Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

TỔ CHỨC VÀ DUY TRÌ CÂU LẠC BỘ TIẾNG ANH TRONG TRƯỜNG THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.57 KB, 29 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ...........
TRƯỜNG THCS ........
----------  ----------

BÁO CÁO GIẢI PHÁP
TỔ CHỨC VÀ DUY TRÌ CÂU LẠC BỘ TIẾNG ANH
TRONG TRƯỜNG THCS.

Môn: Tiếng Anh
Tổ: Khoa học xã hội
Người thực hiện:

Năm học: 2021 – 2022



Mục lục
Nội dung
I. Lời giới thiệu chuyên đề .......................................................................
II. Tên báo cáo chuyên đề .......................................................................
III. Tác giải báo cáo chuyên đề.................................................................
IV. Chủ đầu tư
............................................................................
V. Lĩnh vực áp dụng chuyên đề .............................................................
VI. Ngày sáng kiến được áp dụng chuyên đề..........................................
VII. Mô tả bản chất của chuyên đề ............................................................
A. Về nội dung chuyên

Trang
1
2


2
2
2
2
3
3

đề ....................................................................
1. Lý do cho việc tổ chức và duy trì CLB tiếng Anh ....................
2. Vai trị của việc tổ chức và duy trì CLB tiếng Anh ...............
3. Cơ sở lý luận ............................................................................
4. Cơ sở thực tiễn ..........................................................................
5. Giải pháp ..............................................................................
B. Khả năng áp dụng của chương

3
4
5
6
9
18

trình .................................................
C. Các điều kiện khác để duy trì CLB ..................................................
VIII. Những thơng tin cần được bảo mật ....................................................
IX. Các điều kiện cần thiết để áp dụng CLB ..............................................
X. Kết quả nghiên cứu ................................................................................
XI. Danh sách các tổ chức cá nhân tham gia áp dụng chuyên đề: tổ chức

19

21
21
21
22

& duy trì câu lạc bộ Tiếng Anh
Kết luận ....................................................................................................
Đề nghị ....................................................................................................
Danh mục viết tắt .......................................................................................
Tài liệu tham khảo .....................................................................................

23
24
26
26


GIẢI PHÁP TỔ CHỨC VÀ DUY TRÌ CÂU LẠC
BỘ TIẾNG ANH TRONG TRƯỜNG THCS.
I.

Lời giới thiệu

Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập và phát triển ngày nay, Tiếng Anh đã trở thành
một ngôn ngữ quan trọng bậc nhất trên thế giới, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội. Việc sử dụng Tiếng Anh một cách thuần thục đã trở thành một yêu cầu không
thể thiếu đối với mỗi người, muốn nâng cao trình độ, muốn du học nước ngoài, hay
đơn giản là tiếp cận và khai thác một cách tối ưu nhất những thành tựu khoa học kĩ
thuật công nghệ, bạn cần phải biết Tiếng Anh.
Năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh là một trong những năng lực cơ bản cần được

hình thành cho thế hệ trẻ Việt Nam. Do vậy, việc dạy và học tiếng Anh ở trường
phổ thơng nói chung, cấp trung học cơ sở (THCS) nói riêng, cần hình thành và phát
triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh cho học sinh. Việc dạy và học tiếng Anh ở
cấp THCS, góp phần giúp học sinh mở rộng tầm nhìn, làm phong phú thêm kinh
nghiệm cuộc sống.
Như vậy, để giúp học sinh phát triển khả năng giao tiếp, cần phải rèn luyện cho các
em tính mạnh dạn, tự tin trong việc học tập Tiếng Anh; đồng thời giúp các em rèn
luyện kỹ năng sáng tạo, tạo điều kiện để các em phát triển toàn diện. Muốn vậy các
em cần có nhiều cơ hội, nhiều thời gian, cần có mơi trường để thực hành Tiếng, để
gặp gỡ giao lưu với thầy cô và bạn bè nhiều hơn. Chính việc giao lưu với bạn bè sẽ
tạo cho các em sự tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp và cơ hội đó chỉ có thể là hoạt
động ngồi giờ lên lớp!
Bên cạnh đó để đáp ứng mục tiêu giáo dục mới, chương trình thay sách giáo khoa
giáo dục phổ thơng đã có sự thay đổi tích cực: tập trung đổi mới phương pháp dạy
học, thực hiện dạy và học dựa vào hoạt động tích cực của học sinh dưới sự tổ chức
và hướng dẫn đúng mực, linh họat của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc lập
sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, bồi dưỡng hứng thú
học tập, tạo niềm tin, niềm vui trong học tập.Thông qua việc giao tiếp để rèn các kỹ
1


năng ngơn ngữ nghe, nói, đọc và viết.Trên thực tế, học tập với 45 phút trên lớp thì
việc ghi chép từ vựng và cấu trúc ngữ pháp đã chiếm đa số thời gian, các em cịn
rất ít thời gian để nói và phát triển ngơn ngữ cũng như kĩ năng giao tiếp chỉ được
gói gọn trong lớp.Điều này cũng hạn chế khả năng giao tiếp tự nhiên của các em
khi không được mở rộng mối quan hệ giao lưu với người khác. Trên cơ sở đúc kết
kinh nghiệm của bản thân qua quá trình giảng dạy thực tế và các kiến thức có được
qua tài liệu tham khảo, chúng tơi viết đề tài nhỏ: “Một số kinh nghiệm tổ chức và
duy trì hoạt động câu lạc bộ Tiếng Anh trong trường THCS .” nhằm góp phần nâng
cao chất lượng giảng dạy và khả năng sử dụng Tiếng Anh trong giao tiếp của các

em.
II.Tên chuyên đề: “ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC VÀ DUY TRÌ CÂU LẠC BỘ
TIẾNG ANH TRONG TRƯỜNG THCS.”
III.Tác giả chuyên đề:
- Họ và tên:
- Địa chỉ:
- Số điện thoại:
E-mail:
IV. Chủ đầu tư tạo ra chuyên đề.
V. Lĩnh vực áp dụng chuyên đề:
Sáng kiến này có thể được áp dụng cho tất cả học sinh khối 6,7,8,9 trong toàn
trường cấp THCS.
VI. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:
- Trường THCS ….. đã tiến hành thử nghiệm tổ chức Hội thi nói Tiếng Anh lần 1
cho học sinh vào ngày 18 tháng 11 năm 2017 và lần 2 vào ngày 20 tháng 12 năm

2


2019. Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm 2 buổi sinh hoạt CLB dựa vào kiến thức
trong chương trình chuẩn và SGK mới, kết quả đạt được khá tốt, học sinh rất thích
thú khi tham gia vào câu lạc bộ.
VII. Mô tả bản chất của giải pháp.
A.Về nội dung của pháp.
1. Lí do cho việc tổ chức và duy trì Câu lạc bộ Tiếng Anh:
Việc dạy và học môn Tiếng Anh ở trường phổ thơng nhằm mục đích giúp cho học
sinh có khả năng sử dụng Tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ cơ bản và
tương đối thành thạo dưới các hình thức Nghe - Nói - Đọc - Viết, tiến đến việc hình
thành năng lực sử dụng Tiếng Anh dễ dàng, có hiệu quả trong giao tiếp thơng
thường.

Để phát huy được kĩ năng nghe nói và kích thích tinh thần học tập của người học
ngoại ngữ, ngoài việc học tập và thực hành trên lớp với thầy cơ và bạn bè thì việc
tạo ra mơi trường thực hành dưới hình thức câu lạc bộ cho người học là một việc
làm rất cần thiết và chắc chắn sẽ mang lại nhiều kết quả thiết thực. Một điều hết
sức rõ ràng rằng không ở đâu mà người học tiếng có thể tự tin hơn khi thể hiện khả
năng ngơn ngữ của mình bằng chính việc họ đang học với bạn bè ngay tại câu lạc
bộ dành cho chính họ. Tại đây họ sẽ có nhiều cơ hội để học hỏi và chia sẻ các kinh
nghiệm học tập, giao lưu và tham gia các hoạt động vui vẻ và bổ ích. Nằm trong xu
thế đổi mới giáo dục hiện nay, việc cần có những biện pháp cụ thể để học tốt môn
Tiếng Anh càng trở nên cấp thiết. Một trong những cách tự học Tiếng Anh hiệu quả
của học sinh chính là tham gia các câu lạc bộ nói Tiếng Anh, tăng cường giao tiếp
mọi nơi, mọi lúc.
Qua thực tế hoạt động của câu lạc bộ Tiếng Anh trong nhà trường hơn hai năm qua,
bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm, đồng thời cũng có nhiều suy nghĩ,
trăn trở và mong muốn tìm ra các giải pháp tốt hơn, thực tế và hiệu quả hơn nữa
trong việc duy trì và sinh hoạt có hiệu quả câu lạc bộ Tiếng Anh tại trường nhằm

3


nâng cao kĩ năng nghe - nói cho học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và
học Tiếng Anh trong và ngồi nhà trường.
2. Vai trị của việc tổ chức và duy trì Câu lạc bộ trong nhà trường:
Hoạt động Câu lạc bộ là một trong những loại hình hoạt động nhằm góp
phần đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường hiện nay. Câu lạc bộ là một
hình thức hoạt động theo lứa tuổi trong nhà trường phổ thông, được tổ chức và
quản lý dưới sự cố vấn của giáo viên, chịu sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu, tạo cho
học sinh quyền nghỉ ngơi, giải trí tích cực, giáo dục, động viên các em nâng cao
hiểu biết, tạo môi trường để các em phát triển, rèn luyện đạo đức, phát triển kỹ
năng sống. Đây là một định hướng quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục

toàn diện cho học sinh.
Từ những nhận định trên đây cho chúng tôi thấy rõ được: Câu lạc bộ Tiếng
Anh nên duy trì hiệu quả hoạt động, đóng vai trị quan trọng góp phần nâng cao
hiệu quả rèn luyện khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh, vui chơi, giải trí lành mạnh,
rèn luyện đạo đức, phát triển kỹ năng sống, góp phần giúp giáo dục các em tồn
diện trong nhà trường hiện nay.
- Thực hiện dạy và học theo chương trình Tiếng Anh của cấp Trung học cơ sở được
biên soạn theo quan điểm giao tiếp, coi việc hình thành và phát triển các kỹ năng
giao tiếp: Nghe - Nói - Đọc - Viết là mục tiêu cuối cùng của q trình giảng dạy.
Việc dạy và học mơn Tiếng Anh ở trường phổ thơng nhằm mục đích giúp cho học
sinh có khả năng sử dụng Tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ cơ bản và
tương đối thành thạo dưới các hình thức Nghe- Nói - Đọc - Viết, tiến đến việc hình
thành năng lực sử dụng Tiếng Anh dễ dàng, có hiệu quả trong giao tiếp hàng ngày.
- Ngay từ khi chúng tôi thông tin với các em về kế hoạch năm học là SGD sẽ đưa
kỹ năng nói vào KTHK. Học sinh chúng tơi rất lo lắng đặc biệt là khối 8 ,9 vì nội
dung các chủ điểm chủ đề nâng lên rất khó.

4


-

Nhóm bộ mơn Tiêng Anh của chúng tơi đã lập kế hoạch “Rèn luyện kỹ năng

giao tiếp cho HS ở các khối 6,7,8,9” thơng qua hình thức câu lạc bộ Thời gian : Từ
tháng 9 năm 2017 đến 30 tháng 12 năm 2019 làm tiền đề và đúc rút kinh nghiệm
cho những năm tiếp theo. Đó là lý do tơi viết đề tài này.
3. Cơ sở lý luận:
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến phương pháp hoạt động CLB.
- Nghiên cứu các tài liệu, phương tiện phục vụ cho hoạt động CLB.

- Ghi chép các hoạt động của câu lạc bộ để rút ra kinh nghiệm sau mỗi lần tổ chức.
- Phân tích nội dung kiến thức chương trình Anh Văn lớp 6 đến lớp 9 từ đó xác
định nội dung hoạt động CLB.
- Tạo sân chơi mới lạ, hấp dẫn phù hợp với năng lực của học sinh. Góp phần nâng
cao hiệu quả việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp
của học sinh.
- Để có một buổi hoạt động ngoại khóa chất lượng, giáo viên cần thực hiện các thủ
thuật cơ bản trong việc dạy như sau:
+ Rèn kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ
năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm.
+ Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hố, chung sống hồ bình, phịng ngừa bạo lực và
các tệ nạn xã hội.
- Như vậy nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một trong năm tiêu
chuẩn “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trong đó “ rèn kỹ năng
ứng xử giao tiếp ” được nhấn mạnh hai lần nhằm chứng tỏ tầm quan trọng của giao
tiếp ứng xử của phần lớn học sinh hiện nay.
- Hình thành kĩ năng giao tiếp cho học sinh có thể chia 2 dạng thường gặp trong
học tập và sinh hoạt:
- Giao tiếp bằng ngôn ngữ: ngôn ngữ nói, ngơn ngữ viết.
- Giao tiếp phi ngơn ngữ: cử chỉ, hành động, sắc thái…

5


- Giao tiếp ở trường học: giao tiếp bằng lời nói và giao tiếp khơng bằng lời nói (học
sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, học sinh với phụ huynh…)
- Giao tiếp thông qua biểu đạt bài học, bài làm ở vở học sinh, khi trả lời nội dung
yêu cầu của giáo viên,…
- Giao tiếp khi gặp người lạ, khi gặp khách (chào hỏi, xưng hô, cử chỉ, thái độ…).
- Giao tiếp lúc ở ngoài nhà trường: khi về nhà, hội nhập với cộng đồng. Đây là lúc

biểu thị kết quả rèn luyện, giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội đồi với học
sinh. Kỹ năng này là cách xưng hô thưởng ngày với ông bà, cha mẹ, anh chị em
trong gia đình, bạn bè, khách đến nhà…. Kỹ năng giao tiếp khơng thể được hình
thành chỉ qua việc nghe giảng trên lớp mà phải thông qua các hoạt động tương tác
với người khác. Có nhiều kỹ năng giao tiếp được hình thành trong quá trình học
sinh tương tác với bạn cùng học và những người xung quanh. Khi học sinh tham
gia các hoạt động giáo dục ở nhà trường, nhất là các hoạt động ngoài giờ lên lớp,
các em có dịp thể hiện ý tưởng của mình, xem xét ý tưởng của người khác, được
đánh giá và xem xét lại những kinh nghiệm sống của mình trước đây theo một cách
nhìn nhận khác. Vì thế, tôi đã thực hiện việc rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh qua
các hoạt động giáo dục sinh hoạt Câu lạc bộ cũng là một hình thức hoạt động tập
thể. Hoạt động tập thể góp phần hết sức quan trọng đối với kỹ năng giao tiếp của
học sinh, thông qua hoạt động giao tiếp bộc lộ khả năng, tính cách của từng học
sinh. Khi sinh hoạt trong Câu lạc bộ các em có nhiều cơ hội giao tiếp nhau, có thể
chia thành 2 dạng: cá nhân với cá nhân, tập thể với tập thể.
- Tổ chức sân chơi Câu lạc bộ trong nhà trường.
4. Cơ sở thực tiễn: Thực trạng về khả năng nói Tiếng Anh của học sinh ở dạy
học chính khóa:
Qua một vài năm dạy tiếng Anh ở trường THCS theo phương pháp đổi mới, bản
thân tôi nhận thấy một điều: phần lớn học sinh chưa xác định được phương pháp
học ngoại ngữ. Việc vận dụng tiếng Anh trong cuộc sống cịn nhiều hạn chế, các em
khơng dám giao tiếp bằng tiếng Anh, khả năng làm việc theo nhóm cịn hạn chế. Để
6


có thể nghe nói và giao tiếp có hiệu quả học sinh phải được rèn luyện và thực hành
nhiều để làm quen với dạng nói của ngơn ngữ, phải có điều kiện giao lưu học hỏi
bạn bè trong một tổ chức dưới hình thức sinh hoạt theo câu lạc bộ mới giúp các em
hình thành kĩ năng giao tiếp và phát triển hệ thống ngơn ngữ của mình.
Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Anh ở trường THCS là phát triển

khả năng giao tiếp cho học sinh, cụ thể là phương pháp dạy các kỹ năng nghe, nói
(Listening, Speaking), bản thân tơi khơng ngừng tìm tịi các biện pháp tối ưu để
giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng này. Tuy nhiên, với điều kiện khách quan và
chủ quan, học sinh của tơi cịn nhiều hạn chế trong các tiết luyện nói Tiếng Anh ở
trên lớp. Các em hay rụt rè, không mạnh dạn trong các tiết luyện nói. Có lẽ do thời
gian khơng đủ nhiều để giúp các em có cơ hội luyện tập, nên kết quả các tiết học
này thường không mang lại hiệu quả như mong muốn.
Ngay cả các em khá giỏi đôi khi cũng thiếu tự tin, cịn phải chờ đợi thầy cơ chỉ định
thực hành lúc đó các em mới thực hiện nhưng cịn rất miễn cưỡng và gượng ép. Dù
các em có năng khiếu thực sự, nhưng mơi trường thụ động khó kích hoạt sự hứng
thú trong các em. Thế nên sự đam mê của các em không được thỏa mãn, sở trường
của các em ít có cơ hội để thể hiện.
Khi thăm dò, khảo sát về tâm lý của các em học sinh ở các khối lớp tại trường
THCS Yên Lập trong năm học 2017 – 2018 khi học các tiết luyện nói (Speaking)
tại lớp tơi thu được kết quả như sau:

Khối

Số

Ham thích, tự tin Ít tự tin

Khơng tự tin

5 em - 11,1 %

25 em – 55,6%

lựơng
Khối 6


45

15 em - 33,3%

7


Khối 7

Khối 8

Khối 9

45

45

45

7 em – 15,6 %

18 em - 40,0%

20 em – 44,4%

15 em – 33,3 %

14 em – 31,1%


16 em – 35,6%

14 em – 31,1%

16 em – 35,6%

15 em – 33,3 %

Từ kết quả trên cho thấy khi học tiết luyện nói, đa số học sinh hay rụt rè, thiếu tự
tin dẫn đến hiệu quả thực hành của các em không đạt yêu cầu. Do vậy khả năng
giao tiếp của các em khó phát triển tốt được.
Lần thứ nhất:
Phần giới thiệu chương trình
Phần giới thiệu đại biểu
Tiết mục văn nghệ mở màn
Phát biểu khai mạc cuộc thi
Phần giới thiệu tổng quát các phần thi
Phần thi chào hỏi
Phần thi hùng biện
Phần thi trình diễn thời trang
Phần trao giải thưởng
Lần thứ 2:
4 đội thi ra mắt chương trình
Giới thiệu ban giám khảo
Phần thi hùng biện (đội khối 6 )
8


Phần thi hùng biện (đội khối 7)
Phần thi hùng biện (đội khối 8)

Phần thi hùng biện (đội Khối 9)
5. Giải pháp tổ chức và thực hiện CLB
Qua các buổi sinh hoạt và tổ chức Câu lạc bộ, bản thân tôi rút ra kinh nghiệm tổ
chức và duy trì tốt câu lạc bộ Tiếng anh trong trường THCS chúng ta cần làm tốt
các việc sau:
5.1 Tham mưu thành lập CLB
Việc làm này phải được tiến hành ngay từ đầu năm học. Các thành viên trong tổ bộ
môn sẽ họp lại lên kế hoạch và xây dựng chương trình hoạt động của Câu lạc bộ
trong năm học đó sau đó trình lên Lãnh đạo nhà trường để xin ý kiến chỉ đạo. Sau
khi được Lãnh đạo phê duyệt thì tiến hành giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân
và triển khai tới học sinh.
5.2 Xây dựng quy chế của CLB
Để hình thành câu lạc bộ Tiếng Anh trong nhà trường , điều cơ bản đầu tiên là phải
có sự chỉ đạo, sự đồng tình ủng hộ của Ban Giám Hiệu nhà trường kết hợp với sự
quyết tâm của các giáo viên trong tổ bộ môn.
Tổ trưởng phải là người xây dựng cơ cấu tổ chức và chương trình hoạt động của
câu lạc bộ để nhà trường xem xét, bổ sung và ký duyệt.
5.3. Cơ cấu tổ chức bao gồm:
- Chủ nhiệm Câu lạc bộ: chủ nhiệm Câu lạc bộ chuyên môn.
- Ủy viên Câu lạc bộ: phụ trách mảng chuyên môn là giáo viên Tiếng Anh.
- Giáo viên âm nhạc phụ trách mảng văn nghệ.
- 04 nhóm trưởng đại diện cho các khối 6, 7, 8, 9.
5.4 Nhiệm vụ:

9


- Chủ nhiệm câu lạc bộ: chỉ đạo và quản lý chung, cộng tác với 2 phó chủ nhiệm
xây dựng chương trình hoạt động, đề xuất ý kiến, xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo
cấp trên.

- Giáo viên phụ trách chun mơn: thường xun theo dõi tình hình hoặc nhu cầu
thực tế của học sinh trong trường về bộ mơn tiếng Anh, từ đó xây dựng từng
chương trình cụ thể, với những chủ đề gần gũi, bám sát chương trình để tăng
cường hiệu quả học tập, kích thích tinh thần học tập của các em. Kết hợp với các
thành viên khác trong ban lãnh đạo để xây dựng chương trình hoạt động của câu
lạc bộ, phân cơng và giúp các nhóm trưởng học sinh các khối làm việc.
- Phó chủ nhiệm phụ trách mảng văn nghệ: phụ trách mảng này có thể phân
cơng một giáo viên dạy Âm nhạc hoặc Mỹ thuật thuộc tổ chuyên môn. Giáo viên
phụ trách cơng việc này có nhiệm vụ tập luyện các tiết mục văn nghệ như hát múa,
diễn kịch cho học sinh. Kết hợp với các thành viên khác trong việc xây dựng
chương trình hoạt động. Phụ trách chính mảng trang trí, âm nhạc cho các buổi sinh
hoạt.
- Nhóm trưởng các nhóm học sinh: quản lý, theo dõi, phân công, và giúp đỡ
các thành viên trong nhóm khi sinh hoạt. Đại diện cho các thành viên trong nhóm
đề xuất ý kiến, phản ảnh các nhu cầu cần thiết đối với thầy cô có trách nhiệm
trong câu lạc bộ.
- Thành viên: các thành viên trong câu lạc bộ phải chấp hành sự phân cơng,
chỉ đạo của các nhóm trưởng và thầy cơ có trách nhiệm trong câu lạc bộ. Đảm bảo
thực hiện đúng lịch sinh hoạt của câu lạc bộ và sinh hoạt có hiệu quả. Phải có thẻ
hội viên, phải đóng hội phí.
5.5. Phát thẻ thành viên CLB:
- Phải phát hành thẻ hội viên và phiếu theo dõi cho từng hội viên. Ban chủ nhiệm
và các nhóm trưởng phải quản lý chặt chẽ thẻ hội viên và phiếu theo dõi.
- Thẻ hội viên sẽ được cấp phát cho hội viên mới từng đợt.

10


- Chương trình hoạt động cho từng đợt sinh hoạt phải được Ban giám Hiệu ký
duyệt và thông báo trước cho mọi thành viên trong câu lạc bộ để có sự chuẩn bị.

- Trong các chương trình hoạt động lớn mang tính chất trình diễn ban tổ chức nhất
thiết phải mời lãnh đạo chuyên ngành, đoàn thể và phụ huynh học sinh tham dự để
tìm kiếm sự ủng hộ về mặt tinh thần lẫn vật chất.
- Để tăng cường sự hiểu biết, học tập lẫn nhau, ban tổ chức câu lạc bộ cần liên hệ
mời đại biểu các câu lạc bộ của các trường gần tham dự; đồng thời tổ chức cho các
em tham dự các buổi sinh hoạt câu lạc bộ của các đơn vị bạn nếu có thư mời.
- Để duy trì hoạt động của câu lạc bộ có hiệu quả cần phải có hội phí, hội phí xây
dựng trên cơ sở tiền hội phí hằng tháng của hội viên và sự ủng hộ của Ban giám
hiệu và các đoàn thể khác trong nhà trường. Việc thu, chi nguồn hội phí phải được
cơng khai dân chủ. Tồn bộ các chương trình hoạt động và hình ảnh phải lưu giữ
lại để giáo dục các thế hệ sau.
5.6. Thành viên CLB:
- Để phát triển Câu lạc bộ, ngay công việc đầu tiên là chúng tôi chọn lựa những
học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 có niềm đam mê, yêu thích Tiếng Anh là thành viên của
Câu lạc bộ.
- Đây là bước đầu quan trọng trong việc thành lập Câu lạc bộ.
- Để thu hút được nhiều em tham gia Câu lạc bộ nên tôi đã phân công cho các giáo
viên Tiếng Anh trong tổ phụ trách từng lớp và trực tiếp cá nhân tôi tranh thủ giờ
sinh hoạt 15 phút đầu buổi, giờ chuyển tiết 5 phút, giờ ra chơi... để truyền thông và
quảng bá cho học sinh hiểu được mục đích và lợi ích của Câu lạc bộ Tiếng Anh.
Chúng tơi nói rõ cho các em hiểu đây là sân chơi bổ ích cho việc học tiếng Anh
của các em. Ban đầu các em còn dè dặt, ngại khó nên mỗi lớp chỉ một vài em khá,
giỏi tham gia. Tiếp tục vận động lần 2, chúng tơi nói rõ thêm về lợi ích, về thời
gian sinh hoạt và các em đã đăng ký lên đến 112 em. Vậy là bước đầu chúng tơi đã
thành cơng và có được 112 em là thành viên của Câu lạc bộ ngay trong buổi lễ ra

11


mắt Câu lạc bộ và duy trì số lượng đến nay là 133 em ở tất cả các khối lớp. Chúng

tơi đã chia các em thành nhóm thành viên:
+ Nhóm theo 4 đối tượng lóp 6, 7, 8, 9: để thuận lợi cho việc tổ chức các
cuộc thi mang tính tập thể, đồng thời tạo điều kiện cho các em hỗ trợ lẫn nhau
trong sinh hoạt và học tập..
+ Nhóm theo từng khôi lớp: để tiện việc quản lý, triển khai các nội dung sinh
hoạt và thu hội phí.
5.7. Xây dựng nội quy của CLB:
- Bất cứ một tổ chức nào cũng cần phải có những điều lệ, nội quy, những quy định
chung để điều hành và duy trì hoạt động.
- Dựa trên quy chế tổ chức và hoạt động Câu lạc bộ, tổ chuyên môn chúng tôi đã
họp bàn và thống nhất 5 quy định chung đôi với thành viên của Câu lạc bộ như
sau:
- Thành viên Câu lạc bộ là những học sinh yêu thích Tiếng Anh, tự nguyện làm
đơn xin gia nhập vào Câu lạc bộ, có ý kiến của cha mẹ học sinh (CMHS).
- Không ngừng rèn luyện và tiến bộ trong việc học tập môn Tiếng Anh, ln phấn
đấu có hạnh kiểm tốt. Đảm bảo tác phong, đồng phục theo quy định của Câu lạc
bộ.
- Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ, khơng vắng q 2 lần liên tiếp /
năm, đóng lệ phí đầy đủ.
- Chấp hành đúng nội quy và sự phân công của Ban cố vấn và Ban chủ nhiệm Câu
lạc bộ.
5.8. Xây dựng trang phục CLB
- Nhằm thu hút, gây thích thú cho lứa tuổi các em, đồng thời để tạo bản sắc riêng
cho Câu lạc bộ, chúng tôi xây dựng trang phục riêng cho các thành viên Câu lạc bộ
gồm có áo, mũ, phù hiệu có dây đeo...
- Qua thăm dò ý kiến học sinh, kết quả có đến 95% các em thích thú và đồng tình
ủng hộ việc may áo đồng phục cho Câu lạc bộ. Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ tiến
12



hành họp và đi đến thơng nhất cho chính các em là người thiết kế và chọn màu và
mẫu áo đồng phục của Câu lạc bộ.
5.9 Nội dung sinh hoạt Câu lạc bộ theo định kỳ:
lập kế hoạch cụ thể theo từng buổi sinh hoạt câu lạc bộ:
Thời gian
Tháng Tuần

9

10

05

9

Dự kiến quy trình
Topic: Introduction
Phần 1: Giới thiệu bản thân .
Phần 2: Các câu hỏi về sở thích,ước
mơ,gia đình
trường lớp
Phần 3: Games nhìn hình đốn chữ .
Phần 4: Kết thúc bằng bài hát
“ See you again”

Chủ đề: HALLOWEEN
Phần 1: Khởi động .
Phần 2: Trị chơi “Truyền tin”.
Phần 3: Tìm hiểu về các lịch sử
HALLOWEEN.

Phần 4: Games nhìn hình trả lời câu
hỏi về HALLOWEEN .
Phần 5: Kết thúc bằng bài hát
“ If you happy and you know it”

13

Thực hiên

Ban Giám Hiệu
Đoàn TN, Đội TN
GV Tiếng Anh các lớp
GV chủ nhiệm

Ban Giám Hiệu
Đoàn TN, Đội TN
GV Tiếng Anh các lớp
GV chủ nhiệm


11

12

11

15

Chủ đề: TEACHER’S DAY
Phần 1: Khởi động bằng bài hát

“Bụi phấn”, tiếng Việt và tiếng Anh.
Phần 2: Games nhìn hình trả lời câu
hỏi về
TEACHER’S DAY.
Phần 3: Kết thúc bằng bài hát
“ Nguoi Thay”.
Phần 4: Dặn dò phân vai chuẩn bị tập
hát, kịch, …cho kế hoạch chương trình
đêm giáng sinh , dự kiến ngày
22/12/2017.

Chủ đề: MERY CHRISTMAS
Phần 1: Khởi động bằng bài hát “Hello,
How do you do ”
Phần 2: Chào hỏi giới thiệu English
festival qua hoạt cảnh.
Phần 3: Hát và múa phụ họa
“ We wish you a merry christmas”.
Phần 5: Dance “ Jingle Bell”
Phần 7: Phỏng vấn một số học sinh cảm
nghĩ chương trình.
Phần 8: Kết thúc bằng bài hát “We wish
you a merry christmas”

Chủ đề: TET HOLLIDAY
Phần 1: Khởi động bằng bài
hát “Happy New year ”
Phần 2: Preparations for Tet

1

21

Phần3:Discussion and Exhibition
Phần 4: Kết thúc bằng bài hát
“Happy New year ”

14

Ban Giám Hiệu
Đoàn TN, Đội TN
GV Tiếng Anh các lớp
GV chủ nhiệm

Ban Giám Hiệu
Đoàn TN, Đội TN
GV Tiếng Anh các lớp
GV chủ nhiệm
Học sinh toàn trường
Phụ huynh học sinh

Ban Giám Hiệu
Đoàn TN, Đội TN
GV Tiếng Anh các lớp
GV chủ nhiệm


Chủ đề: CELEBRATION
Phần 1: Khởi động: Play games
Phần2: Discussionand Exhibition:
Hung King Festival

Phn3: Hoạt động nhóm :
2

25

Preparations for school
festival /village festival ”

Ban Giám Hiệu
Đoàn TN, Đội TN
GV Tiếng Anh các lớp
GV chủ nhiệm

Phần 4: Speaking contest competition
with topic “ Festivals”

3

29

31
4

5

34

Chủ đề: SPEAKING CONTEST
“26/3 – Ho Chi Minh Communist
Youth Union”

- Singing and dancing
- Playing game:
“Who’s millionaire?”
- Describing the pictures

Chủ đề: SEASONS + Victory –
March 30th
: Drawing picture
- Discussion and Exhibition
Chủ đề: SUMMER ACTIVITIES
- Making plan for the summer
vacation
- Interviewer
- Singing and dancing

Ban Giám Hiệu
Đoàn TN, Đội TN
GV Tiếng Anh các lớp
GV chủ nhiệm

Ban Giám Hiệu
Đoàn TN, Đội TN
GV Tiếng Anh các lớp
GV chủ nhiệm
Ban Giám Hiệu
Đoàn TN, Đội TN
GV T. Anh, GV chủ nhiệm

5.10. Phải biết kết hợp 3 phân môn (Tiếng Anh, nhạc, họa) trong tổ chuyên
môn.


15


- Cụ thể hóa thành các hoạt động, lồng ghép vào các chương trình sinh hoạt của câu
lạc bộ.
- Giáo viên tiếng Anh kết hợp với giáo viên Âm nhạc tập các bài hát tiếng Anh
hoặc các tiết mục văn nghệ khác cho học sinh, hội viên. Kết hợp với giáo viên mỹ
thuật phụ trách phần trang trí, tổ chức thi vẽ hoặc giúp học sinh vẽ các tranh ảnh
theo chủ đề yêu cầu của đợt sinh hoạt. Kết hợp với giáo viên nhạc tập các bài dân
vũ, aerobic, nhịp điệu…..v.v. Nói chung phần kỹ thuật do các giáo viên chun
mơn phụ trách, phần nói tiếng Anh do các giáo viên tiếng Anh phụ trách, từ đó sẽ
có sự gắn bó trách nhiệm và hoạt động nhịp nhàng trong tổ.
5.11. Nội dung và hình thức các hoạt động phải có sự thay đổi hoặc làm mới
liên tục. Dưới đây là một số gợi ý:
- Trình bày quan điểm theo các chủ đề, trả lời các câu hỏi phản biện dưới hình thức
bốc thăm câu hỏi hoặc hái hoa dân chủ (hoạt động này Câu lạc bộ đã thường xuyên
hoạt động song ít phát huy tính sáng tạo và lơi cuốn người nghe)
- Trình bày các kinh nghiệm học tập, trả lời các câu hỏi để chia sẻ kinh nghiệm với
các hội viên khác.
- Trình bày lý thuyết có minh họa dẫn chứng về kiến thức mơn học (như cách chia
thì, từ loại, cấu trúc, mẫu câu….)
- Đưa ra tình huống, tổ chức thi giữa các nhóm trong cùng một khối hoặc khác
khối. Hoạt động này hết sức phong phú, gần gũi với các chủ đề trong chương trình
chính khóa, và rất thực dụng với các em học sinh, tuy nhiên u cầu thực hiện các
lớp thì lời nói phải phù hợp với đối tượng học sinh trong từng khối học. Ban tổ
chức không nên đặt nặng về kỹ năng ngôn ngữ mà nên chú trọng và phát huy về sự
mạnh dạn, sử dụng được đơn vị lời nói có tính thông báo và sự linh hoạt sáng tạo
của các em. Các tình huống có thể gợi ý là:
+ Giới thiệu, làm quen bạn mới.

+ Hỏi về nơi bạn sống.
+ Giới thiệu, gặp gỡ những người trong gia đình.
16


+ Hỏi về trường lớp, thầy cô, bạn bè, thời gian, lịch học, các mơn học.
+ Hỏi về sở thích, thói quen, cơng việc hàng ngày.
+ Hỏi về phương tiện giao thơng, sự an tồn giao thơng.
+ Hỏi về việc rèn luyện sức khỏe, thực phẩm, vệ sinh ăn uống.
+ Hỏi về thời tiết, các mùa.
+ Hỏi đáp về môi trường, bảo vệ môi trường.
+ Hỏi về phương tiện thông tin đại chúng.
+ Hẹn gặp nhau qua điện thoại; trao đổi diễn đàn trên internet.
+ Tranh luận về cách học tập, nơi học tập, điều kiện học tập.
+ Nói về ước mơ, tương lai, nghề nghiệp.
+ Tranh luận về trang phục, tập quán, truyền thống.
+ Hỏi về nhân vật lịch sử, biến cố lịch sử.
+ Hỏi về biến cố, tai họa thiên nhiên.
+ Hỏi về sự kiện nổi bật trong năm.
+ Hỏi về thể thao, âm nhạc. …………etc.
- Tổ chức các cuộc thi vẽ tranh theo chủ đề, giới thiệu, trình bày, bình luận, chất
vấn bằng tiếng Anh..(theo nhóm/ khối lớp)
- Thi vẽ, viết bưu thiếp, thiệp mời, áp phich quảng cáo, thơng báo (theo nhóm/ khối
lớp)
- Thi viết đoạn văn về cuộc sống xung quanh. (hình thức này câu lạc bộ đã làm.
CLB yêu cầu hội viên viết một đoạn văn ngắn (khoảng 80 đến 120 từ trở lại) với
chủ đề “The small is not small” các em viết về những việc làm tốt của các bạn và
những người xung quanh như thu nhặt rác, giữ vệ sinh chung nơi cơng cộng, chăm
sóc bảo vệ cây, động vật hoang dã, giúp đỡ ơng bà, người tàn tật, sở thích, lợi ích
của Internet, games…………..vv và đã có nhiều bài viết hay đáng khích lệ.)

- Thi viết thư, viết tường thuật, viết báo cáo……
-Thi diễn kịch, thể hiện động tác, sắc thái tình cảm theo các bài đối thoại trong
chương trình.
17


- Thi phát hiện từ, cụm từ có trong bài khóa nào (dưới hình thức như trị chơi Âm
nhạc).
- Thi tìm từ có số lượng chữ cái và nội dung gợi ý (dưới hình thức như trị chơi
Chiếc nón kỳ diệu)
- Thi viết câu hoặc nói lại câu dạng “running dictation” (dưới hình thức như trị
chơi Tam sao thất bản).
- Thi đặt câu nhanh theo nhóm mỗi thành viên đưa ra một từ.
- Thi xây dựng từ điển nhóm (viết từ đã học theo alphabet).
- Thi giải thích thành ngữ, địa danh trong tranh (các địa danh có tranh trong sách
giáo khoa).
- Thi tìm hiểu về đất nước học (hình thức như trò chơi “Theo dòng lịch sử”). - Thi
tập bài hát nhanh theo băng.
- Thi kể chuyện cổ tích, giới thiệu gương người tốt việc tốt.
-Thi miêu tả, đoán bạn là ai, làm gì (hình thức như trị chơi Ai là ai)
-Thi biểu diễn, tường thuật các động tác thể dục, bình luận bóng đá……
-Thi tranh luận, hùng biện về các chủ đề gợi ý trước.
-Thi giải ô chữ.
-Thi xếp hình. … v.v.
- Ngồi hình thức tổ chức các cuộc thi ban tổ chức cần xây dựng các trò chơi mang
tính tập thể như bingo, lucky number…vv
- Ban tổ chức khi xây dựng chương trình cần có sự lồng ghép hợp lý giữa thuyết
trình, tranh luận, các cuộc thi, trò chơi, tiết mục văn nghệ và các hoạt động giao lưu
của các Câu lạc bộ bạn để buổi sinh hoạt Câu lạc bộ khỏi bị nhàm chán, tăng thêm
phần sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn mọi người.

B. Khả năng áp dụng chương trình hoạt động:
- Chương trình hoạt động của câu lạc bộ phải vừa sức với khả năng của học sinh
theo từng khối lớp, chủ điểm của các hoạt động lời nói phải gần gũi với đời sống

18


xung quanh, phải thực tế và bám sát chương trình học chính khóa của sách giáo
khoa 6,7,8,9.
- Chương trình hoạt động cho cả năm ban tổ chức phải xây dựng và trình xin ý
kiến chỉ đạo của lãnh đạo và Ban giám hiệu ngay từ đầu năm.
- Chương trình sinh hoạt định kỳ chia theo học kỳ, mỗi học kỳ tổ chức hai đợt
( Học kỳ I: cuối đợt thi đua 20-11, và đợt thi đua 22-12; Học kỳ II: cuối đợt thi đua
26-3, và đợt thi đua 1-5). Chương trình sinh hoạt định kỳ ban tổ chức phải xây
dựng trước 20 ngày để có sự chuẩn bị chu đáo.
- Chương trình hoạt động của câu lạc bộ phải có sự kết hợp nhịp nhàng giữa việc
rèn luyện chuyên môn và các hoạt động văn nghệ, trò chơi bổ trợ khác.
- Chương trình hoạt động của câu lạc bộ phải thật sự lơi cuốn học sinh.
- Chương trình hoạt động hoạt động của câu lạc bộ phải thường xuyên có sự thay
đổi, cải tiến hoặc làm mới các hoạt động để không ngừng nâng cao hiệu quả của
câu lạc bộ.
- Trong sinh hoạt câu lạc bộ, ban tổ chức phải chú trọng đến mảng hình thức trang
trí và phần âm nhạc, nhạc cụ cho từng chương trình.
C. Các điều kiện khác để duy trì câu lạc bộ:
1 Khen thưởng.
- Việc khen thưởng, tặng quà lưu niệm trong các buổi sinh hoạt là việc làm hết sức
cần thiết.
-

Ban tổ chức cũng cần có sự thay đổi về thiết kế sân khấu, cách xếp đặt, trang trí


hội trường…
-

Trang phục, hóa trang cũng là điều cần lưu ý để tăng tính thẩm mỹ, tạo thêm sắc

màu cho buổi sinh hoạt.
-

Việc cuối cùng là sau mỗi đợt sinh hoạt ban tổ chức nên họp để kiểm điểm trách

nhiệm, công việc và rút ra các bài học kinh nghiệm.
2. Sinh hoạt dã ngoại thực tập tiếng ( Dự kiến).

19


- Đây là dịp để học sinh có cơ hội giao lưu với người nước ngồi và qua đó nhằm
đánh giá, thu hoạch những thành (kết quả đạt được việc tổ chức sinh hoạt Câu lạc
bộ.
- Đây là môi trường tốt nhất để các em trải nghiệm thực tế, nâng cao trình độ, khả
năng giao tiếp bằng Tiếng Anh. Hấp dẫn các em tham gia luyện nói, giao tiếp bằng
tiếng Anh với người nói Tiếng Anh, rèn luyện cho các em sự tự tin, mạnh dạn và tự
đánh giá được minh.
- Xác định đây là hoạt động hết sức thiết thực, giúp học sinh trải nghiệm thực tế,
nâng cao trình độ giao tiếp bằng Tiếng Anh, đồng thời phát huy những em học tốt
bộ môn Tiếng Anh và là hoạt động tích cực trong Câu lạc bộ, nên chúng tơi đã đưa
việc dã ngoại thực tập tiếng vào chương trình hoạt động của Câu lạc bộ, tổ chức
mỗi năm một lần và địa điểm được chọn là những nơi có nhiều khách nước ngoài
đến tham quan, du lịch.

- Thực tế, để thực hiện được 01 lần thực tập tiếng trong 1 năm, chúng tôi sẽ thực
hiện các bước sau:
- Chọn đối tượng học sinh: là các thành viên của Câu lạc bộ.
- Lập kế hoạch trình duyệt với lãnh đạo trường.
- Liên hệ trước với khu du lịch, khu di tích (điểm đến)
- Tìm kiếm nguồn kinh phí hỗ trợ
- Ngồi nguồn kinh phí tự có, chúng tơi đã tham mưu với BGH trường, với
- Cơng đồn trường, với Hội PHHS, với UBND xã...và các ban, ngành, đoàn - thể
hỗ trợ đủ kinh phí để chúng tơi tổ chức tốt đợt thực tế cho CLB.
- Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong ban chủ nhiệm: hợp đồng xe, phụ
trách công tác hậu cần, quản lý học sinh, quay phim, chụp hình,... cùng 2 thành
viên trong Ban đại diện PHHS hỗ trợ quản lý học sinh.
- Chuẩn bị nội dung giao lưu thực tập cho HS theo các chủ đề đã thực hiện ở các
lần sinh hoạt CLB. Chính hoạt động dã ngoại thực tập tiếng, giao lưu với người
nước ngồi sẽ làm tăng thêm sự ham thích của học sinh khi tham gia Câu lạc bộ.
20


- Bằng những hoạt động thiết thực, những cơ hội hiếm hoi, thích thú, Câu lạc bộ sẽ
giúp các em sử dụng được kiến thức đã học trải nghiệm vào thực tế. Học sinh có lẽ
sẽ rất ham thích, các em tỏ ra mạnh dạn, tự tin hơn nhiều so với giao tiếp với thầy
cô và bạn bè khi sinh hoạt tại trường và các em ao ước CLB sẽ trở thành hiện thực,
duy trì và phát triển mạnh mẽ.
VIII. Những thông tin cần được bảo mật: không.
IX. Các điều kiện cần thiết để áp dụng chuyên đề tổ chức CLB:
-Để buổi sinh hoạt CLB nói Tiếng Anh đạt kết quả tốt cần thiết phải có phịng sinh
hoạt CLB, hệ thống loa đài, tang âm, âm li, micro, máy chiếu, máy tính, băng zơn
và kinh phí cho sinh hoạt CLB.
X. Kết quả nghiên cứu:
Qua hơn 3 tháng tổ chức và duy trì hoạt động của Câu lạc bộ đến nay với 2

lần sinh hoạt, chúng tôi đã thu được một số kết quả khả quan như sau:
1. Đối với giáo viên trong tổ:
- Các thành viên trong tổ đều tự tin và có được nhiều kinh nghiệm trong việc tổ
chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh. Tất cả giáo viên của tổ thực hiện tốt
các bước chuẩn bị về nội dung lẫn hình thức cho một buổi sinh hoạt Câu lạc bộ.
- Việc hướng dẫn và tập huấn các hoạt động cho học sinh cũng được các giáo viên
thực hiện dễ dàng, các nhiệm vụ được phân công cho từng thành viên trong tổ đã
trở thành nề nếp khơng cịn khó khăn như những lần sinh hoạt đầu tiên.
-Từ những trải nghiệm qua các lần sinh hoạt, tất cả giáo viên của tổ đều tự hào và
yêu thích Câu lạc bộ Tiếng Anh của mình.
- Chính vì những lẽ đó, Câu lạc bộ Tiếng Anh được duy trì và tổ chức tốt cho đến
nay.
2. Đối với hoc sinh:
Sau 2 năm tổ chức câu lạc bộ Tiếng Anh chúng tôi đã thu được kết quả dưới
đây.

21


Khối

Số

Ham thích, tự tin Ít tự tin

Khơng tự tin

37 em – 82,2%

8 em – 17,8%


0 em - 0%

37 em – 82,2 %

6 em – 13,3%

2 em – 44,5%

34m – 75,5 %

9 em – 20%

2 em – 4,5%

40 em – 89%

5 em – 11%

0 em – 33,3 %

lựơng
Khối 6
Khối 7

Khối 8

Khối 9

45

45

45

45

- Việc lồng ghép kiến thức học vào các trò chơi, giải đáp ơ chữ, thuyết trình, hùng
biện, giao lưu giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách thoải mái và nhớ lâu giúp
cho các em thuận lợi trong việc học Tiếng Anh ở lớp.
- Qua khảo sát và thăm dị ý kiến học sinh, chúng tơi thu được kết quả 100% các
thành viên đều yêu thích Câu lạc bộ Tiếng Anh.
- Đa số các em đều mạnh dạn và tự tin hơn nhiều so với trước đây, từ đó kết quả
học tập khơng những của riêng bộ mơn Tiếng Anh mà các mơn học khác của các
em có rất nhiều tiến bộ.
XI. Danh sách các tổ chức cá nhân tham gia áp dụng sáng kiến.
TT

Tên tổ chức/cá nhân

Địa chỉ

tham gia

1
2
3
4

22


Phạm vi/ lĩnh vực áp
dụng SK


×