Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

Tài liệu 5 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHIỀU CAO CỦA BÉ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.33 KB, 1 trang )

5 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHIỀU CAO CỦA BÉ

Sự phát triển chiều cao của bé chỉ phụ thuộc một phần vào yếu tố di truyền. Theo
các chuyên gia, 5 nhân tố dưới đây có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển chiều cao của
trẻ.

1. Vấn đề dinh dưỡng
Chiều cao của bé có phát triển ổn định hay không phụ thuộc vào sự phát triển của
xương. Khi bé không được cung cấp đầy đủ những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát
triển toàn diện thì cơ thể sẽ bị ảnh hưởng và làm chậm sự phát triển chiều cao. Những
chất như vitamin D, canxi, là vô cùng quan trọng đảm bảo cho bé có một chiều cao lý
tưởng. Đồng thời nếu thiếu đi chất kẽm, cơ thể bé sẽ yếu và xương không được cứng
chắc. Chính vì thế, cha mẹ hãy chú ý để cung cấp tốt hơn cho bé, đảm bảo đầy đủ các
chất dinh dưỡng cho sự phát triển chiều cao của trẻ.
[img] />0.jpg[/img]

2. Giấc ngủ
Não là bộ phận vô cùng quan trọng, nó đảm bảo cho bé có sự phát triển bình
thường, ổn định về mọi mặt. Chính vì thế mà chúng ta luôn phải chú ý cho não được nghỉ
ngơi, không nên quá sức. Đối với trẻ em cũng vậy, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng ảnh
hưởng tới sự phát triển chiều cao của bé. Từ lúc bé mới sinh ra thì cần phải ngủ khoảng
20 giờ/ngày, từ 2 tới 6 tháng tuổi là 15 - 18 tiếng/ngày, từ 6 - 18 tháng thì bé nên ngủ đủ
13 - 15 tiếng mỗi ngày. Khi bé được 18 tháng - 3 tuổi, bé cần phải được ngủ 12 - 13 tiếng
mỗi ngày. Và từ 3 cho tới 7 tuổi thì bạn nên để bé ngủ khoảng 11 tới 12 tiếng.

3. Vận động
Vận động giúp hệ tuần hoàn hoạt động ổn định, cải thiện và giúp xương phát triển
tốt hơn. Đối với những trẻ em từ 3 tới 4 tháng, bạn nên để bé tập lẫy và tùy theo sự phát
triển của độ tuổi, hãy lựa chọn cho bé những hoạt động vận động phù hợp. Không nên bế,
ẵm hoặc cho bé ngồi quá nhiều vì nó sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của bé.
Đồng thời sẽ khiến thể lực của bé yếu đi. Hãy cho bé vận động nhiều hơn để có một


chiều cao lý tưởng.

4. Bệnh tình
Có rất nhiều loại bệnh ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao của bé. Đó thường là
những căn bệnh mãn tính. Nếu quan sát trong một thời gian dài, bạn sẽ thấy chiều cao
của những bé bị mắc bệnh sẽ thấp hơn những bé có cơ thể bình thường khoảng 10 % trở
lên tùy theo độ tuổi.

5. Yếu tố giới và di truyền
Di truyền chính là vấn đề mà nhiều bậc phụ huynh tỏ ra lo lắng. Tất nhiên những
em bé sinh ra đều được thừa hưởng những yếu tố thuộc về gen của bố hoặc mẹ. Ngoài ra,
yếu tố giới cũng rất quan trọng. Thường thì những bé trai sẽ cao hơn những bé gái cùng
tuổi.
[b]Theo aFamily[/b]

×