Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Các quan niệm duy vật về lịch sử của c mác và ph ăngghen trong tác phẩm “hệ tư tưởng đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.47 KB, 45 trang )

BÀI TIỂU LUẬN
LỚP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC KINH ĐIỂN MÁC-LÊNIN,
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

CÁC QUAN NIỆM DUY VẬT LỊCH SỬ CỦA C.MÁC VÀ
PH.ĂNGGHEN TRONG TÁC PHẨM “HỆ TƯ TƯỞNG
ĐỨC”

HỆ THỐNG CHỮ VIẾT TẮT
CNDV

: Chủ nghĩa duy vật

CNDT

: Chủ nghĩa duy tâm

CNDVBC

: Chủ nghĩa duy vật biện chứng

CNDVLS

: Chủ nghĩa duy vật lịch sử

LLSX

: Lực lượng sản xuất

QHSX


: Quan hệ sản xuất

GCTS

: Giai cấp tư sản


GCVS

2

: Giai cấp vô sản

2
2


MỞ ĐẦU
Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra
và trình bày một cách tương đối hồn chỉnh, có hệ thống, sâu sắc về các vấn
đề của chủ nghĩa duy vật lịch sử, như: vấn đề con người, mối quan hệ giữa lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, vấn đề sở hữu,…để trên cơ sở đó, xây
dựng một quan niệm mới, duy vật biện chứng về thế giới và về lịch sử nhân
loại. Đây là những quan điểm đãc làm nên giá trị trường tồn, sức sống bền
vững và ý nghĩa lịch sử lớn lao của “Hệ tư tưởng Đức”. Mác Ăngghen đã làm
nên bước ngoặt cách mạng thực sự trong lịch sử tư tưởng triết học nhân loại,
tạo ra một phương pháp luận thực sự khoa học cho việc nghiên cứu tiến trình
phát triển của xã hội loài người và bước đầu đặt cơ sở lý luận cho chủ nghĩa
xã hội khoa học với tư cách kết quả có tính quy luật của tiến trình lịch sử
khách quan, một cuộc vận động hiện thực trên cơ sở và nền tảng kinh tế - xã

hội phát triển mà hiện đang được chúng ta lấy làm nền tảng tư tưởng, làm cơ
sở lý luận cho công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Vì ý nghĩa to lơn đó, tác giả đã chọn “Các quan niệm duy vật về lịch
sử của C.Mác và Ph. Ăngghen trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” làm tiểu
luận cho chương trình học lớp bổi dưỡng kiến thức kinh điển C.Mác,
Ph.Ăgghen, Lênin, Hồ Chí Minh.

3

3
3


NỘI DUNG

HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CHO VIỆC RA ĐỜI NHỮNG QUAN ĐIỂM

I.

I.1

DUY VẬT VỀ LỊCH SỬ TRONG TÁC PHẨM “HỆ TƯ TƯỞNG ĐỨC”
. Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội Tây Âu và nước Đức thế kỷ XVIII XIX
Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, ở phương Tây đã trải qua cuộc
cách mạng công nghiệp làm cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được
củng cố vững chắc. Trình độ phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Đức lạc hậu
hơn ở Anh và Pháp. Tới những năm 30 của thế kỷ XIX, đời sống kinh tế ở
Đức về cơ bản vẫn mang đậm nét điển hình thời Trung cổ. Nhưng do ảnh
hưởng của các nước tư bản phát triển như Anh, Pháp, đặc biệt là sự thành lập
liên minh thuế quan khiến cho chủ nghĩa tư bản đức có sự phát triển nhất

định, nền cơng nghiệp Đức phát triển rõ rệt.
Như vậy, ở châu Âu nói chung, nước Đức nói riêng, cách mạng cơng
nghiệp vừa là cuộc cách mạng về kỹ thuật sản xuất và lực lượng sản xuất, vừa
làm thay đổi quan trọng quan hệ sản xuất. Sự thay đổi quan hệ sản xuất trong
thời kỳ này nhanh hơn bất kỳ thời đại nào trước kia. C.Mác và Ph.Ăng-ghen
đã nhận xét: “Sự đảo lộn liên tiếp của sản xuất, sự rung chuyển không ngừng
trong tất cả những quan hệ xã hội, sự ln hồi nghi và sự vận động làm cho
thời đại tư bản khác với tất cả các thời đại trước. Tất cả những quan hệ xã
hội cứng đờ và hoen rỉ, với cả tràng những quan niệm và tư tưởng vốn được
tôn sùng từ nghìn xưa đi kèm những quan hệ ấy, đều đang tan rã; những quan
hệ xã hội thay thế những quan hệ đó chưa kịp cứng lại đã bị già cỗi ngay. Tất
cả những gì mang tính đẳng cấp và trí tuệ đều tiêu tan như mây khói, tất cả
những gì là thiêng liêng đều bị ơ uế, và rốt cuộc, mọi người đều phải nhìn

4

4
4


những điều kiện sinh hoạt của họ và những quan hệ giữa họ với nhau bằng
con mắt tỉnh táo”.1
Sự thay đổi nhanh chóng trong quan hệ xã hội đã đem lại cơ sở khách
quan cho việc phê phán quan niệm siêu hình, hình thành quann điểm duy vật
biện chứng. Đồng thời với sự phát triển kinh tế - xã hội thì những thành tựu
đạt được trịng khoa học tự nhiên cũng đã tạo những tiền đề cho việc hình
thành quan điểm duy vật biện chứng về “con người hiện thực” của C.Mác và
Ph.Ăngghen.
1.2. Tiền đề lý luận
1.2.1 Phái Hêghen trẻ và Hêghen già

Sau Hêghen, triết học Đức xuất hiện các phái: Hêghen trẻ và Hêghen
già. Hêghen già: lặp lại nguyên si các tư tưởng của Hêghen. Phái này cho rằng
bất cứ cái gì họ cũng hiểu được khi đã quy về logic học của Hêghen. Hêghen
trẻ thì phê phán mọi cái, bằng cách thay thế mọi cái bằng những quan điểm
tơn giáo hoặc tun bố rằng mọi cái là có tính thần học. Cả hai phái này đều
nhất trí tin tưởng rằng tôn giáo, kinh nghiệm, cái phổ biến thống trị trong thế
giới hiện có. Khác nhau ở chỗ: Hêghen già tán dương sự thống trị ấy là hợp
pháp. Hêghen trẻ chống lại sự thống trị ấy, coi đó là sự tiếm đoạt. Phái này
cho rằng những sản phẩm của ý thức mà họ gán cho là có một sự tồn tại độc
lập, đều là những xiềng xích thực sự đối với con người, phái Hêghen trẻ đấu
tranh chống lại những ảo tưởng đó của ý thức mà thơi, họ đưa ra một yêu cầu
đạo đức: Đổi ý thức hiện nay của mình lấy ý thức con người. Mác đã nhận xét
hành động này chẳng khác gì địi hỏi giải thích một cách khác cái gì đang tồn
tại, nghĩa là thừa nhận cái đang tồn tại bằng cách giải thích khác nó đi. Mặc
dù dùng những lời lẽ khoa trương dường như làm đảo lộn cả thế giới, nhưng
thực chất họ vẫn là những kẻ đại bảo thủ. Cả hai phái đều nhận mình đã vượt
qua Hêghen. Cuộc luận chiến chống lại nhau, chống lại Hêghen chỉ đóng
khung ở chỗ mỗi người trong bọn họ tách riêng một mặt nào đó của hệ thống
1 C.Mác và Ph.Ăngghen: Tồn tập, T.4, NXB. CTQG, H1995, Tr601.

5

5
5


Hêghen và đem mặt đó chống lại tồn bộ hệ thống cũng như chống lại các
mặt mà người khác tách riêng ra. Cả hai phái này rất nguy hiểm đối với sự
phát triển triết học duy vật nói chung và DVBC nói riêng, đặc biệt rất nguy
hiểm cho cuộc cách mạng của GCCN ở Đức và châu Âu, làm cho dân tộc

Đức đắm chìm thêm vào CNDT mà các bậc tiền bối Kant, Hegel, Selinh đã
xây dựng.
Trong đó phái Hêghen trẻ đặc biệt nguy hiểm vì lời lẽ của phái này tỏ
ra rất “đao to búa lớn”, có vẻ rất tiến bộ cách mạng, có thể sẽ gây nhầm tưởng
trong quần chúng rằng đây là những lý thuyết cách mạng, tiến bộ đã khắc
phục được Hêghen. Thực chất phái Hê-ghen trẻ phê phán cái hiện tồn bằng lời
nói và tiến hành sự phên phán đó một cách gián tiếp, duới hình thức phê phán
tơn giáo chẳng qua chỉ là cuộc đấu tranh với “cái bóng của hiện thực”, chứ
khơng phái bản thân hiện thực, và trên thực tế họ thừa nhận cái hiện tồn đó
bằng cách giải thích khác đi. Phái Hêghen trẻ ln muốn thể hiện mình làm ra
những tư tưởng vượt trước Hêghen. Họ tự xưng là “những nhà triết học cách
mạng Đức hiện đại” với những lời lẽ khoa trương về khát vọng giải thoát
(khỏi chủ nghĩa giáo điều) trên thực tế chỉ là một trò bịp bợm triết học. Mác Ăngghen viết: “Những nhà triết học cách mạng Đức hiện đại đó đều xất phát
từ triết học Hêghen , coi đó như mảnh đất màu mỡ để phê phán, tranh luận.
Họ tuyên bố đã vượt qua Hêghen nhưng thực tế không ai dám thử phê phán
Hêghen một cách toàn diện. Cuộc luận chiến của họ chống lại Hêghen và
chống lại nhau chỉ đóng khung ở chỗ mỗi người trong bọn họ tách riêng một
mặt nào đó của hệ thống Hêghen và đem mặt đó chống lại toàn bộ hệ thống,
cũng như chống lại một mặt do những người khác tách riêng ra”1.
1.2.2 Lý luận nhân bản của Phoiơbắc
Hè năm 1845, Phoi ơ bắc có bài báo công khai tuyên bố lý luận nhân
bản chủ nghĩa của ông là “học thuyết chủ nghĩa cộng sản” và nhận mình là
người cộng sản.
1 C.Mác và Ph.Ăngghen tồn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội – 1995, tr.26

6

6
6



L. Phoiơbắc, đại biểu tích cực của CNDV Đức đã đạt được những
thành tựu to lớn vào nửa đầu thế kỷ XIX. Sự phê phán tôn giáo, thần học là
một bộ phận quan trọng trong triết học nhân bản của ông. Công lao to lớn của
ông trong cuộc đấu tranh chống thần học và chủ nghĩa duy tâm, đã làm lung
lay địa vị độc tôn của CNDT, khôi phục vị trí của CNDV. Phoiơbắc trước sau
chủ trương: thế giới là vật chất. Con người thống nhất với giới tự nhiên, và
giới tự nhiên tồn tại một cách độc lập không phụ thuộc vào ý thức của con
người. Ơng kiên trì thuyết khả tri của CNDV, cho rằng thế giới duy vật là có
thể nhận thức được.
1.2.3 Chủ nghĩa xã hội chân chính
Một trong những biến dạng của chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản xuất hiện ở
nước Đức vào giữa những năm 40 của thế kỷ XIX. Quan điểm triết học của
họ được hình thành trên cơ sở kết hợp một cách chiết trung những tư tưởng
của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp, Anh, của phái Hêghen trẻ
với đạo đức học của Phoi-ơ-bắc.
Những người chủ nghĩa xã hội chân chính coi chủ nghĩa xã hội là một
học thuyết siêu giai cấp, tuyên bố chủ nghĩa xã hội là việc thực hiện bản chất
nào đó của con người nói chung, phủ nhận đấu tranh giai cấp. Từ đó họ chủ
trương điều hịa các mâu thuẫn xã hội, khơng tham gia các hoạt động chính
trị, khơng đấu tranh giành những quyền tự do dân chủ tư sản (một bước tiến
bộ so với chế độ phong kiến), kêu gọi giai cấp vơ sản khơng tham gia các
cuộc cách mạng chính trị.
Những người chủ nghĩa xã hội chân chính cho rằng, sự phát triển chủ
nghĩa tư bản là một tội ác, sẽ dẫn tới sự phá sản của những người sản xuất
nhỏ. Họ chủ trương cấp không cho mỗi người nghèo một mảnh đất nhỏ, biến
những người vô sản thành những người sản xuất nhỏ, để lý tưởng hóa chế độ
cơng hữu trên những mảnh đất ấy.
Họ ủng hộ việc duy trì chế độ phong kiến chun chế, phủ nhận tính tất
yếu phải tiến hành cách mạng dân chủ tư sản, kêu gọi Chính phủ Đức đương

7

7
7


thời cố gắng không để nước Đức đi theo con đường của Anh, Pháp, nhằm
ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Vì vậy, C.Mác và Ph.Ăng-ghen
đã khẳng định đối với “chủ nghĩa xã hội chân chính”… “lịng nhân ái chung
thay cho nhiệt tình cách mạng … nó không hướng về giai cấp vô sản, mà
hướng về … những người tiểu tư sản… và những nhà tư tưởng của những
người tiểu tư sản ấy, tức là những nhà triết học…”1
Như vậy là những biến đổi của thực tiễn chính trị- xã hội những năm 40
của thế kỷ XIX đã được thể hiện bằng bức tranh tư tưởng phong phú và phức
tạp. Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, C.Mác và Ph.Ăng-ghen đã khái quát
xã hội Đức bấy giờ như sau: “Những nguyên lý thay thế lẫn nhau, những anh
hùng tư tưởng đẩy nhau ngã với một tốc độ nhanh chưa từng thấy, và chỉ
trong ba năm từ 1842-1845 ở nước Đức, người ta đã dọn sạch được nhiều
hơn trong 3 thế kỷ trước kia” 2 Vấn đề đặt ra cần phải có một tác phẩm luận
chiến chống lại triết học phản động Đức, chống lại chủ nghĩa xã hội Đức,
chuẩn bị cho phong trào công nhân tiếp thu lý luận khoa học. Tác phẩm “Hệ
tư tưởng Đức” đã ra đời trong hoàn cảnh như vậy, đây cũng là một địi hỏi tất
yếu của xã hội Đức nói riêng và châu Âu nói chung thời bấy giờ. Khác với
các nhà triết học Đức hiện đại, các ông không xuất phát từ những tiền đề duy
tâm mà xuất phát từ “con người hiện thực” để xây dựng hệ thống triết học duy
vật về lịch sử của mình.
II. NHỮNG NGUYÊN LÝ CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH
SỬ TRONG TÁC PHẨM “HỆ TƯ TƯỞNG ĐỨC”
2.1.


Mác - Ăngghen phê phán xuất phát điểm nghiên cứu về lịch sử xã hội loài
người của các đại biểu triết học Đức hiện đại, đề xuất xuất phát điểm mới
– “những cá nhân hiện thực”
“Hệ tư tưởng Đức” dành dung lượng khá lớn để phê phán triết học Đức
hiện đại qua các đại biểu của nó là Phoiơbắc, B. Bauơ và Stiếcnơ. Các nhà
1 C.Mác và Ph.Ăng-ghen: Toàn tập, T3, NXB CTQG, H1995, Tr669-670
2 Sđd tr.23

8

8
8


triết học này đều xuất phát từ con người để nghiên cứu về lịch sử xã hội loài
người song học thuyết của họ đều rơi vào duy tâm, vì con người trong tư
tưởng các nhà triết học Đức hiện đại khơng phải là con người hiện thực thậm
chí cịn đối lập với con người hiện thực.
2.1.1. Phoiơbắc xuất phát từ con người chung chung, trừu tượng
Phoiơbắc là triết gia duy vật kiệt xuất người Đức, là học trò của Hêghen, từng gia nhập phái Hê-ghen trẻ, về sau rời phái tự lập một hệ thống triết
học riêng, đồng thời là người phê phán triết học Hê-ghen kịch liệt. C.Mác và
Ph.Ăngghen đã đặt sự phân tích triết học Phoiơbắc lên vị trí đầu tiên trong tác
phẩm bởi Phoiơbắc là người đối lập mạnh mẽ nhất và có hiệu quả nhất đối với
triết học Hêghen, do vậy có phần gần với quan điểm của Mác - Ăngghen hơn.
Mác - Ăngghen chỉ rõ, CNDV của Phoiơbắc chỉ là sự triển khai tiếp tục
các nguyên lý của CNDV thế kỷ XVII - XVIII, thứ chủ nghĩa duy vật mới chỉ
“nhìn ngắm” tự nhiên trong dạng thuần khiết của nó. chứ chưa vạch ra được
sự tác động tích cực, có tính thực tiễn của con người vào thế giới được cảm
giác ấy Cần thấy rằng, cái “thế giới cảm giác được” trong triết học Phoiơbắc
không chỉ là thế giới sẵn có, tồn tại hàng ngàn năm qua, mà còn là thế giới

như kết quả của “công nghiệp và của trạng thái xã hội” 1. CNDV tự nhiên ấy
chưa lột tả được hoạt động thực tiễn, hoạt động có tính cải tạo của con người.
Sự “nhìn ngắm” thế giới như cái sẵn có ấy cũng trái với quan điểm phát triển,
tức quan điểm biện chứng về thế giới. Cách tiếp cận nhìn “ngắm” tự nhiên
trong dạng “thuần khiết” của nó, chứ khơng phải trong q trình vận động,
biến đổi, trong quá trình giới tự nhiên thể hiện mình như cơ sở tự nhiên của sự
tồn tại và hoạt động của con người, đã khiến cho Phoiơbắc chưa vượt khỏi tự
nhiên luận để đến với quan niệm lịch sử - cụ thể trong phân tích con người.
Đối với Phoiơbắc, hình ảnh con người - kết quả, sản phẩm ưu tú của tự nhiên
được xem xét cùng với hình ảnh con người - bản chất cộng đồng, song phần
sau lại tỏ ra trừu tượng, phi lịch sử. Cái chiếm vị thế cao trong CNDV nhân
1

9

Sđd Tr. 62

9
9


bản Phoiơbắc là cái tự nhiên, sinh học còn ý thức “cộng đồng” hoàn toàn bị
che khuất.
Khi xây dựng hệ thống triết học nhân bản của mình, Phoiơbắc cũng bắt
đầu từ con người. Ơng tun bố “Chân lý khơng phải là CNDV hay CNDT,
chân lý là nhân bản học”. Song con người của ông là con người trừu tượng,
phi lịch sử, đứng bên ngồi lịch sử hiện thực của chính nó. Phoiơbắc khơng
bao giờ đi tới được những con người hoạt động đang tồn tại thực sự mà ông
vẫn cứ dừng lại ở một sự trừu tượng: “Con người” và chỉ đóng khung ở chỗ
thừa nhận con người “hiện thực, cá thể, bằng xương, bằng thịt” trong tình cảm

thơi, nghĩa là ông không biết đến những “quan hệ con người”, “giữa người
với người” nào khác ngồi tình u và tình bạn. Do tiếp cận con người trừu
tượng vậy Phoiơbắc đã sa vào quan điểm duy tâm trong quan niệm về xã hội
và lịch sử.
Khác với những người thuộc phái Hêghen trẻ, Phoiơbắc đã phê phán
trực diện cơ sở khách quan của hệ thống Hêghen và đảo ngược nó. Ơng mới
là kẻ duy nhất trong toàn bộ “Hệ tư tưởng Đức” lúc bấy giờ. Song cũng như
đa phần những người theo phái Hêghen trẻ, Phoiơbắc chưa tiếp cận với quan
điểm thực tiễn trong giải quyết hàng loạt vấn đề tư duy và tồn tại, về tính quy
luật của sự vận động xã hội, về vị trí của con người trong thế giới.
Phoiơbắc đã cố gắng khắc phục chủ nghĩa giáo điều, qua việc ơng cố
gắng xây dựng hình ảnh con người hiện thực, cụ thể, bằng xương bằng thịt,
biết tư duy, xúc cảm và yêu thương, nhưng ông không xem xét con người
trong mối quan hệ xác định của họ, trong những điều kiện sinh hoạt hiện có
của họ, trong những điều kiện để cho họ trở thành người đúng nghĩa. Mác
Ăngghen đã viết: “Như vậy Phoiơbắc không bao giờ hiểu được rằng thế giới
cảm giác được là tổng số những hoạt động sống và cảm giác được của những
cá nhân họp thành thế giới ấy, vì vậy khi ơng nhìn thấy chẳng hạn một đám
người đói, cịi cọc, kiệt quệ vì lao động và lo lao, chứ khơng phải những
người khỏe mạnh thì ơng buộc phải lẩn trốn vào trong “quan niệm cao hơn”
10

10
10


và trong “sự bù trừ trong lồi”…”.1 (tức là ơng tìm sự giải thốt con người
trong tơn giáo. Phoiơbắc từ một nhà duy vật nhân bản đã rơi vào CNDT). Ông
chối bỏ hiện thực để xây dựng tôn giáo không có Chúa, tơn giáo của tình u
phổ qt, xác định vận động xã hội qua sự thay thế các tôn giáo.

Phoiơbắc duy vật về mặt tự nhiên nhưng lại duy tâm về xã hội. Mác Ăngghen nhận xét: “Khi Phoiơbắc là nhà duy vật thì ơng khơng bao giờ đề
cập đến lịch sử; cịn khi ơng xem xét đến lịch sử thì ơng khơng phải là nhà
duy vật. Ở Phoiơbắc, lịch sử và chủ nghĩa duy vật hoàn toàn tách rời nhau” 2.
Phoiơbắc đóng vai trị cầu nối lịch sử, tạo điều kiện cải tạo phép biện
chứng của Hêghen trên cơ sở CNDV. Nhưng CNDV Phoiơbắc có nhiều hạn
chế của CNDV cũ, nghĩa là không thực sự nắm bắt được triết học phong phú
của Hêghen. Ông vứt bỏ phép biện chứng của Hêghen để quay về với phương
pháp siêu hình. Vấn đề mối quan hệ giữa vật chất - ý thức, ơng kiên trì lập
trường của CNDV, nhưng về quan điểm lịch sử xã hội, ông rơi vào vũng bùn
của CNDT. Do đó, quan điểm triết học của Phoiơbắc khơng thể làm vũ khí
tinh thần cho GCVS, mà cần phải tiến hành cải tạo nó.
Có thể thấy rằng, từ triết học Hêghen đến triết học Phoiơbắc đã diễn ra
quá trình kép: vừa tiến lên lại vừa thụt lùi. Từ CNDT tư biện của Hêghen đến
CNDV của Phoiơbắc là một bước tiến lớn của tư duy nhân loại. Nhưng từ
phép biện chứng của Hêghen đến chủ nghĩa nhân bản của Phoiơbắc lại là một
bước thụt lùi đáng kể của nhận thức nhân loại. Đến đây triết học cổ điển Đức
đã đạt đến giới hạn của điểm đỉnh. Bước kế tiếp có hai con đường, phải chọn
lấy một, hoặc là di theo con đường CNDV triệt để - CNDV hoàn bị, tức là đưa
ra sự giải thích duy vật đối với sự phát triển của lịch sử xã hội, hoặc là quay
về với CNDT, với “tinh thần tuyệt đối”, “ý niệm tuyệt đối”. Người lãnh nhận
sứ mệnh lịch sử tiến hành cải tạo hai hệ thống triết học đối lập ấy chính là
Mác và Ăngghen. Từ “Gia đình thần thánh” đến “Hệ tư tưởng Đức”,
1

Sđd Tr. 64- 65

2 Sđd Tr. 65

11


11
11


“Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức” đến “Luận
cương về Phoiơbắc”, Mác - Ăngghen đã tiến một bước xa trong việc xác lập
quan điểm DVLS của mình.
2.1.2. Brunơ Bauơ xuất phát từ con người tự ý thức
Brunô Bauơ - nhà triết học duy tâm người Đức, một trong những nhân
vật nổi tiếng của phái Hêghen trẻ, một phần tử cấp tiến tư sản, sau năm 1866
ông là người theo tự do dân tộc chủ nghĩa. Trước đó, Mác - Ăngghen từng
phê phán Brunơ Bauơ và Betnơ Bauơ trong tác phẩm “Phê phán sự phê phán
có tính chất phê phán” (Gia đình thần thánh). Năm 1844, trong phái Hêghen
có nhóm tự xưng là “Sự phê phán có tính chất phê phán”, trong đó 2 anh em
nhà Bauơ tự nhận mình là nắm được chân lý tuyệt đối, chỉ dẫn cho xã hội
như những vị thánh. Mác - Ăngghen viết tác phẩm đó để phê phán lại nhóm
này, về sau Mác dùng cụm từ trong kinh thánh “Gia đình thần thánh” để thay
thể cho tên ấy, ám chỉ anh em Bauơ.
Nhóm Hêghen trẻ này tự xưng là lực lượng duy nhất của thế giới, nó
được gọi là triết học phê phán, nó xem q trình khắc phục thực thể vật chất
của sự tự ý thức là quá trình phê phán. Mục đích là muốn tự đề cao chính
mình là những người sang tạo ra lịch sử, có năng lực phê phán, ra sức tuyên
truyền cho quan điểm anh hung làm nên lịch sử. Như vậy, Brunô Bauơ là “kẻ
thù” lý luận rất nguy hiểm của chủ nghĩa Mác.
Xuất phát điểm nghiên cứu của B. Bauơ không phải là con người mà
chỉ là một phần, một yếu tố của con người - tự ý thức. Phê phán xuất phát
điểm nghiên cứu này của Bauơ, Mác - Ăngghen đã chỉ rõ: “Đáng lẽ là những
con người hiện thực và ý thức hiện thực của họ về những quan hệ xã hội của
họ, những quan hệ đối lập với họ như một cái gì đó có vẻ độc lập, thì ở ơng, ta
chỉ cịn lại cơng thức trừu tượng trần trụi là: tự ý thức”. Tự ý thức mang tính

“trừu tượng trần trụi” chỉ là một hình thức khác của “tinh thần tuyệt đối” ở
Hêghen, tức là duy tâm và tư biện hoàn toàn 1.
1 Sđd Tr. 123

12

12
12


Tự ý thức nhằm đề cao tính sáng tạo của tinh thần, hạ thấp và xem
thường vai trò của vật chất, coi vật chất khơng có vai trị gì. Đồng thời phê
phá đả kích phong trào cơng nhân, vu cáo công nhân là đám quần chúng
không biết phê phán, là thứ vật chất tiêu cực. Từ đó nó kết luận: quần chúng
cơng nhân bị lăng nhục, bị bóc lột dưới CNTB chỉ là tư tưởng thuần túy và
chỉ tồn tại trong đầu óc cơng nhân. Vì thế muốn giải phóng GCCN thì cần giải
phóng tư tưởng. Chính vì sự tai hại đó, Mác - Ăngghen phải chống Brunơ
Bauơ, hai ơng viết “bằng cách nhân danh tự ý thức tối cao mà hà hiếp khái
niệm “thực thể”. “Tự ý thức” tuyên truyền cho tư tưởng tinh thần đem lại
sinh khí cịn thể xác yếu đuối, bất lực. Nhưng Mác, Ăngghen đã chỉ rõ muốn
đứng dậy thì khơng chỉ đứng dậy trong tư tưởng mà phải trong hiện thực.
2.1.3. Maxơ Stiếcnơ xuất phát từ con người – cá nhân vị kỷ
Maxơ Stiếcnơ (1806 - 1856) cũng là một nhà triết học Đức theo phái
Hêghen trẻ, một trong những nhà tư tưởng của chủ nghĩa cá nhân tư sản và
chính phủ vơ chính phủ. Tháng 10/1844, Stiecnơ xuất bản cuối “Kẻ duy nhất
và sở hữu của nó”. Cuốn sách thể hiện chủ nghĩa chủ quan và duy ý chí, tư
tưởng vơ chính phủ và chủ nghĩa cá nhân và đã có ảnh hưởng đối với giai cấp
tiểu tư sản, giới trí thức và gián tiếp ảnh hưởng tới cả phong trào công nhân.
Stiếcnơ bắt đầu bằng “con người duy nhất”, cá nhân vị kỷ, “cái tơi duy nhất”
và lấy đó làm xuất phát điểm.

Cái tơi duy nhất của Stiếcnơ hồn tồn cũng giống như Trời, là cái
không của tất cả các cái khác, cái Tôi là tất cả của Tôi, cái tôi là kẻ duy
nhất… “Tôi là cái không, theo nghĩa là sự trống rỗng, nhưng tơi là cái khơng
có tính sáng tạo, sáng tạo ra tất cả”. Cái tôi duy nhất được Stiếcnơ định nghĩa
như thực thể, tức là hoàn toàn tư biện, nối tiếp truyền thống tư biện của triết
học Tây Âu. Mác - Ăngghen chỉ ra sự ảnh hưởng của Hêghen trong khái niệm
này: “Kẻ duy nhất, xét theo quan điểm thực thể, đó là bước đầu của logic

13

13
13


“duy nhất” với danh nghĩa như vậy, đó là sự đồng nhất chân chính giữa “tồn
tại” và cái “hư vơ” kiểu Hêghen”.1
Có thể nói, “kẻ duy nhất” của Stiếcnơ khơng những khác với con người
trừu tượng của Phoiơbắc mà còn đối lập với con người hiện thực của Mác Ăngghen. Từ “kẻ duy nhất”, Stiếcnơ đã xây dựng một hệ thống quan niệm tư
biện về xã hội, về loài người mà theo đó, con người trong tiến trình phát triển
lịch sử của nó chỉ như là sự tự phát hiện ra mình (trải qua 3 giai đoạn tự phát
hiện: trẻ con, thanh niên, người lớn, tự mình tồn tại và phát triển mà khơng
cần đến yếu tố bên ngồi).
Đồng nhất “con người” với “kẻ duy nhất”, Stiếcnơ phân tích các vấn
đề giai cấp, CNCS trong đó “kẻ duy nhất” là “kẻ sở hữu”, còn đấu tranh giai
cấp, CNCS được quan niệm một cách tư biện, ấu trĩ. Stiếcnơ quan niệm
những giai đoạn phát triển khác nhau của đời người chỉ là “những sự phát
hiện của cá nhân” và “những sự phát hiện” ấy luôn được quy thành một quan
hệ nhất định của ý thức. Như vậy là ở đây, những sự khác nhau của ý thức là
đời sống của cá nhân. Còn những biến đổi thể xác và xã hội đang xảy ra ở
trong những cá nhân và đang sản sinh ra những biến đổi trong ý thức thì

khơng được Stiếcnơ đối hồi đến2.
Vị thánh Maxơ khơng chú ý đến đời sống thể xác và xã hội của cá nhân
và hồn tồn khơng nói đến “đời sống” cho nên ơng ta trước sau như một
hồn tồn khơng quan tâm đến các thời đại lịch sử, đến dân tộc, đến giai cấp 3 .
Do đó “quan điểm triết học… về lịch sử” trở thành “tư tưởng tư biện đến nỗi
lịch sử cũng biến thành lịch sử triết học đơn thuần… lịch sử đơn thuần của
những tư tưởng có sẵn…” 4.

1 Sđd, Tr. 152
2 Sđd, Tr. 164
3 Sđd, tr.167 - 168
4 Sđd, tr. 168

14

14
14


Stiếcnơ cũng nói đến CNCS, nhưng đó là CNCS đảm bảo quyền tự do
bẩm sinh là tư hữu.
Khi xét đến sự phân tích của Stiếcnơ về hình ảnh “kẻ duy nhất”, con
người cá nhân vì mình, cùng với suy nghĩ về loạt quyền của con người, không
cần biết đến những điều kiện hiện thực, hai ông đánh giá: “Thánh Maxơ rút
ra CNCS từ trong các nhà nước dựa trên tình u do bản thân ơng ta bịa đặt
ra, vì vậy CNCS ấy vẫn là cái CNCS của chỉ riêng Stiếcnơ mà thơi. Một mặt,
thánh Xăng sơ chỉ biết có chủ nghĩa vị kỷ, mặt khác chỉ biết có sự địi hỏi tình
u, lịng thương và những bố thí của con người” 1.
Thực chất tư tưởng của Stiếcnơ là gì? Theo Mác - Ăngghen, đó là
những ảo tưởng về chủ nghĩa tự do của những người thị dân lương thiện và

những kẻ lang thang, khốc lên mình tấm áo chồng của cách mạng Pháp
được gọt dũa cho phù hợp với hiện thực Đức. Vẫn giẫm vào vết xe đổ của các
nhà tiền bối “lý luận của K là triết học của người Đức về cách mạng tư sản
Pháp” nhưng chỉ làm cách mạng trong tư tưởng, né tránh trong hiện thực.
2.1.4. “Những cá nhân hiện thực” - xuất phát điểm nghiên cứu của
Mác và Ăngghen
Cả Phoiơbắc, Bauơ, Stiếcnơ, dù có ba xuất phát điểm khác nhau nhưng
đều rơi vào duy tâm về lịch sử xã hội, do đã từ bỏ con người “cá nhân hiện
thực”. Trong “Hệ tư tưởng Đức”, Mác - Ăngghen đã đặt sự quan tâm của
mình vào xuất phát điểm nghiên cứu. Điều này cũng có nguyên nhân lịch sử
của nó. Các ơng khơng chỉ vạch rõ tính chất duy tâm trong xuất phát điểm của
các nhà triết học Đức hiện đại, mà còn chỉ rõ từ xuất phát điểm ấy, họ đã
phạm những sai lầm như thế nào khi xây dựng quan điểm lịch sử. Để đối lập
với những quan điểm ấy, các ông đã nêu lên xuất phát điểm cho triết học của
mình và với xuất phát điểm này, quan niệm của các ông về lịch sử đã có
những khác biệt, có sự phát triển về cơ bản (phát triển về chất so với các nhà
triết học Đức hiện đại).
1 Sđd, tr.347

15

15
15


Trong “Hệ tư tưởng Đức”, lần đầu tiên Mác - Ăngghen đã trình bày
một cách trực tiếp về xuất phát điểm, về đối tượng nghiên cứu của mình: con
người cá nhân, cụ thể hơn “những cá nhân hiện thực”. Các ông thừa nhận
rằng để xây dựng một thế giới quan triết học mới - thế giới quan DVBC, các
ông đã xuất phát một cách có ý thức từ những tiền đề nhất định, hơn nữa đó

khơng phải là những tiền đề giáo điều, tư biện, mà là những tiền đề thực tế,
hiện thực: “Những tiền đề xuất phát của chúng tôi không phải là những tiền
đề trừu tượng, không phải là giáo điều; đó là những tiền đề hiện thực… khái
niệm thuần túy”.
“Những tiền đề ấy là những con người, khơng phải những con người ở
trong một tình trạng biệt lập và cố định tưởng tượng mà là những con người
trong quá trình phát triển - quá trình phát triển hiện thực và có thể thấy được
bằng kinh nghiệm của họ dưới những điều kiện nhất định” 1… “Chính nơi mà
tư biện dừng lại - chính trong đời sống hiện thực - là nơi bắt đầu khoa học
thực sự, thực chứng, sự miêu tả hoạt động thực tiễn và quá trình thực tiễn của
sự phát triển của con người”2 .
“Những cá nhân hiện thực” này được Mác - Ăngghen đặt trên nền tảng
duy vật triệt để. Hồn tồn khơng giống với triết học Đức là thứ triết học đi từ
trên trời xuống đất, ở đây chúng ta từ dưới đất đi lên trời. Từ dưới đất tức là
chúng ta xuất phát từ những con người đang hành động, hiện thực, đúng như
con người đang hoạt động ngoài cuộc sống.
Lần đầu tiên các ơng khẳng định quan điểm của mình coi con người là
xuất phát điểm của nhận thức triết học của các ông về xã hội, lịch sử. Mác Ăngghen tập trung xem xét hoạt động của con người với tư cách nhân tố
quyết định tiến trình phát triển lịch sử. Hoạt động của con người có 2 mặt:
Hoạt động sản xuất - quan hệ của con người với tự nhiên, tác động của con
người tới tự nhiên. Hoạt động giao tiếp - quan hệ giữa người với người, trước
1 Sđd , Tr. 38
2 Sđd, tr. 39

16

16
16



hết là trong quá trình sản xuất. Hai mặt hoạt động này tác động qua lại lẫn
nhau, nhưng cái đóng vai trò quyết định trong sự tác động qua lại đó là hoạt
động sản xuất., tồn bộ lịch sử xã hội loài người bắt đầu từ sản xuất vật chất.
Theo các ơng, đầu tiên là con người phải có khả năng sống, sau đó mới
có thể làm ra mọi sản phẩm vật chất và tinh thần. Nói cách khác con người
muốn sáng tạo ra lịch sử thì trước hết phải tồn tại, phải sống. Các ông đã
khẳng định: “Nhưng muốn sống được thì trước hết cần phải có thức ăn, thức
uống, nhà ở, quần áo và một vài thứ khác nữa”. 1 Vì vậy, con người phải tham
gia vào sản xuất ra những thứ đó. Q trình sản xuất hay quá trình lao động ra
của cải vật chất đáp ứng nhu cầu tối thiểu đầu tiên của con người đã giúp con
người trở thành "Người" theo đúng nghĩa của nó. Nhờ lao động, con người đã
sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình và đó là điểm khác biệt giữa con
người và con vật. C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ rằng, "bản thân con người
bắt đầu bằng tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất
ra những tư liệu sinh hoạt của mình”.2 Trong q trình đó, con người làm ra
lịch sử - xã hội của chính mình.
Trong q trình sản xuất, trước hết con người phải trao đổi chất với tự
nhiên, khai thác những sản phẩm có trong tự nhiên phục vụ cho nhu cầu tối
thiểu của mình. Sau đó, con người tác động vào tự nhiên khơng chỉ để khai
thác nó, mà cịn làm biến đổi bộ mặt của nó, "sản xuất", "chế tạo" thêm những
cái mà nó khơng có. Trong q trình đó, con người tạo ra một thiên nhiên thứ
hai như là tác phẩm nghệ thuật của chính mình. Đó là q trình biến tự nhiên
thuần t thành tự nhiên - xã hội. Tự nhiên ko phải tĩnh tại, thuần khiết như
Phoiơbắc nghĩ.
Khi nhu cầu tối thiểu được đáp ứng, trước sự vận động của thực tại và
do tác động của hoàn cảnh, ở cá nhân con người lại xuất hiện những nhu cầu

1 Sđd Tr. 40
2 Sđd, tr. 29


17

17
17


mới. Nhu cầu này được thực hiện lại xuất hiện những nhu cầu khác cao hơn,
tạo cho con người những khả năng sáng tạo hơn để tiếp tục thoả mãn nhu cầu.
Nếu khơng có nhu cầu mới, con người chỉ tự thoả mãn với những "tư
liệu" vốn có ban đầu thì đương nhiên, xã hội sẽ dừng lại ở trạng thái không
phát triển. Theo các ông, những nhu cầu mới làm cho cá nhân ln phát huy
tính năng động của bản thân, khơi dậy trong họ ý thức tư duy sáng tạo tìm ra
những "phương thức" để thoả mãn nhu cầu: "Bản thân cái nhu cầu đầu tiên đã
được thoả mãn, hành động thoả mãn với công cụ để thoả mãn mà người ta có
được - đưa tới những nhu cầu mới”.1
Vì vậy, nhu cầu đã trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy tiến bộ xã hội
và quá trình lao động sản xuất để thoả mãn nhu cầu con người là quá trình con
người tạo ra lịch sử xã hội của chính mình. Cùng với việc sản xuất ra những
tư liệu sinh hoạt nhằm thoả mãn nhu cầu sinh hoạt của con người và sự xuất
hiện những nhu cầu mới. Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, cịn có một "quan hệ
thứ ba tham dự ngay từ đầu vào quá trình phát triển lịch sử: hằng ngày tái tạo
ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những con người
khác, sinh sơi nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó
là gia đình”.2
Sự tái tạo ra bản thân con người thông qua việc "sinh con đẻ cái" cũng
là nhu cầu sống cịn để duy trì nịi giống và đảm bảo sự tồn tại, phát triển bình
thường của xã hội. Bởi lẽ, mỗi một thế hệ không thể tồn tại vĩnh viễn trong
lịch sử.
Sự tái tạo ra bản thân con người và sự kế tiếp nhau giữa các thế hệ là
dòng chảy liên tục, từ quá khứ đến tương lai. Thông qua sự phát triển kế tiếp

nhau này, hoạt động của con người đã thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa
kế thừa và đổi mới và qua đó, con người tạo ra lịch sử - xã hội của mình:
"Lịch sử chẳng qua chỉ là sự nối tiếp của những thế hệ riêng rẽ trong đó mỗi
1 Sđd, tr. 40
2 Sđd, tr. 41

18

18
18


thế hệ đều khai thác những vật liệu, những tư bản, những lực lượng sản xuất
do tất cả các thế hệ trước để lại”.1
Việc tái sản sinh ra bản thân con người khơng chỉ đơn thuần để duy trì
nịi giống, tái sản xuất ra sức lao động nhằm tiếp tục q trình sản xuất, mà
điều quan trọng hơn là, thơng qua việc tái sản sinh ra bản thân con người, các
thế hệ có thể kế thừa những thành tựu của quá khứ để phát triển trong hiện tại
và tương lai.
Coi quá trình sản xuất để đáp ứng những nhu cầu đầu tiên nhằm duy trì
sự sống của mỗi cá nhân, cũng như việc "sản xuất" ra đời sống của người
khác thông qua việc sinh con đẻ cái là quan hệ cùng tồn tại, C.Mác và
Ph.Ăngghen khẳng định: "Như vậy là sự sản xuất ra đời sống - ra đời sống
của bản thân mình bằng lao động, cũng như ra đời sống của người khác bằng
việc sinh con, đẻ cái - biểu hiện ngay ra là một quan hệ song trùng: một mặt
là quan hệ tự nhiên, mặt khác là quan hệ xã hội2.
Trong quá trình lao động sản xuất, con người khơng chỉ tác động vào
tự nhiên, mà cịn tác động lẫn nhau và nhờ vậy, hình thành nên các quan hệ xã
hội. C.Mác và Ph.Ăngghen viết: "Ngay từ đầu, đã có mối liên hệ vật chất
giữa người với người, mối liên hệ này bị quy định bởi những nhu cầu và

phương thức sản xuất và cũng lâu đời như bản thân lồi người, - một mối liên
hệ khơng ngừng mang những hình thức mới, và do đó, là “lịch sử”. 3
Bằng hoạt động thực tiễn và lao động sản xuất ra "thế giới vật thể", cải
tạo giới tự nhiên, con người đã tỏ ra là một sinh vật có tính lồi, có ý thức.
Với tư cách là một cá thể, một chủ thể có ý thức, con người khơng tách rời
khỏi môi trường tự nhiên, càng không thể tách khỏi môi trường lịch sử - xã
hội. Khác với những sinh vật thuần tuý bản năng, con người thực sự là một
sinh vật - xã hội, đứng trên đỉnh cao của sự tiến hố giống lồi. Là một sinh
1 Sđd, tr. 65
2 Sđd, tr. 42
3 Sđd, tr. 43

19

19
19


vật, con người cũng có bản năng như mọi sinh vật khác. Song, là một sinh vật
- xã hội, con người có ý thức, có năng lực tự giác và sáng tạo - sức mạnh mà
chỉ riêng con người mới có. Ở con người cái sinh vật và cái xã hội thống nhất
hữu cơ với nhau, là tiền đề và điều kiện của nhau trong sự sinh thành, phát
triển và hoàn thiện bản chất Người của con người xã hội. Nhờ ưu thế của tính
có ý thức, ý thức điều khiển bản năng, nên bản năng của con người không cịn
là bản năng thuần t như động vật. Nó được cải biến theo hướng xã hội hố,
nhân tính hố để ngày càng có tính Người nhiều hơn.
Điều đó có nghĩa là, con người đã tồn tại, đang tồn tại và sẽ tồn tại với
hai tư cách con người vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của quá trình phát triển
lịch sử. Con người là sản phẩm của hoàn cảnh, nhưng chính con người lại là
chủ thể của tất cả những biến đổi to lớn của hoàn cảnh.

Với quan niệm đó, C.Mác và Ph.Ăngghen nhấn mạnh rằng, khơng phải
lịch sử sử dụng con người như một phương tiện để đạt tới mục đích của mình,
mà lịch sử chẳng qua chỉ là hoạt động của con người theo đuổi những mục
đích nhất định. Rằng, con người vừa là tiền đề thường xuyên của lịch sử, vừa
là sản phẩm, là kết quả của lịch sử. Con người là sản phẩm của tự nhiên, song
chính con người lại là tác giả của tất cả những biến đổi to lớn diễn ra trong tự
nhiên. Chính con người, bằng hoạt động lao động của mình đã tạo ra những
điều kiện sinh sống tự nhiên và xã hội cho mình. Con người khơng chỉ là diễn
viên, mà cịn là tác giả của vở kịch do mình dàn dựng. Hồn cảnh cũng chỉ có
thể tạo ra con người trong chừng mực con người tạo ra hoàn cảnh mà thôi.
2.2. Quan điểm về mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất
Xuất phát từ “tiền đề đầu tiên của lịch sử” - con người “cá nhân hiện
thực” đến việc phân tích mối quan hệ giữa con người và xã hội, mà khía cạnh
quan trọng nhất của nó là khía cạnh vật chất, rồi từ đó, trình bày những quan
điểm duy vật về lịch sử với tư cách một hệ thống cùng những khái niệm đặc
thù của nó, có thể nói, là một nội dung cốt lõi của “Hệ tư tưởng Đức”.
20

20
20


Thuật ngữ, Mác - Ăngghen đã chỉ ra trong tác phẩm này rằng, sự giao
tiếp về vật chất, trước hết là sự giao tiếp của con người trong quá trình sản
xuất, là cơ sở của bất cứ sự giao tiếp nào khác. Những thuật ngữ “hình thái
giao tiếp”, “phương thức giao tiếp”, “quan hệ giao tiếp” được dùng trong tác
phẩm biểu thị khái niệm QHSX đã được hình thành ở Mác - Ăngghen trong
giai đoạn này.
“Hệ tư tưởng Đức” là tác phẩm ở thời kỳ đầu hình thành quan điểm duy

vật về lịch sử, dẫu đây là tác phẩm quan trọng nhất của thời kỳ này. Trong tác
phẩm, cái mà chúng ta gọi là hệ thống quan điểm duy vật về lịch sử chưa
được C.Mác và Ph.Ăngghen trình bày một cách rành mạch như trong các tác
phẩm của giai đoạn sau.
Hệ thống ấy có thể được rút lại trong hai nguyên lý quan trọng nhất, hai
nguyên lý cốt lõi của CNDV lịch sử: nguyên lý về sự phát triển biện chứng
giữa LLSX và QHSX và nguyên lý về mối quan hệ biện chứng giữa xã hội
công dân và kiến trúc thượng tầng.
Trước khi đề cập đến các nguyên lý trên, Mác - Ăngghen đã đề cập đến
vai trò của sản xuất vật chất quan trọng như thế nào trong đời sống xã hội.
Hai ông đã xuất phát từ con người. Con người hiện thực muốn tồn tại phải có
những yếu tố thỏa mãn như cầu vật chất (ăn, mặc, ở). Do đó con người phải
lao động tạo ra của cải vật chất, “Người ta phải có khả năng sống đã rồi mới
làm ra lịch sử. Nhưng muốn sống…” 1
Sản xuất vật chất chính là yếu tố phân biệt sự khác nhau giữa con người
với con vật. Con vật cũng có nhu cầu ăn, ở, tồn tại, nó lấy những điều kiện
thỏa mãn trong tự nhiên, cịn con người thì biết sản xuất ra, tạo ra những điều
kiện đó để thỏa mãn nhu cầu. Tại sao ngày xưa đất rộng người thưa mà con
người vẫn chết đói, do trình độ sản xuất vật chất của con người thấp. Nay đất
ít hơn, người đơng hơn nhưng trình độ sản xuất vật chất của con người cao
hơn do vậy đáp ứng được nhu cầu con người cao hơn, “có thể phân biệt con
1 Sđd, tr.40

21

21
21


người với súc vật, bằng ý thức, bằng tôn giáo…” 2. Đây là một phát hiện rất tự

nhiên, vừa đơn giản vừa rất vĩ đại của Mác - Ăngghen, tuy nhiên rất nhiều nhà
triết học đi trước đã không thể nhận ra nên cứ đi giải thích sự phát triển lịch
sử xã hội bằng tinh thần, bằng ý thức. Phát hiện vĩ đại này giống như đã tìm
ra được chiếc chìa khóa lý giải sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Phạm trù LLSX: khái niệm khoa học về LLSX được làm rõ khi phê
phán quan điểm duy tâm của Lixtơ về LLSX trong kinh tế học. Đây là khái
niệm Mác - Ăngghen kế thừa từ các nhà kinh tế học thế kỷ XVII, XVIII. Từ
việc đề cập và làm rõ vai trò của sản xuất vật chất, Mác - Ăngghen đã đi xác
định vai trò của LLSX trong tác phẩm này. Các ông cho rằng, tổng thể các
LLSX quyết định trạng thái của xã hội. Sự phát triển của LLSX dẫn tới sự
phân công lao động xã hội. Tương ứng với sự phân công lao động xã hội là
các hình thức sở hữu. Các hình thức sở hữu này lại quy định các hình thức của
các tổ chức xã hội (nhà nước và các hình thái ý thức xã hội).
- Từ việc thấy được vai trò của LLSX, hai ông đã đưa ra nhiều những
nhận thức mới, sâu sắc hơn về các quy luật của sự phát triển xã hội. Nếu
trước kia, các ông coi quan hệ kinh tế là cái quyết định các quan hệ chính trị,
pháp quyền, v.v., thì giờ đây, trong “Hệ tư tưởng Đức”, các ông đã xác định rõ
cái quyết định bản thân các mối quan hệ kinh tế ấy và làm nên cơ sở sâu xa
hơn của tiến trình phát triển lịch sử nhân loại là các lực lượng sản xuất. Rằng,
rốt cuộc, sự phát triển của các lực lượng sản xuất không chỉ là cái quyết định
tất cả những mối quan hệ giữa người với người, mà còn quyết định bước
chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội này lên hình thái kinh tế - xã hội khác, cao
hơn. Nếu trước kia, các ông coi sản xuất vật chất là cơ sở của tồn bộ đời
sống xã hội thì giờ đây, trong “Hệ tư tưởng Đức”, các ơng đã tìm thấy cơ cấu
nội tại trong sự phát triển của chính cơ sở đó và nhờ vậy, đã giải thích được
mối quan hệ lệ thuộc giữa các mặt chủ yếu của đời sống xã hội: những lực

2 Sđd, tr.29

22


22
22


lượng sản xuất và các quan hệ sản xuất, tổng thể các quan hệ sản xuất và
thượng tầng kiến trúc chính trị, cũng như những hình thái ý thức xã hội.
Hai ơng đã nhìn thấy vai trị của LLSX trong đời sống xã hội. Trước
“Hệ tư tưởng Đức” Mác đã chỉ rõ: con người khơng thể tự mình quyết định
hoặc lựa chọn LLSX cho mình. Đó là cơ sở của tồn bộ lịch sử của con
người, vì thế con người không thể tùy tiện cắt khúc lịch sử. Bất kỳ một LLSX
nào cũng đều là sản phẩm tất yếu của các thế hệ trải qua các thời đại lịch sử
mà tích lũy được.
Trong “Hệ tư tưởng Đức”, hai ơng cho rằng, chỉ cần con người tiến
hành sản xuất vì cuộc sống của mình thì lập tức biểu hiện ra ngay một quan
hệ kép (quan hệ song trùng): Một mặt là quan hệ tự nhiên; Mặt khác là quan
hệ xã hội (là sự hợp tác của nhiều cá nhân). Do đó, hai ông nhận thấy 1
phương thức sản xuất nhất định luôn luôn gắn liền với một phương thức hợp
tác (sự hợp tác của các cá nhân) nhất định hay một xã hội nhất định và do đó
thấy rằng: Tổng thể những LLSX mà con người đã đạt được, quyết định trạng
thái xã hội các ông nhấn mạnh đến tác dụng quyết định của LLSX.
Giữa LLSX và hình thức giao tiếp có mối quan hệ biện chứng, đặc
trưng cơ bản nhất của mối liên hệ này là: “Hình thức giao tiếp phù hợp với
một giai đoạn phát triển nhất định của LLSX” 1. Khi một hình thức giao tiếp
cũ đã trở thành trở ngại sẽ được thay thế bằng một hình thức giao tiếp mới
phù hợp với LLSX đã phát triển 2. Sau này khi phê phán phái Pruđơng, Mác
nói rõ hơn rằng: Những quan hệ xã hội đều gắn liền mật thiết với LLSX. Do
có LLSX mới lồi người thay đổi phương thức sản xuất, cách kiếm sống mới
của mình thay đổi tất cả những quan hệ xã hội của mình. Mác nhấn mạnh tác
dụng quyết định của LLSX. Nó tạo thành cơ sở của một hình thái kinh tế - xã

hội nhất định. Có nghĩa là khi mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX chưa xảy ra

1 Sđd, tr.102
2 Sđd, tr.104

23

23
23


xung đột thì hai mặt đối lập đó, mặc dù mâu thuẫn nhau, nhưng vẫn ở trong
một thể thống nhất – phương thức sản xuất.
Mác - Ăngghen có lúc nói mâu thuẫn, có lúc lại nói phù hợp, thống
nhất chỉ có thể nhận thức và nắm vững mối quan hệ này trên cơ sở vận dụng
tư duy biện chứng: LLSX và QHSX. Nó ln mâu thuẫn với nhau nhưng lại
cùng tồn tại trong PTSX. Lúc nào mâu thuẫn ấy biến thành xung đột thì thể
thống nhất ấy sẽ bị phá vỡ. Mác - Ăngghen thấy rằng mối quan hệ giữa LLSX
và QHSX là mối quan hệ vừa thích ứng vừa thay đổi; vừa phù hợp lại vừa
mâu thuẫn với nhau; cái này thay đổi thì khơng thể khơng dẫn đến sự thay đổi
của cái kia. Như vậy, Mác - Ăngghen đã phát hiện ra quy luật khách quan của
sự phát triển sản xuất vật chất, có thể diễn đạt tồn bộ lịch sử xã hội bằng quy
luật sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX.
2.3. Quan ddiemr về cách mạng xã hội, Giai cấp - đấu tranh giai
cấp, mối quan hệ giữ xã hội công dân và kiến trúc thượng tầng
Từ việc làm sáng tỏ mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX,
Mác - Ăngghen đã giải quyết một loạt các vấn đề của duy vật lịch sử như sau:
Cách mạng xã hội; Giai cấp - đấu tranh giai cấp; Mối quan hệ giữa xã hội
công dân và kiến trúc thượng tầng
2.3.1 Cách mạng xã hội

Mác - Ăngghen viết: “Theo quan điểm của chúng tôi, tất cả mọi xung
đột trong lịch sử đều bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa những LLSX với hình thức
giao tiếp”1. LLSX và QHSX luôn mâu thuẫn với nhau nhưng lại cùng tồn tại
trong một thể thông nhất là phương thức sản xuất. Lúc nào mâu thuẫn biến
thành xung đột thì thể thống nhất ấy sẽ bị phá vỡ tạo thành một cuộc cách
mạng xã hội. Hình thái xã hội mới cao hơn sẽ thay thế hình thái xã hội cũ
khơng còn phù hợp nữa.
Phương thức sản xuất, quan hệ sản xuất không phải là những quy luật
vĩnh cửu mà chúng thích ứng với trình độ phát triển nhất định của con người
1 Sđd, tr.107

24

24
24


và của những LLSX của con người, và bất kỳ sự thay đổi nào trong LLSX của
con người đều dẫn đến sự thay đổi trong những QHSX của con người.
Từ đây Mác - Ăngghen khẳng định: mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX là
nguyên nhân của các cuộc cách mạng xã hội: “Mâu thuẫn giữa LLSX và hình
thức giao tiếp đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử từ trước cho tới nay, song vẫn
không làm hại đến cơ sở của nó thì lần nào cũng đều phải nổ ra thành cách
mạng”1 .
Nhưng cuộc cách mạng xã hội này lại mang hình thức phụ khác nhau
như: Tổng thể những xung đột; Những sự xung đột giữa các giai cấp khác
nhau; Những mâu thuẫn về ý thức; Đấu tranh tư tưởng; Đấu tranh chính trị.
Những người phiến diện đã nắm lấy một trong các hình thức phụ đó mà coi
như cơ sở của cuộc cách mạng ấy mà quên đi nguồn gốc căn bản của nó là
mâu thuẫn giữa LLSX và hình thức giao tiếp. Từ việc xác định được vai trò

của sản xuất vật chất đối với đời sống con người, Mác - Ăngghen đã đi đến
quan niệm đúng đắn về mối quan hệ giữa LLSX và QHSX.
2.3.2 Giai cấp và đấu tranh giai cấp.
Sự hình thành mối quan hệ giai cấp và cuộc đấu tranh giai cấp có
nguyên nhân trực tiếp là sự đối lập về lợi ích giữa giai cấp sở hữu thống trị và
giai cấp không sở hữu bị thống trị. Quan hệ đấu tranh giữa các giai cấp trong
cơ cấu xã hội dựa trên sở hữu tư nhân là một tất yếu. “Nhà nước là hình thức
mà các cá nhân thuộc một giai cấp thống trị dùng để thực hiện lợi ích chung
của họ”.2 Mác - Ăngghen nhận ra nhà nước là nhà nước của một giai cấp (giai
cấp thống trị), khơng có nhà nước chung chung phi giai cấp. Quan hệ giai cấp
được các ông giải thích là quan hệ sở hữu “là quyền tự do chi phối sức lao
động của người khác”3. Mâu thuẫn giữa các lợi ích sản sinh ra nhà nước mang
một hình thức độc lập, tách khỏi những lợi ích thực tế của cá nhân và tập thể.
1 Sđd, tr.107
2 Sđd, tr.90
3 Sđd, tr.40

25

25
25


×