Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THANH

THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH
CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THƢƠNG MẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THƢƠNG MẠI
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 60380102

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Cảnh Hợp
Học viên: Nguyễn Thị Thanh
Lớp: Cao học Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Khóa: 22

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Luật học với đề tài: “Thi hành quyết


định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại” là cơng trình
nghiên cứu do chính tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS
Nguyễn Cảnh Hợp. Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa
học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể và chính
xác. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và
trung thực.
Tác giả

Nguyễn Thị Thanh


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

STT
1

Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012

2

Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính
năm 1989

3

4

5


Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm
1995
Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm
2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008)

Chữ viết tắt
Luật XLVPHC 2012
Pháp lệnh XPVPHC 1989

Pháp lệnh XLVPHC 1995

Pháp lệnh XLVPHC 2002

Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày
12/11/2013 của Chính phủ quy định về
Nghị định số 166/2013/NĐ-CP
cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi
phạm hành chính

6

Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày
15/11/2013 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong hoạt động
thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP
hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định
124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015)

7


Vi phạm hành chính

VPHC


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ............................................................................. 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ................................................. 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .................................................. 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 4
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài ........................................... 4
7. Bố cục của luận văn .......................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN - PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH QUYẾT
ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THƢƠNG
MẠI ............................................................................................................................. 6
1.1. Một số vấn đề lý luận chung về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực thƣơng mại ..................................................................................................... 6
1.1.1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại................................. 6
1.1.2. Các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối
với vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại ................................... 10
1.2. Khái niệm, đặc điểm và nội dung pháp lý của hoạt động thi hành quyết
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thƣơng mại ....................... 17
1.2.1. Khái niệm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực thương mại ...................................................................................... 17
1.2.2. Đặc điểm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực thương mại ...................................................................................... 18
1.2.3. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong

lĩnh vực thương mại. ..................................................................................... 20
1.2.4. Thủ tục thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực thương mại.............................................................................................. 21
Kết luận chƣơng 1 ................................................................................................... 32


CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI
PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THƢƠNG MẠI VÀ GIẢI PHÁP
HỒN THIỆN ......................................................................................................... 34
2.1. Thực trạng vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực thƣơng mại ............................................................................................ 34
2.2. Thực trạng thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực thƣơng mại ................................................................................................... 37
2.2.1. Thi hành các hình thức xử phạt ......................................................... 37
2.2.2. Thi hành biện pháp khắc phục hậu quả ............................................ 40
2.3. Những khó khăn, vƣớng mắc trong q trình tổ chức thi hành quyết
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thƣơng mại ....................... 41
2.4. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành quyết định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực thƣơng mại .............................................. 52
2.4.1. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử phạt và thi hành quyết
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại ................... 52
2.4.2. Các giải pháp hồn thiện cơng tác tổ chức thi hành quyết định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại ................................. 56
Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................... 59
Kết luận chung......................................................................................................... 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vi phạm hành chính là một loại vi phạm pháp luật xảy ra phổ biến trong đời
sống xã hội, tuy mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi phạm hành chính khơng cao
bằng vi phạm hình sự (tội phạm) nhưng lại xâm phạm đến trật tự quản lý của Nhà
nước, trong nhiều trường hợp gây ra nhiều thiệt hại rất lớn cho Nhà nước cũng như
các cá nhân, tổ chức có liên quan.
Xử phạt vi phạm hành chính được xem là một cơng cụ hữu hiệu trong cơng
tác đấu tranh, phịng chống và ngăn chặn vi phạm hành chính, góp phần bảo đảm
trật tự quản lý của Nhà nước, an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
các cá nhân, tổ chức. Với tinh thần đó, ngày 20/6/2012, Quốc hội đã ban hành Luật
Xử lý vi phạm hành chính, đây là đạo luật đầu tiên quy định về xử phạt vi phạm
hành chính ở Việt Nam. Sau đó, Chính phủ đã ban hành rất nhiều Nghị định quy
định về xử phạt vi phạm hành chính để quy định cụ thể hành vi và các chế tài đối
với vi phạm hành chính trong các lĩnh vực. Trong lĩnh vực thương mại, Chính phủ
đã ban hành Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 để quy định về xử
phạt vi phạm hành chính (Nghị định này đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số
124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015).
Trong các giai đoạn của q trình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
thương mại thì thi hành quyết định xử phạt là một giai đoạn rất quan trọng, đây là
giai đoạn đưa quyết định xử phạt đem ra thi hành trên thực tế. Hiệu quả của việc xử
phạt chỉ được đảm bảo khi quyết định xử phạt được thi hành một cách đầy đủ. Tuy
nhiên, thực tiễn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
thương mại vẫn còn tồn tại những bất cập nhất định, nhiều quyết định xử phạt bị trì
hỗn hoặc khơng thể thi hành cịn rất nhiều. Do đó, việc nghiên cứu, phân tích các
quy định của pháp luật cũng như thực tiễn thi hành quyết định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực thương mại nhằm chỉ ra những bất cập và đưa ra kiến
nghị hoàn thiện để nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
này là việc làm hết sức cần thiết. Chính vì lý do đó, tác giả quyết định lựa chọn đề
tài: “Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại”

để làm luận văn Thạc sĩ Luật học.


2

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thơng qua q trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy đã có một số cơng trình
nghiên cứu về thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tuy nhiên đối với
lĩnh vực thương mại thì chưa có một đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về thi hành
quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này. Có thể kể tên một số
cơng trình nghiên cứu có liên quan như sau: Luận văn Thạc sĩ Luật học “Thi hành
quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa - xã hội ở các quận
của thành phố trực thuộc trung ương (từ thực tiễn Tp.Hồ Chí Minh)” của tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Bích năm 2012. Luận văn Thạc sĩ Luật học “Thi hành quyết định
xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng” của tác giả Tế Ngọc Đức
năm 2016. Đây là 02 cơng trình nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động thi hành quyết
định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực cụ thể là văn hóa - xã hội và
xây dựng. Trên tinh thần tiếp thu, tác giả sẽ kế thừa những ý tưởng và gợi ý từ các
cơng trình này để trình bày một cách chi tiết các nội dung về thi hành quyết định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.
Ngồi ra, có một số cơng trình khác có liên quan đến việc bảo đảm và cưỡng
chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, đây là các giải pháp rất cần
thiết để bảo đảm quyết định xử phạt vi phạm hành chính sẽ được thi hành đầy đủ
trên thực tế. Đơn cử, Khóa luận tốt nghiệp “Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt
vi phạm hành chính. Lý luận và thực tiễn” của tác giả Quách Tố Giang năm 2001;
bài viết “Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính” của tác giả
Đỗ Văn Cương đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 7 (184) năm 2007; Luận
văn Thạc sĩ Luật học “Các biện pháp đảm bảo thi hành quyết định xử phạt vi phạm
hành chính” của tác giả Nguyễn Chí Dũng năm 2017; bài viết “Bảo đảm thi hành
quyết định xử phạt vi phạm hành chính - Một số bất cập và hướng hoàn thiện” của

tác giả Thái Thị Tuyết Dung và Nguyễn Nhật Khanh đăng trên Tạp chí Nhà nước và
pháp luật số 4 (348) năm 2017. Kết quả nghiên cứu của các cơng trình này sẽ là tài
liệu tham khảo bổ ích để tác giả vận dụng và áp dụng đối với việc thi hành quyết
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.
Qua đó, có thể kết luận rằng đề tài “Thi hành quyết định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực thương mại” là một đề tài có tính mới và tính ứng dụng
cao.


3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Phân tích, làm rõ những vấn đề mang tính chất lý luận về thi hành quyết
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.
- Làm rõ những vấn đề pháp lý về thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực thương mại, phân tích thực trạng pháp luật để thấy rõ các bất
cập còn tồn tại trong quy định pháp luật hiện hành về vấn đề này.
- Đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về thi hành quyết định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại và chỉ ra những vấn đề còn
tồn tại trong việc thực thi trên thực tế.
- Đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật cũng như thực tiễn thi hành
quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là pháp luật Việt Nam về thi hành quyết
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại, cụ thể là các vấn đề:
- Những vấn đề lý luận cơ bản về thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực thương mại;
- Thực trạng quy định pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật về thi
hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.

4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về vi phạm hành
chính và thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương
mại, trong đó chủ yếu sử dụng các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính
năm 2012, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, bn bán
hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị
định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015), Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày
12/11/2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi
phạm hành chính và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến thi hành quyết
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại. Ngồi ra, tác giả còn
nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định về thi hành quyết định xử phạt vi phạm


4

hành chính trong lĩnh vực thương mại.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: tác giả sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu trong luận văn.
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: tác giả sử dụng các phương pháp sau:
phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp
thống kê.
Thứ nhất, phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp là hai phương
pháp chủ đạo, được sử dụng để phân tích các vấn đề lý luận cũng như quy định của
pháp luật liên quan đến thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực thương mại; tổng hợp, phân tích các vấn đề pháp lý có liên quan. Ngồi ra, tác
giả sử dụng phương pháp tổng hợp để tóm tắt nội dung của mỗi chương và đưa ra
kết luận chung cho toàn luận văn.
Thứ hai, phương pháp so sánh: được sử dụng để đối chiếu các quy định pháp

luật có liên quan đến thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
thương mại nhằm làm sáng tỏ các vấn đề pháp lý trong nội dung của đề tài.
Thứ ba, phương pháp thống kê: được sử dụng để tập hợp các báo cáo, số liệu
và vụ việc nhằm làm rõ thực tiễn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực thương mại, các tài liệu này là cơ sở thực tế để chứng minh cho các
luận điểm được đưa ra trong đề tài.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một tài liệu có giá trị cho những ai
muốn nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực thương mại. Q trình nghiên cứu, tác giả sẽ phân tích và làm
rõ trong đề tài những vấn đề pháp lý về thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực thương mại. Bên cạnh đó, tác giả sẽ chỉ ra những bất cập,
nguyên nhân cũng như đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp
luật về thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại
nhằm nâng cao hiệu quả của việc tổ chức thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực này trong thực tiễn. Do đó, nội dung của đề tài vừa có giá trị
học thuật, vừa có giá trị thực tiễn; kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở dữ liệu
có giá trị tham khảo, góp phần phổ biến kiến thức pháp lý cho sinh viên, học viên,


5

nhà nghiên cứu cũng như những người làm công tác thực tiễn khi tổ chức thi hành
quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại trên thực tế.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung
của luận văn được chia thành hai chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận - pháp luật về thi hành quyết định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực thương mại.
Chương 2: Thực trạng thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong

lĩnh vực thương mại và giải pháp hoàn thiện.


6

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN - PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT
VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THƢƠNG MẠI
1.1. Một số vấn đề lý luận chung về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực thƣơng mại
1.1.1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại
Vi phạm hành chính (VPHC) là một trong số các hành vi vi phạm pháp luật,
tuy nhiên so với các vi phạm pháp luật khác như vi phạm pháp luật hình sự (tội
phạm), vi phạm pháp luật dân sự (vi phạm dân sự), vi phạm kỷ luật nhà nước (vi
phạm kỷ luật)… thì VPHC là loại vi phạm pháp luật phổ biến nhất trong đời sống
xã hội hiện nay.1
Thuật ngữ “VPHC” lần đầu tiên được quy định trong Điều lệ xử phạt vi cảnh
ban hành kèm theo Nghị định số 143-CP của Hội đồng Chính phủ ngày 27/5/1977
với tên gọi “phạm pháp vi cảnh”. Theo Điều 2 của Điều lệ xử phạt vi cảnh thì
“Phạm pháp vi cảnh là những hành vi xâm phạm đến trật tự an toàn xã hội mà có
tính chất đơn giản, rõ ràng và hậu quả khơng nghiêm trọng, chưa đến mức truy cứu
trách nhiệm hình sự hoặc chưa đến mức xử phạt bằng các biện pháp hành chính
khác”.
Ngày 07/12/1989, Hội đồng nhà nước đã ban hành Pháp lệnh số 28LCT/HĐNN8 về xử phạt vi phạm hành chính (Pháp lệnh XPVPHC 1989) thay thế
cho Điều lệ xử phạt vi cảnh trước đây, Pháp lệnh này là văn bản pháp luật đầu tiên
đưa ra thuật ngữ “VPHC”. Điều 1 của Pháp lệnh XPVPHC 1989 giải thích: “VPHC
là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm quy
tắc quản lý Nhà nước mà khơng phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp
luật phải bị xử phạt hành chính”.
So sánh hai quy định trên có thể rút ra kết luận rằng thuật ngữ “VPHC” trong

Pháp lệnh XPVPHC 1989 có nội hàm rộng hơn so với thuật ngữ “phạm pháp vi
cảnh” trong Nghị định số 143-CP. Để được coi là hành vi “phạm pháp vi cảnh”thì
phải có đầy đủ 3 dấu hiệu sau: (i) là hành vi xâm phạm đến trật tự an tồn xã hội;
(ii) có tính chất đơn giản, rõ ràng và hậu quả khơng nghiêm trọng và (iii) chưa đến
mức truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa đến mức xử phạt bằng các biện pháp
1

Đinh Phan Quỳnh (2016), “Bàn thêm về khái niệm VPHC”, Tạp chí Luật sư Việt Nam, số 4, tr.4.


7

hành chính khác. Trong khi đó, theo Pháp lệnh XPVPHC 1989 thì hành vi bị coi là
VPHC phải thỏa mãn các dấu hiệu sau: (i) do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách
cố ý hoặc vô ý; (ii) xâm phạm quy tắc quản lý Nhà nước mà không phải là tội phạm
hình sự và (iii) theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
Ngày 06/7/1995, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh số 41L/CTN xử lý vi phạm hành chính (Pháp lệnh XLVPHC 1995) thay thế cho Pháp
lệnh XPVPHC 1989. So với Pháp lệnh XPVPHC 1989 thì Pháp lệnh XLVPHC
1995 đã khơng đưa ra định nghĩa giải thích “VPHC” một cách trực tiếp mà lại quy
định gián tiếp thông qua khái niệm “xử phạt VPHC” như sau: “Xử phạt VPHC được
áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy tắc
quản lý nhà nước mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định
của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”.2 Mặc dù khơng đưa ra định nghĩa
“VPHC” nhưng thơng qua định nghĩa “xử phạt VPHC” có thể thấy nội hàm của
thuật ngữ “VPHC” trong Pháp lệnh XLVPHC 1995 và Pháp lệnh XPVPHC 1989
cũng tương tự nhau.
Ngày 02/7/2002, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 10 đã ban hành Pháp lệnh
số 44/2002/PL-UBTVQH10 về việc xử lý vi phạm hành chính (Pháp lệnh XLVPHC
2002) thay thế cho Pháp lệnh XLVPHC 1995. Tương tự Pháp lệnh XLVPHC 1995,
Pháp lệnh XLVPHC 2002 cũng khơng giải thích trực tiếp khái niệm “VPHC” mà

thông qua định nghĩa “xử phạt VPHC” để “ngầm” giải thích thuật ngữ “VPHC”.
Theo khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh XLVPHC 2002: “Xử phạt VPHC được áp dụng đối
với cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của
pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của
pháp luật phải bị xử phạt hành chính”.
Ngày 20/6/2012, Quốc hội khóa 13 đã ban hành Luật Xử lý vi phạm hành
chính (Luật XLVPHC 2012) thay thế cho Pháp lệnh XLVPHC 2002, đây là đạo luật
đầu tiên quy định về VPHC và xử lý VPHC ở nước ta. Điểm đáng lưu ý là Luật
XLVPHC 2012 đã quay lại cách quy định như Pháp lệnh XPVPHC 1989 để đưa ra
một định nghĩa rõ ràng về “VPHC” như sau: “VPHC là hành vi có lỗi do cá nhân,
tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không
phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt VPHC”.3 Từ định
2
3

Khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh XLVPHC 1995.
Khoản 1 Điều 2 Luật XLVPHC 2012.


8

nghĩa trên có thể thấy “VPHC” theo Luật XLVPHC 2012 gồm các dấu hiệu sau: (i)
là hành vi có lỗi; (ii) xâm hại đến hoạt động quản lý nhà nước mà không phải là tội
phạm; và (iii) theo quy định phải bị xử phạt VPHC.
Liên quan đến hoạt động thương mại, Luật Thương mại năm 2005 đưa ra
định nghĩa về hoạt động này như sau: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm
mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến
thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”.4 Như vậy, hoạt động
thương mại là các hoạt động được nhận biết bởi đặc trưng là mục đích sinh lợi, các
hoạt động mang tính phi lợi nhuận thì khơng được xếp vào nhóm hoạt động thương

mại. Luật Thương mại năm 2005 cũng đưa ra giải thích khá chi tiết về các hoạt
động thương mại cụ thể. Theo đó, “mua bán hàng hố” được giải thích là hoạt động
thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa
cho bên mua và nhận thanh tốn; bên mua có nghĩa vụ thanh tốn cho bên bán, nhận
hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận5; “cung ứng dịch vụ” là hoạt động
thương mại, theo đó một bên (bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ
cho một bên khác và nhận thanh tốn; bên sử dụng dịch vụ (khách hàng) có nghĩa
vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận6; còn
“xúc tiến thương mại” là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và
cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng
bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.7
Như vậy, kết hợp định nghĩa về “VPHC” và định nghĩa về “hoạt động
thương mại” có thể rút ra định nghĩa về “VPHC trong lĩnh vực thương mại” như
sau: “VPHC trong lĩnh vực thương mại là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực
hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước đối với các hoạt động
nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc
tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác mà không phải là tội
phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt VPHC”.
VPHC trong lĩnh vực thương mại hiện nay được quy định tại Nghị định số
185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ
4

Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005.
Khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005.
6
Khoản 9 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005.
7
Khoản 10 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005.
5



9

quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2015/NĐ-CP
ngày 19/11/2015) (Nghị định số 185/2013/NĐ-CP). Trước đây, VPHC trong hoạt
động thương mại được quy định riêng biệt trong Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày
16/01/2008, VPHC đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả được quy định tại
Nghị định số 08/2013/NĐ-CP ngày 10/01/2013, còn VPHC trong lĩnh vực bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng thì được quy định trong Nghị định số 19/2012/NĐ-CP
ngày 16/3/2012. Sau đó, Chính phủ đã quyết định gộp các quy định về xử phạt
VPHC trong ba lĩnh vực này trong một Nghị định duy nhất nên đã ban hành Nghị
định số 185/2013/NĐ-CP để thay thế cho ba Nghị định trên. Như vậy, hiện nay
Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt ba nhóm VPHC: (i) VPHC trong
hoạt động thương mại, (ii) VPHC về sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và (iii)
VPHC trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo quan điểm của tác
giả, việc Nghị định số 185/2013/NĐ-CP phân biệt các VPHC nêu trên để làm nổi
bật một số VPHC đặc thù chứ bản chất VPHC về sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng
cấm cũng là VPHC trong hoạt động thương mại khi nó thỏa mãn các dấu hiệu của
hoạt động thương mại.8 Tuy nhiên, để tạo sự thống nhất, trong phạm vi nghiên cứu
của luận văn, tác giả chỉ nghiên cứu các quy định về xử phạt các VPHC trong hoạt
động thương mại để làm sáng tỏ các nội dung của đề tài mà không nghiên cứu các
quy định về xử phạt VPHC về sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm (Mục 2 Nghị
định số 185/2013/NĐ-CP) và VPHC trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng (Mục 10 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP).
Như vậy, VPHC trong hoạt động thương mại được quy định tại Nghị định số
185/2013/NĐ-CP gồm các hành vi sau:
- Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh, giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và
chứng chỉ hành nghề kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;

- Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; hàng hóa lưu thơng trong nước bị
áp dụng biện pháp khẩn cấp; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa, dịch
vụ kinh doanh có điều kiện; hàng hóa q hạn sử dụng, khơng rõ nguồn gốc, xuất
xứ và có vi phạm khác;
- Hành vi vi phạm về sản xuất, kinh doanh thuốc lá;
8

Điều 24, Điều 25 Nghị định số 06/2008/NĐ-CP trước đây cũng quy định hành vi “kinh doanh hàng giả”;
“kinh doanh tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả” là các VPHC trong hoạt động thương mại.


10

- Hành vi vi phạm về sản xuất, kinh doanh rượu;
- Hành vi đầu cơ hàng hóa và găm hàng;
- Hành vi vi phạm về hoạt động xúc tiến thương mại;
- Hành vi vi phạm về hoạt động trung gian thương mại;
- Hành vi vi phạm về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ liên quan
đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;
- Hành vi vi phạm về thương mại điện tử;
- Hành vi vi phạm về thành lập và hoạt động thương mại của thương nhân
nước ngoài và người nước ngoài tại Việt Nam;
- Các hành vi vi phạm khác trong hoạt động thương mại.
1.1.2. Các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối
với vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại
Theo quy định của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP, VPHC trong lĩnh vực
thương mại sẽ phải gánh chịu các hình thức xử phạt sau:
(i) Cảnh cáo: Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định hình
thức xử phạt cảnh cáo quy định tại Nghị định này là hình thức xử phạt chính chỉ
được áp dụng đối với hành vi VPHC có quy định hình thức xử phạt cảnh cáo và đối

với cá nhân, tổ chức vi phạm có tình tiết quy định tại Điều 22 Luật XLVPHC 2012.
Theo đó, hình thức xử phạt cảnh cáo được áp dụng đối với VPHC trong lĩnh vực
thương mại khơng nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp
dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi VPHC do người chưa
thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Đối chiếu quy định của Nghị
định số 185/2013/NĐ-CP thì hình thức xử phạt cảnh cáo được áp dụng đối với 16
loại VPHC trong lĩnh vực thương mại gồm: vi phạm về hoạt động kinh doanh theo
Giấy phép kinh doanh (khoản 1 Điều 7), vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề (khoản 1 Điều 8), kinh
doanh hàng hóa nhập lậu (khoản 1 Điều 17), vi phạm về kinh doanh hàng hóa bị áp
dụng biện pháp khẩn cấp (khoản 1 Điều 18), vi phạm về điều kiện kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện (khoản 1 Điều 20), vi phạm về thời hạn sử
dụng của hàng hóa, hàng hóa khơng rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác
(khoản 1 Điều 21), vi phạm về buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm


11

là thuốc lá điếu nhập lậu (khoản 1 Điều 25), vi phạm về dán tem đối với thuốc lá
tiêu thụ trong nước (khoản 1 Điều 30), vi phạm về bán sản phẩm thuốc lá (khoản 1
Điều 32), vi phạm về sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có giấy phép
sản xuất rượu để chế biến lại (khoản 1, 2 Điều 36), vi phạm về dán tem sản phẩm
rượu sản xuất trong nước (khoản 1 Điều 43), vi phạm về cung cấp thông tin và tác
hại lạm dụng rượu (khoản 1 Điều 44), vi phạm về bán sản phẩm rượu (khoản 1 Điều
45), vi phạm về hoạt động của cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế (khoản 3 Điều
62), vi phạm về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại (khoản 1 Điều 94), vi
phạm về gia công hàng hóa trong thương mại (khoản 1 Điều 96).
(ii) Phạt tiền: Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định hình
thức xử phạt tiền quy định tại Nghị định này là hình thức xử phạt chính và mức tiền
phạt quy định tại Nghị định này là áp dụng đối với hành vi VPHC do cá nhân thực

hiện. Trường hợp hành vi VPHC do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức
tiền phạt quy định đối với cá nhân. Đây là hình thức xử phạt phổ biến nhất được áp
dụng với tất cả các VPHC trong lĩnh vực thương mại. Đối với VPHC trong lĩnh vực
thương mại do cá nhân thực hiện thì mức phạt tiền thấp nhất là 200.000 đồng, mức
phạt tiền cao nhất là 100.000.000 đồng. Đối với tổ chức thực hiện VPHC trong lĩnh
vực thương mại thì mức phạt tiền thấp nhất là 400.000 đồng, mức phạt tiền cao nhất
là 200.000.000 đồng.
(iii) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm: Khoản 3 Điều 4 Nghị định số
185/2013/NĐ-CP quy định hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
quy định tại Nghị định này là hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng đối với
loại tang vật, phương tiện VPHC quy định tại Điều 26 Luật XLVPHC 2012 và
khoản 2 Điều 3 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP. Đây là hình thức xử phạt được áp
dụng để sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hố, phương tiện có liên quan
trực tiếp đến VPHC, được áp dụng đối với VPHC nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá
nhân, tổ chức. Mặc dù Luật XLVPHC 2012 quy định hình thức xử phạt tịch thu
tang vật, phương tiện vi phạm vừa được áp dụng với tư cách hình thức xử phạt
chính hoặc hình thức xử phạt bổ sung. Tuy nhiên, đối với VPHC trong lĩnh vực
thương mại thì tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm chỉ được áp dụng là hình thức
xử phạt bổ sung mà khơng được áp dụng là hình thức xử phạt chính.
Trường hợp Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định đồng thời áp dụng cả
hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và biện pháp khắc phục


12

hậu quả quy định tại các điểm a, b và c khoản 5 Điều 4 thì người có thẩm quyền xử
phạt chỉ quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm trong trường hợp không
thể áp dụng được các biện pháp này, trừ các loại tang vật, phương tiện VPHC là ma
túy, vũ khí, vật liệu nổ, cơng cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, bảo vật
quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm lưu hành thì phải tịch

thu.
Đối chiếu quy định của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP thì hình thức xử phạt
tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm được áp dụng đối với 02 loại VPHC trong
lĩnh vực thương mại sau: vi phạm về bán sản phẩm rượu (khoản 4 Điều 45), vi
phạm về hoạt động thương mại trái phép của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt
Nam (khoản 4 Điều 91).
(iv) Tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành
nghề: Điểm a khoản 4 Điều 4 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định hình thức
tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề là hình
thức xử phạt bổ sung, chỉ áp dụng đối với cá nhân, tổ chức VPHC được cấp giấy
phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề và theo thời hạn quy định tại Nghị định này.
Nguyên tắc và thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng có thời
hạn giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điều 7 Nghị định
số 81/2013/NĐ-CP. Đối chiếu với các quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực
thương mại trong Nghị định số 185/2013/NĐ-CP có thể thấy thời hạn áp dụng hình
thức xử phạt tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành
nghề thấp nhất là 01 tháng (Ví dụ: vi phạm về hoạt động kinh doanh theo Giấy phép
kinh doanh (khoản 7 Điều 7), vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề (khoản 6 Điều 8), vi phạm về
điều kiện kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh (khoản 5 Điều 19),...)
và cao nhất là 24 tháng (áp dụng đối với trường hợp: vi phạm về buôn bán, vận
chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu (khoản 5 Điều 25),
vi phạm về kinh doanh nguyên liệu thuốc lá nhập lậu (khoản 4 Điều 26).
(v) Đình chỉ có thời hạn một phần hoặc tồn bộ hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ vi phạm: Điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy
định hình thức đình chỉ có thời hạn một phần hoặc tồn bộ hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ vi phạm là hình thức xử phạt bổ sung, chỉ áp dụng đối với cá nhân,
tổ chức VPHC trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật XLVPHC 2012



13

và theo thời hạn quy định tại Nghị định này. Đối với VPHC trong lĩnh vực thương
mại, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định áp dụng hình thức xử phạt bổ sung
đình chỉ có thời hạn một phần hoặc tồn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
với thời hạn thấp nhất là 01 tháng (ví dụ: vi phạm về hoạt động mua bán hàng hóa
và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngồi tại Việt Nam (khoản 5 Điều 89), vi phạm về kinh doanh dịch vụ
giám định thương mại (khoản 5 Điều 94), ...) và cao nhất là 12 tháng (hành vi đầu
cơ hàng hóa (khoản 6 Điều 46), vi phạm về thiết lập website thương mại điện tử
hoặc ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động (khoản 5 Điều 81), vi
phạm về thông tin và giao dịch trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di
động (khoản 7 Điều 82), vi phạm về cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (khoản 6
Điều 83), vi phạm về bảo vệ thông tin cá nhân trong hoạt động thương mại điện tử
(khoản 5 Điều 84), vi phạm về hoạt động đánh giá, giám sát và chứng thực trong
thương mại điện tử (khoản 6 Điều 85).
Ngồi các hình thức xử phạt nêu trên, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP còn
quy định về các biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với VPHC trong lĩnh vực
thương mại nhằm khắc phục hậu quả do VPHC gây ra, gồm các biện pháp sau:
(i) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm được áp dụng đối với loại hàng hóa,
vật phẩm: Điểm a khoản 5 Điều 4 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định biện
pháp này được áp dụng để buộc cá nhân, tổ chức VPHC trong lĩnh vực thương mại
phải tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây
trồng và môi trường, văn hố phẩm có nội dung độc hại hoặc tang vật khác thuộc
đối tượng bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật; nếu cá nhân, tổ chức VPHC
không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện. Điều khoản này cũng nêu rõ
chỉ áp dụng biện pháp này nếu không ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường, sức
khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và trật tự an toàn xã hội. Biện pháp này được áp
dụng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu (khoản 5 Điều 17), vi phạm về
kinh doanh hàng hóa bị áp dụng biện pháp khẩn cấp (khoản 14 Điều 18), vi phạm

về điều kiện kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện (khoản 6 Điều
20), vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa khơng rõ nguồn gốc, xuất
xứ và có vi phạm khác (khoản 15 Điều 21), vi phạm về kinh doanh nguyên liệu
thuốc lá nhập lậu (khoản 5 Điều 26), vi phạm về nhập khẩu thuốc lá, giấy cuốn điếu
thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá (khoản 4 Điều 27), vi phạm về khuyến mại (khoản


14

8 Điều 48), vi phạm về hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu (khoản 3 Điều 55),
vi phạm về hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu (khoản 3 Điều
56).
(ii) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng hóa, phương tiện
kinh doanh, vật phẩm: Điểm b khoản 5 Điều 4 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy
định biện pháp này được áp dụng để buộc cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh
hàng hóa hoặc sử dụng phương tiện kinh doanh, vật phẩm chứa yếu tố vi phạm trên
hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm thì phải loại bỏ các
yếu tố vi phạm đó; nếu cá nhân, tổ chức VPHC khơng tự nguyện thực hiện thì bị
cưỡng chế thực hiện. Điều khoản này cũng nêu rõ biện pháp này được áp dụng
trong trường hợp việc loại bỏ yếu tố vi phạm không dẫn đến khả năng vi phạm tiếp
theo. Đối với VPHC trong lĩnh vực thương mại, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy
định biện pháp này được áp dụng đối với vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng
hóa, hàng hóa khơng rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác (khoản 15 Điều 21).
(iii) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật
phẩm, phương tiện: Điểm c khoản 5 Điều 4 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy
định biện pháp này được áp dụng khi cá nhân, tổ chức VPHC có khả năng thực hiện
được các biện pháp này. Biện pháp này được áp dụng đối với các VPHC trong lĩnh
vực thương mại như: Vi phạm về nhập khẩu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá và
nguyên liệu thuốc lá (khoản 4 Điều 27), vi phạm về hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm
nhập khẩu (khoản 3 Điều 55), vi phạm về hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm

ngừng nhập khẩu (khoản 3 Điều 56), vi phạm về hạn ngạch, giấy phép xuất khẩu,
giấy phép nhập khẩu hàng hóa (khoản 5 Điều 57), vi phạm về tạm nhập tái xuất,
tạm xuất tái nhập hàng hóa (khoản 7 Điều 59), vi phạm về quá cảnh hàng hóa
(khoản 6 Điều 61), vi phạm về thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của
thương nhân nước ngồi khơng có hiện diện tại Việt Nam (khoản 6 Điều 90).
(iv) Buộc thu hồi tiêu hủy hoặc buộc thu hồi loại bỏ yếu tố vi phạm: Điểm d
khoản 5 Điều 4 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định biện pháp này được áp
dụng đối với các loại sản phẩm, hàng hóa mà cá nhân, tổ chức VPHC đã tiêu thụ, đã
bán còn đang lưu thơng trên thị trường (Ví dụ: hành vi kinh doanh hàng hóa nhập
lậu (khoản 5 Điều 17), vi phạm về điều kiện kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh
doanh có điều kiện (khoản 6 Điều 20), vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa,
hàng hóa khơng rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác (khoản 15 Điều 21).


15

(v) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi VPHC:
Điểm đ khoản 5 Điều 4 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định biện pháp này
được áp dụng đối với người vi phạm có thu lợi bất hợp pháp. Để hướng dẫn cách
xác định số lợi bất hợp pháp do thực hiện VPHC trong Nghị định số 185/2013/NĐCP, Bộ Tài chính đã ban hành Thơng tư số 149/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 quy
định về số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi VPHC để sung vào ngân
sách nhà nước. Thông tư này đã quy định khá rõ ràng về nguyên tắc xác định số lợi
bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi VPHC cũng như các khoản lợi ích được
coi là số lợi bất hợp pháp. Cụ thể:
Điều 3 của Thông tư đã quy định nguyên tắc xác định số lợi bất hợp pháp có
được do thực hiện hành vi VPHC như sau: (i) Việc xác định số lợi bất hợp pháp do
người có thẩm quyền xử phạt VPHC thực hiện và ghi trong quyết định xử phạt
VPHC hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả; (ii) Số lợi bất hợp
pháp được xác định từ khi tổ chức, cá nhân có hành vi VPHC đến thời điểm chấm
dứt hành vi vi phạm hoặc có quyết định xử phạt VPHC hoặc quyết định áp dụng

biện pháp khắc phục hậu quả; (iii) Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều
hành vi VPHC thì xác định số lợi bất hợp pháp có được theo từng hành vi VPHC.
Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi VPHC nhiều lần thì xác định số lợi
bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi VPHC theo từng lần. Trong khi đó, Điều
4 đã chỉ rõ số lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi VPHC là khoản lợi ích mà tổ
chức, cá nhân thu được do thực hiện hành vi VPHC, gồm: Tiền; Giấy tờ có giá; Tài
sản và vật có giá.
Điểm tiến bộ đáng chú ý của Thơng tư số 149/2014/TT-BTC là đã quy định
rất cụ thể, chi tiết cách xác định số lợi bất hợp pháp đối với từng khoản lợi ích nhất
định. Cụ thể, Điều 5 quy định số lợi bất hợp pháp thu được bằng tiền là toàn bộ số
tiền tổ chức, cá nhân thu được từ hành vi VPHC. Căn cứ để xác định số tiền tổ
chức, cá nhân vi phạm thu được do thực hiện hành vi VPHC bằng (=) số lượng hàng
hóa, khối lượng dịch vụ đã chuyển nhượng, tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định
nhân (x) với đơn giá. Cụ thể: Số lượng hàng hóa hoặc khối lượng dịch vụ đã thực
hiện được xác định trên cơ sở kê khai của tổ chức, cá nhân vi phạm và kiểm tra, xác
minh của người có thẩm quyền xử phạt; Đơn giá được xác định trên cơ sở hồ sơ,
chứng từ của tổ chức, cá nhân vi phạm hoặc giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ
tương tự. Trường hợp khơng xác định được số lượng, khối lượng, đơn giá, số lợi bất


16

hợp pháp thu được là số tiền tổ chức, cá nhân thu được. Trường hợp chuyển
nhượng, tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định hàng hóa là hàng cấm, hàng lậu,
hàng giả hoặc cung cấp dịch vụ kinh doanh có điều kiện: số tiền tổ chức, cá nhân vi
phạm thu được bằng (=) số lượng hàng hóa, khối lượng dịch vụ đã chuyển nhượng,
tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định nhân (x) với đơn giá. Trường hợp chuyển
nhượng, tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định hàng hóa hoặc dịch vụ khác: số tiền
tổ chức, cá nhân vi phạm thu được bằng (=) số lượng hàng hóa, khối lượng dịch vụ
đã chuyển nhượng, tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định nhân (x) với đơn giá trừ

(-) chi phí trực tiếp cấu thành hàng hóa hoặc dịch vụ (nếu tổ chức, cá nhân vi phạm
có đầy đủ hồ sơ, chứng từ để chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của các chi phí đó).
Điều 6 quy định số lợi bất hợp pháp thu được bằng giấy tờ có giá là tồn bộ
giấy tờ có giá mà tổ chức, cá nhân vi phạm thu được từ hành vi VPHC. Giấy tờ có
giá gồm: Trái phiếu, hối phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, séc, cơng trái, các loại chứng
khoán theo quy định của Luật chứng khoán và các loại giấy tờ có giá khác theo quy
định của Luật chuyên ngành. Số lợi bất hợp pháp được xác định bằng tổng giá trị
theo mệnh giá của từng loại giấy tờ có giá cùng mệnh giá, theo cơng thức sau: Tổng
giá trị = giá trị theo mệnh giá1 x số lượng1 + giá trị theo mệnh giá2 x số lượng2 + …
+ giá trị theo mệnh gián x số lượngn (Trong đó: Số lượng1 là số lượng của giấy tờ có
giá cùng mệnh giá nhóm thứ nhất; Số lượng2 là số lượng của giấy tờ có giá cùng
mệnh giá nhóm thứ hai; Số lượngn là số lượng của giấy tờ có giá cùng mệnh giá
nhóm thứ n). Trường hợp giấy tờ có giá đã được chuyển nhượng, số lợi bất hợp
pháp được xác định bằng tiền thực tế thu được tại thời điểm chuyển nhượng.
Trường hợp giấy tờ có giá đã tiêu hủy, số lợi bất hợp pháp được xác định theo giá
trị sổ sách của tổ chức phát hành giấy tờ có giá tại thời điểm tiêu hủy.
Điều 7 quy định số lợi bất hợp pháp bằng tài sản hoặc vật có giá là tài sản
hoặc vật có giá mà tổ chức, cá nhân vi phạm thu được từ hành vi VPHC. Tài sản
quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo quy định tại Điều 163, Điều 174,
Điều 175 và Điều 181 Bộ luật Dân sự. Vật có giá quy định tại khoản 1 Điều này
được xác định theo quy định tại Điều 176, Điều 177, Điều 178, Điều 179, Điều 180
Bộ luật Dân sự. Trường hợp tài sản hoặc vật có giá khơng phải hàng cấm, hàng lậu,
hàng giả đã được chuyển nhượng, tiêu thụ hoặc tiêu hủy trước thời điểm người có
thẩm quyền ra quyết định xử lý, số lợi bất hợp pháp được xác định bằng tiền tương
đương giá trị thị trường của tài sản, vật có giá cùng loại hoặc xác định theo giá trị sổ


17

sách của tài sản, vật có giá (nếu khơng có giá trị thị trường) hoặc xác định bằng giá

trị tiền của tài sản, vật có giá ghi trên tờ khai xuất khẩu, tờ khai nhập khẩu (nếu là
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu) của tổ chức, cá nhân vi phạm sau khi trừ chi phí
trực tiếp cấu thành hàng hóa theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư này.
Trường hợp tài sản hoặc vật có giá là hàng cấm, hàng lậu, hàng giả đã được chuyển
nhượng hoặc tiêu thụ trước thời điểm người có thẩm quyền ra quyết định xử lý, số
lợi bất hợp pháp được xác định là tổng số tiền mà tổ chức, cá nhân nhận được khi
thực hiện chuyển nhượng.
Chính quy định cụ thể này đã tạo điều kiện rất thuận lợi về mặt pháp lý để
các chủ thể có thẩm quyền tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp
lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi VPHC đối với các VPHC trong
lĩnh vực thương mại trên thực tế.
1.2. Khái niệm, đặc điểm và nội dung pháp lý của hoạt động thi hành
quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thƣơng mại
1.2.1. Khái niệm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực thương mại
Để làm sáng tỏ khái niệm “thi hành quyết định xử phạt VPHC trong lĩnh vực
thương mại” trước hết cần phải làm rõ các khái niệm thành phần.
Theo định nghĩa của Giáo sư Nguyễn Lân trong Từ điển từ và ngữ Việt Nam
thì “thi hành” (thi: thực hiện; hành: làm) là đem ra thực hiện một quyết định.9 Từ
điển tiếng Việt phổ thông của Viện ngôn ngữ học thì giải thích “thi hành” là làm
cho thành có hiệu lực điều đã được chính thức quyết định.10 Như vậy, thuật ngữ “thi
hành” được đề cập trong luận văn này có thể giải thích là làm cho các văn bản do
người có thẩm quyền ban hành được triển khai thực hiện và có hiệu lực áp dụng
trên thực tế.
Xử phạt VPHC là giải pháp hàng đầu, trọng điểm hiện nay trong cơng tác
đấu tranh, phịng chống VPHC. Hình thức của việc xử phạt thể hiện bằng quyết
định xử phạt VPHC được ban hành bởi các chủ thể có thẩm quyền. Pháp luật hiện
hành tuy không đưa ra định nghĩa cụ thể về quyết định xử phạt VPHC nhưng ở góc
độ nghiên cứu có thể đưa ra định nghĩa về loại quyết định này như sau: Quyết định
xử phạt VPHC là loại quyết định do người có thẩm quyền xử phạt VPHC ban hành

9

Nguyễn Lân (2000), Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, tr.1720.
Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt phổ thơng, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, tr.860.

10


18

theo thủ tục, hình thức pháp luật quy định để áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp
khắc phục hậu quả đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi VPHC theo quy định
của pháp luật về xử phạt VPHC.11 Trong khi đó, có tác giả lại đưa ra định nghĩa
khác về quyết định xử phạt VPHC như sau: “Quyết định xử phạt VPHC là văn bản
áp dụng pháp luật của người có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục được
pháp luật quy định về việc áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính đối với cá
nhân, tổ chức đã thực hiện hành vi VPHC”.12
Tra cứu các quy định của pháp luật xử phạt VPHC hiện hành, tác giả khơng
tìm thấy bất cứ điều khoản nào đưa ra định nghĩa về “thi hành quyết định xử phạt
VPHC”. Tuy nhiên, dựa vào các định nghĩa về mặt từ ngữ và học thuật như đã trình
bày ở trên có thể rút ra định nghĩa về thi hành quyết định xử phạt VPHC trong lĩnh
vực thương mại như sau: “Thi hành quyết định xử phạt VPHC trong lĩnh vực
thương mại là việc chủ thể có thẩm quyền tổ chức thực hiện các nội dung của quyết
định xử phạt (bao gồm cả việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt (nếu có)) đối
với các chủ thể bị xử phạt VPHC trong lĩnh vực thương mại, buộc họ phải thực hiện
các nghĩa vụ được nêu trong quyết định xử phạt bao gồm thực hiện các hình thức
xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả.”
1.2.2. Đặc điểm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực thương mại
Thứ nhất, thi hành quyết định xử phạt VPHC trong lĩnh vực thương mại là

giai đoạn cuối cùng trong thủ tục xử phạt các VPHC trong lĩnh vực thương mại
Thủ tục xử phạt VPHC trong lĩnh vực thương mại là một chuỗi quy trình, trải
qua nhiều bước khác nhau theo thứ tự: Buộc chấm dứt hành vi VPHC; lập biên bản
VPHC (đối với trường hợp xử phạt theo thủ tục có lập biên bản); xác minh tình tiết
của vụ việc VPHC; xác định giá trị tang vật VPHC để làm căn cứ xác định khung
tiền phạt, thẩm quyền xử phạt (nếu có); giải trình (nếu có), ra quyết định xử phạt
VPHC và giai đoạn cuối là thi hành quyết định xử phạt (tùy trường hợp có thể có
bước cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC).13
11

Bùi Thị Đào (2016), “Quyết định xử phạt VPHC theo pháp luật hiện hành”, Tạp chí Luật học số 9/2016,
tr.4.
12
Thái Thị Tuyết Dung - Nguyễn Nhật Khanh (2017), “Bảo đảm thi hành quyết định xử phạt VPHC - Một số
bất cập và hướng hoàn thiện”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 4 (348), tr.4.
13
Theo quan điểm của tác giả thì cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC cũng là một bước trong quá
trình thi hành quyết định xử phạt VPHC trong lĩnh vực thương mại khi cá nhân, tổ chức VPHC không tự


19

Thứ hai, chủ thể phải thi hành quyết định xử phạt VPHC trong lĩnh vực
thương mại rất đa dạng
So với các lĩnh vực khác, chủ thể phải thi hành quyết định xử phạt VPHC
trong lĩnh vực thương mại khá đa dạng. Đó là các cá nhân, tổ chức đã thực hiện
VPHC trong quá trình thực hiện hoạt động thương mại, tức là các hoạt động hoạt
động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu
tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Sự đa dạng
này thể hiện ở chỗ ngồi cá nhân, tổ chức nói chung bị xử phạt theo quy định tại

khoản 1 Điều 5 Luật XLVPHC 2012, Điều 2 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP còn
mở rộng các đối tượng cá nhân, tổ chức khác cũng bị xử phạt VPHC trong lĩnh vực
thương mại. Theo đó, cá nhân bị xử phạt VPHC trong lĩnh vực thương mại còn bao
gồm cả hộ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; hộ gia
đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà
vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp khơng phải
đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Tổ chức bị xử phạt VPHC trong
lĩnh vực thương mại còn bao gồm cả tổ chức kinh tế là các doanh nghiệp được
thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
được thành lập theo Luật Hợp tác xã; các tổ chức kinh tế khác được thành lập và
hoạt động theo quy định của pháp luật và các đơn vị trực thuộc của các tổ chức kinh
tế nói trên; văn phịng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngồi tại Việt
Nam; văn phịng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngồi tại Việt Nam.
Thứ ba, mục đích của hoạt động thi hành quyết định xử phạt VPHC trong
lĩnh vực thương mại là nhằm thực thi nội dung của quyết định xử phạt trên thực tế
Xử phạt VPHC là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử
phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi
VPHC theo quy định của pháp luật về xử phạt VPHC.14 Khi ban hành các quyết
định xử phạt VPHC trong lĩnh vực thương mại, chủ thể có thẩm quyền sẽ quyết
định các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) đối với từng
VPHC cụ thể của cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, để các quyết định xử phạt này được
thực hiện trên thực tế, địi hỏi phải có bước thi hành quyết định xử phạt. Do đó, có
nguyện thi hành quyết định xử phạt và mục đích cuối cùng của việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế là để
thi hành quyết định xử phạt.
14
Khoản 2 Điều 2 Luật XLVPHC 2012.


×