Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Quy định pháp luật về dịch vụ cho thuê tủ, két an toàn của tổ chức tín dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ
------

TRẦN LÊ THANH TRÚC

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ CHO THUÊ
TỦ, KÉT AN TOÀN CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ
*******

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ CHO THUÊ
TỦ, KÉT AN TOÀN CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG

SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN LÊ THANH TRÚC
KHĨA 36. MSSV: 1155060190
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. LÊ THỊ NGÂN HÀ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN


Tôi tên Trần Lê Thanh Trúc - sinh viên Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí
Minh, khoa Quản trị Luật, khóa 36 (2011- 2016), là tác giả của Khóa luận tốt nghiệp
Cử nhân Luật - chuyên ngành Luật thương mại – đề tài: “Quy định pháp luật về dịch
vụ cho thuê tủ, két an toàn của tổ chức tín dụng” được trình bày trong tài liệu này
(sau đây gọi là “Khóa luận”).
Tơi xin cam đoan tất cả nội dung trong Khóa luận này hồn tồn được hình
thành và phát triển từ những quan điểm cá nhân của tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học
của ThS. Lê Thị Ngân Hà – giảng viên khoa Luật Thương mại, Trường Đại học Luật
thành phố Hồ Chí Minh.
Trong Khóa luận của mình, tơi có trích dẫn, sử dụng một số ý kiến, quan điểm
khoa học của một số tác giả. Sự trích dẫn này đã được thể hiện cụ thể trong Danh mục
tài liệu tham khảo và tuân thủ các quy định về pháp luật sở hữu trí tuệ. Tơi xin cam
đoan các số liệu và kết quả có được trong Khóa luận này là hồn tồn trung thực.
Sinh viên thực hiện

Trần Lê Thanh Trúc


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành tốt Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật chuyên ngành Luật
Thương mại với đề tài “Quy định pháp luật về dịch vụ cho th tủ, két an tồn của tổ
chức tín dụng”, tác giả gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy, Cô là giảng viên khoa
Luật Thương Mại, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, lời cảm ơn
đặc biệt và trân trọng nhất, tác giả xin gửi đến ThS. Lê Thị Ngân Hà – người đã đóng
góp một phần rất lớn trong việc hồn thành Khóa luận này của tác giả. Cơ khơng chỉ
giữ vai trị là người định hướng mà còn là người sửa chữa những thiếu sót, động viên
và giúp tác giả hồn thành Khóa luận một cách tốt đẹp.
Bên cạnh đó, tác giả gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã yêu
thương và giúp đỡ tác giả, trong đó có những người bạn đã đồng hành cùng tác giả suốt
thời gian viết khóa luận. Đặc biệt, con biết ơn và mãi khắc ghi sự quan tâm và tình yêu

thương của ba mẹ trong suốt những năm tháng qua, tạo điều kiện cho con được học tập
thật tốt. Ba mẹ đã chăm sóc và tạo những điều kiện tốt nhất để cịn hồn thành thật tốt
Khóa luận của mình. Con cảm ơn ba mẹ rất nhiều.
Xin chân thành cảm ơn.


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT

TCTD

Tổ chức tín dụng

NHNN

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NHTM

Ngân hàng thương mại

DVCT

Dịch vụ cho thuê


MỤC LỤC
*****

Quy định pháp luật về dịch vụ cho thuê tủ, két an tồn của tổ chức tín dụng
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ CHO TH TỦ, KÉT AN TỒN CỦA TỔ
CHỨC TÍN DỤNG .............................................................................................................................. 5
1.1 Khái quát về dịch vụ cho thuê tủ, két an tồn của tổ chức tín dụng................................................ 5
1.1.1 Khái niệm dịch vụ cho thuê tủ, két an toàn ................................................................................ 5
1.1.2 Đặc điểm dịch vụ cho thuê tủ, két an tồn của Tổ chức tín dụng. ............................................. 7
1.1.3 Vai trị của dịch vụ cho thuê tủ két an toàn của Tổ chức tín dụng .......................................... 10
1.2 Quan hệ pháp luật cho th tủ, két an tồn của tổ chức tín dụng .................................................. 14
1.2.1 Định nghĩa quan hệ pháp luật cho th tủ, két an tồn của tổ chức tín dụng ......................... 14
1.2.2 Các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật cho thuê tủ, két an toàn của tổ chức tín dụng ......... 16
1.2.3 Hợp đồng cho thuê tủ, két an tồn của tổ chức tín dụng ......................................................... 20
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................................................. 26
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ CHO THUÊ TỦ, KÉT
AN TOÀN CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.......................................... 27
2.1 Thực trạng quy định pháp luật về dịch vụ cho th tủ, két an tồn của tổ chức tín dụng ............. 27
2.1.1 Thực trạng quy định pháp luật về chủ thể cung ứng dịch vụ cho thuê tủ, két an tồn của tổ
chức tín dụng ..................................................................................................................................... 27
2.1.2 Thực trạng quy định pháp luật về vấn đề tài sản được bảo quản tại tủ, két an tồn của tổ chức
tín dụng. ............................................................................................................................................. 33
2.1.3 Thực trạng quy định pháp luật về xử lý các tính huống phát sinh trong q trình thực hiện
hoạt động cho thuê tủ, két an toàn của tổ chức tín dụng ................................................................. 37
2.1.4 Thực trạng quy định về bảo mật thông tin khách hàng sử dụng dịch vụ cho th tủ, két an tồn
của tổ chức tín dụng .......................................................................................................................... 45
2.2 Một số kiến nghị để hoàn thiện quy định của pháp luật về dịch vụ cho thuê tủ, két an tồn của tổ
chức tín dụng ....................................................................................................................................... 47


2.2.1 Kiến nghị về vấn đề chủ thể là tổ chức tín dụng được quyền cung ứng dịch vụ cho thuê tủ, két
an toàn. .............................................................................................................................................. 48

2.2.2 Kiến nghị quy định pháp luật về tài sản được bảo quản trong tủ, két an tồn của tổ chức tín
dụng ................................................................................................................................................... 49
2.2.3 Kiến nghị pháp luật hoàn thiện thêm các quy định về xử lý một số sự kiện phát sinh trong quá
trình sử dụng dịch vụ cho thuê tủ, két an toàn của tổ chức tín dụng. ............................................... 50
2.2.4 Kiến nghị tăng cường các quy định bảo vệ quyền lợi khách hàng khi sử dụng dịch vụ cho thuê
tủ, két an toàn của tổ chức tín dụng .................................................................................................. 52
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................................................. 54
KẾT LUẬN ........................................................................................................................................ 55


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, các TCTD cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Để tồn tại và phát triển bền vững, các TCTD cần tìm cho mình những hướng đi mới
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Trong đó, một số TCTD, mà cụ thể
hơn là các NHTM, đã lựa chọn cách đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng nhằm thu hút
nhiều hơn khách hàng đến với các NHTM. Trước đây, các TCTD thường chỉ tập trung
khai thác các dịch vụ ngân hàng truyền thống là nhận tiền gửi từ khách hàng và sử
dụng nguồn vốn huy động được để cấp tín dụng cho chủ thế thiếu vốn trong nền kinh
tế. Ngày nay, các TCTD đã chú trọng hơn trong việc phát triển các dịch vụ không liên
quan đến các hoạt động tín dụng (hay cịn gọi là dịch vụ phi tín dụng) như: dịch vụ
thanh tốn, dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ ủy thác, dịch vụ tư vấn, dịch vụ quản
lý tài sản1… Trong các loại hình dịch vụ mới, có một loại dịch vụ đã xuất hiện và phát
triển từ lâu ở các ngân hàng trên thế giới nhưng chưa phổ biến tại Việt Nam đó là dịch
vụ cho thuê tủ, két an toàn (DVCT tủ, két an toàn) được thực hiện bởi TCTD.
Ngồi ra, nhìn nhận từ góc độ người sử dụng dịch vụ, DVCT tủ, két an tồn vơ
cùng cần thiết và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Khi cuộc sống ngày càng phát
triển thì lượng của cải vật chất mà người dân tạo ra ngày càng tăng, trong đó có các tài
sản quý giá như trang sức, các loại giấy tờ quan trọng… Tuy nhiên, bên cạnh việc kinh
tế phát triển mạnh thì vấn đề trật tự an toàn xã hội lại phát triển ở một tầm chưa tương

xứng, các tệ nạn trộm cắp vẫn còn xuất hiện rất nhiều. Từ những lý do này mà nhu cầu
muốn được bảo vệ các loại tài sản có giá trị của người tiêu dùng bắt đầu xuất hiện.
Người tiêu dùng mong muốn một dịch vụ bảo quản tài sản tốt hơn những gì họ có thể
làm tại nhà. Và DVCT tủ, két an toàn do TCTD thực hiện ra đời sẽ đáp ứng phần nào
nhu cầu muốn bảo vệ tài sản của người tiêu dùng.
DVCT tủ, két an toàn là loại hình dịch vụ đem lại cho TCTD lợi nhuận từ các
khoản thu phí dịch vụ và chứa đựng ít rủi ro hơn so với các hoạt động tín dụng. DVCT
tủ, két an toàn cung cấp cho khách hàng sử dụng dịch vụ một “ngơi nhà” an tồn, bảo
mật cho những tài sản quan trọng và có giá trị của họ. Những tiện ích là thế nhưng quả
thật dịch vụ này tại Việt Nam cịn khá mới lạ. Cũng chính vì sự mới mẻ của loại dịch
vụ này mà khung pháp lý điều chỉnh quan hệ pháp luật của DVCT tủ, két an tồn cũng
mới được hình thành và cịn những hạn chế nhất định khi các chủ thể tiếp cận loại hình
Ths Phạm Anh Thủy (2012), “Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt
Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 18/2012, tr33.
1

1


dịch vụ này. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ ngân hàng hiện đại, việc
hoàn thiện các quy định pháp luật về DVCT tủ, két an toàn của TCTD là cần thiết để
việc cung ứng dịch vụ được hiệu quả hơn và DVCT tủ, két an toàn cũng trở nên phổ
biến với người tiêu dùng Việt Nam. Từ những nguyên nhân trên, tác giả đã lựa chọn
nội dung “Quy định pháp luật về dịch vụ cho thuê tủ két an toàn của TCTD” làm đề
tài nghiên cứu trong khóa luận của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tác giả tìm hiểu một số cơng trình nghiên cứu tại các trường đại học giảng dạy
luật có uy tín trong cả nước như trường Đại học Luật Hà Nội, trường Đại học Luật
thành phố Hồ Chí Minh, trường Đại học Luật Huế, trường Đại học Kinh tế Luật-đại
học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay chưa có một cơng trình nghiên cứu nào

dưới góc độ pháp lý về DVCT tủ, két an tồn của TCTD. Khơng những thế, những bài
viết phân tích chun sâu dưới góc độ kinh tế liên quan đến DVCT tủ, két an tồn cũng
khơng có tại các trường đại học chun ngành về ngân hàng.
Ở nhiều nước trên thế giới, DVCT tủ két an toàn rất phổ biến và đã xuất hiện từ
lâu. Vì vậy, số lượng các cơng trình nghiên cứu, bài viết bình luận chun sâu về dịch
vụ dưới góc độ pháp lý cũng rất nhiều. Một số bài phân tích như:
Richard A.Lord (1985), “The legal history of Safekeeping and Safe Deposit
Activities in the United States”, Arkansas law review, p728. Bài viết phân tích về lịch
sử hình thành pháp luật liên quan đến dịch vụ tủ, két an toàn tại nước Mỹ.
“Law of Safety deposit boxes”, Banking law journal, vol72, p694-701. Bài viết
này phân tích khía cạnh pháp luật của hoạt động cho thuê tủ, két an toàn tại các nước
theo hệ thống thơng luật. Trong đó, DVCT tủ, két an tồn được hiểu cụ thể thơng qua
các case study và được giải thích trong các hợp đồng cho thuê tủ, két.
Tại Việt Nam, trong giai đoạn đầu, theo nhu cầu thực tiễn, thông tin đề cập đến
DVCT tủ, két an toàn chỉ được một số trang điện tử của các ngân hàng có cung cấp loại
hình dịch vụ này giới thiệu. Sau một khoảng thời gian đưa dịch vụ vào hoạt động, một
số bài bình luận và tạp chí sách báo có đề cập đến dịch vụ nhưng cũng chỉ hạn chế ở
phạm vi đưa ra khái niệm và giới thiệu về dịch vụ chứ khơng có sự nghiên cứu chuyên
sâu. Có thể kể đến một bài viết như:
“Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam” của tác
giả ThS Phạm Anh Thủy trên Tạp chí Ngân hàng, số 18 (9/2012);

2


“Phát triển dịch vụ ngân hàng giai đoạn 2011-2015 và những vấn đề đặt ra”
của hai tác giả ThS Phạm Xn Hịe và ThS Nguyễn Đình Đạt trên Tạp chí Ngân hàng,
số 20 (10/2015);…
Trong đó, đáng chú ý nhất là Luận án tiến sĩ kinh tế với đề tài “Phát triển dịch
vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam” năm 2015 của tác

giả Phan Thị Linh, trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân. Trong đề tài này, tác giả có đề
cập đến dịch vụ cho thuê két sắt an toàn là một loại dịch vụ phi tín dụng, nêu cở sở
pháp lý để thực hiện cung ứng dịch vụ và các giải pháp để phát triển dịch vụ phi tín
dụng tại các NHTM.
Có thể nhận thấy rằng, dịch vụ cho thuê két sắt an tồn hình thành trong thực
tiễn trước khi được cụ thể hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật nên các bài viết
cũng chưa có sự nghiên cứu về góc độ pháp lý. Các bài viết hoặc là chỉ giới thiệu sơ
qua về DVCT tủ, két an toàn hoặc là đề cập đến DVCT tủ, két an toàn là một loại hình
của dịch vụ phi tín dụng mà khơng có sự nghiên cứu tập trung vào riêng loại hình dịch
vụ này.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu mà tác giả muốn đạt được bao gồm:
Phân tích và làm rõ cơ sở lý luận về DVCT tủ, két an tồn, từ đó có được cái
nhìn đúng nhất về loại hình dịch vụ này trong lĩnh vực ngân hàng.
Nghiên cứu một cách hệ thống các quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ
cung ứng DVCT tủ, két an tồn, từ đó chỉ ra những điểm chưa phù hợp của pháp luật
Việt Nam liên quan đến quan hệ này.
Đưa ra những khuyến nghị mang tính lý luận làm cơ sở cho việc hoàn thiện
pháp luật điều chỉnh quan hệ cung ứng DVCT tủ, két an toàn của TCTD.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài
Về đối tượng nghiên cứu, tác giả tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật
hiện hành về DVCT tủ, két an toàn và một số thực trạng pháp luật. Bên cạnh đó, tác giả
tìm hiểu các vấn đề về lý luận chung của DVCT tủ, két an toàn như khái niệm, đặc
điểm, quan hệ pháp luật để từ đó làm rõ các quy định pháp luật về loại hình dịch vụ
này.
Về phạm vi nghiên cứu, trong khn khổ của một khóa luận tốt nghiệp cử nhân
luật, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu nền tảng pháp luật của DVCT tủ, két an toàn tại
Việt Nam, trong đó lấy trọng tâm nghiên cứu là quan hệ pháp luật cho thuê tủ, két an
toàn giữa TCTD và khách hàng sử dụng dịch vụ; các quy định pháp luật hiện hành có


3


liên quan đến DVCT tủ, két an toàn do TCTD thực hiện. Trong khóa luận của mình,
tác giả khơng nghiên cứu các vấn đề về mặt nghiệp vụ của DVCT tủ, két an toàn.
5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu
Trong khóa luận của mình tác giả nghiên cứu trên cơ sở nền tảng lý luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác-Lênin. Từ nền tảng
lý luận này giúp tác giả có cái nhìn khách quan và khoa học đối với vấn đề đang nghiên
cứu.
Ngồi ra, trong khóa luận tác giả cũng sử dụng kết hợp nhiều phương pháp
nghiên cứu khoa học như phương pháp trình bày, phân tích, tổng hợp, so sánh để đưa
ra được những lập luận và kết luận phù hợp với khóa luận.
6. Bố cục tổng quát của khóa luận
Ngoài các phần như Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ
lục thì Khóa luận bao gồm 2 chương:
Chương 1: Lý luận chung về dịch vụ cho th tủ, két an tồn của tổ chức tín
dụng.
Chương 2: Thực trạng quy định pháp luật về dịch vụ cho th tủ, két an tồn của
tổ chức tín dụng và một số kiến nghị.

4


CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ CHO THUÊ TỦ, KÉT AN
TỒN CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
1.1
Khái qt về dịch vụ cho thuê tủ, két an toàn của tổ chức tín dụng
1.1.1Khái niệm dịch vụ cho thuê tủ, két an tồn
Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng đa dạng.

Nếu như trước đây, khi nghĩ đến các TCTD người tiêu dùng thường chỉ nghĩ đến các
hoạt động gửi tiền hoặc đi vay thì hiện nay họ tìm tới các TCTD để được sử dụng
nhiều hơn các loại dịch vụ mà tổ chức này cung cấp. Các TCTD cũng nhận thức được
rằng việc đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ sẽ góp phần
nâng câo năng lực cạnh tranh của các TCTD trên thị trường. Do vậy, hàng loạt các loại
hình dịch vụ ngân hàng mới ra đời trong những năm trở lại đây như dịch vụ thanh toán,
dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ bảo quản tài sản, dịch vụ cho th
tủ, két an tồn… Trong đó, DVCT tủ, két an toàn của TCTD là dịch vụ sinh sau đẻ
muộn và chưa được nhiều TCTD khai thác. Tuy DVCT tủ, két an toàn chưa thật sự
phát triển mạnh ở Việt Nam nhưng khơng thể phủ nhận những lợi ích mà loại dịch vụ
này đem lại khơng chỉ cho TCTD mà cịn cho người tiêu dùng.
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, DVCT tủ, két an toàn đã phát triển từ rất lâu và
rất được người tiêu dùng ưa thích sử dụng để bảo quản các tài sản có giá trị. Như tại
Hoa Kỳ, từ những năm 50 của thế kỷ trước đã có những bài viết bình luận về quy định
pháp luật đối với DVCT tủ, két an toàn. Hầu hết các nước ở hệ thống thơng luật khơng
có đưa ra một khái niệm cụ thể thế nào là DVCT tủ, két an toàn mà DVCT tủ, két an
toàn sẽ được hiểu thơng qua các tình huống (case study) và được chính các chủ thể
cung ứng DVCT tủ, két an tồn giải thích trong các hợp đồng cung ứng dịch vụ này2.
Cách hiểu được sử dụng nhiều nhất là DVCT tủ, két an toàn là một dịch vụ cung ứng
hộp tài sản cá nhân bảo mật, thường được đặt tại các kho an toàn hoặc các tầng hầm
bảo mật của ngân hàng. Một số chủ thể cung cấp hệ thống tủ két an toàn là ngân hàng,
bưu điện hoặc các tổ chức khác. Tủ, két an toàn được dùng để lưu trữ tài sản có giá trị
như đá quý, kim loại quý, tiền tệ, các tài liệu quan trọng (di chúc, giấy khai sinh…)3.
Tại Việt Nam, DVCT tủ, két an toàn được nhắc đến lần đầu tiên trong Luật Các
tổ chức tín dụng (Luật số 02/1997/QH10), ngày 12/12/1997 (Luật Các tổ chức tín dụng
năm 1997). Nhà nước quy định các TCTD được phép cung ứng DVCT tủ, két an toàn

2

3


“Law of Safety deposit boxes”, Banking law journal, vol72, p694-701
“Safe deposit boxes”, truy cập ngày 27/4/2016
5


theo quy định của pháp luật4 và coi đây là một dịch vụ khác liên quan đến hoạt động
ngân hàng. Đến sau này khi Luật Các tổ chức tín dụng (Luật số 47/2010/QH12), ngày
16/6/2010 (Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010) ra đời, nhà nước tiếp tục đề cập đến
DVCT tủ, két an toàn là một hoạt động kinh doanh khác của NHTM5, nhưng đối với
các hình thức TCTD khác lại khơng có quy định rõ là các tổ chức này có được phép
cung ứng dịch vụ này hay khơng. Việc gọi tên DVCT tủ, két an tồn trong quy định
của Luật Các tổ chức tín dụng được coi là cơ sở ban đầu để dịch vụ này xuất hiện ở
nước ta. Tuy nhiên, một điều dễ dàng nhận thấy là ở cả Luật Các tổ chức tín dụng trước
đây và Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành đều chỉ đề cập DVCT tủ, két an toàn là
một hoạt động kinh doanh khác của TCTD ngoài hoạt động ngân hàng mà không hề
đưa ra bất cứ một khái niệm nào về loại hình dịch vụ này. Như vậy, cơ sở pháp lý cho
DVCT tủ, két an toàn đã được tạo lập nhưng còn nhiều hạn chế nên gây khó khăn cho
cả bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ khi tiếp cận loại dịch vụ mới mẻ này.
Trong giai đoạn này, nhà nước chưa ban hành một văn bản nào quy định về các
điều kiện cũng như tiêu chuẩn cho DVCT tủ, két an toàn mà chủ yếu là khi các TCTD
có nhu cầu thực hiện cung ứng DVCT tủ, két an tồn thì NHNN sẽ ban hành văn bản
hướng dẫn riêng cho từng trường hợp. Trong thực tiễn, khi cung ứng DVCT tủ, két an
toàn, các TCTD hiểu về DVCT tủ, két an toàn là một dạng giữ hộ tài sản cho người
dân, có thu phí và khơng được khai thác tài sản đó6.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều TCTD muốn cung ứng DVCT tủ, két an
toàn và dễ dàng hơn trong công tác quản lý của nhà nước, đầu năm 2016, Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành Thông tư số 02/2016/TT-NHNN của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam ngày 26/2/2016 hướng dẫn về dịch vụ bảo quản tài sản, cho
thuê tủ, két an tồn của Tổ chức tín dụng (Thơng tư số 02/2016/TT-NHNN). Tại Thông

tư này, lần đầu tiên pháp luật đưa ra một khái niệm chính thức về DVCT tủ, két an toàn
như sau: “Dịch vụ cho thuê tủ, két an tồn là dịch vụ của tổ chức tín dụng cho khách
hàng thuê tủ, két để khách hàng sử dụng bảo quản tài sản theo thỏa thuận với tổ chức
tín dụng”7.

Điều 76 Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997.
Khoản 1 Điều 107 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010.
6
Thủy Triều, “Dịch vụ két sắt: không nhiều ngân hàng đầu tư”,
truy cập
ngày 4/5/2016.
7
Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 02/2016/TT-NHN.
4
5

6


Việc đưa ra một khái niệm chính thức về DVCT tủ, két an toàn được cung ứng
bởi các TCTD trong pháp luật sẽ giúp các TCTD xác định rõ loại hình dịch vụ mình
đang thực hiện và có sự phân biệt với các chủ thể khác cũng cung ứng loại dịch vụ này.
Như vậy, theo quan điểm cá nhân, tác giả hiểu về khái niệm DVCT tủ, két an
toàn được cung ứng bởi TCTD như sau: DVCT tủ, két an toàn của TCTD là một dịch
vụ phát sinh dựa trên sự thỏa thuận giữa TCTD và khách hàng sử dụng dịch vụ, trong
đó TCTD cung cấp cho khách hàng các tủ, két an toàn theo tiêu chuẩn để bảo quản tài
sản, thu phí dịch vụ và khơng được khai thác tài sản được bảo quản trong tủ, két;
khách hàng có nghĩa vụ thanh tốn phí cho TCTD và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.
1.1.2 Đặc điểm dịch vụ cho th tủ, két an tồn của Tổ chức tín dụng.
Thứ nhất, hoạt động kinh doanh dịch vụ cho thuê tủ, két an tồn là hoạt động

thương mại, trong đó nội dung chính của hoạt động là việc cung ứng dịch vụ trong lĩnh
vực tài chính ngân hàng.
Tại Việt Nam, hoạt động thương mại được hiểu là “hoạt động nhằm mục đích
sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và
các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”8. Khi cung ứng DVCT tủ, két an toàn cho
khách hàng, TCTD sẽ thu của khách hàng một khoản tiền gọi là phí dịch vụ theo thỏa
thuận. Như vậy, biểu hiện của hoạt động cung ứng DVCT tủ, két an tồn có phát sinh
lợi nhuận chính là biểu hiện rõ nét nhất của hoạt động thương mại.
Trong các hình thức của hoạt động thương mại, cho thuê tủ, két an toàn là hoạt
động cung ứng dịch vụ. Hoạt động này mang đầy đủ đặc điểm của hoạt động cung ứng
dịch vụ. Cụ thể:
Một là, trong quan hệ cho thuê tủ, két an toàn, TCTD với vai trò là bên cung
ứng dịch vụ sẽ thực hiện cho khách hàng (bên sử dụng dịch vụ) một số cơng việc có
tính chất chun mơn để hưởng thù lao; cịn khách hàng có nghĩa vụ thanh tốn cho
bên cung ứng và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận. Tham gia hoạt động cung ứng dịch
vụ với tư cách là hoạt động thương mại, bên cung ứng dịch vụ ln là thương nhân, có
đăng ký kinh doanh để thực hiện cung ứng dịch vụ đó9. Xét trong quan hệ cung ứng
DVCT tủ, két an toàn, TCTD cung ứng dịch vụ này là các doanh nghiệp10 được NHNN
cấp phép có nội dung thực hiện hoạt động cho thuê tủ, két an toàn (trừ một số trường
Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại (Luật số 36/2005-QH11) ngày 14/6/2005 (Luật Thương mại năm
2005).
9
Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Pháp luật về thương mại hàng hóa dịch vụ,
Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr. 176
10
Khoản 1 Điều 4 Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010.
8

7



hợp ngoại lệ được phân tích ở phần 2.1.1). Có thể thấy, các TCTD hoạt động trong
ngành nghề kinh doanh này thỏa điều kiện để trở thành thương nhân cung ứng dịch vụ.
Bởi vì, các tổ chức này đều là các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, có đăng ký
kinh doanh ngành nghề mà tổ chức đang thực hiện và thực hiện hoạt động này một
cách độc lập, thường xuyên11.
Hai là, kết quả của hoạt động cung ứng DVCT tủ, két an toàn là sự nguyên vẹn
của tài sản được bảo quản trong két và sự hài lịng của khách hàng trong q trình sử
dụng dịch vụ. Một đặc điểm nổi bật của hoạt động cung ứng dịch vụ là kết quả của
dịch vụ có thể đo lường được hoặc không đo lường được và được đánh giá trong quá
trình sử dụng dịch vụ. Khi đánh giá kết quả của DVCT tủ, két an toàn, bên cạnh kết
quả chính là tài sản được để trong tủ, két vẫn cịn ngun vẹn, an tồn thì kết quả của
hoạt động này còn đánh giá qua sự hài lòng khách hàng trong quá trình sử dụng dịch
vụ.
Hoạt động kinh doanh chính mà các TCTD thực hiện là các hoạt động thuộc
nhóm hoạt động ngân hàng bao gồm các nghiệp vụ nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung
ứng dịch vụ thanh tốn qua tài khoản. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều quan điểm cho
rằng khái niệm hoạt động ngân hàng khi được hiểu theo nghĩa rộng bao hàm các
nghiệp vụ kinh doanh khác mà TCTD thực hiện như: kinh doanh ngoại tệ, tư vấn tài
chính, cho thuê két sắt…12. Như vậy, có thể nói hoạt động cho thuê két an tồn của
TCTD tuy khơng là hoạt động kinh doanh đặc trưng của TCTD nhưng hoạt động này
vẫn được xem là hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, một lĩnh
vực kinh doanh hàm chứa nhiều rủi ro.
Như vậy, DVCT tủ, két an toàn do TCTD cung ứng là hoạt động thuộc lĩnh vực
ngân hàng và mang đầy đủ bản chất của một hoạt động thương mại dịch vụ.
Thứ hai, DVCT tủ, két an toàn là hoạt động kinh doanh có điều kiện, được cung
ứng bởi TCTD và được NHNN cấp phép thực hiện.
Hiện nay, những hoạt động mà TCTD được phép thực hiện bao gồm hai nhóm
hoạt động chính: hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác, trong đó
DVCT tủ, két an tồn được đưa vào nhóm các hoạt động kinh doanh khác. Tuy DVCT

tủ, két an toàn được pháp luật quy định thuộc nhóm các hoạt động kinh doanh khác của

Khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại năm 2005.
Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2015), Giáo trình Luật ngân hàng, Nhà xuất bản Hồng Đức
– Hội Luật gia Việt Nam, tr. 43
11
12

8


TCTD13 nhưng vì tổ chức cung ứng dịch vụ này là TCTD, chủ thể có thể gây ra tác
động lớn đến sự ổn định của nền kinh tế, nên bất cứ hoạt động của TCTD cũng cần có
sự quản lý chặt chẽ từ cơ quan nhà nước. DVCT tủ, két an toàn về bản chất cũng là một
hoạt động thuộc lĩnh vực ngân hàng, mà các hoạt động trong lĩnh vực này đều mang
tính rủi ro, có khả năng tác động đến thị trường tiền tệ cũng như toàn bộ nền kinh tế.
Một biến động, dù thuộc nhóm các hoạt động ngân hàng hay nhóm các hoạt động kinh
doanh khác của TCTD, đều có sự tác động lớn đến tâm lý của khách hàng đang sử
dụng các dịch vụ của TCTD, từ đó có thể gây ra hiệu ứng domino trong lĩnh vực ngân
hàng. Đây là những lý do mà vì sao DVCT tủ, két an tồn là dịch vụ kinh doanh có
điều kiện và phải được sự cho phép của NHNN.
Với tính chất là hoạt động cung ứng cơ sở hạ tầng cho khách hàng bảo quản tài
sản, nhất là các tài sản quan trọng và có giá trị, DVCT tủ, két an tồn địi hỏi cao về
các yếu tố bảo mật và an ninh. Nếu các TCTD không ban hành các quy định chặt chẽ
về các vấn đề người nào được vào thăm tủ, két an toàn, điều kiện ra vào kho két như
thế nào có thể dẫn đến rủi ro về mất mát, trộm cắp tài sản bảo quản trong tủ, két.
Theo quy định tại Thông tư số 02/2016/TT-NHNN thì TCTD muốn thực hiện
cung ứng DVCT tủ, két an toàn phải thỏa cả điều kiện cần và điều kiện đủ. Trước tiên,
để được cung ứng DVCT tủ, két an toàn, TCTD phải xây dựng kho bảo quản riêng theo
tiêu chuẩn của kho tiền được NHNN quy định hoặc sử dụng một phần không gian của

kho tiền để bảo quản tủ, két an toàn; phải trang bị hệ thống tủ, két và hệ thống camera
giám sát14. Ngoài ra, TCTD phải xây dựng các quy định, quy trình nội bộ thực hiện
DVCT tủ, két an tồn. Sau khi có đầy đủ các điều kiện trên, TCTD nộp đơn xin NHNN
cấp phép hoạt động cung ứng DVCT tủ, két an toàn. NHNN xem xét hồ sơ, khảo sát,
kiểm tra xem TCTD có đáp ứng những điều kiện về cơ sở hạ tầng, quy trình cung ứng
theo tiêu chuẩn mà NHNN quy định hay khơng. Từ đó, NHNN ra quyết định cấp giấp
phép hoạt động liên quan đến DVCT tủ, két an toàn cho TCTD.
Thứ ba, tài sản trong quan hệ cung ứng DVCT tủ, két an toàn được bảo quản
trong tủ két an tồn tại các TCTD mà khơng cần kê khai với TCTD.
Hiện nay, các TCTD đang thực hiện cung cấp hai loại hình dịch vụ liên quan
đến vấn đề bảo quản tài sản: dịch vụ bảo quản tài sản và dịch vụ cho thuê tủ, két an
toàn. Đối với dịch vụ bảo quản tài sản, khách hàng phải chuyển giao tài sản cho bên
TCTD, nghĩa là TCTD sẽ nắm giữ tài sản trong thời hạn thỏa thuận và tiến hành bảo
13
14

Khoản 1 Điều 107 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010.
Khoản 3 Điều 3 Thơng tư số 02/2016/TT-NHNN.
9


quản. TCTD phải tiến hành nhận tài sản và thực hiện kiểm nhận hoặc niêm phong tài
sản15. Trong loại hình dịch vụ này, TCTD sẽ nắm được thông tin về loại tài sản mà
khách hàng muốn bảo quản. Bên cạnh đó, điều này cũng đặt ra vấn đề bảo quản các tài
sản cần có điều kiện bảo quản đặc biệt. Như vậy, khi tiến hành bảo quản tài sản theo
loại hình này, khách hàng phải thơng tin cho TCTD biết nếu tài sản bảo quản cần điều
kiện bảo quản đặc biệt. Và TCTD phải tạo điều kiện để tài sản được bảo quản tốt nhất.
Nếu tài sản nhận bảo quản xảy ra hư hỏng sẽ phát sinh trách nhiệm của các bên theo
như thỏa thuận hợp đồng16.
Khác với dịch vụ bảo quản tài sản, DVCT thuê tủ, két an toàn có tính bảo mật

về thơng tin đối với tài sản của khách hàng. Khi sử dụng DVCT tủ, két an tồn, khách
hàng khơng cần thơng báo cho TCTD về tài sản cất giữ trong tủ, két. TCTD không
thực hiện việc kiểm định, kiểm tra số lượng, chất lượng, kích cỡ cũng như hiện trạng
của tài sản. Tất cả những vấn đề liên quan đến tài sản bao gồm cả tính hợp pháp, hiện
trạng, số lượng…đều do khách hàng chịu trách nhiệm khi sử dụng DVCT tủ, két an
tồn. TCTD có trách nhiệm cung cấp tủ, két an toàn, là phương tiện để khách hàng bảo
quản tài sản, và thực hiện mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo cho tủ, két an tồn đó an
tồn, khơng bị xâm hại. Khi tài sản trong két bị hư hỏng do cần có điều kiện bảo quản
đặc biệt, bị hao mịn…TCTD sẽ khơng chịu trách nhiệm về thiệt hại này đối với tài
sản.
1.1.3 Vai trò của dịch vụ cho thuê tủ két an tồn của Tổ chức tín dụng
- Đối với TCTD cung ứng DVCT tủ, két an toàn
Thứ nhất, DVCT tủ, két an tồn giúp đa dạng hóa các loại hình dịch vụ ngân
hàng.
Khi Việt Nam là thành viên WTO, nước ta đã cam kết mở cửa thị trường dịch
vụ ngân hàng, vì thế trong suốt giai đoạn này các TCTD nước ngồi bắt đầu xuất hiện
và tấn cơng vào thị trường dịch vụ ngân hàng ngày càng nhiều, gây ra một sức ép
không hề nhỏ cho các TCTD trong nước17. Đứng trước tình hình này, các NHTM nói
riêng và các TCTD nói chung cần tiến hành nhiều biện pháp để năng cao năng lực cạnh
tranh, trong đó đa dạng hóa các loại hình dịch vụ ngân hàng là một biện pháp khá hiệu
quả. Việc đa dạng hóa các loại dịch vụ mà mình cung cấp góp phần giúp các TCTD thu

Khoản 2 Điều 8 Thông tư số 02/2016/TT-NHN.
Điểm i khoản 2 Điều 6 Thơng tư số 02/2016/TT-NHN.
17
PGS.TS Đồn Thanh Hà (2016), “Hội nhập kinh tế quốc tế và sự chuẩn bị của các ngân hàng Việt
Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 5/2016, tr17
15
16


10


hút nhiều hơn các khách hàng mới đến với mình cũng như tăng số lượng dịch vụ ngân
hàng mà các khách hàng cũ đang sử dụng.
Bên cạnh hoạt động kinh doanh khác ngoài hoạt động ngân hàng mà các TCTD
đang thực hiện như dịch vụ ngoại hối, dịch vụ tư vấn…thì DVCT tủ, két an tồn cũng
góp phần làm đa dạng thêm các sản phẩm dich vụ của TCTD. Chính từ những dịch vụ
mới này, các TCTD dần dần tạo được lịng tin trong tâm trí khách hàng, từ đó khách
hàng có thể sử dụng thêm những dịch vụ khác mà TCTD cung cấp18.
Thứ hai, DVCT tủ, két an toàn đem lại nguồn thu ổn định cho TCTD từ việc thu
phí dịch vụ.
Hoạt động cấp tín dụng được xem là hoạt động thường xuyên, quan trọng và là
nguồn thu chính của các TCTD. Tuy nhiên, chúng ta dễ dàng nhận thấy bản chất của
hoạt động này chứa đựng rất nhiều rủi ro đối với TCTD, bằng chứng là rủi ro có thể
đến từ nhiều khâu của hoạt động cấp tín dụng như thẩm định hồ sơ vay vốn, giải ngân,
thu hồi nợ… Bên cạnh đó, một hoạt động khác của TCTD là hoạt động đầu tư như
thành lập công ty con, góp vốn mua cổ phần cũng ẩn chứa nhiều rủi ro trong bối cảnh
thị trường cạnh tranh gay gắt và có nhiều biến động19. Khác với hai hoạt động này, các
hoạt động về cung ứng dịch vụ ngân hàng nói chung và DVCT tủ, két an tồn nói riêng
đem lại cho TCTD các khoản thu ổn định từ phí dịch vụ và ít rủi ro trong q trình thực
hiện. Các chi phí mà TCTD phải bỏ ra là chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng về DVCT tủ, két
an toàn theo đúng tiêu chuẩn được nhà nước quy định và chi phí bảo trì, tu sửa để duy
trì hệ thống nhưng sau đó TCTD có thể khai thác nguồn tài nguyên này một cách lâu
dài, đem lại những khoản thu ổn định.
- Đối với khách hàng sử dụng DVCT tủ, két an toàn.
Thứ nhất, khách hàng được tiếp cận với một dịch vụ bảo quản tài sản hiện đại và
đã phát triển nhiều năm trên thế giới.
Nhiều người Việt Nam thường có quan niệm “Đồng tiền đi liền với khúc ruột”,
những tài sản càng quan trọng thì họ cho rằng càng để gần bên mình càng tốt. Họ thích

lưu giữ những tài sản quan trọng ở nơi mà họ có thể thường xun theo dõi, kiểm tra
tình hình của tài sản. Tuy nhiên, những điều kiện bảo quản tại tư gia hay tại các văn
phịng làm việc khơng đủ điều kiện dẫn đến nhiều rủi ro mất mát, hư hỏng tài sản.
DVCT tủ, két an toàn là một phương thức bảo quản tài sản mới, khá hiện đại, được áp
Ths Hồ Thanh Xuân, “Cho thuê “két an toàn” một trong những dịch vụ mới của ngân hàng”,
truy cập ngày 5/5/2016
19
ThS Hồ Thanh Xuân, “ Phát triển dịch vụ ngân hàng-hướng đi bền vững cho NHTM Việt Nam”,
truy cập ngày 5/5/2016.
18

11


dụng các cơng nghệ cao, tính an tồn cao và đồng thời cũng đáp ứng được yêu cầu
muốn được thường xuyên kiểm tra tình hình của tài sản.
Ở các quốc gia trên thế giới, DVCT tủ, két an toàn đã có sự hình thành và phát
triển lâu đời. Điển hình như tại Hoa Kỳ, DVCT tủ, két an toàn đã bắt đầu xuất hiện từ
những năm 50 của thế kỷ XIX20 do sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương và hệ
thống tiền tệ. Người tiêu dùng tại các quốc gia như Hoa Kỳ, EU…khá quen thuộc với
hoạt động thuê các tủ két an toàn để bảo quản tài sản quan trọng. Tại Thụy Điển, cứ ba
người thì có một người có tủ an tồn tại các ngân hàng, con số này ở Pháp là năm21.
Như vậy, DVCT tủ, két an toàn ngày càng phát triển giúp cho người dân Việt Nam dễ
dàng tiếp cận với loại hình dịch vụ mới, có sự thay đổi trong nhận thức về cách bảo
quản tài sản.
Thứ hai, DVCT tủ, két an toàn là một dịch vụ đáng tin cậy và có sự đảm bảo an
toàn cao cho các tài sản quan trọng của người sử dụng.
Đây là lợi ích quan trọng nhất mà DVCT tủ, két an toàn đem lại cho khách
hàng. Tài sản của khách hàng sẽ được cất giữ trong hệ thống các tủ, két hiện đại và hệ
thống này được đặt trong các kho bảo quản được xây dựng với kết cấu chắc chắn tương

tự như kho tiền22. Tổng công ty Bảo hiểu tiền gửi Liên bang Mỹ FIDC (Federal
Deposit Insurance Corporation) cho rằng người sử dụng hồn tồn có thể bảo quản tài
sản của mình trong két an tồn tại nhà hoặc văn phòng. Tuy nhiên, tổ chức này khuyến
cáo chỉ nên giữ các loại tài sản, giấy tờ thường xuyên sử dụng như hộ chiếu…còn đối
với các tài sản quan trọng khác thì việc lưu giữ tại các két an toàn của ngân hàng đem
lại nhiều sự an tâm hơn23.
Hơn nữa, DVCT tủ, két an toàn cũng giúp giảm thiểu cho tài sản các rủi ro về
mất mát do trộm cắp và bị tiêu hủy do hỏa hoạn, thiên tai vì hệ thống kho bảo quản
được xây dựng kiên cố, vững chắc. Những tài sản, đặc biệt là các giấy tờ quan trọng,
khi được bảo quản trong két an tồn cịn có thể hạn chế việc bị thất lạc.
Thứ ba, DVCT tủ, két an tồn có tính bảo mật thông tin và sự tiếp cận với tài
sản.
Richard A.Lord (1985), “The legal history of Safekeeping and Safe Deposit Activities in the United
States”, Arkansas law review, p728.
21
Chritopher Barrow, “History of Safe deposit boxes”, truy cập nf gày 6/5/2016.
22
Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 02/2016/TT-NHN
23
FDIC Consumer News, “5 things to Kwow about Safe Deposit Boxes, Home safes and your
valuables”, truy cập ngày
5/5/2016.
20

12


Khác với dịch vụ bảo quản tài sản mà một NHTM hiện nay đang cung cấp, khi
sử dụng DVCT tủ, két an tồn khách hàng khơng cần thơng báo cho bên cung ứng dịch
vụ tài sản được lưu giữ trong két là tài sản gì24. Trong thực tiễn, trước khi tài sản được

đưa vào két, tài sản sẽ được kiểm tra qua một hệ thống máy quét tương tự như khâu hải
quan tại các sân bay để phát hiện tài sản có phải hàng cấm hay khơng. Khách hàng tự
chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của tài sản được bảo quản, chứ không phải TCTD.
Như vậy, tài sản được bảo quản trong két an toàn của khách hàng được bảo mật về
thông tin đối với cả TCTD cung cứng dịch vụ.
Bên cạnh đó, khi sử dụng DVCT tủ két an toàn, khách hàng cũng hạn chế sự
tiếp cận của chủ thể khác đối với tài sản của mình. Chỉ có chủ thể trong hợp đồng cho
th két an tồn mới tồn quyền với tủ an tồn của mình. Nếu khơng được người này
ủy quyền thì khơng bất kỳ chủ thể nào có thể mở tủ két an tồn.
- Đối với Nhà nước
DVCT tủ, két an toàn là một dịch vụ giúp ngăn chặn sự biến tướng của hoạt
động giữ hộ vàng.
Trong năm 2011, NHNN cho ban hành Thông tư số 11/2011/TT-NHNN Quy
định về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng ngày
29/4/2011 cấm các TCTD được huy động vốn bằng vàng. Sau khi thông tư được ban
hành, các TCTD mà chủ yếu là các NHTM đua nhau xin phép NHNN cho thực hiện
hoạt động giữ hộ vàng25. Khi tiến hành hoạt động giữ hộ vàng cho khách hàng, các
NHTM có thể biến hoạt động giữ hộ vàng thành cách thức giúp NHTM huy động vốn
là vàng, khi các NHTM không thỏa thuận trả lại vàng cho khách hàng đúng số Series.
Nhận thấy điều này, NHNN tiến hành siết chặt hơn các quy định trong dịch vụ bảo
quản vàng và khuyến khích các NHTM phát triển dịch vụ cho thuê tủ, két an toàn. Tài
sản bảo quản trong tủ, két an toàn, TCTD không cầm giữ nên TCTD không thể khai
thác tài sản đó, sử dụng tài sản đó trong thời gian cung ứng dịch vụ, việc này giúp ngăn
chặn biến tướng của dịch vụ bảo quản vàng tại các TCTD. Bằng chứng là theo thống
kê năm 2014, có 16 ngân hàng được NHNN cấp phép thực hiện hoạt động giữ hộ vàng,
tuy nhiên các ngân hàng bắt đầu không mặn mà với loại dịch vụ này. Một số NHTM

Khoản 3 Điều 9 Thơng tư số 02/2016/TT-NHN
Tạp chí tài chính, “Nở rộ giữ hộ vàng thu phí”, truy cập ngày 10/5/2016.
24

25

13


khuyến khích khách hàng giữ vàng trong hệ thống tủ, két an toàn do ngân hàng cung
cấp26.
1.2
Quan hệ pháp luật cho th tủ, két an tồn của tổ chức tín dụng
1.2.1 Định nghĩa quan hệ pháp luật cho thuê tủ, két an tồn của tổ chức tín
dụng
Quan hệ pháp luật là những quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều
chỉnh. Quan hệ cho thuê tủ, két an toàn của TCTD với khách hàng là một dạng quan hệ
pháp luật. Quan hệ pháp luật cho thuê tủ, két an toàn của TCTD là quan hệ xã hội phát
sinh trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hoạt động cho thuê tủ, két an toàn của TCTD
và phát sinh trong quá trình TCTD cung ứng dịch vụ cho thuê tủ, két an toàn cho khách
hàng sử dụng để bảo quản tài sản. Quan hệ pháp luật được các quy phạm pháp luật có
liên quan điều chỉnh.
Quan hệ pháp luật cho th tủ, két an tồn của TCTD mang tính ý chí của các
chủ thể. Trong đó, ý chí nhà nước thể hiện thông qua các quy phạm pháp luật mà các
cơ quan nhà nước ban hành để điều chỉnh quan hệ này. Ngồi ra, quan hệ pháp luật cịn
mang ý chí của các chủ thể tham gia vào quan hệ, bao gồm: TCTD và khách hàng sử
dụng dịch vụ. Ý chí của các bên trong quan hệ thể hiện qua quyền và nghĩa vụ pháp lý
mà các bên phải tuân thủ. Các quyền và nghĩa vụ này có thể là quyền và nghĩa vụ do
nhà nước quy định hoặc cũng có thể do các bên tự thỏa thuận trong hợp đồng. Đặc
điểm cơ bản của bất cứ một quan hệ pháp luật nào là quyền và nghĩa vụ của các bên
cũng được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế. Các biện pháp
cưỡng chế này đa dạng không chỉ do pháp luật quy định mà các bên có thể tự quy định
về biện pháp cưỡng chế và hình thức áp dụng của biện pháp cưỡng chế đó27.
Một đặc thù quan trọng của quan hệ pháp luật cho thuê tủ, két an toàn của

TCTD là các quan hệ này phát sinh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, một lĩnh vực
kinh doanh nhạy cảm và chứa đựng nhiều rủi ro. Nên quan hệ pháp luật này được điều
chỉnh trực tiếp bởi các quy phạm pháp luật ngân hàng và NHNN là cơ quan có chức
năng kiểm tra, giám sát trực tiếp. Tuy nhiên, các quy phạm pháp luật về dân sự, thương
mại, hành chính…cũng có sự điều chỉnh đối với quan hệ này. Với tư cách là bên cung
ứng dịch vụ có liên quan đến hoạt động ngân hàng nên một bên trong quan hệ này luôn
là TCTD.
Tạp chí tài chính, “Ngân hàng lặng lẽ bng vàng”, truy cập ngày 10/5/2016.
27
Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), “Giáo trình Luật dân sự Việt Nam tập 1”, Nhà xuất bàn Công
an nhân dân, tr61.
26

14


Trong mối quan hệ pháp luật giữa bên cung ứng DVCT tủ, két an toàn và khách
hàng sử dụng dịch vụ diễn ra một số nội dung cơ bản sau:
- Một là, vấn đề sử dụng dịch vụ cho thuê tủ, két an toàn của TCTD: khách hàng
tham khảo các thơng tin về DVCT tủ, két an tồn như loại tủ, két, phí dịch vụ, hợp
đồng mẫu…được cơng bố trên các trang thông tin điện tử (website) của TCTD. Sau khi
xác định nhu cầu của mình, khách hàng liên hệ với TCTD để tiến hành thỏa thuận và
ký kết hợp đồng cho thuê tủ, két an toàn. TCTD tiến hành giao loại tủ, két có kích
thước theo đúng u cầu của khách hàng và chỉ dẫn khách hàng cách thức sử dụng tủ,
két an toàn. Khách hàng được TCTD giao chìa khóa ngăn tủ, két. Khách hàng có trách
nhiệm bảo quản cẩn thận chìa khóa tủ, két. Trong trường hợp khách hàng làm mất chìa
khóa, khách hàng phải thơng báo ngay bằng văn bản cho TCTD biết và chịu toàn bộ
chi phí trong thay ổ khóa mới cho tủ, két an toàn28.
- Hai là, vấn đề về chấm dứt, đơn phương chấm dứt, chấm dứt hợp đồng cho thuê
tủ, két an tồn của TCTD: hiện nay, pháp luật khơng quy định về việc chấm dứt hoặc

đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê tủ, két an toàn mà cho phép các bên tự thỏa
thuận với nhau về các trường hợp này. TCTD và khách hàng tự thỏa thuận thời hạn sử
dụng tủ, két an toàn. Việc sử dụng dịch vụ chấm dứt khi thời hạn cho thuê tủ, két chấm
dứt. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận thời hạn cho th tủ, két an tồn thì
một trong các bên có quyền chấm dứt hợp đồng cho thuê tủ, két vào bất kỳ thời điểm
nào nhưng phải thông báo trước cho bên còn lại bằng văn bản29.
- Ba là, các vấn đề tranh chấp liên quan đến sử dụng dịch vụ cho thuê tủ, két an
toàn của TCTD: trong quá trình sử dụng DVCT tủ, két an tồn, việc có xảy ra tranh
chấp, khiếu nại giữa các bên trong quan hệ là điều khó tránh khỏi. Với tính chất là một
giao dịch dân sự, nên pháp luật cho phép các bên sẽ thỏa thuận về các điều khoản giải
quyết khiếu nại, tranh chấp trong hợp đồng cho thuê tủ, két an tồn. Thơng thường,
hiện nay, các tranh chấp sẽ được ưu tiên giải quyết bằng phương pháp hòa giải. Nếu
sau khi tự hịa giải mà các bên khơng thỏa thuận được thì tranh chấp đó được đưa ra
Tịa án có thẩm quyền giải quyết. Quyền u cầu Tịa án có thẩm quyền giải quyết
thuộc về tất cả các bên trong quan hệ30. Các tranh chấp trong quan hệ cho thuê tủ, két
an toàn khá đa dạng như tranh chấp liên quan về tài sản được bảo quản trong két, tranh

Điểm c khoản 3 Điều 9 Thông tư số 02/2016/TT-NHN.
khoản 2 Điều 7 Thông tư số 02/2016/TT-NHN.
30
Xem phụ lục: Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV, hợp đồng mẫu
“Hợp đồng cho thuê két an toàn”.
28
29

15


chấp liên quan đến cách thức sử dụng tủ, két và bảo quản chìa khóa tủ, két, các tranh
chấp liên quan đến vấn đề bảo bảo mật thông tin khách hàng…

1.2.2 Các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật cho th tủ, két an tồn của tổ
chức tín dụng
1.2.2.1Các chủ thể tham gia vào quá trình cung ứng dịch vụ cho th tủ két an tồn
của tổ chức tín dụng.
Hoạt động cung ứng DVCT tủ, két an toàn của TCTD mang bản chất của hoạt
động thương mại, theo đó bên cung ứng dịch vụ (TCTD) có nghĩa vụ thực hiện việc
cung ứng hệ thống tủ, két an toàn, chịu trách nhiệm bảo quản tài sản an toàn và được
nhận phí dịch vụ; bên sử dụng dịch vụ (khách hàng) có nghĩa vụ trả phí và sử dụng
dịch vụ theo đúng thỏa thuận giữa các bên31. Như vậy, trong quan hệ cung ứng DVCT
tủ, két an tồn có sự tham gia của hai nhóm chủ thể là bên cung ứng dịch vụ (TCTD)
và bên sử dụng dịch vụ (khách hàng).
- Bên cung ứng dịch vụ (TCTD):
Tổ chức cung ứng DVCT tủ, két an toàn là TCTD được thành lập theo quy định
theo quy định của pháp luật hiện hành và được NHNN cấp phép thực hiện hoạt động
cung ứng dịch vụ cho thuê tủ, két an toàn. Các TCTD phải đáp ứng các điều kiện về cơ
sở hạ tầng32, quy trình cung ứng dịch vụ theo quy định của luật. TCTD với vai trò là
bên cung ứng dịch vụ sẽ tiếp nhận nhu cầu muốn sử dụng dịch vụ từ phía khách hàng
để tiến hành ký kết hợp đồng cho thuê tủ, két an toàn. Dựa trên nội dung của hợp đồng
mà hai bên ký kết, TCTD có trách nhiệm thực hiện đúng những công việc mà hai bên
thỏa thuận trong hợp đồng như giao tủ, két an toàn cho khách hàng sử dụng, thực hiện
các công tác quản lý, giám sát để đảm bảo an toàn cho tài sản được bảo quản trong
két… Với vai trị của mình, TCTD có quyền quy định về các điều khoản khi sử dụng
tủ, két an toàn (cách thức sử dụng tủ, két; mức phí đối từng loại tủ, két…), nội quy
khách hàng khi ra vào kho bảo quản để thăm tủ, két cũng như yêu cầu khách hàng phối
hợp cung cấp thông tin để việc cung ứng dịch vụ diễn ra một cách trơn tru và hiệu quả
nhất. Bên cạnh đó, đi đơi với quyền của mình thì TCTD cũng có trách nhiệm công bố
Khoản 9 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005.
Trong đó, các quy định về kho bảo quản két sắt tương tự các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật kho
tiền của TCTD, đã được quy định trong Thông tư số 02/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam ngày 25/10/2012 quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật kho tiền và xe chuyên dụng của Tổ chức

tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi. Tuy nhiên vì đảm bảo sự an ninh, an toàn của hệ thống
TCTD nên nội dung chi tiết của Thông tư này hiện nay không được công bố rộng rãi trong công chúng.
31
32

16


các quy định về sử dụng tủ, két an toàn, hướng dẫn khách hàng cách sử dụng tủ, két và
hoàn thành các nghĩa vụ về bảo mật, bảo quản.
- Bên sử dụng dịch vụ (khách hàng):
Khách hàng là cá nhân, pháp nhân, tổ chức theo quy định của Bộ Luật dân sự
(Luật số 33/2005/QH11) ngày 14/6/2005 (Bộ Luật dân sự năm 2005), khi có nhu cầu
muốn bảo quản tài sản của mình tại hệ thống tủ, két an tồn của các TCTD thì liên hệ
với TCTD có cung cấp DVCT tủ, két an toàn để tiến hành ký kết hợp đồng và sử dụng
dịch vụ. Khách hàng có thể bao gồm một chủ thể hoặc nhiều chủ thể cùng sử dụng
chung tủ, két an toàn. Nếu nhiều khách hàng cùng sử dụng một tủ, két an tồn thì họ
phải cung tham gia ký kết hợp đồng cho thuê tủ, két an tồn. Hiện nay, pháp luật khơng
có u cầu đặc biệt nào cần khách hàng đáp ứng để được sử dụng DVCT tủ, két an
tồn, ví dụ như phải có năng lực pháp luật đầy đủ, tổ chức có tư cách pháp nhân, có tài
khoản mở tại các TCTD mà mình sử dụng dịch vụ…
Tuy nhiên ở các TCTD khác nhau cung ứng loại hình dịch vụ này, TCTD sẽ tự
đặt ra các quy định riêng mà khách hàng cần đáp ứng để sử dụng dịch vụ. Một số
TCTD yêu cầu khách hàng phải mở tài khoản thanh toán tại TCTD của mình mới được
sử dụng tủ, két an tồn33; một số khác yêu cầu khách hàng thực hiện ký quỹ đảm bảo
trước khi sử dụng… Khi sử dụng DVCT tủ, két an toàn, khách hàng được bảo quản tài
sản trong tủ, két an toàn, được quyền đến thăm tài sản trong két theo giờ thỏa thuận và
được thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê tủ, két
an toàn và theo các quy định trong các văn bản pháp luật có liên quan.
Khách hàng sử dụng dịch vụ có thể là cá nhân, pháp nhân hoặc một chủ thể bất

kỳ có nhu cầu muốn thuê tủ, két an toàn của TCTD. Nếu khách hàng là cá nhân có đầy
đủ năng lực hành vi dân sự, khách hàng có thể tự mình tiến hành giao kết và thực hiện
hợp đồng cho thuê tủ, két an tồn hoặc có thể ủy quyền cho người khác thực hiện thay
mình34. Vì hiện nay pháp luật khơng quy định về đối tượng sử dụng DVCT tủ, két an
toàn nên những cá nhân mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi
dân sự vẫn có thể tham gia vào quan hệ pháp luật cho th tủ, két an tồn, nhưng phải
thơng qua người đại diện theo pháp luật của những người này. Nếu khách hàng là pháp
nhân hoặc tổ chức thì người đại diện hợp pháp của pháp nhân hoặc tổ chức đó sẽ thay
mặt pháp nhân và tổ chức giao kết và thực hiện hợp đồng cho thuê tủ, két an toàn.
Ngân hàng TNHH một thành viên Hong Leong Việt Nam, “Các điều khoản và điều kiện quản lý việc
thuê ngăn, tủ sắt”.
34
Khoản 1 Điều 143 Bộ Luật dân sự năm 2005.
33

17


1.2.2.2Khách thể của quan hệ pháp luật
Khách thể của quan hệ pháp luật là một bộ phận cấu thành nên quan hệ pháp
luật. Đó là những cái mà các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hướng tới, tác
động vào. Hay có thể hiểu rằng khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi ích vật
chất hay tinh thần mà pháp luật bảo vệ cho các chủ thể tham gia quan hệ. Các chủ thể
tham gia vào quan hệ pháp luật cho thuê tủ, két an toàn nhằm thỏa mãn các nhu cầu vật
chất và tinh thần riêng. Trong quan hệ pháp luật cho thuê tủ, két an tồn khách thể mà
các bên hướng đến chính là dịch vụ do TCTD cung cấp. Dịch vụ là một hoặc một chuỗi
cơng việc mà kết quả của nó khơng trực tiếp tạo ra của cải vật chất nhưng tạo ra tiền đề
cho quá trình sản xuất của cải vật chất, tạo tinh thần cho các chủ thể tham gia. Trong
quan hệ cung ứng DVCT tủ, két an toàn, TCTD không tạo ra bất kỳ của cải vật chất
nào từ hoạt động cho th két của mình. Nhưng chính những công việc mà TCTD đang

thực hiện đã giúp cho tài sản của khách hàng an tồn, từ đó đem lại các giá trị kinh tế
cũng như giá trị tinh thần nhất định.
Ngồi ra, cụ thể hơn những lợi ích mà các bên tham gia hướng đến đó là: đối
với khách hàng sử dụng dịch vụ, khi thuê tủ, két an tồn tại các TCTD, họ muốn có sự
đảm bảo an tồn cao cho tài sản của mình. Khi khách hàng đem tài sản của mình cất
giữ tại két an tồn của TCTD, mà nhất là các tài sản quan trọng có giá trị, khách hàng
mong muốn giảm thiểu tối đa những rủi ro đối với tài sản như hư hỏng, trộm cắp…từ
đó, đem lại sự an tâm về tinh thần khi họ tin tưởng chất lượng dịch vụ mà TCTD cung
cấp. Vì thế, việc đảm bảo được sự an tồn cho tài sản của khách hàng là lợi ích kinh tế
cũng như tinh thần lớn nhất mà khách hàng muốn hướng đến khi sử dụng dịch vụ.
Đối với với các TCTD, mang bản chất là các tổ chức kinh tế thì mục tiêu lợi
nhuận là lợi ích quan trọng nhất mà TCTD hướng đến. Hoạt động cung cấp thêm dịch
vụ cho thuê tủ, két an toàn giúp TCTD đa dạng hóa các sản phẩm từ đó tăng lượng
khách hàng sử dụng các dịch vụ của TCTD và tăng nguồn thu cho tổ chức. Bên cạnh
đó, việc tăng thị phần và củng cố vị trí của các TCTD trên thì trường kinh doanh lĩnh
vực tài chính ngân hàng cũng là những mục tiêu mà các TCTD hướng đến.
1.2.2.3Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật
Mọi quan hệ pháp luật đều là mối liên hệ pháp lý giữa các chủ thể tham gia vào
quan hệ đó được thể hiện dưới dạng quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia35. Trong
quan hệ pháp luật cho thuê tủ, két an toàn, các nội dung về quyền và nghĩa vụ của các
Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), “Giáo trình Luật dân sự Việt Nam tập 1”, Nhà xuất bàn Công
an nhân dân, tr70.
35

18


×