Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu lý luận này đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.06 KB, 10 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
--------------------

BÀI TẬP LỚN
MƠN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

Đề bài: Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của
hàng hóa? Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu lý luận này đối với các doanh
nghiệp sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam hiện nay.

Họ tên sinh viên: Dương Thanh Huyền
Lớp : Kinh tế chính trị Mác - Lênin_34

Hà Nội 2020


Kinh tế chính trị Mác- Lênin

PHẦN MỞ ĐẦU
Việt Nam hiện nay là một quốc gia đang phát triển với nền kinh tế thị trường tương đối
ổn định.Nhưng so với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới thì nền kinh tế Việt
Nam vẫn cịn khá nghèo nàn và lạc hậu. Cơ sở hạ tầng thấp kém, trình độ quản lý lạc hậu,
khoa học kỹ thuật còn kém phát triển,…thêm nữa vấn đề về thất nghiệp,lạm phát, ô
nhiễm mỗi trường vẫn chưa được giải quyết triệt để. Tuy nhiên ta cũng khơng thể một
sớm một chiều có thể khắc phục được những nhược điểm trên mà phải từng bước thật
chắc chắn. Cùng với đó phải ln nhạy bén, nhanh chóng tiếp thu những cái mới, đầu tư
vào khoa học kỹ thuật hiện đại, đầu tư giáo dục chất xám , nâng cao tay nghề công
nhân,..Chúng ta phải biết áp dụng những biện pháp phát triển kinh tế thật thận trọng,
khơn ngoan và hiệu quả nhất. Từ đó ta cũng thất được tầm quan trọng của việc nghiên
cứu lượng giá trị hàng hóa đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói riêng và nền


kinh tế Việt Nam nói chung. Mặc dù đây khơng cịn là một nội dung mới mẻ và được
nhiều người nghiên cứu, nhưng nó vẫn luôn là một vấn đề đáng quan tâm.. Cũng bởi tầm
nhìn mỗi người là khác nhau, càng nhiều góc nhìn thì sẽ tìm thấy nhiều điều mới mẻ,đa
dạng, chính vì thế em đã quyết định chọn đề tài này để nghiên cứu. Và sau một thời gian
ngắn tìm hiểu,thu thập thơng tin, em đã hồn thành một bài tiểu luận nhỏ về:
“Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa.

Ý nghĩa thực tiễn của lý luận này đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ở
Việt Nam hiện nay.”
Trong khn khổ của một bài tiểu luận em chỉ có thể đề cập đến một số mặt vấn đề mà
không thể đi sâu vào từng khía cạnh.Trong q trình thực hiện, em đã rất cố gắng để nêu
lên ý kiến của mình song vẫn sẽ có những sai sót , khuyết điểm em rất mong sẽ có được
sự góp ý của cơ để bài tiểu luận của em hồn thiện hơn.
Em xin trân thành cảm ơn!!!


Kinh tế chính trị Mác- Lênin

PHẦN NỘI DUNG
I/ Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa.
1.Lượng giá trị của hàng hóa
Trong thực tế, khi xét một loại hàng hóa được đưa ra thị trường tiêu thụ, có rất nhiều
người cùng sản xuất, nhưng mỗi người lại có một điều kiện sản xuất khác nhau, trình độ
tay nghề cũng chênh lệch. Vì vậy nên thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa
cũng khác nhau. Nếu lấy thời gian lao động cá biệt của từng người sản xuất ra để đo
lượng giá trị của hàng hóa thì khi ấy dù là do họ làm việc cẩn thận,tỉ mỉ hay do sự lười
biếng, chậm chạp , trình độ kém, điều kiện sản xuất nghèo nàn chỉ cần có thời gian lao
động lớn thì có thể kết luận hàng hóa đó có nhiều giá trị. Vậy đó sẽ là sự sai lệch trầm
trọng.
Thế nên,C.Mác đã viết: "Chỉ có lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động

xã hội cần thiết để sản xuất ra một giá trị sử dụng, mới quyết định đại lượng giá trị của
giá trị sử dụng ấy"
Vậy, lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa là lượng thời gian hao phí lao động xã hội
cần thiết để sản xuất ra đơn vị hàng hóa đó. Thời gian lao động này phải được xã hội
chấp nhận,không phải thời gian lao động của đơn vị sản xuất cá biệt mà là thời gian lao
động xã hội cần thiết.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa
trong điều kiện bình thường của xã hội, tức là với một trình độ kỹ thuật trung bình, trình
độ khéo léo trung bình và cường độ lao động trung bình so với hồn cảnh xã hội nhất
định.
Trong thực tế sản xuất, người sản xuất luôn phải cố gắng giảm thời gian lao động cá biệt
của mình xuống thấp hơn mức hao phí trung bình cần thiết.Xét về mặt cấu thành, lượng
giá trị của một đơn vị hàng hóa được sản xuất ra bao hàm: hao phí lao động quá khứ(chứa


Kinh tế chính trị Mác- Lênin

trong các yếu tố vật tư, nguyên liệu đã tiêu dùng để sản xuất ra hàng hóa đó) + hao phí
lao động mới kết tinh thêm.
2.Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa.
Lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết
để sản xuất ra hàng hóa đó, vậy nên bất cứ yếu nào làm thời gian hao phí xã hội cần thiết
thay đổi đều sẽ tác động đến lượng giá trị của đơn vị hàng hóa.
Đầu tiên là năng suất lao động.
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động. Nó được đo bằng số lượng sản
phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian lao động hao phí để sản
xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Năng suất lao động tăng lên có nghĩa là cũng trong một thời gian lao động, nhưng khối
lượng hàng hóa sản xuất ra tăng lên làm cho thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra
một đơn vị hàng hóa giảm xuống, lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng ít. Ngược

lại, năng suất lao dộng xã hội càng giảm, thì thời gian lao động xã hội cần thiết để sản
xuất ra hàng hóa càng tăng và lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng nhiều. Như
vậy lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa tỷ lệ thuận với số lượng lao động kết tinh và tỷ
lệ nghịch với năng suất lao động xã hội.
Năng suất lao động lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ khéo léo của người lao
động, sự phát triển của khoa học - kỹ thuật và trình độ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản
xuất, sự kết hợp xã hội của sản xuất, hiệu quả của tư liệu sản xuất và các điều kiện tự
nhiên. Muốn tăng năng suất lao động phải hoàn thiện các yếu tố trên.
Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động có tác động khác nhau đến lượng giá
trị của hàng hóa. Cường độ lao động là khái niệm nói lên mức độ khẩn trương,tích cực
của hoạt động lao động trong sản xuất. Vì vậy, khi cường độ lao động tăng lên, thì lượng
lao động hao phí trong cùng một đơn vị thời gian cũng tăng lên và lượng sản phẩm được
tạo ra cũng tăng lên tương đương, còn lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm thì khơng


Kinh tế chính trị Mác- Lênin

đổi.Tuy nhiên, trong điều kiện sản xuất hàng hóa cịn thấp, việc tăng cường độ lao động
cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo ra số lượng các giá trị sử dụng nhiều hơn,
góp phần thỏa mãn như cầu sử dụng của xã hội.
Thứ hai là, tính chất phức tạp của lao động.
Tính chất phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến lượng giá trị của hàng
hóa.Căn cứ vào mức độ phức tạp của lao động có thể chia thành lao động giản đơn và lao
động phức tạp.
Lao động giản đơn là lao động khơng địi hỏi có q trình đào tạo một cách có hệ thống,
chuyên sâu về chuyên mơn,kỹ năng,nghiệp vụ cũng có thể thao tác được. Cịn lao động
phức tạp là những hoạt động lao động yêu cầu phải trải qua một quá trình đào tạo về kỹ
năng,nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định.
Trong cũng một đơn vị thời gian lao động, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao
động giản đơn. C.Mác chỉ rõ: trong một giờ lao động, người thợ sửa chữa đồng hồ tạo ra

nhiều giá trị hơn người rửa bát. Vì lao động của người rửa bát là lao động giản đơn, có
nghĩa là bất kì ai cũng có thể làm được mà khơng cần phải trải qua q trình đào tạo, học
tập, cịn lao động của người sửa chữa đồng hồ là lao động phức tạp vì cần phải trải qua
quá trình đào tạo, huấn luyện tay nghề. Lao động phức tạp là lao động giản đơn được
nhân gấp bội lên. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để các nhà quản trị quy định mức thù
lao cho phù hợp với tính chất của hoạt động lao động trong quá trình tham gia vào các
hoạt động kinh tế xã hội.
II, Ý nghĩa thực tiễn đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ở Việt

Nam hiện nay.
Trong một thế giới mà tồn cầu hố đang là xu thế chủ đạo, chưa bao giờ người ta thấy
cạnh tranh để tồn tại và phát triển giữa các quốc gia nói chung và giữa các doanh nghiệp
với nhau nói riêng lại gay gắt như ngày nay.Vì thế ,với các doanh nghiệp sản xuất , kinh
doanh ở Việt Nam lại là những thách thức ngày càng lớn.Làm sao có thể sản xuất ra các


Kinh tế chính trị Mác- Lênin

mặt hàng ngày càng chất lượng, mẫu mã đa dạng mà giá cả lại hợp lý.Từ đó,càng thấy
được việc nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa là rất cần thiết.
Trước hết, việc nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa giúp các nhà sản xuất có thể định giá
được các sản phẩm đã làm ra.Đối với một chủ doanh nghiệp, việc định giá chính xác sản
phẩm mà mình làm ra vơ cùng quan trọng. Giá bán là cách nhà sản xuất “nói chuyện” và
giới thiệu với khách hàng về chất lượng của món hàng. Giá quá thấp vừa khơng đảm
bảo dịng tiền, vừa tạo ác cảm trong người tiêu dùng (rằng sản phẩm “rởm”), trong khi
giá quá cao khiến sản phẩm thua thiệt về sức cạnh tranh so với đối thủ.
Tiếp theo khi các doanh nghiệp có sự hiểu biết đúng đắn về lượng giá trị hàng hóa sẽ
tìm ra được các nhân tố tác động đến nó từ đó biết cách giảm giá cả sản xuất.Hiện nay
có thể thấy các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang dần chú ý đến các yếu tố để làm
giảm giá thành sản phẩm mà vẫn giữ được chất lượng và uy tín, như tăng năng suất lao

động,đầu tư vào khoa học kỹ thuật hiện đại,đầu tư đào tạo giáo dục chất xám….mà vẫn
giữ nguyên hoặc làm tăng giá trị để tiến tới cạnh tranh trên thị trường, đây chính là
điều mà các nhà kinh tế luôn hướng tới nhằm đạt được lợi nhuận siêu ngạch. Những
năm qua, NSLĐ của Việt Nam liên tục gia tăng, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng
kinh tế - xã hội của đất nước. Điển hình như, năm 2017, NSLĐ đóng góp khoảng 89%
tăng trưởng GDP, cao hơn so với mức 66,3% giai đoạn 1990-2000 và 61,9% giai đoạn
2000-2012. Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, NSLĐ toàn nền kinh tế theo giá
hiện hành năm 2017 ước đạt 93,2 triệu đồng/lao động. Theo Tổng cục Thống kê, NSLĐ
của Việt Nam thời gian qua tuy có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm
và là quốc gia có tốc độ tăng NSLĐ cao trong khu vực ASEAN nhưng năng suất của Việt
Nam hiện nay vẫn rất thấp so với nhiều nước trong khu vực.Vậy nên, Việt Nam vẫn phải
tiếp tục áp dụng nhiều biên pháp để tăng năng suất lao động như nâng cao chất lượng
lao động, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới,……
Tuy nhiên có thể thấy rằng do chất lượng lao động ở Việt Nam hiện nay vẫn còn hạn
chế, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo cũng có sự tăng qua các năm nhưng vẫn còn chậm,và


Kinh tế chính trị Mác- Lênin

thấp hơn với các nước trong khu vực.Theo thống kê năm 2019, Việt Nam có số lao
động đứng thứ 3 ASEAN nhưng lực lượng lao động, nhất là lao động đã qua đào tạo mới
đạt trên 22%, chỉ bằng 1/3 Hàn Quốc, Singapore.
Với sự phát triển của tư liệu sản xuất cũng đòi hỏi lực lượng lao động phải được đào
tạo bài bản hơn.Bởi vì lao động phức tạp tạo ra được nhiều giá trị hơn lao động giản
đơn trong cùng một thời gian lao động.Theo kết quả điều tra cho thấy, Việt Nam đang ở
trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng nhưng chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn hạn chế với tỉ
lệ lao động đã được đào tạo có bằng, chứng chỉ thấp, chỉ đạt 23,1%. Việt Nam có thị
trường lao động rộng lớn nhưng chất lượng lao động chưa cao, người lao động làm việc
trong các nghề địi hỏi trình độ kỹ năng cao chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ, khoảng 11% lao động
có trình độ cao; lao động phổ thơng và lao động giản đơn chiếm tỉ trọng lớn. Nhóm nghề

lao động giản đơn đã giảm tỷ trọng so với các năm trước nhưng vẫn thu hút nhiều nhân
lực nhất trong nền kinh tế, với tỉ lệ 33,2%.Muốn tăng tỉ lệ lao động đã qua đào tạo
chúng ta phải phát triển giáo dục , nâng cao trình độ chun mơn , kỹ thuật, kỹ năng
làm việc.
Ngoài nâng cao năng lực của người lao động, cũng nên chú ý đến phát triển, nghiên
cứu và ứng dụng các thành tựu KHKT mới , đẩy mạnh cơng nghiệp hóa hiện đại hóa,
tăng quy mơ sản xuất, đầu tư trang thiết bị , máy móc hiện đại.Ta có thể thấy, nhờ
những thành tựu nghiên cứu và ứng dụng của Cách mạng KHKT trong sản xuất cũng như
đời sống nên đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân ở hầu hết các quốc gia
đều tăng, đặc biệt ở những nước phát triển (năm 1950 : GDP/người của các nước phát
triển đạt 3.840 đôla Mỹ (USD), của các nước nghèo nhất đạt 165 USD ; năm 1994 :
GDP/người các nước phát triển đạt 18.130 USD, của các nước nghèo nhất đạt 300 USD.
Mức tiêu thụ các sản phẩm tính trung bình của 1 người ở Mỹ hiện nay so với đầu thế kỷ
XX tăng 6,6 lần. Cuộc Cách mạng KHKT làm cho các nước ngày càng bị phụ thuộc vào
nhau về vốn, nguyên, nhiên liệu, lao động và khoa học cơng nghệ. Vì vậy, đã làm cho
nền kinh tế – xã hội thế giới ngày càng có xu hướng quốc tế hóa và tồn cầu hóa cao.Với
Việt Nam, sau gần 30 năm đổi mới, cũng đã đạt được những thành tựu quan trọng. Từ


Kinh tế chính trị Mác- Lênin

một nền kinh tế nơng nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nghề nông, đến nay đã xây
dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đáp ứng được cho
sự nghiệp công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đại hóa (CNH, HĐH) và chuyển toàn bộ mọi hoạt động
của nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp sang nền kinh tế có tư duy cơng nghiệp. Tuy
nhiên, đất nước còn đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen lẫn nhau, tác động tổng
hợp và diễn biến phức tạp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây đã bị suy
giảm, cho thấy mơ hình CNH, HĐH của nước ta có những điểm khơng cịn phù hợp;
CNH, HĐH phát triển chưa bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,
HĐH đang chững lại; hiệu quả sử dụng nguồn lực còn nhiều hạn chế, chất lượng nguồn

nhân lực thấp so với yêu cầu; một số vấn đề xã hội phát sinh chậm được giải quyết. Việt
Nam vẫn cịn phải cố gắng hơn trong cơng cuộc xây dựng nên kinh tế hiện đại, áp dụng
đúng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Tóm lại, có thể thấy cách hiệu quả nhất để làm giảm lượng giá trị hàng hóa đầu tiên là
đầu tư vào con người. Con người có đủ chi thức, hiểu biết sau đó sẽ biết cách áp dụng
tri thức , phát triển khoa học kỹ thuật vào sản xuất,nâng cao năng suất lao động,chất
lượng của sản phẩm mà giá cả vẫn hợp lý , đủ để cạnh tranh với các mặt hàng trên thế
giới.Tiến tới xây dựng một nền kinh tế tri thức vững mạnh , cải thiện đời sống, vươn ra
thế giới, sánh ngang với các cường quốc.


Kinh tế chính trị Mác- Lênin

PHẦN KẾT LUẬN

Sau những phân tích trên, ta có thể thấy việc nghiên cứu về lượng giá trị hàng hóa là
.rất quan trọng, việc hiểu rõ, nắm vững những kiến thức về lý luận này có ý nghĩa rất
lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.Với một xã hội hiện
đại như bây giờ , việc kết nối hội nhập là hết sức cần thiết. Thơng qua trao đổi hàng
hóa giữa các nước chúng ta không chỉ thu về được lợi nhuận cao hơn mà còn học tập
được rất nhiều tri thức mới. Do đó muốn cạnh tranh với các mặt hàng ở nước ngoài
buộc các doanh nghiệp sản xuất phải đầu tư phát triển kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới
để giảm chi phí sản xuất mà vẫn có thể nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Hiểu
được nhu cầu của đại đa số người tiêu dùng, kích thích sự sáng tạo,tìm ra những cái
mới trong tư suy của người lao động. Muốn làm được như vậy thì cũng cần đầu tư vào
giáo dục, con người có tư duy tốt, có nền tảng kiến thức vững vàng thì mới làm được
phát triển được đất nước.
Ta có thể thấy rõ được tầm quan trọng của các yếu tố kể trên khi tìm hiểu về lượng
giá trị hàng hóa.Vì vậy việc nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa đối với các doanh
nghiệp sản xuất, kinh doanh ở nước ta là vô cùng quan trọng để khơng bị bỏ lại phía

sau .


Kinh tế chính trị Mác- Lênin

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bơ ̣ Giáo dục và đào tạo (2019), Giáo trình kinh tế chính trị Mac – Lenin , Nxb
Chính trị và hành chính, Hà Nội.
2. Bộ slide bài giảng Kinh tế chính trị Mác Lênin.
3. Các bài báo về kinh tế Việt Nam



×