Tải bản đầy đủ (.pptx) (31 trang)

LÂM NGHIỆP XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 31 trang )

LÂM NGHIỆP XÃ HỘI
Ở VIỆT NAM
MƠN: QUẢN LÍ TÀI NGUN RỪNG
GV: TS.ĐINH QUANG DIỆP
NHÓM 11


TỔNG QUAN
1. KHÁI NIỆM LÂM NGHIỆP XÃ HỘI
(LNXH)

4. HÌNH THỨC LNXH Ở VIỆT NAM

2. BỐI CẢNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA LNXH Ở VIỆT NAM

5. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA LNXH

3. SỰ KHÁC NHAU GIỮA LNXH VÀ
LNTT

6. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN LNXH Ở
VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC CHÂU
Á


1.

LÂM NGHIỆP XÃ HỘI (LNXH)

• Theo Simon (1994): LNXH là một chiến lược mà nó tập trung vào


giải quyết các vấn đề của người dân địa phương và duy trì mơi
trường của khu vực. Vì vậy sản phẩm chính của lâm nghiệp không
chỉ là gỗ đơn thuần mà lâm nghiệp có thể sản xuất trực tiếp nhiều
loại hàng hóa phụ thuộc vào nhu cầu của người dân trong khu vực
bao gồm : chất đốt, lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, nước,
du lịch cảnh quan,…
• Theo Tơ Đình Mai - Giám đốc Trung tâm Môi trường và Phát triển
cộng đồng: LNXH là thu hút được cao độ sự tham gia của người dân
vào các hoạt động lâm nghiệp, từ những hoạt động về quản lý, bảo
vệ kinh doanh rừng, nuôi trồng rừng đến khai thác, chế biến lâm
sản và các dịch vụ lâm nghiệp khác dựa trên cơ sở tài nguyên rừng.


1.

LÂM NGHIỆP XÃ HỘI (LNXH)

Rất nhiều thuật ngữ, quan niệm về LNXH khác nhau tùy theo điều
kiện về lịch sử, văn hóa, kinh tế xã hội khác nhau của mỗi quốc gia.
Cũng vì lý do đó mà rất khó để đưa ra một khái niệm đầy đủ và được
mọi quốc gia công nhận.


1.

LÂM NGHIỆP XÃ HỘI (LNXH)

Bản chất LNXH

Các hoạt động thu hút sự tham gia của

người dân trong việc quản lý tài nguyên
rừng bằng cách gắn kết, đáp ứng được

Quản lý

lợi ích kinh tế (sinh kế hằng ngày hoặc
sản xuất hàng hóa) nhận được từ tài
nguyên rừng. Khi nhu cầu và nguyện

Người dân

Tài nguyên
rừng

vọng của người dân được đáp ứng thì họ
sẽ tham gia chủ động, tích cực hơn trong
việc quản lý bảo vệ, phát triển tài
nguyên rừng.

Kinh tế


2.

BỐI CẢNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN LNXH Ở
VN

- LNXH ra đời và phát triển ở VN được hình thành từ các bối
cảnh chủ yếu sau:
+ Thực trạng đời sống nông thôn, đặc biệt là nông thôn miền núi đang gặp

nhiều khó khăn, sự phụ thuộc của các cộng đồng vào rừng ngày càng tăng địi
hỏi phải có phương thức quản lý rừng thích hợp.
+ Ảnh hưởng của những đổi mới trong chính sách kinh tế theo hướng phi tập
trung hoá.
+ Những hạn chế trong quản lý tài nguyên rừng của lâm nghiệp quốc doanh
cần được thay thế bằng các hình thức quản lý phù hợp với thời kỳ mới.
+ Trào lưu một loại hình lâm nghiệp mới: lâm nghiệp cộng đồng.
+ Các chương trình hỗ trợ phát triển lâm nghiệp của các tổ chức quốc tế và
phi Chính phủ đóng góp tích cực vào phát triển LNXH ở Việt Nam.


3. SỰ KHÁC NHAU GIỮA LNXH VÀ LNTT

* LNTT (Lâm nghiệp truyền thống)

• Lâm nghiệp truyền thống chủ yếu dựa trên nền tảng của kỹ thuật lâm sinh với
mục tiêu chính là tạo ra và khai thác các sản phẩm gỗ.
• Phương thức quản lý rừng nhằm mục đích phục vụ nhu cầu xã hội về sản phẩm
gỗ là chính.
• Thực hiện quản lý rừng bằng các chiến lược, chương trình do các cơ quan Nhà
nước vạch ra mà khơng cần có sự tham gia của nhân dân.
• Sử dụng sức dân như là làm công ăn lương, phủ nhận vai trò bảo vệ rừng và
quyền hưởng lợi rừng của họ. Lâm nghiệp truyền thống có một lịch sử lâu dài, có
những mặt mạnh, mặt yếu và được coi là tiền đề, khởi nguyên cho phát triển LNXH.


3. SỰ KHÁC NHAU GIỮA LNXH VÀ LNTT

Vai trò của LNTT:
• Cung cấp:


- Gỗ và lâm sản ngồi gỗ bao gồm các
ngun vật liệu và lương thực.

Mơ hình canh tác

- Nguồn ngun liệu trong các cơng trình
xây dựng và cơng nghiệp.

LNTT:
Trồng

• Phịng hộ:
- Phịng hộ đầu nguồn.
- Phịng hộ ven biển.
- Phịng chống biến đổi khí hậu và bảo vệ
mơi trường sinh thái.

Khai
thác

Chăm
sóc


3. SỰ KHÁC NHAU GIỮA LNXH VÀ LNTT
* LNXH (Lâm nghiệp xã hội)
• Lâm nghiệp xã hội có sự tham gia của người dân vào các hoạt động lâm nghiệp, các dịch
vụ lâm nghiệp dựa trên cơ sở tài nguyên rừng.
• Sản phẩm chính của lâm nghiệp khơng chỉ là gỗ đơn thuần mà có thể sản

xuất trực tiếp nhiều loại hàng hóa phụ thuộc vào nhu cầu của người dân trong
khu vực bao gồm : chất đốt, lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, nước, du
lịch cảnh quan, lâm sản ngồi gỗ,…
• Thực hiện quản lý rừng bằng các chiến lược, chương trình do các cơ quan
Nhà nước vạch ra mà “ sự tham gia” của người dân là nền tảng chính.
• LNXH như là một biện pháp để nâng cao điều kiện sống của người dân địa


3. SỰ KHÁC NHAU GIỮA LNXH VÀ LNTT

Vai trò LNXH:

 Tạo điều kiện phát triển về
mặt KT–XH của các nhóm người dân
sống xung quanh rừng.
Khuyến khích người dân tham gia
các hoạt động chia sẻ về việc quản lý
bảo vệ rừng.
Gồm một số lớn các nhóm người
nơng thơn và thành thị.
 Cộng đồng, nông dân và các
nhà lâm nghiệp
 Người tư vấn hay đồng quản lý
với người địa phương.


3. SỰ KHÁC NHAU GIỮA LNXH VÀ LNTT
Đối tượng tham gia LNXH
Tham gia vào các hoạt động phát triển LNXH có rất nhiều đối tượng với các mục
tiêu, chức năng và quyền lợi khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung người ta phân chia ra

thành 2 nhóm đối tượng chính: người trong cộng đồng thơn, bản và người ngồi cộng
đồng thơn bản.
Những người trong cộng đồng là chủ thể chính trong việc quản lý, sử dụng tài
nguyên rừng của cộng đồng họ. Những người ngoài cộng đồng hỗ trợ, hướng dẫn,
khuyến khích hay can thiệt thơng qua hệ thống phát luật, chính sách, dự án hỗ trợ.


4.

HÌNH THỨC LNXH Ở VIỆT NAM

Lâm nghiệp cộng đồng (community forestry): Rừng do cộng đồng tự công nhận
Rừng và đất rừng do cộng đồng tự công nhận và quản lý theo kiểu
truyền thống từ lâu đời nhưng chưa được Nhà nước giao (chưa được
cơng nhận về tính pháp lý).
Nó xuất phát từ thực tiễn có từ lâu đời; do cộng đồng tự đề ra các quy
ước, luật tục, hương ước chung để quản lý tài nguyên rừng.
Các thành viên trong cộng đồng ý thức về rừng bằng sự tự giác vốn có,
bằng sự nghiêm khắc của cộng đồng và bằng sự tín ngưỡng hoặc tâm
linh.


4.

HÌNH THỨC LNXH Ở VIỆT NAM

Lâm nghiệp cộng đồng (community forestry): Rừng do cộng đồng tự công nhận
Các cộng đồng này chủ yếu là các thôn bản vùng sâu, vùng xa; vùng đồng bào dân
tộc thiểu số có điều kiện tương đối khó khăn.
Thường là các khu rừng thiêng, rừng ma, rừng mó nước, những khu rừng cung cấp

lâm sản truyền thống cho cộng đồng.
Các sản phẩm từ rừng chủ yếu được sử dụng cho tiêu dùng trong cộng đồng như gỗ
để làm nhà, củi đốt, khai thác lâm sản ngồi gỗ hay nói cách khác là để đáp ứng nhu
cầu sinh kế của cộng đồng hằng ngày.


4.

HÌNH THỨC LNXH Ở VIỆT NAM

Lâm nghiệp cộng đồng (community forestry): Rừng do cộng đồng tự công nhận
Cộng đồng quản lý rừng bằng công cụ quản lý cơ bản sau:
+ Hình thành tổ chức quản lý, điều hành của cộng đồng dựa trên nguyên tắc dân bầu và
tín nhiệm của cộng đồng đối với già làng, trưởng bản hay trưởng tộc. Vai trò của người
trưởng tộc hoặc già làng rất quan trọng. Hầu hết các công việc quản lý và sử dụng đất
của họ đều có sự phân cơng rõ ràng, các thành viên thực hiện tự giác và nghiêm túc.
+ Xây dựng quy ước quản lý rừng của cộng đồng dựa vào luật lệ của làng (hương uớc),
nhu cầu hiện tại của cộng đồng nhưng vẫn phải tuân theo hành lang pháp luật.


4.

HÌNH THỨC LNXH Ở VIỆT NAM

Lâm nghiệp cộng đồng (community forestry): Rừng do cộng đồng tự công nhận
Lễ hội cúng rừng của đồng bào
Nùng, phong tục đã được lưu truyền
và phát triển từ nhiều đời nay.
Với quan niệm rừng cũng có thần
rừng (tiếng Nùng gọi là ‘‘Đơng

Chứ’’) cai quản, nên năm nào cũng
vậy, cứ đến tháng Giêng, dân tộc
Nùng khắp các thôn, bản huyện Si
Ma Cai, tỉnh Lào Cai lại cùng nhau
tổ chức lễ cúng rừng, dâng lên thần
rừng những lễ vật cùng lời cầu mong
một năm mới may mắn.


4.

HÌNH THỨC LNXH Ở VIỆT NAM

Lâm nghiệp cộng đồng (community forestry): Rừng do cộng đồng tự công nhận
Rừng thiêng của người Hà Nhì


4.

HÌNH THỨC LNXH Ở VIỆT NAM

Lâm nghiệp cộng đồng (community forestry): Lâm nghiệp dựa vào cộng đồng
Rừng và đất rừng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp được cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền giao cho cộng đồng quản lý, sử dụng ổn định lâu dài (hợp pháp hóa về mặt pháp
lý).
Ở Việt Nam, thông qua Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (BV&PTR) năm 2004 quy định
cụ thể tại các điều 29 và 30 công nhận cộng đồng dân cư thơn là một trong những chủ thể
có quyền nhận rừng.
Với tư cách trên thì cộng đồng dân cư thơn được Nhà nước giao rừng hoặc công nhận
quyền sử dụng rừng và sở hữu.



4.

HÌNH THỨC LNXH Ở VIỆT NAM

Lâm nghiệp cộng đồng (community forestry): Lâm nghiệp dựa vào cộng đồng
Đây là hình thức cộng đồng tham gia quản lý các khu rừng không thuộc quyền quản lý,
sử dụng, sở hữu chung của họ mà thuộc quyền quản lý, sử dụng sở hữu của các thành
phần kinh tế khác nhưng có quan hệ trực tiếp đến đời sống, đến việc làm, thu hoạch sản
phẩm, thu nhập hay các lợi ích khác của cộng đồng (thuỷ lợi nhỏ, nước sinh hoạt…).
Bản chất là hình thức mà mọi thành viên của cộng đồng tham gia quản lý và ăn chia sản
phẩm hoặc hưởng lợi từ những khu rừng hay đất rừng thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở
hữu của cộng đồng hoặc thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng.


4.

HÌNH THỨC LNXH Ở VIỆT NAM

Lâm nghiệp cộng đồng (community forestry): Lâm nghiệp dựa vào cộng đồng

Hình thức này có thể chia thành
hai đối tượng:
- Rừng của hộ gia đình, cá nhân là
thành viên trong cộng đồng. Cộng
đồng tham gia quản lý với tính
chất hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, chia
sẻ lợi ích cùng nhau trên cơ sở tự
nguyện (tạo thêm sức mạnh để

bảo vệ rừng, hỗ trợ hoặc đổi công


4.

HÌNH THỨC LNXH Ở VIỆT NAM

Lâm nghiệp cộng đồng (community forestry): Lâm nghiệp dựa vào cộng đồng

- Rừng thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của các
tổ chức Nhà nước (các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc
dụng, các Lâm trường, Công ty lâm nghiệp Nhà nước,
các trạm trại…) và các tổ chức tư nhân khác. Cộng
đồng tham gia các hoạt động lâm nghiệp như bảo vệ,
khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh, phục hồi rừng, trồng
rừng với tư cách là người làm th thơng qua các hợp
đồng khốn và hưởng lợi theo các cam kết trong hợp
đồng.


4.

HÌNH THỨC LNXH Ở VIỆT NAM

Lâm nghiệp cộng đồng (community forestry): Lâm nghiệp dựa vào cộng đồng
Cộng đồng được giao đất, giao rừng lâu dài khi đáp ứng các quy định của pháp luật và
chính sách hiện hành như:
+ Khu rừng hiện cộng đồng dân cư thôn đang quản lý sử dụng có hiệu quả.
+ Khu rừng giữ nguồn nước phục vụ trực tiếp cho lợi ích chung của cộng đồng.
+ Khu rừng giáp ranh giữa các thôn, xã, huyện khơng thể giao cho tổ chức, hộ gia đình,

cá nhân mà cần giao cho cộng đồng dân cư thôn để phục vụ lợi ích của cộng đồng.


4.

HÌNH THỨC LNXH Ở VIỆT NAM

Hình thức LNXH - Lâm nghiệp cộng đồng (community forestry):

Cộng đồng được hưởng các quyền khi tham gia quản lý rừng theo quy định của pháp luật như:
+ Được công nhận quyền sử dụng rừng ổn định, lâu dài.
+ Được khai thác, sử dụng lâm sản và các lợi ích khác của rừng vào mục đích cơng cộng và gia
dụng cho thành viên trong cộng đồng.
+ Được sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp.
+ Được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên diện tích rừng được giao; Được hướng dẫn
về kỹ thuật, hỗ trợ về vốn theo chính sách của Nhà nước.


4.

HÌNH THỨC LNXH Ở VIỆT NAM

Hình thức LNXH - Lâm nghiệp cộng đồng (community forestry):
Cộng đồng thực hiện nghĩa vụ khi tham gia quản lý rừng theo quy định của pháp luật như:
+ Xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng; tổ chức bảo vệ và phát triển rừng.
+ Định kỳ báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về diễn biến tài nguyên rừng và các hoạt động liên quan đến khu
rừng.
+ Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
+ Giao lại rừng khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng hoặc khi hết thời hạn giao rừng.
+ Không được phân chia rừng cho các thành viên trong cộng đồng dân cư thôn.

+ Không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn kinh doanh bằng giá trị
quyền sử dụng rừng được giao.


4.

HÌNH THỨC LNXH Ở VIỆT NAM

Lâm nghiệp cộng đồng (community forestry): Lâm nghiệp dựa vào cộng đồng
Giao khoán quản lý bảo vệ rừng
cho người dân ở Vườn Quốc gia
(VQG) Bù Gia Mập – tỉnh Bình
Phước.

Thành viên nhóm đồng quản lý rừng ở
ấp Âu Thọ B, xã Vĩnh Hải (TX.Vĩnh
Châu) góp sức cùng lực lượng kiểm lâm
giữ và bảo vệ rừng phòng hộ.


4.

HÌNH THỨC LNXH Ở VIỆT NAM

Dự án KfW 10 với mục tiêu “Bảo vệ và quản lý bền vừng rừng, phát triển sinh kế” cho cộng đồng tham gia
quản lý rừng ở 3 tỉnh Quảng Nam, Gia Lai, Kon Tum. Hỗ trợ tài chính cho cộng đồng để hạn chế các hoạt
động khai thác tài nguyên rừng trái phép, phát triển sinh kế được gắn liền với giám sát việc tuân thủ bảo vệ
rừng.



×