Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN đề tài học thuyết hình thái kinh tế xã hội và sự vận dụng của đảng ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.16 KB, 15 trang )

lOMoARcPSD|11558541

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN MƠN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

Đề tài: Học thuyết hình thái kinh tế-xã hội và sự vận dụng của Đảng ở Việt
Nam hiện nay.

Họ và tên:
Mã sinh viên:
Lớp học phần:

Hà Nội, tháng 12 năm 2020


lOMoARcPSD|11558541

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
B. NỘI DUNG..............................................................................................................1
Phần I. Lý luận về cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước..................................1
1. Quan niệm về cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa....................................................1
2. Nội dung cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.............................................2
Phần II. Lý luận về cách mạng công nghiệp 4.0.....................................................2
1. Cách mạng công nghiệp 4.0..............................................................................2
2. Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước................................................................................................................. 3
Phần III. Thực trạng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay...........4
1. Thành tựu..........................................................................................................5


2. Tồn tại, hạn chế.................................................................................................6
Phần IV. Giải pháp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. 7
1. Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mơ, chuyển đổi mơ hình kinh tế........................8
2. Tăng cường hiệu quả huy động, phát triển nguồn lực tài chính.........................9
3. Tăng cường hiệu quả phân bổ, sử dụng nguồn lực............................................9
4. Phát triển các yếu tố tiền đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa..............................9
5. Phát triển khoa học-cơng nghệ..........................................................................9
6. Phát triển nông nghiệp, nông thôn...................................................................10
7. Tăng cường khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, phát triển các ngành kinh tế
mũi nhọn.............................................................................................................10
8. Thúc đẩy phát triển kinh tế vùng.....................................................................10
C. KẾT LUẬN............................................................................................................ 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................11


lOMoARcPSD|11558541

A. MỞ ĐẦU
Sau khi rơi vào tình trạng khủng hoảng về kinh tế-xã hội qua cuộc chiến tranh vô cùng
khốc liệt với đế quốc Mỹ, Đảng và Nhà nước ta đã xác định nhiệm vụ trọng tâm trong
quá trình xây dựng, phát triển đất nước là tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bởi
chỉ có con đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa mới đưa nước ta trở nên giàu mạnh,
đồng thời xây dựng được một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, từng bước tiến lên
chủ nghĩa xã hội, từ đó rút ngắn khoảng cách với các quốc gia phát triển, sánh vai với
các cường quốc năm châu. Hiện nay, cách mạng công nghiệp 4.0 đưa tới nền kinh tế
thông minh và đang phát triển rất mạnh mẽ, tạo cơ hội phát triển cho mọi quốc gia,
nhất là các nước đang phát triển Đây sẽ là bước ngoặt, bước tiến lớn trong lịch sử phát
triển của nhân loại. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra những thách thức lớn đối với nhiều quốc
gia, nhiều đối tượng xã hội, trên nhiều lĩnh vực. Các thành tựu khoa học-công nghệ
trong cách mạng công nghiệp 4.0 làm cho tài nguyên thiên nhiên, lao động phổ thông

giá rẻ ngày càng mất lợi thế. Việc làm rõ những vấn đề đặt ra và đưa ra những định
hướng cho q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách
mạng công nghiệp lần thứ tư thời gian tới là cấp bách và thiết thực. Và đây cũng là lí
do để em chọn đề tài”Thực trạng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay”.
B. NỘI DUNG
Phần I. Lý luận về cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
1. Quan niệm về cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
Cơng nghiệp hóa là q trình chuyển đổi nền sản xuất xã hội từ dựa trên lao động thủ
cơng là chính sang nền sản xuất xã hội dựa chủ yếu trên lao động bằng máy móc nhằm
tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Cơng nghiệp hóa có lịch sử phát triển khoảng ba trăm năm, bắt đầu từ nước Anh vào
cuối thế kỉ XVIII, sau đó lan sang các nước ở Tây Âu, Bắc Mỹ...và ngày nay ở các
nước đang phát triển. Nguồn vốn để cơng nghiệp hóa của các nước tư bản cổ điển chủ
yếu do bóc lột lao động làm thuê, làm phá sản những người sản xuất nhỏ trong nông
nghiệp, đồng thời gắn liền với việc xâm chiếm và cướp bóc thuộc địa. Q trình này
đã dẫn đến mâu thuẫn gay gắt giữa tư bản và lao động, làm bùng nổ những cuộc đấu
tranh của giai cấp công nhân chống lại nhà tư bản ở các nước tư bản lúc bấy giờ, tạo

1


lOMoARcPSD|11558541

tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác-vũ khí lí luận của giai cấp cơng nhân chống
lại Chủ nghĩa tư bản.
Ngày 30 tháng 7 năm 1994, Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương khóa VII
đã ra Nghị quyết số 07-NQHNTW về phát triển công nghiệp, cơng nghệ đến năm 2000
theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng giai cấp cơng nhân
trong giai đoạn mới, trong đó chỉ rõ:”Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là q trình
chuyển đổi căn bản, tồn diện các hoạt động sản xuất, khinh doanh, dịch vụ và quản lí

kinh tế xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ cơng là chính sang sử dụng một cách phổ
biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên
sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học-công nghệ, tạo ra năng suất lao động
xã hội cao.”
2. Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Một là, tạo lập những điều kiện để có thể thực hiện chuyển đổi từ nền sản xuất-xã hội
lạc hậu sang nền sản xuất-xã hội tiến bộ. Muốn thực hiện chuyển đổi trình độ phát
triển, đòi hỏi phải dựa trên những tiền để trong nước, quốc tế. Do đó, nội dung quan
trọng hàng đầu để thực hiện thành cơng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là phải thực
hiện tạo lập các điều kiện cần thiết trên tất cả các mặt của đời sống sản xuất xã hội Tuy
vậy, khơng có nghĩa là chờ chuẩn bị đầy đủ mới thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa, thực tế phải thực hiện các nhiệm vụ một cách đồng thời.
Hai là, thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổi nền sản xuất–xã hội lạc hậu sang nền sản
xuất-xã hội hiện đại. Cụ thể:
+ Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới, hiện đại.
+ Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiệ đại, hợp lí và hiệu quả.
+ Từng bước hồn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất.
Phần II. Lý luận về cách mạng công nghiệp 4.0
1. Cách mạng công nghiệp 4.0
Cách mạng công nghiệp 4.0 xuất phát từ khái niệm”Industrie 4.0”trong một báo cáo
của Chính phủ Đức năm 2013. Nó là kỷ ngun công nghiệp lớn lần thứ tư kể từ cuộc

2


lOMoARcPSD|11558541

cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở thế kỷ XVIII. Cuộc cách mạng cơng nghiệp lần
thứ tư có thể được mô tả như là sự ra đời của một loạt các công nghệ mới, kết hợp tất

cả các kiến thức trong lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số, sinh học, và ảnh hưởng đến tất cả
các lĩnh vực, nền kinh tế, các ngành kinh tế và ngành công nghiệp,
Trung tâm đến cuộc cách mạng này đang nổi lên những đột phá cơng nghệ trong các
lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, robot, Internet vạn vật, xe tự lái, công nghệ in 3D và
công nghệ nano.
2. Tác động của cách mạng cơng nghiệp 4.0 đến cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước
Cách mạng cơng nghiệp 4.0 tạo ra cơ hội phát triển cũng như thách thức cho mọi quốc
gia, nhất là các nước đang phát triển trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Việt Nam có thể tận dụng được những thành tựu khoa học-cơng nghệ mới, có thể đi
tắt, đón đầu”, đồng thời cũng có thể sẽ làm tụt hậu ngày càng xa hơn nếu không tận
dụng được cơ hội này.
2.1. Cơ hội
Tồn cầu hóa làm cho thị trường thế giới ngày nay càng rộng lớn về quy mơ, hồn
thiện về cơ chế hoạt động. Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam có cơ hội kế thừa, tiếp
thu, sử dụng những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ hiện đại,
nhất là những thành quả của cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0; có cơ hội mở rộng sản
xuất, giải quyết việc làm ổn định và cải thiện đời sống của nhân dân, tham gia quá
trình hợp tác và phân công lao động quốc tế. Đây rõ ràng là lợi thế của những nước đi
sau.
Với ưu thế dân số trẻ, tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh và Internet cao, mức độ tiếp
cận ứng dụng khoa học công nghệ tốt, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra
cho doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội lớn trong việc xây dựng và phát triển dữ liệu
lớn, làm nền tảng triển khai các trụ cột khác của nền công nghiệp 4.0. Theo thống kê,
lượng người dùng Internet tại Việt Nam trong năm 2019 là xấp xỉ 64 triệu người,
chiếm khoảng 65,98 % tổng dân số; số người dùng điện thoại di động kết nối internet
là 58 triệu người và số thuê bao điện thoại lên đến 143,3 triệu số.

3



lOMoARcPSD|11558541

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã bước đầu có được những thành tựu về các mặt ứng
dụng công nghệ thông tin như các tiến bộ trong y học, kỹ thuật, cơng nghệ thơng tin để
sẵn sàng đón nhận cơ hội từ cách mạng công nghiệp 4.0. Các quan điểm, chủ trương,
đường lối của Đảng ta cũng đóng vai trị rất quan trọng trong cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 tại nước ta. Theo đó, ngày 4/5/2017, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban
hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về tăng cường năng lực tiếp cận CMCN 4.0. Việt Nam đã
có các chính sách phát triển kinh tế tri thức, cơng nghệ cao, liên quan nhiều đến
CMCN 4.0. Theo đó, các Đề án “Thanh tốn khơng dùng tiền mặt của NHNN”;”Số
hóa”của Bộ TT & TT. Đổi mới công nghệ của Bộ KH & CN và các chỉ thị của các cấp
cao hơn. Qua đó có thể thấy, dù xuất phát điểm là nước đi sau nhưng với tâm thế
chuẩn bị trước cùng những ưu thế nhất định thì cơ hội bứt phá trong cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 của nước ta là điều hồn tồn có thể thấy rõ.
2.2. Thách thức, nguy cơ
Bên cạnh cơ hội, chúng ta đang đứng trước thách thức to lớn, suyên suốt và cơ bản
trong hiện tại, trước mắt và tương lai trước cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, thể hiện
như sau:
Thứ nhất, thách thức từ những nhu cầu đào tạo (bao gồm nhu cầu đào tạo cho đối
tượng người học mới, đối tượng chuyển đổi nghề nghiệp, đối tượng học bổ sung, nâng
cấp trình độ và đào tạo lại) đáp ứng cả về số lượng, chất lượng, tính hiệu quả của lực
lượng lao động với thị trường gần 54 triệu lao động phù hợp với điều kiện mới, thời
thời kỳ mới của đất nước góp phần làm tăng năng suất lao động, tăng năng lực cạnh
tranh quốc gia, ổn định xã hội và giảm tỷ lệ tệ nạn, tội phạm trong xã hội.
Thứ hai, thách thức trước sự địi hỏi tính linh hoạt, cấp bách đáp ứng kịp thời đồng
thời 2 nhiệm vụ hết sức lớn lao do đặc trưng của cuộc CMCN 4.0 đặt ra, đó là phải đào
tạo được những nghề mà việc làm chưa từng tồn tại trước đó và nghề mà việc làm sử
dụng công nghệ chưa từng được phát minh.
Thứ ba, thách thức trong việc chuyển dịch cơ cấu việc làm khi mà việc chuyển dịch

trong vòng 30 năm qua kể từ khi đổi mới đất nước là khá chậm. Nền kinh tế hiện nay
vẫn dựa nhiều vào các ngành sử dụng lao động giá rẻ và khai thác tài nguyên thiên
nhiên.

4


lOMoARcPSD|11558541

Phần III. Thực trạng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay
Trong nhiều thập niên qua, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xu hướng phát triển chung
của nhiều nước trên thế giới. Đối với Việt Nam, cùng với quá trình đổi mới, việc thực
hiện các chủ trương, đường lối về cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đã góp phần quan
trọng trong q trình phát triển, đưa đất nước thoát nghèo và lạc hậu, nâng cao mức
sống của người dân. Đánh giá chung về thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
Việt Nam có thể khái quát trên một số nét như sau:
1. Thành tựu
+ Duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân khá
Về cơ bản, từ năm 1991 đến nay, Việt Nam đã duy trì được tốc độ tăng trưởng bình
qn khá. Trong đó, giai đoạn 2006-2010 đạt bình quân 6,32 %/năm, giai đoạn 20112015 đạt bình quân khoảng 5,82 % / năm, giai đoạn 2015-2019 đạt bình quân 6,64
%/năm.
- Cơ cấu các ngành kinh tế đã có sự dịch chuyển tích cực theo hướng cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
Trong cơ cấu ngành cơng nghiệp, tỷ trọng giá trị sản xuất của công nghiệp khai
khống giảm dần, trong khi tỷ trọng của ngành cơng nghiệp chế biến tăng. Các ngành
dịch vụ phát triển đa dạng, từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời
sống. Trong đó, các ngành dịch vụ gắn với cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa như dịch vụ
tài chính, ngân hàng, tư vấn pháp lý, bưu chính viễn thông phát triển nhanh, chiếm tỷ
trong ngày càng cao trong GDP.
- Cơ cấu lao động đã có sự chuyển đổi tích cực

Gắn liền với q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phục vụ tốt hơn các mục tiêu CNH,
HĐH Tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp đã giảm mạnh còn 38 % năm 2019, tỷ
trọng lao động ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ tăng liên tục.
+Hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy mạnh
Việt Nam đã tham gia hội nhập trên tất cả các cấp độ, từng bước tham gia vào mạng
sản xuất và chuỗi giá trị cung ứng, đưa hoạt động của doanh nghiệp và nền kinh tế vào
mơi trường cạnh tranh tồn cầu. Xuất khẩu tăng nhanh và là động lực quan trọng cho

5


lOMoARcPSD|11558541

tăng trưởng kinh tế. Cơ cấu hàng xuất khẩu đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng sản
phẩm chế biến, nguyên vật liệu, linh kiện và phụ tùng cho sản xuất, giảm tỷ trọng xuất
khẩu nhóm hàng thơ và tài nguyên. Trong khi đó, cơ cấu hàng nhập khẩu chuyển dịch
theo hướng ưu tiên phục vụ sản xuất để xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong
nước.
+ Phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội
Cùng với thúc đẩy tăng trưởng, Việt Nam cũng đã giải quyết có hiệu quả mối quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Công tác giải quyết việc làm, xố đói giảm nghèo vượt mục tiêu phát triển Thiên niên
kỷ. GDP bình quân đầu người tăng mạnh, từ 113 USD năm 1991 lên 1.273 USD năm
2010 và đến năm 2019 đạt khoảng 2.786 USD. Người dân cũng đã có điều kiện thuận
lợi hơn trong việc tiếp cận với các dịch vụ cơng cơ bản, trong đó đáng kể là dịch vụ y
tế, giáo dục. Tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt qua các năm, kể cả khu vực nơng thơn và
thành thị. Tỷ lệ hộ nghèo tính theo chuẩn nghèo năm 2019 đã giảm còn dưới 4 %
2. Tồn tại, hạn chế
+ Kinh tế phát triển chưa bền vững
Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp so với tiềm năng và thấp hơn nhiều nước trong khu

vực thời kỳ đầu cơng nghiệp hóa. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều rộng, dựa
vào các ngành công nghệ thấp, tiêu hao vật chất cao, sử dụng nhiều tài nguyên, vốn và
lao động. Vai trị của khoa học-cơng nghệ, của tính sáng tạo trong tăng trưởng kinh tế
cịn thấp. u cầu về thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng rút ngắn
đứng trước nhiều thách thức. Kể từ khi bắt đầu thực hiện cơng nghiệp hóa, tốc độ tăng
trưởng bình qn trong 25 năm sau đó của Hàn Quốc là 7,79 % (giai đoạn 1961-1985),
của Thái Lan là 7,11 % (giai đoạn 1961-1985), của Ma-lai-xi-a là 7,66 % (giai đoạn
1961-1985) và của Trung Quốc là 9,63 % (1979-2003). Trong khi đó, tốc độ tăng
trưởng GDP bình qn của Việt Nam kể từ khi thực hiện đổi mới đến nay chỉ khoảng
6,5 %
+ Nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực đang hiện hữu
Mặc dù đã đạt được các kết quả tích cực về phát triển kinh tế, song đến nay, thu nhập
bình quân đầu người của Việt Nam vẫn còn thấp, chênh lệch khá lớn so các nước trong

6


lOMoARcPSD|11558541

khu vực. GDP bình quân đầu người của Thái Lan năm 1996 là 3.026 USD thì đến năm
2014 là 5.550 USD và của Trung Quốc năm 1996 là 728 USD thì đến năm 2014 là
7572 USD, trong khi con số tương ứng của Việt Nam chỉ tăng từ mức 337 USD lên
2.072 USD GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2014 chỉ ngang bằng mức
GDP bình quân đầu người của Trung Quốc năm 2006, In-đô-nê-xi-a năm 2007, Thái
Lan năm 1993 + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế bao gồm cả cơ cấu ngành, cơ cấu lao
động đã”chững lại”trong nhiều năm nhưng chậm có sự điều chỉnh phù hợp.
+ Các ngành dịch vụ tham dụng tri thức, khoa học cơng nghệ phát triển cịn chậm
Nếu như trong giai đoạn đầu của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cơ cấu kinh
tế có tốc độ chuyển dịch khá, cơ cấu ngành nông nghiệp trong GDP giảm mạnh, từ
mức 38 % năm 1986 xuống 27 % năm 1995 và 19,3 % năm 2005, thì từ năm 2006 đến

nay, tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP giảm không đáng kể. Năm 2014, ngành
nông nghiệp vẫn chiếm hơn 18 % GDP, cao hơn đáng kể so với tỷ trọng ngành nông
nghiệp trong GDP của các nước xung quanh (tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP
của Trung Quốc là 10,1 %, của In-đô-nê-xi-a là 14,4 %, của Ma-lai-xi-a là 10,1 % và
của Thái Lan là 12,3 %). Dù vậy, năm 2019, tỷ trọng ngành nơng nghiệp cũng đã giảm
xuống cịn 13,69 % trong khi tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ không có quá
nhiều sự thay đổi.
+ Sự hợp tác, liên kết trong phát triển cơng nghiệp cịn yếu, CNHT phát triển còn
chậm, sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên, phụ liệu.
+ Sức cạnh tranh nền kinh tế còn thấp, năng suất lao động có khoảng cách lớn so với
nhiều nước và chậm được cải thiện.
Theo số liệu từ Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2018-2019 của Diễn đàn Kinh tế
Thế giới, nền kinh tế Việt Nam đứng thứ 67 trong số 148 quốc gia trong bảng xếp
hạng, tăng 10 bậc so với thứ hạng 77 trong năm 2012-2013. Việt Nam ln nằm trong
nhóm các quốc gia gần thuộc nửa cuối bảng xếp hạng, thấp hơn nhiều so với các nước
trong khu vực Đông Nam Á (Ma-lai-xi-a đứng thứ 27, Thái Lan đứng thứ 40, In đônê-xi-a đứng thứ 50, Phi-líp-pin đứng thứ 64) và cịn một khoảng cách rất xa so khu
vực Đông Á (Hàn Quốc, Nhật Bản).

7


lOMoARcPSD|11558541

Mức độ tham gia của các doanh nghiệp trong nước vào các chuỗi giá trị tồn cầu cịn
rất hạn chế Việt Nam đã thực hiện cải cách và mở cửa trong gần 30 năm, xuất khẩu
liên tục được mở rộng nhưng mức độ tham gia của các doanh nghiệp trong nước vào
các chuỗi giá trị tồn cầu cịn rất hạn chế. Hàm lượng GTGT của xuất khẩu còn thấp.
Các mặt hàng có lợi thế so sánh cao vẫn thuộc các nhóm sử dụng nhiều nguyên liệu,
tài nguyên và lao động rẻ như nhóm hàng cơng nghiệp nhẹ (da giây, thủ cơng mỹ
nghệ...), nhóm nơng sản, thủy sản.

Phần IV. Giải pháp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay
Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn phát
triển với các đặc điểm khác nhau. Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã thu được
những thành tựu to lớn, góp phần quan trọng đưa nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng
khá thúc đẩy cơng tác xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã
đạt được, q trình thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thời gian qua cũng đang
bộc lộ những hạn chế nhất định. Để đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước trong điều kiện cách mạng 4.0, Việt Nam cần có những giải pháp đồng bộ,
trong đó phải thực hiện quyết liệt q trình chuyển đổi mơ hình kinh tế, nâng cao hiệu
quả huy động phát triển nguồn lực, đẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế về tài chính, thu
hút nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển, chú trọng quá trình tái cơ cấu nền
kinh tế, góp phần phát huy lợi thế cạnh tranh, tăng cường hiệu quả phân bổ, sử dụng
nguồn lực, trong đó, nâng cao vai trò định hướng của nguồn lực tài chính nhà nước
trong đầu tư phát triển kinh tế-xã hội gắn với thu hút đầu tư của khu vực tư nhân, tạo
cơ chế tài chính để các địa phương thu hút các nguồn lực cho phát triển, hình thành các
chính sách phù hợp để thúc đẩy sự phát triển của các yếu tố tiền đề cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Trong đó, có tám giải pháp được xem là trọng tâm trong việc thúc đẩy
phát triển q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
1. Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mơ, chuyển đổi mơ hình kinh tế
Đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước, nâng cao chất lượng cơng tác xây
dựng chính sách, thực hiện phối hợp hiệu quả trong quản lý kinh tế vĩ mơ, tiếp tục thực
hiện chính sách tài khóa và tiền tệ thận trọng, linh hoạt đảm bảo duy trì và củng cố ổn
định kinh tế vĩ mô, tăng cường công tác thơng tin kinh tế-xã hội, cơng tác kế tốn,
thống kê.

8


lOMoARcPSD|11558541


Tập trung thực hiện chuyển đổi mơ hình tăng trưởng theo lộ trình và bước đi phù hợp
để đến năm 2020 cơ bản hình thành mơ hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, bảo
đảm chất lượng tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Trong đó, đối với đầu tư cơng, tập trung vào một số ngành trọng điểm, có tính đột phá
và có sự lan toả cao; đối với tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) cần nghiên
cứu, đánh giá lại mơ hình tập đồn kinh tế nhà nước; phát huy vai trò của khu vực
DNNN trong việc mở đường ở những ngành, lĩnh vực mà các doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế khác không đủ năng lực thực hiện hoặc ở những lĩnh vực mà Nhà
nước cần ưu tiên nắm giữ.
2. Tăng cường hiệu quả huy động, phát triển nguồn lực tài chính
Hồn thiện thể chế về tài chính phù hợp với q trình hồn thiện cơ chế kinh tế thị
trường định hướng XHCN, thu hút nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển, chú
trọng đến quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, góp phần phát huy lợi thế cạnh tranh trên
các cấp độ quốc gia, địa phương, ngành và sản phẩm.
3. Tăng cường hiệu quả phân bổ, sử dụng nguồn lực
Tái cấu trúc đầu tư công gắn với nâng cao hiệu quả đầu tư nguồn vốn NSNN. Đảm bảo
hiệu quả đầu tư nhà nước từ xác định chủ trương, lập và phê duyệt dự án cho đến thực
hiện, quản lý, giám sát dự án. Đổi mới phương thức phát triển tín dụng nhà nước theo
nguyên tắc thương mại. Tiếp tục thực hiện nhất quán cơ chế quản lý giá theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước gắn với việc thực hiện cơng khai, minh bạch giá,
tăng cường kiểm sốt chi phí sản xuất hàng hóa, dịch vụ độc quyền, sản phẩm cơng
ích, đồng thời có cơ chế hỗ trợ cho người nghèo và các đối tượng chính sách,
4. Phát triển các yếu tố tiền đề cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
Hồn thiện quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng cả nước, trong từng vùng, bảo đảm sử
dụng tiết kiệm các nguồn lực và hiệu quả tổng thể của nền kinh tế, bảo vệ mơi trường
đi đối với hồn thiện cơ bản mạng lưới giao thông vận tải thiết yếu đáp ứng nhu cầu
vận chuyển hàng hóa và hành khách giữa các vùng và với các nước trong khu vực. Sử
dụng đồng bộ các giải pháp nhằm thu hút có hiệu quả và kịp thời các nguồn tài chính
trong và ngồi nước cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Theo đó, đổi mới và hồn
thiện các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư từ mọi thành phần kinh tế; hồn thiện

khung pháp lý về đầu tư theo hình thức đối tác Nhà nước-tư nhân. Đẩy mạnh xã hội

9


lOMoARcPSD|11558541

hóa”đầu tư trong một số lĩnh vực như y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao để một mặt tăng
thêm nguồn vốn đầu tư, mặt khác làm tăng tính cạnh tranh trong cung cấp sản phẩm
dịch vụ.
5. Phát triển khoa học-cơng nghệ
Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động đầu tư cho KHCN, thu hút các thành phần xã hội tham
gia hoạt động KHCN, tăng cường sự gắn kết chặt chẽ giữa KHCN với sản xuất, thúc
đẩy phát huy sáng tạo cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng lực sản xuất và sức cạnh
tranh của nền kinh tế. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng trong việc
cung cấp dịch vụ KHCN giữa các tổ chức thuộc thành phần kinh tế khác nhau, bao
gồm cả việc tiếp cận nguồn kinh phí dành cho phát triển KHCN từ NSNN. Đẩy mạnh
việc nghiên cứu các sản phẩm KHCN gắn với kết quả đầu ra, đáp ứng nhu cầu của xã
hội và thu hút được nguồn vốn đầu tư, thương mại hóa kết quả nghiên cứu từ doanh
nghiệp.
6. Phát triển nông nghiệp, nông thôn
Phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp bắt đầu từ việc rà soát quy hoạch
sử dụng đất, quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên cơ sở phát huy tiềm năng và lợi thế
của từng vùng với tầm nhìn dài hạn; tăng cường tính kết nối sản xuất nông nghiệp với
công nghiệp chế biến, bảo quản và xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm, với chuỗi giá trị tồn
cầu đối với các sản phẩm có lợi thế và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
7. Tăng cường khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, phát triển các ngành kinh tế mũi
nhọn
Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược công nghiệp tổng thể phù hợp với mơ hình
và bước đi về CNH, HĐH Tiếp tục đẩy mạnh mơ hình CNH, HĐH hướng ngoại trên

cơ sở lựa chọn các ngành và lĩnh vực ưu tiên trong thực hiện chiến lược công nghiệp,
đặc biệt là những ngành có vị trí quan trọng, có tác động lớn hoặc làm nền tảng đối với
nhiều ngành khác, khai thác hiệu quả lợi thế cạnh tranh của đất nước phù hợp với thị
trường và xu thế phân công quốc tế, phù hợp với nguồn lực của quốc gia và khả năng
thu hút đầu tư từ các nguồn lực bên ngoài trong từng giai đoạn. Trong giai đoạn trước
mắt, cần ưu tiên lựa chọn các ngành, lĩnh vực công nghiệp gắn với sự phát triển của
nông nghiệp, nông thôn.

10

Downloaded by quang tran ()


lOMoARcPSD|11558541

8. Thúc đẩy phát triển kinh tế vùng
Tăng cường sự liên kết giữa các địa phương trong vùng kinh tế, có chính sách khuyến
khích hình thành các cụm liên kết ngành theo các lĩnh vực cơng nghiệp có lợi thế. Lựa
chọn một số địa bàn có lợi thế vượt trội, nhất là ở ven biển để hình thành một số khu
kinh tế làm đầu tàu phát triển và thử nghiệm mơ hình phát triển theo hướng hiện đại
của thế giới. Từng bước giảm bớt chênh lệch về trình độ phát triển và mức sống dân cư
giữa các vùng.

11

Downloaded by quang tran ()


lOMoARcPSD|11558541


C. KẾT LUẬN
Sau hơn 30 năm đổi mới và thực hiện q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, Việt
Nam đã thu được nhiều thành tựu to lớn, góp phần quan trọng đưa nền kinh tế đạt tốc
độ tăng trưởng khá, thúc đẩy cơng tác xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, bên cạnh những
thành cơng đã đạt được, q trình thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thời gian
qua cũng đang bộc lộ những hạn chế nhất định như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa
tương xứng với tiềm năng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, năng lực cạnh tranh so
với các nước trong khu vực còn thấp, chất lượng nhân lực chưa cao, hệ thống kết cấu
hạ tầng còn chậm phát triển. Trong bối cảnh cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 đang lan
rộng ra tồn cầu như hiện nay, Việt Nam muốn đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa cần phải thực hiện những giải pháp mang tính đồng bộ, phải quyết liệt
chuyển đổi mơ hình kinh tế, nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn; chú trọng
quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, góp phần phát huy khả năng cạnh tranh ở cấp độ quốc
gia, địa phương, ngành, sản phẩm. Bên cạnh đó, cần chú ý nâng cao vai trị định hướng
của Nhà nước trong đầu tư phát triển kinh tế-xã hội gắn với thu hút đầu tư của khu vực
tư nhân tạo các cơ chế tài chính, hình thành các chính sách phù hợp khuyến khích đầu
tư. Chỉ khi thực hiện được các giải pháp một cách hợp lý, đồng bộ và hiệu quả thì q
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa mới càng được đẩy mạnh phát triển, đóng góp
quan trọng cho việc xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh.

12

Downloaded by quang tran ()


lOMoARcPSD|11558541

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 55, tr.345-348, Nxb Chính trị Quốc gia năm 2015

2. Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ VI, tr.212, Nxb: Sự thật, Hà Nội, năm 1987
3. GS.TS. Nguyễn Ngọc Long (chủ biên): Chủ nghĩa Mác-Lênin với vận mệnh và
tương lai của chủ nghĩa xã hội, tr.429 Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, năm 2009
4. GS.TS Phùng Hữu Phú, GS.TS Lê Hữu Nghĩa, GS.TS Nguyễn Viết Thông (đồng
chủ biên): Một số vấn đề lí luận-thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam qua 30 năm đổi mới, tr.732, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội,
năm 2016
5. Văn kiện Hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành Trung ương khóa XII, Văn phịng
Trung ương Đảng, tr.47, năm 2018
6. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin
7. Số liệu từ Tổng cục Thống kê, Viện Chiến lược và chính sách tài chính
8. Wikipedia

13

Downloaded by quang tran ()



×