Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Tội hủy hoại rừng trong luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

BÙI THẾ PHƢƠNG

TỘI HỦY HOẠI RỪNG
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

BÙI THẾ PHƢƠNG

TỘI HỦY HOẠI RỪNG
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 60380104

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Anh Tuấn

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan Luận văn "Tội hủy hoại rừng
trong Luật hình sự Việt Nam" đây là cơng trình nghiên
cứu khoa học của riêng tơi. Các số liệu, ví dụ và trích
dẫn trong Luận văn bảo đảm độ tin cậy, chính xác và
trung thực. Những kết luận khoa học của Luận văn
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào
khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Bùi Thế Phƣơng


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLDS:
BLHS:
BLTTHS:
Bộ NN&PTNT:
Bộ CA:
Bộ TP:
CA:
CP:
KSND:
Luật BVMT:
Luật BV&PTR:
NĐ:
NĐ-CP:
NXB:
TAND:

TANDTC:
TNHS:
TTHS:
TTLT:
VKSND:
Viện KSNDTC:
XPHC:
XPVPHC:

Bộ luật Dân sự
Bộ luật Hình sự
Bộ luật Tố tụng hình sự
Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn
Bộ Cơng an
Bộ Tư pháp
Cơng an
Chính phủ
Kiểm sát nhân dân
Luật Bảo vệ môi trường
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng
Nghị định
Nghị định Chính phủ
Nhà xuất bản
Tịa án nhân dân
Tịa án nhân dân tối cao
Trách nhiệm hình sự
Tố tụng hình sự
Thơng tư liên tịch
Viện kiểm sát nhân dân
Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Xử phạt hành chính
Xử phạt vi phạm hành chính


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI HỦY HOẠI RỪNG
TRONG LUẬT HÌNH SỰ ................................................................................. 12
1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội hủy hoại rừng .......................... 12
1.1.1. Khái niệm của tội hủy hoại rừng.................................................................... 12
1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội hủy hoại rừng .................................................. 14
1.2. Phân biệt tội hủy hoại rừng với một số tội phạm khác trong Luật hình sự
Việt Nam.................................................................................................................. 24
1.2.1. Phân biệt tội hủy hoại rừng (Điều 189 BLHS) và tội vi phạm các quy định về
khai thác và bảo vệ rừng (Điều 175 BLHS) ............................................................. 24
1.2.2. Phân biệt tội hủy hoại rừng (Điều 189 BLHS) và tội vi phạm các quy định về
quản lý rừng (Điều 176 BLHS) ................................................................................ 26
1.2.3. Phân biệt tội hủy hoại rừng (Điều 189 BLHS) và tội vi phạm các quy định về
quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (Điều 191 BLHS) .................................................. 27
1.2.4. Phân biệt tội hủy hoại rừng (Điều 189 BLHS) với tội hủy hoại tài sản (Điều
143 BLHS) ................................................................................................................ 29
1.3. Khái quát về lịch sử hình thành, phát triển của tội hủy hoại rừng trong
pháp luật hình sự Việt Nam .................................................................................. 30
1.3.1. Pháp luật hình sự về tội hủy hoại rừng từ năm 1945 đến trước năm 1985 ... 30
1.3.2. Pháp luật hình sự về tội hủy hoại rừng từ sau năm 1985 đến trước năm 1999
.................................................................................................................................. 33
1.3.3. Pháp luật hình sự về tội hủy hoại rừng từ năm 1999 đến nay ....................... 34
1.4. Pháp luật hình sự một số nƣớc trên thế giới với các quy định về tội hủy
hoại rừng ................................................................................................................. 35
1.4.1. Pháp luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ........................................ 35

1.4.2. Pháp luật hình sự Cộng hịa liên bang Nga ................................................... 37
1.4.3. Pháp luật hình sự của Cộng hịa Liên bang Đức ........................................... 39
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ....................................................................................... 42

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM
HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ TỘI HỦY HOẠI RỪNG TRONG LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM ........................................................................................ 43
2.1. Thực trạng áp dụng quy định tội hủy hoại rừng trong Luật hình sự Việt
Nam ở nƣớc ta ........................................................................................................ 43
2.2. Một số bất cập trong việc quy định và áp dụng các quy định của BLHS
hiện hành về tội hủy hoại rừng ............................................................................. 47


2.2.1. Bất cập trong quy định và áp dụng một số dấu hiệu định tội của tội hủy hoại
rừng .......................................................................................................................... 47
2.2.2. Bất cập trong quy định dấu hiệu định khung hình phạt của tội hủy hoại rừng
.................................................................................................................................. 56
2.2.3. Bất cập trong quy định về hình phạt của tội hủy hoại rừng .......................... 58
2.3. Một số giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về
tội hủy hoại rừng .................................................................................................... 60
2.3.1. Nhu cầu, yêu cầu của hoàn thiện quy định Luật hình sự Việt Nam về tội hủy
hoại rừng .................................................................................................................. 60
2.3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của Luật hình sự Việt Nam về tội
hủy hoại rừng ........................................................................................................... 66
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ....................................................................................... 82
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng được mệnh danh là "lá phổi xanh", là "cỗ máy điều hịa khơng khí khổng
lồ", là nơi giữ vai trị tối ưu trong việc cân bằng hệ sinh thái và sự đa dạng sinh học
trên tồn hành tinh. Chính vì vai trị đó, việc bảo vệ và phát triển rừng đã trở thành
một yêu cầu, một nhiệm vụ tất yếu trong sự phát triển của mọi quốc gia trước thực
trạng môi trường sống của con người đang bị suy giảm nghiêm trọng, mà một trong
những nguyên nhân là do tình trạng khai thác, hủy hoại rừng do chính con người
gây ra, với tính chất của một loại hành vi phạm tội.
Nhận thức được thực trạng xâm phạm rừng, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện
nhiều chủ trương, chính sách quan trọng, trong đó Đảng ta đã ban hành nhiều Nghị
quyết làm nền tảng cho việc bảo vệ rừng, trong đó Nghị quyết số 24/NQ-TW ngày
03 tháng 06 năm 2013 của Bộ Chính trị về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu,
tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (sau đây gọi là Nghị quyết số
24-NQ/TW) đã quy định: "Chú trọng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về ứng phó
với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và các lĩnh vực có liên
quan như đầu tư, thuế, xử lý vi phạm hành chính, dân sự... theo hướng bổ sung, kết
hợp khắc phục các chồng chéo, xung đột pháp luật nhằm tạo môi trường pháp lý
thuận lợi cho việc thực hiện các nhiệm vụ... Sửa đổi, bổ sung các chế tài hành
chính, kinh tế, hình sự... về quản lý tài ngun và bảo vệ môi trường, bảo đảm đủ
sức răn đe. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật" 1.
Dựa trên tinh thần chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng, nước ta đã xây
dựng hệ thống pháp luật nhằm quản lý và bảo vệ rừng, trong đó, văn bản pháp lý
cao nhất là Hiến pháp, tại Điều 43 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Mọi người có
quyền được sống trong mơi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ mơi trường";
tại khoản 3 Điều 63 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm
môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải
bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại". Đồng thời,

nước ta cũng ban hành Bộ luật Hình sự quy định tội hủy hoại rừng, qua đó góp phần
bảo vệ rừng, bảo vệ mơi trường trước các hành vi hủy hoại rừng, từ đó góp phần
bảo vệ trật tự, an toàn xã hội cũng như là góp phần vào cơng tác đấu tranh phịng,
chống tội phạm.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, số vụ vi phạm hủy hoại rừng ngày càng tăng, chỉ
tính từ năm 2007 đến năm 2013, đã có hơn 12.600 héc ta rừng bị chặt phá, hủy hoại
1

Nghị quyết số 24/NQ/TW ngày 3 tháng 6 năm 2013 về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường
quản lý tài nguyên và bảo vệ mơi trường.
2
Nguyễn Hưng, "Nhức nhối tình trạng xâm phạm tài nguyên rừng", [ />

2
trái phép, trung bình mỗi năm gần 1.900 héc ta rừng bị chặt phá 2, và trung bình mỗi
năm từ năm 2009 đến năm 2014 có hơn 30.515 vụ vi phạm pháp luật bảo vệ rừng 3.
Xuất phát từ nhiều nguyên nhân, và một trong những nguyên nhân quan trọng là từ
chính các quy định của pháp luật hình sự về tội hủy hoại rừng còn nhiều điểm bất
cập.
Về mặt lý luận, các quy định về tội hủy hoại rừng còn một số bất cập như xác
định đối tượng tác động còn chưa rõ ràng, một số dấu hiệu định tội quy định chưa
phù hợp; chưa ghi nhận loại chủ thể mới trong bối cảnh điều kiện mới. Đồng thời,
một số tình tiết định khung chưa có sự thống nhất, chưa tương xứng với thực tiễn
khách quan. Văn bản hướng dẫn cho tội hủy hoại rừng chưa đồng bộ, chưa thống
nhất với thực tiễn, với văn bản của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực
này. Ngồi ra, hình phạt được quy định trong tội hủy hoại rừng chưa hợp lý, mức
hình phạt chưa tương xứng với tính chất nguy hiểm của hành vi và điều kiện kinh tế
- xã hội của nước ta hiện nay.
Về thực tiễn, trong thời gian qua, một số vụ hủy hoại rừng có mức độ thiệt hại
cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho môi trường do chủ thể là pháp nhân thực hiện

nhưng chưa được quy định là chủ thể của tội hủy hoại rừng. Bên cạnh đó, việc áp
dụng quy định về tội hủy hoại rừng chưa có sự thống nhất như việc xác định vai trò
đồng phạm của người giúp sức hay việc xác định mức hình phạt, khung hình phạt
trong thực tiễn. Hiện nay, Bộ luật Hình sự đang trong giai đoạn xem xét sửa đổi, bổ
sung.
Để khắc phục những bất cập trong quy định và vướng mắc trong áp dụng quy
định về tội hủy hoại rừng, qua đó đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm
này trong tình hình mới, thì hồn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về
tội hủy hoại rừng là điều quan trọng, cần thiết. Vì vậy, học viên đã lựa chọn đề tài:
"Tội hủy hoại rừng trong Luật hình sự Việt Nam" làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Luật
học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
 Tình hình nghiên cứu trong nước:
- Về các sách bình luận khoa học luật hình sự như:

2

Nguyễn Hưng, "Nhức nhối tình trạng xâm phạm tài nguyên rừng", [ tam-tai-nguyen-rung-336721/], (truy cập ngày 05/05/2015).
3
Cục Kiểm lâm Việt Nam, "Thống kê số vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng trên cả nước qua các năm từ
2009-2014", [ (truy
cập ngày 12/06/2015).


3
+ Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 1999, Phần các tội phạm của nhóm
tác giả Phùng Thế Vắc, Trần Văn Luyện, Phạm Thanh Bình. Nguyễn Đức Mai,
Nguyễn Sĩ Đại, Nguyễn Mai Bộ4.
Nội dung của sách tập trung phân tích các tội cụ thể trong Bộ luật Hình sự năm
1999 theo từng Chương tương ứng. Trong đó, có phân tích các dấu hiệu pháp lý của

tội hủy hoại rừng như khách thể, chủ thể, mặt chủ quan, mặt khách quan giúp cho
chúng tôi hiểu một cách khái quát tội này để làm nền tảng cho việc nghiên cứu Luận
văn.
+ Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự - Phần các tội phạm, Tập VIII của tác giả
Đinh Văn Quế5.
Trong nội dung cuốn sách này, tác giả tập trung phân tích dấu hiệu pháp lý của
Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính và Các tội phạm về mơi trường, trong
đó có tội hủy hoại rừng trong Bộ luật Hình sự năm 1999. Tác giả cung cấp cho
chúng tôi những nội dung cơ bản về dấu hiệu pháp lý của tội hủy hoại rừng theo
quan điểm cá nhân của tác giả, từ đó giúp chúng tơi có cái nhìn cơ bản về tội hủy
hoại rừng.
+ Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 của
tác giả Nguyễn Đức Mai6.
Nội dung của sách này đề cập đến những vấn đề thuộc Phần Chung và Phần Các
tội phạm trong Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009. Sách đã cung
cấp những kiến thức cơ bản, chung nhất cho chúng tơi về nội dung trong Bộ luật
Hình sự năm 1999 trước và sau khi sửa đổi, bổ sung, trong đó có phân tích dấu hiệu
pháp lý của tội hủy hoại rừng.
+ Bình luận Bộ luật Hình sự của tác giả Vũ Mạnh Thơng, tác giả Đồn Tấn
Minh7.
Trong cuốn sách này, các tác giả đi vào trình bày những nội dung của Bộ luật
Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thuộc Phần Chung và Phần Các tội
phạm, trong đó có đề cập đến các dấu hiệu pháp lý của tội hủy hoại rừng. Thơng
qua đó, giúp cho chúng tôi hiểu thêm về các dấu hiệu pháp lý của tội hủy hoại rừng,
đây là cơ sở cho việc nghiên cứu của Luận văn về tội này.

4

Phùng Thế Vắc và các tác giả khác (2001), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 1999, Phần các tội
phạm, NXB Cơng an nhân dân, Hà Nội.

5
Đinh Văn Quế (2005), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự - Phần các tội phạm, Tập VIII, NXB Tổng hợp
Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
6
Nguyễn Đức Mai (2010), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7
Vũ Mạnh Thơng, Đồn Tấn Minh (2010), Bình luận Bộ luật Hình sự, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.


4
- Về khóa luận Cử nhân, Luận văn Thạc sĩ, Luận án Tiến sĩ, có một số khóa luận
Cử nhân, Luận văn Thạc sĩ, Luận án Tiến sĩ tiêu biểu có liên quan như:
+ Khóa luận “Hồn thiện hệ thống pháp luật hình sự về tội phạm mơi trường”
của tác giả Hồ Diệu Thúy8.
Trong nội dung khóa luận, tác giả phân tích dưới góc độ chung về lý luận các
quy định về các tội mơi trường, trong đó có phân tích về tội hủy hoại rừng. Tác giả
cịn đánh giá thực trạng áp dụng, phân tích một số bất cập và đưa ra một số kiến
nghị hoàn thiện pháp luật hình sự về tội phạm mơi trường, trong đó có tội hủy hoại
rừng. Đây là những nội dung quan trọng giúp chúng tôi nghiên cứu làm rõ hơn quy
định về tội hủy hoại rừng dưới góc độ là tội phạm mơi trường.
+ Luận án Tiến sĩ Luật học “Hồn thiện pháp luật về quản lý và bảo vệ tài
nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thanh Huyền9.
Trong nội dung của Luận án này, tác giả tập trung đi vào phân tích những vấn đề
lý luận và đánh giá thực trạng, nêu ra những ưu điểm và những bất cập của pháp
luật quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng hiện hành. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải
pháp nhằm hoàn thiện pháp luật quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng của nước ta.
Luận án đã giúp chúng tơi có cái nhìn bao qt hơn về việc bảo vệ tài nguyên rừng
bằng pháp luật, trong đó có pháp luật hình sự, đây là cơ sở cho Luận văn nghiên
cứu sâu hơn quy định về tội hủy hoại rừng.

+ Luận văn Thạc sĩ Luật học “Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ
rừng theo Luật Hình sự Việt Nam” của tác giả Trương Thị Bích Thư10.
Luận văn của tác giả đã đi vào phân tích các vấn đề lý luận của quy định về tội vi
phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng, tiến hành phân biệt về khách thể,
mặt khách quan, hình phạt với quy định về tội hủy hoại rừng, đây là cơ sở giúp cho
chúng tôi hiểu rõ hơn về tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng, là cơ
sở cho quá trình nghiên cứu về tội hủy hoại rừng của Luận văn.
+ Luận văn Thạc sĩ Luật học “Hoạt động phòng ngừa tội phạm hủy hoại rừng
của lực lượng cảnh sát nhân dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông” của tác giả Nguyễn
Mạnh Long11.
8

Hồ Diệu Thúy (2011), Hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự về tội phạm mơi trường, Khóa luận tốt nghiệp
Cử nhân Luật, trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
9
Nguyễn Thanh Huyền (2012), Hoàn thiện pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện
nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, chuyên ngành Luật kinh tế, trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
10
Trương Thị Bích Thư (2012), Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo Luật Hình sự Việt
Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, chuyên ngành Luật hình sự và Tố tụng hình sự, trường Đại học Luật Thành
phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
11
Nguyễn Mạnh Long (2013), Hoạt động phịng ngừa tội phạm hủy hoại rừng của lực lượng cảnh sát nhân
dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, Luận văn Thạc sĩ Luật học, chuyên ngành Luật hình sự và Tố tụng hình sự,
trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.


5
Trong nội dung của Luận văn, tác giả đã đề cập một số vấn đề lý luận và thực
tiễn áp dụng của tội hủy hoại rừng dưới góc độ tội phạm học, và phạm vi nghiên

cứu tại địa bàn tỉnh Đắk Nông. Nội dung nghiên cứu của tác giả đã tạo điều kiện
cho chúng tôi hiểu rõ thêm về một số dấu hiệu pháp lý của tội hủy hoại rừng và
tình hình tội hủy hoại rừng tại địa bàn tỉnh Đắk Nông, là cơ sở cho Luận văn nghiên
cứu tội này trên phạm vi cả nước.
+ Luận văn Thạc sĩ Luật học “Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự ở
Việt Nam” của tác giả Bạch Xn Hịa12.
Trong nội dung của Luận văn, tác giả đi vào phân tích các vấn đề lý luận của các
quy định pháp luật hình sự về bảo vệ rừng như lịch sử hình thành và phát triển của
các tội phạm xâm hại đến tài nguyên rừng; nghiên cứu quy định và thực trạng áp
dụng các quy định về bảo vệ tài nguyên rừng, trong đó có tội hủy hoại rừng, từ đó,
tác giả đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm hồn thiện các quy định của Bộ
luật hình sự trong bảo vệ tài nguyên rừng, trong đó có một số kiến nghị sửa đổi, bổ
sung cho tội hủy hoại rừng. Luận văn đã cung cấp cho chúng tôi một số kiến thức
làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu đề tài về tội hủy hoại rừng.
- Ngồi các cơng trình trên, cịn nhiều bài viết, tham luận khoa học nghiên cứu
các quy định về tội hủy hoại rừng được đăng trên các tạp chí chuyên ngành pháp lý,
như:
+ Bài viết “Nhận thức chung đối với tội phạm về môi trường và một số vấn đề
liên quan” của tác giả TS. Trần Lê Hồng13.
Trong nội dung bài viết này, tác giả đi vào phân tích một số vấn đề lý luận của
các tội phạm về môi trường như đưa ra khái niệm tội phạm mơi trường, phân tích
các dấu hiệu cấu thành tội phạm mơi trường, trong đó có đề cập đến tội hủy hoại
rừng. Tác giả còn chỉ ra một số bất cập trong quy định của Bộ luật Hình sự về các
tội phạm về mơi trường như xác định dấu hiệu hậu quả trong mặt khách quan, về
chủ thể là cá nhân và tổ chức, về mức định lượng hình phạt. Những nội dung trong
bài viết giúp cho chúng tôi hiểu thêm về các tội phạm môi trường, trong đó có tội
hủy hoại rừng, là cơ sở cho Luận văn nghiên cứu cụ thể hơn tội hủy hoại rừng trong
Luật hình sự.
+ Bài viết “Những bất cập trong thực tiễn xử lý các hành vi hủy hoại rừng” của
tác giả Hồng Long14.

12

Bạch Xn Hịa (2014), Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật
học, chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
13
Trần Lê Hồng (2001), "Nhận thức chung đối với tội phạm về môi trường và một số vấn đề liên quan", Tạp
chí Khoa học pháp lý, (4).
14
Hồng Long (2005), "Những bất cập trong thực tiễn xử lý các hành vi hủy hoại rừng", Tạp chí Kiểm sát,
(10), tr. 43-45.


6
Trong bài viết này, tác giả đề cập về thực tiễn áp dụng quy định về tội hủy hoại
rừng thông qua việc xem xét và phân tích tính hợp pháp của các trường hợp đình
chỉ các vụ án hủy hoại rừng. Đồng thời, tác giả còn kiến nghị sửa đổi theo hướng để
nguyên mức quy định như cũ hoặc có thể quy định nghiêm khắc hơn nữa giữa mức
xử lý hành chính và mức xử lý hình sự. Qua đó, làm cơ sở cho Luận văn tiếp tục
nghiên cứu và đề ra một số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện quy định về tội hủy hoại
rừng.
+ Bài viết “Bàn về tội hủy hoại rừng theo Điều 189 Bộ luật Hình sự” của tác giả
Nguyễn Văn Dũng15.
Trong bài viết này, tác giả đi vào phân tích một số vấn đề về tình tiết "gây hậu
quả nghiêm trọng", về mức định lượng được quy định trong văn bản hướng dẫn cho
Điều 189 Bộ luật Hình sự. Đồng thời, tác giả kiến nghị sửa đổi, bổ sung những vấn
đề đã phân tích như sửa đổi quy định hướng dẫn về tình tiết "gây hậu quả nghiêm
trọng", kiến nghị bổ sung mức định lượng và cần áp dụng thêm tình tiết tăng nặng
trách nhiệm hình sự trong văn bản hướng dẫn. Bài viết là cơ sở quan trọng giúp cho
chúng tôi đánh giá được bất cập trong quy định của tội hủy hoại rừng về tình tiết
"gây hậu quả nghiêm trọng" và là cơ sở cho việc xây dựng nội dung cần thiết trong

việc nghiên cứu quy định về tội này của Luận văn.
+ Bài viết “Cần sớm sửa đổi Điều 189 Bộ luật Hình sự và Thơng tư liên tịch số
19 hướng dẫn xử lý tội hủy hoại rừng” của tác giả Nguyễn Thị Bích Thủy16.
Trong nội dung bài viết, tác giả tập trung vào phân tích bất cập trong quy định về
hai loại rừng phịng hộ và rừng đặc dụng. Từ đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị về
việc sửa đổi quy định hai loại rừng trên theo quan điểm tác giả. Nội dung của bài
viết là cơ sở cho việc nghiên cứu và hoàn thiện quy định về tội hủy hoại rừng của
Luận văn.
+ Bài viết “Nhận diện bất cập trong chế tài xử lý vi phạm môi trường ở Việt
Nam” của tác giả Nguyễn Hoàng Phượng17.
Nội dung bài viết tập trung chủ yếu về việc phân tích, đánh giá thực trạng vi
phạm môi trường ở Việt Nam thời gian qua; phân tích một số bất cập của chế tài xử
lý hình sự với xử lý hành chính đối với các vụ vi phạm mơi trường. Qua đó, giúp
15

Nguyễn Văn Dũng (2009), "Bàn về tội hủy hoại rừng theo Điều 189 BLHS", Tạp chí Tịa án nhân dân, (9),
tr. 30.
16
Nguyễn Thị Bích Thủy (2013), "Cần sớm sửa đổi Điều 189 Bộ luật Hình sự và Thơng tư liên tịch số 19
hướng dẫn xử lý tội hủy hoại rừng", Tạp chí Kiểm sát, (17), tr. 34-35.
17
Nguyễn Hồng Phượng (2014), "Nhận diện bất cập trong chế tài xử lý vi phạm môi trường ở Việt Nam",
Tài liệu Tọa đàm về "Chế tài xử lý vi phạm môi trường ở Việt Nam: Nhận diện bất cập và Đề xuất giải pháp"
do Trung tâm Con người và Thiên nhiên tổ chức ngày 31/12/2014 tại Trung tâm Con người và Thiên nhiên,
Hà Nội.


7
chúng tôi đánh giá được một số bất cập, hạn chế trong thực tế xử lý vi phạm môi
trường, xử lý vi phạm bảo vệ rừng, tạo cơ sở cho Luận văn xây dựng những kiến

nghị nhằm hoàn thiện quy định về tội hủy hoại rừng.
- Bên cạnh đó cịn có các giáo trình như Giáo trình Luật hình sự Việt Nam18,
Giáo trình luật mơi trường19 của Đại học Luật Hà Nội; Giáo trình Luật hình sự Việt
Nam (Phần các tội phạm)20 của Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội; Giáo trình
Luật hình sự Việt Nam - Phần Các tội phạm21 của Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh cũng dành một phần viết về các tội phạm xâm phạm mơi trường, trong đó có
tội hủy hoại rừng. Trong nội dung các giáo trình này đã đưa ra khái niệm, một số
dấu hiệu pháp lý như khách thể, chủ thể... cũng như hình phạt của tội hủy hoại rừng
làm cơ sở cho chúng tôi nghiên cứu các dấu hiệu pháp lý của tội này.
Như vậy, qua các cơng trình nghiên cứu trong nước về tội hủy hoại rừng trong
Luật hình sự Việt Nam, chúng tơi có một số nhận xét sau:
- Các cơng trình trên đã nghiên cứu được một số vấn đề như dấu hiệu pháp lý của
tội hủy hoại rừng, đề cập và đánh giá một số bất cập trong quy định và vướng mắc
trong áp dụng quy định về tội hủy hoại rừng cũng như đưa ra được một số kiến
nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện tội này.
- Đồng thời, vẫn còn một số nội dung đang nghiên cứu, đang tồn tại một số ý
kiến khác nhau như việc có nên quy định pháp nhân là chủ thể của tội phạm môi
trường, tội hủy hoại rừng; về các dấu hiệu định khung hình phạt, về loại hình phạt,
mức hình phạt của tội hủy hoại rừng.
- Tuy nhiên, các cơng trình trên vẫn chưa nghiên cứu, chưa phân tích cụ thể các
dấu hiệu pháp lý của tội hủy hoại rừng; chưa đi vào trình bày lịch sử hình thành và
phát triển của tội hủy hoại rừng một cách đầy đủ; chưa phân tích được một số bất
cập về đối tượng tác động, chủ thể và một số vấn đề khác còn tồn tại trong tội hủy
hoại rừng; chưa đánh giá được vướng mắc trong thực tiễn áp dụng quy định về tội
hủy hoại rừng trong phạm vi cả nước cho nên chưa đưa ra được những giải pháp,
kiến nghị cụ thể nhằm hồn thiện tội này.
 Tình hình nghiên cứu của nước ngồi:
Có một số luận án, luận văn, nghị luận, bài viết, bài báo của một số tác giả nước
ngồi đề cập đến tội phạm mơi trường, tội hủy hoại rừng tiêu biểu như:


18

Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật mơi trường, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
20
Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật (2003), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội
phạm), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
21
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần các tội
phạm, Quyển 1-2, NXB Hồng Đức, Hội Luật gia Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh.
19


8
+ Luận án "Crimes against the environment – criminology and criminal justice
perspectives" của tác giả Katja Eman22.
Nội dung Luận án đã cung cấp cho người đọc những vấn đề lý luận trong quy
định về tội phạm mơi trường, trong đó có hành vi phá hoại rừng như về nguồn gốc
hình thành và phát triển của tội phạm môi trường, đưa ra một số khái niệm của tội
này, cấu thành tội phạm, các mối liên hệ, một số bất cập trong quy định về tội phạm
môi trường, cũng đưa ra thực trạng áp dụng các quy định này tại Slovenia.
+ Luận văn "Environmental protection through criminal law: the case study of
Lithuania" của tác giả Dalia Abaravicute23.
Trong Luận văn, tác giả đã đề cập đến những vấn đề lý luận trong quy định về tội
phạm mơi trường, trong đó có hành vi phá hoại rừng tại Châu Âu và Lithuania như
khái niệm, dấu hiệu pháp lý về khách thể, chủ thể, mặt chủ quan, mặt khách quan.
Tác giả còn đề cập một số bất cập, khó khăn trong q trình áp dụng quy định về tội
phạm mơi trường tại Lithuania. Qua đó, chúng tơi rút được một số kinh nghiệm
trong q trình hoàn thiện Luận văn về tội hủy hoại rừng.
+ Bài viết "Crimes against the Environment: Green Criminology and Research

Challenges in Slovenia" của nhóm tác giả Katja Eman, Gorazd Meško, Charles B.
Fields24.
Nội dung bài viết đã cung cấp cho chúng tôi cách nhìn về thực trạng diễn biến tội
phạm mơi trường, trong đó có tội phá hoại rừng với những thách thức, khó khăn
đang diễn ra tại Slovenia thơng qua việc xây dựng những dấu hiệu pháp lý của loại
tội này như khái niệm, cấu thành tội phạm.
+ Bài viết "Environmental Crime: The Prosecution Gap" của tác giả Graham
Kates25.
Nội dung bài viết giúp cho chúng tôi tiếp cận thêm những vấn đề mà Hoa Kỳ
đang gặp phải, nhất là tình hình vi phạm pháp luật hình sự về mơi trường thơng qua
việc bài viết đề cập đến thực tiễn vi phạm pháp luật hình sự về bảo vệ mơi trường,
22

Katja Eman (2012), "Crimes against the environment – criminology and criminal justice perspectives",
Ph.D., University of Maribor (Slovenia),
[ [ />(truy cập ngày 17/06/2015).
23
Dalia Abaravičiūtė (2010), "Environmental protection through criminal law: the case study of Lithuania",
Master of science, Lund University International,
[ (truy cập ngày
17/06/2015).
24
Katja Eman, Gorazd Meško, Charles B. Fields (2009), "Crimes against the Environment: Green
Criminology and Research Challenges in Slovenia", University of Maribor (Slovenia),
[ />[ (truy cập ngày 17/06/2015).
25
Graham Kates,"Environmental Crime: The Prosecution Gap", [ (truy cập ngày 17/06/2015).


9

trong đó có hành vi hủy hoại rừng, và đề cập đến tình hình xử lý các hành vi vi
phạm này, nhất là những khó khăn trong q trình xử lý hình sự đối với các pháp
nhân vi phạm.
+ Bài viết "Criminal Responsibilities for Environmental Damage in time of
armed conflict" của nhóm tác giả Michael Bothe, Richard J. Grunawalt, John E.
King, Ronald S. McClain26.
Bài viết cung cấp cho chúng tôi những nội dung lý luận trong quy định của một
số Cơng ước quốc tế về trách nhiệm hình sự đối với những hành vi hủy hoại, gây
thiệt hại cho môi trường, trong đó có trách nhiệm hình sự đối với hành vi hủy hoại
rừng.
+ Bài viết "Criminal justice response to wildlife and forest crime in Cambodia"
của tổ chức United Nations Office on Drugs and Crime (UNODC)27.
Nội dung bài viết giúp cho chúng tơi có cái nhìn tổng quan về pháp luật hình sự
của Campuchia thơng qua việc bài viết phân tích, đánh giá diễn biến tình hình tội
phạm xâm hại môi trường, hủy hoại rừng và động vật hoang dã tại Campuchia, cũng
như bài viết cung cấp cho chúng tôi những vấn đề cịn bất cập trong quy định và
khó khăn trong thực tế áp dụng các quy định về tội phạm xâm hại môi trường, hủy
hoại rừng và động vật hoang dã tại Campuchia.
+ Bài viết "Environmental Criminal Law in China: A Critical Analysis" của tác
giả Michael G. Faure, Hao Zhang28.
Trong nội dung bài viết, các tác giả đã cung cấp cho chúng tôi một số vấn đề lý
luận trong pháp luật hình sự Trung Quốc về tội phạm môi trường, tội phá hoại tài
nguyên rừng như về chủ thể, hành vi khách quan, hậu quả... cũng như các tác giả đã
đưa ra một số hạn chế trong quá trình áp dụng quy định về tội phạm mơi trường,
đây là cơ sở giúp chúng tơi tìm hiểu rõ hơn quy định của pháp luật hình sự Trung
Quốc về tội hủy hoại rừng mà Luận văn đang nghiên cứu.
Nhìn chung, có một số cơng trình nghiên cứu của nước ngồi có nội dung liên
quan đến quy định về tội phạm mơi trường, trong đó có hành vi hủy hoại rừng,
nhưng do truyền thống pháp lý của mỗi nước khác nhau nên các cơng trình nghiên
26


Michael Bothe, Richard J. Grunawalt, John E. King, Ronald S. McClain (1996), "Criminal Responsibilities
for Environmental Damage in time of armed conflict", International Law Studies - Volume 69,
[ (truy cập ngày 17/06/2015).
27
United Nations Office on Drugs and Crime (UNODC) (2015), "Criminal justice response to wildlife and
forest crime in Cambodia", [ />(truy cập ngày 17/06/2015).
28
Michael G. Faure, Hao Zhang (2011), "Environmental Criminal Law in China: A Critical Analysis",
Environmental Law Reporter, USA, [ [ (truy
cập ngày 17/06/2015)


10
cứu trên đề cập những vấn đề khác nhau. Các cơng trình trên giúp Luận văn tìm
hiểu được một số ưu điểm và hạn chế trong quy định của pháp luật hình sự về tội
phạm mơi trường, hành vi hủy hoại rừng của một số nước, là cơ sở cho chúng tơi rút
ra một số kinh nghiệm trong q trình đưa ra một số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện
tội hủy hoại rừng trong Luật hình sự Việt Nam.
 Tóm lại, việc xem xét tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về tội hủy
hoại rừng sẽ giúp cho Luận văn nghiên cứu toàn diện, đầy đủ và đưa ra các kiến
nghị phù hợp hơn có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề về lý luận của luật hình
sự về tội hủy hoại rừng, cũng như thực trạng áp dụng các quy định đó, luận văn đưa
ra một số kiến nghị nhằm góp phần hồn thiện các dấu hiệu định tội, các dấu hiệu
định khung hình phạt và hình phạt của tội hủy hoại rừng trong Bộ luật hình sự.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nêu trên, Luận văn đặt ra và giải
quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau:
+ Làm sáng tỏ và làm rõ những vấn đề lý luận về tội hủy hoại rừng.

+ Làm rõ thực trạng cũng như những vướng mắc trong quy định và áp dụng các
quy định luật hình sự về tội hủy hoại rừng.
+ Nghiên cứu đưa ra các kiến nghị, giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp
dụng đối với các quy định về tội hủy hoại rừng.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của Luận văn
- Về đối tượng nghiên cứu của Luận văn: Luận văn nghiên cứu các quy định luật
hình sự và thực tiễn áp dụng luật hình sự Việt Nam về tội hủy hoại rừng.
- Về phạm vi nghiên cứu của Luận văn:
+ Về không gian: Luận văn nghiên cứu tội hủy hoại rừng trên phạm vi cả nước.
+ Về thời gian: Luận văn nghiên cứu các số liệu tội hủy hoại rừng từ năm 2009
đến năm 2014.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài là phương pháp luận duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm của Đảng và
Nhà nước ta về xây dựng nhà nước pháp quyền, về đấu tranh phòng, chống tội
phạm.
Để phục vụ cho việc nghiên cứu, Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu
cụ thể như: phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh, lịch
sử.


11
- Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng để tiến hành phân tích và
tổng hợp một cách khái quát các nội dung cần nghiên cứu trong Luận văn. Qua đó,
phân tích thành từng vấn đề để tìm hiểu cụ thể quy định về tội hủy hoại rừng. Đồng
thời, Luận văn tiến hành tổng hợp từng vấn đề lý luận đã phân tích, nhằm xây dựng
một số lý luận mới đầy đủ và cụ thể về tội hủy hoại rừng.
- Phương pháp thống kê được sử dụng để thu thập và tổng hợp các số liệu về thực
trạng áp dụng của tội hủy hoại rừng nhằm đánh giá tình hình tội phạm hủy hoại
rừng.

- Phương pháp so sánh được sử dụng để làm rõ những điểm giống nhau và khác
nhau trong quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành về tội hủy hoại rừng với các giai
đoạn trước đó cũng như trong quy định giữa tội hủy hoại rừng với một số tội phạm
khác có liên quan, với pháp luật của một số nước khác, để từ đó rút ra được những
ưu điểm và hạn chế trong quy định về tội hủy hoại rừng.
- Phương pháp lịch sử được sử dụng để tìm hiểu tiến trình hình thành và phát
triển qua từng thời kỳ của quy định pháp luật hình sự về tội hủy hoại rừng.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của Luận văn
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về tội
hủy hoại rừng, từ đó, đưa ra những kiến nghị nhằm hồn thiện pháp luật hình sự về
tội hủy hoại rừng.
- Các kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể là tài liệu tham khảo có giá trị cho
các cơ quan nhà nước thực hiện việc hoàn thiện hơn quy định về tội hủy hoại rừng,
và góp phần giải quyết những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng quy định của Bộ
luật Hình sự về tội hủy hoại rừng.
- Những kết quả nghiên cứu của Luận văn đạt được cịn có thể làm tài liệu tham
khảo cho các cơng trình nghiên cứu tiếp theo của chính học viên và cho những
người có quan tâm trong q trình cơng tác, học tập và nghiên cứu.
7. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
Luận văn được cấu trúc thành hai chương:
Chƣơng 1: Một số vấn đề chung về tội hủy hoại rừng trong Luật hình sự
Chƣơng 2: Thực tiễn áp dụng và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định về tội
hủy hoại rừng trong Luật hình sự Việt Nam


12

CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI HỦY HOẠI RỪNG

TRONG LUẬT HÌNH SỰ
1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội hủy hoại rừng
1.1.1. Khái niệm của tội hủy hoại rừng
Để làm rõ khái niệm tội hủy hoại rừng, cần làm rõ thuật ngữ "hủy hoại rừng":
Thuật ngữ "hủy hoại" theo Từ điển tiếng Việt của tác giả Nguyễn Văn Xô29; Từ
điển Từ và Ngữ Việt Nam của tác giả Nguyễn Lân30; Từ điển Tiếng Việt của Viện
ngơn ngữ học31 thì có nghĩa là làm cho hư hỏng đi, phá đi, cho tan nát. Và để hiểu
như thế nào là hủy hoại rừng, cần làm rõ khái niệm của "hủy hoại tài sản", bởi lẽ,
rừng cũng được xem là một loại tài sản theo quy định của pháp luật nước ta.
Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học của trường Đại học Luật Hà Nội, định
nghĩa "hủy hoại tài sản" là cố ý làm cho tài sản mất giá trị sử dụng ở mức độ khơng
cịn hoặc khó có khả năng khơi phục lại được. Hủy hoại tài sản có thể qua hành
động (như đập phá, đốt...) hoặc không qua hành động (như cố ý không tắt máy, ngắt
điện khi có sự cố dẫn đến máy bị hư hỏng hồn tồn...) 32. Theo đó, "hủy hoại rừng"
là cố ý làm cho hư hỏng tài nguyên rừng, dẫn tới cây rừng bị hủy hoại, bị chết hàng
loạt. Hành vi hủy hoại rừng là những hành vi cố ý đốt, phá rừng trái phép hoặc có
những hành vi khác làm cho rừng bị tan nát, bị hư hỏng và cây rừng bị chết hàng
loạt.
Trong khoa học pháp lý hình sự, “tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có
lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt”33.
Dựa trên khái niệm tội phạm, có thể đưa ra khái niệm về tội hủy hoại rừng như
sau: "Tội hủy hoại rừng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong
Bộ luật Hình sự, được thực hiện một cách cố ý như đốt, phá rừng trái phép hoặc
hành vi khác, làm cho rừng mất hoàn toàn giá trị hoặc làm cho rừng giảm giá trị
đáng kể, xâm phạm các quan hệ xã hội về bảo vệ rừng của Nhà nước, gây thiệt hại
cho môi trường sinh thái".

29

Nguyễn Văn Xô (2008), Từ điển Tiếng Việt, NXB Thanh niên, Hà Nội, tr. 333.

Nguyễn Lân (2000), Từ điển từ và ngữ Việt Nam, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh,
tr. 888.
31
Viện ngơn ngữ học (2002), Từ điển Tiếng Việt, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh,
tr. 416.
32
Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, NXB Công an nhân dân, Hà
Nội.
33
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Phần chung,
NXB Hồng Đức, Hội Luật gia Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 60.
30


13
Với tư cách là một tội phạm, tội hủy hoại rừng có các dấu hiệu chung của tội
phạm:
- Thứ nhất, về tính nguy hiểm cho xã hội của tội hủy hoại rừng được hiểu là
những hành vi cố ý đốt, phá rừng trái phép hoặc có những hành vi khác làm cho
rừng bị hủy hoại, bị hư hỏng và cây rừng bị chết hàng loạt, từ đó tất yếu dẫn đến
hậu quả nghiêm trọng về mặt môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến sự phát triển
bình thường của rừng nói riêng, mơi trường nói chung, đây là những quan hệ xã hội
được luật hình sự bảo vệ. Qua đó, có thể thấy hành vi hủy hoại rừng là hành vi nguy
hiểm cho xã hội. Tuy nhiên, không phải hành vi hủy hoại rừng nào cũng được xem
là tội phạm, mà hành vi phải nghiêm trọng đến mức chịu trách nhiệm hình sự (sau
đây gọi là TNHS) (hay cịn gọi là hành vi gây nguy hiểm đáng kể 34 cho xã hội thì
mới phải chịu TNHS), và tính nguy hiểm cho xã hội là thuộc tính mang tính khách
quan của tội hủy hoại rừng35.
- Thứ hai, về tính có lỗi của tội hủy hoại rừng, đó là thái độ tâm lý đối với hành
vi phạm tội hủy hoại rừng do người có năng lực TNHS thực hiện và đối với hậu quả

của hành vi đó, được thực hiện dưới hình thức cố ý, có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố
ý gián tiếp36, trái với các chuẩn mực của xã hội.
- Thứ ba, về tính trái pháp luật hình sự của tội này được hiểu là tội hủy hoại rừng
phải được quy định trong Bộ luật Hình sự (sau đây gọi là BLHS), đây là biểu hiện
của nguyên tắc pháp chế thể hiện tại Điều 2 BLHS "Chỉ người nào phạm một tội đã
được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự", tính trái pháp
luật hình sự chính là hình thức pháp lý của tính nguy hiểm cho xã hội của tội hủy
hoại rừng, giữa hai đặc tính này có mối quan hệ chặt chẽ, gắn liền với nhau, thể hiện
thông qua việc đe dọa áp dụng chế tài hình sự đối với người thực hiện hành vi hủy
hoại rừng với mức nguy hiểm đáng kể. Theo đó, hành vi hủy hoại rừng tuy nguy
hiểm cho xã hội nhưng chưa được BLHS quy định thì hành vi này không phải là tội
phạm, đồng thời, nếu hành vi hủy hoại rừng được quy định trong BLHS nhưng
khơng phải là hành vi nguy hiểm đáng kể thì cũng khơng phải là tội phạm37.
- Thứ tư, về tính phải chịu hình phạt của tội này được hiểu là hành vi hủy hoại
rừng gây nguy hiểm đáng kể cho xã hội khi đủ yếu tố cấu thành tội phạm được
34

Khoản 4, Điều 8 BLHS quy định: “Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy
hiểm cho xã hội khơng đáng kể, thì khơng phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác”.
35
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Phần chung,
NXB Hồng Đức, Hội Luật gia Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 62-64.
36
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Phần chung,
NXB Hồng Đức, Hội Luật gia Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 65-66.
37
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Phần chung,
NXB Hồng Đức, Hội Luật gia Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 66-68.



14
BLHS quy định là tội phạm, thì có khả năng bị áp dụng hình phạt, thể hiện sự đe
dọa áp dụng việc trừng phạt bằng các chế tài hình sự đối với người thực hiện hành
vi phạm tội hủy hoại rừng. Hình phạt đối với hành vi hủy hoại rừng chính là hình
thức thể hiện bản chất nguy hiểm của tội hủy hoại rừng, thể hiện tính cưỡng chế nhà
nước nghiêm khắc nhất nhằm răn đe và phòng ngừa đối với loại hành vi nguy hiểm
đáng kể này38. Giữa tính phải chịu hình phạt với ba đặc tính ở trên có mối quan hệ
với nhau, qua đó tạo cơ sở để phân biệt tội hủy hoại rừng với hành vi hủy hoại rừng
vi phạm pháp luật khác.
Như vậy, tội hủy hoại rừng mang đầy đủ các dấu hiệu chung của tội phạm, đây là
tiền đề quan trọng để Luận văn phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội này.
1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội hủy hoại rừng
Điều 189 BLHS nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 (sửa đổi,
bổ sung năm 2009) quy định tội hủy hoại rừng như sau:
1. Người nào đốt, phá rừng trái phép rừng hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng
gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà cịn vi
phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không
giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến
mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
c) Hủy hoại diện tích rừng rất lớn;
d) Chặt phá các loại thực vật quý hiếm thuộc danh mục quy định của Chính phủ;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm
đến mười lăm năm:
a) Hủy hoại diện tích rừng đặc biệt lớn;
b) Hủy hoại rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

4. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu
đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một
năm đến năm năm.
Dựa vào quy định tại Điều 189 BLHS, chúng ta thấy tội hủy hoại rừng có các dấu
hiệu pháp lý như sau:
38

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Phần chung,
NXB Hồng Đức, Hội Luật gia Việt Nam, Thành Phố Hồ Chí Minh, tr. 68-70.


15
1.1.2.1. Các dấu hiệu định tội
Tội phạm là sự hợp thành của bốn yếu tố cấu thành bao gồm: khách thể, mặt
khách quan, chủ thể, mặt chủ quan; bốn yếu tố này có mặt quan trọng khác nhau, có
nội dung biểu hiện khác nhau và chính sự khác nhau này quyết định tính chất và
mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Tội hủy hoại rừng là một tội
phạm cụ thể nên cũng có đầy đủ bốn yếu tố cấu thành tội phạm, cụ thể:
 Khách thể của tội hủy hoại rừng
Khách thể của tội hủy hoại rừng là quan hệ xã hội được luật hình sự xác lập, bảo
vệ và bị các hành vi: đốt rừng trái phép, phá rừng trái phép, hành vi khác hủy hoại
rừng xâm phạm đến chế độ quản lý, bảo vệ môi trường, xâm phạm đến chế độ bảo
vệ và phát triển rừng.
Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 (sau đây gọi là Luật BVMT năm 2014)
tại khoản 1, Điều 3 đưa ra khái niệm "Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự
nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh
vật". Theo Luật hình sự Việt Nam, khách thể của tội phạm môi trường là những
quan hệ xã hội về giữ gìn mơi trường trong sạch, sử dụng hợp lý những tài nguyên
và đảm bảo môi trường cho dân cư.
Đối tượng tác động của tội phạm, thể hiện hành vi phạm tội tác động đến sẽ gây

thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo
vệ39. Theo quy định tại Điều 189 BLHS, Thông tư liên tịch số
19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 8/3/2007 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây gọi là Bộ NN&PTNT), Bộ Tư
pháp (sau đây gọi là Bộ TP), Bộ Công an (sau đây gọi là Bộ CA), Viện Kiểm sát
nhân dân tối cao (sau đây gọi là Viện KSNDTC), Tòa án nhân dân tối cao (sau đây
gọi là TANDTC) hướng dẫn một số điều của BLHS về các tội phạm trong lĩnh vực
quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản (sau đây gọi là Thơng tư số
19/2007/TTLT) thì đối tượng tác động của hành vi hủy hoại rừng là cây rừng (rừng
phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất)40, đây là những yếu tố tạo thành môi
trường, được pháp luật hình sự bảo vệ, là đối tượng tác động của tội hủy hoại rừng.
Ở đây, cần phân biệt rừng là đối tượng tác động của tội hủy hoại rừng với rừng là
đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu.

39

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần chung,
NXB Hồng Đức, Hội Luật gia Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 108; Trường Đại học Luật Hà Nội
(2012), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Tập I, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 94.
40
Điều 4, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 quy định: "Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng
được phân thành ba loại sau đây: 1. Rừng phòng hộ (...); 2. Rừng đặc dụng (...); 3. Rừng sản xuất (...)"


16
Theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 341, khoản 4 Điều 642 Luật Bảo vệ và
phát triển rừng năm 2004 (sau đây gọi là Luật BV&PTR); Điều 164 43 Bộ luật Dân
sự năm 2005 (sau đây gọi tắt là BLDS), khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
có quyết định trao quyền sử dụng rừng cho chủ rừng thơng qua hình thức giao rừng;
cho th rừng; cơng nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng

trồng thì tổ chức, tập thể, hộ gia đình, cá nhân trở thành chủ rừng, và có quyền sở hữu
đối với diện tích rừng được giao với ba quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định
đoạt. Theo quy định tại khoản 1, Điều 644; khoản 2, Điều 1145 Luật BV&PTR, trên
phần diện tích rừng đã được Nhà nước cơng nhận quyền sở hữu, nguồn vốn để
chăm sóc, trồng trọt, bảo vệ và phát triển rừng không từ nguồn vốn ngân sách của
Nhà nước, mà do chính tổ chức, tập thể, hộ gia đình, cá nhân bỏ vốn đầu tư và phát
triển. Qua đó có thể hiểu, tuy cũng là rừng, nhưng rừng lại thuộc sở hữu của cá
nhân, tổ chức được Nhà nước giao chăm sóc, quản lý, đã bỏ vốn đầu tư phát triển
hướng tới mục đích kinh tế. Cho nên, nếu có hành vi hủy hoại rừng mà khơng phải
do chủ rừng thực hiện thì sẽ tác động đến quyền sở hữu tài sản của chủ rừng với ba
quyền năng: chiếm hữu, định đoạt và sử dụng, thì lúc này rừng trở thành đối tượng
tác động của tội phạm xâm phạm về sở hữu, thì hành vi phạm tội sẽ bị truy cứu
TNHS theo các điều luật tương ứng quy định tại Chương XIV - Các tội xâm phạm
sở hữu của BLHS46, cụ thể là tội hủy hoại tài sản.
Còn đối tượng tác động của tội hủy hoại rừng là rừng nói chung, do Nhà nước
quản lý, hoặc giao cho cơ quan, tổ chức quản lý như chính quyền địa phương, các
lâm trường, cá nhân, hộ gia đình, tổ chức chăm sóc, bảo vệ, nguồn vốn đầu tư chăm
sóc, trồng trọt và bảo vệ là từ nguồn ngân sách của Nhà nước hoặc do cá nhân, tổ
41

Khoản 4, khoản 5, Điều 3, Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004 quy định: "...4. Chủ rừng là tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất để trồng rừng, cho thuê đất để trồng rừng,
công nhận quyền sử dụng rừng, công nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; nhận chuyển nhượng
rừng từ chủ rừng khác. 5. Quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng là quyền của chủ rừng được chiếm hữu,
sử dụng, định đoạt đối với cây trồng, vật nuôi, tài sản gắn liền với rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư trong
thời hạn được giao, được thuê để trồng rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và các
quy định khác của pháp luật có liên quan...".
42
Khoản 1, Điều 6, Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004 quy định: "...4. Nhà nước trao quyền sử dụng rừng
cho chủ rừng thơng qua hình thức giao rừng; cho thuê rừng; công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu

rừng sản xuất là rừng trồng...".
43
Điều 164, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: "Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng
và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân,
chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản".
44
Khoản 1, Điều 6, Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004 quy định: "1. Nhà nước thống nhất quản lý và định
đoạt đối với rừng tự nhiên và rừng được phát triển bằng vốn của Nhà nước...".
45
Khoản 2, Điều 11, Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004 quy định: "...2. Nguồn tài chính của chủ rừng và tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân khác đầu tư bảo vệ và phát triển rừng...".
46
Tiểu mục 3.3, mục 3, Phần IV Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTCTANDTC ngày 8/3/2007 của BNN&PTNT, BTP, BCA, VKSNDTC, TANDTC hướng dẫn một số điều của
BLHS về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.


17
chức, hộ gia đình bỏ ra đầu tư. Cho nên, nếu chủ thể nào đó có hành vi hủy hoại
rừng do Nhà nước đầu tư từ nguồn ngân sách, hoặc trong trường hợp chính chủ
rừng có hành vi hủy hoại rừng đã được Nhà nước trao quyền sở hữu và chủ rừng đã
bỏ vốn đầu tư, phát triển rừng thì nguy cơ tác động xấu đến sự ổn định và tồn tại,
phát triển bình thường của mơi trường, đến sự quản lý của Nhà nước về rừng, và sẽ
thuộc đối tượng tác động của tội hủy hoại rừng.
 Mặt khách quan của tội hủy hoại rừng
Hành vi hủy hoại rừng trong cấu thành tội phạm có hai trường hợp:
+ Hành vi hủy hoại rừng gây hậu quả nghiêm trọng.
+ Hành vi hủy hoại rừng tuy chưa gây hậu quả nghiêm trọng nhưng "đã bị xử
phạt hành chính (sau đây gọi là XPHC) về hành vi này mà còn vi phạm". Cụ thể:
- Trường hợp thứ nhất, hành vi hủy hoại rừng gây hậu quả nghiêm trọng.
+ Hành vi khách quan của tội hủy hoại rừng bao gồm các hành vi đốt rừng trái

phép47; hành vi phá rừng trái phép48; hành vi khác hủy hoại rừng49.
+ Đối với dấu hiệu hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, thì
tội hủy hoại rừng là tội có cấu thành vật chất. Theo đó, hành vi như đã nêu trên phải
gây ra hậu quả nghiêm trọng thì mới bị truy cứu TNHS. Tại tiểu mục 3.4, mục 3,
Phần IV Thơng tư số 19/2007/TTLT50 có giải thích cho tình tiết "gây hậu quả
nghiêm trọng" quy định tại khoản 1 Điều 189 BLHS khi thuộc một trong các trường
hợp sau:

47

Quy định tại tiểu mục 3.1, mục 3 Phần IV Thông tư số 19/2007/TTLT thì hành vi đốt rừng trái phép được
hiểu là hành vi cố ý làm cháy rừng, vi phạm các quy định phòng cháy, chữa cháy rừng dù biết đang ở khu
vực dễ xảy ra cháy, ở khu vực cấm các hành vi đốt lửa với bất kỳ mục đích gì mà khơng được người hoặc cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
48
Quy định tiểu mục 3.2, mục 3 Phần IV Thơng tư số 19/2007/TTLT thì hành vi phá rừng trái phép được
hiểu là hành vi chặt phá rừng, ken cây và các hành vi khác trái pháp luật làm cho cây rừng bị chết với bất kỳ
mục đích gì, trừ các trường hợp khai thác trái phép cây rừng và các hành vi khác, không được phép của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được phép nhưng đã thực hiện không đúng, vi phạm các quy định của
Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng.
49
Quy định tiểu mục 3.3, mục 3 Phần IV Thông tư số 19/2007/TTLT thì hành vi khác hủy hoại rừng được
hiểu là đào bới, nổ mìn, san ủi, đào, đắp ngăn nước thuỷ triều, tháo nước, xả chất độc hại hoặc các hành vi
khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì mà khơng được phép của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền hoặc được phép chuyển đổi mục đích sử dụng rừng nhưng khơng thực hiện đúng quy định cho phép
làm cho cây rừng bị chết hàng loạt, đất rừng bị ô nhiễm.
50
Tiểu mục 3.4, mục 3, Phần IV Thông tư số 19/2007/TTLT quy định: "a) Đốt rừng, phá rừng hoặc có hành
vi khác huỷ hoại rừng sản xuất với diện tích từ trên mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đến hai lần
mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính. b) Gây thiệt hại về lâm sản có giá trị từ trên ba mươi triệu đồng

đến sáu mươi triệu đồng đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên; từ trên năm mươi triệu đồng đến một trăm
triệu đồng đối với rừng sản xuất là rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh trong trường hợp rừng bị thiệt hại khơng
tính được bằng diện tích đốt rừng, phá rừng hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng không tập trung mà phân tán,
rải rác trong cùng một tiểu khu hoặc nhiều tiểu khu. Trong trường hợp huỷ hoại rừng mà còn gây thiệt hại về
tính mạng, sức khoẻ của người khác, tài sản của Nhà nước, tập thể, của cá nhân đến mức phải truy cứu TNHS
thì xử lý về tội huỷ hoại rừng và tội tương ứng quy định trong BLHS".


18
Đối với trường hợp thứ nhất, căn cứ vào diện tích rừng bị thiệt hại, tại khoản a
tiểu mục 3.4, mục 3, Phần IV Thông tư số 19/2007/TTLT, do BLHS không quy
định rõ ràng mức định lượng cụ thể, nên cần phải viện dẫn vào các văn bản khác, ở
đây là Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản
lý lâm sản (sau đây gọi là Nghị định số 157/2013/NĐ-CP). Cụ thể, khoản 7 Điều 16
Nghị định số 157/2013/NĐ-CP quy định: "... b) Cháy rừng sản xuất từ trên 6.000
m2 đến 10.000 m2...". Mức vi phạm tối đa trong XPHC đối với rừng sản xuất là
10.000 m2 cho nên được xem là gây hậu quả nghiêm trọng khi diện tích rừng sản
xuất bị hủy hoại từ 10.000 m2 đến 20.000 m2.
Hay điểm b khoản 5 Điều 20 Nghị định số 157/2013/NĐ-CP quy định: "b) Rừng
sản xuất từ trên 3.000 m2 đến 5.000 m2...". Mức vi phạm tối đa trong XPHC đối với
rừng sản xuất bị phá trái phép là 5.000 m2 cho nên được xem là gây hậu quả nghiêm
trọng khi diện tích rừng sản xuất bị hủy hoại từ 5.000 m2 đến 10.000 m2.
Đối với trường hợp thứ hai tại khoản b tiểu mục 3.4, mục 3, Phần IV Thơng tư số
19/2007/TTLT thì trong trường hợp chưa thể xác định được diện tích rừng bị hủy
hoại thì sẽ căn cứ vào giá trị thiệt hại của lâm sản thuộc rừng tự nhiên bị thiệt hại;
hoặc giá trị thiệt hại của lâm sản thuộc rừng sản xuất là rừng trồng, rừng khoanh ni
tái sinh để xác định hành vi đó có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Ngay trong nội dung giải thích của Thơng tư số 19/2007/TTLT, hậu quả nghiêm
trọng của hành vi hủy hoại rừng được tính dựa trên các yếu tố: diện tích rừng bị

xâm phạm, giá trị lâm sản bị thiệt hại. Và trong trường hợp thực hiện hành vi phạm
tội hủy hoại rừng mà còn có hành vi đủ yếu tố cấu thành một tội danh mới thì chủ
thể thực hiện hành vi đồng thời bị xử lý về cả hai tội danh.
- Trường hợp thứ hai, hành vi hủy hoại rừng tuy chưa gây hậu quả nghiêm trọng
nhưng "đã bị XPHC về hành vi này mà còn vi phạm".
Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 157/2013/NĐ-CP đã quy định các hành vi vi phạm
được xem xét để truy cứu TNHS dựa trên mức tối đa XPHC khi người có hành vi vi
phạm các Điều luật được viện dẫn. Tại mục 1, phần I Thông tư số 19/2007/TTLT
có giải thích về trường hợp này: "Bị coi là "đã bị XPHC về hành vi này mà còn vi
phạm" quy định tại khoản 1 Điều 189 BLHS nếu trước đó đã bị XPHC về một trong
những hành vi được liệt kê tại khoản 1 Điều 189 BLHS, nhưng chưa hết thời hạn để
được coi là chưa bị XPHC theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
mà lại thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 của điều luật tương
ứng đó".


19
Như vậy, hành vi phạm tội hủy hoại rừng gây ra hậu quả nghiêm trọng hay đã bị
XPHC thì vẫn phải chịu TNHS. Nói cách khác, giữa hành vi phạm tội với hậu quả
của hành vi phạm tội có mối quan hệ với nhau, hành vi phạm tội là tiền đề của hậu
quả trong trường hợp hậu quả là cấu thành cơ bản của hành vi phạm tội. Do đó, để
buộc người đã thực hiện hành vi phạm tội phải chịu TNHS thì cơ quan tiến hành tố
tụng cần phải chứng minh được giữa hành vi phạm tội và hậu quả xảy ra có mối
quan hệ nhân quả với nhau, hậu quả đó là do hành vi phạm tội của họ gây ra. Trong
trường hợp cấu thành tội phạm vật chất, giữa hành vi phạm tội hủy hoại rừng và hậu
quả có mối quan hệ nội tại, tất yếu với nhau. Trong đó, hành vi phạm tội hủy hoại
rừng được thực hiện trước khi hậu quả nghiêm trọng về mặt thời gian và hậu quả
nghiêm trọng trong tội hủy hoại rừng là sự hiện thực hóa khả năng thực tế làm phát
sinh hậu quả của hành vi phạm tội hủy hoại rừng51.
 Chủ thể của tội hủy hoại rừng

Dựa vào khoản 3 Điều 8, Điều 12 BLHS, có thể thấy chủ thể của tội hủy hoại
rừng quy định tại Điều 189 BLHS là bất kỳ người nào có năng lực TNHS. Trong
đó, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ chịu TNHS đối với hành vi phạm tội tại
khoản 2 và khoản 3 Điều 189 BLHS; người 16 tuổi trở lên chịu TNHS đối với mọi
hành vi được quy định tại Điều 189 BLHS.
Trong tội hủy hoại rừng, nhân thân của người phạm tội có ý nghĩa trong việc
định tội. Một trong các trường hợp cấu thành tội này địi hỏi người phạm tội phải có
dấu hiệu phản ánh đặc điểm xấu về nhân thân: "đã bị XPHC".
 Mặt chủ quan của tội hủy hoại rừng
Trong tội hủy hoại rừng, lỗi của người phạm tội này là lỗi cố ý. Bởi lẽ, người
phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu
quả, mong muốn hậu quả xảy ra hoặc tuy khơng mong muốn nhưng vẫn có ý thức
để mặc cho hậu quả xảy ra.
Về dấu hiệu động cơ phạm tội, mục đích phạm tội khơng phải là dấu hiệu bắt
buộc của tội hủy hoại rừng.
1.1.2.2. Các dấu hiệu định khung hình phạt
Đối với tội hủy hoại rừng được quy định tại Điều 189 BLHS, bên cạnh khung
hình phạt cơ bản được quy định tại khoản 1 thì cịn có hai khung hình phạt tăng
nặng được ghi nhận tại khoản 2 và khoản 3 Điều 189 BLHS. Để làm rõ dấu hiệu
định khung hình phạt, điều cần thiết đó là phải làm sáng tỏ các tình tiết định khung.

51

Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, (2012), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần chung,
NXB Hồng Đức, Hội Luật gia Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 114.


×