Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

ThS truyền thông đại chúng ,“đài phát thanh – truyền hình quảng ninh với việc tuyên truyền phát triển kinh tế biển trên địa bàn tỉnh”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 123 trang )

1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TUYÊN TRUYỀN
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
1.1. Những vấn đề cơ bản về phát triển kinh tế biển ở Quảng Ninh
1.2. Báo chí tuyên truyền về phát triển kinh tế biển
1.3. Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Ninh với nhiệm vụ tuyên truyền phát
triển kinh tế biển
Chương 2: THỰC TRẠNG TUYÊN TRUYỀN PHÁT TRIỂN KINH TẾ
BIỂN TRÊN ĐÀI PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH QUẢNG NINH
2.1. Nội dung và hình thức tuyên truyền của Đài PTTH Quảng Ninh về phát triển
kinh tế biển
2.2. Hiệu quả, tác động của công tác tuyên truyền phát triển kinh tế biển trên Đài
PTTH Quảng Ninh
2.3. Những vấn đề đặt ra đối với công tác tuyên truyền phát triển kinh tế biển
trên Đài PTTH Quảng Ninh
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
TUYÊN TRUYỀN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TRÊN ĐÀI PHÁT
THANH – TRUYỀN HÌNH QUẢNG NINH
3.1. Yêu cầu tuyên truyền phát triển kinh tế biển Quảng Ninh trong thời gian tới
3.2 Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng tuyên truyền phát triển kinh tế
biển trên Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Ninh
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam có một vùng biển đặc quyền kinh tế rộng trên 1 triệu km 2, gấp 3


lần diện tích đất liền; có bờ biển dài 3.260 km. Từ bao đời nay, biển luôn gắn bó
chặt chẽ với mọi hoạt động sản xuất, đời sống của dân tộc Việt Nam. Trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển có vai trị, vị trí rất quan trọng, gắn bó
mật thiết và ảnh hưởng to lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc
phịng, an ninh, bảo vệ mơi trường của nước ta. Sau gần 30 năm thực hiện công
cuộc đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, tiềm lực kinh tế
biển của đất nước ta đã không ngừng lớn mạnh, phát triển với tốc độ khá nhanh
và đã có những đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế - xã hội của đất
nước.
Bước vào thế kỷ XXI, giống như nhiều quốc gia khác, Việt Nam đang
hướng mạnh về biển để tăng cường tiềm lực kinh tế của mình. Đây là hướng đi
đúng đắn, bởi lẽ biển Việt Nam chứa đựng nhiều tiềm năng phát triển kinh tế to
lớn. Ngày 22/9/1997, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW về đẩy
mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tinh
thần cơ bản của Nghị quyết là tiếp tục nhấn mạnh chủ trương xây dựng Việt
Nam trở thành một nước mạnh về biển, phát triển kinh tế - xã hội vùng biển, hải
đảo, ven biển phải gắn kết với yêu cầu bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước.
Để tiếp tục phát huy các tiềm năng của biển trong thế kỷ XXI, Hội nghị
lần thứ 4 ban Chấp hành Trung ương Đảng (khố X) đã thơng qua Nghị quyết số
09-NQ/TW ngày 9/2/2007 “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, trong
đó nhấn mạnh "Thế kỷ XXI được thế giới xem là thế kỷ của đại dương”. Nghị
quyết đề ra mục tiêu, đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển; làm giàu từ
biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển gắn với cơ cấu phong phú, hiện
đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn.


3
Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp khoảng 53 - 55% GDP, 55 - 60%
kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện đáng
kể đời sống của nhân dân vùng biển và ven biển.

Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về Chiến lược biển là bước tiến lớn,
đột phá về lĩnh vực này. Để thực hiện thắng lợi Chiến lược biển, cần nâng cao
nhận thức của toàn Đảng, toàn dân về vị trí, vai trị của biển đối với sự nghiệp
phát triển kinh tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Quảng Ninh nằm ở phía đơng Bắc Bộ, phía Tây giáp tỉnh Lạng Sơn và
tỉnh Bắc Giang, phía đơng giáp Vịnh Bắc Bộ, phía Tây Nam giáp tỉnh Hải
Dương và thành phố Hải Phịng, phía Bắc giáp thành phố Phịng Thành và huyện
Đơng Hưng của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Quảng Ninh là tỉnh công nghiệp,
du lịch, dịch vụ, có vị trí địa lý quan trọng trong phát triển kinh tế cũng như quốc
phòng, an ninh của cả nước.
Là 1 trong 28 tỉnh, thành phố trong cả nước có biển, đường bờ biển của
tỉnh Quảng Ninh dài 250 km, trong đó có 40.000 ha bãi triều và trên 20.000 ha
eo vịnh, có 2.077 hịn đảo, chiếm 2/3 số đảo của cả nước. Tổng diện tích các đảo
là gần 620,000 km2, chiếm 11,5% diện tích đất tự nhiên tồn tỉnh. Tỉnh Quảng
Ninh có 2 huyện đảo trong tổng số 12 huyện đảo của cả nước là đảo Cô Tô và
đảo Vân Đồn. Vùng nội thủy từ bắc xuống nam có những đảo chính như đảo
Vĩnh Thực, đảo Cái Chiên, đảo Thoi Xanh, đảo Vạn Vược, đảo Thoi Đây, đảo
Sậu Nam, …
Quảng Ninh hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, đặc
biệt là kinh tế biển. Tỉnh có hệ thống cảng biển, cảng nước sâu, có năng lực bốc
xếp cho tàu hàng vạn tấn, tạo nhiều thuận lợi cho ngành vận tải đường biển giữa
nước ta với các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, với việc sở hữu di sản, kỳ quan
thiên nhiên giới vịnh Hạ Long, ngành du lịch Quảng Ninh đang ngày càng đạt
được nhiều thành tựu to lớn. Bên cạnh đó, với nguồn lợi thủy hải sản phong phú,


4
Quảng Ninh có lợi thế để phát triển mạnh mẽ các hoạt động ngư nghiệp, tạo kế
sinh nhai ổn định cho ngư dân toàn tỉnh.
Với những tiềm năng, lợi thế kể trên, Quảng Ninh có vai trị vơ cùng quan

trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và của vùng, trong
đó có chiến lược phát triển kinh tế ven biển và kinh tế biển. Xác định được tiềm
năng, lợi thế này, những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã dành nhiều nguồn lực đầu
tư cho phát triển kinh tế biển. Tính từ năm 2007 đến hết năm 2012, tổng nguồn
vốn đầu tư cho các lĩnh vực liên quan đến phát triển kinh tế biển của tỉnh đạt hơn
10.000 tỷ đồng. Trong đó nguồn vốn tập trung lớn cho đầu tư hồn thiện hệ
thống cơng trình hạ tầng thiết yếu và cấp bách để phục vụ đời sống dân sinh khu
vực biển đảo và vùng ven biển đảm bảo tính chiến lược về kinh tế, quốc phòng
tạo nền tảng để kêu gọi thu hút đầu tư.
Tỉnh cũng giành nhiều nguồn lực đầu tư phát triển du lịch biển với điểm
nhấn chính là vịnh Hạ Long - kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới, 2 lần được
UNESSCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Ngoài ra, du lịch biển tại
các đảo dân sinh như Vân Đồn, Cô Tô cũng được tỉnh quan tâm, đầu tư phát
triển mạnh mẽ trong những năm gần đây.
Đồng hành cùng sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, những năm
qua, Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh đã có nhiều đóng góp quan trọng
vào việc tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
về phát triển kinh tế biển trên địa bàn tỉnh. Có thể nói, đây là mảng đề tài phong
phú và quan trọng, được Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh đặc biệt
quan tâm và dành thời lượng đáng kể để tuyên truyền. Các tin bài, phóng sự,
chuyên mục, chun đề trên sóng phát thanh và truyền hình của Đài phát thanh –
truyền hình Quảng Ninh ngày càng tăng về số lượng, phong phú, hấp dẫn về nội
dung và hình thức thể hiện, tập trung tuyên truyền về những thành tựu đạt được,
những mơ hình hay, cách làm mới trong phát triển kinh tế biển của chính quyền,


5
người dân các địa phương.
Thông qua công tác tuyên truyền trên sóng phát thanh, truyền hình của
Đài, tiềm năng phát triển kinh tế biển của nhiều địa phương được khơi dậy mạnh

mẽ; các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế biển cũng được xây dựng, bổ
sung, điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn của từng địa bàn. Qua tuyên truyền
đã từng bước làm chuyển biến nhận thức của lãnh đạo các cấp, các ngành và
người dân về vị trí, vai trị, tiềm năng của kinh tế biển đối với sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc nâng cao nhận thức về vị trí, vai
trị, tầm quan trọng của kinh tế biển trong tình hình mới cũng như tuyên truyền
về vấn đề này đang bộc lộ những hạn chế cả về nhận thức, tổ chức thực hiện đến
hình thức, phương pháp, lực lượng triển khai. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến
chất lượng và hiệu quả tuyên truyền của Đài phát thanh – truyền hình Quảng
Ninh.
Tuy vậy, từ trước đến nay, Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh vẫn
chưa tiến hành một cuộc điều tra, khảo sát nào để tìm hiểu nội dung, hình thức
tuyên truyền về lĩnh vực kinh tế biển có đáp ứng được nhu cầu thông tin của
công chúng hay không; hiệu quả, chất lượng tuyên truyền ra sao.
Từ thực trạng trên , việc nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện về chất
lượng, hiệu quả thực hiện tuyên truyền phát triển kinh tế biển trên Đài Phát
thanh – Truyền hình Quảng Ninh là một việc làm cần thiết để từ đó làm cơ sở
cho việc đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền, nhằm nâng cao
hơn nữa chất lượng tuyên truyền về lĩnh vực quan trọng này.
Trên cơ sở lý luận, thực tiễn của vấn đề phát triển kinh tế biển và thực
trạng công tác tuyên truyền nội dung này trên Đài PTTH Quảng Ninh, học viên
lựa chọn vấn đề nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ truyền thông đại chúng chun
ngành Báo chí học của mình với đề tài: “Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng


6
Ninh với việc tuyên truyền phát triển kinh tế biển trên địa bàn tỉnh”.
Cơng trình nghiên cứu khơng chỉ có ý nghĩa đối với tỉnh Quảng Ninh mà
sẽ là kinh nghiệm đối với một số địa phương khác có điều kiện tương tự trong

q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với mục
tiêu của Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) “Về chiến lược biển Việt Nam đến
năm 2020”.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong quá trình khảo sát, tìm hiểu tài liệu để nghiên cứu về đề tài, từ trước
tới nay, đã có một số cơng trình nghiên cứu khoa học như sách, luận văn, tiểu
luận, bài báo khoa học, bài viết, tham luận tại các hội nghị ít nhiều có liên quan
đến đề tài kinh tế biển được in trên một số sách, báo, tạp chí, các chương trình
hội thảo, như:
* PGS.TS Nguyễn Bá Diến (chủ biên) với cuốn “Chính sách, pháp luật
biển của Việt Nam và chiến lược phát triển bền vững”, NXB Tư pháp, năm
2006. Tác giả đã đề cập tổng quan một cách hệ thống, toàn diện chính sách pháp
luật Việt Nam về biển trong mối tương quan với yêu cầu của chiến lược phát
triển bền vững và hội nhập quốc tế; đặc biệt là vấn đề xây dựng và hồn thiện
chính sách, pháp luật biển trong gian đoạn hiện nay.
* Báo cáo nghiên cứu khoa học: “Một số giải pháp phát triển kinh tế dải
ven biển Thanh – Nghệ - Tĩnh đến năm 2015”, của tác giả Hồng Phan Hải Yến
đăng trên Tạp chí Khoa học, số 4B, năm 2008 của Trường Đại học Vinh đề cập:
Xu thế tiến ra biển của các nước trên thế giới và khu vực đang phát triển mạnh
mẽ, đặt ra thách thức to lớn và cấp bách cho việc phát triển kinh tế biển và ven
biển của nước ta. Với vai trò là cầu nối giữa hai miền Bắc - Nam tổ quốc, dải ven
biển Thanh – Nghệ - Tĩnh cần phải có định hướng phát triển tổng thể, dài hạn,
đồng thời nghiên cứu, xây dựng các mơ hình phát triển cụ thể, phù hợp với từng
tiểu vùng để tạo ra một vùng phát triển năng động nhất và thực sự trở thành đầu


7
tàu lôi kéo kinh tế của cả ba tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh cùng phát triển
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
* Tác giả Ngơ Dỗn Vịnh với đề tài: Cơ sở khoa học cho việc phát triển

kinh tế - xã hội ven biển Việt Nam, đề xuất các mơ hình phát triển cho một số
khu vực trọng điểm, Đề tài KC.09.11, Hà Nội 10/2004 đã cho rằng: đặt kinh tế
biển trong tổng thể nền kinh tế cả nước, phát triển theo hướng mở cửa, hướng
mạnh về xuất khẩu, gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội và củng cố an
ninh quốc phòng. Đề tài này cũng đề xuất các tuyến kinh tế ven biển như: tuyến
Móng Cái – Hạ Long - Hải Phòng - Đồ Sơn; tuyến Huế - Đà Nẵng - Dung Quất;
tuyến Vũng Tàu – Cần Giờ - TP. Hồ Chí Minh. Đề xuất mơ hình phát triển cho
hai khu vực trọng điểm là cảng Hải Phòng, đại diện cho khu vực động lực phát
triển ven biển và xã Phú Đa – Thừa Thiên Huế, đại diện cho khu vực khó khăn,
chậm phát triển ven biển.
* Ngơ Lực Tải, Kinh tế biển Việt Nam trên đường phát triển và hội nhập,
năm 2012, Nhà xuất bản tổng hợp TP Hồ Chí Minh. Các bài viết trong
cuốn “Kinh Tế Biển Việt Nam trên đường phát triển và hội nhập” đã tập trung
phân tích những vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế biển và cảng biển Việt Nam dưới
góc nhìn bao qt cả về không gian và thời gian, trong mối tương quan với lĩnh
vực giao thơng thủy, bộ, với tình trạng biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã,
đang và sẽ tác động lớn đến nước ta. Mỗi bài viết đều thể hiện rõ tình cảm nung
nấu của tác giả đối với vận mệnh đất nước, là những đề xuất cụ thể nhằm khơi
dậy tiềm năng biển của Việt Nam, sớm đưa nước ta trở thành quốc gia “mạnh về
biển, làm giàu từ biển”.
* Nhiều tác giả, Tài liệu tham khảo phục vụ công tác tập huấn tuyên
truyền về biển, đảo, tháng 11 năm 2012, NXB Thông tin và Truyền thông: Tài
liệu do PGS.TS Nguyễn Bá Diến và ThS. Nguyễn Trường Giang chủ biên, gồm


8
11 chuyên đề về biển Đông với các nội dung về biển Đơng như các điều kiện tự
nhiên, vai trị đối với Việt Nam; tình hình biển Đơng và những tranh chấp hiện
nay giữa các nước; các cơ sở pháp lý và lịch sử chứng minh chủ quyền của Việt
Nam đối với khu vực biển này; các chủ trương, chính sách của nhà nước ta để

giải quyết tranh chấp; Luật và các điều ước quốc tế trong việc quản lý và bảo vệ
tài ngun biển…
Ngồi ra, có nhiều cơng trình khác cũng đề cập đến nhiều vấn đề liên quan
đến kinh tế biển như, “Rà soát, điều chỉnh, bổ sung qui hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2020”, Viện
Chiến lược và Phát triển, Bộ KH&ĐT (2006). “Phát triển bền vững các khu kinh
tế ven biển vùng Bắc Trung Bộ” của TS Nguyễn Ngọc Tuấn - Viện Phát triển
bền vững vùng Trung Bộ; “Một số vấn đề cơ bản của Chiến lược biển Việt Nam
đến năm 2020”, Phịng Tổng hợp, Văn phịng Bộ Tư pháp, Cổng thơng tin điện
tử Bộ Tư pháp ngày 24/05/2010; “Chiến lược phát triển kinh tế biển” - Website
Đảng Cộng sản Việt Nam.
Liên quan đến vấn đề báo chí tuyên truyền về kinh tế biển và các ngành
liên quan, có một số cơng trình nghiên cứu khoa học đã đề cập đến một cách hệ
thống.
* Năm 2009, học viên Ngô Thị Ngọc Hạnh đã bảo vệ thành công luận văn
Thạc sỹ truyền thông đại chúng chuyên ngành Báo chí học tại Học viện Báo chí
và Tuyên truyền với tiêu đề: Vấn đề tuyên truyền “tam nơng” trên sóng truyền
hình các đài phát thanh – truyền hình khu vực đồng bằng sơng Cửu Long (khảo
sát Đài PT-TH Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang từ tháng 6/2008 đến tháng
6/2009). Cũng năm 2009, học viên Nguyễn Thị Huyên đã bảo vệ thành công
luận văn Thạc sỹ truyền thơng đại chúng chun ngành Báo chí học tại Học viện
Báo chí và Tuyên truyền với tiêu đề: Thực trạng hoạt động của báo nói, báo
hình ở các đài tỉnh khu vực bắc miền Trung.


9
* Luận văn thạc sĩ chuyên ngành báo chí học của tác giả Bùi Ngọc Tồn –
Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2013 bàn về đề tài: Tuyên truyền phát
triển kinh tế biển trên các kênh truyền hình khu vực Bắc Trung Bộ. Qua việc
tổng kết lý luận và thực tiễn, nghiên cứu này cũng rút ra một số nhận xét, đánh

giá nhằm ứng dụng vào việc xác định hướng đổi mới nội dung, hình thức tuyên
truyền phát triển kinh tế biển một cách hiệu quả nhất, đồng thời, rút ra những bài
học kinh nghiệm để tổ chức hoạt động tuyên truyền và phát huy năng lực sáng
tạo nghề báo ở các Đài Phát thanh và Truyền hình các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An,
Hà Tĩnh; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu
quả và năng lực tổ chức sản xuất các chương trình phát thanh truyền hình ở các
đài địa phương.
* Cũng trong năm 2013, tác giả Vũ Mạnh Cường – Học viện Báo chí và
Tuyên truyền đã bảo vệ thành cơng luận văn thạc sĩ chun ngành báo chí học
với đề tài: Vấn đề tuyên truyền xây dựng nông thôn mới trên báo chí Quảng
Ninh. Luận văn đã đề cập trực tiếp đến vấn đề tuyên truyền xây dựng nông thơn
mới trên báo chí Quảng Ninh, chỉ ra vấn đề xây dựng nơng thơn mới đã được
báo chí Quảng Ninh tuyên truyền như thế nào để từ đó rút ra những bài học kinh
nghiệm nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền về nông thôn mới thời gian tới
cũng như những vấn đề báo chí quan tâm.
* Mới đây, trong luận văn thạc sĩ chuyên ngành báo chí học của tác giả
Trần Thị Thu Hiền – Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2014 có đề tài: Báo
in tuyên truyền phát triển bền vững ngành thủy sản. Trên cơ sở đánh giá thực
trạng, luận văn đề ra một số giải pháp và những bài học kinh nghiệm trong thông
tin, tuyên truyền phát triển bền vững ngành thủy sản. Luận văn góp phần khẳng
định vai trị quan trọng của cơng tác tuyên truyền trong phát triển bền vững
ngành thủy sản, giúp các cơ quan báo chí và cơ quan quản lý báo chí đánh giá
đúng, đầy đủ về việc thực hiện tun truyền trong lĩnh vực này. Thơng qua đó đã


10
từng bước đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền theo hướng phù hợp, thiết
thực và hiệu quả hơn; đồng thời khuyến khích tạo ra những sản phẩm báo chí
hay, có giá trị.
Như vậy, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực kinh tế

biển Việt Nam. Các cơng trình đã đề cập đến một số chính sách của Nhà nước
trong vấn đề phát triển kinh tế biển, chiến lược biển của Việt Nam trong giai
đoạn hội nhập hiện nay. Các cơng trình khoa học trong lĩnh vực báo chí cũng bàn
nhiều đến vấn đề tuyên truyền phát triển các ngành kinh tế, trong đó có những
ngành có mối liên hệ mật thiết với kinh tế biển. Tuy nhiên, tại Đài Phát thanh –
Truyền hình Quảng Ninh, đến nay, vẫn chưa có một cơng trình khoa học nào
nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện, đầy đủ, có hệ thống về việc tuyên
truyền phát triển kinh tế biển của Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh.
Trong khi đó, Quảng Ninh được biết đến là tỉnh giàu tiềm năng, lợi thế để phát
triển kinh tế biển, đồng thời là địa bàn chiến lược cực kỳ quan trọng cả về kinh
tế, chính trị và an ninh quốc phịng của đất nước và Đài Phát thanh – Truyền
hình Quảng Ninh cũng được đánh giá là một trong số ít Đài phát triển mạnh ở
khu vực phía Bắc cũng như trong nước.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở những vấn đề lý luận chung và khảo sát, đánh giá, phân tích
thực trạng tuyên truyền phát triển kinh tế biển của Đài phát thanh – truyền hình
Quảng Ninh ( khảo sát các chương trình phát thanh và truyền hình ), luận văn đề
xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền
phát triển kinh tế biển trên Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Ninh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, học viên xác định những nhiệm vụ
nhiên cứu sau:


11
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn của báo chí tuyên truyền về
phát triển kinh tế biển.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng tuyên truyền phát triển kinh tế biển của
Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh.

- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao chất lượng
cơng tác tun truyền phát triển kinh tế biển trên Đài phát thanh – truyền hình
Quảng Ninh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tuyên truyền phát triển kinh tế biển của các kênh phát thanh và truyền
hình, Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Nội dung tin, bài, phóng sự về phát triển kinh tế biển trên Đài phát thanh –
truyền hình Quảng Ninh ( bao gồm cả phát thanh và truyền hình ).
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi khảo sát: Các tin bài, phóng sự về phát triển kinh tế biển trong
chương trình thời sự, chuyên đề trên kênh phát thanh và truyền hình của Đài
Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh.
- Thời gian khảo sát: Từ tháng 6/2013 đến tháng 6/2014.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Cơng trình được thực hiện dựa vào hệ thống các quan điểm, chủ trương
đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về cơng tác báo chí, truyền
thơng, đặc biệt là những định hướng, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về việc phát
huy vai trò, sức mạnh của phát thanh, truyền hình phục vụ các nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương.


12
Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu này là lý luận báo chí, truyền thơng
và lý luận chun ngành phát thanh, truyền hình ở Việt Nam; hệ thống quan
điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế biển.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, học viên sẽ vận dụng tổng hợp các phương

pháp sau đây:
* Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Phương pháp này nhằm phân tích nội dung văn bản: Bao gồm phân tích về
mặt định tính nội dung các báo cáo, tài liệu, giáo trình, các cơng trình nghiên cứu
khoa học liên quan đến vấn đề tuyên truyền kinh tế biển. Từ đó rút ra những số
liệu, kinh nghiệm để học viên triển khai thực hiện luận văn.
* Phương pháp khảo sát, thống kê:
Khảo sát, thống kê các tin, bài viết, phóng sự, chuyên đề, chuyên mục…
trên kênh phát thanh và truyền hình Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh
liên quan đến tuyên truyền phát triển kinh tế biển.
Phương pháp này nhằm nghiên cứu tần suất xuất hiện, hình thức và nội
dung tuyên truyền của các tin, bài viết, phóng sự, chuyên mục…liên quan đến
phát triển kinh tế biển. Trên cơ sở kết quả khảo sát, thống kê, tác giả xây dựng
nội dung điều tra xã hội học bằng bảng hỏi.
* Phương pháp điều tra xã hội học:
Điều tra xã hội học bằng bảng hỏi nhằm khảo sát ý kiến đánh giá của công
chúng đối với các nội dung tuyên truyền phát triển kinh tế biển trên Đài Phát
thanh – Truyền hình Quảng Ninh, đồng thời đánh giá nhận thức của công chúng
về vấn đề này. Tác giả luận văn đã sử dụng 300 bảng hỏi với 3 đối tượng khác
nhau để thực hiện việc khảo sát ý kiến đánh giá của cơng chúng. Cụ thể, những
đối tượng đó là lãnh đạo, cán bộ quản lý và người dân 2 địa phương có biển tại
Quảng Ninh là huyện Cơ Tơ và huyện Vân Đồn; lãnh đạo, cán bộ quản lý cơ


13
quan báo chí và một số sở, ngành có liên quan đến lĩnh vực kinh tế biển Quảng
Ninh. Kết quả điều tra xã hội học bằng bảng hỏi là cơ sở để tác giả thực hiện các
phỏng vấn chuyên gia về hiệu quả tuyên truyền phát triển kinh tế biển trên sóng
phát thanh và truyền hình của Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh.
* Phương pháp chuyên gia:

Phương pháp này nhằm trao đổi, phỏng vấn với các chuyên gia, nhà quản
lý để lấy ý kiến về quan điểm tuyên truyền về kinh tế biển trên Đài phát thanh truyền hình Quảng Ninh hiện nay cũng như đánh giá hiệu quả, tác động và
những giải pháp tuyên truyền kinh tế biển.
6. Đóng góp mới về khoa học của đề tài
Đây là cơng trình nghiên cứu đầu tiên đề cập một cách cụ thể đến việc tổ
chức các hoạt động tuyên truyền về nội dung phát triển kinh tế biển ở Đài Phát
thanh – Truyền hình Quảng Ninh. Mặc dù đối tượng và phạm vi nghiên cứu chỉ
tập trung vào một lĩnh vực tuyên truyền cụ thể ở Đài Phát thanh - Truyền hình
Quảng Ninh, nhưng hy vọng những kết quả nghiên cứu của cơng trình sẽ góp
phần làm phong phú thêm hệ thống lý luận báo chí ở nước ta về vấn đề báo chí
phát thanh, truyền hình tham gia các hoạt động truyền thơng tại địa phương.
Cơng trình cũng sẽ là một tài liệu tham khảo bổ ích cho các nhà nghiên
cứu lý luận báo chí truyền hình và có thể phục vụ cho hoạt động nghiên cứu
khoa học trong các trường Đại học, Cao đẳng đối với những chuyên ngành có
liên quan đến vấn đề này.
Qua việc tổng kết lý luận và thực tiễn, cơng trình nghiên cứu này cũng đúc
rút một số nhận xét, đánh giá nhằm ứng dụng vào việc xác định hướng đổi mới
nội dung, hình thức tuyên truyền phát triển kinh tế biển một cách hiệu quả nhất;
đồng thời, rút ra những bài học kinh nghiệm để tổ chức hoạt động tuyên truyền
và phát huy năng lực sáng tạo nghề báo ở Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng
Ninh. Từ đó, cơng trình cũng sẽ đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao


14
chất lượng, hiệu quả và năng lực tổ chức sản xuất các chương trình phát thanh
truyền hình ở các đài địa phương.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
7.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn là một công trình nghiên cứu vận dụng lý luận báo chí học để
giải quyết một vấn đề của thực tiễn. Kết quả của đề tài sẽ ít nhiều góp phần bổ

sung cho lý luận Báo chí học về vấn đề hoạt động truyền thông phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội. Học viên cũng hy vọng cơng trình này sẽ giúp cho các nhà
quản lý, các phóng viên, biên tập viên, những người làm công tác tuyên truyền ở
Quảng Ninh cũng như các địa phương có biển trong cả nước có thêm một góc
nhìn lý luận về hoạt động truyền thơng ở địa phương.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Về phương diện thực tiễn, luận văn là một tài liệu tham khảo hữu dụng
cho các nhà quản lý báo chí truyền thơng, phóng viên, biên tập viên trong việc
khai thác sức mạnh của phát thanh, truyền hình để thực hiện tốt hơn nghiệp vụ
của mình trong hoạt động tuyên truyền phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã
hội tại địa phương.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể ứng dụng vào thực tiễn công tác
tuyên truyền ở Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Ninh, nơi học viên đang
cơng tác, cũng như ở một số tỉnh ven biển nhằm nâng cao chất lượng nội dung,
hình thức thể hiện của các tin, bài, phóng sự tuyên truyền phát triển kinh tế biển.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung chính của luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Các vấn đề lý luận chung về tuyên truyền phát triển kinh
tế biển


15
Chương 2: Thực trạng tuyên truyền phát triển kinh tế biển trên Đài
Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng tuyên
truyền phát triển kinh tế biển trên Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng
Ninh



16
Chương 1: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TUYÊN TRUYỀN
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
1.1. Những vấn đề cơ bản về phát triển kinh tế biển ở Quảng Ninh
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1 Kinh tế biển
Hiện tại, trên diễn đàn quốc tế, các nước vẫn chưa hoàn toàn thống nhất
chung về khái niệm kinh tế biển. Mỗi quốc gia có biển lại có cách nhìn riêng phụ
thuộc vào giá trị đóng góp của ngành này đối với nền kinh tế quốc dân. Khái
niệm kinh tế biển, do đó khá rộng, có thể quan niệm kinh tế biển bao gồm:
Thứ nhất: Toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển, chủ yếu gồm:
Kinh tế hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển); hải sản (đánh bắt và ni
trồng hải sản); khai thác dầu khí ngồi khơi; du lịch biển; làm muối; dịch vụ tìm
kiếm, cứu hộ, cứu nạn. Nhiều tác giả nghiên cứu về biển và đại dương cho rằng,
đây là khái niệm kinh tế biển hiểu theo nghĩa hẹp.
Thứ hai: Nhiều nước trên thế giới cũng đã có một số quan điểm thống
nhất về kinh tế biển, như là nền kinh tế tổng hợp của các ngành công nghiệp do
môi trường biển đem lại. Môi trường biển ở đây được định nghĩa là nững vùng
biển có chủ quyền, gồm: mặt nước ven bờ, lãnh hải, vùng kinh tế đặc quyền.
Môi trường biển là một chức năng gồm cả cơng nghiệp và địa lý, đó là: Đóng và
sửa chữa tàu biển; cơng nghiệp khai thác khống sản biển và chế biến dầu khí;
cơng nghiệp chế biến thủy, hải sản; cung cấp dịch vụ biển; thông tin liên lạc
biển; nghiên cứu khoa học – công nghệ biển; đào tạo nguồn nhân lực phục vụ
phát triển kinh tế biển; điều tra cơ bản về tài nguyên – môi trường biển…
Từ những diễn giải trên, tác giả đồng tình với khái niệm: Kinh tế biển là
toàn bộ các hoạt động kinh tế được diễn ra trên biển và ở đất liền nhưng có liên
quan trực tiếp đến hoạt động khai thác các nguồn lợi kinh tế từ biển.


17

Định nghĩa trên cho thấy, đặc trưng kinh tế biển khác với một số ngành
kinh tế khác. Vì kinh tế biển ln mang những tính chất kinh tế đặc thù, mang
tính chất đa ngành, đa lĩnh vực, bao gồm nhiều ngành, nghề khác nhau, có quan
hệ tác động qua lại, lệ thuộc lẫn nhau.
1.1.1.2 Phát triển kinh tế biển
Thuật ngữ “Phát triển” được dùng khá phổ biến, gắn với các lĩnh vực,
ngành, nghề nhằm chỉ sự tiến hóa, biến thiên từ thấp vươn lên tới cao hoặc từ
cao vươn lên đến tầm cao hơn nữa của một sự kiện, hiện tượng, vấn đề trong đời
sống xã hội của con người.
Ngày nay, theo sự vận động biến đổi của lịch sử và của quy luật tự nhiên,
thuật ngữ “Phát triển” được dùng chung cho tất cả các ngành, lĩnh vực, hoạt
động khác nhau trong sự vận động, biến đổi từ con số khơng đến con số có thể
đếm được, từ con số có sự xác định cịn nhỏ đến con số lớn hơn theo hướng cấp
số cộng, cấp số nhân.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, “Phát triển có nghĩa là vận động, tiến triển
theo chiều hướng tăng lên” [60, tr.1321].
Từ những cơ sở trên, theo quan điểm của tác giả thì: Phát triển kinh tế
biển là một quá trình vận động, biến đổi từ nhỏ đến lớn, theo chiều hướng từ
thấp đến cao và từ quy mô lớn rồi lại lớn hơn nữa của các hoạt động kinh tế
diễn ra trên biển và các hoạt động kinh tế diễn ra trên đất liền nhưng có liên
quan trực tiếp đến hoạt động khai thác các nguồn lợi kinh tế từ biển trong một
chu kỳ hay một giai đoạn nhất định của thực tiễn.
1.1.2 Đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế biển
Với cơ cấu ngành, nghề đa dạng, trong đó có nhiều ngành, nghề then chốt
như khai thác dầu khí, hải sản, hàng hải, kinh tế biến đóng vai trị đặc biệt quan
trọng đóng góp cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của nước ta. Trong mấy


18
thập kỷ gần đây, Ðảng và Nhà nước ta đã đề ra những chủ trương, chính sách,

biện pháp quan trọng nhằm quản lý, bảo vệ, khai thác biển.
Có ý nghĩa quan trọng đối với các hoạt động kinh tế biển phải kể đến Nghị
quyết 03-NQ/TW ngày 6/5/1993 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ phát triển
kinh tế biển trong những năm trước mắt, trong đó khẳng định rằng, phải đẩy
mạnh phát triển kinh tế biển đi đôi với tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và
lợi ích quốc gia. Song song với nhiệm vụ đó là bảo vệ tài nguyên và môi trường
sinh thái biển, phấn đấu trở thành một nước mạnh về biển vào năm 2020. Sau
Nghị quyết này, Thủ tướng Chính phủ đã có các chỉ thị triển khai thực hiện như
Chỉ thị 399 ngày 5/8/1993 về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong
những năm trước mắt và Chỉ thị 171/TTg năm 1995 triển khai Nghị quyết 03NQ/TW.
Ngày 22/9/1997, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW về đẩy
mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa ra
một số quan điểm trong phát triển kinh tế biển. Đó là: “Thực hiện cơng nghiệp
hố, hiện đại hoá kinh tế biển hướng mạnh vào xuất khẩu, dựa trên những tiến
bộ khoa học, công nghệ làm động lực; vừa thúc đẩy nghiên cứu, quản lý, khai
thác tiềm năng biển có hiệu quả, vừa tái tạo tài nguyên biển, bảo vệ môi trường,
đào tạo nhân lực”. Quan điểm này được cụ thể hố bằng các giải pháp: “Đầu tư
thích đáng cho khoa học- công nghệ; tăng cường năng lực điều tra khảo sát,
nghiên cứu khí tượng- thuỷ văn và môi trường, thực trạng tài nguyên và dự báo
xu thế biến động trong những thập kỷ tới. Từ nay đến năm 2000 cần tăng cường
đầu tư cho nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm thăm dị dầu khí, khống sản
biển, nguồn lợi hải sản và năng lượng biển, nghiên cứu và bảo vệ mơi trường
biển, tiếp tục hiện đại hố khí tượng- thuỷ văn”. Thi hành Chỉ thị này, một loạt
kế hoạch về phát triển kinh tế biển đã được thông qua như: Chiến lược phát triển


19
thuỷ sản 2010; Chiến lược phát triển du lịch 2010; Chiến lược phát triển giao
thông vận tải 2010…
Bước sang thế kỷ 21, Đại hội Đảng lần thứ IX (2001) khẳng định mục

tiêu: “Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển và hải đảo, phát huy thế mạnh
đặc thù của hơn 1 triệu km2 thềm lục địa. Tăng cường điều tra cơ bản làm cơ sở
cho các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế biển. Đẩy mạnh công tác ni
trồng, khai thác, chế biến hải sản; thăm dị, khai thác và chế biến dầu khí; phát
triển đóng tàu thuyền và vận tải biển; mở mang du lịch; bảo vệ môi trường; tiến
mạnh ra biển và làm chủ vùng biển. Phát triển tổng hợp kinh tế biển và ven biển,
khai thác lợi thế của các khu vực cửa biển, hải cảng để tạo thành vùng phát triển
cao, thúc đẩy các vùng khác. Xây dựng căn cứ hậu cần ở một số đảo để tiến ra
biển khơi. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh trên biển”.
Những nội dung nêu trên tiếp tục được khẳng định tại Đại hội Đảng lần thứ X
(2006).
Từ những quan điểm, biện pháp nêu trên, cùng với việc tiếp tục nhấn
mạnh chủ trương lớn xây dựng Việt Nam trở thành một nước mạnh về biển, phát
triển kinh tế- xã hội vùng biển, hải đảo, ven biển phải gắn kết với yêu cầu bảo vệ
đất nước, có thể thấy rõ hơn chủ trương rất quan trọng là: cần đặt kinh tế biển
trong tổng thể kinh tế cả nước, trong quan hệ tương tác với các vùng và trong xu
thế hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới.
Việc thực hiện những chủ trương, chính sách nêu trên đã đạt được một số
thành tựu quan trọng. Ðến nay, kinh tế biển và vùng ven biển đóng góp gần 50%
GDP của cả nước (trong đó riêng kinh tế trên biển chiếm hơn 20% GDP), với
quy mô tăng khá nhanh, cơ cấu ngành nghề chuyển dịch theo hướng phục vụ
xuất khẩu đem về một lượng ngoại tệ lớn cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hình
thành một số trung tâm phát triển để hướng ra biển... Tuy nhiên, xét cả về mặt
chủ quan và khách quan, thực tế hiện nay cho thấy trong việc khai thác lợi thế từ


20
biển cịn khơng ít hạn chế, khó khăn và yếu kém. Quy mô kinh tế biển và vùng
ven biển nước ta vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, giá trị tổng sản phẩm hằng
năm còn nhỏ bé, chỉ bằng 1/20 của Trung Quốc, 1/94 của Nhật Bản, 1/7 của Hàn

Quốc và 1/260 kinh tế biển của thế giới. Những năm qua, do chưa có chiến lược
tổng thể, cho nên các ngành, các địa phương thiếu căn cứ để quy hoạch. Tính
đồng bộ của các chủ trương, chính sách ở tầm vĩ mơ, nhận thức về vai trị, vị trí
của biển, sự quan tâm phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển của một số cấp
ủy đảng, chính quyền các cấp, các ngành, cả Trung ương và địa phương còn
nhiều hạn chế. Cho đến trước kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XII, cũng chưa có
cơ quan chuyên trách giúp Chính phủ quản lý, điều hành chung, dẫn đến những
hoạt động đầu tư manh mún, chưa đồng bộ, hiệu quả thấp, kinh tế biển phát triển
chậm, thiếu bền vững và cơ cấu chưa hợp lý.
Thực tế trên đặt ra yêu cầu cấp bách là Đảng và Nhà nước ta cần nâng các
quan điểm chỉ đạo nêu trên lên tầm của một văn bản chiến lược. Hội nghị lần thứ
tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X đã thơng qua Nghị quyết về Chiến
lược biển Việt Nam đến năm 2020 (Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 9/2/2007),
nhằm đáp ứng yêu cầu nêu trên. Quan điểm chỉ đạo được nêu trong phần định
hướng Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 là "nước ta phải trở thành quốc
gia mạnh về biển, làm giàu từ biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển,
phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra
tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn". Phấn đấu
đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp khoảng 53 – 55% GDP, 55 – 60% kim
ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một
bước đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển và ven biển. Để đạt được mục
tiêu tổng quát nêu trên, cần thực hiện tốt các nhiệm vụ chiến lược quan trọng.
Trong đó, nhiệm vụ chiến lược kinh tế "làm giàu từ biển" được chỉ đạo bởi quan
điểm: kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng -


21
an ninh, hợp tác quốc tế và bảo vệ môi trường. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển
vùng biển, ven biển, hải đảo với phát triển vùng nội địa theo hướng cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Cho một qng thời gian gần 3 kế hoạch 5 năm (2007-2020),

không gian kinh tế biển được mở rộng và nhất thể hóa trên phạm vi vùng biển,
ven biển và hải đảo gắn kết chặt chẽ với các vùng quy hoạch lâu nay trong đất
liền. Sự phát triển các ngành kinh tế biển được gắn kết hữu cơ với nhau trên cơ
sở phát huy cao nhất lợi thế của mỗi ngành.
Có thể nói rằng, Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020
đã kế thừa những quan điểm về phát triển kinh tế biển và các lĩnh vực khác liên
quan đến biển đã ban hành trước đó, nhưng phải khẳng định rằng, đây là Nghị
quyết của Trung ương toàn diện đầu tiên về biển, mở ra một chương mới trong
tư duy về biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong những thập
kỷ đầu của thế kỷ 21. Trong Chiến lược biển, phần về chiến lược phát triển kinh
tế biển là một trong những nội dung chủ yếu nhất.
Như vậy, có thể nhận định, chính sách về phát triển kinh tế biển, quản lý
nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo đã trở thành một chủ trương
lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước trong lãnh đạo, điều hành tiến trình phát
triển kinh tế biển, hải đảo hiệu quả và bền vững, có tác động sâu sắc đến phát
triển kinh tế biển thời gian qua cũng như trong thời gian tới.
1.1.3 Kinh tế biển ở Quảng Ninh
1.1.3.1 Vai trò của phát triển kinh tế biển đối tỉnh Quảng Ninh
* Tiềm năng kinh tế biển Quảng Ninh
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng ví Quảng Ninh như một Việt Nam
thu nhỏ, có đầy đủ biên giới đường bộ, biên giới đường biển; đầy đủ các dạng
địa hình đồng bằng, trung du, đồi núi, vùng biển và hải đảo.


22

Trong số 12.730 km2 diện tích tự nhiên, Quảng Ninh sở hữu gần 620 km2
mặt nước biển, với trên 40.000 ha bãi triều, 20.000 ha eo vịnh và hàng chục vạn
ha vũng nông ven bờ thuộc vịnh Hạ Long. Tỉnh có 10/14 huyện, thị xã, thành
phố tiếp giáp biển, trong đó có 2 huyện đảo là Vân Đồn và Cơ Tơ. Tổng diện tích

các địa phương ven biển và vùng biển đảo chiếm 72% tổng diện tích, 72,5% dân
số và trên 75% GDP của tỉnh. Bờ biển Quảng Ninh dài hơn 250 km với hàng
chục ngàn ha bãi triều ven biển, có 2.078 đảo, chiếm 2/3 số đảo ven biển Việt
Nam (trong đó có 22 đảo có dân sinh sống). Biển Quảng Ninh nằm trong vùng
vịnh Bắc Bộ của nước ta với nguồn lợi hải sản phong phú, gồm: 400 lồi cá, 500
lồi động vật biển, 160 lồi san hơ, 140 loài rong biển…, thuận lợi cho ngư
nghiệp phát triển với các loại hình ni trồng, đánh bắt, chế biến, kinh doanh hải
sản.


23
Địa phương này cũng đồng thời sở hữu hệ thống cảng biển, cảng nước sâu
có năng lực bốc xếp cho tàu hàng vạn tấn, tạo nhiều thuận lợi cho ngành vận tải
đường biển giữa nước ta với các nước trên thế giới. Theo đánh giá của các
chuyên gia, hệ thống cảng biển của Quảng Ninh có những ưu thế vượt trội hơn
rất nhiều bởi nhờ có vùng nước sâu, ít bị bồi lắng.
Trên địa bàn tỉnh có hiện 5 cảng biển, gồm: Cảng Cái Lân, Cảng Vạn Gia,
Cảng Cửa Ông, Cảng Hòn Nét và Cảng Mũi Chùa. Bằng việc chủ động khai thác
tiềm năng, lợi thế và huy động mọi nguồn lực đầu tư, những năm qua Quảng
Ninh đã từng bước nâng cấp hệ thống cảng biển theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Trong 5 cảng biển thì hiện trên địa bàn tỉnh có 4 cảng biển là Vạn
Gia, Mũi Chùa, Cẩm Phả, Cái Lân đang khai thác, với 21 cầu cảng, có tổng
chiều dài 3.451 mét, trong đó 14 cầu chuyên dụng cho: Than, xi măng, xăng dầu,
khách, đóng tàu cịn lại 7 cầu bốc dỡ hàng hố tổng hợp. Trong đó, cảng Cái Lân
được xác định là cảng tổng hợp quốc gia đầu mối khu vực và là cảng biển loại I
trong hệ thống cảng biển Việt Nam, bao gồm khu bến tổng hợp container Cái
Lân và các bến chuyên dùng vệ tinh khác. Riêng khu bến chính Cái Lân có tổng
diện tích 15,47ha chủ yếu làm hàng container kết hợp các loại hàng tổng hợp
khác. Ngoài ra, trên vùng kinh tế cửa khẩu Móng Cái có cảng Vạn Gia là cảng
tổng hợp địa phương của tỉnh thuộc cảng biển loại II trong hệ thống cảng biển

Việt Nam nhưng lại có chức năng giao lưu bằng đường biển không chỉ cho riêng
thành phố cửa khẩu này mà còn là cửa ngõ giao thương của cả tỉnh, các địa
phương khác với khu vực Nam Trung Quốc rộng lớn.
Không những vậy, tiềm năng kinh tế biển Quảng Ninh còn được thể hiện ở
lợi thế sở hữu nhiều cảnh quan, với những nét độc đáo, riêng biệt, tạo nên
thương hiệu du lịch biển Quảng Ninh. Trước hết phải kể đến Vịnh Hạ Long - Di
sản thiên nhiên thế giới, kỳ quan thiên nhiên thế giới mới. Đây là vùng biển đảo
có diện tích 1.553 km2, gồm 1.969 đảo, khu vực di tích được Nhà nước xếp hạng


24
bảo vệ theo Quyết định số 313-VH/QĐ, ngày 28/4/1962 của Bộ Văn hóa với tiêu
chuẩn là một danh lam thắng cảnh. Ngày 17/12/1994, tại Phu Kẹt (Thái Lan),
Vịnh Hạ Long được UNESSCO cấp bằng Di sản thế giới khẳng định giá trị
ngoại hạng và giá trị toàn cầu của một di sản văn hóa và thiên nhiên cần thiết
phải được bảo vệ. Ngày 22/11/2000, Hội đồng di sản thế giới thông qua quyết
định công nhận Vịnh Hạ Long là di sản thế giới về giá trị địa chất – địa mạo.
Ngày 27/4/2012 tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội, chủ tịch
New7Wonders chính thức cơng bố Vịnh Hạ Long trở thành một trong bảy kỳ
quan thiên nhiên mới của thế giới. Hiện nay, những giá trị tiềm tàng về sinh thái,
về khảo cổ và lịch sử, về văn hóa phi vật thể của vịnh Hạ Long vẫn đang nghiên
cứu, khám phá. Nhờ đó, vịnh Hạ Long được đánh giá là khu du lịch trọng điểm
quốc gia, động lực phát triển của vùng du lịch Bắc Bộ. Chỉ tính trong khoảng 10
năm trở lại đây, lượng du khách đến bằng tuyến du lịch đường biển đã tăng lên
rất nhiều so với trước đây. Quảng Ninh đã bắt đầu được các hãng tàu biển lớn
trên thế giới chọn làm điểm đến. Những tháng đầu năm 2014, số chuyến tàu biển
đến Hạ Long tăng đáng kể, nhiều hãng tàu lớn đã tăng thêm tần suất đưa du
khách đến Hạ Long như: Star Cruises, Costa, Silver Sea, Seaborn... Theo đó,
mùa du lịch tàu biển quốc tế 2013-1014, Hạ Long đón khoảng gần 200 chuyến
tàu du lịch biển quốc tế đưa khách đến tham quan, tăng khoảng 18% so với năm

trước.
Ngoài ra, vịnh Bái Tử Long cũng là một danh thắng của Quảng Ninh với
diện tích xấp xỉ 597 km2, có nhiều hang động thú vị và hấp dẫn như hang Soi
Nhụ, Hà Giắt, Nhà Trò, hang Quan, hang Thầy... Thiên nhiên cũng đã ban tặng
cho vùng đất này nhiều đảo đá, khu du lịch nghỉ dưỡng ven biển với các bãi tắm
đẹp tự nhiên như: Bãi Cháy (Thành phố Hạ Long), Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc
Vừng (Huyện Vân Đồn), Trà Cổ (Thành phố Móng Cái), cùng một số bãi tắm
mới của huyện đảo Cô Tô.


25
Với rất nhiều tiềm năng, lợi thế từ biển, Quảng Ninh được đánh giá là địa
phương nằm trong vùng trung tâm của khu vực phát triển năng động kinh tế ven
biển, có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, có thế và lực ngày càng lớn, thúc
đẩy sự phát triển và khả năng cạnh tranh.
* Vai trò của kinh tế biển đối với tỉnh Quảng Ninh
Trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam bước vào thời kỳ đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh
Quảng Ninh đang phấn đấu cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện
đại vào năm 2015, kinh tế biển đóng một vai trị vơ cùng quan trọng đối với địa
phương này. Vai trị đó được thể hiện trên những khía cạnh cụ thể sau:
Đối với phát triển công nghiệp:
Tiềm năng biển mang lại cho Quảng Ninh nhiều lợi thế để phát triển mạnh
mẽ kinh tế cảng biển, với sức đóng góp vơ cùng quan trọng cho sự phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh, mở ra cho địa phương này nhiều cơ hội hội nhập quốc
tế mạnh mẽ hơn. Thực tế, những chủ trương phát triển khu kinh tế, khu công
nghiệp của tỉnh liên quan đến hoạt động kinh tế biển trong thời gian gần đây
cũng cho thấy vai trò quan trọng của biển Quảng Ninh đối với các chiến lược
phát triển thế và lực của tỉnh. Bên cạnh đó, những sản phẩm do nuôi trồng và
khai thác sinh vật biển là nguồn nguyên liệu cho phát triển ngành thủ công

nghiệp chế biến thủy sản của tỉnh, như sản xuất nước mắm, công nghiệp thực
phẩm đồ hộp, công nghiệp dược phẩm…không chỉ cho tiêu dùng nội địa mà còn
cho xuất khẩu.
Đối với phát triển nông nghiệp:
Ngư nghiệp là ngành sản xuất quan trọng của kinh tế biển Quảng Ninh và
là một bộ phận có đóng góp to lớn trong cơ cấu ngành nơng nghiệp. Vai trị này
bắt nguồn từ chỗ, trong kinh tế biển có những hoạt động thuộc ngành nơng
nghiệp như nuôi trồng và khai thác tài nguyên sinh vật biển; cung cấp nguồn


×