Tải bản đầy đủ (.docx) (183 trang)

Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số (nghiên cứu thực tế tại tỉnh lào cai)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (711.3 KB, 183 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
---------------------

NGUYỄN VĂN HUÂN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ
ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
(NGHIÊN CỨU THỰC TẾ TẠI TỈNH LÀO CAI)

Ngành: Chính sách cơng
Mã số: 934.04.02

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1.
2.

TS. Nguyễn Đức Truyến
PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà

HÀ NỘI - 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng. Kết luận của luận
án chƣa từng công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào.
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Văn Huân




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU................................................ 9
1.1. Cơng trình nghiên cứu về thực hiện chính sách cơng và chính sách bảo
hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số........................................................................... 9
1.1.1. Cơng trình nghiên cứu về thực hiện chính sách cơng...................................... 9
1.1.2. Cơng trình nghiên cứu về thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với
đồng bào dân tộc thiểu số..................................................................................................... 15
1.1.3. Công trình nghiên cứu về dân tộc thiểu số và chính sách bảo hiểm y
tế cho đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Lào Cai......................................................... 29
1.2. Đánh giá và những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu........................................... 32
1.2.1. Đánh giá tình hình nghiên cứu............................................................................... 32
1.2.2. Những nội dung kế thừa và cần tiếp tục nghiên cứu..................................... 33
Tiểu kết Chƣơng 1........................................................................................................................... 35
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO
HIỂM Y TẾ ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ...................................... 36
2.1. Những vấn đề lý luận chung về thực hiện chính sách cơng................................ 36
2.1.1. Khái niệm thực hiện chính sách cơng................................................................. 36
2.1.2. Quy trình thực hiện chính sách công................................................................... 39
2.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện chính sách cơng................................. 43
2.2. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào
dân tộc thiểu số.................................................................................................................................. 48
2.2.1. Khái niệm chính sách bảo hiểm y tế và thực hiện chính sách bảo
hiểm y tế...................................................................................................................................... 48
2.2.2. Vai trị của thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân
tộc thiểu số................................................................................................................................. 57
2.2.3. Q trình thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân
tộc thiểu số................................................................................................................................. 60

2.2.4. Hệ thống chủ thể thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng
bào dân tộc thiểu số................................................................................................................ 67
Tiểu kết Chƣơng 2........................................................................................................................... 70


Chƣơng 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y
TẾ ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TẾ TỈNH
LÀO CAI.............................................................................................................................................. 71
3.1. Khái quát chung về điều kiện kinh tế - xã hội và đồng bào dân tộc thiểu
số tỉnh Lào Cai................................................................................................................................... 71
3.1.1. Khái quát chung về điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai....................... 71
3.1.2. Khái quát về đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai................................... 72
3.2. Kết quả thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc
thiểu số tỉnh Lào Cai....................................................................................................................... 77
3.2.1. Khái quát hệ thống chủ thể và quy trình thực hiện chính sách bảo
hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai....................................... 77
3.2.2. Cơng tác triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng
bào dân tộc thiểu số................................................................................................................ 83
3.2.3. Thực trạng hoạt động kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách bảo hiểm y

tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số.............................................................................. 100
3.2.4. Thực trạng hoạt động tuyên truyền chính sách bảo hiểm y tế đối với
đồng bào dân tộc thiểu số................................................................................................... 103
3.2.5. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng
bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai................................................................................... 108
3.3. Một số hạn chế trong thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng
bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai.......................................................................................... 111
3.3.1. Về hệ thống chủ thể thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với
đồng bào dân tộc thiểu số.................................................................................................. 111
3.3.2. Về công tác triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm y tế...................... 114

3.3.3. Về tài chính thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào
dân tộc thiểu số...................................................................................................................... 120
3.3.4. Về tuyên truyền thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng
bào dân tộc thiểu số.............................................................................................................. 121
Tiểu kết Chƣơng 3........................................................................................................................ 123


Chƣơng 4: ĐỀ XUẤT QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC THIỂU SỐ................................................................................................................. 125
4.1. Quan điểm, định hƣớng thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với
đồng bào dân tộc thiểu số.......................................................................................................... 125
4.1.1. Quan điểm thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân
tộc thiểu số.............................................................................................................................. 125
4.1.2. Định hƣớng thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào
dân tộc thiểu số...................................................................................................................... 131
4.2. Giải pháp thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc
thiểu số................................................................................................................................................ 134
4.2.1. Đổi mới và hồn thiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào
dân tộc thiểu số...................................................................................................................... 134
4.2.2. Nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối
với đồng bào dân tộc thiểu số.......................................................................................... 136
4.2.3. Nâng cao chất lƣợng dịch vụ bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc
thiểu số...................................................................................................................................... 139
4.2.4. Đổi mới cơ chế tài chính thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với
đồng bào dân tộc thiểu số.................................................................................................. 142
4.2.5. Đẩy mạnh tuyên truyền chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào
dân tộc thiểu số...................................................................................................................... 144
Tiểu kết Chƣơng 4........................................................................................................................ 148
KẾT LUẬN....................................................................................................................................... 149

DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 152
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................... 153


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Cơng trình nghiên cứu về thực hiện chính sách cơng và chính
sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số
1.1.1. Cơng trình nghiên cứu về thực hiện chính sách cơng
Trong những năm gần đây các vấn đề chính sách cơng và thực hiện
chính sách cơng là những nội dung đã thu hút đƣợc rất nhiều sự chú ý của cả
những học giả và các nhà quản lý. Các nội dung liên quan đến thực hiện chính
sách cơng đƣợc trình bày ở nhiều tài liệu của Đảng, Nhà nƣớc, sách báo
chuyên ngành, các hội thảo và trên các phƣơng tiện thơng tin đại chúng.
Từ Đại hội tồn quốc lần thứ VI (1986), Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác
định rất rõ vai trò và những định hƣớng trong việc hoạch định và thực hiện chính
sách cơng. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến việc xác định nội dung của chính
sách phải theo kịp với những thay đổi của điều kiện KT-XH đất nƣớc, phải phản
ánh nhu cầu và lợi ích chính đáng của nhân dân. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VI đã xác định: "Xây dựng hệ thống chính sách phù hợp với những
yêu cầu phát triển của đất nước là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Nhà
nước... Vì thế, đẩy nhanh việc hoạch định chính sách để tạo đà thúc đẩy KT-XH
phát triển phải được ưu tiên hàng đầu” [31; tr.74].

Đến các Đại hội tiếp theo, Đảng ta tiếp tục làm rõ thêm nhiều vấn đề lý
luận và thực tiễn về hệ thống chính sách cơng trong mỗi giai đoạn phát triển.
Qua đó, nhận thức về hoạch định và thực hiện chính sách cơng của các cơ
quan nhà nƣớc ngày càng đầy đủ, hoàn thiện và phù hợp với tình hình phát
triển KT-XH của đất nƣớc. Hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nứơc
ngày càng hoàn thiện và đồng bộ hơn.

Trong những năm gần đây, các cơng trình nghiên cứu về thực hiện chính
sách cơng ngày càng xuất hiện nhiều hơn và có sự bàn luận sâu hơn. Từ góc độ

9


của khoa học chính sách cơng, trong cơng trình “Hoạch định và phân tích
chính sách cơng” (NXB Thống kê, 2002) do tác giả Nguyễn Hữu Hải và
Phạm Thu Lan biên soạn và cơng trình "Những vấn đề cơ bản về chính sách
và quy trình chính sách” (NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh,
2000) của tác giả Lê Chi Mai đã trình bày đƣợc một cách khái quát những
vấn đề cơ bản nhƣ: Khái niệm, vai trò của chính sách cơng trong đời sống xã
hội, q trình hoạch định chính sách, những nhân tố ảnh hưởng đến cơng tác
tổ chức thực hiện, quản trị chính sách, v.v. Những nội dung này đã định
hƣớng cho luận án trong việc xây dựng hệ khái khái niệm, vai trị, quy trình
thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS.
Tác giả Hồ Ngọc Minh đã trình bày một cách khái quát về những cơng
cụ phân tích chính sách cơng trong cơng trình “Khoa học chính sách cơng”
(NXB CTQG, 1999). Trong đó tác giả đã làm rõ các q trình chính sách, chỉ
ra những yếu tố làm thay đổi mục tiêu của chính sách khi áp dụng vào thực tế.
Vì thế, tác giả đã nhấn mạnh cần phải có q trình quản lý chính sách cơng
song song với q trình thực hiện chính sách trong thực tế.
Tác giả Đồn Thu Hà, Nguyễn Ngọc Huyền trong cơng trình "Giáo
trình Chính sách KT-XH" (NXB Khoa học kỹ thuật, 2000) đã trình bày tổng
quan về chính sách KT-XH với tƣ cách là một chính sách cơng nhƣ: Tính tất
yếu, các cơng cụ quản lý KT-XH, khái niệm chính sách cơng, hệ thống và cấu
trúc của chính sách cơng, hoạch định chính sách, tổ chức thực hiện chính
sách, phân tích và điều chỉnh chính sách, v.v. Đặc biệt, trong phần tổ chức
thực hiện chính sách, cơng trình đã đƣa ra quan niệm khá đầy đủ về vấn đề
thực hiện chính sách KT-XH, các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện chính

sách KT-XH, quy trình và phƣơng thức thực hiện chính sách, v.v.
Cơng trình "Nghiên cứu và đào tạo chính sách cơng tại Việt Nam"
(Viện Ngân hàng Phát triển Châu Á, 2005) do các tác giả Toru Hashimoto,
S.Hell và Sang - Woo Nam biên soạn đã chỉ ra nhiều vấn đề trong việc nghiên

10


cứu và thực hiện chính sách cơng ở Việt Nam. Đồng thời, cơng trình cũng chỉ
ra kinh nghiệm của Hàn Quốc trong cơng tác đào tạo, thực hiện chính sách
cơng và hàm ý chính sách cho Việt Nam.
Cơng trình "Chính sách công" (NXB Thông tin và Truyền thông, 2014)
của tác giả Phạm Quý Thọ, Nguyễn Xuân Nhật đã trực tiếp bàn luận đến
những nội dung cơ bản nhất của thực hiện chính sách cơng nhƣ: Khái qt về
thực hiện chính sách cơng, quy trình và biện pháp thực hiện chính sách cơng,
vấn đề thực hiện chính sách chủ động và sáng tạo, các nhân tố ảnh hưởng
đến hiệu quả thực hiện chính sách cơng, v.v.
Cơng trình "Chính sách cơng: Lý luận và thực tiễn" (NXB Tƣ pháp,
2017), tác giả Cao Quốc Hồng, Nguyễn Đỗ Kiên đã chỉ ra các hình thức thực
hiện chính sách ở địa phƣơng; các bƣớc tiến hàng thực hiện chính sách ở địa
phƣơng, cấp cơ sở; các yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện chính sách cơng và ý
nghĩa của việc thực hiện hiệu quả chính sách cơng. Cùng tiếp cận về thực hiện
chính sách cơng cịn có cơng trình "Đại cương về phân tích chính sách công"
(NXB CTQG, 2016) của tác giả Nguyễn Hữu Hải, Lê Văn Hịa. Trong đó, tác
giả đã trình bày vai trị của phân tích chính sách đối với việc hồn thiện và
nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách cơng. Theo các tác giả, để hiểu đƣợc
quá trình thực hiện chính sách cơng địi hỏi các nhà phân tích chính sách cần
phải biết và sử dụng các phƣơng pháp phân tích, đặc biệt là phƣơng pháp
phân tích chi phí - lợi ích. Tác giả Lê Văn Hịa trong cơng trình "Giám sát và
đánh giá chính sách cơng" (NXB CTQG, 2016) lại tập trung làm rõ hơn

những chiều cạnh của đánh giá thực hiện chính sách cơng nhƣ: Khái niệm,
bản chất, vai trò, các yêu cầu của đánh giá, giám sát thực hiện chính sách
cơng; các loại và cấp độ giám sát, ngun tắc giám sát thực hiện chính sách
cơng, v.v.
Có cùng tiếp cận nhƣ trên, trong cơng trình "Vận động chính sách
cơng: Lý luận và thực tiễn" (NXB Lao động, 2015), tác giả Đào Trí Úc, Vũ

11


Công Giao (chủ biên) đã làm rõ nhiều nội dung có liên quan đến thực hiện
chính sách cơng nhƣ: Lịch sử vận động chính sách cơng, khía cạnh tích cực
và tiêu cực của vận động chính sách cơng đến việc thực hiện chính sách trong
thực tế, pháp luật về vận động chính sách cơng ở Việt Nam cũng như ở một số
nước trên thế giới, v.v.
Ngoài ra, các nghiên cứu về thực hiện chính sách cơng cịn đƣợc xem
xét ở từng chính sách cụ thể nhƣ: chính sách kinh tế, chính sách xã hội, chính
sách mơi trƣờng và hoạt động công cộng khác do nhà nƣớc thực hiện, v.v.
Tiêu biểu trong hƣớng tiếp cận này là các cơng trình: "Đổi mới chính sách xã
hội: Luận cứ và giải pháp” (NXB CTQG, 1997) của Đỗ Xuân Nam; "Xây
dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách ASXH của Việt Nam” (NXB CTQG,
2009) của Mai Ngọc Cƣờng; "Tăng trưởng kinh tế và chính sách xã hội ở
Việt Nam trong quá trình chuyển đổi từ 1991 đến nay: Kinh nghiệm các nước
ASEAN” (NXB Lao động, 2001) của Lê Đăng Doanh; Bùi Thế Cƣờng có
cơng trình “Phúc lợi Châu Á - Thái Bình Dƣơng, phúc lợi doanh nghiệp”
(NXB Khoa học xã hội, 2002), v.v.
Trong quá trình phát triển của Việt Nam, đã có một số cơng trình nghiên
cứu về thực hiện chính sách cơng. Chẳng hạn, Ngân hàng thế giới với Báo cáo
năm 1998 và 2000 đã đề cập đến 2 vấn đề: 1) Nhà nước trong một thế giới đang
chuyển đổi; 2) Việt Nam tiến vào thế kỉ XXI - Các trụ cột của sự phát triển; tác

giả Bruno Palier có cơng trình: Chính sách xã hội và q trình tồn cầu hố
(NXB CTQG, 2003); Grzegorz W. Kolodko có cơng trình “Tồn cầu hố và
tương lai của các nước đang chuyển đổi” (NXB CTQG, 2006); v.v. Nhìn chung,
các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá thực trạng, chƣa có nhiều
khái quát về mặt lý luận để làm kim chỉ nam cho hành động thực tiễn về thực
hiện chính sách cơng cho trƣờng hợp của Việt Nam.

Khi nghiên cứu về chính sách cơng và thực hiện chính sách cơng, cơng
trình "Chính sách công của Hoa Kỳ” (NXB Thống kê, 2001) do tác giả Lê

12


Vinh Danh dịch đã có một góc nhìn mới mẻ về hệ thống chính sách cơng của
Hoa Kỳ và những vấn đề liên quan đến thực hiện chính sách cơng. Qua thực
tiễn q trình hoạch định chính sách cơng của Hoa Kỳ, cũng có thể rút ra
những bài học và tri thức cho thực hiện ý chính sách cơng ở Việt Nam nói
chung và thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS nói riêng.
Nghiên cứu về thực hiện chính sách cơng cũng là một chủ đề đƣợc
nhiều học giả nƣớc ngồi đề cập đến. Trong cơng trình “Khi nào thì sự hợp
tác thúc đẩy thực hiện chính sách công?” (When Does Cooperation Improve
Public Policy Implementation?), tác giả Martin Lundin (2007) đã chỉ ra rằng
hợp tác giữa các tổ chức là một chiến lƣợc hợp lý để cải thiện việc thực hiện
chính sách - nhƣng chỉ trong một số trƣờng hợp nhất định. Các phát hiện cho
thấy những ngƣời ra quyết định trong khu vực công không chỉ nhấn mạnh đến
tầm quan trọng của hợp tác mà nên phản ánh sự cần thiết của việc hợp tác
càng nhiều càng tốt trong các ranh giới của tổ chức. Nhiều vấn đề cơng cộng
có thể đƣợc giải quyết khá hiệu quả ngay cả khi khơng có sự hợp tác rộng rãi.
Cơng trình “Tăng cường thực hiện chính sách thơng qua hoạch định
chính sách có tính hợp tác” (Improving policy implementation through

collaborative policymaking), tác giả Ansell, Christopher và cộng sự (2017) đã
lật lại một vấn đề kinh điển đó là sự thất bại trong thực hiện chính sách cơng.
Thay vì tiếp tục theo đuổi ý tƣởng rằng chủ nghĩa quản lý mới cuối cùng sẽ
giúp thu hẹp khoảng cách giữa đầu ra chính sách nhƣ hoạch định và kết quả
thực hiện chính sách thực tế, nghiên cứu này đã lập luận rằng rằng thiết kế
chính sách có tính hợp tác và thực hiện chính sách có tính thích ứng có thể là
một giải pháp khả thi. Nghiên cứu này cũng đã bàn về những trở ngại đối với
sự tham gia của các chính trị gia trong việc hoạch định chính sách có tính hợp
tác đồng thời chỉ ra những điều điều kiện giúp phát triển việc hoạch định
chính sách có tính hợp tác.

13


Trong cơng trình “Phân tích chính trị việc thực hiện chính sách sức khỏe”
(Political Analysis for Health Policy Implementation), các tác giả Paola Abril
Campos và Michael R. Reich (2019) đã nghiên cứu việc thực hiện chính sách
trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là việc quản lý các bên liên quan để giúp nâng cao
cơ hội đạt đƣợc các mục tiêu chính sách. Nghiên cứu này cũng xác định những
thách thức khác nhau và cung cấp các ví dụ về các chiến lƣợc hiệu quả để quản
lý việc thực hiện chính sách y tế. Cuối cùng tác giả đề xuất cần mở rộng các
chiến lƣợc có sẵn cho những ngƣời thực thi chính sách để quản lý các bên liên
quan có thể chống lại hoặc ngăn cản việc thực hiện chính sách.

Cơng trình “Sự thất bại chính sách và khoảng cách giữa chính sách và
thực thi chính sách: Các chương trình hỗ trợ chính sách có thể giúp ích
khơng?” (Policy failure and the policy-implementation gap: can policy
support programs help?), tác giả Hudson, Bob và cộng sự (2019) đã chỉ ra
rằng khó có thể tìm ra cách một tốt nhất để đảm bảo thực hiện chính sách hiệu
quả. Tuy nhiên, thay vì chỉ để các chính sách rơi vào tình trạng thất bại một

phần hoặc tồn bộ, các chính phủ cần phải quan tâm đến những cách thức
nhằm củng cố và hỗ trợ q trình chính sách - đặc biệt là giai đoạn thực hiện
chính sách.
Trong cơng trình “Các mơ hình hợp tác công tư hiệu quả và ứng dụng
của chúng trong thực hiện chính sách cơng” (Effective Public-Private
Partnership Models and their Application in Public Policy Implementation),
Zakharina, O. V. và cộng sự (2020) chỉ ra rằng để tăng hiệu quả thực hiện
chính sách theo mơ hình hợp tác cơng tƣ, mối quan hệ đối tác cần đƣợc xây
dựng trên nguyên tắc thỏa thuận và gắn kết lợi ích của các bên. Đặc biệt,
nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, mơ hình hợp tác thực hiện chính sách hiệu quả
nhất giữa nhà nƣớc và khu vực tƣ nhân là các thỏa thuận nhƣợng quyền, hợp
đồng quản lý, thỏa thuận cho thuê và “các dự án xanh”, v.v.

14


Nhìn chung, cả phƣơng diện lý luận và thực tiễn, thực hiện chính sách
cơng là một nội dung quan trọng, đƣợc nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau.
Qua tổng quan tình hình nghiên cứu, luận án khái quát thành một số cách tiếp
cận về thực hiện chính sách cơng chủ yếu nhƣ sau:
+

Tiếp cận từ góc độ của khoa học hành chính để nghiên cứu về thực

hiện chính sách cơng;
+

Tiếp cận từ góc độ của khoa học quản lý để nghiên cứu thực hiện

chính sách cơng với tƣ cách nhƣ là một q trình quản lý;

+

Tiếp cận từ góc độ của phân tích chính sách để nghiên cứu thực hiện

chính sách cơng với tƣ cách là một đối tƣợng phân tích;
Mỗi cách tiếp cận có những ƣu điểm và hạn chế riêng, từ mục tiêu
nghiên cứu, luận án kế thừa cơng trình trong nƣớc và nƣớc ngồi về khái
niệm, đặc điểm, vai trị và quy trình thực hiện chính sách cơng để từ đó vận
dụng vào xây dựng khung lý thuyết về thực hiện chính sách BHYT nói chung
và thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS nói riêng.
1.1.2. Cơng trình nghiên cứu về thực hiện chính sách bảo hiểm y tế
đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Trong số các nghiên cứu về thực hiện chính sách BHYT đối với đồng
bào DTTS từ góc độ chính sách cơng có thể kể đến cơng trình: “Góp phần
hồn thiện mơ hình KCB BHYT tại trạm y tế xã” của tác giả Lƣơng Ngọc
Khuê (NXB Y học, 2011) đã trình bày kết quả khảo sát thực trạng tổng quan
về mơ hình KCB BHYT tại trạm y tế xã và đề xuất giải pháp hồn thiện mơ
hình KCB BHYT tại trạm y tế xã; Cơng trình nghiên cứu của Vƣơng Lan Mai
và cộng sự (Tạp chí Y học thực hành, 7/2013) về “Thực trạng sử dụng dịch
vụ y tế của một số nhóm dân cư và các rào cản trong tiếp cận dịch vụ y tế” đã
chỉ ra nhiều rào cản trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế của một số nhóm dân
cƣ, trong đó có rào cản về thực hiện chính sách BHYT, v.v.

15


Nghiên cứu về vai trò của các chủ thể trong thực hiện chính sách
BHYT đối với đồng bào DTTS có cơng trình “Vai trị của Nhà nước đối với
phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội trong tiến trình đổi mới ở Việt
Nam” của tác giả Nguyễn Văn Mạnh (NXB CTQG, 2011). Cơng trình này đã

đƣa ra những quan điểm, giải pháp phát huy vai trò của nhà nƣớc đối với yêu
cầu phát triển các loại hình bảo hiểm giai đoạn 2011 - 2020 ở Việt Nam, theo
đó các loại hình BHXH, BHYT phải hƣớng tới u cầu đảm bảo ổn định cuộc
sống cho ngƣời lao động và nhân dân. Đồng thời, tác giả đƣa ra giải pháp đối
với BHYT là cần sớm hoàn thiện các quy định liên quan đến thực hiện chính
sách BHYT, đặc biệt là lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
BHYT và thủ tục thanh tốn chi phí KCB BHYT, v.v.
Nghiên cứu về hệ thống chính sách BHYT nói chung và chính sách
BHYT liên quan đến đồng bào DTTS nói riêng có cơng trình “Tổng quan về
những chương trình y tế có liên quan và định hướng tới giảm nghèo bền vững
cho người dân” của nhóm tác giả Vũ Hoàng Lan và cộng sự (Bộ Lao động,
Thƣơng binh và Xã hội, Bộ Y tế, 2015). Nghiên cứu này đã tổng hợp, phân
tích những chƣơng trình và chính sách y tế ở tầm quốc gia, tập trung vào tăng
cƣờng cơ hội tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, BHYT, đặc biệt là
ngƣời nghèo, ngƣời DTTS. Các chính sách ASXH luôn coi BHYT là một
trong những phƣơng thức đảm bảo cho ngƣời nghèo, đồng bào DTTS không
bị tổn thƣơng khi gặp rủi ro về sức khỏe. Với sự hỗ trợ từ các chính sách
BHYT, các đối tƣợng này đã và đang nhận đƣợc sự hỗ trợ để góp phần hạn
chế các tổn thƣơng có thể dẫn đến nghèo và tái nghèo. Nghiên cứu cũng
khuyến nghị, đối với chính sách BHYT cho ngƣời nghèo, ngƣời DTTS, Nhà
nƣớc cần cân nhắc việc điều phối nguồn kết dƣ quỹ BHYT để địa phƣơng có
thể sử dụng một phần nguồn quỹ này cho việc nâng cao chất lƣợng KCB cho
ngƣời dân. Truyền thông cũng cần đẩy mạnh vai trò trong việc nâng cao nhận
thức và hiểu biết của ngƣời DTTS về việc tham gia BHYT, phát triển cơ sở

16


dữ liệu BHYT để việc quản lý đƣợc chặt chẽ và toàn diện hơn.
Trong Báo cáo “Tiến tới bao phủ BHYT toàn dân ở Việt Nam - Đánh

giá và giải pháp” (Ngân hàng Thế giới, 2014), các tác giả Aparnaa
Somanathan, Ajay Tandon, Đào Lan Hƣơng, Kari L. Hurt, và Hernan L.
Fuenzalida-Puelma đã tập trung đánh giá việc thực hiện chính sách BHYT của
Việt Nam, phân tích hiện trạng, tiến trình thực hiện BHYT toàn dân, khả năng
sẵn sàng của Việt Nam để đạt đƣợc các mục tiêu đã đề ra, các thách thức sẽ
phải đối mặt trong lộ trình đạt đƣợc bao phủ tồn dân, v.v. Nhóm nghiên cứu
cũng khuyến nghị giải pháp để thực hiện lộ trình bao phủ BHYT toàn dân là
Nhà nƣớc cần tập trung vào các mục tiêu chính liên quan tới các biện pháp
nhƣ: (i) mở rộng bao phủ BHYT theo chiều rộng; (ii) tăng cường cơng bằng,
bảo vệ tài chính; (iii) tạo cơ chế tài chính bền vững cho bao phủ tồn dân; iv)
tăng cường công tác tổ chức, quản lý và quản trị BHYT, v.v.
Cơng trình “Tiếp cận của người nghèo đến dịch vụ y tế và giáo dục
trong bối cảnh xã hội hóa hoạt động y tế và giáo dục tại Việt Nam” của
ActionAid Việt Nam cho rằng, xã hội hóa y tế đã mang lại những tác động
tích cực tới việc chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân, tác động lớn nhất là đã
huy động vốn đầu tƣ mở rộng nguồn cung ứng các dịch vụ y tế, đa dạng hóa
loại hình dịch vụ y tế và tạo sự cạnh tranh về chất lƣợng các dịch vụ này.
Chính sách cấp thẻ BHYT cho ngƣời DTTS đã làm giảm đáng kể các rào cản
tiếp cận dịch vụ y tế của ngƣời DTTS. Tuy nhiên, các dịch vụ KCB sử dụng
công nghệ cao chƣa đƣợc BHYT chi trả, vì vậy, ngƣời nghèo, ngƣời DTTS
khó có thể tiếp cận đƣợc tới các dịch vụ này; bên cạnh đó, yếu tố tâm lý tộc
ngƣời vốn rất quan trọng trong KCB chƣa đƣợc chú ý trong các chính sách,
điển hình là cấp thẻ BHYT có phân biệt rõ hộ nghèo, hộ DTTS. Mặc dù, việc
này giúp cho q trình quản lý hành chính đƣợc dễ dàng, song lại gây tâm lý
tự ti cho ngƣời nghèo, ngƣời DTTS, thậm chí nó cịn có thể gây tâm lý khơng
tích cực cho các y bác sỹ. Ngun tắc đồng chi trả của BHYT đối với các hộ

17



nghèo, hộ DTTS thực sự là trở ngại lớn, vì vậy cần có chính sách hỗ trợ họ
trong một số bệnh địi hỏi chi phí cao, v.v.
Từ góc độ pháp luật BHYT, có một số cơng trình nghiên cứu về thực
hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS nhƣ: Giáo trình “Luật An
sinh xã hội” do Nguyễn Thị Kim Phụng chủ biên (NXB Tƣ pháp, 2007) đã
phân tích về khái niệm, ý nghĩa, vài trò của BHYT, đồng thời phân tích ba mơ
hình BHYT trên thế giới đó là: 1) Mơ hình hệ thống BHYT hoạt động từ thuế
(quỹ BHYT đƣợc hình thành từ nguồn thu từ thuế); 2) Mơ hình hệ thống
BHYT hoạt động từ quỹ BHYT (quỹ BHYT đƣợc hình thành trên cơ sở đóng
góp của các chủ thể: ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động, NSNN hỗ trợ
một phần. Việt Nam đang thực hiện theo mơ hình này); 3) Mơ hình hệ thống
BHYT hoạt động từ quỹ BHYT thƣơng mại (hệ thống BHYT tƣ nhân vì lợi
nhuận), v.v.
Trong luận án tiến sĩ Luật học “Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây
dựng và hoàn thiện pháp luật về an sinh xã hội ở Việt Nam” của tác giả
Nguyễn Hiền Phƣơng (Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, 2010) đã gợi mở một số
nội dung có giá trị lý luận và thực tiễn về pháp luật BHYT. Trên cơ sở phân
tích về thực trạng pháp luật BHYT, tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện
pháp luật BHYT nhƣ: Xác định vai trò quan trọng của BHYT bắt buộc tiến
tới mục tiêu thực hiện BHYT tồn dân; điều chỉnh mức đóng phí bảo hiểm
theo hướng tăng dần đảm bảo nâng cao quyền lợi và cân đối quỹ BHYT; tiến
tới quy định chế độ BHYT tự nguyện bổ sung và mở rộng phạm vi nhà cung
cấp dịch vụ, v.v.
Luận án tiễn sĩ Luật học “Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp
luật BHYT ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hƣơng (Học viện
CTQG Hồ Chí Minh, 2012) đã trình bày, phân tích cơ sở lý luận về hoàn thiện
pháp luật BHYT ở Việt Nam. Luận án cũng đã khái quát quá trình hình thành,
phát triển và thực trạng thực hiện pháp luật BHYT của Việt Nam.

18



Đồng thời, luận án đã đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật
BHYT ở Việt Nam, trong đó có đối tƣợng là ngƣời DTTS, v.v.
Luận án tiến sĩ Y học “Nghiên cứu tác động của chi phí y tế tới tình
trạng nghèo hóa ở Việt Nam và hiệu quả chính sách hỗ trợ người nghèo trong
khám bệnh, chữa bệnh” của tác giả Vũ Thị Kim Anh (Đại học Y Thái Bình,
2010) đã trình bày về chính sách cấp thẻ BHYT cho ngƣời nghèo thông qua
việc thành lập các quỹ KCB cho ngƣời nghèo tại các địa phƣơng theo Quyết
định số 139/2002/QĐ-TTg về KCB cho ngƣời nghèo; phân tích thực trạng chi
phí y tế của hộ gia đình ở Việt Nam giai đoạn 1993 - 2008 và gánh nặng của
chi phí y tế lên tình trạng nghèo hóa ở Việt Nam, v.v.
Ngồi các cơng trình trên, thực tế cịn có các bài nghiên cứu đăng trên
tạp chí chun ngành có liên quan nhƣ: Bài “Dự báo nhu cầu KCB của người
dân Việt Nam trong điều kiện thông tin bất đối xứng trên thị trường BHYT”
của Nguyễn Thị Minh, Hồng Bích Phƣơng, Đỗ Thị Minh Thúy, Nguyễn
Phƣơng Lan (Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 2014); bài “Dự báo quỹ BHYT
cho người nghèo và DTTS đến năm 2020 bằng mơ hình dự báo theo tốc độ
phát triển bình qn” của tác giả Phạm Hồng Hải, Trần Thị Giáng Hƣơng,
Nguyễn Đức Lực (Tạp chí Y học dự phịng, 2016); bài “Thực trạng sử dụng
thẻ BHYT của người dân” của Nguyễn Thị Kim Hoa và Mai Linh (Tạp chí Xã
hội học, 2015); bài “Những yếu tố quyết định khả năng tiếp cận BHYT ở Việt
Nam” của Đặng Nguyên Anh và cộng sự (Tạp chí Xã hội học, 2007); bài "Vai
trị của chính sách BHXH; BHYT đối với ASXH của đất nước" của tác giả Lê
Bạch Hồng (Tạp chí Cộng sản, 2010); bài “Thực trạng bao phủ BHYT của
đồng bào DTTS tại 12 tỉnh thuộc 4 vùng KT-XH của Việt Nam” của Nguyễn
Đức Thành, Phạm Thị Huyền Chang (Tạp chí Khoa học Nghiên cứu sức khoẻ
và Phát triển, 2020); bài “Tổng quan một số chính sách về nhân lực y tế cho
người DTTS: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng” của Phùng Thanh
Hùng, Phạm Thị Huyền Chang, Phạm Quỳnh Anh (Tạp chí Khoa học Nghiên


19


cứu sức khoẻ và Phát triển, 2020); bài “Thực trạng nhân lực y tế và một số
kết quả chính sách nhân lực y tế đến tình hình sức khoẻ của đồng bào DTTS”
của Bùi Thị Mỹ Anh, Chu Huyền Xiêm, Phạm Quỳnh Anh (Tạp chí Khoa học
Nghiên cứu sức khoẻ và Phát triển, 2020); bài “Tổng quan các chính sách và
mơ hình hỗ trợ về tài chính trong chăm sóc sức khoẻ người DTTS tại Việt
Nam từ năm 1989 đến nay” của Lƣu Thị Kim Oanh, Trần Tuấn Anh, Nguyễn
Mai Hƣờng, Hồng Văn Minh (Tạp chí Y học dự phịng, 2020); bài “Những
rào cản trong sử dụng dịch vụ y tế và triển khai chương trình chăm sóc sức
khoẻ cho người DTTS tại một số tỉnh Việt Nam” của Nguyễn Thị Nga, Đoàn
Thị Thuỳ Dƣơng, Nguyễn Trung Kiên, Hoàng Văn Minh. 2020 (Tạp chí Y
học dự phịng, 2020); bài “Tác động của đảm bảo dịch vụ xã hội cơ bản đến
chất lượng cuộc sống của người DTTS ở Việt Nam” của Đỗ Thị Hải Hà,
Nguyễn Đăng Núi, Phùng Minh Đức (Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 2020);
bài “Đảm bảo dịch vụ xã hội cơ bản cho người DTTS ở Việt Nam” của Đỗ
Thị Hải Hà, Mai Ngọc Anh, Nguyễn Đăng Núi, Phùng Minh Đức (Tạp chí
Kinh tế và Quản lý, 2019), v.v.
Báo cáo“Nghiên cứu về khả năng tiến tới BHYT tồn dân” của nhóm tác
giả Tống Thị Song Hƣơng và cộng sự (Bộ Y tế, 2011) đã tập trung phân tích, mơ
tả thực trạng tham gia BHYT ở các nhóm đối tƣợng, chú trọng tới nhóm đối
tƣợng tự nguyện tham gia BHYT chuyển sang nhóm có trách nhiệm tham gia
BHYT và xác định những yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng tham gia BHYT của
các nhóm đối tƣợng, mức đóng, mức hỗ trợ đóng BHYT, phạm vi quyền lợi,
mức hƣởng BHYT; Phƣơng thức thanh toán; Tổ chức cung ứng dịch vụ y tế;
Năng lực quản lý nhà nƣớc về BHYT; Hệ thống tổ chức thực hiện; Hiểu biết và
khả năng tham gia BHYT của ngƣời dân, v.v. Trên cơ sở đó cơng trình đề xuất lộ
trình thực hiện BHYT toàn dân theo quy định của Luật BHYT.


Nghiên cứu về chính sách dân tộc có cơng trình "Chính sách dân tộc
của Đảng và Nhà nước Việt Nam" (NXB Đại học Văn hóa Hà Nội, 2005) của

20


Lê Ngọc Thắng. Tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận của chính sách dân tộc, quan
điểm, cơ sở xây dựng chính sách dân tộc, chính sách dân tộc qua các thời kỳ
(từ 1945 đến nay), v.v. Đặc biệt, Báo cáo “Nghiên cứu thực trạng nguồn nhân
lực vùng DTTS và đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực vùng dân
tộc và miền núi” (UBDT, UNDP, 2010), nhóm tác giả Trần Thị Hạnh đã tập
trung phân tích, làm rõ thực trạng tiếp cận về giáo dục và y tế của đồng bào
DTTS, phân tích, đánh giá kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ BHYT cho
đồng bào DTTS theo Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính
phủ về Chính sách chăm sóc sức khoẻ cho ngƣời nghèo và ngƣời DTTS.
Nghiên cứu cho thấy, mặc dù chính sách cấp miễn phí thẻ BHYT cho ngƣời
nghèo và ngƣời DTTS đã có tác động rất tích cực góp phần nâng cao tỷ lệ sử
dụng dịch vụ y tế của ngƣời nghèo và ngƣời DTTS, cải thiện sức khoẻ cho
nhân dân. Tuy nhiên, việc quản lý quỹ BHYT và cấp thẻ còn gặp nhiều khó
khăn; xác định đối tƣợng thuộc hộ nghèo nhiều nơi cịn chƣa đầy đủ và chính
xác; điều kiện đi lại khó khăn, khoảng cách đến các cơ sở y tế xa và điều kiện
kinh tế khó khăn… là một trong số những rào cản đối với việc tiếp cận và sử
dụng dịch vụ y tế của đồng bào DTTS.
Cơng trình “Đời sống của người DTTS tại các khu vực đô thị” của
Nguyễn Văn Chiều, Trần Văn Kham (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017) cho
thấy quá trình đơ thị hóa cũng nhƣ di cƣ đến các khu công nghiệp và khu vực đô
thị đã làm thay đổi thói quen tiếp cận các dịch vụ y tế của đồng bào DTTS. Các
phản hồi thu đƣợc cho thấy, so với thời gian cách đây 5 năm (với ngƣời DTTS
tại chỗ) hay cuộc sống mới hiện tại ở khu vực đô thị (của ngƣời DTTS di cƣ),

các chủ thể này đã quan tâm nhiều hơn đến việc tiếp cận các hình thức bảo hiểm,
trong đó quan tâm nhiều hơn đến các chính sách BHYT. Sự khác biệt về mặt địa
bàn khảo sát (Thái Ngun, Đắk Lắk, Bình Dƣơng) cũng có ảnh hƣởng đến việc
chọn lựa các loại hình bảo hiểm, trong đó ngƣời DTTS


Thái Nguyên quan tâm và "lo xa" hơn trong cuộc sống. Bên cạnh đó, ngƣời

21


DTTS thƣờng sử dụng các dịch vụ y tế công tại nơi ở, nơi làm việc khi có ốm
đau nhiều hơn tiếp cận các dịch vụ y tế tƣ nhân. Trong các mơ hình dịch vụ
trực tiếp tại nơi ở, ngƣời DTTS tại chỗ có xu hƣớng tiếp cận nhiều hơn so với
nhóm ngƣời DTTS tại các địa bàn di cƣ (Thái Nguyên, Bình Dƣơng), v.v.
Trong Báo cáo nghiên cứu độc lập “Hiện trạng bất bình đẳng giới
trong cộng đồng người DTTS” (2010), tác giả Hồng Anh Vũ nhận định: Có
nhiều vấn đề về dịch vụ y tế chƣa đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng DTTS
nói chung và phụ nữ DTTS nói riêng. Những khó khăn này bao gồm chất
lƣợng và số lƣợng của dịch vụ, hiểu biết của ngƣời dân về chăm sóc sức
khỏe cho gia đình và cộng đồng. Dù xem xét bằng cách nào, những chỉ số về
sức khỏe ở vùng đồng bào DTTS vẫn thấp hơn so với mặt bằng chung, còn rất
nhiều bất cập trong việc tiếp cận dịch vụ y tế đối với các nhóm DTTS ở vùng
sâu, vùng xa cũng nhƣ khả năng chi trả của ngƣời sử dụng dịch vụ.
Cơng trình “Phát triển hệ thống ASXH ở Việt Nam đến năm 2020” của
Nguyễn Thị Lan Hƣơng và cộng sự (GTZ, 2013) đã đƣa ra khái niệm bảo
hiểm và các cấu phần: (i) BHYT; (ii) BHXH tự nguyện; (iii) BHXH bắt buộc
và (iv) Bảo hiểm thất nghiệp. Nghiên cứu cũng đánh giá thực trạng và các yếu
tố ảnh hƣởng đến hệ thống chính sách ASXH của nƣớc ta, đồng thời đề xuất
giải pháp đảm bảo ASXH đến năm 2020, đặc biệt là tăng nhanh tỷ lệ dân số

có BHYT để tiến tới BHYT tồn dân.
Bên cạnh việc phân tích các khái niệm, nguyên tắc, vai trò của ASXH
và pháp luật ASXH của một số nƣớc nhƣ Đức, Hoa Kỳ, Nga, cơng trình
"Pháp luật an sinh xã hội: Kinh nghiệm của một số nước đối với Việt Nam"
(NXB CTQG, 2011), các tác giả Trần Hoàng Hải và Lê Thị Thuý Hƣơng đã
khái quát tƣơng đối đầy đủ hệ thống pháp luật ASXH của Việt Nam. Qua
những phân tích, đánh giá về hệ thống pháp luật ASXH của Việt Nam, các tác
giả cho rằng để hoàn thiện pháp luật ASXH cần phải xây dựng Bộ luật ASXH
và cải cách các Luật BHXH và Luật BHYT hiện hành, v.v.

22


Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Những giải pháp nhằm đảm bảo
ASXH cho người dân vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong q trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Mai Ngọc Cƣờng (Đề tài khoa học cấp
Bộ, 2014) đã đánh giá thực trạng, chỉ ra thành tựu, hạn chế và nguyên nhân
của hạn chế trong việc đảm bảo ASXH cho ngƣời dân trong q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó có đảm bảo dịch vụ y tế tối thiểu mà
BHYT là một trụ cột quan trọng. Đồng thời, tác giả khuyến nghị phƣơng
hƣớng và giải pháp đảm bảo ASXH cho ngƣời dân trong quá trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Cơng trình nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp nhà nƣớc “Cơ sở khoa
học của việc xây dựng, hồn thiện hệ thống chính sách ASXH ở nước ta giai
đoạn 2006 - 2015” của Mai Ngọc Cƣờng (Đề tài khoa học cấp Nhà nƣớc,
2009) đã phân tích nội dung cơ bản và đánh giá kết quả chủ yếu trong việc
thực hiện các chính sách ASXH ở nƣớc ta thời kỳ đổi mới. Theo đó, trải qua
hơn 15 năm thực hiện chính sách BHYT, bên cạnh việc mở rộng đối tƣợng,
độ bao phủ, thì phạm vi, quyền lợi của ngƣời tham gia BHYT cũng từng
bƣớc đƣợc mở rộng.

Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Chính sách BHXH, BHYT góp phần đảm
bảo ASXH” (2010) do Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, BHXH Việt
Nam và Báo Nhân dân đồng tổ chức đã nêu bật những vấn đề cơ bản về thực
trạng BHYT hiện nay, nó đã thể hiện là trụ cột trong hệ thống ASXH đang
ngày càng lớn mạnh. Tuy nhiên, công tác thực hiện BHYT còn rất nhiều hạn
chế. Nhiều doanh nghiệp và ngƣời lao động chƣa thật sự hiểu hết những lợi
ích mà BHYT mang lại; các văn bản liên quan việc thực hiện cịn chậm đi vào
cuộc sống, chính sách về BHYT cịn phức tạp khiến ngƣời dân khơng nhiệt
tình tham gia; việc quản lý, sử dụng quỹ BHYT chƣa hiệu quả, tình trạng lạm
dụng quỹ BHYT đang diễn ra phổ biến… Hội thảo cũng đề xuất nhiều giải
pháp hồn thiện chính sách BHYT theo hƣớng bổ sung quy định về kiểm soát

23


quỹ BHYT, thực hiện cải cách thủ tục tham gia BHYT theo hƣớng đơn giản,
thuận lợi cho ngƣời tham gia, tăng cƣờng công tác phổ biến giáo dục pháp
luật BHYT.
Công trình nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia “Đảm bảo dịch vụ xã
hội cơ bản cho người dân vùng DTTS trong thời kỳ đổi mới” của Đỗ Thị Hải
Hà (Đề tài khoa học cấp quốc gia, 2020) đã tổng hợp, phân tích thực trạng
đảm bảo các dịch vụ xã hội cơ bản cho ngƣời DTTS, gồm có thực trạng tiếp
cận dịch vụ xã hội cơ bản của ngƣời DTTS, thực trạng chính sách đảm bảo
dịch vụ xã hội cơ bản cho ngƣời DTTS và thực trạng các cơ sở cung ứng dịch
vụ xã hội cơ bản cho ngƣời dân vùng DTTS từ năm 1986 đến 2020. Đồng
thời đƣa ra quan điểm, giải pháp hồn thiện chính sách đảm bảo dịch vụ xã
hội cơ bản cho ngƣời DTTS, trong đó giải pháp hồn thiện chính sách đảm
bảo y tế cơ bản cho ngƣời DTTS là giải pháp căn cơ nhất.
Cơng trình nghiên cứu khoa học cấp quốc gia “Những giải pháp cơ bản
và cấp bách về chăm sóc sức khoẻ đồng bào DTTS nước ta hiện nay” của

Hoàng Văn Minh (Đề tài khoa học cấp quốc gia, 2020) cũng đã phân tích
chun sâu về thực trạng sức khoẻ, chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào DTTS ở
Việt Nam hiện nay, trong đó thực trạng có BHYT và sử dụng thẻ BHYT trong
khám, chữa bệnh của đồng bào DTTS cho thấy “mặc dù số người có thẻ
BHYT hiện đã đạt tỷ lệ cao, nhưng vẫn còn thực trạng tỷ lệ đồng bào DTTS
có sử dụng thẻ BHYT trên tổng số đồng bào DTTS tham gia BHYT không cao
và không đồng đều ở các nhóm DTTS”.
Các nghiên cứu bằng tiếng nƣớc ngồi về chính sách dân tộc, chính
sách phát triển KT-XH, chính sách y tế của Việt Nam cũng rất đa dạng và
phong phú. Nhiều nghiên cứu về chính sách dân tộc đã chỉ ra tình trạng kỳ thị
và phân biệt đối xử với ngƣời DTTS ở nhiều quốc gia trên thế giới. Có thể kể
đến một số cơng trình tiêu biểu với các nội dung nhƣ sau:

24


Tác giả Mats Malqvist, Dinh Thi Phuong Hoa, Nguyen Thanh
Liem,Anna Thorson, Sarah Thomsen trong cơng trình “Ethnic minority
health: a review exposing horizontal inequility” (Vấn đề y tế đối với DTTS:
một góc nhìn bất bình đẳng theo chiều ngang) (Global Health Action, 2013)
đã đánh giá: Mặc dù hệ thống y tế cho ngƣời DTTS đã đƣợc mở rộng và phát
triển, trong đó đa số là miễn phí nhƣng vẫn cịn tồn tại sự bất bình đẳng trong
việc tiếp cận dịch vụ y tế của ngƣời DTTS. Các phát hiện chính bao gồm: (i)
Các nhân viên y tế chƣa thích nghi đƣợc yếu tố văn hóa và thiếu sự nhạy cảm
khi tiếp xúc với ngƣời DTTS; (ii) Ngƣời dân không muốn đi khám khi có
bệnh do tập tục truyền thống; (iii) Tỷ lệ bao phủ của BHYT thấp tại các tỉnh
có đơng DTTS; (iv) Có rất ít cán bộ y tế là ngƣời DTTS; (v) DTTS nhận
đƣợc phƣơng pháp điều trị ít tốn kém và ít có khả năng đƣợc phẫu thuật hơn
bệnh nhân ngƣời Kinh, mặc dù bệnh nhân có các bệnh nhƣ nhau, cùng độ
tuổi, và cùng giới tính; (vi) Tại nhiều trạm y tế, cán bộ y tế chủ yếu là nam

khiến phụ nữ DTTS ngại đến khám thai; (vii) Tỷ lệ tử vong mẹ khi sinh của
phụ nữ DTTS cao hơn 4 lần ngƣời Kinh, Hoa và (viii) Việc tiếp cận các dịch
vụ phòng chống các bệnh truyền nhiễm nhƣ lao, HIV, tiêu chảy của DTTS
thấp hơn dân tộc đa số.
Cơng trình “A review of ethnic minority policies and programs in
Vietnam” (Tổng kết các chương trình, chính sách dân tộc thiểu số của Việt
Nam) do Bob Baulch và N.T.Phuong (Political Science, 2007) thực hiện.
Trong đó, các tác giả đã có những đánh giá, nhận định: Các chƣơng trình và
chính sách đã quan tâm đến sự phát triển KT-XH cho ngƣời DTTS một cách
toàn diện trên tất cả các mặt nhƣ: cơ sở hạ tầng, khuyến nông, đào tạo, y tế,
tín dụng với mục đích thu hẹp khoảng cách giữa các nhóm DTTS và nhóm
dân tộc đa số. Tuy nhiên, báo cáo cũng cho rằng không phải cứ nâng cao chất
lƣợng cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội sẽ làm tăng đời sống của DTTS vì cịn
có những rào cản về ngơn ngữ, văn hóa, v.v.

25


Một cơng trình khác do Bob Baulch và cộng sự thực hiện có tựa đề:
“Ethnic Minority Poverty in Vietnam” (Nghèo của người dân tộc tại Việt
Nam) (Chronic Poverty Research Centre, 2010) cũng đã đƣa ra nhận định: (i)
Trẻ em DTTS thƣờng bỏ học khi lên cấp học cao hơn (cấp 2, cấp 3), đặc biệt
là trẻ em gái với nhiều nguyên nhân nhƣ nghèo, khoảng cách đến trƣờng xa,
rào cản ngôn ngữ, tự ti, phải làm việc nhà; (ii) Di cƣ của ngƣời Kinh nhận
đƣợc nhiều hỗ trợ hơn ngƣời DTTS (bao gồm cả phân bố đất đai); (iii) Việc
tiếp cận tín dụng của DTTS thấp hơn ngƣời Kinh, Hoa nhƣng lại nhận đƣợc
các khoản trợ cấp và chuyển nhƣợng xã hội cao hơn nhiều; (iv) Ngƣời Kinh
có định kiến tiêu cực về DTTS, coi họ là kém phát triển và với những định
kiến nhƣ vậy nên đã có xu hƣớng chung cho rằng phát triển DTTS phải liên
quan đến việc thay đổi văn hóa, xóa bỏ tín ngƣỡng ngun thủy, mê tín dị

đoan để đƣa DTTS bắt kịp với ngƣời Kinh.
Tiếp cận về chính sách BHYT đối với vùng DTTS từ góc độ nghèo đói,
cơng trình “Poverty Alleviation Policies and Ethnic Minority People in
Vietnam” (Chính sách xố đói giảm nghèo và DTTS tại Việt Nam) của Yukio
Ikemoto (VUFO-NGO Resource Centre Vietnam, 2000) đã chỉ ra: Chuẩn
nghèo cần có sự phân biệt theo khu vực vì khí hậu khu vực miền núi phía Bắc
khắc nghiệt hơn các vùng khác, điều đó làm ảnh hƣởng đến sinh kế của họ.
Bên cạnh đó, dịng di cƣ từ miền núi phía Bắc vào Tây Nguyên cho rằng ở
Tây Nguyên có điều kiện sống tốt hơn. Báo cáo cũng đƣa ra nhận định việc
xác định chuẩn nghèo theo thu nhập sẽ khơng chính xác vì rất khó xác định
đƣợc thu nhập của hộ gia đình và việc lựa chọn hộ gia đình có thuộc danh
sách hộ nghèo hay không phụ thuộc vào giới hạn nguồn ngân sách.
Tác giả Đặng Hải Anh trong cơng trình “Vietnam: A Widening Poverty
Gap for Ethnic Minority” (Việt Nam: Mở rộng khoảng cách nghèo của DTTS)
(Cambridge University Press, 2010) đã khẳng định: (i) Tỷ lệ nghèo đã giảm
nhiều trong những năm qua nhƣng có sự khác biệt về giảm tỷ lệ nghèo giữa

26


các nhóm dân tộc, nhóm dân tộc có dân số đơng hơn thƣờng có mức giảm tỷ
lệ nghèo cao hơn nhóm DTTS; (ii) Đại đa số DTTS nằm trong nhóm thu nhập
thấp, khoảng cách về mức tiêu thụ sản phẩm ngày càng bị nới rộng, ngƣời
DTTS có xác suất thấp hơn để thốt khỏi đói nghèo so với dân tộc đa số;
những DTTS đồng hóa hơn với ngƣời Kinh có đời sống khá hơn và nhóm dân
tộc ít đồng hóa hơn thì dễ bị bỏ lại phía sau; (iii) Yếu tố làm tăng xác suất rơi
vào hồn cảnh nghèo đói bao gồm: dân tộc, số lƣợng thành viên là trẻ hay già,
khu vực cƣ trú; yếu tố làm tăng xác suất là hộ không nghèo bao gồm: số
lƣợng các thành viên nằm trong độ tuổi lao động, số năm đi học của các thành
viên (đặc biệt là chủ hộ), làm việc trong khu vực nông nghiệp hay không, khu

vực sinh sống ở thành thị hay nông thôn; (iv) Đa số ngƣời DTTS làm trong
lĩnh vực nông nghiệp hoặc tự làm; (v) Trẻ em DTTS có tỷ lệ bỏ học và phải
làm việc nhiều hơn trẻ em dân tộc đa số; (vi) Khả năng tiếp cận các dịch vụ
nhƣ điện, nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng, internet, nhà ở của ngƣời DTTS
thấp hơn nhiều nhóm dân tộc đa số, nhƣng việc tiếp cận trợ giúp xã hội, tín
dụng thì DTTS lại cao hơn, v.v.
Tác giả P. Castel trong cơng trình “Vietnam Health Insurance: use of
health care services by the poor efficiency and equity issues in the province of
Kontum” (BHYT Việt Nam: Sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe do hiệu
quả kém và vấn đề công bằng ở tỉnh Kontum) (SSRN Electronic Journal,
2011) đã chỉ ra rằng: Đồng bào DTTS nhận đƣợc các dịch vụ y tế có mức
thấp hơn nhƣ: ít đƣợc phẫu thuật hơn, phụ nữ khơng nhận đƣợc các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe đặc biệt trƣớc và sau sinh, v.v. Tác giả Rheinlander
T.Samuelsen trong công trình “Perspectives on child diarrhoea management
and health service use among ethnic minority caregives in Vietnam” (Quan
điểm về quản lý tiêu chảy ở trẻ em và sử dụng dịch vụ y tế giữa các DTTS ở
Việt Nam) (2011) cũng đã nhận định: Một số trở ngại cho việc tiếp cận dịch vụ
y tế của DTTS là vai trò giới, đƣờng sá xa xơi, các chi phí gián tiếp và thái độ
của nhân viên y tế, v.v.

27


Báo cáo của Ngân hàng Thế giới “Moving toward universal coverage
of social health insurance in Vietnam: assessment and options” (Tiến tới
BHYT toàn dân ở Việt Nam: Đánh giá và lựa chọn) (Ngân hàng thế giới,
2014) đã chỉ ra rằng, mặc dù Việt Nam đã đạt nhiều tiến bộ vƣợt bậc trong
thực hiện BHYT và đã bao phủ đƣợc hơn nửa dân số, nhƣng còn cần nhiều
cải cách nhƣ tăng mức hỗ trợ thông qua trợ giá bảo hiểm, mua bảo hiểm theo
hộ gia đình, và có chế tài đối với nhóm tham gia bắt buộc, hay giảm chi phí

phải trả ngoài đồng chi trả và áp dụng hỗ trợ chi phí lớn.
Cơng trình “Cải cách BHYT tại Việt Nam: Tổng quan những phát triển
gần đây và thách thức tương lai” của Björn Ekman và cộng sự (2008) đã tập
trung nghiên cứu về quá trình cải cách BHYT của Việt Nam, đánh giá những
kết quả, phát triển gần đây và những thách thức trong tƣơng lai.
Nghiên cứu về việc thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào
DTTS từ góc độ chính sách cơng đối với một nhóm DTTS hoặc ở một địa
phƣơng phía Bắc cũng đã đƣợc một số cơng trình đề cập đến nhƣ: Cơng trình
“Nghiên cứu thực trạng sức khoẻ của cộng đồng DTTS tại xã Mỏ Vàng,
huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái năm 2011” của Nguyễn Thị Lan Anh và cộng sự
(Tạp chí Y học Dự phịng, 2013) đã phân tích, xác định các vấn đề sức khỏe, y
tế cần ƣu tiên cho cộng đồng DTTS, đồng thời mô tả nguồn chi NSNN dành
cho việc mua thẻ BHYT cũng nhƣ chăm sóc y tế cho đồng bào DTTS; Cơng
trình “Nghiên cứu hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân tại các tỉnh
Trung du miền núi phía Bắc: rào cản và giải pháp”, nhóm tác giả Trần Thị
Giáng Hƣơng và cộng sự (2016) đã sử dụng số liệu thứ cấp là báo cáo tổng
quan ngành y tế năm 2013 và số liệu điều tra mức sống hộ gia đình để phân
tích thực trạng, những yếu tố tác động và giải pháp nâng cao độ bao phủ chăm
sóc sức khỏe tồn dân tại các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc; Bài “Nghiên
cứu thực trạng cấp và sử dụng thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi dân tộc H'Mông
và một số yếu tố ảnh hưởng tại huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên” của Hà Văn

28


×