Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Bài tập cá nhân môn lịch sử đảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.31 KB, 7 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI KIỂM TRA CÁ NHÂN

MƠN: LỊCH SỬ ĐẢNG


Đề: Trình bày nhận thức về chủ trương của đảng trong đổi mới giáo dục đại học khi đất nước hội
nhập vào xu thế phát triển chung của thế giới (từ năm 1986 đến nay). Nhận xét về thành tựu và hạn
chế của giáo dục đại học Việt Nam ngày nay?
Xét về mặt lịch sử, nền giáo dục đại học đã xuất hiện ở nước ta cách đây trên cả nghìn năm.
Cho đến nay, lịch sử giáo dục đại học Việt Nam đã trải qua các nền giáo dục khác nhau: phong kiến,
thuộc địa và chủ nghĩa thực dân mới. Sự nghiệp giáo dục đại học từ sau Cách mạng Tháng Tám năm
1945 đến nay đã trải qua gần 80 năm qua và đạt được những thành tựu to lớn, trong đó quan trọng
nhất là đã góp phần tạo ra các thế hệ nguồn lực con người Việt Nam, nhân tố quyết định thắng lợi
của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, trong giai
đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, nền giáo dục của nước ta ngày càng
bộc lộ những bất cập và hạn chế. Đổi mới nền giáo dục ở Việt Nam luôn được Đảng và Nhà nước ta
đặc biệt quan tâm, coi đây là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân.
Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội. Trong đó, giáo dục đào tạo đại học có nhiệm vụ quan trọng, “đào tạo nhân lực
trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài”.
Nghị quyết số 04-NQ/TW Hội nghị lần thứ tư BCHTW Đảng (khoá VII) về tiếp tục đổi mới sự
nghiệp giáo dục và đào tạo, ngày 14/01/1993 đã khẳng định đổi mới công tác giảng đối với cấp đại
học: “Ngành đại học và trung học chuyên nghiệp đã bắt đầu tổ chức lại quá trình đào tạo, đa dạng
hố phương thức đào tạo. Cơng tác đào tạo sau đại học được đẩy mạnh. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ cấu
mới của hệ thống giáo dục quốc dân. Củng cố các trường công, chuyển một số trường cơng sang
bán cơng. Khuyến khích mở các trường lớp dân lập. Cho phép mở trường lớp tư thục ở giáo dục
mầm non, giáo dục chuyên nghiệp (bao gồm dạy nghề và trung học chuyên nghiệp), giáo dục đại
học. Sắp xếp lại hệ thống các trường nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, sử dụng cơ sở vật chất và đội


ngũ giáo viên. Đặc biệt phải sắp xếp hợp lý các trường đại học và trường cao đẳng và các viện
nghiên cứu khoa học, gắn viện với trường, gắn công tác giáo dục đào tạo với công tác nghiên cứu
khoa học. Mở rộng hợp lý quy mô đào tạo đại học. Phát triển hệ cao học, đẩy mạnh đào tạo nghiên
cứu sinh. Xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp giáo dục
và đào tạo cụ thể của từng bậc học, cấp học, ngành học. Hình thành từng bước các trường lớp trọng
điểm có chất lượng cao trong các ngành học, bậc học, cấp học; mở rộng hệ thống trường, lớp năng
khiếu ở phổ thông; xây dựng một số trường đại học trọng điểm quốc gia. Đổi mới giáo dục bổ túc
và đào tạo bồi dưỡng tại chức.”
Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai số 02-NQ/HNTW BCHTW Đảng (khóa VIII) về định hướng
chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm


vụ đến năm 2000, ngày 24/12/1996. Nghị quyết về định hướng chiến lược phất triến giáo đục-đào
tạo trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố và nhiệm vụ đến năm 2000 đã xác định quan điểm:
Xây dựng con người nhữmg người thừa kế xây đựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng" vùa "chuyên".
Giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục-đào tạo. Coi giáo dục-đào tạo là sự
nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. Mọi người đi học, học thường xuyên, học
suốt đời. Kết hợp giáo dục nhà trường, giáo dục gia đinh và giáo dục xã hội, tạo nên môi trường
giáo dục lành mạnh ở mọi nơi, trong từng công đồng, từng tập thể. Phát triển giáo dục-đào tạo gắn
với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, những tiến bộ khoa học-cơng nghệ và củng cố quốc phịng, an
ninh.
Đến Đại hội Đảng lần thứ IX, Đảng đã khẳng định: "phát triển giáo dục và đào tạo là một
trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, là điều kiện để
phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền
vững" với sự chỉ đạo về giáo dục đại học: "Mở rộng hợp lý quy mô giáo dục đại học, làm chuyển
biến rõ nét về chất lượng và hiệu quả đào tạo. Tập trung đầu tư xây dựng hai đại học quốc gia thành
những trung tâm đào tạo chất lượng cao; xây dựng một số trường sư phạm trọng điểm. Từng bước
xúc tiến việc nối mạng Internet ở trường học, tạo điều kiện học tập, nghiên cứu trên mạng" cũng
như phải "tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. Cải
tiến việc giảng dạy và học tập các bộ môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ở các

trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề." Đảng đề cao vai trò học tập và
làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, hướng học sinh, sinh viên phát triển toàn thiện từ
đạo đức, tác phong, lối sống, nhân cách.
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, giáo dục và đào tạo nước ta đã có những chuyển biến tích
cực. Chất lượng từng bước được nâng lên, hệ thống giáo dục quốc dân tiếp tục được hoàn thiện,
mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo tiếp tục được mở rộng ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học.
“Vai trị, vị trí các cơ sở giáo dục, nhất là giáo dục đại học trong hệ thống dần được khẳng định, tính
tự chủ, tự chịu trách nhiệm được đề cao; chất lượng đào tạo từng bước được cải thiện, hệ thống
chương trình đã được đổi mới, chú trọng phát triển các phẩm chất, năng lực cho sinh viên; phương
pháp giảng dạy theo hướng tích cực cũng được chú trọng. Cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo
đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên được đẩy mạnh... Chủ động phát huy mặt tích
cực, hạn chế các khuyết tật của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong giáo
dục và đào tạo. Hợp tác quốc tế được tăng cường theo hướng chủ động, tích cực đáp ứng yêu cầu
phát triển của ngành giáo dục, cũng như yêu cầu phát triển bền vững, hội nhập quốc tế của đất nước.


Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII cũng khẳng định: “Thực hiện cơ chế tự chủ
đối với đào tạo bậc đại học phù hợp với xu thế chung của thế giới. Có chính sách đột phá phát triển,
nâng cao chất lượng giáo dục đại học”. “Có cơ chế hỗ trợ xây dựng một số trường đại học lớn và đại
học sư phạm trở thành những trung tâm đào tạo có uy tín trong khu vực và thế giới”. Thúc đẩy phát
triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao. Xây dựng các cơ chế, chính sách và giải pháp
để đào tạo lại lực lượng lao động phải chuyển đổi ngành nghề do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, đổi mới công nghệ và tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. “Chuyển mạnh quá
trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người
học; từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý dạy và học trực tuyến,
qua internet, truyền hình, các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học; giáo dục nhà
trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Đào tạo con người theo hướng có đạo đức,
kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm cơng dân, xã hội; có kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, ngoại
ngữ, công nghệ thông tin, công nghệ số, tư duy sáng tạo và hội nhập quốc tế”. Tiếp tục hoàn thiện
các khâu, các yếu tố của quá trình đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế.

Đẩy mạnh đổi mới đồng bộ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý và quản trị
nghiệp vụ, chuyên môn trong giáo dục và đào tạo, từng bước thực hiện có hiệu quả cơ chế tự chủ
gắn với trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục và đào tạo. Xây dựng môi trường giáo dục
lành mạnh, kiên quyết khắc phục bệnh thành tích, ngăn ngừa và xử lý nghiêm các tiêu cực trong
giáo dục và đào tạo. Hoàn thiện và thực hiện ổn định các phương thức đánh giá, kiểm định chất
lượng giáo dục và đào tạo thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh vào các trường đại học,
cao đẳng và đào tạo nghề. Xây dựng và thực hiện có hiệu quả chiến lược hợp tác và hội nhập quốc
tế về giáo dục và đào tạo.
Những chính sách Đảng đề ra đối với giáo dục Đại học ở vùng sâu vùng xa và dân tộc thiểu
số: “Hỗ trợ chi phí học tập bằng 60% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 10
tháng/năm học/sinh viên đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo
theo quy định của Nhà nước, thi đỗ vào học đại học, cao đẳng hệ chính quy tại các cơ sở giáo dục
đại học, bao gồm: đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng theo Quyết định số
66/2013/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Về chính sách miễn, giảm học phí,
học sinh trường phổ thông Dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học; học sinh, sinh
viên người Dân tộc thiểu số rất ít người, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội. Nghị định số
86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ
sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học
tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021 và Nghị định số 145/2018/NĐ-CP ngày
16/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP. Tăng


cường đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực có chất lượng. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đào
tạo đại học theo hình thức cử tuyển, đào tạo theo nhu cầu sử dụng, đào tạo theo hình thức vừa làm
vừa học cho đội ngũ cán bộ, công chức, nâng cao chất lượng và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công
chức cho vùng. Nâng cao chất lượng tuyển sinh học sinh vào các trường phổ thông dân tộc nội trú,
dự bị đại học và hệ cử tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.”
Sau nhiều năm đổi mới, Đảng cũng như Nhà nước đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong
lĩnh vực giáo dục và đào tạo cụ thể là giáo dục đại học:
Thứ nhất, Việt Nam đặt chính sách giáo dục lên hàng đầu, có sự đầu tư lớn cho nền giáo dục,

trong đó có giáo dục Đại học. Ở bậc đại học, tính đến cuối năm 2020, 7 trường đại học được công
nhận bởi tổ chức đánh giá, kiểm định quốc tế (HCERES, AUN-QA). 195 chương trình đào tạo của
32 trường được đánh giá, cơng nhận theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Năm 2018, lần đầu tiên
trong lịch sử, hai đại học của Việt Nam, là Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TPHCM,
lọt vào danh sách 1.000 trường hàng đầu thế giới của Tổ chức Quacquarelli Symonds (Anh). Mặt
khác, tự chủ đại học đã tạo nên đột phá khi nhiều ngành, lĩnh vực đào tạo đứng trong tốp 500 thế
giới. Việt Nam cũng đứng thứ 49 thế giới về số lượng báo khoa học công bố trên các ấn phẩm quốc
tế có uy tín. Cả nước hiện có 172 trường đại học cơng lập, 65 trường ngồi cơng lập, với gần 1,7
triệu sinh viên.
Thứ hai, ở nước ta hiện nay, mặc dù chưa có định nghĩa chính thức về giáo dục đại học, nhưng
qua các văn bản không chính thức, có thể hiểu giáo dục đại học là hình thức tổ chức giáo dục cho
các bậc học sau giai đoạn bậc phổ thơng với các trình độ đào tạo: gồm trình độ cao đẳng, trình độ
đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ. Nhưng chúng ta có các văn bản pháp luật quy định cụ thể
cho nền giáo dục nói chung và chủ trương, chính sách giáo dục Đại học nói riêng. Quốc hội đã ban
hành ra bộ Luật Giáo dục 2019 tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đổi mới căn bản và toàn diện
giáo dục - đào tạo của nước ta. Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng đã có cơng văn 5444/BGDĐT-GDĐH
ban hành cơ chế đặc thù về đào tạo CNTT, cho phép sinh viên các ngành khác được học thêm văn
bằng 2.
Thứ ba, nâng cao chất lượng về cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, ứng dụng công nghệ thông
tin, chuyển đổi trong ngành giáo dục diễn ra ngày càng phổ biến và mạnh mẽ. Tạo điều kiện cho
sinh viên học online tại nhà trong tình hình dịch Covid-19, ví dụ như: phương thức đào tạo và học
liệu E-Learning, khai thác nhiều hình thức dạy trực tuyến; sử dụng phần mềm cho việc thi, đánh giá,
quản lý, quản trị nhà trường…
Thứ tư, nước ta đã xây dựng được hệ thống giáo dục và đào tạo tương đối hoàn chỉnh từ mầm
non đến Đại học với Cao đẳng là 3 năm, Đại học là từ 4 đến 6 năm và sau đại học là cao học, tiến sĩ.
Hệ thống giáo dục, đào tạo này cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân trong cả nước.


Thứ năm, công tác tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục ngày càng thực chất,
hiệu quả hơn. Đổi mới thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng đối hệ đại học. Các bậc học sau phổ

thông đã chuyển việc tổ chức đào tạo theo niên chế sang tích lũy mơ đun hoặc tín chỉ. Việc kiểm tra,
đánh giá trình độ đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ được thực hiện chặt chẽ hơn; chất lượng các luận văn,
luận án từng bước theo tiêu chuẩn quốc tế. Công tác đổi mới thi tốt nghiệp trung học phổ thông,
tuyển sinh đại học, cao đẳng được triển khai theo hướng đánh giá năng lực, kết hợp kết quả quá
trình với kết quả cuối năm học, giảm áp lực và tốn kém cho xã hội.
Thứ sáu, quy mô của giáo dục - đào tạo ngày càng lớn, số lượng sinh viên tăng nhanh đáng kể
ở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp, theo số liệu thống kê mỗi năm số lượng sinh viên có
thể tăng từ 1,8 đến 2 triệu người.
Thứ bảy, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học giáo dục, giải quyết tốt những vấn đề lý luận và thực
tiễn trong quá trình đổi mới giáo dục. Tiếp tục xây dựng và phát triển lý luận về nền giáo dục Việt
Nam xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại trên nền tảng chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; nghiên cứu bổ sung, hồn thiện chủ trương, đường lối, chính sách
giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng của Đảng và Nhà nước, đổi mới quản lý và nội
dung, phương pháp giáo dục, phổ biến tri thức khoa học giáo dục thường thức trong xã hội. Thường
xuyên đánh giá tác động của các chủ trương, chính sách, các giải pháp để bổ sung và hoàn thiện cơ
chế đổi mới giáo dục.
Bên cạnh những thành tựu to lớn, ngành giáo dục - đào tạo đặc biệt là giáo dục đại học ở nước
ta vẫn còn nhiều hạn chế
Thứ nhất, chú trọng quá nhiều về lý thuyết, thiếu thực hành. Khơng khó nhận ra điều này. Các
chương trình đào tạo từ phổ thông đến đại học, sau đại học đều dày đặc các kiến thức. Với lượng tri
thức mới được sản sinh ngày càng nhiều và liên tục được cập nhật vào chương trình thì tình trạng
quá tải là khơng thể khắc phục, nếu khơng nói là sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Việc nhớ những kiến
thức ấy đã khó, vận dụng nó vào cuộc sống lại cịn khó hơn. Tri thức cụ thể dù cho mới đến đâu vẫn
là cái đã biết nên luôn lạc hậu so với thực tiễn.
Thứ hai, nhà Nước chưa thực sự chú trọng đến việc đầu tư ngân sách Nhà nước vào nền giáo
dục, đại biểu Nguyễn Trường Giang (Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật) đánh giá mức dự kiến chi
cho giáo dục, đào tạo và dạy nghề 3,8% là quá thấp. "Dù đây chỉ là chi theo Luật Đầu tư công,
nhưng Luật Giáo dục 2019 quy định ngân sách chi cho giáo dục và đào tạo ít nhất là 20% tổng chi
ngân sách nhà nước"
Thứ ba, điều thấy rõ và thường được nói tới nhiều nhất khi đề cập đến những hạn chế của giáo
dục Việt Nam là sự thiếu thốn, nghèo nàn về cơ sở vật chất, là chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng

đối với đội ngũ những người làm giáo dục. Có thể nói trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã


có những cố gắng lớn trong đầu tư cho giáo dục. Riêng năm 2013, mặc dù nền kinh tế đất nước
đang trong thời kỳ cực kỳ khó khăn, nhưng kinh phí cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề vẫn
chiếm 20% tổng chi ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, tính ra số kinh phí thực thì so ngay với một
trường đại học ở Đông Nam Á (như Singapore, Thái Lan, Malaysia…) cũng đã rất thấp. Nguồn kinh
phí hạn hẹp lại được sử dụng chưa hợp lý, đầu tư manh mún, giàn trải và hiệu quả thấp (đó là chưa
nói tới nguồn lực bị suy hao vì những dự án lãng phí lớn .
Thứ tư, nền giáo dục của chúng ta tương đối khép kín. Mặc dù số lượng cán bộ của ngành giáo
dục (bao gồm cả quả lý và tham gia giảng dạy) có cơ hội đi thăm quan nước ngoài rất nhiều, nhưng
dường như việc học tập nước ngồi chưa có một chương trình thật bài bản với những mục tiêu xác
định nên kết quả không như mong muốn. Địa điểm tham quan, vấn đề tìm hiểu trùng lặp, tiếp thu
còn hạn hẹp, thiếu đồng bộ…Do vậy về cơ bản, hệ thống giáo dục và các chương trình của các cơ
sở đào tạo ở nước ta so với các nước tiên tiến trên thế giới cịn có khoảng cách khá xa. Và đặc biệt
điều đáng nói là tính liên thơng quốc tế của hệ thống giáo dục nói chung và của các cơ sở đào tạo
nước ta nói riêng cịn rất hạn chế. Nếu như ở nước ngồi (kể cả các nước Đơng Nam Á), các trường
đại học có thể dễ dàng trao đổi sinh viên với nhau vì họ cơng nhận hệ thống tín chỉ của nhau, thì
điều này cịn rất khó khăn với các trường đại học nước ta.



×