Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

Tài liệu XỬ LÝ KHI TRẺ GẶP ÁC MỘNG ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.86 KB, 1 trang )

XỬ LÝ KHI TRẺ GẶP ÁC MỘNG

[img align=l]

Nếu trẻ thường hay bị những cơn ác mộng làm tỉnh giấc thì bạn nên bỏ thời gian
tìm nguyên nhân đã làm trẻ căng thẳng.
Bé nhà bạn thường xuyên giật mình tỉnh giấc do gặp ác mộng, hãy thử áp dụng
những bí quyết dưới đây để bé có giấc ngủ ngon nhé.
Khả năng tưởng tượng và sáng tạo của trẻ thường được phát triển trong các giấc
mơ, khi các cung bậc tình cảm ngay càng mãnh liệt hơn thì sự căng thẳng trong các giấc
mơ cũng ngày càng tăng dần và đó là lý do gây ra những ác mộng mà bé yêu có thể gặp
phải.
Nếu trẻ thường hay bị những cơn ác mộng làm tỉnh giấc thì bạn nên bỏ thời gian
tìm nguyên nhân đã làm trẻ căng thẳng. Có thể do môi truờng xung quanh nơi trẻ ở, có
thể trẻ gặp phải những khó khăn không vượt qua được, có thể trẻ cũng cần thời gian để
thích ứng với những thay đổi gần đây liên quan đến cuộc sống của trẻ như chuyển nhà
chẳng hạn hoặc cũng có thể là do trẻ xem trên tivi hoặc đâu đó có những hình ảnh ấn
tượng không tốt.
Dưới đây là những cách giúp trẻ tránh khỏi những ác mộng liên tiếp và làm cho trẻ
thấy an tâm:
1. Sắp xếp những hoạt động có tính yên tĩnh trước khi ngủ, gần đến lúc ngủ không nên để
bé xem những hình ảnh có tính kích thích mạnh hoặc phim ảnh kinh dị.
2. Để một chiếc đèn ngủ nhỏ, mở cửa phòng ngủ. Điều này sẽ giúp bé không còn cảm
giác sợ hãi, bạn nên nhớ rằng đây không phải là lúc dạy trẻ trở thành một người dũng
cảm. Bởi nếu như bạn làm trẻ thấy rằng sợ hãi là điều xấu hổ hoặc coi thường không xem
trọng những cảm giác của trẻ thì điều đó chỉ làm cho ác mộng ngày càng tăng chứ không
hề giảm.
3. Nếu trẻ bị ác mộng làm cho tỉnh giấc bạn nên đồng cảm với sự sợ hãi của trẻ. Nên nói
chuyện nhiều với trẻ cho đến khi trẻ bình tâm trở lại.
4. Tránh khi nói chuyện với trẻ mà đề cập đến những chi tiết liên quan đến ác mộng, chỉ
nói đến những chi tiết trong cơn ác mộng khi trẻ bị những thứ làm sợ hãi xuất hiên trong


giấc mơ lần thứ 2. Nếu trẻ muốn nói thì tốt nhất nên nói chuyện vào bàn ngày hoặc yêu
cầu trẻ dùng hình ảnh minh hoạ để nói ra.
5. Nên ngồi cùng trẻ ở trong phòng không nên để trẻ 1 mình trong phòng riêng. Buổi tối
bạn hãy cùng trẻ học tại phòng riêng của trẻ như vậy sẽ giúp trẻ bình tâm trở lại, tạo cho
trẻ cảm giác thấy rằng phòng riêng của mình rất an toàn.

Theo BB/Afamily

×