TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ
TIỂU LUẬN MƠN HỌC
PHÂN TÍCH HỆ THỐNG MƠI TRƯỜNG
TÊN TIỂU LUẬN:
ÁP DỤNG 5W-1H CHO SỰ CỐ NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN
FUKUSHIMA NĂM 2011 TẠI NHẬT BẢN
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Nguyễn Thị Xuân Hạnh
SINH VIÊN THỰC HIỆN
Họ và tên: Nguyễn Trần Thiên
MSSV: 1828501010141 Lớp: D18QM02
Họ và tên: Nguyễn Thị Trang
MSSV: 1828501010009 Lớp: D18QM01
Họ và tên: Trịnh Thị Diễm Quỳnh MSSV: 1828501010007 Lớp: D18QM01
Bình Dương, ngày 04 tháng 11 năm 2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ
TIỂU LUẬN MƠN HỌC
PHÂN TÍCH HỆ THỐNG MƠI TRƯỜNG
TÊN TIỂU LUẬN:
ÁP DỤNG 5W-1H CHO SỰ CỐ NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN
FUKUSHIMA NĂM 2011 TẠI NHẬT BẢN
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Nguyễn Thị Xuân Hạnh
SINH VIÊN THỰC HIỆN
Họ và tên: Nguyễn Trần Thiên
MSSV: 1828501010141 Lớp: D18QM02
Họ và tên: Nguyễn Thị Trang
MSSV: 1828501010009 Lớp: D18QM01
Họ và tên: Trịnh Thị Diễm Quỳnh MSSV: 1828501010007 Lớp: D18QM01
Bình Dương, ngày 04 tháng 11 năm 2020
2
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN...................................................................1
1.1 Khái niệm........................................................................................1
1.2 Nguồn gốc........................................................................................2
CHƯƠNG II: ÁP DỤNG 5W-1H CHO SỰ CỐ NHÀ MÁY ĐIỆN
HẠT NHÂN FUKUSHIMA NĂM 2011 TẠI NHẬT BẢN.................4
2.1 Nội dung WHAT............................................................................4
2.2 Nội dung WHERE..........................................................................6
2.3 Nội dung WHEN............................................................................6
2.4 Nội dung WHY...............................................................................7
2.5 Nội dung WHO...............................................................................8
2.6 Nội dung HOW.................................................................................9
2.7 Sơ đồ tư duy..................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................15
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1 Khái niệm
Mơ hình 5W-1H là từ viết tắt của các từ: What – Where – When – Why –
Who và How.
5W-1H là một mơ hình quan trọng giúp bạn hiểu rõ hơn về hành vi mua hàng
của khách hàng, từ cơ sở đó bạn có thể chủ động kết hợp tinh tế mơ hình này cùng
các từ khóa dài để xây dựng bài viết đánh trúng tâm lý của người mua, và kích
thích khách hàng đưa ra hành động mua hàng nhanh chóng hơn.
Nội dung What?
Đó là gì?
Vấn đề được đề cập đến là gì?
Bài học này giới thiệu về vấn đề gì?
Vấn đề gồm những nội dung gì?
Nội dung Where?
Vấn đề chúng ta nói nằm ở lĩnh vực nào?
Sự việc nó xảy ra ở đâu?
Vấn đề này dẫn từ báo, tạp chí nào?
Chúng ta thực hiện cơng việc đó ở đâu?
Phạm vi ảnh hưởng của vấn đề đó?
Nội dung When?
Khi nào chúng ta thực hiện việc đó?
Chúng ta thực hiện việc đó trong vịng bao lâu?
Sự việc đó xảy ra khi nào?...
1
Khi nào tiến hành khắc phục?
Khắc phục trong bao lâu?
Nội dung Why?
Tại sao chúng ta phải nghiên cứu vấn đề này?
Tại sao người nghe cần phải nghe về vấn đề này?
Tại sao chúng ta phải thực hiện việc này?
Tại sao phải yêu cầu như thế này mà không phải là thế kia?
Tại sao phải thực hiện trực tiếp mà không thực hiện công việc online?..
Nội dung Who?
Ai là người thực hiện việc này?
Để giải quyết vấn đề này chúng ta phải gặp ai?
Để được tư vấn, hỗ trợ pháp lý thì chúng ta phải gọi ai?
Ai là người có thẩm quyền giải quyết vấn đề này?
Ai là người được miễn trừ trách nhiệm?...
Nội dung How?
Chúng ta phải thực hiện cơng việc đó như thế nào?
Khi thực hiện cơng việc đó cần làm bao nhiêu bước?
Để thực hiện việc đó chúng ta tốn phí bao nhiêu?...
Đến bây giờ vấn đề đó như thế nào?
Có ảnh hưởng như thế nào?
1.2 Nguồn gốc
Khái niệm 5W1H được cho là có nguồn gốc từ bài thơ “The Elephant's Child”
của Rudyard Kipling. Bài thơ này như sau:
2
I have six honest serving-men
They taught me all I knew
Their names are What and Where and When
And How and Why and Who.
Tạm dịch: Tơi có 6 người đầy tớ trung thực
Họ đã dạy cho tôi biết mọi thứ
Tên của họ là What và Where và When
Và How và Why và Who.
Như vậy, bài học thuở nhỏ từ bố tôi, cho tới khi tôi làm công việc quản trị dự
án. Nguyên tắc tư duy 5W-1H luôn luôn đúng cho hầu hết các ltrường hợp, nó giúp
ta tạo ra những cách thức và sản phẩm giá trị hơn, giúp sản phẩm và bộ máy được
tinh chỉnh một cách hiệu quả và mang lại những thứ thực sự hữu dụng.
3
CHƯƠNG II: ÁP DỤNG 5W-1H CHO SỰ CỐ NHÀ MÁY ĐIỆN
HẠT NHÂN FUKUSHIMA NĂM 2011 TẠI NHẬT BẢN.
Năng lượng hạt nhân là một loại công nghệ hạt nhân được thiết kế để
tách năng lượng hữu ích từ hạt nhân ngun tử thơng qua các lị phản ứng hạt
nhân có kiểm soát. Phương pháp duy nhất được sử dụng hiện nay là phân hạch hạt
nhân, mặc dù các phương pháp khác có thể bao gồm tổng hợp hạt nhân và phân rã
phóng xạ. Tất cả các lị phản ứng với nhiều kích thước và mục đích sử dụng khác
nhau đều dùng nước được nung nóng để tạo ra hơi nước và sau đó được chuyển
thành cơ năng để phát điện hoặc tạo lực đẩy. Năm 2007, 14% lượng điện trên thế
giới được sản xuất từ năng lượng hạt nhân. Có hơn 150 tàu chạy bằng năng lượng
hạt nhân và một vài tên lửa đồng vị phóng xạ đã được sản xuất.
Hiện nay năng lượng hạt nhân là một nguồn năng lượng không thể thiếu của
các quốc gia phát triển như Mỹ, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Nhưng đi chung với những lợi ích to lớn mà năng lượng hạt nhân mang lại thì
cũng tìm ẫn những nguy cơ nguy hiểm cho môi trường và con người vô cùng lớn.
Tiêu biểu là các sự cố như Chernobyl 1986 tại liên xô cũ là thảm họa hạt nhân
nghiêm trọng nhất trong lịch sử ngành năng lượng hạt nhân.
Gần đây là sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukusima 2011 tại nhật bản do động
đất và sóng thần gây ra.
2.1 Nội dung WHAT
Sự kiện chính là cháy nổ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima năm 2011.
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I là một nhà máy điện hạt nhân nằm ở thị
trấn Okuma, huyện Futaba, Fukushima, Nhật Bản. Nhà máy có sáu lị phản ứng
nước sơi. Các tổ hợp này cung cấp lượng điện 4,7 GW, là một trong 25 nhà máy
4
điện lớn nhất trên thế giới. Fukushima I là nhà máy hạt nhân được xây dựng và vận
hành đầu tiên của Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO).
Phản ứng hạt nhân là một quá trình vật lý, trong đấy xảy ra tương tác
mạnh của hạt nhân do tương tác với một hạt nhân khác hoặc với một nucleon,
photon.. khi hạt nhân bay vào vùng tương tác của hạt nhân kia với năng lượng đủ
lớn sẽ làm phân bố lại động lượng, moment động lượng, spin, chẵn lẻ... Nếu năng
lượng không đủ lớn sẽ chỉ làm lệch hướng của hai hạt nhân, q trình đó gọi là tán
xạ hạt nhân.
Thành phần cho những quá trình phản ứng hạt nhân được sử dụng là uranium
và đồng các phóng xạ khác.
Hiện tại, các ứng dụng của urani chỉ dựa trên các tính chất hạt nhân của nó.
Urani-235 là đồng vị duy nhất có khả năng phân hạch một cách tự nhiên. Urani
238 có thể phân hạch bằng neutron nhanh, và là vật liệu làm giàu, có nghĩa là nó có
thể được chuyển đổi thành plutoni-239, một sản phẩm có thể phân hạch được
trong lị phản ứng hạt nhân. Đồng vị có thể phân hạch khác là urani-233 có thể
được tạo ra từ thori tự nhiên và cũng là vật liệu quan trọng trong cơng nghệ hạt
nhân. Trong khi urani-238 có khả năng phân hạch tự phát thấp hoặc thậm chí bao
gồm cả sự phân hạch bởi neutron nhanh, thì urani 235 và đồng vị urani-233 có tiết
diện hiệu dụng phân hạch cao hơn nhiều so với các neutron chậm. Khi nồng độ đủ,
các đồng vị này duy trì một chuỗi phản ứng hạt nhân ổn định. Q trình này tạo ra
nhiệt trong các lị phản ứng hạt nhân và tạo ra vật liệu phân hạch dùng làm các vũ
khí hạt nhân. Urani nghèo (U-238) được dùng trong các đầu đạn đâm xuyên và vỏ
xe bọc thép.[6] Trong lĩnh vực dân dụng, urani chủ yếu được dùng làm nhiên liệu
cho các nhà máy điện hạt nhân.
5
2.2 Nội dung WHERE
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I là một nhà máy điện hạt nhân nằm ở thị
trấn Okuma, huyện Futaba, Fukushima, Nhật Bản. Nhà máy điện nguyên tử số 1
Fukushima nằm ven biển thuộc tỉnh Fukushima.
Sau khi sự cố xãy ra chính quyền Fukushima đã cho di tản các khu vực xung
quanh nhà máy số 1 và số 2. Tổng cộng 45.000 người sống trong bán kính 20 km
xung quanh nhà máy số 1 đã được yêu cầu di dời.
Tại nhà máy số 2, chính quyền đã cho di tản dân cư trong khu vực bán kính
3 km và khuyến cáo những người sống trong phạm vi 10 km không nên rời khỏi
nhà. Cả hai nhà máy hạt nhân đều cách thành phố 30 triệu dân Tokyo khoảng
250 km về hướng đông bắc.
Tỉnh Fukushima nằm ở khu vực Tohoku của Nhật Bản. Với diện tích rộng
lớn, trong số các tỉnh thành của Nhật Bản thì Fukushima có diện tích lớn thứ
3.
2.3 Nội dung WHEN
Sự cố nhà máy điện Fukushima I là một loạt các sự kiện tại nhà máy điện hạt
nhân Fukushima I sau trận động đất và sóng thần Sendai 2011. Đến ngày 13 tháng
3 năm 2011, các sự kiện khác đã diễn ra tại nhà máy điện Fukushima II 11,5 km về
phía nam và nhà máy điện hạt nhân Onagawa. Ngày 11 tháng 3 năm 2011, chính
phủ Nhật Bản tun bố một "tình trạng khẩn cấp điện hạt nhân" do mất chất làm
nguội và di tản hàng ngàn người dân sinh sống gần nhà máy Fukushima I. Ngày
tiếp theo, trong khi bằng chứng nóng chảy từng phần của lõi lò phản ứng ở số 1
đang tăng lên, một vụ nổ hyđrơ đã phá hủy tầng trên của tịa nhà chứa lò phản ứng
số 1.
6
Ngày 13 tháng 3 năm 2011, Cơ quan năng lượng hạt nhân Nhật Bản thông báo
xếp hạng sự cố Fukushima mức số 4 (tai nạn với hậu quả địa phương) theo thang
sự cố hạt nhân quốc tế. 170.000-200.000 người đã được di tản sau khi các quan
chức bày tỏ khả năng lõi của lò phản ứng tan chảy và bốc cháy. Điều này có thể
dẫn đến việc một lượng phóng xạ bị giải phóng trong tịa nhà chứa lị phản ứng.
Ngày 14 tháng 3 năm 2011, tòa nhà chứa lò phản ứng số 3 cũng
nổ. Theo Công ty Điện lực Tokyo, 6 người bị thương trong vụ nổ này. Nhưng
khơng có thơng tin lò phản ứng phát nổ.
Ngày 11 tháng 4, Cơ quan năng lượng hạt nhân Nhật Bản nâng mức khủng
hoảng sự cố nhà máy điện Fukushima I lên mức 7, mức cao nhất trong thang sự cố
hạt nhân quốc tế.
Ngày 16 tháng 12 năm 2011, thủ tướng Nhật Bản Noda Yoshihiko tuyên bố
trong cuộc họp báo về quyết định đóng nguội nhà máy điện một cách có kiểm sốt.
2.4 Nội dung WHY
Theo lý do kĩ thuật được đưa ra vào tháng 3 năm 2013 bởi giới chức trách của
TEPCO thông báo rằng sự cố mất điện của nhà máy có thể là do xác của một con
chuột nằm ở bảng điều khiển và gây ra mất nguồn điện, ảnh hưởng đến hệ thống
máy bơm làm mát lò phản ứng.
Theo thiên tai Động đất và sóng thần Tōhoku 2011 là một trận động đất mạnh
9,0 MW ngồi khơi Nhật Bản xảy ra lúc 05:46 UTC (14:46 giờ địa phương) vào
ngày 11 tháng 3 năm 2011. Trận động đất có vị trí chấn tâm nằm cách ngồi khơi
bờ biển phía Đơng bán đảo Oshika, Tōhoku 72 kilơmét (45 dặm) tại độ sâu 32
kilơmét (20 dặm). Cơ quan Khí tượng Nhật Bản ghi nhận cường độ mạnh nhất của
thảm họa ở mức 7 tại miền Bắc tỉnh Miyagi, mức 6 tại các tỉnh khác và mức 5
tại Tōkyō.
7
Trận động đất đã gây ra sóng thần lan dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật
Bản và ít nhất 20 quốc gia, bao gồm cả bờ biển phía Tây của Bắc và Nam
Mỹ. Sóng thần cao đến 38,9 m đã đánh vào Nhật Bản chỉ vài phút sau động đất, tại
một vài nơi sóng thần tiến vào đất liền 10 km (6 mi).
2.5 Nội dung WHO
Ảnh hưởng đến con người, sinh vật xung quanh.
Chính quyền Fukushima đã cho di tản các khu vực xung quanh nhà máy số 1
và số 2. Tổng cộng 45.000 người sống trong bán kính 20 km xung quanh nhà máy
số 1 đã được yêu cầu di dời.
Tại nhà máy số 2, chính quyền đã cho di tản dân cư trong khu vực bán kính
3 km và khuyến cáo những người sống trong phạm vi 10 km không nên rời khỏi
nhà. Cả hai nhà máy hạt nhân đều cách thành phố 30 triệu dân Tokyo khoảng
250 km về hướng đơng bắc. Hiện năm lị phản ứng của các nhà máy ở Fukushima
đang được đặt trong tình trạng khẩn cấp năng lượng hạt nhân quốc gia bởi sự cố hệ
thống làm mát.
Ngày 13 tháng 3 năm 2011, Cơ quan năng lượng hạt nhân Nhật Bản thông báo
xếp hạng sự cố Fukushima mức số 4 (tai nạn với hậu quả địa phương) theo thang
sự cố hạt nhân quốc tế. 170.000-200.000 người đã được di tản sau khi các quan
chức bày tỏ khả năng lõi của lò phản ứng tan chảy và bốc cháy.
Chính phủ và các cơ quan chức năng liên ngành của Nhật Bản
Thủ tướng Naoto Kan cơng bố chính phủ đã huy động Lực lượng Phòng vệ
Nhật Bản đến những vùng chịu thảm họa động đất khác nhau. Ơng u cầu cơng
chúng Nhật Bản bình tĩnh hành động đồng thời theo dõi nhiều thể loại phương tiện
truyền thơng để cập nhật tin tức. Ơng cũng cho biết nhiều nhà máy điện hạt nhân
đã tự ngưng hoạt động để ngăn ngừa thiệt hại và rị rỉ phóng xạ. Thủ tướng Naoto
8
Kan còn thành lập một bộ chỉ huy khẩn cấp đại diện ơng dàn xếp những phản ứng
của chính quyền.
Những khu tạm trú đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước uống, thực
phẩm, chăn màn và tiện nghi tắm rửa, trong khi chính phủ đang cố sắp xếp những
thứ thiếu yếu gửi đến nơi cần thiết sớm nhất có thể, từ những vùng khác nhau của
Nhật Bản và từ nước ngoài. Nhiệt độ giảm do sự hư hỏng đường dây điện và khí
đốt gây ra những vấn đề nan giải hơn tại các nơi tạm trú. Tính đến ngày 17 tháng
3, 336.521 người Nhật đã được di dời khỏi nhà cửa để sang định cư ở những nơi
khác, trong đó bao gồm 2.367 khu tạm trú.
Sự quan tâm của thế giới
Nhật Bản đã nhận được những thông điệp chia buồn và lời yêu cầu được trợ
giúp từ một loạt các nhà lãnh đạo quốc tế. Ngày 19 tháng 3, Bộ Ngoại giao Nhật
Bản cho biết có 128 quốc gia và 33 tổ chức quốc tế đã cung cấp hỗ trợ cho Nhật
Bản Liên minh châu Âu cũng rất sẵn sàng đưa ra trợ giúp; chủ tịch Hội đồng châu
Âu, ơng Herman Van Rompuy đã nói: "Một trận động đất đủ cường độ làm lắc lư
trục Trái Đất, một đợt sóng thần khổng lồ và tình trạng khẩn cấp của những nhà
máy điện hạt nhân.
Hoa Kỳ đã di chuyển một số tàu hải quân đến gần Nhật Bản với mục đích cứu
trợ, kể cả hàng khơng mẫu hạm Ronald Reagan. Đức gửi các chuyên gia cứu hộ
từ Technisches Hilfswerk. Anh cũng gửi 70 nhân viên cứu hộ đến Nhật Bản, kể cả
hai chó cứu hộ, một đội hỗ trợ y tế và 11 tấn dụng cụ cứu hộ. Hàn Quốc cử 5 nhân
viên cứu hộ và 2 chó cứu hộ đến Nhật Bản, và thêm sau đó là 102 nhân viên cứu
hộ.
2.6 Nội dung HOW
Ảnh hướng tới con người
9
Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản đã chính thức xác nhận có 15.893 người
thiệt mạng, 6.152 người bị thương và 2.572 người mất tích tại 18 tỉnh của Nhật
Bản và hơn 125.000 cơng trình nhà ở bị hư hại hoặc phá hủy hồn tồn. Trận động
đất và sóng thần đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng tại quốc gia này, bao gồm
những hư hỏng nặng nề về đường bộ và đường sắt cũng như gây cháy nổ tại nhiều
khu vực, kèm theo một con đập bị vỡ. Khoảng 4,4 triệu hộ gia đình rơi vào tình
trạng mất điện và 1,5 triệu hộ bị mất nước. Nhiều nhà máy phát điện đã ngưng hoạt
động, và ít nhất 3 vụ nổ lị phản ứng do rị rỉ khí hydro đã xảy ra tại nhà chứa các
lò phản ứng khi hệ thống làm mát bị hỏng hồn tồn. Ngày 18 tháng 3, ơng Yukiya
Amano, người đứng đầu Cơ quan Nguyên tử Quốc tế đã cho biết cuộc khủng
hoảng này "cực kì nghiêm trọng". Mọi cư dân trong phạm vi bán kính 20 km
(12 mi) từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima I và 10 km (6 mi) từ nhà máy điện
hạt nhân Fukushima II đã phải sơ tán. Ngồi ra, chính quyền Hoa Kỳ khuyến cáo
cơng dân của họ phải di tản cách các nhà máy điện 80 km (50 mi).
Sự cố gây tác động rất nghiêm trọng về môi trường sống chung của con người
và sinh vật.
Hiện mức phóng xạ tại 3 trong số 6 lị hạt nhân của nhà máy Fukushima
Daiichi vẫn cao quá sức chịu đựng của con người.
Tiêu biểu là tạo ra các bệnh bẩm sinh, di truyền đến thế hệ sau.
Nhiều người phải bắt buộc di chuyển sang nơi khác định cư.
Ảnh hưởng tới kinh tế xã hội
Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan tuyên bố: "Trong vòng 65 năm từ sau Thế
Chiến thứ II, đây là cuộc khủng hoảng khó khăn và gay go nhất mà Nhật Bản phải
đối mặt." Trận động đất đã di chuyển đảo Honshu 2,4 m về phía Đơng và làm lệch
trục Trái Đất khoảng 10 cm. Ước tính thiệt hại lúc đầu tại những nơi bị ảnh hưởng
10
của Nhật Bản vào khoảng từ 14,5 đến 34,6 tỉ USD. Ngày 14 tháng 3, Ngân hàng
Nhật Bản đã rót 15.000 tỉ ¥ (183 tỉ USD) vào hệ thống ngân hàng để giảm thiểu
ảnh hưởng thị trường tài chính. Ngày 21 tháng 3, Ngân hàng Thế giới ước tính
thiệt hại lên vào khoảng 122 đến 235 tỉ USD. Chính phủ Nhật Bản cho biết tổn thất
do động đất và sóng thần tàn phá miền Đơng Bắc có thể lên đến 309 tỉ USD. Đây
là kỉ lục thế giới về thiệt hại do thiên tai gây ra. Hơn 125.000 cơng trình nhà ở bị
hư hại hoặc phá hủy hồn tồn.
Ảnh hưởng tới mơi trường
Làm ô nhiễm phóng xạ đối với môi trường làm mất diện tích sống nhất định
của sinh vật bản địa.
Chất phóng xạ nguy hiểm ngấm sâu vào mơi trường có thể phá huỷ hệ sinh
thái cân bằng bản địa.
Vì nhà máy nằm gần biển nên ảnh hưởng lớn nhất thuộc về mơi trường nước
biển. Chất phóng xạ theo dịng biển có thể làm biến đỗi hoặc phá huỷ hệ sinh thái
biển tại các vị trí dịng hải lưu đi qua.
Một quan chức của TEPCO cho biết trước đây đã phát hiện ra 4 chỗ rò rỉ trên
các bể chứa tạm thời nhưng khơng giống như những lần trước, điểm rị rỉ lần này,
tại chiếc bể chứa cách biển khoảng 503 m (550 yard), vẫn chưa được tìm thấy
chính xác. Nhưng cơng ty này nói rằng cơng nhân đã bơm tồn bộ nước bên trong
khu vực đặt bể chứa đang rò rỉ.
Sự rò rỉ mới nhất này đã dấy lên mối quan tâm mới về tiến triển các vấn đề tại
FDNPS. Mặc dù TEPCO nói (vào thứ Năm - 18/8/2013) rằng các mẫu kiểm tra
nước biển tại mương đào gần bể rò rỉ không cho thấy nồng độ 137Cs tăng lên nhiều.
Tuy nhiên, vẫn cịn khả năng là nước nhiễm xạ cao có thể đã hòa trộn với nước
11
ngầm chảy xun qua vị trí nhà máy rồi thốt ra biển. Một vấn đề các chuyên gia
quốc tế quan tâm nữa là đã khơng có báo cáo về mức độ của 90Sr trong mơi trường
nước bên ngồi Fukushima.
“Khơng có thời gian để lãng phí”, trước sự “leo thang “các vấn đề mà TEPCO
phải đối mặt, chính phủ Nhật Bản đã phải vào cuộc và nắm vai trị trực tiếp hơn.
Chính phủ đã thông báo trong tháng 8/2013: đang cân nhắc một khoản tài chính lên
đến 50 tỉ yên (410 triệu đô la Mỹ) để thiết lập một “bức tường băng” (hóa rắn lớp
đất sâu phía dưới - ND) trong một nỗ lực để ngăn chặn nước ngầm dưới khu vực
nhà máy vươn ra biển. Kỹ thuật này đã được sử dụng từ lâu trong các lĩnh vực khai
mỏ và xây dựng đường ngầm. Cũng theo như đưa tin, kỹ thuật “bức tường băng”
đã được thực hiện tốt trong việc kiềm chế nước phóng xạ thuộc dự án kiểm tra của
chính phủ Mỹ vào đầu thập niên 1990 nhưng chưa bao giờ được sử dụng trên phạm
vi rộng tại một nhà máy ĐHN.
Dự án “bức tường băng” (bao quanh khu vực 4 tịa nhà lị phản ứng) đã được
thơng báo từ tháng 5/2013 và được lên lịch trình hồn tất vào tháng 7/2015. Tổng
thư ký Nội các chính phủ Nhật Bản, ông Yoshihide Suga, đã phát biểu về dự án
này là “khơng có tiền lệ tại bất cứ nơi nào trên thế giới”. Điều này cho thấy Nhật
Bản vẫn còn phải đương đầu với nhiều thách thức lớn để giải quyết hậu sự cố
Fukushima Daiichi.
Khắc phục sự cố
Từ năm 2011 đến năm 2016, nhật bản thực hiện nghiêm ngặt quy trình xử lý
đối với nhà máy điện hật nhân.
Đến đầu năm 2016, ước tính cơng việc này vẫn cịn phải thực hiện trong 30
đến 40 năm nữa. Các tòa nhà chứa 3 lò phản ứng vẫn được chiếu xạ triệt để.
12
Cơng ty Điện lực Tokyo (TEPCO), đơn vị quản lí nhà máy điện hạt
nhân Fukushima đã sử dụng robot để đánh giá thiệt hại của thảm họa. Đặc biệt là ở
những khu vực có q nhiều bức xạ mà con người khơng thể tiếp cận. Toshiba,
một đối tác trong nỗ lực dọn dẹp, đã cung cấp một robot giống bọ cạp để đánh giá
thiệt hại.
Công ty này cũng đã tạo ra một loại robot đổ bộ. Mục đích là để dọn dẹp tất cả
những mảnh vụn cịn sót lại của các thanh nhiên liệu hạt nhân. Không may, bức xạ
đã làm cho những con robot này không thể hoạt động ổn định trong thời gian dài.
2.7 Sơ đồ tư duy
13
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Mơ hình 5W1H là gì? Ứng dụng thực tiễn 5W1H trong Content Marketing
/>fbclid=IwAR1J_bEsFdAHUBs8wjI6qdwO1x6nbyKmrgoBwwYkCrVlYbNIRdmi
BzCczsI
Nguyên tắc tư duy quản trị 5W-1H. Bài học từ bố tôi
/>%E1%BB%8Dc-t%E1%BB%AB-b%E1%BB%91-t
%C3%B4i/10150689228547896/
Sự cố nhà máy điện Fukushima I
/>%C3%A1y_%C4%91i%E1%BB%87n_Fukushima_I
Động đất và sóng thần Tōhoku 2011
/>%A5t_v%C3%A0_s%C3%B3ng_th%E1%BA%A7n_T%C5%8Dhoku_2011#
%E1%BA%A2nh_h%C6%B0%E1%BB%9Fng_kinh_t%E1%BA%BF
Tổng hợp các hành động hậu sự cố hạt nhân Fukushima
/>(thời gian sử dụng và trích: 01/11/2020 21:35)
15