Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

Gốm Thanh Hà Hội An Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 94 trang )

Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Quá trình hình thành và phát triển của đô thị cổ Hội An
– Việt Nam với vai trị là thành phố di sản văn hóa thế giới và ý
nghĩa của làng gốm Thanh Hà.
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của đơ thị cổ Hội An - Việt
Nam trước khi được công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Hội An trong lịch sử có nhiều tên gọi khác nhau: Hải Phố,
Hồi Phố, Hội Phố, Hoa Phố, Haiso, Faifo… vốn là một thương cảng
nằm bên bờ con sơng lớn nhất tỉnh, đã có một thời kỳ phát triển
phát đạt nhất khu vực Đông Nam Á, thu hút thuyền buôn nhiều
nước Đông Nam Á và nhiều nước phương Tây đến đây để trao đổi,
mua bán hàng hóa.
Đơ thị cổ Hội An nối với biển Đơng qua Cửa Đại, phía nam
giáp huyện Duy Xuyên, phía tây giáp Điện Bàn, cách Đà Nẵng 20km
về phía bắc. Từ thế kỷ 17 về trước, Hội An thông thương với Đà
Nẵng qua đường sơng Cổ Cị. Sau này, dịng sơng bị bồi lấp. Đi
ngược về phía tây, cả đường sơng và đường bộ là những làng mạc
trù phú tiếp nối với rừng Trường Sơn giàu lâm thổ sản.
Thương cảng Hội An hình thành từ thế kỷ 16, thịnh đạt nhất
trong thế kỷ 17-18, suy giảm dần từ thế kỷ 19, để rồi chỉ cịn là một
đơ thị vang bóng một thời. Đứng về tuổi thọ, Hội An tồn tại trong
thời gian không dài. Về quy mô của một đô thị trong thời thịnh
vượng của nó cũng chưa phải là to lớn. Tuy nhiên về những phương
diện khác, Hội An có vị trí, vai trị đáng chú ý và mang những đặc
điểm riêng, tạo nên dáng vẻ và những giá trị lịch sử - văn hóa độc
đáo. Trong khi hầu hết các đô thị cổ khác, trải qua những biến thiên
của lịch sử và những điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên đều bị
hủy hoại, hoặc được cải tạo hoàn toàn theo kiểu hiện đại, chỉ để lại
trên mặt đất vài di tích rời rạc, thì Hội An được bảo tồn khá nguyên



vẹn. Có thể coi đây là trường hợp duy nhất của Việt Nam và cũng là
trường hợp hiếm thấy trên thế giới.
Vẫn cịn khá ngun vẹn những di tích bến cảng, các phố cổ,
các nhà liên kế, nhà thờ tộc họ, đình chùa, đền miếu, hội quán của
người Hoa, lăng mộ của người Nhật, người Hoa, và độc đáo nhất
cây cầu mang tên Cầu Nhật Bản. Những loại hình kiến trúc đa dạng
cùng các phong tục tập quán, lễ hội đã phản ánh một chặng đường
phát triển, hội nhập và giao thoa để tạo nên một sắc thái văn hóa
riêng của Hội An, kết hợp hài hòa giữa yếu tố nội sinh và ngoại sinh.
Chính vì những giá trị đó, mà năm 1985, Bộ Văn hóa – Thơng
tin đã ra Quyết định cơng nhận đây là Di tích văn hóa cấp quốc gia
và khoanh vùng bảo vệ di tích phố cổ Hội An.
Phố cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị
truyền thống ở Đơng Nam Á. Phần lớn những ngôi nhà ở đây mang
kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 -19. Năm trong lịng
phố cổ là những cơng trình kiến trúc tơn giáo, tín ngưởng minh
chứng cho sự hình thành, phát triển và suy tàn của cảng thị này. Có
rất nhiều dấu ấn về sự giao thoa, pha trộn văn hóa tại đây. Những
hội qn, đền miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên những
ngôi nhà của người Việt và một số ngôi nhà mang phong cách kiến
trúc Pháp. Ngồi ra, Hội An cịn lưu giữ một nền văn hóa phi vật thể
đa dạng và phong phú.
Rất nhiều di tích cịn ngun vẹn như bến cảng, phố cổ, nhà
thờ tộc, đình chùa, đền miếu, các hội quán của người Hoa, lăng mộ
của người Nhật và đặc biệt là biểu tượng của Hội An – Chùa
Cầu (chùa Nhật Bản). Cho thấy Hội An vẩn còn lưu giữ lại những nét
văn hóa, kiến trúc của các nước có quan hệ bn bán với thương
cảng này như Nhật Bản, Trung Quốc, Hà Lan, Bộ Đào Nha, Pháp, Ý.



Với những giá trị nổi bật này, tại lần họp thứ 23 vào ngày 4 –
12 – 1999 của Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hợp
Quốc (UNESCO) đã công nhận đô thị cổ Hội An là di sản văn hóa thế
giới theo hai tiêu chí:
Hội An là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền
thống được bảo tồn một cách hoàn hảo.
Hội An là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn
hóa qua các thời kỳ trong một thương cảng quốc tế.
2.2. Tầm quan trọng của sử kiện đô thị cổ Hội An – Việt Nam
được xem xét để trở thành thành phố di sản văn hóa thế giới.
Trong 20 năm Hội An được UNESCO vinh danh là Di sản văn
hóa của nhân loại, chính quyền và người dân nơi đây đã bảo vệ và
bảo tồn gần như nguyên vẹn di sản văn hóa tiêu biểu này. Hội An
đã và đang là một mẫu hình tiêu biểu ở châu Á làm tốt công tác bảo
tồn di sản, gắn với việc kết nối giữa lịch sử với hiện tại.
Khác với nhiều di sản văn hóa thế giới được UNESCO xếp
hạng, Hội An có gần 100 ngàn cư dân với hàng vạn gia đình sống
trong lịng di sản. Chính những ngơi nhà cổ và lối sinh hoạt đậm
chất văn hóa của người Hội An xưa là thực thể sống của di sản này
và khơng ai khác, chính người Hội An là chủ nhân của di tích và
chính họ là những người nắm giữ phần hồn của di sản.
Là di sản sống nên chính quyền Hội An đã quản lý đơ thị cổ
không chỉ bằng luật di sản mà dựa vào quy ước, quy chế mang đặc
trưng riêng.
Hội An đã thực hiện tốt việc xã hội hóa cơng tác quản lý, bảo
tồn di tích. Cùng với nguồn vốn của nhà nước, người dân địa
phương đã bỏ ra hàng chục tỷ đồng để tu sửa các di tích thuộc sở
hữu tư nhân.



Ngồi việc đầu tư tu bổ tơn tạo di tích từ các nguồn vốn,
ngành văn hóa, thể thao và du lịch đã phối hợp với chính quyền địa
phương tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân trong vùng nâng cao ý
thức bảo vệ di sản văn hóa, kết hợp các hoạt động bảo tồn và phát
huy giá trị di sản với việc tạo thu nhập cho nhân dân địa phương
nơi có di sản, để nhân dân địa phương được hưởng lợi từ di sản.
Từ năm 1999 đến nay, có 424 cơng trình di tích được đầu tư
và hỗ trợ tu bổ với tổng số vốn gần 153 tỷ đồng; trong đó nguồn
vốn Trung ương cấp gần 38 tỷ đồng, ngân sách thành phố Hội An
đầu tư trên 90 tỷ đồng, phần còn lại là vốn tài trợ nước ngoài và
nguồn xã hội hóa.
Ngồi ra, hàng năm có trên 200 lượt giấy phép được cấp cho
các chủ di tích trong Khu phố cổ để tự tu bổ, sửa chữa nhà ở hoặc
di tích với mức đầu tư từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng cho mỗi ngơi nhà
hoặc di tích.
Nói về những thành quả đạt được ở Hội An trong công tác
bảo tồn và phát huy các giá trị di sản trong những năm qua, không
thể không nhắc đến lĩnh vực hợp tác quốc tế. Quỹ Đại sứ Canada
hỗ trợ tu bổ tiền đình, hậu tẩm Khổng Tử miếu.
Quỹ Đại sứ Hoa Kỳ hỗ trợ tu bổ Miếu Hy Hòa. Hội châu Á Hoa
Kỳ đã tài trợ, đưa nhiều cổ vật quý ở
Cùng với đó, các chương trình hợp tác quốc tế đã được thực
hiện khá liên tục với sự giúp đỡ của Nhật Bản. Một số lớp tập huấn,
hướng dẫn công tác tu bổ, bảo tồn di tích đã được tổ chức. Phía
Nhật Bản đã cử chuyên gia trực tiếp trùng tu một số cơng trình kiến
trúc cổ ở đây.
Ngồi ra, rất nhiều hội thảo, nghiên cứu khoa học mang tầm
quốc gia và quốc tế thường xuyên được tổ chức để tìm kiếm và mở
rộng phương thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy di sản bền vững.



Hội An đã chia sẻ cùng các thành phố di sản trong khu vực và trên
thế giới nhiều kinh nghiệm quý trên cả hai mặt bảo tồn và phát huy
giá trị di sản văn hố.
Kết quả cơng tác quản lý, bảo tồn di tích ở Hội An trong những
năm qua đã được đánh giá cao, được UNESCO trao tặng các giải
thưởng “Thành tựu đặc biệt về bảo tồn làng mộc Kim Bồng-Hội
An”, giải thưởng “Hợp tác tu bổ các ngôi nhà cổ ở Việt Nam”...
Đặc biệt, Di sản văn hóa thế giới Hội An đã trở thành thương hiệu
hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế, trở thành nguồn
lực quan trọng để đưa kinh tế, văn hóa, xã hội thành phố phát triển
vượt bậc. Tốc độ phát triển kinh tế du lịch ở Hội An tăng nhanh, đời
sống kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân Hội An được thay đổi,
nâng cao rõ rệt.
Những năm gần đây, ngành thương mại dịch vụ, du lịch Hội
An chiếm tỷ trọng trên 70% trong tổng cơ cấu kinh tế của thành
phố. Từ năm 1999 đến nay, tốc độ phát triển du lịch bình quân đạt
từ 15%-20%. Riêng 5 năm gần đây (2013-2018), lượng khách đến
Hội An đã tăng gần gấp 3 lần. Năm 2018, lần đầu tiên Hội An đón
gần 5 triệu lượt khách tham quan lưu trú. 6 tháng đầu năm 2019,
đã có khoảng 3 triệu lượt khách đến Hội An, tăng 15,62% so với
cùng kỳ. Hội An tiếp tục khẳng định vị trí trên bản đồ du lịch như là
điểm đến nổi trội của Việt Nam và thế giới với gần 30 danh hiệu tôn
vinh.
Mặc dù Hội An đạt được những thành tựu trong công tác bảo
tồn và phát huy giá trị di sản, nhưng di sản vẫn đứng trước những
nguy cơ, thách thức, đó là tác động của mơi trường, tốc độ đơ thị
hóa, phát triển du lịch… điều này tác động mạnh lên tính tồn vẹn,
giá trị văn hóa và cảnh quan khu phố cổ… Chính vì vậy, việc bảo tồn
và phát triển Di sản văn hóa thế giới Hội An ln cần sự chung tay

của các cấp chính quyền và tồn xã hội.


Bên cạnh giúp kinh tế, xã hội địa phương phát triển, du lịch đã
tạo ra nhiều cơ hội cho cộng đồng, đặc biệt là cải thiện sinh kế,
giảm nghèo. Tại xã Cẩm Thanh, gần 1.000 hộ dân đã được hưởng
lợi trực tiếp kể từ khi rừng dừa phát triển du lịch. Thông qua các
hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú, bán hàng lưu niệm, ăn uống,
đưa đón khách tham quan… đời sống nhiều hộ dân đã cải thiện rõ
rệt, khơng ít gia đình, những người lớn tuổi trước đây chủ yếu chờ
sự hỗ trợ của thành phố thì nay có thể sống tốt nhờ thu nhập ổn
định từ nghề bơi thúng đưa khách khám phá rừng dừa. Ông
Nguyễn Hùng Linh - Chủ tịch UBND xã Cẩm Thanh khẳng định, dù
“sinh sau đẻ muộn” nhưng du lịch rừng dừa nước Cẩm Thanh đã có
bước phát triển vượt bậc, nhất là khi xu hướng du lịch xanh, sinh
thái đang trở thành trào lưu, được nhiều du khách ưa chuộng. Du
lịch không chỉ tạo sinh kế, thu nhập cho người dân mà cịn góp
phần bảo tồn, phát huy tốt những giá trị văn hóa, sinh thái, thay đổi
nhận thức cộng đồng về phát triển du lịch bền vững.
Cẩm Thanh và làng gốm Thanh Hà chỉ là 2 trong số nhiều làng
quê của Hội An được hưởng lợi từ hoạt động du lịch kể từ khi Khu
phố cổ Hội An được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới.
Thống kê cho thấy, nếu năm 1999 Hội An đón chưa tới 200
nghìn lượt khách tham quan thì đến năm 2018 con số này đã tăng
lên gần 5 triệu lượt (gấp 25 lần), tốc độ phát triển bình quân năm
đạt gần 20%, du lịch. Du lịch, thương mại, dịch vụ trở thành ngành
kinh tế chủ đạo, chiếm trên 70 tổng cơ cấu kinh tế thành phố suốt
nhiều năm. Hoạt động du lịch Hội An đã khơng cịn bó hẹp trong
phố cổ mà đã mở rộng ra các vùng ven xung quanh thành phố, kể
cả đến Điện Bàn, Duy Xuyên; lan tỏa vào phía Nam và lên phía Tây

của tỉnh. Ngày càng xuất hiện nhiều điểm tham quan du lịch “ăn
theo” thương hiệu Hội An dù đặt tại Điện Bàn, Duy Xuyên, Thăng
Bình


2.3. Làng gốm Thanh Hà tại Hội An – Việt Nam.
2.3.1. Vị trí và lịch sử của làng gốm Thanh Hà
Làng gốm Thanh Hà nằm cách khu phố cổ Hội An khoảng
4km về phía Tây (H2.1; H2.2), ở bờ bên trái con sông Thu Bồn bắt
nguồn từ cao nguyên Trung Bộ. Tính đến năm 2016, trong làng chỉ
có 23 gia đình làm nghề gốm, mặc dù trước đây làng có rất nhiều
gia đình làm nghề gốm do nhiều nguyên nhân những gia đình này
bỏ nghề, chuyển sang làm các nghề có thu nhập cao hơn như đóng
gạch…
Thanh Hà là tên xã. Theo cách phân khu vực hành chính hiện
nay là khu 6, xã Cẩm Hà, thành phố Hội An. Tỉnh Quảng Nam. Trước
năm 1945, làng được gọi là ấp Nam Diêu, xã Thanh Hà. Năm 1936,
xã có 14 ấp, trong đó chỉ có ấp Nam Diêu và Thanh Chiêm là làm
gốm, với khoảng 20 gia đình làm nghề. Trong thời kỳ kháng chiến
chống Pháp tái chiếm Việt Nam (1946- 1954), dân làng vừa phải di
tản sang các vùng như Tam Kỳ, Quế Sơn, Thăng Bình, vừa tiếp tục
duy trì sản xuất đồ gốm, nhưng đến khoảng năm 1954 cũng chỉ cịn
15 gia đình.
Về lịch sử của vùng đất Thanh Hà, trước đây, vùng đất này
thuộc quyền cai quản của vương quốc Chăm pa (trong làng hiện
còn lưu lại một bức tượng đá thuộc thời kì Chămpa). Thế kỉ 15,
nước Đại Việt tấn công Chăm pa, vương quốc này bị thất thủ và bị
xóa tên. Đến thế kỉ 16, Đại Việt diễn ra cuộc nội chiến, thời gian đầu
hình thành cục diện chính trị mà trong lịch sử Việt Nam thường gọi
là Bắc triều (Lê- Trịnh) và Nam triều (Nguyễn), sau phân biệt thành

Đàng Trong1, Đàng Ngồi2 lấy sơng Gianh làm giới tuyến. Chúa
1 Đàng Trong (塘塘), hay Nam Hà (chữ Hán: 塘塘) là tên gọi vùng lãnh thổ Đại Việt do chúa Nguyễn kiểm sốt,
xác định từ sơng Gianh (Quảng Bình) trở vào Nam.
2 Đàng Ngồi (sử liệu chữ Hán: 塘塘 Bắc Hà) hay An Nam (chữ Hán: 塘塘塘 / An Nam quốc), Vương quốc Đông
Kinh (Tunquin, Tonqueen, Tonquin, Tonkin, Ton Kin...) là tên gọi vùng lãnh thổ Đại Việt kiểm sốt bởi Chúa
Trịnh, xác định từ sơng Gianh (tỉnh Quảng Bình) trở ra Bắc. Kinh đơ Đàng Ngồi là Thăng Long (cịn gọi là
Đơng Kinh, Kinh Kỳ hay Kẻ Chợ).


Nguyễn lấy Phú Xn làm Kinh đơ của chính quyền Đàng Trong, từ
đó khu vực Hội An thuộc quyền cai quản của chúa Nguyễn. Để xúc
tiến quan hệ buôn bán mậu dịch với ngước ngoài, chúa Nguyễn đã
cho xây dựng khu vực dành riêng cho người nước ngoại quốc định
cư ở Hội An, đồng thời vào năm 1602, cho xây dựng dinh trấn
Quảng Nam để giám sát hoạt động thương mại mậu dịch tại đây.
Làng gốm Thanh Hà cách đây khoảng 5km về hướng tây.
Về quá trình hình thành làng gốm Thanh Hà, cuốn gia phả
“Thanh Chiêm”- Nguyễn Việt tam phái phả lục” của dòng họ
Nguyễn Việt sống tại Thanh Hà cho biết: “Người từ vùng Thanh Hóa
phía Bắc đã tới đây cùng với quá trình Nam tiến của chúa Nguyễn
Quảng Nam. Do vậy, có khả năng làng hình thành vào khoảng giữa
thế kỉ 16. Lúc đầu, cư dân làm đồ gốm ở Thanh Chiêm cách Nam
Diêu khoảng 2km về phía đơng bắc, nhưng sau do phải kiếm đất sét
nên dần chuyển tới vùng đất như hiện nay”(Cư dân gốc xứ Thanh
trên đất Hội An xưa - Nguyễn Chí Trung, P.57). Tại Nam Diêu hiện có
mộ tổ Nam Diêu nơi thờ cụ tổ nghề- người đầu tiên khai mở nghề
làm gốm, năm khắc trên cột hiên là “ngày cát tháng 8 năm Tự Đức
21” (năm 1868). Mặt khác, trong phần tỉnh Quảng Nam của cuốn
Đại Nam nhất thống chí có ghi: “Đồ gốm: có nhà làm nghề này tại
thơn Thanh Chiêm tỉnh Diên Phúc””(Đại nam nhất thống chí –

Phạm Trọng Điềm, Đào Duy Anh, P.22 ), chứng tỏ vào thế kỉ 16 tại
đây đã có nghề làm đồ gốm.
Cuốn gia phả dòng họ Nguyễn Việt ghi chép sự kiện trên vào
năm 1802. Tuy nhiên, mặc dù chưa tìm thấy một dấu tích nào về lị
gốm tại địa điểm Thanh Chiêm, nhưng lại tìm thấy đồ gốm sứ Trung
Quốc có niên đại khoảng thế kỉ 17 (H2.3) và đồ sứ Hizen có niên đại
thuộc nữa thế kỉ 17 (H2.4). Như vậy niên đại viết trong gia phả và
niên đại khảo cổ hồn tồn khơng cách q xa nhau. Tại một gia
đình khác cũng thờ ơng tổ là người gốc Thanh Hóa, như vậy về


điểm này cũng thống nhất với nhau. Do đó, rất có thể làng gốm
Thanh Hà hình thành vào thế kỉ 17, điều này mang ý nghĩa có thể
đây chính là nơi sản xuất ra đồ gốm Việt Nam có niên đại thuộc thế
kỉ 17 tìm thấy tại Nhật Bản. Mặt khác, có thể tìm hiểu kỹ thuật sản
xuất đồ gốm truyền thống qua nghiên cứu kỹ thuật làm đồ gốm tìm
thấy tại Hội An.
Về lễ hội truyền thống, hiện nay tại Nam Diêu còn miếu Tổ
nghề của làng. Hằng năm, người dân làng gốm tổ chức lễ tế Xuân
vào ngày mồng 10 tháng Giêng nhằm cúng tổ tiên, mong cho chư
thần, tổ nghề và các bậc tiền nhân ban cho năm mới bình an, làng
nghề phát triển. Lễ hội làng Gốm, một hoạt động văn hóa tinh thần
của cộng đồng cư dân Thanh Hà - Hội An luôn diễn ra sơi nổi, đậm
tính dân gian với nhiều nghi thức cổ truyền được chính các nghệ
nhân và bà con nhân dân trong làng thực hiện.
Ngay từ sáng sớm, phần lễ chính tế Tổ với đoàn rước thần
chủ đã diễn hành qua khắp các ngã đường. Đội hình lân, sư, dàn
bát âm, nghi trượng, kiệu thần chủ, kiệu lư hương gốm cùng hơn
100 nam phụ lão ấu đi từ miếu Nam Diêu về đình Thanh Chiếm tế
lễ. Đây là nơi được cư dân thờ tự, tôn vinh và ngưỡng vọng về công

đức của các vị tổ nghề. Trong văn tế của Ban cổ lễ do các bơ lão chủ
trì điều hành theo nghi thức truyền thống, nài tâm niệm cầu mong
quốc thái dân an, nhà nhà an lành, mùa màng bội thu và tri ân công
đức Tổ nghề. Lời tiếng của người hậu thế cũng đã gợi tưởng niềm
tự hào mà bao thế hệ người làng Nam Diêu, Thanh Chiếm, Bộc
Thuỷ…hoài vọng. Ngay sau phần lễ tế chấm dứt, người làng Thanh
Hà đa phần “mặc áo vải, khăn hoa” cùng mời du khách vui hội với
nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như: cõng nàng về dinh, lái buôn
xuất sắc, thi chuốt gốm, làm con thổi đất nung, nấu cơm bằng nồi
đất, thi đập nồi, bịt mắt đánh trống,...


2.3.2. Vài nét chung về gốm Thanh Hà
Làng gốm Thanh Hà là làng nghề cổ truyền ở Hội An, hình
thành từ đầu thế kỷ 16 khi các tộc họ đầu tiên di cư từ Thanh Hóa
vào Thuận Hóa. Gốm Thanh Hà có đặc trưng thẩm mỹ, kỹ thuật độc
đáo so với các sản phẩm gốm cổ khác như kỹ thuật chế tác mộc
mạc, nghệ nhân nữ là lực lượng lao động chủ yếu, sử dụng đất sét
thô bên bờ sông Thu Bồn, không men, chủ yếu sản xuất gốm dân
dụng.
Đồ gốm Thanh Hà hầu hết được sản xuất theo lối thủ công,
việc tạo dáng đều làm bằng tay trên bàn xoay, khơng phủ men.
Gốm Thanh Hà láng, có độ bền cao, nhẹ, gõ lên nghe âm rất trong.
Nhìn chung, sản phẩm gốm truyền thống Thanh Hà đều mộc
mạc vì khơng có hoa văn họa tiết, khơng men tráng cầu kỳ, phục vụ
nhu cầu sinh hoạt hàng ngày ở thôn quê từ hủ, thạp đựng gạo, mắn
muối, lọ đựng vôi ăn trầu, nôi siêu thuốc bắc, quách đựng hài cốt,
hay trong cái đèn lưu ly, trong cái đĩa đựng dầu thắp đèn, trong cái
trả nấu cơm kho cá đều mang đậm nét mộc mạc hồn quê.



Tiểu kết Chương 2
Hội An là một thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam có nhiều khu
phố cổ được xây từ thế kỷ 16 và vẫn còn tồn tại gần như nguyên
vẹn đến nay. Trong các tài liệu cổ của phương Tây, Hội An có nhiều
tên gọi khác nhau: Hải Phố, Hoài Phố, Hội Phố, Hoa Phố, Haiso,
Faifo….
Hội An từ lâu đã được biết đến là một trong những di sản văn
hoá nổi tiếng ở vùng duyên hải miền Trung được UNESCO cơng
nhận là di sản văn hóa thế giới. Ngồi những giá trị văn hóa qua
kiến trúc đa dạng, Hội An còn được biết đến là một điểm đến hấp
dẫn mới lạ với những làng nghề mang đậm giá trị truyền thống
như: làng rau Trà Quế, làng mộc Kim Bồng.
Trong đó nổi bật có Làng Gốm Thanh Hà đang rất thu hút
khách du lịch Với thiết kế nhà cổ đặc sắc cùng nền văn hoá lâu đời
và đa dạng và phong phú từ thời xa xưa.
Nghề gốm Thanh Hà sớm phát triển ở Hội An do vị trí địa lý hội
đủ các yến tố hỗ trợ cho hoạt động sản xuất gốm. Vào đầu thế kỷ
20 trở về trước, Nam Diêu ở cận nơi có trữ lượng đất sét là ấp An
Bang, Thanh Chiếm (Thanh Hà – Hội An), Thanh Chiêm (Điện Bàn).
Mặt khác Nam Diêu là cồn – đảo, phía Bắc, Tây, Nam, giáp song Lai
Nghi, Thu Bồn và nằm gần tỉnh lộ 607, cách không xa quốc lộ 1A
nên rất thuận tiện cho việc tiếp nhận nguyên liệu, trao đổi hàng
hóa bằng đường bộ, thủy. Nam Diêu – Thanh Hà lại gần phố cổ Hội
An, do vậy có rất nhiều sản phẩm gốm Thanh Hà được tiêu thụ tại
phố cảng này. Hiện nay ưu thế và vị trí của Nam Diêu đang thu hút
rất nhiều du khách đến tham quan, nghiên cứu, mua bán sản
phẩm.
Thời nhà Nguyễn, Thanh Hà là đơn vị hành chính cấp xã, gồm
ấp Hậu Xá, An Bang, Nam Diêu, Thanh Chiếm, Đồng Nà, Bến Trễ, Trà



Quế, Cồn Động, Bàu Ốc, Trảng Kèo, Cửa Suối. Làm gốm, gạch, ngói,
vơi, đánh bắt sơng nước, làm nơng là những nghề truyền thống của
Thanh Hà, nhưng nghề làm gốm đã tạo cho làng Thanh Hà trở nên
nổi tiếng khắp miền Trung.
Hiện nay làng gốm Thanh hà có 23 hộ làm gốm trong đó có 5
hộ làm gốm truyền thống với 6 bàn xoay chốt gốm, 4 lò nung gốm,
13 hộ làm con thổi, 5 hộ làm gốm mỹ nghệ và có ít nhất là 3 người
bn gốm chun nghiệp, 95 thợ gốm. Trong đó, 8 nghệ nhân lành
nghề ở độ tuổi từ 70 tuổi trở lên đang nắm giữ kinh nghiệm chế tác
sành, các tri thức dân gian chế tác gốm truyền thống bằng bàn
xoay, nung gốm bằng lò bầu. Đây chính là di sản phi vật thể đang
được quan tâm bảo tồn. Năng lực sản xuất hàng năm đạt 216 triệu
sản phẩm gốm các loại, gần 1 triệu viên ngói âm dương, ngói vảy
cá.
Nếu phía Bắc Việt Nam tự hào có gốm Phù Lãng, Bát Tràng thì
Thanh Hà chính là niềm kiêu hãnh của người dân xứ Quảng về nghề
gốm, có bề dày lịch sử gần 500 năm tuổi.
Làng nghề gốm Thanh Hà bên cạnh ý nghĩa là một hoạt động
kinh tế mang lại nguồn sống cho con người thì nó cịn mang ý nghĩa
văn hóa, là nơi bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của cư dân
làng gốm. Làng nghề vừa là nhân tố tạo nên bản sắc văn hóa đồng
thời lại là biểu hiện tập trung nhất bản sắc văn hóa ấy. Các sản
phẩm của làng gốm vừa là sự kết tinh của lao động vật chất, vừa là
sự kết tinh của lao động tinh thần, nó được tạo nên bởi bàn tay tài
hoa và óc sáng tạo của các thợ gốm. Mỗi sản phẩm chứa đựng
trong đó nét đặc trưng của làng nghề, do vậy chúng khơng chỉ là
hàng hóa đơn thuần mà trở thành sản phẩm văn hóa có tính nghệ
thuật cao. Làng gốm Thanh Hà là cả một môi trường kinh tế, xã hội,

văn hóa, tín ngưỡng. Nơi đây bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật và
kỹ thuật truyền thống trong tồn bộ quy trình sản xuất và được


truyền từ đời này sang đời khác. Những nghệ nhân tài ba và những
sản phẩm mang bản sắc làng nghề cũng có ý nghĩa vơ cùng quan
trọng. Khơng những thế, những phong tục tập quán, những điều
kiêng cữ của làng nghề cho đến nay vẫn được duy trì. Những hình
thức sinh hoạt tín ngưỡng vẫn thu hút sự tham gia đông đảo của cư
dân làng gốm và cư dân tuy khơng làm gốm nhưng có hình thức
sinh hoạt tín ngưỡng chung. Việc bảo tồn những giá trị văn hóa
truyền thống này của làng nghề gốm một mặt làm phong phú các
giá trị của làng nghề, mặt khác thể hiện sắc thái riêng biệt của địa
phương, của làng nghề so với các làng nghề khác.


Chương 3: Quá trình phát triển của gốm Thanh Hà tại Hội An – Việt
Nam
3.1. Đồ gốm thời kỳ Chăm Pa
3.1.1. Quá trình phát triển
Chăm Pa là một quốc gia cổ từng tồn tại độc lập liên tục qua
các thời kỳ từ năm 192 đến năm 1832. Cương vực của Chăm Pa lúc
mở rộng nhất tương ứng với miền Trung Việt Nam ngày nay, trải dài
từ dãy núi Hoành Sơn, Quảng Bình ở phía Bắc cho đến Bình
Thuận ở phía nam và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía tây
của nước Lào ngày nay.
Qua một số danh xưng Lâm Ấp, Panduranga, Chăm Pa trên
phần đất nay thuộc miền Trung Việt Nam. Văn hóa Chăm Pa chịu
ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Java, đã từng phát triển rực rỡ với
những đỉnh cao nghệ thuật là phong cách Đồng Dương và phong

cách Mỹ Sơn mà nhiều di tích đền tháp và các cơng trình điêu khắc
đá, đặc biệt là các hiện vật có hình linga, vẫn cịn tồn tại cho đến
ngày nay cho thấy ảnh hưởng của Ấn giáo và Phật giáo là hai tơn
giáo chính của chủ nhân vương quốc Chăm Pa xưa.
Chăm Pa hưng thịnh nhất vào thế kỷ 9 và 10 và sau đó dần
dần suy yếu dưới sức ép của các vương triều Đại Việt từ phía Bắc và
các cuộc chiến tranh với Đế quốc Khmer. Năm 1471, Chăm Pa
chịu thất bại nặng nề trước Đại Việt và bị mất phần lớn lãnh thổ
phía bắc vào Đại Việt. Phần lãnh thổ còn lại của Chăm Pa bị chia
nhỏ thành các tiểu quốc, và sau đó tiếp tục dần dần bị các chúa
Nguyễn thơn tính và đến năm 1832 tồn bộ vương quốc chính thức
bị sáp nhập vào Việt Nam dưới triều vua Minh Mạng.
Gốm thời Chăm pa bắt đầu từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 15, Vùng
đất Hội An lúc bấy giờ có tên gọi là Lâm Ấp phố. Đại Chiêm Hải
Khẩu (Cửa Đại) và Chiêm Bất Lao (Cù Lao Chàm) trở thành điểm


dừng chân quan trọng trên con đường hàng hải quốc tế. Lâm Ấp
phố là một thương cảng phát triển, thu hút nhiều thuyền buôn Ả
rập, Ba Tư, Trung Quốc đến bn bán, trao đổi. Hàng hóa xuất
khẩu chủ yếu lúc bấy giờ là tơ tằm, ngọc trai, đồi mồi, vàng, trầm
hương, nước ngọt.
Với những phế tích nền móng kiến trúc Chăm, những giếng
nước Chăm và những pho tượng Chăm (tượng Vũ Công Thiên Tiên
Gandhara, tượng Nam thần Tài lộc Kubera, tượng Voi thần...) cùng
những mảnh gốm- sứ Trung Quốc, Đại Việt, Trung Cận Đông thế kỷ
2 đến thế kỷ 14 và đồ trang sức, những mảnh vật dụng bằng thủy
tinh màu nổi tiếng của vùng Trung cận Đông, Nam Ấn Độ...được
phát hiện. Những tư liệu này càng làm sáng tỏ giả thuyết từng có
một Lâm Ấp phố (thời Cham- pa) trước Hội An (thời Đại Việt), từng

tồn tại một Chiêm cảng với nền mậu dịch hàng hải phát triển phồn
thịnh.
Ở Hội An, từ cư dân thời Tiền sử đến cư dân thuộc văn hóa
Sa Huỳnh, rồi cộng đồng người Chăm, qua các di tích khảo cổ đã
phản ánh rất rõ nét về trình độ sản xuất, cả về nhu cầu sử dụng
gốm rất lớn qua các thời kỳ. Và từ các cơng trình kiến trúc Chăm
cịn cho chúng ta biết đến sự phát triển mạnh mẹ của loại gốm
kiến trúc ( Gạch, ngói…) vào thời kỳ này ở Hội An. (Cư dân FaifoHội An trong lịch sử - Nguyễn Chí Trung, p.164)
Tại bảo tàng lịch sử văn hóa Hội An trưng bày các hiện vật
gồm : 18 hiện vật gốm với các loại mảnh gốm, gạch Chăm, hoa văn
gốm. Nổi bật là bức tượng vũ công Grandhara và tượng thần tài lộc
Kuberra, được chạm khắc sắc xảo, tinh tế mang đậm nét văn hố
Chămpa huyền bí. Ở thời kì này chưa thấy xuất hiện hiện vật gốm
được sản xuất ở Thanh Hà.


3.1.2. Mục đích của việc sản xuất và ứng dụng trong đời sống
Chăm Pa là một nước dĩ nông vi bản3, kinh tế tiểu nông là
nền tảng, là nông nghiệp gia đình chủ yếu mang tính tự cung tự
cấp. Để đảm bảo đời sống, người dân Champa với truyền thống từ
xưa, họ tự trồng rau, chăn nuôi. Để phục vụ cuộc sống cũng như là
sản xuất, địi hỏi thủ cơng nghiệp phải thật sự phát triển.
Sự thật đúng như vậy, các nghề truyền thống và nghề có nhu
cầu đặc biệt được chú trọng hơn. Ở đây có thể kể vài nghề thủ
công như: Thứ nhất, trong dệt người ta đã bắt đầu biết trồng
bông, đay, và việc se sợi hay nhuộm màu đã rất phổ biến. Đều đặc
biệt,trong khi se vải, người Cham không dùng dọi se bằng gỗ mặc
dù ngun liệu đó là khơng thiếu, thay vào đó là những dọi bằng
gốm.
Tuy nhiên khi đi vào tìm hiểu việc làm gốm của Chăm Pa giai

đoạn này lại không đặc sắc, khơng được chú trọng nhiều vì chủ yếu
họ sản xuất ra các vật dụng để đựng dùng trong sinh hoạt hằng
ngày.
Liên quan đến gốm, việc sản xuất gạch đã xuất hiện, với kĩ
thuật nung rất tốt. Trong khi hầu hết nhà và cung điện đều là gỗ,
gạch chủ yếu dược sử dụng trong các cơng trình tơn giáo. Trên
gạch cịn có hoa văn được khách tỉ mĩ, điều đặc biệt đó là đơi khi
thành phần những viên gạch khơng đơn thuần là đất sét mà họ
còn trộn vào một hợp chất hữu cơ, làm cho gạch xốp, dễ thoát
nước, có thể nhận rõ trong các tháp ở Mỹ Sơn Hội An. Cũng với
cách làm tương tự, họ tạo ra một loại vữa kết dính, nhưng đó chỉ là
giả thuyết được đưa ra để lí giải về cách xây dựng nên các tháp ở
Mỹ Sơn Hội An.

3 dĩ nông vi bản có nghĩa là: Lấy nghề làm ruộng làm gốc.


Nhiều tài liệu cho thấy, Mỹ Sơn4 được bắt đầu xây dựng vào
thế kỷ 4. Trong nhiều thế kỷ, thánh địa Mỹ Sơn được bổ sung thêm
các ngọn tháp lớn nhỏ. Các vị vua Chăm Pa mỗi khi lên ngôi đều
đến đây để hành lễ, tổ chức cúng bái. Ngoài ra, thánh địa Mỹ Sơn
cịn là trung tâm văn hóa tín người của triều đại Chăm Pa và là nơi
chơn cất các vị vua, hồng thân quốc thích và thầy tu nhiều quyền
lực.
Trong q trình nghiên cứu văn hố Sa Huỳnh cho tới cộng
đồng người Chăm Pa tại vùng cuối cực Nam Trung bộ thu hút
nhiều nhà nghiên cứu chuyên sâu về các đặc trưng tiêu biểu của
nền văn hoá này, trong đó có việc tìm hiểu, nghiên cứu về các dạng
táng thức của cư dân cổ với nhiều dạng táng tục (phong tục mai
táng bằng mộ chum) rất phong phú trong cách thức mai táng, đa

dạng về hình dáng của các chum, vị táng, qua đó phản ánh sinh
động con người thời kỳ này đã bắt đầu quan tâm đến thế giới của
người đã khuất. Táng tục người chết trong các mộ chum, mộ vò
được làm từ chất liệu gốm đất nung là một trong những nét đặc
trưng của văn hóa thời kỳ này. (Cư dân Faifo-Hội An trong lịch sử Nguyễn Chí Trung, p.171)
3.2. Đồ gốm thời kỳ Đại Việt
3.2.1. Quá trình phát triển
Từ thế kỷ thứ 15 đến thế kỷ thứ 19 vùng đất Hội An đã định
hình những hoạt động của cư dân Đại Việt. Buổi đầu thời kỳ này,
bên cạnh việc khai hoang lập làng canh tác nơng nghiệp, người Việt
ở Hội An cịn linh hoạt sáng tạo mọi số ngành nghề phù hợp với
điều kiện tự nhiên – xã hội từng vùng đất. Làng Thanh Châu với
nghề khai thác yến sào. Các làng chài Võng Nhi, Đế Võng với nghề
4 Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng
69 km và gần thành cổ Trà Kiệu, bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng
2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm Pa. Thánh địa Mỹ Sơn
được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy
nhất của thể loại này tại Việt Nam.


đánh bắt, chế biến hải sản. Làng mộc Kim Bồng, làng gốm Thanh
Hà với nghề thủ công, xây dựng. Làng Hội An, Cẩm Phô với nghề
buôn bán.
Thế kỷ 15, người Việt từ phía Bắc, chủ yếu ở Thanh Hóa –
Nghệ An – Hà Tĩnh vào đây, mang theo nghề gốm của cư dân Bắc
bộ, tiếp thu kỹ thuật của người Champa bản địa và đặc biệt, với sự
phát triển của đô thi thương cảng quốc tế Hội An, kéo theo sự
nhập cư của người Hoa, người Nhật… Nghề gốm của cư dân Việt ở
Hội An đã sớm hình thành và phát triển mạnh mẽ, trở thành một
làng nghề truyền thống nổi tiếng ở miền Trung – Việt Nam. Đó là

nghề gốm ở làng Thanh Hà và nhân dân trong vùng Xứ Quảng gọi
là làng gốm Thanh Hà – Hội An. (Cư dân Faifo-Hội An trong lịch sử Nguyễn Chí Trung, p.164)
Nhiều chứng cứ cho biết, vào cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16,
ông bà tổ tiên của 8 tộc (Nguyễn Viết, Nguyễn Văn, Nguyễn Đức,
Võ Văn, Bùi, Ngụy, võ Đình) tiền hiền của làng Thanh Hà, vố là
người Thanh Hóa vào đây lập nghiệp.
Gốm Thanh Hà xuất hiện vào giữa thế kỷ thứ 16, nay người
theo nghề gốm trong làng cũng khơng cịn nhớ rõ niên đại ra đời
làng nghề của mình có từ bao giờ. Theo các nghệ nhân lớn tuổi cịn
sống sót trong làng như các cụ Lê Trọng 80 tuổi, Nguyễn Chức 86
tuổi, họ chỉ biết rằng ơng tổ của làng nghề là người có nguồn gốc
từ xứ Đàng Ngoài, là những cư dân đầu tiên đến đây lập nghiệp.
Khởi nguyên, họ làm họ xây dựng lị gốm tại xóm Thành Chiêm chứ
khơng phải xóm Nam Diêu, sau đó thấy vùng đất kế bên tốt hơn,
thích hợp với việc làm nguyên liệu nghề gốm nên họ dời sang ở và
đặt tên là Nam Diêu. Nam là hướng nam, Diêu là lị. Xóm Nam
Diêu, Thanh Chiêm nằm trong làng gốm Thanh Hà. Tương truyền
răng, ban đầu các vị tiền hiền đã chọn ấp Thanh Chiêm (nay là khối
6, phường Thanh Hà) là nơi có nhiều nguyên liệu đất sét và gần


sơng để khởi phát nghề gốm. Nhưng sau đó do bờ sơng Thu Bồn
chuyển dịch dần về phía nam, nên muộn nhất vào đầu thế kỷ 19,
các tiền hiền đã chuyển dời đến ấp Nam Diêu. Và đến năm 1868,
miếu ông Tổ nghề gốm được xây dựng tại đây... (Nghề truyền
thống Hội An – Quản lý bảo tồn di tích Hội An -2008,p.372)
Thực chất làng Thanh Hà rất rộng lớn ở Hội An, gồm 13 xóm
- ấp: Thanh Chiêm, Hậu Xá, An Bang, Bộc Thủy, Nam Diêu, Bàu
Sùng, Bàu Ốc, Trảng Kèo, Cửa Suối, Bế Trễ, Đông Nà, Trà Quế, Cồn
Động. Trong đó ở giai đoạn này chỉ có một xóm - ấp làm nghề gốm

– gạch, ngói, lúc đầu ở Thanh Chiêm, An Bang, Vốn nằm bên bờ
một con sơng, có đầy đủ yếu tố thuận lợi để làm ghề. Về sau, sơng
bị lấp cạn (hiện cịn dấu vết Rọc Gốm với rất nhiều phế phẩm gốm
nằm hai bên bờ Rộc Gốm này) nên khu vực làm nghề được chuyển
tới xóm Nam Diêu cho đến tận ngày nay. Cịn các Các xóm - ấp chủ
yếu làm nghề nơng trơng rau, hoa màu hoặc nghề đánh bắt cá trên
sông, biển ( Chài lưới) và buôn bán. Tuy nhiên, nghề sản xuất gốm
– gạch, ngói trở nên nổi tiếng nhất ở giai đoạn này gắn liền với tên
của làng gốm Thanh Hà.
Qua thời gian phát triển của làng nghề, địa bàn sản xuất
sành, gốm còn lan rộng Xuân Mỹ (hiện nay là khối 5, phường
Thanh Hà), ấp An Bang (nay là khối 4, phường Thanh Hà), nhưng
ngày nay ở Thanh Hà việc sản xuất gốm chỉ còn ở Nam Diêu.
Từ thế kỷ 17, cộng đồng dân cư Hội An được bổ sung thêm
các thương khách Hoa, Nhật và một số từ các nước khác đến làm
ăn, sinh sống, tạo nên sự tích tụ văn hố, kinh nghiệm nghề nghiệp
từ nhiều nơi. Với nguồn nội lực và sự giao thoa, Hội An nhanh
chóng phát triển, tạo đà hình thành nên sự tấp nập và phồn thịnh
ở Đô thị – Thương cảng Hội An suốt nhiều thế kỷ sau.


3.2.2. Mục đích của việc sản xuất và ứng dụng trong đời sống
Trong giai đoạn này, nghề gốm chuyên sản xuất các loại sản
phẩm gắn với nhu cầu đồ dùng sinh hoạt hàng ngày của cử dân
trong vùng như đồ đựng có: Hũ các loại ( rộng hoặc hẹp miệng, to
nhỏ, từ hĩ nhất đến hũ sáu), lu, chum, áng, lon lỗng, lon choai, âu
( âu hai, âu em, âu suốt ), bình trặp, vị, vại…; Các loại đồ nấu: Nồi,
om, siêu, ấm, trả…; Dụng cụ sinh hoạt khác như: Bình vơi, bình
hoa, cối, bùng binh, đĩa dầu, ơng táo…; Gốm kiến trúc có : Gạch
( Xây, lát nền), ngói đợi/cong/âm dương, ngói nóc, ngói ống, máng

xối, ống xối, khuân/ khung bơng… Và tượng thờ trong tín ngưỡng –
tơn giáo dân dan như: ông địa, thần tài, ngựa thần…(Cư dân FaifoHội An trong lịch sử - Nguyễn Chí Trung, p.166)
Có thể nói trong giai đoạn này, khi mà các vật liệu/ chất liệu
bằng đồng, nhôm, bạc, hoặc hợp chất ( Quặng sắt)… rất hiếm, quý,
còn đồ nhựa, xi măng chưa có thì những sản phẩm gốm trở thành
những đồ dùng, vật dụng thiết yếu phổ biến và gắn chặt với nhu
cầu không thể thiếu được của con người tại đây.
“Thanh Hà vẫn gạch, bát, nồi
Thuốc thơm Cẩm Lệ, mấy đời lừng danh”
những câu ca khẳng định làng nghề trong một bài ca địa chí
Quảng Nam.
3.3. Đồ gốm thời Nguyễn
3.3.1. Quá trình phát triển
Dưới thời nhà Nguyễn, Thanh Hà là một đơn vị hành chánh
cấp xã bao gồm các ấp Nam Diêu, Hậu Xá, An Bang, Thanh Chiêm,
Đồng Nà, Bến Trễ, Trà Quế, Côn Động, Bàu Ốc, Trảng Kẻo và Cửa
Suối.
Vào thế kỷ 17- 18, khi thương cảng quốc tế Hội An bước vào
giai đoạn phát triển mạnh mẽ đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự


phát triển của làng gốm ở vùng Thanh Hà. Với vị trí gần cảng giao
thương, giao thơng đường thủy thuận lợi, khu sản xuất gốm Thanh
Hà có khả năng phát triển thành vùng chuyên sản xuất gốm và các
loại bình chứa để vận chuyển hàng hóa và các đồ đun nấu cho dân
chúng địa phương, góp phần làm phồn vinh cảng Hội An lúc bấy
giờ.
Từ cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, địa bàn sản xuất của làng
nghề gốm Thanh Hà có sự chuyển dời. Từ Thanh Chiếm được
chuyển đến Nam Diêu do Thanh Chiếm khơng cịn những yếu tố tự

nhiên thuận lợi cho sự phát triển nghề. Nam Diêu là vùng đất vừa
cận lộ, cận giang, cận thị vô cùng thuận lợi cho các hoạt động sản
xuất cũng như trao đổi sản phẩm, phát triển nghề gốm.
Không chỉ được thừa nhận trong các văn tự với trình độ sản
xuất đạt mức chuyên nghiệp, sản phẩm trở thành sản vật địa
phương. Dưới triều Nguyễn, sự phát triển mạnh mẽ của làng gốm
Thanh Hà còn biểu hiện ở chỗ lực lượng lao động của làng nghề
không những đông đảo mà cịn tài hoa, có nhiều thợ giỏi, tay nghề
cao được trưng tập ra làm việc tại Huế và nhiều người trở thành
tượng mục được phong hàm bát phẩm, cửu phẩm. Chế độ công
tượng (thủ công nghiệp nhà nước) dưới thời Nguyễn được tổ chức
chặt chẽ và có quy mơ lớn. Tượng cục Long Thọ, tượng cục nê ngõa
là những tượng cục liên quan đến nghề gốm - gạch - ngói. Cục
nung ngói có số biên chế thợ rất cao, với 217 người. Cục xây gạch
số biên chế thợ là 43 người. Quê quán các thợ ở cục nung ngói và
cục xây gạch đều là Quảng Nam.
Điều này cho thấy, số thợ thủ cơng làm nghề xây gạch, nung
ngói ở Quảng Nam nói chung, Thanh Hà nói riêng là những thợ
giỏi, có tay nghề cao nên mới được trưng tập với số lượng nhiều;
qua đó phần nào phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất gốm gạch - ngói trong vùng.


Bên cạnh đó, trong một số sắc phong tại làng Thanh Hà cũng
cho biết tên một số thợ ngói - gạch có tay nghề cao được phong
chức tước. Chẳng hạn, “bằng cấp cho ơng Bùi Phước Thạnh rành
nghề nấu ngói và gạch lưu ly, cho chánh cửu phẩm tượng mục ngày
29 tháng 6 năm Minh Mạng 10”; “sắc ông Bùi Phước Châu rành
nghề nấu ngói thưởng chức tịng cửu phẩm tượng mục ngày 24
tháng 12 năm Thiệu Trị 2”; “sắc ông Võ Văn Hòa tước tòng cửu
phẩm tượng mục ngày 3 tháng 5 năm Tự Đức 14”. (Hội Folklore

Đông Dương - Trường Viễn Đông Bác Cổ, Tư liệu điều tra về làng
quê Quảng Nam những năm 1940. Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm
Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An)
Sự phát triển của nghề gốm ở Thanh Hà giai đoạn này
không chỉ phản ánh qua các tài liệu văn tự mà còn thể hiện trong
các hoạt động thực tế. Từ cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, cảng thị
Hội An tuy không phát triển mạnh mẽ như hai thế kỷ trước nhưng
vẫn giữ vai trò là một trung tâm thương nghiệp lớn của Đàng
Trong, vẫn tiếp tục phát huy truyền thống thương mại của mình
trong điều kiện tự nhiên khơng cịn thuận lợi. Cửa Đại Chiêm
thuyền bè vẫn ra vào tấp nập. Sông Thu Bồn với nhánh là sông Chợ
Củi, sông Vĩnh Điện vẫn là hệ thống giao thông thuận tiện cho các
thương nhân. Mặt khác, thế kỷ 19 chính là thời kỳ đơ thị Hội An
được mở rộng dần về phía Nam. Cơng trình kiến trúc hiện cịn tồn
tại phần lớn đều được hình thành trong thế kỷ 19. Qua đây có thể
thấy, thế kỷ 19 Hội An vẫn còn là nơi rất nhộn nhịp, vẫn là một thị
trường tiêu thụ dồi dào của nghề gốm Thanh Hà.
Thế kỷ 19 cũng đánh dấu sự phát triển của nghề gốm Thanh
Hà khi khu miếu Tổ nghề gốm - một thiết chế tín ngưỡng của cư
dân làng gốm được xây dựng. Khu miếu Tổ này gồm có 4 miếu khác
nhau, trong đó miếu được ghi nhận xây dựng sớm nhất là miếu
Thái giám được xây năm 1836. Việc xây dựng khu miếu thờ Tổ


nghề cho thấy lúc này hoạt động sản xuất cũng như đời sống của
cư dân làm gốm phải thực sự phát triển thì các thợ gốm mới có
điều kiện xây dựng miếu thờ. Không những thế, thời kỳ này một số
sản phẩm gốm gia dụng Thanh Hà cũng đã có mặt tại quần thể di
tích cố đơ Huế cùng với những địa phương khác như Thổ Hà (Bắc
Giang), Phước Tích (Huế), Bát Tràng (Hà Nội),... Thông qua con

đường trưng nạp, tặng phẩm và thương mại mà những đồ gốm
này đã được nhập vào kinh đô Huế. Riêng sản phẩm gốm Thanh Hà
có thể qua con đường trưng nạp. Điều này càng khẳng định, thế kỷ
19 sản phẩm gốm Thanh Hà là sản vật nổi tiếng, làng gốm Thanh
Hà có thể sánh ngang hàng với những làng gốm danh tiếng khác
trên cả nước.
3.3.2. Mục đích của việc sản xuất và ứng dụng trong đời sống
Từ thế kỷ 17-18, sản phẩm gốm Thanh Hà chủ yếu sản xuất
đồ dân dụng và đồ dùng cho chúa Nguyễn. Người làng gốm truyền
rằng, các nghệ nhân Thanh Hà từng được các vua chúa triều
Nguyễn mời ra Huế để chế tác những sản phẩm phục vụ cho sinh
hoạt cung đình và được phong hàm Cửu phẩm, Bát phẩm. Làng
gốm Thanh Hà phát triển rực rỡ trong 2 thế kỷ 17, 18 và trở thành
một trong những mặt hàng chủ yếu cung cấp cho thương gia khắp
nơi đến giao thương tại phố cảng Hội An. (Đồ sứ ký kiểu thời
Nguyễn - Trần Đức Anh Sơn (2008),p.35)
Thêm vào đó, sự phát triển của cảng thị Hội An trong các thế
kỷ 17 và 18 có nhu cầu rất lớn về các sản phẩm sành gốm xây dựng
và gia dụng đồng thời với việc bán ra cho các địa phương khác
trong nội địa và xuất khẩu ra nước ngoài.
Gốm Thanh Hà là một trong những mặt hàng được thương
nhân nước ngồi, đặc biệt là người Nhật ra vào bn bán ưa
chuộng. Sự nổi tiếng của làng gốm Thanh Hà được thể hiện cụ thể
qua hàng gốm xuất khẩu sang Nhật Bản vào nửa đầu thế kỷ 17.


Trong “ Phủ biên tạp lục “ của Lê Quý Đơn có chép: “ Từ thế
kỷ thứ 17, Hội An đã xuất khẩu được một số hàng gốm, hàng mộc.
Gốm CoChi ( Giao Chỉ )5 mà người Nhật ựa chuông có cả gốm
Thanh Hà xứ Quảng”. Về vấn đề này, Giáo sư khảo cổ Nhật bản

Hasabe Gakuji đã viết: “ Các tàu buôn [Nhật Bản] đến Việt Nam
mua tơ sống, hàng lụa, hương liệu và các loại tạp hóa, đồng thời
còn mua một khối lượng gốm sứ Việt Nam. Điều này có thể chứng
minh bằng nhiều di vật cịn ngun vẹn hiện nay vẫn còn lưu giữ ở
Nhật bản” . (Nghề truyền thống Hội An – Quản lý bảo tồn di tích
Hội An -2008,p.372)
Ở thế kỷ 18, làng gốm Thanh Hà là nơi chuyên sản xuất các
đồ đựng phục vụ cuộc sống của người dân thành thị tại cảng mậu
dịch. Đồng thời nó cịn là một làng nghề kiểu thành thị được hình
thành nhằm sản xuất các dụng cụ sinh hoạt phục vụ đời sống sinh
hoạt của người dân tại khu vực dân cư nước ngoài tại Hội An, khu
vực tiêu thụ lớn hồi bấy giờ, của Dinh trấn Quảng Nam, của các cứ
địa thủy quân. Nếu làng gốm được hình thành từ thế kỷ 17, thì rất
có khả năng các sản phẩm của Thanh Hà đã được vận chuyến tới
Nhật Bản qua cảng mậu dịch Hội An trên các con thuyền Châu ấn.
Không giống như thế kỷ 17 - 18, sang thế kỷ 19 sự tồn tại và
phát triển của làng gốm Thanh Hà được ghi nhận trong một số bộ
chính sử quan trọng của triều Nguyễn. Đầu thế kỷ 19, ở Quảng
Nam đã rất nổi tiếng với các sản phẩm gạch, ngói, mà Thanh Hà là
địa phương sản xuất những mặt hàng này khá nhiều. Năm 1803,
để chuẩn bị cho việc xây dựng miếu điện, vua Gia Long đã lệnh cho
các địa phương đều chở vật liệu đá gỗ sản ở địa phương đến nộp.
(Quốc sử quán triều Nguyễn (2002) - Đại Nam thực lục - Tập 1Nxb. Giáo dục, Hà Nội, P.552).
5 Giao Chỉ (chữ Hán: 塘塘) là tên gọi địa danh một phần lãnh thổ Việt Nam trong lịch sử, từ thời Hùng
Vương đến các kỳ thời Bắc thuộc.


Điều này góp phần khẳng định, trong những thế kỷ trước,
nghề làm gạch, ngói ở vùng Quảng Nam đã được định hình và phát
triển. Trong đó, Thanh Hà vốn nằm gần cảng thị Hội An có khả năng

đã trở thành vùng chuyên sản xuất các sản phẩm gạch, ngói phục
vụ nhu cầu xây dựng của cảng thị.
Đầu thế kỷ 19, các sản phẩm đồ đựng phục vụ cho ngành
làm đường vẫn tiếp tục phát triển. Đường và tơ là hai mặt hàng
được các thương lái nước ngoài mua đi rất nhiều, nhưng đến đầu
thế kỷ 19, đường được mua đi nhiều hơn tơ. Ước lượng hàng năm
có 30.000 tạ đường được bán ra mà chủ yếu là sang Trung Quốc).
Năm 1838, tỉnh Quảng Nam tâu đã chuyển số lượng đường cát cho
các thuyền mang ra ngoại quốc bán, tổng cộng là 1.315.000 cân.
Với số lượng đường xuất ra hàng năm lớn như vậy thì nhu cầu đồ
đựng là rất lớn, địi hỏi nghề gốm ở các địa phương, trong đó có
Thanh Hà phải cung ứng khối lượng sản phẩm khơng hề nhỏ.
(Thành Thế Vỹ (1961) - Ngoại thương Việt Nam hồi thế kỷ 17, 18
và đầu 19 - Nxb. Sử học, Hà Nội,p 157.
3.4. Đồ gốm thời kỳ kháng chiến chống Pháp
3.4.1. Quá trình phát triển
Cuối thế kỷ 18 Việt Nam bước vào giai đoạn biến loạn, suy
thoái nghiêm trọng, chiến tranh liên miên, nội chiến, xâm lược
Mãn Thanh, giao thương đình đốn, mất mùa. Thủ cơng nghiệp, các
làng sản xuất gốm sa sút, cùng lúc đó sự xâp nhập của đồ gốm
Trung Hoa và phương tây vào Việt Nam do triều đình Huế cho nhập
khẩu.
Cuối thế kỷ 19 Việt Nam lại bị Pháp xâm lược, đồ gốm sứ
châu Âu vào Việt Nam, gốm sứ nhà Thanh tràn vào đã ảnh hưởng
khơng ít đến sự phát triển của gốm việt thời Nguyễn, gốm Việt
Nam sa sút, khơng cịn mạnh mẽ, lùi dần vào đồ gia dụng bình
thường.



×