Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng trong tố tụng dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.38 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HỮU LÂM

PHIÊN HỌP KIỂM TRA VIỆC GIAO NỘP,
TIẾP CẬN, CÔNG KHAI CHỨNG CỨ
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

PHIÊN HỌP KIỂM TRA VIỆC GIAO NỘP,
TIẾP CẬN, CÔNG KHAI CHỨNG CỨ
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

Chuyên ngành: Luật dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60.38.0103

Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS, Nguyễn Thị Hoài Phương
Học viên: Nguyễn Hữu Lâm
Lớp: Cao học luật Bình Dương khóa 2

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu khoa học thực sự
của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS-TS Nguyễn Thị
Hoài Phương. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận
văn này trung thực và chưa từng được cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Tác giả

Nguyễn Hữu Lâm


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Từ được viết tắt

BLDS 2015

Bộ luật dân sự năm 2015

BLTTDS 2015

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

HĐXX

Hội đồng xét xử


TAND

Tòa án nhân dân

TANDTC

Tòa án nhân dân tối cao


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. HOÃN VÀ MỞ LẠI PHIÊN HỌP KIỂM TRA VIỆC GIAO
NỘP, TIẾP CẬN, CÔNG KHAI CHỨNG CỨ ..................................................... 6
1.1. Căn cứ hoãn phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai
chứng cứ............................................................................................................... 6
1.1.1. Hoãn phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ
trong trường hợp vắng mặt đương sự ................................................................. 9
1.1.2. Hoãn phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ
trong trường hợp vắng mặt người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương
sự ...................................................................................................................... 16
1.1.3. Hoãn phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ
trong trường hợp thẩm phán chủ trì phiên họp vắng mặt ................................. 19
1.2. Mở lại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ .....
............................................................................................................................ 23
1.2.1. Mở lại phiên họp trong trường hợp đương sự giao nộp chứng cứ chậm
trễ có lý do chính đáng ..................................................................................... 25
1.2.2. Mở lại phiên họp trong trường hợp đương sự giao nộp tài liệu chứng cứ
chậm trễ do trước đó Tịa án khơng yêu cầu giao nộp hoặc tài liệu, chứng cứ
mà đương sự không thể biết được ..................................................................... 27
Kết luận chương 1 ................................................................................................. 31

CHƯƠNG 2. THỦ TỤC TIẾN HÀNH PHIÊN HỌP KIỂM TRA VIỆC GIAO
NỘP, TIẾP CẬN, CÔNG KHAI CHỨNG CỨ ................................................... 32
2.1. Thủ tục hỏi trong phiên họp ...................................................................... 32
2.1.1. Hỏi về xuất xứ của các tài liệu, chứng cứ do đương sự giao nộp nếu các
tài liệu, chứng cứ các đương sự giao nộp là các tài liệu nghe được, nhìn được
.......................................................................................................................... 34
2.1.2. Hỏi về những vấn đề khác mà đương sự thấy cần thiết ........................... 37
2.2. Giải quyết yêu cầu của đương sự tại phiên họp ....................................... 40
Kết luận chương 2 ................................................................................................. 44
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 45
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định trong quá trình Tòa án giải quyết
vụ án dân sự, thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải tiến hành mở phiên
họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ. Việc quy định về phiên
họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ là một trong những nội
dung bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử. Đây là quy định hồn tồn mới,
có ý nghĩa rất quan trọng nhằm bảo đảm mọi chứng cứ được công khai, các đương
sự đều tiếp cận các tài liệu, chứng cứ của vụ án để thực hiện quyền tranh tụng của
mình. Một số quy định về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận và công khai
chứng cứ được BLTTDS năm 2015 quy định khá đầy đủ, chưa thể hiện sự hạn chế
lớn đáng kể. Tuy nhiên, vẫn cịn bốn vấn đề bất cập trong q trình áp dụng thực
tiễn. Bốn vấn đề đó là:
Thứ nhất, căn cứ hoãn phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai
chứng cứ trong các trường hợp người tham gia phiên họp vắng mặt có lý do chính

đáng chưa được quy định cụ thể rõ ràng. Ví dụ như đương sự, đại diện hợp pháp của
đương sự, hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt tại
phiên họp có lý do chính đáng thì vẫn cần thiết phải hỗn phiên họp nhưng hiện nay
chưa có quy định.
Thứ hai, về việc mở lại phiên họp: trong khoảng thời gian sau khi đã mở
phiên họp đến trước khi thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử mà có đương
sự giao nộp tài liệu, chứng cứ mới thì có mở lại phiên họp hay không vẫn chưa
được quy định cụ thể.
Thứ ba, thủ tục hỏi tại phiên họp quy định chưa rõ nên cịn có trường hợp khi
đương sự giao nộp các tài liệu nghe được nhìn được quy định tại khoản 2 Điều 95
của BLTTDS 2015 thì chưa được áp dụng thống nhất. Trong nội dung hỏi tại phiên
họp thì thẩm phán hỏi thêm những vấn đề mà đương sự thấy cần thiết, vậy vấn đề
nào là “vấn đề cần thiết” cũng chưa được quy định cụ thể.
Thứ tư, khoản 3 Điều 210 BLTTDS quy định, thẩm phán sau khi nghe các
đương sự trình bày xong sẽ “xem xét các ý kiến, giải quyết yêu cầu của đương sự
quy định tại khoản 2 điều này”. Quy định tại điểm a khoản 2 Điều 210 của
BLTTDS 2015 có cả yêu cầu khởi kiện. Vậy yêu cầu khởi kiện có được giải quyết
trong phiên họp không? Quy định này cho thấy sự thiếu chặt chẽ và thiếu rõ ràng.


2
Trong tình hình hiện nay, Bộ luật tố tụng dân sự nói chung và những quy
định về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ trong chế
định hịa giải và chuẩn bị xét xử có bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Có những quy
định mang tính chất chung chung, chưa đầy đủ, thiếu rõ ràng, có những trường hợp
chưa thống nhất, cịn thiếu sót chưa được nghiên cứu bổ sung và cịn có những cách
hiểu khác nhau, nhiều quy định chưa phù hợp với thực tiễn nên rất cần phải tiếp tục
hoàn thiện cho phù hợp.
Thực trạng trên đã đặt ra yêu cầu cấp bách phải nghiên cứu tìm ra những giải
pháp sửa đổi, bổ sung nhằm góp phần hồn thiện quy định của pháp luật. Bên cạnh

đó kiến nghị biện pháp thống nhất thực tiễn áp dụng pháp luật về phiên họp kiểm tra
việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ để nhằm thực hiện có hiệu quả vấn đề
này trong q trình giải quyết các vụ án dân sự.
Chính vì vậy, việc chọn đề tài “Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận,
công khai chứng trong tố tụng dân sự” làm đề tài luận văn thạc sỹ luật học là hết
sức cần thiết và mang tính thời sự, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay hệ thống tòa
án nhân dân đang thụ lý giải quyết các vụ án dân sự ngày càng nhiều về số lượng và
phức tạp về nội dung.
II. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thực tiễn thời gian qua cho thấy vấn đề về chứng cứ nói chung và giao nộp,
tiếp cận, cơng khai chứng cứ nói riêng cũng đã có nhiều nghiên cứu đề cập. Tuy
nhiên, về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ cũng chưa
có nhiều nghiên cứu chuyên sâu, cụ thể:
Về sách chuyên khảo: Bình Luận những điểm mới trong Bộ Luật tố tụng dân
sự năm 2015, Nxb Hồng Đức - Hội luật gia Việt nam của tác giả Nguyễn Thị Hồi
Phương (2016). Tại cơng trình nghiên cứu này tác giả bình luận những điểm mới
của Bộ luật tố tụng dân sự, trong đó, có bình luận về phiên họp kiểm tra việc giao
nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, tác giả đã giải thích và phân tích những quy định
về phiên họp đồng thời tập trung bình luận các quy định này.
Về các bài viết, tạp chí: “Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện quy
định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về chứng minh, chứng cứ và một số đề xuất
kiến nghị” của tác giả Phan Thị Thu Hà, tạp chí Tịa án nhân dân, số 8/2018; “Một
số vấn đề về chức cứ, chứng minh trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và thực
tiễn áp dụng” của tác giả Nguyễn Thị Hương, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 11/2018;
“Bàn về phiên họp kiểm tra giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải vụ án


3
dân sự” của tác giả Đặng Thanh Hoa, tạp chí Tòa án nhân dân, số 10/2017; “Quyền
tiếp cận chứng cứ và quyền yêu cầu người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

đương sự tại “Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ và
hịa giải” của tác giả Phan Nguyễn Bảo Ngọc, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 13/2017;
“Thời hạn giao nộp chứng cứ của đương sự và phiên họp kiểm tra việc giao nộp,
tiếp cận, công khai chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015”
của tác giả Bùi Thị Huyền đăng trên tạp chí kiểm sát số 10 (tháng 5/2016); Hoạt
động thu thập chứng cứ của Tịa án sơ thẩm trong q trình giải quyết vụ án dân
sự, Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Trương Việt Hồng (2014), trường đại học
Luật thành phố Hồ Chí Minh và Hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự
Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học của Hà Thái Thơ (2011) trường đại học Luật
thành phố Hồ Chí Minh. Các bài viết nói trên chủ yếu nghiên cứu về quyền tiếp cận
chứng cứ, thời hạn giao nộp chứng cứ và phiên họp kiểm tra việc giao nộp chứng cứ
trên những khía cạch khác nhau. Các luận văn thạc sỹ cũng chủ yếu nghiên cứu về
cung cấp chứng cứ, về hoạt động thu thập chứng cứ trên cơ sở Bộ luật tố tụng dân
sự 2004, được sửa đổi bổ sung năm 2011, nhưng chưa tiếp cận những quan điểm
mới của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 nên phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận,
cơng khai chứng cứ thì chưa được đề cập đến.
III. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Làm rõ một số vấn đề liên quan Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận,
công khai chứng cứ trong giai đoạn giải quyết sơ thẩm vụ án dân sự, đồng thời
nghiên cứu thực tiễn xét xử của Tòa án từ đó tìm ra được những vấn đề vướng mắc
của thẩm phán khi tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai
chứng cứ. Qua đó, đưa ra những kiến nghị để hướng dẫn áp dụng thống nhất quy
định này. Để đạt được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:
- Làm sáng tỏ các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về phiên
họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ;
- Phân tích, đánh giá về thực trạng áp dụng các quy định pháp luật hiện hành
về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ;
- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về
phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ.
IV. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định cụ thể của
pháp luật tố tụng Việt Nam hiện hành về Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận,


4
công khai chứng cứ trong giai đoạn giải quyết sơ thẩm vụ án dân sự. Đồng thời,
nghiên cứu thực tiễn của Tòa án đối với phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận,
công khai chứng cứ.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu ở pháp luật tố
tụng dân sự Việt Nam cụ thể là Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và các văn bản
pháp luật có liên quan, từ đó đối chiếu với thực tiễn áp dụng của Tòa án ở cấp sơ
thẩm ở Việt Nam về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng
cứ. Đề tài không nghiên cứu các nội dung liên quan đến hoạt động hòa giải và
khơng nhắm đến phân tích, so sánh với pháp luật của nước ngoài.
V. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được chia làm hai chương khác nhau. Mỗi chương giải quyết một vấn
đề bất cập chưa được pháp luật tố tụng quy định cụ thể. Vì vậy, khi nghiên cứu mỗi
chương tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau. Cụ thể:
- Tại chương 1: tác giả sử dụng phương pháp giải thích, phân tích, tổng hợp
tại các mục 1.1, 1.2, để giải thích, phân tích, tổng hợp nhằm đưa ra vấn đề qua các
quy định của pháp luật, ngoài ra sử dụng phương pháp chứng minh thông qua các
vụ án cụ thể (Các biên bản phiên họp,….) để thấy vấn đề này quy định chưa rõ ràng
để, từ đó giải quyết vấn đề rút ra kết luận làm cơ sở để kiến nghị hướng dẫn áp dụng
pháp luật.
- Tại chương 2: tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp đối chiếu
với một số quy định khác tại các mục 2.1, 2.2 về tiếp cận chứng cứ, qua đó để thấy
được những ưu điểm, hạn chế của điều luật đang phân tích, thơng qua thực tiễn áp
dụng quy định này để nhận diện phạm vi giải quyết của thẩm phán đối với việc hỏi
và các yêu cầu của đương sự tại phiên họp, từ đó đưa ra cơ sở để kiến nghị hướng
dẫn áp dụng pháp luật.

VI. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Ý nghĩa khoa học của luận văn: Luận văn đã giải quyết vấn đề cơ bản của
những quy định về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ
và việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn. Đánh giá khách quan tòan diện về các quy
định của pháp luật và tác động tới những chủ thể áp dụng pháp luật về phiên họp
kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ. Góp phần hồn thiện các quy
định của pháp luật còn vướng mắc trong thực tiễn áp dụng về phiên họp kiểm tra
việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ.


5
Giá trị ứng dụng của đề tài: Luận văn này có thể sử dụng làm tài liệu tham
khảo cho các thẩm phán, thư ký, luật sư. Ngoài ra, luận văn cịn có thể sử dụng để
học tập, nghiên cứu.
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn chia làm hai chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Hoãn và mở lại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công
khai chứng cứ.
Chương 2: Thủ tục tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận,
công khai chứng cứ.


6
CHƯƠNG 1
HOÃN VÀ MỞ LẠI PHIÊN HỌP KIỂM TRA VIỆC GIAO NỘP,
TIẾP CẬN, CÔNG KHAI CHỨNG CỨ
Quy định phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ
(sau đây gọi tắt là phiên họp) nhằm bảo đảm thực hiện một trong những yêu cầu
quan trọng của nguyên tắc “tranh tụng” là mọi tài liệu, chứng cứ đều được tiếp cận,
cơng khai. Mục đích của việc Tịa án mở phiên họp kiểm tra việc cung cấp, tiếp cận

và công khai chứng cứ cũng nhằm để các bên trong vụ án dân sự biết được các bên
đương sự khác trong vụ án đã cung cấp cho tòa án những tài liệu, chứng cứ gì, để từ
đó các đương sự có sự chuẩn bị cho q trình tham gia tố tụng tiếp theo. Trong giai
đoạn chuẩn bị xét xử, thẩm phán tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận,
cơng khai chứng cứ và hịa giải theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2015, trừ hai trường hợp sau thì khơng mở phiên họp: một là, vụ án được giải quyết
theo thủ tục rút gọn; hai là, trong trường hợp tài liệu chứng cứ không được công
khai quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Các đương sự
đều có quyền được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác
xuất trình hoặc do Tịa án thu thập. Đương sự có nghĩa vụ gửi cho đương sự khác
hoặc người đại diện hợp pháp của họ bản sao đơn kiện và tài liệu chứng cứ đã giao
nộp cho Tòa án. Để đảm bảo mọi tài liệu, chứng cứ đều được cơng khai, Tịa án
phải mở phiên họp cùng với việc hòa giải. Đối với những vụ án khơng được hịa
giải hoặc hịa giải khơng được vẫn phải tiến hành phiên họp trước khi quyết định
đưa vụ án ra xét xử. Tuy nhiên, đối với những vụ án không được công khai tài liệu
chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 BLTTDS 2015 thì khơng mở phiên họp
nhưng vẫn phải mở phiên hịa giải nếu khơng thuộc các trường hợp khơng được hịa
giải quy định tại Điều 206 hoặc khơng tiến hành hịa giải được quy định tại Điều
207 BLTTDS 2015. Việc mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai
chứng cứ cũng là một hoạt động tố tụng của tòa án trong q trình giải quyết vụ án
dân sự. Khi khơng đủ điều kiện để tiến hành phiên họp thì phiên họp có thể được
hỗn. Vậy phiên họp được hỗn dựa trên các căn cứ nào?
1.1. Căn cứ hoãn phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai
chứng cứ
Về căn cứ hỗn phiên họp, BLTTDS 2015, khơng quy định riêng thành một
điều luật để phân định rõ những căn cứ hoãn phiên họp mà chỉ ghi nhận trong khoản


7
3 Điều 209: trường hợp nếu các đương sự đề nghị hỗn phiên hịa giải để có mặt tất

cả các đương sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hỗn phiên họp. Vậy vấn đề đặt ra
là ngoài trường hợp vừa nêu trên thì có những trường hợp nào nữa là căn cứ để
hỗn phiên họp hay khơng mà chưa được BLTTDS 2015 đề cập đến.
Hoãn phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ được
hiểu là không tiến hành phiên họp mà dời lại, mở phiên họp sang một thời gian khác.
Việc dời lại ngày mở phiên họp nhằm đảm bảo cho các đương sự được thực hiện
quyền tiếp cận tài liệu, chứng cứ một cách đầy đủ. Do đó, để việc hỗn phiên họp
kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ đúng quy định thì thẩm phán
cũng phải dựa trên những căn cứ nhất định. Khi có một trong các căn cứ đó thì thẩm
phán phải hỗn phiên họp. Thẩm phán dựa vào những căn cứ nào để hoãn phiên họp
và ra thơng báo hỗn phiên họp? Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: Trong vụ
án có nhiều đương sự mà có đương sự vắng mặt,… nếu các đương sự đề nghị hỗn
phiên hịa giải để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn
phiên họp”1. Quy định này được hiểu là: khi có đương sự vắng mặt trong vụ án,
nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành phiên họp và việc tiến hành phiên
họp đó khơng ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì thẩm phán
tiến hành phiên họp giữa các đương sự có mặt, tức là khơng hỗn phiên họp. Tuy
nhiên, nếu các đương sự đề nghị hỗn phiên hịa giải để có mặt tất cả các đương sự
trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên họp. Trường hợp này được hiểu là khi các
đương sự đề nghị hỗn hịa giải để có mặt tất cả các đương sự thì thẩm phán mới
được hoãn phiên họp. Vậy đây là một căn cứ để hỗn phiên họp. Như vậy, ngồi căn
cứ này thì cịn có căn cứ nào để hỗn phiên họp nữa hay khơng? Để nghiên cứu về
các căn cứ hỗn phiên họp, trước hết tác giả nghiên cứu về thành phần tham gia phiên
họp có ảnh hưởng gì đến việc hỗn phiên họp hay không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 209 của BLTTDS 2015 thì thành phần tham
gia phiên họp gồm có:
- Thẩm phán chủ trì phiên họp;
- Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên họp;
- Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự;
- Đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động đối với vụ án lao động khi có yêu

cầu của người lao động;
1

Khoản 2 Điều 209 của BLTTDS năm 2015


8
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (nếu có);
- Người phiên dịch (nếu có).
Trên đây là thành phần tham gia phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận,
công khai chứng cứ. Tùy theo vai trò của từng người mà họ được tham gia với tư
cách nào. Thẩm phán là người tiến hành tố tụng, với tư cách là chủ trì phiên họp. Thư
ký Tòa án là người tiến hành tố tụng với tư cách là người ghi biên bản phiên họp. Các
đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự là những người có quyền được
biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác cung cấp hoặc do Tòa án
thu thập, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật tố tụng dân
sự2. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người tham gia tố tụng
để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, họ được tham gia tố tụng từ khi
khởi kiện vụ án hoặc bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng dân sự. Đặc biệt là
họ cũng có quyền được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ
án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo khoản 2
Điều 76 BLTTDS 2015. Họ cũng có quyền được tham gia phiên họp theo quy định
tại khoản 3 Điều 76 BLTTDS 2015. Trong vụ án nếu có người tham gia tố tụng
khơng biết tiếng Việt thì phải có người phiên dịch. Người phiên dịch là người có khả
năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người
tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt. Người phiên dịch được một bên
đương sự lựa chọn hoặc các bên đương sự thoả thuận lựa chọn và được Tòa án chấp
nhận hoặc được Tòa án yêu cầu để phiên dịch hoặc người biết chữ của người khuyết
tật nhìn hoặc biết nghe, nói bằng ngơn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật nghe, nói
cũng được coi là người phiên dịch. Trong trường hợp này, người phiên dịch phải có

mặt để dịch tồn bộ nội dung phiên họp cho những người tham gia phiên họp hiểu và
được tiếp cận các chứng cứ một cách công bằng.
Như vậy, theo quy định về thành phần tham gia phiên họp như trên, nếu
thiếu một trong thành phần đó thì thẩm phán có tiến hành phiên họp được không?
Điểm đ khoản 1 Điều 58 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ
sung năm 2011 có quy định về quyền tiếp cận chứng cứ một cách chung chung như
đương sự được biết và ghi chép, sao chép tài liệu chứng cứ do các đương sự khác
xuất trình hoặc do Tịa án thu thập. Tuy nhiên, đến Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
đã sửa theo hướng nâng cao khả năng tiếp cận chứng cứ của đương sự, quyền được
2

Khoản 8 Điều 70 BLTTDS năm 2015


9
tiếp cận chứng cứ của đương sự được đảm bảo hơn. Điều đó cho thấy nhà làm luật
đã rất quan tâm đến quyền được tiếp cận chứng cứ của đương sự. Quyền này ngày
càng được mở rộng hơn và được đảm bảo thực hiện bằng các quy định của Bộ luật
Tố tụng dân sự. Vì vậy, khi có những điều kiện nhất định thì thẩm phán cũng cần
hỗn phiên họp để đảm bảo quyền được tiếp cận chứng cứ của đương sự. Vậy
những trường hợp nào đáp ứng điều kiện trên để được hỗn phiên họp. Ngồi
trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 209, BLTTDS 2015 không quy định thêm
căn cứ khác để làm căn cứ hoãn phiên họp. Tuy nhiên, trên thực tế thì các thẩm
phán vẫn phải hoãn phiên họp trong các trường hợp tác giả đề cập sau đây.
1.1.1. Hoãn phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ
trong trường hợp vắng mặt đương sự
Như phân tích quy định tại khoản 1 Điều 209 của BLTTDS 2015, thì sự có
mặt của thành phần tham gia phiên họp như trên là một trong những điều kiện để
tiến hành phiên họp. Đó là vừa đảm bảo có đủ những người tiến hành tố tụng, vừa
đảm bảo có mặt những người có quyền được tiếp cận chứng cứ tham gia. Do đó,

việc vắng mặt của những người trong thành phần này có ảnh hưởng đến mục đích
và hiệu quả của phiên họp. Đương sự của vụ án bao gồm: nguyên đơn, bị đơn,
người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan cũng là một trong thành phần tham gia phiên
họp. Vậy khi đương sự vắng mặt thì có hỗn hay khơng?
Về trường hợp vắng mặt đương sự chỉ được BLTTDS 2015 quy định tại
khoản 3 Điều 209, theo đó, khi có đương sự vắng mặt, nếu các đương sự đề nghị
hỗn phiên hịa giải để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì Thẩm phán phải
hoãn phiên họp. Quy định như trên là vẫn còn những khoảng trống mà luật chưa đề
cập tới. Nếu đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự vắng mặt hoặc
có đơn xin hỗn phiên họp vì lý do chính đáng lại chưa được luật quy định. Thấy
rằng: quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự luôn được pháp luật bảo vệ; quyền
được tiếp cận tài liệu, chứng cứ của họ được bảo đảm. Tòa án phải đảm bảo cho họ
được tham gia phiên họp, đảm bảo cho họ được biết, được tiếp cận chứng cứ một
cách đầy đủ, tồn diện. Bởi lẽ đó là quyền được biết, quyền được tiếp cận chứng cứ
của đương sự. Việc thẩm phán hoãn phiên họp hay tiếp tục phiên họp khi đương sự
vắng mặt không nên phụ thuộc vào ý chí của các đương sự khác có đề nghị hỗn
hay khơng. Giải quyết vấn đề này hiện nay có nhiều quan điểm nhưng chung quy lại
có hai quan điểm cụ thể như sau:


10
Quan điểm thứ nhất cho rằng: Dựa vào quy định của BLTTDS 2015 thì
Thẩm phán chỉ hỗn phiên họp trong trường hợp các đương sự đề nghị hỗn phiên
hịa giải để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án.
Quan điểm này có ưu điểm là thẩm phán có thể tiến hành giải quyết vụ án
nhanh chóng khơng cần phải kéo dài thời gian giải quyết vụ án khi phải hoãn phiên
họp. Tuy nhiên, mặt hạn chế là nếu các đương sự có mặt khơng đề nghị hỗn hịa giải
thì thẩm phán phải tiến hành phiên họp trong khi có đương sự vắng mặt có lý do
chính đáng. Đồng thời, khi hoãn phiên họp trong trường hợp này quyền tiếp cận
chứng cứ của đương sự vắng mặt bị hạn chế, đương sự vì lý do nào đó đã khơng thực

hiện được quyền tiếp cận chứng cứ, quyền được trình bày quan điểm về các chứng cứ
đó cũng như các yêu cầu đối với các tài liệu, chứng cứ đó. Có những trường hợp
đương sự vắng mặt có lý do chính đáng, bất khả kháng khơng thể đến dự phiên họp
mà vắng mặt thì rõ ràng, khơng phải họ tự ý từ bỏ quyền được tiếp cận chứng cứ mà
họ không được tiếp cận chứng cứ một cách dân chủ, công bằng với đương sự khác.
Quan điểm thứ hai cho rằng: Trường hợp nếu đương sự vắng mặt lần triệu tập
thứ nhất mà Tịa án thấy đương sự đó cần phải được kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận,
công khai chứng cứ và hòa giải để đảm bảo quyền, nghĩa vụ hợp pháp của họ thì Tịa
án khơng tiến hành phiên họp3, Trong trường hợp không thể tiến hành phiên họp theo
khoản 3 Điều 209 của BLTTDS 2015 thì Tịa án phải hỗn phiên họp và hịa giải.
Quan điểm này có ưu điểm là: Bảo đảm được quyền tiếp cận chứng cứ của
đương sự, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các bên đương sự tham gia vào việc tranh
tụng, đúng với nguyên tắc “bảo đảm tranh tụng trong xét xử”. Tuy nhiên, có hạn
chế là mất nhiều thời gian, có khi đương sự lợi dụng quyền này để cố tình kéo dài
thời gian giải quyết vụ án, nên hỗn phiên họp ảnh hưởng đến thời hạn chuẩn bị xét
xử. Điều này bảo đảm được quyền tiếp cận chứng cứ của đương sự.
Khác với trường hợp đương sự cố ý vắng mặt không tham gia phiên họp,
những trường hợp tác giả phân tích ở đây là những lần đầu mở phiên họp. Đương sự
vắng mặt có lý do chính đáng, thể hiện thiện chí hợp tác nhưng vì lý do khách quan
mà khơng thể có mặt tại phiên họp. Nếu từ lần thứ hai trở đi, sau khi hoãn phiên
họp thì việc vắng mặt của đương sự kể cả có lý do thì thẩm phán vẫn phải tiến hành
phiên họp để đảm bảo thời gian chuẩn bị xét xử.

3

Đặng Thanh Hoa (2017), “Bàn về phiên họp kiểm tra giao nộp, tiếp cận cơng khai chứng cứ và hịa giải vụ
án dân sự”, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 10, tr28.


11

Quan điểm của tác giả: Thống nhất với quan điểm thứ hai là hỗn phiên họp
khi có đương sự vắng mặt. Việc hỗn phiên họp khơng nên phụ thuộc vào việc các
đương sự khác có đề nghị hỗn hay khơng. Việc này sẽ làm hạn chế sự áp đặt ý chí
chủ quan của các đương sự khác lên quyền tiếp cận tài liệu, chứng cứ của đương sự.
Thông thường các đương sự không muốn đương sự khác tiếp cận các chứng cứ mà
mình cung cấp cho tịa án. Khơng phải mọi trường hợp tiến hành phiên họp vắng
mặt đương sự và gửi biên bản cho họ đều đảm bảo quyền tiếp cận chứng cứ cũng
như đảm bảo tranh tụng tại tịa án cho họ. Vẫn cịn có trường hợp khi đương sự có
lý do chính đáng mà vắng mặt tại phiên họp và họ khơng có u cầu tiến hành phiên
họp vắng mặt họ, có nghĩa là ý thức họ vẫn muốn tham gia phiên họp để được biết,
được tiếp cận các chứng cứ. Theo quy định, khi đương sự vắng mặt phiên họp kiểm
tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ, thì được nhận thơng báo kết quả
phiên họp. Mặc dù vậy vì lý do chính đáng nào đó họ khơng thể có mặt thì họ đã
khơng trực tiếp tự mình tiếp cận chứng cứ, mặt khác họ vắng mặt nên họ khơng thể
trình bày ý kiến cho thẩm phán xem xét.
Đương sự có quyền được biết, được tiếp cận chứng cứ của các đương sự khác
cung cấp cho tòa án. Vậy nên những đương sự vắng mặt họ cũng được quyền tiếp cận
chứng cứ của các đương sự khác và được quyền đưa ra những ý kiến về các chứng cứ
được công khai. Yêu cầu của nguyên tắc “tranh tụng” là mọi tài liệu chứng cứ phải
được công khai và đảm bảo các bên trong vụ án dân sự biết được các bên đương sự
khác có những chứng cứ gì. Theo quy định tại khoản 3 điều 210 của BLTTDS 2015,
khi đương sự vắng mặt vì những lý do chính đáng mà thẩm phán khơng hỗn phiên
họp (vẫn tiến hành phiên họp) sau đó thơng báo kết quả phiên họp cho đương sự.
Điều này cho thấy nếu đương sự vắng mặt trong lần mở phiên họp lần thứ nhất có lý
do chính đáng khơng tham dự được phiên họp và sau đó lại nhận được thơng báo kết
quả phiên họp thì họ chưa được tiếp cận một cách đầy đủ các tài liệu, chứng cứ do
các đương sự khác cung cấp như luật đã thừa nhận quyền này cho họ. Đồng thời, họ
khơng thể có ý kiến về các tài liệu, chứng cứ đã được công khai. Cũng có những
trường hợp sau khi bắt đầu tiến hành phiên họp, “Thẩm phán nhận thấy nội dung
phiên họp (kể cả nội dung hòa giải giữa các đương sự có mặt) ảnh hưởng đến quyền,

nghĩa vụ của đương sự vắng mặt, Tịa án phải hỗn phiên họp”4. Do đó, cho thấy
đương sự vắng mặt ở phiên họp lần thứ nhất có lý do chính đáng mà thẩm phán
4

Đặng Thanh Hoa (2017), tlđd (3), tr30.


12
khơng hỗn phiên họp là đã hạn chế quyền tiếp cận chứng cứ của đương sự. Vì vậy,
để tạo điều kiện cho các đương sự tiếp cận các tài liệu chứng cứ một cách đầy đủ,
công bằng, khách quan, tác giả thấy Tịa án nhân dân tối cao cần có hướng dẫn thống
nhất để các tịa án hỗn và mở lại phiên họp khi gặp các trường hợp như trên.
Để hiểu rõ thêm vấn đề tác giả đưa ra một số vụ án cho thấy một số Tịa án
đã hỗn phiên họp khi đương sự vắng mặt có lý do chính đáng mà khơng phụ
thuộc vào việc các đương sự khác có đề nghị hỗn hay khơng. Điển hình như một
số vụ án sau đây:
Vụ án tranh chấp “yêu cầu bồi thường thiệt hại về sức khỏe” giữa nguyên
đơn ông Ngơ Trung Hậu, sinh năm 1995 trú tại ấp Bình Đơng, xã Bình Hịa Trung,
huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An và bị đơn ông Nguyễn Văn Tuấn, sinh năm 1981, cư
trú tại khu phố 3, thị trấn Thạnh Hóa, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An do TAND
huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An thụ lý giải quyết. Tại phiên họp kiểm tra việc giao
nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ ngày 08/8/2017 bị đơn ông Nguyễn Văn Tuấn
vắng mặt nên thẩm phán TAND huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An căn cứ khoản 3
Điều 209 của BLTTDS 2015 ra thơng báo hỗn phiên họp kiểm tra việc giao nộp,
tiếp cận, công khai chứng cứ và hịa giải số 03/2017/TB-TA ngày 08/8/2017 hỗn
phiên họp đến ngày 18/8/2017. Tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng
khai chứng cứ và hịa giải ngày 18/8/2017, bị đơn ông Nguyễn Văn Tuấn tiếp tục
vắng mặt nên thẩm phán TAND huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An căn cứ khoản 3
Điều 209 của BLTTDS 2015 ra tiếp thơng báo hỗn phiên họp kiểm tra việc giao
nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ và hịa giải số 04/2017/TB-TA ngày 18/8/2017.

Tịa án nhân dân Thạnh Hóa, tỉnh Long An đã hoãn hai lần do vắng mặt bị đơn.
Đáng lẽ ra trong lần mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng
cứ và hịa giải ngày 18/8/2017 bị đơn vắng mặt thì Tịa án có thể áp dụng khoản 3
Điều 209 của BLTTDS 2015 để tiến hành phiên họp mà khơng hịa giải. Có thể Tịa
án huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An cho rằng việc vắng mặt bị đơn có ảnh hưởng
đến quyền tiếp cận chứng cứ của họ nên đã hoãn phiên họp và hịa giải.
Cũng có những trường hợp đương sự có đơn u cầu hỗn để họ có thêm
thời gian thu thập chứng cứ hay vì lý do việc riêng mà khơng thể có mặt tại phiên
họp, như trong vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản giữa nguyên đơn ông
Nguyễn Văn Xem, sinh năm 1971 và bà Trần Thị Thuỷ, sinh năm 1972 với bị đơn
ông Trần Khánh Sơn, sinh năm 1976 và bà Võ Thị Diệu, sinh năm 1973 cùng cư trú
tại Ấp Trà Cú, xã Thuận Nghĩa Hịa, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An. Vụ án đã


13
được TAND huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An thụ lý giải quyết. Tại phiên họp kiểm
tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ vào ngày 12/4/2017 bị đơn bà Võ
Thị Diệu có đơn u cầu hỗn phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai
chứng cứ vì lý do để bà Diệu cung cấp thêm tài liệu chứng cứ. Thẩm phán đã chấp
nhận và ra thông báo số 19/2017/TB-TA ngày 12/4/2017 thơng báo hỗn phiên họp.
Việc ông Nguyễn Văn Tuấn hay bà Võ Thị Diệu có đơn u cầu hỗn phiên
họp là có lý do chính đáng. Ông Tuấn và bà Diệu là các đương sự của hai vụ án nêu
trên là những người có quyền được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do
đương sự khác xuất trình hoặc do Tịa án thu thập, trừ tài liệu, chứng cứ, họ được
đảm bảo quyền được tiếp cận chứng cứ. Việc vắng mặt của họ làm thẩm phán
không thể tiến hành phiên họp được nên đã ra các thơng báo hỗn phiên họp. Như
vậy, việc các thẩm phán hoãn phiên họp trong trường hợp này là hoàn toàn phù hợp
với yêu cầu của thực tiễn.
Ngoài ra, khơng chỉ có đương sự xin hỗn mà cũng cịn có những trường hợp
người đại diện cho đương sự trong vụ án xin hoãn phiên họp cũng được chấp nhận,

như vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản giữa nguyên đơn ông Võ Trắc Ân,
sinh năm 1987, trú tại ấp Đình, xã Thạnh Phước, huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An
(Do ơng Nguyễn Quốc Tồn đại diện) với bị đơn ông Nguyễn Văn Mỹ, sinh năm
1964, cùng trú tại trú tại ấp Đình, xã Thạnh Phước, huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An.
Tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ vào ngày
12/4/2017 ông Nguyễn Quốc Toàn là người đại diện theo của nguyên đơn có u
cầu hỗn phiên họp vì ơng Tồn phải lo đám tang cho ông nội. Thẩm phán TAND
huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An ra thơng báo số 26/2017/TB.TA ngày 12/4/2017
thơng báo hỗn phiên họp. Ta thấy rằng, ơng Nguyễn Quốc Toàn là người đại diện
của nguyên đơn yêu cầu hỗn vì lý do chính đáng. Ơng Tồn có các quyền của
nguyên đơn trong đó có quyền người có quyền được biết, ghi chép, sao chụp tài
liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tịa án thu thập. Ơng Tồn
được bảo đảm quyền được tiếp cận chứng cứ. Vì vậy, thẩm phán TAND huyện
Thạnh Hóa, tỉnh Long An ra thơng báo số 26/2017/TB-TA nói trên để hỗn phiên
họp là hoàn toàn phù hợp, đảm bảo các quyền của đương sự.
Tuy nhiên, cũng có một số tịa án sơ thẩm khơng hỗn phiên họp khi có
đương sự vắng mặt mà tiến hành phiên họp luôn hoặc không tiến hành phiên họp
mà ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sau đó. Quan điểm của tịa án cấp phúc thẩm
như thế nào? Tòa án cấp phúc thẩm rất chú trọng đến phiên họp và các trường hợp


14
tiến hành mở phiên họp vắng mặt lần thứ nhất hoặc bỏ qua không tiến hành phiên
họp được đều coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Vụ án thứ nhất minh chứng rằng khi đương sự vắng mặt, tịa sơ thẩm khơng
hỗn phiên họp mà tiến hành mở phiên họp đó là vụ án theo Bản án phúc thẩm số
14/2017/DS-PT ngày 05/01/2017 của TAND thành phố Hồ Chí Minh về việc tranh
chấp hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất giữa nguyên đơn Ông Trần Thanh, sinh năm
1958, bị đơn là Bà Nguyễn Hồ Thị Ngọc Anh, sinh năm 1961; người có quyền lợi và
nghĩa vụ liên quan là bà Đào Thị Tưởng, sinh năm 1957. Theo đó: Ông Trần Thanh và

bà Nguyễn Hồ Thị Ngọc Anh có ký hợp đồng đặt cọc về việc bà Anh bán nhà và
chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông Thanh. Tuy nhiên, theo ông Thanh sau khi
đặt cọc bà Anh không thực hiện các cam kết nên ông Thanh khởi kiện yêu cầu tòa án
buộc bà Anh tiếp tục thực hiện hợp đồng đặt cọc, ký hợp đồng mua bán nhà và chuyển
nhượng quyền sử dụng đất hoặc phải trả lại tiền cọc và tiền phạt cọc do vi phạm cam
kết. Tòa án nhân dân quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh giải quyết sơ thẩm xác
định bà Đào Thị Tưởng là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan tham gia vụ kiện vì bà
Tưởng là vợ của ông Thanh. Bà Tưởng ủy quyền cho ông Trần Thanh (là nguyên đơn)
tham gia tố tụng hợp lệ. Vụ án được xác định khơng thuộc trường hợp khơng tiến hành
hịa giải được nên thẩm phán đã triệu tập các đương sự tham gia phiên họp và hòa giải
(lần thứ nhất). Việc triệu tập hợp lệ và các đương sự đều nhận được giấy triệu tập
nhưng ông Thanh vắng mặt không tham gia phiên họp. Tại phiên họp, sau khi thẩm
phán giải thích quyền, nghĩa vụ, cơng bố sự vắng mặt của đại diện ủy quyền của người
có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (bà Tưởng), các đương sự có mặt khơng có u cầu
hỗn phiên họp nên căn cứ vào quy định tại khoản 3 Điều 209, thẩm phán vẫn tiến
hành phiên họp giữa các đương sự có mặt để kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công
khai chứng cứ và tiến hành hòa giải. Bản án sơ thẩm số 733/2016/DS-ST ngày
15/9/2016 của TAND quận Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh đã xét xử khơng chấp
nhận u cầu khởi kiện của nguyên đơn, Ngày 20/9/2016, nguyên đơn – ông Thanh và
người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan – bà Tưởng có đơn kháng cáo.
Bản án phúc thẩm số 14/2017/DS-PT ngày 05/01/2017 của TAND thành phố
Hồ Chí Minh cho rằng: Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án bà Đào
Thị Tưởng có ơng Trần Thanh là đại diện theo ủy quyền được Tòa án triệu tập hợp
lệ lần thứ nhất tham gia phiên họp và hòa giải nhưng vắng mặt, tòa án sơ thẩm xác
định vụ án thuộc trường hợp khơng tiến hành hịa giải được và đưa vụ án ra xét xử


15
là không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 207 của BLTTDS 20155 và cho
rằng đây là vi phạm nghiêm trọng tố tụng dân sự nên hủy án sơ thẩm.

Vụ án thứ hai minh chứng cho việc Tòa án sơ thẩm hỗn phiên họp nhiều lần
nhưng khơng mở phiên họp cũng vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng: Đó là vụ án
Kinh doanh thương mại theo Bản án phúc thẩm số 09/2018/KDTM-PT ngày
31/01/2018 của TAND tỉnh Bình Dương về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa
(sau đây gọi tắt là bản án 09 của TAND tỉnh Bình Dương) giữa ngun đơn Cơng ty
TNHH-MTV Dịch vụ - Cơng nghiệp và Thuốc lá Bình Dương với bị đơn Cơng ty
TNHH-MTV Thủy sản Hạ Long. Theo đó, Cơng ty Công ty TNHH-MTV Dịch vụ Công nghiệp và Thuốc lá Bình Dương có ký kết với Cơng ty TNHH-MTV Thủy sản
Hạ Long 4 Hợp đồng mua bán hàng hóa gồm các ngày 18/3/2014; ngày 14/4/2014;
ngày 16/4/2014 và ngày 25/7/2014. Quá trình thực hiện hợp đồng bị đơn còn nợ của
nguyên đơn 7.400.951.485đ nên đã khởi kiện đến TAND thành phố Thủ Dầu Một,
tỉnh Bình Dương.
Theo bản án 09 của TAND tỉnh Bình Dương cho thấy ngày 31/10/2016, Tòa
sơ thẩm triệu tập đương sự để tiến hành phiên họp nhưng Tòa lập biên bản hoãn
phiên họp với lý do giấy ủy quyền của đương sự không hợp lệ và bị đơn có u cầu
hỗn. Ngày 18/11/2016, Tòa sơ thẩm tiếp tục triệu tập đương sự để tiến hành phiên
họp, tại buổi làm việc do vắng mặt bị đơn nên tòa án lập biên bản không tiến hành
phiên họp và hòa giải được. Ngày 23/12/2016, Tòa án tiếp tục triệu tập đương sự để
tiến hành phiên họp nhưng bị đơn và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vắng
mặt nên Tòa án lập biên bản hoãn phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận và
công khai chứng cứ và hòa giải, sau đó ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương nhận định: “Tòa cấp sơ thẩm đã hai lần triệu tập
đương sự để mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và
hòa giải nhưng bị đơn đều vắng mặt. Lẽ ra khi triệu tập lần thứ hai mà vẫn có đương
sự vắng mặt, căn cứ khoản 1 Điều 207; khoản 2 Điều 208 Bộ luật Tố tụng dân sự,
tòa án lập biên bản không tiến hành hòa giải được và tiến hành mở phiên họp kiểm
tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ. Tuy nhiên, tòa án cấp sơ thẩm đã
không mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ là vi

5


Bản án phúc thẩm số 14/2017/DS-PT ngày 05/01/2017 v/v “tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất”
của TAND thành phố Hồ Chí Minh


16
phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng…”6. Như vậy, ở đây Tòa án nhân dân thành phố
Thủ Dầu Một đã hoãn phiên họp nhiều lần do đương sự vắng mặt có lý do chính
đáng và áp dụng khoản 3 Điều 209 mà không áp dụng khoản 1 Điều 207; khoản 2
Điều 208 Bộ luật Tố tụng dân sự. Từ đó, trong suốt q trình chuẩn bị xét xử, tịa án
khơng mở phiên họp nên khơng thể có thơng báo kết quả phiên họp để gửi cho
đương sự vắng mặt. Thực tế các đương sự khác có mặt cũng khơng được tham gia
phiên họp nào để tiếp cận chứng cứ là đã hạn chế quyền tiếp cận chứng cứ của các
đương sự. Nhận định của bản án số 09 của TAND tỉnh Bình Dương là hồn tồn
thuyết phục.
1.1.2. Hỗn phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ
trong trường hợp vắng mặt người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là một thành phần
tham gia phiên họp được quy định tại khoản 3 Điều 76 và khoản 1 Điều 209 của
BLTTDS 2015. Tuy nhiên, BLTTDS 2015 không quy định thẩm phán phải hoãn
phiên họp trong trường hợp người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
đề nghị hỗn phiên họp vì những lý do chính đáng khơng thể có mặt tại phiên họp.
Thời điểm này, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự đã
được Tịa án làm thủ tục đăng ký. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự được Tịa án triệu tập hợp lệ nhưng vắng mặt. Trường hợp người này vì
thiếu trách nhiệm hay vì lý do chủ quan mà khơng đến tham gia phiên họp thì Tịa
án vẫn tiến hành phiên họp bình thường. Nhưng trong trường hợp người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự nói trên đã vắng mặt vì những lý do khách
quan như đau ốm đột xuất, tai nạn hoặc phải ưu tiên tham gia phiên tòa khác theo
chỉ định.v.v. mà đương sự không kịp nhờ người khác bảo vệ thay thế được thì việc
tiến hành phiên họp vắng mặt họ có đảm bảo ngun tắc tranh tụng hay khơng?

Xung quanh vấn đề này, có hai quan điểm chưa thống nhất, cụ thể sau đây:
Quan điểm thứ nhất cho rằng: Không nên hỗn phiên họp vì người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có trách nhiệm tham gia, nếu khơng
tham gia được thì đương sự sẽ cung cấp cho họ những chứng cứ mà mình sao chép
được, tiếp cận được và thông báo kết quả phiên họp cho người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của họ được rõ. Qua đó, họ cũng có thể dễ dàng nắm được và tìm hiểu

6

Bản án phúc thẩm số 09/2018/KDTM-PT ngày 31/01/2018 v/v “tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa”
của TAND tỉnh Bình Dương


17
các tài liệu, chứng cứ của đương sự khác cung cấp. Hoặc họ được quyền ghi chép,
sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án7.
Quan điểm thứ hai: Tịa án phải hỗn phiên họp khi người bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt, hoặc có đơn xin hỗn phiên họp vì lý do
chính đáng. Đồng thuận với quan điểm này, ý kiến của Thạc sỹ Phan Nguyễn Bảo
Ngọc, khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh: “…Tịa án nên
cho hoãn trong trường hợp này. Trong lần triệu tập hợp lệ lần thứ hai, nếu người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tiếp tục vắng mặt thì Tịa án sẽ tiến
hành hịa giải vắng mặt họ”8.
Quan điểm của tác giả: Tịa án phải hỗn phiên họp khi người bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt vì lý do khách quan. Điều này sẽ bảo
đảm tối đa các quyền người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong
đó có quyền được tiếp cận tài liệu, chứng cứ của họ. Đồng thời, nguyên tắc tranh
tụng cũng được đảm bảo. Tác giả thấy rằng quan điểm thứ nhất cho rằng hoạt động
kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ có thể vắng mặt đương sự và
gửi lại biên bản cho đương sự xem lại nên quyền được tiếp cận chứng cứ của đương

sự vẫn được đảm bảo và không bị ảnh hưởng. Thế nhưng, việc có mặt của đương sự
để được nghe đương sự khác trình bày, tự mình trình bày cho thẩm phán nghe vẫn
đầy đủ và toàn diện hơn việc đọc lại biên bản. Đó là chưa nói đến việc hiện nay các
biên bản về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ được
thực hiện một cách chung chung, không cụ thể, không thể hiện diễn biến của phiên
họp. Qua các biên bản này thì đương sự khơng thể biết được những vấn đề gì đã
diễn ra và quyền tiếp cận chứng cứ phần nào cũng bị hạn chế. Những trường hợp
này mặc dù BLTTDS 2015 không quy định nhưng thực tiễn các thẩm phán vẫn
hoãn phiên họp. Mặt khác, việc hoãn phiên họp trong thời hạn chuẩn bị xét xử
không ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết vụ án và việc hỗn cịn đảm bảo cho các
đương sự quyền tiếp cận chứng cứ. Các bên có điều kiện tốt nhất trong việc thực
hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình.
Cũng cần phải phân tích thêm, quy định về phiên họp kiểm tra việc giao nộp
chứng cứ là một quy định mới, khi dự thảo trình Quốc hội thơng qua đã có nhiều

7

Khoản 2 Điều 76 của BLTTDS
Phan Nguyễn Bảo Ngọc (2017) “Quyền tiếp cận chứng cứ và quyền yêu cầu người bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của đương sự tại “Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứvà hịa giải”, Tạp
chí Tịa án nhân dân, số 13, tr20.
8


18
quan điểm cần thiết hoặc không cần thiết đưa vào luật. Nhưng trên quan điểm rằng
“để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về nguyên tắc tranh tụng trong
xét xử được bảo đảm, đồng thời nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tịa thì
việc mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận và công khai chứng cứ là cần
thiết”9, Tòa án nhân dân tối cao nhất trí với loại ý kiến này và trình Quốc hội, đã

được thông qua thành các điều luật trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Như
vậy, việc hoãn phiên họp là cần thiết để phiên họp vẫn được tiến hành vào một thời
điểm khác, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cũng có cơ hội để
được tham gia tiếp cận chứng cứ, nhằm chuẩn bị những luận cứ đánh giá các chứng
cứ khi tranh tụng tại phiên hịa giải sau đó hoặc tại phiên tòa.
Thực tiễn xét xử các tòa án cũng hoãn phiên họp trong các trường hợp người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vì lý do khách quan. Ví dụ như trong
vụ án “tranh chấp hơn nhân gia đình và chia tài sản chung” giữa nguyên đơn bà
Lường Thị Dung, sinh năm 1967 và bị đơn ơng Lê Văn Đức, sinh năm 1966 tại Tịa
án nhân dân huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. Trong vụ án này ông Phạm Văn
Sinh, sinh năm 1983 là Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn. Ngày
09/3/2018, ơng Phạm Văn Sinh có đơn đề nghị hỗn phiên họp ngày 12/3/2018 vì bận
cơng tác đột xuất. Thẩm phán đã căn cứ điểm đ khoản 1, khoản 3 Điều 209 của
BLTTDS năm 2015 chấp nhận đề nghị hoãn phiên họp của luật sư và ban hành thơng
báo số 20/TB-TA ngày 12/3/2018 hỗn phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận,
công khai chứng cứ. Trong trường hợp này Luật sư Phạm Văn Sinh có lý do chính
đáng để đề nghị hỗn phiên họp. Bởi lẽ Luật sư Phạm Văn Sinh là người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và là người được tham gia phiên họp để bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, có quyền được ghi chép, sao chụp những
tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự. Do đó, việc tịa án hỗn phiên họp và ra thơng báo số 20 nói trên
để hỗn phiên họp là hồn tồn thuyết phục.
Trên đây là các trường hợp thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự thường gặp
phải. Do đó, việc hỗn phiên họp trong trường hợp phân tích nói trên là hồn tồn
cần thiết.

9

Tài liệu trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIII ( />DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detail.aspx?ItemID=365&TabIndex=2&TaiLieuID=2033)



19
1.1.3. Hoãn phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ
trong trường hợp thẩm phán chủ trì phiên họp vắng mặt
Người tiến hành tố tụng trong những trường hợp đặc biệt cũng có thể vắng
mặt vì lý do khách quan như ốm đau đột xuất, tai nạn… mà không thể tiến hành
phiên họp được. Khi đương sự đã có mặt đầy đủ mà chủ tọa phiên họp khơng thể có
mặt thì khơng thể thực hiện được. Vấn đề đặt ra là nếu khơng hỗn phiên họp thì ai
sẽ là người chủ trì phiên họp? Về vấn đề này, trên thực tế cũng khơng ít xảy ra
nhưng cũng có một số tồ án khơng hỗn phiên họp mà cũng khơng tiến hành phiên
họp. Sau đó thì thẩm phán ra thông báo mới ấn định mở phiên họp vào một ngày
khác. Thẩm phán là thành viên chủ trì phiên họp bắt buộc phải có mặt trong phiên
họp. Việc có mặt của thẩm phán là để điều hành phiên họp theo đúng trình tự tố
tụng dân sự, thể hiện quyền tranh tụng của các đương sự được đảm bảo. Các đương
sự trình bày cho nhau nghe đồng thời trình bày cho thẩm phán nghe ý kiến của mình
về các tài liệu, chứng cứ. Trong phiên họp thẩm phán phải có nghĩa vụ cơng bố tài
liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, hỏi đương sự về các vấn đề mà BLTTDS 2015
quy định thủ tục hỏi tại phiên họp. Sau khi các đương sự đã trình bày xong, thẩm
phán xem xét các ý kiến, giải quyết các yêu cầu của đương sự và thẩm phán kết luận
về những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất. Vì vậy, phiên họp
kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ không thể thiếu được vai trị
của thẩm phán. Do BLTTDS 2015 khơng quy định cụ thể về trường hợp hoãn phiên
họp do vắng mặt thẩm phán chủ trì nên có hai quan điểm sau đây.
Quan điểm thứ nhất: Tịa án phải hỗn phiên họp khi thẩm phán chủ trì phiên
họp vắng mặt có lý do chính đáng. Việc tiến hành phiên họp phải đảm bảo có mặt
của thẩm phán được phân cơng giải quyết vụ án vì thẩm phán là người chủ trì phiên
họp. Trong trường hợp thẩm phán đó khơng tiếp tục tham gia được thì cần hỗn
phiên họp để Chánh án tịa án phân công thẩm phán khác giải quyết tiếp vụ án sẽ tổ
chức phiên họp.
Quan điểm này có ưu điểm là đảm bảo được người tiến hành tố tụng và việc

thay đổi người tiến hành tố tụng đảm bảo đúng quy định. Theo BLTTDS 2015,
Thẩm phán cũng là thành phần tham gia phiên họp, việc vắng mặt của thẩm phán
dẫn đến khơng có người điều hành phiên họp, khơng thể đưa ra kết luận các nội
dung của phiên họp. Cơ bản là thơng qua phiên họp, thẩm phán có thể sơ bộ đánh
giá các tài liệu, chứng cứ, nắm bắt các tình tiết của vụ án. Do đó, việc hỗn phiên


20
họp trong trường hợp này là cần thiết, góp phần cho phiên họp sau khi được mở lại
tiến hành khách quan.
Quan điểm thứ hai: Nếu thẩm phán không thể tham gia phiên họp thì Thư ký
hoặc Thẩm tra viên được thẩm phán ủy quyền chủ trì phiên họp. Việc trình bày của
các đương sự đã được ghi thành biên bản. Thẩm phán vắng mặt sẽ xem lại biên bản
phiên họp để đánh giá sơ bộ và nắm bắt các tình tiết của vụ án.
Quan điểm này có ưu điểm là nhanh chóng và khơng kéo dài thời gian giải
quyết vụ án. Nhưng có nhược điểm là khơng đúng quy định về thủ tục phiên họp,
việc công khai chứng cứ không đảm bảo tính khách quan, khơng đảm bảo quyền
tranh tụng của đương sự. BLTTDS 2015 không quy định thư ký hay thẩm tra viên
được thực hiện công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, hỏi đương sự về các
vấn đề mà BLTTDS quy định. Thư ký và thẩm tra viên cũng không thể xem xét các
ý kiến, giải quyết các yêu cầu của đương sự và không thể kết luận về những vấn đề
các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất.
Thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự, khi thẩm phán vắng mặt thường thì
Tịa án khơng tiến hành phiên họp mà cũng khơng hỗn phiên họp. Trên thực tế,
Tịa án khơng tiến hành phiên họp mà dời việc mở phiên họp lại một thời gian khác
cũng là một “kiểu” hoãn phiên họp. Nhưng nếu khơng có hướng dẫn cụ thể thì việc
trong trường hợp này các tòa án còn khá lúng túng. Đương sự hai bên đến tòa án
đầy đủ nhưng tòa án lại khơng tiến hành phiên họp, khơng có thơng báo hỗn phiên
họp vì lý do gì?. Cần có một hướng dẫn để thực tiễn được áp dụng thống nhất và
đúng quy định.

Quan điểm của tác giả: thống nhất theo quan điểm thứ nhất. Tịa án phải
hỗn phiên họp khi thẩm phán vắng mặt. Bởi lẽ, thẩm phán cũng như mọi cơng dân
khác đều có lý do chính đáng hoặc gặp sự kiện bất khả kháng nên vắng mặt. Nhưng
dưới góc độ cơ quan xét xử thì trong những trường hợp cần thiết mới hoãn phiên
họp kiểm tra việc tiếp cận cơng khai chứng cứ. Vì Tịa án sẽ bố trí thẩm phán khác
thay thế thực hiện công việc trên khi có lý do chính đáng hoặc sự kiện bất khả
kháng. Tuy nhiên, khơng phải lúc nào cũng có ngay thẩm phán khác để thay thế.
Việc thay thế phải tuân thủ theo thủ tục tố tụng. Thẩm phán được phân công giải
quyết vụ án là người chủ trì phiên họp, là người người cơng bố tài liệu, chứng cứ có
trong hồ sơ vụ án, hỏi đương sự về các vấn đề theo quy định. Thẩm phán là người
xem xét các ý kiến, giải quyết các yêu cầu của đương sự sau khi đương sự trình bày
xong. Đồng thời, chỉ có thẩm phán mới đủ năng lực, thẩm quyền kết luận về những


×