Thực trạng và giải pháp chấn chỉnh bạo lực ngôn ngữ học đường ở học sinh
trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột hiện nay.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN DU
----------
BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Dự án nghiên cứu khoa học
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHẤN CHỈNH BẠO LỰC
NGÔN NGỮ HỌC ĐƯỜNG Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT
Lĩnh vực: Khoa học xã hội và hành vi
Buôn Ma Thuột, tháng 12 năm 2021
Thực trạng lệch chuẩn trong sử dụng văn hóa ngơn ngữ teen của học sinh trung
học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột hiện nay.
Lời cảm ơn
Trong quá trình học tập, nghiên cứu dưới mái trường THPT Chuyên
Nguyễn Du, với sự dìu dắt, chỉ bảo và giảng dạy của quý thầy, cô giáo, bản thân
em đã học hỏi, tích lũy được nhiều kiến thức và mở rộng sự hiểu biết của mình.
Đó là hành trang q giá cho em, để khi bước vào đời, em càng vững vàng trong
sự nghiệp cũng như trong cuộc sống. Bằng tất cả tấm lòng, em xin bày tỏ sự biết
ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu, tồn thể q thầy, cơ trong Hội đồng sư phạm
trường THPT Chuyên Nguyễn Du, đặc biệt là cô Nguyễn Thị Minh Nguyệt –
Giáo viên giảng dạy môn học Giáo dục công dân, người trực tiếp hướng dẫn tận
tình, chu đáo để em hồn thành dự án này.
Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn Thầy, cô giáo, các bạn học sinh
trường THPT Chuyên Nguyễn Du, trường THPT Buôn Ma Thuột, trường THPT
Chu Văn An và các cơ quan ban ngành của tỉnh Đắk Lắk cũng như gia đình đã
giúp đỡ em hồn thành dự án.
Với một khoảng thời gian không nhiều cũng như kiến thức, sự hiểu biết
của bản thân còn nhiều hạn chế, trong q trình hồn thành dự án khơng tránh
khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô và
những người quan tâm đến vấn đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Buôn Ma Thuột, tháng 12 năm 2021
Tác giả
Đặng Thị Phương Thảo
Thực trạng lệch chuẩn trong sử dụng văn hóa ngơn ngữ teen của học sinh trung
học phổ thông trên địa bàn thành phố Bn Ma Thuột hiện nay.
A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Vết thương do đòn roi rồi cũng sẽ lành lại. Vết sẹo trên da thịt sẽ cịn đó
nhưng khơng cịn đau nữa. Khi nói đến bạo lực, người ta thường sẽ nghĩ tới các
hành vi đánh đập, ngược đãi, xâm hại tới sức khỏe, tính mạng người khác. Tuy
nhiên, giờ đây bạo lực còn xuất hiện phổ biến dưới hình thức xúc phạm, lăng mạ
ở ngồi đời thực lẫn trên mạng xã hội. Bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân
của bạo lực ngôn ngữ, đặc biệt là các học sinh THPT. Vốn dĩ tâm lý các bạn ở
độ tuổi này đang rất nhạy cảm, dễ bị chi phối bởi ngoại cảnh lại phải sống trong
một mơi trường dễ bị bạo lực ngơn ngữ từ chính bạn bè, thầy cơ, bố mẹ thì đây
đúng là một điều đáng lo ngại.
Vậy bạo lực ngôn ngữ học đường(BLNNHĐ) là gì? Bạo lực ngơn ngữ học
đường là hình thức khá phổ biến ở lứa tuổi vị thành niên trong môi trường giáo
dục hiện nay, bạo lực ngôn ngữ học đường là một dạng của bạo lực nhưng
không dùng hành động tay chân, cũng không dùng sức lực để uy hiếp đối
phương mà dùng tinh thần, ngơn ngữ, lời nói để lăng mạ, sỉ nhục, uy hiếp, đe
dọa và làm tổn thương đến danh dự, nhân phẩm của người khác xảy ra trong
phạm vi nhà trường, trường học. Trường học là mô ̣t xã hô ̣i thu nhỏ, nơi mà học
sinh gă ̣p rất nhiều vấn đề cả tích cực và tiêu cực, đă ̣c biê ̣t là học sinh THPT. Vấn
đề nhức nhối nhất đối với học sinh là viê ̣c bị bạo lực học đường - tình trạng diễn
ra với tỉ lệ ngày càng tăng, đặc biệt cùng với sự phát triển của thời đại cơng nghệ
4.0 thì hình thức bạo lực cịn diễn ra ở nhiều phương diện khác nhau: đánh đập,
dọa nạt bằng ngôn ngữ đả kích, trù dập,...., mơi trường khác nhau, trong đó có
khơng gian mạng xã hội.
Từ thực trạng bạo lực ngôn ngữ tại nơi tôi đang sinh sống và là mô ̣t học sinh
cũng từng gă ̣p phải vấn đề nhạy cảm này, tôi muốn làm dự án nghiên cứu vấn đề
“Thực trạng và giải pháp chấn chỉnh bạo lực ngôn ngữ học đường ở học sinh
trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột” nhằm nghiên
cứu về nguyên nhân và phát triển bạo lực ngôn ngữ của học sinh THPT trong
thành phố, góp phần nhỏ, đại diê ̣n cho những người đã và đang chịu sự ảnh
hưởng của bạo lực ngôn ngữ dám đứng lên nói, chia sẻ cũng nâng cao nhâ ̣n thức
của học sinh THPT về bạo lực ngôn ngữ.
B. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU; GIẢ THUYẾT KHOA HỌC.
1. Câu hỏi nghiên cứu
Hướng đến việc giải quyết hệ thống câu hỏi phỏng vấn; điều tra và tiến
hành dự án. Cụ thể như sau:
Thực trạng bạo lực ngôn ngữ ở học sinh THPT đang diễn ra như thế nào?
1
Thực trạng và giải pháp chấn chỉnh bạo lực ngôn ngữ học đường ở học sinh
trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.
Thực trạng bạo lực ngôn ngữ diễn ra được xét trên những phương diện nào?
Nguyên nhân và hâ ̣u quả của hành vi bạo lực ngôn ngữ ở học sinh THPT?
Trách nhiê ̣m thuô ̣c về ai và biê ̣n pháp khắc phục?
2. Giả thuyết khoa học
Thực trạng BLHĐ ngày càng gia tăng và ảnh hưởng ngày càng nghiêm
trọng tới đời sống của học sinh THPT. Sự quan tâm nhắc nhở con cái của các
bậc cha mẹ càng ngày càng lỏng lẻo, con em họ đang ở lứa tuổi THPT không
được quan tâm, chăm sóc, chia sẻ tâm tư tình cảm với mẹ cha. Mơ hình hỗ trợ
tâm lý trong trường học cịn hạn chế. Khi các em có vấn đề về học tập, stress
vẫn chưa có nơi hỗ trợ kịp thời. BLHĐ ngày càng gia tăng, cần mơ hình trợ giúp
kịp thời nhằm ngăn chặn tình trạng này. Bên cạnh đó, cũng có những học sinh
sử dụng mạng xã hô ̣i với những mục đích tiêu cực, không lành mạnh mà tiêu
biểu đó chính là viê ̣c sử dụng mạng xã hô ̣i đi lăng mạ, bêu rếu, chì chiết mơ ̣t đới
tượng nào đó. Và học sinh không ý thức được rằng viê ̣c họ đang làm được gọi là
bạo lực ngôn ngữ và hơn hết đó chính là bạo lực tinh thần của một đối tượng.
Từ đó, để học sinh, nhà trường cũng như phụ huynh sẽ ý thức được trách
nhiê ̣m của mình và xây dựng mô ̣t môi trường giáo dục lành mạnh đúng như
phương châm “mỗi ngày đến trường là một niềm vui” và thực hiện đúng phong
trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
C. THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU; ĐỐI TƯỢNG,
KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Thiết kế
Là một học sinh bậc THPT trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, bản
thân em nhận thấy vấn đề bạo lực ngôn ngữ học đường đang diễn ra ngày càng
phức tạp không chỉ trong môi trường học tập trực tiếp tại lớp mà cịn qua mơi
trường thế giới ảo. Sau khi ý tưởng của em được lựa chọn, em đã bắt tay vào
việc nghiên cứu để làm rõ thực trạng, nguyên nhân, đồng thời đề xuất những
giải pháp có thể góp phần chấn chỉnh tình trạng bạo lực ngơn ngữ học đường,
xây dựng một mơi trường học tập tốt.
Quy trình thực hiện
Hình thành
ý tưởng
Thu thập
số liệu
Cơ sở lý
thuyết
Hồn thiện
dự án
Đề xuất
giải pháp
2
Xử lí số
liệu
Phân tích
số liệu
Thực trạng và giải pháp chấn chỉnh bạo lực ngôn ngữ học đường ở học sinh
trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp luận nghiên cứu:
Dựa trên nguyên tắc lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng.
2.2. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Tác giả thu thâ ̣p mô ̣t số dữ liê ̣u thông qua các trang mạng Internet và công
trình nghiên cứu khác liên quan đến bạo lực ngôn ngữ. Dựa trên những hiểu biết
cảm nhâ ̣n của bản thân tích lũy trong quá trình trưởng thành, trong quá trình học
tâ ̣p và rèn luyê ̣n ở trường cũng nhưng qua quan sát những biểu hiê ̣n tâm lí.
2.3. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp trưng cầu ý kiến (Anket): Phương pháp này được triển khai
theo các bước sau: (1) Xác định mẫu điều tra, (2) Thiết kế mẫu phiếu điều tra; (3)
Điều tra thử, (4) Chuẩn lại phiếu điều tra; (5) Phát phiếu điều tra; (6) Thu phiếu
điều tra.
Phương pháp quan sát định lượng: Tác giả thu thâ ̣p được những thông tin
từ những câu hỏi liên quan đến vấn đề nghiên cứu trong bảng khảo sát của 527
học sinh đến từ các trường THPT khác nhau ở thành phố Buôn Ma Thuô ̣t.
2.4. Phương pháp phân tích dữ liê ̣u:
Kết quả điều tra từ phiếu khảo sát và quan sát thực tế, tác giả sẽ tởng hợp và
đưa ra những con sớ, sau đó phân tích những chủ đề theo từng nô ̣i dung. Từ đó rút
ra được thực trạng, nguyên nhân, hâ ̣u quả và biêṇ pháp của viêc̣ bạo lực ngôn ngữ.
2.5. Phương pháp tổng hợp và so sánh:
Phương pháp đi vào khái quát vấn đề bạo lực ngôn ngữ ở học sinh trung
học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột trong thời gian qua để
nhằm xử lý, tổng hợp và tập hợp những tài liệu có liên quan đến đề tài, xử lý các
số liệu thống kê từ các nguồn điều tra và đưa ra những so sánh với các địa phương
khác.
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Bốn trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột
được lựa chọn có chủ đích. Lựa chọn ngẫu nhiên ở khối lớp 10, 11 và 12. Trong
tổng số 639 học sinh được lựa chọn ngẫu nhiên từ 3 trường tham gia nghiên cứu:
Tổng số học sinh tham gia là 527, tỷ lệ hồn thành phiếu hỏi là 100% trong đó
có 112 học sinh từ chối tham gia trả lời, 0 học sinh khơng hồn thành phiếu trả
lời.
* Phạm vi nghiên cứu:
3
Thực trạng và giải pháp chấn chỉnh bạo lực ngôn ngữ học đường ở học sinh
trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng bạo lực ngôn ngữ ở học sinh trung
học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột trong năm học 2021 - 2022.
Thời gian: Tháng 11 năm 2021 đến tháng 1 năm 2022
* Khách thể nghiên cứu:
+ Thầy cơ giáo dạy trong và ngồi trường học bậc THPT
+ Học sinh trong và ngoài trường học bậc THPT
D. TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU
I. TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU
1. Lộ trình nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong vòng 04 tháng (Từ tháng 9 năm
2021 đến tháng 01 năm 2022). Kế hoạch được thực hiện chi tiết như sau:
- Từ 15 tháng 9 đến 05 tháng 10: Đọc, nghiên cứu và hình thành các ý
tưởng liên quan đến tình trạng bạo lực ngơn ngữ học đường của học sinh THPT
trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.
- Từ 05 tháng 10 đến 15 tháng 10: Nộp ý tưởng đề tài và đề cương nghiên
cứu dự thi cấp trường tại trường THPT Chuyên Nguyễn Du.
- Từ 15 tháng 10 đến 29 tháng 11: Tiếp tục xây dựng đề cương bao gồm
các nội dung cần thiết để chuẩn bị cho việc thu thập, nghiên cứu nội dung và nộp
lên Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk
- Từ 29 tháng 11 đến 07 tháng 01 năn 2022: Tiến hành nghiên cứu: phát
phiếu điều tra, phỏng vấn, thu thập thơng tin; xây dựng nội dung chi tiết hồn
thành tất cả nội dung dự án.
- Từ 07 tháng 01 năm 2022: Hoàn thiện dự án và tham gia thi cấp tỉnh.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu này được thưc hiện với mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma
Thuột bị bạo lực ngơn ngữ và các hình thức bạo lực ngôn ngữ.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan tới tỷ lệ bắt nạt trên mạng xã hội ở học sinh
trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
3. Xác định rõ trách nhiệm của những cá nhân, tổ chức liên quan nhằm đề
ra giải pháp đề khắc phục và hạn chế thực trạng học sinh THPT bị bạo lực ngôn
ngữ trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.
Để đạt được mục đích đó, đề tài cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
Thứ nhất, làm rõ những lý luận chung về bạo lực, bạo lực ngôn ngữ ở học
sinh THPT, đồng thời chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa nhà trường, gia đình,
học sinh và xã hội về vấn đề này.
4
Thực trạng và giải pháp chấn chỉnh bạo lực ngôn ngữ học đường ở học sinh
trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Bn Ma Thuột.
Thứ hai, phân tích, làm rõ thực trạng bạo lực ngôn ngữ ở học sinh trung
học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.
Thứ ba, bước đầu đưa ra một số nguyên nhân, trách nhiệm của các cá
nhân, tổ chức có liên quan và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết
có hiệu quả thực trạng bạo lực ngơn ngữ ở học sinh trung học phổ thông trên địa
bàn thành phố Buôn Ma Thuột,tỉnh Đắk Lắk hiện nay.
3. Tiến trình nghiên cứu
Trải qua thời gian nghiên cứu, người nghiên cứu đã thu thập, phân tích số
liệu, hồn thiện dự án, bao gồm các nội dung sau:
3.1. Chương 1: Cơ sở lý luận nghiên cứu
Trong đề cương Văn hóa Việt Nam (1943) của Đảng nhấn mạnh phải coi
trọng “tranh đấu về tiếng nói, chữ viết”, bao gồm “thống nhất và làm giàu thêm
tiếng nói; ấn định mẹo văn ta; cải cách chữ quốc ngữ”, v.v. Thế nhưng, thực
trạng học sinh nói tục, chửi bậy, sử dụng những ngơn ngữ thơ tục, lăng mạ và sỉ
nhục người khác ngày càng gia tăng. Điều này tạo ra những hệ lụy không nhỏ
đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, là quá trình mở đầu
và cũng là một trong những vấn đề nghiêm trọng trong xã hội ngày nay, hay cịn
gọi là bạo lực ngơn ngữ học đường. Và bạo lực ngôn ngữ là một hành vi dùng từ
ngữ gián tiếp tạo nên những tổn thương về tâm lí và dẫn đến nỗi đau về thể chất,
tinh thần, và hậu quả của chúng có thể nặng hơn rất nhiều so với bạo lực thông
thường, đặc biệt ở lứa tuổi học sinh, bạo lực ngôn ngữ học đường là một vấn đề
nhức nhối đáng chú ý. Thực tế, phạm vi diễn ra tình trạng bạo lực ngơn ngữ học
đường là tất cả mọi nơi, đặc biệt tại trường học và mạng xã hội có rất nhiều đề
tài đã nghiên cứu về vấn đề bạo lực học đường, tuy nhiên mới chỉ nghiên cứu
sâu ở phần bạo lực thể chất.
Ở chương này, mục đích nhằm làm rõ vấn đề bạo lực ngôn ngữ, tác giả đã
chỉ ra các khái niệm: Bạo lực học đường, bạo lực ngôn ngữ; bạo lực ngôn ngữ
học đường; mạng xã hội; tuổi vị thành niên và bạo lực học đường ở lứa tuổi vị
thành niên; học sinh trung học phổ thông và một số khái niệm khác có liên quan
3.2. Chương 2: Thực trạng, hậu quả và nguyên nhân
3.2.1. Thực trạng nghiên cứu
Từ kết quả phiếu điều tra 527 học sinh, ta thấy số lượng học sinh đã và
đang gặp phải tình trạng bạo lực ngôn ngữ học đường đã chiếm gần 50% số
lượng học sinh được khảo sát. Trong đó, số lượng học sinh thường sử dụng
mạng xã hội là 97,3%, và chỉ có 6 học sinh là ít sử dụng hoặc sử dụng không
thường xuyên.
5
Thực trạng và giải pháp chấn chỉnh bạo lực ngôn ngữ học đường ở học sinh
trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.
Tiến hành khảo sát 147 thầy cô, tất cả giáo viên tham gia khảo sát đều
thường xun sử dụng mạng xã hội. Chính vì vậy, sự giao tiếp của giáo viên và
học sinh thông qua mạng xã hội từ thỉnh thoảng đến thường xuyên đã đạt 97%.
Tình trạng giáo viên từng bắt gặp học sinh THPT xảy ra mâu thuẫn và đặc biệt
là bạo lực ngôn ngữ học đường đã vượt quá 84%.
Từ những khảo sát sơ bộ trên, ta có thể thấy bạo lực ngôn ngữ học đường
đã và đang trở thành mối quan tâm của nhiều gia đình, nhà trường, nỗi trăn trở
của toàn xã hội. Đang lan truyền ngày càng rộng rãi khơng chỉ có ở một phạm vi
học sinh mà đang phát triển khơng ngừng, điều đó cịn tác động mạnh mẽ tới
cộng đồng và xã hội, đặc biệt là sự phát triển của môi trường giáo dục, gây ra sự
lo âu và hoảng sợ trong tâm lý của học sinh THPT.
3.2.1.1. Nhận thức về tình trạng bạo lực ngơn ngữ học đường.
Qua phiếu tổng hợp, ta có thể thấy phần lớn học sinh cho rằng tình trạng
bạo lực ngơn ngữ học đường hiện nay đang ngày càng nghiêm trọng chiếm 98%.
Bên cạnh đó, cũng có những học sinh cho rằng vấn đề bị bạo lực ngôn ngữ này
không quá nghiêm trọng hoặc thâm chí là khơng nghiêm trọng, nhưng con số
này chỉ chiếm 2%.
Từ đó cho thấy, tình trạng bạo lực ngơn ngữ học đường có thể xuất hiện
hay tập trung ở bất cứ đâu, chúng bao trùm lên những thanh thiếu niên mới lớn
trên phạm vi trường học, và đặc biệt hướng đến những phương tiện truyền
thông, giao tiếp ảo như các diễn đàn của mạng xã hội, kết nối bạn bè nhưng lại
có ảnh hưởng thực đến tư duy, nhân cách của học sinh, ảnh hưởng tiêu cực đến
sức khỏe tinh thần của học sinh THPT.
Những số liệu khảo sát cho ta thấy, số lượng giáo viên nhận thấy về sự
nghiêm trọng là 100% thể hiện tính cấp bách của một vấn đề xuất hiện trong
ngành giáo dục khơng chỉ riêng Việt Nam, mà cịn ở các quốc gia trên thế giới.
Từ những nhận thức thực tiễn ấy, giáo viên đã nhận ra vai trò to lớn của chính
bản thân trong một vấn đề mang tính xã hội bao trùm nền giáo dục của Việt
Nam.
Hầu hết tất cả học sinh đều có ý kiến cho rằng cần đưa ra biện pháp để
giải quyết thực trạng, con số này chiếm 97%, tỷ lệ học sinh cho rằng điều này
không cần thiết hay không cần đưa ra biện pháp để ngăn chặn chiếm 3%. Với
giáo viên tất cả thầy cô tham gia khảo sát đều nhận thức rõ ràng về vai trị của bản
thân và của gia đình và xã hội trong tình trạng bạo lực ngơn ngữ ngày càng gia
tăng này. Như vậy, mọi người bắt đầu nhận thức đúng và đủ tính nghiêm trọng
của vấn đề.
6
Thực trạng và giải pháp chấn chỉnh bạo lực ngôn ngữ học đường ở học sinh
trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.
3.2.1.2. Mức độ phổ biến của bạo lực ngôn ngữ học đường
Khái quát về mức độ chứng kiến bạo lực ngôn ngữ học đường của học sinh
cho thấy, 33% ý kiến cho biết đã từng chứng kiến bạo lực ngôn ngữ học đường.
Kết quả nghiên cứu này cũng phản ánh phần nào sự tương đồng với nguồn thông
tin trên các phương tiện đại chúng, tình trạng bạo lực ngơn ngữ học đường ngày
một gia tăng mạnh mẽ và đột biến trong thời gian gần đây gây xôn xao dư luận.
Gần 40% học sinh trả lời thỉnh thoảng gặp phải trường hợp bị dùng những
lời lẽ, nhận được những dòng tin nhắn khiếm nhã để trêu đùa, bị tách biệt, hoặc
đặt điều nói xấu,… Tình trạng bạo lực ngơn ngữ học đường có thể sẽ xảy ra theo
từng đối tượng khác nhau, giữa một học sinh với một nhóm học sinh hay giữa
hai nhóm học sinh với nhau từ đó ta thấy xu hướng hành vi bạo lực rất đa dạng
và quy mô sẽ tùy thuộc vào từng đối tượng học sinh và môi trường để tiến hành
bạo lực (trên mạng xã hội, hoặc ngoài đời thực) mà những hành động này có thể
sẽ được tái diễn liên tục nếu không ngăn cản kịp thời.
3.2.1.3. Các hình thức hoạt động khi bạo lực ngơn ngữ học đường xảy ra
Học sinh THPT và giáo viên cảm nhận rõ ràng sự nguy hiểm của
BLNNHĐ và nhận xét về hình thức xảy ra ở cả hai khơng gian trực tuyến và
trực tiếp đều hơn 85%. Nhưng theo khảo sát cho thấy, tỉ lệ xảy ra của BLNNHĐ
trên không gian mạng xã hội nhiều hơn hiện tượng BLNNHĐ trực tiếp trong
phạm vi trường học, số liệu trong khoảng 10% hơn hình thức trực tiếp lăng mạ,
xúc phạm, hay nói xấu cô lập là 7%. Tuy vậy, qua biểu đồ đã thể hiện rất rõ về
sự thật BLNNHĐ có thể xảy ra tại hai hình thức, xảy ra song song và đồng thời.
* Bạo lực ngơn ngữ học đường ngồi đời thực
Thông qua nghiên cứu và khảo sát, mẫu thuẫn học đường là yếu tố chính
để gây ra những vấn đề bạo lực học đường, đặc biệt là BLNNHĐ. Học sinh
tham gia khảo sát nhận thấy nhiều vấn đề mẫu thuẫn học đường đã xảy ra xung
quanh môi trường học tập của mình, tỷ lệ ấy đã vượt mức đáng có, và lên đến
67%. Từ nghiên cứu khảo sát giáo viên, chúng ta vẫn có thể bắt gặp những
trường hợp tạo nên mâu thuẫn trong ngành giáo dục nói chung, nhân cách nhà
giáo nói riêng. Tỷ lệ giáo viên gặp phải một giáo viên khác bạo lực ngôn ngữ
với học trị của mình là 39%, con số này khơng nhỏ so với tổng số người tham
gia khảo sát.
Tỷ lệ của bạo lực ngôn ngữ học đường là 86.5% vượt qua rất nhiều so với
sự bạo lực về thể chất, sử dụng nắm đấm, đánh nhau để giải quyết vấn đề, con số
đó khoảng 6%. Và tỷ lệ học sinh nhận thấy cả hai hành vi đều xảy ra đồng thời
là 7.5% . Ta có thể thấy, mẫu thuẫn học đường xảy ra chủ yếu ở hình thức bạo
7
Thực trạng và giải pháp chấn chỉnh bạo lực ngôn ngữ học đường ở học sinh
trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.
lực ngôn ngữ học đường. Học sinh có xu hướng sử dụng ngơn ngữ chửi rủa đối
tượng bản thân đang xích mích, hoặc khơng thích, lăng mạ sỉ nhục một người
yếu thế hơn và rất nhiều học sinh khơng nhận ra bản thân mình đang làm điều
sai trái.
* Bạo lực ngôn ngữ học đường trên không gian mạng xã hội
Tỷ lệ đối tượng gây ra BLNNHĐ trên mạng xã hội là bạn bè ở trường là
57%, 28% từ những bạn bè trên mạng xã hội và 15% từ những con người xa lạ
không quen biết, bạo lực ngôn ngữ mạng với học sinh. 88% giáo viên từng bắt
gặp học sinh của mình sử dụng những từ ngữ khơng khn phép, gây khó chịu
đối với người đối diện, thậm chí là làm người đối diện bị tổn thương,… Như vậy,
ta có thể thấy rằng học sinh đã nhận thấy được tính chất nghiêm trọng khi bị bạo
lực ngôn ngữ học đường qua mạng mạng xã hội. Trong số học sinh được khảo
sát, học sinh sử dụng mạng xã hội từ 3 đến 4 giờ/ngày chiếm tỉ lệ 38%, học sinh
sử dụng mạng xã hội từ 4 giờ trở lên chiếm tỉ lệ 31% và chỉ 6% học sinh sử dụng
mạng xã hội ít hơn 1 giờ/ngày. Như vậy, những học sinh sử dụng mạng xã hội càng
nhiều thì tỉ lệ tiếp cận với những thực trạng BLNNHĐ trên không gian mạng càng
nhiều, đặc biệt và tiếp cận với các từ ngữ bạo lực, và thậm chí gây ra sự thiếu nhận
biết của học sinh.
3.2.1.4. Đặc điểm của học sinh khi sử dụng bạo lực ngôn ngữ học
đường
* Giới tính
Tỷ lệ mâu thuẫn xảy ra giữa nam và nữ vẫn có sự chênh lệch rất lớn. Tỷ lệ
cả học sinh nam và học sinh nữ đều thường xảy ra mâu thuẫn là 59%. Nhưng tỷ
lệ các học sinh nữ xảy ra mâu thuẫn với nhau (34%) nhiều hơn rất nhiều so với
những mâu thuẫn giữa các nam sinh với nhau. Như vậy, có thể thấy, dù cả nam
sinh và nữ sinh đều thường xuyên xảy ra mâu thuẫn học đường, nhưng tỷ lệ nữ
sinh xảy ra tranh cãi, gây xích mích, cãi nhau và đặc biệt là bạo lực ngôn ngữ
học đường là rất lớn.
* Lứa tuổi.
Từ số liệu cho thấy hầu như tình trạng bạo lực ngôn ngữ nhiểu nhất ở khối
lớp 11, giảm dần ở khối lớp 12. Tuy nhiên, kết quả thu được từ nghiên cứu này
cho thấy tỷ lệ hành vi bạo lực giữa lớp 11 và lớp 12 gần như là như nhau, giao
động trong khoảng từ 34,3% đến 39,1%.
*Học lực
8
Thực trạng và giải pháp chấn chỉnh bạo lực ngôn ngữ học đường ở học sinh
trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.
Khi kiểm định về mối liên hệ giữa điểm trung bình học tập, chức vụ đang
đảm nhiệm hiện tại với hành vi sử dụng bạo lực ngơn ngữ, người nghiên cứu
thấy khơng có mối quan hệ gì với nhau.
3.2.1.5. Các yếu tố tác động đến sự quan tâm chia sẻ của học sinh
THPT
Qua quá trình khảo sát, tỷ lệ phần trăm những nạn nhân của hành vi bạo
lực ngôn ngữ học đường ngày càng gia tăng, dù đa số học sinh vẫn có xu hướng
chia sẻ tình trạng của mình với gia đình, bạn bè, thầy cô, con số này chiếm 60%
trên tổng số nạn nhân tham gia khảo sát. 40% nạn nhân mang trong mình suy
nghĩ giữ bí mật và khơng muốn người khác biết đến tình trạng của mình. Con số
cho thấy học sinh thường có xu hướng suy nghĩ đến những vấn đề khác với
người lớn, họ sợ mọi chuyện sẽ lớn ra và có thể tồi tệ hơn, nên vẫn có khơng ít
những học sinh sẽ giữ im lặng khi gặp tình trạng bị BLNNHĐ này.
Đa số nạn nhân (59%) của hành vi bạo lực ngôn ngữ học đường đều có xu
hướng chia sẻ với bạn bè của mình, những đối tượng trong môi trường học tập,
đặc biệt là những người bạn thân, những người mà họ tin tưởng để sẻ chia. Có
30% nạn nhân hướng đến sẻ chia với người thân, gia đình, và chỉ 2% học sinh
tình nguyên sẽ chia với thầy cô giáo viên.
3.2.2. Hậu quả của bạo lực ngôn ngữ học đường
3.2.2.1. Đối với nạn nhân
Qua khảo sát, ta có thể thấy, đối tượng bị bạo lực ngôn ngữ học đường
thường bị tổn thương tâm lý và thậm chí gây ám ảnh, để lại nỗi đau suốt quãng
đời còn lại. 36% học sinh tham gia khảo sát là đối tượng bị bạo lực ngôn ngữ
học đường cảm thấy đau buồn, 26% học sinh cảm thấy lo âu, sợ hãi cùng xu
hướng né tránh xã hội làm học sinh không thể tập trung vào công việc hay cuộc
sống của mình. Thậm chí có 8% đối tượng đã nghĩ đến việc tự tử, những suy
nghĩ tiêu cực, đi đến cái chết. Có 30% học sinh lựa chọn những tâm lí khác, như
tức giận, phẫn nộ, hay thù hận,…Từ đó có thể thấy được những hậu quả khơng
lường trước được của bạo lực ngôn ngữ học đường.
3.2.2.2. Đối với người gây ra bạo lực ngôn ngữ học đường
Bản thân các học sinh là chủ thể của bạo lực cũng phải chịu những hậu
quả tiêu cực do việc làm của mình gây ra về mặt sức khỏe, tâm lý, sự phát triển
nhân cách và vấn đề học tập. Bởi các học sinh gây bạo lực cũng sẽ trở thành đối
tượng bị thù hằn và bị ghét bởi các nạn nhân cũng như của các bạn cùng học.
Bên cạnh đó cịn là nỗi lo lắng bị trả thù từ phía nạn nhân, gia đình và bạn bè
của nạn nhân.
9
Thực trạng và giải pháp chấn chỉnh bạo lực ngôn ngữ học đường ở học sinh
trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.
3.2.2.3. Đối với xã hội
Tạo thành một “trào lưu” mới là bắt nạt bạn bè và gây ra các vụ “tai
tiếng” để được “nổi tiếng” hoặc để “dằn mặt” đối phương, chính tình trạng này
đã góp phần vào việc khiến cho trật tự xã hội ít nhiều bị thay đổi, đời sống của
giới học sinh cịn phải đắn đó. Quan trọng hơn cả là làm giảm sút học tập của
học sinh và ảnh hưởng tới giáo dục của nhà trường. Ảnh hưởng đến gia đình
khiến khơng khí và cuộc sống gia đình bị xáo trộn, căng thẳng, lo lắng. Trở
thành nỗi bất an của phụ huynh khi gửi con em mình đến trường, làm mất đi ý
nghĩa của môi trường giáo dục lạnh mạnh trong sáng. Làm lu mờ những nét văn
hóa truyền thống của xã hội, thể hiện một sự suy đồi về mặt đạo đức và sự sai
lệch về mặt hành vi một cách đáng báo động.
3.2.2.4. Có thể dẫn đến trường hợp vi phạm pháp luật
Pháp luật đã ghi nhận và bảo vệ để cá nhân không bị tấn công ngôn ngữ
và tinh thần ở một số cấp độ và khía cạnh nhất định. Ở Việt Nam, quyền con
người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân luôn được tôn trọng và bảo đảm.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định danh dự và nhân
phẩm luôn được pháp luật bảo hộ. Từ những quy định pháp luật ấy, ta có thể
thấy, nước ta đã có những luật pháp cho vấn đề tình trạng bạo lực ngôn ngữ này,
và cụ thể là bạo lực ngôn ngữ với học sinh THPT. Những quy định trên đã phần
nào làm giảm sự gia tăng của tình trạng BLNNHĐ nhưng đây không phải là triệt
để, cần đưa ra những biện pháp cụ thể hơn về vấn đề bạo lực ngôn ngữ học
đường này nhằm tạo ra một môi trường học tập lành mạnh và an toàn.
3.2.3. Nguyên nhân của bạo lực ngôn ngữ học đường.
Qua khảo sát số liệu thu được, chúng ta thấy, cả dưới góc độ học sinh và
góc độ giáo viên, thì bạo lực ngơn ngữ đa số đều xảy ra vì những hiềm khích cá
nhân. Bên cạnh đó, vẫn có sự chênh lệch giữa nhận xét của giáo viên và học
sinh. Với giáo viên, 24% học sinh xảy ra BLNNHĐ vì thể hiện bản thân và 6%
là muốn gây sự chú ý để được nổi tiếng. Nhưng với học sinh, tỷ lệ học sinh xảy
ra BLNNHĐ do thể hiện bản thân là 19% và do gây sự chú ý, tạo sự nổi tiếng là
12%. Và đối với học sinh, 14% là cả 3 nguyên do trên đều xảy ra đồng thời
trong một cuộc BLNNHĐ. Với giáo viên, con số đó là 3%. Bài nghiên cứu sẽ
đưa ra chi tiết nguyên nhân khách quan và chủ quan của vấn đề nghiên cứu.
3.3. Chương 3: Giải pháp
Bạo lực ngôn ngữ trong học đường hiện nay không chỉ là nỗi lo của các
bậc phụ huynh, các nhà trường mà cịn là của tồn xã hội, địi hỏi cần phải sớm
có giải pháp để ngăn chặn tình trạng này. Việc giúp học sinh hình thành nhân
10
Thực trạng và giải pháp chấn chỉnh bạo lực ngôn ngữ học đường ở học sinh
trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Bn Ma Thuột.
cách tốt, tránh tình trạng rối loạn tâm lý, trờ thành người thích bạo lực, thay vào
đó trở thành những con người có ích cho xã hội là trách nhiệm rất quan trọng
của nhà trường, gia đình, xã hội và tồn thể học sinh. Qua việc áp dụng những
giải pháp đề xuất dưới đây mong rằng tình trạng bạo lực ngơn ngữ học đường có
thể phần nào suy giảm, tạo nên một mơi trường giáo dục an toàn và lành mạnh.
Bài nghiên cứu sẽ đi sâu vào giải thích chi tiết các giải pháp đề xuất sau.
3.3.1. Nhà trường, giáo viên và gia đình cần trang bị, hướng dẫn cho học
sinh kỹ năng ứng phó khi bắt gặp tình trạng bạo lực ngơn ngữ học đường ngoài
đời thực và trên mạng xã hội.
3.3.2. Giải pháp công tác xã hội trong trường học
3.1.3. Giáo dục cho học sinh có ý thức sử dụng chuẩn mực ngôn ngữ trong
giao tiếp, học tập thông qua các giờ học tích hợp liên mơn, sinh hoạt đồn.
3.1.4. Xây dựng chương trình ngoại khóa, câu lạc bộ về chống bạo lực
ngôn ngữ học đường
3.1.5. Tập huấn cho giáo viên, phụ huynh để phịng tránh và giải quyết bạo
lực ngơn ngữ học đường.
II. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Tuy còn nhiều sai sót nhưng cơng trình nghiên cứu của chúng tơi cũng đã
mang lại khơng ít những thành tựu.
Thứ nhất, đề tài đã giúp cho mọi người có những hiểu biết nhất định thông
qua hệ thống lý thuyết chung về hành vi BLNNHĐ.
Thứ hai, với đối tượng là các bạn học sinh THPT trên địa bàn thành phố
Buôn Ma Thuột, tơi đã cung cấp cái nhìn tổng quan về thực trạng BLNNHĐ
cũng như thái độ của học sinh THPT đối với vấn đề BLNN xuất hiện xung
quanh môi trường học tập, qua đó giúp mọi người hiểu hơn về những ngơn ngữ
bạo lực.
Thứ ba, có nhiều yếu tố và ngun nhân dẫn đến tình trạng BLNNHĐ
ngày càng trở nên phổ biến ở học sinh THPT.
Thư tư, dựa trên cở sở nghiên cứu thực tiễn, đề ra những biện pháp phù
hợp, tối ưu và hiệu quả để ngăn chặn và chấn chỉnh tình trạng BLNNHĐ ở học
sinh THPT.
Một số hạn chế ở đề tài: Trong quá trình thực hiện khảo sát, một số người
còn ngại chia sẻ kiến hoặc cung cấp thông tin sai dẫn tới chút sai số trong những
dữ liệu thu thập được, bên cạnh đó tính khách quan của phiếu khảo sát cịn chưa
cao vì số lượng người khảo sát cịn ít.
11
Thực trạng và giải pháp chấn chỉnh bạo lực ngôn ngữ học đường ở học sinh
trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với học sinh
Cần có ý thức trong giao tiếp và trong học tập. Cần quan tâm, thấu hiểu,
sẻ chia nhiều hơn và biết đặt mình vào vị trí người khác. Nếu học sinh có xu
hướng sử dụng ngơn ngữ bạo lực hay BLNNHĐ thì cần nhắc nhở, uốn nắn kịp
thời. Nếu học sinh có xích mích thì cần suy nghĩ giải quyết êm đẹp và khơng
nên cơng kích nhau bằng những từ ngữ khó nghe. Học sinh cần có quan điểm,
chính kiến riêng của mình. Khơng hùa với người khác đi bắt nạt, bêu rếu bạn bè.
Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, nói lời hay, làm việc tốt, lớp học thân
thiện, tham gia các câu lạc bộ của Nhà trường, các hoạt động thể dục thể thao…
Khi thấy những dấu hiệu của BLNNHĐ, học sinh nên báo với thầy cơ, gia đình
để có hướng giải quyết tốt nhất. Khơng nên tự mình quyết định tất cả mọi thứ
theo ý kiến chủ quan.
2.2. Đối với nhà trường
Quan tâm và quản lý học sinh một cách chặt chẽ hơn. Tổ chức những
chương trình giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh về hậu quả và ảnh
hưởng của BLNNHĐ. Chịu trách nhiệm xử lí những học sinh nói tục, chửi bậy,
BLNNHĐ với học sinh khác.
2.3. Đối với gia đình
Thường xuyên hỏi han, tâm sự và quan tâm đến con cái nhiều hơn, là tấm
gương trong cách ứng xử, trò chuyện với con cái và người khác. Chủ động tìm
hiểu những vấn đề con đang gặp phải và cùng nhau giải quyết. Phối hợp với nhà
trường giáo dục con em về những vấn đề BLNNHĐ.
2.4. Đối với xã hội:
Ban hành những điều luật để giữ gìn sự an tồn trong mơi trường giáo
dục. Xử lí nghiêm khắc đối với những hành vi BLNNHĐ. Bảo vệ quyền lợi cho
những nạn nhân và những đối tượng liên quan. Bảo đảm tất cả mọi người biết và
chiu trách nhiệm của mình khi BLNNHĐ xảy ra. Kiên quyết loại bỏ những
chương trình phát sóng trên truyền hình khơng bảo đảm chất lượng, vi phạm
thuần phong mỹ tục của dân tộc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Allan L.Beane(2014), “Giúp trẻ khơng bị bắt nạt”, NXB Thanh Hóa,
Thanh Hóa.
2.
Trần Thị Lệ Thu, Trần Thành Nam, Nguyễn Thị Phương(2018), “Cẩm
nang tâm lý học đường”, NXB Văn hóa- Văn nghệ, Hà Nội.
12
Thực trạng và giải pháp chấn chỉnh bạo lực ngôn ngữ học đường ở học sinh
trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.
3.
4.
5.
6.
7.
Raychella Cassada Lokmann, Julia V.Taylor (2019),“Cẩm nang phòng
chống bắt nạt dành cho teen”, NXB Kim Đồng, Hà Nội.
Hoàng Bá Thịnh, Bạo lực học đường, một vấn đề xã hội hiện nay, Bài
viết trong kỷ yêu hội thảo khoa học quốc tế Nhu cầu, định hứớng và đào
tạo tâm lý học đường tại Việt Nam
Dan Olweus. Bắt nạt trường học, chúng ta biết gì và chúng ta có thể
làm gì? (1993)
Vũ Thị Hương (2010), Cẩm nang giáo dục đạo đức, lối sống và phòng
chống bạo lực trong nhà trường - Hà Nội.NXB Văn hóa thơng tin
Nguyễn Thị Oanh (1997) “An sinh xã hội và các vấn đề xã hội”. Đại học
Mở bán công TP. Hồ Chí Minh”.
PHỤ LỤC
*Mẫu phiếu khảo sát dành cho học sinh:
13
Thực trạng và giải pháp chấn chỉnh bạo lực ngôn ngữ học đường ở học sinh
trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.
* Mẫu phiếu khảo sát dành cho giáo viên
14