Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

MỘT số KHÓ KHĂN của GIÁO VIÊN TRUNG học cơ sở TRONG VIỆC ỨNG DỤNG GIÁO TRÌNH dạy học TIẾNG ANH mới của bộ GIÁO dục và đào tạo VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.82 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
KHOA SƯ PHẠM TIẾNG ANH

TẠ THỊ LAN ANH

Chuyên ngành: Sư phạm tiếng Anh

MỘT SỐ KHÓ KHĂN CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ
TRONG VIỆC ỨNG DỤNG GIÁO TRÌNH DẠY HỌC TIẾNG ANH MỚI
CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆT NAM

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CUỐI KHỐ HỌC
BỘ MƠN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
GV: TẠ NHẬT ÁNH

Hà Nội, 2019
0


LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của chúng tơi.
Các kết quả nghiên cứu cũng như cơ sở lí luận đều do nhóm tự tìm hiểu, tổng hợp và
phân tích một cách trực quan và trung thực.
Sinh viên
Tạ Thị Lan Anh

1



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3. Ý nghĩa đề tài
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu
5.1. Phương pháp nghiên cứu
5.2. Phương pháp chọn mẫu
6. Giả thuyết khoa học
7. Cấu trúc của nghiên cứu
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Giáo viên Trung học Cơ sở
1.2. Giáo trình dạy và học
CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cỡ mẫu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.3. Phương pháp phân tích số liệu
2.4
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KẾT LUẬN
3.1. Kết quả nghiên cứu
3.2. Kết luận
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

2


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
“ Đề phá huỷ bất kỳ quốc gia nào không phải sử dụng đến bom nguyên tử hoặc tên lửa
tầm xa. Chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và cho phép gian nận trong các kì thi của
sinh viên.Bệnh nhân chết dưới tay của các bác sĩ của nền giáo dục đấy. Các toà nhà
sụp đổ dưới bàn tay của các kỹ sư của nền giáo dục đấy. Tiền bị mất trong tay của các
nhà kinh tế và kế toán của nền giáo dục đấy. Công lý bị mất trong tay các thẩm phán
của nền giáo dục đấy. Sự sụp đổ của giáo dục là sự sụp đổ của một quốc gia,” (Nelson
Mandela). Giáo dục luôn luôn là quốc sách hàng đầu của mọi lĩnh vực, là tiên phong
dẫn đầu vì vậy phát triển giáo dục là phát triển đất nước. Theo chủ tịch quốc hội – bà
Nguyễn Thị Kim Ngân Đại phát biểu tại hội đồng lần thứ 140 Liên minh Nghị viện
thế giới (IPU-140) “ Trong bối cảnh thế giới ngày nay, giáo dục góp phần thúc đẩy đối
thoại, nâng cao hiểu biết lẫn nhau, chống chủ nghĩa bài ngoại, ngăn ngừa chủ nghĩa
cực đoan - mầm mống của tư tưởng bạo lực. Giáo dục cần phải toàn diện trên mọi lĩnh
vực và có tính bao trùm, hướng tới mọi đối tượng, mọi thành phần trong xã hội, đặc
biệt chú trọng bảo đảm các ngun tắc cơng bằng và bình đẳng.”
Trước xu thế hội nhập, nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở
các cấp học và trình độ đào tạo, là nội dung quan trọng trong định hướng năm học
2018-2019. Tuy nhiên, thống kê của Bộ GD&ĐT hồi tháng một chỉ ra rằng cả nước
vẫn thiếu 5.616 giáo viên tiếng Anh. Cùng với đó, chất lượng giáo viên ngoại ngữ
chưa cao khi 33% cấp THCS và 26% cấp THPT đạt chuẩn. Thiếu giáo viên ngoại ngữ,
đi kèm trình độ giáo viên chưa đảm bảo, dẫn đến hiệu quả đào tạo môn học này chưa
cao. Kết quả thi THPT vừa qua cho thấy tiếng Anh là mơn thi có điểm trung bình 3,91,
thấp thứ hai sau mơn Lịch sử, với gần 80% thí sinh đạt điểm dưới trung bình.
Như vậy, chúng tơi nhận thấy rằng giáo dục là tiên phong về chất lượng trong mọi lĩnh
vực vì nó là tiền đề để góp phần thúc đẩy các lĩnh vực khác. Việt Nam là một trong các
nước chủ đề giáo dục đang vô cùng được chú ý do sự thay đổi về giáo trình dạy học
ngơn ngữ Anh đối với các trường Trung học Cơ sở. Việc thay đổi này góp phần giúp
3



cho học sinh có cơ hội được thực hành tiếng nhiều hơn so với cách học truyền thống
trước đây. Tuy nhiên, đây vừa là cơ hội, vừa là khó khăn thách thức khơng những cho
người học mà cịn giáo viên. Vì vậy, chúng tơi quyết định chọn đề tài trên nhằm tìm
hiểu về những khó khăn giáo viên Trung học Cơ sở đang đối mặt và từ đó, đưa ra một
số các nguyên nhân và giải pháp cho những thách thức này.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu là trả lời cho câu hỏi được đặt ra trong đề tài: Một số khó
khăn của giáo viên Trung học Cơ sở trong việc ứng dụng giáo trình dạy học tiếng Anh
mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.
Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn của giáo viên trong việc dạy và học theo giáo
trình dạy học ngoại ngữ mới.
Và một số hướng giải quyết góp phần giúp cho giáo viên có phương pháp giảng dạy
phù hợp hơn với việc thay đổi giáo trình.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý thuyết đã có để xây dựng và hệ thống hóa cơ sở lí luận về tính cấp
thiết cần thay đổi cải thiện chất lượng dạy học thông qua giáo trình dạy học tiếng Anh
đổi mới.
Làm rõ thực trạng thơng qua bảng câu hỏi khảo sát: Những khó khăn đối với giáo viên
khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đổi mới giáo trình dạy học tiếng Anh tại trường Trung
học Cơ sở.
3. Ý nghĩa đề tài
Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, giao thoa giữa các nền văn hoá-kinh tế như hiện nay,
các ngơn ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng là cầu nối giúp cho các nước có thể
hợp tác, giao lưu và đồng thời cũng là cơ hội để các bạn học sinh, sinh viên trải
nghiệm và trao đổi mở rộng kiến thức kĩ năng, mang nền văn hoá đặc sắc của dân tộc
giới thiệu với bạn bè năm châu.
4



Vì vậy, chúng tơi thấy vấn đề chất lượng dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh
trong thời kỳ đổi mới đang vô cùng cấp thiết. Trong đề án nghiên cứu này, chúng tôi đi
sâu vào nghiên cứu những khó khăn của giáo viên Trung học Cơ sở khi áp dụng giáo
trình dạy học tiếng Anh mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là một số khó khăn của những khó khăn của giáo viên Trung
học Cơ sở khi áp dụng giáo trình dạy học tiếng Anh mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Việt Nam. Giáo viên gặp những khó khăn gì? Nếu có, những lí do dẫn đến kết quả
này? Giải pháp nhằm cải thiện chất lượng dạy? Nghiên cứu sẽ tìm hiểu và làm rõ
những vấn đề nêu trên.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung vào khách thể là giáo viên giảng dạy tiếng Anh tại các trường
Trung học Cơ sở chuẩn trên địa bàn Hà Nội.
Trên địa bàn Hà Nội, phụ huynh có rất nhiều lựa chọn trường Trung học Cơ sở cho
các em học sinh ví dụ: Trung học Cơ sở chuẩn, Trung học Cơ sở chuyên và Trung học
Cơ sở quốc tế. Vì tuỳ thuộc vào khả năng học và chương trình giảng dạy ở các loại
trường khác nhau nên việc ứng dụng giáo trình dạy học mới dược thể hiện rõ nhất ở
các trường Trung học Cơ sở chuẩn. Do vậy, chúng tôi tập trung vào nghiên cứu các
giáo viên giảng dạy tiếng Anh tại các trường Trung học Cơ sở chuẩn trên địa bản Hà
Nội.
Phạm vi nghiên cứu về không gian là các trường Trung học Cơ sở chuẩn. Phạm vi
nghiên cứu về thời gian là 04 tháng, nghiên cứu được thực hiện từ 01/12/2019 đến
01/4/2020.
5. Phương pháp nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu và giả thuyết khoa học
5.1. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
5



- Phương pháp phân tích - phân loại dữ liệu
- Phương pháp thu thập dữ liệu thông qua khảo sát
- Phương pháp suy luận
5.2. Phương pháp chọn mẫu:
-

Số lượng các trường Trung học Cơ sở trên địa bàn Hà Nội là 52 trường Trung

học Cơ sở chuẩn (trên 60 trường Trung học Cơ sở chuẩn). Để kết quả nghiên cứu đạt
được độ đại diện cao nhất, quyết định phân phối bảng câu hỏi khảo sát trên số lượng
52 trường dựa trên cơng thức sau:
n=

N /[1+ N (e)^2]

(Cochran, 1977)

Trong đó N là số lượng tổng thể (60), e là sai số tiêu chuẩn (+- 5%)
-

Trong số 52 trường Trung học Cơ sở chuẩn trên, 13 trường đạt chuẩn Quốc gia

cấp độ 01 và 39 trường không đạt chuẩn do số lượng tổng thể của trường đạt chuẩn
chênh lệch so với số lượng trường không đạt chuẩn là 03 lần. Các trường được lựa
chọn để làm khảo sát một cách hoàn toàn ngẫu nhiên.
6. Giả thuyết khoa học
Thông qua nghiên cứu của chúng tơi, giáo viên có thể nhận ra được những khó khăn
tồn tại trong q trình dạy học tiếng Anh theo giáo trình dạy học tiếng Anh mới tại
các trường Trung học Cơ sở: (a) Giáo viên quen với cách dạy cũ và khơng đáp ứng
phổ cập được chương trình mới, (b) Chương trình dạy mới trong khi thang đánh giá

theo truyền thông là thách thức vô cùng lớn với giáo viên, (c) Các chương trình
training, tập huấn cho giáo viên chưa thực sự hiệu quả đối với giáo viên, giáo viên
không thể áp dụng được vào bài giảng thực tế trên lớp.
Nguyên nhân dẫn đến khó khăn của giáo viên Trung học Cơ sở khi áp dụng theo giáo
trình dạy học tiếng Anh mới.
Các giải pháp dự kiến đề ra nhằm cải thiện chất lượng dạy học tiếng Anh theo chương
trình mới.
7. Cấu trúc của nghiên cứu
Nghiên cứu này sẽ bao gồm:
Phần mở đầu
6


Chương 1. Lý luận chung về một số khó khăn trong việc áp dụng phương thức dạy
học phân hóa vào bài giảng ngoại ngữ của giảng viên đại học.
Chương 2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu về khó khăn của giáo viên Trung học
Cơ sở trong việc ứng dụng giáo trình dạy học tiếng Anh mới
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và kết luận về khó khăn của giáo viên Trung học Cơ
sở trong việc ứng dụng giáo trình dạy học tiếng Anh mới
Kết luận, kiến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục

7


CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỘT SỐ KHÓ KHĂN CỦA GIÁO VIÊN
TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG VIỆC ỨNG DỤNG GIÁO TRÌNH DẠY HỌC
TIẾNG ANH MỚI CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆT NAM
1.1. Giáo viên

1.1.1. Khái niệm giáo viên
Giáo viên là người giảng dạy, giáo dục cho học viên, lên kế hoạch, tiến hành các tiết
dạy học, thực hành và phát triển các khóa học nằm trong chương trình giảng dạy của
nhà trường đồng thời cũng là người kiểm tra, ra đề, chấm điểm thi cho học sinh để
đánh giá chất lượng từng học trò. Giáo viên nam thường được gọi là thầy giáo còn giáo
viên nữ thường được gọi là cơ giáo.(Wikipedia)
Bên cạnh đó, theo Teach, Make different; giáo viên theo học sinh qua từng giai đoạn
phát triển quan trọng. Vào sáu đến tám giờ một ngày, năm ngày một tuần, với tư cách
là một giáo viên đã sẵn sàng để trở thành một trong những người có ảnh hưởng nhất
trong cuộc sống học sinh. Sau khi cha mẹ của họ, trẻ em đầu tiên sẽ học hỏi từ giáo
viên tiểu học của chúng. Sau đó, một giáo viên trung học sẽ hướng dẫn học sinh vượt
qua một bước chuyển quan trọng khác: tuổi thiếu niên. Khi trẻ em trở thành thanh
niên, học suốt cấp hai và vào cấp ba, giáo viên sẽ trả lời câu hỏi của chúng, lắng nghe
vấn đề của chúng và dạy chúng về giai đoạn mới này của cuộc đời chúng. Giáo viên
không chỉ xem học sinh của mình phát triển mà bạn cịn giúp chúng phát triển.
1.2. Giáo trình dạy học tiếng Anh mới
Trong chương trình giáo dục phổ thơng mới, Tiếng Anh là môn Ngoại ngữ 1,bắt đầu
học từ lớp 1 đến 12 , xác định năng lực giao tiếp là mục tiêu của quá trình dạy học.
Là một trong những môn học công cụ ở trường phổ thông, môn Tiếng Anh khơng chỉ
giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh mà cịn góp
phần hình thành và phát triển các năng lực chung; để sống và làm việc hiệu quả hơn;
để học tập tốt các môn học khác cũng như để học suốt đời.
Môn Tiếng Anh cung cấp cho học sinh một công cụ giao tiếp quốc tế quan trọng, giúp
các em trao đổi thông tin, tri thức khoa học và kỹ thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền văn
hố, qua đó góp phần tạo dựng sự hiểu biết giữa các dân tộc, hình thành ý thức cơng
dân tồn cầu, góp phần vào việc phát triển phẩm chất và năng lực cá nhân.
8


Nội dung cốt lõi của môn học giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp

thơng qua rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và các kiến thức ngôn ngữ (ngữ
âm, từ vựng, ngữ pháp). Các kỹ năng giao tiếp và kiến thức ngôn ngữ được xây dựng
trên cơ sở các đơn vị năng lực giao tiếp cụ thể, trong các chủ đề và chủ điểm phù hợp
với học sinh phổ thông nhằm giúp các em khi kết thúc cấp tiểu học đạt được năng lực
giao tiếp Bậc 1, khi kết thúc bậc THCS đạt được Bậc 2 và khi kết thúc cấp THPT đạt
Bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Năng lực giao tiếp là mục tiêu của quá trình dạy học
Chương trình nhấn mạnh một số quan điểm sau: Xây dựng dựa trên nền tảng lý luận và
thực tiễn, cập nhật thành tựu của khoa học hiện đại; năng lực giao tiếp là mục tiêu của
quá trình dạy học; kiến thức ngôn ngữ là phương tiện để hình thành và phát triển các
kỹ năng giao tiếp thơng qua nghe, nói, đọc, viết; xây dựng theo hướng mở; không quy
định chi tiết về nội dung dạy học mà chỉ qui định những yêu cầu cần đạt về năng lực
giao tiếp nghe, nói, đọc và viết cho mỗi lớp và gợi ý một số chủ đề, chủ điểm chính
gắn với chuẩn đầu ra từng cấp học; đảm bảo lấy hoạt động học của học sinh làm trung
tâm trong quá trình dạy học; đảm bảo tính liên thơng và tiếp nối của việc dạy học
Tiếng Anh giữa các cấp; đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo và tính mở nhằm đáp ứng
nhu cầu và phù hợp với điều kiện dạy học tiếng Anh đa dạng ở các địa phương.
Chương trình giúp học sinh có một cơng cụ giao tiếp mới, hình thành và phát triển cho
học sinh năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh thơng qua các hình thức nghe, nói, đọc,
viết. Kết thúc chương trình giáo dục phổ thơng, học sinh có khả năng giao tiếp đạt
trình độ Bậc 3 của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam tạo nền tảng
có thể sử dụng tiếng Anh trong học tập, hình thành thói quen học tâ ̣p śt đời để trở
thành những cơng dân tồn cầu trong thời kỳ hội nhập.
Giúp học sinh hiểu biết khái quát về một số nước nói tiếng Anh (Thanh Hùng, 2018)
[6]
1.3. Nhiệm vụ của giáo viên đối với giáo trình dạy học tiếng Anh mới
Giáo viên cần tạo cơ hội tối đa để học sinh sử dụng tiếng Anh
Đường hướng chủ đạo trong chương trình mơn Tiếng Anh là đường hướng giao tiếp.
Nhấn mạnh vào việc hình thành và phát triển năng lực giao tiếp của học sinh. Các
phương pháp giao tiếp có những điểm tương đồng với đường hướng lấy người học làm

9


trung tâm trong giáo dục học. Đường hướng chủ đạo này quy định các hoạt động dạy
của giáo viên và hoạt động học của học sinh.
Giáo viên cần hiểu rõ đặc điểm tâm - sinh lý của học sinh ở các cấp học khác nhau, coi
học sinh là những chủ thể tích cực tham gia vào q trình học tập. Giáo viên tạo cơ hội
cho học sinh sử dụng ngôn ngữ trong các ngữ cảnh, tình huống có nghĩa, sát với cuộc
sống hằng ngày, dành thời gian cho học sinh tham gia vào các hoạt động giao tiếp
thông qua nghe, nói, đọc và viết. Giáo viên sử dụng tiếng Anh  trong quá trình dạy học
trên lớp và tạo cơ hội tối đa để học sinh sử dụng tiếng Anh trong và ngoài lớp học.
Giáo viên sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh
và điều kiện học tập ở địa phương, sử dụng hiệu quả các đồ dùng, thiết bị dạy học hiện
đại trong quá trình dạy học, hướng dẫn học sinh sử dụng đồng bộ các tài liệu và
phương tiện học tập như sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, học liệu điện tử, thiết bị
nghe nhìn, cơng nghệ thơng tin và truyền thông... để nâng cao hiệu quả dạy học.
Việc đánh giá hoạt động học của học sinh phải bám sát mục tiêu và nội dung dạy học
của chương trình, dựa trên yêu cầu cần đạt đối với các kỹ năng giao tiếp ở từng cấp
lớp. Nội dung và hình thức kiểm tra đánh giá cần bám sát mục tiêu dạy học, có tính
đến những thay đổi trong mục tiêu từng cấp, như cấp tiểu học ưu tiên vào nghe và nói,
cấp THCS nhấn mạnh đến phối hợp giữa các kỹ năng và cấp THPT chú trọng đến cân
bằng giữa bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
Hoạt động kiểm tra đánh giá cần được thực hiện theo hai hình thức: đánh giá thường
xuyên và đánh giá định kỳ. Đánh giá thường xuyên được thực hiện liên tục thông qua
các hoạt động dạy học trên lớp. Trong quá trình dạy học, cần chú ý ưu tiên đánh giá
thường xuyên nhằm giúp học sinh và giáo viên theo dõi tiến độ thực hiện những mục
tiêu đã đề ra. .(Thanh Hùng, 2018) [6]
1.4. Một số khó khăn của giáo viên Trung học Cơ sở trong việc ứng dụng giáo
trình dạy học tiếng Anh mới
Khía cạnh tài chính trong giáo dục, Tơi hồn tồn ủng hộ quan điểm “có tiền mới giải

quyết được những vấn nạn cơ bản trong giáo dục”, nhưng không phải chỉ có tiền là đủ.
Những khía cạnh cốt lõi của giáo dục, mà khơng phải chỉ có tài chính (tiền) quyết
định, ví dụ như chất lượng giáo viên, chất lượng giáo dục, mơi trường học tập, tinh
thần khuyến khích học tập và phát triển tự học của xã hội và cộng đồng, bởi chúng ta
10


đã có nhiều ví dụ về những quốc gia tiêu rất nhiều tiền cho giáo dục, nhưng đa phần là
vì mục đích “trình diễn chính trị” [4][11] hơn là giá trị giáo dục cho con người tiến bộ
thực sự.  Lý giải cho việc tiền và khơng tiền có hiệu ứng như thế nào trong một
chương trình tài trợ giáo dục mới  - VNEN điển hình gần đây của Việt Nam, tơi muốn
lấy 1 ví dụ để minh chứng cho lý do thất bại của thí điểm hay cải cách giáo dục.
Nếu chúng ta gọi “thất bại là mẹ thành cơng”, thì Việt Nam liên tục thành công trong
cải cách giáo dục hơn 30 năm qua, tốn hàng chục nghìn tỷ ngân sách nhà nước và vốn
vay ODA; cịn hệ lụy thì đơn giản thôi: năng lực lao động của Việt Nam, dù đang được
quảng bá “sắp thành hổ châu Á”, đứng gần cuối cùng của châu Á.
Một thí điểm giáo dục, nhưng lại thành một cải cách rộng khắp, thay đổi toàn bộ sách
giáo khoa (dù được “mông má” lại từ chương trình và sách giáo khoa năm 2000) với
giá bán đắt hơn sách giáo khoa thông thường khoảng 400% [13][8], giáo viên được
hướng dẫn dạy mà khi thất bại, người ta đổ cho “giáo viên không biết dạy cái hay, cái
chủ động của một giáo dục tiên tiến”
Tiểu kết
Từ những nghiên cứu trên, chúng tôi rút ra khoảng trống nghiên cứu: (a) những
nguyên nhân khó khăn của giáo viên Trung học Cơ sở trong việc ứng dụng giáo trình
dạy học tiếng Anh mới không chỉ xuất phát từ bản thân nhà giáo mà cịn liên quan
giáo trình, thang điểm và rất nhiều các yếu tố bên ngoài khác. Giáo viên gặp rất nhiều
khó khăn trong khi vừa cần phải thay đổi để phù hợp hơn với giáo trình vừa phải giữ
cho học sinh của mình thành tích như nhà trường, phụ huynh kì vọng. (b) Bên cạnh
đó, giáo trình thay đổi ban đầu chỉ là thí điểm nhưng sau đó là áp dụng trên toàn hệ
thống cho thấy một sự sai xót vơ cùng nghiêm trọng trong giáo dục vì chưa có kết quả

chứng minh rõ ràng đã áp dụng tồn bộ dẫn đến nếu lỗi thì lỗi tồn bộ.
CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ MỘT SỐ
KHÓ KHĂN CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG VIỆC ỨNG
DỤNG GIÁO TRÌNH DẠY HỌC TIẾNG ANH MỚI CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO VIỆT NAM
2.1. Cỡ mẫu
11


Như đã đề cập trong phần mở đầu, lí do chúng tôi quyết định chỉ tập trung vào sinh
viên năm thứ nhất và năm thứ hai của khoa Sư phạm Anh là vì trong chương trình học
của khoa Sư phạm Anh, các sinh viên học ngôn ngữ Anh chủ yếu vào hai năm đầu
tiên. Sang đến năm thứ ba và năm thứ tư, các sinh viên tập trung vào trau dồi kĩ năng
chuyên môn (bao gồm các kĩ năng cơ bản của giáo viên như kĩ năng giảng dạy, kĩ năng
quản lí lớp,…)
Số lượng trường Trung học Cơ sở chuẩn chúng tôi khảo sát là 52, chiếm gần 87% số
lượng trường Trung học Cơ sở chuẩn trên địa bàn Hà Nội. Trong đó, 13 trường đạt
chuẩn Quốc gia cấp độ 01 và 39 trường không đạt chuẩn, để giữ được tỉ lệ 1:3 của số
lượng trường học trên thực tế.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp này được sử dụng đầu tiên khi chúng tôi bắt đầu tiếp cận đề tài nghiên
cứu. Mục đích của phương pháp này là để thu thập các thơng tin liên quan đến cơ sở lí
luận của đề tài, kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài đã được cơng bố, chủ trương
chính sách liên quan đến đề tài và các số liệu thống kê. Sau khi thu thập thông tin,
chúng tôi tiến hành phân tích và trích xuất các nội dung liên quan có thể đưa vào phần
cơ sở lí luận của nghiên cứu này.
2.2.2. Phương pháp phân tích - phân loại dữ liệu
Phân tích các dữ liệu đã có thu thập được và phân loại nội dung theo từng nhóm để dễ
dàng theo dõi và sử dụng các tài liệu đã có được thơng qua q trình nghiên cứu dữ
liệu từ nhiều nguồn khác nhau.

2.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu thông qua khảo sát
- Khảo sát bằng phỏng vấn:
Dựa trên tình hình hiện trạng và những khó khăn đã dự kiến nghiên cứu ở phần trên,
chúng tôi đưa ra bảng hỏi để giáo viên dựa trên các thang đo liên quan đến các dấu
hiệu cho thấy được hiệu quả dạy học và biểu hiện của nguyên nhân dẫn đến kết quả
này.
- Khảo sát bằng bảng hỏi: Từ khảo sát bằng bảng phỏng vấn, chúng tôi rút ra được
các dấu hiệu và nguyên nhân dẫn đến những khó khăn của giáo viên từ đó thành lập
12


bảng hỏi nêu ra các vấn đề mà giáo viên gặp phải và những cách giải quyết mà họ có
thể đưa ra nhưng chưa được thực hiện
2.2.4. Phương pháp suy luận
Dựa trên kết quả phân tích dữ liệu kèm theo cơ sở lý thuyết sẵn có, chúng tơi tổng hợp
và đưa ra các suy luận, giải thích cho kết quả khảo sát mà chúng tôi đạt được.
2.2.5. Phương pháp phân tích số liệu
Sau khi các dữ liệu đã được mã hóa, đưa vào phần mềm SPSS và cho ra kết quả,
chúng tôi sẽ dựa vào kết quả khảo sát cùng cơ sở lí thuyết của các nghiên cứu đi trước
để phân tích khó khăn của giáo viên Trung học Cơ sở trong việc ứng dụng giáo trình
dạy học tiếng Anh mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, những nguyên nhân
và dự kiến phương pháp giải quyết cho các hệ quả này.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KẾT LUẬN VỀ MỘT SỐ KHÓ
KHĂN CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG VIỆC ỨNG DỤNG
GIÁO TRÌNH DẠY HỌC TIẾNG ANH MỚI CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO VIỆT NAM
Chúng tôi dự kiến rằng nghiên cứu sẽ đạt được các kết quả sau:
3.1. Khái quát một số khó khăn của giáo viên Trung học Cơ sở trong việc ứng
dụng giáo trình dạy học tiếng Anh mới
3.2. Nguyên nhân dẫn đến một số khó khăn của giáo viên Trung học Cơ sở trong

việc ứng dụng giáo trình dạy học tiếng Anh mới
3.3. Các giải pháp đề xuất đến từ khách thể nghiên cứu (nếu có)
3.4. Giải pháp đến từ nhóm nghiên cứu

13


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu Tiếng Việt
1. Hội nhập quốc tế dễ dàng hơn với giáo dục song ngữ 29/10/2019
/>2. Dạy học tiếng Anh - kinh nghiệm từ những người trong cuộc 13/1/2017
bởi Minh Phong
/>3. Những thách thức của ngành giáo dục trong năm học mới 04/09/2018 bởi Hà
Phương
/>4. Việt Nam coi giáo dục là quốc sách hàng đầu 08-04-2019 bởi Lục San
/>5. Giáo viên
/>6.
/>7. Chương trình môn Tiếng Anh mới tập trung năng lực giao tiếp của học sinh
19/01/2018 bởi Thanh Hùng
/>8. [13]//vietnamnet.vn/vn/giao-duc/goc-phu-huynh/tai-sao-sach-hoc-theo-mo-hinhvnen-cao-hon-sgk-thong-thuong-479818.html; //tuoitre.vn/thi-truong-sach-giao-khoasap-toi-gia-sach-la-yeu-to-canh-tranh-20180929101134168.htm;
//giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/nha-giao-pham-toan-toi-thay-bong-dang-cua-chuong14


trinh-2000-dang-hien-hien-post177083.gd; //giaoduc.net.vn/GDVN/VNEN-va-bieuhien-tham-nhung-chinh-sach-giao-duc-post180070.gd
II. Tài liệu tiếng nước ngoài
9. Teacher
/>10. Teachers Are Role Models
/>11.[4] The school We deserve, Reflections on Educational Crises of Our Time, D.
Ravitch; //nces.ed.gov/programs/coe/indicator_cmd.asp


15



×