Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Quy định pháp luật về phí bảo hiểm tài sản thực trạng và giải pháp (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HCM
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI
--------------------

TRẦN TÔN CHÂU GIANG

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ PHÍ BẢO
HIỂM TÀI SẢN - THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Chuyên ngành Luật Thƣơng mại

TP HỒ CHÍ MINH – 2013


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH HỐ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ PHÍ BẢO HIỂM TÀI SẢN
- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN TƠN CHÂU GIANG
KHĨA: 34

MSSV: 0955010045

GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN: ThS. PHAN PHƢƠNG NAM



TP. HỒ CHÍ MINH, 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Những kết luận trong
luận văn này chƣa từng đƣợc công bố trong các công trình nghiên cứu khác. Tơi xin
hồn tồn chịu trách nhiệm về khóa luận này.
Tác giả

Trần Tơn Châu Giang


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DNBH:

Doanh nghiệp bảo hiểm

KDBH:

Kinh doanh bảo hiểm

BLDS:

Bộ luật dân sự

HĐBH:

Hợp đồng bảo hiểm



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
Chƣơng 1: Khái quát chung về phí bảo hiểm tài sản và quy định pháp luật
của phí bảo hiểm tài sản ............................................................................................... 5
1.1. Khái
quát
chung
về
phí
bảo
hiểm
tài
sản
..............................................................................................................................
5
1.1.1. Khái niệm phí bảo hiểm ............................................................................ 5
1.1.2. Khái niệm phí bảo hiểm tài sản................................................................. 6
1.1.3. Đặc điểm phí bảo hiểm tài sản tài sản ...................................................... 6
1.1.3.1 Phí bảo hiểm là giá cả của sản phẩm.................................................. 6
1.1.3.2 Phí bảo hiểm tài sản phụ thuộc vào nhiều yếu tố ............................... 7
1.1.3.3 Phí bảo hiểm tài sản là sự thỏa thuận giữa DNBH và bên mua

bảo

hiểm ....................................................................................................... 9

1.1.3.4 Phƣơng pháp tính phí bảo hiểm tài sản rất đa dạng ......................... 10
1.1.3.5 Những đặc điểm riêng biệt ............................................................... 12
1.2

Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với phí bảo hiểm tài sản15
1.2.1 Xét từ phƣơng diện kinh tế .................................................................... 15
1.2.2 Xét từ phƣơng diện pháp lý..................................................................... 16
1.2.3 Vai trị của phí bảo hiểm tài sản .............................................................. 17
1.2.3.1 Phí bảo hiểm là nguồn vốn chủ yếu của DNBH ............................... 17
1.2.3.2 Phí bảo hiểm là cơ sở để tính bồi thƣờng thiệt hại ........................... 18

1.3

Khái quát chung về pháp luật của phí bảo hiểm tài sản ............................ 19
1.3.1 Khái niệm ................................................................................................. 19
1.3.2 Nội dung của quy định pháp luật về phí bảo hiểm tài sản ....................... 19
1.3.2.1 Yếu tố chi phối đến phí bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp

luật ................................................................................................................................. 19
1.3.2.2 Các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến phí bảo hiểm
tài sản............................................................................................................................. 24


KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................................ 29
Chƣơng 2: Thực trạng áp dụng pháp luật về phí bảo hiểm tài sản tại Việt Nam
và một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về phí bảo hiểm tài sản31
2.1 Thực trạng pháp luật Việt Nam về phí bảo hiểm tài sản ................................... 31
2.1.1 Một số nội dung quy định của pháp luật về phí bảo hiểm tài sản ............. 31
2.1.1.1 Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia quan hệ bảo hiểm
tài sản............................................................................................................................. 31

2.1.1.2 Biểu phí bảo hiểm tài sản ................................................................ 37
2.1.1.3 Phí bảo hiểm tài sản và trách nhiệm bảo hiểm ................................ 38
2.1.2 Một số hạn chế về mặt pháp lý ................................................................. 42
2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về phí bảo hiểm tài sản........................................ 45
2.2.1 Tổng quan thị trƣờng bảo hiểm tài sản trong những năm gần đây ........... 45
2.2.2.1 Hạ phí bảo hiểm tài sản nhằm cạnh tranh không lành mạnh............ 49
2.2.2.2 Hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm tài sản của các DNBH .................. 51
2.2.2.3 Một số rủi ro về phí bảo hiểm tài sản liên quan đến đại lý bảo hiểm
................................................................................................................. 53
2.2.2.4 Thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm về phí bảo hiểm tài
sản.................................................................................................................................. 53
2.3 Một số giải pháp nhằm hồn thiện hệ thống pháp luật về phí bảo hiểm tài sản
....................................................................................................................................... 56
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ............................................................................................ 61
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Pháp luật là công cụ thiết yếu để Nhà nƣớc thực hiện việc quản lý, điều chỉnh các
mối quan hệ xã hội. Do đó, cùng với sự phát triển của xã hội thì ngày càng có nhiều
mối quan hệ mới phát sinh và đòi hỏi pháp luật phải phát triển để đáp ứng những nhu
cầu mới mà thực tế đặt ra. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và bảo hiểm tài
sản nói riêng, khơng phải là một lĩnh vực mới xuất hiện trên thế giới nhƣng ở Việt
Nam, chỉ từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 100/CP ngày 18 tháng 12 năm 1993
thì bảo hiểm tài sản mới chính thức đƣợc hình thành.
Trải qua 20 năm hình thành và phát triển, pháp luật về bảo hiểm tài sản đã và
đang thể hiện những vai trị quan trọng của mình đối với nền kinh tế quốc gia. Tuy

nhiên, khi so sánh với bề dày phát triển của hệ thống pháp luật trên thế giới thì pháp
luật về bảo hiểm tài sản ở Việt Nam vẫn cịn khá mới, vì vậy mà những quy định pháp
luật về lĩnh vực này vẫn chƣa thể kịp thời điều chỉnh những quan hệ mới đang phát
sinh từng ngày, đặc biệt là những quy định về phí bảo hiểm tài sản.
Phí bảo hiểm tài sản là sợi dây kết nối giữa doanh nghiệp và bên mua bảo hiểm,
là yếu tố thu hút khách hàng đến với bất kỳ gói sản phẩm bảo hiểm tài sản nào của
doanh nghiệp bảo hiểm. Hơn nữa, nguồn thu từ phí bảo hiểm tài sản cịn là nguồn vốn
chủ yếu của doanh nghiệp bảo hiểm. Với việc sử dụng hiệu quả mức phí bảo hiểm này
sẽ quyết định đến lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, những quy
định về phí bảo hiểm tài sản hiện nay vẫn cịn rất ít và chƣa rõ ràng , dẫn đến việc các
doanh nghiệp bảo hiểm lợi dụng những kẽ hở của pháp luật để tiến hành những hành
vi vi phạm quy định về pháp luật phí bảo hiểm tài sản, ví dự nhƣ: hạ phí bảo hiểm tài
sản nhằm cạnh tranh khơng lành mạnh…Chính những hành vi vi phạm này sẽ làm tổn
hại đến quyền lợi của ngƣời mua bảo hiểm và gây tổn thất khơng nhỏ đến tình hình tài
chính của quốc gia.
Trong thời gian vừa qua, đã có rất nhiều tác giả cùng với những cơng trình, đề
tài nghiên cứu về pháp luật bảo hiểm tài sản, nhƣng những vấn đề về phí bảo hiểm tài
sản vẫn chƣa đƣợc các tác giả tìm hiểu một cách cụ thể, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu
tìm hiểu pháp luật về phí bảo hiểm tài sản. Trên cơ sở đó, tác giả quyết định chọn đề
tài: “Quy định pháp luật về phí bảo hiểm tài sản - Thực trạng và giải pháp” để
làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Khóa luận nhằm vào hai mục đích nghiên cứu chính:
1


Thứ nhất, nghiên cứu một cách khái quát và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận
cơ bản về phí bảo hiểm, đặc biệt là những quy định về phí bảo hiểm.
Thứ hai, phân tích những nội dung chủ yếu của pháp luật về phí bảo hiểm tài
sản và thực tiễn áp dụng. Từ đó nêu lên một số bất cập giữa những quy định của pháp

luật và thực tiễn đời sống. Trên cơ sơ đó, đƣa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn
thiện hệ thống pháp luật về phí bảo hiểm tài sản.
3. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Từ khi pháp luật về bảo hiểm tài sản đƣợc chính thức hình thành tới nay, đã có
rất nhiều cơng trình nghiên cứu, các quyển sách cũng nhƣ những bài viết liên quan
của các tác giả khác viết về lĩnh vực bảo hiểm tài sản. Có thể kể đến một số cơng trình
nghiên cứu:
“Xây dựng và phát triển pháp luật bảo hiểm tài sản tại Việt Nam”- Luận án
tiến sĩ / Nguyễn Thị Thủy; Ngƣời hƣớng dẫn: PTS.TS Mai Hồng Qùy.
- “Pháp luật bảo hiểm tài sản. Thực trạng áp dụng và hƣớng hoàn thiện”- Luận
văn thạc sĩ / Lý Minh Triết; Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Mai Hồng Quỳ.
- “Thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm” –
Khóa luận tốt nghiệp/ Ngơ Thị Hiền; Ngƣời hƣớng dẫn: TS.Nguyễn Văn
Vân.
- “Trục lợi bảo hiểm tài sản và các biện pháp pháp lý chống trục lợi bảo hiểm
tài sản” - Khóa luận tốt nghiệp / Nguyễn Thị Nhung; Ngƣời hƣớng dẫn: Trần
Phƣơng Bắc.
Các tác giả với những cơng trình, đề tài nghiên cứu của mình đã có những đóng
góp đáng ghi nhận về việc tìm hiểu quy định về pháp luật bảo hiểm tài sản. Tuy nhiên,
phạm vi của những đề tài nghiên cứu này rất rộng, hầu hết đều là tập trung nghiên cứu
vào các quy định về bảo hiểm tài sản hoặc là các hành vi vi phạm cụ thể hay những
chế định khác về pháp luật bảo hiểm tài sản; mà chƣa có cơng trình nào tập trung
nghiên cứu về phí bảo hiểm tài sản.
-

Vậy nên, đề tài : “Quy định pháp luật về phí bảo hiểm tài sản - Thực trạng
và giải pháp” mà khóa luận tập trung nghiên cứu là hồn tồn mới và thật sự cần
thiết trong tình hình hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu bám sát mục đích nghiên cứu.

Đối tƣợng nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu những quy định của pháp luật về
bảo hiểm tài sản và phí bảo hiểm tài sản, khóa luận tập trung làm rõ những vấn đề lý
luận cơ bản và thực tiễn áp dụng các quy định về phí bảo hiểm tài sản.

2


Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu xung
quanh những vấn đề liên quan đến phí bảo hiểm tài sản thơng qua các quy định hiện
hành về bảo hiểm và pháp luật có liên quan.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở vận dụng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng, khóa luận đã sử
dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ:
Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp: nhằm phân tích những quy định cụ thể của
pháp luật về phí bảo hiểm, để từ đó khái qt lên khái niệm về phí bảo hiểm tài sản.
Đồng thời, với việc phân tích những quy định này, tác giả cũng rút ra những đặc điểm
của phí bảo hiểm tài sản. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để đƣa
ra những bất cập về mặt pháp lý về phí bảo hiểm tài sản dựa trên việc phân tích những
quy định pháp luật đã nghiên cứu.
Phƣơng pháp so sánh và đánh giá: Trên cơ sở nghiên cứu quy định pháp luật về
phí bảo hiểm tài sản, tác giả đã so sánh với những quy định khác liên quan đến các
loại phí bảo hiểm cịn lại, từ đó có những đánh giá về những nét đặc trƣng của phí bảo
hiểm tài sản và những loại phí bảo hiểm khác
Phƣơng pháp thống kê: Với phƣơng pháp thống kê những số liệu cụ thể, tác giả
khái quát lên thực trạng hoạt động hiện nay của thị trƣờng bảo hiểm tài sản cũng nhƣ
thực trạng áp dụng pháp luật về phí bảo hiểm tài sản trên thực tế.
6. Ý nghĩa khoa học và phạm vi ứng dụng của đề tài
Với khả năng cịn hạn chế của mình, tác giả khơng thể nghiên cứu mọi mặt tồn
diện của vấn đề. Tuy nhiên, tác giả hy vọng Khóa luận trƣớc tiên sẽ có những ý nghĩa
nhất định cho quá trình học tập và nghiên cứu của bản thân sau này. Và xa hơn thế,

những nghiên cứu của tác giả trong Khóa luận này sẽ giúp cho những ngƣời quan tâm
đến đề tài này trong tƣơng lai, sẽ có sự tìm hiểu sâu sắc và tồn diện hơn về phí bảo
hiểm tài sản, trên cả góc độ lý luận và thực tiễn
7. Kết cấu của khóa luận
Ngồi phần mở đầu và kết luận, phần phụ lục và danh mục tài sản tham khảo,
nội dung khóa luận đƣợc chia thành hai chƣơng:
Chƣơng 1: Khái quát chung về phí bảo hiểm tài sản và quy định pháp luật của
phí bảo hiểm tài sản.
Chƣơng 2: Thực trạng áp dụng pháp luật về phí bảo hiểm tài sản và một số giải
phá

3


Chƣơng 1: Khái quát chung về phí bảo hiểm tài sản và quy định pháp luật của
phí bảo hiểm tài sản
1.1 Khái quát chung về phí bảo hiểm tài sản
1.1.1 Khái niệm phí bảo hiểm
-

Bản chất của phí
Dƣới góc độ pháp lý, “Phí hay lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải
trả khi đƣợc một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ”1. Theo đó, phí là một khoản
thu dùng để bù đắp các chi phí hoạt động của các cơ quan, tổ chức đã cung cấp các
dịch vụ cho xã hội. Cơ sở của việc thu phí là việc chủ thể đƣợc nhận phí đã cung cấp
cho chủ thể nộp phí một lợi ích nhất định thơng qua dịch vụ của mình. Do đó, khi một
chủ thể cung cấp một sản phẩm, dịch vụ ra thị trƣờng thì chủ thể đó cần phải thu phí
nhằm mục đích thu hồi vốn, trang trải những chi phí cho hoạt động đầu tƣ và quản lý.
Phí mang tính chất tự nguyện và đối giá.
Hiện nay, có rất nhiều khái niệm về phí bảo hiểm .

Chẳng hạn, theo khái niệm đƣợc đƣa ra trong từ điển Oxford: “Phí bảo hiểm là
một số tiền phải trả cho một hợp đồng bảo hiểm.”2
Trong cuốn sách Black’s Law Dictionary thì có định nghĩa rằng: “Phí bảo hiểm
là thanh tốn định kỳ cần thiết để giữ hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực”3.
Cịn theo Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam: “Phí bảo hiểm là khoản tiền mà
bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thời hạn và phƣơng
thức do các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm”.
Hoặc theo khái niệm phí bảo hiểm của luật dân sự hiện nay: “Phí bảo hiểm là
khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho bên bảo hiểm”.4
Hay “Phí bảo hiểm là số tiền mà ngƣời tham gia bảo hiểm phải trả cho công ty
bảo hiểm để đổi lấy sự đảm bảo trƣớc các rủi ro chuyển sang cho công ty bảo hiểm”5.
Những cách tiếp cận trên đã nêu đƣợc đặc trƣng nổi bật nhất của phí bảo hiểm:
Là khoản tiền mà ngƣời mua bảo hiểm phải trả cho DNBH khi muốn tham gia quan
hệ bảo hiểm. Bản chất của phí là tự nguyện và mang tính chất đối giá, vậy nên khi
muốn đƣợc các DNBH cung cấp cho mình gói dịch vụ bảo hiểm nhằm mục đích san
1

Điều 2, Khoản 1 của Pháp lệnh số 38/2001/PL -UBTVQH10 ngày 28/8/2001 về Phí và Lệ phí.
“Premium is an amount to be paid for a contract of insurance.”
Cập nhật ngày 29/04/2013
3
Theo Black's Law Dictionary, 7th edition: “Premium: the periodic payment required to keep an insurance
policy in effect”. Cập nhật ngày 29/04/2013
4
Điều 572, khoản 1 của Bộ luật dân sự 2005
5
Xem thêm Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, Giáo trình bảo hiểm, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
2

4



sẻ rủi ro của mình cho những ngƣời khác thì ngƣời mua bảo hiểm phải đóng phí bảo
hiểm theo đúng thỏa thuận mà các bên đã cam kết trong hợp đồng.
1.1.2 Khái niệm phí bảo hiểm tài sản
Mặc dù có rất nhiều khái niệm về phí bảo hiểm nhƣng vẫn chƣa có một khái
niệm nào đƣợc đƣa ra đề cập đến phí bảo hiểm tài sản.
Phí bảo hiểm tài sản là một phần của phí bảo hiểm, cũng tƣơng tự nhƣ phí bảo
hiểm trách nhiệm dân sự, phí bảo hiểm nhân thọ… Khơng có một định nghĩa riêng, cụ
thể về phí bảo hiểm tài sản, nhƣng dựa vào bản chất của phí và đặc trƣng của phí bảo
hiểm, có thể kết luận rằng: “Phí bảo hiểm tài sản là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm
tài sản phải đóng cho DNBH theo thời hạn và phương thức do các bên thỏa thuận
trong hợp đồng bảo hiểm tài sản hay phí bảo hiểm tài sản chính là giá cả của sản
phẩm bảo hiểm tài sản”.
1.1.3 Đặc điểm phí bảo hiểm tài sản
1.1.3.1 Phí bảo hiểm là giá cả của sản phẩm
Kinh doanh bảo hiểm nói chung và kinh doanh bảo hiểm tài sản nói riêng là một
loại ngành nghề dịch vụ cung cấp những gói sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng
nhằm mục tiêu sinh lợi, bắt đầu bằng việc doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chấp nhận rủi ro
đối với tài sản của ngƣời đƣợc bảo hiểm, trên cơ sở mức phí bảo hiểm mà khách hàng
đã đóng, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tiến hành việc trả tiền bảo hiểm cho ngƣời đƣợc
bảo hiểm hoặc bồi thƣờng cho ngƣời đƣợc bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Nhƣ
vậy, sản phẩm mà DNBH đem bán là lời hứa, sự cam kết. “Sản phẩm bảo hiểm là sự
cam kết của DNBH đối với bên mua bảo hiểm về việc bồi thƣờng hay trả tiền bảo
hiểm khi có các sự kiện xảy ra”6.
Khi một DNBH cung cấp một sản phẩm ra thị trƣờng thì điều mà thị trƣờng quan
tâm, đó là giá cả của sản phẩm. Giá cả, “về nghĩa rộng đó là số tiền phải trả cho một
hàng hoá, một dịch vụ, hay một tài sản nào đó”7. Để thiết lập nên quan hệ bảo hiểm,
DNBH và ngƣời mua bảo hiểm phải xác lập nên một hợp đồng, theo đó bên mua sẽ
phải đóng phí bảo hiểm và chỉ khi bên mua hồn thành xong nghĩa vụ đóng phí của

mình thì quan hệ bảo hiểm mới chính thức đƣợc xác lập. Hay nói cách khác, phí bảo
hiểm chính là giá cả của sản phẩm bảo hiểm.
1.1.3.2 Phí bảo hiểm tài sản phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Phí bảo hiểm tài sản là giá cả của sản phẩm bảo hiểm, do đó, mỗi DNBH đều có
những kế hoạch, mục tiêu cụ thể khi đƣa ra những mức giá đối với từng đối tƣợng tài
6
7

Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân (2009), Quản trị KDBH, nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
Cập nhật ngày 02/05/2013.

5


sản riêng biệt. Vậy nên, phí bảo hiểm tài sản là loại phí chịu nhiều ảnh hƣởng từ nhiều
nhân tố khác nhau:
Một là, phí bảo hiểm tài sản phụ thuộc vào mục tiêu định phí.
Khi đƣa ra giá cả của một sản phẩm bảo hiểm nhất định, mỗi DNBH cần phải xem
xét một cách đầy đủ các khía cạnh:
- Giá bán kỹ thuật: hay còn gọi là “mức giá hợp lý” nhằm giúp doanh nghiệp hình
thành nên quỹ tài chính cho mình và đủ để trang trải cho tất cả các chi phí phát sinh
trong q trình hoạt động: chi phí cho ngƣời lao động, chi phí cho việc quảng cáo và
phân phối sản phẩm, chi phí để đầu tƣ phát triển sản phẩm…Và quan trọng là mức giá
này phải đảm bảo mang lại đƣợc lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để có thể đƣa ra đƣợc
giá bán kỹ thuật thì DNBH cần phải có chun gia định phí, dựa trên tần suất xảy ra
sự kiện bảo hiểm, mức độ tổn thất bình quân, lãi suất đầu tƣ…
- Giá bán thực tế (giá thƣơng mại): đây là mức giá mà ngƣời mua bảo hiểm sẽ phải trả
cho DNBH. Giá bán này phải đảm bảo đƣợc tính cạnh tranh giữa các DNBH trên thị
trƣờng bảo hiểm, yêu cầu DNBH vừa thu hút đƣợc khách hàng đến những gói sản
phẩm của mình vừa giữ đƣợc thị phần của mình trong thị trƣờng bảo hiểm.

Nhƣ vậy, tùy mỗi mục tiêu mà DNBH đặt ra thì việc điều chỉnh phí bảo hiểm tài
sản sẽ khác nhau. Ví dụ, DNBH đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu thì mức phí sẽ
đƣợc điều chỉnh sao cho mức lợi nhuận là cao nhất mà không cần quan tâm đến số
lƣợng hợp đồng khai thác hay mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh nhƣ những
DNBH đặt mục tiêu hƣớng theo số lƣợng hợp đồng khai thác…
Hai là, phí bảo hiểm tài sản phụ thuộc vào chi phí.
Bản chất của Phí bảo hiểm tài sản nhƣ đã phân tích ở mục 1.1, đó chính là việc bù
đắp các chi phí hoạt động của các cơ quan, tổ chức (DNBH) đã cung ứng dịch vụ bảo
hiểm tài sản. Tuy nhiên, đặc trƣng nổi bật của hoạt động KDBH nói chung và KDBH
tài sản nói riêng, đó là việc xác định chi phí để cấu thành nên giá cả sản phẩm là
những chi phí dự tính mà khơng phải là các chi phí thực tế phát sinh. Giá của một sản
phẩm, dịch vụ nói chung đƣợc tạo nên từ tổng tất cả các chi phí, các nghĩa vụ tài
chính và phần lợi nhuận doanh nghiệp ƣớc tính phải đạt đƣợc trên cơ sở đảm bảo
đƣợc tính cạnh tranh cũng nhƣ nắm giữ đƣợc vị trí của doanh nghiệp mình trên thị
trƣờng.
Với chu trình kinh doanh đảo ngƣợc của mình, các DNBH sẽ tiến hành thu phí
bảo hiểm tài sản trƣớc, sau đó mới tiến hành các hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo
lời cam kết với khách hàng và tìm kiếm lợi nhuận cho donh nghiệp của mình.

6


Thơng thƣờng, các chi phí trong DNBH thƣờng phân thành chi phí trực tiếp và
chi phí gián tiếp.
Chi phí trực tiếp: là những chi phí liên quan trực tiếp đến việc bảo hiểm tài
sản (chi phí bồi thƣờng hay chi trả tiền bảo hiểm; chi phí thẩm định đánh
giá rủi ro; chi phí xử lý khiếu nại...).
- Chi phí gián tiếp: là những chi phí khơng liên quan trực tiếp đến sản phẩm
bảo hiểm nào mà gắn liền với hoạt động chung của doanh nghiệp (lƣơng
cho nhân viên, thuế TNDN…).

Mỗi DNBH khi tiến hành hoạt động kinh doanh đều đặt mục tiêu lợi nhuận mà
doanh thu của DNBH chủ yếu từ phí bảo hiểm tài sản. Việc “dự tính” chi phí phát
sinh trong tƣơng lai địi hỏi các DNBH phải thực hiện một cách nghiêm túc dựa trên
những thống kê cụ thể về các số liệu cụ thể trong quá khứ. Kinh nghiệm của mỗi
DNBH cũng nhƣ những tổn thất trong tƣơng lai khác nhau, vậy nên, việc xác định phí
bảo hiểm tài sản phụ thuộc rất nhiều vào việc “dự tính” chi phí của mỗi DNBN.
-

Ba là, phí bảo hiểm tài sản phụ thuộc vào các yếu tố tác động từ Nhà nƣớc.
Sự can thiệp của Nhà nƣớc có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến giá cả sản
phẩm bảo hiểm, cụ thể là bảo hiểm tài sản thông qua những quy định pháp lý mà pháp
luật cho phép Nhà nƣớc can thiệp vào hoạt động của DNBH.
Ở một số quốc gia, Nhà nƣớc quy định những tỷ lệ phí bảo hiểm mà DNBH bắt
buộc phải áp dụng. Ở những quốc gia khác thì việc hình thành phí bảo hiểm tài sản sẽ
thơng qua hoạt động cạnh tranh của thị trƣờng bảo hiểm, từ đó mỗi DNBH sẽ đƣa ra
một mức giá phù hợp, Nhà nƣớc sẽ không can thiệp quá sâu vào những quy tắc hoạt
động của DNBH mà chỉ đƣa ra những quy định mang tính chất định hƣớng nhằm đảm
bảo quyền lợi của các bên chủ thể khi tham gia vào quan hệ bảo hiểm tài sản.
Ở Việt Nam, theo quy định tại khoản 3 Điều 20, Nghị định 45/2007/NĐ-CP ngày
27/3/2007 quy định chi tiết Luật Kinh doanh bảo hiểm thì: “Đối với các sản phẩm bảo
hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
đƣợc phép chủ động xây dựng và triển khai quy tắc, điều khoản và biểu phí bảo
hiểm”.
1.1.3.3 Phí bảo hiểm tài sản là sự thỏa thuận giữa DNBH và bên mua bảo hiểm
Hoạt động BHTS ra đời xuất phát từ nhu cầu muốn đƣợc bảo vệ quyền lợi tài
chính của những chủ thể là chủ sở hữu tài sản hoặc ngƣời đang chiếm giữ hợp pháp
tài sản. Và để đƣợc hƣởng quyền lợi này, những chủ thể trên cần phải đóng một
khoản phí cho DNBH theo đúng nhƣ thỏa thuận trong HĐBH. Nhƣ vậy, tùy theo từng
đối tƣợng tài sản và điều kiện của mình mà mỗi khách hàng sẽ có những u cầu về
việc đảm bảo quyền lợi tài chính riêng cho loại tài sản đó. Mặt khác, cũng tùy thuộc

7


vào mỗi DNBH mà sẽ có những biểu phí bảo hiểm tài sản riêng, căn cứ vào loại tài
sản, phƣơng pháp tính phí bảo hiểm tài sản và kinh nghiệm của mỗi DNBH trong hoạt
động kinh doanh bảo hiểm của mình.
Tuy nhiên, việc thỏa thuận về mức phí bảo hiểm giữa khách hàng và DNBH cần
phải lƣu ý về việc: tài sản chỉ đƣợc bảo hiểm khi xác định đƣợc giá trị8, tức là giá trị
của những đối tƣợng bảo hiểm cần phải đƣợc tính ra bằng tiền cụ thể. Hợp đồng bảo
hiểm tài sản căn cứ vào nguyên tắc đền bù tổn thất, khi xảy ra tổn thất trên thực tế nếu
nhƣ khơng thể tính tốn thiệt hại một cách chính xác thì khơng thể tiến hành hoạt
đồng chi trả hoặc bồi thƣờng bảo hiểm.
Mặt khác, khi xác định giá trị của tài sản để đƣa ra mức phí bảo hiểm tài sản phù
hợp, thì bên mua bảo hiểm cần phải xác định đúng giá trị tài sản tại thời điểm giao kết
HĐBH tài sản. Phí bảo hiểm tài sản phụ thuộc vào số tiền bảo hiểm, tỷ lệ bảo hiểm
và thời hạn bảo hiểm. Nên mức phí bảo hiểm tài sản đƣợc thỏa thuận giữa các bên sẽ
ảnh hƣởng đến số tiền bảo hiểm mà DNBH mà hai bên đã thoả thuận trong hợp đồng
bảo hiểm tài sản. Hiện nay, pháp luật không cho phép giao kết hợp đồng bảo hiểm tài
sản trên giá trị, là những “hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm cao hơn giá thị trƣờng
của tài sản bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng”9.
Pháp luật tơn trọng sự thiện chí của các bên khi tham gia thỏa thuận các điều
kiện trong hợp đồng bảo hiểm tài sản. Tuy nhiên, khi hợp đồng đã đƣợc giao kết, các
bên chủ thể vẫn có quyền thỏa thuận lại về mức phí bảo hiểm tài sản. Trong q trình
sử dụng tài sản sẽ khơng thể tránh khỏi những hao tổn hoặc sự thay đổi bất ngờ của
những yếu tố rủi ro. Do đó, khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo
hiểm, dẫn đến giảm các rủi ro hoặc tăng các rủi ro thì các bên chủ thể có quyền thỏa
thuận lại với nhau về mức phí bảo hiểm trong thời gian còn lại của hợp đồng hoặc đơn
phƣơng đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm tài sản theo đúng quy định của pháp
luật bảo hiểm.
Nhƣ vậy, để đƣa ra đƣợc mức phí bảo hiểm tài sản quy định cụ thể trong HĐBH

tài sản thì giữa khách hàng và DNBH cần phải thỏa thuận với nhau một cách chi tiết,
rõ ràng nhằm thực hiện đúng mục tiêu của hoạt động BHTS là bảo vệ đúng quyền lợi
tài chính đối với tài sản của khách hàng. Đồng thời, việc thỏa thuận về mức phí bảo
hiểm tài sản cịn đặt ra yêu cầu đối với DNBH, cần phải đảm bảo doanh thu của DN
mình và đảm bảo thực hiện đúng cam kết với khách hàng về việc chi trả bồi thƣờng
hoặc trả tiền bảo hiểm đối với những rủi ro về tài sản trong tƣơng lai.

8

Tiến sỹ Nguyễn Thị Thủy (2010) Pháp luật bảo hiểm tài sản tại Việt Nam, nhà xuất bản Đại học quốc gia
Tp.HCM, tr63.
9
Xem khoản 1, Điều 42, Luật KDBH năm 2000

8


1.1.3.4 Phƣơng pháp tính phí bảo hiểm tài sản rất đa dạng
Xuất phát từ sự khác nhau về đôi tƣợng bảo hiểm mà phƣơng pháp tính phí bảo
hiểm tài sản có những đặc trƣng khác hơn so với những nghiệp vụ bảo hiểm khác.
Đối tƣợng bảo hiểm của hoạt động bảo hiểm tài sản là tài sản của ngƣời đƣợc
bảo hiểm. Theo BLDS 2005, Điều 163: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và
quyền tài sản”. Xuất phát từ những đối tƣợng tài sản khác nhau, hiện nay, bảo hiểm
tài sản ở nƣớc ta có những loại hình bảo hiểm sau:
Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu; BH hàng hóa vận chuyển nội địa;
Bảo hiểm thân tàu (tàu thủy, tàu hoạt động nội thủy, sông hồ, thuyền đánh
cá);
- Bảo hiệm thiệt hại vật chất xe cơ giới;
- Bảo hiểm thân máy bay;
- Bảo hiểm mọi rủi ro trong xây dƣng: Bảo hiểm lắp đặt;

- Bảo hiểm tài sản trong vận chuyển dầu, thăm dò khai thác dầu khí;
- Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt;
- Bảo hiểm nông nghiệp (cây trồng, vật nuôi);
- Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh
Phƣơng pháp tính phí bảo hiểm tài sản
-

Mặc dù có nhiều sản phẩm bảo hiểm khác nhau, nhƣng cơ cấu phí bảo hiểm tài
sản phải có đủ 2 phần: Phí thuần và phụ phí.
Cơng thức tính: P = f + d
Trong đó:
P: Phí bảo hiểm tồn bộ
f: Phí thuần là khoản phí bảo hiểm mà khách hàng phải đóng góp tƣơng đƣơng
với phần tổn thất của họ do DNBH quản lý. Khoản phí này cịn đƣợc gọi là khoản
đóng góp cho rủi ro hay khoản đóng góp cân bằng về mặt kỹ thuật giúp DNBH chi trả
tiền bảo hiểm khi có các rủi ro xảy ra trên thực tế đối với tài sản đƣợc bảo hiểm. Phí
thuần thƣờng đƣợc căn cứ vào các yếu tố: Xác suất rủi ro, cƣờng độ tổn thất, STBH,
thời hạn bảo hiểm…
d: phụ phí_là khoản phí mà bên mua bảo hiểm phải nộp cùng với phí thuần
nhằm giúp DNBH đảm bảo cho các khoản chi trong hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm:
chi phí bán hàng, chi phí để đề phịng hạn chế tổn thất, chi hoa hồng, chi quản lý hành

9


chính, chi thuế…10Những khoản chi này ln có sự thay đổi và rất nhạy cảm vì sự
cạnh tranh trên thị trƣờng bảo hiểm luôn gay gắt.
Tuy nhiên, trên thực tế thì cơng thức tính phí bảo hiểm nhƣ sau:
P = STBH x R = STBH x (R1 + R2)
Trong đó:

R là tỷ lệ phí bảo hiểm tài sản
R1: Tỷ lệ phí thuần
R2: Tỷ lệ phụ phí
Vì phí thuần thƣờng đƣợc thể hiện bằng giá trị tƣơng đối, do đó tỷ lệ phí thuần (
R1) chính là tỷ lệ % so với số tiền bảo hiểm. Ví dụ, tài sản là đối tƣợng của bảo hiểm
tài sản tham gia bảo hiểm tài sản với số tiền bảo hiểm là 400.000.000 đồng; thời hạn
bảo hiểm là 1 năm. Căn cứ vào xác suất thống kê nhiều năm, DNBH xác định tỷ lệ
phí thuần là 1%. Vậy chủ sở hữu tài sản phải nộp mức phí thuần là: 1% x 400.000.000
đ = 4.000.000 đ/năm. Tỷ lệ phụ phí ( R2) cũng đƣợc quy định bằng một tỷ lệ phần
trăm so với tổng tỷ lệ phí ( R). Nhƣ vậy, tỷ lệ phí bảo hiểm ở đây là tỷ lệ % so với số
tiền bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm và DNBH đã thỏa thuận.
Và tùy thuộc vào mỗi nghiệp vụ bảo hiểm tài sản cũng nhƣ căn cứ vào đối tƣợng
hàng hóa riêng biệt mà cơng thức tính phí bảo hiểm này cũng thay đổi theo.
Lấy ví dụ về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đƣờng biển.
Đối tƣợng tài sản đƣợc bảo hiểm ở đây thƣờng đƣợc phân loại thành: hàng khô, hàng
rời, hàng đông lạnh…Mỗi loại hàng thì lại có những đặc điểm, phƣơng thức sắp xếp
hàng hóa và chịu ảnh hƣởng rủi ro từ những yếu tố khác nhau. Do đó, việc tính phí
bảo hiểm cũng sẽ khác nhau đối với từng loại hàng.
Đối với nghiệp vụ bảo hiểm này, phí bảo hiểm tài đƣợc xác định:
P = STBH x R = STBH x (R1 + R2)
Trong đó:
STBH là số tiền bảo hiểm
R1: Tỷ lệ phí thuần
R2: Tỷ lệ phụ phí
Đối với Bảo hiểm thân máy bay, đối tƣợng đƣợc bảo hiểm ở đây là thân máy
bay, bao gồm vỏ, máy và trang thiết bị của máy bay. Xuất phát từ tính chất đặc thù
của loại hình này mà mức độ rủi ro đƣợc bảo hiểm lại đƣợc phân loại thành rủi ro
10

Xem thêm Xem thêm Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, Giáo trình bảo hiểm, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế

quốc dân.
.

10


đƣợc bảo hiểm cho thân máy bay khi máy bay: đang bay, chạy trên mặt đất, đỗ trên
mặt đất, đang neo đậu. “Phí bảo hiểm đƣợc tính trên tổng giá trị của đội máy bay và
số lần bay dự định sẽ thực hiện bởi những máy bay bay đó trong thời hạn bảo hiểm.
Phí bổ sung khơng đƣợc tính cũng nhƣ khơng có hồn phí trừ phi có sự chênh lệch
đáng kể giữa những số liệu đƣa ra khi chào phí”11.
1.1.3.5 Những đặc điểm riêng biệt
Bên cạnh những đặc điểm chung giữa phí bảo hiểm tài sản và các loại phí bảo
hiểm nhƣ đã phân tích ở trên, phí bảo hiểm tài sản vẫn có những đặc trƣng của riêng
nó.
- Cơ sở tính phí bảo hiểm
Đặc trƣng nổi bật nhất của phí bảo hiểm tài sản so với các loại bảo hiểm khác
đƣợc thể hiện ở nội dung này.
Nếu nhƣ bảo hiểm nhân thọ có đối tƣợng bảo hiểm liên quan đến tuổi thọ, tính
mạng và sức khỏe con ngƣời, do đó cơ sở tính phí bảo hiểm nhân thọ căn cứ vào tuổi
của ngƣời đƣợc bảo hiểm. Hay nhƣ bảo hiểm trách nhiệm dân sự, đối tƣợng đƣợc bảo
hiểm là trách nhiệm dân sự của ngƣời đƣợc bảo hiểm đối với ngƣời thứ ba. Trách
nhiệm này phát sinh khi ngƣời mua bảo hiểm có lỗi gây ra thiệt hại cho ngƣời bị thiệt
hại làm phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngồi hợp đồng. Vì đây là bảo hiểm
bắt buộc nên phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự đƣợc thực hiện theo biểu phí tối thiểu
ban hành kèm theo Quyết định số 23/2003/QĐ-BTC của Bộ trƣởng Bộ Tài chính12.
Có thể nhận thấy rằng, bởi vì đối tƣợng đƣợc bảo hiểm ở hai loại bảo hiểm này liên
quan đến yếu tố con ngƣời và trách nhiệm dân sự nên không thể xác định đƣợc giá trị
bảo hiểm một cách rõ ràng. Bởi lẽ, giá trị con ngƣời là vô giá, khơng thể xác định
đƣợc chính xác và trên thực tế là khơng thể bù đắp nổi; cịn trách nhiệm dân sự của

chủ thể bảo hiểm đối với bên thứ ba lại phải căn cứ vào những tổn thất xảy ra trong
tƣơng lai mà chƣa thể nào có thể xác định trƣớc một cách cụ thể đƣợc. Cho nên, việc
đƣa ra mức phí bảo hiểm đối với hai loại hình bảo hiểm này chủ yếu căn cứ vào năng
lực dự liệu và kinh nghiệm của các DNBH cũng nhƣ quy định cụ thể của pháp luật.
Lấy ví dụ về việc định phí bảo hiểm nhân thọ, thì việc định giá phí bảo hiểm sẽ phức
tạp hơn. Bởi vì ngồi những chi phí mà DNBH đã đầu tƣ để đƣa sản phẩm đến ngƣời
tiêu dùng: chi phí khai thác, chi phí sản xuất dịch vụ… thì phí bảo hiểm nhân thọ còn
phải phụ thuộc vào độ tuổi của ngƣời đƣợc bảo hiểm, tuổi thọ bình quân của con
ngƣời… Trong khi định giá phí bảo hiểm nhân thọ, có rất nhiều yếu tố phải giả định
nhƣ: tỷ lệ chết, tỷ lệ tử vong… và khi tính phí bảo hiểm, cần phải áp dụng các giả
11

Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, Giáo trình bảo hiểm, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

.
12

Xem thêm khoản 1 Điều 4 Quyết định 23/2003/QĐ-BTC.

11


định này đối với độ tuổi của ngƣời tham gia bảo hiểm, q trình này tƣơng đối phức
tạp; cịn đối với phí bảo hiểm tài sản, việc hoạch định chi phí mặc dù vẫn là giả định,
nhƣng hầu hết những chi phí đó đều là những con số rõ ràng, là kết quả của việc tổng
kết kinh nghiệm cũng nhƣ năng lực của DNBH có nghiệp vụ bảo hiểm tài sản.
Tuy nhiên, đối với bảo hiểm tài sản, thì để có thể đƣa ra đƣợc mức phí bảo hiểm
tài sản phù hợp mức độ rủi ro, hay nói cách khác là để có thể tn thủ ngun tắc định
phí bảo hiểm tài sản trên cơ sở giá trị các rủi ro nhằm đảm bảo sự công bằng trong
hoạt động bảo hiểm; rủi ro xảy ra càng lớn thì phí bảo hiểm càng cao và giá trị tài sản

càng lớn thì mức bồi thƣờng hay chi trả bảo hiểm càng tăng theo; thì khi đƣa ra mức
phí bảo hiểm tài sản, cần phải xác định cụ thể giá trị của đối tƣợng đƣợc bảo hiểm, nói
đúng hơn là xác định rõ ràng giá trị của tài sản là đối tƣợng đƣợc bảo hiểm trong quan
hệ bảo hiểm tài sản.
Vì tài sản đƣợc bảo hiểm rất đa dạng nên khi ký kết một hợp đồng bảo hiểm tài
sản, cả DNBH và bên mua bảo hiểm cần phải xác định rõ ràng giá trị tài sản mà mình
sẽ bảo hiểm và đƣợc bảo hiểm. Mục đích của bảo hiểm tài sản là chuyển giao rủi ro từ
bên mua bảo hiểm sang DNBH, khi có rủi ro xảy ra, DNBH sẽ là chủ thể bồi thƣờng
cho những tổn thất về quyền lợi tài chính về tài sản cho chủ sở hữu. Để tiến hành bồi
thƣờng hay chi trả bảo hiểm, DNBH sẽ phải căn cứ một phần vào mức phí bảo hiểm
mà bên mua bảo hiểm đã đóng. Mà mức phí bảo hiểm này phụ thuộc rất nhiều vào số
tiền bảo hiểm (là số tiền mà bên mua bảo hiểm muốn mua cho tài sản của mình căn cứ
vào giá trị tài sản). Pháp luật bảo hiểm tài sản cấm giao kết những hợp đồng bảo hiểm
trên giá trị, tức là những hợp đồng mà số tiền bảo hiểm vƣợt quá giá trị thị trƣờng của
tài sản. Đây là đặc trƣng mà những hợp đồng bảo hiểm khác khơng có, vì những đối
tƣợng của các loại hợp đồng bảo hiểm khác không thể xác định đƣợc giá trị một cách
cụ thể.
Nhƣ vậy, với đối tƣợng bảo hiểm là tài sản nên để tính phí bảo hiểm tài sản, các
DNBH sẽ căn cứ vào giá trị của tài sản để có thể tính tốn một mức phí phù hợp nhất
với tiêu chí của cả hai bên.
- Khả năng tự định phí bảo hiểm của DNBH
Mặc dù theo quy định của pháp luật, phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo
hiểm phải đóng cho DNBH theo thời hạn và phƣơng thức do các bên thỏa thuận trong
hợp đồng bảo hiểm; tuy nhiên sự tự do định phí bảo hiểm trong mỗi loại bảo hiểm là
khác nhau mà trong đó, phí bảo hiểm tài sản là loại phí đƣợc pháp luật tạo nhiều điều
kiện thuận lợi trong việc đề cao năng lực tự định phí của các DNBH.
Đối với bảo hiểm nhân thọ, những mức phí bảo hiểm đƣa ra phải tuân theo quy
tắc, biểu phí đƣợc Bộ Tài chính phê chuẩn. Hơn nữa, đối với loại bảo hiểm này, Vì
tính chất phức tạp trong việc tính phí bảo hiểm mà trong tập điều khoản của hợp
12



đồng bảo hiểm nhân thọ, thƣờng là các tập điều khoản mẫu do bên DNBH đƣa ra nên
số tiền bảo hiểm sẽ do bên tham gia bảo hiểm lựa chọn theo các mức có sẵn. Do đó,
mặc dù DNBH có quyền chủ động trong việc đƣa ra mức phí để khách hàng lựa chọn
nhƣng những mức phí này phải tuân theo những biểu phí mà Bộ Tài chính đã phê
chuẩn .
Hoặc trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự, việc đƣa ra mức phí tối thiểu phải căn
cứ vào biểu phí do Bộ tài chính ban hành. Tuy nhiên, pháp luật vẫn cho phép hai bên
có quyền thỏa thuận với mức phí cao hơn. Nhƣng nếu nhìn nhận tổng quan, sự tự định
phí của DNBH ở đây vẫn bị hạn chế.
Khác với hai loại hình bảo hiểm trên, phí bảo hiểm trong quan hệ bảo hiểm tài
sản đƣợc “tự do” hơn. Theo pháp luật bảo hiểm, DNBH kinh doanh nghiệp vụ bảo
hiểm tài sản đƣợc phép chủ động xây dựng biểu phí bảo hiểm sao cho đáp ứng điều
kiện: phí bảo hiểm phải đƣợc xây dựng dựa trên số liệu thống kê, đảm bảo khả năng
thanh toán của DNBH và phải tƣơng ứng với điều kiện, trách nhiệm bảo hiểm ( thỏa
mãn nguyên tắc định phí bảo hiểm).
Nhƣ vậy, về nguyên tắc, việc định phí bảo hiểm tài sản chủ yếu phụ thuộc vào
năng lực của các DNBH trong việc tính tốn các chi phí để đƣa ra biểu phí mà không
bị Nhà nƣớc hạn chế mức tối thiểu hay tối đa. Bên mua bảo hiểm thỏa thuận với
DNBH một tỷ lệ phí thích hợp phù hợp với số tiền mà DNBH cho rằng nó “xứng
đáng” với giá trị tài sản của mình.
1.2 Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với phí bảo hiểm tài sản
Bảo hiểm nói chung và bảo hiểm tài sản nói riêng là một hoạt động tƣơng hỗ
đƣợc hợp bởi sự tiết kiệm của nhiều cá nhân, tổ chức nhằm bù đắp tổn thất, những
hậu quả thiệt hại mà chủ sở hữu tài sản phải gánh chịu do những rủi ro gây ra. Khi
xảy ra thiệt hại trên thực tế, một cá nhân không thể gánh chịu hoàn toàn những thiệt
hại về quyền lợi tài chính nhƣng nếu cả cộng đồng chung tay góp sức, cùng “lấy sự
đóng góp của số đơng để bù đắp cho những bất hạnh của số ít”13 thì việc giải quyết
thiệt hại hồn tồn là điều có thể. Tuy nhiên, để có thể cùng nhau chia sẻ rủi ro thì

buộc các cá nhân, tổ chức phải tự nguyện đóng góp, hay nói cách khác là phải tự
nguyện đóng phí bảo hiểm. Phí bảo hiểm chính là sợi dây kết nối, tạo nên mối liên hệ
giữa DNBH và khách hàng, cũng là sợi dây gắn kết giữa cộng đồng và một cá nhân cụ
thể
1.2.1 Xét từ phƣơng diện kinh tế
Nhƣ đã phân tích về bản chất của “phí”, phí bảo hiểm tài sản thực chất là khoản
thu dùng để bù đắp các chi phí hoạt động của các DNBH đã cung cấp các dịch vụ bảo
13

Tiến sỹ Nguyễn Thị Thủy, tldd, tr17.

13


hiểm cho xã hội. Khi quyết định tham gia vào thị trƣờng bảo hiểm tài sản, mỗi DNBH
đều đặt tiêu chí lợi nhuận lên hàng đầu, tùy thuộc vào điều kiện của mỗi DNBH mà sẽ
có những chiến lƣợc cụ thể: đa dạng hóa sản phẩm, quảng cáo đến ngƣời tiêu dùng,
mở rộng phạm vi phân phối sản phẩm…Nhƣ vậy để hoàn thành đƣợc mục tiêu này,
DNBH sẽ phải bỏ ra những khoản phí nhất định nhằm hiện thực hóa những chiến lƣợc
trên. Đƣợc thành lập ra để kinh doanh, DNBH khơng phải là những nhà từ thiện tự
mình chi trả hết những hoạt động của công ty chỉ nhằm mục đích đơn thuần là đƣa
đến những gói sản phẩm bảo hiểm miễn phí cho khách hàng, mà chính những khách
hàng có nhu cầu muốn tìm đến những gói sản phẩm đó phải đóng những khoản phí
cho DNBH. Khoản phí này, vừa để bù đắp những chi phí mà DNBH đã bỏ ra trong
quá trình hoạt động kinh doanh, vừa để mang lại lợi nhuận cho DNBH.
Đối với những doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng khác, thì chu trình
cung cấp sản phẩm ra thị trƣờng nhƣ sau: doanh nghiệp xác định một cách tất cả
những chi phí trong hoạt động kinh doanh, trên cơ sở đó tiến hành ấn định giá bán sản
phẩm sao cho tổng thu nhập có đƣợc lớn hơn hoặc tối thiểu là bằng với những chi phí
đã bỏ ra nhằm đảm bảo mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên đối với những DNBH, đặc

trƣng nổi bật của những doanh nghiệp này đó chính là chu trình kinh doanh đảo
ngƣợc, có nghĩa là doanh thu có trƣớc và chi phí phát sinh sau. Doanh thu của DNBH
chủ yếu từ phí bảo hiểm. Khi thu phí từ khách hàng, DNBH sẽ phải thành lập những
quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm, một loại quỹ đặc trƣng của các công ty bảo hiểm
nhằm đảm bảo trách nhiệm của DNBH trƣớc những cam kết với khách hàng. Tức là,
DNBH sẽ thu phí của khách hàng trƣớc và sẽ chi trả cho khách hàng khi xảy ra tổn
thất từ rủi ro đƣợc bảo hiểm phát sinh. Nhƣ vậy, chi phí mà DNBH bỏ ra khơng chỉ là
những chi phí phát sinh trong q trình cung cấp gói sản phẩm bảo hiểm đến khách
hàng, mà cịn có những chi phí “dự tính” phát sinh trong tƣơng lai nhằm đảm bảo
quyền lợi của khách hàng, nhƣ khoản bồi thƣờng hoặc trả tiền bảo hiểm cho khách
hàng… Do đó, việc cân đối giữa thu phí bảo hiểm của khách hàng và những khoản
chi phí phát sinh trong tƣơng lai chính là điều kiện mà các DNBH cần phải đáp ứng
để có thể mang lại lợi nhuận cho cơng ty của mình.
Nhƣ vậy, việc thu phí bảo hiểm của khách hàng là cần thiết. Đó vừa là khoản thu
nhằm bù đắp những khoản chi phí mà DNBH đã bỏ ra khi cung cấp dịch vụ đến khách
hàng, vừa là nguồn thu bảo đảm lợi nhuận cho DNBH khi tiến hành hoạt động kinh
doanh.
1.2.2 Về phƣơng diện pháp lý
Quan hệ giữa DNBH và ngƣời mua bảo hiểm tài sản đƣợc hình thành thơng qua
hợp đồng bảo hiểm tài sản, đây là một loại giao dịch dân sự. “Giao dịch dân sự là
hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt
14


quyền, nghĩa vụ dân sự”14. Mục đích của giao dịch dân sự là lời ích hợp pháp mà các
bên chủ thể muốn đạt đƣợc khi tham gia giao dịch. Hay nói cách khác, mục đích của
giao dịch chính là hậu quả pháp lý sẽ phát sinh từ giao dịch mà các bên chủ thể mong
muốn đạt đƣợc khi xác lập giao dịch. Những mục đích này thƣờng mang tính chất
pháp lý.
Nhƣ vậy, khi giao dịch dân sự đƣợc hình thành, giữa các bên chủ thể sẽ phát sinh

quyền và nghĩa vụ với nhau. Theo đó, trong quan hệ bảo hợp đồng bảo hiểm tài sản,
bên bảo hiểm sẽ nhận đƣợc một khoản phí, cịn bên đƣợc bảo hiểm nhận đƣợc một lời
cam kết bảo đảm đƣợc nhận tiền bồi thƣờng hoặc tiền bảo hiểm khi có sự kiện xảy ra
theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Nhƣ vậy, việc đóng phí bảo hiểm là nghĩa vụ
của ngƣời mua bảo hiểm và việc nhận phí bảo hiểm là quyền của DNBH khi tham gia
vào quan hệ bảo hiểm.
Cụ thể, khi muốn đƣợc bảo vệ quyền lợi tài chính đối với những tài sản mà
mình là chủ sở hữu hoặc là ngƣời đang chiếm hữu và sử dụng hợp pháp tài sản đó,
ngƣời mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm nhƣ là một khoản phí yêu cầu việc đƣợc
chia sẻ những rủi ro phát sinh từ tƣơng lai đối với những tài sản của mình từ cộng
đồng và DNBH chính là bên trung gian đƣa nguồn tài chính đƣợc đóng góp từ cộng
đồng đến với những chủ thể gặp phải rủi ro về tài sản. Riêng với DNBH, việc nhận
phí bảo hiểm là quyền lợi của những doanh nghiệp này. Khi doanh nghiệp cung cấp
một sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho những nhu cầu của xã hội thì những doanh nghiệp
có quyền đƣợc thu phí nhằm bù đắp những tổn thất phát sinh trong quá trình đƣa
những dịch vụ đến tay ngƣời tiêu dùng. Đối với DNBH, họ đã phải bỏ ra những chi
phí từ khi tung sản phẩm ra thị trƣờng đến khi hoàn tất nghĩa vụ mà họ đã cam kết với
khách hàng bảo hiểm là đảm bảo việc chi trả tiền bảo hiểm hay tiền bồi thƣờng khi
xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Nhƣ vậy, cần phải quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong những
trƣờng hợp cụ thể nhằm đảm bảo tối đa quyền lợi của khách hàng, đồng thời đảm bảo
cho hiệu quả hoạt động của DNBH.
1.2.3 Vai trị của phí bảo hiểm tài sản
1.2.3.1 Phí bảo hiểm là nguồn vốn chủ yếu của DNBH
“Vốn” của doanh nghiệp thực tế chính là vốn kinh doanh của doanh nghiệp, là
giá trị đƣợc biểu hiện bằng tiền toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp phục
vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận15.

14


Điều 121 BLDS 2005
Xem thêm Trƣờng Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh (2009), Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia TP. HCM, TP.HCM, tr46.
15

15


Trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm tài sản, bên bảo hiểm nhận đƣợc một khoản
phí, cịn bên đƣợc bảo hiểm nhận đƣợc một lời cam kết trả tiền bảo hiểm hay bồi
thƣờng khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Phí bảo
hiểm tài sản chính là một nguồn vốn của DNBH. Hay chính xác hơn, đó là nguồn vốn
vay mà ngƣời mua bảo hiểm chính là “chủ nợ”. Tuy nhiên, bên mua bảo hiểm lại
“khơng có khả năng kiểm tra độ tin cậy (về tài chính) của ngƣời vay (DNBH)16. Do
đó, với việc đóng phí của khách hàng, DNBH phải trích lập Dự phịng bảo hiểm
nghiệp vụ nhằm mục đích thanh tốn cho những trách nhiệm bảo hiểm đã đƣợc xác
định đƣợc trƣớc và phát sinh từ các hợp đồng đã giao kết17. Đối với hợp đồng bảo
hiểm tài sản, thì thời hạn của hợp đồng thƣờng không quá một năm. Thời hạn này
ngắn hơn rất nhiều so với thời hạn của hợp đồng bảo hiểm khác(Ví dụ: thời hạn hợp
đồng bảo hiểm nhân thọ tối thiểu là 5 năm). Vậy nên đây là một loại nợ ngắn hạn. Tuy
nhiên, đối với hoạt động bảo hiểm, từ khi DNBH tiến hành thu phí bảo hiểm tài sản
đến khi trả tiền bồi thƣờng hoặc tiền bảo hiểm sẽ cách một khoảng thời gian. Và trong
thời gian này, khoản phí thu đƣợc sẽ là nguồn vốn nhàn rỗi. DNBH không cần phải
dùng đến những nguồn vốn vay khác mà DNBH sẽ sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi từ
quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và đƣợc sử dụng nguồn vốn đó để thực hiện các
hoạt động đầu tƣ kinh doanh khác nhƣng vẫn phải bảo đảm trách nhiệm của mình
trƣớc những cam kết với khách hàng.
Các hợp đồng bảo hiểm tài sản thƣờng có thời hạn ngắn, thƣờng chỉ kéo dài từ
một năm trở xuống, có nhiều nghiệp vụ bảo hiểm tài sản thời hạn bảo hiểm chỉ tính
bằng giờ nhƣ: bảo hiểm hàng hóa vận chuyển… Do đó, nguồn vốn của DNBH có

đƣợc từ nguồn phí bảo hiểm tài sản của bên mua bảo hiểm có thể đƣợc xem là những
khoản nợ ngắn hạn. Vì hợp đồng bảo hiểm có thể đƣợc ký kết vào bất cứ thời điềm
nào trong năm, thời hạn bảo hiểm mỗi loại hợp đồng bảo hiểm tài sản lại ngắn và còn
tùy thuộc vào mỗi loại tài sản, hơn nữa khả năng xảy ra rủi ro là không thể lƣờng
trƣớc đƣợc nên việc bồi thƣờng của DNBH cần phải kịp thời nhằm chia sẻ rủi ro với
với khách hàng. Do đó, DNBH cần phải sử dụng nguồn vốn vay ngắn hạn này đầu tƣ
một cách có hiệu quả vừa đảm bảo đầu tƣ sinh lợi, vừa đảm bảo thực hiện đƣợc cam
kết với khách hàng một cách hiệu quả nhất.
1.2.3.2 Phí bảo hiểm là cơ sở để tính bồi thƣờng thiệt hại
Một trong những nguyên tắc hoạt động của kinh doanh bảo hiểm là nguyên tắc
bồi thƣờng, DNBH phải chịu trách nhiệm khôi phục lại trạng thái tài chính của ngƣời
mua bảo hiểm khi tổn thất chƣa xảy ra và ngƣời mua bảo hiểm cũng chỉ đƣợc hƣởng
mức bồi thƣờng không vƣợt quá giá trị tổn thất thực tế hoặc là quyền lợi về bảo hiểm
mà họ xứng đáng đƣợc nhận. Mục đích khi tham gia vào quan hệ bảo hiểm tài sản của
16
17

Nguyễn Văn Thành (3/2009), « Bảo vệ ngƣời tham gia bảo hiểm », Tạp chí Nhà quản lý, (69).
Xem thêm Khoản 1, Điều 96, Luật KDBH đã đƣợc sửa đổi bổ sung 2010

16


ngƣời mua bảo hiểm là đƣợc bảo vệ quyền lợi tài chính đối với tài sản của mình đối
với những rủi ro trong tƣơng lai mà khơng nhằm mục đích hƣởng lợi. Do đó, việc
đƣợc hƣởng bồi thƣờng của ngƣời mua bảo hiểm không đƣợc vƣợt quá những quyền
lợi mà các bên đã thỏa thuận với nhau trong hợp đồng.
Cơ sở để tính bồi thƣờng trong bảo hiểm tài sản thƣờng dựa trên: mức phí bảo
hiểm, hình thức bảo hiểm và thiệt hại thực tế do rủi ro gây ra.
Khi một khách hàng xác lập quan hệ bảo hiểm với DNBH thơng qua phí bảo

hiểm tài sản, khách hàng đó đã nhận thức giá trị tài sản của mình và yêu cầu đƣợc bảo
hiểm về quyền lợi tài chính về tài sản đó thơng qua những thỏa thuận trong HĐBH tài
sản. Phí bảo hiểm tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên chủ thể, đối với khách hàng,
đó là sự định giá về quyền lợi tài chính đối với tài sản của họ. Trong cuộc sống, vì
khơng thể tránh đƣợc những rủi ro xảy ra đối với tài sản của mình, những khách hàng
này ln tìm đến một DNBH yêu cầu việc bảo hiểm cho tài sản của họ. Khi nhận thức
đƣợc giá trị đối với tài sản mà mình đang sở hữu, khách hàng sẽ đƣa ra một mức phí
coi nhƣ là mức giá họ định ra đối với những quyền lợi mà họ đáng đƣợc hƣởng nếu
nhƣ không gặp phải những rủi ro bất ngờ. Trên cơ sở đó, DNBH sẽ căn cứ vào mức
phí bảo hiểm mà mình đã thỏa thuận với khách hàng dựa trên yêu cầu của họ cũng
nhƣ những mức phí mà doanh nghiệp mình đã dự liệu, sẽ tiến hành chi trả bồi thƣờng
cho khách hàng nếu nhƣ có rủi ro thực tế xảy ra. Vì khách hàng đã tự “đánh giá” về
quyền lợi tài chính đối với tài sản của mình, nếu có thiệt hại xảy ra, họ sẽ chỉ đƣợc
nhận những gì tƣơng đƣơng với quyền lợi mà họ nghĩ mình đáng đƣợc hƣởng mà
khơng thể địi hỏi vƣợt q những quyền lợi đó, nên việc bồi thƣờng bảo hiểm phải
căn cứ vào mức phí bảo hiểm mà hai bên đã thỏa thuận.
1.3 Khái quát chung về pháp luật của phí bảo hiểm tài sản
1.3.1 Khái niệm
Phí bảo hiểm tài sản là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm tài sản phải đóng cho
DNBH theo thời hạn và phƣơng thức do các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm
tài sản. Nhƣ vậy quan hệ về phí bảo hiểm tài sản chủ yếu phát sinh giữa DNBH và
bên mua bảo hiểm. Trong hệ thống các công cụ bảo vệ mối quan hệ này thì việc ban
hành và thực hiện pháp luật về phí bảo hiểm tài sản là hữu hiệu nhất. Theo đó, “pháp
luật về phí bảo hiểm tài sản được hiểu là tổng hợp các quy định pháp luật điều chỉnh
về vai trị của phí bảo hiểm; nghĩa vụ và quyền lợi của các bên liên quan đến phí bảo
hiểm tài sản trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm tài sản”.

17



1.3.2 Nội dung của quy định pháp luật về phí bảo hiểm tài sản
1.3.2.1 Yếu tố chi phối đến phí bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật.
a) Giá trị tài sản
Trong quan hệ bảo hiểm tài sản, có một nguyên tắc quan trọng mà các bên khi
tham gia quan hệ này cần phải tuân thủ, đó là nguyên tắc định phí tài sản. Nguyên tắc
này đƣợc hiểu là bảo hiểm phải dựa trên cơ sở các rủi ro, nhằm đảm bảo sự công bằng
trong hoạt động bảo hiểm mà các rủi ro phải đƣơng với mức phí bảo hiểm mà bên
mua bảo hiểm phải đóng. Nghĩa là, rủi ro xảy ra càng lớn, sự tổn thất xảy ra trong
tƣơng lai càng cao thì mức phí bảo hiểm tài sản cũng phải tăng lên tƣơng ứng. Nhƣ
vậy, việc dự liệu trƣớc những tổn thất trong tƣơng lai rất quan trọng. Để có thể giảm
thiểu tốt nhất mức bồi thƣờng thì DNBH cần phải đƣa ra mức phí bảo hiểm tài sản
phù hợp nhất với tài sản là đối tƣợng của hợp đồng bảo hiểm. Trong đó có một yếu tố
luôn luôn đƣợc hai bên chủ thể quan tâm đến: Giá trị tài sản đƣợc bảo hiểm.
Trong quan hệ bảo hiểm tài sản, đối tƣợng đƣợc bảo hiểm là tài sản nhƣng khách
thể của hợp đồng bảo hiểm tài sản mà hai bên muốn giao kết chính là lợi ích kinh tế
đã có sẵn của đối tƣợng bảo hiểm hay cịn gọi là lợi ích bảo hiểm. Vậy, mục đích
chính khi ngƣời đề nghị bảo hiểm muốn giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản với
DNBH là nhằm bảo vệ quyền lợi tài chính về tài sản của mình. Tức là, muốn bảo vệ
giá trị tài sản mà những chủ thể đó đáng đƣợc hƣởng nếu nhƣ khơng có những rủi ro
trong tƣơng lai. Nhƣ vậy, giá trị tài sản đƣợc bảo hiểm ở đây cần phải đáp ứng những
điều kiện nhƣ thế nào để đƣợc xem là đối tƣợng của hợp đồng bảo hiểm tài sản hay là
cơ sở để tính phí bảo hiểm tài sản?
- Quyền sở hữu tài sản
Quan hệ bảo hiểm tài sản hƣớng đến đối tƣợng là tài sản mà những quan hệ về
tài sản luôn xuất phát từ những quan hệ sở hữu. Quan hệ sở hữu là tiền đề, là xuất
phát điểm cho tính hợp pháp của các quan hệ khác. Nhƣ vậy, để trở thành đối tƣợng
của hợp đồng bảo hiểm tài sản, cần phải xác định vấn đề tài sản đƣợc đề nghị bảo
hiểm thuộc sở hữu của ai? Hay nói cách khác, bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi
nhƣ thế nào đối với tài sản đƣợc bảo hiểm?
Theo quy định của pháp luật dân sự, với tƣ cách là chủ sở hữu tài sản, chủ thể đó

sẽ có đầy đủ quyền năng đối với tài sản của mình: Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng
và quyền định đoạt. Nhƣ vậy, khi là chủ sở hữu tài sản, chủ thể hồn tồn có quyền đề
nghị DNBH bảo vệ tài sản của mình thơng qua việc bảo hiểm cho quyền lợi tài chính
về tài sản cho chủ sở hữu.
Tuy nhiên, khơng chỉ có riêng chủ sở hữu mới có quyền năng trên. Khi tạo ra tài
sản, chủ sở hữu ln tìm mọi cách để tài sản của mình phát huy tốt nhất giá trị của nó.
Vậy nên trong rất nhiều trƣờng hợp, chủ sở hữu có thể chuyển một số quyền sở hữu
18


của mình cho các chủ thể khác thơng qua chuyển quyền chiếm hữu và quyền sử dụng
tài sản. Những hình thức chuyển quyền này đƣợc quy định khá cụ thể trong pháp luật
dân sự: cho thuê, cho mƣợn... Khi đƣợc chủ sở hữu chuyển quyền, những chủ thể
đƣợc hƣởng quyền có nghĩa vụ phải bảo quản tài sản cho chủ sở hữu. Để có thể đảm
bảo tốt nhất sự an toàn cho tài sản đang thuộc sự chiếm hữu của mình, những chủ thể
đƣợc hƣởng quyền có thể đề nghị mua bảo hiểm tài sản nếu đƣợc sự ủy quyền của
chính chủ sở hữu. Bởi lẽ, khi chuyển giao quyền chiếm hữu hay quyền sử dụng thì
việc định đoạt tài sản vẫn thuộc quyền năng của chủ sở hữu ban đầu. Nhƣ vậy, khi
đƣợc sự ủy quyền của chủ sở hữu, những chủ thể nhận quyền có thể trở thành ngƣời
mua bảo hiểm hay sẽ là chủ thể đóng phí bảo hiểm.
- Giá trị tài sản
Bảo hiểm tài sản ra đời xuất phát từ nhu cầu muốn chia sẻ tổn thất của những
ngƣời mua bảo hiểm tài sản. Theo đó, khi có tổn thất xảy ra trên thực tế, DNBH sẽ
phải chi trả hoặc bồi thƣờng bảo hiểm cho những ngƣời mua bảo hiểm tài sản. Nhƣ
vậy, với những thiệt hại mà đáng lý ra, ngƣời mua bảo hiểm phải là ngƣời gánh chịu
thì khi tham gia quan hệ bảo hiểm tài sản, DNBH sẽ trở thành chủ thể chi trả cho
những tổn thất trên. Tuy nhiên, việc xác định tổn thất thực tế để DNBH tiến hành chi
trả, bồi thƣờng sẽ rất khó khăn nếu nhƣ ngay từ đầu không xác định cụ thể giá trị của
tài sản đƣợc bảo hiểm.
Khách thể của hợp đồng bảo hiểm tài sản là lợi ích kinh tế của tài sản. Tuy

nhiên, cần lƣu ý rằng, những lợi ích kinh tế này phải là những lợi ích kinh tế hợp
pháp, tức là những lợi ích đã đƣợc pháp luật thừa nhận. Và đặc biệt, bên mua bảo
hiểm phải chứng minh đƣợc tổn thất của tài sản phải có những ảnh hƣởng đối với
ngƣời đƣợc bảo hiểm thì ngƣời mua bảo hiểm mới đƣợc phép mua bảo hiểm cho tài
sản đó18. Vậy nên khi xác định giá trị tài sản, ngƣời mua bảo hiểm và DNBH cần phải
lƣu ý đến những vấn đề trên để có thể giao kết hợp đồng phù hợp với quy định của
pháp luật.
Bảo hiểm tài sản là nhu cầu của ngƣời đề nghị đƣợc bảo hiểm tài sản, tuy nhiên
việc xác định giá trị tài sản còn tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên. Việc thẩm định
giá trị tài sản cần phải đảm bảo rằng: vừa bảo vệ quyền lợi cho ngƣời mua bảo hiểm
vừa đảm bảo nguồn doanh thu cho DNBH.
Trong bảo hiểm con ngƣời, đối tƣợng bảo hiểm là sức khỏe, tính mạng của con
ngƣời; đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự là trách nhiệm dân sự của ngƣời đƣợc bảo
hiểm đối với ngƣời thứ ba. Những đối tƣợng này không thể định giá một cách cụ thể
vì liên quan đến con ngƣời và những đối tƣợng đƣợc hình thành trong tƣơng lai mà
khơng phải là ngay tại thời điểm giao kết hợp đồng. Khác với bảo hiểm con ngƣời và
18

Tiến sỹ Nguyễn Thị Thủy, tldd, tr65.

19


×