Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Quản lý chất thải nguy hại tại việt nam thực trạng và hướng hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (900.79 KB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI

VÕ THÚY AN

QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY
HẠI – THỰC TRẠNG VÀ KIẾN
NGHỊ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƢƠNG MẠI

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƢƠNG MẠI

QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI –
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ

SINH VIÊN THỰC HIỆN: VÕ THÚY AN
KHÓA: 32 MSSV: 3220014
GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN: TH.S TRẦN THỊ TRÚC MINH

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan những gì đƣợc viết trong cơng trình này là nghiên cứu của tơi.
Những luận điểm là ý kiến của ngƣời khác đã đƣợc trích dẫn đầy đủ. Tơi chịu trách
nhiệm hồn tồn về nội dung cũng nhƣ hình thức luận văn này.
Tác giả
VÕ THÚY AN


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVMT: bảo vệ môi trƣờng
CTNH: chất thải nguy hại
ĐMC: đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc
ĐTM: đánh giá tác động môi trƣờng
QLCTNH: quản lý chất thải nguy hại
UBND: Ủy ban nhân dân
GPS: hệ thống định vị vệ tinh
Cơng ƣớc Basel: Cơng ƣớc Basel về Kiểm sốt vận chuyển qua biên giới các phế thải
nguy hại và việc tiêu hủy chúng
Luật BVMT: Luật Bảo vệ môi trƣờng
Nghị định số 35/2009/NĐ-CP: Nghị định số 35/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2009
của Chính phủ quy định về Tổ chức và hoạt động của Thanh tra TN&MT
Nghị định số 59/2007/NĐ-CP: Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007
của Chính phủ về quản lý chất thải rắn
Nghị định số 117/2009/NĐ-CP: Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm
2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng.
Nghị định số 113/2010/NĐ-CP: Nghị định số 113/2010/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm
2010 của Chính phủ Quy định về xác định thiệt hại đối với môi trƣờng.
Thông tƣ số 12/2011/TT-BTNMT: Thông tƣ số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4
năm 2011 của Bộ Tài nguyên và môi trƣờng Quy định về Quản lý chất thải nguy hại

Thông tƣ số 12/2006/TT-BTNMT: Thông tƣ số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12
năm 2006 của Bộ Tài nguyên và môi trƣờng Hƣớng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục
lập hồ sơ đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản ý chất thải nguy hại.


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………………1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI VÀ QUẢN LÝ CHẤT
THẢI NGUY HẠI………………………………………………………….4
1.1 Khái niệm chất thải nguy hại……………………………………………………4
1.1.1 Khái niệm chất thải…………………………………….……..…………..….4
1.1.2 Phân loại chất thải……………………………………………………………5
1.1.3 Khái niệm chất thải nguy hại………………………………………………...7
1.1.3.1Định nghĩa chất thải nguy hại…………………………………………..……7
1.1.3.2Tính chất của chất thải nguy hại……………………………………………10
1.1.3.3Phân loại chất thải nguy hại………………………………………………...12
1.1.3.4Nguồn của chất thải nguy hại……………………………………………….14
1.1.3.5Hậu quả của chất thải nguy hại……………………………………………..15
1.2
Khái niệm quản lý chất thải nguy hại………………………………………15
1.2.1 Hệ thống chính sách và văn bản quy phạm pháp luật………………………16
1.2.2 Hệ thống cơ quan quản lý môi trƣờng……………………………………...17
1.2.3 Vấn đề tài chính, đầu tƣ cho cơng tác quản lý chất thải nguy hại…………..17
1.2.4 Các công cụ trong quản lý môi trƣờng……………………………………...17
1.2.4.1 Đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc (ĐMC), đánh giá tác động môi trƣờng (ĐTM),
cam kết bảo vệ môi trƣờng………………………………………………..17
1.2.4.2 Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý chất thải nguy
hại…………………………………………………………………………………..18
1.2.4.3Kiểm sốt ơ nhiễm và xử lý các nguồn gây ơ nhiễm……………………….18
1.2.4.4Quan trắc và thông tin môi trƣờng………………………………………….18

1.2.4.5Công cụ kinh tế trong quản lý chất thải nguy hại…………………………..19
1.2.5 Hoạt động nghiên cứu khoa học và áp dụng công nghệ mới……………….19
1.2.5.1 Hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ………………………………. 19
1.2.5.2 Áp dụng sản xuất sạch hơn, giảm thiểu CTNH tại nguồn…………………19


1.2.6 Nâng cao nhận thức cộng đồng và vấn đề xã hội hóa cơng tác bảo vệ mơi
trƣờng………………………………………………………………………………19
1.2.7 Hợp tác quốc tế về quản lý chất thải nguy hại……………………………...20
CHƢƠNG 2: PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI, THỰC TRẠNG
VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN………………………………………21
2.1 Thực trạng pháp luật về quản lý chất thải nguy hại……………………………21
2.1.1 Trách nhiệm của các chủ thể trong quản lý chất thải nguy hại……………21
2.1.1.1 Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại………………………..21
2.1.1.2Trách nhiệm của chủ hành nghề quản lý chất thải nguy hại……………….26
2.1.1.3Trách nhiệm của chủ tái sử dụng chất thải nguy hại………………………..31
2.1.1.4Trách nhiệm của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền……………………31
2.1.1.5Trách nhiệm của các chủ thể có liên quan khác…………………………….32
2.1.2 Yêu cầu kỹ thuật trong quản lý chất thải nguy hại…………………………...32
2.1.2.1 Thu gom, lƣu giữ tạm thời chất thải nguy hại……………………………...32
2.1.2.2 Vận chuyển chất thải nguy hại……………………………………………. 33
2.1.2.3 Xử lý chất thải nguy hại……………………………………………………35
2.1.3 Các quy định về đánh giá tác động môi trƣờng, cam kết bảo vệ môi trƣờng liên
quan đến hoạt động quản lý chất thải nguy hại………………………………..38
2.1.4 Các quy định về kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật liên quan đến quản lý
chất thải nguy hại………………………………………………………….38
2.1.5 Các công cụ kinh tế trong việc quản lý chất thải nguy hại…………………39
2.1.6 Trách nhiệm pháp lý của các chủ thể vi phạm pháp luật quản lý chất thải nguy
hại……………………………………………………………………….……39
2.2

Thực trạng áp dụng pháp luật về quản lý chất thải nguy hại……………..42
2.2.1 Những thành tựu trong công tác quản lý chất thải nguy hại……………….42
2.2.1.1Về mặt pháp luật……………………………………………………………42
2.2.1.2Về mặt thông tin, tuyên truyền, giáo dục nhân dân………………………...42
2.2.1.3 Các quy hoạch, chính sách tiến bộ, các thành tựu về đầu tƣ cơ sở vật chất, công
nghệ…………………………………………………………………………. 43
2.2.1.4Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm Luật Bảo vệ môi trƣờng……...44
2.2.2 Những hạn chế trong công tác quản lý chất thải nguy hại…………………44
2.2.2.1Về mặt pháp luật……………………………………………………………44


2.2.2.2Bất cập trong công tác quản lý và các lĩnh vực khác có liên quan…………46
2.3
Các giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý chất thải nguy hại…………….49
2.3.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật………………………………………………49
2.3.2 Giải pháp hoàn thiện cơ chế áp dụng pháp luật……………………………...50
LỜI KẾT…………………………………………………………………………..53


LỜI MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài:

Mơi trƣờng trên trái đất là nơi sinh sống của hàng vạn sinh linh, trong đó có con
ngƣời. Thế nhƣng, chính con ngƣời đang phản bội lại nơi mình tồn tại, bằng việc cẩu thả
và thiếu ý thức trong việc bảo vệ môi trƣờng. Điều này làm cho môi trƣờng trên trái đất
ngày càng ô nhiễm nặng, từ đất, nƣớc, cho đến không khí. Các sự cố mơi trƣờng đã và
đang diễn ra là những báo động đỏ cho mức độ chịu đựng ô nhiễm của quả địa cầu, và
cũng cho thấy tƣơng lai ảm đạm của mơi trƣờng. Vì thế, thế giới ngày càng quan tâm đến

vấn đề môi trƣờng, coi việc bảo vệ mơi trƣờng là điều kiện sống cịn để phát triển bền
vững. Nhiều tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ đƣợc thành lập và liên tục có những
hành động để kêu gọi cộng đồng bảo vệ môi trƣờng. Các quốc gia cũng tích cực ban hành
những chính sách, pháp luật nhằm bảo vệ môi trƣờng và gia nhập các công ƣớc quốc tế
về bảo vệ môi trƣờng.
Trong xu thế đó, Việt Nam, một quốc gia đang phát triển khơng thể đứng ngồi
cuộc. Cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc chúng ta thực hiện nhiều năm
nay đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định. Đất nƣớc phát triển, nhân dân no ấm, kinh tế
tăng trƣởng, nhƣng kéo theo đó là những hệ lụy xấu về ô nhiễm môi trƣờng. Khi dân số
tăng lên, nhu cầu tiêu dùng cũng tăng, thì sản xuất cũng phải tăng. Hậu quả là tài nguyên
cạn kiệt dần, chất thải phát sinh từ sản xuất, sinh hoạt ngày càng nhiều. Thế nhƣng những
vấn đề môi trƣờng cấp bách này lại chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, vì thế chúng ta chƣa
đảm bảo đƣợc một tƣơng lai phát triển bền vững.
Rác thải, một sản phẩm tất yếu của tiêu dùng và sản xuất, đang ngày càng trở thành
vấn đề nhức nhối, bất chấp những nỗ lực kiểm tra, xử lý, tiêu hủy của nhà chức trách.
Đặc biệt, các loại chất thải nguy hại ngày càng gia tăng, chủ yếu đƣợc sản sinh từ các nhà
máy, các cơ sở công nghiệp. Loại chất thải này có mức nguy hiểm cao do có thể gây
nhiễm độc, tổn hại đến sức khỏe của con ngƣời và mơi trƣờng tự nhiên. Chúng cần phải
đƣợc kiểm sốt và quản lý chặt chẽ, nếu không sẽ để lại hậu quả rất lớn khi có sự cố. Tuy
nhiên, ở nƣớc ta, pháp luật về quản lý chất thải nguy hại cịn chƣa hồn thiện, việc thực
thi pháp luật trong cuộc sống chƣa thật hiệu quả. Điều này cho thấy pháp luật chƣa đủ
mạnh để bắt buộc các chủ thể sử dụng quy trình xử lý chất thải nguy hại đúng tiêu chuẩn,
mặt khác chƣa thể kiểm tra, giám sát một cách mạnh mẽ, cũng nhƣ chế tài chƣa theo kịp

1


thực tế. Chúng ta phải xem xét lại pháp luật về quản lý chất thải nguy hại để tìm ra những
điểm chƣa phù hợp nhằm hoàn thiện pháp luật, giúp các cơ quan có thẩm quyền thực hiện
tốt chức năng quản lý và kiểm soát đƣợc loại chất thải nguy hiểm này. Vì vậy, tác giả

chọn đề tài “Quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam - thực trạng và hướng hoàn thiện”
để nghiên cứu thành luận văn tốt nghiệp cử nhân luật cho mình.
2.

Tình hình nghiên cứu của đề tài:

Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về quản lý chất thải, tuy nhiên hầu hết chuyên
sâu về mặt khoa học, kỹ thuật hoặc kinh tế. Hoặc một số luận văn Luật học chỉ đề cập
đến một khía cạnh liên quan của quản lý chất thải, nhƣ: Luận văn cử nhân của Nguyễn
Kim Phƣơng Lan – “Vấn đề kiểm sốt xuất khẩu, nhập khẩu chất thải theo cơng ước
BASEL và pháp luật Việt Nam” (2003), hoặc Luận văn thạc sĩ của Hoàng Thị Vui “Pháp
luật về quản lý chất thải rắn thông thường ở Việt Nam” (2008)… Tác giả chƣa tìm thấy
một đề tài nào chuyên sâu về pháp luật quản lý chất thải nguy hại. Vì thế, qua đề tài này,
tác giả muốn nghiên cứu về khía cạnh pháp luật của việc quản lý chất thải nguy hại ở
nƣớc ta, từ đó tìm ra những điểm bất cập và đƣa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật
trong lĩnh vực này.
3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

Mục đích: luận văn đi sâu vào nghiên cứu pháp luật Việt Nam và tình hình thực
tiễn áp dụng nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề về pháp lý và thực trạng quản lý chất thải
nguy hại. Từ đó đƣa ra những góp ý, những giải pháp hồn thiện pháp luật quản lý chất
thải nguy hại ở Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Trong luận văn, tác giả nghiên cứu các vấn đề liên quan đến
quản lý chất thải nguy hại nhƣ sau: khái niệm chất thải, chất thải nguy hại; tình hình chất
thải nguy hại ở nƣớc ta; nhu cầu quản lý chất thải nguy hại ở nƣớc ta; trên cơ sở đó đƣa
ra thực trạng những mặt đƣợc và chƣa đƣợc của pháp luật trong việc quản lý chất thải
nguy hại và kiến nghị những mơ hình, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật.
4.


Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu: đối tƣợng nghiên cứu đầu tiên ở đây chính là những khái
niệm về chất thải, chất thải nguy hại, quản lý chất thải nguy hại để làm rõ ý nghĩa, bản

2


chất của những sự vật sự việc này. Sau đó tác giả phân tích các quy định thực định của
pháp luật, từ đó tìm những hạn chế và nêu ra hƣớng khắc phục trên cơ sở nghiên cứu một
số tình hình thực tế của việc áp dụng pháp luật.
Phạm vi nghiên cứu: liên quan đến vấn đề này có rất nhiều khía cạnh để nghiên
cứu, trong luận văn này tác giả tập trung phân tích khía cạnh pháp lý của việc quản lý
chất thải nguy hại ở Việt Nam. Tác giả không đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề mang
yếu tố khoa học kỹ thuật, thông số hoặc quy trình xử lý…
5.

Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: trong luận văn tác giả sử dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác
– Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh cùng với những quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta
về phát triển bền vững với điều kiện bảo vệ mội trƣờng.
Phƣơng pháp nghiên cứu: đề tài đƣợc nghiên cứu dựa trên các phƣơng pháp so
sánh, tổng hợp, phân tích, thống kê …
6.

Ý nghĩa nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu trong luận văn này có thể đƣợc sử dụng nhằm phục vụ cho mục

đích học tập và nghiên cứu. Các kiến nghị có giá trị tham khảo đối với cơ quan xây dựng
và tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trƣờng, pháp luật về chất thải nói chung và
quản lý chất thải nguy hại nói riêng.
7.

Bố cục của luận văn

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI VÀ QUẢN LÝ CHẤT
THẢI NGUY HẠI:
1.1 Khái niệm chất thải nguy hại
1.2 Khái niệm quản lý chất thải nguy hại
CHƢƠNG 2: PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI, THỰC TRẠNG
VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

3


2.1

Thực trạng pháp luật quản lý chất thải nguy hại

2.2

Thực trạng áp dụng pháp luật quản lý chất thải nguy hại

2.3

Các giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý chất thải nguy hại


LỜI KẾT
TÀI LIỆU THAM KHẢO

4


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI VÀ QUẢN LÝ CHẤT
THẢI NGUY HẠI
1.1

Khái niệm chất thải ngu hại

1.1.1

Khái niệm chất thải

Chất thải chính là hậu quả của sự sản xuất, sự tiêu dùng và phát triển của con ngƣời.
Tuy nhiên việc chất thải tồn tại trên trái đất là một điều tất yếu, một thực tại khách quan.
Vấn đề đặt ra là bên cạnh khả năng tự làm sạch của mơi trƣờng, thì phần lớn chất thải
phải dựa vào sự kiểm soát của con ngƣời. Ai cũng biết sự nguy hại của chất thải đối với
trái đất, nhất là sự gia tăng đáng kể của chúng hiện nay. Nhƣng con ngƣời có thể giảm
thiểu chúng, bảo vệ mơi trƣờng sống của mình bằng cách cải tiến quy trình sản xuất sao
cho sản sinh ít chất thải và ứng dụng các phƣơng pháp quản lý, các công nghệ khoa học
trong thu gom, vận chuyển, tiêu hủy, tái chế. Tuy nhiên, vấn đề không dễ dàng nhƣ thế.
Hành động bảo vệ mơi trƣờng vẫn cịn phụ thuộc nhiều vào ý thức của mỗi quốc gia, mỗi
cá nhân, mỗi tổ chức trong thế giới vẫn cịn nhiều chủ thể vì lợi ích riêng mà bỏ quên lợi
ích chung của cộng đồng. Chất thải, nhất là chất thải nguy hại (CTNH), càng ngày càng
trở thành vấn đề nhức nhối trong xã hội, buộc chúng ta phải mạnh tay hơn, khắt khe hơn
trong q trình quản lý chúng để bảo vệ mơi trƣờng sống. Nhằm hiểu rõ bản chất của

CTNH, chúng ta xem xét một số khái niệm, đầu tiên là khái niệm về chất thải.
Trong khoản 1 Điều 2 Công ƣớc Basel về Kiểm soát vận chu ển qua biên giới các
phế thải ngu hại và việc tiêu hủ chúng (sau đây gọi tắt là Cơng ƣớc Basel) thì khái
niệm chất thải đƣợc hiểu “là các chất hoặc các đồ vật mà người ta tiêu huỷ, có ý định
tiêu huỷ hoặc phải tiêu huỷ chiểu theo các điều khoản của luật lệ quốc gia”. Đây là định
nghĩa dựa trên tính chất thải loại, không dùng đƣợc nữa phải đem tiêu hủy của chất thải.
Nó chƣa đƣợc chính xác và đầy đủ, chƣa nêu đƣợc nguồn phát sinh, chƣa tính đến giá trị
sử dụng lại của một số loại chất thải.
Khái niệm chất thải trong Luật Bảo vệ môi trƣờng (BVMT) của nƣớc ta thì chú
trọng đến tính chất vật lý và nguồn thải của chất thải. Chính vì vậy, khái niệm này chƣa
nêu đƣợc đích đến cuối cùng của chất thải là bị xử lý chôn lấp hay tận dụng tái chế.
Khoản 10 Điều 3 Luật BVMT định nghĩa: “Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí
được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.”

5


Từ những khái niệm trong các văn bản pháp luật quốc tế và Việt Nam nói trên, tác
giả tổng hợp lại thành một khái niệm hoàn chỉnh hơn: chất thải là vật chất ở thể rắn,
lỏng, khí được tạo ra từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt và các
hoạt động khác của con người, là nh ng chất thải loại không d ng đ n n a c n phải
được tiêu hủy hoặc tái ch để s dụng lại.
1.1.2

Phân loại chất thải

Chất thải phát sinh từ rất nhiều nguồn, có thành phần, tính chất hóa học khác nhau,
lại có nhiều dạng vật lý khác nhau, và mức độ nguy hiểm, gây ô nhiễm cũng không trùng
lắp. Một khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, sản xuất của con ngƣời gia tăng, các
sản phẩm làm ra ngày càng đa dạng phong phú đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con

ngƣời, thì tất nhiên chất thải cũng sẽ tăng theo về mặt số lƣợng và chủng loại. Chất thải
thƣờng đƣợc các nhà khoa học phân loại theo nhiều tiêu chí để áp dụng những cách thức
khác nhau trong việc thu gom, vận chuyển, tiêu hủy và tái chế chúng. Chúng ta có thể
tham khảo một số cách phân loại chất thải sau:
- Căn cứ nguồn phát sinh:
 Chất thải sinh hoạt: là chất thải phát sinh hàng ngày do nhu cầu sinh hoạt tiêu
dùng của ngƣời dân, thƣờng xuất hiện trong các gia đình hoặc nơi công cộng… Loại chất
thải này thƣờng đƣợc thu gom, tiêu hủy hằng ngày bằng các phƣơng pháp thủ cơng và
đơn giản. Một phần khơng nhỏ của chúng có thể tái chế đƣợc.
 Chất thải công nghiệp: là chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của các ngành
công nghiệp và thủ công nghiệp. Loại chất thải này có thể bao gồm nhiều hợp chất độc
hại nên phải có quy trình xử lý đặc biệt và tốn kém hơn.
 Chất thải xây dựng: là các phế thải từ các cơng trình xây dựng loại ra nhƣ đất đá,
bê tông v , gạch đá, kim loại, đồ nhựa… Đây là các chất thải có thể tái chế hoặc chơn lấp
đƣợc mà ít gây ơ nhiễm mơi trƣờng (trừ một số loại sơn, dung môi trong xây dựng…)
 Chất thải nông nghiệp: là chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi, trồng trọt
trong nông nghiệp từ gieo trồng, chăm sóc cho đến chế biến nơng sản… Nếu loại chất

6


thải ngày khơng đƣợc xử lý tốt thì nguy cơ nó ảnh hƣởng trở lại đối với thực phẩm là rất
lớn và có thể ngấm vào chuỗi thức ăn gây nguy hại cho con ngƣời.
 Chất thải y t : là những loại phẩm phát sinh từ hoạt động khám, chữa bệnh,
nghiên cứu.. . của các cơ sở y tế. Loại chất thải này có nguy cơ ơ nhiễm đặc biệt, thƣờng
đƣợc tiêu hủy tại chỗ để tránh phát tán mầm bệnh ra mơi trƣờng bên ngồi. Trong các cơ
sở y tế, thì dù chất thải có từ sinh hoạt hay từ công tác khám chữa bệnh đều phải đƣợc xử
lý khép kín.
Dựa vào căn cứ nguồn gốc phát sinh, chúng ta có thể đánh giá đƣợc số lƣợng, chủng
loại, tính chất của chất thải trong các lĩnh vực hoặc từng vùng, từng cơ sở sản xuất; từ đó

áp dụng các tiêu chuẩn về chất thải, ban hành quy chế quản lý chất thải phù hợp với từng
ngành cụ thể.
- Căn cứ vào mức độ ngu hại:
 Chất thải phóng xạ: là chất thải “chứa chất phóng xạ hoặc vật thể bị nhiễm bẩn
phóng xạ phải thải bỏ” (khoản 11 Điều 3 Luật Năng lƣợng nguyên tử) . Loại chất thải
này cực kỳ nguy hiểm nếu rò rỉ số lƣợng lớn ra mơi trƣờng. Vì chúng có tính chất phóng
xạ, nên các sinh vật sống trên trái đất khi tiếp xúc có thể gây biến đổi cấu trúc tế bào,
biến đổi gen gây ung thƣ, dị dạng… rất khó chữa trị. Chất thải phóng xạ khơng thể bị tiêu
hủy hoặc vơ hiệu hóa mà dựa vào khả năng tự làm sạch của mơi trƣờng, chúng dần biến
mất, nhƣng q trình này khá lâu, ảnh hƣởng phóng xạ cịn có thể kéo dài tới hàng thập
kỷ. Hầu hết chất thải loại này đƣợc chơn lấp, nhƣng có một số quốc gia lại đổ tràn ra
sông, hồ, biển gây ô nhiễm nặng nề.
 Chất thải nguy hại: là chất thải dễ phản ứng, dễ cháy nổ, dễ ăn mòn, hoặc nhiễm
khuẩn độc hại, chứa chất phóng xạ, các kim loại nặng. Những loại chất này đƣợc xếp vào
nhóm chất thải nguy hại vì chúng tiềm ẩn nhiều khả năng gây nhiễm độc gây rủi ro cao
đối với môi trƣờng sống và sức khỏe con ngƣời. Việc xử lý chất thải loại này khá tốn
kém và cần khoa học kỹ thuật hiện đại. Vì thế nó cũng là đối tƣợng mua bán xuất nhập
khẩu giữa các quốc gia, đặc biệt là từ các quốc gia phát triển đến các quốc gia đang phát
triển và kém phát triển, gây mối nguy hại lớn cho các quốc gia tiếp nhận những chất thải
này.

7


 Chất thải không nguy hại: là các chất thải khơng có tính chất gây nguy hiểm cao
nhƣ các chất đƣợc nêu ra ở trên, có thể dễ dàng phân hủy ra ngồi mơi trƣờng tự nhiên,
thƣờng là chất thải sinh hoạt, xây dựng. Chúng chủ yếu là rác hữu cơ dễ phân hủy, vật
liệu xây dựng hƣ hỏng, các chất thải có thể tái chế…
Phân loại theo tính chất nguy hại, chúng ta có thể phân loại đƣợc mức độ gây ô
nhiễm và nguy hiểm của chất thải để có biện pháp quản lý, xử lý phù hợp với từng loại

chất thải, nhất lại những loại chất thải nhƣ chất thải phóng xạ, chất thải nguy hại cần phải
đƣợc giám sát chặt chẽ hơn.
- Căn cứ vào thành phần:
 Chất thải vô cơ: thành phần là các chất vô cơ: thủy tinh, đồ gốm, sứ, phân bón vơ
cơ, giấy, sắt, thép…
 Chất thải h u cơ: thành phần gồm các chất hữu cơ: thực phẩm thừa, cây, xác động
vật, phân bón hữu cơ, chất thải từ các cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm…, phế
phẩm từ các cơ sở y tế.
Đối với chất thải vô cơ có thể tự tiêu hủy hoặc tái chế, cịn đối với chất thải hữu cơ
thƣờng phải có tác động của con ngƣời nhƣ chôn lấp, đốt… để kịp thời làm sạch mơi
trƣờng. Việc phân biệt nhƣ vậy có tác dụng với việc phân loại rác tại nguồn nhằm xử lý
từng loại một cách tốt nhất và không phải tốn thêm công sức.
- Căn cứ vào trạng thái tồn tại:
 Chất thải rắn: kim loại, nhựa, thủy tinh, vật liệu xây dựng… chủ yếu là chất thải
sinh hoạt, công nghiệp, xây dựng…
 Chất thải lỏng: nƣớc thải sinh hoạt, phân bùn từ cống rãnh, phế phẩm lọc dầu,
nƣớc từ các nhà máy cơng nghiệp…
 Chất thải khí: khí thải của các loại động cơ đốt trong nhƣ phƣơng tiện giao thông,
máy phát điện, máy động lực…, khí thải từ các nhà máy sản xuất, chế biến nguyên vật
liệu, nhà máy nhiệt điện.

8


Các chất thải ở những trạng thái vật lý khác nhau thì phải đƣợc xử lý theo những
cách khác nhau, thậm chí nếu chúng trộn lẫn vào nhau thì phải phân loại ra nhằm xử lý
đúng cách. Ví dụ chất thải rắn thƣờng chôn lấp hoặc đốt; chất thải lỏng thì lọc, xử lý hóa
học; chất thải khí cũng có những cách xử lý đặc biệt…
- Căn cứ vào khả năng tái chế:
 Phế liệu: các chất thải có thể tái chế đƣợc và trở thành nguyên liệu sản xuất: giấy,

sắt thép, thủy tinh, nhựa…
 Chất thải không thể tái chế: là những loại chất thải không thể trở thành nguyên liệu
sản xuất, phải xử lý chôn lấp hoặc tiêu hủy…
Nhƣ vậy, không phải cứ chất thải là thứ vô dụng, gây ô nhiễm môi trƣờng. Nếu biết
phân loại, tái chế và tận dụng, chất thải có thể đƣợc sử dụng lại, đem lại nguồn lợi kinh tế
nhất định cho con ngƣời, giảm khai thác tài nguyên, giảm chi phí cho xử lý chất thải cũng
nhƣ giảm hàm lƣợng chất thải vào môi trƣờng.
Việc phân loại chất thải theo những tiêu chí khác nhau chủ yếu là phục vụ cho công
tác nghiên cứu về chất thải và quản lý chất thải nhằm nắm vững tính chất của các loại
chất thải để có biện pháp xử lý tối ƣu đối với mỗi loại.
1.1.3
1.1.3.1

Khái niệm chất thải nguy hại
ịnh ngh a chất thải nguy hại

Đối với các loại chất thải thông thƣờng thì chúng ta có thể thu gom, xử lý hoặc tái
chế một cách đơn giản và có thể dựa vào khả năng chuyển hóa, tự làm sạch của mơi
trƣờng. Tuy nhiên, với CTNH, khả năng nhƣ vậy là rất thấp, xuất phát từ những tính chất
đặc biệt của chúng. Nếu chúng ta khơng kịp thời kiểm sốt thì rất dễ gây những hậu quả
nghiêm trọng và có thể khơng khắc phục đƣợc với môi trƣờng. Để hiểu rõ sự quan trọng
của CTNH, ta tìm hiểu khái niệm và những đặc điểm của chúng.
Một số khái niệm tham khảo trong các văn bản của UNEP (United Nation
Environment Programme : Chương tr nh môi trường liên hợp quốc và Mỹ1:
1
ThS, NCS Võ Đình Long, ThS Nguyễn Văn Sơn, />
9


Theo UNEP: CTNH là những chất thải (không kể chất thải phóng xạ) có hoạt tính

hóa học, hoặc có tính độc hại, cháy nổ, ăn mòn gây nguy hiểm hoặc có thể gây nguy hiểm
đến sức khỏe hoặc mơi trƣờng khi hình thành hoặc tiếp xúc với các chất thải khác. Định
nghĩa trên khơng bao hàm chất thải phóng xạ và chất thải rắn thơng thƣờng. Vì những
loại chất thải này dù có ít nhiều tác hại thì cũng đã đƣợc các quốc gia quản lý theo hệ
thống riêng, có các điều khoản, quy ƣớc, quy định riêng. Định nghĩa này cho thấy những
tính chất nguy hiểm của CTNH trong những điều kiện nhất định. Nhƣng nó lại khơng
thừa nhận chất thải phóng xạ.
- Theo Luật Khơi phục và bảo vệ tài ngu ên của M

RCRA): CTNH là chất rắn

hoặc hỗn hợp chất rắn (thuật ngữ “chất rắn” trong định nghĩa này đƣợc giải thích bao
gồm chất bán rắn, lỏng và đồng thời bao gồm cả chất khí) có khối lƣợng, nồng độ, hoặc
các tính chất vật lý, hóa học, lây nhiễm khi xử lý, vận chuyển, thải bỏ, hoặc bằng những
cách quản lý khác nó có thể:
- Gây nguy hiểm hoặc tiếp tục tăng nguy hiểm hoặc làm tăng đáng kể số tử vong,
hoặc làm mất khả năng phục hồi sức khỏe của ngƣời bệnh.
- Làm phát sinh hiểm họa lớn cho con ngƣời hoặc môi trƣờng hiện tại hoặc tƣơng
lai.
Định nghĩa này đƣa ra những đặc điểm chung về tính nguy hiểm với con ngƣời và
mơi trƣờng với những tính chất vật lý, hóa học chung nhất. Cách hiểu này khá khái quát
nên không cụ thể những biểu hiện nguy hiểm nhƣ dễ cháy nổ, dễ ăn mòn, có chất độc…
Một số khái niệm trong các văn bản pháp lý của Việt Nam:
Trong Luật BVMT (khoản 11 Điều 3) thì có định nghĩa: “CTNH là chất thải chứa
y u tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc
tính nguy hại khác”. Khái niệm này chỉ nêu ra những tính chất nguy hiểm của CTNH,
chƣa cụ thể hóa đƣợc dạng tồn tại, điều kiện gây nguy hiểm.
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam 5507 : 2002 về Hóa chất ngu hiểm – Qu phạm an
toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chu ển thì: “CTNH
(hazardous waste là chất thải có chứa các đơn chất hoặc hợp chất có một trong các đặc

tính nguy hại trực ti p (dễ cháy, nổ, gây ngộ độc, dễ ăn mịn, dễ gây ƠNMT và các đặc
tính nguy hại khác hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường, động

10


thực vật và sức khỏe con người”. Định nghĩa này đã cho ta thấy đƣợc tính chất chung
của CTNH, thành phần và điều kiện gây nguy hại. Tuy nhiên chƣa nêu đƣợc dạng tồn tại
của CTNH.
Về mặt nghiên cứu khoa học, ta tham khảo định nghĩa CTNH sau đây2:
“CTNH (hazardous waste materials là nh ng chất có độc tính nhất thời đáng kể
hoặc tiềm ẩn đối với con người và các sinh vật khác do:
hông phân hủy sinh h c hay tồn tại lâu bền trong tự nhiên.
ia tăng số lượng đáng kể khơng thể kiểm sốt.
Liều lượng tích l y đ n một liều lượng nhất định nào đó s gây t vong hay gây ra
tác động tiêu cực.”
Có thể thấy, định nghĩa này khá đầy đủ từ tính chất gây nguy hiểm, trạng thái phân
hủy sinh học, liều lƣợng. Tuy nhiên đặc điểm “gia tăng số lượng không thể kiểm sốt”
khơng đƣợc hợp lý khi đƣa vào định nghĩa. Bởi tính chất này khơng đặc trƣng, nếu số
lƣợng ít hoặc nhiều thì vẫn là CTNH.
Nhƣ vậy, các định nghĩa trên đều đƣa ra đặc trƣng của CTNH chính là tính nguy
hiểm của chúng đối với mơi trƣờng sống và con ngƣời. Từ những kiến thức trên, ta có thể
hiểu CTNH là loại chất thải ở thể rắn, lỏng hoặc khí có chứa các đơn chất hoặc hợp chất
có một trong nh ng đặc tính gây nguy hiểm đ n môi trường và sức khỏe con người hoặc
tương tác với nh ng chất khác dẫn đ n: dễ cháy nổ, dễ ăn mịn, có tính độc, dễ lây
nhiễm… (kể cả chất thải phóng xạ . Từ khái niệm trên cho ta thấy, CTNH mang những
tính chất có thể gây ô nhiễm nguy hiểm cho môi trƣờng, phải có cơ chế quản lý đặc biệt
nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất những thiệt hại chúng gây ra.
Ngoài ra, ta cần phải làm rõ các thuật ngữ đƣợc sử dụng trong luận văn là: chất thải
y t nguy hại, chất thải phóng xạ. Theo Qu chế quản lý chất thải tế đƣợc ban hành

kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ trƣởng Bộ
Y tế Về việc ban hành Qu chế quản lý chất thải tế thì chất thải y tế nguy hại đƣợc
định nghĩa nhƣ sau (khoản 2 Điều 3): “Chất thải y t nguy hại là chất thải y t chứa y u
tố nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng
xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mịn hoặc có đặc tính nguy hại khác n u nh ng chất thải này
không được tiêu hủy an tồn.” Cịn chất thải phóng xạ đƣợc hiểu: “chất thải chứa chất

2

ThS, NCS Võ Đình Long, ThS Nguyễn Văn Sơn, tlđd.

11


phóng xạ hoặc vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ phải thải bỏ” (khoản 11 Điều 3 Luật Năng
lƣợng nguyên tử).
. . . Tính chất của chất thải nguy hại
Tìm hiểu tính chất của CTNH, chúng ta có thể phân biệt chúng với những chất thải
khác. Theo Danh mục CTNH đƣợc ban hành kèm theo Thông tƣ số 12/2011/TT-BTNMT
ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và môi trƣờng Qu định về Quản lý chất
thải ngu hại (Thông tƣ số 12/2011/TT-BTNMT), CTNH có những đặc tính sau (tùy
từng loại mà có một hoặc nhiều đặc tính):
Tính
chất
nguy
hại

Mơ tả

Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ do kết quả

của phản ứng hố học (khi tiếp xúc với ngọn lửa, bị va đập hoặc ma sát)
Dễ nổ
hoặc tạo ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi
trƣờng xung quanh.
- Chất thải lỏng dễ cháy: Các chất thải ở thể lỏng, hỗn hợp chất lỏng hoặc
chất lỏng chứa chất rắn hồ tan hoặc lơ lửng, có nhiệt độ chớp cháy thấp
theo QCVN 07:2009/BTNMT.
- Chất thải rắn dễ cháy: Các chất thải rắn có khả năng tự bốc cháy hoặc
phát lửa do bị ma sát trong các điều kiện vận chuyển.
Dễ
cháy - Chất thải có khả năng tự bốc cháy: Các chất thải rắn hoặc lỏng có thể tự
nóng lên trong điều kiện vận chuyển bình thƣờng, hoặc tự nóng lên do tiếp
xúc với khơng khí và có khả năng bốc cháy.
- Chất thải tạo ra khí dễ cháy: Các chất thải khi tiếp xúc với nƣớc có khả
năng tự cháy hoặc tạo ra khí dễ cháy.
Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng oxy hoá toả
Oxy
nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốt
hố
cháy các chất đó.
Các chất thải thơng qua phản ứng hố học gây tổn thƣơng nghiêm trọng
Ăn
các mô sống hoặc phá huỷ các loại vật liệu, hàng hố và phƣơng tiện vận
mịn
chuyển. Thơng thƣờng đó là các chất hoặc hỗn hợp các chất có tính axit
mạnh hoặc kiềm mạnh theo QCVN 07:2009/BTNMT.
- Gây kích ứng: Các chất thải khơng ăn mịn có các thành phần nguy hại

gây sƣng hoặc viêm khi tiếp xúc với da hoặc màng nhầy.
độc

- Gây hại: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây các rủi ro sức khoẻ
tính
ở mức độ thấp thơng qua đƣờng ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
12


- Gây độc cấp tính: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây tử vong,
tổn thƣơng nghiêm trọng hoặc tức thời cho sức khoẻ thông qua đƣờng ăn
uống, hô hấp hoặc qua da.
- Gây độc từ từ hoặc mãn tính: Các chất thải có các thành phần nguy hại
gây ảnh hƣởng xấu cho sức khoẻ một cách từ từ hoặc mãn tính thơng qua
đƣờng ăn uống, hơ hấp hoặc qua da.
- Gây ung thƣ: Các chất thải có các thành phần nguy hại có khả năng gây ra
hoặc tăng tỉ lệ mắc ung thƣ thông qua đƣờng ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
- Gây độc cho sinh sản: Các chất thải có các thành phần nguy hại có khả
năng gây tổn thƣơng hoặc suy giảm khả năng sinh sản của con ngƣời thông
qua đƣờng ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
- Gây đột biến gien: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây ra hoặc
tăng tỷ lệ tổn thƣơng gen di truyền thông qua đƣờng ăn uống, hơ hấp hoặc
qua da.
- Sinh khí độc: Các chất thải có các thành phần mà khi tiếp xúc với khơng
khí hoặc với nƣớc sẽ giải phóng ra khí độc, gây nguy hiểm đối với ngƣời
và sinh vật.

độc
tính
sinh
thái
Lây
nhiễm


Các chất thải có các thành phần nguy hại gây tác hại nhanh chóng hoặc từ
từ đối với mơi trƣờng và các hệ sinh vật thơng qua tích luỹ sinh học.
Các chất thải có vi sinh vật hoặc độc tố sinh học gây nhiễm trùng hoặc
bệnh tật cho ngƣời và động vật.

Từ bảng trên cho thấy, CTNH có các đặc điểm đặc trƣng rất nguy hiểm nhƣ là dễ
nổ, dễ cháy, dễ oxy hóa, ăn mịn hoặc có độc… Trên thực tế một số loại CTNH có những
tính chất này đã bị đổ tràn ra sông, kênh mƣơng mà không đƣợc xử lý, gây chết hàng
loạt các loại thủy sinh hoặc chôn lấp không đúng làm CTNH ngấm vào nguồn nƣớc ngầm
gây ung thƣ cho ngƣời dân… Vì thế phải phân loại CTNH và có quy trình xử lý riêng là
điều hết sức quan trọng phải làm. Tùy thuộc vào tính chất, liều lƣợng, loại chất mà
CTNH đang có chính (chủ yếu) mà CTNH có ảnh hƣởng nhất định đến mơi trƣờng. Mức
độ nguy hại của chất thải là khả năng gây nguy hiểm cho ngƣời và ô nhiễm môi trƣờng
của chất thải nguy hại. Mỗi loại CTNH có mức độ nguy hại phụ thuộc vào liều lƣợng và
khả năng gây hại của một số chất độc hại lẫn trong đó, điều kiện môi trƣờng nhƣ độ pH,
nhiệt độ, áp suất…

13


Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên tìm hiểu thêm một khái niệm đó là “ngư ng
CTNH” đƣợc dùng trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Ngƣ ng chất thải ngu hại:
QCVN 07:2009/BTNMT (QCVN 07: 2009/BTNMT) để xác định CTNH. Theo văn bản
này, thì CTNH là chất có tên trong Danh mục CTNH có thể rơi vào một trong hai trƣờng
hợp sau (Mục 1.3):
- Là chất thải nguy hại trong mọi trƣờng hợp;
- Có khả năng là CTNH khi có ít nhất một tính chất nguy hại hoặc một thành phần
nguy hại vƣợt ngƣ ng CTNH.
Văn bản này cũng cho biết khái niệm của ngƣ ng CTNH tại Mục 1.3.2 nhƣ sau:

“ngư ng CTNH hay còn g i là ngư ng nguy hại của chất thải là giới hạn định lượng tính
chất nguy hại hoặc thành ph n nguy hại của một chất thải làm cơ sở để phân định, phân
loại và QLCTNH”. Bên cạnh đó, QCVN 07: 2009/BTNMT còn quy định một số vấn đề
đáng lƣu ý nhƣ: những điều kiện để phân định một chất thải là CTNH theo Mục 2.1.1;
ngƣợc lại không đƣợc coi là CTNH khi có các điều kiện tại Mục 2.1.2. Bên cạnh đó, luật
cũng có dự trù một số trƣờng hợp đặc biệt cụ thể khi nhận biết CTNH theo Mục A.3 Phụ
lục 8 Thơng tƣ số 12/2011/TT-BTNMT.
Từ tính chất của CTNH, chúng ta có thể dễ dàng nhận biết CTNH theo phƣơng cách
thông thƣờng. Tuy nhiên, việc đặt ra “ngư ng CTNH” cho thấy việc phân loại một cách
khoa học và mang yếu tố kỹ thuật cao đã đƣợc quy định về mặt pháp luật. Chủ thể nào
muốn xác định chính xác CTNH thì phải xem trong Danh mục CTNH trên cơ sở tuân thủ
những nguyên tắc trên. Nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định thì phải xử lý theo quy
chế QLCTNH, nếu khơng thì có thể xử lý theo quy cách thông thƣờng tùy từng loại chất
thải.
. . . Phân loại chất thải nguy hại
Mỗi loại CTNH có những đặc tính khác nhau. Việc phân loại nhằm mục đích khoa
học hay để dễ dàng nhận biết thơng thƣờng. Tùy mục đích phân loại mà ta có các cách
khác nhau trong việc phân loại CTNH, từ đó có các hệ thống phân loại sau3:
Hệ thống ph n loại khoa học: đây là hệ thống phân loại dành cho những ngƣời có
chun mơn. Hệ thống này nhằm bảo đảm tính thống nhất về tên gọi pháp lý và thuật ngữ
3

ThS, NCS Võ Đình Long, ThS Nguyễn Văn Sơn, tlđd.

14


khoa học. Các văn bản phân loại CTNH theo hệ thống này gồm có hệ thống của UNEP,
Thơng tƣ số 12/2011/TT-BTNMT của Việt Nam.
Hệ thống phân loại theo UNEP chia làm 9 nhóm dựa trên những mối nguy hại và

tính chất chung, sử dụng ký hiệu quốc tế (UN) làm số chỉ định duy nhất cho chất đó. Ví
dụ: Butan, nhóm 2, Khí dễ cháy – UN No 1011…
Danh mục các chất thải đƣợc phân loại theo các nhóm nguồn hoặc dịng thải chính
tại Phụ lục 8 Thơng tƣ số 12/2011/TT-BTNMT.
Hệ thống ph n loại d ng cho công tác quản lý: tập trung xem xét con đƣờng di
chuyển của CTNH và nguồn phát sinh ra nó, nhằm đảm bảo nguyên tắc chất thải đƣợc
kiểm soát từ nơi phát sinh đến xử lý cuối cùng. Hệ thống này phân chia làm hai phần:
Hệ thống phân loại theo nguồn phát sinh (CTNH từ khu công nghiệp, CTNH từ làng
nghề, CTNH từ bệnh viện…)
Hệ thống phân loại theo đặc điểm (dạng tồn tại vật lý, hữu cơ hay vô cơ, dung môi
hay kim loại nặng…)
Hệ thống ph n loại để đánh giá khả năng tác động đến môi trƣờng:
Phân loại theo độc tính (phân loại dựa theo giá trị liều gây chết 50 số động vật
thực nghiệm, thƣờng theo các cấp độ I A, I B, II, III từ rất độc đến ít độc)
Cấp độc

LD50 đối với chuột lang mg/kg c n nặng)
Qua miệng

I A (rất độc)
I B (độc cao)
II (độc trung bình)
III (tí độc)

Qua da

Dạng rắn

Dạng lỏng


Dạng rắn

Dạng lỏng

<5
5 – 20
50 – 500
>500

<20
20 – 200
200 – 2000
>2000

<10
10 – 100
100 – 1000
>1000

<40
40 – 400
400 – 4000
>4000

Phân loại theo mức độ nguy hại (dựa vào thành phần, nồng độ, độ linh động, khả
năng toàn lƣu, lan truyền, con đƣờng tiếp xúc và liều lƣợng chất thải).
Hệ thống ph n loại chung: đây là hệ thống đơn giản và dễ sử dụng cho những
ngƣời khơng có chun mơn. Tuy nhiên nó khơng cung cấp đầy đủ thơng tin về chất thải,
có trƣờng hợp chất thải khơng có trong danh mục (thƣờng phân thành một bảng đơn giản
với các loại nhƣ: nƣớc thải chứa chất vô cơ, nƣớc thải chứa chất hữu cơ, chất hữu cơ

lỏng, dầu...)

15


Các loại
chính
Nƣớc
chứa

Ví dụ

thải Thành phần chính là nƣớc Axit sunphuric thải từ mạ kim loại.
chất nhƣng có chứa kiềm/axit và Dung dịch amoniac trong sản xuất linh

vơ cơ
Nƣớc

Đặc tính

các chất vô cơ độc hại.

kiện điện tử.
Nƣớc bể mạ kim loại

thải Nƣớc thải chứa dung dịch Nƣớc rửa từ các chai đựng thuốc trừ

chứa chất chất hữu cơ nguy hại
hữu cơ


sâu.

Chất hữu cơ Chất thải dạng lỏng chứa Dung môi halogen thải ra từ khâu tẩy
lỏng

dung dịch hoặc hỗn hợp các nhờn và làm sạch.
chất hữu cơ nguy hại.
Cặn của tháp chƣng cất trong sản xuất
hóa chất.

Dầu
Bùn,

Chất thải chứa thành phần Cặn dầu từ quá trình xúc rửa tàu dầu
chủ yếu là dầu
hoặc bồn chứa dầu.
chất Bùn, bụi, chất rắn và các Bùn xử lý nƣớc thải có kim loại nặng.

thải vô cơ

chất thải rắn chứa chất vô Bụi từ quá trình xử lý khí thải của nhà
cơ nguy hại
máy sản xuất sắt thép và nấu chảy kim
loại.
Bùn thải từ lò nung vôi.
Bụi từ bộ phận đốt trong công nghệ chế
tạo kim loại.

Chất
Bùn, chất rắn và các loại Bùn từ khâu sơn.

rắn/bùn hữu hữu cơ khơng ở dạng lỏng
Hắc ín từ sản xuất thuốc nhuộm.Hắc ín

trong tháp hấp thụ phenol
Chất rắn trong quá trình hút chất thải
nguy hại đổ tràn.
Chất rắn chứa nhủ tƣơng dạng dầu.
Ngồi ra cịn có hệ thống phân loại theo danh sách do US – EPA liệt kê hơn 450
chất thải đƣợc coi là CTNH. Mỗi chất thải đƣợc ấn định theo ký hiệu tính nguy hại của
US – EPA bao gồm một chữ cái và ba chữ số đi kèm. Ví dụ: Danh mục F gồm CTNH
thuộc các nguồn khơng đặc trƣng…(gồm có bốn danh mục: F, K, P, U).

16


Các hệ thống trên đây xuất phát từ mục đích nghiên cứu khác nhau của các nhà
khoa học. Hệ thống nào cũng có ƣu và nhƣợc của nó. Ví nhƣ hệ thống phân loại theo
nguồn thải sẽ không nêu đƣợc tính chất, thành phần của CTNH, ngƣợc lại hệ thống phân
loại theo đặc điểm cho ta biết hỗn hợp CTNH bao gồm những gì… Tùy theo mục đích
nghiên cứu, học tập chuyên ngành hoặc tham khảo ta sẽ theo những hệ thống phân loại
nhất định. Ở đây, ta có thể thấy hệ thống phân loại khoa học theo UNEP và Phụ lục 8
Thông tƣ số 12/2011/TT-BTNMT phù hợp hơn khi sử dụng cho mục đích nghiên cứu
khoa học.
1.1.3.4Nguồn của chất thải nguy hại
CTNH phát sinh chủ yếu từ ba loại nguồn:
Từ thiên nhiên: các quá trình trao đổi chất trong tự nhiên, có thể có sự tác động của
con ngƣời.
Từ hoạt động sinh hoạt thông thƣờng của con ngƣời: trong thƣơng nghiệp, dịch vụ,
tiêu dùng.
Từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, cơng nghiệp: các loại ngun liệu, các hóa chất

con ngƣời sử dụng cho các ngành này.
Có thể nói, số lƣợng và mức độ nguy hại của CTNH phát sinh từ thiên nhiên và các
hoạt động sinh hoạt thƣờng ngày của con ngƣời không nhiều bằng CTNH phát sinh từ
hoạt động công nghiệp. Các ngành công nghiệp ngày càng phát triển và gia tăng về số
lƣợng nhà xƣởng cũng nhƣ nguyên vật liệu cần sử dụng đã là nguồn phát sinh CTNH lớn
nhất và trở thành vấn đề nóng thƣờng xuyên trong thời điểm hiện nay. Có thể điểm qua
CTNH của một số ngành công nghiệp nhƣ sau:
Ngành công nghiệp hóa chất: dung mơi thải, dung mơi cơng nghiệp dùng để hịa tan
để tổng hợp các chất mới…
Ngành cơng nghiệp dầu mỏ: các chất dễ cháy, cặn dầu mỏ, các hợp chất có hoạt tính
cao: hợp chất chứa natri, hợp chất sunfit…
Ngành công nghiệp giày da: dầu nhớt, phế thải…
1.1.3.5Hậu quả của chất thải nguy hại
Vì tính chất độc hại của mình, nên một khi CTNH phát tán ra mơi trƣờng, nó có thể
gây hậu quả khơn lƣờng, nhất là ảnh hƣởng của chúng khi thấm vào nƣớc mặt, các mạch

17


nƣớc ngầm, tuần hồn qua các vịng, chuỗi thức ăn và sẽ ảnh hƣởng đến tồn bộ mơi
trƣờng sống. Ngồi nguyên nhân của sự cẩu thả của con ngƣời trong quá trình làm phát
sinh, vận chuyển hay xử lý CTNH thì vấn đề chơn lấp các CTNH trong lịng đất cũng có
sự ảnh hƣởng nhất định. Bên cạnh đó, khí độc xuất phát từ các CTNH này khi đƣợc lƣu
giữ, chơn lấp nếu khơng đƣợc kiểm sốt cũng gây ra ô nhiễm đến chất lƣợng không khí,
ảnh hƣởng đến hô hấp của các lồi sinh vật. Đối với CTNH, thì dù đã đƣợc xử lý và chơn
lấp, nó vẫn có thể hòa vào đất, thấm vào nƣớc gây ra những mối nguy hại đến môi
trƣờng.
Ở nƣớc ta, việc đánh giá các tác động thực tế liên quan đến ô nhiễm môi trƣờng do
CTNH gây ra chƣa đƣợc thực hiện. Tuy nhiên, nhìn vào tình hình thực tế, các con sơng ở
các khu đô thị lớn, các khu công nghiệp đang “ch t d n ch t mịn”, khơng khí ngày càng

ơ nhiễm nặng nề bởi khí thải từ các phƣơng tiện giao thơng, khí thải từ các ống khói nhà
máy công nghiệp… Tỉ lệ bệnh tật và tử vong của con ngƣời cũng tăng cao, nhất là các
bệnh ung thƣ, các bệnh do nhiễm độc, ngộ độc, viêm da, các bệnh đƣờng hô hấp …
1.2

Khái niệm quản lý chất thải ngu hại

QLCTNH đƣợc khoản 12 Điều 3 Luật BVMT định nghĩa là một chuỗi các hoạt
động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải
loại chất thải. Trong khi đó Thơng tƣ số 12/2011/TT-BTNMT thì coi QLCTNH là các
hoạt động liên quan đến việc phòng ngừa, giảm thiểu, phân định, phân loại, tái sử dụng
trực tiếp, lƣu giữ tạm thời, vận chuyển và xử lý CTNH (khoản 1 Điều 3). Nhƣ vậy, định
nghĩa về việc QLCTNH trong thơng tƣ có vẻ khái qt hơn và thêm vào đó là hoạt động
phịng ngừa, một yếu tố rất quan trọng nhằm giảm thiểu CTNH tại nguồn. Ta có thể hiểu
cụ thể là: QLCTNH là chính một quy trình kỹ thuật và pháp lý kiểm sốt CTNH bắt đầu
từ q trình phát sinh đến xử lý và cuối cùng là chôn lấp CTNH. Tuy nhiên, chúng vẫn
cho thấy tính chung chung, chƣa đƣa ra những vấn đề liên quan trực tiếp đến từng quy
trình xử lý CTNH, chƣa thể hiện một cách tổng quát cơng tác QLCTNH gồm những gì.
Theo Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Châu4 hệ thống quản lý chất thải nguy hại thành công
về mặt lý thuyết phải bao gồm bốn yếu tố có sự tƣơng quan với nhau nhƣ sau:
- Luật pháp (pháp lý là thành phần cơ bản quan trọng, chi phối các thành phần còn
lại.
4

/>
18


×