Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Cơ sở lý luận về marketing, marketing – mix các yếu tố cấu thành lên 3 cấp độ của sản phẩm với việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 18 trang )

Dương Thùy Dung – CQ57/32.01_LT1 – STT 06

1


Dương Thùy Dung – CQ57/32.01_LT1 – STT 06

MỤC LỤC
I- Cơ sở lý luận về Marketing, Marketing – Mix. Các yếu tố cấu thành nên
3 cấp độ của sản phẩm với việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng.....................3
1. Định nghĩa Marketing và Marketing – Mix............................................3
1.1

Marketing là gì?.....................................................................................3

1.2

Marketing-mix là gì?.............................................................................3

2. Sản phẩm....................................................................................................3
2.1

Sản phẩm là gì?......................................................................................3

2.2

Các yếu tố cấu thành nên 3 cấp độ của sản phẩm..................................3

3. Nhu cầu khách hàng..................................................................................4
II- Phân tích, nhận định việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng của các yếu
tố cấu thành lên 3 cấp độ của sản phẩm............................................................5


1. Sự quan trọng của việc phân chia cấp độ sản phẩm trong Marketing. 5
2. Nhu cầu khách hàng thông qua các yếu tố cấu thành lên 3 cấp độ của
sản phẩm............................................................................................................6
2.1

Sản phẩm cốt lõi – lợi ích sản phẩm......................................................6

2.2

Sản phẩm hiện thực...............................................................................7

2.3

Sản phẩm bổ sung..................................................................................8

III- Công ty TNG gắn với việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng của các yếu
tố cấu thành lên 3 cấp độ của sản phẩm............................................................8
1. Giới thiệu chung về Công ty TNG............................................................8
2. Công ty TNG gắn với việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng của các yếu
tố cấu thành lên 3 cấp độ của sản phẩm.........................................................9
2.1

Sản phẩm cốt lõi....................................................................................9

2.2

Sản phẩm hiện thực.............................................................................10

2.3


Sản phẩm bổ sung................................................................................13

2


Dương Thùy Dung – CQ57/32.01_LT1 – STT 06

I- Cơ sở lý luận về Marketing, Marketing – Mix. Các yếu tố cấu
thành lên 3 cấp độ của sản phẩm với việc thỏa mãn nhu cầu
khách hàng
1. Định nghĩa Marketing và Marketing – Mix
1.1.Marketing là gì?
Người ta thường cho rằng: Marketing là hệ thống các biện pháp mà người bán
hàng sử dụng nhằm bán được hàng hóa và thu tiền về. Người ta lầm tưởng rằng
Marketing chẳng qua là bán hàng, tiếp thị và kích thích tiêu thụ.
Nếu một sản phẩm có chất lượng kém, một sản phẩm không phù hợp với địi hỏi
của người tiêu dùng, có giá cả bất hợp lý thì có thuyết phục được khách hàng
khơng? Câu trả lời là khơng, bởi vì khách hàng chỉ ưu tiên lựa chọn những sản
phẩm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu và mong muốn của họ.
Vì vậy, các hoạt động bán hàng, tiếp thị và kích thích tiêu thụ khơng phải là vấn
đề mấu chốt quyết định thành công của việc bán hàng. Thực ra tiêu thụ chỉ là
một khâu của hoạt động Marketing, hơn nữa nó lại khơng phải khâu quan trọng
nhất. Vậy Marketing là gì?

3


Dương Thùy Dung – CQ57/32.01_LT1 – STT 06

Hình 1.1: Marketing là gì?


Theo Phillip Kotler: Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa
mãn những nhu cầu và mong muốn thơng qua trao đổi
Hoặc: Marketing là một q trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá
nhân và tập thể có được những gì họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra,
chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác.
Học viện Marketing của Vương quốc Anh: “Marketing là hệ thống chức năng
quản lý, tổ chức và là hoạt động kinh doanh trực tiếp liên quan đến việc đánh
giá và chuyển đổi sức mua của khách hàng thành nhu cầu hiệu quả cho một sản
phẩm hoặc dịch vụ cụ thể; và chuyển sản phẩm hoặc dịch vụ đó đến khách hàng
hoặc người tiêu dùng cuối cùng, đạt được mục tiêu lợi nhuận hoặc các mục tiêu
khác do công ty đặt ra”.
1.2 Marketing-mix là gì?
Marketing-Mix là tập hợp những cơng cụ Marketing mà công ty sử dụng để theo
đuổi những mục tiêu Marketing của mình
Marketing-Mix bao gồm nhiều cơng cụ khác nhau. Theo McCarthy, có 4 yếu tố
cơ bản trong một hỗn hợp Marketing là: Sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến
hỗn hợp. 4 yếu tố được mô tả trong mơ hình sau

4


Dương Thùy Dung – CQ57/32.01_LT1 – STT 06

Hình 1.2: Mơ hình Marketing – Mix 4P

Cần phải nhấn mạnh rằng, Marketing - Mix của một công ty tại một thời điểm
nào đó chính là sự phân phối giữa các yếu tố. Các yếu tố này có thể được điều
chỉnh và thay đổi tùy theo thị trường và các khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên
không thể thay đổi các yếu tố này trong một thời gian ngắn. Vì vậy, trong ngắn

hạn, các công ty không thay đổi phương án Marketing - Mix đã lựa chọn, mà
điều chỉnh một số yếu tố thôi.
2. Sản phẩm
2.1 Sản phẩm là gì?
Theo quan điểm của Marketing, khái niệm về sản phẩm được hiểu ở một phạm
vi rộng lớn hơn: Sản phẩm là bất cứ thứ gì có thể chào bán trên thị trường với
mục đích thu được sự chú ý, sự chấp nhận, sử dụng hoặc tiêu thụ có khả năng
thỏa mãn được một nhu cầu hay một mong muốn.
(Giáo trình Marketing căn bản – Học Viện Tài Chính, Trang 159)
Theo quan điểm này thì sản phẩm là tất cả những vật thể hữu hình và vơ
hình. Ngay cả các sản phẩm hữu hình thì cũng bao hàm các yếu tố vơ hình trong
sản phẩm đó.
Do vậy, sản phẩm có thể là hàng hố (quần áo, xe máy,…), dịch vụ (tư
vấn, kiểm toán, du lịch…), địa điểm (Vũng Tàu, Thượng Hải…), ý tưởng kinh
doanh (ý tưởng quảng cáo, ý tưởng phần mềm tin học ...)… 
2.2 Các yếu tố cấu thành nên 3 cấp độ của sản phẩm
Để thỏa mãn nhu cầu của con người, các nhà quản trị marketing cần phải quan
tâm đến một hệ thống các yếu tố cấu thành một sản phẩm trong kinh doanh. Các
yếu tố này có thể là những đặc tính lợi ích nằm sâu trong sản phẩm hoặc cũng có
thể là các dịch vụ bao quanh nằm ngoài sản phẩm.
Với quan điểm trên, có thể xem xét sản phẩm ở ba cấp độ:
5


Dương Thùy Dung – CQ57/32.01_LT1 – STT 06

- Sản phẩm cốt lõi là sản phẩm cốt lõi (core product), là lợi ích căn bản mà
sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
- Sản phẩm hiện thực là thành phần hữu hình của sản phẩm, gồm mức độ
chất lượng, kiểu dáng, tên hiệu, bao bì, đặc điểm

- Sản phẩm bổ sung  là những dịch vụ hay ích lợi bổ sung của sản phẩm,
ví dụ như là những chỉ dẫn, bảo hành, dịch vụ sau mua, giao hàng

Hình 1.3: 3 cấp độ của sản phẩm gồm những gì?

3. Nhu cầu khách hàng
Để tồn tại và phát triển, con người cần được đáp ứng những nhu cầu tự nhiên
mang tính bản năng của sinh tồn. Xã hội càng phát triển, những nhu cầu tự nhiên
cũng phát triển theo. Chúng ta định nghĩa nhu cầu như sau:
Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một thứ gì đó mà con người cảm nhận được.
Mở rộng ra, nhu cầu của khách hàng trong kinh doanh chính là những điều mà
khách hàng mong muốn cũng như cần được thỏa mãn bằng một cách nào đó.

6


Dương Thùy Dung – CQ57/32.01_LT1 – STT 06

Thông thường những mong muốn này sẽ xuất hiện từ chính bên trong bản thân
của họ và thể hiện được phần nào về tâm lý cũng như các vấn đề xoay quanh
bản thân khách hàng.
Bởi mang tính chất là tâm lý của mỗi cá nhân nên nhu cầu của khách hàng đôi
khi sẽ được xác định nhưng đôi khi việc xác định lại rất khó khăn. Bởi có những
nhu cầu của khách hàng nhưng chính họ lại khơng nhận thức được điều đó, vì
thế mà cần đến sự khơi gợi để khách hàng có thể biết được nhu cầu của mình là
gì để thực hiện những hành động thỏa mãn nhu cầu đó. Cũng sẽ có những nhu
cầu mà khách hàng đã tự nhận thức được một cách rõ ràng và qua đó, thôi thúc
họ hành động nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân.

II- Phân tích, nhận định việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng của

các yếu tố cấu thành lên 3 cấp độ của sản phẩm
1. Sự quan trọng của việc phân chia cấp độ sản phẩm trong
Marketing
Việc phân chia các cấp độ của một sản phẩm mang lại giá trị rất lớn. Nó giúp
các nhà kinh doanh hiểu rõ mong muốn của người dùng và đưa ra các tính năng
sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ. Cho phép tổ chức mang đến các phương
pháp và quy trình hoạt động làm hài lòng từng tệp khách hàng riêng biệt.
Bên cạnh việc phân chia còn tạo hiệu quả cao trong việc phân tích và tạo dựng
thương hiệu sản phẩm. Ngồi ra, mơ hình ba cấp độ này cịn góp phần hỗ trợ
doanh nghiệp chứng minh vị thế của mình với đối thủ cạnh tranh mà vẫn phù
hợp với nhu cầu của khách hàng.
Theo Philip Kotler, nhà kinh tế học và là cha đẻ của cuốn sách “Quản trị tiếp
thị” được phát hành những năm 1960, ông cho rằng một sản phẩm không chỉ
mang một giá trị vật chất được nhìn thấy bằng mắt mà nó cịn có cả một giá trị
vơ hình. Ông tin, chỉ cần một đối tượng có thể đáp ứng nhu cầu hoặc mong

7


Dương Thùy Dung – CQ57/32.01_LT1 – STT 06

muốn của người dùng thì nó đều là một sản phẩm. Từ lối suy nghĩ này, ta có thể
xem xét sản phẩm ở 3 cấp độ:

Hình 2.1: 3 cấp độ của sản phẩm

2. Nhu cầu khách hàng thông qua các yếu tố cấu thành lên 3 cấp độ của
sản phẩm
2.1 Sản phẩm cốt lõi – lợi ích sản phẩm
Khi phân tích khái niệm sản phẩm, các Marketer cần trả lời được câu hỏi:

“Khách hàng thực sự mua cái gì và nhà sản xuất bán cái gì?”. Nói cách khác là
xác định được lợi ích mà khách hàng cần tìm ở sản phẩm.

Mỗi khách hàng, nhóm khách hàng khác nhau sẽ có những nhu cầu khác nhau
gắn với những lợi ích khác nhau, nó chính là cơ sở cho việc ra quyết định liên
quan đến sản phẩm.
 Các nhà quản trị Marketing cần phải nghiên cứu tìm hiểu khách hàng để
phát hiện ra những địi hỏi về các khía cạnh khác nhau tiềm ẩn trong nhu
8


Dương Thùy Dung – CQ57/32.01_LT1 – STT 06

cầu của họ. Chỉ có như vậy doanh nghiệp mới có thể tạo ra những sản
phẩm có khả năng thỏa mãn được những lợi ích mà khách hàng mong đợi.

Hình 2.2: Giá trị cốt lõi - lợi ích sản phẩm

Ví dụ: Khi tìm kiếm một đơn vị chụp ảnh cưới, khách hàng không chỉ đơn giản
tìm kiếm người biết chụp ảnh mà cịn có khả năng nắm bắt phong cách của
khách hàng; am hiểu về các phong tục, lễ cưới để thuận tiện cho q trình tác
nghiệp; ảnh chụp phải tốt lên được vẻ đẹp của cơ dâu-chú rể, lễ cưới,... Một
nhóm khách hàng có thể địi hỏi tất cả các khả năng trên của đơn vị chụp ảnh
cưới, có thể nhấm mạnh khả năng này hay khả năng khác của nó.
2.2 Sản phẩm hiện thực
Doanh nghiệp sau khi nghiên cứu nhu cầu và những lợi ích mà khách hàng
muốn có sẽ đưa những yếu tố này vào những sản phẩm cụ thể. Đó là những yếu
tố phản ánh sự có mặt trên thực tế của hàng hóa. Sản phẩm hiện thực bao gồm

9



Dương Thùy Dung – CQ57/32.01_LT1 – STT 06

những yếu tố: nhãn hiệu, kiểu dáng và những mẫu mã khác nhau, chất lượng sản
phẩm với những chỉ tiêu nhật định, đặc trưng của bao bì.
Đây là những yếu tố khẳng định sự hiện diện của mình trên thị trường, để khách
hàng tìm mua sản phẩm của doanh nghiệp cũng như phân biệt sản phẩm của
doanh nghiệp này với sản phẩm của doanh nghiệp khác.
2.3 Sản phẩm bổ sung
Đó là những yếu tố như: điều kiện bảo hành, tính tiện lợi cho việc lắp đặt, những
dịch vụ bổ sung sau khi bán, tư vấn, vận chuyển, tín dụng,...
Những yếu tố này giúp gia tăng nhận thức của khách hàng về chất lượng sản
phẩm và sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm. Các yếu tố này được xem như
một thành phần góp phần tạo nên một sản phẩm hồn chỉnh
Cấp độ này chính là vũ khí cạnh tranh của cơng ty. Các dịch vụ của lớp này sẽ
ngày càng phong phú cùng với mức độ cạnh tranh trên thị trường. Cạnh tranh
hiện nay không phải là cạnh tranh về những cái mà cơng ty làm ra tại nhà máy
của mình, mà về những cái làm cho sản phẩm hoàn chỉnh như bao gói, dịch vụ
khách hàng (phương thức thanh tốn, giao hàng, tư vấn, bảo hành, sửa chữa,...)

Kết luận chung: Khi triển khai những sản phẩm, doanh nghiệp cần phải xác
định được những yếu tố cốt lõi của khách hàng mà sản phẩm sẽ phải thỏa mãn.
Sau đó phải thể hiện được những lợi ích của sản phẩm thơng qua việc thiết kế
những yếu tố của sản phẩm và tìm cách bổ sung các đặc tính của sản phẩm để
tạo ra tập hợp những lợi ích nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách
hàng một cách tốt nhất.

10



Dương Thùy Dung – CQ57/32.01_LT1 – STT 06

III- Công ty TNG gắn với việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng của
các yếu tố cấu thành lên 3 cấp độ của sản phẩm
1. Giới thiệu chung về Công ty TNG
Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG (viết tắt là công ty TNG) được
thành lập ngày 22/11/1979, là Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Trên chặng
đường 42 năm xây dựng và phát triển, cơng ty TNG có một số dấu mốc quan
trọng như sau:
Ngày 2/1/2003: Công ty được cổ phần hóa vốn điều lệ 10 tỷ đồng, 100% vốn
của các cổ đơng tư nhân; từ đó cơng ty trở thành doanh nghiệp ngoài quốc doanh
thuộc sở hữu tư nhân.  
Ngày 22/11/2007: Cổ phiếu TNG được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khốn
Hà Nội. 
Ghi nhận những thành tựu đó, năm 2009 Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam
tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì cho cơng ty và cho cá nhân đồng
chí Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Thời Huân chương lao động hạng Ba.
Quy mơ Cơng ty: Đến nay TNG có 11 nhà máy may với 217 chuyền may và
các nhà máy phụ trợ: Nhà máy thêu, Giặt công nghiệp, sản xuất thùng túi, bao bì
carton, nhà máy sản xuất bơng, chần bông. TNG được xếp hạng trong “TOP 500
doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam”, “TOP 10 doanh nghiệp lớn nhất nghành dệt
may Việt Nam”. 
Sản phẩm: Mặt hàng chủ lực của công ty là sản xuất hàng may mặc, sản phẩm
chủ lực là áo Jacket, quần âu xuất khẩu và sản phẩm tiêu thụ tại thị trường nội
địa là hàng thời trang mang thương hiệu TNG.

11



Dương Thùy Dung – CQ57/32.01_LT1 – STT 06

2. Công ty TNG gắn với việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng của các yếu
tố cấu thành lên 3 cấp độ của sản phẩm
2.1 Sản phẩm cốt lõi
Chất lượng sản phẩm, độ bền của sản phẩm, thân thiện với môi trường là
những yếu tố quan trọng để khách hàng chọn mua sản phẩm đó hay khơng.
Chính từ những nhu cầu đó của khách để Công ty sản xuất sản phẩm.
Với slogan: “Khách hàng là người trả lương cho chúng ta” xuất hiện ở tất cả
các cửa hàng, cơ sở sản xuất của TNG, ta có thể nhận thấy rõ vị trí quan trọng
của khách hàng đối với Cơng ty. Đó chính là sản phẩm cốt lõi mà TNG luôn
luôn hướng đến.
2.2 Sản phẩm hiện thực
Là những gì mà khách hàng nhìn thấy. Sản phẩm có được quyết định mua hay
khơng thì hình thức của sản phẩm cũng chiếm vai trị vơ cùng quan trọng. Ngồi
lợi ích cốt lõi khách hàng mong muốn thì hình thức phải bắt mắt, đẹp đẽ. Vì tính
đặc thù của sản phẩm là hàng may mặc, điều đó đồng nghĩa với việc hình thức
sản phẩm là một điều vơ cùng quan trọng mà cơng ty cần hướng tới.
Ví dụ: TNG “phá cách” với trang phục công sở truyền thống
Một chút phá cách cùng chiếc áo sơ mi nẹp ngang xanh được cắt xẻ táo bạo
ở phần eo. Chất liệu modal thoáng mát, kiểu dáng hiện đại phù hợp nhiều hoàn
cảnh, dù đi làm hay đi chơi vẫn giúp các cô gái tự tin tỏa sáng.

12


Dương Thùy Dung – CQ57/32.01_LT1 – STT 06

Hình 3.1: Áo Sơ mi nẹp ngang của TNG Fashion


Áo thun luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu của các quý cơ cơng sở
trong những ngày "chẳng có gì để mặc". Bên cạnh những kiểu dáng đơn giản,
TNG gợi ý thiết kế áo chui đầu bằng chất liệu ren. Những mảng ren nhẹ nhàng
được kết hợp với nhau cho phép bạn khéo léo khoe vẻ nữ tính nhưng cũng
khơng kém phần năng động, khỏe khoắn.

13


Dương Thùy Dung – CQ57/32.01_LT1 – STT 06

Hình 3.2: Áo thun ren của TNG Fashion

Từ những sản phẩm có thiết kế, phong cách hết sức tinh tế, không kém phần trẻ
trung mà vẫn đảm bảo được chất lượng, điều này hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu
của khách hàng qua những đánh giá sản phẩm về thiết kế, chất liệu,... của nhãn
hiệu TNG công sở như sau:
- Chị Giang (34 tuổi) - một khách hàng lâu năm của TNG chia sẻ trước đây
thường nghĩ làm việc văn phịng sẽ ít có cơ hội mặc đẹp, nhưng sau khi
mặc đồ của TNG chị đã thay đổi suy nghĩ đó. Ở đây có các mẫu trang
phục phù hợp với độ tuổi, thiết kế trẻ trung không hề làm người mặc nhìn

14


Dương Thùy Dung – CQ57/32.01_LT1 – STT 06

"dừ" hơn. Một điểm quan trọng là chất lượng vải tốt và khâu may cẩn
thận, qua nhiều nước giặt nhưng không hề bị sờn hay phai màu.
- Chị Hà (25 tuổi) tâm sự vì tính chất công việc thường xuyên phải mặc

vest để trông chững chạc hơn. Tủ đồ chỉ thấy hai màu đen và trắng khiến
chị cảm thấy nhàm chán. Từ khi biết đến TNG, Hà tự tin hơn trong cách
ăn mặc, vẫn là vest, quần âu, áo sơ mi nhưng với nhiều kiểu dáng và màu
sắc khác nhau, chị cảm thấy đáng để đầu tư.
Chất lượng vải và độ bền cũng được TNG đề cao. Đại diện thương hiệu cho
biết đảm bảo mỗi sản phẩm đến tay khách hàng đều nhận được sự hài lòng, áo
vest, quần âu sử dụng công nghệ ép phom ngoại nhập và chăm chút đến từng
đường kim mũi chỉ, không những vừa vặn với nhiều dáng người, còn mang kiểu
dáng thời thượng. Các chất liệu nhẹ nhàng như modal, nano, cotton cũng được
nhãn hàng tận dụng triệt để vào trong các thiết kế dành cho áo sơ mi, áo phông,
đưa tới cảm giác thoải mái trong ngày hè nóng bức.
Chính vì thế để nhận được sự tín nhiệm và yên tâm của khách hàng. Khâu
thiết kế sản phẩm cần được thực hiện tỉ mỉ thông qua nghiên cứu nhu cầu khách
hàng, lựa chọn chất liệu phù hợp kiểu dáng,....

2.3 Sản phẩm bổ sung
Ngoài ra khâu bảo quản lưu kho và vận chuyển cũng được chú trọng để giúp
Cơng ty TNG khơng bị hao mịn tài sản vừa đem lại trải nghiệm tốt cho khách
hàng
Tư vấn: Công ty có phân loại nhiều hạng mục liên lạc để khách hàng dễ dàng
liên lạc tới những bộ phận cần thiết của công ty để được tư vấn kịp thời, nhanh
gọn nhất.

15


Dương Thùy Dung – CQ57/32.01_LT1 – STT 06

Hình 3.3: Có nhiều hạng mục liên hệ giải quyết kịp thời các vấn đề của khách hàng


Ngồi ra, cơng ty áp dụng nhiều hình thức thanh tốn, vận chuyển tích hợp phù
hợp với tình hình dịch bệnh Covid mà khơng cần khách hàng đến tận Store mua
hàng. Vừa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, vừa đảm bảo quy tắc chống
dịch, phịng dịch của Nhà Nước.
Hình thức mua sắm, thanh tốn mới mẻ: Thay vì phải trực tiếp đến cửa hàng,
khách hàng chỉ cần truy cập lên trang Web của TNG đã được chuyên nghiệp hóa
phục vụ bán hàng, bấm chọn từng sản phẩm, tham khảo chất lượng sản phẩm,
mẫu mã và kích thước và chọn “Mua hàng” và hồn thành thanh toán qua thẻ
ngân hàng hoặc thanh toán COD. Tất cả việc còn lại từ vận chuyện, bao bọc sản
phẩm sẽ được TNG làm việc chuẩn xác, tỉ mỉ và nhanh nhất để đến tay người
tiêu dùng.

16


Dương Thùy Dung – CQ57/32.01_LT1 – STT 06

Hình 3.4: Website bán hàng trực tuyến của TNG Fashion

Hình 3.5: TNG Fashion còn xuất hiện trên các trang thương mại điện tử

Điều khiến TNG khác biệt và vẫn đạt doanh thu trong thời điểm dịch bệnh chính
là những ứng biến kịp thời, thay đổi từ bán hàng trực tiếp sang bán hàng trực

17


Dương Thùy Dung – CQ57/32.01_LT1 – STT 06

tuyến. Điều này tạo ấn tượng rất tốt cho khách hàng khi trải nghiệm và sử dụng

sản phẩm của TNG.
Bảo hành, sửa chữa: Sản phẩm TNG chủ yếu là sản phẩm hàng may mặc, các
vấn đề về lỗi sản phẩm rất ít và hầu như khơng xảy ra vì ln được tỉ mỉ trong
khẩu sản xuất. Xong, những sản phẩm bị lỗi do bên sản xuất, TNG luôn xử lý
đơn hàng chuyên nghiệp và nhanh gọn nhất có thể. Thay vì những thương hiệu
khác nếu mua sản phẩm khơng thể đổi trả thì TNG chấp nhận đổi trả trong vịng
5-7 ngày.
Ngồi ra, nếu sản phẩm mua về nhưng khách hàng có mong muốn đổi sản phẩm
khác hoàn toàn được đáp ứng và giải quyết. Ưu điểm nổi bật này làm hài lòng
mong muốn và nhu cầu của mọi khách hàng khó tính nhất.
Kết luận
Công ty TNG đã vận dụng đúng các yếu tố cấu thành lên 3 cấp sản phẩm. Cụ
thể, với những sản phẩm của Cơng ty TNG hiện nay thì chất lượng, độ bền và
hình thức ln được cơng ty chú trọng. Song, để bắt kịp theo xu hướng của xã
hội, khơng bị tụt lại phía sau, TNG cần phát triển mạnh mẽ hơn nữa về khâu
thiết kế sản phẩm và hồn thiện, tối ưu hóa mọi kênh thương mại để sản phẩm
tới gần hơn với người tiêu dùng. Tự tin là một trong những thương hiệu Việt
được tin dùng, thực hiện đúng “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”.

18



×