Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

SKKN GIÁO dục kỹ NĂNG SỐNG QUA các HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO học SINH lớp 1 nguyễn vân anh TH vân canh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.11 MB, 26 trang )

Giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1
UBND HUYỆN HOÀI ĐỨC
TRƯỜNG TIỂU HỌC VÂN CANH
============

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH LỚP 1
Lĩnh vực: Khác ( Kĩ năng sống)
Cấp học : Tiểu học
Tên Tác giả: Nguyễn Vân Anh
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Vân Canh
Chức vụ: Giáo viên

Năm học : 2019 - 2020

1 / 15


Giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1
MỤC LỤC
Trang

A. Đặt vấn đê
1. Lý do chọn đề tài.
2. Thực trạng và kết quả điều tra
3. Mục đích nghiên cứu.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
B. Giải quyết vấn đê
1. Các biện pháp để giáo dục kĩ năng sống qua hoạt
động trải nghiệm cho học sinh lớp 1.


1.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch cho các hoạt động
trải nghiệm.
1.2. Biện pháp 2: Xây dựng và triển khai các hoạt động
giúp học sinh làm quen trường, lớp trước khai giảng với
chủ đề: Hành trang vào lớp 1.
1.3. Biện pháp 3: Xây dựng và triển khai các hoạt động
theo tháng, theo chủ đề ở các tiết Hoạt động ngồi giờ
chính khóa, Hoạt động tập thể
1.4. Biện pháp 4: Xây dựng và triển khai các hoạt động
bổ sung cho hoạt động tháng ( trong giờ sinh hoạt, giờ ra
chơi, trơng giữ ngồi giờ…..)
C. Kết ḷn và kiến nghị
1. Kết luận
2. Khuyến nghị
* Một số hình ảnh vê các hoạt động bổ sung trong tháng

2 / 15

1
1
2
4
4
5
5
5
7
9
11
14

14
14
16


Giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1
A. ĐẶT VẤN ĐÊ
1. Lí do chọn đê tài:
1.1. Về mặt lí luận:
Nhiệm vụ then chốt của giáo dục là đào tạo thế hệ trẻ thành những chủ
nhân tương lai đủ tâm, đủ tài để xây dựng đất nước. Trong thời đại cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày nay, để theo kịp sự phát triển chung
của giáo dục thế giới, để đào tạo nguồn nhân lực phát triển toàn diện cả ĐứcTrí- Thể- Mĩ; Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có rất nhiều đổi mới về giáo dục học
sinh Phổ thơng nói chung, học sinh Tiểu học nói riêng. Trường học không chỉ
trang bị cho học sinh kiến thức, tri thức mà còn trang bị cho các em những kĩ
năng, bồi dưỡng năng lực cần thiết. Đến trường, các em được lĩnh hội những
kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, về cuộc sống xung quanh, được
tham gia các hoạt động tập thể, các hoạt động của cộng đồng, tham gia các trị
chơi... Thơng qua các hoạt động đó giúp các em rèn luyện, vận dụng các kiến
thức, kĩ năng đã học vào thực tế cuộc sống với phương châm: Học để biết, học
để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống.
Ở Việt Nam, ngay từ thời xa xưa, ông cha ta đã coi trọng trải nghiệm thực
tiễn trong giáo dục cũng như trong lao động sản xuất. Điều đó được thể hiện rất
rõ qua các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ:
“Trăm hay không bằng tay quen”
“ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
1.2. Về mặt thực tiễn:
Trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể dự kiến triển khai
thực hiện bắt đầu từ năm học 2020- 2021, hoạt động trải nghiệm là hoạt động
giáo dục trong nhóm các mơn học bắt buộc. Đây là hoạt động giáo dục và dạy

học được tổ chức trong môi trường học tập bằng chính sự trải nghiệm của mỗi
cá nhân.
Hoạt động trải nghiệm ở cấp Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành
những kĩ năng sống cơ bản, thói quen sinh hoạt tích cực trong cuộc sống hàng
ngày, nền nếp học tập ở nhà cũng như ở trường; biết tuân thủ các nội quy, quy
định; bắt đầu có định hướng tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành
những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa; có ý thức làm việc nhóm, ý thức
tham gia hoạt động lao động, hoạt động xã hội, hoạt động phục vụ cộng đồng;
bước đầu biết cách tổ chức một số hoạt động đơn giản; làm quen và hình thành
hứng thú với một số nghề gần gũi với cuộc sống của học sinh.
Trên thực tế, hoạt động trải nghiệm đã được tổ chức ở các tiết hoạt động
ngồi giờ chính khóa, hoạt động tập thể... trong chương trình giáo dục hiện
hành. Qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi thấy rèn kĩ năng sống cho học sinh
thông qua các hoạt động trải nghiệm thiết thực như múa hát, trò chơi, vẽ tranh,
lao động... mang lại hiệu quả cao nhất. Tham gia hoạt động trải nghiệm không
những giúp các em học sinh lĩnh hội các kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học
xã hội một cách chủ động, tích cực mà cịn giúp các em hình thành và phát triển
các kĩ năng sống một cách đa dạng.
Thông tư 30 về quy định đánh giá học sinh Tiểu học có hiệu lực từ ngày
15- 10- 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng thể hiện rõ mục tiêu giúp học
3 / 15


Giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1
sinh phát triển toàn diện về mặt đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ, các kĩ năng
sống cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động, sáng tạo để phù hợp
với thời đại mới thông qua:
+ Nguyên tắc đánh giá: Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; đánh giá tồn
diện học sinh thông qua đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng và một số
biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh...

+ Nội dung đánh giá: Đánh giá quá trình học tập; Đánh giá sự hình thành và
phát triển một số năng lực của học sinh ( Tự phục vụ, tự quản; Giao tiếp, hợp
tác; Tự học và giải quyết vấn đề); Đánh giá sự hình thành và phát triển một số
phẩm chất của học sinh( Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo
dục; Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm; Trung thực, kỉ luật, đồn kết; u gia
đình, bạn và những người khác, yêu trường, lớp, quê hương, đất nước).
Như vậy, đánh giá học sinh không chỉ dựa vào kết quả học tập, những tri
thức mà học sinh lĩnh hội được mà cịn dựa và việc hình thành và phát triển nhân
cách và các kĩ năng sống.
Là một giáo viên- người trực tiếp giảng dạy góp phần hình thành nhân cách
và sự phát triển tồn diện cho học sinh, tơi nhận thức rõ vai trị và trách nhiệm
của mình. Chính vì thế, ngồi việc giảng dạy tốt các tiết học chính khóa, truyền
tải cho các em kiến thức, ngay từ năm học 2019- 2020 này tôi cũng tập trung tổ
chức các hoạt động trải nghiệm thực tế, sáng tạo qua các tiết hoạt động tập thể,
tiết sinh hoạt hoặc các hoạt động ngoại khóa giúp các em hình thành và phát
triển các kĩ năng sống. Đồng thời cũng giúp chính bản thân mình có những kinh
nghiệm thực tế để sẵn sàng thực hiện tốt nội dung chương trình sách giáo khoa
mới triển khai vào năm học 2020- 2021.
Chính vì những lí do trên, tôi chọn đề tài: " Giáo dục kĩ năng sống qua
các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1".
2. Thực trạng và kết quả điêu tra.
2.1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường đã đầu từ về cơ sở vật
chất, đồ dùng, trang thiết bị dạy học đầy đủ cho lớp học. Ngoài ra, nhà trường
cũng tạo điều kiện cho học sinh được trải nghiệm khám phá các kiến thức, kĩ
năng qua việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể vui vẻ, an tồn và bổ ích.
- Bản thân là một giáo viên trẻ, nhiệt huyết với nghề, gần gũi thân thiện với
học sinh và năng động trong các hoạt động tập thể. Ln tìm tịi, học hỏi những
điều mới mẻ để học sinh hứng thú khi tiếp thu kiến thức.
- Các đồng nghiệp trong trường, trong khối luôn chia sẻ kinh nghiệm cho

giáo viên trẻ qua các buổi sinh hoạt chuyên môn để nâng cao thêm chuyên môn,
nghiệp vụ của mỗi giáo viên.
- Đa số các bậc phụ huynh trong lớp đều có sự hiểu biết, ln quan tâm đến
việc học hành của con và phối hợp chặt chẽ với giáo viên để giáo dục trẻ. Phụ
huynh luôn tạo điều kiện và ủng hộ các hoạt động giúp ích cho sự phát triển tồn
diện của trẻ.
2.2. Khó khăn
Theo chương trình giáo dục phổ thông mới, đây sẽ là hoạt động giáo dục
bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12. Vì thế việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm có
4 / 15


Giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1
nhiều chuyển biến tích cực, nhận được sự quan tâm, sự chỉ đạo sát sao của các
cấp quản lý giáo dục. Các giáo viên trực tiếp đứng lớp coi trọng, có nhiều biện
pháp để nâng cao chất lượng hoạt động. Việc đầu tư cơ sở vật chất cho các hoạt
động cũng được chú trọng.
Tuy nhiên thực tế vẫn chưa đáp ứng hết được nhu cầu của học sinh cũng
như yêu cầu giáo dục của các hoạt động. Việc triển khai các hoạt động trải
nghiệm còn gặp khơng ít khó khăn như:
- Một số phụ huynh còn chưa hiểu hết tầm quan trọng của các hoạt động trải
nghiệm trong giáo dục, đặc biệt là giáo dục kĩ năng sống nên chưa tích cực phối
hợp với giáo viên trong các hoạt động, chỉ tập trung cho con học các mơn văn
hóa mà khơng quan tâm đến việc cho con tham gia các hoạt động tập thể, hoạt
động cộng đồng.
- Một số học sinh còn nhút nhát, chưa quen với mơi trường học mới.
- Học sinh cịn chậm chạp, chưa có hiểu biết về kĩ năng sống trong các hoạt
động trải nghiệm.
- Ý thức giữ gìn và bảo quản đồ dùng học tập chưa cao. Một số học sinh
chưa có nề nếp lao động tự phục vụ.

- Học sinh chưa có ý thức giữ gìn và bảo vệ mơi trường và vứt rác đúng nơi
quy định.
Chính vì vậy hiệu quả của các hoạt động trải nghiệm, giáo dục kĩ năng sống
còn chưa cao, chưa phát huy được hết ý nghĩa thực của nó đối với việc nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
2.3. Kết quả điều tra trước khi thực hiện.

Lớp

2018-2019

1A


số
39

Hứng thú
tham gia
hoạt động
SL
%
25

64,1

Hợp tác và
chia sẻ

Mạnh dạn,

tự tin

Ý thức
lao động

SL

%

SL

%

SL

20

51,3

23

59

18

%
46,
2

3. Mục đích nghiên cứu:

- Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo góp phần vào việc giáo dục
toàn diện cho học sinh:
+ Giúp các em hình thành và phát triển các kĩ năng sống.
+ Giúp các em tự tin, mạnh dạn bộc lộ và thể hiện khả năng của mình để
khẳng định bản thân.
+ Hình thành cho các em những thói quen, hành vi và đức tính tốt: Tình
u q hương, đất nước; tình cảm gia đình, tinh thần đồn kết; sự cảm thơng,
chia sẻ; tình cảm nhân ái ...
- Tạo cho các em niềm vui, hứng thú, thoải mái khi đến trường và tham gia
các hoạt động giáo dục, học tập; hứng thú và có ý thức lao động.

5 / 15


Giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian: Năm học 2019- 2020: từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 3 năm
2020.
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐÊ
1. Các biện pháp để giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động trải nghiệm
cho học sinh lớp 1.
Để nâng cao chất lượng các hoạt động trải nghiệm giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh lớp mình, tơi đã thực hiện một số biện pháp cụ thể như sau:
1.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch cho các hoạt động trải nghiệm và triển
khai một cách nghiêm túc, rút kinh nghiệm để kế hoạch hoàn thiện hơn.
1.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch các hoạt động giúp học sinh làm quen
với môi trường học tập ở Tiểu học với chủ đề " Hành trang vào lớp 1" ( Tháng 8
- Các buổi tập trung chuẩn bị cho khai giảng năm học 2019- 2020 và các buổi
học kĩ năng sống).

1.3. Biện pháp 3: Xây dựng và triển khai các hoạt động theo tháng, theo chủ
đề của tiết Hoạt động ngoài giờ chính khóa, Hoạt động tập thể.
1.4. Biện pháp 4: Xây dựng kế hoạch các hoạt động bổ sung cho hoạt động
tháng ( các tiết sinh hoạt, giờ ra chơi, các tiết trơng giữ ngồi giờ…)
1.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch cho các hoạt động trải nghiệm và triển
khai một cách nghiêm túc, rút kinh nghiệm để kế hoạch hồn thiện hơn.
Ngay từ đầu năm học, tơi đã nghiên cứu chương trình thời khóa biểu, tài
liệu hướng dẫn tổ chức các hoạt động trải nghiệm để xây dựng chương trình cụ
thể cho từng tháng với các hoạt động theo chủ điểm và hoạt động bổ sung. Nội
dung của các tiết Hoạt động tập thể và Hoạt động ngoài giờ chính khóa tơi vẫn
thực hiện theo nội dung và phương pháp của chương trình hiện hành. Một số
hoạt động bổ sung thực hiện vào giờ sinh hoạt, ra chơi, trông giữ ngồi giờ tơi
thực hiện theo hình thức và phương pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm theo
chương trình giáo dục phổ thông mới.
Thời gian

Tháng 8

Hoạt động theo tháng, theo chủ đề
Hoạt động bổ sung
* Chủ đề: Hành trang cho bé vào lớp 1
- HĐ 1: Làm quen với bạn bè, thầy cô
và mái trường .
- HĐ 2: Khám phá trường Tiểu học của - Tham quan khuôn viên
em
của trường.
- HĐ 3: Đồ dùng học tập của em.
- HĐ 4: Mơn học em u thích.
- Khoa học vui
- Làm đồ dùng, đồ chơi

bằng giấy.
- Khéo tay hay làm.
- Công việc trong gia
đình.
6 / 15


Giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1

Tháng 9

Tháng 10

Tháng 11

Tháng 12

Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

* Chủ đề: Mái trường thân yêu của em
- HĐ 1: Làm quen bạn bè, thầy, cô
giáo.
- HĐ 2: Tìm hiểu về nhà trường và nội - Trang trí lớp học.
quy trường học.
- Mũ bảo hiểm- người
bạn đường của em.

- HĐ 3: Vui Trung thu.
- Tập làm đèn lồng bằng
giấy và bày mâm ngũ
quả.
* Chủ đề: Vòng tay bè bạn
- HĐ 1: Kể về người bạn mới của em.
-Làm thiệp chúc mừng
- HĐ 2: Trò chơi " Kết bạn".
ngày Phụ nữ Việt Nam
- HĐ 3: Trò chơi " Sóng biển".
20-10.
* Chủ đề: Biết ơn thầy giáo, cơ giáo
- HĐ 1: Thầy giáo, cô giáo của em.
- Thi văn nghệ chào
- HĐ 2: Chúng em hát về thầy, cô giáo. mừng ngày Nhà giáo
- HĐ 3: Hội vui học tập.
Việt Nam.
- HĐ 4: Trò chơi " Bỏ rác vào thùng".
- Vẽ tranh chủ đề “ thầy
cô- mái trường mến yêu”
* Chủ đề: Uống nước nhớ nguồn
- HĐ 1: Nghe kể chuyện về các anh - Xem phim tài liệu, lịch
hùng liệt sĩ trẻ tuổi.
sử, nghe kể về một số
- HĐ 2: Hát về anh bộ đội.
anh hùng liệt sĩ của Việt
- HĐ 3: Tham quan di tích, đền thờ, Nam.
tượng đài kỉ niệm anh hùng dân tộc.
- Tham quan nông trại
giáo dục Erahouse.

* Chủ đề: Ngày Tết quê em
- HĐ 1: Trò chơi " Mười hai con giáp". - Dọn vệ sinh, trang trí
- HĐ 2: Tiểu phẩm " Cây lộc".
lớp học đón Tết Nguyên
đán.
- HĐ3: Nói lời chúc mừng năm mới.
-Trị chơi “Lì xì may
mắn”.
* Chủ đề: Em yêu Tổ quốc Việt Nam
- HĐ 1: Nghe kể chuyện truyền thống - Tập nhảy dân vũ “ Như
quê hương.
hoa mùa xuân” dự thi
- HĐ 2: Hát về mùa xuân.
ngày “Hội sách xuân
- HĐ 3: Tham quan danh lam thắng 2020”
cảnh địa phương.
-Ủng hộ quỹ “Vì bạn
- HĐ 4: Chơi trò chơi dân gian.
nghèo”.
* Chủ đề: Yêu quý mẹ và cơ giáo
- HĐ 1: Trị chơi " Bàn tay kì diệu".
- Làm thiệp tặng bà, tặng
- HĐ 2: Quà 8 - 3 tặng mẹ.
mẹ nhân ngày Quốc tế
- HĐ 3: Tiểu phẩm '' Ai yêu mẹ nhất".
Phụ nữ.
7 / 15


Giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1

- HĐ 4: Trò chơi " Ai tặng quà cho ai".

- Múa, hát các bài hát về
bà, mẹ và cô giáo.
1.2. Biện pháp 2: Xây dựng và triển khai các hoạt động giúp học sinh làm
quen trường, lớp trước khai giảng với chủ đề " Hành trang vào lớp”
( Tháng 8 - Các buổi tập trung chuẩn bị cho khai giảng năm học 2019- 2020
và các buổi học kĩ năng sống).
Học sinh lớp 1 là lớp đầu cấp, lần đầu tiên các em cắp sách đến trường Tiểu
học với bao bỡ ngỡ, lạ lẫm xen lẫn cả lo âu. Hơn nữa hoạt động chủ đạo của các
em khi học Mầm non là vui chơi, còn hoạt động chủ đạo ở trường Tiểu học khi
các em vào lớp 1 là học tập nên một số em thấy khó thích nghi, thấy sợ. Nếu
cảm giác bỡ ngỡ, lo lắng ấy không được giải tỏa sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết
quả học tập và rèn luyện của các em. Chính vì vậy, ngay từ khi phụ huynh đăng
kí nhập học, Ban giám hiệu nhà trường cũng đã khuyến khích phụ huynh đưa
các em đến để làm quen trường lớp. Nhà trường cũng đã tổ chức một số buổi tập
trung để các thầy cô giáo và các em làm quen với nhau, các em làm quen với lớp
học, xếp chỗ ngồi, làm quen với bạn bè và được nghe giới thiệu về các môn
học...
Bản thân tôi khi nhận lớp cũng đã tổ chức một số hoạt động giúp các em
sớm thích nghi với mơi trường mới và cảm thấy thân thiết, yêu quý trường, lớp;
hứng thú với hoạt động học tập. Cụ thể như sau:
- Bất cứ một phương pháp, hoạt động giáo dục nào nếu được sự quan tâm
cùng tham gia của phụ huynh sẽ thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn. Vì thế tơi đã
trao đổi với phụ huynh về việc cần thiết phải chuẩn bị tâm lí sẵn sàng cho con
vào lớp 1 qua một số việc làm cụ thể như:
+ Thường xuyên trò chuyện với con về trường Tiểu học, các hoạt động con
sẽ được tham gia ở trường - ngoài học tập cịn có hoạt động vui chơi, múa hát,
sinh hoạt sao...
+ Giới thiệu cho con biết một số hoạt động nổi bật cũng như thành tích mà

trường đạt được...
+ Mua sách vở sớm, cho con làm quen với sách vở, các môn học...
- Tổ chức các hoạt động cho học sinh làm quen với bạn bè, thầy cô giáo:
+ Làm quen cô giáo chủ nhiệm: Ngay từ lần gặp các em đầu tiên, tôi đã chủ
động giới thiệu về bản thân để các em biết, tạo sự gần gũi, thân mật với các em.
Đồng thời tơi cũng quan sát, tìm hiểu để nắm bắt tính cách, thói quen, sở thích
của từng em tạo thuận lợi cho việc giáo dục và dạy học.
+ Làm quen với bạn bè: tổ chức cho các em chơi trò chơi "Bé tự giới
thiệu": Các em sẽ tự giới thiệu về bản thân mình, đồng thời nêu câu hỏi về
những thơng tin mình muốn biết về bạn. Bạn nào giới thiệu đúng, đầy đủ nhận
một tràng pháo tay của cả lớp. Bạn nào không giới thiệu được hoặc ngập ngừng,
thiếu tự tin sẽ được sự hướng dẫn của cơ giáo để hồn thành phần giới thiệu của
mình. Qua hoạt động này, các em hiểu thêm về bạn bè trong lớp mình, đồng thời
cũng là dịp giúp các em rèn kĩ năng giao tiếp, giới thiệu bản thân, giúp các em
mạnh dạn, tự tin hơn.
+ Làm quen với các môn học: giới thiệu với các em về những môn các em
được học khi vào lớp 1, sách giáo khoa, sách bài tập của từng môn, những điều
8 / 15


Giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1
thú vị các em sẽ được tìm hiểu qua các mơn học. Ví dụ: Mơn Tiếng Việt giúp
các con biết đọc, biết viết, các con sẽ viết được tên mình, tên của bạn bè, người
thân, các con cũng sẽ tự mình đọc được sách, truyện. Mơn Tốn giúp các con
biết cộng, trừ, biết làm bài tốn. Mơn Tự nhiên và xã hội các con sẽ được tìm
hiểu về cây cối, động vật; tại sao cây lại có hoa; tại sao quả trứng lại nở ra con
gà... Môn Âm nhạc giúp các con biết hát và biểu diễn thật nhiều bài hát hay...
- Tổ chức các hoạt động mang tên " Khám phá trường Tiểu học của em".
Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh hiểu biết về trường, về truyền
thống của trường để gieo vào tâm hồn các em tình yêu, sự gắn bó với trường,

lớp, thầy cơ.
+ Tham quan khn viên trường: thăm khu hiệu bộ ( phịng làm việc của cơ
Hiệu trưởng, cơ Hiệu phó, phịng Hội đồng Sư phạm, phịng Y tế, phòng Truyền
thống, phòng hoạt động Đội); thăm các phòng học ( phòng Thư viện, phòng Âm
nhạc, phòng Mĩ thuật, phòng Tiếng Anh, phòng Tin học, phòng Thể chất); thăm
khu nhà bếp và đặc biệt là giới thiệu khu nhà vệ sinh để giúp các con biết được
vị trí phòng nam, phòng nữ.
- Tổ chức biểu diễn văn nghệ, múa hát để học sinh thể hiện năng khiếu, sở
thích của bản thân ngay ngày đầu nhận lớp.
- Sắp xếp chỗ ngồi, hướng dẫn học sinh cách ngồi học, cách cầm bút, cách
sắp xếp sách vở gọn gàng, cách xếp hàng ra vào lớp...
- Ngoài ra trong các buổi tập trung học sinh làm quen với trường, lớp trước
khi khai giảng thì các em được tham gia những tiết học bổ ích, sáng tạo khác.
Khoa học vui là một trong những tiết học được các em rất thích; các em được
xem, được làm những thí nghiệm đơn giản như là Bé làm đèn Lava, Bé tạo núi
lửa, vũ điệu của sữa, chiếc cốc thần kì, cầu vồng 7 màu trong cốc… Những tiết
học làm đồ dùng, đồ chơi cũng làm các bé thích thú vì tự chính tay mình làm
nên những đồ chơi bằng giấy, bìa… để khoe với bố mẹ. Việc giúp đỡ bố mẹ
những công việc nhà cũng được các em hưởng ứng rất nhiều. Các em học được
cách nhặt rau, rửa cốc chén sạch sẽ, quét nhà đúng cách, gấp quần áo phẳng và
đẹp..... Những tiết học đó vừa bổ ích vừa tạo được hứng thú học tập cho các em
khi làm quen với ngôi trường mới.
1.3. Biện pháp 3: Xây dựng và triển khai các hoạt động theo tháng, theo chủ
đề ở các tiết Hoạt động ngồi giờ chính khóa, Hoạt động tập thể.
Đây chính là nội dung các tiết hoạt động ngồi giờ chính và hoạt động tập
thể. Tuy nhiên, khi thực hiện, để phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương
cũng như phù hợp với đặc điểm của học sinh lớp mình, tơi đã có một số bổ sung,
chỉnh sửa.
a. Tháng 9 với chủ đề: " Mái trường thân yêu của em"
- Học sinh lớp 1 mới vào trường còn bỡ ngỡ, vì vậy các hoạt động làm quen

trường lớp, thầy cơ và bạn bè vẫn rất cần thiết. Hoạt động này trên thực tế tôi đã
tổ chức cho các em trong tháng 8, vào các buổi tập trung chuẩn bị khai giảng.
Trong tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp đầu tiên của tháng 9 tơi đã tổ chức theo
hình thức mới với yêu cầu cao hơn. Các em không tự giới thiệu về bản thân
9 / 15


Giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1
mình nữa mà sẽ giới thiệu về những người bạn của mình, về các thầy cơ giáo
trong trường thơng qua các trị chơi:
- Người đó là ai?
- Vòng tròn giới thiệu tên.
Trò chơi này giúp các em khơng những được vui vẻ mà cịn là dịp để các
em kiểm tra, bổ sung những hiểu biết của mình về các thầy cơ giáo trong trường,
hơn nữa còn giúp các em rèn kĩ năng tự tin, mạnh dạn, lịch sự khi giới thiệu về
bản thân mình và người khác.
- Một hoạt động rất quan trọng và cần thiết nữa trong tháng 9 là hoạt động:
Tìm hiểu về nhà trường và nội quy trường học.
Hoạt động này giúp các em nắm rõ được các nội quy, quy định của nhà
trường về đạo đức, tác phong, ý thức kỉ luật... của học sinh khi đến trường cũng
như các quy định, yêu cầu của giáo viên chủ nhiệm. Những nội quy này khơng
chỉ thơng báo đến học sinh mà cịn được thông báo đến từng phụ huynh để phụ
huynh nhắc nhở con em mình thực hiện.
b. Tháng 10- chủ đề " Vòng tay bè bạn".
Tên chủ đề nói về sự đồn kết, u thương, gắn bó giữa bạn bè với nhau.
- Hoạt động đầu tiên mà tôi chọn triển khai là: Nghe kể chuyện "Bong
bóng cầu vồng". Trẻ em rất thích được nghe kể chuyện, khi được nghe kể và
phân tích, tìm hiểu câu chuyện, các em sẽ dễ dàng tiếp thu những kiến thức, kĩ
năng đồng thời sẽ nhận ra những việc cần làm, cần tránh trong cuộc sống thông
qua việc làm, hành động của các nhân vật trong chuyện. Qua câu chuyện " Bong

bóng cầu vồng" các em sẽ hiểu được ý nghĩa, lời khuyên: Phải đối xử tốt với bạn
bè thì sẽ được mọi người yêu quý, giúp đỡ. Xung quanh chúng ta có rất nhiều
người bạn tốt.
- Hoạt động thứ hai trong tháng 10 là: Kể về người bạn mới của em.
Qua hoạt động này, các em có thêm thơng tin về các bạn trong lớp, là dịp để bày
tổ tình cảm với người bạn mà mình yêu quý. Đồng thời, nếu làm tốt hoạt động
này cũng giúp các em có kĩ năng viết bài văn kể về người bạn ở lớp 2, 3.
c. Tháng 11- chủ để: Biết ơn thầy giáo, cô giáo.
- Trong tháng 11 có ngày hội lớn của các thầy cơ giáo- ngày 20-11. Học
sinh lớp 1 còn nhỏ, chưa hiểu hết ý nghĩa và lịch sử của ngày Nhà giáo Việt
Nam, vì thế mục tiêu chính khi xây dựng các hoạt động trong tháng là giúp các
em biết lịch sử, ý nghĩa của ngày này, đồng thời giáo dục học sinh biết u q,
kính trọng và biết ơn thầy giáo, cơ giáo. Với hoạt động chúng em hát về thầy, cô
giáo khơng những thể hiện lịng biết ơn, kính trọng thầy, cơ giáo mà cịn tạo
khơng khí hồ hởi học tập, rèn luyện; bước đầu hình thành cho học sinh kĩ năng
tự tin, kĩ năng hợp tác trong hoạt động.
Chương trình văn nghệ được tổ chức theo quy mô lớp, thi đua giữa các tổ
và chọn những bạn xuất sắc vào đội văn nghệ của khối dự thi văn nghệ chào
mừng ngày Nhà giáo Việt Nam của trường.
- Hoạt động nổi bật thứ hai của tháng là hoạt động: Hội vui học tập. Mục
tiêu của hoạt động là củng cố kiến thức, kĩ năng các mơn học, tạo khơng khí tươi
vui phấn khởi trong học tập, rèn kĩ năng giao tiếp, ra quyết định cho học sinh.
d. Tháng 12 với chủ đề " Uống nước nhớ nguồn"
10 / 15


Giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1
- Uống nước nhớ nguồn là truyền thống tốt đẹp từ ngàn xưa của dân tộc ta,
nhắc nhở những thế hệ trẻ luôn ghi nhớ công lao dựng nước và giữ nước của cha
ông như Bác Hồ đã từng căn dặn: " Các vua Hùng đã có cơng dựng nước. Bác

cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".
- Hoạt động chủ đạo tôi chọn xây dựng trong tháng này là hoạt động "
Nghe kể chuyện về các anh hùng liệt sĩ trẻ tuổi". Hoạt động này giúp các em biết
được tên, tuổi và những chiến công vẻ vang của một số anh hùng, liệt sĩ trẻ tuổi
trong lịch sử đấu tranh giữ nước; giúp các em thêm tự hào, kính trọng và biết ơn
các anh hùng, liệt sĩ; tích cực học tập, rèn luyện phấn đấu theo gương anh hùng,
liệt sĩ. Tuy nhiên, nếu chỉ kể chuyện đơn giản qua lời của cô sẽ kém hấp dẫn. Vì
thế, tơi kết hợp lời giới thiệu của mình cùng với những bộ phim hoạt hình ngắn
về những tấm gương anh hùng, liệt sĩ nhỏ tuổi để thu hút các em. Những bộ
phim hoạt hình được sưu tầm trên internet như: " Vua cờ lau Đinh Bộ Lĩnh" "
Thánh Gióng" " Trần Quốc Toản"...
e. Tháng 1, 2: Chủ đề " Ngày Tết quê em" và " Em yêu Tở q́c Việt Nam”
- Đây là những chủ điểm có rất nhiều hoạt động mang lại niềm vui, sự thích
thú cho các em. Các em sẽ được tìm hiểu về ngày Tết cổ truyền của dân tộc,
những phong tục tập quán, các lễ hội truyền thống. Qua các hoạt động này cũng
giáo dục cho các em tình cảm gia đình, những việc cần làm trong dịp Tết để bày
tỏ sự quan tâm, yêu thương đến ông bà, cha mẹ và người thân.
* Hoạt động "Nói lời chúc mừng năm mới" rất bổ ích, giúp học sinh hiểu
Tết Nguyên đán là ngày tết cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất của dân tộc; các em
biết nói lời chúc mừng năm mới phù hợp, hay và ý nghĩa. Ví dụ: chúc ơng bà
thường chúc sức khỏe, sống lâu; với bố mẹ, cô dì, chú bác thường chúc sức
khỏe, cơng tác tốt, làm ăn thuận lợi; với anh chị, bạn bè thường chúc vui vẻ, học
giỏi... khi chúc cần thể hiện tình cảm dành cho người được chúc. Sau đó triển
khai cho học sinh sắm vai nói lời chúc theo nhóm đơi. Cuối giờ, giáo viên nhắc
nhở học sinh vận dụng những lời chúc đó vào thực tế cho phù hợp.
g. Tháng 3: Chủ đề " Yêu quý mẹ và cô giáo"
- Các hoạt động của tháng 3 với mục tiêu giúp các em hiểu lịch sử, ý nghĩa
của ngày Quốc tế Phụ nữ. Đây cũng là dịp để các em bày tỏ tình cảm của mình
thể hiện bằng cách vẽ những bức tranh, làm thiệp hay viết những lời chúc tốt
đẹp đối với bà, với mẹ, cô giáo. Giáo dục học sinh ý thức yêu lao động biết giúp

đỡ bà, mẹ những việc trong gia đình.
* Biện pháp 4: Xây dựng và triển khai các hoạt động bổ sung cho hoạt động
tháng ( các tiết sinh hoạt, giờ ra chơi, các tiết trơng giữ ngồi giờ…)
- Ngồi các tiết hoạt động tập thể trong chương trình thời khóa biểu thì các
hoạt động ngồi giờ lên lớp cịn được triển khai trong tiết trơng giữ ngồi giờ,
tiết sinh hoạt hoặc các giờ ra chơi. Đây là những khoảng thời gian rất quan
trọng, hiệu quả để tổ chức các hoạt động nhằm rèn các kĩ năng cho học sinh.
Từ năm học 2013- 2014, Sở Giáo dục- Đào tạo Hà Nội triển khai dạy tiết
trông giữ ngoài giờ vào các tiết cuối trong ngày với mục đích giúp các phụ
huynh khơng có điều kiện đón con sớm yên tâm công tác và rèn các kĩ năng
sống cho học sinh. Năm học này ở lớp tôi chủ nhiệm 90% các em ở lại học tiết
11 / 15


Giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1
này. Đây là điều kiện rất thuận lợi để tôi triển khai các hoạt động rèn kĩ năng
sống một cách hiệu quả và đồng bộ đến tất cả học sinh. Trong tiết học này, giáo
viên phải khéo léo lồng ghép với các hoạt động trong chủ đề để có thể vừa giáo
dục đúng theo chủ đề lại vừa giáo dục các em về cuộc sống xung quanh mà vẫn
hấp dẫn, thu hút được các em.
Dưới đây là một số hoạt động mà tôi đã triển khai trong năm học 20192020:
* Vui trung thu 2019
- Với hoạt động này, tơi đã cho các con tìm hiểu thêm những nét đặc
trưng về ngày Tết Trung thu qua trò chơi “ Vui hội trăng rằm”, cho học sinh xem
phim hoạt hình về Sự tích chú cuội cung trăng. Ngoài ra, để tăng cường sự trải
nghiệm cho học sinh, tôi tổ chức cho các con làm đèn lồng bằng giấy và phối
hợp với ban phụ huynh cho các em bày mâm cỗ trung thu. Hoạt động này được
sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh cả về vật chất lẫn tinh thần. Các em học sinh
vô cùng háo hức vì được tự mình tham gia từ khâu chuẩn bị nguyên liệu cho đến
khâu bày mâm ngũ quả và trình bày sản phẩm.

* Lớp học hạnh phúc
Ngoài học tập để lĩnh hội tri thức thì các kĩ năng lao động, tự phục vụ bản
thân cũng như vệ sinh rất cần thiết đối với học sinh như lúc sinh thời Bác Hồ đã
dặn " Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”
- Hoạt động trang trí lớp học được tổ chức ngay từ tháng 9. Qua việc được
tự tay cắt dán trái tim, làm ô bằng giấy để trang trí lớp giúp các em thêm đồn
kết, gắn bó với nhau. Các em thêm yêu quý lớp học của mình, tạo khơng khí vui
tươi, háo hức để bắt đầu một năm học mới. Hoạt động này cũng giúp các em thể
hiện sự khéo léo, sáng tạo của mình. Đối với các em lớp học đều gần gũi và thân
quen như ngôi nhà nhỏ thứ hai của các em. Cũng như ở nhà, mỗi khi Tết đến
bạn nhỏ nào cũng được chung tay với bố mẹ trang trí nhà của mình thì tơi cũng
lên kế hoạch tháng 1 là cho các em trang trí lớp theo chủ đề Tết Nguyên Đán
làm cho cả phịng học ngập tràn sắc xn, khơng khí Tết.
- Để giáo dục các em tình yêu lao động, ý thức giữ gìn vệ sinh chung, tơi
cho học sinh vệ sinh lớp học hằng ngày bằng các việc vừa sức như lau bàn ghế,
giặt khăn lau bảng, nhặt giấy vụn, tưới cây... Tôi cũng giáo dục kĩ năng làm việc
nhà cho học sinh về nhà giúp đỡ bố mẹ những việc phù hợp như nhặt rau, quét
nhà, lau bàn ghế... Các em học sinh bán trú biết cùng các anh chị lớp lớn lấy
cơm, canh, biết thu dọn sau khi ăn xong, biết gấp và cất chăn sau khi ngủ dậy.
Qua các hoạt động này tôi thấy các em tuy cịn nhỏ nhưng đã rất tích cực thực
hiện các hoạt động. Các phụ huynh cũng có phản ứng rất tốt về ý thức tự phục
vụ, vệ sinh của các con khi ở nhà.
* Nhóm các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao:
- Hoạt động vẽ tranh: Để bổ sung cho các hoạt động trong chủ đề Vòng
tay bè bạn ( tháng 10), Biết ơn thầy giáo, cô giáo ( tháng 11). Yêu quý mẹ và cô
(tháng 3). Các cuộc thi vẽ tranh được các em hưởng ứng sôi nổi, các bức tranh
đầy màu sắc với những nét vẽ ngộ nghĩnh, đáng yêu thể hiện tình cảm của các
em dành cho bà, mẹ ,thầy cô giáo. Qua các hoạt động này, các em có thêm niềm
vui, là dịp thể hiện năng khiếu, bồi đắp tình cảm gắn bó giữa bạn bè.
12 / 15



Giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1
- Các trò chơi dân gian rất bổ ích cho sự phát triển thể chất lẫn tinh thần
của trẻ em. Tuy nhiên với sự phát triển mạnh mẽ của các trò chơi, đồ chơi hiện
đại ngày nay, các trò chơi dân gian đang dần bị lãng quên. Để giúp các em biết
đến và yêu thích trị chơi dân gian, tơi thường xun tổ chức cho các em chơi
vào các giờ ra chơi, giờ sinh hoạt... Các trị chơi mà tơi thường tổ chức như: mèo
đuổi chuột, dung dăng dung dẻ, nu na nu nống, oẳn tù tì, lộn cầu vồng. Ngồi ra,
các trị chơi vận động cũng giúp phát triển thể lực cũng như sự nhanh nhẹn làm
cho học sinh rất thích thú và hào hứng khi tham gia.
* Nhóm các hoạt động từ thiện, nhân đạo:
Quyên góp ủng hộ các bạn học sinh có hồn cảnh khó khăn vươn lên trong
học tập là việc làm tốt của mỗi học sinh. Hằng năm, nhà trường và Liên đội tổ
chức nhiều đợt quyên góp ủng hộ những bạn học sinh nghèo vượt khó học giỏi,
những bạn ở vùng có hồn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật... Tơi thường nói
chuyện với các em về ý nghĩa của các hoạt động nhân đạo, khơi gợi tình thần
tương thân, tương ái của các em và phát động các em tham gia quyên góp ủng
hộ. Sau mỗi đợt quyên góp tơi đều tun dương, khen ngợi những em tham gia
tích cực để động viên kịp thời. Qua hoạt động này tôi cũng đã giúp các em rèn
luyện và thực hiện kĩ năng thể hiện sự cảm thơng.
*Nhóm các hoạt động khác:
- Đầu năm học 2019-2020, công ty Honda Việt Nam trao tặng mũ bảo
hiểm cho học sinh lớp 1 trên tồn thành phố Hà Nội. Tơi đã tổ chức trao mũ cho
học sinh và tuyên truyền đến học sinh cũng như phụ huynh về tác dụng, sự cần
thiết phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Hàng ngày tôi cũng theo dõi
và nhắc nhở các em thực hiện tốt luật giao thông.
- Để bổ sung cho các hoạt động của chủ đề " Ngày tết quê em" tơi tổ chức
cho các em hoạt động "Lì xì may mắn". Đây là hoạt động giúp các con tìm hiểu
thêm về những đặ trưng của ngày tết cổ truyền của Việt Nam. Ngồi ra để tạo

thêm khơng khí ngày tết, tôi đã tổ chức cho các con dọn dẹp vệ sinh lớp học
sạch sẽ, trang khí phịng học để đón năm mới.

13 / 15


Giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHI
1. Kết luận
Hoạt động trải nghiệm rèn kĩ năng sống khó có kết quả bằng những số liệu
cụ thể. Kết quả của hoạt động được thể hiện qua nhiều mặt: sự tiến bộ về nề nếp
và học tập; sự tự tin, mạnh dạn của học sinh; sự thân thiện, gắn bó giữa học sinh
với học sinh, giữa học sinh với giáo viên; kết quả của các cuộc thi đua do Nhà
trường và Liên đội phát động....
Tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm giúp học sinh lớp tôi đạt được
một số kết quả đáng khích lệ như sau:

Kết quả
Trước khi
thực hiện
Sau khi
thực hiện

Lớp

Hứng thú

Hợp tác và

Mạnh dạn,


Ý thức



tham gia

chia sẻ

tự tin

lao động

số

hoạt động
SL
%

SL

%

SL

%

Sl

1A


39

25

64,1

20

51,3

23

59

18

1A

39

35

89,7

30

76,9

32


82,1

28

%
46,
2
71,
8

- Các em thích đến trường, thoải mái và hào hứng trong học tập, kết quả học
tập được nâng cao. Em Nguyễn Ngân Hạnh đạt giải Ba cuộc thi vẽ tranh chủ đề
“ Thầy cô – mái trường mến yêu”.
- Tuy còn nhỏ nhưng các em biết làm các việc phục vụ bản thân, có ý thức tự
giác, biết giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh trường lớp. Nhiều em cịn biết giúp đỡ
gia đình nhiều việc như: trông em bé, quét nhà, rửa ấm chén, phơi và gấp quần
áo…..
- Thường xuyên nhận được cờ luân lưu lớp nhất, nhì tuần.
- Là lớp được đánh giá trong cuộc thi trang trí Lớp học hạnh phúc.
- Học sinh mạnh dạn, tự tin tham gia các hoạt động, trị chơi, có học sinh
tham gia đội văn nghệ của khối. Đội thi chuyền bóng trong cuộc thi “ Hội khỏe
Phù Đổng” cấp trường lớp đạt giải Nhì.
Hoạt động ngồi giờ chính khóa đóng vai trị quan trọng trong việc giáo
dục toàn diện cho học sinh. Nếu tổ chức tốt các hoạt động ngồi giờ lên lớp
khơng những tạo tâm lí tươi vui, thoải mái giúp các em tiếp thu kiến thức một
cách chủ động và hiệu quả hơn mà cịn góp phần đáng kể vào việc rèn kĩ năng
sống cho học sinh.
2. Khuyến nghị
Trong quá trình xây dựng và thực hiện biện pháp, tơi thấy có một số khó

khăn, bất cập, tơi xin có một số khuyến nghị với cấp trên như sau:
- Tổ chức thêm các chuyên đề dạy các hoạt động giáo dục ngồi giờ chính
khóa cho giáo viên học tập.
- Cung cấp thêm tài liệu về các hoạt động ngồi giờ chính khóa, các tài liệu
giáo dục kĩ năng sống, các tài liệu về các trò chơi dân gian cho giáo viên và học
14 / 15


Giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1
sinh. Các tài liệu nên xây dựng phù hợp với điều kiện các vùng miền khác nhau
để việc giáo dục đạt hiệu quả cao hơn.
- Cung cấp thêm trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho các hoạt động ngồi giờ
chính khóa.
- Tổ chức các hoạt động theo quy mô khối, trường với nội dung phong phú,
hấp dẫn và thiết thực.
Trên đây là một số ý kiến của tôi về việc giáo dục kĩ năng sống qua hoạt
động trải nghiệm cho học sinh lớp 1, trong khi thực hiện đề tài này không tránh
khỏi những vướng mắc, sai sót. Tơi rất mong được sự góp ý của các bạn đồng
nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 24 tháng 2 năm 2020
( Kí và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Vân Anh

15 / 15


Giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VÊ CÁC HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG TRONG THÁNG


Hình ảnh về ngày đầu nhận lớp ( tháng 8)
16 / 15


Giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1

Tổ chức ngày Noel vui vẻ, ý nghĩa
17 / 15


Giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1

Học sinh trải nghiệm tại nông trại giáo dục Erahouse
18 / 15


Giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1

Học sinh vui Trung thu 2019

19 / 15


Giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1

Hình ảnh học sinh tham gia trải nghiệm về mơn Tốn- Vật lí- Sinh học

20 / 15



Giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1

Khoa học vui ( tháng 8)

Làm đồ chơi bằng giấy ( tháng 8)
21 / 15


Giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1

Học sinh tham gia thi văn nghệ ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Học sinh tham gia thi văn nghệ ngày Khai giảng năm học mới
22 / 15


Giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1

Hoạt động trang trí lớp học hạnh phúc

Công ty Honda kết hợp với nhà trường tặng mũ bảo hiểm cho HS lớp 1
23 / 15


Giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1

Hình ảnh học sinh thực hành kĩ năng nhặt rau

Học sinh vẽ tranh nhân ngày 20/10, 8/3 và 20/11

24 / 15


Giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1

Học sinh tham gia các trò chơi vận động

Học sinh tham dự buổi giao lưu tuyên truyền về Phòng cháy chữa cháy

25 / 15


×