Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Quản lý nhà nước về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

DƯƠNG XUÂN MINH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH DOANH
VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE TAXI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ HÀNH CHÍNH

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH DOANH
VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE TAXI
Chuyên ngành: Luật Hành chính và Luật Hiến pháp
Mã số: 60380102

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thương Huyền
Học viên: Dương Xuân Minh
lớp: Cao học Luật Khánh Hịa, khóa 2

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ luật học “Quản lý nhà nước về kinh


doanh vận tải hành khách bằng xe taxi” là kết quả của quá trình tổng hợp và
nghiên cứu nghiêm túc của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn
Thị Thương Huyền. Các thơng tin, báo cáo được trích dẫn trong luận văn là trung
thực, chính xác.
Người cam đoan

Dương Xuân Minh


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ATGT

An tồn giao thơng

CHXNCN

Cộng hịa xã hội chủ nghĩa

CNG

Compressed Natural Gas

CTCP

Công ty cổ phần

CTCPTMDL

Công ty cổ phần thương mại du lịch


DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

GDP

Gross domestic product

GPLX

Giấp phép lái xe

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

LPG

Liquefied Petroleum Gas

NXB

Nhà xuất bản

TNGT


Tai nạn giao thông

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

UBND

Ủy ban nhân dân

VTHK

Vận tải hành khách


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1. So sánh một số quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật và hình thức đối với
các loại phương tiện tham gia vận tải hành khách ............................................... 6
Bảng 2.1. Các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn
tỉnh Khánh Hòa (2016) ......................................................................................... 34
Bảng 2.2. Các cơ sở đào tạo lái xe trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa ...................... 41
Bảng 2.3. Các Trung tâm sát hạch lái xe trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa ........... 42
Biểu đồ 2.1. Số lượng xe taxi tại tỉnh Khánh Hòa qua một số năm ................... 36


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ KINH DOANH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE TAXI ...................... 5

1.1. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi .............................................. 5
1.1.1. Khái niệm kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô ............................ 5
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi ............ 5
1.2. Quản lý nhà nước về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi ........... 8
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe
taxi ...................................................................................................................... 8
1.2.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước về kinh doanh vận tải hành khách bằng
xe taxi ................................................................................................................. 9
1.3. Nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe
taxi ....................................................................................................................... 14
1.3.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh vận tải hành khách
bằng xe taxi....................................................................................................... 14
1.3.2. Quy hoạch mạng lưới vận tải hành khách bằng xe taxi .......................... 17
1.3.3. Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật ........................................ 19
1.3.4. Quản lý đào tạo, sát hạch lái xe và cấp, đổi giấy phép lái xe ................. 21
1.3.5. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo .......... 24
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH DOANH
VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE TAXI...................................................... 28
2.1. Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức chỉ đạo
thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh vận tải bằng xe
taxi ....................................................................................................................... 28
2.1.1. Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật ................................. 28
2.1.2. Tổ chức chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh
vận tải bằng xe taxi ........................................................................................... 31
2.2. Thực trạng quy hoạch hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe
taxi ....................................................................................................................... 33


2.3. Thực trạng tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật ....................... 37
2.4. Thực trạng công tác quản lý việc đào tạo, sát hạch lái xe và cấp, thu đổi

giấy phép lái xe ................................................................................................... 41
2.5. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết
khiếu nại, tố cáo.................................................................................................. 43
2.5.1. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm .......................... 43
2.5.2. Về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ................................................. 47
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ KINH DOANH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE TAXI ....... 50
3.1. Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh vận tải hành
khách bằng xe taxi ............................................................................................. 50
3.2. Các giải pháp khác ...................................................................................... 52
3.2.1. Ban hành quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng xe taxi ............ 52
3.2.3. Quản lý đào tạo, sát hạch lái xe và cấp, thu đổi giấy phép lái xe ........... 55
3.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về kinh doanh vận tải hành
khách bằng xe taxi ............................................................................................ 56
3.2.5. Tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động ứng dụng khoa học công
nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng
(GRAB, UBER...) .............................................................................................. 58
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, nhu cầu đi lại
của người dân ngày càng lớn đi kèm với đó là hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải
hành khách bằng ơ tơ nói chung và hoạt động vận tải hành khách bằng taxi nói riêng
đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ, nhất là tại các thành phố, trung tâm kinh tế của
đất nước. Với ưu điểm lớn là thuận tiện, liên lạc dễ dàng, thủ tục thanh toán đơn
giản nên nhu cầu sử dụng dịch vụ taxi trong đời sống xã hội ngày càng lớn, ngày

càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, thực tế
trong thời gian qua, công tác quản lý nhà nước đối với loại hình vận tải này vẫn cịn
tồn tại nhiều hạn chế, bất cập:
- Cơng tác quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải hành khách bằng xe
taxi chưa theo kịp nhu cầu phát triển của số doanh nghiệp và số phương tiện hoạt
trong cơ chế thị trường; sự phát triển tự phát, ồ ạt theo cơ chế thị trường dẫn đến sự
rối loạn trên thị trường vận tải, khủng hoảng “vừa thừa vừa thiếu”. Sự xuất hiện của
những mơ hình vận tải hành khách mới tương tự taxi có kết hợp ứng dụng công
nghệ thông tin như Uber Taxi, Grab Taxi đã tạo ra thách thức không nhỏ đối với cơ
quan quản lý nhà nước. Sự phối hợp giữa các ngành, địa phương trong quản lý nhà
nước về cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, còn chồng chéo làm ảnh hưởng đến hoạt động
trong lĩnh vực vận tải đường bộ. Công tác tuyên truyền giáo dục, phổ biến, hướng
dẫn pháp luật về luật giao thông đường bộ chưa hiệu quả, ý thức người dân về chấp
hành pháp luật giao thông đường bộ chưa cao.
- Một số thành phần tham gia vận tải hành khách bằng xe taxi chấp hành
pháp luật chưa cao, nhiều hiện tượng tiêu cực, nhưng giải quyết không triệt để như
tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, tranh giành khách…
- Cơng tác tuần tra, kiểm sốt của Cảnh sát giao thông, công tác thanh tra,
kiểm tra của Thanh tra giao thông hiệu quả chưa cao, công tác đảm bảo trật tự
ATGT thực hiện chưa nghiêm, tai nạn giao thơng vẫn cịn ở mức cao, ảnh hưởng
lớn đến phát triển kinh tế và xã hội.
Chính vì vậy việc tăng cường công tác quản lý đối với vận tải hành khách
trong đó có vận tải hành khách bằng taxi hiện nay là vấn đề cấp thiết để có thể đưa
hoạt động này đi vào nề nếp, tạo cơ sở để thị trường vận tải hành khách phát triển
và vận hành một cách lành mạnh và bền vững, tạo môi trường văn hóa giao thơng


2
hiện đại, qua đó góp phần vào của sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Từ
những vấn đề trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý nhà nước về kinh doanh

vận tải hành khách bằng xe taxi”
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay, có khá nhiều cơng trình nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý nhà
nước, tuy nhiên đa số các cơng trình nghiên cứu này chỉ tập trung ở quản lý nhà
nước tầm vĩ mô, hoặc quản lý nhà nước trong các lĩnh vực khác chứ chưa có cơng
trình nào đi sâu nghiên cứu về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải
hành khách bằng xe taxi.
Trong quá trình chuẩn bị thực hiện đề tài luận văn của mình, tác giả đã tham
khảo một số cơng trình nghiên cứu, sách, giáo trình về cơng tác quản lý nhà nước như:
- Giáo trình lý luận hành chính nhà nước, Học Viện Hành chính, NXB Khoa
học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2010; Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế, Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân, NXB Lao động - Xã hội, 2005; Giáo trình Khoa học Hành
chính, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, NXB Chính trị - Hành chính, Hà
Nội, 2013.
- Một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ thuộc chuyên ngành quản lý hành
chính nhà nước, chuyên ngành giao thông vận tải như: Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu
phương pháp xác định nhu cầu và giải pháp phát triển giao thông tĩnh đô thị” của tác
giả Trần Thị Lan Hương, Đại học Giao thông Vận tải, 2011; Luận án tiến sĩ “Nghiên
cứu qui hoạch phát triển hệ thống giao thông công cộng thành phố Hà Nội theo mục
tiêu đô thị phát triển bền vững” của tác giả Vũ Anh, Đại học Kiến trúc Hà Nội, 2011;
Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện quản lý vận tải hành khách bằng taxi tại Hà Nội” của
tác giả Phạm Đức Học, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014.
- Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 355/QĐ-TTg, ngày 25/02/2013 của
Thủ tướng Chính phủ.
Các luận án, bài viết và cơng trình nghiên cứu trên đã tập trung phân tích,
đánh giá và đưa ra các giải pháp trong lĩnh vực quản lý nhà nước về giao thông, vận
tải công cộng. Có đề tài tập trung nghiên cứu chuyên về hoạt động kinh doanh vận
tải hành khách bằng xe taxi nhưng đi sâu vào các nội dung về hiệu quả quản lý kinh



3
tế chứ chưa nghiên cứu sâu ở tầm vi mô về quản lý nhà nước trong hoạt động vận
tải hành khách bằng xe taxi.
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn, tác giả đã kế thừa và phát
huy những tài liệu, số liệu, học tập những ưu điểm, những cơ sở lý luận của các
giáo trình, luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan đến luận văn của mình.
Tuy nhiên vì mục tiêu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu có khác nhau nên luận văn
khơng trùng lắp với các cơng trình khoa học đã nêu về nội dung và hình thức. Luận
văn đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của một luận văn thạc sỹ, có giá trị lý luận và
thực tiễn, đề xuất được một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý nhà
nước đối với hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi. Luận văn có thể sử dụng
làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo trong lĩnh vực quản lý nhà nước về giao thơng.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Tác giả sẽ phân tích làm rõ cơ sở lý luận, pháp lý về quản lý nhà nước đối
với hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi; phân tích và đánh giá thực trạng
cơng tác quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải hành khách bằng taxi hiện nay.
Đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động này,
qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách đáp ứng nhu cầu của người
dân, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp vận tải trong thời gian tới.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách
bằng xe taxi đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách.
Phạm vi nguyên cứu của luận văn: Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô
tô bao gồm: kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt, bằng xe ô tô theo tuyến cố
định, theo hợp đồng…, trong phạm vi đề tài này chỉ nghiên cứu hoạt động kinh
doanh vận tải hành khách bằng xe taxi tại Khánh Hòa và một số địa phương khác.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Chủ yếu sử dụng phương pháp phân
tích - tổng hợp, hệ thống hóa, so sánh dựa trên các cơng trình khoa học đã được

công bố, các dữ liệu thống kê, các báo cáo chính thức của các cơ quan quản lý nhà
nước, cụ thể:
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này sẽ được sử dụng để
xây dựng khung lý thuyết về quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh; phân tích


4
đánh giá thực trạng quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi ở
Khánh Hịa thơng qua các số liệu thống kê, báo cáo của cơ quan quản lý nhà nước,
khảo cứu kinh nghiệm quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe
taxi ở một số địa phương, trên cơ sở đó, tổng hợp, rút ra kinh nghiệm.
+ Phương pháp hệ thống hóa: Phương pháp này sẽ sử dụng để hệ thống hóa
những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vận tải và
hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi.
+ Phương pháp so sánh: Tác giả dự kiến sử dụng phương pháp này để phân
tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe
taxi theo thời gian và so với kinh nghiệm của địa phương khác.
- Phương pháp dự báo: Sử dụng suy luận định tính, so sánh số liệu để đưa ra
các dự báo có tính xu hướng về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe
taxi trên địa bàn tỉnh và khuyến nghị định hướng, giải pháp.
- Phương pháp phân tích SWOT: Đánh giá điểm mạnh điểm yếu trong quản
lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn tỉnh Khánh
Hòa thời gian qua và dự báo cơ hội, thách thức trong giai đoạn sắp tới.
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của luận văn
- Góp phần xây dựng lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải
hành khách bằng xe taxi.
- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về kinh doanh vận tải hành khách
bằng xe taxi trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nước đối với cơng tác này. Qua đó, góp phần hồn thiện công tác
quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông vận tải và thúc đẩy quá trình phát triển

kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và pháp lý của quản lý nhà nước về kinh doanh vận
tải hành khách bằng xe taxi
Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về kinh doanh vận tải hành khách
bằng xe taxi
Chương 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh
doanh vận tải hành khách bằng xe taxi.


5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ KINH DOANH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE TAXI
1.1. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
1.1.1. Khái niệm kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ơ tơ
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì “Kinh doanh là việc thực hiện liên
tục một, một số hoặc tất cả các cơng đoạn của q trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu
thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”.
Theo Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính
phủ thì “Kinh doanh vận tải bằng xe ơ tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa,
hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh vận tải thu
tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp”
Như vậy, hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô là việc sử
dụng xe ô tô để vận tải hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.
Hiện nay, hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô hiện nay
bao gồm các loại hình sau đây: Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo
tuyến cố định; kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt; kinh doanh vận tải hành
khách bằng xe taxi; kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng; kinh doanh vận

tải khách du lịch bằng xe ô tô.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
- Về khái niệm hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi:
Theo Khoản 1 Điều 66 Luật Giao thông Đường bộ năm 2008 quy định “Kinh
doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có lịch trình và hành trình theo u cầu của
hành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền”.
Tại Khoản 1 và 2 Điều 6 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP quy định:
“1. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có hành trình và lịch trình
theo yêu cầu của hành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền căn cứ vào ki lô mét
xe lăn bánh, thời gian chờ đợi.
2. Xe có hộp đèn với chữ "TAXI" gắn cố định trên nóc xe”.
Như vậy, hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi là một trong những loại
hình của hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô, trong đó phương


6
tiện sử dụng để vận tải hành khách chỉ là xe taxi; lịch trình và hành trình vận
chuyển được tài xế thực hiện theo yêu cầu của hành khách; cước tính theo đồng hồ
tính tiền căn cứ vào ki lơ mét xe lăn bánh, thời gian chờ đợi.
Bên cạnh một số điểm chung của các loại hình kinh doanh vận tải hành
khách bằng xe ô tô như phải đảm bảo các quy định đối với đơn vị kinh doanh vận
tải, đảm bảo các điều kiện về an tồn giao thơng, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình
cho phương tiện thì hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi cũng có
một số đặc điểm riêng về phương tiện, lịch trình, phương thức hoạt động.
- Đặc điểm của kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi:
+ Thứ nhất, về phương tiện kinh doanh:
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì phương tiện sử dụng trong hoạt
động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi ngoài việc đáp ứng những điều
kiện chung như đảm bảo tiêu chuẩn về an tồn kỹ thuật, bảo vệ mơi trường, thiết bị
giám sát hành trình... thì cịn phải đáp ứng một số tiêu chuẩn riêng về kỹ thuật, trang

thiết bị, biểu trưng, bảng hiệu. Cụ thể, phương tiện được xem là xe taxi phải là ơ tơ
có sức chứa nhỏ dưới 09 chỗ ngồi, phải có thiết bị giám sát hành trình theo quy
định, có niên hạn sử dụng khơng quá 08 năm tại các đô thị đặc biệt và không quá 12
năm đối với các địa phương khác, xe phải gắn đồng hồ tính tiền được cơ quan có
thẩm quyền về đo lường kiểm định và kẹp chì, có sơn biểu trưng (logo) của đơn vị
kinh doanh vận tải taxi và số điện thoại giao dịch cho các xe thuộc đơn vị1.
Bảng 1.1. So sánh một số quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật và hình thức đối
với các loại phương tiện tham gia vận tải hành khách2
Vận tải hành
khách bằng xe
taxi

Vận tải hành
khách bằng xe ô
tô theo tuyến cố
định

Vận tải hành
khách bằng xe
buýt

Kinh doanh
vận tải khách
du lịch bằng xe
ô tô

Kinh doanh vận tải
hành khách theo
hợp đồng


Số chỗ
ngồi

Từ 9 trở xuống

Không quy định

Từ 17 trở lên
(trừ trường hợp
đặc biệt)

Không quy định

Không quy định

Niên
hạn sử
dụng

Không quá 08
năm tại đô thị
loại đặc biệt;
không quá 12

Xe chở từ 10
người trở lên:
- Không quá 15
năm đối với xe

Không quá 20

năm

Không quá 15
năm

- Không quá 15 năm
đối với xe chạy cự ly
trên 300 km.
- Không quá 20 năm

1

Điều 17 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP và Điều 37 Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm
2014 của Bộ Giao thông Vận tải Quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ
trợ vận tải đường bộ.
2
Quy định tại Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT.


7

u cầu
về hình
thức
bên
ngồi

năm tại các địa
phương khác


chạy cự ly trên
300 km.
- Không quá 20
năm đối với xe
chạy cự ly từ 300
km trở xuống

- Có phù hiệu
XE TAXI
- Có hộp đèn
với chữ “TAXI”
gắn trên nóc xe
- Phải đăng ký
biểu
trưng
(logo) và số
điện thoại giao
dịch
trên
phương tiện

Có phù hiệu XE
CHẠY TUYẾN
CỐ ĐỊNH

đối với xe chạy cự ly
từ 300 km trở xuống

- Có phù hiệu
XE BUÝT

- Phải đăng ký
màu sơn đặc
trưng

Có phù hiệu XE
VẬN
TẢI
KHÁCH
DU
LỊCH

Có phù hiệu XE
HỢP ĐỒNG

+ Thứ hai, về lịch trình và hành trình hoạt động:
Xe taxi hoạt động chủ yếu ở các khu vực đô thị. Hoạt động của xe taxi không
cố định về lịch trình và hành trình tức là xe khơng có thời gian hoạt động cố định,
khơng chạy theo những tuyến đường nhất định đã biết trước và hành trình khơng
cần đăng ký với cơ quan chức năng như các loại hình vận tải hành khách bằng ơ tơ
khác như vận tải hành khách theo tuyến cố định hay xe buýt (đã có giờ khởi hành
xác định trước, giờ đến nơi dự kiến trước và chạy trên những tuyến cố định biết
trước). Lịch trình và hành trình của xe taxi chỉ có thể xác định khi hành khách sử
dụng dịch vụ và yêu cầu tài xế taxi chạy theo hành trình mà khách hàng muốn.
Khách hàng có thể sử dụng taxi bất cứ lúc nào và tại bất cứ địa điểm nào (ở đây chỉ
đề cập đến những khu vực có dịch vụ taxi, tất nhiên điều này là không khả thi ở
những khu vực xa xôi, hẻo lánh khơng có dịch vụ taxi) miễn là trong khu vực hay
vùng đó có dịch vụ taxi.
+ Thứ ba, về cước phí:
Do hành trình, lịch trình khơng cố định nên dẫn đến việc tính cước phí của
xe taxi dựa trên số ki lô mét thực tế xe lăn bánh theo chặng đường mà hành khách

yêu cầu và thời gian chờ đợi chứ không xác định trước như giá dịch vụ vận tải hành
khách theo tuyến cố định hay xe buýt.
Một đặc điểm nữa đó là cước phí của xe taxi so với các loại hình vận tải hành
khách khác bằng xe ô tô sẽ cao hơn rất nhiều nếu tính trên cùng số ki lơ mét xe
chạy. Ngun nhân bởi vì taxi chỉ phục vụ cho hành khách có nhu cầu đi lại linh


8
hoạt, khơng cố định hay nói cách khác việc phục vụ khách hàng đi taxi sẽ tốt hơn
các loại hình vận tải hành khách bằng ô tô khác. Thứ hai, vì trên mỗi chuyến, một
xe taxi chỉ có thể phục vụ một số lượng hạn chế hành khách nên không thể giảm giá
cước thông qua việc vận chuyển nhiều hành khách trên cùng một chuyến. Tuy giá
cả cao hơn so với phương tiện công cộng khác (như xe buýt) nhưng vẫn phù hợp
với một bộ phận khách hàng có thu nhập khá vì linh hoạt về lộ trình và thời gian
hoạt động. Vận tải taxi thường phục vụ các chuyến đi như: du lịch, mua sắm, khám
chữa bệnh…
1.2. Quản lý nhà nước về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về kinh doanh vận tải hành khách bằng
xe taxi
Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực
nhà nước, sử dụng pháp luật và chính sách để điều khiển hành vi của cá nhân, tổ
chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước
thực hiện nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.3
Từ chức năng quản lý xã hội của nhà nước, ta có thể hiểu khái niệm quản lý
nhà nước đối với hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi là sự tác động có tổ
chức và bằng pháp luật của bộ máy nhà nước lên đối tượng quản lý trong việc tổ
chức, quy hoạch, điều hành các tuyến xe thông qua quản lý các doanh nghiệp, HTX
kinh doanh trong lĩnh vực vận tải hành khách bằng xe taxi nhằm phục vụ cho nhu
cầu đi lại của người dân, góp phần vào việc tạo xây dựng và phát triển đất nước
trong lĩnh vực giao thông vận tải một cách có hiệu quả và cơng bằng.

Quản lý nhà nước về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi là một bộ
phận của quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ cũng như quản lý
nhà nước đối với chính sách kinh tế - xã hội nói chung. Xã hội ln có những vấn
đề liên quan đến cuộc sống của mọi người, vượt quá phạm vi của mỗi cá nhân, mỗi
nhóm người, một tổ chức có quy mơ nhỏ, vì vậy cần có sự quản lý nhà nước đối với
những lĩnh vực mà tổ chức tư nhân trong hoạt động của mình cần có sự quản lý điều
tiết của nhà nước, thông qua quản lý nhà nước để đáp ứng các nhu cầu trong đời
sống xã hội của mọi người. Một trong những vấn đề đó là giao thơng đường bộ, đặc
biệt là lĩnh vực vận tải hành khách bằng xe taxi, một lĩnh vực cần phải được nhà
nước quan tâm hàng đầu trong bối cảnh hiện nay.
3

Học Viện Hành chính (2010), Giáo trình lý luận hành chính, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.


9
1.2.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước về kinh doanh vận tải hành khách
bằng xe taxi
1.2.2.1. Đặc điểm về chủ thể quản lý
Chủ thể quản lý nhà nước về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi là
cơ quan hành chính nhà nước được giao thẩm quyền để quản lý các tổ chức, đơn vị
kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi, đảm bảo cho hoạt động này nằm trong
khuôn khổ pháp luật. Thông qua chủ thể quản lý, nhà nước sẽ điều tiết, định hướng
cho hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi vận hành theo đúng các mục tiêu,
quy hoạch đã đề ra, duy trì trật tự xã hội, tạo mơi trường kinh doanh và phát triển
lành mạnh cho các doanh nghiệp, bảo vệ tính mạng và sức khỏe cho người dân, bảo
vệ được lợi ích chung của xã hội.
Việc phân cấp quản lý đối với hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô,
trong đó có xe taxi được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật như
Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008, Nghị định

số 86/2014/NĐ-CP ngày ngày 10/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện
kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12
năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Giao thông vận tải, Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 7 tháng 11
năm 2014 của Bộ Giao thông Vận tải quy định tổ chức quản lý hoạt động vận tải
bằng ô tô và dịch vụ vận tải đường bộ, Thông tư số 10/2015/TT-BGTVT ngày 21
tháng 10 năm 2015 của Bộ Giao thông Vận tải quy định trách nhiệm và xử lý vi
phạm trong hoạt động vận tải bằng ô tô... Theo đó, thẩm quyền của các cơ quan nhà
nước liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
được quy định cụ thể như sau:
- Bộ Giao thông Vận tải4:
+ Thống nhất quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
+ Quy định về trách nhiệm và xử lý vi phạm trong tổ chức, quản lý hoạt động
kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
+ Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong việc thực hiện các quy định về
kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.

4

Điều 24 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP.


10
Nhìn chung, Bộ Giao thơng Vận tải chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà
nước ở cấp độ vĩ mô, trên toàn quốc và áp dụng cho nhiều đối tượng tham gia vào
hoạt động giao thơng vận tải, trong đó bao gồm cả hoạt động kinh doanh vận tải
hành khách bằng xe taxi.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh5:
+ Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương thực hiện việc quản lý hoạt
động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.

+ Hướng dẫn cụ thể mức thu, sử dụng lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh và
phí, lệ phí khác có liên quan đến hoạt động vận tải đường bộ và dịch vụ hỗ trợ vận
tải đường bộ theo quy định.
+ Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về kinh doanh và điều kiện
kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định pháp luật.
- Sở Giao thông Vận tải6:
+ Quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
trên địa bàn địa phương và theo thẩm quyền.
+ Trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt
quy hoạch mạng lưới vận tải hành khách bằng xe taxi.
+ Thanh tra, kiểm tra, xử lý hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành
vi vi phạm về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; yêu cầu đơn vị kinh doanh vận tải
thuộc địa phương quản lý tiến hành xử lý các hành vi vi phạm của lái xe.
Như vậy, đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi trên
địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì chủ thể quản lý trực tiếp đó là Ủy
ban nhân dân tỉnh và Sở Giao thơng Vận tải. Ngồi ra, hoạt động kinh doanh vận tải
hành khách bằng taxi trên địa bàn tỉnh còn phải chịu sự quản lý của các chủ thể
quản lý nhà nước khác như Sở Kế hoạch và Đầu tư quản lý về đăng ký doanh
nghiệp, Chi cục thuế quản lý liên quan đến nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp, hợp tác
xã... Đặc điểm chính của chủ thể quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải hành
khách bằng xe taxi là các chủ thể này có quyền lực nhà nước hay nói cách khác, các
chủ thể này được pháp luật trao cho thẩm quyền thực hiện các hoạt động quản lý và
được bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý bằng quyền lực nhà nước. Có quyền tác
5
6

Điều 32 Nghị định 86/2014/NĐ-CP.
Điều 5 Thơng tư 10/2015/TT-BGTVT.



11
động đến hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách bằng xe taxi trong phạm
vi thuộc thẩm quyền quản lý.
Các chủ thể quản lý nhà nước về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
thực hiện hoạt động quản lý của mình thơng qua các quyết định hành chính và hành
vi hành chính. Các quyết định và hành vi hành chính này phải căn cứ trên cơ sở quy
định của pháp luật. Việc ra các quyết định hành chính, hành vi hành chính chỉ phát
sinh khi chủ thể quản lý muốn điều tiết, định hướng phát triển của hoạt động kinh
doanh vận tải hành khách bằng xe taxi hoặc khi tổ chức, đơn vị kinh doanh vận tải
hành khách bằng xe taxi có những hành vi trái với quy định của pháp luật, gây ảnh
hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác hoặc của nhà nước.
1.2.2.2. Đặc điểm về đối tượng quản lý
Đối tượng quản lý nhà nước là các cá nhân, tổ chức chịu sự tác động của chủ
thể quản lý nhà nước7. Đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe
taxi thì đối tượng quản lý là đơn vị tham gia kinh doanh vận tải hành khách bằng xe
taxi (doanh nghiệp, hợp tác xã), phương tiện (xe taxi) và tài xế.
Theo quy định của pháp luật, chỉ có doanh nghiệp và hợp tác xã đáp ứng
được các điều kiện quy định tại Điều 67 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 mới
được thực hiện hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi. Công tác
quản lý nhà nước đối với các đơn vị tham gia hoạt động kinh doanh vận tải hành
khách bằng xe taxi được thực hiện trên các mặt: Quy định việc thành lập, việc chấp
hành các quy định về tổ chức và hoạt động của đơn vị, việc thực hiện các nghĩa vụ
về thuế, chính sách đối với người lao động... Cụ thể:
- Có đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật;
- Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù
hợp với hình thức kinh doanh; phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị
giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ;
- Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án
kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe
phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an tồn giao thơng; khơng được sử

dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;

7

Học Viện Hành chính (2010), tlđd (3).


12
- Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã
phải có trình độ chun mơn về vận tải;
- Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ
kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phịng, chống cháy nổ và vệ
sinh mơi trường;
- Có bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông;
- Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách với cơ quan có
thẩm quyền và phải niêm yết công khai.
Trong hoạt động vận tải hành khách bằng ơ tơ nói chung và taxi nói riêng,
các phương tiện vận tải xe cơ giới là nguồn nguy hiểm cao độ, tiềm ẩn nguy cơ gây
thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của người sử dụng dịch vụ. Chính vì
vậy, pháp luật chỉ cho phép doanh nghiệp, hợp tác xã thành lập theo quy định của
pháp luật được thực hiện hoạt động này vì các doanh nghiệp, hợp tác xã là những
đơn vị kinh tế có sự đảm bảo về tài chính, có khả năng quản lý rủi ro tốt. Do đó,
một khi có sự cố gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản cho khách hàng
cũng như người thứ ba thì những đơn vị này đủ khả năng thực hiện việc chi trả bồi
thường cho hành khách và các bên có liên quan. Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy
định nhiều điều kiện bắt buộc khác đối với các đơn vị vận tải hành khách bằng taxi
để đảm bảo an toàn cho hành khách trong q trình hoạt động như: Có và thực hiện
đúng phương án kinh doanh vận tải đã đăng ký; phải đăng ký chất lượng dịch vụ
với Sở Giao thông Vận tải nơi cấp phù hiệu chạy xe; lưu trữ hồ sơ, tài liệu có liên
quan trong q trình quản lý, điều hành hoạt động vận tải của đơn vị để phục vụ

công tác thanh tra, kiểm tra; phải có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an
tồn giao thơng8… Tất cả các quy định bắt buộc trên nhằm mục đích ràng buộc các
doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia hoạt động vận tải hành khách bằng taxi phải đảm
bảo an toàn cho hành khách, cũng như chấp hành các quy định về trật tự an tồn
giao thơng đường bộ trong q trình hoạt động kinh doanh.
Đối với phương tiện trong kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi, việc
quản lý nhà nước được thực hiện bằng cách đề ra những tiêu chuẩn, điều kiện bắt
buộc mà phương tiện phải đáp ứng mới có thể đưa vào hoạt động. Theo đó xe taxi
phải có sức chứa từ 09 chỗ ngồi trở xuống (kể cả người lái xe), có niên hạn sử dụng
khơng q 08 năm tại đô thị loại đặc biệt, không quá 12 năm tại các địa phương
8

Theo quy định tại Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT.


13
khác. Trên xe phải gắn đồng hồ tính tiền được cơ quan có thẩm quyền về đo lường
kiểm định và kẹp chì, xe có hộp đèn với chữ "TAXI" gắn cố định trên nóc xe. Vận
tải hành khách với hành trình và lịch trình theo yêu cầu của hành khách; cước tính
theo đồng hồ tính tiền căn cứ vào ki lô mét xe lăn bánh, thời gian chờ đợi.
Doanh nghiệp, hợp tác xã phải đăng ký và thực hiện sơn biểu trưng (logo)
không trùng với biểu trưng đã đăng ký của đơn vị kinh doanh vận tải taxi trước đó
và số điện thoại giao dịch cho các xe thuộc đơn vị; có trung tâm điều hành, duy trì
hoạt động của trung tâm điều hành với lái xe, đăng ký tần số liên lạc và có thiết bị
liên lạc giữa trung tâm với các xe thuộc đơn vị; có số xe tối thiểu là 10 xe, riêng đối
với đô thị loại đặc biệt phải có số xe tối thiểu là 50 xe.
Đối với tài xế lái xe taxi thì việc quản lý nhà nước được thực hiện bằng cách
quy định điều kiện sát hạch và cấp bằng lái, các tiêu chuẩn về sức khỏe, tập huấn...
Trong đó, bên cạnh việc phái đáp ứng các điều kiện chung để được cấp bằng lái xe
thì tài xê lái xe taxi phải thực hiện một số quy định cụ thể như: Phải được khám sức

khỏe định kỳ và được cấp giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Y tế; phải được
tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải theo
quy định của Bộ Giao thông Vận tải.9
1.2.2.3. Đặc điểm về khách thể quản lý
Khách thể quản lý hành chính nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vận tải
hành khách bằng taxi chính là trật tự mà chủ thể quản lý mong muốn thiết lập để đạt
được những mục tiêu định trước thông qua việc tác động lên các tổ chức, đơn vị tham
gia hoạt động kinh doanh bằng những phương pháp và công cụ quản lý nhất định.
Đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi, trật tự mà cơ
quan quản lý nhà nước muốn thiết lập đó chính là việc kinh doanh của doanh nghiệp
phải nằm trong khuôn khổ các quy định pháp luật, việc cung cấp dịch vụ taxi phải
đảm bảo an toàn cho người dân, quá trình hoạt động của phương tiện taxi phải đảm
bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật về an toàn giao thông, việc phát triển số
lượng xe taxi phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Cũng như những khách thể khác của quản lý nhà nước, khách thể của hoạt
động quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi
luôn luôn vận động, thường xuyên điều chỉnh tùy thuộc vào hồn cảnh và mơi
9

Điều 11 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP.


14
trường. Nói cách khác, khách thể này thay đổi tùy theo điều kiện phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn nhất định.
1.3. Nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh vận tải hành khách bằng
xe taxi
1.3.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh vận tải hành
khách bằng xe taxi
Trong một xã hội dân chủ, nhà nước thực hiện sự quản lý của mình đối với
xã hội bằng pháp luật và theo pháp luật. Điều 8, Hiến pháp nước CHXHCN Việt

Nam năm 2013 đã khẳng định: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến
pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên
tắc tập trung dân chủ”. Do vậy, công việc đầu tiên và quan trọng nhất trong quản lý
nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi là tạo môi
trường pháp lý, xây dựng thể chế, pháp luật hay nói cách khác đó là xây dựng và
ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Để tạo điều kiện cho hoạt động quản lý
nhà nước được thuận lợi, tạo được cơ chế cho các quan hệ xã hội phát triển lành
mạnh thì việc xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo đầy đủ,
đồng bộ, chặt chẽ và có tính khả thi cao.
Về cơ bản, hiện nay hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về lĩnh
vực vận tải đường bộ nói chung, trong đó có vận tải hành khách bằng xe taxi đã khá
hoàn thiện.
Trước hết, Hiến pháp năm 2013, văn bản pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp
luật đã nêu rõ mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà
pháp luật không cấm10, Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh
nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các
ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức
đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và khơng bị quốc hữu hóa11. Với
những quy định này, Hiến pháp đã thừa nhận và bảo vệ quyền tự do kinh doanh của
công dân, trong đó có quyền kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi.
Luật số 23/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008 về Giao thông đường bộ
là văn bản luật quy định chung về các hoạt động liên quan đến hoạt động giao thông
đường bộ của các tổ chức, cá nhân trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
10
11

Điều 33 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Điều 51 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.



15
Việt Nam, trong đó có hoạt động vận tải hành khách bằng taxi. Trong đó, nêu rõ vai
trị, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc lập chính sách phát
triển, xây dựng quy hoạch giao thơng vận tải đường bộ, công tác tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ… Luật cũng quy định về hoạt
động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ơ tơ, trong đó có xe taxi tại Điều 66;
về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bao gồm cả xe taxi tại Điều 67; về
quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hành khách tại Điều 69 hay quy
định về hoạt động vận tải trong đô thị tại Điều 79…
Hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động vận tải
hành khách bằng xe taxi cũng đã được ban hành để hướng dẫn, cụ thể các quy định
của luật có liên quan. Đầu tiên là Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9
năm 2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải
bằng xe ơ tơ. Văn bản này cụ thể hóa một số quy định của Luật Giao thông đường
bộ, làm rõ hơn nội dung quy định về kinh doanh và các điều kiện kinh doanh vận tải
hành khách bằng xe ô tô nói chung và xe taxi nói riêng. Trong đó, nội dung về kinh
doanh vận tải hành khách bằng xe taxi được quy định tại Điều 6 của Nghị định.
Nghị định cũng quy định cụ thể các yêu cầu đối với lái xe, người điều hành vận tải
của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải và yêu cầu đối với xe ơ tơ tại Điều
11; trình tự, thủ tục đăng ký, thu hồi giấy phép kinh doanh đối với hoạt động kinh
doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô từ Điều 20 đến Điều 23 của Nghị định.
Tiếp theo là Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014
của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô
tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. Văn bản này đã quy định chi tiết các yêu cầu
chung đối với hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô như: Yêu cầu đối với đơn
vị kinh doanh; bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an tồn giao thơng; lắp
đặt, quản lý, khai thác thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe; quy định về
tập huấn nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải từ Điều
4 đến Điều 7 của Thông tư. Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT cũng dành một phần
riêng để quy định về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi từ Điều

37 đến Điều 43. Trong đó, quy định chi tiết một số nội dung liên quan đến phương
tiện taxi như việc niêm yết, trang bị thiết bị chữa cháy, phù hiệu và hộp đèn của xe,
đồng hồ tính tiền, biểu trưng (logo), lắp đặt thiết bị liên lạc; quy định về điểm đón,
trả khách và điểm đỗ xe taxi; quyền hạn và trách nhiệm của doanh nghiệp, hợp tác


16
xã kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi, quyền và trách nhiệm của tài xế taxi,
của hành khách đi xe taxi…
Ngồi ra, cịn có nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến công
tác quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải đường bộ nói chung và vận tải hành
khách bằng xe taxi nói riêng như: Thông tư số 10/2015/TT-BGTVT quy định trách
nhiệm và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải bằng xe ô tô; Thông tư số
58/2015/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới
đường bộ; Thơng tư số 02/2014/TT-BGTVT quy định quy trình thanh tra chun
ngành, xử phạt vi phạm hành chính; cơng tác lập kế hoạch, chế độ báo cáo và quản
lý nội bộ của thanh tra ngành giao thông vận tải… Các văn bản này tuy khơng có
nội dung cụ thể liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách
bằng xe taxi nhưng các nội dung trong văn bản có liên quan mật thiết đến hoạt động
này như việc đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép cho tài xế taxi; việc thanh tra, kiểm tra
hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi...
Đối với tỉnh Khánh Hồ, hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định về
việc quản lý đối với hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi mà chỉ có một số
văn bản có liên quan như Quyết định số 02/2012/QĐ-UBND ngày 13 tháng 01 năm
2012 của UBND tỉnh Khánh Hòa quy định về hoạt động vận tải đường bộ bằng xe ô
tô trong đô thị và điều kiện đáp ứng nhu cầu đi lại của người khuyết tật trên địa bàn
tỉnh Khánh Hòa, Quyết định số 2337/QĐ-UBND ngày 9 tháng 9 năm 2010 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt Đề án tổ chức và phát triển giao
thông đường bộ thành phố Nha Trang đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025.
Trong khi đó, nhiều địa phương khác trong cả nước đến nay đã ban hành quy hoạch

phát triển vận tải bằng taxi tại địa phương mình, ví dụ như Quyết định số 3704/QĐUBND ngày 23 tháng 9 năm 2015 phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải taxi trên
địa bàn Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định 2674/QĐUBND ngày 19 tháng 8 năm 2016 phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải hành
khách bằng xe taxi trên địa bàn thành phố Cần Thơ đến năm 2020 và định hướng
đến năm 2030; Quyết định số 2007/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2015 về việc
phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030...


17
1.3.2. Quy hoạch mạng lưới vận tải hành khách bằng xe taxi
Trong hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực thì ngồi các cơng cụ
quản lý bằng pháp luật, bằng thủ tục hành chính thì một cơng cụ quản lý khơng thể
thiếu đó là lập quy hoạch. Chính vì tầm quan trọng của quy hoạch trong cơng tác
quản lý nhà nước đối với hoạt động giao thông vận tải đường bộ nên pháp luật đã
quy định rõ nội dung về quy hoạch giao thông vận tải đường bộ, trong đó xác định
rõ trách nhiệm của mỗi cơ quan, mỗi ngành, đơn vị trong xây dựng quy hoạch giao
thông vận tải đường bộ.
Làm tốt công tác lập quy hoạch điều kiện quan trọng đảm bảo cho sự phát
triển của lĩnh vực được quy hoạch. Tuy nhiên, quy hoạch dù hay đến mấy nhưng
không thể triển khai trên thực tế thì cũng vơ nghĩa. Do đó, cơng tác lập quy hoạch
phải gắn với ý chí của chủ thể quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này, vì chính
những cơ quan này sẽ đảm bảo cho quy hoạch được trở thành hiện thực thông qua
việc sử dụng quyền lực nhà nước.
Điều 6, Luật Giao thông Đường bộ năm 2008 đã quy định:
“1. Quy hoạch giao thông vận tải đường bộ là quy hoạch lĩnh vực chuyên
ngành, gồm quy hoạch kết cấu hạ tầng, quy hoạch phương tiện giao thông và vận
tải đường bộ.
2. Quy hoạch giao thông vận tải đường bộ được lập trên cơ sở chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế, đồng
bộ với quy hoạch ngành, lĩnh vực; gắn kết chặt chẽ với quy hoạch các chuyên

ngành giao thông vận tải khác.
3. Quy hoạch giao thông vận tải đường bộ được lập cho ít nhất 10 năm và
định hướng phát triển cho ít nhất 10 năm tiếp theo; được điều chỉnh phù hợp với
tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn. Việc điều chỉnh quy hoạch
phải bảo đảm tính kế thừa của các quy hoạch đã được phê duyệt.
Quy hoạch giao thông vận tải đường bộ sau khi được phê duyệt phải được công
bố để cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan biết, thực hiện và tham gia giám sát.
4. Quy hoạch giao thông vận tải đường bộ phải xác định rõ mục tiêu, quan
điểm, tính chất và quy mô phát triển; nhu cầu sử dụng đất, nhu cầu vốn, nguồn vốn,
nguồn nhân lực; xác định danh mục các dự án, dự án ưu tiên; đánh giá tác động
của quy hoạch; xác định cơ chế, chính sách và giải pháp thực hiện quy hoạch.


18
5. Bộ Giao thông vận tải lập quy hoạch giao thông vận tải đường bộ trong
phạm vi cả nước, liên vùng, vùng; quy hoạch quốc lộ, đường cao tốc trình Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt sau khi có ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ và Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan.
6. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập, trình Hội đồng nhân dân cùng
cấp quyết định quy hoạch giao thông vận tải đường bộ do địa phương quản lý,
trước khi trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định phải có ý kiến của Bộ
Giao thông vận tải.
Đối với quy hoạch giao thông vận tải đường bộ của thành phố trực thuộc
trung ương loại đơ thị đặc biệt thì Ủy ban nhân dân thành phố lập, trình Hội đồng
nhân dân cùng cấp thơng qua và phải có ý kiến của Bộ Giao thơng vận tải, Bộ Xây
dựng trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
7. Quy hoạch các cơng trình kỹ thuật hạ tầng khác phải phù hợp, đồng bộ
với quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
8. Nhà nước bảo đảm vốn ngân sách nhà nước và có chính sách huy động
các nguồn vốn khác cho công tác lập quy hoạch giao thông vận tải đường bộ.”

Là một bộ phận trong giao thông vận tải đường bộ, công tác quản lý nhà
nước đối với hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi cũng cần được lập quy
hoạch. Lập quy hoạch đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
chính là việc tính tốn, phân bổ số lượng đầu xe taxi cho phù hợp với vị trí, khơng
gian và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nó đảm bảo cho các
doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này phát triển hợp lý, phù hợp
với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương; đảm bảo hoạt động vận tải hành khách
bằng xe taxi đạt hiệu quả cao nhất, cung cấp cho người dân dịch vụ chất lượng và
an toàn, giải quyết nhu cầu đi lại của người dân và du khách, đảm bảo giao thơng
phát triển an tồn, thơng suốt. Bên cạnh đó, quy hoạch phát triển hệ thống vận tải
hành khách bằng xe taxi cũng phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển hệ
thống giao thông vận tải của địa phương.
Theo quy định hiện hành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng
quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng xe taxi; quản lý hoạt động vận tải
bằng xe taxi; xây dựng và quản lý điểm đỗ cho xe taxi trên địa bàn (Điều 6 Nghị
định số 86/2014/NĐ-CP), Sở Giao thông Vận tải có trách nhiệm trình Ủy ban nhân


×