Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

quy tắc xuất xứ hàng hóa và giải pháp cho hàng dệt may việt nam (luận văn thạc sỹ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 82 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA VÀ
GIẢI PHÁP CHO HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

NGUYỄN THỊ HỒNG PHỤNG

KHÓA: 35

MSSV: 1055050209

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: T.S TRẦN THỊ THÙY DƯƠNG

TP.HỒ CHÍ MINH, [2014]


Lời cam đoan
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được
thực hiện dưới sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn. Mọi
thơng tin, số liệu trong cơng trình được trích dẫn đầy đủ, chính xác.

Tác giả cơng trình

NGUYỄN THỊ HỒNG PHỤNG



DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
1.

AANZFTA (The Asean-Australia-New Zealand Free Trade Area

Agreement): Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN-Australia-New
Zealand
2.

ACFTA (The Asean- China Free Trade Area Agreement): Hiệp định

khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc
3.

AFTA (The Asean Free Trade Area Agreement): Hiệp định khu vực

thương mại tự do ASEAN
4.

AIFTA (The Asean- India Free Trade Area Agreement): Hiệp định khu

vực thương mại tự do ASEAN-Ấn Độ
5.

AJCEP (The Asean-Japan Comprehension Economic Partnership):

Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản
6.

AKFTA (The Asean- Korea Free Trade Area Agreement): Hiệp định


khu vực thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc
7.

ARO (Agreement Rule of origin): Hiệp định về quy tắc xuất xứ

8.

ASEAN (Association of Southeast Asian Nations): Hiệp hội các quốc

gia Đông Nam Á
9.

ATIGA (The ASEAN Trade in Goods Agreement): hiệp định thương

mại hàng hóa ASEAN
10. CAFTA-DR: (Dominican Republic-Central America-United States
Free Trade Agreement): Hiệp định thương mại tự do Cộng hòa DominicaTrung Mỹ và Mỹ
11. CLMV: Campuchia-Lào-Myanma-Việt Nam
12. CC (Change in Chapter): chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp 2 chữ số
13. C/O (Certification of Origin) giấy chứng nhận xuất xứ
14. CTC (Change in Tariff Classification):tiêu chí chuyển đổi mã số
hànghóa


15. CTH (Change in tariff Heading): chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp 4 số
16. CTSH(Change in Tariff Subheading):chuyển đổi mã số cấp 6 số
17. CU (Customs union): liên minh hải quan
18. FTA (Free Trade Area): khu vực mậu dịch tự do hoặc hiệp định thương
mại tự do

19. GATS (General Agreement on Tariff and Service): Hiệp định chung về
thuế quan và dịch vụ
20. GATT (General Agreement on Tariff and Trade): Hiệp định chung về
thuế quan và thương mại
21. GSP(The Generalized System of Preferences): Hệ thống ưu đãi phổ cập
22. HS (Harmonized Commodity Description and Coding System): hệ
thống hài hòa mơ tả và mã số hàng hóa
23. MFN (Most-favoured nation): chế độ đối xử tối huệ quốc
24. MTS (Multilateral Trade System): hệ thống thương mại đa phương
25. NAFTA (North American Free Trade Agreement): hiệp định thương
mại tự do Bắc Mỹ
26. NPRO (Non-Preferential Rule of origin): quy tắc xuất xứ không ưu đãi
27. ORC (Other Regulations of Commerce):các quy định khác về thương
mại
28. ORRC (Other Restrictive Regulations of Commerce): các quy định hạn
chế thương mại khác
29. PRO (Preferential Rule of origin): quy tắc xuất xứ ưu đãi
30. PSR (Product Specific Rule): quy tắc cụ thể mặt hàng
31. RCEP (Regional Comprehensive Economic Partnership): Hiệp định
Quan hệ Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực
32. RO (Rule of origin): Quy tắc xuất xứ
33. RTA (Regional Trade Agreement): hiệp định thương mại khu vực


34. RVC (Regional Value Content): tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực
35. SAT (Substantially All Trade): hầu hết toàn bộ thương mại
36. ST (Substantial Transformation): Tiêu chí chuyển đổi về cơ bản
37. TPP (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement): Hiệp
định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương
38. VJEPA (VietNam-Japan Economic Partnership Agreement): Hiệp định

Đối tác Kinh tế Việt Nam-Nhật Bản
39. WO (Wholly Obtained): tiêu chí xuất xứ thuần túy
40. WTO (World Trade Organization): tổ chức thương mại thế giới


MỤC LỤC
Lời nói đầu………………………………………………………………..1
Chương 1: QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI
VỚI THƯƠNG MẠI NỘI KHỐI……………………………….………9
1.1

Quy tắc xuất xứ hàng hóa
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của quy tắc xuất xứ hàng hóa……….…9
1.1.2 Phân loại quy tắc xuất xứ hàng hóa……………………………12
1.1.3 Vai trị của quy tắc xuất xứ hàng hóa………………………….13
Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong các hiệp định thương mại tự

1.2

do, tác động đối với thương mại nội khối và kiến nghị giải pháp
1.2.1 Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong các hiệp định
thương mại tự do……………………...................................................15
1.2.2 Tác động của quy tắc xuất xứ hàng hóa ưu đãi đối với
thương mại nội khối…………………………………………………..22
1.2.3 Kiến nghị giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của
quy

tắc

xuất


xứ

hàng

hóa

ưu

đãi………………………………...............29
Tóm tắt chương 1……………………………………………………….32
Chương 2: QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH
THƯƠNG MẠI TỰ DO MÀ VIỆT NAM THAM GIA VÀ GIẢI
PHÁP CHO HÀNG DỆT MAY…………………………………..……33
2.1

Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong các hiệp định thương mại tự

do mà Việt Nam tham gia
2.1.1 Khái quát nội dung các quy tắc xuất xứ trong hiệp định thương
mại tự do mà Việt Nam tham gia…………..........................................33
2.1.2 Thực trạng áp dụng các quy tắc xuất xứ của


doanh nghiệp Việt Nam…………………………………………...….43
2.1.3 Nguyên nhân và giải pháp ứng dụng có hiệu quả các
quy tắc xuất xứ…………………………………………….…………45
2.2

Nguyên tắc “từ sợi trở đi” và giải pháp cho


hàng dệt may Việt Nam
2.2.1 Quy tắc xuất xứ ưu đãi đối với sản phẩm dệt may trong hiệp định
Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)...............52
2.2.2 Tác động của nguyên tắc “từ sợi trở đi” đối với
hàng dệt may Việt Nam………………………………………………54
2.2.3 Giải pháp cho hàng dệt may Việt Nam trước tác động tiêu cực của
nguyên tắc “từ sợi trở đi”…………………………………………….59
Tóm tắt chương 2…………………………….........................................66
Kết luận…………………………………………………………….........67


1

LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, các hiệp định thương mại khu vực (RTA) ở châu Á nói riêng
và trên thế giới nói chung gia tăng một cách nhanh chóng. Theo số liệu thống
kê, có 20 hiệp định thương mại tự do (FTA) được thông báo đến GATT/WTO
vào năm 1990 và con số này tăng lên 159 vào năm 20071, tính đến 15/6/2014
có 379 trên 585 RTA được thông báo đến Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) và đã có hiệu lực2. Các hình thái của RTA phản ánh mức độ hội nhập
khác nhau giữa các quốc gia thành viên, trong đó phổ biến nhất là FTA và
Liên minh hải quan (CU). Tuy nhiên, mức độ liên kết giữa các quốc gia thành
viên trong CU “chặt chẽ” hơn so với FTA do họ thống nhất áp dụng một biểu
thuế quan chung trong quan hệ ngoại khối3. Khoảng 90 % RTA là FTA và
phần còn lại là CU4. Điều này cũng cho thấy, hiện nay đa phần các liên kết
giữa các nước là dưới hình thức FTA vì vậy, trong phạm vi khóa luận này,
hình thức liên kết khu vực mà tác giả tập trung nghiên cứu là FTA.
Từ lâu, sự tồn tại và phát triển của RTA đã đặt ra nhiều nghi vấn về tác

động thực của nó đối với hệ thống thương mại đa phương (MTS). Giáo sư
Jagdish Bhagwati đã sử dụng thuật ngữ “Building Block”5 và “Stumbling
Block”6 để miêu tả tác động này. Theo đó, ý kiến cho rằng RTA đóng vai trị

Lorand Bartels & Federico Ortino, “Regional Trade Agreements and The WTO Legal System” (Hiệp định
thương mại khu vực và hệ thống pháp lý WTO), Oxford University Press (2006), tr.1
2
Regional Trade Agreements (Truy cập ngày
22/6/2014)
3
Parthapratim Pal, “Regional trade agreements in a multilateral trade regime: An overview”
(Truy cập ngày 22/6/2014)
4
Facts and figures (Truy cập ngày 22/6/2014)
5
Building Block là thuật ngữ được sử dụng để miêu tả khả năng các RTA có thể giúp xây dựng, hỗ trợ sự
phát triển của hệ thống thương mại đa phương-WTO, thông qua việc RTA thúc đẩy sự hội nhập sâu hơn nữa
giữa các nước thành viên RTA-một điều mà ở cấp độ toàn cầu chưa đạt được sự đồng thuận chung, từ đó ;
sáng tạo thương mại; củng cố an ninh-chính trị….
6
Stumbling Block là thuật ngữ được sử dụng để chỉ sự tồn tại và phát triển của chủ nhĩa khu vực (biểu hiện
qua RTA) có thể là “chướng ngại vật” đối với sự phát triển của hệ thống thương mại đa phương (đại diện là
1


2

“xây dựng, hỗ trợ” đối với MTS mà WTO là đại diện có cơ sở pháp lý là Điều
XXIV:4 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994 (GATT) quy định
việc thành lập các RTA nhằm mục đích thúc đẩy nền thương mại thế giới

được tự do hơn thông qua việc đẩy mạnh hội nhập kinh tế giữa các nước
thành viên RTA và không tạo thêm trở ngại thương mại đối với các nước
không là thành viên. Tuy nhiên, các RTA được thành lập trên thực tế có thể
khơng hoạt động theo đúng tinh thần của Điều XXIV:4 GATT. Cụ thể, để bảo
hộ các ngành sản xuất nội địa, các nước có thể dần loại bỏ hàng rào thuế quan
và thay vào đó là gia tăng áp dụng các rào cản phi thuế. Trong đó, các quy tắc
xuất xứ (RO) trong RTA nói chung và FTA nói riêng là đại diện điển hình.
Như vậy, dưới khía cạnh này các RTA hoạt động như một “chướng ngại vật”
đối với MTS/WTO.
Ngăn chặn chủ nghĩa khu vực (RTA) có tác động xấu đối với MTS
thông qua các rào cản phi thuế điển hình như quy tắc xuất xứ là cần thiết. Bên
cạnh đó, hàng dệt may-một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của
Việt Nam có thể bị áp đặt những quy tắc khắt khe, phức tạp để xác định xuất
xứ từ đó có ảnh hưởng lớn đến kết quả hưởng ưu đãi trong FTA là một trong
những vấn đề cần được quan tâm giải quyết. Do đó, tác giả quyết định đề tài
khóa luận được nghiên cứu là QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA VÀ
GIẢI PHÁP CHO HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM.
2. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
Trong bối cảnh thuế quan nhập khẩu giữa các quốc gia dần được loại
bỏ nhằm tạo điều kiện cho trao đổi thương mại tự do thì các biện pháp phi
thuế được sử dụng ngày càng nhiều. Sự đa dạng của các biện pháp này cũng
như mức độ tinh vi, phức tạp của chúng là một thách thức lớn đối với tiến
WTO) bởi khả năng gây chệch hướng thương mại; hình thành bức tường bảo hộ; xói mịn các ưu đãi đối với
nước đang và kém phát triển…Nghĩa của thuật ngữ này có thể hiểu một cách khái quát là “chướng ngại vật”


3

trình đa phương hóa về thương mại. Bởi trong nhiều trường hợp chúng được
vận dụng như một công cụ bảo hộ có khả năng cản trở thậm chí phá hoại

MTS. Tồn tại nhiều biện pháp được sử dụng với mục đích trên, trong số đó
phải đề cập đến là các RO trong FTA. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu trong
khóa luận này là các quy tắc xuất xứ dùng để xác định hàng hóa có được
hưởng ưu đãi theo chế độ đối xử dành ưu đãi trong các hiệp định thương mại
tự do (PRO).
Khóa luận được thực hiện nhằm mục tiêu phân tích, đánh giá tác động
của PRO ở cả hai phương diện tích cực và tiêu cực đối với hoạt động thương
mại nội khối. Đặc biệt, tập trung vào thực tế là các quy tắc này thường có khả
năng gây khó khăn cho quốc gia thành viên xuất khẩu trong việc đáp ứng tiêu
chí nguồn gốc. Từ đó, kiến nghị giải pháp đối với vấn đề trên. Hơn nữa, mục
tiêu của đề tài cũng hướng đến giải quyết vấn đề cụ thể liên quan đến nguyên
tắc Yarn Forward (từ sợi trở đi) dùng để xác định xuất xứ của sản phẩm dệt
may nói chung và ảnh hưởng đến hàng dệt may Việt Nam nói riêng. Cuối
cùng, khóa luận cũng hướng đến mục tiêu phân tích nguyên nhân dẫn đến
thực trạng không đáp ứng RO trong FTA mà Việt Nam tham gia và kiến nghị
giải pháp hoàn thiện.
Xuyên suốt đề tài là sự khẳng định ngoại lệ theo Điều XXIV GATT mở
ra xu hướng cho sự phát triển của chủ nghĩa khu vực song cũng chính nó sẽ
tạo ra những giới hạn để ngăn chủ nghĩa khu vực phát triển theo hướng có hại
cho MTS/WTO. Chủ nghĩa khu vực và MTS có thể cùng tồn tại trong mối
quan hệ hỗ tương và tôn trọng lẫn nhau thông qua việc cho phép các liên kết
khu vực cùng phát triển để đẩy nhanh tiến trình tự do hóa thương mại trước
hết là giữa các nước thành viên của liên kết đó và tiếp đó là trên phạm vi tồn
cầu. Đây cũng là mục tiêu mà MTS/WTO hướng tới. Muốn đạt được mục tiêu
này thì các rào cản bảo hộ của quốc gia phải được loại bỏ, điển hình là việc


4

phải triệt tiêu các quy tắc xuất xứ có tính chất hạn chế trao đổi thương mại nội

khối trong FTA.
3. Tình hình nghiên cứu
Quy tắc xuất xứ khơng phải là một vấn đề mới trong nền thương mại
thế giới. Trong một quốc gia có rất nhiều nhà sản xuất cùng tạo ra một sản
phẩm và người tiêu dùng luôn muốn biết nguồn gốc của nó, trong nhiều
trường hợp chính nguồn gốc sản phẩm lại chi phối sự lựa chọn của người tiêu
dùng. Xét về bản chất, việc xác định xuất xứ sản phẩm dù ở cấp độ quốc gia
hay quốc tế đều bắt nguồn từ nhu cầu cần biết thông tin của con người nhưng
ở mức độ trao đổi hàng hóa giữa các nước thì việc này nhằm phục vụ nhiều
mục đích phức tạp hơn như: áp dụng chế độ đối xử ưu đãi hơn cho những sản
phẩm đáp ứng tiêu chí xuất xứ, từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh của sản
phẩm này so với sản phẩm cùng loại nhưng khơng phù hợp với tiêu chí; hoặc
áp dụng các biện pháp trừng phạt thương mại; hoặc thống kê thương
mại…Nhận thức được sự cần thiết của việc tìm hiểu quy tắc xuất xứ, các học
giả trong nước cũng như nước ngoài đã tiến hành nhiều nghiên cứu về vấn đề
này. Trong đó, nổi bật là các cơng trình:


Bùi Thị Hương Ngân, “Quy chế pháp lý về Giấy chứng nhận

xuất xứ hàng hóa và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam”, Đại học Ngoại
Thương Hà Nội, 2005


Trần Thị Hồng Cẩm, “Vấn đề xuất xứ hàng hóa ở Việt Nam-

Thực trạng và giải pháp”, Đại học Ngoại Thương Hà Nội, 2004


Joong Bum Kim & Joongi Kim, “The role of rule of origin to


provide discipline to the GATT article XXIV exception” (Vai trò của quy
tắc xuất xứ để cung cấp quy định đối với ngoại lệ Điều XXIV GATT),
Journal of International Economic Law, Vol 14, 9/2011


5



Cheng Xin-Xuan, “The impact of preferential rule of origin on

the relationship between of free trade area and the multilateral trading
system” (tác động của quy tắc xuất xứ ưu đãi đối với mối quan hệ giữa
khu vực mậu địch tự do và hệ thống thương mại đa phương), Management
Science and Engineering, Vol 4/2010


Antoni

Estevadeordal,

Jeremy

Harris,

Kati

Suominen,


“Multilateralizing preferential rules of origin around the world” (Đa
phương hóa quy tắc xuất xứ ưu đãi trên thế giới), prepared for
WTO/HEI/NCCR Trade/ CEPR conference, 9/2007


José Antonio Rivas, “Do rule of origin in free trade agreements

comply with article GATT XXIV?” (Quy tắc xuất xứ có tuân theo Điều
XXIV GATT) in trong Regional Trade Agreements and The WTO Legal
System, Oxford University Press, 12/2006


John J. Barceló III, “Harmonizing preferential rule of origin in

the WTO system” (Hài hịa hóa quy tắc xuất xứ ưu đãi trong hệ thống
WTO), Cornell law school research, paper No 06-049 10/2006
….
Trên đây là những tài liệu chủ yếu được tác giả sử dụng trong quá trình
nghiên cứu. Một số tài liệu khác có đề cập gián tiếp đối tượng nghiên cứu của
đề tài cũng được tác giả tham khảo, sử dụng. Nhìn chung, hầu hết các cơng
trình đều cung cấp những thông tin cơ bản về quy tắc xuất xứ, những ảnh
hưởng tiêu cực của chúng trong nền thương mại quốc tế và kiến nghị giải
pháp hạn chế tác động xấu của chúng. Tuy nhiên, các đề tài chưa đi sâu phân
tích tác động hai mặt của quy tắc xuất xứ đặc biệt là đối với thương mại nội
khối, khơng liên hệ cụ thể đến tình hình Việt Nam và đặc biệt không tập trung
vào nguyên tắc “từ sợi trở đi” dùng để xác định nguồn gốc hàng dệt may.


6


Tóm lại, chính việc phân tích quy tắc xuất xứ và đặt chúng trong bối cảnh
thực tế ở Việt Nam và lựa chọn nguyên tắc “từ sợi trở đi” mà theo đánh giá
của tác giả là có tính chất hạn chế thương mại điển hình sẽ làm nên tính mới
cho đề tài. Đồng thời, việc đề ra giải pháp của tác giả dựa trên căn cứ Điều
XXIV GATT với mục đích khơng chỉ cung cấp một gợi ý pháp lý để giải
quyết những vấn đề liên quan đến PRO trong đàm phán FTA mà còn hướng
tới ủng hộ quan điểm chủ nghĩa khu vực và MTS/WTO có thể cùng tồn tại để
hướng tới mục tiêu tự do hóa, đa phương hóa về thương mại.
4. Phạm vi nghiên cứu
Như đã trình bày, RTA phải được đặt dưới sự điều chỉnh của Điều
XXIV GATT để đảm bảo hoạt động thương mại nội khối và ngoại khối của
chúng diễn ra phù hợp với mục tiêu thúc đẩy MTS. Tuy nhiên, trong phạm vi
khóa luận này, nhận thức được yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất của việc
thành lập RTA nói chung và FTA nói riêng là để đẩy mạnh thương mại nội
khối và cũng ý thức rằng một trong các công cụ điển hình có khả năng làm vơ
hiệu hóa u cầu này chính là các RO trong FTA do đó, tác giả sẽ tập trung
nghiên cứu các vấn đề pháp lý liên quan đến RO được quy định trong FTA và
tác động của nó đối với thương mại nội khối, đồng thời liên hệ với các RO
trong FTA của Việt Nam. Đặc biệt, quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt maynguyên tắc “từ sợi trở đi” được tác giả lựa chọn phân tích sâu.
Tóm lại, phạm vi nghiên cứu được giới hạn theo đó tập trung phân tích
các quy tắc xuất xứ đối với hàng hóa mà khơng bao gồm quy tắc xuất xứ đối
với dịch vụ; quy tắc xuất xứ trong các hiệp định thương mại tự do theo chế độ
đối xử ưu đãi thương mại lẫn nhau mà không bao gồm chế độ đối xử ưu đãi
một chiều (dành cho các nước đang và kém phát triển); tập trung vào tác động
của quy tắc xuất xứ ưu đãi đối với hoạt động thương mại nội khối mà không


7

phải trọng tâm là tác động đối với thương mại ngoại khối; phân tích chuyên

sâu nguyên tắc “từ sợi trở đi” đối với hàng dệt may mà không bao gồm các
nguyên tắc đối với các mặt hàng cụ thể khác.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng chủ yếu trong khóa luận
này bao gồm các phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá, so sánh. Phương
pháp phân tích được sử dụng để làm sáng tỏ các quy định pháp luật liên quan
đến RO, đặc biệt tác giả sẽ sử dụng phương pháp này để làm sáng tỏ các thuật
ngữ được đề cập trong Điều XXIV GATT như thuật ngữ các quy định khác
về thương mại (ORC) hay các quy định hạn chế thương mại khác (ORRC)…
Trên cơ sở kết quả phân tích, tác giả tiến hành tổng hợp nội dung để đưa ra
nhận xét, đánh giá. Quan điểm của tác giả cũng được thể hiện trong khóa luận
thơng qua các kiến nghị, lý giải hiện tượng...Khi liên hệ đến tình hình Việt
Nam, các quy định về RO trong các FTA mà Việt Nam tham gia sẽ được trình
bày dưới dạng so sánh khái qt.
Ngồi ra, những biện pháp khác như phương pháp duy vật biện chứng,
liệt kê, dự đốn một cách khái qt nhưng có cơ sở về quy tắc xuất xứ sẽ
được áp dụng đối với hàng dệt may trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến
lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)-một hiệp định tương lai của Việt
Nam…cũng được sử dụng kết hợp nhằm làm sáng tỏ vấn đề được nghiên cứu
của khóa luận.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng
Ý nghĩa khoa học của đề tài được thể hiện ở việc cung cấp một gợi ý
pháp lý cho việc lý giải thuật ngữ “các quy định hạn chế thương mại khác”
(ORRC) được đề cập trong Điều XXIV:8(b) GATT. Khái quát các nội dung
liên quan đến RO như khái niệm, phân loại, vai trị, các tiêu chí để xác định


8

xuất xứ hàng hóa làm cơ sở để được hưởng ưu đãi trong FTA… Làm sáng tỏ

những tác động của PRO đối với hoạt động trao đổi thương mại giữa các
thành viên FTA. Từ đó có cơ sở để giải quyết các tồn tại trong FTA liên quan
đến PRO. Hơn nữa, tiêu chí xác định nguồn gốc sản phẩm dệt may-nguyên
tắc “từ sợi trở đi”, được áp dụng trong chính sách đàm phán FTA của Hoa Kỳ
và đang có khả năng ảnh hưởng đến FTA tương lai của Hoa Kỳ với các nước
khác trong đó có Việt Nam, sẽ được trình bày một cách khái quát về nội dung
cũng như những ảnh hưởng của nó đối với hoạt động thương mại nội khối.
Giá trị ứng dụng của đề tài được thể hiện qua việc tổng hợp thực trạng
áp dụng các quy tắc xuất xứ ưu đãi trong các FTA của Việt Nam, phân tích
nguyên nhân của thực trạng này, từ đó kiến nghị biện pháp hồn thiện. Ngồi
ra, dựa vào cơ sở lý luận đã trình bày, có thể tìm ra phương hướng giải quyết
những tác động tiêu cực của PRO trong FTA của Việt Nam theo Điều XXIV
GATT, đặc biệt là giải pháp pháp lý cho yêu cầu “từ sợi trở đi ” đối với sản
phẩm dệt may.
7. Cấu trúc khóa luận
Nội dung khóa luận được chia làm hai chương.
Chương 1: QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA VÀ TÁC ĐỘNG
ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI NỘI KHỐI
Chương 2: QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH
THƯƠNG MẠI TỰ DO MÀ VIỆT NAM THAM GIA VÀ GIẢI
PHÁP CHO HÀNG DỆT MAY


9

Chương 1: QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI
VỚI THƯƠNG MẠI NỘI KHỐI
Nhiệm vụ chính yếu và xuyên suốt của GATT/WTO là thúc đẩy sự tự
do hóa thương mại tồn cầu trên cơ sở vận dụng có hiệu quả học thuyết “Lợi
thế so sánh” song quá trình thực hiện có thể mang đến những kết quả khơng

như mong đợi. Cụ thể, việc thành lập các FTA trước hết là nhằm đẩy mạnh sự
hội nhập kinh tế giữa các nước thành viên và các nội dung của FTA được đàm
phán trên cơ sở bình đẳng, thỏa thuận kể cả các quy định liên quan đến quy
tắc xuất xứ (RO). Nhưng vì nhiều nguyên nhân, các nội dung trong FTA nói
chung và quy định về RO nói riêng lại hạn chế, thậm chí vơ hiệu hóa mục
đích thành lập FTA. Trong phạm vi chương 1, điều này sẽ được tác giả làm
rõ, bên cạnh đó những nội dung khái quát như khái niệm, phân loại và vai trò
của RO, những vấn đề pháp lý về RO trong các FTA và tác động của nó đối
với thương mại nội khối đồng thời đề xuất giải pháp hạn chế những ảnh
hưởng tiêu cực của chúng cũng được đề cập.
1.1 Quy tắc xuất xứ hàng hóa
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của quy tắc xuất xứ hàng hóa
Có thể nói, cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động trao đổi thương mại
giữa các quốc gia hiện nay chính là hệ thống các quy định của WTO mà trọng
tâm là Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994 (GATT) điều chỉnh
các vấn đề liên quan đến thương mại hàng hóa. Tồn tại nhiều định nghĩa về
thuật ngữ RO, cụ thể:
Chương 1, Phụ lục K Công ước Kyoto về đơn giản hóa và hài hịa hóa
thủ tục hải quan (sửa đổi năm 1999) nêu rõ khái niệm về quy tắc xuất xứ “quy
tắc xuất xứ là các quy định được pháp luật quốc gia hoặc các điều ước quốc
tế xây dựng, được một quốc gia áp dụng để xác định xuất xứ của hàng hóa.”


10

Theo Thông tin kỹ thuật về Quy tắc xuất xứ của WTO thì “Quy tắc
xuất xứ là tiêu chí cần thiết để xác định nguồn gốc quốc gia của sản phẩm.
Tầm quan trọng của chúng bắt nguồn từ thực tế rằng trong một số trường
hợp, thuế quan và các hạn chế sẽ tùy thuộc vào nguồn gốc sản phẩm nhập
khẩu”7

Mặc dù việc xác định xuất xứ hàng hóa là cần thiết và quan trọng
nhưng GATT lại khơng có một quy định cụ thể để điều chỉnh việc xác định
nguồn gốc quốc gia của hàng hóa. Các quốc gia thành viên WTO được “tự
do” trong việc xác định các RO của riêng mình. Tuy nhiên, sự tự do này phải
phù hợp với các nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong Hiệp định về quy tắc
xuất xứ của WTO (ARO). Điều I ARO quy định:
“Phù hợp với mục đích từ Phần 1 đến phần 4 của Hiệp định này,
RO phải được xác định như là những luật, quy định, quyết định
hành chính chung do các Thành viên áp dụng để xác định nước
xuất xứ của hàng hóa với điều kiện là qui tắc xuất xứ này không
liên quan đến thoả thuận thương mại hoặc chế độ thương mại tự
chủ có áp dụng ưu đãi thuế quan ngoài phạm vi điều chỉnh của
khoản 1 Điều I của GATT 1994.”
ARO là một trong những hiệp định đa biên quan trọng của WTO, nội
dung hiệp định gồm 4 phần, 9 điều và 2 phụ lục quy định về Ủy ban kỹ thuật
về quy tắc xuất xứ và tuyên bố chung về quy tắc xuất xứ ưu đãi (PRO). Như
vậy, từ định nghĩa tại Điều I ARO có thể thấy phạm vi điều chỉnh của ARO là
có giới hạn, theo đó các RO trong các thỏa thuận thương mại giữa các quốc
gia mà có áp dụng ưu đãi thuế quan ngoài chế độ tối xử tối huệ quốc theo

7

Technical information on rules of origin, (truy
cập ngày 22/6/2014)


11

Điều I GATT 1994 sẽ không trực tiếp chịu sự điều chỉnh của ARO hay chính
xác hơn là khơng chịu sự điều chỉnh từ 4 phần và 9 điều của ARO.

Ngồi những điều khoản chính trong ARO thì phụ lục cũng có giá trị
pháp lý tương đương và là một phần không thể tách rời của hiệp định.
Phụ lục 2 Tuyên bố chung về quy tắc xuất xứ ưu đãi có quy định
“Nhằm mục đích của Tun bố chung này, quy tắc xuất xứ ưu đãi
phải được định nghĩa là các luật, quy định, quyết định hành chính
mà Thành viên áp dụng để xác định hàng hóa có đủ tiêu chuẩn
được hưởng đối xử ưu đãi theo chế độ thương mại dành ưu đãi lẫn
nhau hay một chiều dẫn tới áp dụng ưu đãi thuế vượt ngoài phạm vi
áp dụng của khoản 1, Điều I GATT 1994.”
Từ các định nghĩa đã nêu, có thể xác định một số đặc điểm của quy tắc
xuất xứ. Thứ nhất, hình thức tồn tại của RO có thể là luật, quy định dưới luật,
quyết định hành chính do quốc gia ban hành hay được quốc gia sử dụng để
xác định nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Thứ hai, nội dung các RO do các
quốc gia thiết lập hoặc thỏa thuận cùng thiết lập do đó tồn tại nhiều RO khác
nhau. Thứ ba, mục đích của việc xác định xuất xứ hàng hóa rất đa dạng nhưng
chính yếu là để xác định chế độ đối xử thương mại với sản phẩm nhập khẩu
và phục vụ các công tác liên quan của quốc gia như thống kê thương mại.
Tóm lại, thuật ngữ RO là thuật ngữ phổ biến trong quan hệ thương mại
quốc tế. Việc tìm hiểu các đặc điểm của chúng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
lớn. Các đặc điểm này sẽ được làm rõ hơn qua việc tác giả phân tích các vấn
đề trong khóa luận.


12

1.1.2 Phân loại quy tắc xuất xứ hàng hóa
Quy tắc xuất xứ có thể được chia thành nhiều loại căn cứ vào các tiêu
chí khác khau. Các tiêu chí chủ yếu thường được sử dụng là tiêu chí mức độ
xuất xứ, tiêu chí mục đích sử dụng và tiêu chí đối tượng tác động. Cụ thể, nếu
dựa vào tiêu chí đối tượng tác động thì ta có RO đối với hàng hóa dùng để xác

định nguồn gốc quốc gia của hàng hóa nhập khẩu và RO đối với dịch vụ được
sử dụng để xác định xuất xứ của dịch vụ từ đó làm cơ sở để áp dụng các chế
độ đối xử thương mại.
Nếu căn cứ vào mức độ xuất xứ ta có RO thuần túy: dùng để xác định
những hàng hóa được sản xuất hoặc sinh trưởng và thu hoạch hoàn toàn tại
quốc gia xuất khẩu. Quy tắc này yêu cầu hàng hóa có xuất xứ phải ở “mức độ
tuyệt đối”. Điều này là rất khó, đặc biệt trong bối cảnh chun mơn hóa sản
xuất như hiện nay. Vì vậy, chúng thường được áp dụng đối với hàng nông,
lâm, thủy sản hoặc khống sản. Tiêu chí xuất xứ khơng thuần túy là tiêu chí
phổ biến để xác định xuất xứ hàng hóa. Trong điều kiện các giai đoạn của quá
trình sản xuất được tiến hành ở các quốc gia khác nhau nhằm tận dụng lợi thế
liên quan của từng nước thì u cầu hàng hóa phải có xuất xứ thuần túy là
khơng phù hợp mà thay vào đó những hàng hóa được sản xuất, gia cơng hay
chế biến đạt “mức độ đáng kể” tại quốc gia xuất khẩu sẽ được xác định là có
xuất xứ từ quốc gia đó.
Nếu dựa vào mục đích sử dụng, RO được chia thành RO ưu đãi (PRO)
và RO không ưu đãi (NPRO). Ngay trong ARO cũng cung cấp cơ sở pháp lý
để xác định hai loại quy tắc này. Theo đó, NPRO được sử dụng trong các
cơng cụ chính sách thương mại khơng ưu đãi theo Đ I, II, III, VI, IX, XI, XIII,
XIX, trong hoạt động mua sắm chính phủ và thống kê thương mại cịn PRO
để xác định hàng hóa có đủ tiêu chuẩn được hưởng đối xử ưu đãi theo chế độ


13

thương mại dành ưu đãi lẫn nhau (quy tắc xuất xứ để xác định hàng hóa có
được hưởng ưu đãi theo một hiệp định thương mại song phương/khu vực) hay
một chiều (quy tắc xuất xứ ưu đãi theo GSP) dẫn tới áp dụng ưu đãi thuế vượt
ngoài phạm vi áp dụng của khoản 1, Điều I GATT 1994. Tương tự, Nghị định
19/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa cũng

phân loại RO theo tiêu chí này, cụ thể:
“quy tắc xuất xứ ưu đãi là các quy định về xuất xứ áp dụng cho
hàng hóa có thoả thuận ưu đãi về thuế quan và ưu đãi về phi thuế
quan” cịn “quy tắc xuất xứ khơng ưu đãi là các quy định về xuất xứ
áp dụng cho hàng hóa ngồi quy định về quy tắc xuất xứ ưu đãi và
trong các trường hợp áp dụng các biện pháp thương mại không ưu
đãi về đối xử tối huệ quốc, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ,
hạn chế số lượng hay hạn ngạch thuế quan, mua sắm chính phủ và
thống kê thương mại”.
Như vậy, tùy thuộc vào mục đích của việc phân loại mà lựa chọn các
tiêu chí khác nhau sẽ cho những kết quả khác nhau. Trong phạm vi đề tài này,
tiêu chí mục đích sử dụng được tác giả lựa chọn để làm nổi bật đối tượng
nghiên cứu của đề tài là các RO ưu đãi theo chế độ đối xử dành ưu đãi thương
mại lẫn nhau.
1.1.3 Vai trò của quy tắc xuất xứ hàng hóa
Từ những nội dung được đề cập ở trên, ta có thể xác định vai trị chủ
yếu của RO là để xác định quốc gia xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu từ đó là
cơ sở để áp dụng các chính sách thương mại phù hợp. Về lý luận, trong điều
kiện thương mại quốc tế dựa trên nền tảng của chế độ đối xử tối huệ quốc
(MFN) thì NPRO là cơng cụ cần thiết giúp phân biệt hàng hóa có xuất xứ từ


14

các nước là thành viên hay không là thành viên của WTO để từ đó áp dụng
biểu thuế MFN.
Tuy nhiên trong bối cảnh hiện tại thì NPRO lại khơng cịn nhiều ý
nghĩa bởi phần lớn các giao dịch hàng hóa sẽ được hưởng chế độ MFN do đa
phần các giao dịch này xuất phát từ các quốc gia là thành viên của WTO8.
Nhưng vấn đề sẽ trở nên rất phức tạp nếu các quốc gia này tham gia vào một

hay nhiều FTA khác nhau. Theo Giáo sư Matsuo Matsushita thì có khoảng
90% các quốc gia thành viên của WTO tham gia vào FTA với mục đích chính
là tìm kiếm những ưu đãi cao hơn chế độ MFN. Điều này dẫn đến hệ quả là
PRO sẽ được xây dựng để xác định hàng hóa nhập khẩu thuộc diện được
hưởng chế độ đối xử MFN hay đối xử ưu đãi. Mà PRO lại do các quốc gia
tham gia vào FTA thỏa thuận thiết lập, khơng có một hệ thống PRO thống
nhất và ARO cũng không trực tiếp điều chỉnh vấn đề này. Sự đa dạng của các
PRO, sự chồng chéo giữa các quy định về PRO giữa hai FTA khác nhau cũng
như mức độ phức tạp, khắt khe của chúng…sẽ là những trở ngại lớn cho hoạt
động thương mại thế giới.
Ngăn chặn chệch hướng thương mại trong các FTA cũng là một vai trị
khơng được ghi nhận chính thức của RO. Thực tế cho thấy các RO được xây
dựng trong đàm phán FTA thường được thiết kế với những yêu cầu cao về
hàm lượng nội khối và điều đó làm ảnh hưởng đến khả năng các quốc gia
thành viên hưởng lợi từ FTA. Chính điều này làm dấy lên mối lo ngại về việc
sử dụng RO như một công cụ bảo hộ. Thiết nghĩ, RO nên đóng vai trị thuần
túy là quy tắc để xác định xuất xứ hàng hóa từ đó làm cơ sở để áp dụng chế
độ đối xử thương mại.

8

Understanding the WTO: The organization
(truy cập ngày 23/6/2014). Tính đến ngày
2/3/2013, WTO có 159 thành viên.


15

1.2 Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong các hiệp định thương mại tự do, tác
động đối với thương mại nội khối và kiến nghị giải pháp

1.2.1 Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong các hiệp định thương mại tự do
Sự gia tăng của các FTA như hiện nay bắt nguồn từ một trong những
cơ sở pháp lý quan trọng là Điều XXIV GATT 1994. Ý tưởng ban đầu của
các nhà sáng lập GATT/WTO được thể hiện khá đầy đủ qua Điều XXIV:4
GATT 1994 theo đó:
“…mong muốn thương mại được tự do hơn, thông qua các hiệp
định được ký kết tự nguyện, nhờ đó phát triển sự hội nhập hơn nữa
kinh tế các nước tham gia các hiệp định đó…việc lập ra … một khu
vực mậu dịch tự do phải nhằm mục tiêu là tạo thuận lợi cho thương
mại giữa các lãnh thổ thành viên và không tạo thêm trở ngại cho
thương mại của các thành viên khác với các lãnh thổ này.”
Rõ ràng, việc cho phép các hình thái liên kết kinh tế giữa các quốc gia
cùng tồn tại song song với MTS khơng nằm ngồi mục tiêu thúc đẩy tiến trình
đa phương hóa về thương mại. Điều XXIV:4 thiết lập nguyên tắc đảm bảo
cho hoạt động thương mại nội khối cũng như ngoại khối diễn ra theo đúng
mục tiêu trên.
Như đã đề cập ở trên, các RO có vai trò quan trọng trong việc xác định
nguồn gốc hàng hóa làm cơ sở cho việc áp dụng chế độ đối xử đối với hàng
hóa nhập khẩu. Trong tương quan so sánh với CU thì vai trị này càng có ý
nghĩa trong FTA khi mà các quốc gia thành viên vẫn duy trì biểu thuế quan
riêng đối với những sản phẩm nhập khẩu từ nước thứ ba9.

J.H. Mathis, “Regional trade agreements in the GATT/WTO: Article XXIV and the internal trade
requirement” (Hiệp định thương mại khu vực trong GATT/WTO: Điều XXIV và yêu cầu thương mại nội
khối), T.M.C Asser Press, (2002), tr.107
9


16


Trong một FTA khi hàng hóa được nhập khẩu vào một nước thành
viên, chúng phải đáp ứng các quy định PRO của FTA đó để được hưởng chế
độ đối xử ưu đãi, nếu không chế độ MFN sẽ được áp dụng và lợi ích mà quốc
gia mong muốn có được khi tham gia vào FTA sẽ bị triệt tiêu. Điều này được
lý giải trong bối cảnh, ngày nay hầu hết các quốc gia đều có quan hệ giao
thương với nhau, việc cho phép hàng hóa nhập khẩu vào quốc gia mình và
nhu cầu cần biết nguồn gốc quốc gia của sản phẩm nhập khẩu là cần thiết để
thực hiện thống kê thương mại hoặc trong nhiều trường hợp là để áp dụng
mức thuế nhập khẩu thấp hơn đối với những quốc gia là đối tác “thân thiết”.
Khi tham gia vào WTO, các nước đều phải có biểu cam kết cắt giảm
thuế quan đối với sản phẩm nhập khẩu từ các quốc gia thành viên khác. Biểu
nhân nhượng thuế của mỗi quốc gia được áp dụng thống nhất cho tất cả các
thành viên WTO (Biểu thuế MFN). Nhưng khi các nước tham gia vào một
liên kết kinh tế khu vực nói chung và FTA nói riêng để đáp ứng yêu cầu tạo
thuận lợi hơn nữa cho trao đổi thương mại nội khối, mức cắt giảm thuế sẽ
thấp hơn so với Biểu thuế MFN và nó chỉ áp dụng với những hàng hóa có
xuất xứ từ các nước thành viên.
Để xác định xuất xứ hàng hóa, các quốc gia khác nhau lại có những quy
định khơng giống nhau, đàm phán thành lập FTA ln kèm theo nó là các quy
định về xuất xứ. Các quy định này phải đảm bảo sao cho các quốc gia ngồi
FTA khơng thể hưởng mức thuế ưu đãi và nó thường được thiết kế theo
hướng yêu cầu hàm lượng nội khối cao. Vì vậy, chỉ những hàng hóa đáp ứng
các tiêu chí xuất xứ trong FTA mới có cơ sở chứng minh hàng hóa đó là từ
các quốc gia thành viên FTA và được hưởng mức thuế ưu đãi. Trong trường
hợp ngược lại, Biểu thuế MFN với mức cao hơn sẽ được áp dụng và quốc gia
tham gia vào FTA với hi vọng được hưởng ưu đãi sẽ bất lợi vì hàng hóa quốc
gia mình khơng những khơng có lợi thế hơn so với hàng hóa của các quốc gia


17


khác khơng tham gia FTA mà cịn phải gánh chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các
nước thành viên FTA do thỏa thuận mở cửa thị trường sâu rộng. Vì việc thiết
kế các RO trong FTA phải đảm bảo các yêu cầu trên, nên thực tế các quy định
về PRO ngày càng phức tạp và khó đáp ứng ngay cả với các thành viên FTA.
Tương tự như cơ sở pháp lý dẫn đến việc hình thành RTA,10 PRO cũng
được tạo lập từ việc áp dụng Điều XXIV GATT, Điều V GATS hoặc điều
khoản khả thể. Tuy nhiên, các PRO là kết quả từ Điều XXIV là có tác động
đáng kể và bao quát hơn cả.
Trong Phụ lục 2 ARO định nghĩa:
“PRO là những luật, quy định, quyết định hành chính chung do các
Thành viên áp dụng để xác định hàng hóa có đủ tiêu chuẩn được
hưởng chế độ đối xử ưu đãi theo chế độ thương mại dành ưu đãi
lẫn nhau hay một chiều dẫn đến ưu đãi thuế nằm ngoài phạm vi áp
dụng Khoản 1 Điều I GATT 1994”
Như vậy, cả NPRO và PRO đều có chung những hình thức là luật, quy
định, quyết định hành chính. Tuy nhiên, ARO cũng như Phụ lục 2 của hiệp
định này không hề đề cập mối quan hệ giữa RO với RTA. Ngay cả Điều
XXIV GATT 1994 cũng không minh thị vấn đề này. Dù vậy, quá trình giải
quyết tranh chấp của DSB cũng cung cấp cho chúng ta những cơ sở pháp lý,
cũng như gợi ý để làm sáng tỏ vấn đề này.
Cụ thể, GS. José Antonio Rivas trong nghiên cứu Do rule of origin in
free trade agreements comply with article XXIV GATT? (Quy tắc xuất xứ
trong các hiệp định thương mại tự do có tn theo Điều XXIV GATT hay
khơng?) đã lập luận RO trong các hiệp định thương mại tự do là các quy định
10

Facts and figures (Truy cập ngày 22/6/2014).
Tính đến 15/6/2014,có 412/585 thơng báo RTA được thực hiện dưới Điều XXIV GATT, 39/585 dưới điều
khoản khả thể và 134/585 dưới Điều V GATS.



18

về thương mại khác (ORC) được ghi nhận trong XXIV:5. Kết luận này được
xây dựng trên nền tảng phán quyết của Ban hội thẩm trong vụ Thổ Nhĩ Kỳ-Dệt
may11 rằng “ý nghĩa thơng thường của thuật ngữ ORC có thể được hiểu là bất
cứ quy định nào có tác động đến thương mại”12. Và RO (NPRO cũng như
PRO) đều có hình thức thể hiện là các quy định và chúng đều có vai trị, tác
động nhất định trong thương mại. Do đó, RO trong các hiệp định thương mại
tự do phải chịu sự điều chỉnh của XXIV:5 để đáp ứng các yêu cầu liên quan
đến thương mại ngoại khối.
Tương tự, các RO trong FTA cũng có thể được lập luận theo hướng có
thể là các quy định hạn chế thương mại khác (ORRC) theo XXIV:8(b)
“...thuế quan và các quy định hạn chế thương mại khác (ngoại trừ, trong
chừng mực cần thiết các hạn chế được phép theo quy định Điều XI, XII, XIII,
XIV, XV và XX GATT) phải được triệt tiêu…” Cụ thể, Điều 31, 32 Công ước
Viên về Luật Điều ước quốc tế 1969 đã ghi nhận các nguyên tắc trong việc
giải thích điều ước (hiệp định, hiệp ước…) theo đó
“…phải được giải thích… phù hợp với ý nghĩa thông thường được
nêu ra đối với những thuật ngữ được sử dụng trong điều ước theo
nội dung của những thuật ngữ này và dưới ánh sáng của đối tượng
và mục đích của điều ước. Những cách giải thích bổ sung, kể cả
những cơng việc chuẩn bị điều ước và hồn cảnh kí kết cũng có thể
được sử dụng nhằm làm sáng tỏ ý nghĩa của điều ước.”

Nội dung vụ tranh chấp Thổ Nhĩ Kỳ-Dệt May: Sau qua trình tham vấn, năm 1998 Ấn Độ yêu cầu thành lập
Ban Hội Thẩm để giải quyết vấn đề liên quan đến việc Thổ Nhĩ Kỳ áp dụng các biện pháp hạn chế số lượng
đối với hàng dệt may của Ấn Độ với các điều khoản tham chiếu là XI,XIII và XXIV GATT. Cơ quan giải
quyết tranh chấp đã bác bỏ lập luận của Thổ Nhĩ Kỳ khi dựa vào Điều XXIV GATT để thiết lập các hạn chế

số lượng trái với Điều XI, XIII và Đ 2 Hiệp định Hàng Dệt May.
12
WTO panel report: Turkey-Textiles WT/DS34/R, thông qua 19/11/1999. Đoạn 9.105 & 9.120
11


×