Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Công thức tính điện năng tiêu thụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.89 KB, 4 trang )

Cơng thức tính điện năng tiêu thụ
1. Điện năng tiêu thụ là gì?
Điện năng là năng lượng của dịng điện, hay là năng lượng để các thiết bị có thể hoạt
động được. Vậy điện năng tiêu thụ là năng lượng điện mà chúng ta sử dụng để các
thiết bị có thể hoạt động được.
Điện năng tiêu thụ được đo bằng đơn vị kWh.

2. Cơng thức tính điện năng tiêu thụ của đoạn mạch:
Khái niệm điện năng tiêu thụ: Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch chính là năng
lượng điện được chuyển hóa thành cơng để có thể dịch chuyển các điện tích ở trong
mạch.
Cơng thức tính điện năng tiêu thụ đoạn mạch:
A=U|q|=U.I.t​
Trong đó ta có:
U: là điện áp (hay hiệu điện thế) giữa 2 đầu của đoạn mạch (V)
I: là cường độ dịng điện khơng đổi ở trong đoạn mạch (A)
q: là lượng điện tích (hay điện lượng) dịch chuyển trong đoạn mạch (C)
t: là thời gian mà điện lượng dịch chuyển trong đoạn mạch (s)
A: là Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch (J)

3. Cơng thức tính điện năng tiêu thụ của thiết bị
Cơng thức tính 1 cách gần đúng của điện năng mà các thiết bị điện tiêu thụ
A = P.t​
Trong đó ta có:
A: điện năng của thiết bị tiêu thụ (số điện)
P: công suất định mức được ghi trên thiết bị điện (W)
t: thời gian thiết bị dùng điện (s)


1 số điện = 1KWh = 1000(W). 3600(s) = 3600000(J)
Ví dụ: Tủ lạnh có cơng suất là 120W (0,12KW), trong một ngày (tủ lạnh hoạt động


trong 24h) lượng điện tiêu thụ là khoảng 2,88 KWh (0,12KW x 24h).
Hoặc máy lạnh có cơng suất tối đa là 1.200W thì lượng điện tiêu hao khoảng 1,2 KWh
sau 1 giờ sử dụng.
Trên thực tế, lượng điện tiêu thụ có thể sẽ ít hơn vì trên thực tế, khơng phải lúc nào
các thiết bị điện cũng chạy với công suất tối đa. Đặc biệt là với các thiết bị điện được
trang bị máy nén Inverter có khả năng tiết kiệm điện thì lượng điện tiêu thụ sẽ thấp
hơn.
Bên cạnh đó, nếu như trên nhãn năng lượng của sản phẩm có đề cập tới điện năng
tiêu thụ, ta cũng thể dựa vào đó để tính toán một cách tương đối lượng điện mà thiết
bị tiêu tốn trong một ngày. Bạn chỉ cần lấy số điện năng tiêu thụ trong 1 năm chia cho
365 ngày là ra lượng điện thiết bị tiêu thụ trong 1 ngày.
Ví dụ: Trên tem năng lượng có thơng số Điện năng tiêu thụ: 485kWh/năm, vậy trong
một ngày thiết bị sẽ tiêu thụ lượng điện khoảng: ~485kWh/365 ngày = 1,32 kWh./.

4. Làm thế nào để biết được công suất của một thiết bị điện?
Hiện nay hầu hết công suất (W) đều được ghi ngay trên bao bì, nhãn mác của các
thiết bị điện. Bạn có thể nhìn thấy cơng suất này ngay trên thiết bị hoặc trong hướng
dẫn sử dụng đi kèm.
Nếu bạn khơng thể tìm thấy bạn có thể tìm sản phẩm trên website chính hoặc trên
internet.
Các bạn có thể tham khảo thông số về công suất tiêu thụ của sản phẩm dân dụng
dưới đây:
Máy giặt

350-500 W

Quạt trần

65-175W


Máy sấy tóc

1000-1875W

Laptop

50W

Lị vi sóng

750-1100W

5. Bài tập tính điện năng tiêu thụ
Bài tập 1: 1 bóng đèn có cơng suất điện là 100W. Hãy tính điện năng mà bóng đèn
này tiêu thụ trong 8h.
Giải:


Ta có cơng thức
A = P.t = 100. 8. 3600 = 2,88.106 (J)
Bài tập 2: Tính mức điện năng tiêu thụ, và nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở R = 100Ω
trong thời gian là 1h, cho biết hiệu điện thế ở giữa 2 đầu của đoạn mạch là 100V.
Giải:
Theo định luật ơm cho đoạn mạch thì ta có: I = U / R = 100 / 100 = 1A
Vậy điện năng tiêu thụ của toàn đoạn mạch là:
A = U.I.t = 100.1.3600 = 36.104 (J)
Nhiệt lượng được tỏa ra trên điện trở R là :
Q=I2.R.t = 12.100.3600 = 36.104 (J)
Bài tập 3: Cho q bóng đèn dây tóc trên bóng đèn ghi 220V – 100W và 1 bàn là trên có
ghi 220V – 1000W cùng mắc vào ổ điện 220V ở gia đình , cả 2 cùng hoạt động bình

thường.
a) Hãy vẽ sơ đồ mạch điện trong đó bàn là kí hiệu như 1 điện trở và được tính như
điện trở tương đương của đoạn mạch.
b) Tính điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ trong 1 giờ theo đơn vị jun, đơn vị kilooat
giờ.
Giải:
a) Để đèn cùng bàn là hoạt động bình thường khi mắc vào nguồn điện có hiệu điện
thế 220V thì cả hai phải được mắc song song. Ta có sơ đồ mạch điện
Điện trở tương đương của đoạn mạch khi đèn với bàn là mắc song song nhau là:
Điện trở bóng đèn: Rđ = U2đ / Pđ = 2202 / 100 = 484 Ω
Điện trở bàn là: Rb = U2b / Pb = 2202 / 1000 = 48,4 Ω
Điện trở của toàn bộ đoạn mạch là:
Rt = Rđ.Rb / (Rđ + Rb) = 484.48,4 / (484 + 48,4) = 44 Ω
b) Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch trong 1 giờ tính theo đơn vị jun là
A = U.I.t = U2 .t / Rt. = 2202 . 1. 3600/ 44 = 3960000 J
Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch trong 1 giờ tính theo đơn vị kilooat giờ là:


A = U.I.t = U2 .t / Rt. = 2202 .1/ 44 = 1100 Wh = 1,1 kWh
Bài tập 4: Trên nhãn của 1 ấm điện có ghi là 220V – 1000 W. Sử dụng ấm điện này
với hiệu điện thế 220V để ta đun sơi 2 lít nước từ nhiệt độ là 250C. Tính thời gian đun
nước của ấm điện, biết hiệu suất của ấm là 90%, và nhiệt dung riêng của nước là
4190 J (Kg.k)
Giải:
Ta có nhiệt lượng cần để cung cấp cho ấm đun sơi 2 lít nước là Q = c.m.(t2 – t1)
Điện năng tiêu thụ của ấm điện là A= Q / 90% = Pt
Từ công thức trên ta suy ra thời gian đun nước là:
T = 10.Q / 9.P = 100.c.m.(t2 – t1)/ 9.P ≈ 698 s= 11 phút 38 giây.
Bài tập 5: Tính điện năng tiêu thụ, và cơng suất của dịng điện khi dịng điện có
cường độ là 1A chạy qua dây dẫn trong 1 giờ. Cho biết hiệu điện thế giữa 2 đầu dây

dẫn là 6V.
Giải:
Ta có điện năng tiêu thụ của đoạn mạch : A = U.I.t = 6.1.3600 = 21600 J
Cơng suất dịng điện của đoạn mạch :
P = U.I = 6.1 = 6 V



×