Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

pháp luật về tổ chức quản lý trường đại học tư thục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN XUÂN TÀI

PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC, QUẢN LÝ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TƢ THỤC

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGHÀNH LUẬT KINH TẾ
ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC, QUẢN LÝ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TƢ THỤC

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Định hƣớng nghiên cứu
Mã số chuyên ngành: 60380102

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Xuân Hải
Học viên: Nguyễn Xuân Tài
Lớp: Cao học luật kinh tế, khóa 27

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan những ý tưởng, nội dung đã trình bày trong bản Luận
văn này là những kiến thức của bản thân tác giả thu lượm được trong quá trình học
tập, tham khảo, nghiên cứu tài liệu; là kết quả của sự phân tích, tổng hợp thực tiễn
dưới sự hướng dẫn, gợi ý của PGS.TS. Bùi Xuân Hải. Những nội dung của tác giả
khác đã được trích dẫn, ghi chú theo đúng quy định.
Ngƣời cam đoan

Nguyễn Xuân Tài


DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Từ đƣợc viết tắt

BGDĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

ĐHCL

Đại học công lập

ĐHTT

Đại học tư thục

GDĐH


Giáo dục đại học


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC,
QUẢN LÝ TRƢỜNG ĐẠI HỌC TƢ THỤC......................................................... 6
1.1. Khái niệm, đặc điểm của trƣờng đại học tƣ thục và phân loại trƣờng đại
học tƣ thục ............................................................................................................ 6
1.1.1. Khái niệm trường đại học tư thục ............................................................. 6
1.1.2. Đặc điểm của trường đại học tư thục...................................................... 10
1.1.3. Phân loại trường đại học tư thục ............................................................. 14
1.2. Cấu trúc và đặc điểm của pháp luật về tổ chức, quản lý trƣờng đại học
tƣ thục ................................................................................................................. 18
1.2.1. Cấu trúc pháp luật về tổ chức, quản lý trường đại học tư thục ............... 18
1.2.2. Đặc điểm của pháp luật về tổ chức, quản lý trường đại học tư thục ....... 19
1.3. Vai trò của pháp luật về tổ chức quản lý trƣờng đại học tƣ thục ............ 20
Kết luận chƣơng 1 ................................................................................................. 24
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC,
QUẢN LÝ TRƢỜNG ĐẠI HỌC TƢ THỤC VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
................................................................................................................................ 25
2.1. Quy định pháp luật về Hội đồng trƣờng ................................................... 25
2.1.1. Thành phần của Hội đồng trường ........................................................... 25
2.1.2. Trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng trường .................................... 33
2.1.3. Tiêu chuẩn và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng trường ........................ 36
2.2. Quy định pháp luật về Hiệu trƣởng ........................................................... 42
2.2.1. Tiêu chuẩn Hiệu trưởng .......................................................................... 43
2.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng ................................................ 49
2.3. Quy định pháp luật về các cơ quan khác trong cơ cấu tổ chức, quản lý

của trƣờng đại học tƣ thục ................................................................................ 51


2.3.1. Hội đồng khoa học và đào tạo ................................................................ 51
2.3.2. Khoa, phòng chức năng, thư viện, tổ chức khoa học và công nghệ, tổ
chức phục vụ đào tạo khác ............................................................................... 54
2.3.3. Trường, phân hiệu, viện nghiên cứu, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở
kinh doanh và đơn vị khác ................................................................................ 56
Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................. 59
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8
(khóa XI) đã đề ra mục tiêu đối với giáo dục đại học (GDĐH): (1) Tập trung đào
tạo nhân lực tr nh độ cao, i dư ng nhân tài phát triển phẩm chất và năng lực tự
học tự làm giàu tri thức s ng tạo của người học; (2) Hoàn thiện mạng lưới c c cơ
sở GDĐH cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát
triển nhân lực quốc gia; (3) Đa dạng hóa các loại hình cơ sở đào tạo phù hợp với
nhu c u phát triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề. Theo đó Nghị quyết số
29-NQ/TW đã đề ra các nhiệm vụ cho GDĐH như: (1) Quy hoạch lại mạng lưới
cơ sở GDĐH gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quy hoạch ph t triển
ngu n nhân lực; (2) Thống nhất tên gọi c c tr nh độ đào tạo chuẩn đ u ra; (3)
Hồn thiện mơ hình đại học quốc gia, đại học vùng; (4) Đẩ mạnh xã hội hóa,
trước hết đối với giáo dục nghề nghiệp và GDĐH; Tăng tỉ lệ trường ngồi cơng
lập đối với GDĐH; (4) Đổi mới căn bản công tác quản lý GDĐH ảo đảm dân
chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở GDĐH;

coi trọng quản lý chất lượng.
Do vậy, c n thiết phải đổi mới hệ thống quản lý Giáo dục đại học, với những
nhiệm vụ chính là: (1) Mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả của tự chủ GDĐH
trên các phương diện: Hoạt động chuyên môn, tổ chức và nhân sự, tài chính và tài
sản; (2) Nâng cao năng lực quản trị của các cơ sở GDĐH; (3) Đổi mới quản lý đào
tạo để đảm bảo chất lượng, hiệu quả và tiệm cận với các chuẩn quốc tế; (4) Nâng
cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với GDĐH trên cơ sở sắp xếp lại hệ
thống các cơ sở GDĐH hồn thiện cơ chế tài chính đối với GDĐH… Trong đó
trọng tâm nâng cao hiệu quả của tự chủ đại học và nâng cao năng lực quản trị của
các cơ sở GDĐH.
Luật GDĐH ban hành năm 2012 là luật chuyên ngành đ u tiên của lĩnh vực
GDĐH đã đ p ứng kịp thời việc thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng để
phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Trong đó
Luật GDĐH cũng đã có những quy định liên quan đến công tác tổ chức, quản lý
trường đại học tư thục (ĐHTT). Các quy định này đã được áp dụng trên thực tế và
mang lại những hiệu quả nhất định.


2
Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai thực hiện, Luật GDĐH đã d n bộc lộ
một số hạn chế, bất cập trước yêu c u mới của thực tiễn tổ chức và hoạt động
GDĐH trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế ngày càng sâu
rộng. Đặc biệt, các quy định về tổ chức, quản lý trường đại học tư thục sau quá trình
áp dụng trên thực tế đã phát sinh nhiều hạn chế, không đ p ứng được thực tiễn công
tác tổ chức, quản lý trường ĐHTT.
Trên cơ sở đó ngày 19 tháng 11 năm 2018, Quốc hội đã thông qua Dự thảo
Luật sửa đổi ổ sung một số điều Luật Giáo dục đại học có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 01 tháng 7 năm 2019. Theo đó cơ cấu tổ chức quản lý trường ĐHTT đã có
những sự thay đổi cơ ản.
Việc nghiên cứu đ nh giá quy định pháp luật về tổ chức quản lý trường

ĐHTT là c n thiết nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật nâng cao hiệu
quả áp dụng pháp luật. Đ ng thời trên cơ sở lý luận và phân tích thực tiễn áp dụng
pháp luật tại Việt Nam và một số nước trên thế giới xây dựng được mơ hình tổ
chức quản lý trường ĐHTT phù hợp với yêu c u phát triển của nền GDĐH. Bên
cạnh đó việc hồn thiện quy định pháp luật và xây dựng được mơ hình tổ chức
quản lý trường ĐHTT phù hợp sẽ góp ph n nâng cao hiệu quả hoạt động của trường
ĐHTT tạo động lực phát triển nền giáo dục. Vì vậ việc nghiên cứu đề tài “ph p
luật về tổ chức quản lý trường đại học tư thục” là vô cùng c n thiết.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề pháp luật về tổ chức quản lý trường ĐHTT chưa có nhiều cơng trình
nghiên cứu chun sâu. Các cơng trình nghiên cứu chủ ếu đi sâu phân tích vấn đề
quản trị hoặc pháp luật giáo dục đại học. Trong khi đó vấn đề pháp luật về tổ chức
quản lý trường đại học tư thục chưa được nghiên cứu một cách toàn diện chuyên sâu
hoặc nếu có nghiên cứu cũng chỉ nghiên cứu một cách sơ sài và là một ộ phận của
đề tài chính chứ khơng được nghiên cứu với tư cách là một đề tài nghiên cứu độc lập.
Trong các đề tài nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực giáo dục đại học có thể kể
đến các cơng trình nghiên cứu sau đâ :
Ngu ễn Ngọc Tuấn (2011), Pháp luật về giáo dục đại học Luận văn thạc sĩ
luật học Trường Đại học Luật TP.HCM: Đề tài nghiên cứu về lịch sử phát triển của
giáo dục đại học Việt Nam; Nội dung cơ ản của pháp luật về giáo dục đại học;
Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về giáo dục đại học ở một số quốc gia. Các vấn


3
đề nghiên cứu của đề tài cung cấp cho tác giả cơ sở lý luận về lịch sử của giáo dục
đại học tại Việt Nam và kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc điều chỉnh các
hoạt động giáo dục đại học.
Mai H ng Quỳ (2011), Qu ền được hưởng giáo dục và cơ sở lý luận thực tiễn
của Luật Giáo dục đại học Việt Nam, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Trường
Đại học Luật TP.HCM: Đề tài nghiên cứu chuyên sâu về thực trạng giáo dục đại học

Việt Nam, quan điểm về mơ hình giáo dục đại học Việt Nam và những đề xuất cho
dự thảo Luật Giáo dục đại học Việt Nam. Thời điểm nghiên cứu Luật Giáo dục đại
học 2012 đang trong giai đoạn góp ý để trình Quốc hội thơng qua. Những kiến nghị
của nhóm tác giả (Mai H ng Quỳ chủ nhiệm đề tài) gợi mở cho tác giả một số
phương hướng hoàn thiện pháp luật về tổ chức quản lý trường ĐHTT.
Lê Thị Kim Dung (2012), Hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học ở Việt
Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội: Luận
án trình bày cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học; Nêu và
phân tích thực trạng giáo dục đại học và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện. Cơ sở lý
luận và những kiến nghị của luận án giúp tác giả hoàn thiện cơ sở lý luận của đề tài
và gợi mở phương hướng hoàn thiện pháp luật.
Đặng Thị Minh (2014), Chính sách phát triển trường đại học tư thục ở Việt
Nam, Luận án tiến sĩ quản lý hành chính cơng, Học viện tài chính: Luận án trình
bày cơ sở lý luận của chính sách phát triển trường đại học tư thục. Trong đó luận án
có nêu kinh nghiệm một số quốc gia về chính sách phát triển trường ĐHTT. Tác giả
có thể tham khảo khái niệm trường ĐHTT do luận án đưa ra và phân tích. Về mặt
pháp lý, luận án chỉ dừng lại ở việc nêu và kiến nghị chính sách chứ chưa đưa ra các
kiến nghị pháp lý cụ thể.
Ngồi ra, có các cơng trình nghiên cứu về quản trị có thể kể đến tác giả
Ngu ễn Thị Liên Diệp (2006), Quản trị học sách chuyên khảo Nhà xuất ản Thống
Kê; Tác giả Ngu ễn Khoa Khôi – Đ ng Thị Thanh Phương (2006), Quản trị học
sách chuyên khảo Nhà xuất ản Lao động – Xã hội. Các cơng trình nghiên cứu trên
cung cấp cho tác giả cơ sở lý luận liên quan đến khái niệm quản trị. Các cơng trình
nghiên cứu nêu trên khơng phải là cơng trình nghiên cứu pháp luật.
Qua tìm hiểu tình hình nghiên cứu của đề tài, tác giả nhận thấ thiếu vắng các
nghiên cứu chuyên sâu về các quy định liên quan đến tổ chức, quản lý trường đại


4
học tư thục. Vì vậy, tác giả cho rằng, nghiên cứu pháp luật về tổ chức, quản lý

trường ĐHTT là rất c n thiết và mang tính thời sự.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích, đ nh giá thực trạng quy định
pháp luật về tổ chức, quản lý trường đại học tư thục và thực tiễn áp dụng để từ đó
ph t hiện những ất cập và đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện lĩnh vực pháp
luật này.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tƣợng nghiên cứu: Đề tài có c c đối tượng nghiên cứu cụ thể như sau:
Thứ nhất đề tài nghiên cứu c c vấn đề lý luận chung về tổ chức quản lý
trường ĐHTT.
Thứ hai đề tài nghiên cứu mô h nh tổ chức quản lý trường ĐHTT theo qu
định của ph p luật Việt Nam.
Thứ a đề tài nghiên cứu thực tiễn p dụng ph p luật về tổ chức quản lý
trường ĐHTT.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề cụ thể như sau:
Thứ nhất đề tài chỉ nghiên cứu c c qu định ph t luật về tổ chức quản lý
trường ĐHTT không nghiên cứu tất cả c c qu định về trường ĐHTT của Luật
Gi o dục Luật Gi o dục đại học.
Thứ hai đề tài chỉ nghiên cứu qu định xử phạt hành chính liên quan đến tổ
chức quản lý trường ĐHTT không nghiên cứu tất cả c c qu định xử phạt hành
chính trong lĩnh vực gi o dục.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Trong Chương I Luận văn sử dụng phương pháp phân tích và phương pháp so
sánh luật học để làm rõ đặc điểm pháp lý của mơ hình tổ chức quản lý trường ĐHTT.
Trong Chương II Luận văn sử dụng phương pháp phân tích để phân tích qu
định ph p luật. Trong chương II Luận văn còn sử dụng phương ph p so s nh để so
s nh đối chiếu c c qu định ph p luật hiện hành với c c qu định đã hết hiệu lực
qu định giữa trường ĐHTT với trường ĐHCL.



5
Bên cạnh đó trong Chương II Luận văn sử dụng phân tích tình huống pháp
lý để làm rõ thực tiễn áp dụng pháp luật về tổ chức quản lý trường ĐHTT. Đ ng
thời trong Chương II Luận văn dùng phương pháp tổng hợp kết hợp giữa lý luận
và thực tiễn để đưa ra các kiến nghị cụ thể hoàn thiện pháp luật về tổ chức quản
lý trường ĐHTT.
Ngoài ra, trong Chương I và Chương II, tác giả sử dụng phương ph p su
luận qu nạp để đưa ra c c kết luận của Luận văn.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài ph n mở đ u, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
nghiên cứu chủ yếu của Luận văn được chia thành 02 chương như sau:
Chƣơng 1. Những vấn đề lý luận của pháp luật về tổ chức, quản lý trường
đại học tư thục
Chƣơng 2. Thực trạng quy định pháp luật về tổ chức, quản lý trường đại học
tư thục và kiến nghị hoàn thiện


6
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ
TỔ CHỨC, QUẢN LÝ TRƢỜNG ĐẠI HỌC TƢ THỤC
1.1. Khái niệm, đặc điểm của trƣờng đại học tƣ thục và phân loại trƣờng
đại học tƣ thục
1.1.1. Khái niệm trường đại học tư thục
Trong hơn ba thập niên qua, giáo dục đại học thế giới có nhiều biến đổi mạnh
mẽ, trong đó có xu thế biến đổi quan trọng nhất là đại chúng hóa giáo dục đại học.
Nhu c u học đại học của người dân ngày càng cao, số sinh viên đại học trên thế giới
tăng nhanh, đặc biệt ở một số nước đang phát triển. Trong bối cảnh đó ngân sách
Nhà nước không đủ khả năng tiếp tục bao cấp cho giáo dục đại học mà sự phát triển
giáo dục đại học phải d n d n dựa vào khu vực tư nhân nhiều hơn nên việc huy

động các ngu n kinh phí ngồi Nhà nước cho giáo dục đại học trở thành chủ trương
phổ biến của nhiều quốc gia trên thế giới, việc tham gia của tư nhân vào giáo dục
đại học đã phản ánh xu hướng đó.
Đối với Việt Nam, sự phát triển hệ thống trường ĐHTT là rất c n thiết, phù
hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới và chủ trương xã hội hóa, đổi mới
giáo dục của Đảng và Nhà nước, đ p ứng nhu c u học tập ngày càng cao của nhân
dân và yêu c u phát triển đất nước. Theo đó hệ thống pháp luật giáo dục ĐHTT
cũng bắt đ u hình thành nhằm điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh tương ứng. Cùng
với sự thay đổi, phát triển của hệ thống pháp luật giáo dục ĐHTT khái niệm trường
ĐHTT cũng có sự thay đổi khác nhau.
Luật Giáo dục 1998 khơng định nghĩa trường ĐHTT là gì. Khái niệm cơ sở
giáo dục tư thục được hướng dẫn cụ thể tại điểm d, khoản 1, Điều 13, Nghị định
43/2000/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục. Theo đó cơ sở giáo dục tư thục
là cơ sở giáo dục do cá nhân hay một nhóm cá nhân xin phép thành lập và tự đ u tư.
Cơ sở giáo dục tư thục là một trong 04 loại hình giáo dục, bao g m cơ sở giáo dục
công lập, cơ sở giáo dục dân lập, cơ sở giáo dục bán công và cơ sở giáo dục tư
thục1. Cơ sở giáo dục dân lập và cơ sở giáo dục tư thục hoạt động trên cơ sở vốn

1

Khoản 1 Điều 44 Luật Giáo dục 1998


7
ngoài ngân sách Nhà nước. Sự khác nhau cơ bản giữa cơ sở giáo dục dân lập với cơ
sở giáo dục tư thục là chủ thể thành lập. Chủ thể lập lập cơ sở giáo dục tư thục chỉ
có thể là cá nhân hoặc nhóm cá nhân cùng góp vốn còn chủ thể thành lập cơ sở giáo
dục dân lập là các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp, kinh tế.
Cơ sở giáo dục tư thục theo Luật Giáo dục năm 1998 là loại hình giáo dục

bao g m các trường từ giáo dục m m non đến giáo dục đại học và sau đại học.
Trường ĐHTT được xác định là một bộ phận của cơ sở giáo dục tư thục. Căn cứ để
xác định trường ĐHTT trong cơ sở giáo dục tư thục là trình độ đào tạo cao đẳng,
đại học và/hoặc sau đại học. Như vậy, muốn xác định một trường có phải là trường
ĐHTT hay không phải căn cứ vào 02 yếu tố như sau:
Thứ nhất, trình độ đào tạo của cơ sở giáo dục đó là trình độ đào tạo từ cao
đẳng trở lên, bao g m trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học. Điều đ ng lưu ý là
trong 03 trình độ đào tạo nêu trên bắt buộc phải có trình độ đào tạo đại học. Trường
hợp trường chỉ đào tạo trình độ cao đẳng là loại hình trường cao đẳng. Trường hợp
trường chỉ đào tạo trình độ sau đại học là loại hình học viện, viện nghiên cứu có
chức năng đào tạo sau đại học.
Thứ hai, chủ thể thành lập là cá nhân hoặc nhóm cá nhân.
Từ phân tích nêu trên, có thể đưa ra khái niệm trường ĐHTT theo Luật Giáo
dục 1998 như sau: Trường đại học tư thục là trường đại học do cá nhân hoặc nhóm
cá nhân tự bỏ vốn thành lập.
Luật Giáo dục 2005 thay thế Luật Giáo dục 1998 đã bỏ loại hình giáo dục
bán công2. Như vậy, theo Luật Giáo dục 2005, hệ thống giáo dục quốc dân có 03
loại hình trường là trường công lập, trường dân lập và trường tư thục. Loại hình
trường cơng lập theo Luật Giáo dục 2005 giống với cơ sở giáo dục công lập theo
Luật Giáo dục 1998. Trong khi đó định nghĩa trường dân lập và tư thục theo Luật
Giáo dục 2005 khác về cơ bản so với Luật Giáo dục 1998. Theo điểm c, khoản 1,
điều 48, Luật Giáo dục 2005, chủ thể thành lập trường tư thục không giới hạn chỉ
là cá nhân hoặc nhóm cá nhân mà mở rộng đối tượng là tổ chức xã hội, tổ chức xã
hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân. Như vậy, chủ thể thành lập
trường tư thục trong Luật Giáo dục 2005 đã bao g m cả chủ thể thành lập trường
dân lập trong Luật Giáo dục 1998.
2

Khoản 1 Điều 48, Luật Giáo dục 2005



8
Có thể nhận thấy rằng, cả Luật Giáo dục 1998 và Luật Giáo dục 2005 đều
chưa có khái niệm riêng về trường ĐHTT mà chỉ đưa ra khái niệm mang tính bao
quát hơn là “trường tư thục”. Muốn xác định trường ĐHTT phải suy ra từ khái niệm
chung là trường tư thục.
Luật Giáo dục đại học 2012 ra đời đã khắc phục được tình trạng nêu trên. Từ
quy định của Luật Giáo dục 2005, Luật Giáo dục đại học 2012 đã định nghĩa trường
ĐHTT tại khoản 2, điều 7 như sau: Trường đại học tư thục là trường đại học thuộc
sở hữu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá
nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất. Như vậy, Luật Giáo dục đại học 2012 đã có
định nghĩa riêng về trường ĐHTT. Đâ là một cơ sở pháp lý quan trọng làm nền
tảng cho việc nghiên cứu trường ĐHTT. Trên cơ sở đó tác giả Đặng Thị Minh đã
đưa ra khái niệm trường ĐHTT như sau:
Trường ĐHTT là cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân
thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn
ngồi ngân sách nhà nước; hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện góp vốn, tự chủ về
tài chính và các hoạt động đào tạo theo quy định của pháp luật; tự cân đối thu chi,
thực hiện các quy định về chế độ kế toán, thống kê và thực hiện nghĩa vụ với ngân
sách nhà nước3.
Theo quan điểm của tác giả, định nghĩa trường ĐHTT tại khoản 2, điều 7,
Luật Giáo dục đại học 2012 là đã đ y đủ và thể hiện rõ được bản chất của trường
ĐHTT. Còn khái niệm trường ĐHTT theo quan điểm của tác giả Đặng Thị Minh là
sự diễn giải các đặc điểm của trường ĐHTT. Tuy nhiên, các đặc điểm mà tác giả
Đặng Thị Minh đưa ra để định nghĩa trường ĐHTT chủ yếu tập trung vào cơ chế tài
chính mà chưa nêu bật một số đặc điểm khác của trường ĐHTT. Điều đó dẫn đến
định nghĩa đưa ra chưa khái quát và đ y đủ.
Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục đại học có hiệu lực thi
hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (Sau đâ gọi là Luật Giáo dục đại học sửa đổi

2018) có cách định nghĩa ngắn gọn hơn về trường ĐHTT như sau: Cơ sở giáo dục
đại học tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài đầu tư, bảo đảm điều
kiện hoạt động.
3

Đặng Thị Minh (2014), Chính sách phát triển trường đại học tư thục ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ quản lý
hành chính cơng, Học viện hành chính Quốc gia, tr.38.


9
Như vậy, so với các Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học 2012, Luật Giáo
dục đại học sửa đổi 2018 quy định chủ thể thành lập trường ĐHTT là nhà đ u tư. Sở
dĩ có sự khác biệt này là do Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 đã đưa ra định nghĩa
nhà đ u tư và trao nhiều quyền cho nhà đ u tư đối với trường ĐHTT. Theo đó nhà đ u
tư là tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài đ u tư thành lập cơ sở giáo dục
ĐHTT cơ sở giáo dục ĐHTT hoạt động khơng vì lợi nhuận bằng ngu n vốn ngoài
ngân sách Nhà nước. Nội hàm nhà đ u tư của Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 hẹp
hơn so với khái niệm nhà đ u tư của Luật đ u tư 2014. Nói cách khác, nhà đ u tư của
Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 là trường hợp cụ thể của nhà đ u tư trong Luật
Đ u tư 2014 – hoạt động đ u tư cụ thể là thành lập trường ĐHTT. So với các định
nghĩa tại các Luật Giáo dục và Luật Giáo dục 2012, chủ thể thành lập được khái quát
hơn. Theo quan điểm của tác giả, sự khái quát này là phù hợp. Xét đến cùng, các chủ
thể là tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân/nhóm
cá nhân thực hiện hoạt động bỏ vốn thành lập trường ĐHTT là đang thực hiện hoạt
động đ u tư sinh lợi nên chủ thể thực hiện các hoạt động giáo dục phải được nhìn nhận
với tư cách pháp lý là nhà đ u tư theo Luật Đ u tư.
Điều đ ng lưu ý là Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 đã khẳng định nhà
đ u tư nước ngoài là một chủ thể đ u tư thành lập trường ĐHTT. Trước đâ nhà
đ u tư nước ngoài thành lập trường đại học tại Việt Nam được xác định là trường
đại học 100% vốn đ u tư nước ngồi chứ khơng được xác định là trường ĐHTT. Kể

từ khi Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 có hiệu lực, nhà đ u tư nước ngoài mới
được xác định rõ ràng là một trong những chủ thể thành lập trường ĐHTT.
Khái niệm trường ĐHTT của Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 mang tính
khái quát cao. Để hiểu rõ khái niệm trường ĐHTT nêu trên, c n đối chiếu các khái
niệm trường đại học của Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018. Theo đó trường đại
học là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức
theo quy định của Luật này.4
Tóm lại, khái niệm trường ĐHTT được sử dụng trong Luận văn là kh i niệm
trường ĐHTT theo Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018, cụ thể như sau:
Trường đại học tư thục là cơ sở giáo dục đại học do nhà đầu tư trong nước
hoặc nước ngoài đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách
nhà nước.
4

Khoản 2 Điều 4 Luật Giáo dục đại học 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2018)


10
1.1.2. Đặc điểm của trường đại học tư thục
Trường ĐHTT có một số đặc điểm cụ thể như sau:
Thứ nhất, chức năng chủ yếu và quan trọng nhất của tường ĐHTT là đào tạo
trình độ đại học và sau đại học. Sản phẩm của quá trình đào tạo là ngu n nhân lực
chất lượng cao. Trình độ đào tạo là đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt với các cơ sở
giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đ ng thời, trình độ đào tạo cũng là đặc
điểm cơ bản, xuyên suốt quyết định các nhiệm vụ và hoạt động khác của trường
ĐHTT. Các hoạt động chủ yếu của trường ĐHTT như nghiên cứu khoa học, chuyển
giao công nghệ, hợp tác quốc tế, tuyển dụng giảng viên – cán bộ,... đều là các hoạt
động nhằm mục đích phục vụ cho cơng tác đào tạo trình độ đại học và sau đại học
hiệu quả hơn. Ngược lại, chất lượng đào tạo cao sẽ góp ph n thúc đẩy các hoạt động
nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế và thu hút được đội

ngũ nhân lực chất lượng cao.
Thứ hai, chủ thể thành lập trường ĐHTT là nhà đ u tư. Nhà đ u tư ở đâ có
thể là tổ chức kinh tế, cá nhân hoặc nhiều cá nhân cùng góp vốn, bao g m cả nhà
đ u tư nước ngoài. Nhà đ u tư thành lập trường ĐHTT không phải là cơ quan Nhà
nước. Đâ là một đặc điểm khác biệt cơ bản giữa trường ĐHTT và trường ĐHCL.
Mặc dù chủ thể thành lập trường ĐHTT có sự thay đổi qua thời gian nhưng cơ quan
Nhà nước chưa bao giờ là chủ thể thành lập trường ĐHTT. Ban đ u, chủ thể thành
lập trường ĐHTT là cá nhân hoặc nhóm cá nhân. Sau đó chủ thể thành lập trường
ĐHTT được mở rộng hơn bao g m cả tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp,
tổ chức kinh tế và cá nhân. Cuối cùng, chủ thể thành lập trường ĐHTT được khái
quát đ y đủ là nhà đ u tư. Chính sự khác biệt về chủ thể thành lập dẫn đến các đặc
điểm khác biệt khác giữa trường ĐHTT và trường ĐHCL.
Thứ ba, ngu n vốn thành lập và đảm bảo điều kiện hoạt động của trường
ĐHTT là ngu n vốn ngoài ngân sách Nhà nước. Nếu trường ĐHCL được Nhà nước
đ u tư bỏ vốn thành lập và đảm bảo hoạt động bằng ngân sách Nhà nước thì trường
ĐHTT được các nhà đ u tư tự bỏ vốn thành lập và vận hành. Sự khác biệt này xuất
phát từ chủ thể thành lập trường công lập là cơ quan Nhà nước nên ngu n vốn từ
ngân sách Nhà nước. Trong khi đó các nhà đ u tư không phải là cơ quan Nhà nước,
cũng khơng phải là tổ chức chính trị - xã hội nên ngu n vốn đ u tư không có ngu n
gốc từ ngân sách Nhà nước. Đặc điểm về ngu n vốn ngoài ngân sách nhà nước của


11
trường ĐHTT ở Việt Nam có một số khác biệt so với các trường ĐHTT trên một số
quốc gia. Cụ thể, một số quốc gia, Nhà nước tài trợ khá lớn cho trường ĐHTT
nhưng lại giao cho các đại học cơng lập liên kết hoặc chính Nhà nước kiểm sốt rất
chặt chẽ (số sinh viên được tuyển, mở chương trình mới, lương th y giáo... như ở
Ấn Độ, Nhật, Hàn Quốc...), Ở Nhật Bản, mặc dù là trường tư nhưng các cơ sở
ĐHTT vẫn được Nhà nước tài trợ, sinh viên được vay vốn để trang trải chi phí học
tập theo nguyên tắc học phí cao - tài trợ cao. Hay như Trường Đại học Waseda nổi

tiếng của Nhật, năm 2011 nhận được 14,4% ngân sách tài trợ từ nước Nhật trong
khi thu nhập từ các hoạt động khác như dịch vụ, lệ phí, hiến tặng... là 18,6% và học
phí là 67%. Ở Singapore, giáo dục đại học chỉ có 7 trường cơng lập, cịn lại là hàng
trăm trường ngồi cơng lập nhưng Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho các trường
này. Các trường đại học ngồi cơng lập ở Singapore được Nhà nước hỗ trợ đất xây
dựng cơ sở vật chất, cho vay vốn ưu đãi không đ nh thuế…5 Ở Mỹ, Đại học tư
nhân là dạng trường khơng được sự tài trợ hoặc điều hành bởi chính phủ. Thay vào
đó c c trường này nhận được kinh phí hoạt động chủ yếu từ các tổ chức kinh tế
hoặc cựu sinh viên. Ví dụ, Đại học Sullivan là trường tư và khơng được tài trợ bởi
chính quyền bang Kentucky.6 Bênh cạnh đó việc trích lập quỹ của c c trường
ĐHTT ở Việt Nam cũng có nhiều khác biệt trên thế giới. Cụ thể, pháp luật chỉ nêu
chung chung rằng c c trường ĐHTT phải lập quỹ đ u tư ph t triển và một số quỹ
kh c nhưng lại khơng hướng dẫn cụ thể và cũng khơng có chế tài rõ ràng. Trong khi
đó c c trường ĐHTT ở Đài Loan ắt buộc phải lập các quỹ,7 nếu vi phạm có thể bị
buộc giải thể. Tương tự, Luật Th i Lan qu định chi tiết về tài sản và cách sử dụng
tài sản, về việc lập quỹ và phân phối ngu n thu cho các quỹ.
Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, sự khác nhau cơ bản giữa trường ĐHTT
với trường ĐHCL là ngu n gốc vốn bảo đảm hoạt động của trường. Điều này khác
biệt so với nhiều nước trên thế giới. Cụ thể, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
(OECD) đã đưa ra nhận định về sự khác biệt giữa trường công và trường tư cụ thể:
- Trường cơng là trường “được kiểm sốt và quản lý trực tiếp ởi chính
qu ền hoặc một cơ quan phụ trách giáo dục công, hoặc trực tiếp ởi một cơ quan
5

Đặng Thị Minh (2014) tlđd (3) tr.76
ELS Đại học Mỹ và c c cơ sở giáo dục bậc cao khác ở
Mỹ, truy câp ngày 15/07/2020
7
Phạm Thị L “Kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về đại học tư thục”,
truy cập ngày 17/04/2019

6


12
của Chính phủ hoặc ởi một tổ chức lãnh đạo (hội đ ng ban...) mà ph n lớn các
thành viên của tổ chức đó được Nhà nước ổ nhiệm hoặc được cán ộ quản lý, giáo
viên, nhân viên của nhà trường tín nhiệm bình u ra.
- Trường tư là trường “được kiểm soát và quản lý ởi một tổ chức phi chính
phủ (ví dụ như cơng ty hoặc doanh nghiệp) mà ở đó ph n lớn các thành viên của
ban lãnh đạo do các tổ chức tư ổ nhiệm”. Như vậ theo OECD, sự khác iệt giữa
trường công và trường tư là chủ thể quản lý và cơ chế quản lý khác nhau; từ đó dẫn
đến cơ chế hình thành đội ngũ quản lý khác nhau.8
Thứ tư, do ngu n vốn khác nhau, nên mục đích và sứ mạng của trường
ĐHTT và trường đại học công lập cũng khác nhau. Trường ĐHTT thực hiện cung
ứng một dịch vụ để tìm kiếm lợi nhuận (đối với trường vì lợi nhuận) hoặc để thực
hiện một sứ mạng phục vụ xã hội theo cách thức mà những người sáng lập mong
muốn (đối với trường hoạt động khơng vì lợi nhuận). Cả hai đều hoạt động theo cơ
chế thị trường và chịu sự điều chỉnh theo quy luật cung c u của thị trường. Trường
ĐHCL thực hiện những nhiệm vụ mà Nhà nước giao cho, tức là bổ sung cho những
khiếm khuyết của thị trường, để bảo đảm lợi ích trước mắt cũng như lâu dài của
toàn xã hội. Lợi nhuận của trường ĐHCL nếu có, bắt buộc được đ u tư trở lại cho
sự phát triển của nhà trường theo các quy định cụ thể của Nhà nước. Lợi nhuận của
trường ĐHTT được phép phân phối cho cổ đông và nhà đ u tư theo quy định của
Luật thuế, Luật Doanh nghiệp. Xét ở khía cạnh này, trường ĐHTT có nét tương
đ ng với doanh nghiệp bình thường. Điều này lý giải vì sao có nhiều doanh nghiệp
sở hữu trường ĐHTT. Tuy nhiên, so với doanh nghiệp bình thường, nhà đ u tư
khơng được phân chia toàn bộ ph n thu nhập mà phải trích ph n thu nhập để thiết
lập quỹ đ u tư phát triển và các quỹ khác của nhà trường9.
Thứ năm, chủ thể quản lý trường ĐHTT phải đ p ứng các điều kiện về học
hàm, học vị và kinh nghiệm quản lý. Đâ là điểm quan trọng trong việc tổ chức,

quản lý trường ĐHTT. Theo đó các chức danh quản lý như Hiệu trưởng, Hiệu phó,
Trưởng các đơn vị phải đ p ứng điều kiện về học hàm, học vị và/hoặc kinh nghiệm
quản lý. Đối với doanh nghiệp, quy định điều kiện chuyên môn chỉ áp dụng với
người đứng đ u của doanh nghiệp, các vị trí khác của doanh nghiệp do chính doanh
8

Thái Vân Hà, Phát triển trường đại học tư thục ở Việt Nam, thực trạng và kiến nghị,
truy cập ngày 25/09/2019
9
Khoản 2 Điều 101, Luật Giáo dục 2019


13
nghiệp quy định phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Tuy nhiên, đối với trường
ĐHTT điều kiện về chuyên môn điều chỉnh nhiều cấp độ và phân cấp đến bộ môn.
Đặc thù này xuất phát từ một trong những chức năng quan trọng nhất của trường
ĐHTT là đào tạo trình độ đại học và sau đại học. Công tác đào tạo bắt buộc người
quản lý phải có trình độ chun môn chuyên sâu được thể hiện thông qua học hàm,
học vị. Ngoài học hàm, học vị và kinh nghiệm quản lý, trước đâ chủ thể quản lý
trường ĐHTT còn chịu sự ràng buộc về giới hạn độ tuổi khi được bổ nhiệm. Theo
đó độ tuổi giữ chức vụ Hiệu trưởng, trưởng khoa, phó trưởng khoa, trưởng phịng,
phó trưởng phịng, trưởng bộ mơn, phó trưởng bộ mơn của trường ĐHTT khơng
được quá 75 đối với nam và 70 đối với nữ10. So với trường ĐHCL, giới hạn độ tuổi
của trường ĐHTT cao hơn nhiều. Điều này giúp cho các trường ĐHTT có thể tận
dụng được ngu n nhân lực vừa mới nghỉ hưu tại các trường ĐHCL, đặc biệt là các
cán bộ có học hàm, học vị, chun mơn cao và kinh nghiệm quản lý để bổ nhiệm
vào các chức danh quản lý của trường.
Thứ sáu, chế độ cán bộ, giảng viên, nhân viên của trường ĐHTT được xác
lập bằng hợp đ ng lao động. Cán bộ, giảng viên, nhân viên của trường ĐHTT là
người lao động bình thường chứ khơng phải là công chức (đối với trường hợp là

Hiệu trưởng), viên chức như trường ĐHCL. Đâ là điều dễ gây nh m lẫn trên
thực tế. Vì khơng phải là cơng chức, viên chức nên cán bộ, giảng viên và nhân
viên của trường ĐHTT không bị ràng buộc những việc công chức, viên chức
khơng được làm.
Từ những phân tích trên, có thể kết luận rằng: pháp luật Việt Nam có sự phân
biệt nhất định giữa cán bộ, giảng viên của trường ĐHTT với trường ĐHCL. Điều
này có sự khác biệt với quy định của một số quốc gia châu Âu lục địa. Cụ thể, Cộng
hịa Pháp có quy định mọi qu ền lợi chính sách về đào tạo và điều kiện làm việc
của giáo viên trường tư cũng được áp dụng như với giáo viên cơng lập. Luật Giáo
dục Cộng hịa Pháp quy định Nhà nước cấp kinh phí cho đào tạo ban đ u và nâng
cao trình độ của giáo viên trường tư cùng với mức như đối với giáo viên trường
cơng (Điều L.914.1) Trường hợp Pháp có thể tiêu iểu cho các nước châu Âu lục
địa vẫn còn trung thành với tru ền thống xem GDĐH là phúc lợi công, như đã
khẳng định trong điều khoản đ u tiên của Luật Giáo dục về qu ền được học tập:
Giáo dục là ưu tiên hàng đ u của quốc gia. Việc đạt được một trình độ văn hóa
10

Khoản 3 Điều 25 và Điều 27 Điều lệ trường đại học ban hành kèm theo Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg


14
chung có chất lượng được thừa nhận và đảm ảo cho tất cả mọi người không phân
iệt ngu n gốc xuất thân, trình độ và nơi cư trú (Điều L.111.1). Vì là qu ền của
cơng dân (kể cả của người nước ngoài sinh sống tại Pháp, đối với giáo dục phổ
thơng) nên ngân sách có nghĩa vụ đảm ảo cho các trường hoạt động. Vấn đề
trường tư vì thế chỉ là vấn đề tự do trong giáo dục như đã nêu rõ trong Điều L.151,
Luật Giáo dục.11
Như vậy, từ các đặc điểm của trường ĐHTT có thể kết luận rằng bản chất
của trường ĐHTT là trường đại học hoạt động bằng ngu n vốn không từ ngân sách
Nhà nước. Ngu n gốc vốn giúp xác định chủ thể thành lập không phải là cơ quan

Nhà nước. Ngu n gốc vốn cũng quyết định đến mục tiêu kinh tế của trường ĐHTT.
Bản chất là trường đại học hoạt động bằng ngu n vốn không từ ngân sách Nhà nước
giúp phân biệt trường ĐHTT với các tổ chức kinh tế, các cơ sở giáo dục khác và
nhất là phân biệt với trường ĐHCL.
Tóm lại, trường ĐHTT là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều
ngành do nhà đ u tư trong nước hoặc nước ngoài đ u tư bảo đảm điều kiện hoạt
động bằng vốn ngoài ngân sách Nhà nước, được cơ cấu tổ chức theo Luật Giáo dục
đại học. Trường ĐHTT bao g m trường ĐHTT và trường ĐHTT hoạt động khơng
vì lợi nhuận, trong đó cơ sở phân biệt hai loại hình trường nêu trên là mục đích
thành lập và việc xử lý lợi nhuận. Trường ĐHTT có đ y đủ đặc điểm của một
trường đại học như có chức năng đào tạo, nghiên cứu khoa học. Ngồi ra, trường
ĐHTT cịn có một số đặc điểm đặc thù phân biệt trường ĐHTT với trường ĐHCL
như về chủ thể thành lập, ngu n vốn, phân loại.
1.1.3. Phân loại trường đại học tư thục
Mặc dù qu định pháp luật không phân loại rõ trường ĐHTT nhưng từ quy
định pháp luật có thể suy ra trường ĐHTT được phân chia thành trường ĐHTT bình
thường và trường ĐHTT hoạt động khơng vì lợi nhuận.12 Theo đó trường ĐHTT
hoạt động khơng vì lợi nhuận là trường ĐHTT mà nhà đ u tư cam kết hoạt động
khơng vì lợi nhuận, được ghi nhận trong quyết định cho phép thành lập hoặc quyết
định chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục đại học; hoạt động khơng vì lợi nhuận,
khơng rút vốn, khơng hưởng lợi tức; ph n lợi nhuận tích lũ hằng năm thuộc sở hữu

11
12

Phạm Thị L “Kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về đại học tư thục”, tlđd (7)
Khoản 2 Điều 7 Luật Giáo dục đại học 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2018)


15

chung hợp nhất không phân chia để tiếp tục đ u tư phát triển cơ sở giáo dục đại học.
Điều này là phù hợp với một trong những nguyên tắc quan trọng của c c trường
ĐHTT trên thế giới là nguyên tắc ràng buộc không phân chia (nondistribution
constraint).13 Như vậy, theo quy định pháp luật Việt Nam, sự khác nhau cơ bản giữa
trường ĐHTT nh thường với trường ĐHTT hoạt động khơng vì lợi nhuận là mục
đích thành lập và xử lý ph n lợi nhuận. Về mục đích thành lập, nhà đ u tư thành lập
trường ĐHTT nh thường với mục đích lợi nhuận bên cạnh các mục đích khác.
Trong khi đó đối với trường ĐHTT hoạt động khơng vì lợi nhuận, nhà đ u tư thành
lập trường khơng phải vì mục đích lợi nhuận từ hoạt động của trường. Về vấn đề xử
lý lợi nhuận, đối với trường ĐHTT nh thường, nhà đ u tư có quyền phân chia lợi
nhuận và ngược lại, đối với trường ĐHTT hoạt động khơng vì lợi nhuận, nhà đ u tư
khơng được phép phân chia lợi nhuận mà dùng ph n lợi nhuận này để tiếp tục đ u tư
phát triển trường. Một điểm khác biệt nữa là chỉ được chuyển đổi từ trường ĐHTT
nh thường sang trường ĐHTT hoạt động không vì lợi nhuận mà khơng được phép
chuyển loại hình từ trường ĐHTT hoạt động khơng vì lợi nhuận sang trường ĐHTT
nh thường.
Ngoài ra, một điểm khác biệt quan trọng giữa trường ĐHTT nh thường
với trường ĐHTT hoạt động khơng vì lợi nhuận là mơ hình quản trị. Theo đó Hội
đ ng trường của trường ĐHTT bao g m đại diện nhà đ u tư thành viên trong và
ngoài trường đại học do hội nghị nhà đ u tư b u, quyết định theo tỷ lệ vốn góp.
Hội đ ng trường của trường đại học tư thục hoạt động khơng vì lợi nhuận bao
g m đại diện nhà đ u tư do các nhà đ u tư b u, quyết định theo tỷ lệ vốn góp;
thành viên trong và ngồi trường đại học tư thục hoạt động khơng vì lợi nhuận.
Thành viên trong trường đại học bao g m thành viên đương nhiên và thành viên
b u bởi hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu của trường đại học. Thành viên
đương nhiên bao g m bí thư cấp ủy, hiệu trưởng trường đại học, chủ tịch cơng
đồn đại diện Ban chấp hành Đồn Thanh niên Cộng sản H Chí Minh là người
học của trường đại học. Thành viên b u bao g m đại diện giảng viên và người lao
động của trường đại học. Thành viên ngoài trường đại học do hội nghị toàn thể
hoặc hội nghị đại biểu của trường đại học b u bao g m nhà lãnh đạo, nhà quản lý,

nhà giáo dục, nhà văn hóa, nhà khoa học, doanh nhân, cựu sinh viên, đại diện đơn
vị sử dụng lao động. Như vậy, so với Hội đ ng trường của trường ĐHTT bình
13

Hansmann H, The Role of Nonprofit Enterprise, The Yale Law Journal, 89(5), tr.838


16
thường thì Hội đ ng trường của trường ĐHTT hoạt động khơng vì lợi nhuận có
thành ph n đa dạng và cụ thể hơn. Ở đâ Luật đã quy định rõ thành ph n Hội
đ ng trường hoạt động không vì lợi nhuận g m những ai và cách thức b u ra sao.
Trong khi đó Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 chỉ quy định chung chung thành
ph n của Hội đ ng trường ĐHTT bình thường. Một điểm khác biệt đ ng chú ý là
vai trò của nhà đ u tư trong việc thành lập Hội đ ng trường. Nếu như trường
ĐHTT bình thường nhà đ u tư có tồn quyền quyết định thành ph n Hội đ ng
trường thì đối với trường ĐHTT hoạt động khơng vì lợi nhuận nhà đ u tư chỉ
quyết định thành ph n đại diện nhà đ u tư.
Loại h nh trường ĐHTT hoạt động khơng vì lợi nhuận cịn khá mới ở Việt
Nam và số lượng cịn ít hơn nhiều so với trường ĐHTT nh thường. Trước đâ ,
qu định về ràng uộc không phân chia của Việt Nam đã được cụ thể hóa trong
Điều lệ trường đại học 2014 trong đó qu định chi tiết về cơ cấu tổ chức và quản
lý của trường đại học tư thục hoạt động không v lợi nhuận. Nh n chung Điều lệ
nà là sự kế thừa từ c c văn ản: Nghị qu ết số 05/2005/NQ-CP Qu ết định số
122/2006/QĐ-TTg Luật Gi o dục Đại học Việt Nam năm 2012 và trên cơ sở
tiếp thu góp ý của c c nhà khoa học nhà gi o dục mà đặc iệt là “B o c o tổng
kết 20 năm ph t triển mô h nh gi o dục đại học ngồi cơng lập ở Việt Nam”
(1993 – 2013) của Hiệp hội c c trường đại học cao đẳng ngồi cơng lập Việt
Nam.14 Về cơ ản c c qu định trong Điều lệ trường đại học 2014 đã kh “tiệm
cận” với c c thông lệ quốc tế. Điểm kh c iệt ở chỗ trong khi quốc tế chỉ có c c
h nh thức vinh danh ha ghi nhận đối với thành viên s ng lập và nhà hảo tâm

đóng góp xâ dựng trường th ở Việt Nam đó là sự thừa nhận qu ền lợi của
thành viên góp vốn (mà thực chất là cổ đông) và được phân chia lợi tức hàng
năm theo tỷ lệ vốn góp (tu khơng vượt qu lãi suất tr i phiếu Chính phủ trong
cùng thời kỳ). Điểm kh c iệt nà là hệ quả mang tính chất “lịch sử” của những
chính s ch ất cập trong qu khứ khi chúng ta khơng có sự phân iệt rõ ràng về
mặt cơ chế chính s ch giữa hai mơ h nh: v lợi nhuận và phi lợi nhuận. 15 Luật
Gi o dục đại học sửa đổi 2018 và Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng
12 năm 2019 của Chính phủ Qu định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
14

Dương Quang Hòa Phạm Ngọc Ánh Lâm Quốc Dũng Ngu ễn Minh Cao Hoàng Đỗ B Khang (2017),
“Hiệu ứng lan tỏa của trường đại học phi lợi nhuận: Hệ luận với gi o dục đại học tư thục ở Việt Nam” Tạp
chí Ph t triển khoa học và cơng nghệ Trường Đại học Hoa Sen tập 20 số Q3-2017, tr. 19
15
Dương Quang Hòa Phạm Ngọc Ánh Lâm Quốc Dũng Ngu ễn Minh Cao Hoàng Đỗ B Khang (2017),
tlđd (14)


17
Điều của Luật Sửa đổi ổ sung một số Điều của Luật Gi o dục đại học (Sau đâ
gọi là Nghị định số 99/2019/NĐ-CP) đã khắc phục được ất cập nêu trên khi qu
định rõ nhà đ u tư của trường ĐHTT hoạt động không v lợi nhuận “không
hưởng lợi tức phân lợi nhuận”. Đặc iệt Luật Gi o dục đại học sửa đổi 2018
qu định nhà đ u tư thành lập cơ sở giáo dục đại học hoạt động khơng vì lợi
nhuận được vinh danh về cơng lao góp vốn đ u tư thành lập, xây dựng và phát
triển cơ sở giáo dục đại học. Đâ là một qu định thể hiện sự tương thích với
thơng lệ quốc tế của pháp luật Việt Nam.
Có thể nhận thấy rằng việc phân loại trường ĐHTT của Việt Nam có những
điểm tương đ ng so với một số quốc gia trên thế giới. Theo đó trên thế giới phân
chia trường ĐHTT thành trường ĐHTT hoạt động vì lợi nhuận và trường ĐHTT phi

lợi nhuận. Mặc dù Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 không phân loại rõ là trường
ĐHTT hoạt động vì lợi nhuận nhưng về bản chất c c trường ĐHTT nh thường có
hướng đến mục tiêu lợi nhuận. Điểm khác cơ ản là loại h nh trường ĐHTT hoạt
động vì lợi nhuận trên thế giới đa dạng hơn về hình thức, bao g m:
Thứ nhất ĐHTT thuộc các cơng ty lớn: Mục đích của c c ĐHTT dạng này là
để đào tạo b i dư ng nhân lực cho chính cơng ty của mình và một ph n cho xã hội.
Họ sẽ nhận được lợi ích lớn hơn trong tương lai nhờ danh tiếng của tập đoàn của
nhà trường và khi sinh viên đi làm thông qua việc tăng năng suất lao động, tạo ra
giá trị thặng dư cao hơn cho công t .
Thứ hai ĐHTT v lợi nhuận một ph n: Loại hình này phổ biến ở c c nước
châu Á nhưng có những ràng buộc rất chặt chẽ của Chính phủ như khống chế mức
tr n học phí để trường học khơng chạy theo mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Do vậy,
c c trường đại học dạng nà được thành lập nhưng qu mô không lớn và ít có uy tín
trong xã hội.
Thứ ba ĐHTT hoạt động hồn tồn vì mục đích lợi nhuận: Đâ thực sự là
những công ty giáo dục như: Apollo Group Inc của Anh, Career Education Corp
Inc của Mỹ. Đa số c c ĐHTT v lợi nhuận là loại hình doanh nghiệp có chủ sở
hữu được tổ chức nhằm đ p ứng nhu c u thị trường với mục đích kinh doanh v
lợi nhuận.16

16

Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (2009), Kỷ yếu hội thảo Chính sách phát triển đội ngũ giảng viên các
trường đại học ngồi cơng lập, tr. 390-392


18
1.2. Cấu trúc và đặc điểm của pháp luật về tổ chức, quản lý trƣờng đại
học tƣ thục
1.2.1. Cấu trúc pháp luật về tổ chức, quản lý trường đại học tư thục

Từ khái niệm có thể nhận định rằng phạm vi điều chỉnh của pháp luật về tổ
chức, quản lý trường ĐHTT là c c hoạt động phát sinh trong q trình tổ chức, quản
lý trường ĐHTT. Theo đó ph p luật về tổ chức, quản lý trường ĐHTT ao g m các
bộ phận như sau:
Thứ nhất cơ cấu tổ chức của trường ĐHTT: X c định cơ cấu trường ĐHTT
g m những cơ quan chức danh nào? Cơ quan được thành lập như thế nào? Chức
danh c n có tiêu chuẩn gì? Bên cạnh đó cơ cấu tổ chức của trường ĐHTT cũng có
sự tha đổi cùng với sự tha đổi của pháp luật. Từ ngày 30 tháng 01 năm 2015 thời
điểm bắt đ u có hiệu lực của Điều lệ trường đại học được ban hành kèm theo Quyết
định số 70/2014/QĐ-TTg trong cơ cấu tổ chức của trường ĐHTT có Ban Kiểm
so t. Trước ngà 01 th ng 7 năm 2019 (từ ngà 01 th ng 7 năm 2019 Luật Sửa đổi,
bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục đại học bắt đ u có hiệu lực) cơ quan quản
lý cao nhất của trường ĐHTT là Hội đ ng quản trị. Từ ngà 01 th ng 7 năm 2019
cơ quan quản lý cao nhất của trường ĐHTT là Hội đ ng trường.
Thứ hai đơn vị, chức danh trong cơ cấu tổ chức của trường ĐHTT có
nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào? Việc qu định nhiệm vụ quyền hạn của các
đơn vị, chức danh trong trường ĐHCL thường chi tiết và cụ thể. Trong khi đó
pháp luật trao quyền chủ động qu định chức năng nhiệm vụ của các chức danh,
đơn vị trong trường ĐHTT cho chủ thể quản lý bằng việc thể hiện chi tiết trong
quy chế tổ chức và hoạt động. Sự khác biệt này có thể dễ dàng lý giải được.
Trường ĐHCL sử dụng vốn từ ngân sách Nhà nước, do Nhà nước thành lập nên
c n phải có sự tuân thủ chặt chẽ trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn để
đảm bảo sự minh bạch và hiệu quả. Trong khi đó trường ĐHTT c n có sự linh
động trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn để phù hợp với tình hình, quy mơ
của trường ĐHTT nhằm mang lại hiệu quả cao nhất, trong đó có hiệu quả về
kinh tế.
Thứ ba, mối liên hệ giữa c c cơ quan trong tổ chức, quản lý trường ĐHTT.
C c cơ quan trong trường ĐHTT liên kết với nhau để cùng thực hiện mục tiêu
chung của trường. Trong q trình liên kết đó c c quan hệ xã hội nảy sinh liên tục



19
c n sự điều chỉnh của pháp luật. Pháp luật cũng trao qu ền chủ động cho chủ thể
quản lý bằng việc qu định cụ thể mối liên hệ giữa c c đơn vị trong quy chế tổ chức
và hoạt động của trường ĐHTT. Mối liên hệ giữa c c đơn vị trong trường ĐHTT
thể hiện thông qua việc quyết định thành lập, bổ nhiệm, miễn nhiệm (theo chiều
dọc) hoặc thông qua việc phối hợp với nhau (theo chiều ngang).
Như vậy, pháp luật về tổ chức, quản lý trường ĐHTT được cấu thành từ ba
bộ phận, bao g m cơ cấu, tổ chức của trường ĐHTT nhiệm vụ, quyền hạn của các
đơn vị, chức danh trong cơ cấu tổ chức trường ĐHTT và mối liên hệ giữa c c đơn
vị, chức danh trong tổ chức, quản lý trường ĐHTT.
1.2.2. Đặc điểm của pháp luật về tổ chức, quản lý trường đại học tư thục
Qua nghiên cứu đặc điểm pháp luật giáo dục đại học nói chung và trên cơ sở
khái niệm trường ĐHTT theo tác giả, pháp luật về tổ chức, quản lý trường ĐHTT
có một số đặc điểm như sau:
Thứ nhất, pháp luật về tổ chức, quản lý trường ĐHTT là một bộ phận của
pháp luật về giáo dục ĐHTT. Pháp luật về giáo dục ĐHTT là hệ thống các quy tắc
xử sự mang tính bắt buộc do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện nhằm điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thành lập, hoạt động và chấm dứt
hoạt động của trường ĐHTT. Hoạt động tổ chức, quản lý trường ĐHTT là hai hoạt
động quan trọng trong quá trình hoạt động của trường ĐHTT. Một trường ĐHTT
muốn t n tại và phát triển thì hoạt động tổ chức, quản lý phải phù hợp và đạt hiệu
quả cao. Do đó khơng chỉ là một bộ phận của pháp luật về giáo dục ĐHTT mà pháp
luật về tổ chức, quản lý trường ĐHTT đóng vai trò chủ yếu và quan trọng nhất trong
hệ thống pháp luật về giáo dục ĐHTT.
Thứ hai, pháp luật về tổ chức, quản lý trường ĐHTT đã cụ thể hóa đường
lối, chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục đại học.
Cụ thể, từ năm 2010, Quốc hội đã tổng kết, đ nh giá những hạn chế, bất cập của
nền giáo dục, trong đó có giáo dục ĐHTT17. Hệ thống pháp luật về tổ chức, quản
lý trường ĐHTT đã cụ thể hóa chính sách, chủ trương nêu trên. Vì thể hiện chính

sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước, nên mỗi giai đoạn, ứng với sự điều
chỉnh, thay đổi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, pháp luật về tổ
chức, quản lý trường ĐHTT cũng có sự thay đổi tương ứng. Ví dụ như trước đổi
17

Nghị quyết số 50/2010/QH12 ngà 19 th ng 6 năm 2010 của Quốc hội khóa 12 về việc thực hiện chính
sách, pháp luật về thành lập trường đ u tư và ảo đảm chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học


×