Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Quyền hạn của thẩm phán chủ tọa phiên tòa trong chuẩn bị xét xử sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.09 MB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

HỒ HỒN KIẾM

QUYỀN HẠN CỦA THẨM PHÁN CHỦ TỌA
PHIÊN TÒA TRONG CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ THẨM
THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

QUYỀN HẠN CỦA THẨM PHÁN CHỦ TỌA
PHIÊN TỊA TRONG CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ THẨM
THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chun ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Định hƣớng ứng dụng
Mã số: 8380104
Người hướng dẫn khoa học: Ts. Nguyễn Huỳnh Bảo Khánh
Học viên thực hiện: Hồ Hồn Kiếm
Lớp: Cao học luật, Bình Thuận Khóa 1

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Quyền hạn của thẩm phán chủ tọa phiên
tòa trong chuẩn bị xét xử sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự Việt Nam” là cơng
trình nghiên cứu khoa học của riêng tơi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn bảo đảm độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học
của Luận văn chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Hồ Hoàn Kiếm


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLDS

Bộ luật Dân sự

BLHS

Bộ luật Hình sự

BLTTHS

Bộ luật Tố tụng hình sự

Bộ CA

Bộ Cơng an


Bộ TP

Bộ Tư pháp

CA

Cơng an

KSND

Kiểm sát nhân dân



Nghị định

NĐ-CP

Nghị định Chính phủ

NXB

Nhà xuất bản

TAND

Tòa án nhân dân

TANDTC


Tòa án nhân dân tối cao

TNHS

Trách nhiệm hình sự

TTHS

Tố tụng hình sự

TTLT

Thơng tư liên tịch

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân

VKSNDTC

Viện kiểm sát nhân dân tối cao


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1. QUYỀN TRẢ HỒ SƠ ĐỂ ĐIỀU TRA BỔ SUNG CỦA THẨM
PHÁN CHỦ TỌA PHIÊN TÒA ........................................................................ 5
1.1. Quy định của pháp luật về quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung của
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ........................................................................ 5
1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung

của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ................................................................. 8
1.3. Kiến nghị hoàn thiện.............................................................................. 16
Kết luận chƣơng 1 ............................................................................................. 23
CHƢƠNG 2. QUYỀN QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG, THAY ĐỔI, HỦY BỎ
BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN, BIỆN PHÁP CƢỠNG CHẾ CỦA THẨM
PHÁN CHỦ TỌA PHIÊN TÒA ...................................................................... 25
2.1. Quy định của pháp luật về quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy
bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cƣỡng chế của Thẩm phán chủ tọa
phiên tòa ........................................................................................................ 25
2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền quyết định áp dụng, thay đổi,
hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cƣỡng chế của Thẩm phán chủ
tọa phiên tịa .................................................................................................. 28
2.3. Kiến nghị hồn thiện.............................................................................. 32
Kết luận chƣơng 2 ............................................................................................. 36
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 38
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chuẩn bị xét xử là một khâu quan trọng của giai đoạn xét xử vụ án hình
sự. Trong khâu này, các chủ thể có thẩm quyền tiến hành các hoạt động tố tụng
khác nhau cùng hướng đến mục đích chung là đảm bảo cho chất lượng xét xử tại
phiên tịa hình sự. Khác với các hoạt động chuẩn bị khác trong đời sống xã hội,
hoạt động chuẩn bị xét xử được tiến hành theo quy định của pháp luật tố tụng
hình sự và được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định, kể từ khi Tòa
án thụ lý hồ sơ vụ án đến khi mở phiên tòa. Để đảm bảo việc giải quyết đúng
đắn, khách quan, tồn diện vụ án, góp phần bảo vệ quyền con người, quyền cơng

dân thì hoạt động của thẩm phán chủ tọa phiên tòa trong giai đoạn chuẩn bị xét
xử cần phải được tiến hành cẩn trọng, chặt chẽ.
Liên quan đến quyền hạn của thẩm phán chủ tọa phiên tịa, Bộ luật Tố
tụng hình sự năm 2015 đã kế thừa những quy định phù hợp trong Bộ luật Tố
tụng hình sự năm 2003 và sửa đổi và bổ sung thêm một số quy định, khắc phục
được một số điểm hạn chế, bất cập trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về
chuẩn bị xét xử. Tuy nhiên, các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
về quyền hạn của thẩm phán chủ tọa phiên tòa ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ
thẩm vụ án hình sự vẫn cịn những hạn chế, bất cập, như: quy định về thẩm
quyền trả hồ sơ điều tra bổ sung vẫn còn quan điểm khác nhau về số lần trả hồ sơ
điều tra bổ sung theo quy định của BLTTHS 2015 đã hợp lý hay chưa, việc áp
dụng các căn cứ trả hồ sơ, nội dung yêu cầu điều tra bổ sung vẫn còn vướng
mắc; vướng mắc trong các quy định và áp dụng về thẩm quyền áp dụng các biện
pháp ngăn chặn của thẩm phán chủ tọa phiên tịa,... Vì vậy, việc hồn thiện quy
định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về quyền hạn của thẩm phán chủ tọa
phiên tòa ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự cần được tiếp tục
thực hiện theo hướng đảm bảo sự phù hợp với định hướng cải cách tư pháp, phù
hợp thực tiễn áp dụng pháp luật.
Với những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Quyền hạn của thẩm
phán chủ tọa phiên tòa trong chuẩn bị xét xử sơ thẩm theo luật tố tụng hình
sự Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học.


2
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Những vấn đề liên quan trực tiếp đến đề tài cũng được nghiên cứu ở nhiều
phạm vi và mức độ khác nhau, cụ thể như sau:
Cơng trình nghiên cứu mang tính đại cương có: 1. GS.TS. Võ Khánh Vinh
chủ biên (2013), Giáo trình sau đại học, Luật hình sự phần chung, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội. 2. GS.TSKH Lê Văn Cảm chủ trì (2009), Giáo trình Tư pháp hình

sự, Bộ mơn Tư pháp hình sự, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội; 3. TS. Nguyễn
Ngọc Chí chủ biên (2001), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Khoa Luật
Đại học quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia; 4. PGS.TS Hồng Thị Minh Sơn
(2015), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam (tái bản lần thứ 12 có sửa đổi),
Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; 5. TS. Nguyễn Sơn
(2004), Chương 2 Chuẩn bị xét xử vụ án hình sự, Giáo trình kỹ năng giải quyết vụ
án hình sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội; 6. TS. Đặng Quang Phương chủ biên (2012),
Sổ tay quy trình giải quyết vụ án hình sự, Nxb Thanh niên, Hà Nội; 7. Trường Đại
học Luật TpHCM (2018), Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam (Tái bản có
sửa đổi, bổ sung), Nxb Hồng Đức – Hội Luật Gia Việt Nam,…
Cơng trình nghiên cứu chun sâu có: 1. Th.s Tống Thị Thanh Thanh
(2004), Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, Luận văn thạc sỹ Luật học Khoa
Luật Đại học quốc gia Hà Nội; 2. Th.s Nguyễn Thị Thu Hiền (2011), Chuẩn bị
xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, Luận văn thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật
Hà Nội. 3. Th.s Bùi Thị Hồng (2011), Chuẩn bị xét xử vụ án hình sự, Luận văn
thạc sỹ, Khoa Luật Đại học Quốc gia. 4. Th.s Cao Văn Hiếu (2014), Chuẩn bị
xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sỹ
Luật học, Học viện khoa học xã hội.
Các bài viết có: TS. Hồng Thị Minh Sơn, Một số quy định của BLTTHS
về quyết định của Tòa án trong hoạt động chuẩn bị xét xử sơ thẩm và thực tiễn
áp dụng, Tạp chí Luật học số 7/2009; 2. Vũ Gia Lâm (2011), Hoàn thiện một số
quy định về xét xử sơ thẩm hình sự nhằm thực hiện có hiệu quả ngun tắc hai
cấp xét xử, Tạp chí Tòa án nhân dân (số 21), tr. 1-7; 3. Đinh Văn Quế (2011),
Phương hướng hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về xét xử sơ
thẩm các vụ án hình sự, Tạp chí Tịa án nhân dân (số 17), tr.16-18.


3
Các bài viết, cơng trình nghiên cứu trên đây là những tài liệu quý giá, giúp
cho tác giả luận văn xây dựng và hoàn thiện các ý tưởng khoa học trong quá

trình nghiên cứu đề tài này. Tuy nhiên, vẫn chưa có tài liệu, cơng trình nào đi sâu
nghiên cứu, đánh giá về mặt thực tiễn quyền hạn của thẩm phán chủ tọa phiên
tòa trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự để chỉ ra các nguyên
nhân, những tồn tại, vướng mắc và qua đó đề xuất giải pháp hoàn thiện quy định
pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.
Trong các tài liệu khoa học trên đã nghiên cứu chung về các quy định
của luật tố tụng hình sự Việt Nam (trong các giáo trình, sách chuyên khảo),
chuẩn bị xét xử sơ thẩm chỉ là một phần trong các nội dung nghiên cứu, hoặc
nghiên cứu chuyên sâu về giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự (các
luận văn, bài báo khoa học,…), trong đó có đề cập đến thẩm quyền của Thẩm
phán chủ tọa phiên tòa. Tuy nhiên, các quy định về thẩm quyền của Thẩm phán
chủ tọa phiên tòa chỉ là một nội dung nhỏ trong các cơng trình nghiên cứu trên.
Do đó, khi phân tích đến các quy định của pháp luật về thẩm quyền của Thẩm
phán chủ tọa phiên tòa trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm thì các tác giả
chỉ phân tích khái qt các quyền mà chưa phân tích chuyên sâu để chỉ ra
những hạn chế trong các quy định của pháp luật, cũng như chưa chỉ ra, đánh
giá những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quyền này của Thẩm phán
chủ tọa phiên tòa trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm nhằm đưa ra những
kiến nghị hoàn thiện pháp luật và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trên
phạm vi cả nước.
Do đó, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tác giả sẽ tiếp tục kế
thừa những vấn đề lý luận và phân tích các quy định của pháp luật về thẩm
quyền của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm
mà các cơng trình nghiên cứu đã thực hiện được. Đồng thời phân tích chuyên sâu
để chỉ ra những hạn chế trong các quy định của pháp luật, cũng như chưa chỉ ra,
đánh giá những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quyền này của Thẩm
phán chủ tọa phiên tòa trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm nhằm đưa ra
những kiến nghị hoàn thiện pháp luật và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật
về thẩm quyền của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa trong giai đoạn chuẩn bị xét xử
sơ thẩm vụ án hình sự.



4
Vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu về quyền hạn của thẩm phán chủ tọa phiên
tòa trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng về mặt lý luận cũng như thực tiễn.
3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu của đề tài: Trên cơ sở nghiên cứu quy định của
pháp luật và thực tiễn về quyền hạn của thẩm phán chủ tọa phiên tòa trong giai
đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, tác giả đưa ra những kiến nghị hoàn
thiện quy định của pháp luật liên quan đến quyền hạn của thẩm phán chủ tọa phiên
tòa và các giải pháp bảo đảm, nâng cao chất lượng hoạt động bào chữa của thẩm
phán chủ tọa phiên tòa trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu quy định pháp luật và thực
tiễn quyền hạn của thẩm phán chủ tọa phiên tòa trong giai đoạn chuẩn bị xét xử
sơ thẩm vụ án hình sự trong thời gian từ năm 2012 đến nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: tác giả sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu trong
luận văn.
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: tác giả sử dụng các phương pháp
sau: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh,
phương pháp thống kê và xã hội học.
5. Các vấn đề dự kiến cần giải quyết:
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Nội
dung của luận văn được chia thành hai chương:
Chƣơng 1. Quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Thẩm phán chủ tọa
phiên tòa
Chƣơng 2. Quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn
chặn, biện pháp cưỡng chế của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa



5
CHƢƠNG 1
QUYỀN TRẢ HỒ SƠ ĐỂ ĐIỀU TRA BỔ SUNG
CỦA THẨM PHÁN CHỦ TỌA PHIÊN TÒA
1.1. Quy định của pháp luật về quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung
của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa
 Khái niệm, đặc điểm quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung của của
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa
Trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa là một
hoạt động tố tụng của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa trong giai đoạn chuẩn bị xét
xử trả lại hồ sơ cho Viện kiểm sát đã ra quyết định truy tố theo các căn cứ được
quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự nhằm khắc phục những thiếu sót trong
q trình điều tra, truy tố để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án khách quan, toàn
diện, đúng pháp luật.
Cần nhấn mạnh ý nghĩa chính trị - pháp lý của việc trả hồ sơ để điều tra bổ
sung thể hiện ở chỗ đây là một chế định pháp luật cần thiết, là hoạt động tố tụng
bình thường nhưng có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo cho hoạt động điều tra,
truy tố tuân thủ theo các quy định của pháp luật, đảm bảo việc xét xử vụ án hình
sự đúng đắn, khách quan, tồn diện, khơng bỏ lọt tội tội phạm, không làm oan
người vô tội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tố tụng hình sự.
Qua việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung, các cơ quan tiến hành tố tụng và những
người tiến hành tố tụng đánh giá những nguyên nhân của những vấn đề đã làm
được và những tồn tại. Một mặt vừa kịp thời sửa chữa, khắc phục những tồn tại
đó, mặt khác tích lũy thêm những kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động điều
tra, truy tố, xét xử.
Chế định trả hồ sơ điều tra bổ sung của Thẩm phán chủ tọa phiên tịa có
một số đặc điểm sau:
- Chủ thể trả hồ sơ điều tra bổ sung là Thẩm phán được phân công nghiên

cứu vụ án (ở giai đoạn chuẩn bị xét xử).
- Chủ thể nhận hồ sơ do Tòa án trả để điều tra bổ sung là Viện kiểm sát
nơi ra quyết định truy tố.


6
Chủ thể trả hồ sơ điều tra bổ sung và chủ thể nhận hồ sơ điều tra bổ sung
trong giai đoạn xét xử khác với việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong giai đoạn
truy tố: chủ thể trả hồ sơ là Viện kiểm sát và chủ thể nhận là Cơ quan điều tra
nơi ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố.
 Căn cứ trả: 04 căn cứ (Điều 280 BLTTHS)
Theo khoản 1 Điều 280 BLTTHS, có 4 căn cứ để Tòa án trả hồ sơ cho
VKS để yêu cầu điều tra bổ sung. Các căn cứ này được hướng dẫn cụ thể tại
Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP về quy
định việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực hiện quy định
của BLTTHS về trả hồ sơ để điều tra bổ sung, cụ thể:
 Thứ nhất, khi thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong số những
vấn đề được quy định tại Điều 85 BLTTHS mà không thể bổ sung tại phiên tịa
được. Theo khoản 2, 3 Điều 3 Thơng tư số 02/2017 thì chứng cứ để chứng minh
những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự theo điểm a khoản 1 Điều
280 BLTTHS là chứng cứ dùng để chứng minh một hoặc nhiều vấn đề quy định
tại Điều 85, Điều 441 của BLTTHS mà nếu thiếu những chứng cứ này thì khơng
thể giải quyết vụ án được khách quan, tồn diện, đúng pháp luật.
 Thứ hai, khi có căn cứ cho rằng bị can hoặc bị cáo còn thực hiện hành vi
khác mà BLHS quy định là tội phạm. Theo đó, có hai trường hợp có thể xảy ra:
– VKS đã truy tố bị can về một hay nhiều tội nhưng chứng cứ trong hồ sơ
lại cho thấy hành vi của bị can, bị cáo đã thực hiện cấu thành một hay nhiều tội
khác.
– Ngoài hành vi phạm tội mà VKS đã truy tố, chứng cứ lại cho thấy cịn có
căn cứ để khởi tố bị can, bị cáo về một hay nhiều tội khác.


Thứ ba, khi có căn cứ cho rằng cịn đồng phạm khác hoặc có người
khác thực hiện hành vi mà BLHS quy định là tội phạm liên quan đến vụ án
nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

Thứ tư, khi việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về
thủ tục tố tụng. Có thể hiểu, “vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng” là trong quá
trình điều tra, tuy tố, xét xử, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng


7
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các trình tự, thủ tục do
BLTTHS quy định, do đó xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp
của người tham gia tố tụng hoặc ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan
của vụ án (khoản 1 Điều 4 thông tư liên tich số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCATANDTC). Các trường hợp cụ thể được coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố
tụng được liệt kê trong khoản 1 Điều 6 Thơng tư liên tích số 02/2017/TTLTVKSNDTC-TANDTC_BCA-BQP. Những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng
như: không thay đổi kiểm sát viên, điều tra viên, giám định viên trong những
trường hợp cần phải thay đổi, không trưng cầu giám định trong trường hợp bắt
buộc phải có giám định, vi phạm quyền bào chữa của bị can…có thể làm ảnh
hưởng đến việc xác định sự thật khách quan của vụ án, ảnh hưởng đến quyền là
lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội và những người tham gia tố tụng khác.
 Thời hạn, số lần trả hồ sơ điều tra bổ sung:
Về số lần Tòa án được trả hồ sơ để điều tra bổ sung: Theo quy định tại
khoản 2 Điều 174 BLTTHS 2015 thì trường hợp Tịa án trả hồ sơ thì thời hạn
điều tra bổ sung khơng quá 01 tháng, đồng thời Thẩm phán chủ tọa phiên tòa chỉ
được trả hồ sơ để điều tra bổ sung 01 lần và HĐXX được trả hồ sơ điều tra bổ
sung 01 lần.
Về thời hạn điều tra bổ sung: Theo khoản 2 Điều 274, trường hợp Tòa án
trả lại hồ sơ điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung khơng q 01 tháng,
tính từ ngày Cơ quan điều tra nhận lại hồ sơ và yêu cầu điều tra. Vấn đề đặt ra ở

đây là luật khơng có quy định thời hạn VKS chuyển hồ sơ và quyết định điều tra
bổ sung cho CQĐT bởi Tòa án trả hồ sơ cho VKS chứ không trả trực tiếp cho cơ
quan điều tra. Liên quan đến vấn đề này, Thông tư liên tích số 02/2017 đã có quy
định hướng dẫn tuy nhiên cũng mới dừng lại ở quy định chung chung là “VKS ra
quyết định…chuyển ngay cho cơ quan điều tra…”. Vậy, “ngay” là bao lâu hiện
nay vẫn chưa được giải thích cụ thể.
 Hậu quả pháp lý của việc trả hồ sơ điều tra bổ sung:
Khi Tòa án trả điều tra bổ sung thì Viện kiểm sát phải bổ sung những tài
liệu, chứng cứ cần thiết theo yêu cầu điều tra bổ sung của Tòa án. Nếu kết quả
điều tra bổ sung dẫn tới việc đình chỉ vụ án thì Viện kiểm sát ra quyết định đình


8
chỉ vụ án và thơng báo cho Tịa án biết. Trong trƣờng hợp Viện kiểm sát không
thực hiện đƣợc những yêu cầu điều tra bổ sung hoặc vẫn giữ nguyên quyết định
truy tố thì Tịa án vẫn phải tiến hành xét xử vụ án.
1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền trả hồ sơ để điều tra bổ
sung của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa
 Căn cứ trả hồ sơ điều tra bổ sung, nội dung yêu cầu điều tra bổ sung
 Căn cứ trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung
Thứ nhất, thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy cịn tồn tại tình trạng trả
hồ sơ chưa đúng căn cứ và thẩm quyền.
Tại quyết định số 03/2020/HSST-QĐ ngày 19 tháng 06 năm 2020 của
TAND huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận do Thẩm phán Lâm Quốc Tuấn kí
“Quyết định trả hồ sơ vụ án” với lý do trả hồ sơ là “để VKSND huyện Bắc Bình
giải quyết theo thẩm quyền”. Tác giả cho rằng quyết định trên chưa đúng quy
định của luật tố tụng hình sự. Cụ thể: Theo khoản 1 Điều 277 BLTTHS: Trong
thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm
nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên

tòa phải ra một trong các quyết định:
 Đưa vụ án ra xét xử;
 Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;
 Tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án.
Như vậy, trong các quyết định của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa trong giai
đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm khơng có trường hợp trả hồ sơ vụ án “để VKSND
giải quyết theo thẩm quyền”, mà chỉ có “Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung”.
Tác giả cho rằng trường hợp trên là một dạng “linh hoạt” của Tòa án trong
trường hợp VKSND phát hiện ra hồ sơ vụ án “có vấn đề” (chẳng hạn như việc
giải quyết vụ án khơng đúng thẩm quyền) và có đề nghị “trả lại” hồ sơ thì Tịa án
đã “Quyết định trả hồ sơ vụ án”. Tuy nhiên, khi xem xét thẩm quyền của Chánh
án/Phó Chánh án Tịa án và Thẩm phán theo quy định tại Điều 44, 45 BLTTHS


9
thì khơng có trường hợp “trả hồ sơ vụ án” như trên. Mặc dù theo quy định tại
khoản 1 Điều 274 BLTTHS có quy định về vấn đề chuyển vụ án trong giai đoạn
xét xử: “Khi vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử của mình thì Tịa án trả hồ sơ
vụ án cho Viện kiểm sát đã truy tố để chuyển đến Viện kiểm sát có thẩm quyền
truy tố”. Tuy nhiên, Điều 44, 45 BLTTHS lại không quy định rõ thẩm quyền
trong trường hợp này thuộc về Chánh án/Phó Chánh án Tòa án hay Thẩm phán
chủ tọa phiên tòa.
Do đó, trong trường hợp trên, tác giả cho rằng khi khi có căn cứ “trả hồ sơ
vụ án” theo quy định thì cần bổ sung thẩm quyền “trả hồ sơ vụ án” Thẩm phán
chủ tọa phiên tòa theo quy định tại Điều 45, Điều 277 BLTTHS.
Thứ hai, hiện nay, trong thực tiễn áp dụng pháp luật có quan điểm cho
rằng Tịa án (Thẩm phán chủ tọa phiên tịa) có thể trả hồ sơ để điều tra bổ sung
tại điểm b khoản 1 Điều 280 BLTTHS "Có căn cứ cho rằng ngoài hành vi mà
Viện kiểm sát đã truy tố, bị can còn thực hiện hành vi khác mà Bộ luật hình sự
quy định là tội phạm" ; và điểm c khoản 1 Điều 280 BLTTHS “Có căn cứ cho

rằng cịn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà Bộ luật
hình sự quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ
n hởi tố bị can” là không phù hợp.
Chẳng hạn như tại Quyết định 10/2008/HSST-QĐ ngày 28 tháng 10 năm
2008 của Tòa án nhân dân Quận Đống Đa – Tp.HN về trả hồ sơ yêu cầu điều tra
bổ sung vì cho rằng các bị can ngồi phạm tội gây rối trật tự cơng cộng thì cịn
phạm tội hủy hoại tài sản, yêu cầu điều tra bổ sung hành vi hủy hoại tài sản của
các bị can, truy tố về 02 (hai) tội danh riêng biệt, không coi hành vi hủy hoại tài
sản là tình tiết định khung tăng nặng của Tội gây rối trật tự công cộng.
+ Trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án nhân dân được quy định tại Điều
280 Bộ luật Tố tụng hình sự. Tuy nhiên, theo tác giả, tại điểm b, c khoản 1 Điều
280 Bộ luật Tố tụng hình sự lại quy định Tịa án có thể trả hồ sơ để điều tra bổ
sung "Có căn cứ cho rằng ngồi hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố, bị can cịn
thực hiện hành vi khác mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm", “Có căn cứ cho
rằng cịn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà Bộ luật
hình sự quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ n


10
hởi tố bị can” là khơng phù hợp. Bởi vì, chức năng khởi tố, điều tra vụ án là
nhóm chức năng buộc tội thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra và Viện kiểm
sát; - Tịa án cũng có trách nhiệm chứng minh tội phạm nhưng chỉ xét xử đối với
những bị cáo đã bị Viện kiểm sát truy tố ra trước Tịa chứ khơng phải là u cầu
Viện kiểm sát truy tố bị cáo tội khác hoặc thêm đồng phạm khác trong vụ án đó.
Khi Tịa án trả hồ sơ để yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung vì lý do bị
cáo phạm một tội khác thì rõ ràng "tội khác" đó phải nặng hơn tội mà Viện kiểm
sát truy tố bị cáo ra trước Tịa vì nếu bị cáo phạm tội khác nhẹ hơn thì Tịa đã có
thể xét xử mà khơng cần phải trả hồ sơ. Trả với lý do có đồng phạm khác là đồng
nghĩa với việc Tòa án yêu cầu Viện kiểm sát truy tố thêm bị cáo, thêm người
phạm tội mới. Do đó, cả hai lý do mà Tịa trả hồ sơ để yêu cầu Viện kiểm sát

điều tra bổ sung trên là thuộc chức năng của cơ quan buộc tội và trái với chức
năng xét xử của Tịa. Theo chúng tơi trong trường hợp nếu qua xét hỏi, tranh
tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận thấy bị cáo phạm tội khác thì vẫn tiến
hành xét xử theo truy tố của Viện kiểm sát và tuyên bố không phạm tội, đồng
thời kiến nghị Viện kiểm sát khởi tố tội mà Hội đồng xét xử đã nhận định.
Trường hợp nhận định có đồng phạm khác, dựa vào những chứng cứ đã thu thập,
dựa vào kết quả tranh tụng,Tòa vẫn tiếp tục xử đối với bị cáo này và kiến nghị
Viện kiểm sát khởi tố bị cáo khác cùng vụ án.
Tòa án khi xét xử phải tuân theo giới hạn quy định tại Điều 298 Bộ luật Tố
tụng hình sự. Nếu giao cho tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo căn cứ quy
định tại điểm b khoản 1 Điều 280 BLTTHS là trái với các quy định trong tố tụng
hình sự và tinh thần của cải cách tư pháp là "Việc phán quyết của tòa án phải
căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa" (Nghị quyết 08-NQ/TW
ngày 02.01.2002 của Bộ Chính trị).
Do đó, cần sửa Bộ luật Tố tụng hình sự theo hướng Thẩm pháp chủ tọa
phiên tòa chỉ trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong các trường hợp thiếu chứng cứ
quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ sung tại phiên tòa được và vi phạm
nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Bởi vì, bổ sung thêm chứng cứ quan trọng là nhằm
mục đích làm sáng rõ vụ án; nếu có sự vi phạm nghiêm trọng tố tụng thì cũng
cần điều tra bổ sung để việc giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện, đúng
pháp luật.


11
 Nội dung yêu cầu điều tra bổ sung
Hiện nay, trong một số quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung thì
nội dung yêu cầu điều tra bổ sung chưa rõ ràng, có thể gây khó khăn cho Viện
kiểm sát, Cơ quan điều tra về những nội dung cần điều tra bổ sung theo yêu cầu
của Tòa án.
Chẳng hạn như tại Quyết định 15/2018/HSST-QĐ ngày 22 tháng 10 năm

2018 của Tòa án nhân dân Quận 8 – Tp.HCM về trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ
sung “để làm rõ vật chứng theo đúng quy định của pháp luật”.
Mặc dù theo quy định tại khoản 3 Điều 280 BLTTHS quy định rõ “Quyết
định trả hồ sơ để điều tra bổ sung phải ghi rõ những vấn đề cần điều tra bổ
sung”. Tuy nhiên, trong Quyết định 15/2018/HSST-QĐ ngày 22 tháng 10 năm
2018 của Tòa án nhân dân Quận 8 – Thành phố Hồ Chí Minh chỉ nêu yêu cầu
“để làm rõ vật chứng theo đúng quy định của pháp luật” mà không đặt ra yêu cầu
cụ thể chẳng hạn như làm rõ vật chứng nào, vấn đề gì của vật chứng đó cần phải
làm rõ,…Điều này có thể làm cho nội dung điều tra bổ sung của Viện kiểm sát,
Cơ quan điều tra không đúng với yêu cầu điều tra bổ sung của Tòa án, làm cho
vụ án phải trả hồ sơ điều tra bổ sung nhiều lần.
 Thời hạn điều tra bổ sung
Theo nội dung này, tác giả chỉ đề cập về vấn đề thời hạn trả hồ sơ bổ sung
giữa các cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định tại khoản 2 Điều 174 Bộ luật
TTHS: “Trường hợp vụ án do Viện kiểm sát trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung
thì thời hạn điều tra bổ sung không quá 02 tháng; nếu do Tòa án trả lại để yêu
cầu điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung khơng q 01 th ng”. Theo
quy định này thì sẽ có hai quan điểm:
- Thứ nhất, đối với tất cả các vụ án do Viện kiểm sát trả điều tra bổ sung
thì thời hạn điều tra bổ sung là không quá 02 tháng, và tất cả các vụ án do Tòa án
trả điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung là khơng q 01 tháng.
- Thứ hai, khi Tịa án trả điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung là
không quá 01 tháng là giai đoạn thẩm quyền của Tòa trả cho Viện kiểm sát, còn
nếu Viện kiểm sát tự bổ sung được thì trong thời hạn 01 tháng phải tiếp tục truy


12
tố và chuyển hồ sơ cho Tòa án. Trong trường hợp Viện kiểm sát khơng thể tự bổ
sung thì phải trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra thì lúc này thời hạn phải tính 02
tháng, bởi vì, thời điểm này hồ sơ vụ án đang giai đoạn truy tố thì Viện kiểm sát

có quyền quyết định việc trả hồ sơ và phải tính thời hạn là 02 tháng để đủ thời
hạn thu thập chứng cứ đối với vụ án được nhập vào. Đối với vấn đề này, Thông
tư liên tịch số 02/2017/TTLT - VKSNDTC - TANDTC - BCA-BQPngày
22/12/2017 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ
Cơng an, Bộ Quốc phịng quy định việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố
tụng trong thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về trả hồ sơ để
điều tra bổ sung cũng chưa quy định, nên khó khăn trên thực tế giải quyết vụ án.
Chẳng hạn như: trong vụ án Nguyễn Hữu Linh dâm ô đối với người dưới
16 tuổi: Sáng 25-6-2019, HĐXX TAND quận 4 (TP.HCM) do thẩm phán
Nguyễn Hải Nam, Phó Chánh án tịa này, làm chủ tọa đã đưa vụ án cựu viện phó
VKSND TP Đà Nẵng Nguyễn Hữu Linh dâm ô đối với người dưới 16 tuổi ra xử
sơ thẩm. Tuy nhiên, sau đó HĐXX đã quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung
nhằm làm rõ một số vấn đề, như điều tra bổ sung theo quyết định trả hồ sơ điều
tra bổ sung ngày 5-6; trưng cầu giám định lại đoạn camera hình ảnh được ghi lại
trong thang máy từ thời gian 21 giờ 10 phút 6 giây đến 21 giờ 10 phút 31 giây
(theo giờ hệ thống camera) và nêu rõ hành vi khách quan mà đối tượng nam giới
đã thực hiện.
Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ chuẩn bị xét xử, thẩm phán đã trả hồ sơ
một lần vào ngày 5-6. Tuy nhiên, chỉ một ngày sau, VKS hoàn hồ sơ và bảo lưu
quan điểm truy tố.Trong quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung ngày 5-6,
TAND quận 4 nhận định: Trong toàn bộ lời khai, bị cáo Linh thừa nhận việc ba
lần ôm, hôn bé gái ở thang máy là sai phạm nhưng ông này không nhận tội và
cho rằng hành vi này chưa đủ yếu tố cấu thành tội dâm ô. Tuy nhiên, phần kết
luận trong cáo trạng lại không mô tả hành vi khách quan của tội phạm mà bị cáo
Linh đã thực hiện là thiếu sót. Đồng thời, nếu dựa vào phần nội dung: “Trên cơ
sở kết quả điều tra đã xác định được như sau tại trang 3 cáo trạng là theo kết luận
giám định của Phịng kỹ thuật hình sự Cơng an TP.HCM và cơng văn giải thích
giám định” thì cần làm rõ “Lúc 21 giờ 10 phút 11 giây, bàn tay trái của ơng Linh
có chạm vào cơ thể phía trước thân người của bé gái hay khơng?”. Giải thích



13
giám định của cơ quan giám định “rất có thể tay trái của ông Linh đã chạm vào
phần cơ thể phía trước thân người của bé gái”. Theo tịa, giải thích này là chủ
quan, chưa rõ ràng. Trong vụ án này, có quan điểm cho rằng "Việc tịa trả hồ sơ
ơng Nguyễn Hữu Linh là việc bình thường trong q trình xét xử. VKS sẽ nhận
lại hồ sơ này để tiếp tục điều tra bổ sung theo những nội dung mà tòa án yêu cầu.
Theo Khoản 2, Điều 174 bộ luật Tố tụng hình sự 2015, thì thời hạn điều tra bổ
sung trong trường hợp tòa trả hồ sơ này là không quá 1 tháng."1
Hoặc tại Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung Số 04/KSĐT của
VKSND Quận Đống Đa, Tp.Hà Nội ngày 20/10/2008 cho Cơ quan điều tra theo
yêu cầu của TAND Quận Đống Đa có nêu rõ thời hạn điều tra bổ sung là không
quá 01 tháng.
Như vậy, về thời hạn điều tra bổ sung khi Tòa án trả hồ sơ yêu cầu điều tra
bổ sung có hai vấn đề cịn vướng mắc:
Thứ nhất, quy định “nếu do Tòa án trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì
thời hạn điều tra bổ sung khơng quá 01 th ng” còn tồn tại 02 cách hiểu và áp
dụng khác nhau.
Thứ hai, thời hạn điều tra bổ sung đối với tất cả các trường hợp Tòa án trả
hồ sơ đều là không quá 01 tháng là chưa hợp lý, vì đối với các vụ án phức tạp,
đơng bị can, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì thời hạn điều tra bổ sung trong
01 tháng là khó thực hiện được, cẳhng hạn như trong nbhững vụ án phức tạp như
Phạm Công Danh, hoa hậu Trương Hồ Phương Nga,…. Mặt khác, việc điều tra
bổ sung lại không được gia hạn điều tra. Do đó cần quy định thời hạn điều tra bổ
sung phù hợp với từng loại tội phạm (TP ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất
nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng) và phù hợp với tính chất phức tạp của
từng vụ án.
 Số lần trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung
Điều 174 BLTTHS năm 2015 quy định trong giai đoạn chuẩn bị xét xử
thẩm phán làm nhiệm vụ chuẩn bị xét xử được trả hồ sơ ĐTBS 01 lần. Quy định

này mặc dù đã giới hạn số lần trả hồ sơ ĐTBS, với mục đích của nhà làm luật là
1

, truy cập ngày 10/9/2020


14
tránh lạm dụng trả hồ sơ ĐTBS trong TTHS, nhưng lại xảy ra bất cập đó là có
những vấn đề về chứng cứ, tình tiết, thủ tục vụ án phát sinh mới mà thẩm phán
khơng dự liệu được, hoặc chính VKS đã không điều tra đầy đủ lần ĐTBS thứ
nhất, buộc thẩm phán phải trả hồ sơ ĐTBS đến lần thứ hai. Trước đây BLTTHS
2003 cũng đã xác lập số lần trả hồ sơ ĐTBS của phẩm phán chủ tọa phiên tòa là
02 lần, nhưng thực tế rất nhiều vụ án được trả đi trả lại nhiều lần hơn rồi mới làm
rõ được vấn đề.
Nội dung vụ án2
Theo cáo trạng của VKSND Quận 8 cho biết, qua điều tra các bị can khai
nhận: Vào khoảng 23h30 ngày 4/10/2017, Nguyễn Duy Linh, Lê Trung Tín,
Trần Thị Tuyên, Đặng Ngọc Bích Huyền và 2 cặp vợ chồng gồm Lê Hồng Chí
Hùng – Nguyễn Hoàn An Thư, Dương Quốc Khánh – Hồ Thị Thu Thảo ngồi
nhậu tại quán trên đường Kỳ Đồng (Quận 3). Trong lúc uống rượu bia, cả nhóm
rủ nhau về nhà của Linh uống bia tiếp và mua ma tuý sử dụng. Sau đó Linh cùng
Huyền, Tuyên, Hùng, Thư, Thu Thảo, Tín và một người mới quen tên Tài đến
căn hộ Linh thuê (chung cư trên đường Tạ Quang Bửu, Quận 8) chơi. Còn
Khánh đi về nhà thay quần áo rồi đến sau. Khi đến nhà Linh, mọi người tiếp tục
uống bia và yêu cầu Linh mua ma tuý để cả nhóm cùng chơi. Sau khi trao đổi,
Thu Thảo gọi điện thoại đến số của một người tên Mai Ca (Thảo quen qua một
số lần đến chơi ở quán bar) và chuyển máy cho Linh thoả thuận mua 1 gói ma
tuý loại Ketamine và thuốc lắc với giá 6,5 triệu đồng. Sau khi nhận hàng (1 gói
ma túy dạng bột và 16 viên ma túy nén) từ 1 người đàn ông không rõ lai lịch, cả
nhóm vừa dùng ma túy vừa uống bia và nghe nhạc. Sau đó, Tài ra về. Khoảng 1h

ngày 5/10/2017, Khánh đi taxi đến nhà Linh thấy có 1 số viên nén ma tuý màu
hồng đã bẻ làm đôi nên lấy nửa viên uống. Khoảng 2h cùng ngày, Huỳnh Trọng
Thảo (người được Tín nhắn tin rủ đến nhà Linh chơi khi còn ngồi nhậu ở đường
Kỳ Đồng) và Nguyễn Công Thành đến nhà Linh. Khi đến nơi, Thảo lấy nửa viên
ma tuý loại thuốc lắc uống, cịn Thành thì sử dụng Ketamine. Khoảng 2h30,
Kiều Lê Ngọc Ly (vợ của Huỳnh Trọng Thảo) nhắn tin rủ chồng đi ăn tối thì
được biết Thảo đang chơi ở nhà Linh nên đến chơi cùng. Đến khoảng 3h, Ly đến
2

, truy cập ngày 10/9/2020


15
nhà Linh và thấy có thuốc để trên bàn nên lấy nửa viên uống rồi vào phòng nằm
nghe nhạc cùng mọi người.
Theo cáo trạng, vào lúc 5h10, Công an Phường 5, Quận 8 tiến hành kiểm tra
hành chính căn hộ, phát hiện sự việc nên đưa tất cả về Công an phường tạm giữ.
TAND quận 8, TP HCM đã 4 lần hỗn phiên tịa để trả hồ sơ, điều tra
bổ sung vụ án đối với Nguyễn Duy Linh và 11 bị can khác về tội “tàng trữ trái
phép chất ma túy” xảy ra vào ngày 5/10/2017. Trong vụ án này, hiện bị cáo Kiều
Lê Ngọc Ly đang kêu oan cho mình và chồng.
Nội dung vụ án3
Sau 3 ngày xét xử (15-17/11/2016) và qua 3 lần trả hồ sơ để bổ sung, làm
rõ, tránh trường hợp bỏ sót tội phạm, ngày 17-11, HĐXX TAND huyện Tuy Đức
(tỉnh Đắk Nông) tiếp tục trả hồ sơ lần 4.Theo đó tịa u cầu VKS làm rõ 4 nội
dung liên quan đến vụ việc 8 nhân viên bảo vệ rừng của Công ty Long Sơn chém
người gây thương tích. Thứ nhất, mảnh đất nhà ơng Thanh thuộc quyền sở hữu
của ai trước và sau khi sự việc truy sát gây thương tích 90%. Thứ hai, cần làm rõ
vai trò của hai người tên Đức và Phương (thư kí của ơng Thiên Sửu, Phó giám
đốc Cơng ty Long Sơn). Thứ ba, làm rõ hành vi Luân chém anh Thanh gục

xuống, sau đó Long vẫn cố tình chem thêm một nhát nữa khiến anh Thanh bất
tỉnh. Thứ tư, cần điều tra, làm rõ vai trò chủ mưu của Đào Công Bắc, Linh Thị
Phương và Phúc (Bê đê) trọng vụ truy sát lần này.Trong 3 lần xét xử trước,
TAND huyện Đắk Nông đã yêu cầu điều tra làm rõ vai trị chủ mưu của Đào
Cơng Bắc, Nguyễn Ngọc Phúc và đối tượng tên Đức (chưa rõ nhân thân lai lịch)
và một số nhân viên của Công ty Long Sơn đã tham gia truy sát anh Thanh dẫn
đến thương tích vĩnh viễn 90%. Tại đó, anh Huỳnh cũng đã cung cấp được giấy
tờ chứng minh mảnh đất do gia đình đang trồng rẫy có giấy xác nhận của Lâm
trường Quảng Tín và UBND xã để trồng điều, củ mì..., từ năm 2003.Theo cáo
trạng của VKS, ngày ngày 22-2-2015, Phúc rủ Bốn, Long, Phong đến rẫy của
Bắc nhậu. Trong buổi nhậu, Bắc có nhờ nhóm này địi lại đất tranh chấp với gia
đình anh Thanh và hứa sẽ “bồi dưỡng”. Đến 15h30 ngày 3/3/2015, nhóm của
3

/>_n15460.html , truy cập ngày 10/9/2020


16
Bốn kéo đến khu rẫy tranh chấp với anh Thanh. Lúc này, chị Chu Thị Kim Dung
(vợ anh Thanh) đang nhặt hạt điều thì bị các đối tượng hỏi về nguồn gốc đất.
Thấy vậy, chị Dung gọi điện cho anh Thanh về. Sau khi nhận được điện thoại
của vợ, Thanh về rẫy và rủ thêm Trần Văn Hanh và Trần Văn Huỳnh (em trai
của Thanh). Khi nhóm của Thanh vừa về đến rẫy thì Long và Bốn cũng đã gọi
Duy, Dững, Trí, Luân mang theo nhiều hung khí đến. Lúc này hai bên xảy ra cự
cãi, sau đó, nhóm của Bốn xông vào đánh, chém túi bụi vào người nhà anh
Thanh khiến anh Thanh bị chấn thương sọ não với thương tật vĩnh viễn 90%,
anh Trần Văn Huỳnh bị thương tích 8%. Ngày 24-3-2015, Cơ quan CSĐT Cơng
an huyện Tuy Đức đã khởi tố, bắt tạm giam một số bảo vệ của Công ty Long
Sơn đã tham gia vào vụ chém người gây thương tích 90%.Tại các phiên tịa
trước, đồn luật sư đã yêu cầu HĐXX tách các bị cáo Bốn, Phong, Long ra để

lấy lời khai riêng. Theo đó, các đối tượng khaiở cuộc nhậu ngày 3/3, Bắc nói
“nếu bọn nó láo đánh cho một trận”. Bên cạnh đó, Phúc đã khai trong hai buổi
nhậu đều có sự góp mặt của Đức (bảo vệ Công ty Long Sơn), Đức cịn nói
“chém người giành rẫy ln đúng khơng”, nhưng cơ quan điều tra khơng làm rõ
tình tiết này, các vị Luật sư cho rằng “bỏ lọt tội phạm”. Cũng tại đây, anh Huỳnh
là người làm chứng cho biết, hôm xảy ra vụ việc có hơn 10 người chứ khơng
phải 8 người như HĐXX nêu ra.Tại phiên tòa ngày 16-11, các bị cáo Bốn,
Phong, Long đã khai ra một nhân vật rất quan trọng là Phương là thư kí của ơng
Thiên Sửu (Phó giám đốc Cơng ty Long Sơn), chính người này đã có mặt trong
hai cuộc nhậu và cũng là người kết nối Phúc, Đức với nhóm của Bốn. Cùng với
đó, các đối tượng cũng khai nhậnĐức có bạn là Linh Đức Thuận, chính người
này là em Linh Thị Phương (vợ Bắc). Người tên Thuận này cũng làm quản lí bảo
vệ của Cơng ty Long Sơn, chính vì thế vụ án xuất hiện tình tiết mới, “uẩn khúc”.
Ngày 17-11-2016, HĐXX Tịa án nhân dân huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk
Nơng đã trả hồ sơ lần 4 vụ nhân viên Công ty Long Sơn đánh người gây thương
tích 90%. Bên cạnh đó, HĐXX yêu cầu chuyển hồ sơ vụ án lên VKSND tỉnh
Đắk Nơng để điều tra, làm rõ.
1.3. Kiến nghị hồn thiện
Thực tiễn trong thời gian qua, Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong
giai đoạn xét xử có những chuyển biến tích cực; tuy nhiên việc trả hồ sơ để điều


17
tra bổ sung cịn gặp những khó khăn, hạn chế nhất định, do bất cập trong những
quy định của pháp luật, mặt khác cũng do nhận thức và tinh thần trách nhiệm
trong công việc của những người tiến hành tố tụng. Do vậy, tác giả có một số
kiến nghị để từng bước hoàn thiện chế định “điều tra bổ sung” trong hoạt động
tố tụng hình sự, như sau:
 Bổ sung thẩm quyền của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa
Theo quy định tại khoản 1 Điều 274 BLTTHS có quy định về vấn đề

chuyển vụ án trong giai đoạn xét xử: “Khi vụ án khơng thuộc thẩm quyền xét xử
của mình thì Tịa án trả hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát đã truy tố để chuyển đến
Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố”. Tuy nhiên, Điều 44, 45 BLTTHS lại
không quy định rõ thẩm quyền trong trường hợp này thuộc về Chánh án/Phó
Chánh án Tịa án hay Thẩm phán chủ tọa phiên tịa. Do đó, trong trường hợp
trên, tác giả cho rằng khi khi có căn cứ “trả hồ sơ vụ án” theo quy định thì cần bổ
sung thẩm quyền “trả hồ sơ vụ án” Thẩm phán chủ tọa phiên tòa theo quy định
tại Điều 45, Điều 277 BLTTHS.
 Căn cứ trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, nội dung yêu cầu điều tra
bổ sung
Theo chúng tôi, vấn đề trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tịa án vẫn phải
được duy trì với mục đích làm sáng rõ vụ án để xét xử khách quan, tồn diện
cũng như để đảm bảo tính phối hợp và chế ước trong tố tụng. Tuy nhiên, trong
trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 280 BLTTHS "Có căn cứ cho rằng
ngồi hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố, bị can còn thực hiện hành vi khác mà
Bộ luật hình sự quy định là tội phạm" ; và điểm c khoản 1 Điều 280 BLTTHS
“Có căn cứ cho rằng cịn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành
vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được
khởi tố vụ n hởi tố bị can” cần sửa đổi theo hướng nên quy định chỉ Hội đồng
xét xử mới có thẩm quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung và chỉ trả hồ sơ để điều
tra bổ sung sau khi Hội đồng xét xử đã xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa. Thẩm
phán trong giai đoạn chuẩn bị xét xử chỉ thực hiện các thủ tục tố tụng để đưa vụ
án ra xét xử (nếu đủ điều kiện). Thẩm phán không ra quyết định về nội dung vụ
án (trả hồ sơ để điều tra bổ sung, đình chỉ vụ án).


18
Bởi vì, Thẩm phán mới chỉ trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, phiên tòa chưa
được mở, chưa thực hiện việc xét hỏi, điều tra tại phiên tòa, chưa nghe ý kiến của
các bên tham gia tố tụng thì Hội đồng xét xử chưa thể xác định được là thiếu chứng

cứ quan trọng đối với vụ án không thể bổ sung tại phiên tòa được mà trả hồ sơ để
điều tra bổ sung. Tương tự, Tịa án chưa có quyết định đưa bị cáo ra xét xử thì
Thẩm phán cũng không thể tùy tiện cho rằng bị cáo phạm tội khác để trả hồ sơ điều
tra bổ sung được. Bị cáo là người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử (Điều 50
Bộ luật Tố tụng hình sự), và phán quyết của Tòa án chủ yếu căn cứ vào kết quả
tranh tụng tại phiên tòa (Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02.01.2002 của Bộ Chính trị).
Cũng như vấn đề có vi phạm nghiêm trọng tố tụng hay khơng thì chỉ xem hồ sơ
chưa xác định được mà cần phải xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa mới khẳng định
được. Do đó, để Thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung là không
phù hợp với bản chất của việc xét xử và tinh thần cải cách tư pháp hiện nay.
Trong tồn bộ q trình tố tụng, xét xử đóng vai trị trọng tâm, là giai đoạn
quyết định tính đúng đắn, khách quan của việc giải quyết vụ án, bảo vệ lợi ích
nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Tại phiên tịa thì
phần xét hỏi là rất quan trọng, là phần chủ yếu để xem xét đánh giá chứng cứ,
mà từ đó là cơ sở xác định nội dung và thực chất của vụ án để rút ra kết luận
đúng. Phiên tịa chính là nơi tịa án bằng thủ tục cơng khai, tồn diện thực hiện
cuộc điều tra chính thức để xác định sự thật khách quan của vụ án. Việc chứng
minh (bao gồm cả quá trình thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ) được các
chủ thể có quyền và lợi ích khác nhau (bên buộc tội, bên bào chữa, nguyên đơn,
bị đơn) thực hiện một cách bình đẳng, dân chủ tại phiên tòa khi xét hỏi cũng như
tranh luận. Việc chứng minh và từ đó xác định sự thật của vụ án được tòa án
thực hiện trên cơ sở chứng cứ được thu thập, thẩm tra tại phiên tòa và cân nhắc,
đánh giá của các bên tham gia tố tụng khác nhau;
Qua quá trình tranh tụng tại phiên tòa, Tòa án mới xác định được là cần
xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà khơng thể bổ sung
tại phiên tịa được; có vi phạm nghiêm trọng tố tụng và Tòa án phải trả hồ sơ cho
viện kiểm sát để điều tra bổ sung thì mới chính xác được. Việc trả hồ sơ để điều
tra bổ sung sau khi đã xét hỏi, tranh luận tại phiên tịa sẽ hạn chế được tình trạng
trả hồ sơ nhiều lần, trả hồ sơ khơng chính xác của Tòa án.



19
+ Sửa đổi điểm b,c khoản 1 Điều 280 BLTTHS quy định về Thẩm phán
chủ tọa phiên tịa khơng trả hồ sơ điều tra bổ sung trong trường hợp điểm b
khoản 1 Điều 280 BLTTHS "Có căn cứ cho rằng ngoài hành vi mà Viện kiểm
sát đã truy tố, bị can còn thực hiện hành vi khác mà Bộ luật hình sự quy định
là tội phạm"; và điểm c khoản 1 Điều 280 BLTTHS “Có căn cứ cho rằng cịn
có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự
quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ n
hởi tố bị can” theo hướng nên quy định chỉ Hội đồng xét xử mới có thẩm
quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung và chỉ trả hồ sơ để điều tra bổ sung sau
khi Hội đồng xét xử đã xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa. Thẩm phán trong giai
đoạn chuẩn bị xét xử chỉ thực hiện các thủ tục tố tụng để đưa vụ án ra xét xử
(nếu đủ điều kiện).
Ngồi ra, hiện nay đang có sự mâu thuẫn giữa quy định tại điểm d khoản 1
Điều 280 BLTTHS và khoản 2 Điều 6 Thông tư số 02/2017 ở chỗ: Quy định của
Thơng tư nói rằng, Tịa án khơng trả hồ sơ điều tra bổ sung nếu có vi phạm
nghiêm trọng thủ tục tố tụng nhưng khơng xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi
ích hợp pháp của người tham gia tố tụng trong khi BLTTHS lại quy định vi phạm
nghiêm trọng thủ tục tố tụng là căn cứ để trả hồ sơ điều tra bổ sung. Theo quan
điểm của tác giả, quy định trong Thông tư là chưa phù hợp bởi như đã trình bày ở
trên, hiện nay, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng được hiểu là trường hợp
BTLLHS quy định bắt buộc phải làm nhưng cơ quan, người tiến hành tố tụng đã
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi
ích của người tham gia tố tụng. Do đó, khi đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố
tụng, đương nhiên sẽ xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích của người tham
gia tố tụng, do đó cần trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Vì vậy, nên điều chỉnh theo
hướng bỏ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 TTLT số 02/2017/TTLTVKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP.
 Thời hạn điều tra bổ sung
+ Thứ nhất, cần có văn bản hướng dẫn quy định “nếu do Tòa án trả lại để

yêu cầu điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung khơng q 01 th ng”
trong trường hợp Tịa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung cho VKS, sau đó VKS


20
khơng tự mình điều tra bổ sung mà tiếp tục trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra yêu
cầu điều tra bổ sung.
+ Thứ hai, kiến nghị sửa quy định về thời hạn điều tra bổ sung đối với
từng trường hợp cụ thể: án ít nghiêm trọng, án nghiêm trọng, án rất nghiêm trọng
và án đặc biệt nghiêm trọng. Theo khoản 2 Điều 280 BLTTHS hiện quy định
chung thời hạn trả hồ sơ điều tra bổ sung đối với các trường hợp trên đối với số
vụ Viện kiểm sát trả Cơ quan điều tra là khơng q hai tháng, Tịa án trả hồ sơ
Viện kiểm sát để điều tra bổ sung không quá một tháng là không hợp lý. Do đó
cần sửa theo hướng quy định thời hạn trả hồ sơ điều tra bổ sung đối với tùng
trường hợp cụ thể, vì đối với các vụ án phức tạp, đơng bị can, tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng thì thời hạn điều tra bổ sung trong hai tháng là khó thực hiện được.
Mặt khác, việc điều tra bổ sung lại không được gia hạn điều tra.
 Số lần trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung
- Khoản 2 Điều 174 BLTTHS năm 2015 đã quy định rõ Thẩm phán chủ
tọa phiên tòa chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần và HĐXX chỉ được
trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần. Tuy nhiên, thực tế có nhiều trường hợp xảy
ra như: chưa điều tra hết các nội dung trong Quyết định yêu cầu điều tra bổ sung;
kết quả điều tra bổ sung làm phát sinh những vấn đề mới cần điều tra bổ sung.
Trong những trường hợp này nếu Tịa án khơng tiếp tục trả hồ sơ yêu cầu điều
tra bổ sung thì việc giải quyết vụ án sẽ không đảm bảo khách quan, toàn diện,
thiếu các chứng cứ cần thiết để buộc tội hoặc gỡ tội. Hậu quả bản án có thể bị
cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm tuyên hủy, ảnh hưởng đến quyền lợi của bị can,
bị cáo. Do đó, cần hiểu số lần Tòa án trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung như quy
định tại Điều 174 ở trên là: Thẩm phán chủ tọa phiên tòa chỉ được trả hồ sơ để
điều tra bổ sung một lần đối với một nội dung cần yêu cầu điều tra bổ sung, và

tối đa không quá 02 lần trong trường hợp TP ít nghiêm trọng, TP nghiêm trọng,
tối đa không quá 03 lần trong trường hợp TP rất nghiêm trọng, tối đa không quá
04 lần trong trường hợp TP đặc biệt nghiêm trọng và phải nghiên cứu toàn diện
hồ sơ vụ án để phát hiện tất cả các nội dung cần yêu cầu điều tra bổ sung tại một
thời điểm, sau đó ra yêu cầu điều tra bổ sung các nội dung đó trong cùng một
quyết định.


×