Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các nước đang phát triển trong hiệp định nông nghiệp của WTO và thực tiễn áp dụng trong thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

TRẦN PHÚ QUÝ

QUY ĐỊNH VỀ ĐỐI XỬ ĐẶC BIỆT VÀ KHÁC BIỆT ĐỐI
VỚI CÁC NƢỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG HIỆP
ĐỊNH NÔNG NGHIỆP CỦA WTO VÀ THỰC TIỄN ÁP
DỤNG TRONG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

TRẦN PHÚ QUÝ

QUY ĐỊNH VỀ ĐỐI XỬ ĐẶC BIỆT VÀ KHÁC BIỆT ĐỐI
VỚI CÁC NƢỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG HIỆP
ĐỊNH NÔNG NGHIỆP CỦA WTO VÀ THỰC TIỄN ÁP
DỤNG TRONG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Kinh tế - Mã số: 60.38.50

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: T.S Trần Việt Dũng

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghi n c u c a ri ng tôi
c s liệu
nêu trong luận văn là trung th c
t qu nghi n c u n u trong luận văn ch a
t ng đ c ai cơng trong t cơng trình nào h c
T c giả uận văn


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
AMS
AoA
CSQ
FAO
GATS
GATT
GSP
LDC
MFN
NFIDC
OECD
OTDS
RAM
SDT
SIDS
SPS


SSG
SSM
SVE
TBT
TRIPS

TRQ
UNCTAD
WTO

Tiếng Anh
Tiếng Việt
Aggreate Measures of Support
Mức hỗ trợ gộp
Agreement on Agriculture
Hiệp định nông nghiệp
Country Specific Quota
Hạn ngạch quốc gia cụ thể
Food and Agriculture
Tổ chức lương nông quốc tế
Organization
General Agreement on Trade in
Hiệp định chung về thương mại
Services
dịch vụ
General Agreement on Tariff and
Hiệp định chung về thuế quan
Trade
và thương mại
General System of Preferences

Hệ thống ưu đãi phổ cập
Least-Developed Country
Nước kém phát triển nhất
Most Favour Nation
Tối huệ quốc
Net Food-Importing Developing Nước đang phát triển nhập khẩu
Countries
lương thực chính
Organisation for Economic
Tổ chức cho Hợp tác và phát
Cooperation and Development
triển kinh tế
Overall Trade-Distorting
Tổng mức hỗ trợ trong nước
Domestic Support
gây bóp méo thương mại
Recent Added Member
Thành viên mới gia nhập
Special and Differential Treatment
Đối xử đặc biệt và khác biệt
Small Island Developing States
Các quốc đảo nhỏ đang phát
triển
Agreement on the Application of
Hiệp định về các biện pháp vệ
Sanitary and Phytosanitary
sinh dịch tễ và kiểm dịch động
Measures
thực vật
Special Safeguard

Biện pháp tự vệ đặc biệt
Special Safeguard Machenism
Cơ chế tự vệ đặc biệt
Small Vulnerable Economies
Các nền kinh tế nhỏ dễ bị tổn
thương
Agreement on Techinal Barrier on Hiệp định về hàng rào kỹ thuật
Trade
trong thương mại
The Agreement on Trade Related
Hiệp định về các khía cạnh
Aspects of Intellectual Property
thương mại liên quan đến quyền
Rights
sở hữu trí tuệ
Tariff Rate Quota
Hạn ngạch thuế quan
United Nation Conference on
Hội nghị của Liên hiệp quốc về
Trade and Development
thương mại và phát triển
World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ QUY ĐỊNH ĐỐI XỬ ĐẶC BIỆT VÀ KHÁC
BIỆT VÀ HIỆP ĐỊNH NÔNG NGHIỆP CỦA WTO ....................................... 7
1.1. Khái quát về quy định đối xử đặc biệt và khác biệt của GATT/WTO .... 7

1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển c a quy định đ i xử đặc biệt và khác biệt
............................................................................................................................ 7
1.1.2. Phân loại c c quy định đ i xử đặc biệt và khác biệt trong th ơng mại qu c t
.......................................................................................................................... 13
1.2. Khái quát Hiệp định nông nghiệp của WTO ............................................ 18
1.2.1. S ra đời c a Hiệp định nông nghiệp .................................................... 18
1.2.2. Nội dung cơ n c a Hiệp định nông nghiệp......................................... 21
CHƢƠNG II. QUY ĐỊNH VỀ ĐỐI XỬ ĐẶC BIỆT VÀ KHÁC BIỆT TRONG
HIỆP ĐỊNH NÔNG NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRONG THƢƠNG
MẠI QUỐC TẾ ............................................................................................... 26
2.1. Quy định đối xử đặc biệt và khác biệt trong Hiệp định nông nghiệp .... 27
2 1 1 Quy định đ i xử đặc biệt và khác biệt về ti p cận thị tr ờng ................ 27
2 1 2 Quy định đ i xử đặc biệt và khác biệt về hỗ tr trong n ớc .................. 28
2 1 3 Quy định đ i xử đặc biệt và khác biệt về tr c p xu t khẩu .................. 29
2.2. Thực tiễn áp dụng quy định đối xử đặc biệt và khác biệt trong hiệp định
nông nghiệp ......................................................................................................... 30
2 2 1 Đ i với v n đề ti p cận thị tr ờng ......................................................... 31
2 2 2 Đ i với v n đề hỗ tr trong n ớc ........................................................... 38
2 2 3 Đ i với v n đề tr c p xu t khẩu ........................................................... 43
CHƢƠNG III. VẤN ĐỀ NÔNG NGHIỆP VÀ QUY ĐỊNH VỀ ĐỐI XỬ ĐẶC
BIỆT VÀ KHÁC BIỆT TRONG NƠNG NGHIỆP TẠI VỊNG ĐÀM PHÁN
DOHA .............................................................................................................. 47
3.1. Đàm ph n về nông nghiệp và c c đề xuất mới về quy định đối xử đặc biệt và
khác biệt trong nơng nghiệp tại Vịng đàm ph n Doha .................................. 47
3 1 1 Đàm ph n về nông nghiệp tại Vòng đàm ph n Doha ............................ 47
3 1 2 Quy định đ i xử đặc biệt và khác biệt trong nông nghiệp và c c đề xu t mới
tại Vòng đàm ph n Doha ................................................................................. 53


3.2. Đ nh gi c c đề xuất mới về quy định đối xử đặc biệt và khác biệt trong

nông nghiệp tại Vòng đàm ph n Doha và triển vọng áp dụng trong thƣơng mại
quốc tế .................................................................................................................. 61
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 74


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Một trong những vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất trong hệ thống thương mại quốc
tế là vấn đề quy định quyền và nghĩa vụ khác biệt giữa các nước phát triển và đang phát
triển. Do đặc điểm về mức độ phát triển của nền kinh tế còn hạn chế so với các nước
phát triển nên các nước đang phát triển muốn được hưởng các chính sách ưu đãi hơn
trong thương mại quốc tế so với các nước phát triển nhằm giúp các nước này hội nhập
và phát triển kinh tế.
Hệ thống thương mại đa phương của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cũng
như tiền thân của nó là Hiệp định chung về thuế quan và Thương mại (GATT) ln có
đa số các bên tham gia/thành viên là các nước đang phát triển. Hiện nay, trong 153 thành
viên WTO có khoảng 2/3 quốc gia và vùng lãnh thổ hải quan thuộc nhóm các quốc gia
có nền kinh tế đang phát triển. Vì vậy, vấn đề ưu đãi dành cho các nước đang phát triển
ngay từ đầu đã được các bên tham gia/thành viên đặt ra và hiện nay vấn đề này vẫn được
các nước đang phát triển đưa ra trong các cuộc đàm phán về thương mại trong hệ thống
WTO. Những ưu đãi mà các nước đang phát triển được hưởng thể hiện sự ghi nhận của
các quốc gia tham gia vào hệ thống thương mại đa phương đối với những khó khăn mà
các nước đang phát triển phải đối mặt khi tham gia thương mại quốc tế và những bất lợi
của nhóm nước này so với các nước phát triển và cũng nhằm mục đích giúp các nước
đang phát triển hội nhập và phát triển kinh tế. Sự hội nhập và cùng phát triển của các
quốc gia được coi là nền tảng quan trọng tạo ra sự thịnh vượng chung cho toàn hệ thống
thương mại.
Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế và WTO, các ưu đãi dành cho các

nước đang phát triển cũng dần được hoàn thiện theo hệ thống pháp luật của WTO. Hiện
nay, hầu hết các Hiệp định của WTO đều có các quy định cụ thể về việc dành ưu đãi cho
các nước đang phát triển. Các quy định này được thừa nhận và thể hiện trong các văn
bản pháp luật của WTO dưới dạng các điều khoản về đối xử đặc biệt và khác biệt cho
các nước đang phát triển.
Quy định đối xử đặc biệt và khác biệt cho phép các nước đang phát triển được
hưởng các ưu đãi trong thương mại quốc tế và được hưởng các ngoại lệ về quyền và
nghĩa vụ theo các quy định thông thường áp dụng cho tất cả các Thành viên của WTO.
Các quy định đối xử đặc biệt và khác biệt cho các nước đang phát triển được thể hiện cơ
bản dưới hai dạng là (i) Các quy định cho các nước đang phát triển ưu đãi và linh hoạt
trong việc thực hiện các cam kết và (ii) Các quy định yêu cầu các nước phát triển dành


2

các ưu đãi hoặc đối xử đặc biệt cho các nước đang phát triển nhằm gia tăng các cơ hội
thương mại cho các nước này.
Nông nghiệp là lĩnh vực quan trọng trong cơ cấu thương mại quốc tế và có tác
động lớn đối với nền kinh tế của các quốc gia đặc biệt là các nước đang phát triển có cơ
cấu nơng nghiệp giữ vai trị chủ đạo và chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế. Bên cạnh
đó, nơng nghiệp cịn có ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề an ninh lương thực cũng như các
vấn đề về việc làm, mơi trường ở các quốc gia. Do đó, nơng nghiệp là vấn đề được các
bên/thành viên của GATT/WTO đặc biệt quan tâm và dành sự bảo hộ lớn cho nông
nghiệp. Các quy định về thương mại nông nghiệp phần nào vẫn nằm ngoài các quy tắc
thương mại quốc tế. Hiệp định nơng nghiệp được thơng qua tại Vịng đàm phán Uruguay
là bước tiến mới trong việc thiết lập quy tắc cho thương mại nông nghiệp nhằm tạo ra
môi trường cạnh tranh minh bạch, công bằng và định hướng thị trường trên lĩnh vực
nông nghiệp cùng với sự phát triển của tự do thương mại tồn cầu.
Vì sự nhạy cảm của lĩnh vực nông nghiệp và tầm quan trọng của nó đối với các
nước đang phát triển chiếm đa số trong WTO nên trong Hiệp định nơng nghiệp đã có

những điều khoản quy định về vấn đề đối xử đặc biệt và khác biệt nhằm mục đích tạo
điều kiện cho các nước đang phát triển đối phó với những khó khăn mà các nước này
phải đối mặt khi mở cửa thị trường nông nghiệp và thực hiện các cam kết. Tuy nhiên,
thực tiễn thương mại quốc tế cho thấy các quy định đối xử đặc biệt và khác biệt trong
Hiệp định nơng nghiệp và việc áp dụng chúng vẫn cịn nhiều vướng mắc, hạn chế. Trong
khn khổ Vịng đàm phán Doha, vấn đề nơng nghiệp nói chung và đối xử đặc biệt và
khác biệt trong lĩnh vực nơng nghiệp nói riêng đang là một trong những vấn đề đàm
phán phức tạp và là hố ngăn giữa các nền kinh tế trong khuôn khổ hệ thống WTO. Các
nước đang phát triển vẫn tiếp tục đòi hỏi sửa đổi nội dung của Hiệp định nơng nghiệp
theo hướng tự do hố và đảm bảo những quy định đối xử đặc biệt và khác biệt phải thực
sự hiệu quả và đem lại lợi ích cho các nước đang phát triển, qua đó giúp thương mại
quốc tế đạt được các mục tiêu hoạt động của WTO là “…nâng cao mức sống, bảo đảm
đầy đủ việc làm và một khối lượng thu nhập và nhu cầu thực tế lớn và phát triển ổn định
[cho tất cả các nước thành viên]; mở rộng sản xuất, thương mại hàng hoá và dịch vụ,
[và] sử dụng tối ưu nguồn lực của thế giới theo đúng mục tiêu phát triển bền vững”.
Việt Nam gia nhập WTO từ ngày 11 tháng 01 năm 2007, với việc trở thành
Thành viên chính thức của WTO Việt Nam đã có được nhiều thuận lợi trong thương mại
quốc tế và có điều kiện hội nhập, phát triển kinh tế. Với điều kiện là một Thành viên
đang phát triển, có lợi thế cạnh tranh đối với sản phẩm nơng nghiệp thì việc tận dụng các
quy định đối xử đặc biệt và khác biệt trong Hiệp định nơng nghiệp để Việt Nam có thể


3

xây dựng chính sách phát triển nơng nghiệp phù hợp, tận dụng tối đa lợi ích của tự do
thương mại quốc tế mang lại, đồng thời hạn chế các tác động trái chiều lên nền kinh tế là
rất đáng quan tâm.
Kể từ khi Việt Nam tiến hành quá trình đàm phán gia nhập WTO, đã có rất nhiều
các cơng trình nghiên cứu dưới nhiều hình thức như bài báo, bài phân tích đăng trên các
phương tiện truyền thơng đại chúng, sách hướng dẫn và cả các Khóa luận tốt nghiệp,

Luận văn thạc sỹ, Luận án tiến sỹ luật học của sinh viên, các chuyên gia, học viên,
nghiên cứu sinh chuyên ngành luật và các ngành liên quan viết về các vấn đề liên quan
đến vấn đề xây dựng và phát triển chính sách thương mại của Việt Nam trong so sánh
với pháp luật WTO, bao gồm cả vấn đề của chính sách thương mại đối với lĩnh vực
nơng nghiệp và liên quan đến nông nghiệp, nổi bật là vấn đề chống bán phá giá, chống
trợ cấp đối với hoạt động xuất khẩu hàng nơng nghiệp. Tuy nhiên, chưa có đề tài nghiên
cứu nào nghiên cứu về các quy định đối xử đặc biệt và khác biệt trong Hiệp định nông
nghiệp và việc vận dụng quy định liên quan trong chính sách thương mại của Việt Nam.
Vì vậy việc nghiên cứu vấn đề này có thể nói là mới mẻ đối với Việt Nam. Đồng thời
việc nắm vững về lý luận cũng như các vấn đề thực tiễn đối với các quy định của WTO
về quy định đối xử đặc biệt và khác biệt cho các nước đang phát triển trong lĩnh vực
nơng nghiệp có ý nghĩa thực tiễn rất cao. Vì với những kiến thức pháp lý và cơ sở lý
luận vững vàng, chúng ta có thể đưa ra một số định hướng cho xây dựng chính sách
nơng nghiệp của Việt Nam phù hợp với nhu cầu hội nhập và đáp ứng xu hướng tự do
hố thương mại trong nơng nghiệp trong khuôn khổ hệ thống thương mại của WTO.
Với các lý do về mặt lý luận và thực tiễn nêu trên trên, tác giả chọn đề tài “Quy
định về đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các nước đang phát triển trong Hiệp định
nông nghiệp của WTO và thực tiễn áp dụng trong thương mại quốc tế” làm Luận văn
thạc sỹ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
Như đã trình bày ở trên, Ở Việt Nam hiện có rất nhiều đề tài nghiên cứu ở các cấp
độ khác nhau như Luận án Tiến sỹ, Luận văn Thạc sỹ, Khóa luận tốt nghiệp, các chuyên
đề nghiên cứu, bài viết...về các vấn đề liên quan đến pháp luật WTO, tuy nhiên các đề
tài trên chỉ tập trung vào các vấn đề như trợ cấp, chống bán phá giá, các biện pháp tự vệ
đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và rút ra một số ý kiến cho việc hồn thiện
pháp luật Việt Nam. Có thể kể đến các cơng trình nghiên cứu điển hình như:
Luận án tiến sỹ “Pháp luạ
ẹ N m” của tác giả Nguyễn Ngọc Sơn.





4

Luận án tiến sỹ “Khía cạnh pháp lý của vấn đề hạn chế thương mại ở Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập” của tác giả Hà Thị Thanh Bình.
Luận văn thạc sỹ “Xây dựng pháp luật chống bán phá giá hàng nhập khẩuNhững vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Ngọc Sơn.
Luận văn thạc sỹ “Pháp luật về các biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa vào
Việt Nam” của tác giả Trịnh Văn Minh.
Luận văn thạc sỹ “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp góp phần hồn thiện pháp
luật chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam sau khi gia nhập WTO” của tác
giả Phan Đặng Hiếu Thuận.
Luận văn thạc sỹ “Quy định về trợ cấp của WTO và sự tác động đến pháp luật
Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Anh.
Chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về quy định SDT trong Hiệp định nông
nghiệp và thực tiễn áp dụng quy định này trong thương mại quốc tế cùng với các tác
động của nó lên các nước đang phát triển trên lĩnh vực nông nghiệp.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của quy định đối xử đặc
biệt và khác biệt trong hệ thống pháp luật của WTO.
- Các quy định đối xử đặc biệt và khác biệt cụ thể trong Hiệp định nông nghiệp,
nội dung và thực tiễn áp dụng quy định đối xử đặc biệt và khác biệt trong Hiệp định
nông nghiệp trong thương mại quốc tế.
- Tình hình đàm phán nơng nghiệp và vấn đề đối xử đặc biệt và khác biệt trong
nơng nghiệp tại Vịng đàm phán Doha và triển vọng của vấn đề này trong tương lai. Các
tác động của các quy định mới đối với thương mại nông nghiệp quốc tế.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu quy định đối xử đặc biệt và khác biệt trong phạm vi Hiệp
định nông nghiệp của WTO. Luận văn cũng chỉ nghiên cứu việc áp dụng quy định trên

đối với các nước đang phát triển là Thành viên của WTO nói chung, khơng đi vào phân
tích đối với một quốc gia cụ thể.
- Luận văn có trình bày một số vấn đề cơ bản về cam kết trong nông nghiệp của
Việt Nam.


5

- Việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định đối xử đặc biệt và khác biệt trong
Hiệp định nông nghiệp trong giai đoạn từ 1994 tới nay, tập trung chủ yếu vào giai đoạn
thực thi Hiệp định nông nghiệp 1994-2004.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về
quy định đối xử đặc biệt và khác biệt trong Hiệp định nơng nghiệp của WTO, thực tiễn
áp dụng và tình hình đàm phán về vấn đề đối xử đặc biệt và khác biệt trong nơng nghiệp
tại Vịng đàm phán Doha, Luận văn đưa ra các nhận định, đánh giá khách quan những
mặt tích cực và hạn chế của quy định đối xử đặc biệt và khác biệt. Đồng thời làm rõ
được các đề xuất mới nhất về quy định đối xử đặc biệt và khác biệt trong nông nghiệp và
triển vọng áp dụng trong thực tế của các đề xuất này.
Qua nghiên cứu các vấn đề trên, Luận văn đưa ra một số ý kiến, định hướng đối
với Việt Nam trong việc tận dụng quy định đối xử đặc biệt và khác biệt trong nông
nghiệp nhằm tranh thủ các ưu đãi này phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp và bảo vệ
sản xuất trong nước.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục đích trên, luận văn phải thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể
sau:
- Làm rõ về mặt lý luận các vấn đề chung về quy định đối xử đặc biệt và khác
biệt và Hiệp định nông nghiệp của WTO.
- Phân tích làm rõ các quy định đối xử đặc biệt và khác biệt trong Hiệp định nông

nghiệp.
- Phân tích thực tiễn áp dụng các quy định đối xử đặc biệt và khác biệt trong Hiệp
định nông nghiệp trong thương mại quốc tế, làm rõ hiệu quả và những mặt hạn chế của
các quy định này.
- Làm rõ tình hình đàm phán nơng nghiệp và vấn đề đối xử đặc biệt và khác biệt
cho các nước đang phát triển tại Vòng đàm phán Doha cùng với các đề xuất mới. Phân
tích các đề xuất này và đưa ra các ý kiến nhận định về triển vọng và tác động của nó đối
với thương mại nơng nghiệp.
- Đề xuất một số ý kiến đối với Việt Nam với tư cách là Thành viên đang phát
triển của WTO nhằm tranh thủ các ưu đãi cũng như áp dụng các biện pháp được cho
phép theo quy định đối xử đặc biệt và khác biệt góp phần bảo vệ sản xuất trong nước và
nhằm thực hiện những mục tiêu quốc gia khác.


6

5. Phƣơng ph p nghiên cứu
Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu trong đó nổi bật là phương
pháp tổng hợp-phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp luận giải.
6. Những điểm mới và giá trị thực tiễn của luận văn
- Luận văn là cơng trình nghiên cứu đầu tiên một cách có hệ thống và đầy đủ về
quy định đối xử đặc biệt và khác biệt trong lĩnh vực nông nghiệp của WTO tại Việt Nam.
- Luận văn đã phân tích cụ thể, làm rõ được sự hình thành, phát triển của quy
định đối xử đặc biệt và khác biệt trong hệ thống pháp luật WTO đối với lĩnh vực nông
nghiệp cùng với các ưu, nhược điểm của nó khi áp dụng trên thực tế. Qua đó, đưa ra các
ý kiến định hướng cho việc tận dụng các quy định này đối với Việt Nam. Cần xác định
rằng vấn đề nghiên cứu của luận văn hướng tới phân tích chính sách luật thương mại
quốc tế trong nơng nghiệp vì vậy các kiến nghị đưa ra phần lớn khơng nhằm hoàn thiện
các quy định pháp luật cụ thể của một văn bản pháp luật cụ thể mà là nhằm thiết lập
những định hướng mang tính chính sách cho việc xây dựng cơ chế pháp lý cho hoạt

động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu của Việt Nam, cũng như cách tiếp cận cần thiết
của Việt Nam trong các vấn đề đàm phán thương mại đa phương trong khuôn khổ WTO.
- Với những nội dung đã được phân tích, làm rõ, kết quả nghiên cứu cũng có thể
được sử dụng làm nền tảng cho các nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này trong tương lai ở
Việt Nam.
- Luận văn có thể dùng để làm tài liệu tham khảo có giá trị cho sinh viên chuyên
ngành luật và có thể sử dụng trong công tác giảng dạy môn Pháp luật WTO như tài liệu
tham khảo.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài Lời nói đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
Luận văn được trình bày thành 3 chương:
Chương I: Tổng quan về quy định đối xử đặc biệt và khác biệt và Hiệp định
nông nghiệp của WTO.
Chương II: Quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt trong Hiệp định nông
nghiệp và thực tiễn áp dụng trong thương mại quốc tế.
Chương III: Vấn đề nông nghiệp và quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt tại
Vòng đàn phán Doha.


7

CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VỀ QUY ĐỊNH ĐỐI XỬ ĐẶC BIỆT VÀ KHÁC BIỆT VÀ
HIỆP ĐỊNH NÔNG NGHIỆP CỦA WTO
1.1. Khái quát về quy định đối xử đặc biệt và khác biệt của GATT/WTO
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển c a quy định đ i xử đặc biệt và khác biệt
1.1.1.1. T GATT 1947 tới tr ớc Vòng đàm ph n Uruguay
Năm 1947 khi các đàm phán về Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
(GATT)1 được tiến hành thì 11/23 quốc gia tham gia đàm phán và ký kết ban đầu là các
nước đang phát triển2. Tuy vậy, vào thời điểm ra đời GATT khơng có những quy định

đặc biệt áp dụng cho các nước đang phát triển vì nguyên tắc cơ bản của GATT là hạn
chế rào cản thương mại, không phân biệt đối xử và “có đi có lại”. Đồng thời, tất cả các
quyền và nghĩa vụ được áp dụng thống nhất và bình đẳng cho tất cả các bên tham gia.
Tuy nhiên, trong dự thảo Hiến chương về thành lập Tổ chức thương mại quốc tế (ITO)3
đã tồn tại một điều khoản cho phép các Thành viên có thể sử dụng các biện pháp bảo hộ
phục vụ cho việc xây dựng, phát triển và tái cơ cấu những ngành công nghiệp cụ thể
hoặc những ngành nghề khác nhau trong nông nghiệp trái với các cam kết ban đầu nếu
được sự đồng ý của các Thành viên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Khơng lâu sau khi GATT được ký kết và thực hiện, các nước đang phát triển bắt
đầu nhận thấy những thách thức mà họ phải đối mặt trong thương mại quốc tế khi phải
thực hiện các quy chế thương mại bình đẳng như các nước cơng nghiệp phát triển. Vì
trên thực tế, các nước đang phát triển không thể cạnh tranh với các nước phát triển có
trình độ phát triển kinh tế- xã hội cao và tiềm lực tài chính hơn hẳn so với mình. Các
nước đang phát triển cho rằng các nước này cần phải được đối xử ưu đãi trong thương

1

The General Agreement on Tariffs and Trade (GATT) được đàm phán trong Hội thảo của Liên Hiệp quốc về
Thương mại và việc làm sau khi chính phủ các nước thất bại trong việc thành lập Tổ chức Thương mại quốc tế
ITO. GATT được các bên tham gia đàm phán ký kết vào năm 1947 và tồn tại đến năm 1993 sau khi Tổ chức
Thương mại thế giới ra đời vào năm 1995. Hiệp định GATT 1947 hiện vẫn còn hiệu lực thi hành theo WTO.
2
Bao gồm các nước: Brazil, Myanma (Miến Điện), Ceylon, Chile, Trung Quốc, Cuba, Ấn Độ, Lebannon,
Pakistan, Rhodesia và Syria.
3
Theo đề xuất của Mỹ thì Uỷ ban kinh tế-Xã hội của Liên Hợp Quốc đã ra Nghị quyết vào tháng 2 năm 1946 về
việc tổ chức cuộc họp để thông qua dự thảo hiến chương về việc thành lập Tổ chức thương mại quốc tế (Internation
Trade Organization, Viết tắt là ITO). Trong cùng thời gian này, đàm phán về GATT ở Geneve diễn ra thành công
và Hiệp định dược ký kết vào 30 tháng 10 năm 1947. Tháng 3 năm 1948, đàm phán Hiến chương thành lập ITO kết
thúc thành cơng ở Havana theo đó các bên thống nhất thành lập ITO nhằm tạo ra các quy định cơ bản trong thương

mại quốc tế và các vấn đề kinh tế quốc tế khác. Tuy nhiên, Hiến chương này khơng thể đưa vào thực hiện vì Quốc
hội Mỹ khơng thơng qua vì cho rằng ITO sẽ làm ảnh hưởng tới nền kinh tế của Mỹ.


8

mại quốc tế so với các nước phát triển để có thể thực hiện các chính sách thương mại
phù hợp với trình độ phát triển của mình.
Tình hình trên dẫn đến yêu cầu cần phải có sự thay đổi trong hệ thống thương mại
theo hướng có lợi cho các nước đang phát triển, đó là: Tạo điều kiện cho các nước đang
phát triển tiếp cận thị trường các nước phát triển thơng qua ưu đãi thương mại; áp dụng
chính sách “khơng có đi có lại” hay ít nhất là chính sách “có đi có lại” khơng hồn tồn
trong quan hệ thương mại nhằm cho phép các nước đang phát triển duy trì cơ chế bảo hộ
cần thiết; sự linh hoạt trong áp dụng các quy định của GATT dành cho các nước đang
phát triển và ổn định thị trường các sản phẩm thiết yếu.
Phản ứng của cộng đồng quốc tế trước những vấn đề các nước đang phát triển
đưa ra trong giai đoạn đầu của GATT tới những năm 1950 là thừa nhận những đặc điểm
khác biệt và những thách thức mà các nước đang phát triển phải đối mặt trong thương
mại quốc tế. Do đó, các nước đang phát triển cần phải được đối xử khác và ưu đãi hơn
trong GATT như được phép khơng tự do hố hồn toàn thương mại và được tạo điều
kiện tiếp cận thị trường ưu đãi hơn vào các nước phát triển.
Quá trình xem xét lại GATT vào năm 1954-1955 là lần đầu tiên các điều khoản
mới được đưa vào căn cứ trên những địi hỏi từ nhóm các nước đang phát triển. Có ba
điều khoản mới đã được thơng qua, hai trong số đó liên quan đến Điều XVIII GATT.
Dựa trên quan điểm của các nước đang phát triển về việc các nước này gặp phải tình
trạng khơng ổn định trong cán cân thanh tốn, Điều XVIII(B) được đưa vào có quy định
cụ thể cho phép các nước đang phát triển ở giai đoạn đầu có thể áp dụng biện pháp hạn
chế nhập khẩu nếu cán cân thanh toán và dự trữ quốc gia bị mất cân đối, căn cứ theo
chiến lược phát triển dài hạn của quốc gia ấy. Điều XVIII(C) cho phép các nước đang
phát triển áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại (bao gồm cả biện pháp thuế quan

và hạn chế số lượng) nhằm hỗ trợ cho sản xuất trong nước.
Năm 1956 vấn đề hàng hố nơng sản được các bên đề cập đến và đã thống nhất
thơng qua Nghị quy t về những hó hăn li n quan đ n th ơng mại hàng nông s n cơ
b n4. Nghị quyết yêu cầu xem xét lại xu hướng và sự phát triển của thương mại hàng
nông sản và tổ chức cuộc gặp liên chính phủ hàng năm nếu điều này là cần thiết và có
ích trong việc đưa ra các giải pháp cho các vấn đề liên quan đến hàng hố nơng sản cơ
bản. Năm 1958, trong bản báo cáo của Uỷ ban Haberler5 đã xác định “Có s lo lắng
nh t định c a c c n ớc s n xu t hàng nông s n ch y u đ i với những quy tắc hiện

-

4

Resolution on Particular Difficulties Connected with Trade in Primary Commodities.

-

5

Ủy ban được thành lập tại Hội nghị Bộ trưởng GATT 1957.


9

hành về chính s ch th ơng mại khơng có l i cho các qu c gia này”. Bản báo cáo đề
xuất cần phải có chương trình bình ổn giá cả và giảm thuế nhập khẩu tại các nước phát
triển đối với hàng hóa từ các nước đang phát triển.
Năm 1961, GATT đã đưa ra tuyên bố khác về “Thúc đẩy th ơng mại c a các
n ớc kém phát triển nh t”6 với nội dung kêu gọi áp dụng ưu đãi thương mại trong tiếp
cận thị trường cho các nước đang phát triển không thuộc phạm vi áp dụng của Hệ thống

ưu đãi thuế quan hay ưu đãi theo Liên minh hải quan hoặc Khu vực mậu dịch tự do đã
được thành lập trước đây.
Vào năm 1964 các bên đã thêm vào Phần IV- Thương mại và Phát triển của
GATT ba điều khoản mới, các Điều từ XXXVI đến XXXVIII.
Điều XXXVI đề cập tới việc các Thành viên dành cho các nước đang phát
triển“ c điều kiện ti p cận thị tr ờng u đãi hơn cho s n phẩm xu t khẩu th mạnh
c a c c n ớc đang ph t triển đặc biệt là s n phẩm cơ n và đã qua ch bi n”.
Điều XXXVI cũng đề cập tới nguyên tắc “có đi có lại” khơng hồn tồn, cho
phép các nước đang phát triển khơng cần tn thủ hồn tồn ngun tắc “có đi có lại”
cũng như không cần cam kết thực hiện các biện pháp khơng phù hợp với mức độ phát
triển của mình trong đàm phán thương mại.
Điều XXXVII yêu cầu các bên đặt ưu tiên cao nhất cho việc gỡ bỏ các rào cản tạo
ra sự phân biệt không hợp lý giữa hàng hóa thơ và hàng hóa qua chế biến. Và yêu cầu
các bên xem xét toàn diện tác động của các chính sách thương mại được cho phép theo
GATT đến các nước đang phát triển.
Điều XXXVIII kêu gọi các bên có hành động thơng qua các Hiệp định quốc tế
nhằm gia tăng khả năng tiếp cận thị trường cho hàng hóa xuất khẩu thế mạnh của các
nước đang phát triển. Ủy ban về Thương mại và Phát triển được thành lập với nhiệm vụ
đánh giá lại việc thực thi các điều khoản trong phần IV qua đó có những đề xuất thay đổi
phù hợp với mục tiêu phát triển thương mại.
Tuy các bên của GATT đã thừa nhận mong muốn của các nước đang phát triển là
khơng tự do hố cơ chế nhập khẩu hàng hoá nhằm bảo hộ sản xuất trong nước đồng thời
đảm bảo cân bằng cán cân thanh toán. Nhưng liên quan đến vấn đề yêu cầu của các nước
đang phát triển về gia tăng cơ hội tiếp cận thị trường vào các nước phát triển cũng như
bình ổn giá cả hàng hố thì GATT chưa đưa ra được các quy định có tính cam kết ràng
buộc các bên. Ví dụ, khơng một điều khoản nào trong Phần IV GATT có giá trị bắt buộc
về mặt pháp lý buộc các nước phát triển phải thực hiện các hành động cụ thể có lợi cho
-

6


Promotion of Trade of Least Developed Countries.


10

các bên là nước đang phát triển. Uỷ ban về Thương mại và Phát triển cũng chỉ dừng lại
như một diễn đàn để các bên bày tỏ quan điểm và thảo luận các vấn đề nảy sinh khơng
có tính ràng buộc về mặt pháp lý.
Các nước đang phát triển cho rằng các vấn đề mà họ phải đối mặt trong thương
mại chưa được chú ý giải quyết đúng mức trong GATT nên các nước đang phát triển đã
vận động và thành công trong việc thành lập một tổ chức độc lập để giải quyết các vấn
đề thương mại và phát triển đó là Hội nghị của Liên hiệp quốc về thương mại và phát
triển (UNCTAD)7 vào năm 1964.
Vào năm 1968, các nước đang phát triển đạt được thành công trong việc thiết lập
Hệ thống ưu đãi phổ cập GSP8 với sự giúp đỡ của UNCTAD. Hệ thống được thành lập
dựa trên cam kết tự nguyện của các nước đang phát triển và không thuộc phạm vi điều
chỉnh của GATT. Hai năm sau, vào năm 1971 một ngoại lệ về nguyên tắc Tối huệ quốc
(MFN)9 trong GATT được thông qua với thời hạn có hiệu lực ban đầu là 10 năm.
Tại cả hai Vòng đàm phám Kennedy và Vòng đàm phán Tokyo đều đạt được kết
quả trong việc cắt giảm thuế quan đối với các sản phẩm công nghiệp10 theo công thức
được thống nhất. Tuy nhiên, việc cắt giảm thuế quan trung bình theo kết quả của các
Vịng đàm phán11 khơng đem lại lợi ích nhiều hơn cho các nước đang phát triển so với
các nước phát triển. Nguyên nhân là do các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của các nước
phát triển đã được miễn trừ khỏi công thức cắt giảm hoặc là đối tượng của công thức cắt
giảm thấp hơn. Mặt khác, nhiều nước phát triển cắt giảm ưu đãi “khơng có đi có lại” đối
với thuế quan áp dụng với các hàng hoá từ các nước đang phát triển.
Năm 1979 tại Vòng đàm phán Tokyo của GATT, Điều ho n u đãi12 đã được
thơng qua nhằm mục đích cho phép áp dụng các ưu đãi thương mại cho các nước đang
phát triển và các nước kém phát triển nhất (LDC) 13 mà trước đây được cho là vi phạm

Điều I của GATT về nguyên tắc MFN. Điều ho n u đãi này đã thiết lập nguyên tắc
đối xử khác biệt và ưu đãi hơn dành cho các nước đang phát triển.
-

7

United Nation Conference on Trade and Development (UNCTAD).
General System of preferences (GSP) là một hệ thống các ngoại lệ khỏi các quy định của GATT/WTO. Đặc biệt
là ngoại lệ khỏi nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN). Thông qua hệ thống GSP các nước phát triển có các chính sách
ưu đãi riêng biệt cho các nước đang phát triển.
9
Most Favour Nation (MFN).
10
Vòng đàm phán Kennedy yêu cầu cắt giảm 50 % thuế đối với sản phẩm cơng nghiệp. Vịng đàm phán
Tokyo yêu cầu cắt giảm thuế tới mức z, z=14x/(x+14), x là thuế áp dụng cũ.
11
26 % của các nước đang phát triển so với mức cắt giảm trung bình 36 % đối với hàng hố xuất khẩu thế
mạnh của các nước phát triển sau Vòng đàm phán Kennedy (UNCTAD 1968) và sau Vòng đàm phán Tokyo là
26 % so với 33%.
12
Enabling Clause.
13
Least-Developed Country (LDC).
8


11

Về cơ bản, Điều ho n u đãi thiết lập quy chế cho các vấn đề: (i) Ưu đãi tiếp
cận thị trường các nước phát triển cho các nước đang phát triển trên cơ sở khơng có đi

có lại và không phân biệt đối xử; (ii) Đối xử ưu đãi hơn cho các nước đang phát triển đối
với các quy định của GATT về các hàng rào phi thuế; (iii) Sự ra đời của chế độ ưu đãi
thương mại giữa các nước đang phát triển với nhau và (iv) Thực hiện đối xử đặc biệt và
khác biệt cho các nước LDC trên cơ sở các biện pháp cụ thể áp dụng cho các nước đang
phát triển.
Sự ra đời của Điều khoản ưu đãi đã xây dựng nền tảng cho việc hình thành các
quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt (SDT)14 chính thức cho các nước đang phát
triển Điều kho n u đãi đã tạo ra một khung pháp lý mạnh hơn trong việc dành ưu đãi
cho các nước đang phát triển trong thương mại quốc tế. Tuy Điều kho n u đãi đã chính
thức đưa ra quan điểm về việc thực hiện SDT đối với các nước đang phát triển nhưng
hạn chế của nó là chưa có nhiều các quy định mang tính ràng buộc pháp lý.
Sự cho phép áp dụng quy định SDT cũng được thể hiện trong nhiều Hiệp định
được đàm phán và ký kết trong Vòng đàm phám Tokyo về các vấn đề như trợ cấp xuất
khẩu và các biện pháp đối kháng, hàng rào kỹ thuật và mua sắm chính phủ.
Như vậy, tới năm 1980 dường như các nước đang phát triển đã đạt được mục tiêu
trong việc thiết lập các quy định SDT trong thương mại quốc tế nhằm phục vụ cho mục
tiêu hội nhập và phát triển. Các nước đang phát triển được phép áp dụng các điều khoản
của GATT linh hoạt hơn trong bảo hộ và đảm bảo cán cân thanh tốn. Các nước đang
phát triển khơng phải mở cửa hồn tồn theo ngun tắc “có đi có lại”, có thể áp dụng
các biện pháp trợ cấp xuất khẩu, được ưu đãi trong tiếp thị trường theo GSP và có Quỹ
để hỗ trợ ổn định thương mại hàng hóa15. Tuy nhiên trên thực tế các quy định chưa
mang lại hiệu quả trong việc thúc đẩy thương mại ở các nước đang phát triển. Vẫn cịn
đó những vấn đề tồn tại trong quy định về tiếp cận thị trường theo GSP, các hàng rào phi
thuế vẫn tồn tại và phần nào cịn gia tăng đối với hàng hố xuất khẩu thế mạnh của các
nước đang phát triển; thuế quan được cắt giảm nhưng leo thang thuế quan vẫn tiếp diễn
gây cản trở các nước đang phát triển xâm nhập vào thị trường hàng hoá chế biến; đặc
biệt, lĩnh vực thương mại nơng sản vẫn nằm ngồi phạm vi của GATT, cho phép các
nước phát triển áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu và trợ cấp xuất khẩu đối với
hàng loạt nông sản xuất khẩu thế mạnh của các nước đang phát triển.
1.1.1.2. T Vòng đàm ph n Uruguay tới nay

14
Special and Differential Treatment (SDT).
15
Quỹ chung dành cho các loại hàng hoá (Common Fund for Commodities) được thành lập năm 1980 và
hoạt động vào năm 1989 là kết quả của hàng loạt các cuộc đàm phán trong UNCTAD.


12

Sự kiện tiếp theo có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết lập và hoàn thiện quy
định SDT cho các nước đang phát triển là Vòng đàm phán Uruguay cùng với nó là sự ra
đời của WTO và hàng loạt Hiệp định mới được ký kết. Khi bắt đầu, Vòng đàm phán
Uruguay khơng có kế hoạch thay đổi các quy định về SDT và thậm chí vấn đề SDT cịn
khơng có trong chương trình của Vịng đàm phán. Dưới áp lực của nhóm các nước đang
phát triển, Tuyên bố khai mạc Vịng đàm phán đã có những cam kết rõ ràng rằng các
nước đang phát triển sẽ tiếp tục được hưởng các quy định SDT theo các kết quả đàm
phán đã đạt được tại Vòng đàm phán Tokyo 197916.
Trong Vòng đàm phán Uruguay, các vấn đề quan trọng của quy định SDT đã
được vào đàm phán để thảo luận và tiến hành sửa đổi bổ sung. Khi Vòng đàm phán
Uruguay kết thúc cùng với nhiều Hiệp định mới được ký kết thì các quy định về SDT
đều được đưa vào các Hiệp định mới này. Đối xử đặc biệt và khác biệt cho các nước
đang phát triển gần như trở thành nguyên tắc trong hoạt động của WTO.
Tuy đã có những bước đột phá trong quan điểm cũng như các quy định thực tại
nhưng các quy định SDT sau Vòng đàm phán Uruguay còn nhiều vấn đề hạn chế khiến
các nước đang phát triển phải quan tâm. Ví dụ, liên quan đến vấn đề sử dụng các biện
pháp hạn chế số lượng nhập khẩu, các nước đang phát triển không được ưu đãi hơn các
nước phát triển. Trái lại, theo quy định tại một số Hiệp định mới các nước phát triển cịn
có được lợi thế lớn hơn. Điển hình là các nước phát triển có thể sử dụng biện pháp hạn
chế số lượng nhập khẩu đối với hàng may mặc và vì mục đích tự vệ mà khơng gặp phải
phản đối từ các Thành viên khác. Tương tự, Hiệp định về trợ cấp cho phép các nước

phát triển trợ cấp đối với các hoạt động nghiên cứu cơ bản, đào tạo nguồn lao động và
bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện của các nước phát triển, trong khi đó lại cấm
trợ cấp với các hoạt động khác có lợi cho các nước đang phát triển như trợ cấp cho việc
phát triển sản phẩm.
Các quy định SDT sau Vòng đàm phán Uruguay cho các nước đang phát triển tập
trung vào kéo dài thời gian chuyển tiếp cho các nước đang phát triển để các nước này có
thể thực hiện các quyền và cam kết ngang bằng với các nước phát triển. Đối với các
nước LDC thì các quy định SDT trước và sau Vịng đàm phán Uruguay khơng có sự
khác biệt lớn.
Vịng đàm phán Uruguay kết thúc vào năm 1995 với sự ra đời của Tổ chức
Thương mại thế giới WTO theo Hiệp định Marakesh. Vòng đàm phán Uruguay cho thấy
16
WTO (1986), Ministerial Declaration on the Uruguay Round (20 September 1986), Geneva,
Switzerland, part I-B(iv).


13

sự đột phá trong cách nhìn nhận của các nước đang phát triển đối với các điều khoản
SDT. Các Hiệp định mới ra đời với các điều khoản SDT cho các nước đang phát triển
tiếp tục được thực hiện theo các nguyên tắc đã được thống nhất trong các vòng đàm
phán trước.
Vòng đàm phán Doha bắt đầu từ năm 2001 với mục tiêu là giải quyết các yêu cầu
và lợi ích của các nước đang phát triển nằm ở vị trí trung tâm của Vịng đàm phán.17
u cầu của Vịng đàm phán Doha hướng tới việc xem xét lại các điều khoản
SDT hiện hành “Với mục ti u tăng c ờng và làm cho c c điều kho n chính x c hơn,
hiệu qu hơn và có h năng th c hiện hơn”18. Ủy ban Thương mại và phát triển của
WTO được yêu cầu xem xét lại các vấn đề pháp lý và thực tiễn để chuyển đổi các điều
khoản SDT thành các điều khoản bắt buộc. Như Ban thư ký của WTO ghi nhận là nhiều
điều khoản SDT “ hỉ mang tính khuy n hích và hơng thúc đẩy các Thành viên có

hành động cụ thể hơn”
Hiện tại Vịng đàm phán Doha vẫn đang diễn ra với các đề xuất mới bao gồm cả
các đề xuất đối với vấn đề SDT cho các nước đang phát triển. Khi Vòng đàm phán Doha
kết thúc, nhiều khả năng sẽ có các quy định SDT mới hợp lý hơn và ưu đãi hơn cho các
nước đang phát triển.
1.1.2. Phân loại c c quy định đ i xử đặc biệt và khác biệt trong th ơng mại qu c t
Trong tất cả các Hiệp định của WTO có 14819 điều khoản quy định về SDT cho
các nước đang phát triển và được xếp vào hai dạng là mang tính bắt buộc hoặc khơng
bắt buộc20. Các điều khoản có từ “nên” được xem là khơng mang tính bắt buộc và các
điều khoản có từ “cần” được cho là mang tính bắt buộc. Tuy nhiên, thậm chí các điều
khoản có từ “cần” trên lý thuyết là bắt buộc nhưng thực tế tính bắt buộc là yếu vì nhiều
điều khoản vẫn cho phép linh hoạt trong áp dụng.
Các điều khoản quy định về SDT cả bắt buộc và không bắt buộc được phân loại
dựa trên cách phân loại được đưa ra bởi Ban thư ký vào năm 2001. Theo đó, các điều
khoản quy định về SDT được chia thành sáu nhóm, cụ thể:

17
WTO (2001), WT/MIN(01)/DEC/1 (14 November 2001), WTO Ministerial Declaration, Ministerial
Conference, Geneva, Switzerland, para 2.
18
WTO (2001), WT/MIN(01)/DEC/1 (14 November 2001), WTO Ministerial Declaration, Ministerial
Conference, Geneva, Switzerland, para 44, 50.
19
WTO (2010), TN/CTD/W/33 (8 June 2010), Special and Differential Treatment Provisions in WTO
Agreements and Decisions, Committee on Trade and Development, Geneva, Switzerland, para 2.
20
WTO (2001), WT/COMTD/W/77/Rev.1/Add.1 (21 December 2001), Implementation of Special and Differential
Treatment in WTO Agreements and Decisions: A Review of Mandatory and Non-mandatory Special and
Differential Treatment Provisions, Committee on Trade and Development, Geneva, Switzerland, pp 1.



14

Nhóm các điều khoản nhằm gia tăng cơ hội thương mại cho các nước đang
phát triển.
Các điều khoản nằm trong nhóm này thể hiện ở nhiều hình thức và nằm trong các
Hiệp định khác nhau. Về cơ bản các điều khoản thuộc nhóm này yêu cầu các bên liên
quan áp dụng các biện pháp nhằm gia tăng cơ hội thương mại cho các nước đang phát
triển thông qua các ưu đãi về tiếp cận thị trường cho các sản phẩm xuất khẩu thế mạnh
của các nước đang phát triển hoặc cho phép các nước phát triển dành những ưu đãi
thương mại cho các nước đang phát triển.
Hiệp định Marakesh về việc thành lập WTO trong phần Lời mở đầu đã ghi nhận
những nhu cầu đặc biệt của các nước đang phát triển, trong đó đặc biệt nhấn mạnh sự
quan tâm tới vấn đề đảm bảo các nước đang phát triển được hưởng lợi từ sự phát triển
của thương mại quốc tế tương ứng với nhu cầu phát triển của từng nước.
Phần IV của GATT 1994 về “Th ơng mại và phát triển” yêu cầu Thành viên là
các nước phát triển chấp nhận dành ưu tiên cho việc cắt giảm các hàng rào thương mại
đối với hàng hoá xuất khẩu từ các nước LDC và yêu cầu các Thành viên phát triển duy
trì các đối xử ưu đãi được cho phép theo Điều kho n u đãi 1979.
Điều 4.1 Hiệp định chung về thương mại trong lĩnh vực dịch vụ (GATS)21 lại
nhằm mục đích gia tăng sự tham gia hội nhập của các nước đang phát triển qua sự tự do
hoá thương mại về dịch vụ trên nhiều lĩnh vực.
Các điều khoản trong Hiệp định hàng dệt may quy định về việc dành nhiều ưu đãi
trong việc cấp quota cho hàng hoá xuất khẩu từ các nước nhỏ, các Thành viên mới của
WTO và các nước LDC.
Nhóm các điều khoản yêu cầu các Thành viên WTO đảm bảo lợi ích của các
nước đang phát triển.
Các điều khoản SDT thuộc nhóm này đề cập tới các hành động được phép thực
hiện và các hành động bị cấm đối với các Thành viên nhằm mục đích đảm bảo lợi ích
của các Thành viên đang phát triển. Các điều khoản thuộc nhóm này xuất hiện trong các

Hiệp định của WTO trong các Lời mở đầu hoặc các điều khoản cụ thể, kêu gọi các
Thành viên thực thi các Hiệp định theo hướng đảm bảo và quan tâm tới lợi ích của các
nước đang phát triển. Các điều khoản SDT thuộc nhóm này có điều khoản mang tính bắt
buộc và cả khơng bắt buộc.
Các điều khoản khơng bắt buộc ví dụ như trong Lời mở đầu Hiệp định thành lập
WTO ghi nhận “S cần thi t đ i với các nỗ l c tích c c nhằm đ m b o c c n ớc đang
-

21

General Agreement on Trade in Services (GATS).


15

phát triển, đặc biệt là c c n ớc kém phát triển nh t có đ c l i ích t s phát triển c a
th ơng mại qu c t ”. Các Hiệp định khác như Hiệp định nông nghiệp, Hiệp định về
hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT)22, và Hiệp định chống bán phá giá thì kêu gọi
các Thành viên “Xem xét một cách toàn diện”23, “Dành s chú ý đặc biệt”24 và thực hiện
“Quan tâm đặc biệt”25 đối với các nhu cầu cụ thể của các nước đang phát triển khi thi
hành các Hiệp định trên.
Các điều khoản bắt buộc ví dụ điển hình là Điều 10 Hiệp định về các biện pháp
kiểm dịch động thực vật (SPS)26:
“ hi chuẩn bị và áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động th c
vật, Các Thành viên cần xem xét tới các nhu cầu đặc biệt c a c c Thành vi n đang ph t
triển, và đặc biệt biệt là các Thành viên kém phát triển nh t”
Tương tự, Điều 12 Hiệp định TBT quy định các Thành viên “Cần dành s chú ý
đặc biệt tới c c điều kho n c a Hiệp định này li n quan đ n quyền và nghĩa vụ c a các
n ớc đang ph t triển và cần tính đ n nhu cầu phát triển, tài chính và th ơng mại đặc
biệt c a c c Thành vi n đang ph t triển”

Tuy nhiên, trên thực tế các điều khoản này khơng có mấy tác dụng. Như điều 10
Hiệp định SPS có quy định nghĩa vụ bắt buộc nhưng lại khơng có mục tiêu cụ thể và ít
có tác dụng bắt buộc các Thành viên phát triển đặt ưu tiên xem xét các vấn đề của các
nước đang phát triển khi áp dụng các biện pháp theo Hiệp định SPS.
Tương tự như vậy, Điều 12 Hiệp định TBT không quy định nghĩa vụ bắt buộc cụ
thể nào đối với các Thành viên phát triển phải xem xét các tác động đối với các Thành
viên đang phát triển.
Cả hai Điều khoản trên đều khơng có quy định cụ thể việc gỡ bỏ hay thay đổi các
biện pháp áp dụng đối với các Thành viên đang phát triển khi các Thành viên này chứng
minh được ảnh hưởng của các biện pháp ấy đối với nước mình.
Nhóm các điều khoản cho phép các nước đang phát triển linh hoạt trong
việc thực hiện các cam kết cũng như chính sách thương mại.
Các điều khoản thuộc nhóm này quy định các nước đang phát triển được quyền
miễn trừ khỏi các quy định chung của WTO áp dụng một cách thông thường cho các
Thành viên. Bên cạnh đó, các điều khoản SDT thuộc nhóm này cũng cho phép các
-

-

22

Agreement on Techinal Barrier on Trade (TBT).
Lời mở đầu Hiệp định nông nghiệp.
24
Điều 12.2 Hiệp định TBT.
25
Điều 15 Hiệp định chống bán phá giá.
26
Agreement on the Application of Sanitary and Phytosanitary Measures (SPS).
23



16

Thành viên là nước đang phát triển được miễn trừ khỏi các cam kết, hoặc thể hiện dưới
dạng các nước đang phát triển được giảm mức độ của các cam kết theo các Hiệp định
của WTO, so sánh với mức độ cam kết của các Thành viên thông thường.
Các điều khoản thuộc nhóm này cũng xuất hiện ở nhiều Hiệp định của WTO,
điển hình như Điều XVII, XXXVI GATT 1994, GATS, TBT, Hiệp định về trợ cấp và
các biện pháp đối kháng…
Nhóm các điều khoản quy định thời gian chuyển tiếp lâu hơn cho các nước
đang phát triển.
Các nước đang phát triển có thể sử dụng các điều khoản cho phép kéo dài thời
gian thực thi các cam kết theo các Hiệp định của WTO. Sự linh hoạt trong thời gian
chuyển tiếp được quy định trong tất cả các Hiệp định của WTO ngoại trừ Hiệp định
chống bán phá giá và Hiệp định về kiểm tra hàng hoá trước khi gửi hàng. Cơ sở của việc
cho thời gian chuyển tiếp kéo dài là sự yếu kém về năng lực thể chế của các nước đang
phát triển và các nước LDC. Và như vậy thời gian chuyển tiếp dài hơn sẽ tạo điều kiện
cho các nước này củng cố và nâng cao khả năng trong việc đáp ứng các yêu cầu và cam
kết theo WTO. Ví dụ như trong trường hợp của duy trì trợ cấp, việc cho phép duy trì trợ
cấp nhằm tạo điều kiện cho các nước đang phát triển thời gian cần thiết để áp dụng các
biện pháp thay thế khác được cho phép theo quy định của các Hiệp định.
Trong hầu hết các trường hợp, sự linh hoạt thể hiện ở chỗ các Thành viên là nước
đang phát triển được tạm hoãn thực hiện một số điều khoản hoặc một phần của điều
khoản nào đó trong một Hiệp định. Ví dụ, trong Hiệp định về các khía cạnh thương mại
liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS)27 cho phép các nước đang phát triển hoãn
thực hiện 5 năm và với các nước LDC là 11 năm nhằm sửa đổi pháp luật nội địa phù hợp
với các quy định của TRIPS.
Nhóm các điều khoản quy định về hỗ trợ kỹ thuật cho các nước đang phát
triển.

Tương tự như nhóm các điều khoản về thời gian chuyển tiếp, các điều khoản SDT
về hỗ trợ kỹ thuật nhằm mục đích giúp đỡ các Thành viên nâng cao năng lực thể chế và
khả năng đáp ứng được các yêu cầu trong việc thực hiện các quy định của WTO đặc biệt
là đối với các nước đang phát triển và các nước LDC. Hỗ trợ kỹ thuật cung cấp cho các
nước đang phát triển thể hiện dưới nhiều hình thức ví dụ như hỗ trợ tài chính, hỗ trợ đào

-

27

The Agreement on Trade Related Aspects of Intellectual Property Rights (TRIPS).


17

tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ xây dựng pháp luật…Lấy Hiệp định TRIPS làm ví dụ, tại
Điều 67 có quy định như sau:
“Nhằm tăng c ờng kh năng th c hiện Hiệp định này, Thành vi n là c c n ớc
phát triển cần h p tác, theo yêu cầu hoặc tho thuận song ph ơng và c c điều kiện khác,
kỹ thuật và tài chính với Thành vi n là c c n ớc đang và ém ph t triển nh t, s h p tác
này bao gồm c s tr giúp trong việc soạn th o pháp luật và c c quy định về b o hộ và
th c thi quyền sở hữu trí tuệ ”
Các Hiệp định khác cũng có các điều khoản quy định về vấn đề này có thể kể tới
Điều 11 và Điều 12.7 Hiệp định TBT, Điều 9 Hiệp định SPS, Điều 1.2 Hiệp định về
kiểm tra hàng hoá trước khi gửi hàng, và Điều 27.2 Cơ chế giải quyết tranh chấp.
Mục đích chính của các loại hỗ trợ này nhằm tăng cường năng lực thể chế của các
nước đang phát triển trong việc thực hiện các yêu cầu cũng như các cam kết theo các
Hiệp định của WTO. Các lĩnh vực nhận được ưu tiên hỗ trợ kỹ thuật được quy định
trong các Hiệp định TBT, Hiệp định SPS, Hiệp định định giá hải quan, Cơ Cơ chế giải
quyết tranh chấp, Hiệp định kiểm tra hàng hoá trước gửi hàng và Hiệp định TRIPS.

Trong hầu hết các trường hợp, các điều khoản về hỗ trợ kỹ thuật yêu cầu các loại hỗ trợ
được cung cấp theo đề nghị của các nước đang phát triển và các nước LDC với các điều
kiện phù hợp.
Cơ sở của các điều khoản hỗ trợ kỹ thuật là quan điểm cho rằng sự hạn chế về
mặt thể chế là vấn đề cốt lõi trong việc đảm bảo sự hội nhập thương mại quốc tế của các
nước đang phát triển và các nước LDC. Trong khi việc ban hành các chính sách nhằm tự
do hóa thương mại là dễ dàng thì việc phát triển năng lực thực hiện và tận dụng các cơ
hội từ thương mại quốc tế là khó khăn hơn nhiều. Sự thiếu hụt nguồn nhân lực trình độ
cao và cơ sở hạ tầng yếu là vấn đề lớn cản trở sự phát triển và tận dụng các lợi ích mà
thương mại quốc tế đem lại.
Thực hiện các quy định của các điều khoản thuộc nhóm này, hỗ trợ kỹ thuật đã
được các nước phát triển cũng như các tổ chức quốc tế cung cấp cho các nước đang phát
triển. Tuy nhiên, bên cạnh tác dụng của nó giúp các nước đang phát triển có điều kiện
hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và đào tạo nhân lực, các biện pháp hỗ trợ kỹ thuật cịn
nhiều hạn chế nổi bật là khơng đạt được thành công trong việc gia tăng sự hội nhập của
các nước đang phát triển và các biện pháp hỗ trợ kỹ thuật khơng được xây dựng căn cứ
vào tình hình cụ thể của từng nước dẫn đến tác dụng của nó không nhiều trong việc nâng
cao năng lực của các nước đang phát triển.
Nhóm các điều khoản dành riêng cho các nước LDC.


18

Điều kho n u đãi 1979 đã tạo cơ sở cho việc áp dụng quy định SDT đối với các
nước LDC. Các Hiệp định của WTO có 24 điều khoản áp dụng cho các nước LDC28 bên
cạnh các điều khoản áp dụng chung cho cả các nước đang phát triển. Các điều khoản
SDT thuộc nhóm này thường quy định các ưu đãi cho các nước LDC hơn hẳn ưu đãi
dành cho các nước đang phát triển, hầu như các nước LDC được miễn trừ khỏi tất cả các
cam kết theo quy định của WTO. Ví dụ như trong các Hiệp định TRIPS, SPS và Hiệp
định nông nghiệp miễn trừ các nước LDC khỏi tất cả các cam kết mang tính giảm và loại

bỏ; Hiệp định trợ cấp cho phép các nước LDC áp dụng dài hạn các biện pháp trợ cấp
xuất khẩu..
Một số ưu đãi cho các nước LDC đã được thực hiện từ khi WTO được thành lập.
Quy t định về các biện ph p u đãi cho c c n ớc kém phát triển nh t thông qua năm
1994 cho phép các Thành viên LDC hạn chế số lượng các cam kết và nhượng bộ phù
hợp với mức độ phát triển, tình hình kinh tế-tài chính và năng lực pháp chế của mình.
Đây là nhóm các điều khoản SDT bổ sung cho năm nhóm trên và các điều khoản
thuộc nhóm này chỉ được áp dụng cho các nước LDC. Tất cả các điều khoản trong nhóm
này đều nằm trong một trong năm nhóm như đã nói ở trên. So với các nước đang phát
triển thì quy định về SDT cho các nước LDC rộng hơn và tính ưu đãi cao hơn xuất phát
từ thực tế phát triển và năng lực của nền kinh tế các nước này.
1.2. Khái quát Hiệp định nông nghiệp của WTO
1.2.1. S ra đời c a Hiệp định nông nghiệp
Từ khi GATT được ký kết vào năm 1947 thì vấn đề thương mại trong lĩnh vực
nông nghiệp không được đề cập cụ thể trong Hiệp định. Nguyên nhân là các bên xem
nông nghiệp là lĩnh vực đặc biệt của nền kinh tế và để đảm bảo an ninh lương thực quốc
gia thì khơng thể đối xử với nông nghiệp như các ngành khác.
Kết quả là thương mại trên lĩnh vực nông nghiệp được miễn trừ khỏi một số các
quy tắc quan trọng của GATT, như: Các biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu vốn bị
cấm đối với các sản phẩm khác có thể được áp dụng đối với các sản phẩm nông sản;
việc trợ cấp xuất khẩu cho các sản phẩm nông nghiệp được cho phép; các cơ chế khác để
bảo hộ nông nghiệp như hỗ trợ trong nước có thể được áp dụng…
Sự thiếu sót trong các quy định của GATT đối với thương mại nông nghiệp dẫn
đến sự gia tăng mức độ bảo hộ và trợ cấp cho nông nghiệp, đặc biệt là tại các nước phát
triển như các nước Châu Âu, Nhật và Mỹ khiến cho thị trường dành cho các nước xuất
28
WTO (2001), WT/COMTD/W/77/Rev.1 (21 December 2001), Implementation of Special and
Differential Treatment Provisions in WTO Agreements and Decisions: A Review of Mandatory Special and
Differential Treatment Provisions, Committee on Trade and Development, Geneva, Switzerland, para 12.



19

khẩu nông sản ngày càng bị thu hẹp, đặc biệt là các nước đang phát triển. Các chính sách
bảo hộ của các nước phát triển đã gây ra tình trạng thương mại bị bóp méo trên thị
trường lương thực, giá cả nông sản xuống thấp, thị trường thế giới bất ổn định.
Sự méo mó trong thương mại nơng sản làm nảy sinh yêu cầu thiết lập các quy tắc
thương mại đa phương nhằm xây dựng hệ thống thương mại nông nghiệp quốc tế cơng
bằng hơn, mang tính thị trường hơn. Mỹ, Cộng đồng Châu Âu (EC)29 và các nước phát
triển cũng bắt đầu quan tâm tới vấn đề này vì các chương trình trợ cấp nơng nghiệp nội địa
của họ đang trở nên quá tốn kém và không ổn định. Các nước xuất khẩu lương thực đang
phát triển cũng muốn có các quy tắc thương mại như một cơng cụ để ổn định và tăng giá
cả nông sản xuất khẩu và hi vọng rằng họ sẽ thu được nhiều hơn từ xuất khẩu phục vụ cho
việc xố đói giảm nghèo và phát triển kinh tế.
Mặc dù tại các vòng đàm phán trước của GATT, một vài mặt hàng nông sản đơn
lẻ cũng đã được đưa vào nội dung đàm phán. Điển hình như tại Vịng đàm phán Dillon
(1960-1961) đã thành công trong việc cắt giảm thuế quan đối với các mặt hàng như đậu
nành, các loại rau quả và trái cây đóng hộp xuống mức thấp và tại Vịng đàm phán
Kennedy (1964-1967) đã đạt được thoả thuận thông qua Hiệp định lúa mì quốc tế và
Hiệp định sữa và thịt quốc tế. Nhưng phải tới Vòng đàm phán Uruguay (1986-1994) thì
các vấn đề liên quan đến nơng nghiệp mới chính thức có mặt trong nội dung chương
trình đàm phán.
Vịng đàm phán Uruguay được bắt đầu vào năm 1986 theo Tuyên bố Punta del Este
với các mục tiêu đàm phán được đề ra, trong đó mục tiêu liên quan đến lĩnh vực nông
nghiệp là “Nhằm đạt đ c s t do lớn hơn trong th ơng mại nông nghiệp và đ a t t c
các biện ph p có t c động đ n nhập khẩu và cạnh tranh xu t khẩu d ới phạm vi điều
chỉnh c a c c quy định và quy tắc đ c c ng c và có hiệu qu hơn c a GATT”
Một điểm quan trọng trong Tuyên bố là việc các bên công khai thừa nhận tác
động của các chính sách nơng nghiệp trong nước đối với thương mại quốc tế. Vòng đàm
phán do đó khơng chỉ tập trung vào các biện pháp cửa khẩu và trợ cấp xuất khẩu mà còn

tập trung vào nhiều vấn đề khác liên quan đến các chính sách nông nghiệp trong nước.
Các bên tham gia đàm phán về nơng nghiệp chính trong Vịng đàm phán Uruguay
là Mỹ, EC và các nước thuộc nhóm CAIRNS30. Về cơ bản Mỹ muốn thúc đẩy tự do hoá
30

29

European Communities: Tiền thân của Liên minh Châu Âu EU (European Union).

Nhóm các nước CAIRNS được thành lập năm 1986 tại Thành phố Cairns thuộc Australia. Nhóm này bao gồm 19
quốc gia xuất khẩu nơng sản chiếm 25% lượng nông sản xuất khẩu của thế giới. Các quốc gia thành viên bao gồm
Argentina, Australia, Bolivia, Brazil, Canada, Chile, Colombia, Costa Rica, Guatemala, Indonesia, Malaysia, New
Zealand, Pakistan, Paraguay, Peru, Philippin, Nam Phi, Thái Lan và Uruguay.


×