Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Quy định pháp luật về giới hạn cấp tín dụng của ngân hàng thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 51 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
--------

PHẠM MINH TIẾN

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIỚI HẠN CẤP TÍN
DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIỚI HẠN CẤP TÍN
DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

SINH VIÊN THỰC HIỆN: PHẠM MINH TIẾN
KHÓA: 38
MSSV:1353801011242
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN THỊ BÍCH MAI

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, được thực
hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sĩ Nguyễn Thị Bích Mai, đảm bảo tính
trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tôi xin
chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Thành phớ Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 7 năm 2017

Phạm Minh Tiến


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT

LCTCTD

Luật các tổ chức tín dụng 2010

NHTM

Ngân hàng thương mại

GHCTD

Giới hạn cấp tín dụng

Thông tư 36

Thông tư 36/TT-NHNN (được sửa đổi,

bổ sung bởi Thông tư số 06/2016/TTNHNN)


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIỚI HẠN CẤP TÍN
DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .............................................................. 3
1.1 Một số khái niệm cơ bản về “ngân hàng thương mại”, “cấp tín dụng” và “giới
hạn cấp tín dụng” của ngân hàng và ngân hàng thương mại .................................... 3
1.1.1 Ngân hàng thương mại ............................................................................................ 3
1.1.2 Tín dụng và cấp tín dụng......................................................................................... 6
1.1.3 Giới hạn cấp tín dụng của ngân hàng thương mại .................................................. 8
1.2 Lịch sử phát triển của quy định về giới hạn cấp tín dụng.................................. 10
1.3 Quy định pháp luật nước ngồi về giới hạn cấp tín dụng .................................. 11
1.4 Giới hạn cấp tín dụng thơng thường .................................................................... 13
1.5 Giới hạn cấp tín dụng của ngân hàng thương mại đối với chủ thể bị hạn chế
cấp tín dụng .................................................................................................................. 20
1.6 Giới hạn cấp tín dụng của ngân hàng thương mại để đầu tư, kinh doanh cổ
phiếu .............................................................................................................................. 21
1.7 Ngoại lệ của quy định pháp luật về giới hạn cấp tín dụng ................................. 23
1.7.1 Cấp tín dụng hợp vớn ............................................................................................ 23
1.7.2 Cấp tín dụng vượt hạn mức ................................................................................... 23
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIỚI HẠN
CẤP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN
THIỆN ........................................................................................................................... 26
2.1 Thực tiễn áp dụng các quy định về ngoại lệ của giới hạn cấp tín dụng ............ 26
2.1.1 Cấp tín dụng hợp vớn ............................................................................................ 26
2.1.2 Cấp tín dụng vượt hạn mức theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ............... 28
2.2 Thực tiễn kiểm soát việc tuân thủ quy định về giới hạn cấp tín dụng và đề xuất
hồn thiện ...................................................................................................................... 30

2.3 Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về người có liên quan và đề xuất hồn
thiện ............................................................................................................................... 36
2.4 Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về hạn chế cấp tín dụng và đề xuất
hồn thiện ...................................................................................................................... 37
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khi nói đến một nền kinh tế hiện đại, ngân hàng là một bộ phận then chớt và
khơng thể thiếu. Với vai trị được ví như “mạch máu” của nền kinh tế, việc đề ra các
cơng cụ để bảo đảm sự an tồn trong hoạt động ngân hàng là một vấn đề hết sức cần
thiết. Bên cạnh đó, pháp luật – với vai trị là một cơng cụ quản lý của nhà nước – trở
thành một công cụ hữu hiệu để đảm bảo sự an toàn này, và quy định về giới hạn cấp tín
dụng là một trong những quy định đại diện cho công cụ pháp lý để đảm bảo sự an toàn
của hoạt động ngân hàng.
Tuy nhiên, pháp luật về ngân hàng tại Việt Nam còn non trẻ so với pháp luật
của các nước với quá trình phát triển chỉ gần ba mươi năm, nên các quy định về giới
hạn cấp tín dụng cũng cịn đang được phát triển và tồn tại nhiều thiếu sót, khơng theo
kịp sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng.
Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Quy định pháp luật về giới hạn cấp tín dụng của ngân
hàng thương mại” để làm rõ bản chất, khái niệm của các quy định pháp lý và thực tiễn
áp dụng các quy định về giới hạn cấp tín dụng của ngân hàng thương mại, nhằm hiểu
rõ hơn về bản chất của một cơng cụ đảm bảo an tồn trong hoạt động cấp tín dụng của
ngân hàng trong pháp luật nước ta ngày nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Quy định về giới hạn cấp tín dụng mới được quy định tại Luật Các tổ chức tín
dụng 2010 và các văn bản hướng dẫn cũng mới vừa được ban hành gần đây, nên các
cơng trình nghiên cứu, đề tài khố luận cứu liên quan đến quy định pháp luật về giới

hạn cấp tín dụng cịn khá ít tại các trường đại học, cũng như tại các cơ quan, tổ chức
khác. Một số sách chuyên khảo, bài viết cũng có đề cập đến quy định này, nhưng chỉ
mang tính chất giới thiệu.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Tác giả nghiên cứu đề tài khoá luận này nhằm làm rõ khái niệm, bản chất của
quy định về giới hạn cấp tín dụng theo nghĩa rộng trong pháp luật Việt Nam hiện hành,
cũng như một số quốc gia trên thế giới. Đồng thời, tác giả cũng tìm hiểu thực trạng áp
dụng của quy định pháp luật này ở nước ta hiện nay, qua đó, đưa ra một sớ kiến nghị
hồn thiện quy định pháp luật trên.
1


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là quy định pháp luật về giới hạn cấp tín
dụng được quy định tại Điều 128 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và các văn bản
hướng dẫn thi hành.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong phạm vi quy định pháp luật
về giới hạn cấp tín dụng của ngân hàng thương mại. Tác giả sẽ tập trung nghiên cứu
Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn hiện hành để làm nền tảng pháp lý
cho phân tích quy định về giới hạn cấp tín dụng của đề tài này.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành được đề tài, tác giả đã dựa các phương pháp như so sánh, phân
tích, chứng minh, tổng hợp. Đồng thời, tác giả cũng thu thập thông tin từ thực tế, thực
tiễn quy định như thế nào trong hệ thống pháp luật tại một số nước để làm kinh nghiệm
cho pháp luật Việt Nam.
6. Bố cục tổng qt của khố luận
Ngồi lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài khoá luận được
chia thành hai chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về giới hạn cấp tín dụng của ngân hàng
thương mại

Chương 2. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về giới hạn cấp tín dụng của
ngân hàng thương mại và đề xuất hoàn thiện

2


CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIỚI HẠN CẤP TÍN
DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1

Một số khái niệm cơ bản về “ngân hàng thương mại”, “cấp tín dụng” và

“giới hạn cấp tín dụng” của ngân hàng và ngân hàng thương mại
1.1.1 Ngân hàng thương mại
Nếu hiểu theo ý nghĩa thông dụng ngày nay, thì ngân hàng là một tổ chức thực
hiện hoạt động nhận tiền gửi và thực hiện các hoạt động cấp tín dụng1, thì các hoạt
động của một ngân hàng sơ khai đã xuất hiện từ rất sớm, vào khoảng từ năm 3500 đến
năm 1800 trước Công nguyên, khi mà nhiều người dân bắt đầu đem tài sản của mình
gửi vào các nhà thờ, kho của các nhà quyền quý, nhà của thợ vàng - nơi là các lâu đài
với lực lượng bảo vệ - để đảm bảo tài sản của mình và trả một khoản phí bảo quản.
Dần dần, các chủ nhà giữ tiền trên đã biết sử dụng các khoản tài sản gửi đó để cho vay
và các hoạt động này phát triển cho đến ngày nay.
Hệ thống ngân hàng ở nước ta hiện nay được tổ chức theo hệ thống ngân hàng
hai cấp, bao gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng. Theo đó, tổ
chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân
hàng. Dựa vào phạm vi và nội dung hoạt động, các tổ chức tín dụng được phân thành:
(i) ngân hàng;
(ii) tổ chức tín dụng phi ngân hàng;
(iii) tổ chức tài chính vi mơ và
(iv) quỹ tín dụng nhân dân.

Căn cứ vào tính chất và mục tiêu hoạt động, ngân hàng bao gồm các loại hình:
(i) ngân hàng thương mại;
(ii) ngân hàng chính sách và
(iii) ngân hàng hợp tác xã.
Đồng thời, pháp luật cũng quy định “ngân hàng thương mại là loại hình ngân
hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh
khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2010 nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Từ

1

Theo Bảng chú giải thuật ngữ của Ngân hàng trung ương Anh Quốc.

3


định nghĩa trên, chúng ta thấy rằng loại hình ngân hàng thương mại có một sớ đặc điểm
cơ bản sau:
Một là, đối tượng kinh doanh trực tiếp của các NHTM chính là tiền tệ và dịch
vụ ngân hàng – đây là đối tượng kinh doanh đặc biệt. Do đó, hoạt động của NHTM
không chỉ chịu sự điều chỉnh của luật chung (Luật Doanh nghiệp); mà còn chịu sự điều
chỉnh của luật chuyên ngành (Luật các tổ chức tín dụng). Ví dụ, do tính chất rủi ro cao
của đới tượng kinh doanh nên NHTM phải tuân thủ các quy định về hạn chế để đảm
bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng.
Các quy định này khơng áp dụng đới với các loại hình chủ thể kinh doanh khác khác
khơng phải là vì họ có đới tượng kinh doanh là hàng hóa dịch vụ thông thường nói
chung.
Hai là, hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh chính, chủ yếu, thường
xuyên và mang tính chất nghề nghiệp của NHTM. Đây là dấu hiệu cơ bản để phân biệt
doanh nghiệp là NHTM với các loại hình doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực
khác; kể cả doanh nghiệp có thể đuợc thực hiện một số họat động ngân hàng nhưng

không phải là họat động kinh doanh chính, chủ yếu như công ty bảo hiểm, cơng ty
chứng khốn.
Hoạt động ngân hàng của các NHTM là hoạt động mang tính chun nghiệp. Vì
TCTD ḿn hoạt động thì phải đảm bảo các điều kiện cơ bản: vớn pháp định, tính khả
thi của phương án kinh doanh, điều lệ hoạt động, cơ cấu tổ chức chặt chẽ, năng lực
quản lý điều hành của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, trình độ chuyên môn của nhân viên.
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh chính của các NHTM. Đây là
hoạt động kinh doanh mang lại nguồn thu nhập chính, mang lại lợi nhuận chủ yếu của
NHTM.
Ba là, NHTM là loại hình tổ chức tín dụng duy nhất có thể thực hiện tất cả các
hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định pháp luật. Như
vậy, so với các loại hình TCTD khác thì NHTM thực hiện hoạt động ngân hàng ở
phạm vi rộng nhất. Đây chính là đặc điểm thể hiện vai trị chủ lực của NHTM đới với
hệ thớng ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Trên thực tế, chúng ta cũng dễ
dàng thấy rằng, trong hệ thống ngân hàng nước ta hiện nay thì ngân hàng thương mại
chính là nhóm chủ thể chiếm đa sớ, là nhóm chủ thể giữ vai trị nịng cớt trong việc
cung ứng các hoạt động ngân hàng cho xã hội.
Bốn là, mục tiêu hoạt động của NHTM chính là lợi nhuận. Mục tiêu hoạt động
này của NHTM là điểm đặc thù, cho thấy sự khác biệt giữa NHTM và các loại hình tổ
4


chức tín dụng khác. Ví dụ, mục tiêu chính trong hoạt động của ngân hàng chính sách,
quỹ tín dụng nhân dân khơng phải vì lợi nhuận như NHTM. Đồng thời, mục tiêu này
cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của NHTM, chẳng hạn như một số ngân hàng
thương mại sẽ lách các quy định pháp luật để tối đa hóa lợi nhuận, từ đó gây rủi ro, tổn
thất lớn cho hệ thớng ngân hàng.
Ngồi ra, ngân hàng cịn có quy trình thành lập, cơ cấu tổ chức và phạm vi hoạt
động kinh doanh rất đặc thù, điều này được thể hiện qua các quy định về vốn pháp định
và cấp Giấy phép thành lập tại Chương II LCTCTD; quy định về tổ chức, quản trị, điều

hành tại Chương III của LCTCTD... Sở dĩ pháp luật có những quy định đặc thù này đới
với các tổ chức tín dụng, cụ thể là NHTM là do vai trò và chức năng đặc biệt quan
trọng của ngân hàng đối với nền kinh tế, có thể điểm qua một sớ chức năng quan trọng
sau:
Thứ nhất, chức năng trung gian tín dụng, NHTM là cầu nối giữa chủ thể thừa
vốn và chủ thể thiếu vốn trong nền kinh tế. Một mặt, NHTM sẽ huy động vốn từ công
chúng, mặt khác, ngân hàng sẽ cho các cá nhân, tổ chức thiếu vốn khác vay với lãi suất
cao hơn lãi suất mà ngân hàng đã huy động vốn để hưởng lợi nhuận từ phần chênh lệch
lãi suất hoặc sử dụng các biện pháp cấp tín dụng khác để tìm kiếm lợi nhuận.
Theo sớ liệu thớng kê của Ngân hàng Nhà nước, từ những năm 90 đến năm
2008, lượng huy động vốn của NHTM đạt trung bình từ 25 – 30%/năm và chiếm 35 –
37%/GDP, cùng với đó là mức dư nợ tín dụng năm 2008 tăng 21 - 22% so với ći
năm 2007, vớn tín dụng đầu tư vào các thành phần kinh tế tăng trung bình hơn 30%2.
Thứ hai, NHTM sẽ làm trung gian trong việc thực hiện chính sách tiền tệ q́c
gia. Vì NHTM chịu sự quản lý và giám sát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam (NHNN). Nhằm thực hiện chính sách tiền tệ q́c gia của mình, NHTM sử dụng
các nghiệp vụ như dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở… sẽ tác động
đến thị trường và triển khai chính sách tiền tệ q́c gia trên thực tế.
Thứ ba, NHTM là trung gian thanh toán. Khi các cá nhân, tổ chức gửi tiền vào
các tài khoản tại NHTM và ngân hàng sẽ tổ chức thực hiện các hoạt động thu chi theo
yêu cầu của các cá nhân, tổ chức, giúp cho hoạt động thanh toán được diễn ra nhanh
chóng, thuận tiện và an tồn. Ngày nay, ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán lớn
nhất hiện nay ở hầu hết các quốc gia3.
Hồng Phúc, “Dư nợ tín dụng tăng 22%”,
truy cập ngày 05 tháng 5, 2017.
3
Theo Voer, “Chức năng và vai trò của Ngân hàng thương mại”,
truy cập ngày 05 tháng 5, 2017.
2


5


Chính vì những vai trị quan trọng như trên, ngân hàng hay các NHTM được ví
như “mạch máu” của nền kinh tế. Để thực hiện tớt vai trị này, NHTM với các hoạt
động ngân hàng, đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng sẽ là cách để “mạch máu” đó được
lưu thông ổn định.

1.1.2 Tín dụng và cấp tín dụng
Cấp tín dụng là một hoạt động chính yếu, phổ biến trong lĩnh vực ngân hàng.
Theo đó, việc nhận diện khái niệm cấp tín dụng sẽ có ý nghĩa quan trọng dưới góc độ
pháp luật ngân hàng vì đây là cơ sở để chúng ta tiếp cận các vấn đề pháp lý có liên
quan. Ví dụ như, xét trong phạm vi đề tài khóa luận này, để hiểu rõ khái niệm “giới
hạn cấp tín dụng của ngân hàng thương mại”, chúng ta phải giải mã khái niệm “cấp tín
dụng”.
Tín dụng tiếng La-tinh là “creditum”, nghĩa là sự tin tưởng, tín nhiệm hay lịng
tin. Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngơn ngữ học Việt Nam thì tín dụng là “sự vay
mượn tiền mặt và vật tư, hàng hoá”4, và trên các từ điển trực tuyến5 cũng định nghĩa từ
tín dụng với nội hàm tương tự. Vì vậy, theo cách hiểu phổ thơng, tín dụng là việc đi
vay và tín dụng ngân hàng chính là việc một cá nhân hoặc tổ chức vay tiền tại ngân
hàng.
Tuy nhiên, dưới góc độ của pháp luật, thuật ngữ “tín dụng” hay “cấp tín dụng”
trong hoạt động ngân hàng lại được định nghĩa khác. Theo Khoản 14 Điều 4 LCTCTD
thì cấp tín dụng là “việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc
cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo ngun tắc có hồn trả bằng nghiệp vụ
cho vay, chiết khấu, cho th tài chính, bao thanh tốn, bảo lãnh ngân hàng và các
nghiệp vụ cấp tín dụng khác”. Như vậy, hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng
được hiểu là việc tổ chức tín dụng chuyển giao cho khách hàng (là tổ chức hoặc cá
nhân) một khoản tiền, tài sản với ngun tắc có hồn trả cả gốc và lãi theo thỏa thuận
sau một thời gian nhất định.

Có thể thấy rõ, hoạt động cấp tín dụng được quy định trong LCTCTD có phạm
vi rộng hơn so với cách hiểu thông thường. Theo đó, việc cho phép một tổ chức, cá
nhân sử dụng một khoản tiền hay cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền thông qua
4
5

Viện Ngôn ngữ học Việt Nam (1988), Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội, tr.1026
Các website như: tratu.soha.vn, vdict.com, vndic.net, edict.vn, tratu.coviet.vn.

6


các nghiệp vụ cấp tín dụng dựa trên nguyên tắc hồn trả, sẽ được xem là cấp tín dụng
và việc cho vay chỉ là một trong các nghiệp vụ cấp tín dụng6. Theo quy định pháp luật
hiện hành, hoạt động cấp tín dụng bao gồm các hình thức sau: cho vay, chiết khấu, cho
th tài chính, bao thanh tốn, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
Mỗi loại hình tổ chức tín dụng khác nhau sẽ có phạm vi hoạt động cấp tín dụng khác
nhau7.
Với vai trị quan trọng là một cách thức để dịng vớn được lưu thông trong
“mạch máu” nền kinh tế, việc kiểm sốt và quản lý việc cấp tín dụng là điều khơng
tránh khỏi. Một ngân hàng cấp tín dụng một cách tràn lan hay tập trung tín dụng sẽ dẫn
đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Có thể kể đến một sớ hậu quả sau:
Về mặt chính sách tiền tệ quốc gia8, việc cấp tín dụng tràn lan sẽ ảnh hưởng
tiêu cực đến chính sách và có thể dẫn tới lạm phát. Vì việc cấp tín dụng sẽ tăng lượng
cung tiền vào trong nền kinh tế, trong bối cảnh nền kinh tế đang thừa tiền thì nếu lượng
cung tiền tăng nhanh do cấp tín dụng một cách tràn lan thì sẽ dẫn đến lạm phát. Do đó,
ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách tiền tệ q́c gia.
Về rủi ro cho chính ngân hàng và hệ thống ngân hàng, để thực hiện hoạt
động kinh doanh của mình, các ngân hàng thường dựa vào ba nguồn vớn là nguồn vớn
tự có, vớn huy động và vốn đi vay. Trong đó, nguồn vốn huy động9 và vốn đi vay10

chiếm tỉ trọng rất lớn so với các nguồn vớn cịn lại trong cơ cấu vớn của ngân hàng.
Như vốn điều lệ năm 2016 của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt
Nam (Vietcombank) là gần 36.000 tỉ đồng, nhưng vốn huy động từ tiền gửi của khách
hàng lại lên đến 590.000 tỉ đồng, vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác là gần 19.000 tỉ
đồng, vay từ Ngân hàng Nhà nước là hơn 54.000 tỉ đồng11; tại Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Đầu tư và Phát triển (BIDV) thì các con sớ tương ứng là 34.000 tỉ đồng,
726.000 tỉ dồng, 59.000 tỉ đồng và 43.000 tỉ đồng12.
Vì vậy, một khi một ngân hàng rơi vào tình trạng mất cân đới tài chính do cấp
tín dụng tràn lan hay tập trung tín dụng, thì sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều chủ thể khác
Theo Khoản 14 và 16 Điều 4 LCTCTD.
Theo Khoản 14 Điều 4 LCTCTD.
8
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì chính sách tiền tệ q́c gia là “các quyết định về
tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng
tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra. ”
9
Vớn có từ hoạt động gửi tiền của các tổ chức cá nhân, vớn có từ hoạt động phát hành giấy tờ có giá.
10
Vớn vay từ Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng trung ương khác.
11
Theo Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2016 (đã kiểm tốn) của Ngân hàng Vietcombank.
12
Theo Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2016 (đã kiểm toán) của Ngân hàng BIDV.
6
7

7


trong nền kinh tế. Hơn nữa, khi một ngân hàng rơi vào tình trạng phá sản, có thể dẫn

đến hiện tượng rút tiền ồ ạt tại các ngân hàng khác do người gửi tiền lo sợ mất khoản
tiền gửi, dẫn đến sự sụp đổ dây chuyền của cả hệ thống ngân hàng và nghiêm trọng
hơn là gây ra khủng hoảng tài chính13. Cũng vì lý do này, trong vài thập kỷ trước đây,
nhiều nhà kinh tế học như Friedman14 và Schwartz15 đã đồng nghĩa khủng hoảng ngân
hàng và khủng hoảng tài chính.
Để ngăn ngừa những rủi ro trên, Nhà nước đề ra nhiều công cụ và trong đó là
các quy định về giới hạn cấp tín dụng (GHCTD).
1.1.3 Giới hạn cấp tín dụng của ngân hàng thương mại
❖ Giới hạn cấp tín dụng theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng
Thuật ngữ “giới hạn cấp tín dụng” được đề cập tại Điều 128 LCTCTD. Tuy
nhiên, nội hàm của quy định này là những hạn mức tới đa mà tổ chức tín dụng khơng
được vượt qua khi tiến hành cấp tín dụng, nên quy định tại Điều 128 được gọi là giới
hạn cấp tín dụng được hiểu theo nghĩa hẹp.
Xét về nghĩa rộng, thuật ngữ “giới hạn cấp tín dụng” có thể được hiểu rộng hơn
với nội hàm không chỉ bao gồm Điều 128 LCTCTD. Theo Từ điển Tiếng Việt thông
dụng, giới hạn là điểm nhất định khơng thể vượt qua. Vì vậy, thuật ngữ “giới hạn cấp
tín dụng” có thể được hiểu là phạm vi, mức độ mà tổ chức tín dụng không được phép
vượt qua, nó bao gồm: giới hạn tới đa (hay cịn gọi là hạn mức) như quy định tại Điều
128 LCTCTD; giới hạn hạn chế tức là giới hạn được thực hiện khi đáp ứng điều kiện
được quy định tại Điều 127 LCTCTD; và cuối cùng là giới hạn cấm, tức là tuyệt đối
không được thực hiện theo Điều 128 LCTCTD.
Như vậy, thuật ngữ “giới hạn cấp tín dụng” có thể được hiểu theo nghĩa hẹp
hoặc theo nghĩa rộng. Tuy nhiên, xét về mặt pháp luật, cụ thể là LCTCTD và các văn
bản hướng dẫn thi hành hiện nay, thuật ngữ này chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp theo quy
định tại Điều 128 LCTCTD.
❖ Định nghĩa và vai trị của quy định về giới hạn cấp tín dụng
Chỉ sự mất khả năng thanh khoản của các tập đoàn tài chính, dẫn tới sự sụp đổ và phá sản dây chùn trong hệ
thớng tài chính.
14
Milton Friedman (1912 – 2006) là nhà kinh tế học Hoa Kỳ, ông được trao giải Nobel kinh tế vào năm 1976.

15
Anna Jacobson Schwartz (1915 – 2012) là nhà kinh tế học Hoa Kỳ, theo Paul Robin Krugman (một nhà kinh tế
học Hoa Kỳ nổi tiếng khác) cho rằng, bà là “một trong những học giả về tiền tệ vĩ đại nhất thế giới”. Bà cùng với
nhà kinh tế học Milton Friedman, là tác giả của quyển sách Lịch sử tiền tệ Hoa Kỳ 1867 – 1960.
13

8


Hiện nay, LCTCTD và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa có định nghĩa về
GHCTD của NHTM. Tuy nhiên, dựa vào Điều 128 của LCTCTD; Điều 13 và 14 của
Thông tư số 36/2014/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 06/2016/TTNHNN – gọi tắt là Thông tư 36) thì có thể hiểu GHCTD là hạn mức mà các tổ chức tín
dụng nói chung và NHTM nói riêng không được vượt quá khi thực hiện các nghiệp vụ
cấp tín dụng của mình.
Bản chất của hoạt động cấp tín dụng của các NHTM là hoạt động mang tính
rủi ro cao, đối tượng kinh doanh của các NHTM là tiền tệ, là yếu tố rất nhạy cảm trong
nền kinh tế, tác động đến tất cả các chủ thể trong xã hội. Nếu hoạt động kinh doanh
tiền tệ của các NHTM gặp rủi ro thì tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế, do vậy
nội dung hạn chế, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của các NHTM là
một nội dung quan trọng. Theo đó, các nhà lập pháp đặt ra quy định về GHCTD nhằm
hạn chế sự tập trung tín dụng của các TCTD nói chung, trong đó có NHTM. Thực chất,
quy định về GHCTD là một trong những quy định nhằm phân tán rủi ro cho các TCTD
nói chung, NHTM nói riêng khi thực hiện hoạt động cấp tín dụngqua đó, đảm bảo an
tồn cho hệ thớng ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Về rủi ro đới với ngân hàng khi tập trung tín dụng có thể được minh hoạ thơng
qua trường hợp của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank)16. Ngân
hàng đã cho các công ty con của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin)
vay tới 3.300 tỷ đồng, chiếm tới 83% vốn điều lệ của NHTM này tại thời điểm đó. Do
đó, khi Vinashin rơi vào tình trạng không thanh toán được các khoản nợ, thì Habubank
phải chịu lỗ luỹ kế và ći cùng phải sáp nhập vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Sài Gòn – Hà Nội (SHB). Nguyên nhân sáp nhập là do Habubank đã chịu lỗ luỹ kế
4.066 tỉ đồng và không thể tăng vốn, việc lỗ luỹ kế này được cơng ty kiểm tốn Ernst
& Young nhận định là do tâp trung tín dụng vào một sớ khách hàng17.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank) được thành lập vào năm 1989 với tên gọi là Ngân
hàng phát triển nhà Hà Nội, sau hơn 20 năm hoạt động, Habubank đã được sáp nhập vào Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB). Nguyên nhân sáp nhập là do Habubank đã chịu lỗ luỹ kế 4.066 tỉ đồng và
không thể tăng vốn, việc lỗ luỹ kế này được cơng ty kiểm tốn Ernst&Young nhận định là do tâp trung tín dụng
vào một sớ khách hàng, trong đó có việc cấp tín dụng cho Vinashin 3.345 tỉ đồng, tương đương 83% vốn điều lệ
của ngân hàng, việc Vinashin rơi vào tình trạng không thanh toán được các khoản nợ đã gây ra tình trạng lỗ luỹ
kế cho Habubank.
17
Đàm Thanh, “Rủi ro tín dụng tập trung: NHTM lách luật, thể chế giám sát nhiều bất cập”,
, truy cập ngày 01 tháng 6, 2017.
16

9


1.2 Lịch sử phát triển của quy định về giới hạn cấp tín dụng
• Pháp lệnh số 38-LCT/HĐNN8 về ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và cơng ty
tài chính của Hội đồng Nhà nước
Quy định về giới hạn cấp tín dụng đã tồn tại trong pháp luật ngân hàng Việt
Nam từ lâu. Đối với GHCTD của NHTM, Điều 25 của Pháp lệnh số 38-LCT/HĐNN8
về ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và cơng ty tài chính của Hội đồng Nhà nước có quy
định: “Tổ chức tín dụng khơng được cho một khách hàng vay quá 10% vốn tự có và
quỹ dự trữ. Tổng số vốn cho 10 khách hàng vay nhiều nhất không được quá 30% tổng
số dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng”.
Ngồi ra, tại Pháp lệnh cũng quy định ngân hàng không được cấp tín dụng có ưu
đãi cho một số đối tượng như: thành viên hội đồng quản trị, người điều hành, giám sát

viên, kiểm soát viên v.v…18 Một điểm khác biệt so với các LCTCTD về sau là thay vì
pháp luật phân ra hai loại giới hạn là giới hạn cấm và hạn chế thì trong Pháp lệnh quy
định rằng, ngân hàng được cho các đối tượng trên vay, nhưng phải được hội đồng quản
trị thông qua và tổng số tiền vay không q 5% vớn tự có của mình19. Tức là Pháp lệnh
đã không tồn tại ranh giới giữa giới hạn cấm và giới hạn hạn chế cấp tín dụng.
Như vậy, Pháp lệnh số 38-LCT/HĐNN8 đã tồn tại các quy định về giới hạn cấp
tín dụng. Khác với LCTCTD sau này, các quy định về GHCTD của NHTM còn đơn
giản.
❖ LCTCTD năm 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2004)
Đến LCTCTD năm 1997 pháp luật nước ta đã có một bước tiến khi quy định về
GHCTD của NHTM. Luật đã quy định về các trường hợp không được cho vay (Điều
77), hạn chế cấp tín dụng (Điều 78) và giới hạn cho vay, bảo lãnh (Điều 79).
Tuy nhiên, các quy định trên về GHCTD của NHTM vẫn chưa được áp dụng
thống nhất cho tất cả các hoạt động cấp tín dụng. Đới với giới hạn về cấm cấp tín dụng,
luật chỉ quy định cấm cho vay đới với một sớ đới tượng, cịn đối với giới hạn về
GHCTD của NHTM, luật chỉ quy định về giới hạn trong cho vay và bảo lãnh. Sau đó
LCTCTD sửa đổi, bổ sung năm 2004 đã bổ sung thêm hai trường hợp là chiết khấu
thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, cho th tài chính vào các GHCTD của
NHTM.

18
19

Khoản 1, 2 Điều 30 Pháp lệnh số 38-LCT/HĐNN8.
Khoản 3 Điều 30 Pháp lệnh số 38-LCT/HĐNN8.

10


Qua đó cho thấy, các quy định về GHCTD của NHTM trong LCTCTD năm

1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2004) được áp dụng không thống nhất cho tất cả các hoạt
động cấp tín dụng.
❖ LCTCTD 2010
LCTCTD 2010 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011, thay thế cho LCTCTD 1997.
Đến LCTCTD năm 2010, các nhà làm luật đã bắt đầu quy định thống nhất đối với giới
hạn của tất cả hoạt động cấp tín dụng, cụ thể tại Điều 126, 127, 128 LCTCTD và quy
định này được hướng dẫn cụ thể hơn tại Điều 11, 12, 13, 14 Thông tư 36. Các quy định
về cấm cho vay được mở rộng trở thành những trường hợp không được cấp tín dụng
(Điều 126); các hạn mức cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, cho thuê tài chính khơng cịn
được quy định riêng lẻ mà đều đã được quy về một mối là giới hạn cấp tín dụng tại
Điều 128.
Như vậy, đến LCTCTD 2010, các quy định về GHCTD của NHTM đã không
cịn tình trạng nằm “rải rác” ở nhiều điều luật khác nhau mà đã được quy định một
cách tập trung về một điều khoản.
1.3 Quy định pháp luật nước ngoài về giới hạn cấp tín dụng
Để tìm hiểu quy định pháp luật nước ngồi về GHCTD của NHTM, tác giả xin
trích dẫn quy định của pháp luật của Hoa Kỳ như một ví dụ điển hình. Hoa Kỳ có lịch
sử phát triển lâu đời của ngành ngân hàng, với ngân hàng đầu tiên được thành lập vào
năm 1791, trải qua hơn 200 năm lập q́c, nếu chỉ tính riêng những NHTM được bảo
hiểm tiền gửi bởi Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Liên Bang Hoa Kỳ (FDIC)20 thì có tới
6.799 NHTM21. Trong năm 2014, tổng lợi nhuận của các NHTM lên đến 426 tỉ USD22.
Theo quy định của pháp luật liên bang Hoa Kỳ, cụ thể là tại Bộ Pháp điển các
Quy định của Liên Bang23 quy định rằng, tổng số dư nợ cấp tín dụng cho một người đi
Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Liên Bang Hoa Kỳ (Federal Deposit Insurance Corporation) là cơ quan được thành
lập vào năm 1933 bởi Quốc hội Hoa Kỳ. Cơ quan này được thành lập trong bối cảnh nhiều ngân hàng thua lỗ và
phá sản trong thời kỳ 1920 – 1930.
21
Theo số liệu thống kê của FDIC tại truy cập ngày 12
tháng 5, 2017
22

“Revenue of commercial banking (NAICS 52211) in the United States from 2009 to 2014 (in billion U.S.
dollars)”, truy cập ngày 12
tháng 5, 2017.
23
Bộ Pháp điển các Quy định của Liên Bang (Code of Federal Regulations – C.F.R) là bộ luật tổng hợp các quy
định của các cơ quan liên bang. Bộ pháp điển này được chia thành 50 “quyển” (titles) là 50 chủ đề khác nhau,
được tổ chức logic theo lĩnh vực lập pháp như: Nghị viện, Tổng thống, nông nghiệp, thuế quan, hải quan, giao
thông, thương mại, nông nghiệp, giáo dục, tài chính – tiền tệ, phá sản, … Trong sớ các quyển này, đã có quyển
20

11


vay24 một của ngân hàng quốc gia25 không được vượt quá 15% vốn của ngân hàng đó
và mức giới hạn này có thể được cộng thêm 10% (tức là 25%) nếu như khoản cấp tín
dụng vượt quá giới hạn 15% được bảo đảm toàn bộ bằng một loại “tài sản thế chấp có
thể bán được ngay”26 (Readily marketable collateral). Ngồi ra, pháp luật còn quy định
một mức “giới hạn cấp tín dụng đặc biệt”, tức là giới hạn có thể lên đến 35% vốn của
ngân hàng nếu như khoản cấp tín dụng được bảo đảm bởi vận đơn hoặc hóa đơn kho
hàng bao gồm các mặt hàng có thể bán được ngay27.
Bộ pháp điển còn quy định các giới hạn cấp tín dụng đới với các chủ thể khác
như “người trong nội bộ” (insider) của ngân hàng, những người này là các giám đốc
điều hành, giám đốc, các cổ đông lớn và người có liên quan của những người này28.
Theo nguyên tắc chung, thì các ngân hàng sẽ không được cấp tín dụng cho những
người trong nội bộ này và cho công ty mẹ, các công ty con khác của cơng ty mẹ29, trừ
một sớ trường hợp ngoại lệ30.
Ngồi ra, pháp luật liên bang cịn có một quy định đặc biệt là “quy tắc phân bổ”
(Attribution rule), theo quy tắc này, những khoản tín dụng cấp cho một người nhưng để
tạo ra những lợi ích trực tiếp (direct benefit) cho một người khác thì giới hạn cấp tín
dụng sẽ được tính vào người được hưởng các lợi ích trực tiếp đó31. Tương tự, những

khoản tín dụng được cấp cho hai người khác nhau nhưng giới hạn cấp tín dụng sẽ được

được bãi bỏ như quyển số 6 về trái phiếu sau được nhập vào quyển số 31 về tiền tệ và tài chính (hay có lĩnh vực
được bổ sung như chống khủng bố sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 9…).
Các quyển có thể chia thành các “phụ quyển” (subtitle), “phần” (part), “phụ phần” (subpart), “chương (chapter)”,
“phụ chương” (subchapter). Tất cả các quyển có đơn vị liên kết nhỏ nhất là “mục” (section), các mục thường
được chia thành các “phụ mục” (subsection), các “đoạn” (paragraph) và các “điều” (clause).
24
Thuật ngữ “người đi vay” (borrower) ở đây chỉ các chủ thể được cấp tín dụng.
25
Tại Hoa Kỳ, theo Đạo luật Ngân hàng Quốc gia, thuật ngữ “ngân hàng quốc gia” (national bank) dùng để chỉ
các ngân hàng thương mại hoạt động ở cấp độ quốc gia (liên bang) được giám sát bởi Văn phịng Kiểm sốt Tiền
tệ (Office of the Comptroller of the Currency) – một cơ quan của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ - và là thành viên của
Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Federal Reserve).
Theo quy định, các ngân hàng thương mại tại Hoa Kỳ phải có cụm từ “Quốc gia” (National) hoặc viết tắt “N.A”
vào tên của mình. Ví dụ như Citibank, N.A; Bank of America, N.A; J.P Morgan Chase, N.A v.v… Hiện nay có
hơn hai nghìn ngân hàng thuộc Hệ thống Ngân hàng Quốc gia.
Ngân hàng quốc gia được phân biệt với một loại ngân hàng khác là Ngân hàng Bang (State Bank), chỉ những
ngân hàng được thành lập theo pháp luật của Bang và kiểm soát bởi cơ quan của Bang và hoạt động ở cấp độ
bang. Các Ngân hàng Bang không được thêm cụm từ “Q́c gia” hay “N.A” vào tên của mình, và có thể trở
thành thành viên của Cục Dự trữ Liên bang trong một số trường hợp. Các Ngân hàng Bang sẽ khó khăn hơn so
với các Ngân hàng Quốc gia trong việc tiến hành hoạt động ở nhiều bang khác nhau.
26
Điều 32.3 Bộ Pháp điển các Quy định của Liên Bang.
27
Điều 32.3(b).
28
Theo Điều 215.2(h) Bộ Pháp điển các Quy định của Liên Bang.
29
Pháp luật liên bang gọi chung nhóm này là Affiliate.

30
Điều 215.4(a) Bộ Pháp điển các Quy định của Liên Bang.
31
Điều 32.5(b) Bộ Pháp điển các Quy định của Liên Bang.

12


tính tổng hợp lại từ hai khoản tín dụng này, nếu như nguồn chi trả cho khoản cấp tín
dụng của hai người này là giống nhau hoặc đồng sở hữu nó32.
Bên cạnh pháp luật liên bang, pháp luật bang cũng có quyền quy định về giới
hạn cấp tín dụng, nhưng không được vượt ra ngoài phạm vi mà pháp luật liên bang đặt
ra. Như tại bang Iowa, ngân hàng bang có thể cho một người vay đến 15% vớn của
mình. Hạn mức này có thể được nâng lên 25% nếu như cá nhân này nếu khoản vay đạt
đến 15% vốn của ngân hàng được bảo đảm bởi một số loại tài sản bảo đảm mà pháp
luật quy định33
Ngồi các q́c gia trên, nhiều quốc gia cũng quy định về GHCTD của NHTM
như Indonesia34, Hàn Quốc35, Thái Lan36, Nigeria37, Ai Cập38 v.v… Qua đó cho thấy,
các quy định về giới hạn cấp tín dụng tồn tại ở nhiều q́c gia trên thế giới, trong đó có
Việt Nam.
Tại Việt Nam, quy định về GHCTD của NHTM tập trung tại một số điều khoản
khác nhau. Trên cơ sở của Điều 127, 128 LCTCTD và Điều 12, 13, 14 Thông tư 36 thì
GHCTD của NHTM là hạn mức mà NHTM không được vượt quá khi thực hiện hoạt
động cấp tín dụng của mình. Cũng trên cơ sở này, có thể chia GHCTD của NHTM ra
làm ba loại: GHCTD thông thường, GHCTD để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu và
GHCTD cho các chủ thể bị hạn chế cấp tín dụng.
1.4 Giới hạn cấp tín dụng thông thường
GHCTD thông thường của NHTM là hạn mức mà NHTM không được vượt qua
khi cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp cấm cấp tín dụng
hay hạn chế cấp tín dụng.

Pháp luật đưa ra quy định về GHCTD của NHTM nhằm mục đích ngăn chặn
tình trạng tập trung tín dụng, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng khi thực hiện các nghiệp
vụ cấp tín dụng. Vì khi một ngân hàng chỉ tập trung cấp tín dụng cho một sớ khách
Điều 32.5(c) Bộ Pháp điển các Quy định của Liên Bang.
Iowa division of banking legal lending limit guidance – Iowa code 524.904.
34
Điều 4, 5, 6, 7, 8 Luật Ngân hàng Indonesia.
35
Mamiko Yokoi-Arai (2002), Financial Stability Issues:The Case of East Asia, p.158.
36
Mamiko Yokoi-Arai (2002), Financial Stability Issues:The Case of East Asia, p.159.
37
John U. Ebhodaghe (2015), “Bank Regulation In Nigeria”,
/>truy cập ngày 12 tháng 5, 2017.
38
Lin Noueihed, “New Egypt bank rules to boost business lending and growth”,
truy cập ngày 12 tháng 5, 2017.
32
33

13


hàng thì sẽ rủi ro rất cao nếu như khách hàng hay nhóm khách hàng đó rơi vào tình
trạng không thanh toán được các khoản nợ hay phá sản.
Theo Khoản 1 Điều 128 LCTCTD thì GHCTD thông thường của NHTM được
quy định như sau:
Đối với một khách hàng, tổng mức dư nợ cấp tín dụng của NHTM sẽ khơng
được vượt q 15% vớn tự có của NHTM.
Đối với một khách hàng và người có liên quan, tổng mức dư nợ cấp tín dụng

của NHTM sẽ không được vượt quá 25% vớn tự có của NHTM.
Trong quy định trên, tồn tại ba khái niệm cần được phân tích rõ, đó là: tổng dư
nợ cấp tín dụng, vớn tự có và người có liên quan.
❖ Tổng dư nợ cấp tín dụng
Thuật ngữ “tổng dư nợ cấp tín dụng” không tồn tại trong các luật về các tổ chức
tín dụng trước đây. Bởi vì quy định về GHCTD của NHTM trong Pháp lệnh sớ 38LCT/HĐNN8 về ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và cơng ty tài chính của Hội đồng Nhà
nước và LCTCTD 1997 (sửa đổi, bổ sung 2004) được “xé nhỏ” ra làm nhiều mức giới
hạn là giới hạn cho vay, giới hạn bảo lãnh, giới hạn chiết khấu thương phiếu và các
giấy tờ có giá khác, giới hạn cho thuê tài chính.
Đến LCTCTD 2010 đã gộp tất cả các giới hạn giành cho từng nghiệp vụ cấp tín
dụng lại thành một khái niệm duy nhất là “giới hạn cấp tín dụng”. Tuy nhiên, LCTCTD
không đưa ra định nghĩa hay quy định về các khoản cấu thành tổng dư nợ cấp tín dụng.
Tại Khoản 13 Điều 3 Thông tư 36 có liệt kê những khoản cấu thành tổng dư nợ
cấp tín dụng. Theo đó, tổng dư nợ cấp tín dụng bao gồm “tổng số dư nợ cho vay, chiết
khấu, tái chiết khấu, cho th tài chính, bao thanh tốn, đầu tư trái phiếu doanh
nghiệp, thẻ tín dụng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng
Nhà nước, số dư bảo lãnh và các khoản ủy thác cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngồi khác cấp tín dụng”.
Theo quy định trên, nếu so với LCTCTD năm 1997 (sửa đổi, bổ sung năm
2004) và các văn bản hướng dẫn thi hành, thì LCTCTD 2010 và các văn bản hướng
dẫn của mình, cụ thể là Thông tư 36, đã bổ sung thêm một số giới hạn mới, cụ thể là:
giới hạn tái chiết khấu, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, thẻ tín dụng và các khoản uỷ
thác. Việc bổ sung này là phù hợp, mặc dù LCTCTD không quy định minh thị rằng các
nghiệp vụ trên là các hoạt động cấp tín dụng, nhưng về mặt bản chất, các hoạt động tái
chiết khấu, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, phát hành thẻ tín dụng và các khoản uỷ thác
14


là các nghiệp vụ cấp tín dụng của NHTM. Vấn đề này cũng đã được khẳng định khi
Khoản 12 Điều 3 Thông tư 36 đã quy định các hoạt động trên cũng là các nghiệp vụ

cấp tín dụng của NHTM.
Lý giải cho sự bổ sung trên của Thông tư 36, vì trong thời gian qua, nhiều ngân
hàng đã cấp tín dụng hàng nghìn tỉ đồng thơng qua các nghiệp vụ mua trái phiếu doanh
nghiệp, uỷ thác đầu tư, nhưng lại không đưa vào hạng mục cho vay, nếu tính ln các
khoản này, sẽ có không ít ngân hàng đã cho vay một khách hàng lên đến 50% vớn tự
có39. Trong khi đó, phần lớn các đối tượng này là doanh nghiệp “sân sau” của ngân
hàng và thường “biến tướng” khoản tiền trên thành góp vớn mua cổ phần để thâu tóm
ngân hàng này hoặc tại ngân hàng khác40.
Ngoài ra, LCTCTD cũng quy định mức dư nợ trên cũng bao gồm cả tổng mức
đầu tư vào trái phiếu do khách hàng phát hành41 và không bao gồm các khoản các
khoản cho vay từ nguồn vớn ủy thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân hoặc trường
hợp khách hàng vay là tổ chức tín dụng khác42.
Một vấn đề đáng lưu ý là trong Khoản 13 Điều 3 có liệt kê “dư nợ cho thuê tài
chính” là một khoản cấu thành của tổng dư nợ cấp tín dụng của ngân hàng và chi
nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo tác giả, quy định này là chưa phù hợp với phạm vi
hoạt động của ngân hàng. Vì NHTM phải thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty
liên kết để thực hiện hoạt động cho th tài chính, nói một cách khác, ngân hàng phải
thực hiện hoạt động thông qua một tổ chức khác43.
Đối với ngân hàng hợp tác xã và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, thì đều có
phạm vi hoạt động như NHTM44. Đối với ngân hàng chính sách, theo Điều 2 Quyết
định 131/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập ngân hàng chính
sách xã hội thì ngân hàng chính sách xã hội được huy động vớn của các tổ chức, cá
nhân trong nước và ngoài nước, tiếp nhận các nguồn vớn của Chính phủ và ủy ban
nhân dân các cấp để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Trong
phạm vi này cũng không bao gồm hoạt động cho th tài chính.
Vì vậy, tác giả cho rằng, việc quy định như liệt kê “Tổng dư nợ cho thuê tài
chính” trong các khoản cấu thành tổng dư nợ cấp tín dụng của ngân hàng và chi nhánh
ngân hàng nước ngồi là khơng cần thiết.
“Qút chặt vịi sở hữu chéo”, truy cập ngày 20/6/2017.
Như trên.

41
Khoản 4 Điều 128 LCTCTD.
42
Khoản 3 Điều 128 LCTCTD. Quy định này được hướng dẫn cụ thể tại Khoản 3 Điều 13 Thông tư 36.
43
Điểm b Khoản 1 Điều 103 LCTCTD.
44
Khoản 2 Điều 117 và Khoản 1 Điều 123 LCTCTD.
39
40

15


❖ Vốn tự có
Theo Khoản 10 Điều 4 LCTCTD thì vớn tự có bao gồm giá trị thực của vớn
điều lệ của tổ chức tín dụng hoặc vớn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài và
các quỹ dự trữ, một số tài sản nợ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Cấu
phần và cách xác định vớn tự có được quy định tại Phụ lục 1 Thông tư 36.
❖ Người có liên quan
Người có liên quan là một khái niệm được sử dụng phổ biến trong pháp luật
của nhiều nước trên thế giới, khái niệm này có thể tồn tại dưới các thuật ngữ như:
“related person”, “related party”, “stakeholder”, “affiliated person”…
Khái niệm người có liên quan được đưa ra trong Tập tài liệu về phương pháp
đánh giá việc thực hiện các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp của Tổ chức hợp tác và
phát triển kinh tế (OECD) năm 2007 như sau: “Khái niệm người có liên quan phải có
nội hàm đủ rộng để có thể bao gồm các loại giao dịch tiềm ẩn khả năng hiện hữu lợi
dụng giao dịch. Loại giao dịch này không bị vơ hiệu và có hiệu lực thi hành”. Như vậy,
khún nghị của OECD đưa ra là phải có khái niệm người có liên quan với nội hàm rõ
ràng, cụ thể.


Luật Công ty Rumani 2003 có quy định công ty trong đó Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc của tổ chức đó tự mình hoặc cùng với vợ (chồng) hoặc người thân thích nắm
giữ ít nhất 20% vớn cổ phần đã đăng ký. Theo pháp luật Singapore, người có liên quan
là người có quan hệ với nhóm giám đớc của ngân hàng, nhóm quản lý cấp cao, tập
đoàn tài chính, các nhóm cổ đông lớn và nhóm công ty liên quan, cũng như bất kỳ
người nào mà theo ý kiến của HĐQT có lợi ích xung đột tới ngân hàng.
Tại Việt Nam, quy định về người có liên quan được quy định tại Khoản 28 Điều
4 LCTCTD và được hướng dẫn cụ thể tại Khoản 15 Điều 5 Thông tư 36. Pháp luật
nước ta đã sử dụng phương pháp liệt kê để xác định người có liên quan trong hoạt động
cấp tín dụng của NHTM. Có thể chia người có liên quan làm hai nhóm: nhóm người có
liên quan của tổ chức và nhóm người có liên quan của cá nhân.
Đối với nhóm người có liên quan của tổ chức, có thể chia làm các nhóm nhỏ
sau:

16


• Người có liên quan là chủ thể mà tổ chức có quan hệ sở hữu: (1) Cơng ty mẹ
hoặc tổ chức tín dụng là cơng ty mẹ (sau đây gọi là tổ chức tín dụng mẹ) của tổ
chức đó; (2) Công ty con của tổ chức đó; (3) Công ty có cùng công ty mẹ hoặc
cùng tổ chức tín dụng mẹ của tổ chức đó; (4) Tổ chức, cá nhân sở hữu từ 5%
vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên tại tổ chức đó; (5) Cá
nhân được ủy quyền đại diện phần vốn góp, cổ phần cho tổ chức đó.
• Người có liên quan là những chủ thể có thẩm quyền quản lý, điều hành
trong tổ chức: (1) Người quản lý, thành viên Ban kiểm sốt của cơng ty mẹ
hoặc của tổ chức tín dụng mẹ của tổ chức đó; (2) Cá nhân hoặc tổ chức có thẩm
quyền bổ nhiệm người quản lý, thành viên Ban kiểm sốt của cơng ty mẹ hoặc
tổ chức tín dụng mẹ của tổ chức đó; (3) Người quản lý, thành viên Ban kiểm
soát của tổ chức đó; (4) Công ty, tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm người quản

lý, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức đó; (5) Vợ, chồng, cha, mẹ, con (bao
gồm cả cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi, bố chồng (bố vợ), mẹ chồng (mẹ vợ), con
dâu (con rể), bố dượng, mẹ kế, con riêng của vợ hoặc chồng), anh ruột, chị ruột,
em ruột (bao gồm cả anh, chị, em cùng mẹ khác cha hoặc cùng cha khác mẹ),
anh rể, chị dâu, em dâu, em rể của người quản lý, thành viên Ban kiểm sốt,
thành viên góp vớn hoặc cổ đông sở hữu từ 5% vớn điều lệ hoặc vớn cổ phần có
qùn biểu quyết trở lên của tổ chức đó; (6) Công ty hoặc tổ chức tín dụng mà
tổ chức đó sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có qùn biểu qút trở
lên; (7) Cơng ty hoặc tổ chức tín dụng mà tổ chức đó có thẩm quyền bổ nhiệm
người quản lý, thành viên ban kiểm soát của cơng ty, tổ chức tín dụng; (8) Cơng
ty hoặc tổ chức tín dụng mà tổ chức đó có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý,
thành viên ban kiểm soát của cơng ty mẹ của cơng ty hoặc tổ chức tín dụng này.
Đối với nhóm người có liên quan của cá nhân, có thể chia làm các nhóm nhỏ
sau:
• Người có liên quan là chủ thể mà cá nhân có quan hệ sở hữu: (1) Cơng ty
hoặc tổ chức tín dụng mà cá nhân đó sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vớn cổ phần
có qùn biểu qút trở lên; (2) Tổ chức, cá nhân ủy quyền đại diện phần vớn
góp, cổ phần cho cá nhân đó; (3) Cá nhân cùng với cá nhân đó được một tổ chức
ủy quyền đại diện phần vớn góp, cổ phần tại một tổ chức khác; (4) Cá nhân
được cá nhân đó ủy quyền đại diện phần vớn góp, cổ phần.
17


• Người có liên quan là chủ thể mà cá nhân có quan hệ quản lý điều hành: (1)
Công ty con mà cá nhân đó là người quản lý, thành viên Ban kiểm sốt của cơng
ty mẹ hoặc tổ chức tín dụng mẹ; (2) Cơng ty con mà cá nhân đó có thẩm quyền
bổ nhiệm người quản lý, thành viên Ban kiểm sốt của cơng ty mẹ hoặc tổ chức
tín dụng mẹ; (3) Cơng ty hoặc tổ chức tín dụng mà cá nhân đó là người quản lý,
thành viên Ban kiểm soát; (4) Tổ chức, cá nhân ủy quyền đại diện phần vớn
góp, cổ phần cho cá nhân đó; (5) Công ty hoặc tổ chức tín dụng mà cá nhân đó

là vợ, chồng, cha, mẹ, con (bao gồm cả cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi, bố chồng
(bố vợ), mẹ chồng (mẹ vợ), con dâu (con rể), bố dượng, mẹ kế, con riêng của vợ
hoặc chồng), anh ruột, chị ruột, em ruột (bao gồm cả anh, chị, em cùng mẹ khác
cha hoặc cùng cha khác mẹ), anh rể, chị dâu, em dâu, em rể của người quản lý,
thành viên Ban kiểm sốt, thành viên góp vớn hoặc cổ đông sở hữu từ 5% vớn
điều lệ hoặc vớn cổ phần có qùn biểu qút trở lên của cơng ty hoặc tổ chức
tín dụng đó;
• Người có liên quan là người có quan hệ thân thích: Vợ, chồng, cha, mẹ, con
(bao gồm cả cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi, bố chồng (bố vợ), mẹ chồng (mẹ vợ),
con dâu (con rể); bố dượng, mẹ kế, con riêng của vợ hoặc chồng), anh ruột, chị
ruột, em ruột (bao gồm cả anh, chị, em cùng mẹ khác cha hoặc cùng cha khác
mẹ), anh rể, chị dâu, em dâu, em rể của cá nhân đó.
Ngoài ra, pháp luật cũng trao quyền cho ngân hàng quyền được bổ sung trong
các quy định nội bộ của mình những trường hợp người có liên quan khác ngồi các
trường hợp pháp luật quy định về người có liên quan45. LTCTD đề ra quy định này là
vì trong thời gian qua, một số cá nhân đã “lách” các quy định về người có liên quan
nhằm mục đích tư lợi. Các chức danh như “Chủ tịch Hội đồng Sáng lập” hay “phó chủ
tịch Hội đồng Sáng lập” không thuộc phạm vi của chế định người quản lý hay người có
liên quan của tổ chức tín dụng, làm cho pháp luật khơng thể xử lý được các trường hợp
này. Như vậy, quy định này phần nào lấp được lỗ hổng đó.
❖ So sánh với giới hạn cấp tín dụng tại một số loại hình tổ chức tín
dụng khác
• So với tổ chức tín dụng phi ngân hàng

45

Điểm c Khoản 15 Thông tư 36.

18



So với tổ chức tín dụng phi ngân hàng, GHCTD của loại hình tổ chức tín dụng
này cao hơn so với NHTM và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Cụ thể, tổng dư nợ cấp
tín dụng với một cá nhân của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là không được vượt quá
25% vốn tự có, đối với cá nhân và người có liên quan là không được vượt quá 50% vớn
tự có46.
• So với quỹ tín dụng nhân dân
Do phạm vi hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân chủ yếu là nghiệp vụ cho vay,
nên pháp luật đã không sử dụng thuật ngữ “tổng dư nợ cấp tín dụng”, mà thay vào đó
là thuật ngữ “tổng dư nợ cho vay”47.
Ngồi ra, bởi vì pháp luật khơng quy định cấm quỹ tín dụng nhân dân cấp tín
dụng cho các thành viên của mình48, nên ngồi GHCTD thông thường, pháp luật còn
quy định thêm GHCTD cho thành viên của quỹ tín dụng nhân dân là pháp nhân,
GHCTD cho các chủ thể bị hạn chế cấp tín dụng đới với quỹ tín dụng nhân dân (như
thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc, Kế toán trưởng v.v…49). Các
GHCTD của quỹ tín dụng nhân dân được quy định như sau:
Đối với GHCTD thông thường, tổng mức dư nợ cho vay đối với một khách
hàng không được vượt quá 15% vớn tự có của quỹ tín dụng nhân dân. Tổng mức dư nợ
cho vay đối với khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có
của quỹ tín dụng nhân dân, trong đó mức cho vay đối với một khách hàng không được
vượt quá tỷ lệ quy định đối với việc cho vay một cá nhân (tức là 15%)50.
Đối với GHCTD cho thành viên của quỹ tín dụng nhân dân là pháp nhân,
pháp luật quy định tổng mức dư nợ cho vay đối với chủ thể này sẽ không được vượt
q tổng sớ vớn góp và số dư tiền gửi của pháp nhân đó tại quỹ tín dụng nhân dân tại
mọi thời điểm. Đồng thời, thời hạn cho vay đối với thành viên là pháp nhân khơng
được vượt q thời hạn cịn lại của sớ tiền gửi và khoản vay phải được đảm bảo bằng
chính sớ tiền gửi tại quỹ tín dụng nhân dân của pháp nhân.
Đối với GHCTD cho các chủ thể bị hạn chế cấp tín dụng, bên cạnh việc khơng
được cho vay khơng có bảo đảm, cho vay với điều kiện ưu đãi, khoản vay phải được
Hội đồng quản trị thông qua và một số nghĩa vụ báo cáo, việc cho vay đối với các chủ

thể bị hạn chế cho vay của quỹ tín dụng nhân dân quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông
Khoản 2 Điều 128 LCTCTD.
Theo Khoản 4, 5 Điều 8 Thông tư 32/2015/TT-BTC.
48
Theo Điều 126 LCTCTD.
49
Theo Khoán 1 Điều 8 Thông tư 32/2015/TT-BTC.
50
Theo Khoản 4, 5 Điều 8 Thông tư 32/2015/TT-BTC.
46
47

19


tư 32/2015/TT-BTC bị giới hạn ở hạn mức là không được vượt q 5% vớn tự có của
quỹ tín dụng nhân dân51.
Sở dĩ sự có sự khác biệt này là do sự khác biệt về quy mô vốn của NHTM hay
chi nhánh ngân hàng nước ngồi với tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Nếu chỉ xét về
vốn điều lệ, thì vớn điều lệ tới thiểu của NHTM là 3.000 tỉ đồng52 và trên thực tế thì
nhiều NHTM có vớn điều lệ rất cao như Vietinbank với hơn 49.000 tỉ đồng 53 ,
Vietcombank với hơn 35.000 tỉ đồng54, BIDV với hơn 34.000 tỉ đồng55, cịn vớn điều
lệ tới thiểu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là 500 tỉ đồng đới với cơng ty tài chính
và 150 tỉ đồng với cơng ty cho th tài chính56. Vì vậy, với quy mơ vớn nhỏ hơn, nên
tổ chức tín dụng phi ngân hàng có hạn mức tín dụng cao hơn so với NHTM và chi
nhánh ngân hàng nước ngoài.
Như vậy, giới hạn cấp tín dụng thông thường của NHTM được cấu thành từ các
́u tớ là tổng dư nợ cấp tín dụng, vớn tự có, cá nhân và người có liên quan. Mặt khác,
GHCTD của NHTM cũng có sự khác biệt so với GHCTD của các loại hình tổ chức tín
dụng khác như quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

1.5 Giới hạn cấp tín dụng của ngân hàng thương mại đối với chủ thể bị hạn chế
cấp tín dụng
Hạn chế cấp tín dụng được hiểu là khách hàng rơi vào trường hợp được cấp tín
dụng có điều kiện kèm theo. Đương nhiên, khi bị hạn chế cấp tín dụng thì khách hàng
sẽ được cấp tín dụng với điều kiện khắc khe hơp so với trường hợp khách hàng thơng
thường.
Khác với trường hợp cấm cấp tín dụng là một “ranh giới” không được vượt qua,
thì trường hợp hạn chế cấp tín dụng là một “ranh giới” được “nới lỏng” hơn khi mà
ngân hàng có thể vượt qua nếu đáp ứng một số điều kiện luật định.
Khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện pháp lý để được cấp tín dụng, các chủ thể trên
có thể được NHTM cấp tín dụng, nhưng khoản cấp tín dụng sẽ không được vượt quá
giới hạn mà pháp luật quy định. Cụ thể tổng mức dư nợ cấp tín dụng đới với các đối
tượng quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 1 Điều 127 trên không được vượt
Theo Điểm a Khoản 2 Điều 8 Thông tư 32/2015/TT-BTC.
Theo Danh mục mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng (ban hành kèm theo Nghị định sớ 10/2011/NĐ-CP).
53
Theo Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm tốn của Vietinbank năm 2016.
54
Theo Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm tốn của Vietcombank năm 2016.
55
Theo Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán của BIDV năm 2016.
56
Theo Danh mục mức vớn pháp định của tổ chức tín dụng (ban hành kèm theo Nghị định số 10/2011/NĐ-CP).
51
52

20



×