Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

TIỂU LUẬN CAO cấp CHÍNH TRỊ môn LỊCH sử ĐẢNG phương pháp cách mạng của đảng cộng sản việt nam trong thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa, LIÊN hệ TRƯỜNG đại học sư PHẠM THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.75 KB, 15 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

BÀI THU HOẠCH
LỚP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TÊN MƠN HỌC:
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

TÊN BÀI THU HOẠCH:
PHƯƠNG PHÁP CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA. LIÊN HỆ VỚI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG
VIỆC PHÁT HUY SỨC MẠNH TỔNG HỢP HỒN THÀNH
NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG
Bằng số

Bằng chữ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021


Mục lục
Phần 1: Mở đầu ...........................................................................................................1
Phần 2: Nội dung.........................................................................................................2
1. Khái niệm về phương pháp cách mạng của Đảng ............................................2
1.1. Phương pháp...............................................................................................2
1.2. Phương pháp cách mạng ...........................................................................2
1.3. Phương pháp cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam ...........................2
2. Nguyên tắc của phương pháp cách mạng .........................................................2
3. Các phương pháp cách mạng của Đảng ............................................................2


3.1. Phương pháp sử dụng bạo lực cách mạng quần chúng đấu tranh với bạo
lực phản cách mạng ..............................................................................................2
3.2. Phương pháp phát huy vai trò, sức mạnh của quần chúng nhân dân .........3
3.3. Phương pháp dự báo thời cơ, tranh thủ thời cơ..........................................4
3.4. Phương pháp thắng từng bước, tiến tới giành thắng lợi cuối cùng ............5
3.5. Phương pháp phát huy sức mạnh tổng hợp ................................................6
4. Liên hệ đơn vị công tác .....................................................................................7
Phần 3: Kết luận ........................................................................................................12
Danh mục tài liệu tham khảo ....................................................................................13


1

Phần 1: Mở đầu
Đảng Cộng sản Việt Nam đã trải qua 91 năm hình thành và phát triển, mỗi
bước đi của Đảng cộng sản gắn liền với sự phát triển của đất nước Việt Nam. Thời
chiến, Đảng lãnh đạo giai cấp công nhân đánh đuổi các thế lực thù địch ra khỏi đất
nước, đem sự bình yên đến cho người dân Việt Nam. Trong thời bình, Đảng đã lãnh
đạo và chỉ đạo, phát triển nước ta. Để có được các thành tựu như ngày nay, trong
quá trình lãnh đạo, Đảng đã áp dụng các phương pháp cách mạng cho từng giai
đoạn, từng thời kỳ phát triển của đất nước. Đó là phương pháp bạo lực cách mạng;
phương pháp phát huy vai trò, sức mạnh của quần chúng nhân dân; phương pháp
thắng từng bước, tiến tới giành thắng lợi cuối cùng; phương pháp dự báo thời cơ,
tranh thủ thời cơ; phương pháp phát huy sức mạnh tổng hợp. Các phương pháp
được lựa chọn nghiêm túc và linh hoạt. Việc vận dụng này được thể hiện như thế
nào tại Đảng bộ Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh? Kết quả ra sao?
Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi quyết định đi nghiên cứu đề tài này. Đó là
“Phương pháp cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ cách
mạng xã hội chủ nghĩa. Liên hệ với trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí
Minh trong việc phát huy sức mạnh tổng hợp hoàn thành nhiệm vụ chính trị

trong giai đoạn hiện nay”
Bài nghiên cứu gồm có các nội dung sau:
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Nội dung
1. Khái niệm về phương pháp cách mạng của Đảng
2. Các nguyên tắc của phương pháp cách mạng
3. Các phương pháp cách mạng của Đảng
4. Liên hệ thực tiễn
Phần 3: Kết luận.


2

Phần 2: Nội dung
1. Khái niệm về phương pháp cách mạng của Đảng
1.1. Phương pháp là phạm trù chỉ những biện pháp, hình thức, cách thức, mà
chủ thể lựa chọn sử dụng để xác định và giải quyết một yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra
hoặc đáp ứng một đòi hỏi nhất định của thực tiễn.
1.2. Phương pháp cách mạng chỉ chung tất cả những hình thức hoạt động,
cách thức tiến hành mà một chính đảng cách mạng sử dụng để vận động quần chúng
thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, nhằm đưa cách mạng đến thành công.
1.3. Phương pháp cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là phạm trù để
chỉ biện pháp, hình thức, cách thức mà Đảng Cộng sản Việt Nam sử dụng trong việc
xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, xây dựng và giải quyết các mối quan
hệ một cách khoa học, nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng.
2. Nguyên tắc của phương pháp cách mạng
Có hai nguyên tắc, đó là:
- Phương pháp vừa là khoa học vừa mang tính nghệ thuật.
- Phương pháp là yếu tố quan trọng để xây dựng đường lối đúng và cũng là yếu
tố quyết định việc tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng. Chúng có tác

động qua lại với nhau, biến đường lối thành hiện thực, bổ sung hồn thiện đường lối.
Đây chính là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi cách mạng. Do đó,
phương pháp khơng thích hợp sẽ làm cho cách mạng dậm chân tại hoặc thất bại tạm
thời .
3. Các phương pháp cách mạng của Đảng
3.1. Phương pháp sử dụng bạo lực cách mạng quần chúng đấu tranh với
bạo lực phản cách mạng
Một số quan điểm về bạo lực cách mạng: Theo Ph.Ăngghen, bạo lực là công
cụ của xã hội đang vận động, dùng để đập tan những thế lực chính trị đã lạc hậu,
phản động. Chủ nghĩ Mác – Lênin cho rằng bạo lực là quy luật phổ biến của cách
mạng. Và Hồ Chí Minh đã nói bản thân từ thực dân tự nó đã nói lên bạo lực rồi.
Bạo lực quần chúng nhằm lật đổ cả một chế độ bóc lột. Trong cương lĩnh chính trị
đầu tiên, Đảng ta cũng chủ trương sử dụng bạo lực cách mạng để giành chính quyền.
Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, bạo lực cách mạng gồm những hình thức
đấu tranh được sử dụng làm công cụ để đập tan bộ máy chính quyền phong kiến thực


3

dân đế quốc, thiết lập và bảo vệ chính quyền cách mạng, vì độc lập, thống nhất, chủ
quyền và tồn vẹn lãnh thổ của đất nước. Tính chất, đặc điểm chính trị, xã hội của
nước ta là một nước thuộc địa, nửa phong kiến, kẻ thù luôn dùng bạo lực đàn áp
quần chúng. Đặc điểm trên quy định phương pháp cách mạng dân tộc dân chủ ở
nước ta là bằng con đường cách mạng bạo lực.
Bạo lực cách mạng nhất thiết phải là bạo lực của đông đảo quần chúng, dựa
vào hai lực lượng chủ yếu: lực lượng quân sự và lực lượng chính trị, hai hình thức
đấu tranh chủ yếu: đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị và sự kết hợp giữa hai hình
thức ấy. Mỗi thời điểm khác nhau, trên những địa bàn khác nhau, sử dụng các hình
thức đấu tranh phù hợp và phối hợp giữa các hình thức khác nhau thể hiện rất rõ sự
sáng tạo, linh hoạt về phương pháp cách mạng của Đảng

Ví dụ: Trong cuộc chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Đảng lãnh đạo nhân dân
thực hiện mục tiêu hoàn thành giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Những vấn
đề cơ bản của phương pháp tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam là sử
dụng bạo lực cách mạng với hai lực lượng: lực lượng chính trị quần chúng và lực
lượng vũ trang nhân dân; tiến hành khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa và
từ khởi nghĩa từng phần chuyển sang tiến hành chiến tranh cách mạng; kết hợp khởi
nghĩa quần chúng với chiến tranh cách mạng, nổi dậy và tiến công, tiến công và nổi
dậy; đánh địch trên cả ba vùng chiến lược: rừng núi, nông thôn đồng bằng và thành
thị; đánh địch bằng cả ba mũi giáp cơng: qn sự, chính trị và binh vận; kết hợp ba
thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích; kết hợp chiến
tranh du kích với chiến tranh chính quy; kết hợp đánh lớn, đánh vừa và đánh nhỏ;
làm chủ để tiêu diệt địch, tiêu diệt địch để làm chủ. Tóm lại, thời kỳ kháng chiến
chống đế quốc Mĩ sử dụng hình thức bạo lực rất linh hoạt.
3.2. Phương pháp phát huy vai trò, sức mạnh của quần chúng nhân dân
Một số quan điểm về nhân dân: Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, quần chúng
nhân dân là chủ thể sáng tạo nên lịch sử. Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, khi nói về
nhân dân,
Người đã nói “Dễ mười lần khơng dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong”.
Tức là đem sức của dân, tiền của dân, của cải của dân để phục vụ cho dân. Chủ
nghĩa xã hội chỉ có thể xây dựng thành công trên cơ sở phát huy cao độ vai trò, tiềm
năng, sức mạnh, sự sáng tạo của nhân dân. Theo Đảng cộng sản Việt nam, cách
mạng là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân. Quan điểm này được nhắc đến trong
đại hội như “ phải quán triệt quan điểm dân là gốc, vì lợi ích nhân dân, dựa vào dân,
phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của
nhân dân” (Đại


4

hội XII), “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”

(Đại hội XIII).
Trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, lấy cơng – nơng làm
nịng cốt, huy động các tầng lớp nhân dân tham gia kháng chiến: tri thức, tiểu tư sản,
phong kiến,…. Trong thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa, phát huy cao độ vai trò
làm chủ của nhân dân về chính trị, kinh tế, văn hóa,…Cụ thể: về chính trị: Đảng
phải chủ trương và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tích cực tham gia xây dựng
hệ thống chính trị. Về kinh tế: phát triền nền kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích
làm giàu hợp pháp đi đôi với giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế tư nhân. Về
văn hóa: xã hội hóa các hoạt động văn hóa, xây dựng mơi trường văn hóa lành
mạnh, phong trào “ toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Về xã hội: huy
động sức dân đi đôi với bồi dưỡng sức dân, chăm lo sức khỏe cho nhân dân, phát
triển giáo dục – đào tạo, thực hiện tiến bộ cơng bằng xã hội. Về quốc phịng – an
ninh: xây dựng thế trận toàn dân, an ninh nhân dân “thế trận toàn dân” là nền tảng
xây dựng quân dội, công an nhân dân. Về đối ngoại: Phát triển công tác đối ngoại
nhân dân theo phương châm “linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả”. Đồng thời, phát huy
vai trị của nhân dân khơng chỉ trong thực hiện mà cả trong xây dựng đường lối. Đó
là động viên được đơng đảo các tầng lớp nhân tham gia góp ý xây dựng đường lối,
làm cho đường lối của Đảng phản ánh được ý chí, tâm tư, nguyện vọng, quyền lợi
của nhân dân. Cuối cùng, phát huy vai trò, sức mạnh của nhân dân trong cách mạng
là một quy luật
3.3. Phương pháp dự báo thời cơ, tranh thủ thời cơ
Trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Đảng ta:
- Xác định các yếu tố khách quan tạo ra thời cơ, nó được thể hiện thơng qua
hội nghị Trung ương 8 (5/1941) “Tàu Tưởng đánh bại Nhật, cách mạng Nhật hay
Pháp thành công, phe dân chủ giành thẳng lợi ở Thái Bình Dương, Liên Xơ đại
thắng” hay nhận định của Trung ương Đảng (2/1943) “phong trào cách mạng Đông
Dương có thể bổng chốc tiến lên bằng những bước nhảy cao”.
- Dự báo thời cơ chính xác, cụ thể chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động
của chúng ta (12/3/1945) dự báo: Nhật đầu hàng Đồng minh nhưng Đồng minh chưa
kịp vào nước ta (từ 15 đến 28/8/1945), hay Hội nghị Bộ chính trị giai đoạn 1974 –

1975 cũng nhận định “chưa bao giờ ta mạnh như lúc này cả thế và lực, chưa bao giờ
ngụy lại yếu như lúc này, thời cơ giải phòng miền Nam đã đến.”
- Xây dựng lực lượng đủ mạnh để tạo và nắm bắt thời cơ.


5

- Khi thời cơ đến thì phải quyết tâm giành thắng lợi, cụ thể: Hồ Chí Minh
khẳng định: “dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc
lập”, hay chiến dịch Hồ Chí Minh, xác định “thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo
bạo hơn nữa,…”
Ví dụ: Trong cuộc kháng chiến chổng Mỹ, cứu nước, Đảng nắm vững phương châm
chiến lược đánh lâu dài; đồng thời, biết tạo thời cơ, nắm vững thời cơ, mở những
cuộc tiến công chiến lược làm thay đổi cục diện chiến tranh, tiến lên tổng lien công
và nổi dậy mạnh mẽ để giành thắng lợi cuối cùng. Đây là một trong những cách
đánh và cách thắng sát đúng với đặc điểm và thực tiễn cách mạng nước ta. Nghệ
thuật chớp thời cơ của Đảng thể hiện rõ nhất trong Tổng tiến cơng và nổi dậy mùa
Xn 1975. Khi tình thế cách mạng trên chiến trường miền Nam chuyển biến có lợi,
Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng (từ ngày 18/12/1974 đến ngày 8/01/1975) nhận định:
thời cơ giải phóng hồn tồn miền Nam đã đển và quyết định giải phóng miền Nam
trong hai năm
1975-1976; trong đó, năm 1975 tạo tiền đề để năm 1976 tiến tới tổng cơng kích,
tổng khởi nghĩa. Táo bạo mở chiến dịch Phước Long thắng lợi, đẩy chính quyền Sài
Gịn tiến gần đến “ngày tận thế”. Đó là thời cơ chiến lược thúc đẩy Đảng nhanh
chóng đi tới quyết định mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy với mục tiêu cuối cùng
là đánh thẳng vào Sài Gòn - trung tâm đầu não của địch, giải phóng hồn tồn miền
Nam, thống nhất Tổ quốc. Đảng nhận thức sâu sắc: thời gian là lực lượng, kịp thời
chỉ đạo phát huy sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc cho trận quyết chiến cuối cùng.
Sau Chiến dịch Tây Ngun tồn thắng (3/1975), Bộ Chính trị hạ quyết tâm chuyển
cuộc tiến công chiến lược thành cuộc Tổng tiến công chiến lược, nhằm hoàn thành

kế hoạch trong hai năm (1975 và 1976) trước mùa mưa năm 1975. Đây là một quyết
định chiến lược dũng cảm và chinh xác. Nhờ đó, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy
mùa Xuân 1975, mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giành toàn thắng
Trong thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã tranh thủ, nắm bắt thời
cơ, đẩy lùi nguy cơ, tạo và nắm bắt thời cơ là một nghệ thuật.
3.4. Phương pháp thắng từng bước, tiến tới giành thắng lợi cuối cùng
Trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, cách mạng là tiến công
nhưng phải vững chắc; Việt Nam là một dân tộc nhỏ muốn đánh thắng đế quốc to
phải biết thắng từng bước; tuân thủ theo quy luật lượng đổi chất đổi; phân tích so
sánh sự tương quan, xác định kẻ thù, mục tiêu, nhiệm vụ trước mắt; nắm vững, kiên
định mục tiêu cuối cùng (có tính ngun tắc).


6

Ví dụ: Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nắm vững phương châm chiến lược
đánh lâu dài, cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến
công, mở đầu bằng phong trào Đồng khởi; thực hiện chiến tranh cách mạng, lần lượt
đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ; thực hiện từng bước “đánh cho Mỹ cút,
đánh cho ngụy nhào”; biết tạo thời cơ và nắm vững thời cơ, mở những trận tiến công
chiến lược làm thay đổi nhanh chóng cục diện chiến tranh, tiến lên thực hiện tổng
tiến công và nổi dậy rộng khắp, giành thắng lợi cuối cùng bằng Đại thắng mùa Xuân
năm 1975.
Trong thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đảng phải có hình thức và bước
đi thích hợp; đổi mới có trọng tâm và trọng điểm; kiên trì thực hiện các mục tiêu
chiến lược lâu dài, các nhiệm vụ cơ bản.
3.5. Phương pháp phát huy sức mạnh tổng hợp
Trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, phát huy sức mạnh tổng
hợp bằng sự phối hợp nhiều lực lượng, nhiều cách đánh khác nhau, nhiều hình thức
đấu tranh khác nhau trên nhiều địa bàn khác nhau một cách thích hợp là nét đặc sắc

về phương pháp tiến hành cách mạng, là quy luật phát triển thắng lợi của cách mạng
nước ta.
Ví dụ: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Đảng đã xây
dựng được các căn cứ địa, vùng giải phóng, các căn cứ lõm, cơ sở ở sâu trong lịng
địch, trong đó cơ bản nhất là “căn cứ trong lòng dân”. Đặc biệt, Đảng đã xây dựng
hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa, đóng vai trò quan trọng quyết định nhất đối
với sự phát triển của cách mạng cả nước, đối với sự nghiệp thống nhất đất nước.
Ngay từ những năm đầu kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng đã sớm xác định:
Muốn thống nhất đất nước, điều cốt yếu là ra sức củng cố miền Bắc, đồng thời giữ
vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh ở miền Nam. Đảng xác định trong bất cứ hoàn
cảnh nào, miền Bắc cũng phải tiến lên chủ nghĩa xã hội và trên thực tế “miền Bắc
đã dốc vào chiến tranh cứu nước và giữ nước toàn bộ sức mạnh của chê độ xã hội
chủ nghĩa và đã làm tròn một cách xuất sắc nghĩa vụ căn cứ địa cách mạng của cả
nước”
Trong thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa, phát huy sức mạnh của khối đại
đoàn kết tồn dân tộc, của hệ thống chính trị; phát huy sức mạnh của các thành phần
kinh tế, các dân tộc, thế giới; phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.


7

4. Liên hệ đơn vị công tác
Đảng bộ Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (ghi tắt là Đảng
bộ Trường) hiện có 36 chi bộ, trong đó có 3 chi bộ sinh viên. Tổng số đảng viên của
Đảng bộ Trường là 366 người, trong đó có 89 đảng viên là sinh viên (chiếm
24.31%),
277 đảng viên là công chức, viên chức (chiếm 75.68%). Tính đến tháng 10/2021, đội
ngũ của Trường có 807 cơng chức, viên chức, gồm 504 giảng viên, 09 nghiên cứu
viên, 70 giáo viên và 224 viên chức hành chính. Trong lực lượng giảng viên, có 03
giáo sư, 31 phó giáo sư, 143 tiến sĩ, 280 thạc sĩ và 45 cử nhân.

Ban Chấp hành Đảng bộ Trường ln phát huy vai trị hạt nhân chính trị lãnh
đạo các hoạt động của Nhà trường; triển khai thực hiện các Nghị quyết, Kết luận của
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; Nghị quyết chương trình hành
động của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh; Nghị quyết chương
trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Đại học, Cao đẳng Thành phố
Hồ Chí Minh và các nghị quyết của Đảng bộ Trường đến các đảng viên, công chức,
viên chức, người lao động và người học tại Trường. Đặc biệt, Đảng bộ Trường tập
trung triển khai các giải pháp đồng bộ để lãnh đạo chính quyền và các đồn thể
trong Nhà trường thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần
thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đây là Nghị
quyết chiến lược ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo.
Đồng thời, Đảng bộ Trường cũng quán triệt và thực hiện tốt Chỉ thị số 05-CT/TW
ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh, tạo những chuyển biến tích cực trong việc rèn luyện,
tu dưỡng của đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và người học.
Trong quá trình lãnh đạo, Ban chấp hành Đảng bộ Trường đã sử dụng nhiều
phương pháp cách mạng của Đảng. Các phương pháp được vận dụng linh hoạt để
thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Trường. Cụ thể:
4.1. Phương pháp phát huy vai trò, sức mạnh của quần chúng nhân dân
Với lực lượng đội ngũ cán bộ trẻ, giảng viên có học vị, học hàm cao, giỏi
chuyên môn, nghiệp vụ, Đảng đã chỉ đạo tăng số lượng và chất lượng trong công tác
đào tạo các bậc học và nghiên cứu. Kết quả đạt được trong công tác tuyển sinh,
công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phục vụ cộng đồng và nghiên cứu khoa học:


8

(1) Công tác tuyển sinh

Trong giai đoạn 2015 - 2020, đối với đào tạo trình độ đại học hệ chính quy,
điểm trúng tuyển và tỷ lệ nhập học hằng năm luôn trên 90%, mức cao so với các
trường sư phạm trong cả nước. Phương thức tuyển sinh cũng được cải tiến nhằm
đảm bảo chất lượng và phù hợp với các điều kiện của các đối tượng có nhu cầu. Đối
với tuyển sinh trình độ sau đại học, phát huy tiềm lực về đội ngũ, cơ sở vật chất,
Trường đã mở rộng quy mô (tăng thêm 01 đợt tuyển sinh hằng năm) và nâng cao
chất lượng tuyển sinh.
(2) Công tác đào tạo đại học
Quy mô các ngành đào tạo giáo viên được duy trì ổn định, trong đó, một số
ngành tăng thêm theo nhu cầu xã hội như Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non.
Chất lượng đào tạo từng bước được nâng cao. Công tác quản lý đào tạo đã có nhiều
cải tiến, đặc biệt trong khâu tổ chức đăng ký học phần, tổ chức thi và quản lý điểm.
Hoạt động thực hành, thực tập nghiệp vụ được triển khai đa dạng đáp ứng yêu cầu
theo chương trình đào tạo và phù hợp thực tế theo yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Trường cũng đã phát triển các ngành học mới đáp ứng yêu cầu thực tiễn (mở 05
ngành đào tạo mới và hoàn thành các điều kiện để xin phép mở thêm 04 ngành đào
tạo trong giai đoạn sắp tới).
Trên cơ sở rà soát, đánh giá, cập nhật, điều chỉnh các chương trình đào tạo
chung, cơng tác quản lý đào tạo đối với hệ vừa làm vừa học cũng đã tăng cường đổi
mới, đảm bảo thống nhất chuẩn đầu ra và chất lượng đào tạo chung cho các hệ.
Trong công tác liên kết đào tạo, Trường đã chủ động phối hợp với các địa
phương và các cơ sở giáo dục để đẩy mạnh các hoạt động liên kết theo đúng quy
định, tăng cường liên kết đào tạo với nước ngoài, xây dựng đề án liên kết đào tạo
với một số trường đại học nước ngồi có các ngành đào tạo tương ứng phù hợp.
(3)
Công tác đào tạo sau đại học
Nhiệm vụ đào tạo sau đại học đã có nhiều thay đổi trong công tác quản lý và
thực hiện. Trong giai đoạn 5 năm qua, với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ của Trường,
hệ sau đại học đã có thêm 05 mã ngành đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ, và 01
chương trình liên kết đào tạo với nước ngồi. Cơng tác rà sốt, điều chỉnh các

chương trình thạc sĩ, tiến sĩ được thực hiện định kỳ 2 năm/ lần (2016, 2018). Công
tác đào tạo, kiểm tra, đánh giá, thực hiện luận văn, luận án được triển khai thực hiện
một cách nghiêm túc, đúng quy chế, quy định, hướng đến sự hài lòng cao nhất của
người học.


9

(4)
Công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên và cán bộ
quản lý phổ thông ở các bậc học
Phát huy vai trò của một trường đại học sư phạm trọng điểm khu vực phía
Nam, đội ngũ giảng viên của Trường đã chủ động nghiên cứu, tìm hiểu chương trình
giáo dục phổ thơng mới cũng như những chủ trương đổi mới trong giáo dục của Bộ
Giáo dục và Đào tạo. Từ đó, Trường xây dựng hệ thống chuyên đề bồi dưỡng nhằm
nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ cho giáo viên và cán bộ quản lý các cơ
sở giáo dục mầm non, phổ thông. Trường đã thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng giảng
viên sư phạm cốt cán và giáo viên phổ thông chủ chốt cho 19 tỉnh thành khu vực
phía Nam. Kết quả thực hiện bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý về chương trình
giáo dục phổ thông mới vào năm 2019 được Bộ Giáo dục và Đào tạo và các địa
phương
cũng như chính giảng viên, cán bộ quản lý các cấp đánh giá cao.
Việc bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, nghiệp vụ sư phạm
dành cho giảng viên, bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ, tin học và một số
chương trình bồi dưỡng khác tiếp tục được triển khai hiệu quả, duy trì và đảm bảo
chất lượng, tạo hiệu ứng tốt trong xã hội và góp phần tăng thêm nguồn lực tài chính
cho Trường.
(5)
Các hoạt động phục vụ cộng đồng
Hoạt động xã hội hóa, phục vụ cộng đồng của Trung tâm Ngoại ngữ, Trung

tâm Tin học, Nhà xuất bản,… là thế mạnh của Trường, ln được duy trì, phát triển.
Bên cạnh đó, những dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội như: tham vấn, tư vấn tâm
lý, phát triển giáo dục STEM, hỗ trợ sinh viên và phát triển khởi nghiệp, phát triển
học liệu giáo dục,… được hình thành. Các hoạt động này đang từng bước khẳng
định năng lực, chất lượng đội ngũ chuyên gia và vị thế của Nhà trường.
(6)
Công tác nghiên cứu khoa học
Công tác nghiên cứu khoa học của Trường được sự quan tâm sâu sắc và chỉ
đạo kịp thời từ Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các đơn vị
chức năng đã triển khai nhiều giải pháp trong công tác quản lý đề tài các cấp, hoạt
động đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ, nâng cao năng lực và đạo đức nghiên cứu cho
đội ngũ giảng viên, đặc biệt là giảng viên trẻ,...
Quỹ hỗ trợ hoạt động Khoa học và Công nghệ được hình thành và đi vào hoạt
động. Bên cạnh đó, các nhóm nghiên cứu mạnh thuộc lĩnh vực Vật lý lý thuyết và
Khoa học Giáo dục - Tâm lý học được thành lập, đánh dấu bước chuyển mới trong
hoạt động khoa học công nghệ của Trường, tập hợp được các thành viên có năng lực


10

và kỹ năng nghiên cứu tốt và sự quan tâm của giảng viên, tạo cơ sở cho đầu tư nâng
cao chất lượng nghiên cứu khoa học, góp phần giải quyết các vấn đề của khu vực và
đất nước.
Việc quản lý và triển khai thực hiện các đề tài, dự án, các đề tài được xét chọn
và tổ chức thực hiện theo hướng ưu tiên gắn kết với đào tạo. Một số đề tài phục vụ
cho việc đảm bảo chất lượng đào tạo đã được triển khai, nhất là việc đảm bảo chất
lượng theo các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của
Hệ thống các trường đại học khu vực Đông Nam Á (AUN).
Các hội nghị, hội thảo khoa học, tọa đàm trong nước và quốc tế có chất
lượng, thu hút được sự quan tâm tham gia của các giảng viên, nhà giáo dục, cán bộ

quản lý, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đổi mới,
gắn với hoạt động dạy và học trong Nhà trường.
Số lượng công bố bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế trong nhóm ISI/
Scopus được gia tăng hằng năm, lĩnh vực khoa học giáo dục đã có sự khởi sắc.
Giảng viên, nghiên cứu viên, học viên sau đại học được bồi dưỡng năng lực nghiên
cứu, kỹ năng viết và gửi bài trên các tạp chí quốc tế thơng qua các khóa tập huấn
của Trường và các cơ sở giáo dục có uy tín.
Việc thực hiện thống kê và đánh giá giờ NCKH của giảng viên thông qua các
sản phẩm khoa học được công bố được triển khai từ năm học 2017 - 2018 gắn với
việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của giảng viên.
Hoạt động nghiên cứu khoa học của người học được quan tâm và đầu tư về
nội dung và kinh phí. Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học và Hội nghị khoa học
của học viên sau đại học được tổ chức thường niên, tạo điều kiện cho người học
công bố các kết quả nghiên cứu. 95.45% số khoa triển khai hoạt động nghiên cứu
khoa học cho sinh viên.
4.2. Phương pháp dự báo thời cơ, tranh thủ thời cơ
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh là một trong hai trường
đại học Sư phạm trọng điểm của cả nước, được sự quan tâm của Đảng, nhà nước, là
đơn vị đào tạo chuyên sâu về sư phạm và giáo dục ở miền Nam. Đồng thời Trường
hiện nay là một trong 8 đơn vị được Bản quản lý ETEP trung ương giao nhiệm vụ
bồi dưỡng phát triển năng lực cho giáo viên của 19 tỉnh thành phía nam theo chương
trình giáo dục phổ thơng 2018. Bên cạnh đó, với sự phát triển của xã hội, nhu cầu
hợp tác, giao lưu, trao đổi về học thuật cũng tăng cao, các cơ sở giáo dục nước ngoài
liên hệ, trao đổi, thảo luận và ký kết hợp tác. Tận dụng các thời cơ đấy, Đảng bộ
Trường cũng


11

chỉ đạo cho các đảng ủy viên, chi bộ, chính quyền xây dựng và thực hiện các kế

hoạch, hành động để thúc đẩy sự phát triển của trường. Kết quả đã đạt được đó là
gia nhập Cổng Europa nhằm tăng cường cơ hội tham gia các dự án quốc tế, chính
thức là thành viên liên kết của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á - AUN
để chuẩn bị đánh giá chương trình đào tạo và đánh giá Nhà trường theo tiêu chuẩn
quốc tế; Hợp tác với các đối tác nước ngoài về trao đổi giảng viên, sinh viên được
duy trì và mở rộng thêm các hoạt động dự án về học thuật, đào tạo, cơ sở vật chất trang thiết bị,... với các đối tác mới; Mở thêm 3-5 mã ngành đào tạo đại học, 3-5 mã
ngành đào tạo thạc sĩ: Đạt chỉ tiêu. Trường đã giữ các mã ngành đào tạo đại học đã
có. Mở thêm
05 mã ngành đào tạo đại học gồm: Ngôn ngữ Hàn Quốc, Tâm lí học giáo dục, Địa lí
học, Cơng tác xã hội và Sư phạm Khoa học tự nhiên; 03 mã ngành đào tạo thạc sĩ
được mở mới: Giáo dục học, lý luận và phương pháp dạy học bộ môn tiếng Trung
Quốc, lý luận và phương pháp dạy học bộ môn tiếng Anh; 01 chương trình đào tạo
thạc sĩ liên kết với nước ngoài được mở mới: lý luận và phương pháp dạy học bộ
môn tiếng Anh (liên kết với Trường Đại học Victoria Wellington – New Zealand).
Đội ngũ giảng viên có học hàm, học vị cao (từ tiến sĩ trở lên) của Trường đang
chiếm tỷ lệ 35.26%. Tỷ lệ này thuộc nhóm cao trong số các trường đại học, cao
đẳng tại Việt Nam. Đây chính là nguồn lực quan trọng đảm bảo cho việc thực hiện
lộ trình tự chủ của Trường trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, Đảng bộ Trường cũng thực hiện các phương pháp cách mạng và
linh động trong cách thực hiện.


12

Phần 3: Kết luận
Tóm lại, phương pháp cách mạng là khoa học, nghệ thuật, tạo ra sức mạnh
cho cách mạng Việt Nam, nhưng sử dụng phải: hợp lòng dân, hợp qui luật, hợp thời
đại. Thiếu một trong ba yếu tố trên cách mạng sẽ không thành công.
Với sự vận dụng linh hoạt các phương pháp cách mạng của Đảng, Đảng bộ
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt nhiều kết quả trong việc

thực hiện nhiệm vụ chính trị và cũng là tiền đề cho cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo trong
những năm tiếp theo.


13

Danh mục tài liệu tham khảo
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XIII (tập 1), Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
3. Đảng bộ Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Văn
kiện Đại hội Đảng bộ Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2021): Giáo trình Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.



×