Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Bài giảng Kỹ năng thuyết trình: Phần 2 - ThS. Lại Thế Luyện (Bậc đại học chương trình đại trà)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (983.8 KB, 65 trang )

CHƯƠNG 2:
XÂY DỰNG NỘI DUNG BÀI THUYẾT TRÌNH
Mục tiêu:
§ Mơ tả được cấu trúc của bài thuyết trình
§ Hiểu những yêu cầu tối thiểu về mặt nội dung của một bài thuyết trình
§ Xác định được mục tiêu của bài thuyết trình.
§ Soạn được bài thuyết trình có nội dung phù hợp, có chứng cứ khoa học
rõ ràng, có ích cho khán giả.
§ Nghiêm túc, kỹ lưỡng trong giai đoạn chuẩn bị cho phần thuyết trình.
§ Xây dựng được thái độ tơn trọng, hịa nhã với người nghe.

34


2.1. Cấu trúc nội dung bài thuyết trình
Kết cấu của một bài thuyết trình ln phải được chia thành 3 phần, cho dù
phần trình bày của bạn rất ngắn hay kéo dài. Với từng phần, người thuyết trình phải
nắm được những nội dung cốt lõi mình phải trình bày. Đáp ứng được điều đó, bạn
đã đạt được phần thuyết trình ở mức độ đơn giản. Một bài thuyết trình chuẩn gồm
có 3 phần: mởi bài, thân bài và kết luận. Tuy nhiên, hãy luôn xác định một buổi làm
việc của chúng ta nên linh hoạt và thường xuyên thay đổi cách thức dẫn dắt, đặt vấn
đề sao cho thú hút được sự chú ý của khán giả. Vì vậy, những mong đợi cụ thể cho
từng phần được thể hiện như sau:
Mở bài: Giới thiệu một cách khái quát vấn đề mà bạn sẽ trình bày trước khán giả.
Các kiểu mở đầu thơng dụng là:
§ Tự giới thiệu mình (đối với những người nghe chưa quen biết).
§ Có thể mở đầu bằng một câu chuyện (chuyện cổ tích, chuyện đời thường...).
§ Có thể dẫn lời một lãnh tụ hoặc cán bộ cấp trên, một danh nhân nào đó có
liên quan đến vấn đề sẽ thuyết trình; có thể dẫn tục ngữ, ca dao có nội dung
gần gũi với vấn đề định nói...
§ Có thể đặt một số câu hỏi xoay quanh vấn đề.


§ Có thể nêu một tình huống gợi sự chú ý của người nghe.
Thân bài: trình bày những nội dung cốt lõi đồng thời mở rộng, triển khai, minh họa
cho phần nội dung chính mà bạn trình bày.
§ Giới thiệu khái quát bố cục chung (các vấn đề chính), sau đó trình bày từng
vấn đề cụ thể theo một trật tự nhất định.
§ Thơng thường, để thuyết phục người nghe, một vấn đề cần triển khai các ý
sau: vấn đề này được hiểu là gì? (giải thích từ ngữ, làm rõ vấn đề); tại sao
cần thực hiện (nêu mục đích và ý nghĩa)? Cần làm thế nào (phương pháp, cách
thức?).

35


§ Khi trình bày các vấn đề cần dẫn dắt người nghe để họ có thể tiếp nhận thơng
tin từ mức độ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao; đồng thời người thuyết
trình có thể áp dụng linh hoạt các cách lập luận như: quy nạp, diễn dịch, phân
tích, tổng hợp, so sánh...). Lời lẽ phải rõ ràng, sáng ý, giữa các ý phải có mối
liên hệ chặt chẽ và logic.
Kết luận: Người thuyết trình có thể áp dụng những kiểu kết thúc thơng dụng sau
đây:
§ Tóm tắt lại các ý chính trong lời giải thích, bài phát biểu hoặc báo cáo một
cách ngắn gọn nhưng khơng thiếu.
§ Kết thúc bằng cách gửi tới người nghe những lời khuyên mang tính tâm lý,
bằng triết lý của cuộc sống đời thường, dễ gây ấn tượng.
§ Khuyến khích người nghe hành động.
§ Đặt một vài câu hỏi, nêu một số vấn đề để người nghe tiếp tục suy nghĩ, tự
tìm câu trả lời.
§ Chúc người nghe sức khỏe và đạt được những gì mà họ mong đợi.
2.2. Các dạng mơ hình cấu trúc phần Thân bài thuyết trình
Đối với phần này, cho dù bạn đang trình bày một vấn đề rất nhỏ, gần gũi,

đơn giản hay vĩ mô, quan trọng thì cũng phải đảm bảo được tính Thuyết phục. Đây
là phần quan trọng nhất, chiếm nhiều thời gian trình bày và chính vì vậy, người
thuyết trình phải đầu tư nghiêm túc.
Dựa trên đề cương đã thực hiện trước đó, bằng kiến thức và các tài liệu thu
thập được, bạn có nhiệm vụ “làm đầy” khung xương cho bài thuyết trình của mình,
cụ thể ở những cơng việc sau:
§ Xác định rõ ràng từng vấn đề cần được trình bày. Giữa các vấn đề cần đảm
bảo có sự chuyển tiếp giúp người nghe dễ hiểu và liên kết, xâu chuỗi sự kiện.
36


§ Cung cấp thông tin cụ thể và đáng tin (sự kiện, câu chuyện, hình ảnh…)
§ Tạo được sự tập trung chú ý của cử tọa.
§ Lập luận đơn giản, rõ ràng, và dễ hiểu.
§ Vấn đề trình bày phải được “kết nối” với sự hiểu biết (trình độ kiến thức) của
khán giả.
Với những nhiệm vụ trên đây và nhằm đạt được đến tính thuyết phục, bạn
trong vai trị là người thuyết trình cần lưu ý những điều sau đây:
§ Cung cấp cho thính giả những yêu cầu mới, đáp ứng cao nhất nhu cầu thơng
tin của thính giả: sự kiện, câu chuyện, chuyện vui, biểu diễn, trình bày bằng
hình ảnh để thuyết phục
§ Lập luận sắc bén nhưng rõ ràng, dễ hiểu, dễ theo dõi
§ Gây sự chú ý của thính giả bằng cách: trao đổi, đặt câu hỏi, yêu cầu người
nghe tham gia vào các mục biểu diễn
§ Luôn liên hệ vấn đề với sự hiểu biết hay kiến thức của thính giả.
§ Tuyệt đối khơng nói chung chung.
§ Dừng lại một chút sau mỗi ý trước khi chuyển sang ý sau.
§ Nên có phần chuyển ý giữa phần mở đầu và nội dung.
§ Kiểm tra phản hồi của khán thính giả để biết họ đã nắm được vấn đề, đã hiểu
đúng vấn đề hay chưa.

§ Biết sử dụng các hình ảnh minh họa, các phương tiện hỗ trợ trong trình bày
như số liệu, dữ liệu; các biểu đồ minh họa… thay vì viết quá nhiều chữ.
Nội dung của bài thuyết trình nên đảm bảo có từ 3-5 vấn đề chính. Sau khi
xác định được số lượng vấn đề cần trình bày, cần phải sắp xếp bài thuyết trình theo
một hay một số cách (phương pháp) đã nêu ở trên. Mỗi vấn đề nên được giới thiệu
theo trình tự như sau:

37


§ Vấn đề 1: - Nêu vấn đề, - Trình bày nội dung, - Nhấn mạnh những trọng tâm,
Nhận xét, - Kết luận, - Chuyển ý.
§ Vấn đề 2: (Như trên)
§ …..
Giữa các phần, các vấn đề thậm chí các ý, cần phải có các đoạn chuyển ý,
câu chuyển ý, câu kết nối các vấn đề với nhau. Điều này giúp cho người nghe theo
dõi thuận lợi, liên tục, dễ dàng nhận ra khi kết thúc một vấn đề, một ý, chuẩn bị sang
vấn đề mới, ý mới. Nếu bài thuyết trình dài, phức tạp, thì trong phần chuyển ý, nên
có một tóm tắt ý trước, vấn đề trước, để cho phần tiếp theo được thuận lợi. Một số
mẫu câu, đoạn chuyển ý có thể sử dụng là:
-

Trước hết, xin giới thiệu với các bạn về …

-

Mở đầu bài thuyết trình, xin được giới thiệu về …

-


Đầu tiên, xin được giới thiệu tóm tắt nội dung Chương thứ 1 …

-

Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu về… tiếp theo, xin trình bày về …

-

Trên cở sở những điều đã nêu ở…, Xin thử đề xuất một số giải pháp…

-

Nói tóm lại…

-

Sau những gì đã phân tích, có thể đưa ra kết luận sau …

Các lưu ý sau đây sẽ giúp bạn hoàn thiện nội dung cho phần Thân bài thuyết trình:
* Lựa chọn nội dung quan trọng
Một lỗi thường gặp của các nhà thuyết trình là đưa quá nhiều nội dung vào
bài thuyết trình của mình. Điều này xảy ra do hai nguyên nhân cơ bản:
Thứ nhất: không xác định được đâu là thơng tin bắt buộc thính giả phải biết,
đâu là cần biết và nên biết.

38


Thứ hai: sợ thính giả khơng hiểu những gì mình nói. “Đa thư thì loạn tâm”.
Nếu ta đưa q nhiều nội dung vào bài thuyết trình có thể gây phản ứng ngược lại

là làm thính giả rối trí khơng nhớ được gì.
Vì vậy, trong phần thân bài cần thiết xác định được đâu là thông tin quan
trọng bắt buộc ta phải truyền đạt, đâu là thông tin cần truyền đạt và cuối cùng đâu
là thông tin nên truyền đạt. Theo thứ tự này, căn cứ vào thời gian cho phép ta sắp
xếp theo thứ tự từ thông tin bắt buộc, đến thông tin cần và cuối cùng là thông tin
nên biết. Thách thức lớn nhất đối với người thuyết trình đó là “giới hạn các điểm
chính” hay cịn gọi là lựa chọn nội dung quan trọng.
* Chia thành các phần dễ tiếp thu
Một bài thuyết trình thơng thường được chia làm 2 - 6 phần. Các phần này
được sắp xếp với nhau theo một trật tự lơgíc nhất định. Lơgíc có thể theo trình tự
thời gian, có thể theo quan hệ nguyên nhân - kết quả...
* Phân bổ thời gian cho từng nội dung
Sau khi phân chia thành các phần cơ bản thì điều cần thiết là phải phân bổ
thời gian phù hợp cho từng nội dung. Thông thường phần đầu nên ngắn gọn để gây
cho thính giả cảm giác bài thuyết trình ngắn gọn và tăng mức độ tập trung.
Xác định thời lượng cho từng phần của bài thuyết trình là rất quan trọng, bởi
tâm lí người nghe là không muốn nghe 1 bài diễn văn quá dài dù nó có hấp dẫn đến
đâu. Đặc biệt nếu trong sự hạn hẹp về thời gian thì bạn phải phân bổ thời lượng hợp
lí để có thời gian đi sâu vào phần quan trọng nhất

39


* Xác định thơng điệp cốt lõi
Thơng điệp chính là những gì mà bạn muốn người nghe ghi nhớ. Do vậy, khi
thuyết trình nên đưa ra các thơng điệp ngắn gọn, súc tích: 1-2 câu cho một thơng
báo kinh doanh điển hình
Khi có khó khăn trong việc làm rõ và thu gọn thơng điệp chính, có thể là do
bạn phải khó sắp xếp với hai thơng điệp khơng liên quan đến nhau trong cùng một
văn bản → hãy thực hiện thành 2 vấn đề tách biệt trong 2 bài thuyết trình khác nhau.

* Cấu trúc rõ ràng, logic
Quyết định chiến lược viết bài dựa trên hiểu biết của bạn về người đọc, nhu
cầu của bạn, ngữ cảnh và mục đích của bài viết của bạn. Sắp đặt và xây dựng một
chuỗi lơ-gíc các ý tưởng thành những câu văn và đoạn văn.
Một số lưu ý khi chuẩn bị nội dung thuyết trình:
Về nội dung: chúng ta cần trả lời các câu hỏi sau:
-

Nội dung sẽ nói gì?

-

Nói trong bao lâu?

-

Nói như thế nào cho lôi cuốn?

-

Động cơ của người nghe là gì?

-

Xem silde để hiểu rõ hơn về kế hoạch soạn nội dung

Trả lời các câu hỏi trên thật cô đọng và súc tích, chúng ta sẽ có một bước
khởi đầu tốt. Kinh nghiệm khi soạn nội dung trình chiếu là chúng ta phải viết ra, viết
đi viết lại 3- 5 lần để cho nội dung được cô đọng. Cố gắng làm cho nội dung càng
ngắn càng tốt và quan trọng hơn là phải làm thật rõ các ý chính và các mối quan hệ

của các ý.
*Lời mở đầu thu hút chú ý:

40


Dùng một câu hỏi, câu nói gây ngạc nhiên, hoặc đề cập vấn đề liên quan để
gợi lên mối quan tâm của khán giả. Phần đầu chỉ chiếm 5- 10 phần trăm bài nói.
*Nội dung chính - Ý then chốt
Bài diễn thuyết chỉ cần từ 4- 6 ý mà bạn cần thêm chứng cứ vào, ví dụ như
những số liệu thống kê, giấy chứng nhận, minh chứng hay phép so sánh. Đảm bảo
rằng những ý mấu chốt đều phục vụ cho một thông điệp duy nhất. Phần này chiếm
80-85% của bài.

41


*Lời kết ấn tượng
Bạn có thể kết bài bằng cách tóm tắt hay nhắc lại thơng điệp hoặc để lại một
kết mở cho khán giả. Phần kết mà có thể liên hệ lại phần mở đầu cũng rất hiệu quả.
Dù bạn chọn kiểu nào, hãy chắc rằng bạn đang nói cho khán giả biết điều bạn muốn
họ làm. Phần này chỉ chiếm 5 hoặc 10 phần trăm bài nói.
Một điểm nữa mà bạn cần lưu ý đó chính là việc lên kế hoạch, chuẩn bị và
luyện tập trước sao cho bài thuyết trình chỉ chiếm 75% lượng thời gian ước lượng.
Nếu bạn kết thúc sớm thì khơng sao nhưng nếu kết thúc muộn thì sẽ rất tệ. Nếu bạn
muốn mọi người lắng nghe mình thuyết trình, chỉ nên dành 50% để trình bày và
dành 25% cịn lại để người nghe cùng tham gia.
2.3. Các cách mở đầu bài thuyết trình
Thuyết trình là một kỹ năng khơng thể thiếu đối với các bạn trẻ ngày nay.
Trong đó, việc dẫn dắt và tạo ấn tượng ban đầu là một bước quan trọng để thu hút

sự quan tâm của người nghe.
Cần đảm bảo rằng bạn được giới thiệu với người nghe một cách ấn tượng.
Lời giới thiệu tốt sẽ tạo uy tín cho bạn, đồng thời kích thích người nghe có cảm giác
trơng chờ vào những điều bạn sắp trình bày. Bạn hãy tìm hiểu ai là người dẫn chương
trình và cung cấp những thơng tin cần thiết về bạn cho người đó. Ngồi ra bạn có
thể u cầu người đó giới thiệu trình độ chun mơn của bạn đối với chủ đề thuyết
trình. Bạn hãy bắt đầu phần mở đầu một cách tự tin, to rõ, với tốc độ bình thường
và cố gắng khơng nhìn vào bài thuyết trình. Điều này sẽ giúp bạn xây dựng khơng
khí tự tin, cởi mở và lơi cuốn. Trước tiên, bạn nên cố gắng nhìn bao quát toàn bộ
người nghe để thu hút mọi người chú ý vào bài thuyết trình.
Trong nhiều trường hợp, thay vì một tác phong trang trọng, bạn hãy bắt đầu
bằng cách nói nên cảm nhận của mình khi đến với chương trình này. Những sự chia
42


sẻ chân tình của bạn sẽ kéo người nghe lại gần, đồng cảm và kết thúc là những tràng
pháo tay nồng nhiệt.
Những cảm xúc chân thành của bạn, những tâm sự của bạn về một sự kiện là
một đòn bẩy tâm lý giúp bạn chiếm trọn trái tim người nghe. Nhưng bạn hãy nhớ,
đó phải là những cảm xúc thật, đừng giả bộ hay đóng kịch để đánh lừa người nghe
như vậy sẽ phản tác dụng.
Một giọng nói truyền cảm, ấm áp, giàu sinh khí và một tác phong chuyên
nghiệp cũng là một lợi thế tuyệt vời nếu bạn mong muốn trở thành một nhà thuyết
trình chuyên nghiệp.
Bạn đã bao giờ quan sát Obama, Steven Job thuyết trình chưa? Bạn sẽ nhận
thấy sự khác biệt trong cách mở đầu bài nói của họ. Tất nhiên, giọng nói là do
thiên phú nhưng bạn vẫn có thể luyện rèn bên cạnh hàng ngày hồn thiện tác phong
chun nghiệp của mình.
Thuyết trình cũng là một hình thức giao tiếp trực tiếp với thính giả. Để đảm
bảo hiệu quả của việc thuyết trình bạn cần chú ý các nguyên tắc giao tiếp trực tiếp,

đặc biệt là ngun tắc 5C:
§ Clear (rõ ràng): Thơng điệp phải rõ ràng để người nhận chỉ có thể hiểu theo
một nghĩa duy nhất. Như vậy, khi truyền đạt thông tin cần tránh dùng những
từ ngữ hoặc những cách mã hóa khác một cách mập mờ, có thể hiểu theo hai
hay ba cách khác nhau. Thông tin truyền đạt càng rõ ràng, dễ hiểu thì càng
giảm thiểu được những rủi ro trong giao tiếp.
§ Complete (hồn chỉnh): Thơng điệp phải chứa đựng đầy đủ những thông tin
cần thiết. Trên cơ sở đó q trình trao thơng tin sẽ được rút ngắn, nhờ cắt
giảm được nhiều bước phản hồi không cần thiết, quá trình nhận thức và phối
hợp hành động sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.
43


§ Concise (ngắn gọn, súc tích): Thơng điệp đầy đủ những nội dung cần thiết,
nhưng phải ngắn gọn, súc tích, tránh dài dòng, rườm rà, chứa đựng những
nội dung thừa, khơng cần thiết. Vì vậy, cần cân nhắc, chọn lọc thật kĩ lưỡng
để có được những thơng tin vừa đủ mà bạn muốn truyền đạt.
§ Correct (chính xác): Thơng tin truyền đạt phải chính xác là nguyên tắc tối
quan trọng để đảm bảo cho giao tiếp thành công. Thực tế đã chứng minh
rằng: thơng điệp càng chính xác thì giao tiếp càng hiệu quả. “Chính xác” ở
đây bao hàm cả việc dùng từ ngữ; nêu sự kiện và con số chính xác đồng thời
cả về khả năng thực hiện cam kết của mình.
§ Courteous (lịch sự): Hình thức thể hiện và phương pháp truyền đạt thông tin
cũng rất quan trọng. Vì vậy, chọn cách truyền đạt lịch sự, nhã nhặn là thể
hiện sự tơn trọng khán thính giả.
Một nhà khoa học có uy tín, một giảng viên giàu kinh nghiệm đến nhận
một giảng đường mới. Sau khi vui vẻ vẫy tay chào và mời sinh viên ngồi xuống,
người giảng viên mở đầu: “Hôm nay tôi đến đây để chia sẻ cùng các bạn
những kiến thức…”. Bằng hai chữ “chia sẻ” lịch sự, khiêm nhường, người
giảng viên không hề làm giảm giá trị của mình, mà ngược lại, với hai chữ

“chia sẻ” ấy, người giảng viên đã tạo được bầu không khí ấm áp, tin cậy trong
giảng đường, các sinh viên cảm thấy được tôn trọng, nên hào hứng, chủ động
tham gia học tập, thảo luận, sẵn sàng chia sẻ tâm tư, nguyện vọng, suy nghĩ
với giảng viên, giúp cho buổi học thành công mỹ mãn.
Một giảng viên trẻ, mới từ nước ngoài về, bước vào giảng đường với vẻ
mặt xa cách, và bắt đầu: “Hôm nay tôi đến đây để truyền dạy cho các anh, chị
những kiến thức mới… các anh/ chị phải ... Người giảng viên không biết rằng:
chỉ bằng mấy chữ “truyền dạy”, “phải” anh ta đã đào một hố sâu ngăn cách
giữa mình với sinh viên. Sinh viên nhìn giảng viên đó với ánh mắt thiếu thiện
cảm, không muốn hợp tác cùng anh ta, và bắt đầu xăm soi, “bới lơng, tìm vết”
44


để xem giảng viên có đáng mặt, có đủ trình độ để “truyền dạy” cho mình hay
khơng? Khơng khí giảng đưởng trở nên ngột ngạt, vì đơi bên Thầy – Trị khơng
thể xích lại gần nhau được. Và tất nhiên, buổi học khơng thể thành cơng như
mong muốn.
Tóm lại, trong phần này cần có:
§ Đặt vấn đề
§ Xác định mục đích
§ Đề nghị (nếu có)
§ Bày tỏ quan điểm
Những hành động cần phải làm đối với thời điểm này là chào hỏi khán thính
giả, giới thiệu bản thân (tên, chức vụ, trình độ, cơ quan, tổ chức …), giới thiệu chủ
đề với mục đích và cách thức làm việc của buổi thuyết trình. Đây là cách mở đầu
đơn giản nhất, nhằm cung cấp những thông tin thật sự cần thiết.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, ngay từ giây phút đầu tiên bạn đã phải
tạo được sự ấn tượng. Ví dụ như khán thính giả q đơng và cách thức này khiến
người nghe phải tập trung vào chủ đề hoặc vấn đề bạn đang thuyết trình rất thời sự
và đang thu hút sự chú ý của nhiều người, cách mở đầu khiến người nghe tò mò

muốn theo dõi quan điểm, hướng xử lý mà bạn đưa ra. Có các cách mở đầu như sau:
§ Mở đầu trực tiếp: giới thiệu trực tiếp vấn đề mà nội dung bài nói hướng đến
§ Mở đầu gián tiếp: đưa ra một luận đề nào đó rồi dẫn dắt người nghe đến với
chủ đề chính của bài thuyết trình.
Như vậy, để tạo được sự ấn tượng, người thuyết trình có thể sử dụng những
hình ảnh, âm thanh, mẩu chuyện, các con số... để kích thích và làm tăng dần sự chú
ý của người nghe nhưng không được lạm dụng. Trong phần mở đầu mục tiêu cần
đạt được là:

45


-

Thu hút sự quan tâm, tập trung của người nghe.

-

Tạo cảm giác thoải mái, sẵn sàng tiếp thu.

-

Tạo niềm tin

-

Hướng người nghe vào vấn đề và biến họ thành người chủ động lĩnh hội

hay giải quyết.
-


Súc tích

Để đạt mục tiêu này, người thuyết trình cần phải thực hiện những yêu cầu của phần
mở đầu như sau:
§ Hoan nghênh khán/thính giả, giới thiệu đôi nét về bản thân hoặc những
người tham gia thuyết trình:
Có vài lời hoan nghênh, chào đón khán/thính giả dự buổi thuyết trình. Đơi
lời giới thiệu về bản thân như: họ tên, chức danh, học hàm, học vị, thành tích và
hiểu biết trong lĩnh vực sẽ thuyết trình v.v.., những điều này sẽ làm cho người nghe
trân trọng, tin tưởng và chú ý lắng nghe.
§ Giới thiệu đề tài:
Tên đề tài, ý nghĩa, tầm quan trọng, mục đích buổi thuyết trình, phạm vi bài
thuyết trình và lý do…
§ Giới thiệu dàn ý bài thuyết trình: để người nghe khái qt được.
§ Thỏa thuận cách thức trình bày: thời lượng, cách thức trao đổi …
Một số cách thức mở đầu bài thuyết trình phổ biến:
* Tạo sự chú ý

46


Theo nghiên cứu của các nhà xã hội học thì chúng ta chỉ có 20 giây đề gây ấn tượng
ban đầu cho thính giả bằng các hành vi phi ngơn từ và chúng ta chỉ có 4 phút đầu
tiên để gây ấn tượng với thính giả bằng những nội dung chúng ta nói. Thính giả có
tiếp tục nghe hay khơng phụ thuộc rất nhiều vào những giây phút đầu tiên và cách
ta thu hút sự chú ý của họ ngay từ ban đầu. Đây là phần khó khăn nhất trong thuyết
trình vì:
“Khơng có cơ hội thứ hai để gây ấn tượng ban đầu”
“Vạn sự khởi đầu nan”, “Đầu xuôi đuôi lọt”

Ta có thể tạo sự chú ý bằng nhiều cách khác nhau. Một số cách phổ biến là:
ü Dùng ví dụ, minh họa: Ví dụ: Sử dụng chiếc đinh để minh hoạ bài giảng “Cấu
trúc thuyết trình”.
ü Kể một mẩu chuyện có liên quan đến chủ đề: Ví dụ kể một câu chuyện về
tiết kiệm để bắt đầu một bài thuyết trình về Huy động tiết kiệm.
ü Số liệu thống kê, câu hỏi hoặc trích dẫn. Hãy thổi hồn vào những con số khơ
khan ta có thể thu hút được sự chú ý của thính giả.
ü Ta cũng có thể nói lên cảm tưởng của bản thân khi bắt đầu thuyết trình để có
được sự đồng cảm của thính giả.
Hài hước hoặc những câu chuyện liên tưởng liên quan đến chủ đề mình sẽ nói cũng
là một cách mà những người có khiếu hài hước hay làm để thu hút sự chú ý của
thính giả.
Cịn rất nhiều cách khác mà chúng ta có thể sáng tạo ra, hoặc đơn giản chỉ bằng việc
kết hợp nhiều cách lại với nhau.
* Giới thiệu khái quát mục tiêu và nội dung chính:

47


Sau khi có được sự chú ý của thính giả, điều chúng ta cần làm tiếp theo đó là
cho họ biết mục đích của bài thuyết trình là gì, họ sẽ nhận được gì từ đó. Mục tiêu
thuyết trình khơng rõ ràng thì rất khó có thể thành cơng.
Diễn giả cũng cần phải giới thiệu khái quát những nội dung chính và lịch
trình làm việc. Điều này giúp cho người nghe có định hướng để nắm bắt được từng
nội dung của bài thuyết trình.
Trong thuyết trình, mở bài thành cơng có nghĩa là bạn đã thắng lợi một nửa.
Vậy làm thế nào để có một mở đầu bài thuyết trình đi vào tâm trí người nghe? Sau
đây là một số cách mở đầu ấn tượng cho một bài thuyết trình.
v Mở đầu bài thuyết trình bằng những câu hỏi bất ngờ
Mọi người thường có tâm lý tị mị và thích khám phá. Vì vậy, việc bạn mở

đầu bài thuyết trình của mình bằng những câu hỏi bất ngờ sẽ có tác dụng kích thích
tư duy và trí tưởng tượng của họ. Đồng thời phương pháp này cịn có thể thu hút sự
quan tâm của người nghe đối với vấn đề bạn đang muốn trình bày. Thực tế các nhà
thuyết trình kinh doanh chuyên nghiệp rất hay sử dụng phương pháp này trong bài
thuyết trình của họ.
Những câu hỏi bạn đưa ra không nhất thiết phải là những câu hỏi đánh đố mà
nên đơn giản, hài hước và hướng vào chủ đề mà bạn muốn dẫn dắt người nghe.
v Mở đầu bằng một câu chuyện hay một tình huống hài hước
Bạn có thể mở đầu bài thuyết trình của mình bằng một hành động hay một
câu chuyện cụ thể. Hành động và câu chuyện này phải liên quan đến nội dung và
chủ đề mà bạn muốn trình bày.
Bên cạnh đó, dù là người lớn nhưng ai cũng thích nghe kể chuyện hay được
xem một tình huống hài hước. Hãy để người nghe thỏa mãn mong muốn của họ.
48


Để thu hút người nghe, nhiều người thuyết trình chuyên nghiệp còn sử dụng
biện pháp diễn hài, kể các câu chuyện cười thậm chí lấy mình ra làm tình huống hài
hước.
Tuy nhiên, nếu bạn khơng có năng khiếu gây cười cho người khác hãy tránh
xa cách thức này.
v Mở đầu bài thuyết trình bằng một trị chơi
Một cách khác để bạn mở đầu bài thuyết trình ấn tượng đó là tổ chức một trị
chơi nho nhỏ như giải ơ chữ để tìm ra tên chủ đề mà bạn sẽ trình bày. Trị chơi này
sẽ khơng mất nhiều thời gian nhưng có tác dụng trong việc thu hút sự chú ý của
khán giả, giúp họ nhớ và quan tâm đến bài thuyết trình của bạn, đồng thời, cách này
cịn tạo khơng khí sơi nổi, tránh nhàm chán cho buổi thuyết trình.
v Mở đầu bài thuyết trình bằng những con số thống kê
“Trăm nghe khơng bằng một thấy”, “Nói có sách, mách có chứng” là những
câu ngạn ngữ được ơng cha ta đúc kết từ ngàn đời nay. Để thuyết phục người nghe

không cách nào hơn là bạn hãy đưa ra cho họ những con số thống kê cụ thể.
Ví dụ khi bạn trình bày về tầm quan trọng của việc học kỹ năng mềm, bạn
có thể mở đầu bài thuyết trình bằng cách đưa ra con số nghiên cứu khoa học rằng:
những người thành đạt chỉ có 25% là do kiến thức chun mơn, 75% cịn lại được
quyết định bởi kỹ năng mềm mà họ có được.
v Mở đầu bài thuyết trình bằng một trích dẫn
Một trích dẫn hay và phù hợp sẽ giúp bạn thu hút ngay sự quan tâm của khán
giả và làm cho bài thuyết trình của bạn thêm ấn tượng. Do đó, bạn có thể mở đầu
bài thuyết trình của mình bằng việc đưa ra một trích dẫn nổi tiếng và ý nghĩa.

49


Ví dụ, khi bạn trình bày về chủ đề làm việc nhóm, bạn có thể trích dẫn câu
tục ngữ: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” để thấy
được vai trò và sức mạnh to lớn mà làm việc nhóm có thể đem lại
2.4. Phần Kết bài thuyết trình
“Lời nói gió bay” - đây chính là sự khác biệt giữa văn nói và văn viết. Vì vậy
trong thuyết trình ln phải có kết luận. Trong khoảng thời gian tập trung vào phần
thân bài, người nghe có thể mất tập trung nên có thể khơng tiếp thu được tồn bộ
thơng tin mà ta thuyết trình. Kết luận giúp người nghe tóm tắt lại những ý chính ta
đã trình bày và hơn nữa kết luận chính là thơng điệp cuối cùng ta gửi đến thính giả.
Với thơng điệp cốt lõi này, thính giả có thể liên tưởng đến tồn bộ phần nội dung
của bài thuyết trình.
Khi chúng ta tham dự một buổi thuyết trình của người nào đó, chúng ta vẫn
mong đợi sẽ đạt được điều gì, nhận được những kiến thức, kinh nghiệm nào cho
cuộc sống. Với vai trị là người thuyết trình, với mục tiêu ban đầu đặt ra, đây là lúc
phải trả lời. Đây chính là giai đoạn mà bạn phải thể hiện chính kiến của mình một
cách rõ ràng, nhưng quan trọng hơn là bạn mang lại thơng điệp gì và thơng điệp đó
có phù hợp với nhu cầu của khán giả khơng.

Với mục tiêu thuyết trình nhằm kêu gọi bộ phận giới trẻ khơng kỳ thị người
có HIV/ AIDS, sau khi trình bày tất cả những lý do, dẫn chứng của quan điểm này,
bạn có đem đến cho họ sự thay đổi về nhận thức và hành vi đối với vấn đề không?
Kỳ vọng của một phần kết thúc đạt được đó là sự xúc động của người nghe, để từ
đó họ có những suy nghĩ, hành động tương ứng.
Chính vì vậy, trong phần kết luận, người thuyết trình cần phải thực hiện
những nhiệm vụ sau đây:
§ Nhắc lại mục đích của bài thuyết trình.
50


§ Tóm tắt nội dung chính, nhấn mạnh điểm cốt lõi mà bạn đã dành thời gian
trao đổi, chia sẻ thơng tin với khán giả.
§ Nhắc lại những đề xuất mà bạn đã đề ra về vấn đề trình bày.
§ Kết thúc bằng một nhận xét tích cực.
§ Kết thúc đúng lúc, khơng dơng dài.
§ Mời thảo luận
§ Cảm ơn cử tọa.
Từ đó, người thuyết trình nên chú ý đến 3 yếu tố quan trọng sau đây:
§ Cách chuyển sang phần kết: để tránh cho khán thính giả khơng bị hụt hẫng,
bất ngờ nên có câu chuyển ý
§ Tóm tắt những nội dung chủ yếu của bài thuyết trình: nêu bật được những
nội dung hoặc mục đích chính
§ Câu kết: cần lưu ý đến bối cảnh, đối tượng người nghe cụ thể để nêu câu kết.
Bạn có thể dùng một triết lý, một quan điểm của danh nhân, ý kiến của
chuyên gia, các nhà lãnh đạo … để tạo một kết thúc có hiệu quả.
Để tránh cho người nghe bị rơi vào trạng thái hụt hẫng, bất ngờ, nên mở đầu
phần kết luận bằng một câu chuyển ý. Ví dụ: Trên đây tơi đã trình bày về / giới thiệu
về…Cũng có thể nói: Nói tóm lại…
Phần Tóm tắt những nội dung chủ yếu của bài thuyết trình là phần quan trọng

nhất, tuy ngắn nhưng không thể thiếu. Phải nêu bật được những nội dung chính,
mục đích chính của bài thuyết trình. Tùy trường hợp cụ thể, có thể tóm tắt trước
hoặc sau phần Hỏi - Đáp (mỗi trường hợp đều có những ưu nhược điểm và lợi thế
riêng.
Cuối cùng, nói lời cám ơn cùng những câu chúc tụng, hay hứa hẹn với khán
giả.

51


Các cách kết thúc hiệu quả:
v Kết thúc mang tính thách thức hay kêu gọi
Cách kết thúc này đạt hiệu quả rất cao đối với những bài thuyết trình mang
tính thuyết phục ở người nghe
Hãy đưa thêm các lý do để mọi người chấp nhận hoặc thực hiện điều bạn đề
nghị. Đưa ra những ý định hoặc chủ kiến của bản thân.
Đây là cách kết thúc khá dễ dàng, nhưng bạn hãy nhớ chỉ kêu gọi hành động
nếu điều bạn yêu cầu vừa thẳng thắn nhưng cũng lại ý nhị, tinh tế. Nếu yêu cầu của
bạn không thẳng thắn, mà cứ vịng vo tam quốc, bạn sẽ khơng thúc đẩy được người
nghe hành động.
v Tóm lược các ý chính
Theo các nghiên cứu về khán thính giả thì khoảng thời gian bắt đầu thuyết
trình và khoảng thời gian sắp kết thúc là hai khoảng thời gian mà độ tập trung chú
ý của người nghe cao nhất. Vì vậy ta tóm tắt lại những điểm chính sẽ giúp thính giả
nhớ khái quát và lâu hơn về nội dung ta đã thuyết trình. Việc tóm tắt có thể là nêu
lại những đề mục chính của bài thuyết trình kèm những ý cần nhấn mạnh.
Đây là một phương pháp hết sức phổ biến với lời tóm lược thường được đặt
ngay trước câu cảm ơn khán giả. Lưu ý duy nhất cho phương pháp này là bạn hãy
cố gắng tránh giọng điệu thuyết giảng, dạy đời khán thính giả. Bạn khơng cần biểu
lộ nhiều cảm xúc khi tóm lược, chỉ cần nói vắn tắt những ý chính bạn đã truyền tải

xun suốt buổi thuyết trình.
Một bản tóm tắt sẽ đặc biệt thích hợp với những bài nói dài, chia làm những
luận điểm cụ thể.

52


Ví dụ: Tóm lại, hãy nhớ rằng có năm cách để… một là…; hai là…; cuối cùng
là…
v Cung cấp những trích dẫn thích hợp
Cũng như phần mở đầu, những kết luận trích dẫn giúp mọi người tiếp thu tốt
hơn

53


Tài liệu đọc thêm
Để có được một bài thuyết trình hiệu quả, phải đảm bảo rằng các bạn đã đầu
tư rất kỹ lưỡng cho phần chuẩn bị cả về mặt thời gian, ý tưởng và khối lượng kiến
thức. Có nhiều cách để chuẩn bị thuyết trình, quy trình TOPP (The Oral Presentation
Proccess) trình bày sau đây được xem là một gợi ý đơn giản.

Thử
nghiệm

Hoàn chỉnh bài TT

Phác thảo bài thuyết trình

Xác định chủ đề và nội dung thuyết trình


Phân tích người nghe (khán thính giả)

Quy trình này cũng bao gồm bước phân tích thính giả và xác định chủ đề
thuyết trình như đã trình bày trong phần nội dung bài học. Ngồi ra, những cơng
việc quan trọng người thuyết trình phải thực hiện được trong giai đoạn phác thảo
bài thuyết trình bao gồm:
§ Viết đề cương chi tiết cho bài thuyết trình
§ Xác định cách thức xây dựng cho từng phần của bài thuyết trình: mở đầu,
nội dung và kết thúc.

54


Để đảm bảo được những ý định được diễn đạt đầy đủ, bạn hãy tập viết ra
giấy, sử dụng sơ đồ tư duy để hoàn thiện, bổ sung, phát triển ý tưởng của mình.
Trong trường hợp bạn đã thực sự chuẩn bị tốt ở giai đoạn trên, đặc biệt là đã
xác định được mục tiêu lớn của thông điệp trong bài thuyết trình và thu thập tài liệu
liên quan một cách đa dạng và có sự nghiền ngẫm về nó, thì xây dựng đề cương
thuyết trình trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Bạn chỉ cần hệ thống, sắp xếp lại các ý
tưởng mà bạn đã có theo một trình tự hợp lý.
Giống như khi xây một ngôi nhà, bạn cần xác định ngôi nhà mà bạn mong
muốn với diện tích, vẻ bề ngồi và nội thất bên trong, bạn có một khoản tiền đủ và
dư dả để chi tiêu và đối phó với những tình huống xảy ra, bạn có kiến thức về kỹ
thuật xây nhà sao cho thật vững chắc, an tồn và có cả thời gian để chỉnh sửa nếu
cần. Vậy thì bạn chỉ cần vạch ra tất cả các ý đó và sau đó là hồn thiện ngơi nhà của
mình.
Đề cương thuyết trình hay dàn bài thuyết trình được ví như khung xương của
một cơ thể sống. Nội dung của bài thuyết trình, với chứng cứ, hình ảnh, câu chuyện
minh họa dựa vào đó để phát triển cho hay và hấp dẫn hơn

Khơng có một cách thức cụ thể nào làm chuẩn mực cho việc xây dựng đề
cương. Tùy theo mục đích lớn của bài thuyết trình mà người trình bày cần phải bám
theo một cách sát sao và như vậy sẽ có cách phân bổ và sắp xếp ý theo từng ý đồ.
Cũng tùy theo ý tưởng trình bày sao cho dễ hiểu và ấn tượng mà người thuyết trình
có thể tự xây dựng một dàn bài riêng cho bản thân. Một số cách sau đây được xem
là gợi ý hình thành dàn bài.

55


v

Theo chữ cái
đầu tiên

Theo trình tự
thời gian

Từ tổng quát
đến cụ thể

Theo thứ tự
tăng hoặc giảm
dần

Theo trình tự
khơng gian

Từ cụ thể đến
tổng quát


So sánh và đối
chiếu

Nguyên nhân
và Kết quả

Đối với cách thức xây dựng đề cương thuyết trình theo các chữ cái

đầu tiên, đây là cách thức giúp người nghe hệ thống kiến thức một cách nhanh chóng
và dễ ghi nhớ.
Ví dụ: Bạn muốn trình bày các nguyên tắc cơ bản khi giao tiếp. Thay vì giải
thích dài dịng, bạn có thể giới thiệu nguyên tắc ABC, được sắp xếp từ những chữ
cái đầu của các từ tiếng Anh thể hiện nội dung của việc giao tiếp như sau:
-

A (Accuracy – chính xác): Thơng tin giao tiếp phải chính xác.

-

B (Brief – Ngắn gọn): Thông tin nên được truyền đạt một cách ngắn

gọn, dễ hiểu.
-

C (Clarity – rõ ràng, sáng sủa): Thơng tin khơng được mập mờ, khiến

người nghe có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.
Vậy, những chữ cái ABC sẽ giúp người nghe tiếp thu kiến thức nhanh chóng
và người thuyết trình hệ thống được kiến thức, dễ dàng cho việc truyền đạt và chia

sẻ thông tin.
v

Đối với cách thức xây dựng đề cương theo kiểu tăng dần hoặc giảm

dần cũng phụ thuộc vào dụng ý của người trình bày.
56


Ví dụ: Khi thuyết trình về tác hại của việc hút thuốc lá đối với sức khỏe con
người, bạn có thể xây dựng kết cấu tính năng của sản phẩm đó trong phần trình bày
theo mức độ từ ít quan trọng đến rất quan trọng, hoặc ngược lại từ rất quan trọng
đến ít quan trọng nhất.
-

Nếu phát triển theo chiều tăng dần: bạn có thể đưa những tác hại bên

ngồi con người do thuốc lá mang lại đến những tác hại bên trong cơ thể, khơng
nhìn thấy được. Như vậy mức độ nguy hiểm được phác họa theo chiều hướng đi lên,
nhằm tác động mạnh đến ý thức của người nghe.
-

Nếu phát triển theo chiều hướng giảm dần: Bạn có thể đưa ra những

con số thống kê cho thấy khi con người nhả ra khói thuốc lá thì sẽ ảnh hưởng như
thế nào đến bầu khơng khí của một cộng đồng, rồi giảm dần đến những tác hại trực
tiếp mang lại cho những người xung quanh và giới hạn lại đối với chính bản thân
người đó. Như vậy, những con số và dữ liệu ban đầu có thể khiến người nghe “sốc”
và tập trung chú ý cho đến những thông tin rất cụ thể sau đó.
v


Đối với cách thức xây dựng đề cương theo So sánh và Đối chiếu, cùng

một lúc bạn sẽ đánh giá được 2 vấn đề đang trình bày để nhằm đạt được mục đích
cụ thể.
Ví dụ: Công ty máy ảnh XYZ vừa tung ra thị trường sản phẩm A với những
tính năng vượt trội. Để thể hiện rõ nét tính hiện đại về mẫu mã và chất lượng tối ưu
của nó, người thuyết trình sử dụng cách so sánh đối chiếu với dòng sản phẩm B –
đã từng là sản phẩm hàng đầu trên thị trường cách đây 1 năm. Việc so sánh này
khiến khách hàng dễ hình dung ra sự “vượt trội” của sản phẩm vì trước đó họ đã
dùng hoặc nghe nói về tính năng của sản phẩm B.

57


v

Đối với cách thức xây dựng đề cương theo trình tự thời gian hoặc

khơng gian, giúp người nghe dễ hình dung về chiều hướng thay đổi của một vấn đề
cụ thể.
Ví dụ: Bạn muốn đưa ra thơng điệp Chấp hành luật an tồn giao thơng đường
bộ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và người nghe của các bạn là học sinh, sinh
viên. Bạn có thể sắp xếp sự gia tăng các vụ việc tai nạn giao thông, mức độ nguy
hiểm, số người thương tích hoặc tử vong qua các cột mốc từ năm 2010 – 2011 –
2012 – 2013.
Như vậy, nếu mở rộng vấn đề, bạn có thể so sánh vấn đề này, qua các mốc
thời gian này nhưng được tính trên địa bàn cả nước, bao gồm thành phố Hồ Chí
Minh, thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng,… để làm rõ tính nghiêm trọng của
tình hình và mong đợi sự thay đổi trong ý thức, hành vi của khán giả về chấp hành

luật an toàn giao thông.
v

Đối với cách thức xây dựng đề cương theo chiều hướng từ cụ thể đến

tổng quát hoặc ngược lại, từ tổng quát đến cụ thể cũng đều xuất phát từ ý tưởng trình
bày của người thuyết trình.
Ví dụ: Ban muốn chứng minh quan điểm của mình về mặt tích cực của
Facebook đối với đời sống giới trẻ. Bạn có thể bắt đầu bằng việc đưa ra những
chứng cứ, hình ảnh, câu chuyện, con số cho thấy trang mạng xã hội này mang lại
nhiều lợi ích cho các cơng việc học tập, làm việc, vui chơi của giới trẻ. Đó là cách
trình bày đi từ cụ thể đến tổng quát.
Nhưng ngay sau đó, bạn muốn khẳng định mặt ngược lại – những tác hại
của Facebook. Sau lời khẳng định tính hai mặt của vấn đề, bạn đưa ra những lý lẽ,
ví dụ để chứng minh mệnh đề ngược lại này. Đó là cách trình bày đi từ tổng quát
đến cụ thể.
58


×