Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Quy chế pháp lý về quản tài viên theo pháp luật hoa kỳ và kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (941.58 KB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

NGUYỄN THỊ KIM DUNG

QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ QUẢN TÀI VIÊN
THEO PHÁP LUẬT HOA KỲ VÀ KINH NGHIỆM
CHO VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ QUẢN TÀI VIÊN
THEO PHÁP LUẬT HOA KỲ VÀ KINH NGHIỆM
CHO VIỆT NAM

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ KIM DUNG
Khóa: 41

MSSV: 1653801011043

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THS. LÊ NHẬT BẢO

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020




LỜI CAM ĐOAN
“Tơi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS. Lê Nhật Bảo, đảm bảo tính
trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tơi xin
chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này”.

Sinh viên

Nguyễn Thị Kim Dung


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT

CQNNCTQ

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền

DNMKNTT

Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán

LPS

Luật Phá sản


LPS 2004

Luật Phá sản 2004

LPS 2014

Luật Phá sản 2014

LPSDN 1993

Luật Phá sản doanh nghiệp 1993

PHHĐKD

Phục hồi hoạt động kinh doanh

QTV

Quản tài viên

QTVNN

Quản tài viên nước ngoài

QTVTN

Quản tài viên trong nước

TTTTNN


Thủ tục tố tụng nước ngồi

USTP

Chương trình ủy thác Hoa Kỳ
(United States Trustee Program)

UNCITRAL

Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Luật Thương mại
Quốc tế
(United Nations Commission on International
Trade Law)
Luật mẫu của UNCITRAL về phá sản xuyên

Luật mẫu UNCITRAL

Nghị định 22/2015/NĐ-CP

quốc gia 1997
(UNCITRAL Model Law on Cross-Border
Insolvency 1997)
Nghị định 22/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật
Phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản
lý, thanh lý tài sản


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TÀI VIÊN ...................... 7
1.1. Khái niệm, đặc điểm quản tài viên .......................................................... 7
1.1.1. Khái niệm quản tài viên ..................................................................... 7
1.1.2. Đặc điểm của quản tài viên .............................................................. 10
1.2. Vai trò của quản tài viên trong quá trình phá sản doanh nghiệp....... 16
1.2.1. Về vấn đề điều hịa lợi ích của chủ nợ và con nợ trong quá trình giải
quyết phá sản ............................................................................................. 16
1.2.2. Về vấn đề hỗ trợ Tòa án, cơ quan thi hành án và mối liên hệ với các
chủ thể khác trong quá trình giải quyết phá sản ........................................ 19
1.2.3. Về vấn đề xây dựng các thiết chế phi chính phủ theo xu hướng chung
của thế giới ................................................................................................. 20
1.3. Khái quát một số nội dung pháp luật quy định về quản tài viên ........ 21
1.3.1. Quản lý nhà nước đối với quản tài viên ........................................... 21
1.3.2. Vai trò của quản tài viên trong vụ việc phá sản có yếu tố nước ngồi
(phá sản xun quốc gia) ........................................................................... 23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 24
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CỦA HOA KỲ
VỀ QUẢN TÀI VIÊN – NHỮNG KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM .................... 25
2.1. Quản lý nhà nước đối với quản tài viên ................................................ 25
2.1.1. Hệ thống quản lý quản tài viên ........................................................ 26
2.1.2. Vấn đề chỉ định quản tài viên .......................................................... 28
2.1.3. Cơ chế giám sát quản tài viên .......................................................... 30
2.1.4. Vấn đề quản lý thơng tin có liên quan và đào tạo quản tài viên ...... 33
2.2. Vai trò của quản tài viên trong vụ việc phá sản có yếu tố nước ngoài
(phá sản xuyên quốc gia)................................................................................ 35


2.2.1. Các nội dung quy định về vai trò của quản tài viên trong pháp luật
phá sản xuyên quốc gia .............................................................................. 36
2.2.2. Nhận xét và kiến nghị cho Việt Nam............................................... 39

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 45
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 46
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xét về chiều dài lịch sử, Hoa Kỳ là một trong số những quốc gia có nền pháp luật
phá sản lâu đời với Luật phá sản (LPS) đầu tiên được thông qua vào ngày 04 tháng 4
năm 1800. Dù tại thời điểm đó, Luật này gần như có sự tiếp thu trọn vẹn từ pháp luật
Anh.1 Nhưng với tinh thần nỗ lực cải cách, LPS đã trải qua nhiều lần sửa đổi để có
được những quy định hồn thiện, nhân văn hơn và từng bước tiệm cận với bối cảnh
xã hội hiện đại. Theo Báo cáo thường niên về những thành tích nổi bật năm tài chính
2017-2018 của Chương trình ủy thác Hoa Kỳ (USTP) thuộc Bộ Tư pháp Hoa Kỳ,
trong hơn 30 năm vừa qua, tồn Hoa Kỳ có hơn 32 triệu vụ kiện về phá sản được giải
quyết.2 Riêng năm tài chính 2017-2018, USTP đã giám sát 1.300 quản tài viên (QTV)
trong hoạt động quản lý và phân chia tài sản gần 10 tỷ đơ la Mỹ trung bình mỗi năm.3
Những con số ấn tượng này phần nào thể hiện được bề dày kinh nghiệm giải quyết
cũng như tính hiệu quả của các quy định về phá sản và QTV của Hoa Kỳ. Mặt khác,
việc tiếp xúc với nhiều vụ việc phá sản khác nhau xuyên suốt các biến động lịch sử
đã phản ánh thực tiễn đa dạng, phong phú của pháp luật phá sản Hoa Kỳ. Đây chính
là nguồn tư liệu tham khảo thiết thực và hữu ích đối với những quốc gia với nền pháp
luật phá sản có tuổi đời còn trẻ như Việt Nam.
Tại Việt Nam, pháp luật về phá sản ra đời như một giải pháp tất yếu với vai trò
là một loại tố tụng tư pháp đặc biệt giúp chuyển đổi từ thói quen địi nợ một cách độc
lập, riêng lẻ sang cơ chế đòi nợ tập trung và có hệ thống.4 Tuy nhiên, kể từ khi Nhà
nước ban hành LPS đầu tiên dưới tên gọi Luật phá sản doanh nghiệp (LPSDN 1993)
đến nay và đã trải qua hai lần thay thế, thực tiễn thi hành vẫn còn là trở ngại lớn. Cụ
thể, trong 09 năm đầu tiên, tồn ngành Tịa án chỉ thụ lý 151 đơn yêu cầu tuyên bố
phá sản doanh nghiệp nhưng chỉ giải quyết được 95 đơn, chiếm 62,9%.5 Tổng số đơn

yêu cầu này thấp hơn nhiều so với số liệu thống kê của riêng năm 2019: Tòa án nhân
dân các cấp thụ lý 211 đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, ra quyết định không mở thủ
tục phá sản đối với 36 trường hợp, ra thủ tục mở phá sản đối với 46 trường hợp.6 Tuy
Charles Jordan Tabb (1995), “The history of bankruptcy laws in the United States”, American Bankruptcy
Institute Law Review, Volume 3, No. 5/1995, tr. 7.
2
United States Department of Justice (2019), “United States Trustee Program Annual Report of Significant
Accomplishments”, the United States, tr. 1.
3
United States Department of Justice, tlđd (2), tr. 3.
4
Dương Đăng Tuệ (2005), Pháp luật phá sản của Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp, tr. 11.
5
Báo cáo tình hình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp (từ năm 1994 đến hết năm 2002) của
Tòa án nhân dân tối cao ngày 5/9/2003, tr. 1. (Dẫn theo: Dương Đăng Tuệ, tldđ (4), tr. 90).
6
Cổng thơng tin điện tử Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, “Thẩm tra báo cáo công tác của
ngành Tòa án năm 2019”, />truy cập ngày 27/02/2020.
1

1


nhiên, nếu đặt trong sự đối sánh với tổng số doanh nghiệp trên cả nước, đây vẫn chỉ
là một con số vơ cùng khiêm tốn. Điển hình như năm 2012, cả nước gồm 541.103
doanh nghiệp nhưng có đến 92.710 doanh nghiệp khơng thể xác minh được tình trạng
hoạt động.7 Con số này chứng tỏ hàng nghìn doanh nghiệp đang trong tình trạng
“sống thực vật”8 nhưng thay vì chọn thủ tục phá sản, họ giữ im lặng. Ngồi tâm lý
“vơ phúc đáo tụng đình” từ chủ nợ và các doanh nghiệp, ngun nhân chính dẫn đến
tình trạng các chủ thể e dè trong việc lựa chọn phá sản làm phương án giải quyết hàng

đầu nằm ở vai trò của những người tiến hành thủ tục phá sản, trong đó có QTV.
Dù đã có lịch sử tồn tại lâu đời với nhiều tên gọi khác nhau ở Hoa Kỳ và các quốc
gia trên thế giới nhưng tại Việt Nam, QTV là một nghề rất mới mẻ và lần đầu tiên
được thể chế hóa thành các quy định pháp luật trong Luật Phá sản 2014 (LPS 2014).
Tuy nhiên, thực tiễn chứng minh địa vị của QTV vẫn chưa được chú trọng và nhìn
nhận đúng đắn. Điển hình, có ý kiến cho rằng: việc doanh nghiệp phá sản để phát
triển “nghề” quản lý tài sản phá sản là điều khơng ai khuyến khích, do đó, khơng nên
đưa ra các tiêu chí đối với quản lý tài sản phá sản như một nghề độc lập.9 Quan điểm
này vơ hình trung làm giảm thiểu trách nhiệm của QTV trong thủ tục phá sản, tức
QTV sẽ thiếu đi động lực và ý thức hoàn thành nhiệm vụ vì khơng được ghi nhận vai
trị, cịn các chủ khác, họ sẽ thiếu đi lòng tin tưởng và thêm phần dè chừng khi đứng
trước quyết định lựa chọn con đường phá sản. Bên cạnh đó, Sở Tư pháp ở một số tỉnh
thành đã có động thái quan tâm đến QTV thơng qua các buổi họp trao đổi các khó
khăn, vướng mắc trong hoạt động10 cũng như Hội nghị tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ
cho người hành nghề quản lý, thanh lý tài sản11. Thế nhưng, các hoạt động này không
diễn ra thường xuyên và chỉ giới hạn trong phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố đó nên
khơng đem lại tác động sâu rộng cho hệ thống QTV trong phạm vi cả nước. Với thực
trạng trên, tác giả nhận thấy việc học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia khác là một

Tổng cục Thống kê, “Báo cáo kết quả rà soát số lượng doanh nghiệp năm 2012”,
truy cập ngày 03/3/2020.
8
Tạ Quang Bình, Nguyễn Thị Thuận, “Ảnh hưởng của những doanh nghiệp “sống thực vật” tới tăng trưởng
kinh tế Việt Nam”, truy cập ngày 03/3/2020. [Tình trạng “sống thực vật”
có đặc điểm nổi bật là các doanh nghiệp mắc nợ và khơng có khả năng trả nợ.]
9
Thanh Hải, “Quản tài viên cần am hiểu kiến thức quản trị kinh doanh”,
truy cập
ngày 05/3/2020.
10

Nguyễn Thị Vân Anh, “Họp trao đổi các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động quản lý, thanh lý tài sản trên
địa
bàn
tỉnh
Bình
Dương
năm
2017”,
/>%C3%A1p&InitialTabId=Ribbon.Read, truy cập ngày 05/3/2020.
11
Kế hoạch số 6170/KH-STP-BTTP Tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho người hành nghề quản
lý, thanh lý tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
7

2


phương pháp cần thiết nhằm tiếp thu có chọn lọc các điểm ưu việt và hạn chế những
tồn đọng có thể xảy ra.
Từ những nhận định trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Quy chế pháp lý về
quản tài viên theo pháp luật Hoa Kỳ và kinh nghiệm cho Việt Nam” làm nội dung
nghiên cứu cốt lõi cho toàn bộ khóa luận này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Một số nguồn tài liệu tiêu biểu:
2.1. Các tài liệu trong nước viết về quản tài viên
2.1.1. Tạp chí chuyên ngành
 Hà Thị Thanh Bình (2003), “Tài sản phá sản và phân chia tài sản của con nợ
bị phá sản”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 5/2003: bài viết chỉ ra những hạn chế
về thành phần và nguyên tắc làm việc của hội đồng định giá tài sản phá sản. Từ đó,
tác giả kiến nghị xây dựng hội đồng định giá tài sản phá sản với tư cách là một bên

thứ ba độc lập, gồm những chuyên gia chuyên về định giá theo giá cả thị trường, được
hưởng thù lao và chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền
(CQNNCTQ) và các bên có liên quan trong việc định giá tài sản.


Dương Kim Thế Nguyên (2014), “Quản tài viên trong Luật phá sản các nước

– Kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 6/2014: bài viết có sự
so sánh, đối chiếu giữa pháp luật của Pháp, Đức và Liên Bang Nga với Việt Nam trên
một số tiêu chí: tính độc lập của QTV, điều kiện về chuyên môn, kinh nghiệm quản
lý tài sản, nhiệm vụ và quyền hạn của QTV. Từ đó đưa ra kiến nghị về điều kiện hành
nghề QTV và cơ chế giám sát hoạt động đối với chủ thể này.
 Đặng Văn Huy (2018), “Hoàn thiện chế định quản tài viên trong Luật Phá
sản”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 20 (372)/2018: bài viết phân biệt khái niệm
và bản chất pháp lý về QTV theo pháp luật một số quốc gia như Úc, Anh và Canada.
Tác giả có đề cập đến các hạn chế và đưa ra kiến nghị nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi
sửa đổi, bổ sung LPS 2014 và xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của QTV.
 Phạm Thị Huyền (2016), “Vấn đề bất cập về quản tài viên theo pháp luật hiện
hành”, Tạp chí Luật học, số 2/2016: bài viết chỉ ra những điểm chưa hợp lý khi quy
định về chế định QTV như: điều kiện hành nghề, việc chỉ định, thay đổi QTV tham
gia vụ việc phá sản, chi phí đối với QTV, tạm đình chỉ hành nghề đối với QTV, chấm
dứt hành nghề và đề xuất một số giải pháp dựa trên những đặc điểm này.

3


Nhìn chung, các bài viết đều đã chỉ ra được một số hạn chế, bất cập của các quy
định pháp luật về QTV trên thực tế để đưa ra kiến nghị điều chỉnh. Một số bài viết có
liên hệ đến pháp luật nước ngoài để so sánh, đối chiếu. Tuy nhiên, với dung lượng
gói gọn trong vài trang viết, các tác giả chưa thể đi sâu phân tích và đánh giá toàn

diện những vấn đề đặt ra.
2.1.2. Luận văn
 Nguyễn Đức Hải (2018), Pháp luật về quản tài viên và doanh nghiệp hành
nghề quản lý, thanh lý tài sản, qua thực tiễn tại thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc
sĩ luật học, Trường Đại học Luật – Đại học Huế: bài viết làm rõ thực trạng về đội ngũ
QTV và doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản tại thành phố Đà Nẵng và
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các chủ thể này.
2.2.

Các tài liệu nước ngoài viết về quản tài viên theo pháp luật Hoa Kỳ

 Martin A. Frey, Sidney K. Swinson (2012), Introduction to Bankruptcy Law,
Nhà xuất bản Cengage Learning: trong cuốn sách, tác giả dành một phần để giới thiệu
khái quát một số vấn đề về QTV như các yêu cầu đối với QTV để được tham gia một
vụ phá sản cụ thể và vấn đề chỉ định QTV. Các nội dung này mang tính khái quát dựa
trên các quy định pháp luật, không đi sâu phân tích, đánh giá thực tiễn.
 Elizabeth H. McCullough (2011), “Bankruptcy trustee liability: Is there a
method in the madness?”, Lewis & Clark Law Review, Volume 15, No. 1/2011: bài
viết phân tích về trách nhiệm pháp lý của QTV trong hoạt động quản lý, thanh lý tài
sản và phục hồi hoạt động kinh doanh (PHHĐKD). Thông qua các vụ việc thực tế,
các tác giả đưa ra các căn cứ xác định trường hợp được miễn hay phải chịu trách
nhiệm pháp lý. Từ đó, tác giả Elizabeth H. McCullough đã khái quát phương pháp 4
bước để xác định trách nhiệm pháp lý của QTV.
 Hon. Steven Rhodes (2006), “The Fiduciary and Institutional Obligations of
a Chapter 7 Bankruptcy Trustee”, American Bankruptcy Law Journal, Volume 80,
No. 2/2006: tác giả phân tích nghĩa vụ của QTV trong hoạt động quản lý, thanh lý tài
sản thông qua hai phương diện gồm: (i) các nguồn quy định nghĩa vụ của QTV và (ii)
các nghĩa vụ của QTV đối với từng vụ việc cụ thể nói riêng cũng như trong hoạt động
phá sản nói chung.
Nhìn chung, các tài liệu đều đã trình bày một khía cạnh của chế định QTV dù ở

mức độ khái quát hay chuyên sâu. Tuy nhiên, các bài viết chỉ dừng lại trong phạm vi
pháp luật Hoa Kỳ, chưa có sự so sánh, đối chiếu với hệ thống pháp luật của các quốc
gia khác.
4


3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Từ lý do chọn đề tài và tình hình nghiên cứu đã phân tích, tác giả thực hiện nghiên
cứu đề tài với các mục tiêu trọng tâm sau:
Thứ nhất, cung cấp cái nhìn tổng quan về các vấn đề lý luận chung liên quan đến
chế định QTV, bao gồm: các khái niệm về QTV theo pháp luật Hoa Kỳ, Việt Nam và
Luật mẫu UNCITRAL; đặc điểm của QTV; vai trò của QTV trong quá trình phá sản
doanh nghiệp và một số nội dung quy định về QTV sẽ được tiến hành phân tích trong
khóa luận.
Thứ hai, phân tích một số khía cạnh về QTV thông qua các quy định pháp luật
và các vụ việc xảy ra trên thực tế theo pháp luật Hoa Kỳ, từ đó đưa ra nhận xét về
khả năng và hiệu quả áp dụng tại quốc gia này.
Thứ ba, so sánh đối chiếu với các điều kiện của pháp luật Việt Nam, từ đó kiến
nghị các giải pháp nhằm hồn thiện và phát triển hệ thống QTV tại Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Chế định QTV vốn gồm nhiều yếu tố cấu thành và đa dạng. Do đó, trong giới hạn
khóa luận này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề tiêu biểu sau: (1) quản lý
nhà nước đối với QTV và (2) vai trò của QTV trong vụ việc phá sản có yếu tố nước
ngồi (phá sản xun quốc gia).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Các văn bản pháp luật liên quan của Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ được sử dụng chủ
yếu, bao gồm: LPS 2014; Nghị định 22/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phá sản về
Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản (Nghị định 22/2015/NĐ-CP), Bộ
luật Phá sản Hoa Kỳ12 và Bộ Quy tắc liên bang. Ngoài ra, Luật mẫu của Ủy ban Liên

Hiệp Quốc về Luật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL)13 về phá sản xuyên quốc gia
(Luật mẫu UNCITRAL) và một số quy định pháp luật của các quốc gia khác cũng sẽ
được sử dụng để phục vụ đề tài.
5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu
Khóa luận được thực hiện thơng qua một số phương pháp chủ yếu gồm:
Bộ luật này được mã hóa tại Tiêu đề 11 Bộ luật Hoa Kỳ. Do đó, để tiện chi việc theo dõi, tại phần chú thích,
tác giả sẽ sử dụng thuật ngữ Tiêu đề 11 Bộ luật Hoa Kỳ để thay thế Bộ luật Phá sản.
13
UNCITRAL là cơ quan pháp lý cốt lõi của Liên Hiệp Quốc trong lĩnh vực luật thương mại quốc tế, có trụ sở
tại Vienna, Áo. Mục tiêu hoạt động của UNCITRAL là tăng cường phối hợp và hợp tác trong các hoạt động
pháp lý của các tổ chức quốc tế và khu vực hoạt động trong lĩnh vực luật thương mại quốc tế cũng như thúc
đẩy luật pháp ở cấp quốc gia và quốc tế trong lĩnh vực này. (Xem thêm tại: />12

5




Phương pháp lịch sử: được sử dụng để (i) lý giải nguồn gốc tạo nên sự khác

biệt về khái niệm và cơ sở hình thành chế định QTV ở Chương 1 và (ii) lược sử hình
thành USTP và pháp luật phá sản xuyên quốc gia ở Chương 2.
 Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng gần như xuyên suốt khóa
luận để đảm bảo các nội dung của từng phần đều được làm rõ và trình bày có hệ
thống.


Phương pháp so sánh, đối chiếu: được sử dụng chủ yếu để (i) phân tích phần

khái niệm QTV tại Chương 1 và (ii) đánh giá, bình luận về thực tiễn pháp luật Hoa

Kỳ để kiến nghị cho Việt Nam tại Chương 2.
6. Bố cục tổng quát của khóa luận
Kết cấu khóa luận gồm hai chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về quản tài viên.
Chương 2: Đánh giá một số quy định pháp luật của Hoa Kỳ về quản tài viên –
những kiến nghị cho Việt Nam.

6


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TÀI VIÊN
1.1. Khái niệm và đặc điểm quản tài viên
1.1.1. Khái niệm quản tài viên
Nếu giải thích nghĩa của từ QTV theo lối chiết tự thì: “quản” có nghĩa là trơng
coi, điều khiển14, “tài” là viết tắt của từ tài sản và “viên” có nghĩa là người chun
làm một cơng việc nào đó15. Vậy, có thể hiểu khái quát QTV là người chun trơng
coi, điều khiển tài sản. Ngồi ra, về mặt pháp lý, khái niệm QTV cũng được quy định
rõ là cá nhân hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong q trình giải quyết phá sản.16
Từ những phân tích về mặt ngữ nghĩa và quy định pháp luật, tác giả nhận thấy sự
tương đồng về chức năng giữa khái niệm QTV theo pháp luật Việt Nam với khái
niệm“trustee” (ủy thác viên) theo pháp luật Hoa Kỳ cũng như các khái niệm về người
quản lý, thanh lý tài sản ở các quốc gia khác. Do đó, trong khóa luận này, để tiện cho
việc trình bày thống nhất, QTV sẽ là thuật ngữ được sử dụng chung để chỉ đối tượng
này.
Lịch sử ghi nhận văn bản đầu tiên về pháp luật phá sản hiện đại và chính thức
được ban hành vào năm 1542, dưới thời vua Henry VIII trị vì17, với tên gọi: Luật
chống lại những kẻ phá sản (An act against such persons as do make bankrupts) xem
con nợ như những kẻ phạm tội và trao thêm quyền xử lý vào tay chủ nợ; sau đó, một
đạo luật khác được ra đời dưới thời Nữ hoàng Elizabeth I vào năm 1570, có hiệu lực

cho đến khi Cách mạng Mỹ (1765 – 1783) nổ ra.18 Theo đó, chỉ có chủ nợ mới là
người được phép bắt đầu thủ tục phá sản thông qua đơn thỉnh cầu được gửi đến Đại
pháp quan19 và với vai trị của mình, Đại pháp quan sẽ chỉ định “commissioners” (các
ủy viên) để giám sát thủ tục phá sản.
Các ủy viên có nhiều thực quyền và giữ vai trò quan trọng, nguyên bản giống
như sự kết hợp giữa vai trò của QTV và thẩm phán ngày nay. Ngoài những
hoạt động chuyên về QTV như thu thập, thanh lý và phân chia tài sản của con
nợ cho các chủ nợ, các ủy viên có quyền nắm giữ tài sản, triệu tập các cá nhân
Viện Ngôn ngữ học (2019), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Hồng Đức, tr. 1012.
Viện Ngôn ngữ học, tlđd (14), tr. 1415.
16
Khoản 7 Điều 4 LPS 2014.
17
Roy Goode (1997), Principles of Corporate Insolvency Law, Nhà xuất bản Sweet and Maxwell Ltd, tr. 7.
18
Charles Jordan Tabb (1995), tlđd (1), tr. 7, 8.
19
Trần Ngọc Hà, Đỗ Thị Mai Hạnh, Nguyễn Thị Hằng, Phan Hoài Nam, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Ngơ Kim
Hồng Ngun (2017), Luật so sánh: Tài liệu hướng dẫn học tập, Nhà xuất bản Lao động, tr. 108. [“Đại pháp
quan theo cách gọi ngày nay là Trưởng ban thư ký nhà vua. Quyền hạn của Thư ký nhà vua bao gồm việc tiếp
nhận và trình lên Đức vua các đơn thỉnh cầu. Cho đến thế kỷ XVI, chức danh này thường do các giám mục Cơ
đốc giáo – chức năng chính là nghe Nhà vua xưng tội và là cố vấn về mặt tinh thần cho Nhà vua”.]
14
15

7


có mặt và ra quyết định bỏ tù. Mặc dù được chỉ định bởi Đại pháp quan, song
các ủy viên không bị lệ thuộc vào phạm vi quyền hạn của chủ thể này.20

Như vậy, trong khoảng thời gian này, tên gọi “commissioners” chỉ thể hiện một
phần bản chất của QTV bởi các chủ thể này khơng có sự tách bạch trong vai trò giữa
QTV và thẩm phán. Các ủy viên này sẽ cùng nhau tạo thành một hội đồng và thực
hiện các nghĩa vụ kể trên. Sau khi Cách mạng Mỹ giành thắng lợi, Hiến pháp ra đời
với vai trò là bộ luật tối cao của đất nước đã lập ra một chính phủ quốc gia cân bằng
thơng qua việc phân chia quyền lực giữa ba ngành độc lập – hành pháp, lập pháp và
tư pháp (tức Tòa án Tối cao và các Tòa án liên bang khác).21 Đồng thời, Hiến pháp
cũng đề ra mục tiêu xây dựng luật thống nhất trong toàn lãnh thổ Hoa Kỳ về các vấn
đề phá sản.22 Do đó, kể từ khi LPS đầu tiên của Hoa Kỳ ra đời vào năm 1800, vai trò
của Tòa án hạt liên bang (District Court) dần được chú trọng thông qua việc chỉ định
các ủy viên để giám sát quá trình phá sản và những ủy viên này có quyền được chỉ
định “assignees” (người ủy quyền) để tiến hành hai hoạt động chính là thanh lý và
phân chia tài sản.23 Khái niệm này vẫn được duy trì trong những giai đoạn sau giữa
các lần sửa đổi LPS Hoa Kỳ vào năm 1841 và 1867. Cuối cùng, khi LPS Hoa Kỳ
được sửa đổi vào năm 1898, người ủy quyền được thay thế bằng tên gọi “trustee”
(ủy thác viên) và được sử dụng cho đến ngày nay.24 Đây là danh từ chỉ người được
cấu thành từ tiền tố “trust” dùng để chỉ luật ủy thác (trust law) trong quan hệ về tài
sản của các nước thông luật. Đặc trưng chung của ủy thác viên là việc quản lý tài sản
được tách biệt với việc hưởng lợi đối với tài sản đó và được trả cơng cho việc quản
lý của mình chứ khơng nhận được thu nhập từ chính tài sản.25
Ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, tên gọi của QTV cũng trở nên khác nhau trong
cùng một quốc gia. Mặt khác, với sự đa dạng về văn hóa cũng như ngơn ngữ, các
quốc gia cũng có những tên gọi riêng về QTV. Nhận biết rõ đặc điểm đó, UNCITRAL
khi đưa ra hướng dẫn đối với Luật mẫu UNCITRAL với định nghĩa về the insolvency
representative (người đại diện phá sản) đã liệt kê nhiều tên gọi được sử dụng đa dạng
ở các quốc gia khác nhau để chỉ QTV như: “administrators” (quản trị viên),
“trustees” (ủy thác viên), “liquidators” (người thanh lý), “supervisors” (giám sát
viên), “receivers” (người nhận), “curators” (người phụ trách), “officials” (công
Charles Jordan Tabb, tlđd (1), tr. 8.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (2004), Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và chú thích, Ấn phẩm của Chương trình

Thơng tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 7/2004, tr. 3.
22
Điều I khoản 8.(4) Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
23
Charles Jordan Tabb, tlđd (1), tr. 14.
24
Charles Jordan Tabb, tlđd (1), tr. 25.
25
Jay M. Feinman (2014), Luật 101: Mọi điều bạn cần biết về pháp luật Hoa Kỳ, Nhà xuất bản Hồng Đức, tr.
388.
20
21

8


chức, viên chức), “judicial managers” (người quản lý tư pháp) hoặc
“commissioners” (ủy viên). Dù có khác nhau về tên gọi nhưng các chức danh vẫn có
điểm giao thoa về đặc điểm, cụ thể:
Người đại diện phá sản có thể là một cá nhân hoặc, tại một số quốc gia, có thể
là một doanh nghiệp hoặc pháp nhân riêng biệt khác. Một khi được chỉ định,
người đại diện phá sản đóng vai trị trung tâm trong việc thực thi có hiệu quả
luật phá sản, với một số quyền hạn nhất định đối với con nợ và tài sản của họ
và nghĩa vụ bảo vệ các tài sản và giá trị của tài sản đó, cũng như lợi ích của
chủ nợ và người lao động, để đảm bảo rằng pháp luật được áp dụng hiệu quả
và cơng bằng. Theo đó, điều cần thiết là người đại diện phá sản phải có trình
độ phù hợp, có kiến thức, kinh nghiệm và phẩm chất cá nhân sẽ đảm bảo được
hiệu quả không chỉ trong các thủ tục tiến hành tố tụng mà còn là niềm tin đối
với hệ thống phá sản.26
Tại Việt Nam, LPSDN 1993 là dấu mốc đầu tiên cho văn bản pháp luật riêng biệt

điều chỉnh về phá sản. Trong đó, Điều 15 quy định về Tổ quản lý bao gồm nhiều chủ
thể có tư cách khác nhau, đại diện cho các cá nhân, tổ chức cần thiết cho vụ việc phá
sản. Trách nhiệm chủ yếu của Tổ quản lý là giám sát, kiểm tra việc quản lý tài sản
của doanh nghiệp. Đến khi Luật Phá sản 2004 (LPS 2004) có hiệu lực, tên gọi Tổ
quản lý được thay thế bằng Tổ quản lý, thanh lý tài sản để phản ánh đúng nhiệm vụ,
quyền hạn của Tổ quản lý theo Điều 10. Sau thời gian áp dụng thực tế, hoạt động của
Tổ quản lý, thanh lý tài sản không đem lại hiệu quả. Bởi các thành viên mang tính
chất kiêm nhiệm, liên kết lỏng lẻo và có sự chênh về trình độ trong khi trách nhiệm
và quyền hạn của tổ chức này rất quan trọng, trong đó có những nhiệm vụ yêu cầu ở
trình độ chun mơn.27 Để khắc phục những hạn chế này, LPS 2014 đã quy định trách
nhiệm quản lý, thanh lý tài sản cho QTV và doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
với những điều kiện hoạt động chặt chẽ hơn.
Như vậy, xét về thời gian hình thành, có thể thấy trước khi có được định nghĩa
QTV như hiện tại, pháp luật phá sản của Việt Nam và Hoa Kỳ đều đã trải qua nhiều
tên gọi, phản ánh những vai trị và vị trí khác nhau theo các mốc thời gian. Trong khi
khái niệm QTV của Hoa Kỳ có hơi hướng ảnh hưởng từ pháp luật Anh cùng những
biến thiên của lịch sử sau này thì khái niệm QTV của Việt Nam dần dần được chuyển
hóa dựa trên kinh nghiệm áp dụng thực tiễn cũng như tham khảo các mơ hình QTV

26

UNCITRAL (2005), Legislative Guide on Insolvency Law, United Nations publication, tr. 174.
Nguyễn Thị Diệu Hồng, “Khó xử lý tài sản, Luật Phá sản không vào cuộc sống”, truy cập ngày 14/3/2020.
27

9


theo pháp luật nước ngoài. Xét về cách định nghĩa, QTV theo pháp luật Việt Nam
được quy định rõ tại “Điều 4. Giải thích từ ngữ” LPS 2014, trong khi QTV theo pháp

luật Hoa Kỳ được định nghĩa tại “Điều 323. Vai trò và khả năng của QTV” (Role and
capacity of trustee) Bộ luật Hoa Kỳ. Theo đó, QTV trong vụ việc theo Tiêu đề 11 là
người đại diện tài sản phá sản (the representative of the estate)28, đồng thời QTV
cũng có khả năng kiện hoặc bị kiện (to sue and be sued)29. Mặt khác, QTV theo pháp
luật Việt Nam chỉ bao gồm cá nhân để phân biệt đối với doanh nghiệp quản lý, thanh
lý tài sản30; còn pháp luật Hoa Kỳ sử dụng thuật ngữ QTV cho cả cá nhân lẫn doanh
nghiệp quản lý, thanh lý tài sản31. Tuy nhiên, như đã đề cập từ đầu, tác giả chỉ tiến
hành phân tích QTV trong pháp luật Hoa Kỳ đối với cá nhân để tạo sự tương đồng
với khái niệm QTV theo pháp luật Việt Nam. Bên cạnh đó, để thống nhất về mặt khái
niệm, tác giả sử dụng thuật ngữ “doanh nghiệp mất khả năng thanh toán”
(DNMKNTT) để sử dụng chung cho doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh
toán trong pháp luật Việt Nam và khái niệm “debtor” trong pháp luật Hoa Kỳ. Dù
định nghĩa QTV tuy có sự khác nhau song pháp luật hai quốc gia vẫn có những đặc
điểm chung theo tinh thần hướng dẫn của Luật mẫu UNCITRAL được đề cập, sẽ
được phân tích cụ thể hơn tại Tiểu mục 1.1.2.
1.1.2. Đặc điểm của quản tài viên
Thứ nhất, QTV thực hiện các hoạt động liên quan đến chức năng quản lý, thanh
lý tài sản và hỗ trợ PHHĐKD.
Một số hoạt động chính yếu của QTV có thể kể đến như sau:


Xác minh, thu thập, quản lý tài liệu, chứng cứ liên quan đến hoạt động của

DNMKNTT.32


Lập bảng kê một số đối tượng cụ thể.33

Tiêu đề 11 Điều 323(a) Bộ luật Hoa Kỳ.
Tiêu đề 11 Điều 323(b) Bộ luật Hoa Kỳ.

30
Khoản 7 và 8 Điều 4 LPS 2014.
31
Tiêu đề 11 Điều 321(a) Bộ luật Hoa Kỳ.
32
Điểm a khoản 1 Điều 16 LPS 2014 và Tiêu đề 11 Điều 704(a)(4), 704(a)(5), 704(a)(7) và 1106(a)(3) Bộ luật
Hoa Kỳ.
[Theo pháp luật Hoa Kỳ, QTV có nghĩa vụ điều tra các hoạt động tài chính của DNMKNT; xác minh các chứng
cứ được ra và phản đối nếu thấy không phù hợp; trừ khi Tịa án có u cầu khác, QTV phải cung cấp các thông
tin liên quan đến tài sản và việc quản lý tài sản khi được yêu cầu bởi một bên thứ ba có lợi ích liên quan và trừ
trường hợp Tịa án có u cầu khác, QTV phải tiến hành điều tra các hoạt động, việc thực hiện, tài sản, trách
nhiệm pháp lý, điều kiện tài chính của DNMKNTT, hoạt động kinh doanh của DNMKNTT, nguyện vọng tiếp
tục kinh doanh và những vấn đề khác liên quan đến vụ việc cũng như kế hoạch PHHĐKD.]
33
Theo pháp luật Việt Nam, QTV phải lập bảng kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ (Điểm
b khoản 1 Điều 16 LPS 2014).
Trong khi đó, theo pháp luật Hoa Kỳ, công việc này thuộc về DNMKNTT (Điều 521(a)(1)), QTV chỉ thực
hiện trong trường hợp DNMKNTT chưa hoàn tất (Điều 1106(a)(2)). Đồng thời, ngoài lập bảng kê tài sản, danh
28
29

10




Bảo quản tài sản; ngăn chặn các hành vi gian dối, khơng được phép thực

hiện và tối đa hóa giá trị tài sản của DNMKNTT khi bán, thanh lý tài sản.34
 Giám sát hoạt động kinh doanh, đại diện hoặc được ủy quyền để tiếp quản

hoạt động kinh doanh.35


Tiến hành thanh lý tài sản.36



Gửi các khoản tiền thu được vào tài khoản ngân hàng hợp lệ.37



Báo cáo liên quan đến PHHĐKD.38

 Báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo yêu cầu của cá
nhân, CQNNCTQ.39
Nhìn chung, các hoạt động này liên quan mật thiết đến tài sản phá sản – đối tượng
được quan tâm hàng đầu trong một vụ việc phá sản. Bên cạnh đó, sự cần thiết của
QTV cịn được thể hiện cụ thể thơng qua vai trị của chủ thể này trong q trình phá
sản doanh nghiệp. Tác giả sẽ tiến hành phân tích sâu tại Mục 1.2.
Thứ hai, QTV là ngành nghề hoạt động có điều kiện.
Để QTV chứng tỏ khả năng thực hiện được nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong
quá trình giải quyết thủ tục phá sản, pháp luật các quốc gia đã đặt ra những điều kiện
hành nghề đối với chủ thể này. Tính “hoạt động có điều kiện” được thể hiện chủ yếu
sách chủ nợ thì các đối tượng khác cũng phải được liệt kê (trong trường hợp Tòa án khơng có u cầu khác)
như: bảng kê các khoản thu nhập và tiêu dùng hiện tại, các trách nhiệm pháp lý, minh chứng về vấn đề tài chính
v.v.
34
Điểm c khoản 1 Điều 16 LPS 2014 và Tiêu đề 11 Điều 345(a), 548 và 703(a)(2) Bộ luật Hoa Kỳ.
35
Theo pháp luật Việt Nam, QTV phải giám sát hoạt động kinh doanh của DNMKNTT theo quy định của pháp

luật và đại diện cho DNMKNTT trong trường hợp DNMKNTT khơng có người đại diện theo pháp luật (Điểm
d khoản 1 và khoản 2 Điều 16 LPS 2014).
Theo pháp luật Hoa Kỳ, Tòa án có thể cho phép QTV tiếp quản hoạt động kinh doanh của DNMKNTT trong
một khoảng thời gian nhất định, nếu xét thấy hoạt động kinh doanh đem lại lợi ích tốt nhất về tài sản và phù
hợp với trình tự thanh lý tài sản (Tiêu đề 11 Điều 721 Bộ luật Hoa Kỳ). Khi đó, QTV có trách nhiệm thực hiện
các báo cáo định kỳ, các bản tóm tắt về hoạt động kinh doanh hoặc những yêu cầu khác (khi được Uỷ thác viên
Hoa Kỳ hoặc Tòa án yêu cầu) (Tiêu đề 11 Điều 704(a)(8) Bộ luật Hoa Kỳ).
36
Điểm e, g, h khoản 1 Điều 16 LPS 2014 và Tiêu đề 11 Điều 725 Bộ luật Hoa Kỳ.
37
Theo pháp luật Việt Nam, QTV gửi tiền vào tài khoản do Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự có
thẩm quyền mở (điểm i khoản 1 Điều 16 LPS 2014).
Theo pháp luật Hoa Kỳ, tài khoản ngân hàng sẽ do QTV mở, quản lý và gửi lại cho Tòa án, Uỷ thác viên Hoa
Kỳ giải quyết (Tiêu đề 11 Điều 704(a)(9) Bộ luật Hoa Kỳ).
38
Theo pháp luật Việt Nam, QTV báo cáo về tình trạng tài sản, cơng nợ và hoạt động của DNMKNTT tham
gia xây dựng kế hoạch PHHĐKD (khoản 3 Điều 16 LPS 2014).
Theo pháp luật Hoa Kỳ, QTV phải lập báo cáo trong trường hợp: giải trình ngun nhân khơng nộp kế hoạch
PHHĐKD, đề xuất chuyển đổi tính chất vụ việc phá sản theo Chương 7, đề xuất hủy bỏ vụ việc phá sản và
những báo cáo khác xét thấy cần thiết hoặc Tòa án yêu cầu sau khi đã thông qua kế hoạch PHHĐKD (Tiêu đề
11 Điều 1106(a)(5) và 1106(a)(7) Bộ luật Hoa Kỳ).
39
Theo pháp luật Việt Nam, QTV phải báo cáo theo yêu cầu của Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự (khoản
6 Điều 16 LPS 2014).
Theo pháp luật Hoa Kỳ, QTV báo cáo khi có u cầu của Tịa án hoặc Uỷ thác viên Hoa Kỳ (Tiêu đề 11 Điều
704(a)(9) và 1106(a)(7) Bộ luật Hoa Kỳ).

11



qua hai phương diện: (1) các tiêu chuẩn chung để được hành nghề và (2) thủ tục đăng
ký hành nghề với CQNNCTQ.
(1) Các tiêu chuẩn chung để được hành nghề:
Ngoài các yếu tố cần thiết về phẩm chất đạo đức, năng lực hành vi dân sự thì
trình độ chun mơn là yếu tố được đề cao từ các “ứng cử viên”. Các quốc gia thường
có những xu hướng: (i) chỉ yêu cầu về kiến thức chuyên môn/kinh nghiệm40, (ii) cấp
chứng chỉ khi đã đáp ứng các điều kiện về kiến thức lẫn kinh nghiệm41 hoặc (iii) ngoài
đáp ứng yêu cầu về kiến thức, chun mơn thì QTV cịn phải trải qua một khóa đào
tạo nghiệp vụ.42 Tuy có sự khác biệt song xét về nền tảng, cả hai xu hướng đều địi
hỏi QTV phải là người có kiến thức chun môn và năng lực để tham gia giải quyết
vụ việc phá sản.
(2) Thủ tục đăng ký hành nghề với CQNNCTQ:
Nếu các tiêu chuẩn chung được xem là “điều kiện cần” thì tại một số quốc gia,
thủ tục đăng ký hành nghề với CQNNCTQ chính là “điều kiện đủ” để cơng nhận hành
nghề đối với QTV. Khi đã đáp ứng các tiêu chuẩn chung, QTV sẽ tiến hành làm hồ
sơ đăng ký với CQNNCTQ. Việc đăng ký nhằm mục đích ghi nhận tư cách hành nghề
của từng QTV và có ý nghĩa quan trọng trong cơng tác quản lý hành chính. Mặt khác,
thủ tục đăng ký này được xem là bước sàng lọc cuối cùng để công nhận rằng liệu một
người có thể trở thành QTV hay khơng. Dựa trên hồ sơ nhận được, CQNNCTQ có
thể yêu cầu thêm những minh chứng khác để đảm bảo rằng người này đã đáp ứng đủ
các điều kiện và không thuộc trường hợp bị cấm đăng ký hành nghề. Do đó, khi thủ
tục đăng ký đã được thông qua, QTV đã đảm bảo tư cách hành nghề có giá trị pháp
lý.
Tại Việt Nam, khơng phải hiển nhiên mà QTV được liệt kê trong danh mục các
ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đối với lĩnh vực tư pháp tại Phụ lục 4
Luật Đầu tư 2014. Xét thấy, điều kiện kinh doanh áp dụng đối với một số ngành, nghề
Theo pháp luật Hoa Kỳ, QTV không cần được cấp chứng chỉ hành nghề nhưng phải là một trong những đối
tượng sau: (i) luật sư có uy tín tại bất kỳ bang nào hoặc quận Columbia, (ii) kế toán đã được cấp giấy chứng
nhận, (iii) cử nhân trong lĩnh vực kinh doanh hoặc bằng cấp cao hơn trong lĩnh vực kinh doanh, (iv) sinh viên
luật năm cuối hoặc người dự tuyển thạc sĩ quản trị kinh doanh và làm việc dưới sự giám sát trực tiếp từ: một

thành viên thuộc khoa luật trường đại học, một thành viên thuộc hội đồng QTV hoặc một thành viên của một
chương trình được thành lập bởi hiệp hội luật sư địa phương để cung cấp kinh nghiệm cơ bản cho sinh viên,
hoặc (v) người có kinh nghiệm liên quan đến lĩnh vực nói trên được chấp nhận bởi Uỷ thác viên Hoa Kỳ. (Tiêu
đề 28 Điều 58.3(b)(6) Bộ Quy tắc liên bang).
41
Theo pháp luật Việt Nam, QTV được cấp chứng chỉ hành nghề QTV khi thuộc một trong những trường hợp
sau: (i) luật sư, (ii) kiểm toán viên và (iii) người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế tốn, tài chính, ngân hàng
và có kinh nghiệm 05 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo. (Khoản 1 Điều 12 LPS 2014).
42
Theo pháp luật Liên bang Nga, QTV phải có nền tảng giáo dục bậc đại học, đã trải qua quá trình tập sự với
vai trị hỗ trợ một QTV khác trong thời hạn ít nhất là sáu tháng và đã hoàn thành kỳ thi lý thuyết theo chương
trình đào tạo QTV. (Điều 20.1 LPS Liên Bang Nga 2002).
40

12


vì tính chất đặc thù của ngành, nghề đó có những tác động tới lợi ích cơng cộng đến
mức buộc Nhà nước phải quản lý bằng các điều kiện trước khi hoạt động so với những
ngành nghề khác.43 Chính vì thế, với tình hình các vụ việc phá sản ngày càng trở nên
đa dạng cùng diễn tiến phức tạp liên quan đến các vấn đề về tài sản, các điều kiện
hành nghề QTV cần được siết chặt hơn để đảm bảo người hành nghề quản lý, thanh
lý tài sản có đủ tài, đủ tâm giúp thủ tục phá sản diễn ra nhanh chóng và có hiệu quả.
Về phía QTV, các điều kiện hành nghề mang nhiều ý nghĩa tích cực. Đối với
những cá nhân có mong muốn trở thành QTV, họ nhận thức được những yêu cầu về
chuyên môn cũng như những đạo đức cần phải trải qua quá trình trau dồi để đạt được.
Đối với những cá nhân đã và đang hành nghề QTV, họ nhận thấy các yêu cầu đối với
QTV là khn mẫu để tiếp tục hồn thiện bản thân mình phù hợp với cơng việc. Đồng
thời, các điều kiện này cũng phản ánh được vị thế của QTV: phải trải qua nhiều chặng
đường để có thể nhận được chức danh này. Vì vậy, QTV sẽ cảm thấy mình có vị trí

nhất định và ý thức hồn thành trách nhiệm trong mỗi vụ việc phá sản.
Về phía các chủ thể khác, các quy định về điều kiện hành nghề bước đầu tạo niềm
tin về QTV và thủ tục phá sản. Hai hoạt động chính của q trình giải quyết phá sản
là thủ tục liên quan đến tài sản và PHHĐKD. Các chủ nợ sẽ quan tâm: liệu QTV có
đủ kinh nghiệm và kiến thức để quản lý, thanh lý để đảm bảo tài sản được phân chia
tối đa giá trị hay khơng. Cịn các con nợ sẽ băn khoăn: liệu QTV có đủ năng lực để
giúp thanh tốn các khoản nợ tồn đọng hay khơng. Chính những điều kiện để hành
nghề QTV sẽ là minh chứng cho sự phù hợp năng lực và củng cố được lòng tin từ
phía chủ nợ và con nợ.
Thứ ba, QTV có tư cách độc lập trong vụ việc phá sản.44
Tư cách độc lập của QTV trước tiên được thể hiện bởi mối quan hệ trong thủ tục
phá sản đối với hai chủ thể quan trọng là chủ nợ và con nợ. Với phạm vi nhiệm vụ và
quyền hạn của mình, QTV không phải là người cung cấp dịch vụ do cho bất kì bên
nào.45 Tức giữa QTV và các chủ thể này không tồn tại bất cứ hợp đồng làm việc nào
hay ràng buộc về nghĩa vụ, lợi ích cá nhân46 mà tư cách của QTV được một
Phòng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (2017), Báo cáo rà sốt điều kiện kinh doanh và quyền tự do
kinh doanh ở Việt Nam, Hà Nội, tr. 10.
44
Dương Kim Thế Nguyên (2014), “Quản tài viên trong Luật phá sản các nước – Kinh nghiệm cho Việt Nam”,
Tạp chí Tịa án nhân dân, số 6/2014, tr. 8.
45
Mária Veterníková – Ján Mišura (2011), Bankruptcy Trustee in Insolvency Proceedings as an Entrepreneur
and as a Subject of the Proceeding, Studia Commercialia Bratislavensia, Volume 4, No. 13 (1/2011), tr. 157.
46
Quan điểm này cũng được Tòa án hạt liên bang Florida công nhận:“Mặc dù nghĩa vụ của QTV là sắp đặt
theo thứ tự các tài sản vì lợi ích của các chủ nợ, nhưng nhiệm vụ đó được coi là mối quan hệ ủy thác đối với
tài sản chứ không phải là một kiểu “người được thuê”(hired gun). QTV không phải là nhân viên hoặc đại diện
của các chủ nợ; chủ nợ khơng có quyền chỉ đạo QTV thực hiện các nhiệm vụ theo luật định cho vị trí này. QTV
43


13


CQNNCTQ chỉ định với vai trò là người tiến hành thủ tục phá sản. Do đó, QTV phải
bảo đảm được cán cân lợi ích khơng bị thiên lệch: một mặt, giá trị tài sản của con nợ
phải được quản lý chặt chẽ, hỗ trợ trong quá trình PHHĐKD; mặt khác, tài sản được
thanh lý phải thu lại được giá trị có lợi nhất để phân chia cân bằng cho các chủ nợ.
Quan điểm này đã được một số quốc gia ghi nhận minh thị, chẳng hạn tại Điều 56.(1)
Luật Phá sản Cộng hòa Liên Bang Đức 1999 quy định: “…Tòa phá sản phải lựa chọn
và chỉ định QTV là một người độc lập tự nhiên phù hợp với vụ việc, có nhiều kinh
nghiệm trong các vấn đề kinh doanh và độc lập với các chủ nợ và con nợ”. Hay trong
một bản án, Tòa án Dân sự và Thương mại tối cao Cộng hịa Séc cho rằng: “QTV
khơng phải là một bên tham gia thủ tục phá sản. Với tư cách là một chủ thể tiến hành
tố tụng đặc biệt QTV có địa vị độc lập đối với con nợ cũng như đối với các chủ
nợ…”.47
Ngoài ra, tư cách độc lập của QTV còn được thể hiện trong mối quan hệ về nhân
thân đối với chủ nợ, con nợ và các chủ thể có liên quan đến thủ tục tiến hành tố tụng.
Thơng thường, các quốc gia có xu hướng không công nhận hoặc yêu cầu thay đổi
QTV, từ chối thực hiện nếu phát hiện trường hợp này. Chẳng hạn, theo pháp luật Hoa
Kỳ thì một trong những yêu cầu bắt buộc của QTV là: “Khơng có quan hệ thân thuộc
hoặc cùng huyết thống trong phạm vi là anh em họ với bất kỳ nhân viên nào thuộc
Văn phòng Hành chính Uỷ thác Hoa Kỳ trực thuộc Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, hoặc với bất
kỳ nhân viên nào thuộc Văn phòng Ủy thác Hoa Kỳ ở hạt mà nhân viên đó làm việc”.48
Về pháp luật Việt Nam, QTV phải từ chối thực hiện trong trường hợp: “Là người có
liên quan với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán theo quy định của
pháp luật về doanh nghiệp”,49 Thẩm phán có thể quyết định thay đổi QTV nếu có
căn cứ chứng minh QTV không khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ hay QTV
khơng phải là người thân thích của người tham gia thủ tục phá sản50.
Tóm lại, các quy định có tính tạo lập tư cách QTV độc lập trong quá trình giải
quyết vụ việc phá sản đều nhằm mục đích tạo cơ hội cho QTV được phát huy vai trị

của mình mà khơng bị ảnh hưởng bởi những yếu tố ngồi luồng. Từ đó, QTV có
những quyết định, hành động đúng đắn, khách quan vô tư và hợp lý hợp tình.

thực chất là một bên thứ ba độc lập chịu trách nhiệm tối đa hóa tài sản phá sản”. (United States Bankruptcy
Court Southern District of Florida (2005), Memorandum decision and order approving stipulation between
debtors and trustee, the United States, tr. 7).
47
Ďurica, M. (2006). Konkurzné právo na Slovensku a v. Európskej únii. (Dẫn theo: Mária Veterníková – Ján
Mišura, tlđd (32), tr. 158).
48
Tiều đề 28 Điều 58.3(b)(5) Bộ Quy tắc liên bang.
49
Khoản 1 Điều 19 Nghị định 22/2015/NĐ-CP.
50
Điềm b khoản 1 Điều 46 và điểm đ khoản 2 Điều 45 LPS 2014.

14


Thứ tư, QTV được chỉ định theo từng vụ việc.
Việc chỉ định QTV tham gia giải quyết thủ tục phá sản có thể được thực hiện bởi
các chủ thể sau:


Thơng qua Hội đồng các chủ nợ: chẳng hạn, theo Điều 14 và Điều 102.(5)

LPS và vỡ nợ Canada 1985, thông qua nghị quyết đặc biệt tại hội nghị chủ nợ, các
chủ nợ có quyền chỉ định QTV hoặc thay thế bởi một QTV được cấp phép khác.
 Thông qua một CQNNCTQ: chẳng hạn, theo Tiêu đề 11 Điều 701 và Điều
1104 Bộ luật Hoa Kỳ, việc chỉ định QTV sẽ được gia cho ủy thác viên Hoa Kỳ (United

States Trustee) thuộc USTP. Các vấn đề liên quan đến việc chỉ định QTV sẽ được
phân tích sâu tại Chương 2.


Thơng qua Tòa án: chẳng hạn, theo Điều 74.(1) và Điều 75.(1) LPS Nhật

Bản 2004, Tòa án là chủ thể duy nhất có thẩm quyền chỉ định và giám sát QTV. Cịn
theo LPS 2014 của Việt Nam, người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản theo Điều 5 có quyền đề xuất chỉ định QTV và phải ghi rõ tên, địa chỉ QTV
được lựa chọn trong đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (khoản 3 Điều 26, khoản 3 Điều
27, khoản 4 Điều 28 và khoản 2 Điều 29). Sau đó, Tịa án sẽ dựa trên thông tin mà
người nộp đơn cung cấp và các căn cứ khác theo quy định pháp luật để ra quyết định
chỉ định QTV cho vụ việc phá sản đó (Điều 45).
Để đảm bảo tính thống nhất, pháp luật các quốc gia thường quy định một chủ thể
duy nhất thực hiện quyền chỉ định. Tuy nhiên, cũng có những quốc gia công nhận
nhiều thẩm quyền kết hợp, chẳng hạn theo pháp luật Ý thì: “Nhiều QTV khác nhau
có thể cùng được triệu tập bởi Tòa án và/hoặc hội đồng các chủ nợ để cùng phối hợp
với nhau nhằm mục tiêu chung nhất là tối đa hóa giá trị các tài sản”.51 Tùy vào đặc
trưng riêng về nền pháp luật phá sản mà các quốc gia có quan điểm khác nhau về chủ
thể chỉ định QTV: hội đồng chủ nợ có quyền chỉ định QTV vì về bản chất, việc quản
lý, thanh lý tài sản là nhằm phân chia tài sản để bảo vệ lợi ích của chủ nợ, do đó việc
cho phép chỉ định QTV thể hiện sự ghi nhận quyền lợi và tạo sự an tâm cho chủ nợ.
Cũng có quốc gia đã xây dựng nền pháp luật phá sản lâu đời cũng như số vụ phá sản
hằng năm lớn, do đó, các quốc gia này có xu hướng trao cho một CQNNCTQ khác
thực hiện để chun mơn hóa nghiệp vụ quản lý, thanh lý tài sản. Các quốc gia cịn
lại thì cơng nhận duy nhất Tịa án có quyền chỉ định QTV vì dấu ấn của chủ thể này

51

J. William Boone (2012), International Insolvency: Jurisdictional Comparisons, Nhà xuất bản Sweet &

Maxwell, tr. 248.

15


rất mạnh mẽ, với vai trò là chủ thể trung tâm trong thủ tục phá sản, Tịa án tất nhiên
có quyền được chỉ định QTV tham gia vụ việc.
Tuy quan điểm về chủ thể chỉ định có sự khác nhau, song các quốc gia đều gặp
nhau ở điểm chung là QTV được lựa chọn và chỉ định theo từng vụ việc cụ thể. Điều
này là dễ hiểu vì các vụ việc phá sản có sự biến thiên mn hình vạn trạng, mỗi vụ
việc lại đòi hỏi những khả năng chuyên môn, kinh nghiệm khác nhau nên các QTV
cũng cần phải được lựa chọn linh động. Mặt khác, việc xem xét QTV trên từng vụ
việc cụ thể là cơ sở để rà soát lại các điều kiện liên quan đến tư cách độc lập của
QTV.
1.2. Vai trò của quản tài viên trong quá trình phá sản doanh nghiệp
Một trong hai chức năng chủ yếu của pháp luật là điều chỉnh các quan hệ xã hội.52
Khi các quan hệ xã hội ngày càng vận động, phát triển và trở nên đa dạng thì nhu cầu
cần được điều chỉnh bởi pháp luật cũng nảy sinh. Vì vậy, để nhận định được sự cần
thiết của pháp luật điều chỉnh một vấn đề nào đó, trước tiên cần phải tiếp cận từ góc
nhìn khách quan đối với các quan hệ xã hội đó. Để đánh giá chế định QTV cũng
không là ngoại lệ, trong mục này, tác giả sẽ tiến hành xem xét bao quát vấn đề đan
xen ở cả góc độ về lý luận và thực tiễn như sau:
1.2.1. Về vấn đề điều hòa lợi ích của chủ nợ và con nợ trong quá trình giải quyết
phá sản
Ngay từ khi thiết lập các thỏa thuận cho vay, chủ nợ ln tìm cách đề phịng nhằm
hạn chế tối đa rủi ro con nợ không thực hiện đúng cam kết; trong khi con nợ quan
tâm đến việc bảo vệ mình trước những hành động ép buộc thực hiện hoặc xâm phạm
từ phía chủ nợ.53 Như vậy, ngay từ vạch xuất phát, giữa hai chủ thể này ln tồn tại
sự đối lập trong ý chí bảo vệ quyền lợi của mình. Bên cạnh đó, giải quyết thủ tục phá
sản thực chất xoay quanh việc giải quyết các vấn đề lợi ích về tài sản giữa chủ nợ với

con nợ mà chủ yếu là hoạt động quản lý, thanh lý tài sản. Vì vậy, một khi đã bắt đầu
thủ tục phá sản, thiết chế đối với hoạt động này cũng cần được hình thành.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: ai sẽ là chủ thể thực hiện hoạt động này. Chắc chắn
không thể là chủ nợ hoặc con nợ. Mặc dù, chủ nợ là người cho vay và có quyền u
cầu nhận lại phần tài sản chính đáng thuộc về mình và con nợ thì lại là người thấu rõ
tình trạng tài sản đang nắm giữ nhất. Nếu giao cho một trong hai chủ thể này đảm

Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2017), Tập bài giảng Lý luận về pháp luật (Tái bản lần 1, có sửa đổi
và bổ sung), Nhà xuất bản Hồng Đức, tr. 29.
53
Brian A. Blum (2013), Examples & Explanations: Bankruptcy and Debtor/Creditor, Nhà xuất bản Wolters
Kluwer, tr. 3.
52

16


nhiệm hoạt động quản lý, thanh lý tài sản thì sẽ làm phát sinh những xung đột khác.
Chẳng hạn, về phía chủ nợ sẽ dễ có mâu thuẫn giữa một với nhiều chủ nợ về quyền,
cách thức thực hiện khi cùng tham gia quản lý, thanh lý tài sản. Còn con nợ, với tâm
thế tìm mọi cách cứu vãn tình hình sẽ dễ dùng tài sản làm đối tượng thực hiện các
biện pháp phi pháp như trốn nợ, tẩu tán tài sản, giả mạo giấy tờ v.v.54 Và về Tòa án,
dù được xem là trung tâm giải quyết thủ tục phá sản nhưng cũng thể đảm nhiệm tốt
được vai trò này.55
Ngồi mâu thuẫn về lợi ích tài sản, giữa con nợ và chủ nợ cũng có sự đối nghịch
về tâm lý. Trong khi chủ nợ nhận thấy khả năng thu hồi các khoản nợ càng mong
manh thì càng có xu hướng thúc giục vội vã để “có cịn hơn khơng” và lo sợ liệu con
nợ có thiện chí, trung thực để thanh tốn theo thủ tục phá sản hay khơng. Cịn con nợ
thì vẫn chần chừ “cịn nước cịn tát”, phần vì sợ tuyên bố phá sản thì sẽ ảnh hưởng
đến danh tiếng, uy tín, phần vì chưa có phương hướng cụ thể để thanh toán các khoản

nợ.
Như vậy, tâm lý giữa chủ nợ và con nợ rất đối nghịch nên không thể tránh khỏi
các hành vi gian dối về tài sản (frauds) của con nợ trong phá sản nhằm trốn tránh thực
hiện nghĩa vụ thanh toán với chủ nợ. Dù đã manh nha có những quy định từ thời pháp
luật Roma về con nợ và chủ nợ,56 nhưng trên thực tế, pháp luật phá sản bắt đầu quan
tâm đến việc phòng ngừa và ngăn chặn con nợ lừa dối chủ nợ sớm nhất là từ thời
Trung cổ, tiêu biểu như Luật chống lại những kẻ phá sản của Anh đã trừng phạt các
con nợ bằng cách bỏ tù và có thể sẽ lấy đi một bên tai nếu con nợ không chứng minh
được lý do duy nhất dẫn đến phá sản là vì kém may mắn.57 Ngồi ra, pháp luật Anh
cũng trao quyền cho các ủy viên điều tra xem liệu các con nợ này có che giấu tài sản
hay khơng.58 Những hình phạt hà khắc này thiếu tính nhân đạo và thực tế, đã giới hạn
quyền của con nợ, khơng quan tâm rằng con nợ đó lừa dối hay trung thực và không
làm vơi bớt sự mâu thuẫn giữa con nợ và chủ nợ. Đồng thời, nó cũng không mang lại
hiệu quả khi đến đầu thế kỷ XVIII, các hành vi gian dối trong phá sản đã trở thành
tội phạm chủ yếu trong xã hội.59 Các tội phạm phá sản được xếp vào nhóm tội phạm

Lữ Thị Ngọc Diệp (2011), Điều hịa lợi ích giữa chủ nợ và doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ theo luật phá
sản hiện hành, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr. 16.
55
Được chứng minh tại Tiểu mục 1.2.2.
56
Roy Goode, tlđd (17), tr. 7.
57
Michael D. Sousat (2011), “A Delicate Balancing Act: Satisfying the Fourth Amendment While Protecting
the Bankruptcy System from Debtor Fraud”, Yale Journal on Regulation, Volume 28/2011, tr. 369, 370.
58
Michael D. Sousat, tlđd (57), tr. 370.
59
Stephanie Wickouski (2007), Bankruptcy Crimes, Nhà xuất bản Beard Books, tr. 5.
54


17


cổ cồn trắng (white – collar crime)60 với các hình thức vi phạm tinh vi và có tổ chức.61
Bộ luật Hoa Kỳ cũng đã quy định các tội phạm phá sản từ Điều 152 đến Điều 157 tại
Tiêu đề 18.
Cho đến thế kỷ XIX, pháp luật Anh và Hoa Kỳ bắt đầu công nhận sự phân định
riêng biệt giữa các con nợ gian dối với các con nợ thành khẩn.62 Thay vào đó, vai trị
của QTV bắt đầu có sự tách biệt với vai trò của các ủy viên và dần được củng cố bởi
các quy định về quyền hạn của QTV trong vụ việc phá sản. Đặc biệt, quyền và nghĩa
vụ của QTV nhằm ngăn chặn các giao dịch chuyển nhượng gian dối cũng được quy
định chi tiết tại Điều 548 Tiêu đề 11 của Bộ luật Hoa Kỳ. Những quy định này đã cho
phép QTV được thực hiện các quyền và nghĩa vụ trên thực tế kịp thời và tránh được
các hành vi gian lận từ con nợ trong từng vụ việc cụ thể, chẳng hạn như trong vụ việc
sau63:
Norman Barman là con nợ nộp đơn yêu cầu phá sản, kèm theo đơn, anh ta liệt kê
tài sản duy nhất của mình là “bộ trang phục trị giá 500 đô la Mỹ” (wearing apparel
worth $500). Tuy nhiên, QTV đã có đơn cáo buộc các giao dịch chuyển nhượng gian
dối các tài cá nhân nhằm trốn tránh nghĩa vụ thanh toán đối với các chủ nợ. Cụ thể,
Barman đã gian dối chuyển nhượng tiền cho vợ để mua nhà tại Warren và Milford,
Michigan cũng như che giấu các tài sản khác thuộc tài sản phá sản thông qua các giao
dịch chuyển nhượng đứng tên các chủ thể khác. Đồng thời, QTV cũng đệ đơn yêu
cầu Tòa án cho phép được đến tận nơi ở để “kiểm tra, kiểm kê và thẩm định tài sản
cá nhân” vì cho rằng “con nợ sẽ cố che giấu các tài sản tại nhà nếu được thông báo
trước”. Yêu cầu này đã được thẩm phán Tòa án chấp nhận và cho tiến hành. Tòa án
cũng nhận thấy rằng QTV sẽ khơng hồn thành trọn vẹn các nghĩa vụ theo luật định
để quản lý toàn bộ tài sản phá sản nếu không kiểm tra nơi ở của con nợ. Điều này cho
thấy Tịa án ln tạo điều kiện để QTV được thể hiện quyền năng của mình trong
việc kiểm sốt, ngăn chặn và tố cáo các hành vi gian dối dẫn đến các tội phạm hình

sự, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thu hồi nợ của chủ nợ.
Từ những phân tích trên cho thấy: QTV là một cơ chế trung gian ra đời để thực
hiện hoạt động quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình phá sản để giúp chủ nợ thu
60

Criminal Justice Information Services (CJIS) (2002), The Measurement of White-Collar Crime Using
Uniform Crime Reporting (UCR) Data, the United States, tr. 1. [Theo Cục Điều tra Liên bang (FBI), tội phạm
cổ cồn trắng là những hành vi bất hợp pháp do cá nhân hoặc doanh nghiệp thực hiện, không sử dụng hoặc đe
dọa sử dụng vũ lực, có đặc trưng là sự lừa dối, che giấu hoặc vi phạm lòng tin để trốn tránh nghĩa vụ thanh
toán và đạt được các lợi ích cá nhân hoặc lợi ích tài chính].
61
Roger LeRoy Miller (2014), Cengage Advantage Books: Business Law: Text & Cases - An Accelerated
Course, Nhà xuất bản Cengage Learning, tr. 141.
62
Michael D. Sousat, tldđ (57), tr. 370.
63
In Re Barman, 252 B.R. 403 (Bankr. E.D. Mich. 2000).

18


hồi các khoản nợ hiệu quả và con nợ cũng có thể rút lui một cách an tồn, thậm chí
là có thể bắt đầu một hành trình mới.
1.2.2. Về vấn đề hỗ trợ Tòa án, cơ quan thi hành án và mối liên hệ với các chủ
thể khác trong quá trình giải quyết phá sản
Theo quan niệm thơng thường thì thủ tục phá sản chỉ đơn giản là việc tập hợp tài
sản của con nợ và phân chia cho các chủ nợ theo trình tự luật định, tuy nhiên việc
tuân thủ các nguyên tắc để đi đến hồi kết thì lại phức tạp và có quan hệ chủ yếu mật
thiết đến việc phân chia tài sản.64 Tính phức tạp thể hiện ở các công việc cần được
thực hiện phát sinh trong quá trình giải quyết phá sản. Ngay từ khi nhận được đơn

yêu cầu phá sản cho đến khi kết thúc vụ việc, Tòa án phải thực hiện rất nhiều công
việc như: quyết định mở hay không mở thủ tục phá sản, giám sát hoạt động của các
chủ thể tiến hành tố tụng, áp dụng các biện pháp cần thiết để đáp ứng các yêu cầu v.v.
Về bản chất thì các công việc này thể hiện chức năng điều khiển và hướng đến giải
quyết các vấn đề pháp lý trong thủ tục phá sản.65 Tuy nhiên, phá sản là một thủ tục
có quan hệ chặt chẽ về kinh tế và có sức ảnh hưởng đến nhiều chủ thể khác. Vì vậy,
ngồi các vấn đề pháp lý thuộc chun mơn nghiệp vụ của Tịa án thì cịn cần một
chủ thể khác am hiểu chuyên sâu về kinh tế để thực hiện vai trò quản lý, thanh lý tài
sản.
Trước khi đạt được mục tiêu phân chia tài sản, ngoài những thủ tục khác về mặt
pháp lý kể trên, chính kết quả từ hoạt động quản lý, thanh lý tài sản là cơ sở để Tòa
án đưa ra quyết định phân chia tài sản. Sau đó, tại một số quốc gia, cơ quan thi hành
án sẽ dựa trên quyết định của Tòa án để tiến hành phân chia. Như vậy, hoạt động của
QTV như là một khâu thiết yếu trong chuỗi trình tự giải quyết phá sản. Thông qua
các quy định pháp luật, Tịa án có căn cứ để giám sát các hoạt động của QTV, đảm
bảo QTV đi đúng hướng để hỗ trợ kết thúc vụ việc phá sản. Điều này hoàn tồn phù
hợp với chức năng điều khiển của Tịa án và giúp Tịa án giảm bớt được khối lượng
cơng việc đáng kể, nhất là Tịa án tại các nước có lượng đơn yêu cầu phá sản cao.
Đồng thời, những quyết định mang tính chất bắt buộc của Tịa án và trách nhiệm công
việc của QTV sẽ tạo nên sự cộng hưởng lớn khiến vụ việc phá sản được giải quyết
công bằng, hiệu quả và nhanh chóng.
Mặt khác, cũng cần nhìn nhận rằng, quá trình phát hiện và chứng minh các hành
vi gian dối của con nợ địi hịi nhiều cơng sức và thời gian.66 Theo báo cáo về vấn đề
64

Adam J. Levitin (2015), Business Bankruptcy: Financial Restructuring and Modern Commercial Markets,
Nhà xuất bản Wolters Kluwer, tr. 9, 10.
65
Dương Đăng Tuệ (2005), tldđ (4), tr. 42.
66

Kroll (2015), Global Fraud Report: Vulnerabilities on the Rise, the United States, tr. 20.

19


×