Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Giáo trình Lập trình với Visual Basic (Nghề Lập trình máy tính): Phần 1 - Tổng cục dạy nghề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 41 trang )

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TỔNG CỤC DẠY NGHỀ
Dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề (VTEP)

GIÁO TRÌNH
Mơn học: LẬP TRÌNH VỚI VISUAL BASIC
Mã số:ITPRG10
NGHỀ: LẬP TRÌNH MÁY TÍNH
Trình độ :lành nghề

Đà lạt - 2007


Tuyên bố bản quyền :
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình
Cho nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho
các mục đích về đào tạo và tham khảo .
Mọi mục đích khác có ý đồ lệch lạc hoặc
sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành
mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
Tổng Cục Dạy nghề sẽ làm mọi cách để bảo
vệ bản quyền của mình.
Tổng Cục Dạy Nghề cám ơn và hoan
nghênh các thông tin giúp cho việc tu sửa
và hoàn thiện tốt hơn tàI liệu này.

Địa chỉ liên hệ:
Dự án giáo dục kỹ thuật và nghề nghiệp
Tiểu Ban Phát triển Chương trình Học liệu
………………………………………………


................................................................

2


LỜI TỰA
Đây là tài liệu được xây dựng theo chương trình của dự án giáo dục kỹ thuật và
dạy nghề, để có đươc giáo trình này dự án đã tiến hành theo hai giai đoạn.
Giai đoạn 1 : Xây dựng chương trình theo phương pháp DACUM, kết quả của
gian đoạn này là bộ khung chương trình gồm 230 trang cấp độ 2 và 170 trang cấp độ
3.
Giai đoạn 2 : 29 giáo trình và 29 tài liệu hướng dẫn giáo viên cho nghề lập trình
máy tính 2 cấp độ.
Để có được khung chương trình chúng tơi đã mời các giáo viên, các chuyên gia
đang làm việc trong lĩnh vực công nghệ thơng tin cùng xây dựng chương trình.
Trong giai đoạn viết giáo trình chúng tơi cũng đã có những sự thay đổi để giáo
trình có tính thiết thực hơn vì công nghệ thông tin.
Đây là tài liệu thử nghiệm sẽ được hồn chỉnh để trở thành giáo trình chính
thức trong hệ thống dạy nghề.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn những cá nhân, tập thê đả giúp chúng tơi
hồn thành tài liệu này.
Đà lạt tháng 10 năm 2007

3


MỤC LỤC

TRANG
1. GIỚI THIỆU MÔN HỌC ..............................................................................5

2. :SƠ ĐỒ QUAN HỆ CÁC MÔ ĐUN................................................................7
3. BÀI 1 : GIỚI THIỆU VISUAL BASIC......................................................... 13
4. BÀI2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ CÁC THUỘC TÍNH CỦA VISUAL BASIC.............23
5. BÀI 3 : HẰNG SỐ, PHẠM VI ẢNH HƯỞNG............................................. 30
6 BÀI 4 : LẬP TRÌNH CẤU TRÚC.................................................................. 34
7. BÀI 5 : MẢNG............................................................................................ 39
8. BÀI 6 :XÂY DỰNG ỨNG DỤNG NHIỀU BIỂU MẪU................................. 42
9. BÀI 7 : THỦ TỤC VÀ CHƯƠNG TRÌNH CON.......................................... 49
10.BÀI 8 : CÁC ĐỐI TƯỢNG MỞ RỘNG................................................... 51
11.BÀI 9 : NỐI CHƯƠNG TRÌNH ỨNG DỤNG VỚI
CƠ SỞ DỮ LIỆU......................................................................... 54
12.BÀI 10 : LẬP TRÌNH WINDOWS............................................................ 62
13.BÀI 11 : LẬP TRÌNH HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG.......................................... 69
14. Bài 12 ĐĨNH GĨI CHƯƠNG TRÌNH ỨNG DỤNG………………………………81

14.THUẬT NGỮ CHUN NGÀNH.............................................................. 90
15.BÀI 14 : TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................... 92

4


GIỚI THIỆU VỀ MƠN HỌC
Vị trí, ý nghĩa, vai trị mơn học :
Lập trình hướng đối tượng là một trong những xu hướng phát triển của Công
nghệ thông tin hiện nay, Có rất nhiều ngơn ngữ phục vụ cho lập trình hướng đối tượng
trong đó Visual basic được sử dụng khá phổ biến trong việc phát triển các ứng dụng
công nghệ thơng tin.
Với Visual basic người lập trình có thể dễ dàng thiết kế một giao diện thân thiện
với người sử dụng với những cơng cụ sẵn có, sau đó tiến hành quá trình viết mã lệnh
cho chương trình.

Một trong những khã năng của Visual basic là liên kết với nhiều nguồn cơ sở
cơ sở dữ liệu khác nhau bằng nhiều hình thức khác nhau, ngịai ra Visual basic cịn có
những khả năng như các ngơn ngữ lập trình khác ví như lập trình liên kết với các thiết
bị ngọai vi, thiết kế Web, kế thừa các mã nguồn khác để có được chương trình hịan
chỉnh.
Để học được mơn học này một cách nhanh chóng và hiệu quả học sinh cần
phải nắm được kiến thức về lập trình căn bản, các kiến thức về Windows, các thành
phần của 1 ứng dụng trong mơi trường Windows; trong Visual basic có các đối tượng
liên kết với cơ sở dữ liệu vì thế muốn liên kết với cơ sở dữ liệu học sinh cần phải tạo
được 1 cơ sở dữ liệu bằng 1 hệ quản trị cơ sở dữ liệu nào đó.
Đây là một môn học tương đối cần thiết đối với một lập trình viên; trên cơ sở
nắm được cách lập trình bằng ngơn ngữ này, chúng ta có thể xây dựng một ứng dụng
vừa và nhỏ, đồng thời có thể dễ dàng trong việc tiếp cận với các ngơn ngữ lập trình
hiện nay như .Net, C#, Cbuilder .v.v
Học sinh cần thực hành hết các bài tập có trong giáo trình này, đồng thời có thể
tham khảo thêm khác chương trình có mã nguồn mở đang rất phổ biến trên Internet.

5


Mục tiêu của môn học:
Sau khi học xong môn học này học viên có khả năng:
Thao tác được mơi trường Visual Basic, biết khai báo và sử dụng các biến,
biến cục bộ, biến toàn cục, phạm vi ảnh hưởng của các biến, lập trình với các cấu trúc
rẽ nhánh, cấu trúc lập, cấu trúc chọn lực; khai báo và sử dụng các loại mảng, xây
dựng một ứng dụng gồm nhiều biểu mẫu với các hệ thống menu, hộp thông báo, hộp
nhập dữ liệu, khai báo sử dụng các chương trình con; sử dụng các đối tượng mở rộng,
kết nối chương trình ứng dụng với cơ sở dữ liệu, các đối tuợng cơ sở sữ liệu, khai
thác, sử dụng và lập trình được trên các đối tượng mở rộng. Sử dụng được các hàm
API, các thư viện liên kết tĩnh và liên kết động, Lập trình hướng đối tượng và đóng gói

và phân phối sản phẩm phần mềm.

Mục tiêu thực hiện của mô đun/môn học:
Học xong môn học này học viên có khả năng:
-

Thao tác thuần thục trên mơi trường Visual Basic

-

Am hiểu tính năng tác dụng của các thành phần cơ bản trên hộp công cụ chuẩn.

-

Sử dụng các thành phần cơ bản để thiết kế chương trình, thay đổi giá trị thuộc tính,
phân biệt được đối tượng, thuộc tính và phương thức thủ tục đáp ứng biến cố.

-

Biết cách khai báo và sử dụng biến một cách hiệu quả.

-

Biết được các cấu trúc điều trong lập trình và sử dụng một cách thành thạo trong
việc giải quyết các bài tốn có sử dụng cấu trúc điều khiển.

-

Xây dựng một ứng dụng gồm nhiều biểu mẫu, lập trình thao tác trên các biểu mẫu.


-

Sử dụng được các đối tượng mở rộng để bổ sung tính năng cho chương trình ứng
dụng. Sử dụng được các hàm có sẳn của Visual Basic đưa vào chương trình.

-

Liên kết chương trình ứng dụng với cơ sở dữ liệu và lập trình được trên các đối
tượng Record Set, ứng dụng kiến thức về cấu trúc dữ liệu và giải thuật để lập trình
trên các đối tượng Record set.

-

Sử dụng các hàm API vào trong lập trình. Sử dụng các thư viện liên kết động, các
thư viện liên kết tĩnh liên kết các tính năng của ứng dụng với hệ điều hành, viết
được các chương trình đơn giản điều khiển các thiết bị.

-

Sử dụng được các đối tượng mở rộng viết các chương trình có sử dụng các đối
tượng mở rộng, sử dụng các đối tượng mở rộng thao tác trên đối tượng Record
Set.

-

Lập trình hướng đối tượng.

-

Đóng gói và hồn thiện sản phẩm phần mềm, phân phối sản phẩm phần mềm ứng

dụng.

6


Nội dung chính của mơn học  :
1. Giới thiệu Microsoft Visual Basic
Chủ đề chính :
-

Giới thiệu đặc điểm, lịch sử phát triển, các phiên bản các thành phần, cách cài đặt
Visual Basic. Một số thao tác cơ bản liên quan đến tập tin và các thành phần trong
Visual Basic.

2. Các thao tác trên mơi trường Visual Basic .
Chủ đề chính:
-

Giới thiệu các thành phần của môi trường Visual basic.

-

Giới thiệu các thao tác thiết kế các đối tượng lên ứng dụng, cách thay đổi giá trị
thuộc tính của các đối tượng, chuyển đổi giữa cửa sổ lập trình và biểu mẫu.

-

Phân biệt được các khái niệm, đối tượng, thuộc tính, phương thức, sự kiện.

3. Biến, cách khai báo và phạm vi ứng dụng

Chủ đề chính :
-

Giới thiệu khái niệm biến, các kiểu dữ liệu, biến toàn cục và biến cục bộ, hằng, các
phép tốn và các hàm cơ bản.

4. Lập trình cấu trúc
Chủ đề chính :
-

Giới thiệu các cấu trúc điều khiển, lặp, chọn lựa.

5. Mảng
Chủ đề chính:
-

Giới thiệu ý nghĩa, cách khai báo mảng, các loại mảng khác nhau, mảng một chiều,
nhiều chiều, mảng các đối tượng.

-

Khai báo và sử dụng thành thạo mảng.

6. Xây dựng ứng dụng nhiều biểu mẫu.
Chủ đề chính :
-

Viết một chương trình có nhiều biểu mẫu, chương trình có cửa sổ mẹ, con, hệ
thống menu.


-

Cách sử dụng hộp nhập, thơng báo.

7. Chương trình con
Chủ đề chính :
-

Khai báo và sử dung chương trình con, phân biệt tham biến và tham trị, cách
truyền tham biến và tham trị

-

Tạo được các modul.

8. Kết nối cơ sở dữ liệu với chương trình ứng dụng.
Chủ đề chính:
-

Sử dụng các đối tượng truy cập dữ liệu để lấy dữ liệu từ một phần mềm quản lý
cơ sở dữ liệu.

-

Lập trình được trên các đối tượng từ cơ sở dữ liệu

7


10. Các đối tượng mở rộng

Chủ đề chính:
-

Biết cách đưa một đối tượng mở rộng, ActiveX Control vào chương trình

-

Lập trình được trên các đối tượng mở rộng, phân biệt được các tập tin OCX , DLL.

11. Hàm API
Chủ đề chính:
-

Sử dụng các hàm API tương tác với hệ điều hành.

12. Lập trình hướng đối tượng
Chủ đề chính:
-

Các nội dung về lập trình hướng đối tượng..

14. Đóng gói sản phẩm:
Chủ đề chính:
-

Đưa các đối tượng đóng gói vào chương trình, sử dụng các bộ cơng cụ đóng gói.

-

Đóng gói thành sản phẩm bằng cách dùng các cơng cụ có sẵn của Visual Basic và

các phần mềm chuyên dụng.

8


Sơ đồ quan hệ theo trình tự học nghề
Học kỳ I

Hệ thống
máy tính

Học kỳ II

Giao diện
người máy
Lập trình
căn bản

Học kỳ III

Lập trình
nâng cao

Lập trình hướng
đối tượng

Mạng căn bản
Cấu trúc dữ liệu
và thuật giải


Kỹ năng tin học
văn phịng
Kỹ năng
Giao tiếp

Lập trình
Visual Basic
Mơi trường PT
Phần mềm
Anh văn
cho tin học

Phần cứng
máy tính

Phân tích thiết
kế hệ thống

Thiết kế hướng
đối tượng

Cơ sở dữ liệu
Công nghệ
phần mềm

Internet & WWW

Cơng nghệ Đa
phương tiện


Lập trình
Web

Ứng dụng CNTT
trong doanh nghiệp

Kỹ năng
Cơ sở toán học

Học kỳ IV

Thiết kế Web
Quản lý dự án
phần mềm

Hệ cơ sở dữ
liệu

Hướng dẫn đồ
án tốt nghiệp

An toàn
lao động

Thi
tốt nghiệp


Lập trình với Visual Basic là mơn học cơ bản và bắt buộc. Mọi học viên phải học và đạt kết quả chấp nhận được đối với các bài kiểm tra đánh
giá và thi kết thúc như đã đặt ra trong chương trình đào tạo.

Những học viên qua kiểm tra và thi mà không đạt phải học lại những phần chưa đạt ngay nếu sau khi thi lại không đạt thì học sinh phải học
lại học phần này (Việc thi lại của học sinh được thực hiện theo qui định vào thời điểm cụ thể của tổng cụa dạy nghề), sau khi hồn thành mơn
học này, học sinh có thể được cấp chứng nhận học xong chương trình.
Học viên, khi chuyển trường, chuyển ngành .nếu đã học ở một cơ sở đào tạo khác rồi thì phải có chứng nhận; Trong một số trường hợp có thể
vẫn phải qua thi lại.

10


CÁC HÌNH THỨC HỌC TẬP CHÍNH TRONG MƠ ĐUN/MƠN HỌC
Học trên lớp về lý thuyết của ngơn ngữ lập trình và các thành phần của mơi trường lập
trình Visual Basic, giáo viên hướng dẫn học sinh các nội dung mới của ngôn ngữ, làm mẫu cho
học sinh, học sinh sử dụng giao trình này đồng thời ghi chép những nội dung mới hoặc những
ghi chú của giáo viên.
Học sinh thực tập tại xưởng thực hành, giáo viên đưa ra các bài tập và tổ chức cho học
sinh thực hành có sự giúp đỡ và sửa sai của giáo viên, trước khi thực hành giáo viên đưa ra
những bài tập mẫu và giải cho học sinh.
Giáo viên đưa ra các bào tập lớn, học sinh làm bài tập theo nhóm và bảo vệ kết quả trên
lớp, giáo viên đặt những câu hỏi với học sinh để xác nhận tính trung thực của học sinh trong
q trình thực hiện bài tập lớn.
Ngịai ra học sinh có thể tìm hiềm các giáo trình hiện có bán, các Website của Visual
Basic, Webite về mã nguồn Visual Basic.v.v.

1 : Học lý thuyết trên lớp.
Giáo viên giảng dạy tại phịng lý thuyết có sự hỗ trợ của các thiết bị đa phương tiện để
giới thiệu nội dung chính của Visual Basic đồng thơi hướng dẫn thao tác mẫu cho học sinh, hình
thức học tập tốt nhất là giáo viên làm mẫu cho học sinh.

2 : Thực hành tại xưởng
Giáo viên đưa ra các bài tập, hứơng dẫn cho học sinh các bài tập mẫu, phát các bài tập cho

học sinh, học sinh tự thực hiện có sự hướng dẫn của giáo viên, sau khi kết thúc bài thực hành,
giáo viên đánh giá mức độ hòan thành bài thực hành của học sinh đồng thời hệ thống lại những
sai sót thường gặp và những nội dung chính của bài thực hành.

3. Làm bài tập lớn
Kết thúc môn học, giáo viên đưa ra các bài tập lớn cho học sinh (dạng đề tài thực tập) học
sinh thực hiện thành từng nhóm, sau khi hồn thành, học sinh sẽ bào vệ cho các sản phẩm của
mình. Các bài thực hành thường là những tình huống thật, giải quyết các bài tóan thực tế.
Trong quá trình học sinh bảo vệ, giáo viên phải có những cân hỏi để xác định tình trung thực
của đề tài như: đề tài này học sinh có tự làm hay nhờ người khác, các thành viên trong nhóm
phân cơng làm việc như thế nào.

11


U CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ HỒN THÀNH MƠ ĐUN/MƠN HỌC
Lý thuyết: Đánh giá thông qua kiểm tra trắc nghiệm :
- Kiểm tra trắc nghiệm có thể trên giấy hoặc trên máy tính. Dùng phần mềm thi trắc
nghiệm phần mềm có thể được thiết kế bằng hình thức là web site.
- Xây dựng ngân hàng câu hỏi, học viên sẽ nhận được một bộ để phát sinh ngẫu nhiên và
chất lượng các đề như nhau (trung bình, khá, giỏi, xuất sắc).
- Thời gian làm bài tuỳ theo số lượng các câu trong đề.
- Thang điểm 10 chia đều cho các câu.
- Kết quả đánh giá dựa vào bài làm theo điểm đạt được.
Thực hành: Đánh giá thông qua khả năng giải hồn thành chương trình (đề kiểm tra) đề ra, khả
năng giải quyết các bài toán đã đưa ra trong quá trình làm bài tập lớn thang điểm đánh giá 10.
Thang điểm: (đánh giá câu hỏi trắc nghiệm)
Dưới 5

: Không đạt


5- đến cận 7

: Đạt trung bình

7 đến cận 8.5

: Đạt khá

Trên 8.5 : Đạt Giỏi
Thang điểm tổng hợp là thang điểm 10, tùy theo qui chế cụ thể sẽ có cách tính theo tỷ lệ
thích hợp.

12


BÀI 1
GIỚI THIỆU VISUAL BASIC
Mã bài : ITPRG10.1
.Giới thiệu :
Visual basic là một phần mềm trong bộ phần mềm Visual Studio của hãng Microsoft,
trong bộ phầm mềm này ngồi Visual basic cịn có các thành phần khác như Visual C++, Visual
foxpro.v.v.
Visual Basic là một ngôn ngữ đơn giản, dễ học, người lập trình có thể phát triển các ứng
dụng hồn hảo từ đơn giản đến phức tạp bằng ngôn ngữ này, khả năng ứng dụng của ngôn
ngữ này rất đa dạng và phong phú, từ các ứng dụng đơn giản để tính toán, đến các ứng dụng
quản lý cơ sở dữ liệu, các ứng dụng kết nối đến các thiết bị ngoại vi, các ứng dụng Web.
Hiện nay, phát triển các ứng dụng theo kiểu vừa thiết kế (design) vừa lập trình (Coding)
đang được phổ biến thì việc học visual basic giúp chúng ta dễ dàng tiếp cận đến các ngôn ngữ
lập trình khác vì về cơ bản cách thức tiếp cận lập trình là tương đối giống nhau.

Sau khi học bài này chúng ta có thể nắm được cơ bản về mơi trường lập trình của Visual
Basic, các bước cài đặt phần mềm Visual Basic, đồng thời chúng ta cũng nắm được các thao
tác cơ bản trong môi trường này.

Mục tiêu thực hiện:
- Nắm được các đặc điểm lập trình bằng Visual Basic, các phiên bản
- Biết được cách cài đặt Visual Basic
- Biết được các thành phần cơ bản của môi trường Visual basic
- Thao tác được trên các tập tin, sử dụng được các thành phần trên môi trường Visual Basic

.Nội dung chính:
1.1 Giới thiệu về Visual Basic
1.2 Bộ phần mềm Visual Studio
1.3 Cài đặt Visual Studio
1.4 Các thành phẩn của Visual basic
1.5 Các thao tác với tập tin

NGHE HƯƠNG DAN LÝ THUYẾT TRÊN LỚP
1.1Giới thiệu về Visual Basic
Visual Basic là gì? Phần "Visual" đề cập đến phương pháp được sử dụng để tạo giao diện đồ
họa người dùng (Graphical User Interface hay viết tắt là GUI) . Có sẵn những bộ phận hình ảnh,
gọi là điều khiển ( control), chúng ta có thể đặt các điều khiển này vào biểu mẩu của chương
trình bằng các thao tác vẻ đơn giản như các đối tượng đồ họa
Visual Basic còn có hai dạng khác: Visual Basic for Application (VBA) và VBScript. VBA là
ngơn ngữ nằm phía sau các chương trình Word, Excel, MSAccess, MSProject, .v.v.. còn gọi là

13


Macros. Dùng VBA trong MSOffice, ta có thể làm tăng chức năng bằng cách tự động hóa các

chương trình.
Ngồi ra có thể sử dụng Visual basic trong các mơi trường lập trình khác như lập trình Web,
trong trường hợp này gọi là ngôn ngữ kịch bản (script).

1.2 Bộ phần mềm Visual Studio
Visual Basic có thể có đĩa riêng nhưng thơng thường nằm trong bộ phần mềm Visual Studio,
bộ phần mềm này hiện nay có phiên bản là 6.0 và phát triển lên thành .net, trong bộ phần mềm
visual studio có các phần sau:
Visual C++: là mơi trường lập trình C, những người đã quen với cách lập trình C có thể dùng
mơi trường lập trình này để phát triển các ứng dụng của mình, nhất là các ứng dụng windows.
Visual Foxpro: Là hệ quản trị cơ sở dữ liệu, chúng ta có thể sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu
này để tạo ra các ứng dụng về quản lý, kế toán, quản trị cơ sở dữ liệu.
Visual Interdev: Những người lập trình web có thể sử dụng mơi trường này để viết mã lệnh,
môi trường này sẽ cung cấp một số công cụ hổ trợ cho việc phát triển các ứng dụng web.

QUAN SÁT LÀM MẪU QUÁ TRÌNH CÀI ĐẶT
1.3 Cài đặt Visual Studio
Khi đưa đĩa CD phần mềm Visual Studio vào ỗ đĩa, thông thường các CD này đều có chức
năng auto run, chương trình cài đặt sẽ tự động thực hiện, theo qui trình sau:

14


Hình 1. Cửa sổ cài đặt Studio
Đây là cửa sổ giới thiệu về bộ phần mềm Visual Studio 6, nhấn vào nút lệnh Next đề
chuyển sang cửa sổ kế tiếp.

15



Hình 2. Hộp thọai chấp nhận qui định của bản quyền
Nhấn vào nút chọn I accept the agreement để chấp nhận những tiên bố về bản quyền và
nhấn vào nút Next để chuyển sang cửa cố kế tiếp.

16


Hình 3. Hộp thọai xác nhận số suất xưởng.
Đây là một bước quan trọng trong quá trình cài đặt, trong cửa sổ này chúng ta phải nhập
vào số serial của sản phẩm, số này được cung cấp bởi nhà sản xuất khi chúng ta mua bản
quyền của sản phẩm, ngoài ra chúng ta có thể điền tên của người sử dụng và tên tổ chức của
người sử dụng (your Company’s name), sau khi điền đầy đủ các thông tin nhấn vào nút next để
chuyển sang cửa sổ kế tiếp, lưu ý rằng nếu số Serial khơng đúng thì khơng thể chuyển sang
cửa sổ kế tiếp và lúc này quá trình khởi động sẽ khơng hồn thành.

17


Hình 4. Hộp thọai xác nhận các dạng thức cài đặt
Ở cửa sổ này chúng ta chọn các kiểu cài đặt khác nhau như cài đặt cho máy trạm, cài
đặt các thành phần, cài đặt các ứng dụng cho máy chủ, nhấn vào nút next để chuyển sang cửa
sổ kế tiếp.

Hình 5: Hộp thọai xác nhận đường dẫn đến thư mục để cài đặt Studio
18


Nhấn vào nút Browse để chọn thư mục để chứa toàn bộ các thành phần của Microsoft Visual
Studio và nhấn vào nút next để chuyển sang cửa sổ kế tiếp.
Ở các cửa sổ kế tiếp chúng ta chọn và bỏ các thành phần cài đặt, nhấn vào nút next để tiếp

tục cài đặt, sau đó q trình cài đặt sẽ tự động thực hiện, đến khi quá trình cài đặt thành cơng
sẽ u cầu khởi động lại máy để hồn thiện q trính cài đặt chương trình.

Hình 6: Hộp thọai chọn lựa các thành phần Studio
Nếu trong trường hợp đĩa CD khơng có chức năng Autorun hoặc phần mềm được chép
lên đĩa cứng, chúng ta phải tìm và chạy tập tin setup.exe nằm trong đĩa CD hoặc trong đĩa
cứng.
Trong trường hợp cài đặt riêng Vsual Basic thì thao tác cũng tương tự như thao tác cài
Visual Studio
**Chú ý: Chúng ta nên lưu ý rằng hiện nay việc chép đĩa lậu diễn ra rất phổ biến, các đĩa CD đã bẻ khóa do
vậy phần lớn khơng muc bản quyền, điều này vi phạm nghiêm trọng luật bản quyền của Việt nam, đồng thời khơng
khuyến khích phát triển cơng nghiệp phần mềm của nước ta. Nếu có thể được chúng ta nên mua đĩa mềm có bản
quyền.

1.4 Mơi trường làm việc của Visual Basic
Khởi Động Visual basic chúng ta sẽ có màn hình đầu tiên xuất hiện như sau:

19


Hình 7: Hộp thọai tạo ứng dụng mới
Cửa sổ trên gồm các thẻ (Tab) có tác dụng như sau:
New: Thẻ này cho phép tạo 1 chương trình mới hồn tồn để lập trình, chúng ta có thể
chọn nhiều kiểu chương trình khác nhau như tạo các thư viện liên kết động , tạo các điều khiển,
tạo các ứng dụng có sự trợ giúp của Visual Basic (wizard), tạo các ứng dụng chuẩn.
Thẻ Existing: mở các ứng dụng đã tạo ra trong máy.
Thẻ Recent : Mở các ứng dụng đã thực hiện trong thời gian gần đây.
Nếu không muốn hộp thọai này xuất hiện trong lần kế tiếp nhấn nào nút chọn “don’t
show this dialog in the future”
Vậy để bắt đầu lập lập trình bằng ngơn ngữ này chúng ta chọn new và chọn Stadard

EXE nhấn vào nút lệnh Open sẽ xuất hiện cửa sổ làm việc gồm các thành phần như sau:

20


5

3

2
1

4

Hình 8 : Hộp thoại mở Projec 1
1. form ( Biểu mẫu): Chúng ta đặt các đối tượng của chương trình vào đây bằng thao tác
Drag
2. Tool box (hộp cơng cụ) : Chọn các điều khiển ( Control) đặt vào form tương tự như các
thao tác vẽ hình của các phần mềm đồ họa.
3. Explorer windows ( Cửa sổ duyệt dự án): Chứa các thành phần của 1 dự án project, các
thành phần này có thể là form, Modul, data report, data environment.v.v.
4. Properties ( Cửa số thuộc tính): Chứa các thuộc tính của đối tượng đang chọn

1.5 Các thao tác với tập tin
1.5.1 Lưu 1 Project
Một ứng dụng của Visual Basic gọn là 1 Project tạm dịch là dự án, dự án này có thể là
một ứng dụng window chuẩn ( window Standard) một ứng dụng về thư viện liên kết động (DLL),
một ứng dụng web ( Web Application).v.v.
Một Project dạng Standard có tối thiểu là 2 tập tin, một tập tin lưu Project và 1 tập tin lưu
form, đối với 1 dự án đuợc tạo thành lần đầu tiên khi tiến hành lưu sẽ xuất hiện hộp thoại lưu

như sau:

21


Hình 9 : Hộp thoại lưu Projec 1
-

Chọn thư mục để lưu form và đặt tên cho tậo tin của form ( Một ứng dụng có thể có rất nhiều
Form.

- Sau khi lưu tất cả các form cũng như các thành phần của dự án Visual Basic sẽ cho lưu tập
tin chung nhất chức tồn bộ thơng tin của dự án có phần mở rộng là VBP ( Visual basic Project)
* Lưu ý: Tên của dự án sẽ là tên chính của ứng dụng, sẽ xuất hiện nhiều lần trong khi đóng gói ứng dụng
cũng như các bước cài đặt do vậy cần đặt tên là tên của ứng dụng, ví dụ: Chuongtrinhquanly, chuongtrinhketoan.

1.5.2 Mở 1 ứng dụng
Để mở một ứng dụng có thể thực hiện một trong hai cách sau:
-

Cách thứ nhất mở trong khi khởi động Visual basic ( hợp thọai tạo dự án mới)

-

Cách thứ hai mở bằng lệnh open, trong trường hợp mở nhiều form phải mở Project chứa
form đó.

LÀM BÀI TẠI PHỊNG THỰC HÀNH
- Dùng 1 bộ đĩa để cài đặt bộ phận mềm Visual Studio lên các máy trạm
- Tạo 1 ứng dụng mới, đưa một số đối tượng vào chương trình và lưu lại tên đề án là

baitap1.vbp
- Mở ứng dụng vừa tạo lưu với 1 tên khác

22


BÀI 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ CÁC THUỘC TÍNH CỦA VISUAL BASIC
Mã bài :ITPRG10.2
Giới thiệu :
Để thiết kế và lập trình được với Visual Basic chúng ta phải tìm hiểu rõ các đối tượng và
các thuộc tính của các đối tượng này.
Để thay đổi giá trị của các thuộc tính có hai cách phổ biến đó là thay đổi trong khi thiết kế
chương trình và thay đổi trong khi chương trình chạy bằng cách lập trình.

Mục tiêu thực hiện:
Học xong bài này học viên sẽ có khả năng:
- Hiểu rõ được đối tượng, phương thức, thuộc tính, sự kiện.
- Biết cách thay đổi các giá trị của các thuộc tính
- Nắm được một số thuộc tính cơ bản của các đổi tượng
- Chuyển sang cửa sổ Code để lập trình thay đổi các giá trị thuộc tính của các đối tượng.

Nội dung chính:
-

Đối tượng và thuộc tính của các đối tượng

-

Thay đổi thuộc tính của các đối tượng


-

Các thành phần của cửa sổ viết lệnh

NGHE HƯỚNG DẪN LÝ THUYẾT TRÊN LỚP
1. Đối tượng và thuộc tính của các đối tượng
Để thiết đưa các thành phần của một ứng dụng vào form chúng ta chọn các đối tượng trên
hộp công cụ bằng cách nhấn vào đối tượng sau đó vẽ các đối tượng lên form, sau khi vẽ xong
có thể thay đổi kích thước và di chuyễn các đối tượng bên trong form, mổi đối tượng có các
thuộc tính riêng đặc trưng cho các đối tượng, chúng ta sẽ tìm hiểu tác dụng của các đối tượng
củng như các thuộc tính liên quan đến đối tượng trong phần này, đây là các đối tượng cơ bản
của Visual basic các đối tượng khác sẽ được giới thiệu trong phẩn sau ( các đối tượng mở
rộng)

1.1

Form ( Biểu mẩu)

Form là nơi chúnng ta đặt các điều khiển lên form có các thuộc tính sau:
Name: Đặt tên cho form, tên không thể hiện khi thiết kế củng như khi chạy chương trình
mà nó dùng như là một biến đặt trưng cho form, thông thường để đặt tên form chúng ta đặt
thêm phíc trước frm để khỏi nhầm lẩn với các đối tưởng khác, thuộc tính name của form củng
như tất cả các thuộc tính nme của đối tượng nào khi đặt cũng phải theo luật đặt tên của các
định danh.

23


Caption: Thuộc tính này là nội dung xuất hiện trên thanh tiêu đề của form, và sẽ xuất hiện

lên thanh tiêu đề của cửa số khi chương trình đuợc thi hành.
Boderstyle : Thuộc tính này qui định kiểu của form và có một số giá trị sau :
-

Fixed Single: Form chỉ có một nút đóng cửa sổ mà khơng có các nút điều khiển khác

-

Sizabled: Form có các điều khiển phóng to và thu nhỏ cửa sổ

-

None: Form khơng có các điều khiển phóng to thu nhỏ củng như khơng có thanh tiêu
đề

Backcolor: Chọn màu nền cho form
Hight, width: Qui định chiều cao và chiều rộng của form
Left, top: qui định khoản cách giữa biên bên trái của Form với thanh phần chứa nó và
biên trên của form với thành phần chứa nó.
Maxbutton có 2 giá trị: true cho phép nút phóng to có tác dụng và false khơng cho phép
nút phóng to có tác dụng,
Minbutton có 2 giá trị: true cho phép thu nhỏ có tác dụng và false khơng cho phép nút
thu nhỏ có tác dụng.
Moveable: Có 2 giá trị True: cho phép di chuyển form khi chạy chương trình và false
khơng cho phép form di chuyển khi chương trình thi hành.
Visible: Có 2 giá trị, true: form xuất hiện khi chạy chương trình và false : Form khơng
xuất hiện khi chạy chương trình.

1.2


. Text box ( Hộp nhập văn bản)

TextBox là một điều khiển đuợc dùng nhiều nhất để thể hiện nội dung văn bản và nhập
dữ liệu của người sử dụng , một số thuộc tính cơ bản thường găm như sau
Name: Tên của điều khiển, khi đặt thêm tiếp đầu ngữ trước để khỏi nhầm lẫn với các
đối tượng khác cùng tên.
Text : Là văn bản thể hiện trong text box.
Tooltiptext: khi nhập giá trị text cho thuộc tính này, khi chương trìnhchạy nếu người sử
dụng đưa chuột lên trên đối tượng này thì nội dung của văn bản sẽ xuất hiện, thơng thường
thuộc tính này được tạo đề gợi ý cho người dùng tác dụng của đối tượng hiện hành
Multiline: thuộc tính này có 2 giá trị : true cho phép văn văn trongtextbox có nhiều dịng
và faise chỉ cho phép trong văn bản là 1 dịng
Scrollbars: Cho phép Textbox có các thanh cuộn hay không.
Passwordchar: Chọn ký tự làm ký tự thay thế các ký tự bên trong textbox, thuộc tính này
được chọn trong trường hợp muốn textbox là hộp nhập mật khẩu.
Enabled: Có 2 giá trị, true cho phép ngừoi dùng nhập vào và false không cho phép ngừoi
dùng nhập vào.
Alighment: Canh nội dung văn bản bên trong text box
24


Font: chọn font chữ cho textbox
Forecolor: Chọn màu của văn bản bên trong textbox.
* Các thuộc tính của các điều khiển sau nếu có giái trị tương tự các đối tượng đã giới
thiệu sẽ không giới thiệu lại.

1.3. Command buton: Nút lệnh
Nút lệnh là điều khiển được dùng khi nguời dùng nhấn lên sẽ thi hành một số lệnh nào
đó như thốt khỏi chương trình, tính tốn hay thi hành một tác vụ nào đó. Một Số thuộc tính
của đối tượng này như sau:

Enabled: thuộc tính này có 2 giá trị, nếu là true cho phép người dùng nhấn vào hay nói
cách khác khi người dùng nhấn vào các lệnh đã viết sẽ được thi hành, nếu là False các lệnh đã
viết sẽ không được thi hành khi người dùng nhấn vào nút lệnh ( lúc này chúng ta thấy nút lệnh
bị khơ).
Picture: Cho phép chọn một hình ảnh thay cho nút lệnh thơng thường
Style : Có 2 giá trị, standard cho phép hiện nút lệnh theo chế độ thông thường ( khơng
có hình), Graphic cho hiệ nút nệnh dưới dạng đồ họa.

1.4 Shape : Các hình học cơ bản
Điều khiển này dùng để vẽ các hình học cơ bản lên trên form, một số thuộc tính của đối
tượng này la:
Shape: Có nhiều giá trị, mổi giái trị tương ứng với mộ hình học cơ bản khác nhau như:
Rectangle- Hình chử nhật, Circle- Hình trịn .v.v.
FillStyle: gồm nhiều giá trị của nền bên trong hình học.
Borderwidth: Độ rộng biên của hình học.
Backstyle: Có 2 giá trị Transparent- trong suốt ( khơng có nền), Opaquee- Có nền
Khi đưa điều khiển này vào form, mặt nhiên sẽ là hình chữ nhận, sau đó chúng ma mới
chọn thuộc tính shape để chọn hình học tương ứng.
Line: Tạo thành đoàn thẳng, Khác với các điều khiển khác, để xác định tọa củng như
chiều dài của điều khiển này chúng ta có những thuộc tính sau:
X1, Y1: Xác định toạ điểm đầu của điều khiển
X2,Y2: Xác định tọa độ cuối của điều khiển.
BoderWidth: thiết lập kích thước của đoạn thẳng

25


×