái niệm quản lý nước thải trong KCN được tìm hiểu dưới 02 khía
cạnh đó là: hoạt động quản lý nhà nước về vấn đề quản lý nước thải trong KCN của
các cơ quan quản lý có thẩm quyền; và hoạt động quản lý nước thải trong KCN của
18

Nguyễn Văn Phương (2003), Chất thải và quy định về quản lý chất thải, Tạp chí Luật học số 4/2003.


15
tổ chức kinh doanh dịch vụ hạ tầng KCN bao gồm các hoạt động thu gom, vận
chuyển, xử lý, …
Thứ nhất, hoạt động quản lý nhà nƣớc về quản lý nƣớc thải trong KCN
Hiện nay, trách nhiệm quản lý nhà nước về quản lý nước thải trong KCN được
giao cho 03 cơ quan, cụ thể: (i) cơ quan quản lý nhà nước về TNMT (Bộ TNMT, Sở
TNMT, Phòng TNMT), (ii) cơ quan Cảnh sát môi trường và (iii) Ban quản lý các
KCN.
Một là, cơ quan quản lý nhà nước về TNMT: được phân theo phạm vi và đơn
vị hành chính mà mình quản lý, cụ thể: Bộ TNMT quản lý chung trong cả nước, Sở
TNMT quản lý trong phạm vi cấp tỉnh, Phòng TNMT quản lý trong phạm vi cấp
huyện. Trong hoạt động quản lý nhà nước về quản lý nước thải trong KCN, cơ quan
này có trách nhiệm: hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật
liên quan; chỉ đạo và điều phối việc tổ chức điều tra, xác định khu vực bị ô nhiễm
môi trường trên địa bàn; hướng dẫn việc xác định thiệt hại và việc tổ chức khắc
phục ơ nhiễm, suy thối, cải thiện chất lượng môi trường; kiểm tra, đánh giá và
thẩm định thiết bị, cơng trình xử lý nước thải trước khi đưa vào hoạt động; …19

Hai là, cơ quan CSMT: được thành lập ngày 29/11/2006 theo Quyết định số
1899/2006/QĐ-BCA có trách nhiệm phịng ngừa, phát hiện, đấu trangh chống tội
phạm và các vi phạm khác về mơi trường nói chung và về quản lý nước thải trong
KCN nói riêng.
Ba là, BQL KCN: Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 08/2009/TT-BTNMT đã
được sửa đổi bổ sung thì BQL KCN là tổ chức chịu trách nhiệm quản lý công tác
BVMT trong KCN theo chức năng, nhiệm vụ được cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền giao thực hiện, trong đó có hoạt động quản lý nhà nước về quản lý nước
thải trong KCN. Hoạt động quản lý nhà nước về quản lý nước thải trong KCN của
BQL KCN được thể hiện ở các khía cạnh sau: BQL KCN là cơ quan có thẩm quyền
tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đối
với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của UBND cấp tỉnh trong KCN20 mà
phương án quản lý nước thải là một nội dung quan trọng trong ĐTM; phối hợp với
cơ quan quản lý nhà nước về môi trường trong công tác thanh tra, kiểm tra hoạt
động quản lý và BVMT trong KCN với chung và quản lý nước thải trong KCN nói
riêng.
Thứ hai, hoạt động quản lý nƣớc thải trong KCN
Khác với hoạt động quản lý nhà nước về quản lý nước thải trong KCN đã trình
bày ở trên, hoạt động quản lý nước thải trong KCN được trình bày ở phần này bap
19

Khoản 8 Điều 2 Nghị định 25/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy
của Bộ TNMT và các văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của các Cục, Tổng
cục, Vụ trực thuộc Bộ TNMT do Bộ TNMT ban hành và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy
của các Sở TNMT do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành.
20
Điểm h khoản 1 Điều 37 Nghị định 29/2008/NĐ-CP, tlđd.


16

gồm các hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế,
xử lý, thải loại và tác động trực tiếp đến nước thải trong KCN. Theo đo, hoạt động
quản lý nước thải trong KCN bao gồm các hoạt động:
Như vậy, hoạt động quản lý nước thải trong KCN bao gồm các hoạt động sau:
- Phân loại: là hoạt động phân loại tại nguồn thải (các nhà máy, xí nghiệp, cơ
sở sản xuất, … có phát sinh nước thải). Tùy theo tính chất, mước độ
nguy hại của nước thải mà có phương án thu gom, xử lý cho phù hợp.
Hiện nay, theo quy định của phần lớn các KCN thì cơ sở sản xuất trong
KCN phải có hệ thống xử lý nước thải nội bộ nhằm xử lý bước đầu
lượng nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của đơn vị mình đạt một
tiêu chuẩn nhất định (thường là cột B trong hệ thống tiêu chuẩn nước
thải) sau đó mới được thải vào hệ thống thu gom nước thải tập trung của
KCN.
- Thu gom: là hoạt động tiếp nhận nước thải từ các cơ sở sản xuất trong KCN
vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN.
- Vận chuyển: sau khi nước thải được thu gom sẽ được chuyển về nhà máy xử
lý nước thải tập trung thông qua hệ thống máy bơn và đường ống.
- Giảm thiểu: là hoạt động nhằm giảm hoạt tính của các chất nguy hại trong
nước thải. Hoạt động này có thể được tiến hành tại các bể chứa tập trung
bằng phương pháp hóa học (sử dụng hóa chất), biện pháp sinh học (sử
dụng vi sinh vật, vi khuẩn, tảo) hoặc phương pháp vật lý (sử dụng màn
lọc, bể lắng, dàn mưa).
- Tái sử dụng: nước thải từ hoạt động làm nguội, nước máy lạnh, nước mưa
chảy tràn, … thường có hàm lượng các chất nguy hại thấp, đạt tiêu chuẩn
nhất định sẽ được thu gom và tái sử dụng phục vụ nhu cầu tưới tiêu cây
xanh cảnh quan, rửa sàn nhà xưởng, … mà không cần qua bước xử lý.
- Tái chế: nước thải sau khi được xử lý đạt tiêu chuẩn nhất định sẽ được sử
dụng phục vụ một số nhu cầu như tưới tiêu, làm nguội, …
- Xử lý: là hoạt động dựa trên các phản ứng học, các quá trình sinh học hoặc
vật lý làm biến đổi tính chất nước thải, loại bỏ hoặc giảm thiểu các đặc

tính nguy hại đảm bảo đạt một tiêu chuẩn nhất định.
- Thải loại: sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn nhất định về nước thải, nước thải sẽ
được thải loại ra môi trường.
Các hoạt động trên được thực hiện theo quy trình, các bước được tiến hành
tuần tự gọi là quy trình quản lý nước thải trong KCN.


17
Xét về mặt chủ thể có trách nhiệm quản lý nước thải trong KCN thì cả chủ đầu
tư lẫn cơ sở SXKD trong KCN đều phải có trách nhiệm quản lý nước thải trong
KCN, cụ thể: Chủ đầu tư có trách nhiệm đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải
tập trung theo Báo cáo ĐTM đã được phê duyệt; đảm bảo vận hành hiệu quả hệ
thống này trong suốt quá trình kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN; và cơ sở SXKD
trong KCN có trách nhiệm đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho cơ sở sản
xuất kinh doanh của mình đạt tiêu chuẩn thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung
của KCN và vận hành hiệu quả hệ thống trong suốt quá trính sản xuất kinh doanh
trong KCN.
1.1.3.2Mơ hình quản lý nƣớc thải trong KCN
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người ngày càng quản lý
hiệu quả hơn chất thải nói chung và nước thải nói riêng, đặc biệt là quản lý nước
thải trong KCN. Nếu như trước đây, nước thải từ hoạt động sản xuất và các hoạt
động khác trong KCN chỉ được thu gom và loại thải thông qua hệ thống cống rãnh
lộ thiên mà không hề trải qua một quy trình xử lý nào thì đến nay, Chính phủ đã ban
hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các quy định bắt buộc chủ
đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN cũng như các cơ sở sản xuất kinh doanh trong
KCN phải tn thủ.
Hiện có 02 mơ hình quản lý nước thải trong KCN mà các KCN được phép áp
dụng tại Việt Nam, đó là (i) mơ hình quản lý nước thải khép kín cho tồn bộ KCN
và (ii) mơ hình kết hợp quản lý nước thải khép kín và miễn trừ đấu nối cho một số
đối tượng, cụ thể:

Một là, mơ hình quản lý chất thải khép kín: Hiện nay, hầu hết các KCN đều áp
dụng mơ hình này, cụ thể: nước thải từ hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt
động khác của cơ sở sản xuất kinh doanh được đưa về nhà máy xử lý nước thải nội
bộ của cơ sở sản xuất. Tại đây, nước thải được xử lý sơ bộ để đạt tiêu chuẩn nhất
định do KCN quy định. Khi đã đạt được tiêu chuẩn chung của KCN, nước thải được
thải vào hệ thống thu gom nước thải tập trung của KCN và được vận chuyển về nhà
máy xử lý nước thải tập trung của KCN. Tại đây, nước thải được xử lý thêm một lần
nữa để đạt tiêu chuẩn thải loại ra môi trường theo cam kết trong Báo cáo ĐTM của
KCN. Sau khi đã đạt tiêu chuẩn theo quy định, nước thải được thải loại ra môi
trường thông qua hệ thống cống xả ra các sơng, ngịi, kênh, rạch bên cạnh KCN.
Song song với q trình đó, nước thải sau xử lý nếu đạt tiêu chuẩn nhất định sẽ
được tái sử dụng vào các mục đích như rửa sàn, làm nguội, tưới tiêu cây xanh cảnh
quan.
Sơ đồ 1.1: Quản lý nƣớc thải trong KCN theo quy trình khép kín


×