Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

SKKN một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc trịnh thị hiền TH vân canh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 21 trang )

MỤC LỤC

1 |15


PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
I.

Lý do chọn đề tài

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền
khơng ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền
tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập sáng ngày
mồng 2 tháng 9 năm 1945 tại Vườn hoa Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn
mạnh quyền mưu cầu hạnh phúc cho tất cả mọi người [1].
Một con người trung bình dành khoảng 12 năm trong cuộc đời mình để ngồi
trên ghế nhà trường phổ thông, chưa kể tới học mẫu giáo và giáo dục sau phổ
thông. Trong khoảng thời gian này, dĩ nhiên người học có quyền được hạnh phúc.
Vậy giáo dục và hạnh phúc cần song hành.
Tuy nhiên, để phù hợp với sự phát triển và chạy đua về kinh tế trên toàn cầu
trong suốt thế kỷ 20, mục tiêu hàng đầu của giáo dục chính là chuẩn bị cho người
học kiến thức và kỹ năng để làm việc. Chính vì vậy, áp lực điểm số và thi cử đè
nặng lên vai giáo viên và học trò trong nhiều năm tạo nên khơng khí học tập căng
thẳng, tiêu cực trong các lớp học. Nhận ra phương pháp giáo dục của thế kỷ 20
chưa chú trọng tạo được sự hạnh phúc tới người học, các nhà giáo dục đã đưa
“hạnh phúc” trở thành một yếu tố quan trọng trong môi trường giáo dục của thế kỷ
21, hướng tới sự phát triển toàn diện của người học, đặc biệt là mặt cảm xúc và xã
hội [2].
Mơ hình “Trường học hạnh phúc” của UNESCO đưa ra năm 2014 đã có sức lan
tỏa tới nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Mơ hình “Trường học hạnh phúc”
được triển khai thí điểm vào tháng 4/2018 ở một số trường học tại TP Huế, được


nhân rộng trên địa bàn cả nước và nhiều trường đang phấn đấu xây dựng “Trường
học hạnh phúc” [3].
Tiếp thu được tầm quan trọng của mơ hình “Trường học hạnh phúc” đối với học
sinh lứa tuổi tiểu học, Trường Tiểu học Vân Canh bước đầu triển khai thí điểm mơ
hình “lớp học hạnh phúc” trên một số lớp. Sau một thời gian triển khai, bản thân tôi
xin chia sẻ một số kinh nghiệm trong đề tài :
“Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc”
Đề tài giúp các quý đồng nghiệp, các nhà trường và các nhà giáo dục bước đầu
rút kinh nghiệm cách thực hiện, lường trước những thuận lợi và khó khăn trên con
đường theo đuổi mơ hình “Trường học hạnh phúc”.
2 |15


II.

Cơ sở lý luận

1. Tại sao lại cần “Trường học hạnh phúc”?

Khoa học hạnh phúc (1 ngành khoa học tâm lý tích cực) cho biết hạnh phúc
chính là thành cơng. Chuyên gia lĩnh vực hạnh phúc trường đại học Harvard,
Shawn Achor, sự hạnh phúc có ảnh hưởng rất tích cực tới chúng ta trong công việc.

37% thành công
hơn trong công
việc

Sáng tạo
gấp 3 lần


Chính xác hơn
19%

Thêm 31%
hiệu quả

Tính chuyên cần
tăng gấp 10 lần

Hạnh phúc cũng đem lại một kết quả khả quan tương tự trong môi trường giáo
dục. Khi hạnh phúc, học sinh đi học chuyên cần hơn, giảm lo lắng, quan hệ bạn bè
tốt hơn, sức khỏe của tốt hơn và kết quả học tập cũng tốt hơn. Thực tế, khi nhu cầu
về tinh thần được đáp ứng, kết quả học tập cũng tăng lên 11%. Khi giáo viên hạnh
3 |15


phúc, học sinh cũng cảm nhận được và lớp học trở nên tươi sáng, nhẹ nhàng và
sáng tạo hơn. Đây chính là điều kiện tốt nhất cho việc tiếp thu kiến thức [4].
Còn ngược lại, khi buồn bã hoặc lo lắng, học sinh sẽ khơng thể có được điều
kiện tốt nhất học tập. Theo một báo cáo của UNESCO năm 2016, có 5 yếu tố khiến
trẻ khơng cảm thấy hạnh phúc khi đến trường: mơi trường kém an tồn, dễ bị bắt
nạt; học sinh quá tải, bị stress do áp lực thi cử và điểm số; môi trường học tập và
khơng khí nhà trường tiêu cực; giáo viên có thái độ và phẩm chất không phù hợp;
các mối quan hệ xấu. Vậy xây dựng một trường học hạnh phúc cho học sinh là điều
vô cùng cần thiết [5].
2. Các tiêu chí tạo nên “Trường học hạnh phúc” [5].

Mơ hình “Trường học hạnh phúc” của UNESCO được xây dựng dựa vào một
kết quả nghiên cứu trên 650 người trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Mơ
hình bao gồm 22 tiêu chí, nằm trong 3 nội dung chính: Con người, hoạt động dạy –

học, mơi trường.
Bảng 1: Tiêu chí “Trường học hạnh phúc”

Con người
Tình bạn và các mối
quan hệ trong trường
Thái độ và phẩm chất
tích cực của giáo viên.

Hoạt động dạy – học
1. Số lượng bài tập phù
hợp
2. Làm việc nhóm và tinh
thần hợp tác.

3.

Tơn trọng sự đa dạng
và khác biệt

3.

4.

Những giá trị và sự
thực hành mang tính
tích cực và hợp tác.

4.


5.

Điều kiện lao động và
sức khỏe toàn diện cho

5.

1.
2.

1.
2.

Phương pháp học tập
vui vẻ và mang tính
tham gia
Sự tự do, tính sáng tạo
và tham gia của người
học

3.

Cảm nhận được ý
nghĩa của thành công

5.

4 |15

4.


Môi trường
Nơi học tập ấm áp và
thân thiện
Mơi trường an tồn,
khơng có bắt nạt học
đường và kỷ luật tích
cực.
Khơng gian học tập
thống và xanh
Ban lãnh đạo của nhà
trường có tầm nhìn về
“Trường học hạnh
phúc”
Kỷ luật tích cực


6.

giáo viên.
Kỹ năng và khả năng
của giáo viên

6.

7.
8.
9.

Các hoạt động ngoại

khóa và sự kiện của
trường
Học tập nhóm giữa
học sinh và giáo viên
Nội dung học tập có ý
nghĩa
Kiểm sốt sức khỏe
tinh thần và căng
thẳng

6.

7.

Sức khỏe tốt, vệ sinh
an toàn và đầy đủ
dinh dưỡng
Quản lý trường học
dân chủ

Trong đó, 5 tiêu chí quan trọng nhất của trường học hạnh phúc là:
Bảng 2: Các tiêu chí quan trọng nhất của mơ hình “Trường học hạnh phúc”.

Tình bạn và Nơi học tập Sự tự do, tính Làm
việc
các mối quan ấm áp và thân sáng tạo và nhóm và tinh
hệ trong trường thiện
tham gia của thần hợp tác.
người học


Thái độ và
phẩm
chất
tích cực của
giáo viên.

“Lớp học hạnh phúc” chính là tế bào sống của “Trường học hạnh phúc”. Tơi đã
áp dụng các tiêu chí trên trong việc xây dựng lớp học hạnh phúc của mình, đặc biệt
chú trọng 5 tiêu chí quan trọng nhất.
III.
1.
2.

IV.

Thời gian, đối tượng, phạm vi
Thời gian:
Từ 5/9/2019 đến 30/01/2020
Đối tượng và phạm vi
- Giáo viên
- 45 học sinh lớp 3A4
- Hoạt động dạy học
- Môi trường học tập.
Đánh giá về đối tượng trước khi xây dựng lớp học hạnh phúc
Bảng 2: Bảng khảo sát các tiêu chí “Lớp học hạnh phúc” trước khi
thực hiện giải pháp.
Các tiêu chí

Đánh giá
5 |15


Nhận xét


Tình bạn và các mối quan
hệ trong trường

0 1

2

3

4

Mơi trường học tập ấm áp 0 1
và thân thiện

2

3

4

Sự tự do, tính sáng tạo và
tham gia của người học
Làm việc nhóm và tinh
thần hợp tác.

2


3

4

0 1

5 Chơi theo nhóm. Chưa có nhiều
hoạt động và thời gian để tăng
chất lượng mối quan hệ
5 Phịng học mới, chưa có trang
trí.

5 Học sinh cịn rụt rè, nhút nhát
trong bày tỏ ý kiến
0 1 2 3 4 5 Kỹ năng làm việc nhóm chưa
tốt, cịn lúng túng chưa biết
cách thảo luận
Thái độ và phẩm chất tích 0 1 2 3 4 5 Có sự tơn trọng sự khác biệt
cực của giáo viên.
của học sinh nhưng còn căng
thẳng trong giờ học
Phương pháp học tập vui 0 1 2 3 4 5 Chủ yếu các hoạt động giáo dục
vẻ và mang tính tham gia
là giáo viên cung cấp kiến thức
Tôn trọng sự đa dạng và
0 1 2 3 4 5 Học sinh còn phân biệt đối xử
khác biệt
với những học sinh học yếu
hoặc có ngoại hình khác biệt

Các tiêu chí được chấm điểm theo thang điểm từ 0 đến 5. 0 điểm tức là
không đạt được tiêu chí. 3 điểm tức là đạt được ở mức độ trung bình, 5 điểm tức
là đạt được ở mức độ rất tốt
Trước khi xây dựng mơ hình lớp học hạnh phúc từ tháng 9, tôi đã được làm
quen với các em qua các hoạt động trải nghiệm trong tháng 8 và có những đánh giá
ban đầu như sau.
Về học sinh
Kỹ năng làm bài cá nhân của hầu hết các học sinh tốt. Tuy nhiên, khi được nghe
hiệu lệnh làm việc theo nhóm, học sinh cịn lúng túng trong cách làm việc.. Hầu hết
các học sinh gặp khó khăn khi đưa ra ý kiến cá nhân.
Trong mối quan hệ bạn bè, các em chơi với nhau theo nhóm dựa theo kết quả
học tập và sở thích. Một nhóm chơi của các em từ 3 đến 6 bạn. Một số bạn trong
lớp bị cô lập do khả năng học tập và giao tiếp chưa tốt.
Trong lớp vẫn cịn có sự phân biệt đối xử giữa các học sinh do trình độ học tập
và trang phục khác nhau.
Về giáo viên

6 |15


Hiểu được ý nghĩa của lớp học hạnh phúc, bản thân giáo viên mong muốn có thể
xây dựng một lớp học đem lại sự hạnh phúc cho tất cả mọi thành viên trong lớp.
Giáo viên tôn trọng sự khác biệt của tất cả mọi học sinh trong lớp, tìm ra những
điểm mạnh để khuyến khích, động viên sự tự tin của học sinh. Trong hoạt động dạy
học, giáo viên luôn tìm cách tổ chức lớp học sao cho nhiều học sinh được tham gia
nhất và dễ hiểu bài nhất.
Tuy nhiên, bản thân giáo viên gặp một số khó khăn trong kiểm soát căng thẳng
khi học sinh chưa thể hiện được khả năng học tập như kì vọng. Khi học sinh có một
số hành vi xấu, giáo viên gặp lúng túng trong xử lý vì chưa biết cách áp dụng kỷ
luật tích cực sao cho phù hợp.

Mơi trường lớp học: Trường Tiểu học Vân Canh có khơng gian học tập thống
đãng và xanh mát. Lớp 3A4 nằm trên tầng 2 của dãy nhà mới xây. Khơng gian học
tập cịn chật hẹp so với số lượng học sinh. Lớp học sạch sẽ, chưa được trang trí.

7 |15


PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.

Các biện pháp chính

Bảng 3: Các tiêu chí và biện pháp.
Các tiêu chí
Tình bạn và các mối quan hệ trong
trường
Nơi học tập ấm áp và thân thiện
Sự tự do, tính sáng tạo và tham gia
của người học
Phương pháp học tập vui vẻ và
mang tính tham gia
Làm việc nhóm và tinh thần hợp
tác.
Thái độ và phẩm chất tích cực của
giáo viên.
Tơn trọng sự đa dạng và khác biệt

Các biện pháp
nhằm đạt được tiêu chí
Đưa nhiều trị chơi học tập

Tăng cường hoạt động nhóm
Thiết lập ban tự quản của lớp
Tự tạo mơi trường hạnh phúc
Kích thích tính tò mò của học sinh
Đưa nhiều trò chơi/ vận động vào bài học
Thấu hiểu khả năng của trẻ
Thiết lập ban tự quản của lớp
Tăng cường hoạt động nhóm
Giải quyết căng thẳng cá nhân
Thấu hiểu khả năng của trẻ
Tìm hiểu học sinh, kết nối cảm xúc

1. Bản thân giáo viên hạnh phúc

Trong một trường học hạnh phúc, học sinh là trung tâm nhưng chỉ học sinh hạnh
phúc là chưa đủ. Người giáo viên chính là người điều phối các hoạt động giáo dục,
giáo viên chủ nhiệm trong trường Tiểu học lại càng có vai trị quan trọng. Khơng
khí lớp học căng thẳng hay tươi vui tích cực chủ yếu là do người giáo viên. Bởi vậy
người giáo viên cần hạnh phúc thì lớp học sẽ hạnh phúc.
Biện pháp 1: Giải quyết căng thẳng cá nhân.
Tôi và những người giáo viên hiện nay bị áp lực từ nhiều phía như áp lực hồn
thành chương trình mỗi tiết học, thành tích từ nhà trường, phụ huynh. Bởi vậy kể cả
khi chưa vào tiết học, mỗi người đều đã căng thẳng, bởi vậy khi học sinh khơng
được như kỳ vọng của mình sẽ khiến giáo viên không kiềm chế được cảm xúc, dẫn
đến không khí lớp học căng thẳng.
Đầu tiên, tơi đã phân tích lại và nhận thấy rằng căng thẳng cũng không thể giải
quyết được các áp lực chương trình học và thành tích, ngược lại, càng làm tiết học
bị chậm hơn và có thể làm thành tích của lớp giảm đi. Bởi vậy, bước vào lớp học,
tơi đã thư giãn, bình tĩnh hơn, nhờ vậy giờ học cũng nhẹ nhàng, vui tươi hơn.
8 |15



Biện pháp 2: Thấu hiểu khả năng của trẻ
Kì vọng của giáo viên lên học trò ở mỗi bài học là hiểu bài, làm được bài. Giáo
viên thường rất khó chịu và khơng giữ được bình tĩnh khi học sinh không làm được
bài, ấp úng khi trả lời bài học, và quy hồn tồn lỗi là do học sinh khơng chú ý
trong lớp học.
Tuy nhiên, mức độ tiếp thu của mỗi học sinh là khác nhau. Có những bạn tiếp
thu tốt sẽ hiểu bài ngay, nhưng cũng có những bạn cần nhiều thời gian luyện tập
mới có thể hiểu bài. Bởi vậy, thay vì tức giận khi học sinh khơng hiểu bài. Tôi chấp
nhận lỗi sai của các con, kiên nhẫn giúp con chỉnh sửa. Nếu thời gian tiết học
không cho phép, tôi sẽ hướng dẫn thêm vào giờ ra chơi. Tơi cảm nhận hạnh phúc
bình dị bằng cách tận hưởng niềm vui khi các con đã hiểu bài. Thấy tôi vui, các con
cũng sẽ cố gắng hơn trong học tập.
2. Tìm hiểu học sinh, kết nối cảm xúc

Mỗi học sinh có một điểm mạnh, điểm yếu riêng. Khi được thấu hiểu cảm xúc
cá nhân, học sinh sẽ tin tưởng giáo viên hơn.
Trong lớp, tôi cũng thường xuyên khen ngợi các điểm mạnh của học sinh và nói
về các đặc điểm riêng của từng học sinh. Bản thân tôi luôn tôn trọng sự khác biệt
của từng học sinh và giúp học sinh cũng hiểu được điều đó. Kể cả khi học sinh có
những cảm xúc tiêu cực dẫn đến hành vi tiêu cực, tơi cũng bình tĩnh chấp nhận
những cảm xúc từ học trị và cùng học trị tìm cách giải quyết.
VD: Tình huống: Học sinh A lên bảng làm sai bài, bài tập này mới học trong
ngày.
Giải quyết: Sau khi học sinh nhận xét bài của bạn và giáo viên chốt kết quả
đúng, giáo viên cần nói thêm. Bài hôm nay các con mới học buổi sáng nên bạn A
chưa ra được kết quả đúng. Nhưng bạn A có điểm tốt là chỉ cần được rèn luyện
nhiều thì A sẽ làm rất nhanh và chính xác. Bạn A chú ý lỗi sai của mình và luyện
tập nhiều hơn nhé.

3. Phương pháp giáo dục làm học sinh hạnh phúc trong học tập

Bước sang thế kỷ 21, giáo dục chuyển từ mơ hình người dạy là trung tâm sang
người học là trung tâm. Bởi vậy các phương pháp giáo dục cần kích thích trí tìm
tịi, năng lực sáng tạo, tư duy phản biện của học trị.
Biện pháp 1: Kích thích tính tị mị, tìm tịi của học sinh.
9 |15


Thay vì đưa kiến thức ra như một món ăn bày sẵn và bắt học sinh phải ăn hết,
phương pháp giáo dục mới kích thích học sinh thấy đói và muốn ăn. Bởi vậy thời
gian giới thiệu bài học là lúc đưa ra câu hỏi chính của bài học để kích thích học
sinh muốn tìm hiểu. Nếu học sinh có trả lời sai, giáo viên cũng chưa giải đáp vội
mà để học sinh tự tìm ra đáp án. Mặt khác, giáo viên cũng có thể áp dụng phương
pháp bàn tay nặn bột để kích thích khả năng học hỏi của học sinh.
VD1: Trong bài hình chữ nhật mơn Tốn, mở đầu tiết học, sau khi giúp học sinh
ôn tập bài cũ bằng cách cho học sinh nhận dạng hình chữ nhật trong số các hình
khác nhau, giáo viên hỏi: “Theo các con, hình chữ nhật có đặc điểm gì?”, sau đó
cho học sinh thảo luận nhóm để tìm ra câu trả lời.
VD2: Trong bài rễ cây môn TNXH, giáo viên có thể hỏi học sinh: “Các con
muốn tìm hiểu gì về rễ cây?”. Kể cả với những câu trả lời ngơ nghê, giáo viên cũng
đều khen ngợi, khuyến khích về ham muốn học hỏi của học sinh.
Biện pháp 2: Đưa nhiều trò chơi/ vận động trong bài học.
Các trò chơi trong lớp ln tạo khơng khí vui vẻ, tăng sự kết nối giữa học sinh
và giáo viên trong lớp, tạo sự cạnh tranh tích cực trong giờ học.
Bảng 4: Một số trò chơi đã được áp dụng hiệu quả trong tiết học
1.

2.


3.
4.

5.

Trị chơi
Chơi cờ ca rơ

Sơ lược cách chơi
Lớp chia làm 2 đội. Mỗi đội cử 1 người chơi chính. Lần
lượt các người chơi chính chọn vị trí để đánh X hoặc O.
Giáo viên sẽ nêu câu hỏi, nếu người trong đội trả lời
đúng, cả đội sẽ được đánh dấu X hoặc O ở vị trí đã
chọn. Nếu trả lời sai mà đội cịn lại trả lời đúng, vị trí đó
sẽ dành cho dấu của đội kia.
Ơ cửa bí mật
Mỗi ô cửa chứa 1 câu hỏi trắc nhiệm. Bạn nào trả lời
đúng sẽ được tặng điểm tốt và ô cửa đó sẽ mở ra. Khi
tất cả các ơ cửa mở ra sẽ hiện ra hình ảnh quan trọng
của bài học
Ai là người may Máy tính sẽ chọn ngẫu nhiên người trả lời câu hỏi của
mắn
giáo viên.
Trò chơi treo cổ
Các học sinh lần lượt đoán chữ cái bị giấu, nếu đoán sai,
giáo viên sẽ 1 nét trong hình người treo cổ. Cứ như vậy,
nếu quá nhiều chữ cái học sinh đoán sai, giáo viên sẽ
hồn thành hình người treo cổ. Nếu học sinh đốn được
ơ chữ bị giấu, học sinh đó chiến thắng và nhận quà.
Rung

chuông Cả lớp cùng trả lời bằng bảng các câu hỏi trắc nhiệm mà
10 |15


6.
7.
8.

vàng
Đưa khỉ qua sông

giáo viên đưa ra.
Mỗi câu trả lời đúng bạn khỉ sẽ được sang một bước,
nếu trả lời sai, bạn khỉ sẽ rơi xuống sông.
Vận động tại chỗ Giáo viên có thể mở một bài hát có hình ảnh vận động
đầu giờ học, học sinh vận động theo.
Diễn kịch và kể
Thay vì kể chuyện theo tranh, học sinh có thể diễn kịch
chuyện
và kể lại chuyện
Biện pháp 3: Tăng cường hoạt động nhóm

Hoạt động nhóm giúp học sinh tiếp thu kiến thức chủ động hơn. Những bạn học
yếu trong nhóm sẽ được học hỏi từ những bạn học tốt hơn, ngược lại, những bạn
học tốt có cơ hội giúp đỡ những bạn học yếu. Hoạt động nhóm giúp trẻ tăng cường
sự đồn kết. Các hoạt động nhóm đã được áp dụng bao gồm:
3.
4.

4.


Hoạt động nhóm đơi, ba, bốn trong các tiết học trên lớp.
Hoạt động nhóm trong việc hồn thành 1 nhiệm vụ sau giờ học.
VD: Sau khi hoàn thành tiết kể chuyện, giáo viên có thể giao nhiệm vụ đóng
kịch theo nhóm cho học sinh.
Thúc đẩy hành vi tốt và hạn chế hành vi xấu

Giáo viên luôn khen ngợi dù là những tiến bộ nhỏ nhất của học sinh và áp dụng
kỷ luật tích cực cho những hành vi xấu. Giáo viên cần tìm cách nói để trẻ hiểu và
nghe theo. Tôi đã tham khảo các biện pháp kỷ luật tích cực và sách “Nói sao cho trẻ
chịu học” và rút ra một số kinh nghiệm áp dụng như sau:
5.
6.

7.

Đầu tiên, giáo viên cần thấu hiểu lý do vì sao trẻ có hành vi xấu như vậy, để
trẻ được nói ra lý do và tự nhận định lại hành vi của mình.
Các biện pháp kỷ luật tích cực có thể áp dụng:
• Khơng được nghỉ giải lao/ ra chơi.
• Ở lại trường sau giờ học để giải thích về những sai phạm, nguyên
nhân và biện pháp sửa chữa.
• Dọn dẹp tình trạng bừa bãi, lộn xộn mà em đã gây ra (khắc phục hậu
quả).
• Xin lỗi những người mình đã xúc phạm.
• Nhắc lại nội quy và cam kết thực hiện nội quy.
• Thơng báo cho phụ huynh.
• Đến phịng hiệu trưởng nếu có những vi phạm nghiêm trọng (thường
xuyên mất trật tự, đánh nhau v.v..)
Để trẻ chịu học, cách nói của giáo viên có thể theo cách sau: Cơng nhận cảm

xúc của trẻ  phân tích mâu thuẫn trong hành vi của trẻ  Cùng trẻ nghĩ ra
11 |15


hướng giải quyết để vừa giải tỏa được cảm xúc, vừa có thể học tốt. Dưới đây
là 2 VD.

5. Tăng cường sự chủ động của học sinh

Biện pháp 1: Thiết lập nội quy lớp
Ngay từ đầu năm học, tôi và các con đã cùng nhau thiết lập nội quy của lớp.
Không chỉ dừng lại ở các nội quy, tôi cùng các con phân tích vì sao mình cần làm
như vậy.
Biện pháp 2: Thiết lập ban tự quản
12 |15


Ban tự quản sẽ giúp học sinh tăng cường sự tự tin, sự chủ động, dân chủ. Ban tự
quản lớp tôi gồm 2 lớp trưởng, 4 tổ trưởng, 1 lớp phó lao động và 1 lớp phó học
tập.
Bảng 5: Nhiệm vụ của ban tự quản của lớp
Thời gian
Giờ truy bài

Nhiệm vụ của ban tự quản.
Tổ chức ôn tập kiến thức cũ
cho các bạn
Tổ chức một tiết mục văn
nghệ
Tổng kết thi đua của các tổ


Trách nhiệm chính
Lớp trưởng và các tổ
trưởng
Giờ sinh hoạt lớp
Dẫn chương trình, lớp
trưởng, tổ trưởng, các
lớp phó học tập và lao
động
Trước, sau giờ vào lớp Lớp phó lao động theo dõi
Lớp phó lao động, lớp
tình hình vệ sinh và nhắc nhở phó học tập.
các bạn
Lớp phó học tập giúp các bạn
học yếu hồn thành bài.
6. Tạo mơi trường học hạnh phúc.
Thay vì trang trí lớp học cho các con, tôi hướng dẫn các con tự tạo cho mình
một mơi trường học tập hạnh phúc. Vào những ngày trung thu, giáng sinh, tết
nguyên đán, học sinh có thể làm những đồ trang trí đơn giản cho lớp học của mình.
Ngồi ra, tơi đưa cây xanh trồng tại những cửa sổ để giúp không gian học tập của
con được xanh mát hơn.

13 |15


PHẦN C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I.

Kết luận


Bảng 6: So sánh mức độ đạt được các tiêu chí trước và sau khi thực hiện các
biện pháp.
Tình bạn và các mối quan hệ trong trường
Tình bạn và các mối quan hệ trong trường
Môi trường học tập ấm áp và thân thiện
Sự tự do, tính sáng tạo và tham gia của người
học
Làm việc nhóm và tinh thần hợp tác.
Thái độ và phẩm chất tích cực của giáo viên.
Phương pháp học tập vui vẻ và mang tính
tham gia
Tơn trọng sự đa dạng và khác biệt

Đánh giá trước
2
1
1

Đánh giá sau
4
4
4

2
2
1

4
4
4


1

4

Các tiêu chí được chấm điểm theo thang điểm từ 0 đến 5. 0 điểm tức là khơng đạt được tiêu
chí. 3 điểm tức là đạt được ở mức độ trung bình, 5 điểm tức là đạt được ở mức độ rất tốt

Rõ ràng, mô hình “Lớp học hạnh phúc” đã có một số hiệu quả nhất định đối với
tôi và học sinh của tôi.
Bản thân tôi đã hạnh phúc hơn và tận hưởng nhiều hơn trong những tiết học.
Bởi vậy, khơng khí lớp học thoải mái, nhiều tiếng cười, giảm áp lực cho học sinh.
Tôi cảm thấy yêu nghề và yêu học sinh của mình hơn.
Điều làm tơi vui nhất là học sinh đã cảm thấy rằng lớp học như ngôi nhà thứ hai
của mình, mỗi ngày tới lớp các con đều vui vẻ và hạnh phúc. Có những hơm có phụ
huynh cịn tâm sự con em ốm nhưng vẫn cố gắng đến trường vì khơng muốn bỏ qua
hoạt động học nào. Điều này làm tôi rất hạnh phúc. Mỗi tiết học, các con đều tự tin,
chủ động, hào hứng tham gia hoạt động học tập. Mỗi khi hiểu bài, các con ln
được khích lệ thay vì lo lắng khi khơng hiểu bài. Từ các trị chơi, hoạt động nhóm
được làm trên lớp và ngồi giờ, học sinh có tình cảm thân thiết với nhau hơn. Có
những lúc mâu thuẫn trong tình bạn, học sinh cũng gặp tôi tâm sự. Tôi lắng nghe và
giúp các bạn giải quyết các vấn đề trên tinh thần tôn trọng mọi cảm xúc của học
sinh.

14 |15


II.

Khuyến nghị

Đối với bộ GD&ĐT

1.
2.

Bộ GD&ĐT cần có những tập huấn phổ biến kiến thức cho nhà trường, giáo
viên về “Trường học hạnh phúc” và cung cấp các tài liệu hướng dẫn cụ thể.
Thông tin về trường học hạnh phúc cần được phổ biển rộng rãi hơn tới toàn
thể mọi người dân, các gia đình để hạn chế mâu thuẫn giữa giáo dục trong
gia đình và giáo dục trong nhà trường.
Đối với nhà trường:

3.
4.
5.

Cần thống nhất những tiêu chí đánh giá giáo dục cũ với tiêu chí đánh giá lớp
học hạnh phúc
Kịp thời khuyến khích, động viên các giáo viên xây dựng “lớp học hạnh
phúc khi họ gặp khó khăn, mâu thuẫn trong phương pháp giáo dục
Chia sẻ thông tin với gia đình về các phương pháp giáo dục mới trong nhà
trường
Đối với giáo viên:

6.

III.

Chủ động tìm các phương pháp giúp bản thân và học sinh hạnh phúc phù hợp
với lớp học của mình.

Hạn chế và đề xuất

Thứ nhất, mơ hình “Lớp học hạnh phúc” là một mơ hình mới, mặc dù giáo dục
đang khuyến khích mơ hình này nhưng chưa có nhiều tài liệu hướng dẫn tới nhà
trường và giáo viên. Giáo viên rất vất vả trong việc tìm kiếm các biện pháp.
Đề xuất : Bộ GD&ĐT cần có những hướng dẫn xây dựng lớp học, trường học
hạnh phúc cụ thể tới nhà trường và giáo viên
Thứ hai, mô hình “Lớp học hạnh phúc” có một số mâu thuẫn với giáo dục cũ.
Chính bản thân tơi khi xây dựng cịn có những nghi ngờ về tác động của lớp học
hạnh phúc tới trẻ, liệu trẻ được vui vẻ, thoải mái như vậy có ảnh hưởng tới kết quả
học tập, hay như ơng bà ta đã nói “u cho roi cho vọt” mới tốt cho trẻ. Điều này
khơng ít lần làm tôi mâu thuẫn trong phương pháp giáo dục.
Đề xuất: Những nhà giáo dục, nhà trường theo đuổi “trường học hạnh phúc”
cần chú ý làm rõ về lợi ích của mơ hình mới, ln theo sát và giải đáp kịp cho
những người trực tiếp thực hiện chương trình để tránh tâm lý mâu thuẫn, hoang
mang.

15 |15


Thứ ba, trẻ khó khăn trong việc dừng lại một hoạt động vui để chuyển sang một
hoạt động khác. Khi trẻ được chơi một trò chơi rất vui, các con thường ồn ào nói tự
do, và tranh cãi nhiều. Việc chuyển sang hoạt động khác mang tính cá nhân hơn
như làm bài tập là rất khó khăn cho giáo viên. Việc này đôi khi làm tiết học kéo dài
hơn dự kiến.
Đề xuất: Giáo viên cần có những biện pháp tăng cường tính tự giác hơn cho học
sinh
Thứ tư, một số phụ huynh chưa hiểu được mơ hình “Lớp học hạnh phúc”, vẫn
mong đợi phương pháp kỷ luật giáo dục truyền thồng từ giáo viên.
Đề xuất: Giáo viên cần thống nhất với phụ huynh trong họp phụ huynh đầu năm

về phương pháp giáo dục học sinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hồ Chí Minh (1945). Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố ngày 02/09/1945.
[2] UNESCO (2015). “Happy School project”, Bangkok.
[3] />[4] Shawn Achor (2009). Harvard Business Review, truy cập ngày 20/02/2020.
[5] UNESCO (2016). “Happy School, a framework for learner well-being in the
Asia Pacific”. Bangkok

16 |15


PHỤ LỤC MINH CHỨNG
Phụ lục 1. Bảng khảo sát các tiêu chí “Lớp học hạnh phúc” trước khi thực
hiện giải pháp.
Lớp học: 3A4
Các tiêu chí
Đánh giá
Tình bạn và các mối quan 0 1 2 3 4
hệ trong trường
Môi trường học tập ấm áp 0 1
và thân thiện

2

3

4

Sự tự do, tính sáng tạo và

tham gia của người học
Làm việc nhóm và tinh
thần hợp tác.

2

3

4

0 1

Nhận xét
5 Chơi theo nhóm. Chưa có nhiều
hoạt động và thời gian để tăng
chất lượng mối quan hệ
5 Phịng học mới, chưa có trang
trí.

5 Học sinh cịn rụt rè, nhút nhát
trong bày tỏ ý kiến
0 1 2 3 4 5 Kỹ năng làm việc nhóm chưa
tốt, cịn lúng túng chưa biết
cách thảo luận
Thái độ và phẩm chất tích 0 1 2 3 4 5 Có sự tơn trọng sự khác biệt
cực của giáo viên.
của học sinh nhưng còn căng
thẳng trong giờ học
Phương pháp học tập vui 0 1 2 3 4 5 Chủ yếu các hoạt động giáo dục
vẻ và mang tính tham gia

là giáo viên cung cấp kiến thức
Tôn trọng sự đa dạng và
0 1 2 3 4 5 Học sinh còn phân biệt đối xử
khác biệt
với những học sinh học yếu
hoặc có ngoại hình khác biệt
Các tiêu chí được chấm điểm theo thang điểm từ 0 đến 5. 0 điểm tức là không đạt
được tiêu chí. 3 điểm tức là đạt được ở mức độ trung bình, 5 điểm tức là đạt được ở
mức độ rất tốt

17 |15


Phụ lục 2: Bảng khảo sát các tiêu chí “Lớp học hạnh phúc” sau khi thực hiện
giải pháp.
Các tiêu chí
Đánh giá
Tình bạn và các mối quan 0 1 2 3 4
hệ trong trường
Môi trường học tập ấm áp 0 1
và thân thiện

2

3

4

Sự tự do, tính sáng tạo và
tham gia của người học

Làm việc nhóm và tinh
thần hợp tác.

2

3

4

0 1

Nhận xét
5 Chơi theo nhóm. Chưa có nhiều
hoạt động và thời gian để tăng
chất lượng mối quan hệ
5 Phòng học mới, chưa có trang
trí.

5 Học sinh cịn rụt rè, nhút nhát
trong bày tỏ ý kiến
0 1 2 3 4 5 Kỹ năng làm việc nhóm chưa
tốt, cịn lúng túng chưa biết
cách thảo luận
Thái độ và phẩm chất tích 0 1 2 3 4 5 Có sự tơn trọng sự khác biệt
cực của giáo viên.
của học sinh nhưng còn căng
thẳng trong giờ học
Phương pháp học tập vui 0 1 2 3 4 5 Chủ yếu các hoạt động giáo dục
vẻ và mang tính tham gia
là giáo viên cung cấp kiến thức

Tôn trọng sự đa dạng và
0 1 2 3 4 5 Học sinh còn phân biệt đối xử
khác biệt
với những học sinh học yếu
hoặc có ngoại hình khác biệt
Các tiêu chí được chấm điểm theo thang điểm từ 0 đến 5. 0 điểm tức là khơng đạt
được tiêu chí. 3 điểm tức là đạt được ở mức độ trung bình, 5 điểm tức là đạt được ở
mức độ rất tốt

18 |15


Phụ lục 3: Các minh chứng cho các biện pháp thực hiện

Ảnh 1: Học sinh vận động đầu giờ.

Ảnh 2: Tiết mục văn nghệ giờ sinh hoạt

19 |15


Ảnh 3: Đèn lồng của học sinh trong ngày trung thu

20 |15


Ảnh 4 và 5: Quả cầu lời chúc của học sinh trong ngày tết nguyên đán




×