Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tổ chức thực hiện pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập sở văn hóa và thể thao, thành phố hà nội (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.62 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

…………/…………

……/….

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LÊ THỊ MIÊN

TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ
TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CƠNG LẬP
SỞ VĂN HĨA VÀ THỂ THAO, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG
MÃ SỐ: 8 34 04 03

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI – 2020


Cơng trình được hồn thành tại:
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Diệu Oanh

Phản biện 1: TS. Đàm Bích Hiên, Học viện Hành chính Quốc gia
Phản biện 2: PGS.TS Phạm Tiến Đạt, Bộ Tài chính



Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện
Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Phịng họp 3B, Nhà G – Hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ,
Học viện Hành chính Quốc gia.
Số: 77 Nguyễn Chí Thanh – Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội
Thời gian: vào hồi 8 giờ ngày 05 tháng 02 năm 2021

Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia
hoặc trên trang Web Ban Quản lý Đào tạo Sau đại học, Học viện Hành
chính Quốc gia
2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, đòi hỏi cần phải tiếp tục
tái cấu trúc chi ngân sách nhà nước hướng đến phát triển kinh tế nhanh, toàn diện và bền vững. Để
đáp ứng yêu cầu đổi mới nền kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu đặt ra đối với việc đổi mới
cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập để thực hiện mục tiêu tăng nguồn thu
và giảm chi từ nguồn ngân sách nhà nước. Việc thực hiện tự chủ về tài chính đối với các đơn vị sự
nghiệp công lập sẽ không chỉ khơi dậy tính năng động trong nền kinh tế mà cịn phát huy tính năng
động, sáng tạo trong nhiều lĩnh vực hoạt động khác của đời sống xã hội.
Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội Trung ương 6 Khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ
thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công
lập; Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW về tiếp tục đổi
mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp
cơng lập. Trong đó nêu rõ mục tiêu đến năm 2025-2030: Hoàn thiện đầy đủ và đồng bộ hệ thống
pháp luật để thể chế hoá các chủ trương của Đảng về đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ
chức và hoạt động đơn vị sự nghiệp cơng lập; Hồn thiện pháp luật về cơ chế tự chủ đối với các đơn

vị sự nghiệp công lập thuộc các ngành, lĩnh vực trên cơ sở mức độ tự chủ về tài chính, tăng cường
phân cấp và tăng tính chủ động cho các đơn vị sự nghiệp công lập.
Trong những năm qua, các cấp, các ngành đã nỗ lực thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn
vị sự nghiệp công lập và đạt được những kết quả tích cực như: Các đơn vị sự nghiệp cơng lập được
giao quyền tự chủ tài chính, đã chủ động sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước giao để thực
hiện nhiệm vụ; đồng thời, chủ động sử dụng tài sản, nguồn nhân lực để phát triển và nâng cao chất
lượng hoạt động cung cấp dịch vụ cơng, từ đó phát triển nguồn thu; từng bước giảm bớt sự can
thiệp trực tiếp của cơ quan quản lý cấp trên; tạo điều kiện cho đơn vị sự nghiệp thực hiện việc kiểm
soát chi tiêu nội bộ, phát huy tính dân chủ, chủ động, sáng tạo của viên chức, người lao động,…
Việc tổ chức thực hiện pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đã đạt được kết quả bước đầu
song vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế và cịn khơng ít khó khăn như: triển khai lộ trình tự chủ tài
chính cịn chậm; chi tiêu ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập cịn lớn, có đơn vị
hoạt động kém hiệu quả, tư tưởng chậm đổi mới của cán bộ, viên chức chưa theo kịp các quy luật
của cơ chế thị trường; hệ thống pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính chưa được hồn thiện, tính tự
chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập chưa cao, chất lượng dịch vụ cơng chưa đảm bảo sự cạnh
tranh bình đẳng với khu vực tư; nhiều đơn giá định mức kỹ thuật chưa được ban hành …
Từ thực tiễn đó, sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu em đã chọn đề tài: “Tổ chức thực
hiện pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp cơng lập Sở Văn hóa và Thể
thao thành phố Hà Nội.” làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình. Thơng qua việc nghiên cứu này,
em mong muốn nhận được sự quan tâm, ủng hộ từ phía Học viện Hành chính Quốc gia nhằm hồn
thiện lý thuyết và tìm giải pháp giải quyết, góp phần thực hiện nhiệm vụ chiến lược, mục tiêu phát
triển hoạt động sự nghiệp cơng nói chung và của ngành Văn hóa và Thể thao nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
- Nguyễn Xuân Viện, Cơ chế tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ,
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, luận văn Thạc sỹ Tài chính – Ngân hàng, Học viện Hành
chính Quốc gia, năm 2015.
1


- Nguyễn Thị Mỹ Linh, Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính đối với tổ chức khoa học và công

nghệ tại Tổng cục tiêu chuẩn và đo lường chất lượng, luận văn Thạc sỹ Quản lý công, Học viện
Hành chính Quốc gia năm 2015.
- Nguyễn Thị Thu Dung, Cơ chế tự chủ tài chính đối với các tổ chức khoa học và công nghệ
tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, luận văn Thạc sỹ Quản lý cơng, Học viện
Hành chính Quốc gia, năm 2016.
- Vi Thị Thu Phương, Quản lý tài chính tại Tạp chí thuế - Tổng cục thuế, luận văn Thạc sỹ
Quản lý cơng, Học viện Hành chính Quốc gia, năm 2016.
- Lê Thúy Quỳnh, Quản lý tài chính tại Học viên Thanh thiếu niên Việt Nam, luận văn Thạc
sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, năm 2017.
- Vũ Thị Lê Quy, Quản lý nhà nước về tài chính đối với các dự án viện trợ khơng hồn laị
trực thuộc Bộ Y tế, luận văn Thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, năm 2017.
- Đặng Thu Hà, Quản lý tài chính tại Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội, luận văn Thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, năm 2018.
- Vương Thu Hồi, Cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viện cơng trên địa bàn tỉnh Hịa
Bình, luận văn Thạc sỹ Quản lý cơng, Học viện Hành chính Quốc gia, năm 2018.
- Trần Thị Thanh Hằng, Cơ chế tự chủ tài chính tại Trung tâm đào tạo nghiệp vụ tiêu chuẩn
đo lường chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ, luận văn Thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng, Học
viện Hành chính Quốc gia, năm 2019
- Hồng Thanh Phương, Quản lý tài chính tại Cục Thống kê thành phố Hà Nội, luận văn
Thạc sỹ Quản lý cơng, Học viện Hành chính Quốc gia, năm 2019.
- ThS. Nguyễn Thị Nguyệt (Khoa Kế tốn – Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Cơng nghiệp,
bài viết Cơ chế tự chủ tài chính của những đơn vị sự nghiệp cơng lập, tạp chí Cơng thương, năm
2019. Trong bài viết này, tác giả nêu rõ vai trò, mục tiêu và đánh giá khá chi tiết về tình hình thực
hiện cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp sau 04 năm thực hiện Nghị định số
16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính Phủ và từ đó đề xuất một số giải pháp thực hiện trong
thời gian hiện nay.
- PGS.TS. Nguyễn Trường Giang, bài viết Đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp cơng
theo tinh thần Nghị quyết Trung Ương 6 khóa XII, Tạp chí tài chính tháng 02/2018. Tác giả phân
tích những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện nâng cao quyền tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp
công lập và giải pháp đổi mới cơ chế phân bổ nguồn lực ngân sách nhà nước.

- ThS. Nguyễn Nguyễn Xuân Trường, “Các giải pháp đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài
chính đối với đơn vị sự nghiệp cơng lập”, Tạp chí Tài chính tháng 04/2018. Tác giả phân tích thực
trạng đổi mới hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập và giải pháp đẩy mạnh đổi mới cơ chế hoạt động,
cơ chế tài chính.
- ThS. Phạm Xuân Thủy, Vũ Anh, Nguyễn Thị Mai Liên, Nguyễn Thị Quỳnh Phương
(2018), bài viết“Đổi mới tổ chức hoạt động các đơn vị sự nghiệp cơng lập của Bộ Tài chính trong
điều kiện hiện nay”, Tạp chí Tài chính kỳ 2, tháng 9/2018.
Qua nghiên cứu một số luận văn cho thấy chưa có tác giả nào nghiên cứu đề tài luận văn
“Tổ chức thực hiện pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập Sở
Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội.”. Luận văn này phù hợp với chuyên ngành Quản lý công và

2


khơng có sự trùng lặp về phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, mục đích nghiên cứu với các
luận văn khác.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Đề xuất các giải pháp bảo đảm việc tổ chức thực hiện pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính
đối với các đơn vị sự nghiệp cơng lập Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Nghiên cứu tổ chức thực hiện pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự
nghiệp cơng lập nói chung và đối với lĩnh vực văn hóa thể thao thành phố Hà Nội
- Nêu thực trạng về tổ chức thực hiện pháp luật cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự
nghiệp cơng lập Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, đánh giá kết quả đạt được và những tồn
tại, hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất các giải pháp bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối
với các đơn vị sự nghiệp cơng lập nói chung và các đơn vị sự nghiệp cơng lập Sở Văn hóa và Thể
thao thành phố Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu tổ chức thực hiện pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với
16 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Nghiên cứu lý luận về tổ chức thực hiện pháp luật cơ chế
tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp cơng lập và tình hình tổ chức thực hiện pháp luật về cơ
chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp cơng lập trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: tại 16 đơn vị sự nghiệp cơng lập trực thuộc Sở Văn
hóa và Thể thao Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: giai đoạn từ 2015 đến tháng 6/2020.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Nghiên cứu những tài liệu lý luận, văn bản, sách báo và các cơng trình đã nghiên cứu có liên
quan đến đề tài nhằm mục đích tổng quan nghiên cứu vấn đề và xây dựng cơ sở lý luận về tổ chức
thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp nghiên cứu và thu thập tài liệu,
phương pháp thống kê, quản lý số liệu; phương pháp tổng hợp, phân tích và đánh giá; phương pháp
so sánh; phương pháp chuyên gia.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Dựa trên lý luận và nghiên cứu thực tế tại các đơn vị sự nghiệp công của Sở Văn hóa và
Thể thao, luận văn đã đưa ra các giải pháp nhằm:
Một là, luận văn đã hệ thống hóa, bổ sung những vấn đề về cơ chế quản lý tài chính đối với
đơn vị sự nghiệp cơng lập thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao
Hai là, luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật về cơ chế tự
chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập về lĩnh vực văn hóa, thể thao và thực trạng tổ chức
thực hiện pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Văn
hóa và Thể thao thành phố Hà Nội Đồng thời, luận văn đã nêu rõ những hạn chế, tồn tại và đề xuất
3


các giải pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị

sự nghiệp cơng lập Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội.
Với những kết quả đạt được, luận văn góp phần thực hiện việc điều chỉnh, bổ sung các quy
định của pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính ở các đơn vị sự nghiệp công lập. Các kết quả nghiên
cứu là tài liệu tin cậy đối với các cán bộ, công chức, viên chức tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào
quá trình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính ở các đơn vị sự nghiệp cơng lập thuộc lĩnh vực văn hóa,
thể thao.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được cấu
trúc trong 3 chương:
- Chương 1. Cơ sở lý luận tổ chức thực hiện pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với các
đơn vị sự nghiệp công lập.
- Chương 2. Thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với các
đơn vị sự nghiệp cơng lập trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hà Nội
- Chương 3. Quan điểm và giải pháp bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật cơ chế tự chủ tài
chính đối với các đơn vị sự nghiệp cơng lập Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hà Nội

4


CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI
CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
1.1. Pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập
1.1.1. Khái niệm
Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công được hiểu là các quy định về quyền tự chủ, các
đơn vị này tự chịu trách nhiệm đối với những nhiệm vụ mang tính chất thuộc phạm vi cũng như
quyền hạn của các đơn vị sự nghiệp công về tổ chức bộ máy và nguồn tài chính của đơn vị. Quyền
tự chủ tài chính của các cơ quan nhà nước là việc các cơ quan nhà nước tự đứng ra trực tiếp sử dụng
đối với nguồn kinh phí được cơ quan nhà nước cấp, có đầy đủ các thành phần về mặt tài khoản cũng
như con dấu riêng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao về kinh phí hoạt động

cũng như số lượng biên chế của đơn vị, cơ quan đó.
Pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập được hiểu là hệ
thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội trong việc áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp khác nhau hướng tới
việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho các đơn vị sự nghiệp cơng lập để hồn
thành nhiêm vụ được giao và phát huy mọi khả năng để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động.
1.1.2. Nội dung pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập
Một là, đặc điểm, phân loại và kế hoạch lộ trình tự chủ các đơn vị sự nghiệp công lập
- Đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm: Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ
hồn tồn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự và đơn vị sự nghiệp cơng lập
chưa được giao quyền tự chủ hồn tồn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự.
- Đơn vị sự nghiệp công lập thành 4 loại: Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường
xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công tự
bảo đảm một phần chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường
xuyên.
- Phấn đấu đạt các mục tiêu của Trung Ương đề ra: đến năm 2021, phấn đấu có 10% đơn vị
tự chủ tài chính, giảm bình qn 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp
công lập so với giai đoạn 2011 – 2015; đến năm 2025 và 2030, phấn đấu có tối thiểu 20% đơn vị tự
chủ tài chính, tiếp tục giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự
nghiệp công lập so với giai đoạn 2016 – 2020; đến năm 2030, giảm bình quân 15% chi trực tiếp từ
ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2021 – 2025.
Hai là, quy định về việc tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp cơng lập
Nguồn tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm: nguồn thu từ ngân sách nhà
nước, nguồn thu phí, lệ phí, nguồn thu hoạt động dịch vụ sự nghiệp và các nguồn thu khác.
Các nội dung chi trong đơn vị sự nghiệp công lập được chia thành 02 loại: Chi thường
xuyên và chi nhiệm vụ không thường xuyên. Chi thường xuyên gồm: chi tiền lương, chi hoạt động
chuyên môn, quản lý, chi cho việc thực hiện thu phí, lệ phí, kể cả trích khấu hao tài sản cố định theo
quy định. Chi nhiệm vụ không thường xuyên gồm: chi từ nguồn thu phí, lệ phí được để lại chi (chi
mua sắm, sửa chữa lớn trang thiết bị, tài sản phục vụ cơng tác thu phí), chi thực hiện nhiệm vụ khoa
học và công nghệ (đối với đơn vị không phải là tổ chức khoa học công nghệ); chi thực hiện các

5


chương trình mục tiêu quốc gia; chương trình, dự án, đề án khác; chi vốn đối ứng thực hiện các dự
án theo quyết định của cấp có thẩm quyền; chi đầu tư phát triển; chi mua sắm trang thiết bị phục vụ
hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chi thực hiện nhiệm vụ đột xuất
được cơ quan có thẩm quyền giao; chi từ nguồn vốn vay, viện trợ, tài trợ theo quy định; các khoản
chi khác theo quy định.
Ba là, quy định về tự chủ trong giao dịch tài chính
Đơn vị sự nghiệp công được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng thương mại hoặc Kho bạc
Nhà nước để phản ánh các khoản thu, chi hoạt động dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân
sách nhà nước. Lãi tiền gửi là nguồn thu của đơn vị và được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động
sự nghiệp hoặc bổ sung vào quỹ khác theo quy định của pháp luật, không được bổ sung vào Quỹ bổ
sung thu nhập; Các khoản kinh phí thuộc ngân sách nhà nước, các khoản thu dịch vụ sự nghiệp
công sử dụng ngân sách nhà nước, các khoản thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí, đơn vị mở tài
khoản tại Kho bạc Nhà nước để phản ánh.
Bốn là, quy định về thực hiện quản lý tài sản nhà nước và quy chế chi tiêu nội bộ
Đơn vị sự nghiệp cơng có trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo quy định của
pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
Đơn vị sự nghiệp cơng có trách nhiệm xây dựng và ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy
chế quản lý và sử dụng tài sản gửi cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan quản lý cấp trên có ý kiến bằng
văn bản yêu cầu đơn vị điều chỉnh lại cho phù hợp.
Năm là, quy định về việc lập, phân bổ và giao dự toán
Lập dự toán thu, chi phí theo pháp luật về phí, lệ phí, các nhiệm vụ không thường xuyên
theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Việc phân bổ và giao dự toán của cơ quan quản lý cấp
trên cho đơn vị sự nghiệp công thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Cơ quan
quản lý cấp trên thực hiện đặt hàng đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và
chi đầu tư. Đặt hàng, giao kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công tự
bảo đảm một phần chi thường xuyên.
Sáu là, quy định về cơ chế đặt hàng, đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, xây dựng

định mức kinh tế kỹ thuật và tính giá, phí dịch vụ sự nghiệp cơng
Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân
sách nhà nước thực hiện theo phương thức đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công. Định mức
kinh tế kỹ thuật là căn cứ để tính giá dịch vụ sự nghiệp công, là cơ sở để triển khai phân bổ ngân
sách nhà nước theo cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ, đấu thầu gắn với số lượng, chất lượng sản
phẩm dịch vụ công. Giá dịch vụ sự nghiệp công, gồm 02 loại giá dịch vụ sự nghiệp cơng khơng sử
dụng kinh phí ngân sách nhà nước và giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà
nước. Dịch vụ sự nghiệp cơng thuộc danh mục thu phí thực hiện theo quy định pháp luật về phí, lệ
phí.
1.2. Tổ chức thực hiện pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp
công lập
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm, chủ thể tổ chức thực hiện pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối
với các đơn vị sự nghiệp công lập
Tổ chức thực hiện pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập
là việc lên kế hoạch, sắp xếp các hoạt động và phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể cho các chủ
6


thể là các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các hoạt động đó; đồng thời các cơ quan, tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền trong việc hướng dẫn, chuẩn bị các nguồn lực, điều kiện nhằm bảo đảm các
quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị - xã hội trong việc áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp khác nhau hướng tới việc trao
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp công lập trong việc quản lý và sử dụng
nguồn tài chính để hồn thành nhiệm vụ được giao và phát huy mọi khả năng để nâng cao chất
lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Tổ chức thực hiện pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp cơng lập
có những đặc điểm sau:
- Tổ chức thực hiện pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp cơng
lập mang tính đồng bộ, tập trung, thống nhất cao nhằm đảm bảo sự chỉ đạo, điều hành và tổ chức
thực hiện thống nhất.

- Tổ chức thực hiện pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công
lập là hành vi thực tế, hợp pháp của các chủ thể pháp luật. Đây là tiêu chí cơ bản nhất để đánh giá
việc thực hiện pháp luật, vì nếu khơng đạt được những mục tiêu chính sách đặt ra thì các quy phạm
pháp luật cũng khơng có giá trị thực tế.
Các chủ thể có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật có thể được trao những khoảng
không gian nhất định để thực hiện công việc nhằm đảm bảo việc thực hiện pháp luật có tính linh
hoạt, phù hợp với các tình huống trên thực tế, nhưng tất cả mọi quyền hạn đó đều phải nằm trong
khuôn khổ pháp luật và phải được pháp luật trao quyền.
- Tổ chức thực hiện pháp luật phải tuân thủ các trình tự, thủ tục do pháp luật quy định: Hoạt
động tổ chức thực hiện pháp luật như xây dựng và hoàn thiện pháp luật, thanh tra, kiểm tra, kiểm
sốt, … phải tn thủ theo quy trình, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
- Tổ chức thực hiện pháp luật mang tính chủ động, linh hoạt cao: Chính Phủ quy định cơ chế
tự chủ tài chính nói chung đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Trên cơ sở văn bản quy định
chung của Chính Phủ và tùy vào chức năng, nhiệm vụ, điều kiện của từng ngành, lĩnh vực, Các Bộ
chuyên ngành rà soát, ban hành xây dựng Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp
trong từng lĩnh vực. Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, điều hành của các cơ quan cấp trên, cơ quan
cấp dưới đề xuất và chủ động đưa ra các giải pháp để tổ chức thực hiện pháp luật về cơ chế tự chủ
tài chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật, Chính
Phủ, Bộ chun ngành và UBND các cấp phát hiện những bất cập, hạn chế của văn bản quy phạm
pháp luật và đề xuất xây dựng văn bản mới hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản hiện hành hoặc bãi
bỏ các quy định khơng cịn phù hợp.
Chủ thể tổ chức thực hiện pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp
cơng lập, bao gồm: Chính phủ, các bộ chuyên ngành, các cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân
dân các cấp, Uỷ ban nhân dân các cấp, các cơ quan thông tin, tuyên truyền, Mặt trận tổ quốc các
cấp, các cơ quan nhà nước quản lý các đơn vị sự nghiệp công lập và các đơn vị sự nghiệp cơng lập.
1.2.2. Vai trị của tổ chức thực hiện pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn
vị sự nghiệp cơng lập
Một là, tổ chức thực hiện pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp
cơng lập nhằm mục đích đưa pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính vào thực tiễn.


7


Hai là, nhằm nâng cao năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức,
người lao động trong việc tổ chức thực hiện pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị
sự nghiệp công lập.
Ba là, thông qua việc tổ chức thực hiện pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn
vị sự nghiệp cơng lập sẽ góp phần phát hiện ra những tồn tại, hạn chế để từ đó tiếp tục hồn thiện
pháp luật hiện hành để bảo đảm thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
1.2.3. Nội dung tổ chức thực hiện pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn
vị sự nghiệp cơng lập
1.2.3.1. Ban hành và hồn thiện các văn bản pháp luật, hướng dẫn, xây dựng kế hoạch triển
khai thực hiện các quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp
công lập
Các văn bản pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta
thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật như Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định. Trên cơ
sở quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước tổ chức thực hiện dưới nhiều hình thức và phương
pháp khác nhau nhau nhằm đổi mới cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp cơng lập.
Trong đó, Nhà nước đặc biệt quan tâm đến việc ban hành và hoàn thiện các văn bản pháp luật và
pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp cơng lập là kim chỉ nam cho mọi
hành động của các đơn vị, tổ chức, cá nhân. Ở mỗi cấp, ngành căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ thực
hiện xây dựng, ban hành văn bản pháp luật và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật.
1.2.3.2. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với
các đơn vị sự nghiệp cơng lập
Một là, ban hành kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn để các ngành, các địa phương
quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung của các quy định pháp luật.
Hai là, thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố tới đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân nên đã từng bước nâng cao nhận thức, trách nhiệm
về mục tiêu, quan điểm, ý nghĩa và yêu cầu của công tác tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự
nghiệp cơng lập trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Ba là, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức xã hội khác tuyên truyền, vận động các cán
bộ công chức, viên chức, người lao động cùng các đơn vị có liên quan thực hiện pháp luật về cơ chế
tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.
Bốn là, triển khai đồng bộ và phong phú các loại hình thông tin, tuyên truyền của hệ thống
cơ quan thông tin, tuyên truyền, chú trọng đổi mới nội dung, duy trì, phát huy loại hình tun truyền
có hiệu quả.
1.2.3.3. Thực hiện nội dung pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự
nghiệp cơng lập
Để đảm bảo việc đổi mới cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, cần
tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Xây dựng kế hoạch và thực hiện lộ trình tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp cơng
lập.
- Xác định nguồn tài chính tại các đơn vị sự nghiệp cơng lập.
- Quản lý và sử dụng nguồn tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập
- Thực hiện quy định về tự chủ trong giao dịch tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập.
8


- Thực hiện việc quản lý tài sản nhà nước và quy chế chi tiêu nội bộ đối với các đơn vị sự
nghiệp công lập.
- Thực hiện quy định về việc lập, phân bổ và giao dự toán đối với các đơn vị sự nghiệp công
lập.
- Thực hiện quy định về đặt hàng, đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, xây dựng định
mức kinh tế kỹ thuật và tính giá, phí dịch vụ sự nghiệp cơng lập.
1.2.3.4. Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về cơ chế tự chủ tài
chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập
Giám sát của Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức xã hội khác, nhân
dân nhằm kịp thời phát hiện, góp ý kiến với các cơ quan tổ chức thực hiện pháp luật về cơ chế tự
chủ tài chính. Hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc chấp
hành cơ chế tự chủ tài chính, chấp hành việc lập giao và phân bổ dự toán, thực hiện quy chế chi tiêu

nội bộ và quy chế quản lý tài sản, cơ chế tính giá, xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật và lộ trình tự
chủ. Sau khi giám sát, thanh tra, kiểm tra phải có đánh giá, kết luận ở từng đơn vị, từng cấp, từng
ngành khi tổ chức thực hiện cơ chế tự chủ tài chính ở các đơn vị sự nghiệp. Qua đó xử lý những
trường hợp chưa nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính và
khen thưởng kịp thời các đơn vị tổ chức thực hiện tốt nhằm tạo động lực cho mỗi cá nhân, tập thể
trong việc tổ chức thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.
1.3. Các điều kiện bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối
với các đơn vị sự nghiệp công lập
1.3.1. Pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp cơng lập
Việc tổ chức thực hiện pháp luật yêu cầu phải đảm bảo phù hợp với các quy định của hệ
thống pháp luật. Do đó, địi hỏi các văn bản quy định của pháp luật phải rõ ràng, đảm bảo tính hệ
thống, nhằm tạo môi trường và hành lang pháp lý cho các hoạt động, trong đó có hoạt động tài
chính.
Hệ thống pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính bao gồm: các văn bản pháp luật liên quan đến
cơ chế tài chính và các văn bản dưới luật của Chính Phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền khác.
1.3.2. Năng lực của các cơ quan thực hiện pháp luật
Các cán bộ, công chức, viên chức là nguồn lực quan trọng nhất nhằm đưa chính sách pháp
luật vào thực tiễn cuộc sống. Các cán bộ, công chức, viên chức phải thực hiện đúng chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn được giao theo đúng quy định của pháp luật. Các cán bộ, công chức, viên
chức ở mỗi vị trí khác nhau phải có đủ trình độ, năng lực để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được
giao. Việc đổi mới cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp cơng lập địi hỏi mỗi cán bộ,
cơng chức, viên chức phải có nhận thức đổi mới về cơ chế tự chủ tài chính.
1.3.3. Các điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện pháp
luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp cơng lập
Điều kiện về tài chính là một trong yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của công tác
tổ chức thực hiện pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Các
điều kiện về tài chính như kinh phí cho cơng tác tổ chức, thù lao, lương cho hệ thống cơ quan thực
thi pháp luật, chi phí cho cơng tác tun truyền pháp luật, chế độ đãi ngộ đội ngũ viên chức, người
lao động. Cơ sở vật chất để đảm bảo thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập

9


bao gồm: Trụ sở làm việc, các trang thiết bị, … có những ảnh hưởng nhất định đến việc nâng cao
mức tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập.
1.3.4 Công khai, minh bạch về thực hiện cơ chế tự chủ tài chính
Đảm bảo cơng khai, minh bạch trong việc tổ chức thực hiện pháp luật trước hết được thể
hiện ở việc công khai các quy định về mặt nội dung, quy trình tổ chức thực hiện làm cơ sở để tăng
cường sự hiểu biết của cán bộ, công chức, viên chức đối với việc tổ chức thực hiện pháp luật. Sự
hiểu biết pháp luật của những chủ thể tham gia vào quá trình thực hiện pháp luật là điều kiện cơ bản
nhất để tổ chức thực hiện pháp luật có hiệu quả.
Tiểu kết chương 1
Trong chương này, luận văn đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức thực hiện
pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, bao gồm: Khái niệm, đặc
điểm, phân loại, chủ thể, vai trò, nội dung và các điều kiện bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về
cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công. Chương này làm cơ sở lý luận để phân
tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm thực hiện tốt pháp luật cơ chế tự chủ tài chính đối với các
đơn vị sự nghiệp cơng lập Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội

10


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ
CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CƠNG LẬP TRỰC
THUỘC SỞ VĂN HĨA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Khái quát chung về Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hà Nội và các đơn vị sự
nghiệp công lập trực thuộc
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ và quá trình hình thành, phát triển của Sở Văn hóa và Thể thao
thành phố Hà Nội

Thực hiện Kế hoạch số 97/KH-UBND ngày 20/5/2016 để triển khai thực hiện Nghị định số
16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về thực hiện cơ chế tự chủ. Sở đã tổ chức sắp xếp
tinh gọn đầu mối các đơn vị có trùng chức năng, nhiệm vụ, sau sắp xếp còn 09 phòng và giảm 4 đơn
vị, còn lại 16 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở.
09 phòng quản lý nhà nước bao gồm: Văn phòng Sở, phòng Tổ chức Pháp chế, phòng Kế
hoạch Tài chính, phịng Quản lý Văn hóa, phịng Quản lý Di sản, phòng Quản lý Nghệ thuật, phòng
Quản lý Nếp sống Văn hóa và Gia đình, phịng Quản lý Thể dục Thể thao, Thanh tra Sở.
16 đơn vị sự nghiệp, bao gồm: Nhà hát múa rối Thăng Long, Nhà hát Chèo Hà Nội, Nhà hát
Kịch Hà Nội, Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long, Nhà hát nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội, Nhà hát
Cải lương Hà Nội, Trung tâm HĐVHKH Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Bảo tàng Hà Nội, Ban quản
lý di tích danh thắng Hà Nội, Ban quản lý nhà tù Hỏa Lò, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT
Hà Nội, Trường phổ thông năng khiếu TDTT Hà Nội, Trung tâm văn hóa thành phố, Trung tâm
thông tin triển lãm, Báo Màn ảnh sân khấu, Thư viện Hà Nội.
2.1.2 Điều kiện bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với các
đơn vị sự nghiệp cơng lập Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội
- Yếu tố pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập
Pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập là hệ thống các văn
bản từ Trung Ương đến địa phương nhằm đảm bảo thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng
về đổi mới cơ chế tài chính tại các đơn vị sự nghiệp cơng lập. Đảng, Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch và UBND thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản để định hướng và tổ chức
triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công.
- Yếu tố về năng lực của các cơ quan tổ chức thực hiện pháp luật
Để tổ chức thực hiện pháp pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp
cơng lập Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hà Nội, các cơ quan đơn vị từ Trung ương, các bộ
ngành, UBND thành phố Hà Nội đến các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội, Sở Văn hóa và Thể thao
thành phố Hà Nội, các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở đều có vai trị, trách nhiệm theo
chức năng, nhiệm vụ được giao. Các cơ quan, đơn vị trên sẽ sử dụng bộ máy tổ chức và nguồn nhân
lực hiện có để thực hiện pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp cơng lập
và không làm tăng biên chế theo quy định. Qua thực tiễn cho thấy: nhận thức của lãnh đạo các các
cấp, ngành và chính quyền địa phương cịn hạn chế, ở một số cơ quan còn cho rằng đây là trách

nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập; thiếu các chun gia giỏi có trình độ cao, có kinh nghiệm
thực tiễn tham gia vào quá trình xây dựng và ban hành văn bản pháp luật; các cán bộ, viên chức có
trình độ, chun mơn cịn hạn chế chưa đưa ra được các giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm
nhằm tăng nguồn thu và giảm chi từ nguồn ngân sách; hoạt động kiểm tra, thanh tra được triển khai
nhưng chưa phát hiện ra các hành vi vi phạm.
11


- Yếu tố về tài chính, cơ sở vật chất
Chi phí thực hiện cơng tác tổ chức tình hình thực hiện pháp luật được trích từ nguồn kinh
phí tự chủ của các đơn vị sự nghiệp cơng lập cịn thấp. Đội ngũ viên chức, người lao động đơn vị sự
nghiệp cơng lập ở một số đơn vị có nguồn thu thấp nên mức lương và thưởng thấp, nhiều khi còn bị
chi phối về điều kiện, phương tiện làm việc nên chưa thực sự tập trung vào việc thực hiện pháp luật
về cơ chế tự chủ tài chính.
Cơ sở vật chất để đảm bảo thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập
bao gồm: Trụ sở làm việc, các trang thiết bị, … có những ảnh hưởng nhất định đến việc nâng cao
mức tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp cơng lập. Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở
đều có cơ sở nhà đất nằm trên trục đường giao thông trung tâm nên rất thuận tiện cho việc tổ chức
các sự kiện văn hóa, thể thao. Tuy nhiên, các cơ sở nhà đất đều đã được đầu tư từ nhiều năm trước
nên xuống cấp và các trang thiết bị chuyên dùng còn thiếu và chưa đồng bộ chưa theo kịp khu vực
tư nhân nên việc chấp hành pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính cịn bộc lộ nhiều hạn chế.
- Yếu tố về công khai và minh bạch về thực hiện cơ chế tự chủ tài chính
Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội và một số các đơn vị sự nghiệp công lập trực
thuộc đã thực hiện cơng khai, minh bạch dự tốn thu, chi và quyết tốn các khoản thu chi, cơng khai
tài chính. Ở một số đơn vị sự nghiệp cơng lập công khai chưa đầy đủ nội dung hoặc công khai
nhưng thiếu tính minh bạch, khơng đúng hình thức quy định hoặc không đảm bảo thời gian theo
quy định.
2.2. Thực tiễn tổ chức thực hiện pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị
sự nghiệp cơng Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội giai đoạn từ năm 2015 đến tháng
6/2020

2.2.1. Tình hình ban hành văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện các quy định về cơ chế
tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập
Các cơ quan của Trung Ương và thành phố Hà Nội và Sở Văn hóa và Thể thao thành phố
Hà Nội đã xây dựng kế hoạch thực hiện và hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp công tổ chức triển khai
thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công. Cụ thể như sau:
- Kế hoạch 97/KH-UBND ngày 20/5/2016 của UBND thành phố về việc thực hiện Nghị
định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự
nghiệp công lập thuộc thành phố quản lý.
- Kế hoạch 44/KH-UBND ngày 09/8/2019 của UBND thành phố Hà Nội về việc triển khai
thực hiện nâng mức tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thành phố Hà Nội giai
đoạn 2018-2021
- Kế hoạch số 1750/KH-SVHTT ngày 30/5/2016 của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội về
việc triển khai kế hoạch 97/KH-UBND ngày 20/5/2016 của UBND thành phố Hà Nội về việc thực
hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn
vị sự nghiệp công lập thuộc thành phố quản lý.
2.2.2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn
vị sự nghiệp cơng lập Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội
Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội đã bám sát chủ trương, chính sách của Đảng để triển
khai các nhiệm vụ được giao một cách tồn diện và có trọng tâm, trọng điểm. Theo đó, các kế
hoạch đã được ban hành kịp thời để tổ chức thực hiện. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật
12


trên địa bàn thành phố được thực hiện kịp thời về mục tiêu, ý nghĩa, yêu cầu nội dung đổi mới cơ
chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập tới đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân
dân nên đã từng bước nâng cao nhận thtức, trách nhiệm về mục tiêu, quan điểm, ý nghĩa và u cầu
của cơng tác tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố được thực hiện kịp thời, đầy đủ tới
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân nên đã từng bước nâng cao nhận thtức, trách
nhiệm về mục tiêu, quan điểm, ý nghĩa và yêu cầu của công tác tự chủ tài chính đối với các đơn vị

sự nghiệp cơng lập trên địa bàn thành phố Hà Nội. Qua đó, nâng cao trách nhiệm, thống nhất nhận
thức và hành động của từng cấp, từng ngành và mỗi cán bộ, công chức, viên chức của hệ thống
chính trị. Đồng thời, tạo sự đồng thuận của nhân dân đối với chủ trương quan trọng này.
Sở Văn hóa và Thể thao đã tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết của Trung
Ương và Chính Phủ nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức, hành động của Thủ trưởng đơn vị sự
nghiệp công lập, tập thể viên chức, người lao động trong đơn vị góp phần nâng cao chất lượng, hiệu
quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước và các quy định của thành phố
Hà Nội, tuyên truyền về mục tiêu, ý nghĩa, yêu cầu nội dung đổi mới cơ chế tài chính của các đơn vị
sự nghiệp cơng lập nhằm thay đổi và nâng cao nhận thức, tạo đồng thuận của cán bộ, công chức,
viên chức và người lao động trong đơn vị, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của
đơn vị, đẩy mạnh nâng cao mức tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
2.2.3. Nội dung tổ chức thực hiện pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự
nghiệp cơng Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hà Nội giai đoạn từ năm 2015 đến tháng 6/2020
2.2.3.1 Xây dựng kế hoạch và thực hiện lộ trình nâng mức tự chủ đối với các đơn vị sự
nghiệp cơng lập và lộ trình nâng mức tự chủ
Từ năm 2015 đến nay, Sở Văn hóa và Thể thao đã giảm được 04 đầu mối từ đơn vị sự
nghiệp công lập và 03 đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo một phần chi thường xuyên chuyển sang
đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên. Cụ thể như sau:
- Đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường và chi đầu tư: 0 đơn vị
- Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên: 04 đơn vị. (25% đơn vị). Bao gồm: Nhà hát múa rối
Thăng Long, Trung tâm Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Ban quản lý di tích nhà tù
Hỏa Lị, Ban quản lý di tích danh thắng.
- Đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên: 12 đơn vị. (75% đơn vị). Bao gồm: Nhà
hát Kịch Hà Nội, Nhà hát Chèo Hà Nội, Nhà hát Cải lương Hà Nội, Nhà hát nghệ thuật xiếc và tạp
kỹ Hà Nội, Nhà hát ca múa nhạc Thăng Long, Trung tâm Văn hóa Thành phố Hà Nội, Trung tâm
Thơng tin triển lãm Hà Nội, Thư viện Hà Nội, Trường Phổ thông Năng khiếu, Trung tâm Huấn
luyện và Thi đấu TDTT Hà Nội, Báo Màn ảnh sân khấu và Bảo tàng Hà Nội
- Đơn vị do Ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: 0 đơn vị.
Thực hiện Kế hoạch số 227/KH-SVHTT ngày 29/6/2018 và 68/KH-SVHTT ngày 05/3/2019

của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức triển khai việc nâng mức tự chủ chi thường. Chi tiết
lộ trình nâng mức tự chủ giai đoạn 2015-2020 được thể hiện tại Bảng 2.1

13


Bảng 2.1 Lộ trình nâng mức tự chủ giai đoạn 2015-2020
Đơn vị

TT

Lộ trình tự chủ theo Kế

Thực hiện lộ trình

hoạch của Sở Văn hóa và

tự chủ giai đoạn

Thể thao

2015-2020

Nhà hát ca múa nhạc Thăng Long

1

Năm 2020

Nhà hát nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà


2

Năm 2021

Nội

3

Ban quản lý di tích danh thắng

Năm 2020

Năm 2020

4

Ban quản lý di tích nhà tù Hỏa Lị

Năm 2019

Năm 2019

5

Trung tâm thơng tin triển lãm

Năm 2021

6


Báo Màn ảnh sân khấu

Năm 2021

Trung tâm Văn hóa Khoa học Văn Miếu

7

Năm 2018

– Quốc Tử Giám
(Nguồn: Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội)

2.2.3.2. Xác định nguồn tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập
Cơ cấu nguồn thu của các đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội bao
gồm: nguồn thu từ ngân sách nhà nước, nguồn thu phí, lệ phí, nguồn thu hoạt động dịch vụ sự
nghiệp và các nguồn thu khác. Chi tiết tại Bảng 2.2 Tổng hợp thu tại các đơn vị sự nghiệp công lập
trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội từ năm 2015 đến tháng 6/2020. Nguồn kinh
phí ngân sách cấp năm 2016 giảm hơn năm 2015, nhưng có xu hướng tăng dần từ năm 2016 đến
năm 2019 và giảm vào năm 2020. Nguồn thu tăng dần qua các năm (từ năm 2015 đến năm 2019),
ghi nhận những nỗ lực không nhỏ của các đơn vị sự nghiệp văn hóa, thể thao trong việc thực hiện
cơ chế tự chủ tài chính.
Bảng 2.2 Tổng hợp thu tại các đơn vị sự nghiệp cơng lập trực thuộc
Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội từ năm 2015 đến tháng 6/2020
Đơn vị tính: triệu đồng

TT

1


Năm
Ngân sách nhà nước
Kinh phí hoạt động
thường xuyên
Kinh phí hoạt động
khơng thường xun

2

Nguồn thu

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

2015

2016

2017

2018


2019

Tháng
1->6/
2020

649.529 628.294 670.496 841.684 941.855

883.098

112.701 118.073 155.524 171.627 155.404

136.275

536.828 510.221 514.972 670.057 786.451

737.823

142.264 152.380 159.466 175.306 185.698

30.232

14


Năm

TT

Thu phí được để lại

Thu hoạt động dịch vụ
sự nghiệp

Tháng

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

67.744

71.327

75.349


83.107

88.155

17.357

65.164

72.585

74.357

83.810

87.530

10.917

9.356

8.468

9.760

8.389

10.013

1.958


24%

21%

20%

1->6/
2020

Thu khác (Thu công
đức, tài trợ, thanh lý tài
sản, lãi tiền gửi,…)
Tỷ lệ nguồn thu so với

3

ngân sách cấp

22%

24%

3%

(Nguồn: Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội)
Nguồn kinh phí ngân sách cấp năm 2016 giảm hơn năm 2015, nhưng có xu hướng tăng dần từ
năm 2016 đến năm 2019 và giảm vào năm 2020. Nguồn thu tăng dần qua các năm (từ năm 2015
đến năm 2019), ghi nhận những nỗ lực không nhỏ của các đơn vị sự nghiệp văn hóa, thể thao trong
việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Tỷ lệ đảm bảo chi thường xuyên từ nguồn thu của các đơn vị

sự nghiệp không đồng đều. Một số đơn vị khối bảo tồn, bảo tàng và Nhà hát múa rối Thăng Long có
nguồn thu cao, các đơn vị còn lại đạt nguồn thu thấp.
2.2.3.3. Quản lý, sử dụng tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập
Hoạt động chi ngân sách nhà nước tăng dần qua các năm từ năm 2016 đến năm 2019. Hoạt
động chi từ nguồn thu giảm dần từ năm 2015 đến năm 2019. Chi tiết tại Bảng 2.3. Tổng hợp chi tại
các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội từ năm 2015
đến tháng 6/2020.
Bảng 2.3. Tổng hợp chi tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Văn hóa và Thể
thao thành phố Hà Nội từ năm 2015 đến tháng 6/2020
Năm

TT

1
2

Chi ngân sách nhà
nước cấp
Chi từ nguồn thu

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm


2015

2016

2017

2018

2019

Tháng
1->6/
2020

584.559 554.135 626.636 793.568 941.855 469.781
98.725

95.681

90.456

90.133

88.214

24.589

67.116

81.371


94.768

93.795

90.584

43.125

34.954

47.475

51.340

66.893

70.774

5.168

Chi lương từ nguồn
3

ngân sách và nguồn
thu

4

Sử dụng kết quả

hoạt động tài chính

15


Năm

TT

Chi thu nhập tăng
thêm
Trích lập các quỹ

Tháng

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

2015

2016

2017


2018

2019

13.721

20.996

22.890

32.671

34.845

0

21.233

26.479

28.450

34.222

35.929

5.168

1->6/

2020

(Nguồn: Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội)
2.2.3.4. Tự chủ trong giao dịch tài chính
Đối với các khoản thu phí, lệ phí, các đơn vị vẫn thực hiện mở tài khoản giao dịch tại kho
bạc Nhà nước. Đối với các khoản thu khác, đặc biệt là trong các hoạt động liên doanh, liên kết, các
đơn vị sự nghiệp công lập đã chủ động mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại. Việc này đã
tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sự nghiệp trong giao dịch với bên ngoài.
2.2.3.5. Thực hiện quản lý tài sản nhà nước và quy chế chi tiêu nội bộ
100% đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội đã ban hành quy chế chi
tiêu nội bộ. Phần lớn các đơn vị sự nghiệp công lập đã ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài sản
nhà nước. Công tác quản lý, sử dụng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp đã dần đi vào nề nếp. Sở
Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội có 16 đơn vị sự nghiệp công lập với 27 cơ sở nhà đất. 09/16
đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội đã được trang bị 25 xe,
trong đó có 03 xe ô tô phục vụ công tác chung và 22 xe ô tô chuyên dùng. Hàng năm, các đơn vị sự
nghiệp trực thuộc Sở được cấp kinh phí để mua trang thiết bị phục vụ cho hoạt động biểu diễn, văn
hóa văn nghệ và phục vụ việc tập luyện, thi đấu của các vận động viên và huấn luyện viên.
Đến nay, 100% đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội đã ban hành
quy chế chi tiêu nội bộ. Hàng năm, nếu có sự thay đổi quy định của pháp luật, khả năng tài chính,
các đơn vị thực hiện điều chỉnh quy chế chi tiêu nội bộ. Căn cứ vào Quy chế chi tiêu nội bộ được
thông qua, các đơn vị sự nghiệp công lập chủ động chi cho các hoạt động của đơn vị mình. Thông
qua quy chế chi tiêu nội bộ chi tiêu trong các đơn vị sự nghiệp công lập cũng đã được tự chủ hơn về
tài chính trong việc thu chi hoạt động thường xuyên, tạo sự chủ động cho Thủ trưởng đơn vị trong
điều hành hoạt động và các cán bộ, viên chức, người lao động hoàn thành nhiệm vụ được giao;
khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi, thu hút và giữ được người có năng lực.
2.2.3.6. Lập, phân bổ và giao dự toán
Cơ chế phân bổ, quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cho cung cấp dịch vụ công
về cơ bản vẫn thực hiện theo yếu tố đầu vào, theo chức năng, nhiệm vụ, theo mức độ phân loại tự
chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; chưa gắn việc giao dự toán với số lượng, chất lượng sản phẩm,
dịch vụ cơng. Trong dự tốn giao cho các đơn vị sự nghiệp công lập chưa phân định rõ dự toán giao

nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà
nước.
2.2.3.7. Cơ chế đặt hàng, đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, xây dựng định mức
kinh tế kỹ thuật và tính giá, phí dịch vụ sự nghiệp công
Một số danh mục sự nghiệp công đã được ban hành nhưng số lượng danh mục sản phẩm, dịch
vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước áp dụng các phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng
16


hoặc đấu thầu còn hạn chế và chưa được quy định cụ thể, rõ ràng. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
và UBND thành phố đã ban hành nhiều định mức, nội dung chi đối với hoạt động văn hóa, thể thao.
Tuy nhiên, cịn nhiều định mức – kỹ thuật chưa được ban hành. Đến nay, chưa hoàn thành cơng tác
tính giá dịch vụ sự nghiệp cơng sử dụng kinh phí ngân sách theo lộ trình từng năm đã đề ra.
2.2.4. Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối
với các đơn vị sự nghiệp công lập Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội
Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện hoạt động giám sát đối với UBND thành phố
Hà Nội về lĩnh vực văn hóa, thể thao, trong đó có nội dung thực hiện pháp luât nói chung và pháp
luật trong việc thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp cơng lập Sở Văn hóa và Thể
thao thành phố Hà Nội. Sở Tài chính thành phố Hà Nội và Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà
Nội thực hiện quyết tốn tài chính tại các đơn vị sự nghiệp cơng lập Sở Văn hóa và Thể thao. Kho
bạc nhà nước là đơn vị thường xuyên thực hiện việc kiểm sốt các hoạt động thu, chi tài chính có
nguồn gốc từ ngân sách nhà nước của các đơn vị sự nghiệp công lập thông qua định mức, đơn giá
theo quy định của Nhà nước và Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
2.3. Đánh giá chung về tổ chức thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự
nghiệp cơng lập Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội
2.3.1 Kết quả đạt được
Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng về đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp
cơng, chính quyền các cấp từ Trung ương đến cơ sở đã nghiên cứu và ban hành nhiều văn bản để
đưa chính sách của Đảng vào cuộc sống. Thực hiện tự chủ các đơn vị đã có chuyển biến tích cực,
từng bước tạo điều kiện cải cách thể chế, cải cách bộ máy tổ chức, đổi mới và nâng cao chất lượng

cán bộ. Đẩy mạnh công tác đổi mới hoạt động thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo
Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ đã có kết quả nổi bật: tinh giản số đơn
vị sự nghiệp công lập, bộ máy cán bộ, công chức, viên chức được kiểm sốt về số lượng, mức tự
chủ tài chính ngày càng tăng cao, các đơn vị sự nghiệp công lập đã chủ động sử dụng nguồn kinh
phí ngân sách nhà nước giao để thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả; đồng thời chủ động sử dụng tài
sản, nguồn nhân lực để phát triển và nâng cao số lượng, chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ sự
nghiệp công, từ đó phát triển nguồn thu. Cơng tác thanh tra, kiểm tra được nhà nước quan tâm và
tiến hành thường xuyên góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật cơ chế tự chủ tài
chính.
2.3.2. Hạn chế
Bên cạnh những mặt tích cực đạt được, việc tổ chức thực hiện pháp luật về cơ chế tự chủ tài
chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội cịn có một
số hạn chế như sau:
Một là, việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật
Sau một thời gian triển khai, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP vẫn chưa được thực hiện một cách
đồng bộ và quyết liệt. Việc xây dựng văn bản hướng dẫn Nghị định 16/2015/NĐ-CP chậm. Nhiều văn
bản hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc
phạm vi quản lý chưa được xây dựng và ban hành. Do đó, chưa bảo đảm tính đồng bộ giữa tự chủ
về tổ chức bộ máy và biên chế với tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính.
Hai là, cơng tác tun truyền, phổ biến pháp luật

17


Công tác tuyên truyền thiếu đồng bộ, nội dung chưa được đổi mới, hình thức tun truyền,
thơng tin chưa phong phú. Chưa thực hiện việc tuyên tuyền, phổ biến thông qua các gương điển
hình của một đơn vị thực hiện tốt cơ chế tự chủ tài chính để từ đó nhân rộng và phát triển ra quy mô
rộng hơn.
Ba là, cơng tác tự chủ tài chính đơn vị sự nghiệp cơng lập Sở Văn hóa và Thể thao thành
phố Hà Nội

Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tự chủ tài chính có nguồn thu dịch vụ sự nghiệp cịn
thấp, tỷ lệ các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm kinh phí hoạt động cịn thấp. Việc thực hiện tự
chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp cơng lập cịn chậm, chưa có bước chuyển biến có
tính đột phá; chưa tách bạch rõ ràng giữa chức năng quản lý nhà nước với chức năng cung cấp dịch
vụ công; Mạng lưới đơn vị sự nghiệp ở một số chuyên ngành, lĩnh vực còn bất cập, phân bố chưa
hợp lý; Tự chủ về tài chính phải theo Luật Kế toán, Luật Ngân sách và các đơn giá, định mức theo
quy định nên các đơn vị sự nghiệp cơng lập khó có thể tự chủ được; Một số lĩnh vực hoạt động có
tính chất dịch vụ, các đơn vị chưa thực hiện đáp ứng yêu cầu; Chưa chủ động trong thực hiện nhiệm
vụ, cịn tình trạng rập khn sự chỉ đạo từ cấp trên giao xuống mà chưa đổi mới, sáng tạo theo yêu
cầu của thị trường và của nhân dân; thiếu chủ động trong xây dựng kế hoạch hoạt động của đơn vị
mình; Các danh mục dịch vụ sự nghiệp cơng đang cung cấp cịn hạn chế, chất lượng còn kém; Chưa
chủ động xây dựng và cung cấp danh mục sự nghiệp công chất lượng cao theo chức năng nhiệm vụ
của đơn vị và theo yêu cầu của thị trường; Việc khai thác các nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển
hoạt động cung cấp dịch vụ sự nghiệp cơng cịn hạn chế; Cơ chế phân bổ, quản lý, sử dụng kinh phí
NSNN cho cung cấp dịch vụ công về cơ bản vẫn thực hiện theo yếu tố đầu vào, theo chức năng,
nhiệm vụ; Chưa thực hiện cơ chế đặt hàng; Thiếu các định mức kinh tế - kỹ thuật; Việc chuyển đổi
từ phí sang giá và lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ sự nghiệp công chưa kịp thời….
Bốn là, công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập
Thiếu kiểm tra, thanh tra, giám sát thường xuyên và việc thanh tra, kiểm tra chuyên sâu mà
chỉ mang tính phối hợp với hoạt động chun mơn, chưa xử lý nghiêm đối với cá nhân, người đứng
đầu không hoàn thành nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
2.3.3. Nguyên nhân
Chưa phát huy hết vai trò của lãnh đạo, điều hành và quản lý tổ chức thực hiện pháp luật về
cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Nhận thức công tác tổ chức thực hiện
pháp luật nói chung và pháp luật về cơ chế tự chủ nói riêng chưa được quan tâm đúng mức. Trình
độ, năng lực của cán bộ, cơng chức, viên chức, người lao động thực hiện còn hạn chế. Thủ trưởng
đơn vị sự nghiệp công lập, công chức, viên chức và người lao động về cơ chế đổi mới hoạt động tự
chủ, tự chịu trách nhiệm còn chậm đổi mới trong tư duy và hành động, vẫn còn tư tưởng trông chờ,
ỉ lại vào sự bao cấp của Nhà nước; trình độ và tư duy của đội ngũ cán bộ về công tác quản lý, quản
trị nội bộ ở một đơn vị sự nghiệp công lập chậm đổi mới, còn tư duy bao cấp; tư tưởng ngại va

chạm, bình qn chủ nghĩa trong phân phối thu nhập, khơng khuyến khích, thu hút được người tài,
chưa gắn với kết quả sản phẩm đầu ra. Hệ thống pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với các
đơn vị sự nghiệp công lập chưa đầy đủ và đồng bộ. Công tác kiểm tra, giám sát thiếu thường xuyên,
chưa xử lý nghiêm đối với cá nhân, người đứng đầu không hồn thành nhiệm vụ, đáp ứng u cầu
nhiệm vụ. Cơng tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đã thực hiện nhưng chưa đa dạng,

18


phong phú về phương thức thực hiện và nội dung tuyên truyền. Chưa đồng bộ các giải pháp để tổ
chức thực hiện pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp cơng lập.
Tiểu kết chương 2
Chương này đã giới thiệu khái quát về Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội và các
đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc và đã chỉ ra những ưu điểm, những hạn chế, nguyên nhân
khiến cho việc tổ chức thực hiện pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp
cơng lập cịn hạn chế. Trên cơ sở đó, luận văn đã chỉ ra các giải pháp nhằm hồn thiện cơ chế tự chủ
tài chính tại các đơn vị sự nghiệp cơng lập Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội.

19


CHƯƠNG 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ
SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Quan điểm bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính ở các
đơn vị sự nghiệp cơng lập Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hà Nội
3.1.1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, vai trò của các tổ chức chính trị và các cơ quan nhà
nước nhằm tổ chức thực hiện pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính ở các đơn vị sự nghiệp công lập

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền về cơng tác tự chủ tài chính của
các đơn vị sự nghiệp cơng lập là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và các địa phương, đơn vị. Phát huy sức mạnh của
hệ thống chính trị để thực hiện tốt định hướng về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự
nghiệp cơng lập
3.1.2. Hồn thiện hệ thống tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập
Sắp xếp lại, nâng cao năng lực các đơn vị nghệ thuật biểu diễn công lập theo hướng tinh
gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả. Tiếp tục duy trì các đơn vị nghệ thuật truyền thống tiêu biểu. Kiện
tồn, củng cố thư viện cơng cộng cấp thành phố với các mơ hình, thiết chế đã có. Hồn thiện, nâng
cao chất lượng và mở rộng phạm vi hoạt động đối với bảo tàng chuyên ngành có các bộ sưu tập quý
hiếm, có giá trị nghiên cứu khoa học để thu hút khách tham quan và phát triển du lịch. Thực hiện
chủ trương sáp nhập các trung tâm có chức năng, nhiệm vụ tương đồng thuộc sở văn hoá, thể thao
thành một đầu mối.
3.1.3. Tăng cường giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp công lập
và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập và giảm áp lực tài
chính cho ngân sách nhà nước
Tăng cường phân cấp và tăng tính chủ động về hoạt động, nhân sự, tổ chức bộ máy và tài
chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập. Phân định rõ hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị do
nhà nước giao với hoạt động kinh doanh dịch vụ của các đơn vị sự nghiệp công lập. Đẩy nhanh tiến
độ chuyển đổi từ phí sang thực hiện giá dịch vụ sự nghiệp công theo hướng nhà nước quy định
khung giá dịch vụ, từng bước tính đủ các chi phí đối với các loại dịch vụ sử dụng ngân sách nhà
nước. Đổi mới cơ chế phân bổ nguồn lực, quản lý, cấp phát ngân sách nhà nước đối với các đơn vị
sự nghiệp công lập theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu. phân loại các đơn vị sự
nghiệp công lập theo mức độ tự chủ khác nhau về tài chính. Thực hiện cải cách chính sách tiền
lương đối với viên chức, người lao động.
3.2. Giải pháp chung bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính
đối với các đơn vị sự nghiệp cơng lập
3.2.1. Hồn thiện pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập
Hệ thống các văn bản pháp luật là cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức thực hiện cơ chế tự chủ
tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Hoàn thiện hệ

thống pháp luật từ Trung Ương đến địa phương nhằm đảm bảo hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ
và phù hợp với tình hình thực hiện về cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập đối
20


với từng ngành, lĩnh vực. Việc ban hành các văn bản pháp luật cần kịp thời để đảm bảo tiến độ triển
khai lộ trình tự chủ theo quy định của Chính phủ.
Trọng tâm là điều chỉnh, sửa đổi bổ sung Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính Phủ để ban
hành các quy định bao quát, thống nhất thực hiện cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp trong từng
lĩnh vực nhằm thực hiện mục tiêu của Đảng đề ra và đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ với các quy
định hiện hành. Trên cơ sở đó, các Bộ chuyên ngành ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết để sớm
đưa quy định về cơ chế tự chủ tài ở các đơn vị sự nghiệp công lập vào thực tế để triển khai thực
hiện.
Chú trọng việc tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện thực hiện cơ chế tự chủ nói chung và tự
chủ tài chính nói riêng để điều chỉnh, bổ sung kịp thời các văn bản pháp luật.
3.2.2. Nâng cao nhận thức, chất lượng, năng lực, trình độ của đội ngũ viên chức, người lao
động có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự
nghiệp cơng lập
Việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chất lượng, có trình độ,
năng lực thực hiện và nhận thức tốt được xem như một khâu then chốt trong việc thực hiện pháp
luật về cơ chế tự chủ tài chính ở đơn vị sự nghiệp cơng lập. Nâng cao việc nhận thức đúng về cơ
chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp cơng lập để có những hành động đúng định hướng
và từ đó mới đạt kết quả tốt. Bồi dưỡng cán bộ để có lực lượng kế tiếp trên cương vị lãnh đạo phịng
chun mơn, lãnh đạo đồn biểu diễn, bảo đảm tính kế thừa về chất và lượng trong đội ngũ cán bộ
chủ chốt, cán bộ quy hoạch của các đơn vị sự nghiệp văn hóa, thể thao. sắp xếp kiện tồn bộ máy kế
tốn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, cải tiến phương pháp quản lý để cơng tác tự chủ tài
chính được tổ chức khoa học, bài bản, tham mưu cơ quan cấp trên trong việc xây dựng đơn giá,
định mức kỹ thuật, … Tăng cường công tác tập huấn, trao đổi kinh nghiệm cũng như cập nhật các
văn bản chế độ mới về công tác tự chủ tài chính và cơng tác tài chính kế tốn cho các đơn vị sự
nghiệp cơng lập. Đội ngũ viên chức người lao động của đơn vị sự nghiệp cơng lập và đội ngũ cán

bộ, cơng chức có liên quan thường xuyên tự trau dồi kiến thức chuyên môn,
3.2.3. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về cơ chế tự chủ
tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập
Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đồn thể chính trị tham gia tích cực vào
việc tun truyền sâu rộng tới các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thấu hiểu vai trò,
tầm quan trọng của việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính ở các đơn vị sự nghiệp cơng lập. Đa dạng
hóa các hình thức, nội dung, phương pháp tun truyền, thơng tin. Tăng cường tuyên truyền, thông
tin trên các phương tiện thơng tin đại chúng như báo, đài, truyền hình, đặc biệt thông qua gương
đơn vị tiêu biểu thực hiện tốt cơ chế tự chủ tài chính. Xây dựng và nhân rộng gương điển hình tiên
tiến thực hiện tốt cơ chế tự chủ tài chính. Hoạt động tun truyền, thơng tin cần thường xuyên, nội
dung tuyên truyền cần được đổi mới và phù hợp với từng đơn vị sự nghiệp công lập.
3.2.4. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát việc tổ chức thực hiện pháp luật về cơ chế tự
chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp cơng lập
Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan có chun mơn của thành
phố nhằm kịp thời nhắc nhở, chỉnh đốn kịp thời các hoạt động của đơn vị trong q trình hoạt đồng,
qua đó góp phần hồn thiện cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập. Chú trọng
việc tự kiểm tra nội bộ việc chấp hành cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp cơng lập, có
21


thể lồng ghép với hoạt động quyết tốn tài chính năm của đơn vị. Có chế tài xử lý các vi phạm và
khen thưởng kịp thời. Tiến hành kiểm tra định kỳ về các lĩnh vực hoạt động theo thẩm quyền hoặc
kiểm tra đột xuất và tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện thực hiện cơ chế tự chủ nói chung và tự
chủ tài chính nói riêng.
3.3. Giải pháp bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với
các đơn vị sự nghiệp cơng lập Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội
Nhóm giải pháp về quản lý nhà nước
Điều chỉnh kế hoạch thực hiện lộ trình tự chủ tài chính của các đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa và Thể
thao Hà Nội. Tổ chức hướng dẫn kịp thời để các đơn vị sự nghiệp cơng lập có cơ sở triển khai thực hiện.
Điều chỉnh các quy định của pháp luật về lĩnh vực văn hóa, thể thao tạo thuận lợi cho các đơn vị sự nghiệp

công lập thực hiện tốt cơ chế tự chủ tài chính. Xây dựng hoàn thiện quy chế khen thưởng, kỷ luật, đánh giá
kết quả lao động của cá nhân trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Tăng cường phân cấp quản lý cho các đơn
vị sự nghiệp công lập để các đơn vị chủ động trong việc thực hiện hoạt động, tổ chức bộ máy và tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về cơng tác tài chính. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan với nhau đảm bảo văn
bản pháp luật ban hành sớm được triển khai thực hiện. Đồng thời, thực hiện các giải pháp để tổ chức thực
hiện văn bản pháp luật đã được ban hành cũng như thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật đến các cá
nhân trong trong đơn sự nghiệp công lập. Đánh giá thí điểm thực hiện cơ chế tự chủ tại đơn vị trực thuộc Sở
Văn hóa và Thể thao, từ đó nghiên cứu xây dựng mơ hình tự chủ phù hợp. Kiến nghị, đề xuất với Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Hà Nội giải quyết các khó khăn, vướng mắc, hồn thiện cơ chế
quản lý nhà nước trong điều kiện tự chủ phù hợp với thực tiễn.
Nhóm giải pháp về tài chính
Quan tâm đến các điều kiện về tài chính như kinh phí cho cơng tác tổ chức, thù lao, lương cho hệ
thống cơ quan thực thi pháp luật, chi phí cho cơng tác tun truyền pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối
với các đơn vị sự nghiệp cơng lập. Có chế độ đãi ngộ tốt, từ chế độ đề bạt, bổ nhiệm bố trí đến chế độ khen
thưởng, chế độ tiền lương và kỷ luật… để khuyến khích viên chức người lao động hăng hái làm việc, phấn
đấu nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ viên chức, người lao động để hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao. Đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế tự chủ, có cơ chế thu hút nguồn kinh phí xã hội hóa trong lĩnh vực văn
hóa, thể thao. Tập trung đầu tư cho đồng bộ cho các đơn vị định hướng sẽ thực hiện tự chủ tài chính trong
tương lai, quyết tâm đổi mới phương thức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, chuyển từ giao dự toán sang thực
hiện đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung ứng dịch vụ sự nghiệp công. Đầu tư về đầy đủ và đồng bộ trang
thiết bị chuyên môn, trang thiết bị làm việc đảm bảo điều kiện hoạt động chuyên môn và điều kiện làm việc
cho cán bộ, viên chức người lao động. Hồn thiện cơng tác quản lý các nguồn lực tài chính của các đơn vị sự
nghiệp cơng lập trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội.
Nhóm giải pháp về tổ chức
Nghiên cứu, rà soát và sắp xếp các đơn vị sự nghiệp theo hướng tinh gọn và hiệu quả. Đối với những
đơn vị có khả năng tài chính cao đảm bảo hoạt động thường xuyên của đơn vị sẽ sớm có kế hoạch cho thực
hiện tự chủ tài chính ở mức cao hơn: tự chủ chi thường xuyên hoặc tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư.
Đối với những đơn vị quy mô nhỏ, tổ chức thực hiện sáp nhập lại thành một đầu mối. Đối với những đơn vị
hoạt động không hiệu quả, sẽ thực hiện giải thể hoặc sáp nhập với các đơn vị khác. Tạo điều kiện cho thành
lập các đơn vị sự nghiệp ngoài cơng lập hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thể thao. Rà sốt lại tồn bộ bộ

máy các đơn vị sự nghiệp cơng lập trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội theo hướng tin gọn,
có chất lượng, có trình độ, năng lực đảm đương từng vị trí bảo đảm nguồn nhân lực để tham gia vào việc

22


cung cấp các dịch vụ cơng có hiệu quả. Chú trọng nâng cao năng lực, trình độ của các cán bộ, công chức,
viên chức và người lao động trong việc tổ chức thực hiện pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính.
Nhóm giải pháp khác
Bảo đảm tính cơng khai, minh bạch. Thực hiện triển khai xếp hạng, tăng cường minh bạch thông tin
về điều kiện đảm bảo chất lượng dịch vụ công nhằm nâng cao năng lực tự chủ. Việc tăng cường công khai,
minh bạch hoạt động của bộ máy nhà nước phải được coi là ưu tiên hàng đầu trong cơng tác phịng, chống
tham nhũng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ tin học phục vụ cho công tác chuyên môn và
công tác quản lý tài chính. Đẩy mạnh chất lượng hoạt động của hệ thống mạng nội bộ. Sở Văn hóa và Thể
thao Hà Nội và các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở đã được trang bị các thiết bị máy móc hiện đại
nhưng cịn thiếu sự đồng bộ nên ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động quản lý, hoạt động chun mơn. Hồn
thiện phần mềm quản lý cơng đảm bảo việc thông suốt giữa Sở và các đơn vị trực thuộc. Nâng cấp, cải tiến
phần mềm kế toán đang sử dụng, hoàn thiện phần mềm quản lý tài sản cơng và xây dựng phần mềm quản lý
tài chính liên kết giữa các đơn vị nhằm giảm thiểu thời gian làm báo cáo, thơng tin được cập nhật chính xác
và kịp thời. Chuẩn hóa thơng tin thơng qua các ứng dụng công nghệ tin học nhằm công khai, minh bạch về
tài chính và các hoạt động của đơn vị. Qua đó, có cơ sở đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động và kết quả
hoạt động của các đơn vị trong quá trình thực hiện lộ trình tự chủ tài chính.

Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với
các đơn vị sự nghiệp cơng lập Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, luận văn đề xuất 03 quan
điểm và 05 giải pháp để đảm bảo tổ chức thực hiện pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với các
đơn vị sự nghiệp cơng lập nói chung và đối với các đơn vị sự nghiệp cơng lập Sở Văn hóa và Thể
thao thành phố Hà Nội. Các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với

các đơn vị sự nghiệp cơng lập; nâng cao nhận thức, chất lượng, năng lực, trình độ của đội ngũ viên
chức, người lao động có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với
các đơn vị sự nghiệp cơng lập; đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật
về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập; tăng cường kiểm tra, thanh tra,
giám sát việc tổ chức thực hiện pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp
công lập và thực hiện đồng bộ các giải pháp khác để tổ chức thực hiện pháp luật về cơ chế tự chủ tài
chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.

23


×